Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy điện Phả Lại

Lời mở đầu Theo Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) nhu cầu điện trong tời gian qua đã tăng trưởng ở mức độ khá cao.Giai đoạn 1996-2000 tuy có một số năm bị ảnh hưởng của khủng hoảng khu vực nhưng nhu cầu điện vẫn tăng ở mức xấp xỉ 30% đặc biệt từ năm 2000 tới nay nhu cầu điện đã tăng ở mức cao 14-15% và dự báo sẽ còn duy trì ở mức độ này trong những năm tới. Xuất phát từ thực trạng sản xuất điện trong nước tổng công ty cần vạch ra định hướng chiến lược phát triển ngành một cách rõ rệt để nâ

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cao hiệu quả sản xúât của các doanh nghiệp trong ngành, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu điện ngày càng tăng của nhân dân. Nhà máy nhiệt điện Phả lại là một nhà máy nhiệt điện tương đối lớn trong hệ thống cung cấp điện miền Bắc ra đời trong những năm đầu của thập kỷ 80, trải qua 22 năm vận hành, sản xuất điện nhà máy đã sản xuất được một sản lượng đáng kể cho nền kinh tế quốc dân ,liên tục hoàn thành sản lượng điện của tổng công ty điện lưc Việt Nam giao. Đứng trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của cả nước, trước yêu cầu sản xuất hiệu quả của ngành điện nói chung ,Dây chuyền 2 ,với hệ thống thiết bị hiện đại đã ra đời đưa nhà máy điện Phả Lại thành trung tâm năng lượng lớn của cả nước .Tuy nhiên với việc tồn tại cùng một lúc hai dây chuyền sản xuất có công nghệ ,thiết bị khác nhau thậm chí gây không ít khó khăn cho công tác quản lý,nhưng với nỗ lực,cố gắng của tập thể CBCNV nhà máy đã vượt qua khó khăn tiếp tục vận hành cả hai dây chuyền đem lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện hàng năm của EVN và để xứng đáng là trung tâm năng lượng lớn của cả nước tiếp tục góp phần cùng ngành điện lực thực hiện thắng lợi sự nghệp CNH-HĐH đất nước. Do vậy việc đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao là một nhiệm vụ tất yếu. Để hoàn thành hơn về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy thì việc phân tích các chỉ tiêu hiêụ quả sản xuất kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết. Việc phân tích không chỉ cho phép đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy còn tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng sản xuất của nhà máy để từ đó rút ra giải pháp giải quyết vấn đề và dự báo kết quả sản xuất cho tương lai , những việc làm đó giúp cho những hoạt động hoạch định của nhà máy thêm phần chính xác, góp phần vào việc thực hiện định hướng phát triển của ngành điện nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Là sinh viên khoa thống kê với những kiến thức thu lượm được em mong được sử dụng để áp dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh của nhà máy. Trong quá trình thực tập tại nhà máy điện Phả Lại , em muốn đi sâu tìm hiểu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy, học cách nhận định tình hình thực tế , hơn nữa được góp một phần nhỏ bé giúp nhà máy giải quyết vấn đề thu thập tính toán và sử lý thông tin vì vậy em đã chọn đề tài: "Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy điện Phả Lại” làm chuyên đề thực tập của mình nhằm mục đích vừa củng cố thêm hiểu biết cho mình vừa đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý nhà máy điện Phả Lại. Ngoài phần mở đầu và kết thúc, kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương Chương I: Một số vấn đề chung về hiệu quả kinh tế Chương II: Vận dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả kinh tế để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy điện Phả Lại. Chương III: Một số đề xuất và kiến nghị CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ I. Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Để phát triển kinh tế nói chung có hai khuynh hướng đồng thời phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu .Phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất tăng thêm vốn, bổ xung thêm lao động và kỹ thuật , tạo ra nhiều sản phẩm mới....Phát triển theo chiêù sâu là đẩy mạnh cải tiến khoa học kỹ thuật , hiện đại hoá thiết bị máy móc, tăng cường chuyên môn hoá, hợp tác hoá nâng cao cường độ sử dụng các nguồn lực , chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ.Phát triển kinh tế theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sản xuất của nó; hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh.Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với kết quả sản xuất kinh doanh, giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh. Hiêụ quả sản xuất, kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế.Cách hiểu này là phiến diện chỉ đứng trên giác độ biến động theo thời gian.Hiệu quả sản xuất , kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả kinh tế . Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu kinh tế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Định nghĩa như vậy chỉ nói lên cách xác lập các chỉ tiêu chứ không toát lên ý niệm của vấn đề. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất, kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan niệm này muốn quy hiệu quả sản xuất kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.Bởi vậy cần có một khái niệm bao quát hơn: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. Nó là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí sản xuất kinh doanh ( chỉ tiêu hiệu quả thuận ), hoặc ngược lại ( chỉ tiêu hiệu quả dạng nghịch). Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh còn được coi là các chỉ tiêu năng suất. 2. Cách xác lập các chỉ tiêu hiêụ quả sản xuất kinh doanh 2.1.Công thức tổng quát tính hiệu quả sản xuất kinh doanh đầy đủ (hay toàn phần) Theo quan điểm hệ thống ta coi hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ đơn vị kinh tế cơ sở nào là một quá trình tái sản xuất thống nhất có đầu vào và đầu ra .Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác lập trên cơ sở so sánh giữa hai đầu đó. Đầu ra là kết quả kinh tế, đầu vào là chi phí kinh tế (bao gồm cả chi phí cơ hội ). Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ là quan hệ so sánh được xác lập theo phương pháp ma trận nên hình thành hai loại chỉ tiêu. * Chỉ tiêu hiệu quả dạng thuận (H) là thương số của kết quả với chi phí kinh tế. * Chỉ tiêu hiệu quả dạng nghịch(H’) là thương số của chi phí với kết quả kinh tế. Chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ dạng thuận( H) cho biết cứ một đơn vị yếu tố chí phí chi ra trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị kết quả. Chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ dạng nghịch (H’)cho biết : Để tạo ra một đơn vị kết quả thì cần phải tiêu hao mấy đơn vị yếu tố chi phí. Lưu ý: Các chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ dạng nghịch thường có tên gọi là xuất tiêu hao. Hai loại chỉ tiêu này có vai trò khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết với nhau cùng được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp khi đánh gía theo chiều thuận (H) hoặc theo chiều nghịch của (H’).Chỉ tiêu H được dùng ể xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế.Còn chỉ tiêu (H’) là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay tăng phí nguồn lực và chi phí thường xuyên. 2.2.Công thức tổng quát tính hiệu quả đầu tư tăng thêm (hay cận biên) Các công thức tổng quát tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh riêng cho phần đầu tư tăng thêm (hay cận biên) có dạng: ( chỉ tiêu hiêụ quả đầu tư tăng thêm dưới dạng thuận ); (Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tăng thêm dưới dạng nghịch ) Trong đó: KQ - Kết quả sản xuất kinh doanh; - Kết quả ở kỳ báo cáo; - Kết quả ở kỳ gốc; CP - Chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh; - Chi phí ở kỳ báo cáo; - Chi phí kỳ gốc; - Sự gia tăng kết quả; Sự gia tăng chi phí; Chỉ tiêu dạng thuận chỉ ra khi tăng thêm một đơn vị đầu vào có thể nhận thêm bao nhiêu đơn vị đầu ra, còn chỉ tiêu dạng nghịch co biết để tăng thêm một đơn vị đầu ra cần bổ sung bao nhiêu đơn vị đầu vào.Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá có đạt hay không, tăng hay giảm thấp hay cao bằng cách so sánh mốc thực tế đạt được với một mốc nào đó theo kế hoạch hay theo thời gian không gian. II. Sự cần thiết phải phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh tế của nhà máy điện Phả Lại. 1. Nhân tố khách quan: Theo tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) tính đến năm 1999 nhìn chung Việt Nam vẫn là một trong những nước có mức sản xuất và tiêu thụ điện năng thấp nhất trong khu vực , hệ thống truyền tải và phân phối xuống cấp lạc hậu, hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện dưới 30% tổn hao điện năng còn cao(15,5% vào năm 1999) mức độ không bằng phẳng của đồ thị phụ tải là lớn nên thường xuyên phải xa thải một lượng phụ tải đáng kể trong giờ cao điểm (từ năm 1999-2000 lượng xa thải khoảng 200MW-400MW), bên cạnh đó chi phí đầu tư cho ngành điện nói chung, và cho các nhà máy nhiệt điện nói riêng ngày càng cao, yêu cầu đặt ra cho toàn ngành điện là làm sao để đạt được chỉ tiêu kinh tế cao? Muốn vậy trước hết phải giảm đồng thời chi phí đầu tư và chi phí tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất có thể cho phép.Bên cạnh đó có một khó khăn trước mắt và lâu dài của hệ thống ngành điện nước ta và đặc biệt riêng đối với các nhà máy nhiệt điện đó là theo tính toán thì phần dự trữ các nhiên liệu như than đá, dầu mỏ khí đốt thiên nhiên sẽ không đủ đảm bảo cho nhu cầu tương lai cuả loài người đòi hỏi phải tìm ra nguồn nguyên liệu mới, trong khi các nhà máy nhiệt điện là một dạng nguồn điện kinh điển sử dụng nguyên liệu than, dầu, khí đốt chiếm tỷ lệ khá cao.Vì thế đòi hỏi các nhà máy nhiệt điện, trong đó có nhà máy nhiệt điện Phả Lại phải sử dụng các nguồn lực với hiệu quả tối ưu, đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế. Hơn nữa với hàng loạt các chiến lược phát triển ngành điện Chính phủ ban hành , trong thời gian tới ngành điện nói chung cũng như nhà máy điện Phả Lại nói riêng nỗ lực thực hiện ba mục tiêu của chiến lược gồm: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đến 2005 sản lượng điện đạt 53 tỷ kwh( năm 2010 là 88 đến 93 tỷ kwh), đẩy nhanh chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi để đến năm 2010 đạt 90% số hộ dân nông thôn có điện; đảm bảo được cân bằng về tài chính.Yêu cầu được khẳng định là phải đảm bảo chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng điện ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực, chính phủ cũng chỉ rõ từng bước hình thành thị trường điện lực cạnh tranh trong nước.Giá chào của các nhà máy điện tính bằng đồng/kwh là toàn bộ các khoản chi phí và lợi nhuận để sản xuất ra 1 KWh điện năng giao tại xuất tuyến của nhà máy, giá chào điện năng G =gcđ + gbđ trong đó gcđ: là phần chi phí cố định (đ/kwh); gbđ là thành phần biến đổi trong giá (đ/kwh), nó phụ thuộc vào chi phí nhiên liệu và suất chi phí vật liệu phụ, để giảm giá điện tăng sức cạnh tranh trên thị trường đỏi hỏi nhà máy điện Phả Lại phải tiết kiệm chi phí sản xuất tức là giảm hao hụt nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí nhân lực, nguồn lực....muốn vậy đòi hỏi thiết bị máy móc có mức độ tự động hoá cao..nhưng điều này đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư tương đối lớn để nâng cấp máy móc thiết bị về lâu dài không thể đễ dàng thực hiện một sớm một chiều, bên cạnh đó hiệu quả sản xuất là một nhân tố rất quan trọng nó có vai trò ảnh hưởng quan trọng đến việc tăng kết quả và giảm chi phí sản xuất của nhà máy, hiệu quả sản xuất chính là hiệu quả sử dụng các yếu tố chi phí ( bao gồm chi phí sử dụng lao động và chi phí sử dụng nguồn vốn) .Như vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả đối với nhà máy nhiệt điện Phả Lại là một vấn đề hết sức cấp bách đặt ra trước mắt và lâu dài.Chính vì vậy việc lựa chọn nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy là phù hợp vói tình hình thực tế hiện nay. 2. Nhân tố chủ quan: Nhu cầu sản xuất điện năm 2005 đối với nhà máy vẫn ở mức rất cao, các chỉ tiêu phấn đấu trong năm 2005 về sản lượng điện phấn đấu đạt 6.667 triệu kWh, tỷ lệ điện tự dùng:DC1:11,0% DC2:9,5%, suất tiêu hao than chuẩn: DC1:454,8g/kWh; DC2: 338,0g/kWh. Suất hao dầu FO:DC1 và DC2 cùng 2,5g/kWh.,.Bước sang năm 2005 n/m điện Phả Lại tiếp tục đại tu cả hai tổ máy 3,4 của DC1. Đây là lần đầu tiên nhà máy thực hiện đại tu cả hai tổ máy theo kế hoạch một năm với tổng giá trị dự kiến là 197,67 tỷ đồng.Đồng thời nhà máy phải tiến hành hạch toán độc lập, từng bước thực hiện lộ trình cổ phần hoá doanh nghiệp theo yêu cầu của EVN và “Chào phát giá điện cạnh tranh nội bộ’’.Để thực hiện mục tiêu, nhà máy đã đề ra các giải pháp quản lý một cách có hiệu quả tình hình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên đây thật sự là một khó khăn thách thức lớn đối với nhà máy.Phân tích hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của nhà máy điện Phả lại là việc đóng góp công sức nhỏ bé của em vào việc thực hiên mục tiêu của nhà máy, bởi vì phấn đấu đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của nhà máy điện Phả Lại có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ tận dụng và tiết kiệm được các nguồn lực hiện có; còn thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá trong sản xuất, nó thúc đẩy sản xuất kinh doanh của nhà máy phát triển với tốc độ cao, bên cạnh đó nó còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm điện, hạ giá thành điện, tăng năng lực cạnh tranh của nhà máy trong hệ thống ngành điện đất nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên nhà máy. Do vậy có thể khẳng định việc phấn đấu nâng cao hiệu quả của nhà máy điện Phả Lại là việc làm hết sức cần thiết cho mục tiêu cạnh tranh và phát triển của nhà máy. III. Nội dung và phương pháp tính hiệu quả. 1.Về hệ thống chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Về kết quả sản xuất kinh doanh có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: 1.1.Tính bằng đơn vị hiện vật: Số lượng sản phẩm sản xuất được trong kỳ tính toán. Ký hiệu (Q) đơn vị kg, lit, kwh, cái, chiếc, đôi....vv Với nhà máy điện Phả lại chỉ tiêu kết quả sản xuất tính bằng hiện vật chính là số KWh điện sản xuất ra trong kỳ nghiên cứu ( thường là một năm). Bảng 1: Tổng sản lượng điện sản xuất ra giai đoạn 2000-2004 Đơn vị tính: Triệu KWh Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 2081 1916 1976 4701 5256 5690 1.2. Tính bằng đơn vị tiền tệ: a. Doanh thu: Hay còn gọi là giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ(DT) là tổng gía trị các mặt hàng sản phẩm công nghiệp của doanh nghiệp đã tiêu thụ và thanh toán trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh theo doanh số đã thực tế thu được, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp .Chỉ tiêu được xác định theo công thức: Trong đó :Giá bán đơn vị sản phẩm i; lượng sản phẩm i tiêu thụ được trong kỳ Tổng doanh thu của nhà máy điện Phả Lại là giá trị sản lượng điện sản xuất đã tiêu thụ, giá trị dịch vụ đã cung cấp và được thanh toán trong kỳ nghiên cứu. b. Doanh thu thuần(DT’): Là doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.Doanh thu thuần là cơ sở xác định lãi(lỗ) ròng của hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp .Công thức tính chỉ tiêu như sau: DT’=[DT-tổng các khoản giảm trừ doanh thu]. Theo chế độ tài chính hiện hành, các khoản giảm trừ doanh thu gồm có: + Thuế sản xuất( trừ trợ cấp), gồm: Thuế sản phẩm (các loại thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất nhập khẩu, thuế sản xuất khác) + Giảm giá hàng bán; + Giá trị hàng hoá đã bán bị trả lại, chi phí sửa chữa hàng hoá hư hỏng trong thời gian bảo h ành. Tuy nhiên từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy điện Phả Lại các khoản giảm trừ được coi bằng không, nên Tổng doanh thu bằng tổng doanh thu thuần. c. Lợi nhuận: hay lãi kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng gía trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra trong kỳ, phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh, phục vụ đánh giá việc thực hiện mục tiêu tối hậu của doanh nghiệp .Công thức tổng quát tính lợi nhuận kinh doanh có dạng : Lợi nhuận kinh doanh = doanh thu kinh doanh – chi phí kinh doanh - Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm ba bộ phận . + Lợi nhuận công nghiệp (còn gọi là lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động sản xuất , kinh doanh ) + Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động tài chính + Lợi nhuận thu từ hoạt động bất thường Mỗi một bộ phận lợi nhuận nói trên đều được tính được bằng công thức tổng quát.Trong đó với doanh nghiệp công nghiệp thì lợi nhuận công nghiệp tính tỷ trọng lớn nhất.Công thức tổng thức tính lợi nhuận công nghiệp như sau: M= trong đó:-là tổng doanh thu hoạt động công nghiệp - tổng chi phí cho hoạt động công nghiệp hay trong đó -giá thành hay chi phí tính trên 1 đơn vị sản phẩm công nghiệp( vật chất và dịch vụ ). Tổ chức hạch toán của nhà máy điện Phả Lại tính 3 chỉ tiêu lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động sản xuất điện của và cung cấp dịch vụ của nhà máy như sau: - Tổng lợi nhuận gộp (): là chỉ tiêu lợi nhuận chưa trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ. =Tổng giá vốn hàng bán hàng (hay tổng giá thành SX SP bán) - Tổng lợi nhuận thuần trước thuế (): chỉ tiêu lợi nhuận sau khi đã trừ tiếp đi các khoản chi phí tiêu thụ điện. Tổng chi phí tiêu thụ (gồm chi phí bán hàng và chi phí QLDN) Hoặc: =Thu nhập lần đầu của nhà máy(M)- thuế SX( trừ trợ cấp) - Tổng lợi nhuận sau thuế hay tổng lãi ròng(): là chỉ tiêu lợi nhuận sau khi đã trừ tiếp đi thuế thu nhập doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước. Tổng thuế nộp ngân sách nhà nước Tổng lợi nhuận của nhà máy điện Phả Lại cũng được tính toán tương tự theo các phương pháp trên . 2. Về hệ thống chỉ tiêu chi phí. a. Chi phí về lao động: bao gồm các chỉ tiêu - Tổng số giờ- người làm việc trong kỳ Tổng số ngày-ngươì làm việc trong kỳ Số lao động làm việc bình quân trong kỳ() Tổng quỹ lương (F) Tổng quỹ phân phối lần đầu cho ngươì lao động(V) Chi phí về vốn Tổng số vốn bình quân có trong kỳ() Vốn cố định có bình quân trong kỳ () Vốn lưu động có bình quân trong kỳ() Tổng giá trị khấu hao trong kỳ( chi phí khấu hao tài sản cố định)() Tổng chi phí sản xuất trong kỳ(C) Đối với nhà máy điện Phả Lại các chỉ tiêu chi phí sử dụng trong phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu mà giá trị của nó được thể hiện dưới bảng số liệu sau: Bảng 2: Các yếu tố chi phí của nhà máy điện Phả Lại giai đoạn 2000-2004 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng số lao động bình quân () Người 2234 2.154 2.173 2.345 2.727 2.741 Tổng vốn bình quân () Tỷ đồng 428.52 441.36 336.93 4698 8622 Vốn cố định bình quân() Tỷ đồng 258.18 245.60 158.07 4401 8157 7267 Vốn lưu động bình quân() Tỷ đồng 170.34 168.76 178.86 297 465 971 Tổng chi phí khấu hao () Triệu đồng 17.180 14.236 656.680 1.010.414 1.057.670 3. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3.1.Lý luận chung về hệ thống chỉ tiêu hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề khá phức tạp, nên việc nghiên cứu phải thông qua hệ thống chỉ tiêu. Đây là hệ thống tập hợp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từ các giác độ và khía cạnh khác nhau,theo vai trò của các yếu tố sản xuất khác nhau, chúng có liên quan chặt chẽ với nhau và tất cả đếu toát lên bức tranh chung về hiệu quả sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp trong một thời kỳ.Do vậy hệ thống chỉ tiêu có kết cấu phức tạp và được chia thành hai phần: Hiệu quả sử dụng nguồn lực và hiệu quả chi phí thường xuyên.Trong mỗi phần bao gồm các chỉ tiêu hiệu quả toàn phần và các chỉ tiêu hiệu quả cận biên. Nếu tính toán theo phương pháp ma trận ta sẽ có số lượng chỉ tiêu hiệu quả bằng 2 lần tích của số chỉ tiêu đầu vào với số chỉ tiêu đầu ra( bao gồm cả 2 dạng thuận và nghịch ).Nhưng thực tiễn cho thấy chỉ nên đưa vào hệ thống một số lượng chỉ tiêu nhất định , nên căn cứ vào mục đích , yêu cầu của việc phân tích và phạm vi nghiên cứu, vào điều kiện số liệu, vào vai trò và tính chất thay thế của chỉ tiêu thuận với chỉ tiêu nghịch .Việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực thường dựa vào các chỉ tiêu dạng thuận; còn phân tích hiệu quả chi phí thường xuyên thường thiên về các chỉ tiêu hiệu quả dạng nghịch. 3.2 Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả. Từ lí luận đó cho thấy với các chỉ tiêu kết quả và chi phí đã thu thập được từ nhà máy điện Phả Lại như đã trình bày ở phần trên ta có thể tính được ma trận hiệu quả như sau: Bảng 3: Ma trận hiệu quả đầy đủ ( hay toàn phần ) dưới dạng thuận Kết quả Chi phí DT M NSLĐ tính theo doanh thu Tỷ suất lợi nhuận tính theo lao động Hiệu năng( hay năng suất) TV tính theo DT Tỷ suất lợi nhuận theo tổng vốn Hiệu năng ( hay năng suất) VCĐ tính theo DT Tỷ suất lợi nhuận tính theo VCĐ Hiệu năng( hay năng suất) VLĐ tính theo DT Tỷ suất lợi nhuận tính theo VLĐ Hiệu năng( hay năng suất) chi phí tính theo DT Tỷ suất lợi nhuận tính theo chi phí Tuy nhiên để cho việc tính toán và phân tích hệ thống chỉ tiêu hiệu qủa sản xuất kinh doanh một cách hệ thống rõ ràng ta có bảng sau: Bảng 4: Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả Phạm vi chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Công thức tính Biểu hiện có hiệu quả kinh tế 1 2 3 4 Hiệu quả sử dụng lao động NSLĐ tính theo doanh thu, lợi nhuận >0Max Hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận Hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ) Hiệu năng VCĐ Mức đảm nhiệm VCĐ Mức doanh lợi VCĐ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ) Hiệu năng VLĐ Mức đảm nhiệm VLĐ Mức doanh lợi VLĐ Tốc độ chu chuyển VLĐ Số lần cc: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp Hiệu quả sử dụng tổng vốn Hiệu năng tổng vốn Mức đảm nhiệm tổng vốn Mức doanh lợi tổng vốn 4.Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 4.1 Đối với doanh nghiệp công nghiệp hiệu quả sản xúât kinh doanh được đánh giá theo 2 phương pháp : a, Phương pháp đánh gía hiệu qủa ở trạng thái động Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ở trạng thái động là phương pháp so sánh trị số của các chỉ tiêu hiệu quả được theo thời gian. Các ma trận hiệu quả trình bày ở trên có thể được tính toán trên cơ sở tài liệu thống kê về kết quả và chi phí của hai thời kỳ ( kỳ gốc và kỳ nghiên cứu).Từ các ma trận hiệu quả ta tiến hành lập bảng so sánh trị số của các chỉ tiêu theo từng nhóm ( bảng so sánh các chỉ tiêu hiệu quả toàn phần dạng thuận, bảng so sánh các chỉ tiêu hiệu quả cận biên dạng thuận .....).Nếu kết quả so sánh tốc độ phát triển của các chỉ tiêu dạng thuận >100, còn tốc độ phát triển của các chỉ tiêu dạng nghịch <100 phản ánh hiệu quả tăng và ngược lại b. Phương pháp đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh Ngoài phương pháp đánh giá hiệu quả ở trạng thái động ta còn có cách đánh giá hiệu quả ở trạng thái tĩnh. Để đẩy mạnh đổi mới và quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân, và loại hình doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ đã đưa ra một số tiêu chí để phân loại các DNNN hoạt động hiệu quả hay không có hiệu quả .Một doanh nghiệp được coi là hoạt động có hiệu quả khi đủ các tiêu chuẩn sau: Bảo toàn và phát triển được vốn sản xuất, trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định của chế độ hiện hành; Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thu sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanh nghiệp; Dự phòng tái chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi. Trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn( tức là không có nợ quá hạn) Nộp đủ tiền BHXH,BHYT cho người lao động theo quy định; Nộp đủ các khoản thuế theo đúng luật định ; Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức bình quân của các doanh nghiệp trên cùng địa bàn.Chỉ khi nào đạt đựơc sáu tiêu chuẩn trên thì chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp có vai trò nổi bật là mức doanh lợi chung hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên vốn mới là chỉ tiêu thực, không còn tình trạng lãi giả, lỗ thực Các doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả khi kinh doanh thua lỗ từ hai năm liên tục trở lên mà tổng số luỹ kế nợ khó đòi các khoản giảm giá tài sản đã chiếm trên 3/4 vốn sản xuất kinh doanh và không có thị trường tiêu thụ ổn định. Như vậy phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh , tức là tại một thời điểm xác định , có khác với trạng thái động .Tuy cũng sử dụng nhiều chỉ tiêu tổng hợp nhưng phạm vi thời gian và không gian của các chỉ tiêu rộng hơn. Các chỉ tiêu nói trên là kết quả không phải của một năm mà qua một số năm kinh doanh..Chúng không chỉ thể hiện mối quan hệ nội bộ của doanh nghiệp công nghiệp mà còn thể hiện mối quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác , với Ngân hàng, Tín dụng, Bảo hiểm, với Ngân sách nhà nước và với các đối tác kinh doanh, các bạn hàng liên quan tới đầu vào và đầu ra của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. 4. 2. Đánh giá ảnh hưởng của hiêụ quả đến kết quả và chi phí sản xuất , kinh doanh. 4.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của hiệu quả đến kết quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố cơ bản làm tăng kết quả sản xuất kinh doanh. Mức tăng ( giảm ) của kết quả sản xuất kinh doanh tỷ lệ thuận với chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ dạng thuận (H) -Mức tăng hay giảm của kết quả theo chỉ số nhân tố hiệu quả được xác định theo công thức: Về số tương đối: Về số tuyệt đối: Nếu phản ánh nhờ phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí nên đã làm tăng kết quả sản xuất kinh doanh. -Mức tăng hoặc giảm của kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng đồng bộ của hiệu quả sử dụng chi phí và quy mô yếu tố chi phí, được xác định thông qua sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố để phân tích các phương trình hai nhân tố , rút ra từ công thức tính các chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ ( hay toàn phần ) dạng thuận .Chẳng hạn từ công thức tính hiệu năng( hay năng suất ) VCĐ: ta có 4.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của hiệu quả đến chi phí sản xuất kinh doanh Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh( chi phí theo nguồn lực và chi phí thường xuyên ) tỷ lệ nghịch với các chỉ tiêu hiệu quả đầy đủ( hay toàn phần ) dạng nghịch .Nếu (H’)càng giảm tới mức tối thiểu cần thiết (theo định mức hay chuẩn mực so sánh) thì suất tiêu hao chi phí càng thấp và do đó mức hiệu quả sử dụng chi phí càng cao.Từ đó cho phép xác định quy mô chi phí tiết kiệm được, và ngược lại.Quy mô chi phí tiết kiệm do phấn đấu giảm xuất tiêu hao chi phí được xác định theo các trường hợp sau: Xác định theo chỉ số nhân tố hiệu quả: Về số tương đối: Về số tuyệt đối: Nếu : Phản ánh nhờ phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí nên doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, kinh doanh. Xác định theo cách so sánh chi phí có tính đến hệ số điều chỉnh là chỉ số kết quả sản xuất kinh doanh.: Về số tương đối: Về số tuyệt đối: Nếu : nhờ phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí nên doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ thực tế, việc chuyển đổi cơ chế quản lý từng bước từ hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập và chuẩn bị các điều kiện cho cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nứơc nói chung cũng như các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) trong đó có nhà máy điện Phả Lại là một quy luật tất yếu của quá trình phát triển kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.Do đó yêu cầu đẩy mạnh đổi mới và quản lý một cách có hiệu quả là nhiệm vụ hết sức cấp bách đặt ra trước mắt đối với nhà máy điện Phả Lại . Để góp phần thực hiện nhiệm vụ này em xin được sử dụng một số phương pháp đánh giá hiệu quả sản xúât ở trạng thái động như đã trình bày để xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy điện Phả Lại trên cơ sở tài liệu thống kê về kết quả và chi phí đã thu thập được trong quá trình thực tập ở phòng tài chính kế toán tại nhà máy điện Phả Lại. CHƯƠNG II VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN PHẢ LẠI I. Đặc điểm sản xuất của nhà máy điện Phả Lại ảnh hưởng đến phấn tăng trưởng hiệu quả kinh tế. 1. Tổng quan về quá trình hình thành của nhà máy điện Phả Lại. Nhà máy điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện thuộc loại lớn nhất Việt Nam hiện nay, nó là một bộ phận trong hệ thống ngành điện thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam(EVN) nhà máy được khởi công xây dựng từ ngày 17/5/1980 với thiết kế thiết bị và sự giúp đỡ của Liên Xô cũ.Đến ngày 28/10/1983 nhà máy chính thức được đưa vào vận hành. Ngay năm đầu tiên đi vào hoạt động, tổ máy số một đã cung cấp cho hệ thống 56,44 triệu/kwh. Tổ máy số một vận hành thành công rồi tổ máy số 2,3,4 lần lượt hoà lưới điện Quốc gia.Trải qua 22 năm xây dựng và phát nhà máy điện Phả Lại đã sản xuất được trên 30 tỷ KWh điện đóng góp đáng kể vào sự phát triển của đất nước . Với trên 2000 CBCNV , trên 200CBCN có trình độ đại học , nhà máy đã tiếp nhận, quản lý và vận hành 2 dây chuyền với công suất 1040 MW trong đó dây chuyền 2 với trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đã vận hành ổn định và phát huy hiệu quả trong sản xuất. Tuy nhiên công tác quản lý đã gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực cố gắng của tập thê CBCNVC ,nhà máy Nhiệt điện Phả Lại đã phát triển ngày càng mạnh , luôn sản xuất ra một sản lượng điện lớn, vượt mức kế hoạch EVN giao.Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy điện cũng ngày càng tăng.Nó cũng được thể hiện ở bảng sau: Trong quá trình tồn tại và phát triển nhà máy đã liên tục hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ chính là sản xuất điện đạt yêu cầu do Tổng công ty đặt ra. Bên cạnh đó nhà máy luôn phối hợp chặt chẽ với các ban chức năng tranh thủ sự đồng tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của EVN, của các cơ quan liên quan trong tỉnh để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, chú trọng công tác đổi mới tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tiếp nhận kịp thời tiến bộ khoa học công nghệ của các nước hiện đại ... 2. Chức năng nhiệm vụ Trong hơn 21 năm trưởng thành và phát triển cùng với Tổng công ty điện lực Việt Nam, nhà máy điện Phả Lại đã khẳng định được vai trò nòng cốt của mình trong ngành SX điện Việt Nam và nhanh chóng trở thành trung tâm năng lượng lớn của cả nước. Với dây chuyền 2 có công nghệ thiết bị tiên tiến hiện đại nhất nhà máy ngày càng khẳng định vai trò quan trọng với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là chỉ chuyên sản xuất ra một loại sản phẩm đó là điện đúng như tên gọi của nhà máy, sản phẩm điện ._.mà nhà máy sản xuất ra có những đặc trưng nhất định khác các sản phẩm hàng hoá thông thường: Sản phẩm điện là một loại sản phẩm đặc biệt nó không nhìn thấy được , không sờ thấy được vì nó không có hình thái, cũng như mùi vị nhưng nó có sức mạnh vô biên, sản phẩm điện rất có ích cho xã hội nhưng nó cũng vô cùng nguy hiểm nếu như ta không biết sử dụng đúng mức, đúng mục đích. Sản phẩm điện là một loại năng lượng rất phổp biến, sở dĩ nó thông dụng như vậy vì có nhiều ưu điểm đó là dễ dàng chuyển thành năng lượng khác ( như cơ, hoá nhiệt... ) dễ truyền tải đi xa hiệu suất cao. Trong quá trình sản xuất sản phẩm điện có một số đặc điểm chính đó là sản phẩm điện sản xuất ra nói chung không tích trữ được, không thể tồn kho nên được sản xuất theo tiêu dùng của xã hội, tức là mọi lúc phải đảm bảo cân bằng giữa điện năng được sản xuất ra với điện năng tiêu thụ kể cả những tổn thất do truyền tải điện, quá trình về điện lại xảy ra rất nhanh do đó đòi hỏi phải sử dụng thiết bị tự động trong vận hành sản xuất, trong điều khiển, điều phối ... chính điều này đã làm cho vốn sản xuất kinh doanh của nhà máy Nhiệt điện Phả Lại cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp công nghiệp khác. Quá trình sản xuất điện của nhà máy diễn ra thường xuyên liên tục vì công nghiệp điện có liên quan chặt chẽ đến hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, nó là một động lực tăng năng suất lao động tạo nên sự phát triển nhịp nhàng trong cấu trúc kinh tế. Do những đặc điểm sản xuất và phạm vi hoạt động đó nhà máy phải tìm hiểu, nghiên cứu đặt ra các chỉ tiêu và kế hoạch phù hợp , đồng thời xác định được hiệu quả sản xuất đạt được để tổng công ty có kế hoạch hỗ trợ, đầu tư mở rộng sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao do nhà máy điện Phả Lại là một doanh nghiệp vẫn còn áp dụng chế độ hạch toán phụ thuộc vào tổng công ty EVN do vậy ta có thể áp dụng các phương pháp phân tích thống kê hệ thống chỉ tiêu hiệu quả làm công cụ cho việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế của nhà máy 3. Thực trạng tổ chức thông tin của nhà máy Các nguồn thông tin, số liệu của nhà máy được cung cấp bởi các phòng ban như phòng tài chính kế toán, phòng thống kê của từng phân xuởng trong nhà máy. Đó là nguồn số liệu phản ánh khá chi tiết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày nhà máy mới thành lập đến nay. Bao gồm các số liệu về doanh thu, lợi nhuận, nộp NSNN... Ngày nay nhà máy đã nối mạng nội bộ để ngày càng hoàn thiện hơn các nguồn thông tin phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của nhà máy. 4. Sơ đồ tổ chức bộ máy của nhà máy GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT SC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT SX KHỐI SC VÀ SX KHÁC KHỐI SC VÀ SX KHÁC KHỐI SẢN XUẤT ĐIỆN - PX Vận hành 1 - PXVH Điện KN - PX CCNL - PX Hoá - P.Kế hoạch V.tư - Phòng kỹ thuật - Phòng TC – LĐ - P.TH-HCQT - P.Tài chính KT - Đảng, Đoàn thể - Phòng TTBVPC - PX SC Cơ nhiệt - PXSC Điện KN - PX Cơ khí - PX SX phụ II. Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê để phân tích hiệu quả kinh tế của nhà máy điện Phả Lại. Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh , thống kê có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên xuất phát từ nguồn số liệu hiện có, để có thể phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, toàn diện, chính xác, ta áp dụng các phương pháp sau: 1 .Phương pháp dãy số thời gian: Dùng phương pháp DSTG để nêu nên xu hướng biến động của các chỉ tiêu kết quả, chi phí qua đó so sánh tốc độ phát triển của 2 loại chỉ tiêu này hoặc phân tích trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh, mức độ biến động của các chỉ tiêu thể hiện thông qua tính toán từ đó ta rút ra các phân tích và nhận định , đồng thời dự báo các chỉ tiêu đó trong tương lai. 2. Phương pháp chỉ số: Phương pháp chỉ số dùng để phân tích mức biến động của các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh , đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó. Ngoài ra để phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh ta lập bảng tính và so sánh các chỉ tiêu qua các năm. Nếu kết quả tính toán có tốc độ phát triển của chỉ tiêu hiệu năng vốn và mức doanh lợi vốn lớn hơn 100%, còn mức đảm nhiệm vốn có tốc độ phát triển bé hơn 100% phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tăng và ngược lại. III. Vận dụng tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy điện Phả Lại 1. Phân tích biến động của các chỉ tiêu kết quả 1.1. Phân tích biến động của tổng doanh thu Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 DT 168,13 174,67 194,97 198,74 176,20 206,61 Xác định mức độ biến động của tổng doanh thu bằng các chi tiêu phân tích dãy số thời gian. Chúng ta sử dụng các chỉ tiêu về lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ tăng tốc độ phát triển để phân tích biến động của tổng doanh thu. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: Các chỉ tiêu tính toán về mức độ biến động của tổng doanh thu nhà máy giai đoạn 1999-2004 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung Bình (tỷ đ) 168.13 174.67 194.97 198.74 176.20 206.61 186.55 (tỷ đ) - 6.54 23.3 3.77 -22.54 30.41 7.696 ( tỷ đ) - 6.54 26.84 30.61 8.07 38.48 - (%) - 103.89 113.34 101.93 88.66 117.26 104.21 (%) - 103.89 115.96 118.21 104.80 112.88 - (%) - 3.89 113.34 1.93 -11.34 17.26 4.21 (%) - 3.89 15.96 18.21 4.80 22.88 - (tỷ đ) - 1.6813 1.7467 1.9497 1.9874 1.7620 - Trong đó: : Lượng tăng (giảm) liên hoàn : lượng tăng giảm định gốc : Tốc độ phát triển liên hoàn : Tốc độ phát triển định gốc : Tốc độ tăng giảm liên hoàn : Tốc độ tăng giảm định gốc : Giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm Qua kết quả tính toán trên ta nhận thấy : Doanh thu trung bình nhà máy thu được trong giai đoạn này là 186,55( tỷ đồng) với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 1,0421 lần hay 104,21%. Từ năm 1999-2002 Doanh thu thu được có xu hướng tăng một cách rõ rệt, tuy nhiên tốc độ phát triển bình quân của giai đoạn này không cao lắm, bằng1,07 lần hay 107%. Nếu so sánh lượng tăng tuyệt đối của doanh thu thu được từng năm thì năm 2001 là năm cao nhất bằng 23,3 (tỷ đồng) và năm 2002 là thấp nhất bằng 3,77( tỷ đồng). Nếu doanh thu nhà máy thu được vào năm 1999 là 168,13 ( tỷ đ) đến năm 2000 tổng doanh thu đã tăng 6,54 (tỷ đồng).Song không chỉ ở mức đó tổng doanh thu năm 2000 tiếp tục tăng 23,3 tỷ đồng hay tăng 13,34% đạt giá trị 194,94 ( tỷ đồng) vào năm 2001. Đến năm 2002 tổng doanh thu lại tăng ,về tuyệt đối tăng 3,77 (tỷ đồng), về tương đối tăng 1,93% so với năm 2001, nếu so sánh với năm 1999 tổng doanh thu đựơc ở năm 2002 tăng 30,61 tỷ đồng gấp 1,1821 lần. Đây là năm dây chuyền 2 được đưa vào hạch toán chung, với trang thiết bị máy móc hiện đại làm sản lượng điện sản xuất ra tăng vọt, kết quả kinh tế đạt được khá cao, thể hiện rõ rệt qua phân tích. Sang năm 2003 doanh thu của nhà máy giảm xuống 22,54 ( tỷ đồng) so với năm 2002 còn 176,20 ( tỷ đồng), so với năm 1999 doanh thu năm 2003 gấp 1,048 lần hay 104,80%. Năm 2004 doanh thu thu được ở mức cao nhất trong giai đoạn 1999- 2004 là 206,61 (tỷ đồng) tăng 30,41 ( tỷ đồng) hay 17,26% so với năm 2003, so với năm 1999 tăng 38,48 (tỷ đồng) hay 22,88 ( tỷ đồng). Qua phân tích trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2004 đạt hiêu quả khá cao, còn năm 2003 chưa ổn định về hệ thông DC2 mới đưa vào vận hành, gặp khó khăn trong công tác quản lý gây một số cản trở nhất định. Song hoạt động sản xuất của nhà máy đang dần đi vào ổn định và đang có xu hướng phát triển đi lên. c, Dự báo Dự báo tổng doanh thu theo tốc độ phát triển trung bình () Ta có mô hình: (tỷ đồng) Dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân ( tỷ đồng) 1.2. Phân tích biến động của lợi nhuận Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 M 84,06 89,92 62,73 64,54 64,15 70,98 Xác định mức độ biến động lợi nhuận bằng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Ta có kết quả tính toán về độ tăng giảm tuyệt đối, tốc độ tăng giảm, tốc độ phát triển, giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm như sau. Bảng 6: Các chỉ tiêu tính toán về mức độ biến động của lợi nhuận nhà máy giai đoạn1999-2004 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung bình (tỷ đ) 84.06 89.92 62.73 64.54 64.15 70.98 72.73 (tỷ đ) - 5.86 -27.19 1.81 -0.39 6.83 -2.616 ( tỷ đ) - 5.86 -21.33 -19.52 -19.91 -13.08 - (%) - 106.97 69.76 102.88 99.39 110.65 96.67 (%) - 106.97 74.63 76.78 76.31 84.44 - (%) - 6.97 -30.24 2.88 -0.61 10.65 -3.33 (%) - 6.97 -25.37 -23.22 -23.69 -15.56 - (tỷ đ) - 0.8406 0.8992 0.6273 0.6454 0.6415 - Từ kết quả tính toán được ta thấy: Nếu so sánh tốc độ tăng giảm liên hoàn thì năm 2004 có tốc độ tăng cao nhất là 10,65% còn năm 2001 là năm có tốc độ giảm nhiều nhất, tốc độ giảm của năm 2001 là 30,24%. So sánh mức độ tăng giảm tuyệt đối định gốc thấy năm 2000 có mức tăng cao nhất , còn năm 2000 vẫn là năm giảm nhiều nhất. Tương tự như vậy nếu so sánh các chỉ tiêu còn lại ta nhận thấy năm 2000 là năm hoạt động hiệu quả nhất của nhà máy điện Phả Lại giai đoạn 1999-2004, nhưng sang đến năm 2001 lợi nhuận của nhà máy lại giảm đáng kể, về tuyệt đối giảm 27,19 ( tỷ đồng) tương đối giảm 30,24 % so với năm 2000. Năm 2002 lợi nhuận thu được của nhà máy có tăng hơn so với năm 2001 song không đáng kể , so với năm 2001 tăng 1,81( tỷ đồng) hay 2,88% nhưng đến khi so với năm 1999 thì vẫn giảm tới 19,52( tỷ đồng) hay 23,22% . Trong khi lợi nhuận nhà máy thu được trong năm 2000 đạt mức cao nhất , đồng thời tăng với tốc độ cao nhất so với năm 1999 cũng chỉ là 6,97% .Như vậy lợi nhuận trong giai đoạn này có những biến động tăng, giảm rõ rệt với kết quả lợi nhuận thu được chưa cao lắm, vì biến động tăng không đủ để bù đắp cho biến động giảm hay nói cách khác lợi nhuận của nhà máy từ năm 1999-2004 tăng ít hơn giảm do vậy tốc độ phát triển trung bình năm của lợi nhuận là 96,67% <100% Dự báo lợi nhuận sau thuế. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình() (tỷ đồng) Dự đoán dựa vào tốc độ tăng giảm tuyệt đối bình quân. (tỷ đồng) 2.Phân tích biến động của các chỉ tiêu chi phí 2.1 Phân tích biến động của quy mô lao động Xác định mức độ biến động của quy mô lao động bằng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian Bảng 7: Các chỉ tiêu tính toán mức độ biến động của quy mô lao động nhà máy giai đoan 1999-2004 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung bình (tỷ đ) 2234 2154 2173 2345 2727 2741 2396 (tỷ đ) - -80 19 172 382 14 101.4 (tỷ đ) - -80 -61 111 493 507 - (%) - 96.42 100.88 107.92 116.29 100.51 104.17 (%) - 96.42 97.27 104.97 122.07 122.69 - (%) - -3.58 0.88 7.92 16.29 0.51 4.17 (%) - -3.58 -2.73 4.97 22.07 22.69 - (tỷ đ) - 22.34 21.54 21.73 23.45 27.27 - Nhà máy nhiệt điện Phả Lại có số lượng lao động tương đối đông. Qua tính toán ở bảng trên ta thấy số lượng lao động của nhà máy qua 5 năm từ 1999-2004 có những biến động rõ rệt , nhìn chung có xu hướng tăng , lao động trung bình của nhà máy trong giai đoạn này là 2963( người), tốc độ phát triển trung bình hàng năm là 104.17%. Năm 2004 là năm có số lượng lao động tham gia sản xuất cao nhất 2741 ( người) về tuyệt đối tăng 507 người, về tương đối tăng 22,69% so với năm 1999. Ta có thể nhận thấy rõ từ năm 1999- 2001 lao động có xu hướng giảm , nếu năm 1999 lượng lao động của nhà máy là 2234 ( người) thì đến năm 2001 chỉ còn 2173 ( người), về tuyệt đối đã giảm 61 lao động , về tương đối giảm 2,73%. Nguyên nhân chính là trong 3 năm này nhà máy đã thực hiện cải cách về bộ máy tổ chức, giảm cán bộ trung gian , tinh giảm biên chế đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải có trình độ tay nghề, làm việc hiệu quả năng động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ năm 2001-2004 Quy mô lao động nhà máy có tăng với tốc độ nhanh hơn. Nếu năm 2001 sốlượng lao động của nhà máy chỉ có 2173 (người) thì sang năm 2002 số lượng lao động là 2345 (người) tăng 172 (người) hay 7,92% so với năm 2001. Nguyên nhân chính của sự tăng này là do năm 2002 dây chuyền 2 ( hay còn gọi là nhà máy 2) chính thức được đưa vào hoạt động, và hạch toán chung với nhà máy 1, nhà máy đã thực hiện chuyển tách lao động từ dây chuyền 1, mặt khác do mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhà máy phải thuê thêm lao động hợp đồng từ bên ngoài để bổ trợ cho quá trình sản xuất, vì vậy đến năm 2003 số lượng lao động đã tăng hơn 382 (người) so với năm 2002, với tốc độ tăng tương ứng là 16,29% gấp 1,2201 lần hay 122,07% so với năm 1999. Song do yêu cầu của quản lý sản xuất , năm 2004 số lượng lao động đã lên tới 2741 (người) tăng 14( người) hay 0,51% so với năm 2003 và tăng 507 ( người) hay 22,69% so với năm 1999. Dự báo Dự đoán quy mô lao động theo tốc độ phát triển trung bình () (người) Dự đoán theo quy mô mức tăng giảm tuyệt đối trung bình ( người) 2.2 Phân tích biến động của tổng vốn sản xuất kinh doanh. Bảng 8 : Các chỉ tiêu vốn sản xuất kinh doanh nhà máy giai đoạn 1999-2004 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng vốn (tỷ đ) 428.52 414.36 336.930 4698 8622 8238 258.18 245.60 158.07 4401 8517 7267 trong TV 60.25 52.03 46.91 93.68 94.61 88.21 170.34 168.76 178.86 297 465 971 trong TV 39.75 47.97 53.09 6.32 5.39 11.79 Xác định mức độ biến động của tổng vốn bằng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Ta có kết quả tính toán về các chỉ tiêu độ tăng giảm tuyệt đối định gốc, tốc độ tăng , tốc độ phát triển bình quân như sau: Bảng 9: Các chỉ tiêu tính toán mức độ biến động tổng vốn của nhà máy giai đoạn 1999-2004 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung bình (tỷđ) 428.52 414.36 336.930 4698 8622 8238 3789.64 (tỷđ) - -14.16 -77.43 4361.07 3924 -384 1561.89 (tỷđ) - -14.16 -91.53 4269.48 8193.48 7819.48 - (%) - 96.70 81.31 1934.35 183.52 95.54 180.62 (%) - 96.70 78.63 1096.35 2012.04 1922.43 - (%) - -3.3 -18.69 1294.35 83.52 -4.46 80.62 (%) - -3.3 -21.73 996.33 1912.04 1822.43 - (tỷ đ) - 4.28 4.14 3.36 46.98 86.22 - Với kết quả tính toán trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Tổng vốn trung bình đưa vào sản xuất kinh doanh của nhà máy điện Phả Lại trong giai đoạn 1999-2004 ở mức rất cao là 3789,64 (tỷ đồng) / năm . Từ năm 1999-2001 ta thấy tổng vốn sản xuất kinh doanh của nhà máy giảm đáng kể vì đây là giai đoạn phục hồi sản xuất vì máy móc thiết bị , cơ sở vật chất của nhà máy đang dần xuống cấp, lạc hậu cần được sửa chữa nâng cấp. So với năm 1999 tổng vốn sản xuất kinh doanh của nhà máy năm 2000 giảm 14,16 (tỷ đồng) hay 3,3% nhưng đến năm 2001 tổng vốn đã giảm tới 77,43( tỷ đồng) với tốc độ giảm là 18,69%. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm tổng vốn là do giảm vốn cố định (VCĐ) trong đó bao gồm giá trị TSCĐ còn lại và đầu tư dài hạn , mà VCĐ lại chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn , điều này cho thấy nhà máy chưa chú trọng đầu tư nâng cấp phục hồi TSCĐ, mới chỉ chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất song chưa đầu tư đúng mức cho cải tiến thiết bị máy móc gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Từ năm 2002-2004 Tổng vốn SXKD của nhà máy tăng với tốc độ cực nhanh so với 3 năm trước đó. mới trước đó năm 2001 tổng vốn sản xuất kinh doanh chỉ có 336,93 tỷ đồng nhưng đến năm 2002 quy mô tổng vốn đã đạt giá trị cực cao ở mức 4698( tỷ đồng) gấp 13,435 (lần) so với năm 2001, về tuyệt đối tăng 4361,07(tỷ đồng) .Việc đưa dây chuyền 2 với các thiết bị máy móc , hệ thống sản xuất hiện đại , mức độ tự động hóa cao vào sản xuất làm cho quy mô tổng vốn sản xuất tăng vọt. Năm 2003 tổng vốn là 8622 (tỷ đồng) gấp 1,83 ( lần) hay 183,3% năm 2002 và tăng 8193 ( tỷ đồng) gấp 20,12 (lần) so với năm 1999.Song đến năm 2004 tổng vốn sản xuất kinh doanh của nhà máy lại giảm xuống 384 (tỷ đồng) hay giảm 4,46% so với năm 2003 nhưng vẫn ở mức rất cao. Tóm lại nhờ có bước nhảy vọt từ năm 2002 nên tổng vốn của nhà máy giai đoạn 1999-2004 có tốc độ phát triển trung bình rất cao là 180,62%, tốc độ tăng trung bình năm là 80,62% mỗi năm tổng vốn của nhà máy tăng được 1561,89( tỷ đồng).Do vậy tổng vốn SXKĐ của nhà máy có xu hướng tiếp tục tăng ở những năm sau. Dự báo Dự đoán tổng vốn theo tốc độ phát triển trung bình () (tỷ đồng) Dự đoán tổng vốn theo mức tăng ( giảm ) tuyệt đối trung bình 2.3 Phân tích biến động của vốn cố định (VCĐ) Xác định mức độ biến động của vốn cố định bằng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau: Bảng 10: : Các chỉ tiêu tính toán mức độ biến động VCĐ của nhà máy giai đoạn 1999-2004 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung bình (tỷ đ) 258.18 245.60 158.07 4401 8157 7267 3414.47 (tỷ đ) - -12.58 -87.53 4242.93 3756 -890 1401.76 ( tỷ đ) - -12.58 -100.11 4142.82 7898.82 -890 - (%) - 95.13 64.36 2784.21 185.34 89.09 199.49 (%) - 95.13 61.22 1704.62 3159.42 2814.70 - (%) - -4.87 -35.64 2684.21 85.34 -10.91 99.491 (%) - -4.87 -38.78 1604.62 3059.42 2714.70 - (tỷ đ) - 2.5818 2.4560 1.5807 44.01 81.57 - Qua kết quả tính toán ta thấy VCĐ của nhà máy điện Phả Lại giảm từ năm 1999-2001 và tăng liên tục từ năm 2002-2004. Giai đoạn từ 1999-2001: VCĐ có biến động giảm rõ rệt , năm 2000 VCĐ giảm 12,58 ( tỷ đồng) so với năm 1999, tốc độ giảm là là 4,87%. Đến năm 2001 VCĐ lại tiếp tục giảm tới 87,53 (tỷ đồng) hay 35,64% so với năm 2000. Đây là nguyên nhân chính làm cho quy mô vốn SXKD giảm liên tục trong 2 năm 2000, 2001 vì VCĐ chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn. Năm 1999 VCĐ là 258,18 (tỷ đồng) chiếm 60,25% tổng vốn, nhưng tới năm 2000 thì VCĐ lại giảm xuống chỉ còn 245,60(tỷ đồng) chiếm 52,30% tổng vốn. Năm 2001 VCĐ là 158,07 (tỷ đồng) chiếm 46,91% tổng vốn giảm 61,22( tỷ đồng) hay giảm 38,78% so với năm 1999. Giai đoạn từ 2002-2004 VCĐ tăng với tốc độ cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn. Năm 2002 số VCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh là 4.401 (tỷ đồng) chiếm tới 93,68% tổng vốn tăng 4142,82 (tỷ đồng) hay 1604,62% so với năm 1999. Nếu so sánh với năm 2001, VCĐ năm 2002 tăng 4242,93 (tỷ đồng) hay tăng 2784,21%. Với tốc độ tăng trung bình của giai đoạn này là 28,50%/năm VCĐ dần chiếm vai trò quan trọng gần như tuyệt đối trong tổng vốn SXKD của nhà máy. Năm 2003 số VCĐ lên tới 8157 ( tỷ đồng) chiếm 94,61% tổng vốn tăng 31,59 lần so với năm 1999. Đến năm 2004 VCĐ giảm xuống 890 (tỷ đồng) hay giảm 10,91% so với năm 2003 nhưng còn ở mức cao là 7462( tỷ đồng) chiếm 88,21% tổng vốn . Nguyên nhân chính là trong vài năm gần đây nhà máy liên tục đưa các tổ máy mới vào hoạt động, với trang thiết bị dây chuyền mới lắp đặt hiện đại với giá hàng nghìn tỷ đồng, mà đặc biệt là DC2 , nhà máy nhiệt điện Phả Lại dần trở thành nhà máy nhiệt điện hiện đại nhất trong hệ thống ngành điện cả nước, với số vốn khổng lồ đòi hỏi nhà máy phải phát huy tối đa hiệu quả sản xuất để xứng đáng là trung tâm năng lượng của cả nước. c.Dự báo -Dự đoán VCĐ theo tốc độ phát triển trung bình (tỷ đồng) Dự đoán theo mức tăng giảm tuyệt đối trung bình ( tỷ đồng) 2.4 Phân tích biến động của vốn lưu động( VLĐ) Xác định mức độ biến động của vốn cố định bằng các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Kết quả tính toán các chỉ tiêu về độ tăng giảm tuyệt đối, tốc độ tăng giảm, tốc độ phát triển, giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm được thể hiện ở bảng sau: Bảng 11: Các chỉ tiêu tính toán mức độ biến động VLĐ của nhà máy giai đoạn 1999-2004 Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung bình (tỷ đ) 170.34 168.76 178.86 297 465 971 375.16 (tỷ đ) - -1.58 10.1 118.14 168 506 160.132 (tỷ đ) - -1.58 8.52 126.66 294.66 800.66 - (%) - 99.07 105.98 166.05 156.56 208.82 142 (%) - 99.07 105 174.36 272.98 571.04 - (%) - -0.93 5.98 66.05 56.56 108.82 42 (%) - -0.93 5 74.36 172.98 470.05 - (tỷ đ) - 1.7034 1.6876 1.7886 2.97 4.65 - Nhìn vào bảng kết quả tính toán ở trên ta thấy được trong khi tỷ trọng VCĐ trong tổng vốn ngày càng cao, thì tỷ trọng VLĐ trong tổng vốn ngày càng có xu hướng giảm rõ rêt , từ năm 2002 trở lại đây tỷ trọng VLĐ trong tổng vốn có xu hướng tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp so với VCĐ vì nhà máy điện Phả Lại là doanh nghiệp công nghiệp nên TSCĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn . Năm 1999 VLĐ của nhà máy là 170,34 (tỷ đồng) chiếm 39,75%tổng vốn . Đến năm 2000 số VLĐ giảm 1,58 (tỷ đồng) hay 0,93% còn lại 168,76 (tỷ đồng) chiếm 47,97% trong tổng vốn. Năm 2001 VLĐ của nhà máy tăng đến 178,86 (tỷ đồng) chiếm 53,09 % tổng vốn, so với năm 2000 tăng 10,10( tỷ đồng) hay tăng 5,98% so với năm 1999 tăng 8,52 (tỷ đồng) hay 5%. Nhìn chung trong 3 năm từ 1999-2001: Quy mô vốn SXKD của nhà máy có xu hướng giảm thì tỷ trọng VLĐ trong tổng vốn tăng. Nghiên cứu biến động VLĐ trong 3 năm 2002-2004 ta thấy rằng mặc dù về tuyệt đối quy mô VLĐ của nhà máy tăng rất cao song tỷ trọng VLĐ trong tổng vốn giảm đáng kể. Năm 2002 VLĐ là 297 (tỷ đồng) tăng 118,1(tỷ đồng) hay tăng 1,74 lần so với năm 2001 nhưng tỷ trọng VLĐ chỉ chiếm 6,32% trong tổng vốn. Năm 2003 VLĐ tăng lên 168 (tỷ đồng) hay tăng 174,36% so với năm 2002, gấp 2,73 lần so với năm 1999 nhưng chỉ chiếm 5,39% trong tổng vốn SXKD của nhà máy. Qua đó cho thấy tổng vốn SXKD càng tăng thì tỷ trọng VLĐ trong tổng vốn càng giảm, tỷ trọng VCĐ càng cao. Năm 2004 VLĐ tiếp tục ở mức 971 (tỷ đồng) tăng 506 (tỷ đồng) hay tăng 570,04% so với năm 2003 làm cho tỷ trọng VLĐ tăng đến 4,65% tổng vốn. Tóm lại, VLĐ trung bình nhà máy đưa vào SXKD trong giai đoạn 1999-2004 là 375,16( tỷ đồng), tốc độ phát triển trung bình của VLĐ là 42% . Dự báo Dự đoán quy mô vốn lưu động theo tốc độ phát triển trung bình ( l =1,2,3 là tầm dự đoán) với =( tỷ đ) ( lần) 1378.82 (tỷ đồng) Dự đoán theo mức tăng giảm tuyệt đối trung bình ( l= 1,2,3... là tầm dự báo) 971+160,321=1131.32 (tỷ đồng) 3.Vận dụng tính toán phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 3.1 Vận dụng tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ phương pháp đã nêu ở phần trên ta tính được các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau: Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Năng suất lao động tính theo doanh thu: Suất tiêu hao lao động tính theo doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận tính theo lao động: Với bảng tính toán như sau Bảng12 : Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động TT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 DT(tỷ đ) 168.13 174.67 194.97 198.74 176.20 206.61 2 M(tỷ đ) 84.06 89.92 62.73 64.54 64.15 70.98 3 ( người) 2234 2154 2173 2345 2727 2741 4 ( tỷ đ/người) 0.0752 0.081 0.089 0.085 0.065 0.0754 5 (tỷ đ/người) 13. 29 12.34 11.23 11.76 15.38 13.27 6 ( tỷ đ/người) 0.037 0.042 0.029 0.027 0.024 0.026 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh . Nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định Hiệu quả vốn cố định : Mức đảm nhiệm vốn cố định: Mức doanh lợi vốn cố định : Với bảng tính toán như sau: Bảng13: Các chỉ tiêu hiệu quả VCĐ TT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 DT(tỷđ) 168.13 174.67 194.97 198.74 176.20 206.61 2 M(tỷ đ) 84.06 89.92 62.73 64.54 64.15 70.98 3 ( tỷđ/tỷđ) 258.18 245.60 158.07 4401 8157 7267 4 ( tỷđ/tỷđ) 0.65 0.71 1.25 0.045 0.022 0.028 5 ( tỷđ/tỷđ) 1.54 1.41 0.81 22.14 46.29 35.17 6 ( tỷ đ/tỷ đ) 0.32 0.37 0.39 0.015 0.008 0.009 .Nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động . Hiệu năng vốn lưu động: Mức đảm nhiệm vốn lưu động: Mức doanh lợi vốn lưu động: Với bảng tính toán như sau: Bảng 14: Các chỉ tiêu hiệu quả VLĐ TT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 DT(tỷ đ) 168.13 174.67 194.97 198.74 176.20 206.61 2 M(tỷ đ) 84.06 89.92 62.73 64.54 64.15 70.98 3 (tỷ đ) 170.34 168.76 178.86 297 465 971 4 (tỷ đ) 0.98 1.04 1.09 0.67 0.39 0.21 5 (tỷ đ/tỷ đ) 1.01 0.96 0.92 1.49 2.64 4.70 6 0.49 0.53 0.35 0.22 0.14 0.073 .Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng vốn Hiệu năng tổng vốn: Mức đảm nhiệm tổng vốn: Mức doanh lợi tổng vốn: Với bảng kết quả tính toán như sau: Bảng15: Các chỉ tiêu hiệu quả tổng vốn TT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 DT(tỷđ) 168.13 174.67 194.97 198.74 176.20 206.61 2 M(tỷ đ) 84.06 89.92 62.73 64.54 64.15 70.98 3 (tỷđ/tỷđ) 428.52 414.36 336.93 4698 8622 8238 4 ( tỷđ/tỷđ) 0.3292 0.421 0.578 0.042 0.020 0.025 5 (tỷđ/tỷđ) 2.548 5.372 1.728 23.638 48.933 39.87 6 ( tỷđ/tỷđ) 0.196 0.217 0.186 0.014 0.007 0.0086 3.2 Vận dụng phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy Nhiệt điện Phả Lại giai đoạn 1999-2004 3.2.1 Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 3.2.1.1 Phân tích chỉ tiêu năng suất lao động Xác đinh quy luật về xu thế Dựa vào SPSS và tiêu chuẩn SEmin ta có hàm xu thế biểu hiện quy luật biến động của năng suất lao động như sau: Trong đó:-Năng suất lao động t- thứ tự thời gian Xác định mức độ biến động của năng suất lao động Với bảng tính toán như sau: Bảng16 : Các chỉ tiêu tính toán về mức độ biến động của năng suất lao động TT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung bình 1 (người/tỷđ) 0.0752 0.081 0.089 0.085 0.065 0.0754 0.078 2 ( người/ tỷđ) - 0.0058 0.008 - 0.004 - 0.02 0.01 0.00004 3 ( người/tỷđ) - 0.0058 0.0138 0.009 - 0.010 0.0002 - 4 (%) - 107.71 109.87 95.50 76.47 116.00 100.05 5 (%) - 107.71 118.35 113.03 86.44 100.27 - 6 (%) - 7.71 9.87 - 4.5 - 23.53 16.00 0.05 7 (%) - 7.71 18.35 13.03 - 15.56 0.27 - 8 ( người/ tỷđ) - 0.00075 0.00081 0.00089 0.00085 0.00065 - Chỉ tiêu năng suất lao động nói lên rằng cứ một lao động tham gia sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy tỷ đồng doanh thu. Do đặc điểm tính toán để thống nhất đơn vị ta tính năng suất lao động theo đơn vị tỷ đồng song vì thế năng suất lao động tính ra rất nhỏ theo đơn vị tỷ đồng, nên khi nhận xét ta phân tích năng suất lao động theo đơn vị triệu đồng. Năm 1999 năng suất lao động của nhà máy là 75,2 ( triệu đồng) tức là cứ một lao động của nhà máy tham gia sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 75,2 (triệu đồng) doanh thu, năm 2000 năng suất lao động của nhà máy đã tăng 5,8 (triệu đồng) hay tăng 7,77% so với năm 1999 và ở mức 81 (triệu đồng). Năm 2001 năng suất lao động của nhà máy là 89 (triệu đồng) tăng 8 (triệu đồng) hay tăng 9,87% so với năm 2000 Tuy nhiên đến năm 2002 thì năng suất lao động của nhà máy lại giảm xuống còn 85 triệu đồng tức là giảm 4 triệu đồng hay giảm 4,5% so với năm 2001, biến động giảm hiệu quả sử dụng lao động tiếp tục thể hiện rõ rệt hơn vào năm 2003, cứ một lao động nhà máy tham gia sản xuất kinh doanh năm 2003 chỉ tạo ra được 6,5 ( triệu đồng) giảm 20 triệu đồng hay giảm 23,53% so với năm 2002. Năm 2004 năng suất lao động lại tăng 10 triệu đ hay tăng 16% tức là 1 lao động nhà máy tham gia sản xuất trong năm nay thì tạo ra được 75,4 triệu đ. Ta thấy rõ hiệu quả sử dụng lao động của nhà máy có xu hướng tăng từ năm 1999-2001 sau đó lại giảm từ 2001-2003 trung bình trong 5 năm từ năm 1999-2004 năng suất lao động tăng 0,04 triệu đ hay tăng 0,05%. Như vậy nhìn chung năng suất lao động của nhà máy qua các năm từ 1999-2001 có xu hướng tăng, song tốc độ tăng không rõ rệt , tốc độ phát triển bình quân của NSLĐ trong cả giai đoạn 1999-2004 là 100,05% >100% điều này phản ánh tình hình sử dụng lao động của nhà máy là có hiệu quả song hiệu quả chưa được cao lắm. Nhưng điều này có thể tính đến đặc điểm hoạt động của nhà máy là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc, nên thu nhập của nhà máy hoàn toàn phụ thuộc vào tổng công ty. c.Dự báo năng suất lao động dựa vào hàm xu thế: Hàm dự đoán chỉ tiêu năng suất lao động như đã trình bày ở trên có dạng: Kết quả dự đoán được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 17: Kết quả dự báo năng suất lao động dựa vào hàm xu thế Năng suất lao động Năm DĐ điểm Dự đoán khoảng Cận dưới Cận trên 0,0752 1999 0,07320 0.02323 0.12316 0.081 2000 0,0867 0,0418 0,13154 0.089 2001 0,0863 0,0431 0,12939 0.085 2002 0,0791 0,0359 0,1222 0.065 2003 0,0723 0,0274 0,1171 0.0754 2004 0,0731 0,0231 0,1230 2005 0,0886 - 0,0449 0,2221 2006 0,1260 - 0,1982 0,4503 3.2.1.2 Phân tích chỉ tiêu suất tiêu hao lao động a. Xác định quy luật về xu thế Dựa vào SPSS và tiêu chuẩn SSE min ta có hàm xu thế biểu hiện quy luật biến động của suất tiêu hao lao động là: Với : - hiệu suất tiêu hao lao động t- thứ tự thời gian b. Xác định mức độ biến động của hiệu suất tiêu hao lao động Với việc tính toán các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian, ta có Bảng18: Các chỉ tiêu tính tóan về mức độ biến động của suất tiêu hao lao động TT Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung bình 1 (người/tỷđ) 13.29 12.34 11.23 11.76 15.38 13.27 12.895 2 ( người/ tỷđ) - -0.95 -1.11 0.53 3.62 -2.05 - 3 ( người/tỷđ) - -0.95 -2.06 -1.53 2.09 -0.02 - 4 (%) - 92.85 91.00 104.72 130.78 86.28 99.97 5 (%) - -92.85 84.50 88.48 115.73 99.85 - 6 (%) - -7.15 -9 4.72 30.78 -13.72 - 0.03 7 (%) - -7.15 -15.5 -11.52 15.73 -0.15 8 ( người/ tỷđ) - 0.1329 0.1234 0.1123 0.1176 0.1538 - Chỉ suất tiêu hao lao động nói lên rằng: để tạo ra 1 tỷ đồng doanh thu thì cần phải tiêu hao bao nhiêu lao động Năm 1999 để tạo ra 1 tỷ đồng doanh thu thì nhà máy phải tiêu hao 13 lao động. Năm 2000 suất tiêu hao lao động là 12 lao động giảm 1 lao động so với năm 1999. Năm 2001 và năm 2002 số này giảm xuống còn 11 lao động/tỷ đ tức là vẫn giảm 1 lao động so với năm 2000, có thê thấy rõ đây là 2 năm lao động của nhà máy được sử dụng có hiệu quả nhất trong giai đoạn 1999-2004, đến năm 2003 là năm lao động sử dụng kém hiệu quả nhất , để tạo ra 1 tỷ đồng doanh thu nhà máy phải tiêu hao tới 15 lao động , số lao động hao phí tăng thêm 4 người so với năm 2002 hay tăng 30,78 % nhưng đến năm 2004 số này giảm xuống 2 (người/ tỷ đ) hay giảm 13,72% còn 13 (người/ tỷ đ). Trung bình giai đoạn 1999-2004 suất tiêu hao lao động trung bình của nhà máy là 13 ( người/ tỷ đ), tốc độ phát triển trung bình là 99,96% < 100% , tốc độ giảm trung bình là 0,03% điều này cho thấy lao động của nhà máy trong giai đoạn 1999-2004 được sử dụng một cách ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4675.doc
Tài liệu liên quan