Sự hình thành của thị trường chứng khoán dưới góc nhìn của Triết học Mác - Lênin

Tài liệu Sự hình thành của thị trường chứng khoán dưới góc nhìn của Triết học Mác - Lênin: ... Ebook Sự hình thành của thị trường chứng khoán dưới góc nhìn của Triết học Mác - Lênin

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Sự hình thành của thị trường chứng khoán dưới góc nhìn của Triết học Mác - Lênin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời giới thiệu CHƯƠNG I : C¬ së cña ®Ò tµi I.Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập 1. Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập 2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển 3.Ý nghĩa phương pháp luận II. Mâu thuẫn biện chứng giữa lợi ích của doanh nghiệp và nhà đầu tư – nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thị trường chứng khoán. 1.Người tiêu thụ cũng là người đầu tư 2. Doanh nhân lúc nào cũng cần tiền 3. Cơ sở trao đổi giữa doanh nghiệp và công chúng: đền bù rủi ro kinh doanh 4. Sự hóa giải cái trái ngược về lợi ích giữa doanh nhân và nhà đầu tư 5.Góp vốn và cho vay 6.Sự cần thiết của một người trung gian 7.Tính tất yếu của Sự hình thành thị trường chứng khoán 8.Toàn cảnh về thị trường chứng khoán CHƯƠNG II : SỰ RA ĐỜI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI CHƯƠNG III: BUỔI BAN ĐẦU CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I. Những thành tựu, kết quả ban đầu II . Thị trường chứng khoán - Những khuyết tật III. Các văn bản pháp luật CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lêi giíi thiÖu T rong sù ph¸t triÓn cña nh©n lo¹i, tõ nÒn v¨n minh n«ng nghiÖp ®Õn v¨n minh c«ng nghiÖp vµ v­¬ng tíi v¨n minh trÝ tuÖ, tiÒn tÖ ®ãng vai trß v« cïng quan träng trong tiÕn tr×nh Êy. Ngay tõ khi ra ®êi, c¸c h×nh thøc trao ®æi tiÒn, tÝch lòy, l­u th«ng tiÒn tÖ ®· kh«ng ngõng ®ùoc c¶i tiÕn ®Ó thóc ®Èy cho sù ph¸t triÓn cña kinh tÕ hµng hãa. C ho ®Õn khi dÞch vô Ng©n hµng ra ®êi th× ®ã h¼n lµ b­íc ®ét ph¸ lín lao ®Ó con ng­êi cã thÓ sö dông vµ tÝch lòy tµi s¶n an toµn, tiÖn lîi h¬n. Tµi chÝnh Ng©n hµng ph¸t triÓn xong khi mµ nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng ®· ph¸t triÓn cao th× d­êng nh­ ngµnh nµy vÉn ch­a ®¸p øng hÕt chøc n¨ng vÒ tµi chÝnh. §iÒu ®ã ®· t¹o tiÒn ®Ò cho sù ra ®êi cña mét lo¹i thÞ tr­êng. §ã lµ ThÞ tr­êng chøng kho¸n. T ¹i ViÖt Nam, kh¸i niÖm nµy xem ra cßn míi mÎ. ThÞ tr­êng chøng kho¸n ViÖt Nam còng chØ míi ®i vµo ho¹t ®éng tõ th¸ng 7 - 2000. Sè l­îng doanh nghiÖp tham gia còng chØ vµi chôc. Con sè nµy thùc sù cßn khiªm tèn tuy nhiªn trong thêi gian gÇn ®©y TTCK VN ®· cã nh÷ng b­íc tiÕn m¹nh mÏ. §· cã thªm rÊt nhiÒu doanh nghiÖp lín tham gia nh­ Vinamilk, Vietcombank,.. . ; l­îng cæ phiÕu còng nh­ gi¸ trÞ giao dÞch còng ngµy cµng t¨ng lªn. T rong sù ph¸t triÓn nhanh cña mét lo¹i thÞ tr­êng tiÒn tÖ, chóng ta cµng cÇn cã kiÕn thøc vÒ nã ®Ó ®¸p øng nh÷ng ®ßi hái míi cña nÒn kinh tÕ. Bµi tiÓu luËn nµy chØ xin ®Ò cËp ®Õn Sù ra ®êi cña thÞ tr­êng chøng kho¸n trªn ThÕ giíi vµ t¹i ViÖt Nam. Víi nh÷ng g× ®­îc ®­a ra, t«i hi väng nã sÏ ®em l¹i nh÷ng kiÕn thøc bæ Ých ®Ó chóng ta ®Òu biÕt ®­îc nguån gèc cña mét lo¹i thÞ tr­êng rÊt ®Æc biÖt vµ hÊp dÉn nµy. Sù ra ®êi cña nã trong lich sö nh©n lo¹i còng chÝnh lµ mét ph¹m trï triÕt häc mµ ta cÇn nghiªn cøu lµm râ. Ch­¬ng I: C¬ së cña ®Ò tµi I.Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập * Vai trò của Quy luật trong Phép biện chứng : Chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển. V.I.Lênin viết : Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những giải thích và một sự phát triển thêm” (V.I.Lênin: Toàn tập, t29, NXB Tiến Bộ, Matxcơva, 1981, tr240.) 1. Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan, tạo nên sự tồn tại của sự vật. Sự tồn tại của các mặt đối lập là phổ biến. Nếu sự vật không có mặt đối lập thì không tồn tại Mâu thuẫn biện chứng là các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong sự thống nhất, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Mâu thuẫn biện chứng quy định sự tồn tại của sự vật chứ không tiêu diệt sự vật, nó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập, sự chuyển hóa của các mặt đối lập tạo nên sự ra đời hay kết thúc của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan phổ biến. Như cơ học (hút – đẩy); Quang lý (hạt – sóng); hóa học (tổng hợp – phân hủy); sinh học (đồng hóa – dị hóa); xã hội (vật chất – ý thức); tư duy (biết – chưa biết). Theo F.Enghen: “Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thể thực hiện được, cũng chỉ vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này, vừa ở nơi khác, vừa cùng ở một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó”. (Chống Duy-ring, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984, tr201). Các mặt đối lập nhưng không trong một thể thống nhất, một chỉnh thể chỉ có thể tạo nên mâu thuẫn hình thức, không biện chứng. Sự thống nhất : hai mặt đối lập nương tựa, làm tiền đề cho nhau, không tách rời nhau. Cần phân biệt hai khái niệm: Đồng nhất và thống nhất Đồng nhất: là sự phát triển ngang nhau, các yếu tố giống nhau giữa các mặt đối lập Thống nhất: thể hiện đòi hỏi sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Sự đấu tranh: đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy định sự vận động và phát triển của sự vật chứ không phải tiêu diệt sự vật. Đấu tranh giữa các mặt đối lập trong thể thống nhất của sự vật, hiện tượng. 2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Chúng không tách rời nhau trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối. (Sđd, tr.379-380) Đấu tranh của các mặt đối lập làm thay đổi tất yếu các mặt và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng phát triển và đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập sung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ mất đi, sự vật mới thay thế. V.I.Lênin viết: Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giưa các mặt đối lập” (Sđd, tr.379). Tuy nhiên không có thống nhất giữa các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là không thể tách rời trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và thay đổi của sự vật. Do đó mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. 3.Ý nghĩa phương pháp luận Muốn nhận thức được bản chất cảu sự vật phải phát hiện ra mâu thuẫn, vì mâu thuẫn quy định bản chất sự vật. Phải thừa nhận mâu thuẫn tồn tại khách quan, để nhận thức đầy đủ sự vật phải nhận thức ít nhất hai mặt đối lập. Phân tích cụ thể trong tình hình cụ thể. Sự vật khác nhau, quá trình khác nhau, bản chất khác nhau thì mâu thuẫn cũng khác nhau, tránh rập khuôn, máy móc. Muốn thay đổi bản chất sự vật phải giải quyết mâu thuẫn, tránh cải lương, điều hòa. II. Mâu thuẫn biện chứng giữa lợi ích của doanh nghiệp và nhà đầu tư – nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thị trường chứng khoán. 1.Người tiêu thụ cũng là người đầu tư Là nam hay nữ, chúng ta đều cần cơm ăn, áo mặc, và nhiều thứ khác gọi là hàng hóa. Hàng hóa phải được chế tạo ra. Người làm ra chúng được gọi là nhà sản xuất hay doanh nhân hay doanh nghiệp. Doanh nhân cung ứng sản phẩm và chúng ta là người tiêu thụ. Để mua hàng, ta phải đi làm để có tiền, gọi là lợi tức hay thu nhập. Mua sắm đủ cho hôm nay, ta còn phải dành ít thu nhập để phòng cho ngày mai, nhỡ đau yếu, bệnh tật, đó là tiết kiệm. Tiền tiết kiệm chúng ta có thể cho người khác sử dụng bằng cách cho vay, hoặc hùn vốn. Nếu ta đưa tiền cho doanh nhân dùng tức là chúng ta đầu tư, vì với số tiền của ta, doanh nhân sẽ làm cho số tài sản hiện có được tăng thêm. Doanh nhân và ta cần có nhau. Doanh nhân sản xuất, ta mua hàng của họ rồi đầu tư vào họ vì họ sẽ sản xuất nhiều hơn cho ta và con cháu ta. Vì vậy, là người tiêu thụ nhưng cũng có khi chúng ta là người đầu tư. Những người như ta rất đông tạo nên một thành phần trong nền kinh tế gọi là công chúng. 2. Doanh nhân lúc nào cũng cần tiền Doanh nhân luôn luôn cần tiền của người đầu tư. Bởi vì doanh nhân phải bỏ tiền của chính mình ra, gọi là vốn, trong hai giai đoạn. Lúc đầu, mua sắm nhà cửa, máy móc, xe cộ để có công cụ sản xuất. Những thứ này dùng vài năm mới hỏng, nên tiền bỏ ra mua chúng gọi là vốn cố định. Về sau, doanh nhân tiếp tục bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu, thuê thầy thợ, trả điện nước để làm ra sản phẩm; tiền này gọi là vốn lưu động. Từ lúc bỏ tiền mua, rồi làm ra sản phẩm, đem đi bán đến khi thu tiền về bao giờ cũng phải mất đi một thời gian. Thí dụ, làm cái bánh chưng thì mất hai ba ngày; nhưng sản xuất một cái máy cày phải mất vài tháng mới bán được. Thời gian đó gọi là vòng quay vốn. Doanh nhân có thể có đủ vốn lưu động cho vòng quay đầu nhưng đến vòng thứ hai, thứ ba, họ phải đi vay vốn lưu động để duy trì sản xuất. Vòng quay càng dài thì càng phải vay nhiều. Vậy, lý do thứ nhất khiến doanh nhân luôn phải vay nợ là vì có vòng quay vốn mà họ lại không thể ngưng sản xuất được. Vốn đi theo vòng tròn, hết vòng này mới sang vòng khác; trong khi sản xuất lại đi theo đường thẳng. Tiền thu về gọi là doanh thu sẽ giúp doanh nhân trang trải 4 thứ: Lấy lại vốn lưu động Trả thuế Dành một khoản cấn trừ theo tỷ lệ của vốn cố định để sau này còn mua sắm chúng lại được, gọi là khấu hao tài sản cố định Thưởng cho mình vì công sức đã bỏ ra. Khoản tiền 3 và 4 gọi là lợi tức thuần, hay sau thuế hay lợi tức doanh nghiệp. Doanh nhân trả nợ xong thì có thể vay vốn lưu động tiếp; gọi là vốn vay hay tín dụng ngắn hạn, nghĩa là phải trả trong vòng một năm là tối đa. Bây giờ, vì hàng bán chạy, doanh nhân thấy cần tăng mức sản xuất, muốn có thêm hàng phải có thêm máy móc mới, gọi là đầu tư mở rộng. Lợi tức thuần không đủ để đầu tư mở rộng. Doanh nhân bắt buộc phải đi vay. Đây là lý do thứ hai vì sao họ phải đi vay. Tiền vay cho đầu tư mở rộng chỉ có thể trả từ từ bằng lợi tức thuần, vì nếu có bao nhiêu lợi tức thuần mà đem trả nợ hết thì không còn tiền cho vốn lưu động hay để thay thế máy móc cũ. Vì thế, vốn vay cho đầu tư mở rộng phải là vốn trung hạn, trả trong vòng từ 3-5 năm, hay vốn dài hạn, từ 5 năm trở lên. Doanh nhân càng cần vốn nhiều thì phải đi vay hay gọi vốn nhiều. Tùy số vốn ấn định, họ có thể là một Công ty cổ phần, là hình thức gom vốn cao nhất hiện nay 3. Cơ sở trao đổi giữa doanh nghiệp và công chúng: đền bù rủi ro kinh doanh Doanh nhân cần vốn ngắn, vốn dài, nhưng hàng làm ra có thể không bán được, bị hỏng, bị mất.... Hàng mất thì không có doanh thu. Cho nên công việc làm ăn của doanh nhân luôn luôn có rủi ro, gọi là rủi ro kinh doanh. Rủi ro này nằm ở 2 chỗ là thời gian để thu tiền về và khả năng tiền bị mất. Công chúng đầu tư vào doanh nhân thì cũng phải chịu rủi ro kinh doanh. Muốn lôi kéo họ, doanh nhân phải hứa hẹn. Lời hứa là nếu ai giao tiền để cho vay hay hùn vốn, thì sẽ được đền bù cho rủi ro kia và việc phải nhịn ăn, nhịn tiêu bây giờ. Mức đền bù sẽ bằng một khoản chênh lệch giữa số tiền cho bây giờ và trả sau này tính theo phần trăm trên số tiền được giao lúc đầu, gọi là lãi suất. Lãi suất là cái giá mà doanh nhân phải trả để mua tiền của người đầu tư. Các nhà kinh tế coi sự giao dịch giữa hai người gọi là một sự trao đổi (trade) Từ cơ sở ấy, một nguyên tắc được đặt ra cho sự trao đổi dựa trên lẽ công bằng là nếu rủi ro mất tiền cao thì lãi suất sẽ cao; việc nhịn ăn, nhịn tiêu được tính chung vào lãi suất ấy nhưng bị tùy thuộc vào việc doanh nhân có dễ tìm được một người đầu tư khác hay không. Lãi suất tiêu biểu cho rủi ro kinh doanh và là cái giá để mua bán tiền. 4. Sự hóa giải cái trái ngược về lợi ích giữa doanh nhân và nhà đầu tư Do nguyên tắc về lãi suất, sự trao đổi giữa doanh nhân và nhà đầu tư luôn là một sự giằng co giữa hai lợi ích khác nhau. Người đầu tư muốn lãi suất cao, thu tiền sớm. Doanh nhân lại muốn lãi suất thấp, mà lâu mới trả tiền; nhất là những người thực hiện những dự án lớn. Đó là đòi hỏi cực đoan giữa các bên. Giải quyết mâu thuẫn biện chứng này là công trình của loài người kéo dài qua nhiều thế kỷ và bằng hai cách chính. Cách đầu là để hai bên trao đổi với nhau qua trung gian là thị trường tiền tệ; chủ yếu do các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng thực hiện. Cách sau là qua thị trường tài chính, tức thị trường khoán. Khoảng cách xuất hiện của hai phương cách này khá dài. Thí dụ ở Mỹ, ngân hàng đầu tiên xuất hiện năm 1781 (Bank of North America) còn thị trường chứng khoán New York ra đời năm 1863. Sở dĩ như vậy là vì các yếu tố để hình thành phải đi đồng bộ với nhau và đi từ thấp lên cao. Chẳng hạn, muốn có thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phải làm ăn lời lãi, muốn đầu tư mở rộng hay đầu tư vào những dự án lớn (làm đường sá); lúc ấy họ mới cần thêm vốn nhiều. Về phía người đầu tư, họ cũng phải có thu nhập cao, có nhiều tiền để dành. Rồi tình hình kinh tế chung phải phát triển, luật pháp phải mở mang. Khi đã có các yếu tố chuẩn bị này thì hệ thống tài chính làm trung gian phải có phương tiện và kỹ thuật tương ứng giúp công chúng và doanh nhân trao đổi với nhau được. TTCK là một bước phát triển cao hơn của thị trường tiền tệ. Nó vận dụng các công nghệ của riêng nó, ăn khớp với các kỹ thuật của thị trường tiền tệ và của các doanh nghiệp để thu hút tiền tiết kiệm của công chúng rồi đưa cho doanh nghiệp. Và khi làm như thế, nó đồng thời hóa giải được đòi hỏi cực đoan của 2 bên, nhiều hơn tất cả những phương thức có trước đó. 5.Góp vốn và cho vay Trong xã hội, con người sống với nhau, con người giúp đỡ nhau về tinh thần và trao đổi với nhau thành quả công việc của mình. Sự trao đổi tạo nên sự chuyên môn hóa, còn gọi là phân công lao động. Nhờ chuyên môn hóa, con người tạo ra nhiều của cải hơn cái mà mình dùng. Vậy có dư thừa. Đã sống thì ai cũng lo cho ngày mai, nào mình, nào con cái, do đó, phải để dành. ấy là tiết kiệm. Có tiền tiết kiệm thì ai cũng muốn nó sinh sôi. Và chỉ có 2 cách: lấy số tiền đó đứng ra làm ăn buôn bán; hoặc đưa cho người khác. Người tính chuyện làm ăn lâu dài sẽ lập một cơ sở sản xuất. Đó là đầu tư. Người đầu tư trong đa số trường hợp, bao giờ cũng được hưởng lợi tức từ số tiền đã bỏ ra. Đó là sự đền bù vì đã nhịn ăn, nhịn tiêu, bỏ công sức và chịu rủi ro kinh doanh. Mất mát càng cao thì sự đền bù càng nhiều. Những người này là doanh nhân. Lợi tức doanh nhân hưởng thường là từ 20% trở lên cho ngành sản xuất, cao hơn nữa cho ngành buôn bán; riêng ngành tài chính thường phải hơn 30%. Mức lợi tức đó được tính theo hàng năm dựa trên số chi phí bỏ ra và doanh thu lấy về. Doanh nhân là người có óc phiêu lưu, lại được trời cho cặp mắt nhìn ra được các cơ hội để kiếm tiền. Và vì thế họ là người tài ba. Những ai không tài ba mà cũng muốn tiền để dành sinh lãi thì - nghe lời hứa của doanh nhân - đưa tiền cho doanh nhân, gọi là hùn vốn để cuối năm được chia lời, số tiền đưa vào sẽ lấy về mươi mười năm sau khi doanh nghiệp giải thể. Đó là sự hùn vốn, hay đầu tư bằng cách góp vốn. Khi hùn vốn thì có năm không được chia gì nếu doanh nghiệp làm ăn không có lời hay quyết định không chia lời. Tiền chia lời do góp vốn gọi là cổ tức. Có nhiều người ngại cách hùn vốn. Họ muốn tiền đưa ra tháng nào cũng phải có lãi về, và bao lâu nhất định lấy lại số gốc. Do đó, họ cho doanh nghiệp vay. Tiền cho vay phải có tài sản bảo đảm sẽ trả nợ. Từ đó có cách vay có tài sản thế chấp hay không. Đó là đầu tư bằng cách cho vay. Cho vay thì không sợ mất tiền nên lãi được hưởng sẽ không cao như khi góp vốn. Góp vốn hay cho doanh nghiệp vay gọi là tài trợ. Tài trợ là một sự trao đổi. Người đầu tư và doanh nhân là 2 trụ cột cho sự phát triển của một nước. Công chúng đưa tiền cho doanh nhân để người này làm cho sản xuất gia tăng. Nhờ sự gia tăng ấy, ai cũng có công ăn việc làm, và lợi tức của nhiều người lên cao. Có lợi tức cao, người ta để dành nhiều hơn khiến cho đầu tư sẽ cao hơn. Động lực cho cái vòng này là sự mong muốn được giàu có hơn và vì lo cho ngày mai. Tuy nhiên, để cho vòng quay giữa hai bên được dễ dàng, ít tốn kém và nhanh chóng thì phải có một người làm trung gian. Người trung gian đó là ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, còn gọi là hệ thống tài chính. 6.Sự cần thiết của một người trung gian Khi công chúng là một số đông trao đổi với doanh nhân cũng là một số đông, thì cả hai bên cần đến một người trung gian. Đây là một diễn tiến tự nhiên. Trước hết, khi hai bên trao đổi thì số tiền đi về sẽ rất lớn, không ai một mình cất giữ được, đạo chích lại thăm ngay; phải có một nơi an toàn cất giữ. Một nơi nào đó cất giữ nhiều tiền của nhiều người thì - vì sự tiện lợi của cả 3 - họ sẽ đứng thay mặt người này đưa tiền cho người kia. Đó là hệ quả của việc cất giữ. Có người khách đứng ra đưa tiền đi, lấy tiền về cho mình, bớt một việc lỉnh kỉnh nên ai cũng thích. Vậy phải trả cho nơi cất giữ và thanh toán kia một khoản nhỏ cho phí dịch vụ hay tiền hoa hồng. Và bên kia được cả hai bên nhìn nhận là trung gian. Đó là các ngân hàng thương mại. Từ hình thức này sang hình khác, lúc đầu chủ yếu đáp ứng đòi hỏi của khách hàng, ngân hàng đã xuất hiện trong những hình thức và khuôn khổ hoạt động khác nhau tạo nên hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính sẽ phục vụ công chúng và doanh nhân trong nhiều lĩnh vực ngoài việc cất tiền và thanh toán. Thí dụ, về phía công chúng, khi cho vay hay góp vốn vào doanh nghiệp, họ cần biết các thông tin. Nếu góp vốn, họ phải xem doanh nghiệp làm ăn ra sao. Cho vay cũng phải biết họ trả nợ được không; có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt nhanh chóng và ít hao hụt không; gọi là thanh khoản. Sau đó, phải ký với doanh nghiệp hợp đồng về góp vốn và cho vay. Công chúng không có đủ chuyên môn để làm những việc trên và phải nhờ người trung gian. Hệ thống tài chính với chuyên môn và phương tiện của mình sẽ làm thay cho công chúng. Về phía doanh nghiệp, tiền của công chúng sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm. Nhưng khi có hàng trong tay, họ sẽ lo hàng mất rồi giá có thể sẽ lên xuống. Giúp doanh nhân thoát khỏi các lo ngại này, đấy cũng là công việc của hệ thống tài chính. 7.Tính tất yếu của Sự hình thành thị trường chứng khoán Nhìn chung thị trường chứng khoán đều hình thành một cách tự phát dưới tác động của hàng loạt yếu tố khách quan sau: Sự phát triển ngày càng tăng của phân công lao động xã hội. Quá trình chuyên môn hóa theo ngành ngày càng cao thì sẽ đòi hỏi sự giao lưu, luân chuyển các yếu tố sản xuất, trong đó sự luân chuyển các nguồn vốn giữa các doanh nghiệp, các ngành, mà công cụ thuận lợi nhất để thực hiện sự giao lưu này là cổ phiếu và trái phiếu. Việc buôn bán này chủ yếu được thực hiện trên thị trường chứng khoán. Để thực hiện lưu chuyển các giấy tờ vay nợ một cách nhanh chíng tư chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác nhằm thỏa mãn nhu cầu bán và mua của người sở hữu chúng và muốn sở hữu chúng. Sự xuất hiện của cung và cầu về thị trường chứng khoán vào cùng một thời điểm đã tạo ra một nét độc đáo của nền kinh tế - đó là sự ra đời của thị trường chứng khoán. Do quá trình phân công lao động quốc tế và nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng hòa nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới cho nên phải có thị trường chứng khoán để thực hiện việc giao lưu đầu tư quốc tế, huy động vốn Quốc tế cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế mỗi Quốc gia phù hợp với trào lưu kinh tế quốc tế. Những lý do cơ bản nói trên đã dẫn tới sự xuất hiện của thị trường chứng khoán. Đó là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường phát triển. 8.Toàn cảnh về thị trường chứng khoán Vẽ lên một bức tranh toàn cảnh cho TTCK, ta có 4 vòng tròn đồng tâm. Tâm điểm là chính quyền, Vòng 1 nhỏ nhất ở trong cùng, là doanh nghiệp. Vòng 2 là thị trường tiền tệ. Vòng 3 là thị trường chứng khoán. Và vòng 4 là công chúng. Hai vòng làm trụ cột cho nền kinh tế của một nước là vòng 1 và vòng 4. Thoạt đầu, những người ở hai vòng này trao đổi với nhau qua vòng 2. Phát triển hơn lên, họ trao đổi thêm với nhau qua vòng 3. Thị trường chứng khoán là một mạng lưới người bán và người mua cổ phiếu sở hữu các công ty. Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán xuất hiện ở nhiều nước. Chúng hoạt động vì mục đích phát triển kinh tế bằng cách huy động vốn và đầu tư trong nền kinh tế quốc dân, bằng việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Thị trường chứng khoán cho phép những người tiết kiệm lớn và nhỏ trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra của cải bằng cách nhận thu nhập trực tiếp từ những công ty kinh doanh thành đạt, dưới dạng lợi tức và tăng vốn. Mặt khác, các doanh nhân giỏi, có ý tưởng hay với sản phẩm và dịch vụ tốt có thể tiếp cận một nguồn vốn khổng lồ thông qua thị trường chứng khoán: đó là thế hai bên cùng có lợi của những người có nguồn lực tài chính nhưng không biết đầu tư một cách hiệu quả và những doanh nhân biết cách cung cấp dịch vụ và sản phẩm mà thiếu vốn. Đây cũng chứng tỏ là một cách hiệu quả để xã hội hoá đầu tư, sản xuất và phân phối thu nhập. Qua phần trên, chúng ta tuy chưa thu được những kiến thức chuyên sâu về thị trường này xong đơn giản, tôi chỉ muốn làm rõ một điều đó là: khi trong xã hội nhu cầu đầu tư của công chúng lớn đến mức ngân hàng thương mại không thể đáp ứng nổi thì tất yếu Thị trường chứng khoán ra đời. Nó đã giải quyết căn bản mâu thuẫn biện chứng về lợi ích giữa doanh nghiệp và công chúng. Nói một cách đơn giản là nhà đầu tư “chọn được mặt, gửi được vàng”, sau đó còn có lợi nhuận cao; doanh nghiệp lại có thêm một kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả đồng thời lại có người chia sẻ bớt rủi ro. Cả hai bên đến với nhau và đều tìm thấy lợi ích. Đó là điều quan trọng, mấu chốt. CHƯƠNG II : SỰ RA ĐỜI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI Thực ra sự gặp nhau giữa cung và cầu chứng khoán buổi ban đầu không được pháp luật thừa nhận, cho nên những cuộc trao đổi mua bán chứng khoán chỉ diễn ra một cách lén lút ở những quán cà phê hoặc ở những gốc cây cổ thụ nào đó. Mãi đến năm 1973, ở London mới có ngôi nhà tạm để giao dịch chứng khoán và 10 năm sau nó mới được đặt tên là Sở giao dich chứng khoán Hoàng gia London (London Royal stock Exchange). Xét về mặt lịch sử thì việc ra đời của thị trường chứng khoán London còn sau thị trường chứng khoán Frankfurt. Ở đây, ngay từ cuối thế kỉ 16 người ta đã tụ tập để mua kỳ phiếu. Vào năm 1595, thị trường chứng khoán Frankfurt ra đời, sớm nhất trong 160 thị trường chứng khoán trên thế giới. Nhưng mãi đến năm 1724 mới có được một sở giao dịch chứng khoán ở Pái và vào năm 1805, Napoleon mới xây dựng lâu đài Brongniart làm nơi giao dịch chứng khoán chính thức. Sở giao dịch chứng khoán New York Theo nhiều tài liệu còn lưu giữ cho biết mãi đến ngày 17 – 5 – 1792 mới có một thỏa thuận giữa 24 nhà môi giới về việc môi giới chứng khoán. Chính văn kiện đã khai sinh ra thị trường chứng khoán New York. Năm 1817, việc mua bán chứng khoán được thực hiện tại một văn phòng trong quán café Tontine. Sau đó dời về 40 phố Wall và ở đó gọi là cơ quan của hội đồng mua bán chứng khoán New York, rồi đến năm 1863 đổi tên là sở giao dịch chứng khoán New York. Đến 1903, sở giao dịch chứng khoán New York dời về góc đường giữa Brood str và Wall str, ngày nay nơi đây được coi là trung tâm tài chính lớn nhất Thế giới. Ở Nga, thị trường chứng khoán được thành lập năm 1703 ở Pêtecbua nhưng thực ra chưa hoạt động gì, mãi đến thế kỉ 19 mới trở nên sôi động. Đến 1914 đã có trên 115 sở giao dịch chứng khoán ở Nga, vào chiến tranh Thế giới I (1914-1918) các giao dịch chứng khoán đóng cửa. Ngày 29 – 12 – 1921, sở giao dịch chứng khoán hàng hóa Matxcơva được thành lập. Ở Nhật Bản, thị trường chứng khoán Tokyo thành lập năm 1878. Đến năm 1977, Nhật có tới 6 triệu người mua cổ phiếu và được coi là nước đứng thứ 2 về số người mua cổ phiếu sau Mỹ. Qua đó chúng ta đã thấy sự ra đời của thị trường chứng khoán là như thế. Điều đó cũng chứng minh được sức mạnh của thị trường chứng khoán về nhiều mặt. CHƯƠNG III : BUỔI BAN ĐẦU CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Sau một thời gian thử nghiệm, thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 18-7-2000 và bắt đầu sự khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20-7-2000. Đó là một sự kiện có tính lịch sử, thể hiện sự nhất quán trong đường lối đổi mới kinh tế - phát triển đồng bộ nền kinh tế thị trường và khẳng định xu thế hợp tác chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển thị trường chứng khoán, Đảng ta chủ chương xây dựng và phát triển Trung tâm giao dịch chứng khoán – giai đoạn đầu của sở giao dịch chứng khoán – thực hiện nhiệm vụ “xây dựng từ thực tiễn và thông qua thực tiễn đất nước, tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh”, tạo lập một thị trường chứng khoán thích hợp với trình độ phát triển và đòi hỏi của nèn kinh tế đất nước. I. Những thành tựu, kết quả ban đầu Trong năm đầu giao dịc, thị trường chứng khoán chỉ có 5 loại cổ phiếu niêm yết. Sau 2 năm, tổng giá trị chứng khoán giao dịch thị trường là 835 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch theo phương thức khớp lệnh là 1578,3 tỷ đồng, với 345 phiên giao dịch, giá trị giao dịch bình quân/phiên: 5,51 tỷ đồng. Lúc đầu thị trường chứng khoán giao dịch 1 tuần/3 phiên, sau nâng lên 1 tuần/5 phiên. Tính đến cuối năm 2001, có thêm 5 loại cổ phiếu và 11 loại trái phiếu chính phủ, và vào 5 tháng đầu năm 2002, tăng thêm hàng hóa cho thị trường, bằng cách đưa thêm 7 loại cổ phiếu mới và 8 loại trái phiếu Chính phủ. Trong năm đầu thử nghiệm. qua 146 phiên giao dịch, giá thị trường các loại cổ phiếu liên tục tăng, có loại tăng thấp nhất là 2,3 lần và cao nhất leen tới 5,6 lần; nếu so với mênh giá cổ phiếu thì có loại đã tăng lên 10-12 lần. Các nhà đầu tư đã mở 5140 tài khoản để kinh doanh tại các công ty chứng khoán. Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch hơn 13 triệu, tổng giá trị giao dịch hơn 625 tỷ đồng. Trái phiếu chính phủ, ngay từ đầu đã xác định là loại hàng hóa chủ đạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời kỳ thử nghiệm. Tổng giá trị trái phiếu niêm yết giao dịch trong năm đầu là 1257,7 tỷ đồng, trong đó đại bộ phận là trái phiếu Chính phủ (chiếm 88%), là một khối lượng niêm yết khá lớn, nhưng tổng giá trị giao dịch trái phiếu thì thực hiện được quá thấp, chỉ gần 123,2 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là giao dịch theo phương thức thỏa thuận tới 90,2% và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bé. Tổng giá trị trái phiếu giao dịch khớp lệnh trong 2 năm là 12 tỷ đồng và giao dịch thỏa thuận 111,2 tỷ đồng, chỉ chiếm 6,7% tổng giá trị chứng khoán giao dịch trên thị trường. Như vậy sau thời gian đầu thử nghiệm, chúng ta đã đạt được những thành công bước đầu rất quan trọng, tạo một thị trường an taòn, công bằng và ổn định – tạo lập một kênh huy động vốn mới cho nền kinh tế, có sức phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần. II . Thị trường chứng khoán - Những khuyết tật Thị trường chứng khoán có tính hai mặt. Nó không chỉ tồn tại mặt tích cực như đã nói ở trên mà còn chứa đựng những khuyết tật cần khắc phục. Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm, dễ biến động, chao đảo. Những nguyên nhân đưa đến sự chao đảo, chấn động thậm chí sụp đổ của thị trường chứng khoán chính là do: Đây là nơi mà bọn đầu cơ hoạt động mạnh, với các thủ đoạn gian xảo như: phao tin đồn nhảm, gian lận thông tin; nâng giá ép giá nhà đầu tư; mua bán nội gián, mua khồng chứng khoán để kiếm chênh lệch giá, lợi nhuận siêu ngạch,… C.Mác đã chỉ ra rằng, trong chế độ Tư bản chủ nghĩa, sở giao dịch chứng khoán là con quỷ hút máu người. Do chi phối của đồng tiền mạnh của các nước có nền kinh tế phát triển, đồng tiền các nước nghèo phải phụ thuộc vào các đồng tiền mạnh. Với chính sách thả nổi đồng tiền, nếu các nước giàu phá giá đồng tiền của họ sẽ khiến cho hàng hóa của họ bán rẻ hơn hàng của các nước có nền kinh tế kém, do đó các nước nghèo sẽ bị lệ thuộc nhập khẩu. Vì thế, các nước này sẽ lâm vào tình trạng kinh tế trì trệ, hàng hóa không bán được, giá chứng khoán của các công ty sụt giảm. Người cầm giữ chứng khoán, sợ mất vốn đua nhau bán chứng khoán càng khiến cho thị trường rối loạn Khi công ty, doanh nghiệp gặp lhó khăn, phá sản buộc ngân hàng bảo lãnh trả nợ thay, càng khiến cho ngân hàng bị phá sản nhanh hơn – kéo theo chấn động của thị trường Thế giới trong đó có thị trường chứng khoán. Nợ nước ngoại của các nước nghèo đến hạn không trả được, các chủ nợ nước ngoài rút vốn, khiến cho thị trường chứng khoán bấp bênh, trao đảo. Họ đua nhau bán chứng khoán để thu hồi vốn, khiến thị trường chứng khoán thêm hỗn oạn, giá chứng khoán tụt nhanh và các công ty chứng khoán, các ngân hàng kinh doanh nghiệp vụ thị trường mở bị phá sản trước. Lạm phát tiếp diễn nặng nề với quy mô và tốc độ cao hơn, vì khi ngoại tệ đưa vào bằng vay nợ nước ngoài, thì bản tệ cũng tăng lên tương ứng, trong khi chính phủ vẫn duy trì bội chi ngân sách và chưa khắc phục được lạm phát. Khi đến hạn trả nợ người ta đua nhau mua ngoại tệ, quan hệ tỷ giá biến động theo hướng đồng tiền trong nước mất giá nhanh so với ngoại tệ. Đồng thời khi nhà đầu tư rút vốn về (bằng ngoại tệ) thì bản tệ đã tung ra trước đây để mua số ngoại tệ đầu tư vào vẫn nằm lại trên thị trường, gây áp lực lớn đối với hàng hóa và dịch vụ. Sản xuất đình đốn, không đáp ứng đủ cầu hàng hóa đã khiến lạm phát tăng, bản tệ sụt giá nhanh, thị trường chứng khoán sẽ nhanh nhạy phản ánh mức độ khủng hoảng của nền kinh tế - tài chính ấy. Tóm lại, thị trường chứng khoán là một thị trường cần thiết, là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, Nhưng bản thân nó là một thể chế tài chính bậc cao, hoạt động theo một cơ chế riêng biêt, bên cạnh mặt tích cực, luôn tồ tại một số yếu tố tiêu cực như hành vi mua bán nội gián, thao túng thị trường, thông tin sai sự thật, neo giá, giữ giá, rớt giá, v.v. mà thị trường vừa qua ddax không tránh khỏi, đó là một số biểu hiện không lành mạnh. Nó như con dao 2 lưỡi: vừa thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư tích kũy và kinh tế thị trường phát triển; vừa có tác động tiêu cực, gây rối loạn nền kinh tế. Chính vì vậy việc nhà nước ta xây dựng và không ngừng hoàn thiện khung luật pháp cho loại hình thị trường này là vô cùng cần thiết. Điều đó có ý nghĩa quan trọng, quyết định trong việc duy trì bảo đảm một thị trường chứng khoán công bằng, ổn định, có hiệu quả và thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư – phù hợp với đườn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0115.doc
Tài liệu liên quan