Sự phát triển của kinh tế tri thức & những tác động của nó đối với sự phát triền kinh tế - Xã hội ở Việt Nam

sự phát triển của kinh tế tri thức và những tác động của nó đối với sự phát triền kt-xh ở việt nam Lời mở đầu Chúng ta đang sống , làm việc và học tập dưới một xã hội phát triển , văn minh và tiến bộ . từ thập kỷ 80 đến nay do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại , đặc biệt là công nghệ thông tin , công nghệ sinh học , công nghệ năng lượng và công nghệ vất liệu mới .... nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc , mạnh mẽ về cơ cấu , chức năng và phương thức hoạt động .Đây

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Sự phát triển của kinh tế tri thức & những tác động của nó đối với sự phát triền kinh tế - Xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không phải là sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt của lịch sử có ý nghĩa trọng đại : nền kinh tế chuyển tử công nghiệp sang kinh tế tri thức , nền văn minh loài người chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh tri tuệ . Người ta thường nói đến nền kinh tế tri thức khi hàm lượng tri thức trong hàng hoá và dịch vụ tăng cao , khi tri thức khoa học trở thành công nghệ hiện đại , khi công nghệ thông tin và viễn thông là phương tiện có ý nghĩa quyết định cho nghiên cứu và sản xuất kinh doanh ...thế giới đang nói nhiều đến nền kinh tế tri thức , đến vấn đề hội nhập và toàn cầu hoá . nhiều quốc gia đã xây dựng những chiến lược phát triển nhằm tạo tiền đề quan trọng để tận dụng thời cơ đưa đất nước đi vào nền kinh tế tri thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập . Kinh tế tri thức là một khái niệm khá mới mẻ . việc làm rõ những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về kinh tế tri thức như một xu hướng toàn cầu , đặc biệt là xác định đầy đủ thời cơ và thách thức đối với nước ta là một việc hết sức cần thiết . hiện nay việt nam còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập trên con đường xây dựng nền kinh tế tri thức . cho đến nay vẫn chưa đủ thực tiễn để có một hệ thống lý thuyết trọn vẹn , đầu đủ , nêu rõ được quy luật của quá trình hình thành , vận động cũng như cơ chế tối ưu của nền kinh tế tri thức. vì vậy đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu vấn đề này để hiểu và vận dụng nó . đây là thành tựu quan trọng của loài người mà CNXH cần phải nắm lấy và tiếp thu . Nội dung chính I . cơ sỏ của quá trình nghiên cứu : 1.cơ sở lí luận : dựa vào mối quan hệ biện chứng giữa vất chất và ý thức làm cơ sở lý luận cho quá trình nghêin cứu . chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vất chất và ý thức thì: vất chất có trước , ý thức có sau , vất chất là nguồn gốc của ý thức , quyết định ý thức , song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người vì vậy con người phải tôn trọng khách quan , đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình . V.I.LÊNIN đã định nghĩa : vật chất là một phạm trù của triết học dùng để thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác , được cảm giác của chúng ta chép lại , chụp lại , phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác . còn ý thức la sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động , sáng tạo ; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan . Vì vậy mà vật chất quyết định sự ra đời của ý thức , ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất . vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi , ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người , là hình ảnh của thế giới khách quan . nhưng ý thức không phụ thuộc hoàn toàn vào vật chất mà ý thức có tính độc lập tương đối với vật chất . do tính năng động sáng tạo nên ý thức có thể tác động trở lại vật chất , góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người . Tôn trọng khách quan là tôn trọng khách quan của vật chất , của các quy luật tự nhiên và xã hội . điều này đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi họat động của mình . V.I.LÊNIN đã nhiều lần nhấn mạnh không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách , không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng . nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan , nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế , lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí . Phát huy tính năng động chủ quan tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức , vai trò tích cực của nhân tố con người . ý thức muốn tác đông tác động trở lại đời sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất , nghĩa là phải được con người thực hiện thông qua thực tiễn . sự tác động của ý thức phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu nhận thức cho được quy luật khách quan , biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan , phải có ý chí , phương pháp để tổ chức hoạt động Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan của đối tượng , trên cơ sở ấy , con người xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng hoạt động phù hợp . sau đó con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hiện tổ chức các hoạt động thực tiễn . cuối cùng bằng sự nỗ lực và ý chí mạnh mẽ của mình con người có thể thực hiện được mục tiêu đề ra . ý thức và tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn , sâu sắc thế giới khách quqan , vì đó là cơ sở quan trọng cho việc xác định mục tiêu , phương hướng và biện pháp chính xác . ngược lại , ý thức và tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai lầm và thất bại khi con người phản ánh sai quy luật khách quan . vì vậy , phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức , phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan ; đồng thới phải khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ , thái độ tiêu cực , thụ động ,ỷ lại . Từ lý luận của chủ nghĩa mác- lênin và từ kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng , đảng Cộng Sản việt nam đã rút ra bài học quan trọng là : “ mọi đường lối , chủ trương của đảng phải xuất phát từ thực tế , tôn trọng quy luật khách quan” 2.cơ sở thực tế : kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực , trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân ở bắc mĩ , ở một số nước tây âu nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành . hiện nay riêng ở những nước này kinh tế thông tin ( những ngành kinh tế dựa chủ yếu vào công nghệ thông tin ), trong đó kinh tế tri thức là chủ yếu , đã chiếm khoảng 45%-50% GDP . trong các nước OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ) kinh tế tri thức đã chiếm hơn 50%GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động . về nguyên lý chung sự suất hiện của kinh tế tri thức không vượt ra khỏi sơ đồ của mác về sự tiến hoá của lịch sử thông qua ba hình thái kinh tế . dưới đây là lược đồ ba hình thái kinh tế của mác : hình thái thứ I hình thái thứ II hình thái thứ III định vị trong sơ đồ kinh tế tự nhiên tương dương với nền kinh tế nông nghiệp vầ xã hội nông dân cổ chuyền hình thái thị trường tương đương với nền kinh tế thị trường của thời đại công nghiệp cơ khí và xã hội công nghiệp Hình thái cộng sản chủ nghĩa tương đương với nền kinh tế có trình độ phát triển cao (kinh tế tri thức có thể là một cách diễn đạt ) xã hội tự do chân chính phương thức tồn tại tự cấp tự túc , khép kín trong một cộng đồng nhỏ cách biệt phân công và trao đổi bị giới hạn bởi các biên giới và các quốc gia phân công và trao đổi phổ biến thông qua mạng liên kết toàn cầu không có biên giới lợi thế phát triển chủ yếu tài nguyên thiên nhiên công cụ kỹ thuật nằng suất lao động vật hoá tri thức của con người ( khoa học và công nghệ ), kỹ năng lao động cơ sỏ quyền lực sự lệ thuộc cá nhân trực tiếp dựa vào sở hữu ruộng đất sự lệ thuộc vào vật thông qua tư bản (lao động vật hoá ) tự do cá nhân dựa vào sự phát triển toàn diện và không hạn chế của họ Nguồn : C.MáC. các bản thảo kinh tế 1875-1861. trong C. mác -engel . toàn tập . tập 46. phần I . nhà xuất bản chính trị quốc gia . hà nội 1998 Các nước phát triển là những nước đi đầu và dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế tri thức nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của nó trong việc nâng cao hiệu quả của sự cạnh tranh và hiệu suất của nền kinh tế các nước phát triển đều đã chú trong rất sớm đền chuyển sang nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức . ở các nước phát triển thì công nghệ thông tin đang chuyển sang một giai đoạn cao hơn . VD: ở mĩ đang hình thành thế hệ INTERNET 2 , ở CHÂU ÂU đang thực hiện chuyển đổi sang mạng máy tính dữ liệu tốc độ cao và cũng áp dụng thế hệ máy tính tiếp theo của INTERNET . Xuất phát từ lập luận : yếu tố cốt lõi của nền kinh tế tri thức là tri thức và tri thức chỉ có được ở con người . sau đây là tình hình phát triển kinh tế tri thức ở các nước phát triển (mỹ , các nền kinh tế EU , nhật bản ). Tình hình ở Mỹ : vào 2/1997 trong thông điệp về tình hình đất nước tổng thống bill clintơn đã chính thức sử dụng tên gọi kinh tế tri thức theo định nghĩa của tổ chức OECD . trong những năm gần đây nền kinh tế mỹ đã bắt đầu lộ ra khuôn mặt của thời đại kinh tế tri thức như chỉ tiêu cho phát triển nhân tài kiểu tri thức chiếm hơn 7% GDP , đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&Đ) chiếm khoảng 2,8%GDP hướng vào việc sáng tạo cái mới , thương mại hoá số lượng lớn các thành quả của kỹ thuỵât cao để thúc đẩy tăng trưởng trong đó ngành sản xuất phần mềm có hàm lượng tri thức cao được lấy làm đại diện chính cho các nguồn tăng trưởng . VD: trong 3năm gần đây tỉ lệ đóng góp ngành sản xuất điện tử - tin học vào tăng trưởng kinh tế mỹ đã lên 45% ,. Hàng loạt các dịch vụ mới như : tài chính , bảo hiểm , thông tin thương mại điện tử ....đã xuất hiện và hình thành nhanh chóng trên thị trường , trên cơ sở máy tính hoá các công nghệ thông tin và phương tiện giao tiếp mới ... ở mỹ sức mạnh thương mại điẹn tử hoàn toàn coá thể chặn được , bắt đầu mở cửa từ năm 1991 thương mại điện tử mỹ được dự báo đến năm 2002 thông qua INTERNET sẽ đạt tới 327 USD tương đương 2,3%GDP và sẽ nhẩy vọt 6%GDP vào năm 2005 . kết cấu việc làm thay đổi không ngừng khai thác và phát triển những lĩnh vực việc làm mới dưới tác động của nền kinh tế tri thức .nhờ những biến đổi trên . trong gần 10 năm qua nền kinh tế mỹ có tốc độ tăng trưởng 3%, lạm phát dưới 2% , thất nghiệp 4,5% , lương thực tế ngày càng tăng đặc biệt là lợi nhuận thực tế của các công ty mỹ tăng 70% so với năm 1990 . Nền kinh tế EU : cũng đang từng bước tạo cho CHÂU ÂU một diện mạo công nghệ cao và theo các nhà khoa học eu đây là cách tạo ra nền kinh tế tri thức . CHÂU ÂU đang đi tiên phong trong việc áp dung thế hề tiếp theo của INTERNET mặt khác phát huy ưu thế của liên minh kinh tế tiền tệ , EU đã tạo ra một thị trường thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ CHÂU ÂU trong việc phát triển điên thoại di động . do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 2,7% nhưng chỉ tiêu cho dịch vụ viễn thông tăng 9% , đầu tư vào công nghệ thông tin tăng 11% tương đương 196tỉ USD . tỷ trọng của các ngành công nghệ cao trong tổng giá trị công nghiệp chế biến ở CHÂU ÂU đã tăng nhanh ( trong thời kỳ 1970-1994: ở đức tăng 15,3% lên 20,1 % , ở Pháp 12,7% lên 18,7% . mức tăng trưởgn xuất khẩu trong các ngành công nghệ cao cũng khá nhanh : ơ ANH từ 17,1 % lên 36,2%, ở pháp từ 14% lên 24,2% ) ở Nhất bản : người ta đã nhận thức sâu sắc vai trò của phần mềm , các mạng lưới máy tính tốc độ cao và các hoạt động liên quan đến mạng NET đối với nền kinh tế nhật bản tương lai . tuy nhiên trước sức ép về sự tăng trưởng cao của nền kinh tế mỹ , nhật đã chú ý đến vai trò của công nghệ cao và công nghệ thông tin : khuyến khích các công ty đầu tư mạo hiểm vào các nhành công nghệ mới và nhà nước thực hiện sửa đổi thuế cho các công ty tránh được những dủi do và thiệt hại từ các vụ đầu tư này . đối với giáo dục , nhật cải cách cấp I để giảm bớt thói quen học thuộc lòng và tăng tính sáng tạo cho học sinh cũng như tăng cường việc sử dụng máy tính trong nhà trường .đầu tư vào công nghệ thông tin mới chỉ đạt 2% GDP xoá thếu đánh vào các sản phẩm máy tính và phần mềm , được các công ty sử dụng để thúc đẩy giao dịch mua và bán với khách hàng và các dịch vụ mới nhằm tăng mức tiêu thụ máy tính và sử dụng INTERNET. Quan điểm phát triển kinh tế tri thức ở các nước phát triển : ở mỹ người ta gọi nền kinh tế tri thức là “ nền kinh tế mới “hay là “ nền kinh tế thế kỷ 21”. Mà về thực chất đó là nền kinh tế được dẫn dắt bởi tiến bộ kỹ thuật bởi sự tiến bộ của cuộc cách mạng thông tin đang ngày càng tăng tốc và công nghệ sinh học đang tiến sát đến ngưỡng cửa của các tác động lớn về kinh tế . do đó nước mỹ đang kích thích làn sóng phát triển sáng chế từ INTERNET đến công nghệ sinh học cho tới nhữnh công nghệ phát triển nhất mà hiện nay gần như được thương mại hoá toàn bộ để đưa nước mỹ tiến vào thế kỷ 21 . nắm bắt được xu hướng toàn cầu hoá và sự chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức , giới cầm quyền ở mỹ đã chủ động vạch ra những ý tưởng cho chiến lược để phổ biến và phát triển nền kinh tế tri thức . mỹ cho rằng mạng INTERNET sẽ trở thành phương tiện buôn bán sống động của mỹ trong vòng 10 năm từ nay trở về sau và sau đó . khẳng định lập trường phải chủ động năm bắt cơ hội và tích cức phát triển nền kinh tế tri thức , các nước phát triển khác noi gương mỹ , đã tích cực các biện pháp đón chờ cơ hội và thách thức của quá trinh bước sang thời đại kinh tế tri thức . năm 1994 : chính phủ CANADA đã đưa ra báo cáo “ chính sách ,con người và hế hoạch “ với tiêu đề phụ là chuẩn bị quá độ sang nền kinh tế trị thức , đề cập tới vai trò của khoa học công nghệ trong quá trình chuyển từ nền kinh tế dựa vào tài nguyên , lao động và tư bản sang nền kinh tế dựa vào tri thức . tháng 6/1994 khi bàn về chính sách cạnh tranh của EU “ EU đã đề ra kế hoạch tiếp tục phát triển kỹ thuật sinh học , tài nguyên năng lượng , môi trường ....giúp EU bước vào một thời kỳ mới . II. thực trạng của quá trình nghiên cứu kinh Kinh tế tri thức ở việt nam : 1.thành công và ưu điểm : 1.1. xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ ở việt nam trong quá trình hội nhập : một nền kinh tế độc lập tự chủ trong mô hình kinh tế hướng nội có đặc trưng là đảm bảo các nhu cầu thiết yếu trong nước để không lệ thuộc vào bên ngoài từ hoạch định chiến lược chính sách đến các hàng hoá dịch vụ , cung không bị tác động từ bên ngoài bởi các chấn động về chính tri , an ninh , kinh tế . thực tế cho thây không có một quốc gia nào đi theo mô hình kinh tế này đạt được thành công vững chắc , mà hầu hết đều đã hoặc thất bại , hoặc là phải trả một cái giá rất đắt , hoặc lâm vào tình trạng khủng hoảng , trì trệ kéo dài ... vì vậy mà phải có một nền kinh tế tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế . vài chục năm gần đây có những xu hướng sau : xu hướng hoá bình , hợp tác và phát triển đã và đang trở thành xu thế chính : đây là điều kiện quan trọng để cho các quốc gia có thể mở cửa đất nước tham gia vào hội nhâp kinh tế quốc tế . một nền kinh tế được xây dựng trong điều kiện phải luôn ứng phó với các cuộc chiến tranh thi hành chính sách hợp tác , hội nhập cuốc tế sâu rộng lấy việc tăng hiệu quả kinh tế , tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế là quốc sách hàng đầu xu thế phát triển công nghệ chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức , với những đặc trưng : các ngành công nghiệp truyền thống , ngành công nghiệp nặng ngày càng kém hiệu quả mất dần vai trò đối với sự phát triển kinh tế , các ngành kinh tế tri thức phát triển với tốc độ cao và có hiệu quả . trong điều kiện hiện nay , các điều kiện về tài nguyên về vốn và lao động giảm dần và lợi thế về tri thức về kỹ năng tăng lên ( lợi nhuận của các hãng INTEL Và MICROSOFT đã đạt tới 24% doanh thu kéo dài trong nhiều năm , khi đó các hãng thuộc ngành truyền thông chỉ là 10%năm xu hướng toàn cầu hoá , hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nhanh chóng dẫn đến hệ quả là biên giới kinh tế của các quốc gia sẽ ngày càng giảm do hàng dào thuế quan và phi thuế quan sẽ bị bãi bỏ dần . 1.2.phân công lao động xã hội trở nên sâu sắc và rông khắp toàn cầu : cùng với quá trình chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội tri thức , tri thức mà trước hết là khoa học công nghệ sẽ phát triển nhanh chóng làm cho phân công lao động quốc tế phát triển cả về chiều rông lẫn chiều sâu . bởi vì trong nền kinh tế tri thức thay vì đất đai , tài nguyên và vốn trước đây , tri thức ngày càng làm nên giá trị áp đảo trong mỗi sản phẩm . các nước có thế mạnh về khoc học công nghệ sẽ ra sức đầu tư vào những ngành kinh tế dựa vào tri thức . còn đối với những nước kém phát triển , do trình độ khoa học công nghệ thấp , công nhân tri thức rất ít ... nền sức canh tranh trên thị trường rất hạn chế .nếu có tiếp cận với những ngành công nghệ cao thì cũng không có được những bí mật có tính chất quyết định đối với quá trình sản xuất của các quốc gia bên cạnh xu thế trên của phân công lao động quốc tế với sự phát triển của tri thức , khoa học và công nghệ , sự phân công chuyên sâu trong hợp tác quốc tế cũng được tăng cường theo hướng ngày càng có nhiều công ty chỉ đi vào sản xuất một loại mặt hàng , một chi tiết nào đó của sản phẩm hoặc là chỉ cung cấp một dịch vụ chuyên môn nhất định . vì vậy khi kinh tế tri thức phát triển thì làm cho phân công lao động xã hội trở nên sâu sắc và rộng khắp quốc tế . 1.3.thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới và cấu trúc của quan hệ quốc tế : với sự xuất hiện của kinh tế tri thức , kinh tế thế giới đang đứng trước những thay đổi sâu sắc và bất ngờ nhất kể từ khi xã hội chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp vào thế kỷ XVIII-XIX . trong những năm 60 , ngành nông -lâm- ngư nghiệp chiếm 10,4% cơ cấu sản phẩm thế giới , ngành công nghiệp chiếm 28,4% , dịch sụ chiếm 50,4%; đến những năm 90 với sự phát triển của khoa học và công nghệ , cơ cấu trước đây có sự thay đổi mạnh mẽ theo tỉ lệ tương ứng : 4,4% , 21% , 62,5% trong các nước phát triển các ngành dịch vụ đặc biệt phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng sản phẩm xã hội ( năm 1997 tỉ lệ tham gia vào khu vực dịch vụ vào GDP và tạo ra công ăn việc làm ở mỹ theo thứ tự là :76% ,73% ; CANADA là 79,7% , 80% ). Sự thay thế cơ cấu kinh tế các nước và kinh tế thế giới kéo theo sự thay đổi trong cấu trúc của quan hệ kinh tế quốc tế , thể hiện trên những khía cạnh sau : Một là : những hàng hoá , dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao ngày càng chiếm vị trí then chốt trong thương mại quốc tế . như : công nghệ sinh học , công nghệ thông tin , công nghệ vật liệu , công nghệ năng lượng Hai là : thương mại điện tử là lĩnh vực phát triển là vai trò hàng đầu trong thương mại quốc tế Ba là : quá trình chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức là một tất yếu . vì nó tạo tiền đề thuận lợi cho các nước có quan hệ sản xuất tiên tiến XHCN , nắm bắt được thời cơ nhằm tạo ra một nửa đời sống kinh tế mà chúng ta còn thiếu đó là LLSX tiên tiến . 1.4.khuynh hướng phát triển sở hữu trí tuệ : mục tiêu của hoạt động hệ thống sở hữu trí tuệ là : khuyến khích hoạt động sáng tạo , cổ vũ đầu tư tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật -mỹ thuật ứng dụng , các tác phẩm cũng như các sáng chế kinh doanh mới thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đồng thời sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực trí tuệ của xã hội . ta có khuynh hướng trí tuệ trong những năm sắp tới : khuynh hướng thứ nhất : sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu chính sách kinh tế - thương mại của các quốc gia , chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ phát triển ngược với chế độ mậu dịch . khuynh hướng thứ hai : sở hữu trí tuệ sẽ nhanh chóng mở rộng phạm vi và nội dung sang các đối tượng mới và có thể phát sinh các nguyên tắc bảo hộ cho các đối tượng không truyền thống khuynh hướng thứ ba : các thao tác hành chính liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp sẽ ngày càng đơn giản , nhanh chóng , các thành tựu công nghệ mới - nhất là công nghệ thông tin -sẽ được ứng dụng và làm thay đổi căn bản hoạt động cuat các cơ quan sở hữu công nghiệp . khuynh hướng thứ tư : các hoạt động sở hữu trí tuệ diễn ra theo hướng toàn cầu hoá rông lớn và triệt để . việc toàn cầu hoá kinh tế và thương mại là nhân tố hàng đầu có tính chất quyết định đối với việc thức đẩy sự toàn cầu hoá hoạt động sở hữu trí tuệ “phát triển kinh tế có kiên quan nhiều đến sở hữu trí tuệ , sáng tạo và sử dụng thông tin , đặc biệt trong các ngành sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng cao về tri thức trên cơ sở đầu tư manh mẽ vào con người “ ( HUMAN CAPITAL ) trong nền kinh tế tri thức sản phẩm thông tin - tri thức đóng vai trò quan trọng nhất , chúng là sở hữu của rất nhiều người và nhu cầu của mỗi cá nhân là vô hạn . ở đây có một nghịch lí quan trọng : càng nhiều người dùng thì giá trị của cải vật chất càng thấp trong khi đó giá trị của thông tin - tri thức sẽ ngày cành cao khi có nhiều người sử dụng 1.5. điểm mạnh của đội ngũ cán bộ khoa học ở nước ta: được đào tạo chính quy trong các trường đại học lớn ở các nước .tập hợp được nhiều người vào loại giỏi nhất của đất nước thông qua các lớp chuyên và các lớp thi tuyển . có tư duy trừu tượng tốt , sớm nắm bắt được các hướng nghiên cứu hiện đại của thế giới . đã đạt được một số thành tựu nghiên cứu ở trình độ cao trên một số lĩnh vực lý thuyết cơ bản : toán lý thuyết , vật lý lý thuyết , cơ học lý thưyết . được rèn luyện trưởng thành trong thực tiễn việt nam , có tinh thần chịu đựng gian khổ cao , có tinh thần cần cù lao động và quyết tâm cao trong sự nghiệp khoa học . 2.thất bại và nhược điểm của kinh tế tri thức : sự thách thức đối với nền văn hoá : trong nền kinh tế ri thức - xã hội thông tin , văn hoá có điều kiện phát triển nhanh và văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội . do thông tin tri thức bùng nổ , trình độ nền văn hoá năng cao , nội dung và hình thức các hoạt động phong phú đa dạng , nhu cầu thưởng thức văn hoá được nâng cao . nhờ có các phương tiện truyền thông tức thời , nhất là INTERNET mà giao lưu văn hoá hết sức thuận lợi , tạo điều kiện cho các nền văn hoá có thể tiếp thu những tinh hoa của nhân loại để phát triển nền văn hoá của mình . nhưng mặt khác , các nền văn hoá đứng trước những rủi ro lớn : bị pha tạp , mất bản sắc dân tộc , dễ bị các sản phẩm văn hoá độc hại tấn công phá hoại mà rất khó ngăn chặn . nền văn hoá bị pha tạp lai căng không còn chính mình nữa thì sẽ bị suy thoái và rễ bị tiêu tan . sự thay đổi , đảo lộn trong xã hội diễn ra nhanh chóng : nguồn nhân lực trong xã hội nhanh chóng bị tri thức hoá phân hoá giầu -nghèo ngày càng tăng . mất việc làm ở một số ngành truyền thống , nạn thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm ở nước ta đang trở nên gay gắt .thường xuyên khoảng 30% lao động thiếu việc làm ở nông thôn , con số này còn cao hơn khi ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mang khoa học công nghệ vào nông nghiệp .thất nghiệp ở thành thị có xu hướng tăng ( năm 1996: 5,88% 1997: 6,01% , 1998: 6,85% , 1999:7,4%) ; đặc biệt tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên ( lứa tuổi 15-24) đã ở mức báo động , năm 1999lên tới 15,2% . ngành sản lương lao động nông-lâm-thuỷ sản 25,21 68,81 công nghiệp chế biến 19,8 8,9 xây dựng&các ngành công nghiệp khác 13,3 3,6 dịch vụ 41,7 17,8 tổng số 100,0 100,0 Trên đây là bảng sản lượng và lao động theo ngành (năm 1997): (đơn vị tính %) điểm yếu của cán bộ khoa học ở nước ta : do cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu , nên họ yếu thực nghiệm và hoạt động chủ yếu trong lý thuyết . thiếu sự gắn bó mật thiết khoa học và đào tạo , khoa học với sản xuất . thiếu những người tài giỏi làm được nhiệm vụ chắp nối khoa học cơ bản với thực tiễn đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản ở nước ta có tuổi thọ trung bình cao , chưa đạt tới ngưỡng tối thiểu về chất lượng , số lượng thông tin ,điều kiện hoạt động và môi trường để thực sự đóng vai trò động lực trong sự phát triển kinh tế và xã hội . nạn thất thoát chất xám đang diễn ra khá phổ biến , dưới nhiều dạng khác nhau những yếu kém bất lợi nội tại đối với sự phát triển kinh tế của việt nam : nền kinh tế lạc hậu , di sản của cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp vẫn tồn tại khá nặng tiềm lực công nghệ và khoa học yếu kém tri thức và phát triển đối với các nước đang phát triển : so với những nước công nghiệp , khả năng tạo ra tri thức ở các nước đang phát triển là rất hạn chế . do chênh lệch về cơ sở hạ tầng thông tin nên khả năng tiếp cận luồng thông tin ở các nước đang phát triển rất hạn chế . hiện nay những nước thu nhập thấp ( chiếm khoảng 55% dân số thế giới ) nhưng chỉ chiếm ít hơn 5% số điên thoại trên thế giới . các nước đang phát triển có rất ít các thể chế đảm bảo cho sự an toàn độ tin cậy của các thông tin như xác minh về chất lượng và cưỡng chế thi hành các cam kết . hiệu quả thể chế thấp làm cản trở không nhỏ đến quan hệ giao dich kinh tế 3.nguyên nhân : những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu và trong nhiều văn bản chiến lược phát triển của các quốc gia người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn mới phát triển của nền kinh tế như : kinh tế thông tin -INFORMATION ECONOMY , kinh tế mạng - NETWORK ECONOMY ,kinh tế số - DIGITAL ECONOMY (nói lên vai trò của công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế ) ; kinh tế học hỏi-LEARNING ECONOMY (nói lên động lực chủ yếu của nền kinh tế là sự học tập suốt đời của mọi người ) ; kinh tế dựa vào tri thức - KNOWLEDGE BASED ECONOMY . Trong đó kinh tế tri thức là tên thường gọi của tổ chức OECD , chính thức sử dụng năm 1995 . khái niệm về kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra , phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế , tạo ra của cải ,nâng cao chất lượng cuôc sống . đặc điểm của tri thức và xu hướng phát triển dựa trên tri thức : tri thức là sự hiểu biết của con người về thế giới vật chất xung quanh . có rất nhiều loại tri thức khác nhau , chẳng hạn gắn với mức độ phổ biến tri thức người ta phân ra tri thức tiềm ẩn ,tri thức được hệ thống hoá , gắn với quá trình sản xuất là tri thức công nghệ . đặc biệt nổi bật của tri thức trong thời đại ngày nay là :tốc độ gia tăng nhanh chóng , đổi mới diễn ra liên tục , khả năng lan truyền và phổ biến rộng rãi , gắn trực tiếp với hoạt động và đời sống xã hội . khối lượng kiến thức của loài người ngày càng ra tăng , đổi mới và thay thế giữa những thế hệ tri thức diễn ra thường xuyên và nhanh chóng . đặc biệt nổi bật của sự ra đời tri thức mới , hiện nay là liên kết tích hợp giữa các dòng tri thức vốn khác nhau . mức độ lan truyền của tri thức được mở rộng và đẩy mạnh nhờ khả năng hệ thống hoá của chúng .khả năng ứng dụng của tri thức đã tạo nên sự khác nhau rõ nhất giữa chúng ta và tổ tiên chúng ta đặc trưng của nền kinh tế tri thức : cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tạo nên bộ mặt mới của nền kinh tế , tạo tiền đề hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội hoá thông tin với những nét đặc trưng nổi bật sau: vai trò quan trọng của công nghệ cao , đặc biệt là công nghệ thông tin : nền kinh tế nông nghiệp dựa chủ yếu vào máy móc , tài nguyên nền kinh tế tri thức thì các yếu tố thông tin và tri thức có vai trò hàng đầu phát triển kinh tế có liên quan nhiều đến sở hữu trí tuệ , sáng tạo và sử dụng thông tin khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp : thời gian từ kết quả nghiên cứu khoa học đến công nghệ và đưa ra sản phẩm được rút ngắn ( thế kỷ 19: 60-70 năm ; thế kỷ 20:20-30 năm , riêng thập niên 1990: 3năm ), thị trường công nghệ mới , sản phẩm mới gia tăng nhanh chóng : để đạt tới mức 500 triệu người sử dung telephon phải mất 74 năm , radio 38 năm , tivi 13 năm , nhưng internet mất 3năm . phòng thí nghiệm và cơ quan khoa học ngoài nghiên cứu còn mang chức năng sản xuất và kinh doanh , quá trình đổi mới công nghệ diến ra nhanh hơn cả khả năng thích nghi của con người .phát minh khoa học ngày càng nhiều và mở ra khả năng khoa học có thể giải quyết hầu hết những gì con người cần để phục vụ cuộc sống cho mình . LLSX tinh thần đang chiếm ưu thế và có ý nghĩa hơn nhiều so với LLSX vật chất ; tri thức trở thành sản phẩm có giá trị cao hơn nhiều so với vật chất khác thời gian tiến hành công nghiệp hoá được rút ngắn : nhờ có cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới , các nước nghèo có thể tìm cơ hội phát triển , nếu tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao , tiếp cân trình độ khoa học công nghệ hiện đại ( thế kỷ 18 , một nước muốn CNH phải mất 100năm , cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 mất khoảng 50-60 năm , trong những thập kỷ 70-80 mất 20-30 năm , đến cuối thế kỷ 20 thì khoảng thời gian này còn ngắn hơn . nguồn nhân lực trong xã hội nhanh chóng bị tri thức hoá : con người phải làm việc bằng năng lực trí tuệ là chính , cơ cấu lao động xã hội thay đổi căn bản ( nhân lực trong các ngành dịch vụ và đặc biệt là dịch vụ thông tin tăng lên ) cơ cấu kinh tế , hình thức tổ chức xã hội thay đổi cơ bản :một số cơ cấu theo kiểu kim tự tháp biến thành cơ cấu mạng . mọi hoạt đông chỉ đạo điều hành của hệ thống hành chính của các cơ quan xí nghiệp đều phải thông qua mạng . C.MáC cũng đã dự đoán : “ theo đà phát triển của đại công nghiệp việc tạo ra của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động hao phí hơn ...mà nói đúng hơn chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào bước tiến bộ của kỹ thuật , hay là phụ thuộc vào việc vận dụng khoa học ấy vào trong sản xuất .” Bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức là công nghệ sinh học , cộng nghệ thông tin , công nghệ năng lượng , công nghệ vật liệu. Trong đó công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng : là nguyên nhân hình thành nền kinh tế tri thức ,nền tảng quan trọng trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá , khu vực kinh tế tri thức kà khu vực năng động nhất , công nghệ thông tin đã trở thành ngành kinh tế chủ đạo Nguyên nhân của những thất bại : Chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng của CN thông tin Chưa kết hợp chặt chẽ tin học hoá với cải cách hành chính đầu tư phát triển CN nghệ thông tin không đồng đều đa dạng hoá , xã hội hoá nguồn lực hạn chế thiếu một tổ chức mạnh có tầm quan trọng vai trò của tri thức đồi với phát triển : tri thức , thông tin và công nghệ luôn luôn đóng vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất , vai trò ấy tăng dần cùng quá trình phát triển . trong nền kinh tế nông nghệp vốn tri thức con người còn rất ít , hầu như không đổi mới tác dụng của tri thức và công nghệ chứa rõ rệt . những thành tựu khoa học thế kỷ 17 dẫn tới cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất thúc đẩy sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp . kinh tế công nghiệp đã phát triển trong hơn 200 năm qua , tạo ra nhiều của cải vật chất , khoa học công nghệ ngày càng đóng góp vào sự tiến bộ của kinh tế xã hội và ngày càng có điều kiện phát triển nhanh hơn . những thành tựu nổi bật của khoa học vào đầu thế kỷ 20 với vai trò dẫn đầu của thuyết tương đối và thuyết lượng tử là tiền đề cho cuộc cách mạng công nghệ hiện đại ra đời và phát triển vào giữa thế kỷ 20 và trong một phần t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0477.doc
Tài liệu liên quan