Tác động của việc chấm dứt của hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Phượng

Tài liệu Tác động của việc chấm dứt của hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Phượng: ... Ebook Tác động của việc chấm dứt của hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Phượng

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tác động của việc chấm dứt của hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Dệt may là một ngành sản xuất và xuất khẩu lâu đời trên thế giới. Ngay từ thời xa xưa con người đã chú ý đến vấn đề ăn mặc trong sinh hoạt hàng ngày và cả trong giao tiếp. Họ đã có không ngừng cải tiến về kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã để cho ra đời những bộ trang phục ngày càng gọn nhẹ, sang trọng và hợp thời. Dệt may Việt Nam cũng là ngành lâu đời của Việt Nam. Việc sản xuất phục vụ nhu cầu cho người tiêu dùng trong nước đã tồn tại từ lâu nhưng việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì mới thực sự phát triển trong mấy năm gần đây. Cùng với sự phát triển của ngành Dệt may thế giới, Việt Nam cũng không ngừng đổi mới và hoàn thiện mình. Nếu như trước đây dệt may Việt Nam chỉ xuất hiện tại các nước Đông Âu thì hiện nay đã xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các thị trường Mỹ và EU và trở thành nhà cung cấp có uy tín trên thế giới hiện nay. Sau khi hiệp định dệt may giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, EU được ký kết mở đường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu dệt may vào hai thị trường này, dệt may Việt Nam không ngừng phát triển và ngày càng tăng doanh thu cho đất nước. Tuy nhiên đến năm 2005, khi hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO chấm dứt thì tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam đã có nhiều biến động và gặp rất nhiều khó khăn. Kim ngạch trong những tháng đầu năm 2005 liên tục giảm do chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà xuất khẩu lớn: Trung Quốc, Ấn Độ… Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu dệt may, mới được thành lập (2002), công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Phượng cũng không tránh khỏi những khó khăn trong thời kỳ “hậu hạn ngạch’. Nhằm nghiên cứu những khó khăn của Việt Nam và công trong thời kì hậu hạn ngạch và những thách thức mới của dệt may Việt Nam và công ty trong thời gian tới, Tôi đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Tác động của việc chấm dứt của hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Phượng". Tôi xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA I. Khái quát chung về hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO 1. Lịch sử hình thành hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO Ngay từ những năm đầu của hệ thống thương mại đa phương - đánh dấu bằng sự ra đời của tổ chức GATT, tiền thân của WTO, năm 1947- ngành dệt may đã là một vấn đề khúc mắc trong các vòng thương thuyết nhằm tự do hóa các luồng thương mại. Trong hơn 30 năm, ngành này không được điều tiết bởi các qui tắc chung áp dụng cho mậu dịch hàng hóa mà bởi các chế độ riêng: Các Hiệp định ngắn hạn về mậu dịch quốc tế bông sợi (Short Term Arrangement regarding International Trade in Cotton textiles - STA), 1961, Hiệp định dài hạn về mậu dịch quốc tế bông sợi (Long Term Arrangement regarding International Trade in Cotton textiles - LTA), 1962-1973, và Hiệp định về các loại sợi (Arrangement regarding International Trade in Textiles, thường gọi tắt là Multifibre Arrangement - MFA), 1974-1994. Từ năm 1995, ngành dệt may được điều tiết bởi Hiệp ước về dệt may (Agreement on Textiles and Clothing - ATC) - một trong những hiệp ước ký kết sau vòng thương thảo Uruguay Round - thay thế hiệp định MFA và qui định những biện pháp chuyển tiếp nhằm đưa toàn bộ ngành dệt may vào khung pháp lý chung của WTO. Để phân tích diễn tiến của khung pháp lý từ hiệp định STA đến Hiệp ước ATC, chúng ta điểm sơ qua bối cảnh chung của thời kỳ ấy. Trong những năm ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, đa số các luồng thương mại quốc tế bị chi phối bởi nhiều chế độ quốc gia khác nhau và phức tạp. Một số nước phát triển viện lý do cán cân thanh toán gặp khó khăn sau chiến tranh để áp dụng thuế suất cao, thủ tục thuế quan nặng nề, và rất nhiều biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu. Từ những năm 1950 trở đi, các hàng rào mậu dịch dần dần được cắt giảm để tiến đến tự do hóa thương mại qua các vòng thương thuyết trong khuôn khổ tổ chức GATT. Song song với xu hướng này và sự phục hồi của cán cân thanh toán trong các nước phát triển, Nhật Bản cũng tham gia trở lại vào thương mại dệt may thế giới. Cùng lúc, một số nước nghèo bắt đầu xuất khẩu hàng dệt và trong chừng mực ít hơn, các hàng may mặc. Nhờ nhân công và nguyên liệu rẻ, các nước này nhanh chóng xuất ngày càng nhiều các hàng dệt may bằng bông sợi sang các nước phát triển, cạnh tranh ồ ạt với ngành sản xuất nội địa của họ. Trước nguy cơ lỗ lãi, phá sản đe dọa việc làm của cả một ngành sản xuất, gây ra căng thẳng trong xã hội, một số nước phát triển thương thuyết song phương với 4 nước xuất khẩu chính lúc ấy - Nhật, Hồng Kông, Ấn Độ và Pakistan - để ép họ phải tự giới hạn lại. Những thỏa thuận "hạn chế xuất khẩu tự nguyện" (voluntary export restraint) này trở thành biện pháp phổ biến để ngăn chặn nhập khẩu, không chỉ cho hàng dệt may mà còn trong nhiều ngành khác.  Năm 1959, theo yêu cầu của Bộ trưởng tài chính Mỹ Douglas Dillon, tổ chức GATT bắt đầu họp bàn về vấn đề "nhập khẩu tăng vọt trong thời gian ngắn cho vài mặt hàng và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, chính trị và xã hội trong nước nhập khẩu". Năm 1960, các thành viên GATT công nhận hiện tượng "xáo trộn thị trường" (market disruption), định nghĩa gồm một số điều kiện cụ thể, cho phép nước nhập dùng biện pháp phòng chống (safeguard) để bảo vệ ngành sản xuất nội địa. Hai vấn đề chú ý trong các điều kiện này là "nhập khẩu xuất phát từ một số nguồn cụ thể" và "sự khác biệt về giá cả giữa hàng nhập và hàng nội không do nước xuất khẩu bán phá giá" (dumping). Nói cách khác, một là các nước nhập có thể áp dụng biện pháp phòng chống đối với một hoặc vài nước, một cách chọn lọc, trong khi theo điều XIX của Hiệp ước GATT, các biện pháp này phải nhắm tất cả mọi nguồn, không phân biệt. Hai là họ có thể phòng chống ngay cả khi nước xuất khẩu không vi phạm qui tắc về bán phá giá.  Năm 1961, để vận động cho đạo luật Trade Act 1962, chính phủ Mỹ đề xướng một hội nghị các nước xuất khẩu hàng dệt trong khuôn khổ của GATT. Kết quả của hội nghị này là Hiệp định STA (thực ra là pháp lý hóa việc vi phạm các nguyên tắc của GATT, dẫu là ngắn hạn như nói rõ trong tên gọi và chỉ có hiệu lực một năm). Hiệp định STA cho phép các nước xuất khẩu, đơn phương hoặc qua thỏa thuận song phương, ấn định hạn ngạch (quota) để giới hạn nhập khẩu khi có nguy cơ "xáo trộn thị trường". Các cuộc thương thuyết vẫn tiếp tục, và năm 1962, STA được thay thế bởi LTA - hiệp định dài hạn vì các nước liên can công nhận đây là một vấn đề cần phải giải quyết lâu dài. LTA có hiệu lực 5 năm và để bù lại, các hạn ngạch bắt buộc phải được nâng cao và tăng 5% mỗi năm. Hiệp định này được gia hạn năm 1967 và năm 1970. Tháng 12/1972, GATT hoàn tất một cuộc điều tra nghiên cứu tình hình dệt may. Trên cơ sở bản báo cáo này và các thương thuyết sau đó, LTA được thay thế bởi hiệp định MFA áp dụng từ tháng 1/1974.  Hai hiệp định STA và LTA chỉ nhằm vào hàng bông sợi vì thời ấy các nước đang phát triển chỉ xuất khẩu loại hàng đó. Một trong những lý do sản xuất sợi hóa học tăng nhanh trong các nước phát triển cũng vì các nước này muốn tránh bị lệ thuộc vào một nguyên liệu tập trung ở thế giới thứ ba, không kể là sợi hóa học ngày càng được dùng cho đủ mọi ứng dụng tiên tiến và dựa vào một nguyên liệu rẻ và dồi dào, tưởng như có thể khai thác vô tận, cho đến cuộc khủng hoảng của dầu hoả năm 1973. Cho đến lúc ấy, nhiều người nghĩ rằng sợi hóa học sẽ loại hẳn các sợi tự nhiên khỏi thị trường. Nhưng chính khuynh hướng này cũng tác động lên các nước đang phát triển, họ cũng muốn gia tăng giá trị xuất khẩu của mình và bắt đầu tham gia vào ngành vải sợi hóa học. Do đó hiệp định MFA không chỉ chi phối sợi bông mà còn áp dụng cho cả len và sợi hóa học, vì thế mới gọi là multifibre. 2. Nội dung 2.1. Hiệp ước MFA Như hai hiệp định trước, MFA cho phép áp đặt hoặc duy trì hạn ngạch, với điều kiện phải gia tăng 6% một năm. Ngoài ra, trước khi có thể viện lý do là thị trường bị xáo trộn, các nước nhập khẩu phải hội ý với nước xuất khẩu và tuân theo một số điều kiện và chuẩn ghi trong MFA. Một Cơ quan Kiểm soát Hàng dệt (Textiles Surveillance Body - TSB) được thành lập để quản lý hiệp định và giám sát sự thi hành. Các nước áp đặt hạn ngạch phải thông báo mỗi biện pháp mới lên TSB và hàng năm báo cáo tình hình. Cơ quan TSB cũng có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp, và hàng năm phải báo cáo hoạt động của mình lên Ủy ban Hàng dệt (Textiles Committee) của GATT.  Vì MFA đi ngược lại hai qui tắc căn bản của GATT là trong suốt và không phân biệt đối xử, và nằm ngoài khung pháp lý chung nên tuy được quản lý bởi GATT, nhưng chỉ áp dụng cho các nước liên can chứ không cho toàn thể các nước thành viên. Cũng vì yếu tố biệt lệ này mà Trung Quốc, tuy không là thành viên, cũng tham gia, từ đầu thập niên 1980. MFA được gia hạn 4 lần: năm 1977, 1981, 1986 và 1991, sau khi được thương thuyết lại và mỗi lần đều kèm theo nhiều điều lệ mới. Trong những năm cuối, tham gia MFA có 8 nước phát triển ("nước nhập khẩu") - Áo, Canada, Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC, Mỹ, Phần Lan, Nhật, Thụy Sĩ và Na Uy, và 36 nước đang phát triển, với tư cách nước xuất khẩu. Trên 8 nước nhập khẩu này, chỉ có Nhật và Thụy Sĩ là không hề áp dụng hạn ngạch. Trong 21 năm thi hành, từ 1974 đến 1994, MFA thật ra là công cụ của các nước giàu ngăn chặn nhập khẩu từ các nước nghèo hơn là "mở rộng thương mại, giảm các hàng rào mậu dịch và dần dần tự do hóa mậu dịch quốc tế về hàng dệt, cùng lúc điều tiết sự phát triển của luồng thương mại này và tránh các hậu quả gây xáo trộn thị trường và ngành sản xuất trong các nước nhập khẩu cũng như xuất khẩu", như mục tiêu chính thức đề ra. Các hạn ngạch được thương lượng trên cơ sở song phương, thường xuyên xem xét lại, và tỷ lệ gia tăng thường thấp hơn con số 6% qui định trong MFA.  Do đó các nước xuất khẩu không ngừng đòi hỏi phải bãi bỏ chế độ hạn ngạch này và cơ sở pháp lý của nó. Vấn đề dệt may là một trong những đề tài khúc mắc của vòng thương thuyết Uruguay, và các nước nghèo cũng chỉ đồng ý với một số nhượng bộ cho hai Hiệp ước GATS (dịch vụ) và TRIPs (sở hữu trí tuệ) với điều kiện các nước giàu cũng phải nhượng bộ về mặt nông nghiệp và dệt may. Một trong những thỏa nhượng này là tuy không chấm dứt ngay năm 1994, chế độ MFA phải được thay thế bằng một cơ chế ràng buộc tất cả mọi thành viên như các qui chế khác của WTO và chuẩn bị cho việc sát nhập ngành dệt may vào khung pháp lý chung của WTO. Cơ chế này, tức Hiệp ước ATC, chỉ là công cụ cho một giai đoạn chuyển tiếp và không thể được dùng để kéo dài một tình trạng ngoại lệ đã quá lâu. Do đó điều lệ 9 của ATC khẳng định là Hiệp ước sẽ chấm dứt "ngày đầu tiên của tháng thứ 121 sau khi Hiệp ước WTO ban hành, khi ấy ngành dệt may sẽ hoàn toàn sáp nhập vào Hiệp ước GATT 1994", tức là ngày 1.1.2005. Và nhất là Hiệp ước sẽ không được gia hạn ("There shall be no extension of this Agreement"). 2.2.Hiệp ước ATC Hiệp ước ATC có những điểm chính sau đây:  a) Phạm vi rộng vì bao gồm sợi, vải, thành phẩm (made-up articles) và quần áo, tức là hầu hết ngành may dệt, chỉ loại trừ các nguyên liệu thô.  b) Một lịch trình sát nhập dần dần những mặt hàng ấy vào khuôn khổ các điều lệ của Hiệp ước GATT 1994, và song song,  c) Một lịch trình tự do hóa qua đó các hạn ngạch được gia tăng theo từng giai đoạn cho đến khi được bãi bỏ. d) Một cơ cấu phòng chống tạm thời đặc định (specific transitional safeguard) cho trường hợp các ngành sản xuất nội địa có thể bị tổn hại trong thời gian quá độ.  e) Một Cơ quan Giám sát Hàng dệt (Textiles MonitoringBody -TMB) được thành lập để đảm bảo là mọi qui định được tuân thủ. TMB có nhiệm vụ báo cáo hoạt đồng và tiến triển của các lịch trình lên Hội đồng mậu dịch hàng hóa (Council for Trade in Goods -CTG), là bộ phận của WTO kiểm soát sự thi hành Hiệp ước ATC. Khác với thời MFA, các tranh chấp không thuộc thẩm quyền của TMB mà phải đưa lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (Dispute Settlement Body - DSB).  Tuy WTO đã có một hiệp ước riêng cho các biện pháp phòng chống (Agreement on Safeguards - SG) nhưng Hiệp ước ATC vẫn dành một điều khoản (điều lệ 6) cho phép các nước nhập khẩu dùng đến biện pháp này theo điều kiện khác, ngoại lệ so với Hiệp ước SG: trong khi SG qui định là các biện pháp phòng chống phải áp dụng cho tất cả mọi nguồn, theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, ATC cho phép nước nhập khẩu áp dụng một biện pháp "đặc định", tức là chỉ nhắm một đối tượng, nếu xác định được là đối tượng ấy đã gây ra tổn hại cho mình tuy rằng sự gia tăng nhập khẩu là từ mọi nguồn. Lý do là vì ATC không cho phép áp đặt hạn ngạch mới, nên các nước ngày trước không tham gia MFA (phi hạn ngạch) vẫn phải có cách tự vệ. Cơ cấu phòng chống ATC vận hành như sau: nước nhập khẩu, khi thấy cần bảo vệ thị trường của mình, yêu cầu nước xuất khẩu hội ý với mình. Hai bên có thể thỏa thuận một biện pháp giới hạn nhập khẩu. Thỏa thuận này cũng như yêu cầu hội ý đều phải được thông báo lên TMB. Nếu không đi đến thỏa thuận, nước nhập khẩu có thể trình lên TMB một đề nghị giới hạn đơn phương. TMB có 30 ngày để điều tra và đưa ra khuyến cáo. Nếu hai bên vẫn không đồng ý thì có thể kiện nhau trước DSB. Vì mọi giai đoạn đều đặt dưới sự giám sát của TMB - một cơ quan đa phương - nên cơ cấu này, tuy hãy còn vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử nhưng ít ra cũng trong suốt hơn các hạn ngạch song phương, chỉ có hai nước liên can là biết với nhau. Mặt khác, để tránh việc nước nhập khẩu lạm dụng và biến phòng chống thành một thứ hạn ngạch "chui", các biện pháp này cũng "tạm thời" tức là chỉ có thể áp dụng trong 3 năm, không gia hạn. ATC dùng chữ "transitional" thay vì "temporary" cũng để nhắc lại yếu tố quá độ của cả Hiệp ước.  Từ 1995 đến 2001, có 53 biện pháp phòng chống thông báo lên TMB, trong đó một nửa (26) là do Mỹ, phần còn lại do các nước châu Mỹ La Tinh. Điều đáng nói là trong năm đầu (1995) đã có 23 biện pháp, toàn bộ là của Mỹ, khiến ai cũng phải hoảng hốt, từ các nước xuất khẩu đến các nhà quan sát và cả TMB. Nhưng sau đó thì ngoài 3 trường hợp của Mỹ và 1 của Ba Lan (năm 2001), chỉ có 4 nước châu Mỹ La Tinh dùng đến điều lệ 6: Argentina, Brazil, Ecuador, và Colombia. Cả 4 nước này đều là thành viên của tổ chức International Textile and Clothing Bureau (ITBC) tại Genève. Tổ chức ITBC cũng hoạt động tích cực trong ngành dệt may.  Sát nhập vào khuôn khổ GATT hay vào khung pháp lý của WTO chỉ có nghĩa đơn giản là bãi bỏ hạn ngạch, để hàng may dệt không còn là biệt lệ trong luật WTO. Lịch trình sát nhập được ấn định như sau: Bảng 1 - Lịch trình sát nhập các qui định đối với dệt may vào GATT 1994 Giai đoạn Kỳ hạn Tỷ lệ sát nhập tối thiểu (tính trên khối lượng nhập năm 1990) Giai đoạn 1 1.1.1995 16% (còn lại 84%) Giai đoạn 2 1.1.1998 17% (còn lại 67%) Giai đoạn 3 1.1.2002 18% (còn lại 49%) Giai đoạn 4 1.1.2005 100%   Nguồn: Văn phòng WTO  Đây là đầu mối của nhiều tranh cãi. Trước hết, nhiều nước nhập khẩu thi hành chậm hơn qui định. Ví dụ: Ấn Độ than phiền là cho đến tháng 6 năm 2004, khi giai đoạn 4 sắp chấm dứt, Mỹ mới chỉ bãi bỏ 103 hạn ngạch trên tổng số 937, tức là còn lại những 89%. Sau đó, ngay cả cấu trúc của lịch trình cũng gây vấn đề. Đầu tiên, tỷ lệ sát nhập tính trên khối lượng chứ không phải trị giá nên trong hai giai đoạn đầu, các mặt hàng được chọn để đưa vào khung pháp lý đa số là những hàng rẻ, những hàng cao cấp hơn vẫn bị giới hạn. Ngoài ra, vì những tỷ lệ của 3 giai đoạn đầu tương đối thấp, số còn lại dồn cho giai đoạn chót lên tới 49%, có nghĩa là ngay cả khi các nước chấp hành nghiêm chỉnh, cũng vẫn còn gần một nửa công cuộc tự do hóa sẽ xảy ra cùng một lúc vào ngày 1.1.2005. Không khác gì một "big bang". Hơn nữa, vì các nước nhập khẩu có toàn quyền chọn các mặt hàng cho 3 giai đoạn sát nhập đầu tiên, đại đa số 49% (hoặc hơn) này là những hàng "mẫn cảm" nhất về mặt chính trị.  Tự do hóa có nghĩa là các hạn ngạch còn tồn tại sẽ phải được gia tăng mỗi năm, như thời MFA. Tuy nhiên, thay vì cố định như tỷ lệ MFA, tỷ lệ ATC cũng tăng dần với thời gian, cho đến kỳ hạn cuối cùng, theo lịch trình sau đây:  Bảng 2 - Lịch trình tự do hóa hạn ngạch Năm Tỷ lệ gia tăng Khối lượng (đơn vị) 1994 6% (như theo qui định của MFA) Thí dụ: 1000 đơn vị 1995 1996 1997 (6% x 1,16) 6,96% 6,96% 6,96% 1 070 1 144 1 224 1998 1999 2000 2001 (6,96% x 1,25) 8,70% 8,70% 8,70% 8,70% 1 330 1 446 1 572 1 709 2002 2003 2004 (8,70% x 1,27) 11,05% 11,05% 11,05% 1 898 2 108 2 340   Nguồn: Văn phòng WTO  Như thế, một hạn ngạch nếu được nâng cao đúng theo qui định của MFA, tức 6% một năm, sẽ tăng 79% sau 10 năm, nhưng nếu theo các tỷ lệ của ATC, thì tăng 134% tức là hơn gấp đôi.  Tuy nhiên đây là trường hợp lý tưởng vì trong thực tế, đa số các tỷ lệ gia tăng ấn định trong các thỏa thuận song phương thường thấp hơn, chỉ từ 3% đến 6%, nên ngay cả khi nước nhập khẩu chấp hành nghiêm chỉnh lịch trình trên, hạn ngạch cũng chỉ tăng lên có chừng mực thôi. Mặt khác các nước xuất khẩu cũng than phiền là các hạn ngạch có tỷ lệ cao nhất, tức là sẽ được tự do hóa nhiều nhất, cũng ít được dùng đến nhất vì gồm những mặt hàng ít có lợi cho họ.  Ngoài những buổi họp thường lệ, TMB cũng tổng kết và đánh giá tình hình sau mỗi giai đoạn của các lịch trình. Vì việc thực thi các hiệp ước của vòng Uruguay, trong đó có Hiệp ước ATC, là một trong những mối bất đồng giữa các thành viên, nên Hội nghị Bộ trưởng của WTO tại Doha năm 2001 cũng thông qua một quyết định về vấn đề này, trong đó đưa ra hai đề nghị cho ngành dệt may để mở rộng thị trường bằng cách tính các tỷ lệ gia tăng hạn ngạch theo phương pháp khác. Hội đồng CTG có nhiệm vụ bàn bạc và trình kết luận lên Tổng Hội đồng (General Council) - Cơ quan tối cao của WTO - trước cuối tháng 7 năm 2002. Tuy thế các nước thành viên vẫn không đi đến đồng thuận trong năm 2003 và các cuộc họp vẫn tiếp tục trong năm 2004.  Tháng 6.2004, khoảng 90 công ty và hiệp hội dệt may của 49 nước, cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu, sau khi họp một hội nghị thượng đỉnh về công bằng trong mậu dịch dệt may ("Summit on Fair Trade in Textiles and Clothing") tại Bruxelles (Bỉ), viết thư cho ông Supachai Panitchakdi, Tổng Giám Đốc WTO, yêu cầu gia hạn Hiệp ước ATC thêm 3 năm, cho đến 31.12.2007, vì họ sẽ không thể cạnh tranh nổi với các nước như Ấn Độ và Trung Quốc khi thị trường hoàn toàn mở cửa. Theo họ, có nguy cơ 30 triệu người sẽ mất việc trên thế giới và thậm chí một số nước sẽ bị phá sản. Họ cũng yêu cầu WTO mở một cuộc họp khẩn cấp, trễ nhất là ngày 1.7.2004, để xem xét các vấn đề họ nêu lên trong một tài liệu gửi kèm, gọi là " Tuyên Ngôn Istanbul". Cùng lúc, các lobbies Mỹ vận động được 117 đại biểu và thượng nghị sĩ Mỹ (trong đó có John Kerry, ứng cử viên tổng thống) yêu cầu tổng thống Bush can thiệp cho cùng mục đích. Các nhà sản xuất nội địa các nước nhập khẩu lo lắng đã đành, điều đáng ngạc nhiên là liên minh với họ lại là một số nước xuất khẩu, phản đối một điều mà chính phía bên họ đòi hỏi từ hơn 40 năm nay. Tuy nhiên đến ngày 1/1/2005, Hiệp ước ATC cũng đã chấm dứt, cáo chung một biệt lệ kéo dài từ năm 1960 và bắt đầu cho một thời kỳ mới - thời kỳ cạnh tranh không hạn ngạch. II. Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong thời gian qua. 1. Kim ngạch xuất khẩu. Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm gần đây, đóng góp quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chỉ trong một thời gian ngắn, dệt may Việt Nam đã vươn lên trở thành ngành công nghiệp lớn đứng thứ 2 đất nước. Trong mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu dệt may luôn dẫn đầu nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta (trừ dầu thô) với tốc độ tăng trưởng luôn đạt ít nhất là 10%. Tuy nhiên sau sự kiện hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO kết thúc, ngành dệt may của Việt Nam đã có những biến động nhất định. Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Đơn vị tính: Tỷ USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2000 1.892 2001 1.972 4,23 2002 2.752 39.55 2003 3.678 36,65 2004 4.3 16,19 2005 4.82 10,17 Quý I/2006 1.36 Tăng 40% so với cùng kì năm ngoái. Nguồn: Tổng cục thống kê Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Đơn vị: Tỷ USD Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: Ngành dệt may của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất lớn tuy nhiên lại không hề ổn định và chứa nhiều bấp bênh. Năm 2002, 2003, 2004 là những năm mà dệt may Việt Nam đã thu được những thành tựu lớn lao, kim ngạch xuất khẩu đã không những hoàn thành chỉ tiêu mà còn vượt mức kế hoạch đặt ra sở dĩ đạt được tốc độ tăng trưởng trên là do ngành dệt may Việt Nam có một số lợi thế như nguồn lao động dồi dào, khéo tay, chi phí lao động không cao, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên đến năm 2005 tuy vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng trên 10% nhưng đây vẫn là con số không mấy khả quan đối với ngành dệt may Việt Nam. Nguyên nhân đó là từ 1/1/2005 các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may cho nhau, thì ngành dệt may Việt Nam lại vẫn chịu sức ép của hạn ngạch do chưa phải là thành viên của WTO. Đặc biệt là trên thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Tuy vậy vẫn còn nhiều lí do dẫn đến tình trạng sụt giảm kim ngạch xuất khẩu dệt may. Ví dụ như trên thị trường EU mặc dù EU không áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn không những không tăng mà còn có sự sụt giảm. Giải thích cho lí do này nhiều chuyên gia cho rằng ngành dệt may Việt Nam rất có ít lợi thế cho sự phát triển bền vững, đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng. Điều đó góp phần lý giải tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận gia công xuất khẩu là chính (chiếm tới 70-80% kim ngạch), hình thức thương mại bán sản phẩm chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Đồng thời sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Mặt khác, xu thế toàn cầu hóa thương mại cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đang đặt ngành dệt may Việt Nam trước những áp lực và thách thức to lớn. Dù Việt Nam trở thành thành viên tổ chức WTO, trong những năm tới ngành dệt may vẫn chưa thể phát triển nhanh và cạnh tranh được với nhiều nước xuất khẩu khác nếu như các doanh nghiệp chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ trong cung cách tổ chức sản xuất kinh doanh của mình. 2. Thị trường xuất khẩu. Cho đến đầu những thập niên 80, ngành dệt may của ta chủ yếu vẫn xuất khẩu sang hai thị trường chính là Liên Xô và Đông Âu. Khi khối Xã hội Chủ Nghĩa Đông Âu sụp đổ vào năm 1990 đã gây rất nhiều khó khăn cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có ngành dệt may. Vấn đề đặt ra lúc bấy giờ là tìm kiếm thị trường thay thế cho ngành dệt may Việt Nam. Sự chuyển hướng này đến cùng một lúc với một số cải cách kinh tế trong khuôn khổ chính sách đổi mới kinh tế áp dụng từ năm 1986 đã tạo điều kiện tốt cho dệt may Việt Nam dần dần hội nhập vào thị trường thế giới. Từ năm 1992 đến năm 2000, Việt Nam đã có những hiệp định dệt may quan trọng với hai thị trường lớn đó là EU và Mỹ. Tháng 12/1992 Việt Nam ký với liên hiệp Châu Âu một hiệp định thương mại có hiệu lực từ năm 1993, ấn định một số hạn ngạch cho xuất khẩu quần áo. Hiệp định này được sửa 3 lần sau đó, lần sửa cuối cùng là vào tháng 4/2004 và áp dụng đến cuối năm 2005. Năm 2000, Việt Nam ký với Mỹ hiệp định thương mại song phương, gọi tắt là USBTA. Theo hiệp định này, ngành dệt may được đặc biệt lợi: bình quân thuế suất giảm từ 60% xuống 5%. Do đó kim ngạch xuất khẩu Việt Nam liên tục tăng và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Bảng 4: Một số thị trường chính của Việt Nam Đơn vị: Triệu USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Mỹ 49 981 1,940 2,430 2,630 EU 767 794 845 875 Nhật Bản 473 489 521 605 Các thị trường khác 531 455 504 710 Nguồn: Tổng cục thống kê Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu dệt may của Việt Nam Nhìn vào số liệu từ bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Tại thị trường Mỹ, từ năm 2001, hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã mở cửa thị trường Mỹ cho hàng dệt may Việt Nam, đồng thời kích thích thêm lượng tiêu thụ mặt hàng này, và đã trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong thời gian gần đây (luôn chiếm từ 50-60% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ mới chỉ đứng ở vị trí 70 trong tổng số gần 200 nước xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ, thì đến năm 2002 đã vượt lên xếp thứ 23, năm 2003 bứt phá mạnh hơn, xếp thứ 8 và đến năm 2004, xếp ở vị trí thứ 6 vượt 64 bậc sau 3 năm. Theo sự đánh giá của các chuyên gia người Mỹ chỉ có hàng Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc tại thị trường này. Nhiều mặt hàng của Việt Nam tại thị trường Mỹ còn thuộc loại giá cao nhất trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Cụ thể năm 2001 đơn giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam bình quân là 1,51 USD/m2 sản phẩm. Đến năm 2004 tăng lên 3,14 USD/m2 sản phẩm. Trong khi hàng Trung Quốc từ 2,96 USD/m2, tụt xuống còn 1,25 USD/m2. Tại thị trường EU, mặc dù chính phủ hai nước đã xúc tiến những cơ hội nhằm tăng sản lượng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn rất kém. Tại thị trường EU, dệt may Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 14. Việt Nam vẫn chưa chú trọng đến thị trường đầy tiềm năng này do đó chưa có sự đầu tư thích đáng. Tại thị trường Nhật, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng không cao mặc dù Nhật Bản là thị trường đối xử bình đẳng đối với hàng hóa các nước, từ lâu đã không áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may. Biểu đồ 3: Thị phần khách hàng của Việt Nam Đơn vị: % 3. Những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam 3.1. Thuận lợi Dệt may là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam hiện nay vì nó có những lợi thế về lao động và được sự hỗ trợ của chính phủ và nhà nước. Những lợi thế chính của dệt may Việt Nam: - Chi phí lao động tương đối rẻ, trình độ tay nghề công nhân cao. - Nguồn lao động dồi dào có thể cung cấp một số lượng lớn lao động cho ngành dệt may - một ngành đòi hỏi rất nhiều lao động. - Sản phẩm có chất lượng tốt được phần lớn các khách hàng khó tính chấp nhận. - Các doanh nghiệp đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu và các khách hàng lớn. - Có nhiều thương hiệu uy tín chất lượng, tạo dựng được lòng tin với các đối tác. 3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, ngành dệt may còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Thứ nhất: Ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng, đặc biệt là khâu sản xuất vải nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Cho đến nay ngoài lợi thế lao động ra, còn lại đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn như: 100% máy móc thiết bị, phụ tùng; 100% xơ sợi hóa học; 90% bông xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ; 70% vải các loại; 67% sợi dệt. Nhập khẩu các loại phụ liệu như chỉ may, mẽ dựng, khóa kéo...cũng chiếm từ 30% đến 70% tổng nhu cầu. Đây là một trong những điểm yếu nhất làm hạn chế khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam so với các cường quốc xuất khẩu dệt may như: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Thứ hai: Xét về quy mô, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Nếu phân tích theo tiêu chí lao động thì có tới 80% doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, theo vốn thì có tới 90% dưới 5 tỷ đồng. Do quy mô vừa và nhỏ các doanh nghiệp đã không đáp ứng được các yêu cầu về dây chuyền sản xuất, vốn đầu tư vào khâu thiết kế, xây dựng thương hiệu nên năng suất thường thấp, không đứng vững được trên thị trường quốc tế. Hầu hết vẫn phải tiến hành may gia công, xuất khẩu dưới thương hiệu của các công ty nước ngoài. Thậm chí với quy mô vừa và nhỏ như vậy, nếu không liên kết với một số doanh nghiệp lớn thì những doanh nghiệp này cũng khó có khả năng tồn tại trong điều kiện hội nhập. Thứ ba: Đội ngũ lao động đông đảo nhưng hầu hết có tay nghề trung bình, năng suất thấp, rất ít lao động có trình độ cao làm cho năng suất toàn ngành cũng không cao. Ngành may Việt Nam hiện nay thiếu khoảng 30% nhân công lành nghề. Nếu một nhà máy có sức thu hút 1 ngàn công nhân, nhưng chỉ thu hút được 700 công nhân còn 300 máy còn lại bắt buộc phải để không. Tệ hơn nữa có nhiều nhà máy chỉ thuê được từ 30 tới 50% nhân công cần thiết, số máy cần thiết đành để trống do đó sẽ rất là lãng phí. Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, với trình độ lao động thấp như vậy, ngành dệt may Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh được với đội ngũ lao động lành nghề ở các nước lớn như Trung Quốc... thậm chí ngay cả đối với các nước nhỏ như Thái Lan, Indonesia thì việc cạnh tranh cũng là rất khó khăn. Thứ tư: Thiết kế yếu kém làm cho hàng Việt Nam vừa thiếu mẫu mã lại không đa dạng về chủng loại. Điều này cũng dễ hiểu, vì qui mô nhỏ nên các doanh nghiệp không chú trọng đến việc đầu tư vào khâu thiết kế, chưa có đội ngũ thiết kế riêng biệt cho nên các mẫu mã đưa ra thị trường thường là những mẫu mã ăn theo hoặc rập khuôn. Nhìn chung ngoài những doanh nghiệp lớn đã bắt đầu chú ý đến khâu thiết kế thì còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của khâu thiết kế nhằm nâng cao sức cạnh trạnh của mình. Thứ năm: Kỹ năng quản trị và kỹ năng tiếp cận thị trường còn yếu làm cho khả năng xâm nhập các thị trường lớn như Mỹ và EU còn thấp. Chưa nắm bắt được các cơ hội. Thứ sáu: Việc phân bổ hạn ngạch còn nhiều bất cập, chưa thật sự rõ ràng và minh bạch gây nhiều sự lúng túng cho các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Dẫn đến việc nhiều nhà xuất khẩu không có hạn ngạch trong khi nhiều doanh nghiệp còn hạn ngạch nhưng lại không đủ khả năng xuất khẩu. Đây cũng là một trong những lí do làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không cao và tình trạng tham ô, tham nhũng ngày càng nhiều ở Việt Nam. III. Tác động của việc chấm dứt hiệu lực hiệp định dệt may đối với hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam. 1. Tác động của việc chấm dứt hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu của thế giới. Sau khi bãi bỏ hệ thống hạn ngạch dệt may toàn cầu từ ngày 1/1/2005, tự do buôn bán hàng dệt may trên toàn thế giới đã tạo ra sự bất ổn lớn đối với các nước sản xuất hàng dệt may, người lao động và các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên, ._.sự “thống trị tự do” của các cường quốc dệt may trên thực tế đã không gây ra cú sốc lớn như lo ngại ban đầu. Nhiều quốc gia có truyền thống về hàng dệt may, trong đó có cả các nước ở Châu Âu đã được hưởng lợi do xuất khẩu hàng dệt may nhiều hơn. Xuất khẩu hàng may sẵn ở Đức, Italia, Pháp đều tăng. Tỷ lệ thất nghiệp ở Châu Âu, Mỹ và Châu Phi có xu hướng giảm trong năm 2005. Tại Châu Á – nơi tập trung các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ có mức tăng trưởng khá cao kể cả đối với những nước nhỏ không có khả năng cạnh tranh như Campuchia, Bangladest… Đối với hai nước Ấn Độ và Trung Quốc, trong quý I/2005, sản xuất và xuất khẩu dệt may tăng mạnh, nhưng sau đó lại có xu hướng giảm do những biện pháp bảo hộ của Mỹ, EU và một số nước ở Châu Phi. Tuy vậy sản phẩm dệt may của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn lấn át thị trường nhiều nước, nhất là các nước và vùng lãnh thổ gần hai “đại gia”, do sức cạnh tranh kém hơn. Trái lại, nhiều nước Châu Phi đã phải hứng chịu sự suy giảm đáng kể, ngay cả với những nước từng là địa điểm đặt hàng hấp dẫn của các nhà bán lẻ của Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của các nước trong khu vực này trong năm 2005 đã giảm 15% so với năm 2004. Hiệp định dệt may chấm dứt đã làm gia tăng sức cạnh tranh cho các nước sản xuất và xuất khẩu dệt may đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Các nước phải cạnh tranh với nhau về giá cả, số lượng, thời gian giao hàng, kiểu dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm. Vào sáng sớm ngày 11/4/2005, nhà máy Spectrum Sweater cao chin tầng ở Tây bắc Dhaka đổ sập, làm ít nhất 64 người chết, 84 người bị thương là chứng cớ cho thấy sức ép cạnh tranh đối với các nước kém phát triển nhằm đáp ứng nhanh những đơn hàng số lượng lớn của các nhà nhập khẩu. Trước sự cạnh tranh gay gắt, các nước nhỏ có xu hướng chuyển sang những thị truờng có sức cạnh tranh nhỏ hơn. Ngoài hai thị trường trọng điểm là Mỹ và EU, thị trường Nhật Bản, Châu Phi… cũng là những thị trường hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu dệt may. Thị trường Nhật là một thị trường lớn và khá hấp dẫn nhưng người tiêu dùng lại rất khó tính do đó việc xâm nhập vào thị trường này là điều vô cùng khó khăn mặc dù đây là thị trường không áp dụng hạn ngạch cho bất kì nước xuất khẩu dệt may nào. Tuy vậy việc các nước xuất khẩu đẩy mạnh việc xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật là điều vô cùng dễ hiểu vì sức ép cạnh tranh quá lớn tại Mỹ và EU. Để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình các nước xuất khẩu cũng nắm bắt được nhu cầu thị trường và xuất khẩu những sản phẩm không phải là thế mạnh của các nước có sức cạnh tranh cao (Trung Quốc, Ấn Độ…). Họ bắt đầu chú trọng đến các sản phẩm cao cấp và mang tính thời trang cao. Ngược lại với các nước xuất khẩu, đối với các nước nhập khẩu dệt may lại đứng trước những thử thách vô cùng to lớn. Việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước xuất khẩu dệt may đặc biệt là Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất dệt may tại các nước nhập khẩu. Tại thị trường Mỹ, các nhà sản xuất Mỹ đã gây sức ép lên chính phủ Mỹ yêu cầu cần phải hạn chế làn sóng dệt may của Trung Quốc. Họ chỉ trích rằng, từ khi chế độ quota dệt may được bãi bỏ vào đầu năm 2005, 19 nhà máy đã buộc phải đóng cửa và 26.000 người bị mất việc làm. Tại Châu Âu, một số doanh nghiệp tại các quốc gia như Đức, Thụy Điển, Đan Mạch và Netherland cũng đang lên sức ép yêu cầu Ủy ban Châu Âu phải nới lỏng cơ chế quota đối với hàng dệt may và nguyên phụ liệu của Trung Quốc. Để bảo vệ nền sản xuất dệt may của mình, Mỹ và EU đã gia tăng những biện pháp phòng vệ. Liên tục trong thời gian ngắn từ 13-18/5, Mỹ đã hai lần tuyên bố tái áp dụng hạn ngạch lên một số Cat dệt may của Trung Quốc. Theo qui định của Tổ chức Thương mại thế giới, Mỹ có quyền được tái áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Trung Quốc tới tận năm 2008 - thời điểm mà Trung Quốc chính thức trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Tại thị trường EU, EU cũng đang tái áp dụng hạn ngạch đối với Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích của nền sản xuất nội địa. Tuy nhiên việc làm này cũng gây lên làn sóng phản đối từ phía những mạng lưới bán lẻ, thương nhân và đặc biệt là từ phía người tiêu dùng. Mặt khác, để nhập khẩu vào thị trường Mỹ các nước thành viên WTO vẫn phải trả thuế nhập khẩu cho hàng dệt may nếu không thuộc diện được ưu đãi. Biểu thuế của MỸ có các cột khác nhau biểu thị mức độ ưu đãi khác nhau tùy theo quan hệ thương mại đối với các nước xuất khẩu. Giá sản phẩm dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ vì thế có sự chênh lệch bởi sự khác biệt về nguồn gốc xuất xứ. Mỹ đã chuyển hướng chính sách sang gián tiếp điều tiết nhập khẩu bằng cách gây ảnh hưởng tới giá hàng dệt may của các nước xuất khẩu. Điều tiết nhập khẩu qua tác động tới lượng và giá nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa là hai đặc điểm chính dễ nhận thấy trong chính sách bảo hộ của Mỹ. Chúng được thay đổi để áp dụng phù hợp với từng giai đoạn của quá trình phát triển thương mại hàng dệt may toàn cầu và xu thế phân công lao động quốc tế. 2. Tác động của việc chấm dứt hiệu lực của hiệp định dệt may đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2005 Ngày 1/1/ 2005 tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may theo hiệp định đa sợi MFA có hiệu lực suốt hơn 30 năm qua, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong ngành dệt may, đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng của xu thế tự do hóa thương mại Quốc tế. Sự kiện này có tác động rất khác nhau đến các quốc gia có liên quan, nó sẽ mở ra cơ hội nhưng cũng nảy sinh những khó khăn, thách thức mới cho các nước sản xuất, kinh doanh mặt hàng dệt may. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển có nguồn thu ngoại tệ chủ yếu dựa vào mặt hàng xuất khẩu này (trong đó có Việt Nam) thì 1 mặt sẽ phải đối phó với những hình thức bảo hộ mới mà Mỹ và liên minh Châu Âu (EU) áp dụng, mặt khác phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt với nhau dẫn đến những thiệt hại nặng nề do mất thị phần, suy giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu và tăng tỷ lệ thất nghiệp. Không nằm ngoài qui luật đó, Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong năm 2005. Có thể nói năm 2005 năm bản lề cho ngành dệt may Việt Nam và cũng là năm chứng kiến nhiều sự biến động nhất của dệt may trong mấy năm qua. Theo thứ trưởng Công nghiệp Bùi Xuân Khu, trong suốt những tháng đầu năm 2005, tình hình thế giới đã có những biến động bất lợi cho hàng dệt may Việt Nam. Tất cả các nước tham gia WTO đều được dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may, trong khi đó, hàng dệt may Việt Nam vẫn phải chịu hạn ngạch, nhất là thị trường Mỹ. Các chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao như bông xơ, hóa chất, thuốc nhuộm, trong khi giá xuất khẩu và tiêu thụ nội địa không tăng, thậm chí các doanh nghiệp phải giảm giá thành để cạnh tranh. Chính điều này đã làm cho kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 7 tháng đầu năm 2005 chỉ đạt 2,54 tỷ USD và đã thực sự gây sốc cho giới doanh nghiệp và các nhà quản lý. Trên tất cả các thị trường lớn kim ngạch xuất khẩu dệt may đều giảm. Tại thị trường Mỹ, các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch sang thị trường Mỹ chỉ đạt 783 triệu USD, giảm gần 10% so với năm 2004 nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu của các nước khác đã tăng mạnh ở một số mặt hàng chủ lực của ta như áo thun và quần (cat. 338/339 và cat. 347/348- tỷ lệ thực hiện chỉ đạt xấp xỉ 78% so với cùng kì năm 2004). Tuy nhiên điều gây sốc lớn lại chính là sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU trong đó một số thị trường chính giảm đáng kể như tại Đức giảm 20,6%; tại Pháp và Tây Ban Nha giảm 30%, Ý giảm 39%. Mặc dù đã được EU dỡ bỏ hạn ngạch cho Việt Nam vào ngày 1/1/2005 cùng thời điểm WTO bãi bỏ hạn ngạch dệt may nhưng hàng Việt Nam đã mất thị phần do sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng dệt may Ấn Độ, Trung Quốc, Paskistan…Điều đó cho thấy sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam thực sự có vấn đề. Các sản phẩm chủ lực của ta giảm đáng kể (áo sơmi, áo jacket…) trong khi đó nhiều mặt hàng chưa có thế mạnh lại có tốc độ tăng trưởng khá cả về giá và số lượng. Ví dụ như sản phẩm quần Jeans. Bảng 5: So sánh số lượng quần Jeans xuất khẩu giữa hai năm 2004 và 2005 Đơn vị: Nghìn chiếc. Năm 2004 Năm 2005 Tháng 1 40.5 115.4 Tháng 2 55.4 136.9 Tháng 3 146.7 194.3 Tháng 4 135.2 107.2 Tháng 5 109.3 163.5 Tháng 6 209.7 210.1 Tháng 7 107.7 294.9 Tháng 8 70.9 276.2 Tháng 9 108.7 316.1 Tháng 10 223.9 321.7 Tháng 11 122.8 159.2 Tháng 12 202.8 347.8 Tổng 1533.6 2643.3 Tuy nhiên cho đến tháng 8 dệt may Việt Nam dần dần lấy lại được đà tăng trưởng bằng những biện pháp điều chỉnh khá kịp thời nhằm đối phó với những khó khăn trong “thời hậu hạn ngạch”. Kết thúc năm 2005, kim ngạch dệt may Việt Nam đã đạt được 4,82 tỷ USD – tuy không hoàn thành chỉ tiêu đề ra nhưng thực sự cũng rất vui vì Việt Nam đã vượt qua được những khó khăn thách thức một cách êm thấm, đặc biệt là trước sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc. Tuy nhiên những thách thức lớn vẫn còn ở phía trước và chúng ta vẫn phải có những biện pháp thích hợp để vượt qua được những thách thức đó. 2. Những biện pháp ứng phó của ngành dệt may trước những tác động trên. 2.1. Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhằm tạo thêm sự năng động , chủ động hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, khắc phục những yếu kém và tìm kiếm thị trường mới. Chính sách nhất quán của Việt Nam là tiến hành cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Kết quả là, từ hơn 400 doanh nghiệp nhà nước, đến nay chỉ còn khoảng 51 doanh nghiệp. Dự kiến toàn bộ các doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa vào năm 2007. Số doanh nghiệp tư nhân sẽ tăng nhanh lên trên 1500 doanh nghiệp và số doanh nghiệp FDI có khả năng tăng lên khoảng 500 doanh nghiệp vào năm 2006. Với chính sách nhất quán này, sau một thời gian khó khăn thời hậu hạn ngạch, dệt may Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra được những hướng đi mới đưa kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng nhanh và dần lấy lại vị thế của mình trên thị trường thế giới. 2.2. Phân bổ lại hạn ngạch Như ta đã biết câu chuyện thời sự nhất của dệt may trong thời gian qua vẫn là sự lúng túng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phân bổ lại hạn ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ - thị trường chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm tốc độ tăng kim ngạch nói chung và trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng trong thời kỳ đầu hậu hạn ngạch (tức 7 tháng đầu năm 2005). Nhằm khắc phục tình trạng này và giảm áp lực cho các doanh nghiệp, liên bộ thuơng mại-công nghiệp đã áp dụng cấp visa tự động cho 17/25 cat và mới đây thêm 2 cat khá “nóng” là 347/348 và 647/648, bắt đầu áp dụng từ 1/7 đến 31/8/2005. Trong vòng 3 tháng kể từ khi qui định chuyển nhượng hạn ngạch có hiệu lực, có khoảng 703 hợp đồng chuyển nhượng, trong đó cat được chuyển nhượng nhiều nhất là cat 338/339 với 201 hợp đồng. Việc làm này tuy không giúp cho các doanh nghiệp ký thêm hợp đồng mới (vì không nhà nhập khẩu nào dám mạo hiểm ký hợp đồng khi đối tác không chắc có đủ hạn ngạch hay không) nhưng sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết các đơn đặt hàng tồn đọng. Mặt khác chính sách cấp visa tự động của liên bộ thương mại và công nghiệp đã góp phần tích cực để các doanh nghiệp chủ động ký đơn hàng trong những tháng đầu năm 2006. Đây là cơ hội cho ngành dệt may sàng lọc và hình thành nên các chuỗi doanh nghiệp để cùng khai thác đơn hàng lớn. Vì với những đơn hàng lớn, một doanh nghiệp không thể đáp ứng hết được trong một thời gian ngắn do vậy cần có sự phân công trong chuỗi để cùng tham gia thực hiện. Cũng trong quá trình phân công này, sẽ hình thành sự chuyên môn hóa trong sản xuất, vốn rất cần trong ngành dệt may để khai thác tối đa tay nghề, thiết bị sẵn có của từng doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, cơ bản giảm giá thành để cạnh tranh. Tuy nhiên để tạo điều và nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới, liên bộ cần phân bổ hạn ngạch 2006 đợt đầu tiên vào tháng 9 tới, dựa vào thành tích xuất khẩu của năm trước của doanh nghiệp và có năm chỉ nên có 2-3 đợt phân bổ. 2.4. Xây dựng dự án trung tâm nguyên phụ liệu dệt may Dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Quốc gia. Tuy nhiên đến thời điểm này Việt Nam vẫn chưa có đầu mối chuyên cung cấp nguyên vật liệu và hình thành phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Chính nhân tố này đã làm cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam thua kém so với nhiều nước khác và cũng làm cho giá trị thực thu của hàng dệt may là không cao. Nhằm đáp ứng mong muốn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, vào cuối quí 3 năm 2005 đã khởi công 2 dự án trung tâm trung tâm thương mại nguyên phụ liệu dệt may tại Long An cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 22 km và tại khu công nghiệp trọng điểm thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đây sẽ là nơi cung cấp đa dạng các loại nguyên phụ liệu ngành may có giá bán rẻ hơn từ 5%-25% so với giá thị trường bao gồm: bông, vải, sợi...Trong đó, phụ liệu ngành may có 200 chủng loại, 50 chủng loại hóa chất, thuốc nhuộm và 100 chủng loại phụ tùng thiết bị dệt may. Mặt khác sự ra đời của các trung tâm nguyên phụ liệu về dệt may sẽ đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước hiện nay. Doanh nghiệp chủ động được trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu chế biến và làm hàng bán thành phẩm FOB để nâng cao giá trị xuất khẩu, dần thay thế nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng nguyên phụ liệu trong nước. Đồng thời nó sẽ tạo điều kiện hình thành chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất cùng ngành hàng để đáp ứng những đơn hàng khổng lồ theo yêu cầu của đối tác. Lúc này sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ tăng khả năng cạnh tranh nhưng giảm bớt được các chi phí đầu vào. Việc xây dựng 2 trung tâm nguyên phụ liệu dệt may ngay sau khi hiệu lực của hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO chấm dứt là việc làm đúng, có tác dụng rất lớn đối với ngành dệt may và cũng là nhân tố góp phần phát triển dệt may Việt Nam bền vững. 3. Dự báo cơ hội và thách thức của Dệt may Việt Nam trong giai đoạn tới. 3.1. Cơ hội Sau khi hiệu lực của hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO chấm dứt, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc liên tục tăng. Trong bảy tháng đầu năm 2005, Trung Quốc đã chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo và 15,8% tổng kim ngạch hàng dệt thế giới. Tại hai thị trường lớn Mỹ và EU, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc cũng liên tục tăng với tốc độ cao gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại hai thị trường này. Tháng 6 năm 2005, Uỷ Ban thực thi Hiệp định hàng dệt may Mỹ (CITA) đã thông báo sản lượng của các chủng loại hàng dệt may nhập từ Trung Quốc tính đến tháng 6 đã tăng 7,5% so với cùng kì năm ngoái và đe doạ làm đảo lộn thị trường” dệt may nước này, buộc họ phải tìm cách đối phó. Ngày 8/11/2005, Đại diện Thương mại Mỹ R.Portman và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Bạc Hy Lai đã ký thỏa thuận sơ bộ về hạn chế nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc vào thị trường Mỹ bên lề vòng đàm phán thương mại toàn cầu của WTO tại Genever (Thụy Sỹ), hiệp định này kéo dài đến năm 2008. Ở Châu Âu, hàng dệt may nhập từ Trung Quốc đã tăng 67% trong vòng 4 tháng đầu năm 2005; riêng ở Ý và Tây Ban Nha tăng 400% và 500%. Nhiều mặt hàng tăng rất cao: Quần tây tăng 800%, áo thun tăng 600% …Hậu quả của tình trạng này là một nửa số công nhân làm việc trong ngành dệt may và công nhân phụ trợ tại EU (2.5 triệu người) đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Ông Peter Mandelson, ủy viên thương mại Ủy ban Châu Âu nhận định rằng với cứ đà này thì chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ chiếm một nửa thị trường dệt may của EU. Đứng trước tình hình đó, tháng 6/2005, EU đã ký kết một hiệp định với Trung Quốc theo đó áp đặt hạn ngạch nhập khẩu mới đối với 10 mặt hàng dệt may của Trung Quốc. Hiệp định này có hiệu lực đến năm 2007, nhằm dành cho các nhà sản xuất hàng dệt may thích ứng với sự cạnh tranh từ bên ngoài. Bảng 6: Tỷ lệ so sánh hạn ngạch trên thị trường Mỹ đối với hai nước Trung Quốc và Vệt Nam Vào năm 2006. STT Cat. Đơn vị Tên hàng Hạn ngạch 2006 Tỷ lệ so sánh han ngạch TQ/VN (lần) TQ Việt Nam (số dự kiến) 1 200/301 Kg Chỉ/Sợi bông chải 7,529,582 1,200,542 6.25 2 222 Kg Vải dệt kim 15,966,487 Tự do 3 332/432/632 tá đôi Tất 68,645,472 1,837,565 432 của VN không chịu hạn ngạch 4 338/339 Tá Áo dệt kim nam nữ chất liệu cotton 20,822,111 16,402,811 1.26 5 340/640 Tá Áo sơ mi nam 6,743,644 2,433,201 2.79 6 345/645/646 Tá Áo len dài tay 8,179,211 585,406 13.9 7 347/348 Tá Quần chất liệu cotton 19,666,049 8,325,564 2.36 8 349/649 Tá Áo nịt, quần áo bó 22,785,906 Tự do 9 352/652 Tá Đồ lót 18,948,937 2,228,480 8.59 10 359/659S Kg Đồ bơi 4,590,626 643,148 7.17 11 363 Ko Khăn bông 103,316,873 Tự do 12 666 Kg Rèm 964,014 Tự do 13 443 Ko Complê nam 1,346,082 Tự do 14 447 Tá Quần len nam 215,004 57,888 3.77 15 619 M2 Vải sợi polyester 55,308,506 Tự do 16 620 M2 Vải sợi tổng hợp 80,197,248 7,796,174 10.29 17 622 M2 Vải sợi thuỷ tinh 32,265,013 Tự do 18 638/639 Tá Áo sơ mi dệt kim sợi tổng hợp 8,060,063 1,462,269 5.48 19 647/648 Tá Quần sợi tổng hợp 7,960,355 2,377,827 3.35 20 847 Tá Quần vải tơ tằm hoặc gốc thực vật 17,647,255 Tự do Việc Trung Quốc bị tái áp đặt hạn ngạch xuất khẩu tại EU và Mỹ sẽ mở ra những cơ hội mới cho dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước sẽ chủ động hơn trong việc khai thác nguồn khách hàng đang có. Đồng thời sự chuyển dịch đơn hàng sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam gần như là chắc chắn khi Việt Nam đã và đang được các bạn hàng nước ngoài cho điểm khá cao về độ tín nhiệm, sự ổn định và tay nghề lao động. Tại thị trường Mỹ: Ba cat nóng mà Mỹ tái áp đặt hạn ngạch với Trung Quốc là 338/339 (áo sơ mi nam nữ dệt kim, chất liệu bông), 347/348 (quần nam, nữ chất liệu bông) và 352/652 (đồ lót chất liệu bông và sợi nhân tạo). Ba cat nóng này của Trung Quốc cũng chính là các cat nóng của dệt may Việt Nam hiện nay xuất khẩu vào thị trường Mỹ: cat 338/339 chiếm gần 50%, cat 347/348 cũng chiếm gần 20%. Theo nhận định của Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Lê Quốc Ân thì đây là “một cơ hội ngắn, tức thời, cần phải tận dụng ngay”. Thế nhưng cơ hội này sẽ vượt khỏi tầm tay và ngược lại còn bị mất hạn ngạch của chính mình (đặc biệt là trên thị trường Mỹ), nếu ngay từ bây giờ các cơ quan chức năng, cụ thể là: hải quan cửa khẩu, bộ thương mại không siết chặt quản lý, kiểm tra hòng ngăn ngừa tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, sử dụng C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) từ Việt Nam để “tranh thủ” nguồn gốc xuất khẩu vốn bị khống chế như Trung Quốc. Mặt khác theo ông Diệp Thành Kiệt, Tổng thư ký Hội may thêu đan Tp.Hồ Chí Minh dự báo: Trong thời gian tới, nhiều nhà nhập khẩu dệt may của Nhật sẽ chuyển đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây sẽ là một cơ hội không dễ gì có được để các doanh nghiệp dệt may tận dụng cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Theo ông Diệp Thành Kiệt, dự báo khả năng tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Nhật trong giai đoạn tới là hoàn toàn có cơ sở bởi 2 lí do. Thứ nhất, khi là thành viên chính thức của WTO và được xóa bỏ hạn ngạch, Trung Quốc sẽ không mặn mà với thị trường Nhật bởi thị trường này khó tính mà đơn hàng không lớn như Hoa Kỳ (mặc dù đã bị Hoa Kỳ tái hạn ngạch nhưng khả năng tăng trưởng của Trung Quốc tại thị trường này vẫn rất lớn), nhiều nhà nhập khẩu hàng dệt may Nhật đã nhắm đến thị trường Việt Nam. Và thực tế đang diễn ra như vậy. Thứ hai là do mối quan hệ Nhật - Trung căng thẳng do những xung đột về chính trị, văn hóa, lịch sử đang diễn ra trong thời gian gần đây, trong đó giới doanh nhân Nhật Bản sẽ gánh chịu nhiều rủi ro trực tiếp. Những sự kiện này được đánh giá là sẽ tốn nhiều thời gian và công sức để hàn gắn. Chỉ cần khách hàng Nhật chuyển 10% số đơn hàng dệt may đang sản xuất tại Trung Quốc sang Việt Nam là chúng ta đã có trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên thị trường Nhật là một thị trường vô cùng khó tính và khắt khe, vì vậy tận dụng được cơ hội này cần có sự giúp đỡ từ các cấp, các ngành và sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Một thuận lợi khác cho hàng dệt may năm 2006 đó là Việt Nam đã đạt được trên nguyên tắc thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ sẽ dẫn tới việc xoá bỏ hạn ngạch dệt may nhập khẩu vào Mỹ khi Việt Nam gia nhập WTO. Cụ thể thỏa thuận được ký chính thức sẽ không cho phép Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ như đã áp dụng khi đàm phán với Trung Quốc trước đây. Và hàng dệt may Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Mỹ không còn bị áp dụng hạn ngạch đối với một số mặt hàng như đã áp dụng từ năm 2003 khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. 3.2.Thách thức Năm 2005 đã qua một cách êm thấm không để lại hậu quả nhiều nhưng để lại cho năm 2006 và giai đoạn tới những khó khăn và thách thức rất lớn Thứ nhất: Đó là vấn đề hạn ngạch. Như ta đã biết, hạn ngạch đã từng cho phép các nước kém phát triển tiếp cận thị trường của các nước giàu thông qua lợi thế căn bản của mình là giá lao động thấp. Nhưng khi dỡ bỏ hạn ngạch các nước kém phát triển sẽ bị bất lợi rất nhiều ngay cả khi đang là thành viên của WTO. Vì nó sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giá cả giữa các nước nghèo. Tham gia vào sân chơi chung, Việt Nam vẫn còn là kẻ đứng ngoài cuộc chơi WTO nên vẫn phải chịu hạn ngạch. Còn hạn ngạch thì còn nhiều khó khăn vì mọi biến động liên quan đến phân bổ hạn ngạch và sử dụng hạn ngạch đều có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của khách hàng buộc khách hàng khi đặt hàng tại Việt Nam phải tính toán rất kĩ. Tuy vậy việc phân bổ hạn ngạch hợp lí và đúng lúc đang là bài toán đau đầu đối với các nhà quản lý và là nỗi lo lắng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng chính là khó khăn và là thách thức lớn nhất của dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Thứ hai: Việt Nam cũng sẽ và tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ... và gần nhất là các nước trong khối ASEAN: Indonexia, Thái Lan...Tuy vậy theo đánh giá của các chuyên gia thì Trung Quốc vẫn là quốc gia cạnh tranh hàng đầu với Việt Nam về chất lượng và giá cả. Do Trung Quốc chủ động được nguyên liệu: bông họ trồng được, xơ kéo được, hóa chất nhuộm, thiết bị phụ tùng sản xuất được. Bốn thuận lợi đó của Trung Quốc cũng là bốn nguy cơ của ngành dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường nói với nhau: “khó nhất cây bông, khó nhì làm vải”. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho hàng hóa Trung Quốc vừa đa dạng về chủng loại, mẫu mã vừa có giá rẻ nhất thế giới, đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng hóa Trung Quốc. Thứ ba: Thách thức lớn nhất của dệt may Việt Nam hiện nay đó là chưa thể có được một giá cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. So với các mặt hàng cùng loại, đơn giá của doanh nghiệp Việt Nam vẫn cao hơn từ 20-30% so với Trung Quốc, Ấn Độ. Ví dụ như một bộ complet, Trung Quốc bán tại Việt Nam với giá 70,000 VND, áo sơ mi có giá 15,000 rẻ hơn sản phẩm cùng loại, xuất xưởng của Việt Nam đến 50%. Thậm chí hiện nay cũng có rất nhiều nước cũng đang sản xuất nhiều mặt hàng có giá cạnh tranh như: Bangladesh, Paskistan... Đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong thời kì hậu hạn ngạch, làm thế nào để có giá cạnh tranh trong khi hầu hết các nguyên phụ liệu phải nhập khẩu với giá cao, trong khi một số chi phí khác cũng có xu hướng ngày càng đắt đỏ hơn như: phí thuê văn phòng, vận chuyển, điện… Thứ tư: Ảnh hưởng của thời “hậu hạn ngạch” hiện đã và đang diễn ra với khá nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên chưa có những đơn hàng thật sự lớn. Một số doanh nghiệp lớn vẫn có đơn hàng nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết phải giảm đơn giá so với năm trước (2004) để có thể giữ chân khách hàng trước sự cạnh tranh về giá khá mạnh. Trong khi đó mối lo ngại về “cơn sóng thần” Trung Quốc cũng không ngừng gia tăng. Với lợi thế của mình, Trung Quốc đã tung hoành về khả năng đáp ứng bất kì đơn hàng nào, bất kỳ qui mô nào trong thời gian rất ngắn. Vì vậy việc mất khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới là vấn đề khó khăn và thách thức lớn trong thời kì “hậu hạn ngạch”. Thứ năm: Khi bỏ chế độ hạn ngạch, bản đồ xuất khẩu dệt may sẽ thay đổi. Dòng thương mại sẽ chuyển sang các thị trường có sức cạnh tranh cao hơn, đến với các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt hơn về số lượng, chất lượng, giá bán, thời gian giao hàng, chi phí giao dịch khi nhập khẩu thấp hơn…Trong điều kiện này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất nhiều vì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có sức cạnh tranh cao, bị động trong việc tìm kiếm khách hàng và thị trường, thiếu sự đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển thị trường. 4. Những biện pháp nhằm tận dụng những cơ hội, vượt qua thách thức trong thời “hậu hạn ngạch” 4.1. Đầu tư công nghệ để tăng cường sức cạnh tranh thông qua nâng cao năng suất lao động Hiện nay đa số các thiết bị dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp dệt may đều lạc hậu lỗi thời, năng suất thấp do đó sản phẩm làm ra thường kém chất lượng, năng lực cạnh tranh thấp. Vì vậy điều đặt ra với cho các doanh nghiệp là cần phải đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất lao động. Nhưng điều đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam đó là vốn để đầu tư công nghệ. Ở Việt Nam hiện nay ngoài các doanh nghiệp lớn như: Vinatex, Việt Tiến…là có đủ khả năng để đầu tư vốn nâng cao công nghệ cho dây chuyền sản xuất và các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc tìm kiếm và thu hút khách hàng. Tuy nhiên những doanh nghiệp lớn như vậy chỉ đếm trên đầu ngón tay so với phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những doanh nghiệp này vốn ít nên việc đầu tư công nghệ sẽ là việc vô cùng khó khăn. Vậy các doanh nghiệp nên: + Vay vốn từ ngân hàng hoặc từ các quĩ tín dụng. + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. + Liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng hỗ trợ nhau phát triển. + Tiến hành chuyển giao công nghệ Nhằm có vốn để đầu tư vào sản xuất và phát triển thị trường. 4.2. Khai thác chuỗi giá trị nhằm nâng cao phần giá trị gia tăng sản xuất tại Việt Nam Chuỗi giá trị chia ra làm 4 phân khúc gồm thiết kế - xây dựng thương hiệu, nguồn lực để tạo ra sản phẩm, tổ chức sản xuất và phân phối. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hợp tác hóa và chuyên môn hóa trong chuỗi liên kết giá trị. Cố gắng sản xuất được những sản phẩm có chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng cao. Sử dụng nhũng nguồn nguyên phụ liệu trong nước để nâng cao phần giá trị gia tăng sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời quyết liệt đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có đủ năng lực. Cũng không nên lơi lỏng việc hợp tác và đẩy mạnh chuỗi liên kết giá trị, xâm nhập và khẳng định vị trí trong hệ thống phân phối quốc tế. Nó quan trọng chẳng kém việc phát triển mạng lưới bán lẻ trong nước. Mặt khác chúng ta cũng phải chú trọng đến khâu thiết kế nên có một khâu thiết kế riêng trong doanh nghiệp (đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn) để các sản phẩm làm ra luôn luôn đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng cả về mầu sắc và kiểu dáng. 4.3. Đa dạng hóa sản phẩm Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc cả về chủng loại hàng hóa và giá cả, các doanh nghiệp Việt Nam nên có những chiến lược về sản phẩm mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. Chiến lược 1: Chuyển sang sản xuất những mặt hàng chất lượng cao không bị áp đặt hạn ngạch như: Vetston. Tuy nhiên đây cũng là mặt hàng mà các doanh nghiệp không dễ gì đầu tư được vì yêu cầu rất cao về tiềm lực, trình độ tay nghề công nhân, được khách hàng tín nhiệm. Chiến lược 2: Nâng cao giá trị của các mặt hàng cấp thấp như: áo sơ mi, quần âu…để tăng tính cạnh tranh và nâng tầm thương hiệu. Hiện nay thị trường hàng may mặc trung cấp đã bão hòa, còn hàng thấp cấp thì gần như đã bị hàng Trung Quốc giá rẻ chi phối. Vì vậy phát triển các sản phẩm cao cấp còn giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra một phân nhánh thị trường mới. 4.4. Chuyển hướng thị trường Đây là một biện pháp rất cần thiết trong thời “hậu hạn ngạch”. Trong khi thị trường Mỹ, thị trường chính của Việt Nam, vẫn áp dụng hạn ngạch với Việt Nam thì tại thị trường EU, Canada đã dỡ bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam. Đây là cơ hội lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam nên biết tận dụng. EU là một trung tâm kinh tế lớn của thế giới, là thị trường có tiềm năng to lớn về nhu cầu hàng tiêu dùng cao cấp, có trình độ khoa học – công nghệ - quản lý cao và thống nhất về thuế quan. Với một EU đang phát triển theo xu hướng mạnh hơn và mở rộng hơn, đây sẽ là thị trường lớn cho việc lưu thông hàng hóa, mở ra triển vọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt may. Tuy nhiên trước đây do quá tập trung vào thị trường Mỹ nên chúng ta đã quá thờ ơ với thị trường EU. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu vào EU là một chiến lược đúng đắn trong thời gian tới. Đồng thời song song vói thị trường EU, thị trường Nhật cũng là thị trường lâu năm của hàng Việt Nam nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng không chú trọng mấy đến thị trường này. Trước đây nhà nhập khẩu dệt may của Nhật luôn đưa ra những hợp đồng có giá trị lớn. Họ cho rằng chỉ có các nhà sản xuất quy mô mới cho ra đời những loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ của Việt Nam mất đơn hàng. Phần lớn, do các doanh nghiệp này không đủ vốn và quy mô nhà xưởng nhỏ. Tuy nhiên hiện nay các nhà nhập khẩu Nhật đã có cách nhìn thóang hơn, không phân biệt về qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Họ đưa ra nhiều đơn hàng nhỏ lẻ, nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Nhật Bản, miễn là đảm bảo tốt tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa. Mặt khác người tiêu dùng Nhật ngày càng thích sử dụng sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Việt Nam vì giá cả tương đối và nhất là kĩ thuật sản xuất luôn đảm bảo. Vì thế các nhà sản xuất cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội để ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường phi quota này. Để tận dụng được các cơ hội này các doanh nghiệp Việt Nam nên có những sự điều chỉnh chiến lược để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32467.doc
Tài liệu liên quan