Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình do em nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện trong thời gian thực tập ở công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội. Số liệu và tài liệu được sử dụng trong luận văn này đều có tính xác thực, lấy từ những nguồn đáng tin cậy. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đưa ra trong luận văn cũng như đảm bảo rằng luận văn không sao chép lại bất kì một luân văn nào khác. LỜI NÓI ĐẦU Đối với cả nền kinh tế quốc dân cũng

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như đối với một tỉnh, đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu đầu tư đúng sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo tiền đề quan trọng, cần thiết để tăng trưởng kinh tế cao và phát triển bền vững. Ngược lại, nếu đầu tư sai sẽ dẫn đến làm méo mó cơ cấu kinh tế và làm cho nền kinh tế phát triển không như mong muốn và không đem lại hiệu quả cao. Việt Nam có 64 tỉnh và thành phố trực thuộc TW, sự phát triển của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TW có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung của cả nền kinh tế quốc dân. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề đầu tư và tác động của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một tỉnh cụ thế góp phần làm rõ những vấn cơ bản về đề lý luận và thực tiễn trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh , thành phố trực thuộc TW ở nước ta là vấn đề lý thú và có ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ thực tiễn đó, em chọn đề tài: “ Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài cho chuy ên đề tốt nghiệp của mình. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề của mình em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn quý báu, có hiệu quả của Thày giáo, Tiến sĩ Từ Quang Phương, Chủ nhiệm Bộ môn và của PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, Viện trưởng cùng các thầy, cô của Bộ Môn Kinh tế Đầu tư thuộc trường Đại học kinh tế quốc dân cũng như của nhiều cán bộ khoa học của Viện Chiến Lược phát triển. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả thầy cô ; đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Từ Quang Phương. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề được kết cấu thành hai phần: Phần I: Hiện trạng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Phần II: Một số giải pháp tăng cường sự tác động có hiệu quả của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc. MỤC LỤC Trang PHẦN I : HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC I. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động Đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: 1. Đặc điểm Tự nhiên: 1.1. Vị trí địa lý : Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ(1) Vĩnh Phúc được Chính phủ phê duyệt thành một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vào tháng 7 năm 2003. , phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp Hà Tây, Phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.371,41 km2, dân số trung bình năm 2004 có 1.161,7 nghìn người với 9 đơn vị hành chính, trong đó 2 thị xã là Vĩnh Yên, Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thị xã Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ đảm bảo vững chắc khu vực phòng thủ cho Hà Nội; góp phần cùng Thủ Đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý: + Tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; + Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan toả của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn...; + Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội... Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cơ hội phát triển năng động nền kinh tế của mình. 1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn : Về khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,2 - 250 C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180 C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu mỡ cho đất đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc). Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác gềnh nên lũ sông Lô lên xuống nhanh chóng; Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre...cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh. 1.3. Tài nguyên thiên nhiên : * Tài nguyên nước : Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và Sông Lô cùng hệ thống sông nhỏ và hàng loạt hồ chứa dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày đêm. Một số điểm đang khai thác có trữ lượng 92.450m3/ngày đêm, trong đó cấp A+B là 18.600 m3 /ngày đêm. Mặc dù nguồn nước của tỉnh khá phong phú song phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước, đặc biệt là các huyện vùng núi cao và trung du (Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên). Để đảm bảo hài hòa nguồn nước cho phát triển kinh tế, cần quan tâm xây dựng thêm các công trình điều tiết nước và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung. Tài nguyên đất : Theo kết quả phân loại đất của tỉnh năm 1987, có 3 nhóm đất chính: Đất đồng bằng phù sa Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy, chiếm 62,2% diện tích, tập trung phần lớn ở phía Nam; đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi ven chân núi Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch; Đất đỏ vàng nhạt chiếm 13,1%, chủ yếu ở phía Bắc ven chân đồi Tam Đảo. Nhìn chung, đất canh tác của tỉnh có độ màu mỡ kém. * Tài nguyên khoáng sản : Tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc chưa được điều tra sâu và kỹ song theo đánh giá sơ bộ có thể phân thành các nhóm sau: Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn tấn ở Đạo Trù - Lập Thạch; than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Lập Thạch), trữ lượng khoảng vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) có trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt. Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt.... Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được cho phát triển kinh tế của tỉnh. Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh, Cao lanh của Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền.Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn. Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây ; Fenspat; Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo về khoáng sản quý hiếm. Khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là nhóm vật liệu xây dựng (đá xây dựng, đá granít, cát, sỏi). * Tài nguyên du lịch : Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng quốc gia Tam Đảo, Thác Bản Long, Hồ Bò Lạc, Hồ Đại Lải, Hồ Làng Hà, nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang nặng dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như Danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền Hai Bà Trưng, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu. Cho đến nay, đầu tư khai thác nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh còn rất hạn chế. 2. Đặc điểm xã hội, nhân văn : Dân số và lao động của Vĩnh Phúc mang nhiều tính ưu việt : Lịch sử phát triển của tỉnh là lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước. Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay. 2.1. Dân số Dân số trung bình năm 2004 có 1.154,8 nghìn người, sống trên địa bàn 9 huyện thị, trong đó, tỷ lệ dân nông thôn chiếm 87,06%, Mật độ dân số trung bình 847người/km2, thấp hơn mức bình quân 1.112,4 người/km2 của vùng KTTĐ Bộ. Công tác kế hoạch hóa gia đình đã thực hiện tốt trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ sinh thô của dân số đã giảm liên tục từ năm 1997 đến 2004, bình quân giảm 0,088%/năm. Kết quả là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm từ 17,03%o năm 1997 xuống 13,23%o năm 2000 và 10,88%o năm 2004, ước đến năm 2005 còn 10,58% Biểu 1: Tình hình phát triển dân số tỉnh giai đoạn 2000 - 2005 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Quy mô Tổng dân số (nghìn người) 1110.1 1125.4 1137.3 1148.7 1154.8 1160.9 Thành thị 119.8 122 124.7 137.5 160.2 186.6 Nông thôn 990.3 1003.4 1012.6 1011.2 994.6 978.3 2. Cơ cấu (%) Tổng dân số 100 100 100 100 100 100 Thành thị 10.7 10.8 10.9 11.9 13.9 16.1 Nông thôn 89.2 89.1 89.0 88.02 86.1 84.3 3. Tốc độ tăng (%) Tổng dân số 1.33 1.38 1.06 1.00 0.53 0.52 Thành thị 3.35 1.83 2.21 10.3 16.5 16.4 Nông thôn 1.09 1.32 0.91 -0.1 -1.6 -1.6 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005; Tính toán của chuyên gia Viện CLPT Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kéo theo tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh (5,8%/năm giai đoạn 2001-2004). Tuy vậy, do xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp (trước năm 1998), cho đến nay dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ rất cao, 87,06% (năm 2004). 2.2. Lao động Hiện tại, tỉnh có nguồn lao động dồi dào, chiếm khoảng 62,8% tổng dân số, trong đó, chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho lao động của tỉnh. Biểu 2 : Cơ cấu lao động trong các ngành Kinh tế quốc dân Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100 100 100 100 100 100 NLN - TS 86.4 85.5 80.9 77.9 68.1 60.04 CN & XD 6.32 6.89 8.57 9.24 13.2 17.1 DV 7.25 7.5 10.4 10.7 15.3 19.6 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 16 17 20.5 22.64 25 29.7 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005; Tính toán của chuyên gia Viện CLPT Trong giai đoạn 2001-2005, mối năm tỉnh có khoảng 28-30 nghìn người bước vào tuổi lao động, số người hết tuổi lao động khoảng 6-7 nghìn người. Vì vậy số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2004 có khoảng 730,08 nghìn người, chiếm 62,8 tổng dân số. năm 2005 có khoảng 752 nghìn người bước vào tuổi lao động. Năm 2004 tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 650,5 nghìn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 25% tổng lực lượng lao động (năm 2004), dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao (85,5%), chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa còn khó khăn. Cho đến năm 2005, mặc dù GDP công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu kinh tế tỉnh (49,7%), song tỷ lệ lao động công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 13,2% và chất lượng lao động được nâng lên chậm. Tất cả những đặc điểm xã hội và nhân văn nêu trên là cơ sở gốc tạo nên sức mạnh cho tỉnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ. Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp hóa nhanh hiện nay, nguồn nhân lực của tỉnh chưa đáp ứng kịp với yêu cầu mới. 3. Đặc điểm Kinh tế Sau 8 năm thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách mới về phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế được ban hành đã tạo cơ hội cho tỉnh phát huy tốt tiềm năng của mình. Kết quả là nền kinh tế tỉnh đạt được những chỉ tiêu phát triển cao hơn nhiều so với mức dự báo của quy hoạch tổng thể trước đây, đặc biệt là việc thu hút vốn nước ngoài (FDI) : Tốc độ tăng trưởng cao ổn định trong thời gian dài đã đưa kinh tế Vĩnh Phúc đạt được những bước phát triển đột biến cả về lượng và chất. Từ một tỉnh thuần nông năm 1995, đến nay Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp. GDP bình quân đầu người của tỉnh đã tăng nhanh, đạt xấp xỷ mức bình quân cả nước và tiệm cận dần với vùng KTTĐ Bắc Bộ; tỷ lệ hộ nghèo từ 12,26% năm 2000 giảm còn 7,0% năm 2004 và còn 6% năm 2005; các mặt đời sống văn hóa và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể; Những thành công trong phát triển kinh tế-xã hội đã tạo cho tỉnh một vị thế mới đối cả nước và vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp khá phát triển với vai trò động lực là ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp các phương tiện vận tải (ô tô, xe máy, xe đạp) và đang trở thành trung tâm công nghiệp lớn của Vùng; Với vị trí địa lý thuận lợi và với các cơ chế chính sách liên tục được hoàn thiện, Vĩnh Phúc đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược huy động các nguồn vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của Vùng và cả nước; Trong các năm gần đây, quy mô nguồn thu ngân sách tỉnh ngày càng lớn, đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia và dành cho đầu tư phát triển; Với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, Vĩnh Phúc đang trở thành một trung tâm du lịch lớn của vùng; Nhờ những thành tựu phát triển kinh tế to lớn, tỉnh đã được Chính Phủ đưa vào một trong 8 tỉnh của vùng kinh tế động lực phía Bắc - Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ. II. Thực trạng Đầu tư và Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc 1. Thực trạng đầu tư thời kỳ 2000 – 2005 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 1.1. Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư * Quy mô vốn đầu tư : Biểu 3: cơ cầu vốn đầu tư trong tổng GDP Năm Tổng VĐT toàn XH ( Tỷ đ) GDP ( tỷ đ ) VĐT / GDP ( % ) 2000 846.5 3033.8 27.9 2001 1118.85 3395.8 32.9 2002 1509.7 3834.5 39.4 2003 1878 4581.7 40.9 2004 2272 5254.3 43.2 2005 2726 6025.5 45.2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005; Tính toán của chuyên gia Viện CLPT Năm 2005 quy mô đầu tư của tỉnh đạt 45.2 % GDP, là mức huy động vốn rất tích cực trên mặt bằng chung cả nước, trong điều kiện khả năng tích luỹ nội tỉnh còn hạn hẹp (ngoại trừ nguồn thu ngân sách tăng khá mạnh nhờ thu từ khu vực vốn FDI). - Tuy nhiên, khả năng huy động vốn của tỉnh còn có thể cao hơn, kết quả đánh giá điều tra chung cho biết: + Hiện nay mức huy động tích luỹ của vùng ĐBSH khu vực doanh nghiệp và khu vực hộ không quá 50%, riêng 2 nguồn này đã có quy mô khoảng 25% GDP của tỉnh. + Đối với tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư doanh nghiệp đạt 11% và hộ gia đình đạt 4,7% GDP, nghĩa là khả năng huy động vốn nội tỉnh từ GDP còn có thể tăng thêm 10%GDP nữa so với mức đầu tư hiện tại. Ngoài ra, các nguồn vốn thu hút từ bên ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc còn tiềm năng lớn (vốn FDI và vốn doanh nghiệp), căn cứ vào kết quả huy động vốn từ bên ngoài của tỉnh trong những năm gần đây; đặc biệt vốn tín dụng thương mại còn có thể khai thác thêm. Như vậy tính tổng cộng, quy mô đầu tư còn có thể tăng thêm 10% - 15% GDP nữa, nghĩa là với mức ICOR tăng lên so với hiện nay (từ 3 lên đến 4 hoặc 5) thì vẫn có thể xây dựng phương án tăng trưởng GDP cao hơn so với mức dự kiến 2 - 3% nữa trong phương án tích cực. Tiềm năng đó là nội lực tiềm tàng để tỉnh có thể đối phó với tình trạng vốn FDI giảm sút và do đó đầu tư ngân sách cũng giảm theo. Vấn đề chính là cần nghiên cứu những giải pháp huy động có hiệu quả. * Tốc độ tăng vốn đầu tư : Theo Biểu 3 và đồ thị trên, trong 5 năm 2000 - 2005, tổng vốn đầu tư đã thực hiện trên lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 10, 4 ngìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 2,1 ngàn tỷ đồng; đạt tốc độ tăng vốn khoảng 26,35 %/năm. Hai năm 2004, 2005 mức vốn đầu tư tăng tuy không nhanh như các năm trước nhưng về quy mô cũng tăng bằng khoảng 1/2 quy mô vốn đầu tư của năm 2000. Tuy không giảm nhiều nhưng hai năm 2004 và 2005 tốc độ đầu tư có phần chậm lại. Có điều đó là do những năm trước khi mới tách tỉnh đầu tư ít và ba năm 2001, 2002, 2003 khi đầu tư nước ngoài vào nhiều làm cho vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. *Biểu 4 : Đầu tư / người của Vĩnh Phúc so với cả nước: Đơn vị : triệu đ Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 tốc độ tăng bình quân 00-05 Tỉnh Vĩnh Phúc (A) 0.8 0.9 1.3 1.6 1.9 2.4 25.2 Cả nước (B) 1.43 1.6 1.8 1.9 2.3 2.6 13.1 Hệ số so sánh (A/B) 0.55 0.56 0.72 0.84 0.82 0.92 1.9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê Qua số liệu thống kê cho thấy mặc dù tốc độ tăng bình quân GDP/NG của tỉnh Vĩnh Phúc cao gấp 1.9 lần so với mức trung bình của cả nước, và tăng đều qua các năm : từ mức 0.8 trđ/ng ( năm 2000) lên mức 2.4 trđ/ng ( năm 2005 ), nhưng về số tuyệt đối chỉ bằng 0.73 lần. Điều đó nói lên rằng Đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn ở mức thấp. Chính vì lý do này mà cơ cấu kinh tế của tỉnh ở vào tình trạng như sẽ phân tích về sau. 1.2. Đánh giá tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn 1.2.1.. Cơ cấu các nguồn vốn Biểu 5: Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2000– 2005 Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân thời kỳ 2000 - 2005 Tổng số 100 100 100 100 100 100 Ngân sách nhà nước 29.1 29.7 36.9 17 61.4 60.6 51 Vốn tín dụng 1.7 1.5 9.9 7.5 7.9 7.1 5.9 Vốn đầu tư của các doanh nghiệp 18.3 14.2 9.7 30.2 8.6 7.3 14.7 Vốn của dân và tư nhân 29.5 15.2 15.3 28 1.9 2.2 13 Đầu tư trực tiếp của Nước ngoài 19.5 38.8 26.8 19.3 18.6 22.1 30 Vốn khác 1.9 0.5 1.4 1.1 1.5 0.8 1.2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 5, để đáp ứng yêu cầu đầu tư của địa phương các nguồn vốn đã được quan tâm huy động: - Trong tổng số vốn đầu tư đã thực hiện nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm trung bình khoảng 51 %, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 30 %, nguồn vốn của dân chỉ chiếm khoảng 13 % (riêng hai năm 2004, 2005 vốn của dân chỉ chiếm khoảng 2%). Điều này nói rằng, vốn trong dân của tỉnh Vĩnh Phúc đang còn hạn chế; nguồn vốn đầu tư của tỉnh đang chủ yếu dựa vào vốn ngân sách và vốn nước ngoài. Tình hình này chưa hẳn đã tốt, cần xem xét để có biện pháp tăng vốn của dân và thu hút nhiều hơn nữa vốn nước ngoài nhằm giảm bớt vốn ngân sách nhà nước. Trong thống kê chưa thấy có nguồn vốn thông qua “đổi đất lấy công trình” mà đây là nguồn vốn quan trọng theo kinh nghiệm của nhiều tỉnh như Bà rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bình Dương,... - Riêng vốn từ trong dân và doanh nghiệp đã chiếm tới trên 9% ( năm 2005) tổng vốn đầu tư thực hiện (chưa bóc tách được phần doanh nghiệp nội tỉnh và doanh nghiệp từ ngoài tỉnh đầu tư vào). - Nhìn chung, các nguồn vốn đầu tư huy động tăng đều qua các năm (trừ nguồn tín dụng thương mại), đặc biệt nguồn ngân sách tỉnh. Điều đó cho thấy, nền kinh tế tỉnh đã bắt đầu có tích lũy và đang phát huy nội lực của mình. -Năm 2003: + Quy mô vốn đầu tư đã lên tới 1878 tỷ, đạt tỷ lệ huy động 43,6% GDP giá thực tế, trong đó chủ yếu dựa vào vốn doanh nghiệp nhà nước (35,5%); vốn đầu tư của dân và doanh nghiệp tư nhân (28,0%). Vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng áp đảo (68 - 70%) trong thời gian trước đây, hiện nay chỉ còn chiếm tỷ trọng 19,3%; vốn ngân sách chiếm 17%.. Vốn tín dụng huy động mức độ còn hạn chế, vốn huy động trong dân chưa cao.Vốn doanh nghiệp tăng rất nhanh là dấu hiệu tích cực, thể hiện kết quả tiến bộ vượt bậc so với năm 1997 (1,5% vốn đầu tư), và gần gấp 2 lần tỷ trọng năm 2000 (18,3%). Đây là thắng lợi vượt bậc của việc đưa Luật doanh nghiệp vào cuộc sống. Động thái rõ rệt nhất là vốn khu vực doanh nghiệp và trong dân tăng lên nhanh hơn tương đối so với khu vực vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một xu hướng hết sức tích cực, phản ánh sự phát huy nội lực ngày càng có hiệu quả hơn của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên đối với Vĩnh Phúc, trong tổng vốn doanh nghiệp, vốn từ tỉnh ngoài đóng vai trò khá quan trọng. + Năm 2003 là năm tiếp tục đẩy mạnh chủ trương “giải phóng mặt bằng, thu hút vốn đầu tư...” của tỉnh, tập trung vào một số cụm công nghiệp chủ chốt: Quang Minh, Khai Quang, Bình Xuyên... Trong năm đã thu hút được tổng số 126 dự án trong và ngoài nước, trong đó 16 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 109,35 triệu USD, 110 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký hơn 6.000 tỷ đồng. Vốn thực hiện trong năm đối với khu vực vốn FDI là 30 triệu USD, khu vực trong nước khoảng 1.000 tỷ đồng. Nâng tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp lên hơn 30% tổng vốn đầu tư. Đặc biệt khu vực tư nhân rất năng động, có mức vốn đăng ký cao gấp 2 lần so với năm 2002. - Vốn đầu tư nước ngoài vẫn chủ yếu là khu vực FDI, bên cạnh đó có sự đóng góp tích cực của vốn ODA và NGO. Vốn ODA trong năm chủ yếu là thực hiện chuyển tiếp các dự án cấp nước ở Mê Linh và Vĩnh Yên, dự án dây chuyền băng dính cuộn. Ba dự án giải ngân trong năm 2003 được 5,5 triệu USD, vốn của một số tổ chức phi chính phủ ước chừng 200 nghìn USD vào các lĩnh vực làng nghề truyền thống, nông nghiệp và phát triển nông thôn. 1.2.2. Đánh giá tình hình phân bổ vốn đầu tư - Vốn đầu tư ngân sách: Vốn ngân sách cần phải có vai trò đi đầu, tạo ra chất xúc tác mạnh, kích thích thu hút các nguồn vốn khác. Thực tế, trong tổng vốn đầu tư, tỷ lệ vốn ngân sách tăng khá nhanh, tuy nhiên so với mức tăng thu ngân sách thì mức đóng góp này cần phải nâng cao hơn nữa. Kết quả tăng mức huy động từ khu vực doanh nghiệp và dân cư phản ánh hiệu quả đầu tư của ngân sách trong những năm qua, kết hợp với sự vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách của chính quyền địa phương. + Về lĩnh vực đầu tư, vốn ngân sách đã tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng (vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đã tăng gấp 2,72 lần): đường xá (nhựa hoá 92 km đường tỉnh lộ, 50 km đường huyện lộ và 30 km đường khu du lịch; nâng cấp lát gạch 446 km đường giao thông nông thôn; hoàn thành cầu Bến Gạo, cầu vượt...); điện (đầu tư 30 tỷ đồng trong 4 năm xây thêm 113 trạm biến áp, 118,5 km đường cao áp), thuỷ lợi (154 tỷ đồng xây dựng các trạm bơm, kiên cố hoá 250km kênh mương), trường (xây mới 1300 phòng học, 2 trường nội trú, 1 trường chuyên PTTH, trường mầm non), y tế (nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh, hoàn thiện nâng cấp các bệnh xã huyện và các trạm xã...). Hoàn thiện nhiều trụ sở cơ quan... Chi cho các vấn đề xã hội cũng tập trung vào các vấn đề xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, kết hợp ngân sách TW, ngân sách địa phương và các nguồn vốn đối ứng trong các chương trình mục tiêu. - Vốn đầu tư doanh nghiệp trong những năm qua tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp (56% tổng vốn đầu tư) và dịch vụ (36%), trong đó chủ yếu tập trung hàng đầu cho công nghiệp chế biến (trên 90% vốn đầu tư công nghiệp), tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ vận tải. Do nguồn vốn đầu tư nước ngoài là tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực này. Ngoài ra, vốn trong dân và doanh nghiệp (khoảng 20%) cũng tập trung vào 2 lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ 1.3. Đầu tư xét theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh: Biểu 6 : Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TB thời kỳ 2000 - 2005 Mức tăng, giảm thời kỳ 1. Kinh tế Nhà nước 29.1 29.7 36.9 17.0 61.4 60.6 39.1 +31.5 2. Tập thể 8.1 5.1 13.8 11.5 10.5 8.8 9.6 +0.7 3. Tư nhân, cá thể 43.3 26.4 22.5 52.2 9.5 8.5 27.1 - 34.8 4. Khu vực có vốn ĐT nước ngoài 19.5 38.8 26.8 19.3 18.6 22.1 24.2 +2.6 Nguồn: Xử lý theo số liệu của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. Theo biểu 6 : - Trong thời kỳ 2000 - 2005, Kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm : từ 29.1% năm 2000 xuống 17.0% năm 2003 nhưng lại tăng đột biến vào năm 2004(61.4%) và năm 2005 (60.6%); Gĩư mức trung bình là 39.1%; Nhìn chung, trong toàn thời kỳ, tỷ trọng vốn đầu tư vào khu vực kinh tế Nhà nước đã tăng được 31.5 điểm % trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội - Kinh tế thập thể: Vốn đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm trung bình khoảng 9.6 %, cả thời kỳ đã tăng 0.7 điểm %. - Kinh tế tư nhân và cá thể : Tỷ trọng đầu tư giảm đáng kể ( từ 43.3% năm 2000 xuống còn 8.5% năm 2005 ) như vậy trong 5 năm đã giảm 34.8 điểm %. - Khu vực có vốn Đẩu tư nước ngoài: vốn đầu tư chiếm tỷ trọng trung bình là 24.2%, cả thời kỳ đã tăng được 2.6 điểm %, riêng năm 2005 mức tăng đáng kể so với năm 2004 là 3.5 điểm %. Như vậy, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước và nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng cơ bản trong suốt thời kỳ 2000 - 2005 ( khoảng 63%), trong khi vốn đầu tư vào kinh tế tập thể và tư nhân, cá thẻ chỉ chiếm khoảng 37%, do đó cần có các biện pháp để thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn của khu vực tư nhân, cá thể. 1.4. Cơ cấu đầu tư theo ngành Biểu 7 : Cơ cấu Đầu tư theo ngành, giá năm 1994 Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân 00 - 05 Tổng số 100 100 100 100 100 100 NL - TS 5.8 9.6 7.6 7.6 7.4 7.2 8.2 CN & XD 56.4 55.5 57.1 52.8 51.2 52 55.3 DV 37.8 34.9 35.3 39.6 41.4 40.8 28.3 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 7 : Nhìn chung cơ cấu đầu tư theo ngành theo chiều hướng ngày một tiến bộ. Vốn Đầu tư cho công nghiệp chiếm khoảng 55 - 56% là điều tốt. Vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 7 - 8 % trong khi nông dân chiếm đa số và người dân còn sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp cho thấy mức đầu tư còn thấp. Đầu tư cho khu vực dịch vụ và kết cấu hạ tầng chiếm khoảng 34 - 35% là mức chưa cao, chưa đủ mức nên nhìn chung điều kiện kết cấu hạ tầng của tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều bất cập, yếu kém và các ngành dịch vụ chưa thật phát triển, phần nào đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. 1.5. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thảo * Đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh phân theo huyện, thị : Biểu 8 : Cơ cấu Đầu tư theo Huyện, thị: Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100 100 100 100 100 100 1. Thị xã Vĩnh Yên 20.3 14.8 35.7 26.2 23.8 22.2 2. Thị xã Phúc Yên 18.6 12.9 16.2 21.9 11.6 6.2 3. Huyện Lập Thạch 6.9 5.6 6.9 5.6 5.5 5.4 4. Huyện Tam Đảo 1.05 1.5 1.3 1.8 4.3 10.2 5. Huyện Tam Dương 2.4 3.4 3.1 4.2 1.9 0.9 6. Huyện Bình Xuyên 28.4 45.02 15.6 9.3 4.2 1.8 7. Huyện Vĩnh Tường 4.5 4.0 4.2 6.8 5.2 4.1 8. Huyện Yên Lạc 2.5 2.04 3.6 6.3 7.1 8.1 9. Huyện Mê Linh 15.3 10.6 13.3 17.9 36.3 41.1 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê. Theo biểu 8, trong giai đoạn 2000 - 2005: Thứ nhất, do tập trung phát triển kết cấu hạ tầng ở hai thị xã, trồng hoa và làm thuỷ lợi ở huyện Mê Linh và phát triển khu công nghiệp ở hai huyện Bình Xuyên, Mê Linh nên vốn đầu tư hầu như tập trung cho hai thị xã và hai huyện nêu trên. Trung bình vốn đầu tư tập trung vào bốn đơn vị hành chính nêu trên chiếm vào khoảng 70 - 80% tổng số vốn đã thực hiện trên địa bàn tỉnh, trong đó riêng tập trung vào hai huyện Bình Xuyên và Mê Linh chiếm khoảng 55 - 60%. Sự tập trung như thế đã làm cho hai thị xã và hai huyện Bình Xuyên, Mê Linh có chuyển biến khá rõ, nổi bật là phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và công nghiệp. Thứ hai, căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, hiện trạng và xu thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, có thể chia ước lệ lãnh thổ thành 3 tiểu vùng kinh tế: Tiểu vùng 1: Tiểu vùng Trung du - miền núi phía bắc: bao gồm các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch. Đây là vùng trung du, xen lẫn đồi núi,, vùng là cầu nối cho tỉnh giao lưu với tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên và Phú Thọ. Hướng chuyên môn hóa của tiểu vùng này là: phát triển nông nghiệp đa canh, du lịch sinh thái-tâm linh. Đây là có tiềm năng đất xây dựng công nghiệp, hướng sắp tới có thể bố trí xây dựng công nghiệp, dịch vụ về vùng này để tránh tập trung quá tải về vùng trung tâm. Tiểu vùng 2: gồm 2 TX Vĩnh Yên và Phúc Yên, Huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh . Đây là vùng đô thị động lực, trung tâm kinh tế-văn hóa của tỉnh, Hướng chuyên môn hoá của vùng là phát triển công nghiệp - dịch vụ, đô thị, thể thao, văn hóa, đào tạo .... Tiểu vùng 3: gồm huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc. Hướng phát triển của vùng là sản xuất lúa năng suất cao, chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản; phát triển các làng nghề – TTCN và văn hóa lễ hội truyền thống Biểu 9: Cơ cấu đầu tư theo các Tiểu vùng Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tiểu vùng 1 10.4 10.5 11.3 11.6 11.7 16.5 Tiểu vùng 2 82.6 83.3 80.8 75.3 75.9 71.3 Tiểu vùng 3 7.0 6.2 7.9 13.1 12.4 12.2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo ._.tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 9: Thứ nhất, đầu tư phát triển của Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu vào Tiểu vùng 2. Thứ hai, xu thế đầu tư giữa ba tiểu vùng có biểu hiện chuyển dịch từ chỗ tập trung cao độ cho Tiểu vùng 2 sang tiểu vùng 1 và 3: - Đối với tiểu vùng 2 : T ừ ch ỗ chi ếm 82.6% trong t ổng v ốn đ ầu t ư toàn xã hội ( n ăm 2000) giảm xuống còn 71.3% ( năm 2005). Nghĩa là sau 5 năm , tỷ trọng tập trung đầu tư vào tiểu vùng này giảm đi 11.3 điểm %. - Đối với tiểu vùng 1 : tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 10.4% ( năm 2000) t ăng lên 16.5% ( năm 2005), nghĩa là sau 5 năm, tỷ trọng vốn đầu tư tập trung vào tiểu vùng này đã tăng được 6.1 điểm %. - Đối với tiểu vùng 3 : Tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 7.0% ( năm 2000 ) tăng lên 16.5% ( năm 2005), nghĩa là sau 5 năm, tỷ trọng vốn đầu tư đã tăng được 5.2 điểm %. Nhìn chung, đây là xu hướng hài hoà hơn về đầu tư theo lãnh thổ trên địa bàn tỉnh. * Đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh phân theo thành thị, nông thôn : Biểu 10 : Cơ cấu đầu tư phân theo thành thị, nông thôn Đơn vị : % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân năm thời kỳ 2000 - 2005 1. Thành thị 50.7 40.0 60.3 57.2 50.7 45.2 50.7 2. Nông thôn 49.3 60.0 39.7 42.8 49.3 54.8 49.3 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 10, trong những năm vừa qua, tỷ lệ đầu tư phát triển của tỉnh vào khu vực thành thị ở mức trung bình : 50.7% / năm ( giảm từ 50.7% năm 2000 xuống còn 45.2% năm 2005) ; Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư phát triển vào khu vực nông thôn lại tăng dần : từ 49.3% năm 2000 lên 54.8% năm 2005, tức là tăng 5.5 điểm %, và đạt mức trung bình năm là 49.3%. Vĩnh Phúc có cơ cấu đầu tư này là do trong những năm vừa qua đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh có sự tập trung nhiều cho việc phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch mà các khu công nghiệp, khu du lịch chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. 2. Hiện trạng chuyển dịch Cơ cấu Kinh tế 2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Nhờ công cuộc đổi mới về cơ chế, chính sách, cách thức điều hành của các cấp chính quyền và nhất là tăng cường đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc ( cả theo GDP và lao động) đã chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa trong suốt thời kỳ từ 1997 đến nay. Tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp tăng lên, nhiều ngành công nghiệp mới như công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy, sản xuất thiết bị điện, điện tử và dịch vụ ngân hàng, sản xuất thực phẩm cao cấp, trồng hoa cây cảnh, du lịch, sân golf... ra đời đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. * Cơ cấu ngành kinh tế xét theo GDP: Thứ nhất, cơ cấu ba khối ngành nông - công nghiệp, dịch vụ ( cơ cấu ngành chung) chuyển dịch rõ theo hướng tiến bộ và có hiệu quả hơn trên cơ sở thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hà nội và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Theo thống kê của tỉnh, các xí nghiệp của các nhà đầu tư của Hà nội tạo ra tới 70% giá trị sản xuất công nghiệp của khối các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh; còn các doanh nghiệp nước ngoài tạo ra khoảng trên 30% giá trị toàn ngành công nghiệp và khoảng 70% ngân sách trên dịa bàn tỉnh. Biểu 11 : Chuyển dịch Cơ cấu ngành Kinh tế theo GDP Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân thời kỳ 00 -05(%) GDP 100 100 100 100 100 100 1. CN & XD 38.7 40.2 42.1 45.3 48.9 52.7 22 2. NLN - TS 33.2 31.3 29.9 26.7 24.1 21.3 6.85 3. DV 28.1 28.4 28.02 27.9 26.2 29.5 27.2 4. Phi NN ( CN + DV ) 66.8 68.6 70.12 73.2 75.1 77.2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 11: Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng nhanh, từ 12,7% năm 1995 lên 38.7% năm 2000 và 48.9% năm 2004; đạt 52.7% vào năm 2005, trong đó, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành (87-90%). Một số ngành công nghiệp đó chuyển sang sử dụng công nghệ cao, nhiều khu cụm công nghiệp tập trung đó được xây dựng, tạo môi trường hấp dẫn đầu tư. Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp từ 55,7% năm 1995 giảm xuống 33,2% năm 2000 và cũng giảm xuống 24,1% năm 2004, 21,3% vào năm 2005. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 27-30%. Điều đáng chú nhất là tỷ trọng các ngành dịch vụ có xu hướng giảm từ năm 2000 đến năm 2004 nhưng lại tăng lên vào năm 2005. Thứ hai, hai khối ngành nông nghiệp và phi nông có sự chuyển hoá nhanh theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng của khối ngành nông nghiệp trong tổng GDP của tỉnh giảm từ 55.7%( năm1995) xuống còn 21,3%( năm 2005), tức là giảm 34.4% và như thế là mỗi năm giảm khoảng 6.8 điểm %. Tương ứng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp trong tổng GDP tăng 6.8 điểm %. Đây là mức chuyển dịch nhanh và nhanh hơn nhiều so với mức chuyển dịch của cơ cấu kinh tế của cả nước. Thứ ba, hai khối ngành sản xuất sản phẩm vật chất ( gồm công nghiệp, xây dựng, nông lâm thuỷ sản) và sản xuất sản phẩm dịch vụ cũng có sự chuyển dịch nhưng chưa đáng kể và chưa tạo ra sự phát triển hài hoà cần thiết giữa hai khu vực này. Trong khi đối với những nước phát triển nếu các ngành sản xuất sản phẩm vật chất tăng 1% thì các ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ phải ăng từ 1,8 - 4% như của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì tương quan này của Vĩnh Phúc là 1:0,9. Nếu các ngành dịch vụ phát triển nhanh hơn sẽ có khả năng tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao hơn. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, trong giai đoạn 2001 - 2005 cơ cấu hai khối ngành nêu trên tuy có chuyển biến nhưng chưa tạo ra tiền đề cho tăng rưởng nhanh và bền vững. Tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm từ mức 31,6% năm 2000 giảm xuống 28,3% vào năm 2005. Nhìn chung thì đây là hiện tượng không tốt. Tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm vật chất tăng từ mức 68,4% lên 71,7%. Nhìn chung, sau 8 năm mở cửa nền kinh tế, từ một tỉnh nông nghiệp, Vĩnh Phúc đã nhanh chúng trở thành tỉnh có cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ tăng của từng ngành chưa thật hợp lý. Điều đó thể hiện ở: - Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực xây dựng cũng chậm, chiếm tỷ trọng cũng thấp, 8,1% trong cơ cấu ngành; - Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ cũng chậm, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế tỉnh có xu hướng giảm, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. *Cơ cấu ngành kinh tế xét theo lao động : Biểu 12: Cơ cấu Kinh tế theo Lao động Đơn vị :% Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân thời kỳ 00 - 05 Lao động đang làm việc trong các ngành KTQD ( %) 100 100 100 100 100 100 2.95 CN & XD 6.32 6.89 8.57 9.2 13.2 17.1 25.7 NLN - TS 86.4 85.6 80.9 77.9 68.1 60 76.48 DV 7.25 7.5 10.5 10.7 15.3 19.6 25.65 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 12: Bức tranh phân công lao động xã hội có chuyển biến đáng kể. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm được 26,4 điểm phần trăm và tương ứng tỷ lệ lao động của các ngành phi nông nghiệp tăng 26,4 điểm phần trăm. Chính sự thay đổi này đã tạo tiền đề để cơ cấu kinh tế chuyển dịch tốt hơn. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự đổi mới phân công lao động xã hội như thế là do có sự đầu tư mạnh mẽ vào khu vực công nghiệp, kết cấu hạ tầng và dịch vụ như đã trình bày ở phần đầu tư trong luận văn này. 2.2. Chuyển dịch Cơ cấu Kinh tế trong nội bộ ngành : Như trên đã phân tích cơ cấu kinh tế chung đã có sự chuyển dịch tương đối mạnh mẽ và có được điều đó chính là có sự chuyển dịch cơ cấu ngay trong nội bộ mỗi ngành. Biểu 13 : Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp : Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nhịp độ tăng bình quân thời kỳ 2000 - 2005 Tổng số 100 100 100 100 100 100 7.0 1. Nông nghiệp 94.6 95.0 95.0 95.3 93.4 93.3 6.8 Cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp : 100 100 100 100 100 100 3 - Trồng trọt 71.3 67.8 66.8 63.3 61.2 56.0 3.7 - Chăn nuôi 25.2 28.2 28.9 32.6 34.9 39.9 13.0 - Dịch vụ sản xuất Nông nghiệp 3.4 4.0 4.3 4.1 3.9 4.2 13.4 2. Lâm nghiệp 2.8 2.5 2.2 1.8 1.5 1.5 -2.5 3. Thuỷ sản 2.6 2.5 2.8 2.9 5.1 5.2 19.8 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 13: Thứ nhất, trong nông nghiệp: Tỷ trọng các ngành trồng trọt giảm từ 71,3% năm 2000 xuống còn 56% vào năm 2005, tương ứng tỷ trọng các ngành chăn nuôi tăng từ 25,2% năm 2000 lên 39,9% vào năm 2005, tỷ trọng các ngành dịch vụ trong nông nghiệp tuy tăng không lớn nhưng cũng tăng từ 3,4% lên 4,2% cùng kỳ. Tỷ lệ ngành thuỷ sản cũng tăng khá, từ mức 2,6% tăng lên khoảng 5,2%. Thứ hai, trong nông nghiệp, như đã đề cập ở trên, xuất hiện vùng trồng hoa, cây cảnh, rau cao cấp chuyên canh đã góp phần làm cho năng suất cây trồng và thu nhập trên mỗi ha đất canh tác tăng lên đáng kể. Biêủ 14 : Cơ cấu Gía trị sản xuất ngành Công nghiệp : Đơn vị : % Chỉ tiêu\ năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100 100 100 100 100 100 1. Công nghiệp 93.21 93.9 93.8 94.4 94.03 95.1 Cơ cấu nội bộ ngành Công nghiệp 100 100 100 100 100 100 - Công nghiệp khai thác 0.19 0.21 0.34 0.29 0.16 0.17 - Công nghiệp chế biến 99.73 99.71 99.6 99.65 99.8 99.76 - Công nghiệp sản xuất và phân phối nước 0.074 0.072 0.063 0.065 0.077 0.07 2. Xây dựng 6.78 6.01 6.12 5.64 5.97 4.86 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 14: Trong công nghiệp, tuy về hình thức tỷ trọng của các khối ngành công nghiệp khai thác, sản xuất phân phối điện nước và công nghiệp chế biến chưa có thay đổi nhiều nhưng về bản chất cơ cấu ngành công nghiệp có sự đổi mới quan trọng, đó là : Thứ nhất, các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy, sản xuất hàng điện tử dân dụng phát riển rất mạnh không những tạo ra gía trị lớn mà còn tạo ra nguồn thu ngân sách lớn cho nhà nước và thu hút được nhiều lao động vào làm việc trong ngành công nghiệp. Thứ hai, khi công nghiệp phát triển, nhiều người lao động có thu nhập cao sẽ trực tiếp kích thích sản xuất thực phẩm, hoa cây cảnh, chăn nuôi và kích thích việc xây dựng nhà ở cho thuê ở khu vực nông thôn, nhờ thế mà bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Tuy nhiên ở đây cũng cần nói thêm rằng, khi tiếp xúc với nông dân tôi thấy có tình trạng một số người nông dân “mất” đất nồng nghiệp do chuyển đất nông nghiệp sang làm công nghiệp nên không có việc làm khi chưa kịp học nghề mới để chuyển vào làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp; Song chính quyền các cấp chưa có biện pháp kịp thời để giúp họ cũng gây tâm lý xã hội chưa an tâm khi mở mang công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tôi cho rằng đây là điều khó tránh khỏi trong quá trình phát triển mạnh công nghiệp để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thứ ba, công nghiệp phát triển nhanh mới chỉ bước đầu tạo tiềm lực tăng trưởng, chưa tạo được nhiều công ăn việc làm và chưa đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Công nghiệp trên địa bàn tỉnh, mà chủ yếu là FDI, phần lớn có hàm lượng công nghệ cao, cần ít lao động, đòi hỏi lao động có tay nghề, trong khi phần lớn lao động của tỉnh là lao động nông nghiệp và tỷ lệ lao động được qua đào tạo lại thấp (25%). Biêủ 15 : Cơ cấu giá trị sản xuất Ngành Thương mại Dịch vụ Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100 100 100 100 100 100 1. Thương mại 56.9 56.1 57.9 57.7 58.5 59.2 2. Du lịch, khách sạn và nhà hàng 40.7 40.6 39.6 39.7 38.5 36.9 3. Phục vụ cá nhân, công cộng 2.2 3.2 2.5 2.5 2.9 3.9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống k ê Đối với khối ngành dịch vụ, còn có nhiều vấn đề phải xem xét thêm: Thứ nhất, trong khi tỷ trọng của ngành thương mại tăng từ 56,9% năm 2000 lên 59,2% năm 2005 thì tỷ trọng của ngành du lịch lại giảm từ 40,7% năm 2000 xuống còn 36,9% năm 2005 mà chính ngành du lịch là ngành có tiềm năng lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Thứ hai, như đã đề cập tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch quy mô lớn, chất lượng cao như khu du lịch Tam Đảo 1 và 2; khu Đầm Vạc, khu Đại lải nhưng du lịch chưa phát triển tương xứng là vấn đề đáng chú ý. Vĩnh Phúc phải phát triển mạnh du lịch và đón lõng trước sự phát triển dịch vụ xung quanh sân bay Nội Bài, nhất là về tài chính ngân hàng, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí. 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân theo thành phần kinh tế : Biểu 16 : GDP ( giá so sánh ) phân theo thành phần kinh tế Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung bình thời kỳ 2000 - 2005 Mức tăng, giảm thời kỳ 1.Kinh tế Nhà nước 20.7 22.8 22.9 23.5 21.5 20.4 21.9 -0.3 2. Tập thể 22.4 20.3 19.2 16.6 15.4 14.9 18.1 -7.5 3. Tư nhân, cá thể 26.6 29.0 30.8 31.8 35.4 29.2 30.5 +3.6 4. Khu vực có vốn ĐT Nước ngoài 29.2 27.9 27.1 28.1 27.7 35.4 29.2 +6.2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 16: - Thứ nhất, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước trên địa bàn tỉnh chiếm trung bình khoảng 70% / năm ( chiếm 70.8% năm 2000 giảm xuống còn 64.6% năm 2005, Trong đó khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng ngày càng cao : từ 1.72% năm 2000 lên 11.9% năm 2005; khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng giảm : từ 20.7% năm 2000 xuống còn 20.4% năm 2005. Như vậy xu hướng này là phù hợp với xu thế phát triển và mục tiêu khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia phát triển kinh tế. - Thứ hai, Tỷ trọng đóng ghóp vào GDP của Khu vực kinh tế Nhà nước giảm dần nhưng không đáng kể: từ 20.7% năm 2000 xuống 20.4 % năm 2005, cả thời kỳ giảm 0.3 điểm %., chiếm tỷ trọng trung bình:21.9 % trong GDP - Thứ ba, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong GDP của tỉnh : từ mức 1.7% năm 2000 đã lên tới 11.9% năm 2005. Đây là xu thế tốt cần phát huy. - Thứ tư, khu vực có vốn Đầu tư nước ngoài: chiếm tỷ trọng trung bình trong GDP là 29.2%, trong 5 năm qua đã tăng được 6.2 điểm %. Riêng năm 2005 có sự gia tăng đột biến (35.4%) 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 3 tiểu vùng: Biểu 17 : Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ( phân chia theo 3 tiểu vùng) Đơn vị: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TB thời kỳ Mức tăng, giảm thời kỳ Tiểu vùng 1 9.2 9.3 10.0 10.2 10.3 14.2 10.5 +5.0 Tiểu vùng 2 84.1 84.8 82.2 76.6 77.2 72.5 79.6 -11.6 Tiểu vùng 3 6.7 5.9 9.8 13.2 12.5 13.3 9.9 +6.6 Nguồn: Xử lý theo số liệu của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. Theo biểu 17 , trong thời kỳ 2000 - 2005: - Tiểu vùng 2: đạt tỷ trọng đóng ghóp trong GDP lớn nhất ( trung bình 79.6 %) nhưng xu thế giảm rất nhanh : từ 84.1% năm 2000 xuống còn 72.5 % năm 2005 ( đã giảm 11.6 điểm %). - Tiểu vùng 3: mặc dù phần đóng ghóp trong GDP chỉ chiếm tỷ trọng trung bình là 9.9% nhưng tỷ trọng này đã tăng mạnh sau 5 năm: từ 6.7 % năm 2000 lên 13.3 % năm 2005 ( tăng 6.6 điểm % ). - Tiểu vùng 1: tỷ trọng đóng ghóp trong GDP trung bình là 10.5 %, mức tăng khá đáng kể : tăng 5 điểm %. 3. Tác động của Đầu tư tới Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế : 3.1. Nhận định tổng quan Như ở trên đã phân tích đầu tư có tác động lớn tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần quyết định tới xuất hiện một số ngành nghề mới trong cả lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; kết cấu hạ tầng được cải thiện một bước quan trọng. Chính vì thế mà đã làm cho tỉnh Vĩnh Phúc từ tình trạng tỉnh nghèo đã dần dần xếp vào những tỉnh có công nghiệp phát triển, có thu ngân sách lớn đóng góp cho trung ương; đời sống của nhân dân được cải thiện rất nhiều. Biểu 18: Tổng hợp một số chỉ tiêu về cơ cấu GDP, cơ cấu đầu tư và tăng trưởng GDP Đơn vị : % Năm Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong GDP Tỷ trọng đầu tư cho các ngành phi Nông nghiệp và Kết cấu hạ tầng Tốc độ tăng GDP 2000 66.78 94.24 24.9 2001 68.69 90.38 11.9 2002 70.14 92.39 12.92 2003 73.3 92.4 19.49 2004 75.05 92.6 14.68 2005 77.3 92.8 14.67 Trung bình năm 71.9 92.5 16.4 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Biểu 19: Phần trăm tăng, giảm trong cơ cấu GDP, cơ cấu đầu tư và tăng trưởng GDP Đơn vị : % Năm Điểm phần trăm tăng, giảm tỷ trọng các ngành phi Nông nghiệp trong GDP Điểm phần trăm tăng, giảm tỷ trọng đầu tư cho các ngành phi Nông nghiệp và Kết cấu hạ tầng Phần trăm tăng, giảm tốc độ tăng GDP 2000 - - - 2001 1.91 -3.86 -13 2002 1.45 2.01 1.02 2003 3.16 0.01 6.57 2004 1.75 0.2 -4.81 2005 2.25 0.2 -0.01 Trung bình năm 1.8 0.2 0.6 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 18 và 19: - Trong 5 năm 2000 - 2001, khi đầu tư cho các ngành phi Nông nghiệp tăng 0.2 điểm % thì tương ứng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong GDP tăng được 1.8 điểm %. - Tỷ lệ đầu tư cho các ngành phi nông nghiệp ở mức trên 90% và hệ quả tương ứng là tỷ trọng các ngành phi Nông nghiệp trong GDP đạt mức khoảng trên 70% khiến cho nền kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 16%. Điều đó cho thấy rằng, trong những năm sắp tới nếu muốn nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao và đạt mức 15 - 16% thì tỷ lệ đầu tư cho các ngành phi nông nghiệp và kết cấu hạ tầng phải đạt mức thấp nhất là 90% trong tổng đầu tư xã hội . - Hơn nữa, nếu tỷ trọng đầu tư cho các ngành phi nông nghiệp và kết cấu hạ tầng tăng 1 điểm % thì tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong GDP có thể tăng thêm được 9% và tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt mức tăng là 3%. 3.2. Đầu tư và tăng trưởng kinh tế ngành Nông nghiệp : Biểu 20 : Đầu tư và tăng trưởng Kinh tế ngành Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản ( NLN - TS ) Đơn vị :% Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ trọng vốn đầu tư cho NLN - TS 5.8 9.6 7.61 7.6 7.4 7.2 Tốc độ tăng trưởng GDP NLN - TS 12 5.6 7.7 7.04 6.92 6.93 Tỷ trọng NLN - TS trong GDP 33.2 31.3 29.8 26.7 24.9 23.3 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 20 : Tỷ trọng vốn đầu tư cho NLN - TS có xu hướng giảm dần: từ 9.6% ( năm 2001 ) giảm xuống còn 7.2% ( năm 2005) ( đạt mức cao nhất vào năm 2001: 9.6% . Chính nguyên nhân này khiến cho tỷ trọng NLN -TS trong GDP giảm dần : từ 33.2% ( năm 2000 ) xuống còn 23.3% (năm 2005) và tốc độ tăng trưởng GDP NLN - TS cũng giảm dần : từ 7.7% ( năm 2002) xuống 6.93% ( năm 2005) 3.3. Đầu tư v à tăng trưởng kinh tế ngành Công nghiệp : Biểu 21: Đầu tư và tăng trưởng Kinh tế ngành Công nghiệp và Xây dựng Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ trọng vốn đầu tư cho( CN + XD) 56.4 55.5 57.1 52.8 51.2 52 Tốc độ tăng vốn đầu tư vào ( CN + XD ) 29.8 30.1 38.7 15.1 17.3 21.9 Tốc độ tăng trưởng GDP (CN + XD) 15.3 16.32 18.17 28.5 23.7 23.8 Tỷ trọng ( CN + XD ) trong GDP 38.7 40.2 42.1 45.3 48.9 52.7 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 21: Trong thời kỳ 2000 - 2005, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành CN + XD vẫn chiếm cao và chủ yếu. Mặc dù tỷ trọng tuyệt đối có giảm nhưng không đáng kể : từ 56.4% ( năm 2000) xuống 52%( năm 2005), kéo theo tốc độ tăng vốn đầu tư cho CN + XD giảm: từ 29.8%( năm 2000) xuống 21.9%(năm 2005) nhưng do chiếm tỷ trọng lớn và đầu tư vào những ngành chủ lực có lợi thế cạnh tranh nên vẫn tạo ra tiền đề để chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng tiến bộ. Do đó vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP của khối ngành CN + XD đạt mức cao: từ 15,3% ( năm 2000) lên 23,8% ( năm 20005) và kéo theo tỷ trọng đóng góp của ngành CN + XD trong GDP cũng tăng cao, từ 38,7% năm 2000 lên 52,7% năm 2005. 3.4. Đầu tư v à tăng trưởng kinh tế ngành Dịch vụ : Trong giai đoạn 2000 - 2005, vốn đầu tư vào ngành Dịch vụ chiếm tỷ trọng tăng dần : từ 37.8% ( năm 2000) lên 40.8% ( năm 2005) ( tăng 3%), tuy nhiên tỷ trọng đóng ghóp của ngành Dịch vụ trong GDP lại giảm : từ 28.1% ( năm 2000) xuống còn 24.5% (năm 2005). Biểu 22 : Đầu tư và tăng trưởng của ngành dịch vụ Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ trọng vốn đầu tư vào Dịch vụ 37.8 34.8 35.3 39.6 41.4 40.8 Tốc độ tăng vốn đầu tư vào Dịch vụ 20.3 21.9 36.7 39.5 26.5 18.2 Tốc độ tăng trưởng GDP Dịch vụ 10.07 13.5 11.3 19.2 7.3 7.4 Tỷ trọng dịch vụ trong GDP 28.1 28.4 28.02 27.9 26.2 24.5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê 3.5. Tác động của Đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh: Biểu 23: So sánh mức tăng, giảm và tỷ trọng trung bình giữa tỷ trọng vốn đầu tư và tỷ trọng đóng ghóp trong GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 2000 - 2005 Đơn vị: % Thành phần kinh tế Kinh tế Nhà nước Tập thể Tư nhân, cá thể Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Đầu tư Mức tăng giảm thời kỳ +31.5 +0.7 - 34.8 + 2.6 Tỷ trọng trung bình 39.1 9.6 27.1 24.2 GDP Mức tăng giảm thời kỳ - 0.3 - 7.5 + 3.6 + 6.2 Tỷ trọng trung bình 21.9 18.1 30.5 29.2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Trong 5 năm qua ( 2000 - 2005 ): - Trong khi đầu tư cho khu vực kinh tế nhà nước tăng trên 31 điểm % thì tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong GDP lại giảm đi 0.3 điểm %. Điều này cho thấy rằng : vốn đầu tư vào khu vực kinh tế nhà nước chưa thực sự có hiệu quả. - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: tỷ trọng vốn đầu tư vào khu vực này tăng 2.6 điểm % nhưng phần đóng ghóp trong GDP của khu vực này đã tăng 6.2 điểm %, chứng tỏ rằng tác động của Đầu tư tới khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tốt hơn khu vực kinh tế nhà nước. - Khu vực kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể : vốn đầu tư vào khu vực này chiếm khoảng 36 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giảm 34.1 điểm % trong cả thời kỳ, trong khi phần đóng ghóp trong GDP chiếm tỷ trọng khoảng 48%, mức giảm trong cả thời kỳ là 6.9%. Như vậy đầu tư vào hai khu vực này đã có sự chuyển biến rõ rệt mặc dầu hiệu quả không cao so với hai khu vực trên. 3.6. Tác động của Đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ Biểu 24:So sánh mức tăng, giảm và tỷ trọng trung bình giữa tỷ trọng vốn đầu tư và tỷ trọng đóng ghóp trong GDP theo 3 tiểu vùng thời kỳ 2000 - 2005 Đơn vị: % Các tiểu vùng Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Đầu tư Mức tăng, giảm thời kỳ + 6.1 - 11.3 + 5.2 Tỷ trọng trung bình 12.0 78.2 9.8 GDP Mức tăng, giảm thời kỳ + 5.0 - 11.6 + 6.6 Tỷ trọng trung bình 10.5 79.6 9.9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 24, trong thời kỳ 2000 - 2005: - Tiểu vùng 2: tỷ trọng vốn đầu tư giảm 11.3 điểm % kéo theo là tỷ trọng đóng ghóp trong GDP giảm 11.6 điểm %. Như vậy, đầu tư vào tiểu vùng 2 trong thời gian qua không tạo ra sự chuyển biến đáng kể trong khi hướng chuyên môn hoá của vùng là phát triển công nghiệp - dịch vụ, đô thị,....tại 2 thị xã Vĩnh Yên, Phúc Yên và Huyện Bình Xuyên, huyện Mê Linh, tiểu vùng 2 sẽ giữ vai trò đầu tàu, lôi kéo sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh. - Tiểu vùng 1 và 3 : tỷ trọng vốn đầu tư vào hai tiểu vùng này tăng 11.3 điểm % ( tương ứng với tỷ trọng vốn trung bình là 21.8 % ), trong khi phần đóng ghóp trong GDP chiếm tỷ trọng 24.4 % ( tăng 11.6 điểm % ). Điều này cho thấy rằng, đầu tư vào 2 tiểu vùng này không thể tạo ra sự đột biến do tính chất kinh tế của hai vùng là thuần nông. Nhìn chung, trong 5 năm vừa qua việc dàn Đầu tư ra tiểu vùng 1 và 3, không tiếp tục đầu tư cho tiểu vùng 2 đã làm cho nền kinh tế của tỉnh phát triển không có đột phá. Như vậy, nếu cố định các yếu tố khác thì đây là xu thế Đầu tư không đúng, không phù hợp với nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong điều kiện vốn có hạn. 3.7. Quan hệ giữa Đầu tư và tăng trưởng GDP : Vốn đầu tư vào các ngành khác nhau không chỉ mang lại mức độ tăng trưởng khác nhau cho các ngành riêng biệt mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế . Tỷ lệ đầu tư vào các ngành khác nhau cũng mang lại sự chuyển dịch lớn về cơ cấu của GDP, bởi vì đối với mỗi ngành mức độ đóng ghóp của vốn khác nhau : Biểu 25 :Quan hệ giữa Đầu tư và tăng trưởng GDP Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nhịp độ bình quân thời kỳ 00 -05 1. Tốc độ tăng GDP 10.7 11.9 12.9 19.5 14.6 14.7 14.7 2. Tốc độ tăng VĐT 20.37 32.2 34.9 24.4 20.9 19.9 26.35 3. Tốc độ phát triển các ngành NLN - TS 12 5.5 7.7 7.05 6.9 6.92 6.85 CN & XD 14.7 16.32 18.17 28.5 23.8 23.86 22 DV 10.07 13.5 11.25 19.2 7.4 7.3 11.65 Phi NN ( = CN & DX + DV) 11.23 15.13 15.3 24.8 17.5 18.05 18.1 4. Tốc độ tăng lao động trong các ngành KTQD 2.9 3.2 3.13 3.64 2.99 1.72 2.0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 25 , ta có thể thấy : - Trong vòng 5 năm ( 2000 - 2005 ) tốc độ tăng của GDP từ 10.7 % lên 14.7% ( tăng 4 %); tốc độ tăng vốn đầu tư từ 20.37%( năm 2000) lên 26.35%( năm 2005). - Tốc độ phát triển các ngành trong GDP : + Ngành Nông lâm nghiệp : tốc độ phát triển giảm từ 12% ( năm 2000) xuống còn 6.85% ( năm 2005) + Ngành CN & XD : Tốc độ phát triển tăng từ 14.7%( năm 2000) lên 22 % ( năm 2005) +Ngành DV : cũng có xu hướng tăng cao : từ 10.07%( năm 2000) lên 11.65%( năm 2005) 3.8. Một số tác động khác của đầu tư đến kết quả kinh tế, xã hội của tỉnh Nhìn một cách tổng thể, việc tích cực huy động các nguồn vốn và đầu tư phát triển đã góp phần quyết định sự phát triển có tính bứt phá của tỉnh, sự phát triển nhanh chóng và toàn diện trong những năm vừa qua, làm cho nền kinh tế của Vĩnh Phúc tăng nhanh, từ chỗ thu ngân sách chỉ khoảng vài chục ngìn tỷ nay đã đạt mức khoảng 3 ngàn tỷ đồng. Hiện Vĩnh Phúc và Bình Dương, Hưng Yên, Đồng Nai đang là những tỉnh có bước phát triển khá nhất so các tỉnh khác, đặc biệt về thu hút đầu tư từ tỉnh ngoài và từ nước ngoài. Tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP đạt mức khá cao, khoảng trên 40% ( trong khi tỷ lệ này của cả nước cũng chỉ đạt khoảng 38% Biểu 26: Đánh giá Kết quả và Hiệu quả Đầu tư Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. ĐTXH / GDP(%) 27.9 32.9 39.4 40.9 43.2 45.2 2. ICOR 2.47 3.09 3.44 2.51 3.38 3.53 3. NSLĐ 5.2 5.6 6.1 7.1 7.9 8.9 4. Tỷ lệ thất nghiệp(%) 7.1 7.4 7.4 7.12 7.08 7.05 5. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (%) 4.0 3.8 2.5 2.37 2.2 2.0 6. Tỷ lệ đói nghèo(%) 12.26 10.91 9.7 8.7 7.0 5.6 7. GDP / NG ( Triệu đ ) 3.53 3.94 4.62 5.66 6.8 8.2 8. KWH/GDP 0.61 0.58 0.57 0.55 0.53 0.51 9. Thu ngân sách / GDP(%) 17.5 18.9 31.4 27.9 26.9 17.5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê Từ những phân tích nêu trên cho thấy đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc có quan hệ mật thiết với nhau. Tương ứng với tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP tăng thì cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh và nhờ đó tốc độ tăng GDP cao; đồng thời các chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá rõ, trong đó nổi bật là năng suất lao động tăng, tiêu hao điện năng trên một đơn vị GDP giảm, GDP/người tăng, tỷ lệ đóighèo giảm....Diều này còn được thể hiện cụ thể bơỉ đầu tư và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành. Kết quả và hiệu quả của đầu tư tuy chưa bóc tách riêng ra được nhưng nếu quan sát các chỉ tiêu tổng hợp cũng phần nào thấy được điều mà chúng ta muốn nói tới: (1) - Tốc độ tăng GDP cao và có chiều hướng tăng liên tục trong 5 năm vừa qua. Do đó GDP/người cũng tăng lên. (2) - Trong 5 năm 2001 - 2005, năng suất lao động tăng lên, gấp khoảng 1,8 lần, từ khoảng 5,2 triệu đồng/ lao động lên 8,9 triệu đồng/lao động. (3) - Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 7,1% năm 2000 xuống còn khoảng 6% vào năm 2005. Với cơ cấu kinh tế như đã trình bày và căn cứ vào những kết quả phan tích ở biểu trên cho thấy về cơ bản trong những năm vừa qua cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch tương đối đúng hướng và đem lại kết quả, hiệu quả rõ rệt: nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (13 -14%), tỷ lệ đói nghèo giảm liên tục (giảm được 6,6 điểm phần trăm), duy trì tỷ lệ thu ngân sách khoảng 26%, tiêu hao điện năng giảm từ 0,61 xuống 0,51, GDP bình quân đầu người trên địa bàn tăng từ 1,4 trđ ( năm 1995) lên 5,1 triệu đồng (năm 2005). 3.9. Xu hướng phát triển của mối quan hệ giữa Đầu tư và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tr ên đ ịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2000 - 2005 Qua những phân tích trên cho thấy cơ cấu đầu tư ảnh hưởng quyết định đến hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Đầu tư vào những ngành chủ lực có lợi thế cạnh tranh như đã đề cập và đầu tư mạnh vào kết cấu hạ tầng sẽ đem lại sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vì thế trong tương lai cần tiếp ục đầu tư theo hướng này. Tức là đầu tư nhiều hơn cho kết cấu hạ tầng và cho phát triển các sản phẩm chủ lực mà tỉnh có lợi thế so sánh cũng như các nhà đầu tư quan tâm nhiều. Trừ năm 2000, theo con số thống kế cứ tăng đầu tư vào khu vực phi nông nghiệp 1% và tăng đầu tư vào kết cấu hạ tầng 1,2% thì tỷ trọng cácc ngành phi nông nghiệp có thể tăng khoảng 1,5 - 2%. Có thể chưa thật chính xác nhưng cũng cho phép đưa ra một hệ số tương quan để dự báo quan hệ tăng vốn đầu tư cho khu vực phi nông nghiệp và việc thay đổi cơ cấu kinh tế trong tương lai. Đây là vấn đề có ý nghiã quan trọng trong phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô của tỉnh Vĩnh Phúc. Biểu 27 : Cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế Đơn vị: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cơ cấu ĐT 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 5,76 9,6 7,61 7,6 7,4 7,2 Phi nông nghiệp 94,24 90,38 92,39 92,4 92,6 92,8 Cơ cấu KT 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 33,2 31,3 29,9 26,7 24,9 23,3 Phi nông nghiệp 66,8 68,7 70,1 73,3 75,1 77,3 ĐTPT Sản xuất 75,5 77,1 77 74,3 73,1 73,5 ĐT vào KCHT 24,5 22,9 23 25,7 26,9 26,5 Nguồn: N ên giám thống k ê tỉnh Vĩnh Phúc. X ử lý theo số ._.ất 10 Các dự án về cải tạo vùng trũng sang nuôi thuỷ sản 11. Các DA đầu tư phát triển hoa phục vụ xuất khẩu 12. Các DA về chế biến Nông lâm thuỷ sản 13. Nâng cấp sửa chữa các hồ lớn như Đại Lải,,, II Dịch vụ - thương mại 1 Xây dựng hạ tầng khu du lịch Tam Đảo 1, Đại Lải và Tây Thiên III Các dự án thuộc lĩnh vực CSHT 1. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp 3. Xây dựng trạm 110 Lập Thạch – Vĩnh Tường và cải tạo nâng cấp xây dựng mới trạm 110 khu công nghiệp Quang Minh - Tiền Phong 4. XD hạ tầng cụm công nghiệp tập trung làng nghề các huyện thị 5. Nâng cấp hệ thống điện nông thôn 6. XD đường quanh hồ Đầm Vạc 7. XD tuyến xe buýt Hà Nội-Đại Lải, Hà Nội-Vĩnh Yên, Tam Đảo 8. Dự án cấp nước cụm CN Quang Minh và dự án mở rộng nhà máy nước Vĩnh Yên, 9 Mở rộng hệ thống cấp nước Mê Linh, IV Dự án khác 1 Dư án đầu tư khu xử lý rác thải rắn Vĩnh Phúc 2 XD trung tâm văn hóa huyện (4 huyện) 3 Xây dựng truờ ng cao đẳng - kỹ thuật - Công nghệ Vĩnh Phúc 4. Xây dựng cung văn hóa thiếu nhi thị xã Vĩnh Yên B GIAI ĐOẠN 2006-2010 2006-2010 I. Nông-lâm-ngư nghiệp 2006-2010 1. Các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2006-2010 2. Dự án hồ Bản Long 2006-2010 3. Dự án Hồ Làng Hà II 2006-2010 4. Dự án kênh tiêu Bến Tre 2006-2010 5. Dự án nâng cấp cải tạo trạm bơm Bạch Hạc 2006-2010 6. Dự án cải tạo nâng cấp đập đầu mối Liễn Sơn 2006-2010 7. Dự án chợ đầu mối Thổ Tang-Vĩnh Tường 2006-2010 8. Dự án cải tạo vùng trũng 2006-2010 9. Dự án cải tạo hồ Đại Lải 2006-2010 II Công nghiệp 2006-2010 1 Xây dựng Trung tâm Công nghệ cao 2006-2010 2 Xây dựng nhà máy điện tư công nghiệp và các cơ sở sản xuất vệ tinh 2006-2010 3 Mở rộng và đầu tư chiều sâu các cơ sở sản xuất VLXD hiện có 2006-2010 4 Hiện đại hóa công ty may Hương canh 2006-2010 5 Xây dựng mới và đầu tư chiều sâu một số cơ sở ươm tơ, dệt lụa. 2006-2010 6 Xây dựng xí nghiệp phân bón vi sinh ở Tam Dương 2006-2010 7. Xây dựng 2-3 cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản 2006-2010 I. Dịch vụ - thương mại 1 Xây dựng khu du lịch Đầm Vạc, Đầm Và, Tam Đảo II 2006-2010 2 Đầu tư khu di tích chùa Hà và đền Hai Bà Trưng 2006-2010 3 XD khu liên hợp thể thao Vĩnh Phúc 2006-2010 4 XD trung tâm thương mại - siêu thị Vĩnh Yên 2006-2010 II, Các dự án thuộc lĩnh vực CSHT + xây dựng 1 Xây dựng và hoàn thiện các trục giao thông chính trên địa bàn 2006-2010 2. Kéo dài các ĐT 304,305,306,314,317 (53km) 2006-2010 3 Nâng cấp các tuyến TL 302,306m307,308,309,311,312,319,315, 316 2006-2010 Cải tạo QL 23 (18km) thành đường cấp III đồng bằng 2006-2010 4. Nâng cấp và hoàn chỉnh các tuyến đường nội thị Vĩnh yên, Phúc Yên đạt tiêu chuẩn đường phố với đầy đủ hệ thống đèn tín hiệu đảm bảo an toàn giao thông 2006-2010 5 Dự án xây dựng và hoàn thiện các bến xe khách và các điểm đỗ xe trong tỉnh 2006-2010 1. Nâng cấp, mở rộng nhà máy nước Vĩnh Yên và nhà máy nước Mê Linh giai đoạn II 2006-2010 2. Xây dựng đường cao tốc hướng tâm (70km) 2006-2010 3. Xây dựng cầu Vĩnh Thịnh 2006-2010 4. XD cảng Vĩnh Thịnh 2006-2010 5. Xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải thị xã Vĩnh Yên, Phúc Yên Xuân Hoà 2006-2010 6. Hoàn thiện đường bao phía Bắc Vĩnh Yên 2006-2010 7. Xây dựng đường cụm công nghiệp Bình Xuyên (phía bắc Hương Canh), 2006-2010 8. Cải tạo QL2 đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì thành đường cấp II đồng bằng 2006-2010 9. Cải tạo QL 2C (43km) thành đường cấp III đồng bằng 2006-2010 10 Cải tạo đường đi Xuân Hoà - Đèo Nhe (25km) thành đường cấp III đồng bằng 2006-2010 11 Xây dựng đường du lịch Đại Lải - Thanh Lanh - Xạ Hương - Tây Thiên - Lập Thạch (40km) 2006-2010 12 Xây dựng hồ Làng Hà II 2006-2010 13 Xây dựng hồ Bản Long; 2006-2010 III Các dự án khác 1 XD trường đại học mở 2006-2010 2. Xử lý rác thải sinh hoạt Vĩnh Yên 2006-2010 3. XD TT giáo dục LĐXH 2006-2010 4. Đầu tư xây dựng khu xử lý chất rắn Vĩnh Phúc Địa điểm : Xã Tân Phong, Bình Xuyên Nội dung: Xây dựng khu xử lý rác thải rắn công suất 200T/ngày Vốn đầu tư: 20 triệu USD Nguồn vốn: ODA Hàn Quốc 2006-2010 5. Đầu tư xây dựng Trung Tâm đào tạo Công nhân-kỹ thuật Vĩnh Phúc Địa điểm: Phường Hợp Hội, Thị xã Vĩnh Yên Nội dung: Xây dựng 1 trường đào tạo nghề hiện đại phục vụ cho các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ Vốn đầu tư: 20 triệu USD Nguồn vốn: ODA Đức 2006-2015 TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt_ TS. Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế đầu tư _ Bộ môn Kinh tế Đầu tư, Nhà xuất bản thống kê _ HN 2004 PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh, Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - học hỏi và sáng tạo, Nhà xuất bản chính trị quốc gia . PGS.TS.Ngô Doãn Vịnh, Bàn về phát triển Kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang ) - nhà xuất bản chính trị quốc gia Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004, Nhà xuất bản Thống kê – HN 2004 Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005, Nhà xuất bản Thống k ê – HN 2005 Báo cáo tổng hợp về tình hình kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2005 Nâng cao hiệu quả Đầu tư cho khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế, luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ ), Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô - Hà Nội năm 1998 Mở đầu Đối với cả nền kinh tế quốc dân cũng như đối với một tỉnh, đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu đầu tư đúng sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo tiền đề quan trọng, cần thiết để tăng trưởng kinh tế cao và phát triển bền vững. Ngược lại, nếu đầu tư sai sẽ dẫn đến làm méo mó cơ cấu kinh tế và làm cho nền kinh tế phát triển không như mong muốn và không đem lại hiệu quả cao. Việt Nam có 64 tỉnh và thành phố trực thuộc TW, sự phát triển của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc TW có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung của cả nền kinh tế quốc dân. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề đầu tư và tác động của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một tỉnh cụ thế góp phần làm rõ những vấn cơ bản về đề lý luận và thực tiễn trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh , thành phố trực thuộc TW ở nước ta là vấn đề lý thú và có ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ thực tiễn đó , em chọn đề tài “ Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề được kết cấu thành hai phần: Phần I: Hiện trạng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Phần II: Một số giải pháp tăng cường sự tác động có hiệu quả của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc. PHẦN I : HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC I. Những đặc điểm Tự nhiên, kinh tế, xã hội chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động Đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: 1. Đặc điểm Tự nhiên: 1.1. Vị trí địa lý 1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn 1.3. Tài nguyên thiên nhiên 2. Đặc điểm xã hội, nhân văn 2.1. Dân số 2.2. Lao động 3. Đặc điểm Kinh tế : Sau 8 năm thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo cho tỉnh một vị thế mới đối cả nước và vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp khá phát triển với vai trò động lực là ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp các phương tiện vận tải (ô tô, xe máy, xe đạp) và đang trở thành trung tâm công nghiệp lớn của Vùng; Với vị trí địa lý thuận lợi và với các cơ chế chính sách liên tục được hoàn thiện, Vĩnh Phúc đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược huy động các nguồn vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của Vùng và cả nước; Trong các năm gần đây, quy mô nguồn thu ngân sách tỉnh ngày càng lớn, đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia và dành cho đầu tư phát triển; Với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, Vĩnh Phúc đang trở thành một trung tâm du lịch lớn của vùng; Nhờ những thành tựu phát triển kinh tế to lớn, tỉnh đã được Chính Phủ đưa vào một trong 8 tỉnh của vùng kinh tế động lực phía Bắc - Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ. II. Thực trạng Đầu tư và Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc: 1. Thực trạng đầu tư thời k ỳ 2000 – 2005 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc : 1.1.Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư : Biểu 1: Quy mô, tốc độ tăng vốn đầu tư và cơ cấu các nguồn vốn Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân năm 1. Tổng số ( tỷ đ) 846.5 1118.85 1509.7 1878 2272 2726 1725.2 2. Tốc độ tăng vốn đầu tư 30 32.2 34.9 24.4 21 20 27.1 3. Cơ cấu các nguồn vốn ( % ): 100 100 100 100 100 100 100 - Ngân sách nhà nước 29.1 29.7 36.9 17 61.4 60.6 51 - Vốn tín dụng 1.7 1.5 9.9 7.5 7.9 7.1 5.9 - Vốn đầu tư của các doanh nghiệp 18.3 14.2 9.7 30.2 8.6 7.3 14.7 - Vốn của dân và tư nhân 29.5 15.2 15.3 28 1.9 2.2 13 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài 19.5 38.8 26.8 19.3 18.6 22.1 30 - Vốn khác 1.9 0.5 1.4 1.1 1.5 0.8 1.2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê Theo biểu 1: trong 5 năm 2000 - 2005, tổng vốn đầu tư đã thực hiện trên lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 10, 4 ngìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 2,1 ngàn tỷ đồng; đạt tốc độ tăng vốn khoảng 26,35 %/năm. Hai năm 2004, 2005 mức vốn đầu tư tăng tuy không nhanh như các năm trước nhưng về quy mô cũng tăng bằng khoảng 1/2 quy mô vốn đầu tư của năm 2000. Tuy không giảm nhiều nhưng hai năm 2004 và 2005 tốc độ đầu tư có phần chậm lại. Có điều đó là do những năm trước khi mới tách tỉnh đầu tư ít và ba năm 2001, 2002, 2003 khi đầu tư nước ngoài vào nhiều làm cho vốn đầutư trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. 1.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN : 1.2.1.. Cơ cấu các nguồn vốn : Theo biểu 1 : để đáp ứng yêu cầu đầu tư của địa phương các nguồn vốn đã được quan tâm huy động: - Trong tổng số vốn đầu tư đã thực hiện nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm trung bình khoảng 51 %, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 30 %, nguồn vốn của dân chỉ chiếm khoảng 13 % (riêng hai năm 2004, 2005 vốn của dân chỉ chiếm khoảng 2%). Điều này nói rằng, vốn trong dân của tỉnh Vĩnh Phúc đang còn hạn chế; nguồn vốn đầu tư của tỉnh đang chủ yếu dựa vào vốn ngân sách và vốn nước ngoài. - Riêng vốn từ trong dân và doanh nghiệp đã chiếm tới trên 9% ( năm 2005) tổng vốn đầu tư thực hiện (chưa bóc tách được phần doanh nghiệp nội tỉnh và doanh nghiệp từ ngoài tỉnh đầu tư vào). - Nhìn chung, các nguồn vốn đầu tư huy động tăng đều qua các năm (trừ nguồn tín dụng thương mại), đặc biệt nguồn ngân sách tỉnh. Điều đó cho thấy, nền kinh tế tỉnh Động thái rõ rệt nhất là vốn khu vực doanh nghiệp và trong dân tăng lên nhanh hơn tương đối so với khu vực vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một xu hướng hết sức tích cực, phản ánh sự phát huy nội lực ngày càng có hiệu quả hơn của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên đối với Vĩnh Phúc, trong tổng vốn doanh nghiệp, vốn từ tỉnh ngoài đóng vai trò khá quan trọng. Vốn đầu tư nước ngoài vẫn chủ yếu là khu vực FDI, bên cạnh đó có sự đóng góp tích cực của vốn ODA và NGO. Vốn ODA trong năm chủ yếu là thực hiện chuyển tiếp các dự án cấp nước ở Mê Linh và Vĩnh Yên 1.2.2. Đánh giá tình hình phân bổ vốn đầu tư: - Vốn đầu tư ngân sách:Thực tế, trong tổng vốn đầu tư, tỷ lệ vốn ngân sách tăng khá nhanh, tuy nhiên so với mức tăng thu ngân sách thì mức đóng góp này cần phải nâng cao hơn nữa. Về lĩnh vực đầu tư, vốn ngân sách đã tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng trình mục tiêu.Chi cho các vấn đề xã hội cũng tập trung vào các vấn đề xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, kết hợp ngân sách TW, ngân sách địa phương và các nguồn vốn đối ứng trong các chương - Vốn đầu tư doanh nghiệp: trong những năm qua tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ vận tải 1.3. Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế: vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước và nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng cơ bản trong suốt thời kỳ 2000 - 2005 ( khoảng 63%), trong khi vốn đầu tư vào kinh tế tập thể và tư nhân, cá thẻ chỉ chiếm khoảng 37%, do đó cần có các biện pháp để thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn của khu vực tư nhân, cá thể. 1.4. Cơ cấu đầu tư theo ngành: Nhìn chung cơ cấu đầu tư theo ngành theo chiều hướng ngày một tiến bộ. Vốn Đầu tư cho công nghiệp chiếm khoảng 55 - 56% là điều tốt. Vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 7 - 8 % trong khi nông dân chiếm đa số và người dân còn sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp cho thấy mức đầu tư còn thấp. Đầu tư cho khu vực dịch vụ và kết cấu hạ tầng chiếm khoảng 34 - 35% là mức chưa cao 1.5. Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ: * Theo huyện thị : * Theo 3 tiểu vùng : căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, hiện trạng và xu thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, có thể chia ước lệ lãnh thổ thành 3 tiểu vùng kinh tế: - Tiểu vùng 1: Tiểu vùng Trung du - miền núi phía bắc: bao gồm các huyện Tam Dương - Tiểu vùng 2: gồm 2 TX Vĩnh Yên và Phúc Yên, Huyện Bình Xuyên và huyện Mê Linh - Tiểu vùng 3: gồm huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Nam Bình Xuyên và Nam huyện Mê Linh Đầu tư phát triển của Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu vào Tiểu vùng 2. xu thế đầu tư giữa ba tiểu vùng có biểu hiện chuyển dịch từ chỗ t ập trung cao độ cho Tiểu vùng 2 sang ti ểu vùng 1 và 3 * Theo thành thị, nông thôn : 2. Hiện trạng chuyển dịch Cơ cấu Kinh tế : 2.1.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: * Xét theo GDP: Biểu 2: Cơ cấu ngành kinh tế xét theo GDP Đơn vị : % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Bình quân thời kỳ 00 -05(%) GDP 100 100 100 100 100 100 1. CN & XD 38.7 40.2 42.1 45.3 48.9 52.7 22 2. NLN - TS 33.2 31.3 29.9 26.7 24.1 21.3 6.85 3. DV 28.1 28.4 28.02 27.9 26.2 24.5 11.65 4. Phi NN ( CN + DV ) 66.8 68.6 70.12 73.2 75.1 77.2 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê - Thứ nhất, cơ cấu ba khối ngành nông - công nghiệp dịch vụ ( cơ cấu ngành chung) chuyển dịch rõ theo hướng tiến bộ và có hiệu quả hơn trên cơ sở thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hà nội và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. - Thứ hai, hai khối ngành nông nghiệp và phi nông có sự chuyển hoá nhanh theo hướng tiến bộ. Tỷ trọng của khối ngành nông nghiệp trong tổng GDP của tỉnh giảm từ 55,7% xuống còn 21,3% , tức là giảm 34,4% và như thế là mỗi năm giảm khoảng 6,8 điểm %. Tương ứng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp trong tổng GDP tăng 6,8 điểm %. Đây là mức chuyển dịch nhanh và nhanh hơn nhiều so với mức chuyển dịch của cơ cấu kinh tế của cả nước. - Thứ ba, hai khối ngành sản xuất sản phẩm vật chất ( gồm công nghiệp, xây dựng, nông lâm thuỷ sản) và sản xuất sản phẩm dịch vụ cũng có sự chuyển dịch nhưng chưa đáng kể và chưa tạo ra sự phát triển hài hoà cần thiết giữa hai khu vực này * Xét theo lao động: Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm được 26,4 điểm phần trăm và tương ứng tỷ lệ lao động của các ngành phi nông nghiệp tăng 26,4 điểm phần trăm. Chính sự thay đổi này đã tạo tiền đề để cơ cấu kinh tế chuyển dịch tốt hơn 2.2. Chuyển dịch Cơ cấu Kinh tế trong nội bộ ngành : - Ngành Nông nghiệp:Tỷ trọng các ngành trồng trọt giảm từ 71,3% năm 2000 xuống còn 56% vào năm 2005, tương ứng tỷ trọng các ngành chăn nuôi tăng từ 25,2% năm 2000 lên 39,9% vào năm 2005, tỷ trọng các ngành dịch vụ trong nông nghiệp tuy tăng không lớn nhưng cũng tăng từ 3,4% lên 4,2% cùng kỳ. Tỷ lệ ngành thuỷ sản cũng tăng khá, từ mức 2,6% tăng lên khoảng 5,2%. - Ngành Công nghiệp:các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy, sản xuất hàng điện tử dân dụng phát riển rất mạnh không những tạo ra gía trị lớn mà còn tạo ra nguồn thu ngân sách lớn cho nhà nước và thu hút được nhiều lao động vào làm việc rong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, công nghiệp phát triển nhanh mới chỉ bước đầu tạo tiềm lực tăng trưởng, chưa đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu lao động. - Ngành Thương mại - Dịch vụ: trong khi tỷ trọng của ngành thương mại tăng từ 56,9% năm 2000 lên 59,2% năm 2005 thì tỷ trọng của ngành du lịch lại giảm từ 40,7% năm 2000 xuống còn 36,9% năm 2005 mà chính ngành du lịch là ngành có tiềm năng lớn cua tỉnh Vĩnh Phúc. 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân theo thành phần kinh tế : - Thứ nhất, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước trên địa bàn tỉnh chiểm trung bình khoảng 70% / năm ( chiếm 70.8% năm 2000 giảm xuống còn 64.6% năm 2005). Như vậy xu hướng giảm dần trong 5 năm vừa qua là phù hợp với xu thế phát triển và mục tiêu khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia phát triển kinh tế. - Thứ hai, kinh tế nhà nước trong những năm vừa qua chưa có sự thay đổi đáng kể: tỷ trọng GDP năm 200 là 20.7 % xuống 20.4% năm 2005. - Thứ ba, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong GDP của tỉnh : từ mức 1.7% năm 2000 đã lên tới 11.9% năm 2005. Đây là xu thế tốt cần phát huy. 2.4.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 3 tiểu vùng: 3. Tác động của Đầu tư tới Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế : 3.1. Nhận định tổng quan: Biểu 3: Tổng hợp một số chỉ tiêu về cơ cấu GDP, cơ cấu đầu tư và tăng trưởng GDP Đơn vị : % Năm Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong GDP Tỷ trọng đầu tư cho các ngành phi Nông nghiệp và Kết cấu hạ tầng Tốc độ tăng GDP 2000 66.78 94.24 24.9 2001 68.69 90.38 11.9 2002 70.14 92.39 12.92 2003 73.3 92.4 19.49 2004 75.05 92.6 14.68 2005 77.3 92.8 14.67 Trung bình năm 71.9 92.5 16.4 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê - Tỷ lệ đầu tư cho các ngành phi nông nghiệp ở mức trên 90% và hệ quả tương ứng là tỷ trọng các ngành phi Nông nghiệp trong GDP đạt mức khoảng trên 70% khiến cho nền kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 16%. Điều đó cho thấy rằng, trong những năm sắp tới nếu muốn nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao và đạt mức 15 - 16% thì tỷ lệ đầu tư cho các ngành phi nông nghiệp và kết cấu hạ tầng phải đạt mức thấp nhất là 90% trong tổng đầu tư xã hội . 3.2. Đầu tư và tăng trưởng kinh tế ngành Nông nghiệp :Tỷ trọng vốn đầu tư cho NLN - TS có xu hướng giảm dần : từ 7.61% ( năm 2001 ) giảm xuống còn 7.2% ( năm 2005) ( đạt mức cao nhất vào năm 2001: 9.6% . Chính nguyên nhân này khiến cho tỷ trọng NLN -TS trong GDP giảm dần : từ 29.8 % ( năm 2002 ) xuống còn 23.3% ( năm 2005) và tốc độ tăng trưởng GDP NLN - TS cũng giảm dần : từ 7.7% ( năm 2002) xuống 6.93% ( năm 2005) 3.3. Đầu tư và tăng trưởng kinh tế ngành Công nghiệp :Trong thời kỳ 2000 - 2005, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành CN + XD vẫn chiếm cao và chủ yếu. Mặc dù tỷ trọng tương đối có giảm : từ 56.4% ( năm 2000) xuống 52%( năm 2005), kéo theo tốc độ tăng vốn đầu tư cho CN + XD giảm nhưng do chiếm tỷ trọng lớn và đầu tư vào những ngành chủ lực có lợi thế cạnh tranh nên vẫn tạo ra tiền đề để chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng tiến bộ 3.4. Đầu tư và tăng trưởng kinh tế ngành Dịch vụ :Trong giai đoạn 2000 - 2005, vốn đầu tư vào ngành Dịch vụ chiếm tỷ trọng tăng dần : từ 37.8% ( năm 2000) lên 40.8% ( năm 2005) ( tăng 3%), tuy nhiên tỷ trọng đóng ghóp của ngành Dịch vụ trong GDP lại giảm 3.5. Tác động của Đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh: Vốn đầu tư vào khu vực kinh tế nhà nước chưa thực sự có hiệu quả.Tác động của Đầu tư tới khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tốt hơn khu vực kinh tế nhà nước và đầu tư vào hai khu vực tập thể, tư nhân và cá thể đã có sự chuyển biến rõ rệt mặc dầu hiệu quả không cao so với hai khu vực trên. 3.6. Tác động của Đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Nhìn chung, trong 5 năm vừa qua việc dàn Đầu tư ra tiểu vùng 1 và 3, không tiếp tục đầu tư cho tiểu vùng 2 đã làm cho nền kinh tế của tỉnh phát triển không có đột phá. Như vậy, nếu cố định các yếu tố khác thì đây là xu thế Đầu tư không đúng, không phù hợp với nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong điều kiện vốn có hạn. 3.7. Quan hệ giữa Đầu tư và tăng trưởng GDP : Trong vòng 5 năm ( 2000 - 2005 ) tốc độ tăng của GDP từ 10.7 % lên 14.7% ( tăng 4 %); tốc độ tăng vốn đầu tư từ 20.37%( năm 2000) lên 26.35%( năm 2005). - Tốc độ phát triển các ngành trong GDP : + Ngành Nông lâm nghiệp : tốc độ phát triển giảm từ 12% ( năm 2000) xuống còn 6.85% ( năm 2005) + Ngành CN & XD : Tốc độ phát triển tăng từ 14.7%( năm 2000) lên 22 % ( năm 2005) +Ngành DV : cũng có xu hướng tăng cao : từ 10.07%( năm 2000) lên 11.65%( năm 2005) 3.8. Xu hướng phát triển của mối quan hệ giữa Đầu tư và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2000 - 2005 : Biểu 4: Cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế Đơn vị: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cơ cấu ĐT 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 5,76 9,6 7,61 7,6 7,4 7,2 Phi nông nghiệp 94,24 90,38 92,39 92,4 92,6 92,8 Cơ cấu KT 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 33,2 31,3 29,9 26,7 24,9 23,3 Phi nông nghiệp 66,8 68,7 70,1 73,3 75,1 77,3 ĐTPT Sản xuất 75,5 77,1 77 74,3 73,1 73,5 ĐT vào KCHT 24,5 22,9 23 25,7 26,9 26,5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê Xem xét xu hướng đầu tư theo ngành cho thấy, trong giai đoạn 1996 -2000, quy mô đầu tư cho các ngành kinh tế đều có xu hướng giảm, kể cả đầu tư công nghiệp, dịch vụ (vận tải, tài chính, tín dụng, nhà hàng. Ba năm gần đây, đầu tư có xu thế phục hồi, tăng mạnh trở lại, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (đạt tốc độ tăng vốn đầu tư gần 50%). Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, đầu tư công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa đủ mạnh so với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhất là chưa đóng góp nhiều cho gia tăng thu nhập của phần lớn lực lượng lao động của tỉnh hiện nay vẫn tham gia chủ yếu vào hoạt động nông nghiệp và dịch vụ. 3.9. Một số tác động khác của đầu tư đến kết quả kinh tế, xã hội của tỉnh : Kết quả và hiệu quả của đầu tư tuy chưa bóc tách riêng ra được nhưng nếu quan sát các chỉ tiêu tổng hợp cũng phần nào thấy được điều mà chúng ta muốn nói tới: (1) - Tốc độ tăng GDP cao và có chiều hướng tăng liên tục trong 5 năm vừa qua. Do đó GDP/người cũng tăng lên. (2) - Trong 5 năm 2001 - 2005, năng suất lao động tăng lên, gấp khoảng 1,8 lần, từ khoảng 5,2 triệu đồng/ lao động lên 8,9 triệu đồng/lao động. (3) - Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 7,1% năm 2000 xuống còn khoảng 6% vào năm 2005. 4. Đánh giá những thuận lợi và những hạn chế, thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh : 4.1. Thuận lợi: - Vĩnh Phúc nằm ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng - Địa hình bao gồm cả miền núi, trung du và đồng bằng, là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển các loại hình sản xuất đa dạng, phong phú - Tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch lớn tầm cỡ quốc gia, có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí - Trên địa bàn đã hình thành một mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp và hệ thống đô thị khá phát triển trải đều khắp - Tỉnh có hệ thống giáo dục - đào tạo khá hoàn chỉnh, đặc biệt là giáo dục phổ thông - Việc Vĩnh Phúc trở thành một trong 8 tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ đã nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và trên cả nước - Cuối cùng, yếu tố nhân văn là một yếu tố cơ bản nhất, quyết định khả năng biến những tiềm năng và lợi thế của tỉnh có thể trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội 4.2. Hạn chế và thách thức: - Kinh tế phát triển chưa vững chắc, phát triển công nghiệp nhanh song thiếu bền vững. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nội địa phát triển chậm, trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. - Cơ sở hạ tầng đã được chú ý đầu tư nâng cấp, song chất lượng thấp kém, đang xuống cấp và quá tải vẫn - Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp còn ít - Chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt lợi thế phát triển dịch vụ, du lịch và thương mại; - Chất lượng nguồn lao động thấp; Áp lực về giải quyết việc làm đô thị cũng như nông thôn còn lớn. - Xuất phát kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người năm 2004 bằng 83,3% so với bình quân cả nước - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước mới hình thành nên đội ngũ cán bộ quản lý mỏng, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và doanh nhân giỏi KẾT LUẬN PHẦN I: Thông qua việc nghiên cứu thực trạng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như sự tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có thể thấy: Nhờ có nhiều tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nên đã tạo ra sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt KTXH của tỉnh: các nguồn vốn huy động tăng lên đáng kể, từng bước nâng cao sức mạnh nội lực; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá; tác động của đầu tư tới cơ cấu kinh tế theo hướng thuận và tích cực; nâng cao trình độ nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ đói nghèo;Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư vẫn chưa thực sự hợp lý, chưa có khả năng khai thác đầy đủ các thế mạn trong tỉnh. PHẦN II : MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ TÁC ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH VĨNH PHÚC I. Định hướng Đầu tư phát triển Kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2001 - 2010 1. Mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 : Phấn đấu đến năm 2010, nền kinh tế Vĩnh Phúc có các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp, các ngành phi nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu và bộ mặt kinh tế, xã hội có sự tiến bộ vượt bậc; Vĩnh Phúc trở thành một trong số các tỉnh dẫn đầu về phát triển của vùng KTTĐ Bắc Bộ; 2. Định hướng chủ yếu về Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 đối với một số ngành, lĩnh vực chủ yếu : 2.1. Ngành Nông - Lâm Nghiệp - Thủy sản 2.2. Công nghiệp và Xây dựng 2.3. Dịch vụ II. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tác động có hiệu quả của Đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu Kinh tế : 1. Giải pháp huy động Vốn đầu tư : 1.1. Đánh giá tiềm năng tích luỹ của tỉnh : 1.2. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư so với tiềm năng tích luỹ: 1.3. Giải pháp nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư so với tiềm năng tích luỹ : 1.3.1. Đối với nguồn thu tại chỗ : cần huy động từ các nguồn: vốn doanh nghiệp; Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình; Vốn từ ngân sách nhà nước; Vốn từ các nguồn thu khác. 1.3.2. Đối với nguồn vốn ngoài tỉnh 1.3.3 Đối với nguồn vốn nước ngoài: nguồn FDI, ODA và NGO. 2. Các giải pháp tăng cường đầu tư đối với từng ngành : 2.1. Các giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp - thuỷ sản: 2.2. Các giải pháp phát triển Dịch vụ : 3. Điều chỉnh cơ cấu Đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá : 4. Các giải pháp về Cơ chế, chính sách : 4.1. Cơ chế khuyến khích các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 4.2.. Cơ chế khuyến khích sản xuất nông - lâm - ngư 5. Mở rộng và tìm kiếm thị trường 6. Các giải pháp Đầu tư phát triển khoa học, công nghệ : . Các giải pháp đầu tư phát triển con người, nâng cao phúc lợi và đảm bảo công bằng xã hội : * Đánh giá những khó khăn còn tồn tại : 7.1. Đào tạo nguồn nhân lực 7.2. Đổi mới cơ cấu nguồn nhân lực 7.3. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực và thu hút nhân tài KẾT LUẬN PHẦN II: Từ việc tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao sự tác động có hiệu quả của Đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có thể nhận thấy Tỉnh Vĩnh Phúc có đủ điểu kiện và lợi thế để phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mang ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn tới, với định hướng chiến lược phát triển đã xác định, cần nhận thức rõ những mục tiêu cụ thể của từng ngành, từng khu vực,... để đưa ra các giải pháp đúng đắn, phù hợp với thực tế phát triển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Kết luận 1 - Đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế của một tỉnh cũng như của quốc gia. Đầu tư có tác động to lớn đến hình thành và phát triển cũng như đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vốn đầu tư là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đặc biệt và việc đầu tư có tác động trực tiếp mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như đến phân công lao động xã hội. Việc nghiên cứu quan hệ này để tìm ra những hệ số tương quan phục vụ cho công tác phân tích và dự báo kinh tếvĩ mô có ý ngjĩa quan trọng đối với các nàh hoạch định chính sách phát triển. 2 - Trong thời kỳ 2001 - 2005, việc đầu tư giữ vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tiến bộ và đem lại kết quả, hiệu quả khích lệ. Tỉnh Vĩnh Phúc nên coi trọng việc tăng cường đầu tư hơn nữa và đặc biệt phải coi trọng tính hiệu quả của việc đầu tư. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát riển của tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn cho nên tỉnh cần có biện pháp huy động tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. 3 - Việc đầu tư ở một tỉnh rất liên quan đến việc đầu tư của các tỉnh khác, nhất là của các tỉnh xung quanh, vì thế trong quá trình đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cần hợp tác, phối kết hợp chặt chẽ với các tỉnh để tránh sự đầu tư chồng chéo, lãng phí. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhận được sự dạy dỗ và chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong trường, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế lao động và dân số, em đã tiếp thu được những kiến thức quý báu thật sự có ích cho bài luận văn này và cho ngành nghề trong tương lai của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Kinh tế lao động và đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Vĩnh Giang đã quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình từ khi chọn đề tài cho đến khi hoàn thành Luận văn. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả cán bộ công chức viên chức tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội đã tạo điều kiện trong việc cung cấp những tài liệu liên quan và đóng góp ý kiến để bài luận văn hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36431.doc