Tác động qua lại giữa môi trường khách quan và ngành du lịch

Phần mở đầu Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng cao thì du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với tất cả mọi người vì nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở mức ăn mặc và đi lại thông thường mà còn có nhu cầu vui chơi,giải trí,thưởng thức những cái đẹp,thư giãn tinh thần,nâng cao hiểu biết xã hội.Du lịch là một ngành kinh tế nhất trên thế giới vượt trên cả ngành sản xuất ôtô thép,điện tử và nông nghiệp.đối với một số quốc gia,du lịch là ngành

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tác động qua lại giữa môi trường khách quan và ngành du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương.Tại nhiều quốc gia khác,du lịch trở thành một trong 3 ngành kinh tế hàng đầu,ngành kinh mũi nhọn.Ngày nay nó là một đề tài hấp dẫn và trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu. Du lịch có vai trò quan trong như vậy nhưng cho đến thời điếm hiện tại thì khái niệm DU LỊCH LÀ GÌ?vẫn con rất nhiều những quan điểm khác nhau.sau đây sẽ là một trong nhưng khái niệm về du lịch được cho là cho hợp lý nhất: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp sẽ phát sinh trong mối quan kinh tế và phi kinh tế có tính tương tác giữa các thành phần sau(các bên liên quan) 1.khách du lịch(cầu) 2.nhà cung cấp dịch vụ du lịch(cung) 3.dân cư tại điểm du lịch 4.chính quyền địa phương tại điểm du lịch Sản phẩm của du lịch là các dịch vụ ,hàng hóa cung cấp cho khách du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên,xã hội với việc sử dụng các nguồn lực:cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở một vùng hay một quốc gia nào đó. Các thành phần của sản phẩm du lịch: a.dịch vụ vận chuyển b.dịch vụ lưu trú ,dịch vụ ăn uống,đồ ăn,thức uống c.dịch vụ tham quan giải trí d.hàng hóa và đồ lưu niêm e.các dịch vụ phục vụ khách khác các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch: 1.kinh doanh lữ hành(tour operators business) a.kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường,thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần;quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp qua các trung gian học văn phòng đại diện,tổ chức thực hiện chương trình và hương dẫn du lịch. b.kinh doanh đại lý lữ hành là việc thực các dịch vụ đưa đón ,đăng kí nơi lưu trú,vận chuyển,hướng dẫn tham quan ,bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành,cung cấp các thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. 2.kinh doanh khách sạn(hospitality business) 3.kinh doanh vận chuyển khách du lịch(transportation) Là sự dịch chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác nơi cư trú thường xuyên của họ thường với một khoảng cách xa,hoạt kinh doanh nhằm giúp cho khách du lịch dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch 4. kinh doanh dịch vụ du lịch khác(other tourism business) Một số kinh doanh bổ trợ như: vui chơi, giải trí, tuyên truyền, quảng cáo du lịch,tư vấn đầu tư du lịch,v…v… Qua phần mở đầu với những khái niêm cơ bản của du lịch đã cho chúng ta một cái nhìn bao quát về du lịch.và bây giờ ta sẽ đăt du lịch trong môi trường khách quan của nó để đưa ra một bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ giữa du lịch và môi trường khách quan của nó. Phần nội dung chính 1. mối quan hệ giữa môi trường khách quan và ngành du lịch Tác động qua lại giữa môi trường kinh tế và ngành du lịch Du lịch cũng tất cả các ngành kinh tế khác nó nằm trong vòng xoáy của nền kinh tế với những nhân tố ảnh hưởng lớn như:quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế(GDP và tốc độ phát triển của GDP),lạm phát đầu tư,cơ cấu các ngành kinh tế…trong nền kinh tế hiện đại du lịch chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền kinh tế .Ví dụ như:khi GDP tăng trưởng tốt thu nhập của người dân tăng cao.họ không chỉ ăn uống, ăn ở,ăn mặc ,mà họ nghĩ tới ăn chơi,nhu cầu du lịch của trở nên cấp bách thúc đẩy hoạt động lữ hành tìm kiếm tour theo nhu cầu của du khách các nhu cầu du lịch cũng trở nên đa dạng và phong phú với nhiều loại khác nhau nhu du lịch nghỉ dưỡng đối với người già dưỡng bệnh…du lịch khám phá giành cho những bạn trẻ đam mê mạo hiếm,hiếu động…du lịch công vụ là hình thức kinh doanh du lịch được phát triển trong nền kinh tế hiên nay trong tiến độ hội nhập và hợp tác hóa toàn cầu như ở Việt Nam thì từ khi hội nhập WTO (2007) lượng khách nước ngoài đến với Việt Nam đông hơn rất nhiều theo số liệu thống kê thì Tính đến hết tháng 11/2000, lượng khách quốc tế đến Việt Nam khoảng 1,96 triệu lượt người, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lượng khách du lịch quốc tế vào bằng đường biển và đường bộ tăng nhanh. Khách du lịch đến Việt Nam chủ yếu là từ Trung Quốc, các nước Asean, Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh. Kinh tế còn thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch cải tiển sản phẩm du lịch của mình.Bên cạnh những sự tăng trưởng của du lịch dưới tác động của kinh tế thì đi kèm với nó là sự tác động xấu của kinh tế đối với du lịch:lạm phat,khủng hoảng kinh tế là ví dụ tiêu biểu nhất trong sự biến động của nền kinh tế thời gian gần đây nó có ảnh hưởng rất lớn đến ngành kinh tế du lịch Ngày 21.1, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã chính thức lan ra thị trường thế giới sự mất việc của hàng trăm công nhân,tốc độ tăng trưởng kinh tế và GDP sụp giảm nghiêm trọng.con người sẽ lựa chọn những nhu cầu thiết yếu của mình trước khi nghĩ tới nhu cầu du lịch đó là một bất lợi đối ngành du lịch một ngành dịch vụ.Ở Việt Nam thì 3 thánh đầu năm 2008 thi lượng khách vào Việt Nam đã giảm 18%..từ đó cho ta thấy kinh tế có tác động không nhỏ đến du lịch.Song bên cạnh đó du lịch cũng thúc đẩy các ngành kinh tế khác vi dụ như sự phát triển du lịch rất quan trọng cho thu nhập ngoại tệ để phát triển kinh tế của một nước. Đồng thời, sự phát triển du lịch sẽ kéo theo rất nhiều ngành khác đi lên, rất hữu dụng cho việc giảm thất nghiệp. Ngoài vấn đề kinh tế ra, nó còn đóng góp một vai trò rất quan trọng cho tiếng tăm của văn hóa một dân tộc nếu du khách được tiếp đãi vui vẻ, an ninh. Như thành phố Varadero của nước Cuba, là một thành phố du lịch rất nhỏ có thể so sánh với Nha Trang của Việt Nam, nhưng thành phố này đã đem lại thu nhập chính cho nước Cuba với gần 80% tổng thu nhập quốc gia. Tôi đã đi nghỉ mát nơi đây đến 4 lần. Đa số các khách du lịch đến với Varadero ít nhất 2 lần. Và hầu như ai cũng muốn sẽ được dịp quay trở lại. Tại đây, vấn đề an ninh an ninh rất tuyệt đối và hầu như dân bản xứ không dám hoặc không được phép đến gần khách du lịch. Mặc dù người Cuba còn nghèo, nhưng không hề có nạn cướp giật khách du lịch như TP HCM,Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu mà không doanh nghiệp nào có thể né tránh. Trong quá trình hội nhập kinh tế, Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi, còn thành công tùy thuộc vào sức cạnh tranh, vào sự năng động của doanh nghiệp. Do vậy, đã đến lúc các doanh nghiệp không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước, mà phải thực sự bắt tay vào cuộc, thực sự tự thân nỗ lực. B. tác động qua lại giữa môi trường xã hội và ngành du lịch Du lịch là một ngành tổng hợp chịu tác động của nhiều yếu tố.xã hội là một trong những yếu tố không nhỏ tác động du lịch:Nền văn hóa,tình hình an ninh trật tự,pháp luật…khi đến với một điểm đến du lịch du khách sẽ chịu tác động đầu tiên đó là thủ tục xuất nhập cảnh do pháp luật nước đó quy định,thủ tục lưu trú…nếu thục tục này quá rờm già,phức tạp làm cho tâm lý khách lo ngại thậm trí là không muốn đến,còn đối với các doanh nghiệp du lịch thì nêu luật pháp không thông thoáng việc kinh doanh cũng sẽ rất khó khăn nhất là trong thời kì khủng hoảng một ví dụ cụ thể đó là trong những năm gần đây lượng khách du lịch Trung Quốc đến với Việt Nam rất là nhiều và ngược lại bởi vì thục tục xuất nhập cảnh rất đơn giản chỉ mât 1 tuần với CMTND du khách nhận được 1 giấy thông hành trong vòng 3 tháng chỉ với giá là 60 000 vnd.tại các cửa khẩu như Hữu Nghị,Tân Thanh…còn đi các nước khác thì thủ tục Visa rất phức tạp. Du lịch Việt Nam đã ký 24 hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp Chính phủ với các nước trong và ngoài khu vực, thiết lập quan hệ với trên 1.000 hãng du lịch của 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là khu vực mà du lịch Việt Nam hợp tác sâu rộng và toàn diện nhất. Du lịch Việt Nam đã tham gia hiệu quả vào các diễn đàn hợp tác quốc tế và khu vực, như Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), hợp tác du lịch ASEAN, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), chương trình phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, hợp tác hành lang Đông -Tây, hợp tác du lịch sông Mekong - sông Hằng... Gần đây nhất, Việt Nam lần đầu tiên phối hợp với WTO tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng du lịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương và được bạn bè quốc tế đánh giá cao,hợp tác làm cho luật thông thoáng và tất nhiên sẽ thu hút khach du lịch.tình hình an ninh xã hội cũng là một nhân tố không thể không nhắc tới.những một đất nước với nền hòa bình vững chắc không có khủng bố ,không có bệnh dịch thực sự sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách.như dịch Sar năm 2003 đã làm lượng khách đến HôngKông giảm đi 4 lần,cuộc đảo chính ở Thái Lan tình hình an ninh bất ổn làm lưu khách giảm 2lần ,các ngành du lịch ở các nước nước thường xuyên diễn ra chiến tranh như ã Iran,Irac..thì gần như không phát triển.các nước nền hòa bình tốt như Việt Nam thì khả năng thu hút khách du lịch rất cao.trong hội nghi APEC vừa qua Việt Nam đua cho các bạn thế giới một cái nhìn ấn tượng bằng hình ảnh 1 đất nước thân thiện ,an toàn khi các quan chức cao cấp của chính phủ các nước đến với hội nghị có thoải mái ngắm cảnh và tập thể dục buổi sáng giữa thủ đô Hà Nội mà không cần quan tâm đến khủng bố hay tình hình an ninh không tốt.Họ được đón chào với nụ cười thân thiện của người dân.Hay việc tổ chức các showgame như Seagame,paragame…cũng một dịp quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến thế giới.tín hiệu đáng mừng đó làKhông giống như dự báo ảm đạm theo tình hình kinh tế, ngành du lịch vẫn đón nhận những tín hiệu lạc quan thời điểm đầu năm 2009. Theo các hãng lữ hành, các tour trong và ngoài nước vẫn sôi động.  Bà Lê Hồng Viết Thảo, đại diện Công ty du lịch Viettravel nhận định, “Mặc dù đang là mùa thấp điểm du lịch nhưng lượng khách đi tour không hề giảm, đặc biệt là các tour nước ngoài thân thuộc đến các nước trong khu vực. Từ đầu tháng 2 đến nay, Viettravel đã đưa gần một ngàn khách đi các tour đến Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là điều bất ngờ cho nhà cung ứng dịch vụ chúng tôi.”như vậy có thể thấy sự thu hút khách của Việt Nam vẫn không hề giảm sút.Bên cạnh tác động từ pháp luật,an ninh,vai trò của người dân tại điểm đến và nền văn hóa của nó.người dân than thiện hiếu khách thì tất nhiên sẽ là một hình ảnh đẹp đối với tất cả các nước.nhưng ta hãy nhìn đến một hình một đất nước khi khách du lịch đến thì chèo kéo khách,bóp chẹt khách không nói đâu xa Sâm Sơn,Việt Nam.không nói đến khách nước ngoài ngay cả khách nội địa cũng bị bóp chẹp đến không dám quay lại lần thứ 2.giá cả hàng hóa thì quá đắt thái độ phục vụ thì không thể chập nhận với những lời lẽ thô tục khi khách không mua hàng làm cho du khách cảm thấy khó chịu.nên có lẽ vì thế mà trong thời gian gần đây thì lượng khách đến với Sầm Sơn đã giảm đi đáng kể.trái với Sầm Sơn khi đến với Nghệ An,Đà Nẵng của Việt Nam thì lại là một hình ảnh ngược lại.Khi muốn hỏi đường thì thâm trí đang bận nhưng người dân cũng ra tận nơi để hướng dẫn cho du khách một cách rất than thiện,du khách cảm thấy thực sự ấm lòng khi đến với miền đất này.Và với một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,phát triển du lịch văn hóa cũng là một thế mạnh.mùa lễ hội như lễ hội té nước ở Lào,Capuchia,cũng là một dịp thu hút khách du lịch đên với đất nước này.Ở Việt Nam có thể nói đến các địa điêm như Mai Châu,Hòa Bình;Sapa…Mai Châu với một bản là Bản Nát du khách sẽ cảm thấy rất thú vị với những điệu múa của dân tộc Thái,những tiếng nhạc du dương trong điệu múa mừng xuân,hay nhịp đập rộn rã của tiếng của tiếng sạp trong điệu múa sạp…nó không chỉ thu hút khách nước ngoài mà ngay chính khách nội địa.những năm gần đây lượng khách đến với Mai Châu ngày càng nhiều đặc biệt là sinh viên những du khách thích khám phá và thích tìm hiểu những thú mới lạ. lễ hội casnaval ở Hạ Long diễn ra hàng năm vào khoảng 25/4_30/4 cũng là một cách quảng bá hình ảnh du lịch qua lễ hội văn hóa này.vào thời điểm này thì tất cả các khách sạn nhà nghỉ đều quá tải,những khách vãng lai thì gần như không có chỗ ở ,điều nay đem lại một thu nhập không nhỏ cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Hạ Long nói riêng. Ngay sau Tết Kỷ Sửu, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đã mở chùm tour hành hương đầu năm, khởi hành từ TP. HCM và Hà Nội. Các điểm hành hương kết hợp tham quan đều hướng tới những địa danh linh thiêng và gắn với nhiều sự kiện lễ hội tháng Giêng: Linh thiêng Yên Tử; Hành hương về lại cố đô xưa; Đất thiêng Châu Đốc; Tết Nguyên Tiêu tại phố cổ Hội An… thu hút đông đảo du khách. Nhưng có lẽ bên cạnh những điều tốt đẹp mà du lịch mang lại thì tồn tại bên trong đó là một mặt trái,ở Sapa không thể phủ nhận lượng khách đến đây đem lại cho người dân thu nhập tốt cải thiện được cuộc sống vật chất của mình nhưng hậu quả của nó mang lại cũng không ít,vì mong muốn kiếm tiền người dân đã bắt con em mình bỏ học đi bán hàng điều này thực sự nguy hiểm trong việc phổ cập dân trí của chính phủ,nét văn hóa truyền thông ở đây cũng bị phá vỡ các chàng trai cô gái không còn thổi kèn nhảy múa vào các dịp lễ hội nữa mà là bất cứ lúc nào khi du khách cần.Nhìn xa hơn một chút đó là bức tranh du lịch của Trung Quốc với nền văn minh từ rất lâu đời du khách đến với Trung Quốc mong được khám phá được nét độc đáo từ thời hoàng kim của Trung Quốc những nét cổ kính và tôn nghiêm tráng lệ trong cung đình,hay khám phá nét khác biệt trong ca cổ kinh kịch tạo nên một nét riêng biệt trong du lịch Trung Quốc.lượng khách đến với Trung Quốc tăng rất cao và nhanh trong năm 2009 tăng gấp 3 lần so với năm 2008.đem lại doanh thu không nhỏ cho ngành du lịch Trung Quốc.văn hóa ẩm thực cũng có vai trò không nhỏ đối với du lịch người ta nói Trung Quốc là căn bếp của thế giới .Du khách đến đây có lẽ việc đầu tiên mà họ muốn là ăn một món gì đó.lẩu Tứ Xuyên,vịt quay Bắc Kinh…ở Việt Nam thì có các món dân tộc đặc trưng cho từng vùng miền như canh cua cà muối,bánh trôi,bánh chay của Nam Bộ hay những đặc sản của từng vùng miền :bánh đậu xanh Hải Dương,bánh cáy Thái Bình,phở bò Nam Định…những yếu tố này tác động trực tiếp đến khách du lịch vào trí tò mò của họ đem lại thu nhập cho dân cư địa phương không những thế nó còn mang lại việc làm cho nhân dân địa phương như làng nghề truyền ở Hà Tây;làng lụa Vạn Phúc C. tác động qua lại giữa môi trường tự nhiên và ngành du lịch Môi trường tự nhiên có tác động đến con người và nền kinh tế .đặc biệt trong du lịch nó có tác động vô cùng lớn Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với môi trường. Sự suy giảm của môi trường đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch. Môi trường là các nhân tố tự nhiên như:vị trí địa lý ,khí hậu ,cảnh quan thiên nhiên…một đất nước có vị trí điạ lý thuận lợi không chỉ tốt cho phát triến kinh tế mà con tốt cho phát triển du lịch,vẻ đẹp thiên nhiên là một yếu tố vô cùng quan trọng thu hút khách như ở Việt Nam với lợi thế bãi biển dài,đẹp hàng năm Việt Nam đón hàng triệu lượt khách đến vào mùa hè mùa đông thì lượng khách cũng không giảm vì ở đây còn có những hòn đảo ,những hang động rất đẹp do thiên nhiên ban tặng.Hạ Long là một ví dụ điển hình khi được công nhân là di sản văn hóa của thế giới nó đã thu hút được một lượng khách đông nhất trong 5 năm gần đây,Ở Trung Quốc với Vạn Lý Trường Thành tượng trưng cho nền văn minh cổ của Trung Hoa là một công trình nổi tiếng nhất thế giới.thu hút hàng trăm triệu khách du lịch hàng năm bởi những nét độc đáo từ kiến trúc đến phong cảnh nơi đây.và trong nhịp sống hiện đại với áp lực của công việc ,môi trường sống hiện tại du khách muốn tìm đến những vùng nông thôn không khí trong lành ,yên tĩnh để tim cho mình một khoảng lặng của con người mình thu giãn để có đủ sức khỏe cho cuộc sống cho mình.như vào mùa xuân du khách thích đến với Sapa ngắm hoa đào,hoa ban trắng tận hưởng không khí trong lành của vùng Tây Bắc .lượng khách đổ về đây trong thời gian này đông nhất trong năm .Chùa Hương vào mùa lễ hội du khách đến đây không chỉ để lễ chùa mà đến tham quan những món quà mà thiên nhiên đã ban tăng cho nơi này đó là các hang động với những nét rât đặc sắc riêng mà không nơi nào có được.Khí hậu cũng là một lợi thế đối với du lịch như ở một số nước ở Châu Âu mùa đông lạnh với lớp băng tuyết dày đặc rất phù hợp cho phát triển trượt tuyết loại hình thể thao rất hấp dẫn khách du lịch.Còn đối với các nước nhiệt đới thì lại là nơi nghỉ đông lý tưởng cho du khách đển từ sứ lạnh bên cạnh những thuận lợi mà môi trường tự nhiên mang lại.Môi trường tự nhiên đôi khi cũng là một bất lợi đối với du lịch đó là thiên tai,bão lụt những biến đổi bất thường của thiên nhiên.một hình ảnh sâu nhất chính là thảm họa sóng thần ở Thái Lan những năm trước cướp đi sinh mạng của hàng triệu khách du lịch làm cho lượng khách du lịch đến với Thái những năm gần đây giảm đáng kể thất thu của Thái Lan nên tôi hàng trăm triệu đôla.Lạng Sơn ,Việt Nam nếu nhìn vào những thuận lợi của tỉnh trong phát triển du lịch thì có lẽ những chỉ có chùa Tam Thanh hay Chi Lăng,Đền Mẫu những lượng khách thì rất ít lí do có lẽ là địa hình quá hiểm trở,đường núi dốc rất nguy hiểm ,an ninh rất phức tạp.Ở Việt Nam Bà Rịa – Vũng Tàu đang trở thành điểm đến lý tưởngcủa nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, môi trường du lịch chịu tác động lớn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự cố tràn dầu, rác thải, các sự cố về đâm tàu… đang là mối lo lớn cho Bà Rịa - Vũng Tàu. Với du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu,du lịch biển đóng vai trò then chốt, vì vậy những rủi ro từ ô nhiễm môi trường biển sẽ tác động trực tiếp tới môi trường du lịch. Sự cố tràn dầu xảy ra trên biển trong năm qua là một ví dụ. Sự cố này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Du khách lo ngại về vấn đề này ở Hạ Long vấn đề về môi trường cũng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết ,hàng ngày có hàng trăm tấn rác thải được đổ ra,biển không còn là màu xanh nữa mà bây giờ có màu đục du khách đến với Hạ Long lo ngại không dám tắm,thậm trí là kinh hãi từ mùi của rác thải thiệt hại rất nhiều cho ngành du lịch Hạ Long.nhưng chính ngành du lịch cũng tác động trở lại với môi trường do cách khai thác mình.Đôi khi do khai thác quá tải những tiềm năng vốn có du lịch đã tạo ra một hậu quả khó lường cho môi trường và cảnh quan tự nhiên.như lượng khách quá nhiều làm cho lượng rác thải tăng cao mà ngành du lịch không chú ý tới khâu sử lý rác ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống của nhân dân địa phương những bệnh dịch,cuộc sống nhân dân bị sáo trộn,gây ra nhiều áp lực tâm lý cho người dân…đáng lo ngại nhất như trường du lịch ở Sapa với thế mạnh là vẻ đẹp,khí hậu và nền văn hóa đặc sắc thiên nhiên và tài nguyên du lịch rất độc đáo 8 dân tộc anh em sống dọc theo sườn núi Hoàng Liên Sơn (Mông,Dao,Tày,Thái,Hoa…)tất cả tạo nên một nét rất riêng biệt cho du lịch.Nhưng du lịch phát triển các công trình được xây dựng không phù hợp làm xấu đi rất nhiều vẻ đẹp cổ kính của Sapa hàng trăm năm qua,ngoài ra vấn nạn việc buôn bán động vật quý hiếm,cây thuốc quý ,gỗ quý trở nên nghiệm trọng…các doanh nghiệp du lịch chỉ quan tâm đến hiệu quả của mình mà chưa chịu trách nhiệm.Ở Cúc Phương,Ninh Bình nhà khai thác quá tải với việc cho lượng khách vượt quá mức quy định vào rừng lượng rác thải xả ra làm cho động vật trong rừng chết,thực vật bị phá hoại rất nhiều làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ của rừng nhiệt đới.Để hạn chế tác động qua lại của môi trường tự nhiên với du lịch có lẽ ta cần thực hiện một giải pháp đồng bộ đó là khai thác đi đôi với bảo vệ sau đây là một số giải pháp đã được áp dụng:Sở Du lịch đã tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường: tổ chức thu thập phiếu điều tra thông tin về môi trường du lịch trong hệ thống các doanh nghiệp du lịch làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường; phối hợp với ngành liên quan tiến hành điều tra về tài nguyên du lịch; xây dựng đề cương chi tiết về bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch tỉnh đến năm 2010; tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của 18 dự án du lịch… Du khách đã ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường biển. Trong ảnh: Du khách tại khu du lịch Biển Đông (TP. Vũng Tàu) Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh du lịch cũng có những hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường như: khu du lịch Kỳ Vân, bên cạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoà vào thiên nhiên, đơn vị này còn đầu tư hơn một tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải và tái sử dụng tới 50% lượng nước thải để tưới cây, vừa tiết kiệm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Hàng ngày, cứ khoảng 6 giờ sáng là toàn bộ nhân viên khu du lịch này đều được điều động đi quét dọn và thu gom rác trên bãi biển. Sau đó 2 giờ, những nhân viên vừa làm nhiệm vụ trực cứu hộ, vừa làm nhiệm vụ quét dọn rác trên suốt chiều dài 500m của bãi biển. Tại khu du lịch Biển Đông (TP. Vũng Tàu), ngoài đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, khu du lịch còn chủ động làm sạch môi sinh, môi trường; thường xuyên cử công nhân viên vệ sinh bờ biển, thu gom và vớt váng rong; tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên khu du lịch, năm 2007 đã trồng được khoảng 2.000 cây xanh… Công tác đào tạo, tập huấn cho nhân viên về bảo vệ môi trường cũng được các doanh nghiệp đẩy mạnh. Mặc dù hiện nay, chưa có một lớp đào tạo bài bản cho cán bộ, công nhân viên về bảo vệ môi trường, nhưng thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, và giao việc cụ thể cho từng bộ phận nên khi có sự cố về môi trường xảy ra hầu hết nhân viên tại các khu du lịch, resort đều có thể xử lý được.Bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch là rất quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển bền vững của du lịch. Bảo vệ tốt môi trường trong kinh doanh du lịch góp phần cải thiện sự xuống cấp của môi trường nói chung, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường, nhất là môi trường du lịch cần sự chung tay của các ngành, các cấp và người dân. Phần kết luận Trên là những dẫn chứng về những tác động qua lại giữa môi trường khách quan và ngành du lịch cho thấy rằng du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp chịu sự chi phối của rất nhiều các yếu tố: môi trường kinh tế ,môi trường xã hội,môi trường tự nhiên ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố chủ quan khác như :tổ chức ngành du lịch,yếu tố kĩ thuật(cở sở hạ tầng,kĩ thuật của ngành du lịch…),nguồn vốn ngành du lịch(nguồn vốn bản thân ,nguồn vốn huy động...)Tất cả các yếu tố phải thực sự tốt mới tạo nên một ngành du lịch hoàn hảo.nếu một trong số các yếu không tốt sẽ làm cho ngành du lịch không tốt từ đây đặt ra rất nhiều yếu tố cần khắc phục để ngành du lịch phát triển trong nền kinh tế cụ thể là:Bài học đối với Việt Nam một đất nước đang phát triển ,ít vốn đầu tư cho du lịch nhưng có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc ,tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch rất phong phú …thì giải pháp đặt ra ở đây là cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,phát huy toàn diện những thế mạnh của mình cải tạo những khuyết điểm như ô nhiễm môi trường ,ý thức của người dân,đưa ra những giải pháp đồng bộ trong việc xây dựng hệ thống tổ chức và quản lý du lịch…giáo dục,tuyên truyền cho người dân về vai trò ,ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường du lịch.Định hướng phát triển du lịch trong toàn quốc tại những địa bàn có tiềm năng phát du lịch,đối với ngành du lịch cần nâng cao chất lượng dịch vụ ngành,biết liên doanh hợp tác tạo điều kiện cho tất cả các ý tố ngành cùng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng tạo sự phát triển bền vững chứ không phải phát triển nhưng không bền vững như thời gian gần đây của du lịch Việt Nam.Đặc biệt đối với tài nguyên thiên nhiên du lịch thì cần phải khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường,tái tạo tài nguyên như tài nguyên rừng,tài nguyên đất…Trong tiến hội nhập nền kinh tế thế giới mở ra rất nhiều cơ hội đồng thời cũng đem lại rất nhiều thử thách đối với du lịch muốn tồn tại và phát triển du lịch cần cải tiến và làm mới mình cho phù hợp. Đây không những là bài học cho riêng du lịch Việt Nam mà là bài học chung cho ngành kinh tế du lịch thế giới. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25191.doc