Sinh viên Xã hội học với việc học thêm ngoại ngữ

PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỉ 21 là thế kỉ của toàn cầu hoá, thế kỉ của sự giao lưu và hội nhập quốc tế. Việt Nam cũng hoà trong xu thế hội nhập của thế giới đồng thời với quá trình đổi mới toàn diện đất nước.Một nét nổi bật trong quá trình đổi mới là Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương đó đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác,

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Sinh viên Xã hội học với việc học thêm ngoại ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng ta đang có những tiền đề để đưa đất nước chuyển sang thời kì mới, thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nhu cầu thương mại, hợp tác quốc tế đang làm cho sự nhất thể hoá toàn cầu có nhiều khả năng trở thành hiện thực.Trong bối cảnh thời đại đó, mọi quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm tới mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ-những chủ nhân tương lai , người sẽ quyết định sự phát triển kinh tế –xã hội ở mỗi quốc gia. Khi đưa ra nhữnh tiêu chuẩn về giáo dục cho thế hệ trẻ đến năm 2000, các nhà giáo dục Mĩ và Tây Âu cho rằng một trong những điều kiện không thể thiếu là các cá nhân phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Điều này quả thực rất hợp lý bởi nếu không có ngoại ngữ làm phương tiện giao tiếp thì không thể nói đến chuyện giao lưu, học hỏi và hội nhập quốc tế. Đối với sinh viên, ở tầm vĩ mô, sự quan trọng của ngoại ngữ đối với họ cũng chính là đối với xã hội, bởi sinh viên chính là những người trong tương lai sẽ sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện để giao lưu, học hỏi, hội nhập và phát triển xã hội. Ở tầm vi mô, ngoại ngữ chính là vốn kiến thức quan trọng của mỗi cá nhân, là yếu tố không thể thiếu trong hành trang gia nhập thị trường việc làm. Đối với sinh viên Xã hội học nói riêng, ngoại ngữ còn là yếu tố quan trọng cần cho sự xâm nhập thực tế, vốn là một đòi hỏi đặc trưng của chuyên ngành này, đồng thời là phương tiện để mở mang kiến thức qua nguồn tài liệu nước ngoài vì tài liệu tiếng Việt còn ít. Hơn nữa trong thế kỉ 21 này , khi Xã hội học sẽ thực sự trở thành một ngành khoa học mũi nhọn tại Việt Nam, ngoại ngữ sẽ trở thành điều kiện quan trọng giúp các nhà Xã hội học trao đổi, học hỏi, mở mang tri thức từ những nền Xã hội học phát triển trên thế giới. Và ngay lúc này, khi sự thăng hoa của Xã hội học Việt Nam chưa trở thành hiện thực thì ngoại ngữ vẫn là một yếu tố không thể thiếu, thúc đẩy thời điểm ấy tiến lại gần hơn. Nhận thức được tầm quan trọng lớn lao của ngoại ngữ , các sinh viên Xã hội học đã quan tâm tới việc trau dồi trình độ ngoại ngữ của mình. Họ không chỉ tham gia học trong chương trình chính khoá của nhà trường mà còn đi học thêm nhằm củng cố và nâng cao trình độ . Tuy nhiên, liệu hoạt động học thêm ấy có thực sự đem lại hiệu quả mong muốn cho mọi sinh viên hay không ? Để đánh giá vấn đề này, tôi lựa chọn đề tài “Sinh viên Xã hội học với việc học thêm ngoại ngữ ”để nghiên cứu, nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng của hoạt động này, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp giúp sinh viên định hướng tốt hơn trong việc sử dụng thời gian, công sức , tiền bạc để đạt được hiệu quả cao hơn. Trong phạm vi đề tài này, tôi không có điều kiện nghiên cứu toàn bộ sinh viên Xã hội học trên địa bàn Hà Nội mà chỉ có thể tập trung khảo sát sinh viên Xã hội học tại trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn. 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Tìm hiểu thực trạng hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học. 2.2 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động học thêm ngoại ngữ. 2.3 Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của sinh viên Xã hội học và tác động của nó đối với hoạt động học thêm ngoại ngữ trong sinh viên. 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Việc học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học 3.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ tư, khoa Xã hội học, ĐHKHXH&NV 4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Giới hạn phạm vi không gian , thời gian: - Thời gian : tháng 3/4 năm 2001 Không gian: khoa Xã hội học , ĐH KHXH&NV 4.2 Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu: Mô tả thực trạng hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố giới, năm học, hộ khẩu thường trú và định hướng nghề nghiệp đối với hoạt động này. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Phương pháp chọn mẫu Mẫu được chọn bao gồm 100 đơn vị mẫu là sinh viên từ năm I đến năm IV khoa Xã hội học, ĐH KHXH&NV với cơ cấu mẫu như sau: Nguyên tắc chọn mẫu : -Mẫu được chọn theo năm học với tỉ lệ 40% năm thứ I-II và 60% năm thứ III-IV ( tương ứng với tỉ lệ này trong tổng cơ cấu mẫu) -Tỉ lệ nam nữ tồn tại ngẫu nhiên theo đơn vị lớp. -Tỉ lệ sinh viên có hộ khẩu thường trú tại đô thị và nông thôn tồn tại ngẫu nhiên theo đơn vị lớp.( hộ khẩu thường trú ở đây hiểu là nơi sinh viên cư trú trước khi vào đại học) Bảng 1 : Cơ cấu mẫu điều tra STT TIÊU CHÍ SỐ LƯỢNG % 1 Giới tính 1.Nam 36 36% 2. Nữ 64 64% 2 Năm học 1.Năm I-II 40 40% 2.Năm III-IV 60 60% 3 Hộ khẩu thường trú 1.Đô thị 47 47% 2.Nông thôn 53 53% Ngoài ra, để phục vụ cho việc so sánh giữa sinh viên Xã hội học và những sinh viên khác, đề tài đã tiến hành nghiên cứu 100 mẫu là sinh viên các khoa Lịch sử, Ngôn ngữ, Văn học và Lưu trữ, cơ cấu mẫu như sau STT TIÊU CHÍ SỐ LƯỢNG % 1 Giới tính 1.Nam 34 34% 2. Nữ 66 66% 2 Năm học 1.Năm I-II 40 40% 2.Năm III-IV 60 60% 3 Hộ khẩu thường trú 1.Đô thị 34 34% 2.Nông thôn 66 66% 5.2 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Bảng hỏi được xây dựng với 12 câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau: Đặc điểm cá nhân Định hướng nghề nghiệp Kết quả học ngoại ngữ Động cơ học thêm ngoại ngữ Chi phí về thời gian, tài chính cho hoạt động học thêm Bảng hỏi dành cho các sinh viên không thuộc khoa Xã hội học gồm 10 câu hỏi với những nội dung cơ bản như trên. Bảng hỏi được tiến hành điều tra thử để rút ra và khắc phục những sai sót, hạn chế trong kĩ thuật xây dựng cũng như nội dung của bảng hỏi để thu được những dữ liệu cần thiết, đồng thời đảm bảo tính chính xác, khách quan của thông tin. 5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi nêu trên có thể đem lại những thông tin định lượng mang tính bao quát. Để có được những thông tin đinh tính chi tiết và sâu sắc hơn, tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số sinh viên nhằm hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề và nhằm tìm hiểu, phát hiện những khía cạnh mới mẻ, sâu sắc trong những ý kiến của họ về vấn đề nghiên cứu. 5.4 Phương pháp phân tích tài liệu Do không đủ điều kiện thu thập thông tin về định hướng nghề nghiệp của sinh viên nói chung nhằm phục vụ cho việc so sánh với định hướng của sinh viên Xã hội học, tôi đã sử dụng và phân tích số liệu thứ cấp từ đề tài “ Định hướng giá trị của sinh viên – con em cán bộ khoa học “ trong cuốn sách cùng tên của TS. Vũ Hào Quang. 6.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Học thêm ngoại ngữ là một hoạt động phổ biến trong sinh viên Xã hội học hiện nay. Sinh viên học thêm ngoại ngữ nhằm nâng cao trình độ để phục vụ cho công việc sau này, do đó sự khác biệt trong kết quả học ngoại ngữ của sinh viên là do sự khác biệt về định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường của họ. PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN Hệ khái niệm Khái niệm sinh viên Theo từ gốc La tinh, sinh viên –“student”-là người làm việc, học tập, tìm hiểu, khai thác tri thức. Theo nghĩa thông thường, sinh viên là người học tập ở bậc trung cấp, cao đẳng và đại học. Khái niệm ngoại ngữ Đó là ngôn ngữ của một quốc gia khác, khác với tiếng mẹ đẻ. 1.3 Khái niệm học thêm Học thêm là mọi hoạt động học ngoài chương trình chính khoá của nhà trường. Khái niệm động cơ Động cơ tâm lý(phân biệt với động cơ vật lý) là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu hoặc đạt tới một mục đích nào đó. Là nội dung bản chất của hành vi, hành động và hoạt động, tạo nên tính tích cực của chủ thể, quy định nhu cầu, hứng thú, ý hướng, cảm xúc, tâm thế và lý tưởng. Có nhiều quan niệm khác nhau về động cơ tâm lý: theo chủ nghĩa hành vi, bất kì kích thích nào(bên ngoài và bên trong) có khả năng thúc đẩy hành vi con người đều là động cơ; Phân tâm học mô tả động cơ như những bản năng và ý tưởng sự vật có sẵn trong con người; Tâm lý học hoạt động hiểu động cơ tâm lý là hình ảnh phản ánh đối tượng trong hiện thực, đáp ứng nhu cầu, thúc đẩy và diều khiển hoạt động của con người. (Từ điển Bách khoa Việt nam –Tập 1) Khái niệm định hướng nghề nghiệp Định hướng nghề nghiệp là việc hình thành trong con người một hứng thú đối với loại hoạt động lao động nhất định. Việc lựa chọn cho con người một nghề nghiệp thích hợp nhất, có chú ý tới những đặc điểm tâm, sinh lý, lợi ích, khả năng của người đó và cả nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về sức lao động thuộc những ngành nghề tương ứng, việc định hướng nghề nghiệp được thực hiện bằng cách giới thiệu cho mọi người, đặc biệt là thanh niên, học sinh, các lĩnh vực và các loại hoạt động, các nghề nghiệp, các xí nghiệp, xem xét điều kiện và dạng công việc trong phạm vi đó. (Từ điển Bách khoa Việt Nam – Tập 1) 2. Các hướng tiếp cận lý thuyết 2.1 Lý thuyết hệ thống Tiếp cận hệ thống là một nguyên lí hoạt động của khoa học Điều khiển học được nhiều ngành khoa học ứng dụng. Dưới góc độ Xã hội học, lý thuyết hệ thống của T.Parsons được hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đời sống xã hội.Theo Parsons : - Xã hội là một hệ thống tương đối khép kín, có phần đồng bộ của những hành động. - Hệ thống tổng thể cũng giống như một cá thể, luôn tự bảo tồn. - Nó hướng tới một trạng thái cân bằng. Như vậy "hệ thống xã hội được hình thành nhờ những trạng thái và quá trình tương tác mang tính xã hội của những cá nhân hành động", dồng thời được dựa trên bốn hệ thống phân hệ hành động của con người (cơ thể, hệ thống nhân sự, hệ thống xã hội và hệ thống văn hoá ) và mỗi hệ thống này mang lại hiệu suất, chức năng khác nhau phù hợp với bốn phân hệ trên, đó là : - Chức năng phù hợp (Adaptation) : giải quyết những nhu cầu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẵn có - chức năng thuộc lĩnh vực lao động và kinh tế. - Chức năng hướng đích ( Goal attainment ) - chức năng chính trị - Chức năng hoà nhập ( Integration ) - chức năng pháp luật - Chức năng bảo toàn cấu trúc ( Latency ) - chức năng giáo dục Nội dung của lý thuyết này có thể được khái quát như sau : xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô đều luôn tồn tại với tư cách một hệ thống toàn vẹn, mọi bộ phận cấu thành hệ thống đều phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ, mỗi yếu tố riêng lẻ chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong tổng thể, các mối tương tác, cơ cấu và trạng thái cũng phải được đặt trong tổng thể nếu muốn hiểu rõ về chúng. Trên cơ sở đó, khi xem xét hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học, ta phải đặt nó trong mối quan hệ biên chứng và thống nhất với những quá trình, những hoạt động khác của sinh viên, đồng thời đặt nó vào bối cảnh kinh tế- xã hội để có được cái nhìn đa diện và biện chứng. 2.2 Lý thuyết hành động xã hội Các lý thuyết Xã hội học về hành động xã hội có nguồn gốc từ Pareto, Weber, Znaniecki, Mead, Parsons. Các lý thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội. Trong Xã hội học, hành động xã hội được hiểu một cách cụ thể và thường gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân. Định nghĩa của Weber được coi là định nghĩa hoàn chỉnh nhất về hành động xã hội. Ông cho rằng hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất định, trên cơ sở đó chủ thể định hướng vào hành vi của những chủ thể khác. Không chỉ Weber mà cả những tác giả khác của lý thuyết hành động xã hội đều quan tâm đến một vấn đề cơ bản của hành động xã hội, đó là sự tham gia của yếu tố ý thức, Weber thì gọi đó là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích, Mead thì xem đó là tâm thế xã hội của các cá nhân. Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực cá nhân. Tính tích cực này lại bị quy định bởi hàng loạt những yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Tất cả những yếu tố và quá trình đó là phương thức tồn tại của chủ thể . Xem xét hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học dưới góc độ của lý thuyết hành động xã hội sẽ thấy được thực trạng của hoạt động này được quy định bởi những yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chính chủ thể sinh viên. Từ đó thấy được mối liên hệ biện chứng giữa động cơ và thực trạng hoạt động học thêm ngoại ngữ trong sinh viên Xã hội học hiện nay KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng quan tình hình học ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học Khoa Xã hội học trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG Hà Nội được chính thức thành lập, tách ra khỏi khoa Tâm lý học xã hội vào năm 1996. Hiện nay khoa đang đào tạo hơn 500 sinh viên hệ cử nhân chính quy. Việc thi tuyển đầu vào được thực hiên ở các khối A,C,D trong đó khối C chiếm tỉ lệ cao nhất, khối D chỉ chiếm gần 30%. Sinh viên học tập tại khoa, cũng như sinh viên các khoa khác trong trường, được đăng ký học ngoại ngữ theo nguyện vọng. Tuy nhiên, do ở chương trình phổ thông sinh viên chủ yếu được đào tạo môn tiếng Anh nên đa phần sinh viên đăng ký theo học tiếng Anh tại trường, chỉ có khoảng 10% đăng kí các thứ tiếng khác như Pháp, Nga, Trung. Sinh viên Xã hội học được học ngoại ngữ trong 5/8 kì học và được giảng dạy bằng những giáo trình thông dụng do giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành chưa được biên soạn. Do thi đầu vào từ nhiều khối, nhiều miền khác nhau với trình độ ngoại ngữ rất khác nhau, nhìn chung kết quả học ngoại ngữ tại trường của sinh viên Xã hội học có một sự phân hoá rất lớn, nhiều sinh viên dễ dàng vượt qua các kỳ thi với điểm khá, giỏi và thấy chương trình học có phần đơn giản không phù hợp với trình độ. Trong khi đó có một bộ phận lớn các sinh viên thi khối A,C, sinh viên vùng cao, vùng sâu vùng xa lại thấy chương trình học ngoại ngữ chính khoá quá phức tạp đối với họ và không thể tránh khỏi việc thi lại. Hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học rất đa dạng về động cơ, hình thức cũng như hiệu quả thu được. Sinh viên có thể học thêm một ngoại ngữ mới hoặc chỉ củng cố và nâng cao ngoại ngữ đang theo học tại trường. Sinh viên có thể học với hình thức gia sư, lớp tự tổ chức, các lớp tại chức, đào tạo từ xa, nhưng phổ biến nhất vẫn là theo học tại các trung tâm ngoại ngữ, hiện là một hình thức học thông dụng nhất tại Hà Nội. Hiện nay, theo số liệu thống kê của sở GD-ĐT, tính đến thời điểm tháng 8-2000, trên địa bàn Hà Nội có 65 trung tâm ngoại ngữ có đăng kí với sở và rất nhiều trung tâm mở không đăng kí.Các trung tâm ngoại ngữ chủ yếu tập trung ở khu vực trường Đại học Bách khoa, cụm các trường đại học thuộc quận Thanh Xuân và Cầu Giấy.Tại Hà Nội, chỉ có 2 trung tâm dạy ngoại ngữ với 100% giáo viên người nước ngoài là trung tâm Apollo (có mặt tại đây từ năm 1994) và trung tâm Language Link -UDP (có mặt từ 1996) Đây là nơi có chất lượng đào tạo rất cao, điều kiện học tập và giảng dạy tốt nhưng cũng đòi hỏi ở người học một trình độ nhất định và đặc biệt là học phí rất cao (300USD cho 6 tháng học tại Language Link và 171 USD cho 3 tháng học tại Apollo ) Do đó , hầu hết sinh viên vẫn tìm đến những trung tâm ngoại ngữ do giáo viên Việt Nam giảng dạy dù có thể môi trường và chất lượng học tập ở những nơi này không được tốt. 2. Nhận thức của sinh viên về vai trò của ngoại ngữ. Phong trào học ngoại ngữ trở nên thực sự lớn mạnh ở Việt Nam trong khoảng hơn một thập kỷ nay cũng với sự mở cửa giao lưu của xã hội Việt Nam và sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với xã hội, ngoại ngữ được xem như một phương tiện để hội nhập với thế giới, để giao lưu học hỏi và thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội. Đối với cá nhân, ngoại ngữ là điều kiện để đảm bảo một tương lai vững chắc, là tấm vé giúp cá nhân tự tin gia nhập vào thị trường việc làm đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Sinh viên- những người trong tương lai rất gần sẽ bước vào thị trường ấy-là những đối tượng cần đặc biệt trao dồi và nâng cao vốn ngoại ngữ của mình. Vai trò to lớn của ngoại ngữ theo sinh viên từ khi họ còn học tập tại giảng đường đại học, ngoại ngữ giúp sinh viên mở rộng thêm vốn kiến thức của mình qua những nguồn tài liệu phong phú, giúp họ trở nên tự tin hơn. Sau khi tốt nghiệp, ngoại ngữ sẽ là điều kiện cần thiết, có thể là thế mạnh trong cạnh tranh của sinh viên khi xin việc và khi đã bước vào ngưỡng cửa của công việc, ngoại ngữ vẫn sẽ theo họ, trở thành vốn kiến thức quý báu giúp họ thực hiện tốt hơn công việc của mình. Tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với mọi người nói chung và đối với sinh viên nói riêng dường như đã trở thành một vấn đề không cần bàn cãi. Tuy nhiên, phải chăng mọi sinh viên đều đã có thể nhận thức được điều đó? Liệu có tồn tại những sinh viên chỉ thấy được bề nổi của sự phát triển mạnh mẽ phong trào học ngoại ngữ, chỉ thấy sự cần thiết mang tính hình thức của những tấm bằng khi xin việc ? Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, tôi tiến hành tìm hiểu nhận thức của sinh viên đối với tầm quan trọng của ngoại ngữ thông qua câu hỏi “ Xin bạn đánh giá tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với bạn khi ra trường” và đưa ra 3 phương án trả lời : 1.Rất quan trọng 2.Không quan trọng lắm 3.Không quan trọng Sở dĩ tôi chỉ đưa ra 3 phương án trên mà không có phương án “ quan trọng” bởi tôi muốn đánh giá tầm quan trọng của ngoại ngữ theo 3 mức độ nhiều, trung bình và ít, nếu có ai đó chỉ muốn đánh giá ở mức “quan trọng “ thì có nghĩa là họ cũng thiên về phương án với mức độ nhiều. Chỉ đưa ra 3 phương án sẽ hạn chế được sự phân tán trong các câu trả lời. Bảng 2 : Đánh giá vai trò của ngoại ngữ STT Mức độ đánh giá Sinh viên XHH Sinh viên 1 Rất quan trọng 78% 76% 2 Không quan trọng lắm 20% 22% 3 Không quan trọng 2% 2% Nhìn chung, đa phần sinh viên Xã hội học đều đánh giá vai trò của ngoại ngữ đối với họ là rất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một tỷ lệ đáng kể cho rằng ngoại ngữ đối với họ chỉ hơi quan trọng và một tỷ lệ nhỏ cho rằng ngoại ngữ không quan trọng.Nhận thức về tầm quan trọng của ngoại ngữ trong sinh viên Xã hội học so với sinh viên nói chung là không có sự chênh lệch đáng kể. Ta hãy xét về cơ cấu của những ý kiến này để hiểu rõ hơn vấn đề. Bảng 3 : Đánh giá vai trò của ngoại ngữ theo giới, năm học và hộ khẩu thường trú của sinh viên Xã hội học STT Mức độ đánh giá Giới Năm học Hộ khẩu 1 Rất quan trọng Nam 69,4% Năm I- II 80% Đô thị 87,2% Nữ 82,8% Năm III-IV 76,7% Nông thôn 69,8% 2 Không quan trọng lắm Nam 27,8% Năm I-II 15% Đô thị 8,5% Nữ 15,6% Năm III-IV 23,3% Nông thôn 30,2% 3 Không quan trọng Nam 2,8% Năm I- II 5% Đô thị 4,3% Nữ 1,6% Năm III-IV 0 Nông thôn 0 Về mặt giới, có một sự chênh lệch nhất định trong việc đánh giá vai trò của ngoại ngữ. Nữ sinh viên có xu hướng coi ngoại ngữ có tầm quan trọng cao hơn đối với họ với hơn 80% coi ngoại ngữ là rất quan trọng, trong khi tỷ lệ này ở nam chỉ là gần 70%. Tỷ lệ coi ngoại ngữ là không quan trọng ở nữ cũng thấp hơn nam và ở cả hai giới phương án này chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Theo cơ cấu năm học, không có sự phân biệt lớn ở sự lựa chọn phương án đầu.Với phương án coi ngoại ngữ là không quan trọng lắm thì có sự chênh lệch khá rõ, có tới 23,3% sinh viên những năm cuối coi ngoại ngữ là không quan trọng lắm, thì tỉ lệ này ở nhóm sinh viên những năm đầu là 15%.Tuy nhiên, trong khi không một sinh viên năm III-IV nào đánh giá rất thấp vai trò của ngoại ngữ, còn ở nhóm sinh viên năm I-II, lại có 5% coi ngoại ngữ là không quan trọng đối với họ.Như vậy là dù có sự chênh lệch nhất định ở các phương án trả lời nhưng nhìn chung không có sự khác biệt lớn trong nhận thức của các nhóm sinh viên những năm cuối và đầu về tầm quan trọng của ngoại ngữ, Hộ khẩu thường trú cũng là một yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của ngoại ngữ. Trong nhóm sinh viên có hộ khẩu đô thị, có gần 90% coi ngoại ngữ là rất quan trọng đối với họ, tỷ lệ này trong nhóm sinh viên nông thôn chỉ là xấp xỉ 70%. Hầu hết sinh viên đô thị đều định hướng làm việc tại đô thị, đồng thời với định hướng đó họ cũng cần coi ngoại ngữ như một phương tiện, một điều kiện thiết yếu. Còn đối với sinh viên nông thôn, tỷ lệ lựa chọn phương án này thấp hơn vì có một bộ phận sinh viên định hướng làm việc tại quê nhà sẽ không coi ngoại ngữ là yếu tố tối cần thiết. Cũng có một sự chênh lệch lớn trong sự lựa chọn phương án thứ hai, số sinh viên nông thôn coi ngoại ngữ là không quan trọng lắm cao gấp gần 4 lần so với sinh viên đô thị Tuy nhiên , ở phương án cuối cùng, hướng đi của các câu trả lời đã thay đổi, không một sinh viên nông thôn nào phủ nhận vai trò của ngoại ngữ nhưng lại có 4,3% sinh viên đô thị coi ngoại ngữ là không quan trọng đối với họ.Mặc dù vậy, nhìn chung nhóm sinh viên đô thị vẫn có xu hướng coi trọng ngoại ngữ hơn. Tóm lại, ta có thể rút ra những nhận xét sau đây về nhận thức của sinh viên Xã hội học đối với tầm quan trọng của ngoại ngữ : Đa số sinh viên coi ngoại ngữ là rất quan trọng đối với họ khi ra trường. Nhóm nữ sinh viên, nhóm có hộ khẩu thường trú tại đô thị có xu hướng đánh giá cao vai trò của ngoại ngữ hơn so với hai nhóm nam và thường trú tại nông thôn. Trong cơ cấu đánh giá theo năm học, trong từng phương án trả lời có sự khác biệt nhất định những trên mặt bằng chung thì giữa hai nhóm năm I-II và năm III-IV không có sự khác biệt lớn trong đánh giá vai trò của ngoại ngữ. Như vậy, có thể nói tỷ lệ sinh viên đánh giá cao vai trò của ngoại ngữ chiếm phần đông là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, cần thấy rằng từ nhận thức đến hành vi là một quá trình dài và khó khăn, phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nhận thức của sinh viên về ngoại ngữ tốt như vậy nhưng trong thực tế họ đã hành động như thế nào.Ta hãy tìm hiểu thực trạng việc học thêm để hiểu phần nào một khía cạnh trong hoạt động học ngoại ngữ của họ. 3.Thực trạng hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học 3.1 Một số nhận xét và tương quan với sinh viên nói chung Ngoại ngữ là một môn học quan trọng trong chương trình chính khoá của học sinh từ tiểu học đến đại học và trên đại học. Đối với sinh viên, môn học này càng đặc biệt quan trọng bởi nó có ý nghĩa lớn đối với công việc của họ sau khi tốt nghiệp. Chính vì thế, ngoài việc học ngoại ngữ theo chương trình chính khoá của nhà trường, nhiều sinh viên đã dành thời gian cho việc học thêm ngoại ngữ để củng cố và tăng cường một trong những vốn tri thức quan trọng này trong hành trang vào đời của họ. Sinh viên Xã hội học nói riêng càng có nhiều lý do để trau dồi vốn kiến thức của mình, bởi trong thế kỷ 21 này Xã hội học đã được coi là ngành khoa học mũi nhọn ở Việt Nam và ngoại ngữ là vốn quý không thể thiếu giúp những nhà Xã hội học tương lai giao lưu, học hỏi những tri thức Xã hội học thế giới để Xã hội học Việt Nam sẽ ngày càng lớn mạnh, ngày càng phát huy được vai trò của nó trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vậy thực tế hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học đang diễn ra như thế nào và hoạt động ấy có những điểm gì tương đồng và khác biệt với hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên nói chung ? Theo kết quả điều tra mẫu, số lượng sinh viên Xã hội học học thêm ngoại ngữ là 78, chiếm 78%; số lượng sinh viên không học thêm là 22, chiếm 22%.Trong khi đó, tỉ lệ đi học thêm ngoại ngữ trong nhóm sinh viên nói chung là 61%. Như vậy qua kết quả này ta thấy rằng học thêm ngoại ngữ là một hoạt động khá phổ biến trong sinh viên Xã hội học hiện nay và sinh viên Xã hội học có xu hướng đi học thêm nhiều hơn so với sinh viên nói chung. Sự phổ biến này cũng được thể hiện rõ qua cơ cấu của người đi học thêm. Bảng 4: Cơ cấu sinh viên học thêm ngoại ngữ STT Tiêu chí Số lượng(đơn vị:người) % 1 Giới tính 1.Nam 25 69,4% 2.Nữ 53 82,8% 2 Năm học 1.I hoặcII 30 75% 2.III hoặc IV 48 80% 3 Hộ khẩu thường trú 1. Đô thị 43 91,5% 2. Nông thôn 35 66% Như vậy hoạt động học thêm ngoại ngữ là hoạt động tương đối phổ biến trong sinh viên Xã hội học nói chung nhưng mức độ phổ biến cũng có khác biệt giữa các nhóm giới tính, năm học và hộ khẩu thường trú khác nhau. Nhóm sinh viên nam, nhóm năm thứ I-II và nhóm nông thôn có xu hướng đi học thêm ít hơn so với những nhóm còn lại Bảng 5: Lý do học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học STT Lý do Sinh viên XHH Sinh viên 1 Để nâng cao trình độ ngoại ngữ 43,6% 42,6% 2 Để củng cố trình độ ngoại ngữ 14,1% 29,5% 3 Vui bạn bè 1,3% 0 4 Để sau này dể kiếm việc 38,5% 23% 5 Lý do khác 2,6% 5% Để tìm hiểu động cơ học thêm ngoại ngữ của sinh viên, tôi đưa ra câu hỏi:”Bạn đi học thêm ngoại ngữ vì lý do gì” với 5 phương án trả lời như trên và đề nghị người trả lời chỉ chọn 1 phương án. Phương án 1 và 2 cho thấy việc học thêm ngoại ngữ có mục đích trước mắt là phục vụ cho việc học ngoại ngữ tại trường, trong đó phương án 1 là nhằm nâng cao còn phương án 2 chỉ là củng cố thêm. Phương án 3 thể hiện tính chất phong trào của hành vi học thêm bởi chủ thể chỉ đi cho vui chứ không tính đến yếu tố học tập ngoại ngữ. Phương án 4 cho thấy việc học thêm ngoại ngữ nhằm một mục đích xa hơn là để dễ xin việc khi ra trường. Phương án 5 đưa ra để tránh bỏ sót một lý do nào đó nằm ngoài những lý do đã nêu. Kết quả thu được ở bảng 5 cho thấy phần đông sinh viên đi học thêm ngoại ngữ vì những lý do rất thiết thực, đi học theo phong trào chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong sinh viên.Sinh viên Xã hội học có xu hướng đi học với lí do để kiếm việc làm nhiều hơn so với sinh viên nói chung, còn sinh viên nói chung lại đi học vì muốn củng cố trình độ với tỉ lệ cao hơn hẳn. Ở những lí do khác, chênh lệch là không đáng kể. Bảng 6: Địa điểm học thêm STT Địa điểm Sinh viênXHH Sinh viên 1 Nơi có uy tín 59% 54,1% 2 Nơi gần chỗ ở 24,4% 24,6% 3 Nơi có học phí thấp 6,4% 3,3% 4 Trung tâm nước ngoài 6,4% 4,9% 5 Gia sư hoặc lớp riêng 3,8% 13,2% Bảng 6 cho thấy khi lựa chon địa điểm học thêm, một bộ phận lớn sinh viên đã lựa chọn căn cứ vào uy tín của nơi học, một phần nhỏ khác lựa chọn nơi gần chỗ ở để thuận tiện cho việc đi lại, những địa điểm còn lại(nơi có học phí thấp, trung tâm nước ngoài, gia sư hoặc lớp riêng) chiếm tỉ lệ không cao.Trong 4 phương án đầu, hầu như không có sự phân biệt đáng kể giữa hai nhóm sinh viên, chỉ ở hình thức học gia sư hoặc lớp riêng nhóm sinh viên nói chung có sự lựa chọn nhiều hơn khá rõ so với nhóm sinh viên Xã hội học. Bảng 7: Thời gian dành cho học thêm STT Thời gian Sinh viên XHH Sinh viên 1 1 buổi/tuần 7,7% 9,8% 2 2-3 buổi/ tuần 64,1% 73,8% 3 4-5 buổi/ tuần 21,8% 11,5% 4 > 5 buổi/ tuần 6,4% 4,9% Theo kết quả của bảng7, phần lớn sinh viên dành từ 2 đến 5 buổi một tuần cho hoạt động học thêm ngoại ngữ, trong đó số dành từ 2-3 buổi chiếm đông hơn. Chỉ có một phần nhỏ sinh viên dành 1 buổi hoặc hơn 5 buổi một tuần cho hoạt động học thêm này.Nhìn chung, đây là lượng thời gian khá hợp lí bởi nếu dành quá ít thời gian thì sẽ khó thu được hiệu quả cao, còn dành quá nhiều thời gian thì lại ảnh hưởng tới các hoạt động khác.So sánh giữa hai nhóm sinh viên, ta thấy rằng dù có sự khác biệt tương đối trong các phương án trả lời nhưng trên mặt bằng chung, cả hai nhóm đều dành một lượng thời gian như nhau cho hoạt động học thêm ngoại ngữ. Bảng 8 : Chi phí cho học thêm STT Chi phí Sinh viên XHH Sinh viên 1 Dưới 50.000đ/ tháng 15,4% 21,3% 2 50.000-100.000đ/ tháng 42,3% 46% 3 100.000-200.000đ/ tháng 34,6% 27,9% 4 Trên 200.000đ/ tháng 7,7% 4,9% Bảng 8 cho thấy mức chi phí từ 50.000đ đến 200.000đ cho một tháng học thêm ngoại ngữ là phổ biến nhất trong sinh viên. Ngoài ra mức chi phí dưới 50.000đ/ tháng chiếm một tỷ lệ khiêm tốn và mức chi phí trên 200.000đ/ tháng là ít nhất trong sinh viên.Tuy nhiên, sinh viên nói chung có xu hướng chi phí ít hơn cho hoạt động học thêm ngoại ngữ với tỉ lệ lựa chọn cao hơn ở phương án đầu và thấp hơn ở phương án cuối cùng. Bảng 9: Hiệu quả của việc học thêm STT Hiệu quả Sinh viên XHH Sinh viên 1 Vẫn như trước 16,7% 9,8% 2 Khá hơn nhưng không nhiều 53,8% 62,3% 3 Khá hơn nhiều 29,5% 27,9% Để tìm hiểu hiệu quả của việc học thêm tôi đưa ra câu hỏi”Theo bạn, so với trước khi đi học thêm trình độ ngoại ngữ của bạn ………” 3 phương án trả lời cho thấy 3 mức độ hiệu quả rất khác nhau của hoạt động học thêm ngoại ngữ. Theo kết quả thu được, đa số sinh viên cho rằng việc học thêm ngoại ngữ đem lại cho họ hiệu quả tích cực, trong đó số thu được hiệu quả cao ít hơn so với số có hiệu quả nhưng không cao. Bên cạnh đó còn một bộ phận cho rằng việc học thêm không có tác động gì đến trình độ ngoại ngữ của họ.Hiệu quả học thêm ngoại ngữ cũng không có sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên. Tóm lại, qua những kết quả sơ bộ ban đầu ta thấy: Hoạt động học thêm ngoại ngữ là hoạt động tương đối phổ biến trong sinh viên Xã hội học hiện nay. Sinh viên đi học thêm phần lớn là vì những lý do rất thiết thực là nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ hoặc để dễ kiếm việc làm khi ra trường. Với mục đích như vậy phần lớn sinh viên lựa chọn nơi có uy tín để học thêm. Tỷ lệ lựa chọn những địa điểm khác không cao. Thời gian dành cho học thêm ngoại ngữ của sinh viên phần lớn dao động từ 2 đến 5 buổi một tuần. Về cơ bản hoạt động học thêm ngoại ngữ đem lại cho sinh viên những tác động tích cực giúp củng cố hoặc nâng cao trình độ ngoại ngữ của họ. - Trong tương quan với sinh viên nói chung, sinh viên Xã hội học có xu hướng đi học thêm nhiều hơn. Về mặt động cơ học thêm, sinh viên Xã hội học đi học vì mục đích kiếm việc nhiều hơn so với sinh viên nói chung. Về địa điểm học, thời gian và chi phí học chỉ có những chênh lệch không lớn ở hai nhóm sinh viên. Tóm lại, có thể nói rằng dù có những chênh lệch nhỏ nhưng hầu như không có sự phân biệt trong hoạt động học thêm ngoại ngữ ở sinh viên Xã hội học và sinh viên nói chung. 3.2 Mô tả hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học 3.2.1 Lý do học thêm Trong câu hỏi về lý do học thêm ngoại ngữ, tôi đưa ra 5 phương án: Để nâng cao trình độ ngoại ngữ Để củng cố trình độ ngoại ngữ Vui bạn bè Để sau này dễ kiếm việc Lý do khác "Động cơ tâm lí là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu hoặc đạt tới một mục đích nào đó ", do đó ở đây mỗi lí do mà chủ thể lựa chọn đều gắn với một mục đích nhất định của chủ thể. Phương án 1 cho thấy chủ thể phần nào không gặp phải những khó khăn với chương trình học ngoại ngữ chính khoá và cần học thêm để nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ của mình. Phương án 2, ngược lại, nói lên rằng chủ thể gặp phải nhữn._.g khó khăn với chương trình học ngoại ngữ chính khoá và cần học thêm để nắm chắc hơn. Cả 2 phương án đều hướng vào mục đích gần là phục vụ cho chính hoạt động học tập đang diễn ra. Phương án 3 thể hiện tính chất phong trào của hoạt động học thêm. Chủ thể có thể chỉ đi học cho vui vì bạn bè rủ mà không có một mục đích tích cực nào khác. Phương án 4 cho thấy chủ thể học thêm có thể để nâng cao trình độ để sau này thi xin việc, nhưng cũng có thể chỉ học vì một tấm bằng để sau này có trong hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, dù mục đích nào thì phương án này cũng cho thấy chủ thể hướng vào một cái đích xa hơn, đó là việc làm sau khi ra trường. Phương án 5 được đưa ra để tránh bỏ xót các lí do còn lại. Trên thực tế, trong mẫu có một trường hợp lựa chọn phương án này với lí do cụ thể là "để làm việc ", suy cho cùng đó cũng là lí do gắn với công việc sau này. Bảng 10: Lý do học thêm theo giới tính STT Lý do Nam Nữ 1 Để nâng cao trình độ 32% 49,1% 2 Để củng cố trình độ 20% 11,3% 3 Vui bạn bè 0 1,9% 4 Để dễ kiếm việc 48% 34% 5 Lý do khác 0 3,8% Với lý do để nâng cao trình độ, tỷ lệ nam sinh viên là 32%, còn nữ cao hơn hẳn là 49,1%. Lý do củng cố trình độ thì ngược lại, nam lại cao hơn hẳn:20% so với 11,3 % nữ. Hai lý do vui bạn bè và khác không có sinh viên nam nào lựa chọn, còn nữ là 1,9 và 3,8%. Với lý do để sau này dễ kiếm việc, tỷ lệ nam chọn lại cao hơn hẳn nữ ( 48% và 34% ). Như vậy, có thể nói phần đông nữ sinh viên đi học thêm ngoại ngữ vì muốn nâng cao trình độ của mình, còn nam sinh viên thì phần đông lại đi học để dễ kiếm việc sau khi ra trường Mặc dù vậy, ta vẫn không thể nhận xét rằng nam sinh viên “nhìn xa trông rộng” hơn nữ sinh viên bởi học để nâng cao trình độ hoàn toàn có thể bao hàm lí do vì công việc sau naỳ. Hơn nữa lí do nâng cao trình độ có thể phần nào toát lên rằng chủ thể hướng đến chất lượng thực sự của việc học còn lí do kiếm việc không toát lên được điều đó. Vậy, có thể nói giới tính là một nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học thêm ngoại ngữ của sinh viên. Bảng 11: Lý do học thêm theo năm học STT Lý do Năm I-II Năm III-IV 1 Để nâng cao trình độ 50% 33,3% 2 Để củng cố trình độ 13,3% 14,6% 3 Vui bạn bè 3,3% 0 4 Để dễ kiếm việc 33,3% 39,6% 5 Lý do khác 0 2,1% Lý do nâng cao trình độ thu được câu trả lời khá chênh lệch theo nhóm năm học. Sinh viên năm thứ I-II có xu hướng lựa chọn lý do này nhiều hơn sinh viên năm III-IV. Lý do thứ 2 không có sự chênh lệch đáng kể ở hai nhóm. Năm thứ III-IV không có sinh viên nào đi học vì vui bạn bè, còn tỷ lệ này ở sinh viên năm I-II là 3,3%.Có lẽ việc đi học vì phong trào, vì vui bạn bè ít xảy ra trong sinh viên và nếu có cũng khó rơi vào sinh viên những năm cuối bởi bước vào những năm bản lề dù sinh viên học tốt hay không, dù có tự giác học hay không thì họ cũng không còn nhiều thời gian để phung phí. Có một sự chênh lệch nhỏ trong việc lựa chọn lý do để dễ kiếm việc theo hướng nghiêng về những sinh viên năm thứ III-IV bởi những sinh viên năm cuối đã gần với thực tế ra trường hơn. Lý do khác không có ở sinh viên những năm đầu mà có ở 2,1% sinh viên những năm cuối. Như vậy, có một sự chênh lệch hợp lý rằng sinh viên năm III-IV thì chú trọng nhiều đến mục đích lâu dài vì công việc sau này còn sinh viên năm I-II thì quan tâm chủ yếu tới bản thân việc học. Bảng 12: Lý do học thêm theo hộ khẩu thường trú STT Lý do Đô thị Nông thôn 1 Để nâng cao trình độ 41,9% 45,7% 2 Để củng cố trình độ 18,6% 8,6% 3 Vui bạn bè 0 2,9% 4 Để dễ kiếm việc 34,9% 42,9% 5 Lý do khác 2,3% 0 Với sinh viên có hộ khẩu thường trú tại đô thị, tỷ lệ đi học thêm vì muốn nâng cao trình độ là cao nhất, và vì công việc cũng là lý do chiếm tỷ lệ đáng kể. Với sinh viên có hộ khẩu thường trú tại nông thôn, 2 lý do này cũng có tỷ lệ trả lời cao, đặc biệt với lí do " để dễ kiếm việc" nhóm sinh viên nông thôn có sự lựa chọn cao hơn hẳn các sinh viên đô thị. Dường như với nhóm sinh viên nông thôn, việc họ đi học thêm vì một lí do thực tế là rất quan trọng bởi với những điều kiện không thuận lợi về nhiều mặt, họ phải cố gắng tìm kiếm “lợi nhuận” hết sức cụ thể cho chi phí bỏ ra. Không thể nói lí do học thêm để nâng cao trình độ là không thực tế nhưng ở một khía cạnh nào đó nâng cao không phải chỉ để nâng cao mà phải có một mục đích cuối cùng nào khác, xét cho cùng mục đích ấy chính là công việc. Còn 3 lý do để củng cố, vui bạn bè, lý do khác đều chiếm tỷ lệ không lớn ở cả hai nhóm sinh viên. Vậy, hộ khẩu thường trú cũng là một nhân tố tác động đến động cơ học thêm ngoại ngữ của sinh viên. Tóm lại, qua phân tích lý do học thêm ngoại ngữ có thể rút ra nhận xét sau: Những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học thêm ngoại ngữ là giới, năm học và hộ khẩu thường trú của sinh viên. + Nam sinh viên có xu hướng đi học thêm vì lý do kiếm việc là chủ yếu, còn nữ sinh viên lại phần đông đi học vì muốn nâng cao trình độ. + Sinh viên năm I-II phần lớn đi học để nâng cao trình độ còn sinh viên năm cuối chủ yếu đi học để phục vụ cho mục đích xin việc. + Sinh viên có hộ khẩu thường trú tại đô thị có xu hướng đi học thêm vì muốn nâng cao, củng cố trình độ nhiêù hơn là sinh viên nông thôn, còn sinh viên nông thôn lại đi học vì muốn dễ xin việc nhiều hơn sinh viên đô thị. 3.2.2 Địa điểm học thêm Khảo sát các địa điểm sinh viên thường học thêm ngoại ngữ, tôi đưa ra 5 phương án: Nơi có uy tín Nơi gần chỗ ở Nơi có học phí thấp Trung tâm nước ngoài Gia sư hoặc lớp riêng Nơi có uy tín thường là những cơ sở của những trường đại học có đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ như ĐHNN Thanh Xuân, ĐHNN ĐHQG, ĐH Ngoại Thương….Uy tín đào tạo của các cơ sở này đem lại cho người ta cảm giác tin tưởng khi lựa chọn. Nó làm cho sinh viên tin rằng học ở đó sẽ thu được hiệu quả cao. Nơi gần chỗ ở sẽ thuận tiện cho việc đi lại. Đối với những sinh viên không có những phương tiện đi lại tiện nghi thì đây cũng là một tiêu chí rất đáng quan tâm. Nơi có học phí thấp cũng là một tiêu chí quan trọng đối với những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế không thuận lợi, đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh. Trung tâm nước ngoài là nơi thường có học phí cao nhưng đồng thời cũng có chất lượng cao vì lớp học ít và được giáo viên nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Hình thức gia sư tại nhà hoặc mở lớp riêng có lẽ không mấy phổ biến trong sinh viên nhưng cũng không thể không đề cập đến. Biểu đồ địa điểm học thêm Xét theo giới tính ta có bảng sau Bảng 13 : Địa điểm học thêm theo giới STT Địa điểm Nam Nữ 1 Nơi có uy tín 52% 62,3% 2 Nơi gần chỗ ở 24% 24,5% 3 Nơi có học phí thấp 8% 5,7% 4 Trung tâm nước ngoài 16% 1,9% 5 Gia sư hoặc lớp riêng 0 5,7% Ở cả hai giới địa điểm có uy tín đều được lựa chọn với tỉ lệ cao nhất (nhưng cũng có sự chênh lệch tương đối với xu hướng thiên về sinh viên nữ).Đây là điều dễ hiểu bởi ai bỏ tiền ra học cũng đều muốn thu được kết quả tốt và điều đầu tiên giúp sinh viên tin rằng họ sẽ học có hiệu quả là uy tín của nơi họ lựa chọn.Phương án "nơi gần chỗ ở " được lựa chọn gần như nhau giữa hai giới. Hai phương án sau nam đều có xu hướng lựa chọn nhiều hơn nữ, đặc biệt là địa điểm trung tâm nước ngoài. Hình thức học gia sư hoặc lớp riêng không có ở nam nhưng lại chiếm 5,7% số nữ. Bảng 14 : Địa điểm học thêm theo năm học STT Địa điểm Năm I-II Năm III-IV 1 Nơi có uy tín 63,3% 56,3% 2 Nơi gần chỗ ở 20% 27,1% 3 Nơi có học phí thấp 10% 4,2% 4 Trung tâm nước ngoài 6,7% 6,3% 5 Gia sư hoặc lớp riêng 0 6,3% Phương án nơi có uy tín được các sinh viên năm thứ I-II lựa chọn nhiều hơn, phương án gần chỗ ở lại được nhóm sinh viên những năm cuối lựa chọn nhiều hơn. Với phương án học phí thấp và trung tâm nước ngoài, các sinh viên năm đầu có xu hướng lựa chọn cao hơn. Với phương án gia sư hoặc lớp riêng, không một sinh viên năm I-II nào lựa chọn trong khi đó tỷ lệ này ở sinh viên năm III-IV là 6,3%. Bảng 15: Địa điểm học thêm theo hộ khẩu STT Địa điểm Đô thị Nông thôn 1 Nơi có uy tín 67,4% 48,6% 2 Nơi gần chỗ ở 16,3% 34,3% 3 Nơi có học phí thấp 0 14,3% 4 Trung tâm nước ngoài 9,3% 2,9% 5 Gia sư hoặc lớp riêng 7% 0 Địa điểm có uy tín là nơi được lựa chọn nhiều nhất ở cả 2 nhóm và nhóm đô thị có nhỉnh hơn . Nơi gần chỗ ở được nhóm sinh viên nông thôn-những người thường không có phương tiện đi lại thuận tiện-lựa chọn cao gấp đôi so với nhóm đô thị. Có sự phân hoá khá rõ ở 3 phương án trả lời sau. Nơi có học phí thấp là địa điểm không được bất cứ sinh viên đô thị nào lựa chọn trong khi nó chiếm tới 14.3% sinh viên nông thôn-những người trọ học xa nhà và thường có khó khăn về tài chính. Trong khi đó, ở trung tâm nước ngoài và hình thức học gia sư hoặc lớp riêng lại xảy ra tình trạng ngược lại, sinh viên đô thị lựa chọn 2 phương án này lên tới gần 20% còn ở sinh viên nông thôn thì tỷ lệ này là 0% hoặc rất thấp không đáng kể.Điều này rất dễ hiểu bởi trung tâm nước ngoài là hình thức còn chưa phổ biến ở Hà Nội và đặc biệt là có học phí rất cao, các sinh viên nông thôn khó lòng đáp ứng được. Hình thức học gia sư hoặc lớp riêng cũng đòi hỏi một chi phí lớn, ngoài ra còn phụ thuộc vào những mối quan hệ của chủ thể để có thể tìm thầy, mời thầy do đó cũng không phù hợp với nhóm sinh viên nông thôn. Tóm lại, qua phân tích địa điểm học thêm ngoại ngữ của sinh viên, ta có thể thấy rằng: Việc lựa chọn địa điểm học thêm cũng phụ thuộc vào những yếu tố giới, năm học, hộ khẩu ở những mức độ khác nhau. + Nam giới có xu hướng lựa chọn các trung tâm đặc biệt là nơi có uy tín, nữ giới cũng vậy nhưng ngoài ra còn lựa chọn hình thức gia sư hoặc lớp riêng. + Yếu tố năm học không ảnh hưởng nhiều lắm đến sự lựa chọn địa điểm học, mặc dù vậy trong các phương án trả lời đều có sự phân biệt giưã hai nhóm năm I-II và III-IV, nhìn chung do điều kiện thời gian nhóm sinh viên những năm cuối có xu hướng lựa chọn nơi học gần chỗ ở và hình thức gia sư hoặc lớp riêng nhiều hơn so với sinh viên những năm đầu. + Hộ khẩu thường trú là yếu tố ảnh hưởng rõ nhất đến việc lựa chọn địa điểm học thêm. Bên cạnh nơi có uy tín với tỷ lệ không quá chênh lệch, nhóm sinh viên đô thị có xu hướng lựa chọn trung tâm nước ngoài, gia sư hoặc lớp riêng, còn nhóm sinh viên nông thôn lại có xu hướng lựa chọn nơi gần chỗ ở và nơi có học phí thấp. 3.2.3 Thời gian học thêm Để định lượngthời gian sinh viên dành cho hoạt động học thêm ngoại ngữ, tôi đưa ra các phương án từ 1 đến 5 buổi tính theo đơn vị tuần. 1 buổi là lượng thời gian ít phù hợp với những người bận rộn hoặc không thấy việc học ngoại ngữ là quá cấp bách. Từ 2-3 buổi là lượng trung bình thường được tổ chức ở đa phần các trung tâm ngoại ngữ. 4 đến 5 buổi là lượng thời gian lớn, chủ yếu có ở các lớp cấp tốc hoặc tại chức. Trên 5 buổi một tuần là lượng thời gian rất lớn và không có nhiều ở các trung tâm cũng như các lớp tự tổ chức. Bảng 16: Thời gian học theo giới STT Thời gian Nam Nữ 1 1 buổi/tuần 12% 5,7% 2 2-3 buổi/ tuần 60% 66% 3 4-5 buổi / tuần 20% 22,6% 4 > 5 buổi / tuần 8% 5,7% Bảng 16 cho thấy hầu như không có sự phân biệt nam nữ trong việc lựa chọn thời gian dành cho học thêm. Tỷ lệ sinh viên dành 2-3 buổi học thêm là cao nhất ở cả hai giới, thấp nhất là tỷ lệ chọn phương án trên 5 buổi.Trong hai phương án còn lại, phương án 4-5 buổi được lựa chọn nhiều hơn so với phương án 1 buổi, đặc biệt là ở sinh viên nữ. Bảng 17: Thời gian học theo năm học STT Thời gian Năm I-II Năm III-IV 1 1 buổi/ tuần 3,3% 10,4% 2 2-3 buổi/ tuần 66,6% 62,5% 3 4-5 buổi/ tuần 23,3% 23% 4 > 5 buổi/ tuần 6,7% 6,3% Có một sự chênh lệch nhỏ trong việc sử dụng thời gian cho việc học thêm ngoại ngữ giữa nhóm sinh viên năm I-II và nhóm sinh viên năm III-IV. Sinh viên những năm đầu có xu hướng dành nhiều thời gian cho học thêm hơn với tỷ lệ chọn phương án 2 và 4 cao hơn. Trái lại, bước vào những năm học mang tính quyết định, sinh viên những năm cuối phải dành nhiều thời gian hơn cho các môn chuyên ngành, cho tiểu luận, báo cáo khoa học, luận văn…nên lại có xu hướng đi học thêm ít hơn với tỉ lệ lựa chọn nhiều hơn ở phương án 1. Bảng 18: Thời gian học theo hộ khẩu STT Thời gian Đô thị Nông thôn 1 1 buổi/tuần 9,3% 5,7% 2 2-3 buổi/tuần 55,8% 74,3% 3 4-5 buổi/tuần 28% 14,3% 4 >5 buổi/tuần 7% 5,7% Với phương án 1 buổi hoặc trên 5 buổi, tỷ lệ lựa chọn ở cả 2 nhóm đều thấp nhưng có sự nhích hơn ở nhóm sinh viên đô thị. Với hai phương án còn lại, có sự chênh lệch khá lớn giữa hai nhóm. Nhóm sinh viên đô thị có xu hướng dành nhiều thời gian cho học thêm hơn với tỉ lệ chọn 4-5 buổi cao hơn gấp đôi và tỉ lệ chọn 2-3 buổi thấp hơn so với nhóm sinh viên nông thôn. Tóm lại , các bảng phân tích thời gian học thêm cho thấy: Giới tính là yếu tố không có tác động lớn đến việc dành thời gian cho học thêm ngoại ngữ. Sinh viên những năm đầu và sinh viên đô thị có xu hướng đi học thêm với lượng thời gian lớn hơn so với những sinh viên năm cuối và sinh viên nông thôn. 3.2.4 Chi phí cho học thêm Chi phí cho việc học thêm phụ thuộc vào địa điểm và thời gian học. Thường thì trung tâm nước ngoài, học gia sư hoặc lớp riêng sẽ đòi hỏi chi phí cao hơn các địa điểm và hình thức còn lại. Chi phí học cũng tỷ lệ thuận với thời gian học, số buổi càng nhiều chi phí càng lớn. Qua khảo sát sơ bộ, tôi thấy rằng với những địa điểm, hình thức học khác nhau và lượng thời gian khác nhau, có rất nhiều mức chi phí với độ chênh lệch rất lớn, mức thấp nhất khoảng xấp xỉ 50.000đ, mức cao nhất có thể lên tới 1 triệu đồng. Tuy nhiên, do những mức học phí quá cao không phổ biến trong sinh viên nên tôi chỉ đưa ra các phương án từ dưới 50.000đ đến trên 200.000đ, mọi trường hợp vượt quá 200.000đ đều được tính vào một nhóm Bảng 19: Chi phí học thêm theo giới STT Chí phí Nam Nữ 1 Dưới 50.000đ/ tháng 12% 17% 2 50.000-100.000đ/tháng 52% 37,8% 3 100.000-200.000đ/ tháng 36% 34% 4 Trên 200.000đ/ tháng 0 11,3% Trong khi nam sinh viên tập trung vào 2 mức chi phí từ 50.000đ đến 200.000đ, nữ sinh viên lại trải rộng trên cả 2 mức chi phí cao , đặc biệt là mức trên 200.000đ.Nhìn chung, có thể nói nữ sinh viên có xu hướng chi phí cao cho học thêm ngoại ngữ hơn so với nam sinh viên. Bảng 20: Chi phí học thêm theo năm học STT Chi phí Năm I-II Năm học III-IV 1 Dưới 50.000đ/ tháng 23,3% 10,4% 2 50.000đ-100.000/ tháng 43,3% 41,7 % 3 100.000đ-200.000đ/ tháng 30% 37,5% 4 Trên 200.000đ/ tháng 3,3% 10,4% Bảng 20 cho thấy mức chi phí cho học thêm ở nhóm sinh viên năm I-II thấp hơn nhóm sinh viên năm III-IV vì tỷ lệ lựa chọn 2 phương án từ dưới 50.000đ đến 100.000đ cao hơn ở sinh viên những năm đầu, còn 2 phương án sau lại được các sinh viên những năm cuối lựa chọn nhiều hơn.Như vậy, mặc dù nhóm sinh viên những năm đầu đi học nhiều hơn nhưng vẫn có mức chi phí thấp hơn, điều này phụ thuộc vào hình thức và địa điểm học mà các sinh viên lựa chọn. Các sinh viên năm III-IV có tỉ lệ chọn nơi có học phí thấp ít hơn và tỉ lệ học gia sư hoặc lớp riêng cao hơn nên sẽ có chi phí lớn hơn. Bảng 21: Chi phí học thêm theo hộ khẩu STT Chi phí Đô thị Nông thôn 1 Dưới 50.000đ/ tháng 11,6% 20% 2 50.000đ-100.000đ/ tháng 34,9% 51,4% 3 100.000đ-200.000đ/ tháng 41,9% 25,7% 4 Trên 200.000đ/tháng 11,6% 2,9% Có một sự chênh lệch khá rõ ràng về chi phí cho học thêm giữa 2 nhóm sinh viên đô thị và nông thôn theo hướng đô thị có chi phí lớn hơn. Điều này thể hiện trên bảng 21 với tỷ lệ sinh viên đô thị lựa chọn 2 phương án từ 100.000đ đến trên 200.000đ lớn hơn và tỷ lệ sinh viên nông thôn lựa chọn 2 phương án với mức chi phí còn lại lớn hơn.Đây là kết quả có thể được suy ra từ 2 bảng 15 và 18. Nhóm sinh viên đô thị dành thời gian đi học nhiều hơn, tại những địa điểm có học phí cao hơn như trung tâm nước ngoài, gia sư hoặc lớp riêng, vì thế tất yếu họ phải bỏ ra một lượng chi phí lớn hơn. Tóm lại, phân tích chi phí cho học thêm ngoại ngữ trong sinh viên Xã hội học ta thấy rằng : Ba yếu tố giới, năm học, hộ khẩu thường trú đều có tác động nhất định đến chi phí cho việc học thêm. Các nhóm sinh viên nữ, năm thứ III-IV và đô thị có xu hướng chi phí nhiều hơn so với các nhóm sinh viên nam, năm thứ I-II và nông thôn. 3.2.5 Hiệu quả của việc học thêm Định lượng hiệu quả của việc học thêm là một công việc không dễ dàng, định lượng một cách khách quan và chính xác lại càng khó thực hiện hơn.Để đánh giá vấn đề này, tôi đưa ra câu hỏi “Theo bạn, so với trước khi đi học thêm, trình độ ngoại ngữ của bạn……..” và đưa ra 3 phương án trả lời : Vẫn như trước Khá hơn nhưng không nhiều Khá hơn nhiều Kết quả thu được cho thấy Bảng 22 : Cơ cấu hiệu quả học thêm STT Hiệu quả Giới Năm học Hộ khẩu 1 Vẫn như trước Nam 12% I-II 13,3% Đô thị 14% Nữ 18,9% III-IV 18,8% Nông thôn 20% 2 Khá hơn ít Nam 56% I-II 56,7% Đô thị 51,2% Nữ 52,8% III-IV 52,1% Nông thôn 60% 3 Khá hơn nhiều Nam 32% I-II 30% Đô thị 34,9% Nữ 28,3% III-IV 29,2% Nông thôn 22,9% Bảng 22 cho thấy đa phần sinh viên đều thu được hiệu quả nhất định từ việc học thêm. Các yếu tố giới, năm học và hộ khẩu thường trú không tạo nên những chênh lệch lớn trong hiệu quả học. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại những khác biệt nhất định. Ở phương án “vẫn như trước “ có sự phân biệt nhỏ trong sự lựa chọn của tất cả các nhóm sinh viên theo hướng sinh viên nữ, năm thứ III-IV và sinh viên nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn. Phương án “ khá hơn nhưng không nhiều “ được lựa chọn gần như nhau giữa các năm học và giới, riêng sinh viên nông thôn có nhích hơn so với sinh viên đô thị. Phương án “ khá hơn nhiều “ cũng được lựa chọn không khác nhau theo năm học và giới. Đối với hai nhóm còn lại thì tỉ lệ ngược lại : nhóm sinh viên đô thị có xu hướng thu được hiệu quả cao hơn nhóm sinh viên nông thôn. Tóm lại, việc phân tích hiệu quả học thêm cho thấy : Hầu hết sinh viên đều thu được hiệu quả tích cực nhất định từ việc học thêm, tuy nhiên các nhóm sinh viên nam, sinh viên đô thị và năm I-II có xu hướng thu được hiệu quả cao hơn so với nhóm sinhviên nữ, nông thôn và năm III-IV. 4.Ảnh hưởng của định hướng nghề nghiệp đối với việc học ngoại ngữ Ngoại ngữ là một yêu cầu không thể thiếu đối với rất nhiều ngành nghề trong xã hội. Đối với đội ngũ những người có trình độ cao đẳng- đại học trở lên, nếu làm việc ở một vị trí phù hợp với trình độ được đào tạo thì ngoại ngữ càng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Theo đề tài nghiên cứu “ Định hướng giá trị của sinh viên- con em cán bộ khoa học “ của TS. Vũ Hào Quang, có tới 80,8% sinh viên muốn có việc làm đúng nghề, đúng chuyên môn. Vậy, với một tỉ lệ tương đương như thế, khoảng 80% sinh viên Xã hội học sẽ mong muốn được làm đúng chuyên ngành Xã hội học, điều này có nghĩa là ngoại ngữ sẽ trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với đa phần sinh viên Xã hội học bởi đó là một yêu cầu có ý nghĩa lớn gắn với đặc thù của chuyên ngành này. Tuy nhiên , định hướng nghề nghiệp của sinh viên không chỉ bao hàm yếu tố mong muốn làm đúng ngành nghề hay không mà còn bao hàm nhiều yếu tố khác, như định hướng về địa bàn, lĩnh vực và khu vực làm việc. Và ở mỗi địa bàn, lĩnh vực hay khu vực làm việc khác nhau lại có những đòi hỏi khác nhau về trình độ ngoại ngữ, do đó những sinh viên có định hướng nghề nghiệp khác nhau sẽ có những điểm không giống nhau trong việc học ngoại ngữ. Vậy, thực chất của vấn đề này là như thế nào ? 4.1 Định hướng nghề nghiệp của sinh viên Xã hội học 4.1.1 Định hướng địa bàn làm việc. Địa bàn làm việc trong tương lai đối với sinh viên là một vấn đề khá quan trọng mà trong suốt thời gian học tập tại giảng đường đại học sinh viên nào cũng từng nghĩ đến. Đối với các sinh viên có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, vấn đề này có vẻ như “ không thành vấn đề “ , nghĩa là ít khi họ phải suy nghĩ xem sau này sẽ đi làm ở địa bàn nào. Hà Nội đối với họ gần như là địa bàn tất yếu. Chỉ trừ một số trường hợp định hướng tại các đô thị lớn khác như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Hải Phòng… và một tỉ lệ rất nhỏ , vì một lí do nào đó, có ý muốn làm việc tại địa bàn nông thôn. Sinh viên ngoại tỉnh trọ học tại Hà Nội có một bộ phận khá lớn thường muốn được ở lại thủ đô sống và làm việc bởi thời gian sinh sống khá lâu tại thủ đô đã khiến họ quen với nhịp sống sôi động của nơi này và hơn hết , họ đều nhận thức được rằng đây là nơi có điều kiện sống tốt và có nhiều cơ hội phát triển hơn cho họ.Quy luật trên cũng đúng với trường hợp các sinh viên Xã hội học. Bảng 23: Định hướng nơi làm việc của sinh viên Xã hội học sau khi tốt nghiệp STT Địa bàn % 1 Đô thị 79% 2 Nông thôn 19% 3 Không xác định 2% Có tới 79% sinh viên Xã hội học muốn được làm việc ở địa bàn đô thị., địa bàn nông thôn là 19%, còn 2% chưa xác định mình sẽ muốn làm việc ở đâu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những con số sơ bộ phản ánh định hướng của sinh viên Xã hội học nói chung, định hướng này còn có sự phân hoá theo những nhân tố như giới , năm học và hộ khẩu thường trú.Sự phân hoá này được thể hiện trong bảng sau. Bảng 24 : Cơ cấu định hướng địa bàn làm việc sau tốt nghiệp STT Địa bàn Giới Năm học Hộ khẩu 1 Đô thị Nam 80,6% Năm I-II 80% Đô thị 95,7% Nữ 78,1% Năm III-IV 78,3% Nông thôn 64,2% 2 Nông thôn Nam 19,4% Năm I-II 15% Đô thị 0 Nữ 18,8% Năm III-IV 21,7% Nông thôn 35,8% 3 Không xác định Nam 0 Năm I-II 5% Đô thị 4,3% Nữ 3,1% Năm III-IV 0 Nông thôn 0 Hầu như không có sự phân biệt đáng kể về giới trong việc lựa chọn địa bàn làm việc. Địa bàn đô thị được nam sinh viên lựa chọn cao hơn không đáng kể, địa bàn nông thôn cũng có sự nhỉnh hơn của nhóm sinh viên nam. Mọi sinh viên nam đều đã lựa chọn được địa bàn làm việc cho mình , còn trong nhóm nữ vẫn tồn tại 3,1 % chưa xác định được điều này. Đối với tiêu chí năm học, có một sự chênh lệch đáng kể trong định hướng địa bàn làm việc.Tỉ lệ sinh viên những năm đầu chọn địa bàn đô thị nhỉnh hơn tỉ lệ này ở sinh viên những năm cuôí, do đó tỉ lệ chọn địa bàn nông thôn sẽ có xu hướng ngược lại.Cũng như đối với nam sinh viên, mọi sinh viên năm thứ III-IV đều đã lựa chọn được địa bàn làm việc cho mình sau khi ra trường, còn những sinh viên năm I-II có vẻ thong thả hơn với 5% chưa quyết định vấn đề này bởi họ còn nhiều thời gian để cân nhắc. Sự khác biệt trong định hướng địa bàn làm việc còn rõ rệt hơn nữa trong hai nhóm sinh viên có hộ khẩu thường trú tại đô thị và nông thôn. Tỉ lệ sinh viên đô thị định hướng tại đô thị cao áp đảo so với tỉ lệ này ở sinh viên nông thôn. Và trong khi hơn một phần ba sinh viên nông thôn muốn được làm việc tại nông thôn thì không một sinh viên đô thị nào lựa chọn phương án này. Đây là điều hoàn toàn hợp lí bởi đô thị là địa bàn làm việc hấp dẫn khiến nhiều sinh viên nông thôn muốn được tìm việc ở đó thì tất yếu các sinh viên vốn đã sinh trưởng tại đô thị sẽ không ai muốn xa rời địa bàn đó cả, cũng với lời giải thích như vậy ta thấy rằng một phần ba sinh viên nông thôn có định hướng làm việc tại nông thôn là do họ muốn làm việc và sinh sống tại quê nhà và như vậy tỉ lệ này ở sinh viên đô thị chắc chắn sẽ là 0. 4.1.2 Định hướng khu vực làm việc Trước đây, trong thời kì bao cấp, sinh viên sau khi tốt nghiệp không phải lo lắng hoặc không dược lo lắng cho chỗ làm của mình bởi họ đã được Nhà nước lo cho chuyện đó, Nhà nước sẽ phân họ về nơi cần họ và họ hầu như không có một sự lựa chọn nào.Cũng trong thời kì bao cấp, như cái tên của thời kì mà ta vẫn quen gọi, Nhà nước bao cấp, chiếm lĩnh hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Các cử nhân đại học sau khi ra trường hầu hết muốn làm việc trong khu vực nhà nước bởi không có sự lựa chọn nào khác hơn cho họ, các khu vực hoạt động khác chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé và hoàn toàn yếu thế. Việc định hướng nghề nghiệp của thế hệ trẻ lúc đó rất ít tính đến thị trường lao động bởi hệ thống nhà trường chỉ hướng học sinh chọn những nghề trong lĩnh vực quốc doanh, “Đào tạo theo biên chế nhà nước “ là tư tưởng chi phối mục tiêu hướng nghiệp lúc đó. Từ khi bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tiến hành cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế nhiều thành phần, bộ mặt kinh tế xã hội nước ta đã có nhiều biến chuyển cơ bản. Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế nước ta, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhưng bên cạnh đó còn có sự tồn tại phổ biến của các thành phần kinh tế khác như kinh tế các thể, liên doanh, công ty nước ngoài…Mọi người dân đều được quyền tự do lựa chọn thành phần kinh tế phù hợp để tham gia. Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mọi lĩnh vực hoạt động khác của đời sống xã hội đều có những chuyển hướng tích cực với sự tham gia sâu rộng của những khu vực phi nhà nước. Do vậy , các cử nhân đại học sau khi ra trường có thể tự do lựa chọn công việc cho mình từ địa bàn làm việc, khu vực làm việc cho đến lĩnh vực, tính chất công việc, miễn là nó phù hợp với điều kiện và khả năng của họ. Để đánh giá định hướng của sinh viên Xã hội học về khu vực làm việc mà họ mong muốn, tôi đưa ra 5 phương án lựa chọn gồm 4 khu vực làm việc cơ bản và một phương án mở. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau : Bảng 25 : Định hướng khu vực làm việc của sinh viên Xã hội học STT Khu vực % 1 Nhà nước 78% 2 Liên doanh 9% 3 Tư nhân 3% 4 Công ty nước ngoài 3% 5 Không xác định 7% Tỷ lệ sinh viên Xã hội học định hướng trong khu vực nhà nước là rất cao.Các khu vực còn lại là liên doanh, tư nhân , công ty nước ngoài và những khu vực khác chiếm tỷ lệ không cao. Lý do cơ bản của thực trạng này là Xã hội học Việt Nam hiện nay chưa thực sự phát triển mạnh mẽ chưa được ứng dụng sâu rộng. Nhà nước là khu vực chủ yếu sử dụng những người được đào tạo theo chuyên ngành Xã hội học, sinh viên lựa chọn các khu vực khác sẽ có ít cơ hội làm việc theo đúng chuyên môn ngành nghề. Điều này còn liên quan tới định hướng lĩnh vực làm việc của sinh viên bởi khi định hướng vào lĩnh vực giảng dạy hay nghiên cứu khoa học thì đa phần sinh viên phải lựa chọn khu vực nhà nước, chỉ có lĩnh vực kinh tế là lĩnh vực hoạt động mạnh mà sinh viên có thể lựa chọn trong các khu vực phi nhà nước. Bảng 26: Cơ cấu định hướng khu vực làm việc STT Khu vực Giới Năm học Đô thị 1 Nhà nước Nam 72,2% Năm I-II 77,5% Đô thị 78,7% Nữ 81,3% Năm III-IV 78,3% Nông thôn 77,4% 2 Liên doanh Nam 13,9% Năm I-II 7,5% Đô thị 6,4% Nữ 6,3% Năm III-IV 10% Nông thôn 11,3% 3 Tư nhân Nam 5,5% Năm I-II 2,5% Đô thị 0 Nữ 1,6% Năm III-IV 3,3% Nông thôn 5,7% 4 Công ty nước ngoài Nam 0 Năm I-II 0 Đô thị 4,3% Nữ 4,7% Năm III-IV 3,3% Nông thôn 1,9% 5 Không xác định Nam 8,3% Năm I-II 10% Đô thị 10,6% Nữ 6,3% Năm III-IV 5% Nông thôn 3,8% Xét theo cơ cấu giới, tỷ lệ sinh viên nữ lựa chọn khu vực nhà nước nhỉnh hơn so với sinh viên nam. Các khu vực còn lại cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 giới theo hướng sinh viên nam lựa chọn khu vực liên doanh và tư nhân cao hơn , còn sinh viên nữ lại lựa chọn khu vực công ty nước ngoài cao hơn. Theo cơ cấu năm học, có sự nhỉnh hơn không đáng kể trong định hướng vào khu vực nhà nước ở nhóm sinh viên năm III-IV.Ba khu vực liên doanh, công ty tư nhân, nước ngoài không có sự phân biệt đáng kể. Riêng với phương án không xác định, sinh viên những năm cuối chiếm 5% còn tỷ lệ này ở sinh viên những năm đầu là cao gấp đôi. Đây là một sự phân hoá hợp lý bởi nhóm sinh viên năm I-II còn nhiều thời gian và một phần trong số họ chưa nghĩ tới hoặc chưa muốn vội vàng quyết định về khu vực làm việc sau này. Yếu tố hộ khẩu cũng tạo nên những định hướng nhất định trong khu vực làm việc. Khu vực nhà nước được lựa chọn với tỷ lệ cao tương đương ở 2 nhóm. Khu vực liên doanh lại được những sinh viên nông thôn lựa chọn nhiều hơn. Khu vực tư nhân không được một sinh viên đô thị nào lựa chọn còn tỷ lệ này ở sinh viên nông thôn là 5,7%. Trái lại, công ty nước ngoài không trở thành sự lựa chọn của sinh viên nông thôn nhưng lại được 4,3% sinh viên đô thị quan tâm. Tỷ lệ sinh viên chưa xác định được khu vực làm việc cho mình ở nhóm sinh viên đô thị cao hơn nhóm sinh viên nông thôn. 4.1.3 Định hướng lĩnh vực làm việc Hai phần định hướng như trên mới chỉ đưa ra những thông tin tổng quát về định hướng việc làm trong tương lai của sinh viên Xã hội học. Để tìm hiểu rõ hơn lĩnh vực cụ thể mà họ mong muốn, tôi đưa ra câu hỏi về vấn đề này với những phương án trả lời: Giảng dạy Nghiên cứu khoa học Kinh tế Chính trị, quản lý xã hội Khác Xã hội học là một khoa học có tính bao quát, mỗi chuyên ngành của nó lại đi sâu nghiên cứu những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do đó lĩnh vực mà nhà Xã hội học có thể làm việc không gò ép trong một khuôn khổ nào mà trái lại mở rộng trong mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên trong phạm vi báo cáo này tôi chỉ đưa 4 phương án tương ứng với 4 lĩnh vực tương đối bao quát và gần gũi với Xã hội học. Các lĩnh vực còn lại đều được đưa vào phương án mở cuối cùng. Bảng 27 : Định hướng lĩnh vực làm việc STT Lĩnh vực % 1 Giảng dạy 13% 2 Nghiên cứu khoa học 26% 3 Kinh tế 14% 4 Chính trị, quản lý xã hội 37% 5 Khác 10% Theo bảng 27 số sinh viên định hướng làm việc trong khu vực chính trị và quản lý xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Hai lĩnh vực giảng dạy và kinh tế có tỷ lệ tương đương nhau. Ta có thể tìm hiểu rõ hơn về định hướng làm việc của sinh viên thông qua cơ cấu của họ. Bảng 28 : Cơ cấu định hướng lĩnh vực làm việc STT Lĩnh vực Giới Năm học Hộ khẩu 1 Giảng dạy Nam 19,4% Năm I-II 10% Đô thị 14,9% Nữ 9,4% Năm III-IV 15% Nông thôn 11,3% 2 Nghiên cứu khoa học Nam 16,7% Năm I-II 40% Đô thị 21,3% Nữ 31,3% Năm III-IV 16,7% Nông thôn 30,2% 3 Kinh tế Nam 25% Năm I-II 10% Đô thị 10,6% Nữ 7,8% Năm III-IV 20% Nông thôn 16% 4 Chính trị, quản lí xã hội Nam 38,9% Năm I-II 37,5% Đô thị 38,3% Nữ 35,9% Năm III-IV 36,7% Nông thôn 35,8% 5 Khác Nam 0 Năm I-II 2,5% Đô thị 814,9% Nữ 15,6% Năm III-IV 15% Nông thôn 5,7% Nhìn vào cơ cấu giới của bảng, ta thấy rằng nhóm sinh viên nam và nữ đều chọn lĩnh vực chính trị, quản lí xã hội với tỷ lệ cao nhất và không có sự khác biệt lớn, còn những lĩnh vực khác đều có chênh lệch khá ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0032.doc