Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần nông sản Agrexim

Tài liệu Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần nông sản Agrexim: ... Ebook Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần nông sản Agrexim

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần nông sản Agrexim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ CHUYÊN ĐỀ: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN AGREXIM Địa điểm thực tập: Phòng Xuất Nhập Khẩu, Công ty Cổ phần Nông Sản Agrexim Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hoàng Nam Chuyên ngành: Kinh doanh Quốc tế Lớp: KDQT46A Khóa: 46 Hệ: Chính Qui Giảng viên hướng dẫn: ThS. Mai Thế Cường HÀ NỘI – 4/2008 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS Mai Thế Cường, các số liệu trong chuyên đề do công ty cổ phần nông sản AGREXIM cung cấp. Nếu sai em xin chịu mọi trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Người cam đoan Nguyễn Hoàng Nam EM CẦN SẮP XẾP LẠI TRÌNH TỰ NHƯ SAU: Chương 1. Giới thiệu chung về công ty AGREXIM Phần I của Phần 1 hiện tại Phần I, II của Phần 2 hiện tại Trong chương 1 em cần nêu rõ các mặt hàng nào của AGREXIM em sẽ rà soát các quy định của WTO Chương 2. WTO và các quy định có liên quan tới mặt hàng nhập khẩu của AGREXIM Sử dụng mục II của Phần I hiện tại + Dựa trên các mặt hàng đã được liệt kê ở chương 1, em lựa chọn trình bày các quy định của WTO có thể có ảnh hưởng tới công ty Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO TỚI NHẬP KHẨU CỦA AGREXIM - Sử dụng mục II.4 của Phần I hiện tại - Phần 2 hiện tại Chương 4. Một số đề xuất với công ty - Phần 3 hiện tại Chú ý: TRONG PHẦN MỞ ĐẦU, NẾU EM ĐÃ GIỚI HẠN CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG SẢN RỒI THÌ CÓ CẦN PHẢI XEM XÉT MỘT LOẠT CÁC HIỆP ĐỊNH KHÔNG LIÊN QUAN NỮA KHÔNG? MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, CÁC HÌNH VẼ VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6 (LÀM LẠI MỤC LỤC THEO HƯỚNG DẪN CỦA THẦY) MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN AGREXIM 10 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim 10 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim 10 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim 11 2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian 11 2.2 Cơ cấu bộ máy quản trị 12 2.3 Các lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh 13 2.4 Trang thiết bị, cơ sở vật chất 14 2.5 Nguồn nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực 14 2.6 Chính sách Marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng 15 Hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ phần Nông sản Agrexim trước khi Việt Nam gia nhập WTO 16 Các mặt hàng nhập khẩu 16 Phương thức thanh toán 20 Hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ phần Nông sản Agrexim sau khi Việt Nam gia nhập 21 Các mặt hàng nhập khẩu 21 Phương thức thanh toán 24 CHƯƠNG 2 WTO VÀ CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN TỚI MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA AGREXIM 25 Tổ chức thưong mại quốc tế WTO 25 Sự ra đời của WTO 25 Cơ cấu tổ chức, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của WTO 26 2.1 Cơ cấu tổ chức của WTO 26 2.2 Mục tiêu hoạt động của WTO 26 2.3 Nguyên tắc hoạt động của WTO 27 Các hiệp định liên quan đến nhập khẩu nông sản của WTO 28 Hiệp định nông nghiệp 28 1.1 Tiếp cận thị trường 28 1.2 Tự vệ đặc biệt 29 1.3 Cam kết về hỗ trợ trong nước 32 1.4 Qui tắc chung về hỗ trợ trong nước 34 1.5 Kiềm chế cần thiết 35 1.6 Các biện pháp kiểm dịch động thực vật 37 1.7 Đối xử đặc biệt và khác biệt 37 1.8 Các nước kém phát triển và các nước đang phát triển nhập lương thực chủ yếu 37 Hiệp định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại (TBT) 37 Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động - thực vật (SPS) 38 Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (LICE) 38 CHƯƠNG 3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA AGREXIM 42 Các tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng Nông sản ở Việt Nam 42 Những thuận lợi 42 Những khó khăn 44 Những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động nhập khẩu của Agrexim 46 Những thuận lợi 46 Những khó khăn 48 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN AGREXIM 51 KẾT LUẬN 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, CÁC HÌNH VẼ VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên bàng Trang Bảng 1: Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty CP Nông Sản Agrexim 12 Bảng 2: Số liệu thực hiện KHTM năm 2004 17 Bảng 3: Số liệu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 18 Bảng 4: Báo cáo hoạt động nhập khẩu T12/2006 19 Bảng 5: Báo cáo hoạt động nhập khẩu T12/2007 22 Bảng 6: Báo cáo hoạt động nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2008 23 Bảng 7: Thuế suất tối huệ quốc của một số mặt hàng nông sản 47 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam đang hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.Để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đàm phán tất cả các nội dung liên quan đến nông nghiệp và đi tới cam kết điều chỉnh hệ thống chính sách trong nước phù hợp với quy định của WTO, không trợ cấp xuất khẩu nông sản ngay khi gia nhập; về mở cửa thị trường nông sản cũng đã kết thúc đàm phán song phương với 28 nước. Cam kết về hệ thống chính sách nông nghiệp điều chỉnh phù hợp với WTO sẽ tạo ra môi trường kinh doanh trong nước bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Bên cạnh cơ hội tiếp cận thị trường các nước trong khu vực, gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường cho nông, lâm sản Việt Nam do được hưởng quy chế MFN của 149 nước thành viên WTO. Điều này rất phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2010 là phát triển một nền nông nghiệp hướng mạnh ra xuất khẩu. WTO còn là diễn đàn để các nước đấu tranh chống lại những đối xử bất công trong thương mại. Trong quá trình đổi mới và hội nhập, các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp đã đúc rút, tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm để phát triển. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư theo chiều sâu và đa dạng hoá sản phẩm để tăng khả năng xâm nhập thị trường, đây là cơ sở tốt để các doanh nghiệp vươn lên khi cơ hội thị trường rộng mở. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nói chung, các doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ nội tại cũng như từ quá trình tự do thương mại đem đến. Đến đầu năm 2008, Việt Nam đã gia nhập WTO được hơn 1 năm, và đã có những tác động nhất định đến các doanh nghiệp nói chung cũng như những doanh kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Vì vậy em chọn đề tài “Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Cổ phần Nông sản Agrexim” để tìm hiểu về những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong hơn một năm qua, từ đó đưa ra một số gợi ý để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng nông sản của công ty. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài Đánh giá được các tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Nông sản Agrexim, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả nhập khẩu của công ty trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa được các hiệp định liên quan đến nhập khẩu hàng nông sản của WTO, các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi gia nhập WTO. - Phân tích, đánh giá những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông sản nói chung. Từ đó đánh giá những tác động đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng nông sản nói riêng của công ty Agrexim. - Từ đánh giá được những tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Agrexim, đưa ra được những thuận lợi cũng như thách thức, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Agrexim. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Nông sản Agrexim. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt hàng : Chỉ nghiên cứu các sản phẩm nông sản - Về không gian : Nhập khẩu từ các nước thành viên của WTO vào thị trường trong nước - Về thời gian : Từ năm 2004 đến nay và những năm tiếp theo Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Các thông tin trong chuyên đề bao gồm các thông tin do công ty Cổ phần Nông sản Agrexim cung cấp, các thông tin ở các báo kinh tế, các thông tin từ internet (các báo điện tử, các website của doanh nghiệp, các website của Chính phủ). Ngoài ra còn tham khảo thêm các giáo trình chuyên ngành kinh doanh quốc tế. Phương pháp suy luận: . Phương pháp suy luận suy diễn: Là suy luận đi từ cái chung tới cái riêng, về mối quan hệ đặc biệt. . Phương pháp suy luận qui nạp: Là suy luận đi từ thông tin riêng để đi đến kết luận chung. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận, toàn bộ bài viết được chia thành 4 chương: Chương1: Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Nông sản Agrexim Chương2: WTO và các quy định có liên quan tới mặt hàng nhập khẩu của Agrexim Chương 3: Ảnh hưởng của các quy định của WTO tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của agrexim Chương 4: Một số nhằm đẩy mạnh nhập khẩu của đề xuất với công ty Agrexim trong thời gian tới CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN AGREXIM Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim Tên đầy đủ : Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim Tên giao dịch : Agricultural Product Joint Stock Company Mã số thuế : 0100108198 Fax : 84 (04) 9712768 Tel : 84(04) 9712767 E.mail : agrexim@hn.vnn.vn Giám đốc : Trần Mai Hiến Số lượng nhân viên : 178 người Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần  Loại hình kinh doanh : Thương mại  Công ty cổ phần nông sản AGREXIM có tên giao dịch AGRICULTURAL PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY có tiền thân là công ty nông lâm thủy hải sản sản được thành lập 4/12/1954. Ngày 12/8/1995 công ty đổi tên thành công ty Nông sản I. Tới ngày 27/9/2005 công ty chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo QĐ-1834/2004 của bộ thương mại. Với số vốn điều lệ là 15 tỷ (VNĐ). Tổng số vốn góp của công ty là 24.918 tỷ đồng. Công ty kinh doanh nhiều loại mặt hàng: Nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Ngoài ra công ty còn xây dựng kinh doanh nhà khách sạn cho thuê văn phòng, kho, làm đại lý xăng dầu và đại lý cho các mặt hàng của các công ty trong và ngoài nước. Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà nhà nước không cấm. Kinh doanh du lịch lữ hành và du lịch dịch vụ. Địa chỉ chính của công ty tại 63,65 Ngô Thì Nhậm, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Công ty có 13 chi nhánh tại 13 tỉnh thành trong cả nước, 01 văn phòng đại diện tại Nga. Trong quá trình hoạt động công ty đã gặp nhiều thuận lợi và nhiều khó khăn. Thuận lợi là công ty đã kinh doanh đa dạng hóa nhiều loại mặt hàng có uy tín trên thị trường trong nhiều năm qua, quan hệ rộng rãi với nhiều công ty trong và ngoài nước. Do có bề dày lịch sử hoạt động nên công ty đã tạo lập được một số khách hàng thường xuyên, truyền thống, ổn định lâu dài. Đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, trình độ luôn năng động. Cán bộ công nhân viên cần cù ham học hỏi gắn bó với công ty. Cơ sở vật chất đáp ứng được nguồn vốn kinh doanh. Về khó khăn, công ty thiếu vốn kinh doanh thường xuyên phải vay vốn ngân hàng vì vậy làm tăng chi phí giảm lợi nhuận, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Vì vấp phải những khó khăn như vậy nên công ty đang khắc phục dần những điểm yếu kém để ngày một phát triển hơn nữa. Địa điểm thực tập: Phòng Xuất nhập khẩu Người hướng dẫn : Bà Đinh Thị Kim Lan - Trưởng phòng XNK Điện thoại: 04.9712767 Mobile: 0913361370 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim 2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim có cơ cấu tổ chức sản xuất theo không gian như sau: - Trụ sở chính tại 63-65 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. - 3 Xí nghiệp: + Xí nghiệp Chế biến Kinh doanh nông thổ sản Hải Phòng + Xí nghiệp Chế biến Kinh doanh nông thổ sản Hà Nội + Xí nghiệp Kinh doanh vận tải hàng hoá Hà Nội - 8 chi nhánh tại: Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lào Cai, Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Nghệ An 2.2 Cơ cấu bộ máy quản trị - Về mặt tổ chức bộ máy hoạt động của công ty như sau: Ban giám đốc 3 người Phòng tổ chức hành chính 5 người Phòng tổng hợp 16 người Phòng NVKD 13 người Phòng KTTC 8 người Phòng XNKV và cửa hàng21 người Phòng KHĐT 3 người XN chế biến KD nông thổ sản Hải Phòng 15 người XN chế biến KD nông thổ sản Hà Nội 19 người XN KD vận tải hàng hoá Hà Nội 11 người Chi nhánh Nam Định 4 người Chi nhánh Thái Bình 10 người Chi nhánh Thanh Hoá 4 người Chi nhánh Quảng Ninh 3 người Cửa hàng vật tư xăng dầu Hải Phòng 5 người Chi nhánh KDNTS Lào Cai 3 người Ban đại diện CT tại Liên Bang Nga 2 người Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh 5 người Chi nhánh tại Lạng Sơn 2 người Chi nhánh tại Nghệ An 26 người Bảng 1: Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty CP Nông Sản Agrexim (Nguồn: Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Nông Sản Agrexim – Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim) Trong bộ máy quản trị của công ty, đứng đầu là tổng giám đốc: Tiến sĩ Nguyễn Mai Hiến . Hai phó giám đốc là Nguyễn Giang Yên và Trần Đình Minh. Theo đó Tổng giám đốc là người đại diện cho pháp luật của công ty đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị. Tổng giám đốc phải chịu mọi vấn đề liên quan đến sự tồn tại, phát triển hay suy vong của công ty. Công ty cổ phần nông sản AGREXIM do giám đốc Trần Mai Hiến và phó giám đốc Nguyễn Giang Yên góp 45000 cổ phần chiếm trong 190.000 cổ phần của cả công ty. Phó giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, báo cáo với giám đốc và hội đồng quản trị của công ty, được quyền thay mặt giám đốc ra các quyết định khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc phải là người nắm bắt được tình hình kinh doanh của công ty, của thị trường. Trên cơ sở đó phân tích được mọi diễn biến trong và ngoài công ty để vạch ra dường lối phát triển cho công ty trong tương lai. 2.3 Các lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim - Kinh doanh hàng nông thổ-sản - Kinh doanh hàng thực phẩm công nghệ - Kinh doanh vật tư, xăng dầu - Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, kho - Kinh doanh dịch vụ vận tải - Kinh doanh dịch vụ khách sạn - Kinh doanh du lịch lữ hành và du lịch dịch vụ 2.4 Trang thiết bị, cơ sở vật chất Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim mới được cổ phần từ năm 1995, chính vì thế, cơ sở vật chất hầu hết vẫn là của một doanh nghiệp nhà nước từ trước. Các phòng đều được trang bị các thiết bị công nghệ thông tin cần thiết cho quá trình hoạt động, bao gồm máy vi tính, máy in, điện thoại, máy fax, các máy tính ở công ty đều được nối mạng internet và nối mạng cục bộ với nhau. Tuy nhiên, các máy tính đều được mua từ khá lâu nên tốc độ tương đối chậm. Mỗi phòng đều phải chịu trách nhiệm về các tài sản được trang bị trong phòng của mình. Về hệ thống kho bãi của công ty có diện tích lớn, đặc bệt là hệ thống kho ở 505 Minh Khai, tuy nhiên các kho mới chỉ được xây dựng theo kiểu nhà cấp 4, không có nền cao, hệ thống thông thoáng, lớp mái cách nhiệt, … cần thiết để đảm bảo lữu trữ hàng hóa được tốt. Trong tương lai, công ty dự định sẽ đầu tư xây dựng một tò nhà 13-15 tầng, để làm văn phòng cho thuê. Tại 505 Minh Khai, có thể đầu tư một khu thương mại, với chuỗi cửa hàng và hệ thống kho hiện đại. Tại kho Ba Hàng, do khu vực này nằm xa trung tâm thành phố hơn, nên có thể đầu tư xây dựng xưởng sản xuất chế biến. 2.5 Nguồn nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực Qua sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động của Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim trong hình 1, ta có thể thấy, tại Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim số lượng các nhân viên của mỗi phòng, mỗi chi nhánh là khác nhau, tùy theo chức năng của từng phòng mà số lượng này thay đổi, nhiều nhất là tại phòng Xuất nhập khẩu (21 người), vì hoạt động chủ yếu của công ty là xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy-hải sản, các mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp, thiết bị vật tư. Còn tại phòng Kế hoạch đầu tư là ít nhất, chỉ có 3 người. Tại mỗi phòng kinh doanh phải tự quản lý, giám sát nhân viên của mình và báo cáo với cấp trên khi có sự thay đổi nhân sự trong phòng của mình. Tại Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim, nguồn nhân lực luôn được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy công ty luôn có các chính sách nhằm củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên trong công ty, cụ thể là: + Thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lao động tiền lương… + Có các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ lao động hiện có, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập. + Có chế độ đãi ngộ thích hợp, để thu hút những chuyên viên giỏi cho công ty. + Luôn cập nhật các ứng, phần mềm mới phục vụ cho công tác tài chính trong công ty và cử nhân viên đi học thêm về sử dụng các loại phần mềm này mỗi khi có các bản nâng cấp mới, ví dụ như các phần mềm Auto Sale, HTKT (của cục thuế), … + Thường xuyên phát động các phong trào thi đua sâu rộng trong toàn công ty, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch đã định. Đồng thời có chế độ lương, thưởng hợp lý và thích đáng cho nhân viên khi hoàn thành và vượt chỉ tiêu, kế hoạch được công ty giao. + Thường xuyên tổ chức các buổi họp, thảo luận giữa các nhân viên trong công ty, để có thể cùng nhau trao đổi, giải quyết các vướng mắc trong công việc, từ đó tạo mối liên kết chặt chẽ, xây dựng được một bộ máy làm việc thống nhất trong công ty. + Có chế độ ngày nghỉ, lương và thưởng riêng trong các ngày lễ, tết cho các nhân viên của công ty. + Luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên của doanh nghiệp hoạt động. 2.6 Chính sách Marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng Công ty luôn giữ vững và củng cố mối quan hệ với các đối tác kinh doanh đã có, tích cực mở rộng quan hệ bạn hàng mới, nhằm giữ vững nhịp độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Tính đến năm 2007, công ty đã có các hoạt động kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài, như : Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Nepan, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Pakistan, Dubai U.A.E, Apgakistan, Hà Lan, Ba Lan, Nhật, Indonesia, … Các chi nhánh của công ty cũng luôn tích cực tìm kiếm các đối tác mới, để có thể liên doanh, liên kết, đầu tư. Đơn vị nào có nhu cầu đầu tư xây dựng, cần lập phương án đầu tư, gửi về Công ty xét duyệt và thực hiện theo quy chế quản lý và sử dụng vốn của Công ty. Các phòng Kinh doanh và các Chi nhánh tích cực phát huy thế mạnh trong các mặt hàng truyền thống của từng đơn vị, đồng thời tích cực khai thác các mặt hàng mới, phù hợp với khả năng và thị trường, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty gồm có : Chè xanh, chè đen, thực phẩm, mì chính, tiêu đen, thàng thêu, gạo, hàng gia dụng, bánh đa nem, cao su, … Ngoài ra, để quảng bá thương hiệu của mình, công ty có đăng quảng cáo trên nhiều website lớn về thương mại trong và ngoài nước, các website danh bạ công ty, các báo thương mại, … Hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ phần Nông sản Agrexim trước khi Việt Nam gia nhập WTO Các mặt hàng nhập khẩu Từ đầu năm 2004, thực hiện Nghị quyết TW3 (khóa IX) và Quyết định 152/2002/QĐ-CP của Chính phủ, công ty đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về cổ phần hóa doanh nghiệp tới toàn thể cán bộ công nhân viên và đã tích cực triển khai thực hiện hướng dẫn của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Thương mại, bao gồm kiểm kê và xử lý kết quả kiểm kê tài sản cố định, công cụ dụng cụ và vật tư hàng hóa; hoàn thành quyết toán thuế năm 2003; xử lý các vấn đề tài chính và tổng hợp xác định giá trị doanh nghiệp; Đến hết năm 2004, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như sau: Chỉ tiêu ĐVT TH 2003 KH 2004 TH 2004 % so 2003 % so KH 2004 Doanh thu Tr.đ 441.000 400.000 420.000 95,2 105,0 Xuất khẩu 1000USD 553 700 1.264 228,6 180,6 Nhập khẩu 1000USD 1.692 1.000 1.730 102,2 173,0 Nộp ngân sách Tr.đ 7.294 5.500 7.300 100,1 132,7 Lợi nhuận Tr.đ 340 360 370 108,8 102,8 Thu nhập BQ 1000đ/n/t 1.080 1.100 1.200 111,1 109,1 Bảng 2: Số liệu thực hiện KHTM năm 2004 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 – Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim) Từ bảng số liệu thực hiện kế hoạch năm 2004, ta thấy trong năm 2004, công ty có doanh thu chỉ bằng 95,2% so với năm 2003 nhưng lợi nhuận tính trên vốn vẫn cao hơn 8,8%, hoạt động nhập khẩu có tăng so với năm 2003 (nhập khẩu bằng 102,2% so với năm 2003) và so với kế hoạch đặt ra trong năm 2004 (nhập khẩu bằng 173% so với năm 2004). Giá trị nhập khẩu đạt $1.730.000, chiếm 57,8% tổng doanh thu của toàn công ty trong năm 2004. Doanh thu trong năm 2004 là thấp hơn so với năm 2003 do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kế đến một số nguyên nhân chính là: tình hình kinh tế chính trị đầu năm 2004 diễn biến phức tạp, đã làm giá cả hàng hóa biến động, nguyên liệu – vật tư hàng hóa nhập khẩu cũng tăng cao so với giá bình quân năm 2003. Trong nước bùng phát dịch cúm gia cầm cộng với tình hình thế giới như vậy, đã dẫn tới chỉ số giá tiêu dùng tăng liên tục trong 6 tháng đầu năm, nhất là nhóm hàng lương thực thực phẩm là các mặt hàng kinh doanh truyền thống của công ty. So với năm 2003, mặt hàng Đậu nành kinh doanh giảm 540 tấn, mặt hàng Gạo giảm 3000 tấn, Bột mỳ giảm 2.300 tấn, mặt hàng Xăng dầu doanh thu cũng giảm 56 tỷ đồng. Đến năm 2006, kết quả kinh doanh của công ty đã đạt được như sau: Chỉ tiêu ĐVT KH 2006 TH 2005 TH 2006 % TH năm 2006 So năm 2005 So KH 2006 Doanh thu Tr.đ 440.000 455.000 499.200 109,7 113,5 Xuất khẩu 1.000USD 1.400 1.049 1.446 137,8 103,3 Nhập khẩu 1.000USD 2.000 2.809 3.642 129,7 182,1 Nộp NS Tr.đ 6.280 12.000 13.000 108,3 207,0 Thu nhập BQ 1.000đ/n/t 1.500 1.500 1.600 106,7 106,7 Lợi nhuận (chưa trừ cổ tức) Tr.đ 1.584 452 1.700 376,1 107,3 Cổ tức (9,4%/vốn Đ.lệ) Tr.đ 1.410 0 1.410 100.0 Bảng 3: Số liệu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 số 13/CPNS-BC – Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim) Từ bảng số liệu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006, ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2006 đạt kết quả rất tốt, doanh thu và lợi nhuận trong năm 2006 đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra, vượt xa so với năm 2005 (lợi nhuận năm 2006 bằng 376,1% so với năm 2005). Hoạt động nhập khẩu trong năm 2006 có tăng hơn so với năm 2005 (nhập khẩu bằng 129,7% so với năm 2005). Giá trị nhập khẩu trong năm 2006 đạt $3.642.000, đạt 182,1% so với kế hoạch đặt ra trong năm 2006. Cụ thể, các mặt hàng nhập khẩu trong năm 2006 của công ty như sau: Mã số Đơn vị tính Chính thức tháng 11 Ước tháng 12 Cộng dồn 12 tháng Số lượng Trị giá USD Số lượng Trị giá USD Số lượng Trị giá USD A B C 1 2 3 4 5 6 Tổng trị giá nhập khẩu 860.486 410.736 3.642.102 1. Vải / Cộng hòa LB Nga M - - - - - - 2. Vòng Bi / Trung Quốc Chiếc - - - - - 262.643 3. Thực phẩm (Pate) / Pháp Thùng - - - - - - 4. Cao su / Hà Lan Tấn - - - - 10 25.500 5. Gỗ/Nga M3 - - - - 29 2.230 6. Rượu / Cộng hòa LB Nga, Pháp Thùng 1.366 48.914 5.632 29.620 12.551 155.511 7. Vải sợi / Hàn Quốc USD - 2.500 - 3.000 - 38.262 8. Hàng tiêu dùng / Hàn Quốc, Nhật P2 Tấn - 105.812 - - - 350.701 9. Xe tải / Hàn Quốc Chiếc 2 8.000 - - 13 60.931 10. Keo socola / Đức Thùng - - 3.456 58.040 3.456 58.040 11. Bánh, kẹo / Malaysia, Indonesia Thùng 4.963 65.868 1200 10.802 14.256 112.400 12. Bánh apollo / Malaysia Thùng - - - - 1.193 16.106 13. Vtư, Th.bị/ Indo, Hàn, Đài Loan SG USD - 629.392 - 93.604 - 1.450.000 14. Dầu thực vật / Malaysia USD - - - - - - 15. Máy khoan đá / Nhật Chiếc - - 1 215.670 3 594.836 16. Thép / Trung Quốc, Bỉ Tấn - - - - 1.113 514.942 Bảng 4: Báo cáo hoạt động nhập khẩu T12/2006 (Nguồn: Báo cáo thống kê tháng 12 năm 2006 – Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim) Từ bảng báo cáo hoạt động nhập khẩu tháng 12 năm 2006 của công ty Agrexim, ta thấy các mặt hàng nông sản nhập khẩu nhiều nhất gồm rượu ($155.511), bánh kẹo ($112.400), vải sợi ($38.262), cao su ($25.500). Nhập ít nhất là mặt hàng gỗ / Nga ($2.230). Công ty nhập khẩu hàng hóa từ nhiều nước khác nhau: Trung Quốc, Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Nhật, Indonesia, Malaysia. Phương thức thanh toán Do các đối tác nước ngòai đều là các đối tác làm ăn lâu dài, có mối quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau, nên phương thức thanh toán của công ty tùy thuộc vào từng đối tác xuất khẩu mà sử dụng một trong các phương thức sau: - Thanh toán bằng điện chuyển tiền: Theo phương thức này, người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người xuất khẩu, ở một địa điểm xác định, bằng phương tiện chuyển tiền nhất định, do khách hàng yêu cầu. Phương thức chuyển tiền có ưu điểm là đơn giản và thuận tiện. Các ngân hàng tham gia chỉ đóng vai trò trung gian, trong thời gian luân chuyển số tiền vẫn thuộc về người mua. Hạn chế chính của phương thức chuyển tiền là không đảm bảo quyền lợi bình đẳng của cả hai bên mua và bán. - Thanh toán nhờ thu: Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán khi hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền từ người mua, trên cơ sở hối phiếu do người bán lập ra gửi ngân hàng. - Phương thức thanh toán tín dụng thư chứng từ (documentary letter of credit- L/C): là sự thoả thuận, trong đó ngân hàng mở thư tín dụng (ngân hàng bên nước mua hàng) theo yêu cầu của người mua hàng, sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi, người bán hàng) hoặc chấp nhận hối phiếu người bán ký phát khi người bán xuất trình cho ngân hàng một số chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ phần Nông sản Agrexim sau khi Việt Nam gia nhập WTO Các mặt hàng nhập khẩu Trong năm 2007, trị giá nhập khẩu các mặt hàng của công ty như sau: Mã số Đơn vị tính Chính thức tháng 11 Ước tháng 12 Cộng dồn 12 tháng Số lượng Trị giá USD Số lượng Trị giá USD Số lượng Trị giá USD A B C 1 2 3 4 5 6 Tổng trị giá nhập khẩu 126.686 158.168 2.235.411 1. Vải / Cộng hòa LB Nga M - - - - - - 2. Vòng Bi / Trung Quốc Chiếc - - - - - - 3. Thực phẩm (Pate) / Pháp Thùng - - - - - - 4. Cao su / Hà Lan Tấn - - - - - - 5. Cà phê tan / Đức Hộp - - 760 3.562 3.616 17.063 6. Rượu / Cộng hòa LB Nga, Pháp Thùng 1.083 19.200 6.490 44.590 30.835 238.060 7. Vải sợi / Hàn Quốc USD - - - - - 4.418 8. Hàng tiêu dùng / Hàn Quốc, Nhật P1 Tấn - 37.840 - 58.030 - 173.090 9. Xe tải / Hàn Quốc Chiếc - - - - 6 16.568 10. Keo các loại / Đức, Ba Lan P1 Thùng - - - - 1.950 55.146 11. Bánh, kẹo / Malaysia, Indonesia SG Thùng 1.670 10.144 1.353 11.499 16.746 94.976 12. Bánh apollo / Malaysia Thùng - - - - - - 13. Vtư, Th.bị/ Indo, Hàn, Đài Loan SG USD - 59.502 - 40.487 - 1.374.820 14. Máy đột dập / Đức P1 USD - - - - 1 261.270 15. Máy khoan đá / Nhật Chiếc - - - - - - 16. Thép / Trung Quốc, Bỉ Tấn - - - - - - Bảng 5: Báo cáo hoạt động nhập khẩu T12/2007 (Nguồn: Báo cáo thống kê tháng 12 năm 2007 – Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim) Từ bảng báo cáo hoạt động nhập khẩu tháng 12 năm 2007 của công ty ta thấy, có một số mặt hàng nhập khẩu trong năm 2006 nhưng đến năm 2007 đã không nhập khẩu nữa, bao gồm: Vòng bi / Trung Quốc, Cao su / Hà Lan, máy khoan đá / Nhật, bánh Apollo / Malaysia. Trong năm 2007 giá trị nhập khẩu của một số mặt hàng giảm mạnh, gồm có: + Vải sợi / Hàn Quốc: giảm từ $38.262 (năm 2006) xuống còn $4.418 (năm 2007) + Hàng tiêu dung / Hàn Quốc, Nhật: giảm từ $350.701 (năm 2006) xuống còn $173.090 (năm 2007) Trong các mặt hàng nhập khẩu năm 2007 thì Rượu / LB Nga, Pháp là có trị giá nhập khẩu tăng mạnh nhất, từ $155.511 năm 2006 lên đến $238.060 năm 2007. Trong 3 tháng đầu năm 2008, công ty có nhập khẩu một số mặt hàng sau: Mã số Đơn vị tính Chính thức tháng 1 Chính thức tháng 2 Chính thức tháng 3 Số lượng Trị giá USD Số lượng Trị giá USD Số lượng Trị giá USD A B C 1 2 3 4 5 6 Tổng trị giá nhập khẩu 31.830 32.414 12.350 1. Vải / Cộng hòa LB Nga M - - - - - - 2. Thực phẩm (Pate) / Pháp Thùng - - - - - - 3. Cao su / Hà Lan Tấn - - - - - - 4. Cà phê tan / Đức Hộp - - 930 6.954 - 5. Rượu / Cộng hòa LB Nga, Pháp Thùng 340 5.370 - - - - 6. Vải sợi / Hàn Quốc USD - - - - - - 7. Hàng tiêu dùng / Hàn Quốc, Nhật P1 Tấn - 9.850 - - - - 8. Dầu đậu nành / Canada thùng - - - - 1.200 12.350 9. Xúc xích các loại / Hoa Kỳ P1 Thùng - - 1.400 25.460 - - 10. Bánh, kẹo / Malaysia, Indonesia SG Thùng 470 3.360 - - - - 11. Bánh apollo / Malaysia Thùng - - - - - - 12. Vtư, Th.bị/ Indo, Hàn, Đài Loan SG USD - 13.250 - - - - Bảng 6: Báo cáo hoạt động nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2008 (Nguồn: Báo cáo thống kê 3 tháng đầu năm 2008 – Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim) Trong ba tháng đầu năm 2008, công ty tiếp tục nhập khẩu thêm một số mặt hàng mới như cà phê tan ( năm 2007 không nhập), dầu đậu nành (Canada), Xúc xích các loại (Hoa Kỳ). Trong đó có dầu đậu nành đạt giá trị nhập khẩu $12.350, xúc xích đạt giá trị nhập khẩu $25.460 là các mặt hàng mà trước đây công ty chưa nhập khẩu bao giờ và các đối tác nước ngoài (Canada & Hoa Kỳ) đều là các đối tác mới lần đầu tiên có quan hệ làm ăn với công ty. Các phương thức thanh toán Trong năm 2007 và đầu năm 2008, phương thức thanh toán của công ty có nhiều thay đổi, công ty không còn sử dụng các phương thức thanh toán điện chuyển tiền và thanh toán nhờ thu với một số đối tác làm ăn quen thuộc nữa, thay vào đó đều sử dụng phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C). Một phần để đảm bảo quyền lợi của cả 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu được tốt hơn, một phần do có một số đối tác làm ăn mới như Canada & Hoa Kỳ, do lần đầu nhập khẩu, chưa có được một khoảng thời gian đủ dài để tạo mối quan hệ làm ăn thường xuyên và tin cậy lẫn nhau nên đã sử dụng phương thức thanh toán L/C để đảm bảo quyền lợi của các bên. Đây cũng là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, mà tất yếu công ty sẽ phải sử dụng. CHƯƠNG 2 WTO VÀ CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN TỚI MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA AGREXIM Tổ chức thưong mại quốc tế WTO Sự ra ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26449.doc