Tác động quá trình toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề án. Ngành thuỷ sản Việt Nam là một trong ngành có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.Từ đầu năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại các khu vực thị trường trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ. Đến năm 2007 đã là 97 nước và vùng lãn

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tác động quá trình toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thổ. Vì vậy tiến trình hội nhập quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản. Vấn đề thách thức đối với các doanh nghiệp thuỷ sản khi Việt Nam từng bước hội nhập là phải làm gì để giữ vững thị phần, thị trường xuất khẩu hiện có, và phát triển mở rộng thị trường tiềm năng, khi mà các sản phẩm của doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh công bằng với các sản phẩm của doanh nghiệp thuỷ sản nước ngoài, có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp... Cùng xuất khẩu sang một thị trường. Ngoài ra khi hội nhập nền kinh tế quốc tế các sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của thế giới, đây là một vấn đề rất khó khăn đối tất cả doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam. Quá trình toàn cầu hoá là thời cơ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam. Tác động đó tốt hay xấu, thuận lợi hay khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu hay kìm hãm đối hoạt động xuất khẩu của ngành thuỷ sản nói chung và công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1 nói riêng. Từ đó, để tìm hiểu cụ thể tác động toàn cầu hoá tới hoạt động xuất khẩu đối với sản phẩm của doanh nghiệp chế biển thuỷ sản của Việt Nam em chọn đề tài: “Tác động quá trình toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1”. Mong sẽ giải đáp được một phần các vấn đề nêu trên. 2. Mục đích nghiên cứu của đề án. Phân tích tình huống về tác động toàn của toàn cầu hoá tới hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề án này là các tác động của quá trình toàn cầu hoá đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1. 4. Kết cấu đề án gồm 3 chương. Chương I: Tác động toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1. Chương II: Phân tích các tác động toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1. Chương III. Bài học kinh nghiem và các giải pháp khai thác cơ hội và phòng tránh rủi ro do toàn cầu hoá mang lại đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Sau đây là nội dung từng chương. CHƯƠNG I. TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN SỐ 1 1.1. Giới thiệu Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1. Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1 được thành lập từ năm 1988, Xí Nghiệp Mặt Hàng Mới hay Factory No.1 là một doanhnghiệp chế biến và xuất khẩu Thủy sản đầy uy tín. Đến tháng 07/2000, xí nghiệp được cổphần hóa và đổi tên là Công ty Cổ Phần Thủy sản Số 1 (Tên giao dịch : SEAJOCOVIETNAM). Giữ vững và phát huy truyền thống “Uy tín, Chất lượng”, công ty không ngừng nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, năng lực cán bộ, tay nghề công nhân để trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001-2000 và tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRC trên cơ sở áp dụng HACCP, GMP và SSOP. Cả hai phân xưởng sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn An Toàn Vệ sinh Công Nghiệp do Bộ Thủy sản cấp và có giấy phép xuất vào thị trường Châu Âu DL01 & DL157. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và đa số là các mặt hàng chế biến giá trị cao từ tôm, mực, bạch tuộc, ghẹ, cá. Sản phẩm của công ty được xuất đi và luôn làm hài lòng các khách hàng Nhật Bản, Châu Âu (Pháp, Bỉ, Hà Lan…), Mỹ, Úc… Sản phẩm của công ty cũng được tiêu thụ mạnh trong nước thông qua các hệ thống siêu thị, nhà hàng như: METRO,LOTTERIA… Phương châm hoạt động của công ty: “Chất lượng – Uy tín : Sự sống còn của công ty” “ Hợp tác cùng chia sẻ lợi nhuận” Công ty hoạt động nhiều lĩnh vực bao gồm: -Thu mua, sản xuất, chế biến các mặt hàng thuỷ hải sản, nông sản, súc sản và tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước. -Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thuỷ hải sản, nông sản, súc sản và các loại hàng hóa, máy móc, thiết bị vật tư nguyên liệu, hoá chất, công nghệ phẩm. -Dịch vụ cung cấp vật tư thiết bị và lắp đặt công trình lạnh công nghiệp điều hòa không khí, hệ thống điện. -Hợp tác liên doanh liên kết với tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. -Hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty bao gồm: -Tôm tẩm bột, Tôm burget - Mực ông khoanh bọc bột - Cá Basa, cá bọc bột, cá lưỡi trâu, cá ngừ lion, cá Điêu hồng, cá thu Fillet, cá Cờ Gòn…..vv - Nghêu, Sò điệp, Cua lột, Ghẹ farci - Chả giò rế, Chả rò tôm, Chạo càng, Chạo bía, chà giò chay… Như vậy sản phẩm của công ty khá đa dạng, sản phẩm chủ lực của công ty là các sản phẩm chế biến từ tôm, tuy nhiên tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần. Thay vào đó, sản lượng sản xuất các sản phẩm chế biến từ cua, ghẹ của công ty ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Tỷ trọng các sản phẩm chế biến từ cá và mực cũng ngày càng tăng dần. Tất cả góp phần ngày càng đa dạng hoá các sản phẩm của công ty giúp công ty giúp công ty thích nghi với nhiều thị trường và làm tăng doanh thu. 1.2. Tiến trình hội nhập nền kinh tế Việt nam trong suất 22 Năm đổi mới. 1.2.1. Khái quát quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam Song song với chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà Nước ta, thì chúng ta tiến hành từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao 169 nước trên thế giới, trong đó đáng chú ý là khôi phục bình thường quan hệ với Trung Quốc được đánh dấu bằng bản tuyên bố chung, thoả thuận khôi phục quan hệ bình thường tháng 11/1999 và việc bình thường hoá quan hệ, lập quan hệ ngoại giao với Mỹ tháng 7/1995. Quan hệ kinh tế, thương mai của Việt Nam được mở rộng trong suốt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mai với khoảng 160 nước và các vùng lãnh thổ, thu hút đầu tư trực tiếp của các tập đoàn và công ty từ 70 nước và vùng lãnh thổ, tranh thủ viện trợ phát triển của 45 nước và các định chế tài chính quốc tế. Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, chúng ta đã thực hiện quyền kế thừa tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: IMF, WB, ADB, nhưng sau đó quan hệ với các tổ chức này bị ngưng trệ một thời gian do vấn Campuchia. Đến năm 1992, Việt Nam đã khai thông được lại quan hệ với các tổ chức này, đưa hoạt động hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu. Tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa ra một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, và thương mai khu vực và thế giới, kí kết hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Trên thế giới hiện nay, các nước đã và đang hợp tác kinh tế quốc tế với 7 hình thức chính, Việt Nam chúng ta đang hội nhập kinh tế quốc tế dưới 4 hình thức chính đó là: Tham gia khu vực thương mại tự do: Năm 1995 là thành viên ASEAN, năm 1996 Việt Nam tham gia chính thức vào AFTA; tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế: Năm 1996 là thành viên sáng lập ra ASEM, năm 1998 được kết nạp vào APEC, ký các hiệp định thương mại đầu tư song phương, và là thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006. Tóm lại, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có được thành tựu quan trọng. Từ nhu cầu thực tế phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế để phá thế bị bao vây, cô lập ở những năm 90 đầu thế kỷ, giờ đây, Việt Nam đã tích cực, chủ động mở rộng thị trường ra nước ngoài và tham gia ngày càng sâu rộng vào hợp tác kinh tế quốc tế. Việt Nam không chỉ chứng minh cho thế giới thấy quyết tâm hội nhập như minh bạch chính sách, cải thiện môi truờng đầu tư, xây dưng bộ luật ngày càng hoàn chỉnh... Mà còn sẵn sàng cam kết thực hiện đầy đủ các chính sách thúc đẩy tự do hoá. Việt Nam đã xây dựng hoàn chỉnh lộ trình thực hiện cam kết của hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập đề ra. 1.2.2. Lộ trình gia nhập các tổ chức quốc tế của Việt Nam. Ngày 28/07/1995 Việt Nam được chính thức kết nạp là thành viên thứ 11 của ASEAN. Trong tất cả các hoạt động của ASEAN, Việt Nam là thành viên tích cực, có nhiều đóng góp thực chất vào những vấn đề có ý nghĩa đối với sự phát triển của hiệp hội như cải cách đổi mới ASEAN, thúc đẩy liên kết khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, huy động nguồn nhân lực cho các chương trình. sau hơn 10 năm hội nhập ASEAN, Việt Nam đã trở thành một hạt nhân quan trọng trong tổ chức này. Tháng 03/1996, Việt Nam tham gia vào ASEM với tư cách là thành viên sáng lập. Từ đó đến nay, Việt Nam hoàn thành tốt trách nhiệm của một quốc gia thành viên tích cực và ngày càng chủ động hơn trong việc triển khai các thoả thuận và đóng góp cho ASEM trên cả ba lĩnh vực: Đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác, đăng cai một số cuộc họp của của ASEM. Đặc biệt, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò điều phối viên châu Á kể từ hội nghị cấp cao ASEM 3 và tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội vào tháng 10/2004. Việt Nam chính thức được kết nạp vào APEC vào tháng 11/1998. Kể từ đó tới nay, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động và chương trình hợp tác trong APEC trên hầu hết các lĩnh vực như thương mai, đầu tư, tài chính, hải quan, tiêu chuẩn chất lượng. Và một số chương trình hợp tác của APEC như thuận lợi hoá thương mại, kinh tế tri thức, hợp tác chống khủng bố ... Đặc biệt, Việt Nam đã được vinh dự là nước chủ nhà của hội nghị APEC 2006. Quá trình để tham gia vào tổ chức thưong mại thế giới WTO của Việt Nam là quá trình lâu dài và vô cùng gian nan. Với nỗ lực không mệt mỏi sau 10 năm đàm phán, ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Quá trình cụ thể như sau: Tháng 06/1994, Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT. Ngày 04/01/1995, WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập cảu Việt Nam. Ngày 30/01/1995, ban công tác về việc ra nhập WTO của Việt Nam được thành lập. Ngày 26/08/1996, Việt Nam nộp bản vong lục về chế độ Ngoại thương. Tháng 08/2001, Việt Nam chính thức đưa ra bản chào ban đầu về hàng hoá và dịch vụ. Ngày 31/05/2006, Việt Nam và hoa kỳ kí thoả thuận kết thúc đàm phán song phương về ra nhập WTO của Việt Nam. Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đang tiến hành các cam kết của mình và đưa ra lộ trình cụ thể cho từng ngành từng lĩnh vực để hội nhập với nền kinh tế thế giới. 1.3. Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1 trước và sau hội nhập. Trước năm 2000 công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1 cung cấp sản phẩm của mình cho thị trường trong nước, chưa có hoạt động xuất khẩu. Đầu năm 2000 công ty bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường nước ngoài. Vì Thế đề án này chỉ xem xét vấn đề Việt Nam ra nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1 như thế nào. Dưới đây là các khía cạnh chủ yếu liên quan đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1, bao gồm các vấn đề liên quan đến thị trường xuất khẩu, sản lượng và giá trị xuất khẩu qua từng thời kì, đa dạng nguồn nguyên vật liệu. 1.3.1. Thị trường xuất khẩu của công ty. Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1 mặc dù bắt đầu năm 2000, nhưng trong năm trước công ty đã có định hướng tiếp xúc tìm hiểu thị trường nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm của mình. Năm 1995, khi Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức ASEAN, đứng trên vị thế doanh nghiệp của một nước là thanh viên của ASEAN đó là điều kiện vô cùng thuận lợi để công ty tìm hiểu, tiếp xúc thị trường nước ngoài tiềm năng có khả năng xuất khẩu. Tiếp đến khi Việt Nam là thành viên là thành viên ASEM, APEC, công ty mở rộng phạm vi tìm hiểu nghiên cứu các thị trường có khả năng xuất khẩu. công ty tiến hành tìm hiểu nhiều thị trường trên thế giới đặc biệt là thị trường các nước Châu Âu. Đặc biệt khi Việt Nam Trở thành thành viên WTO các rào cản thương mại của thị trường các nước lần lượt được tháo dỡ. Thì công ty càng đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trường xuất khẩu . So sánh số lượng các thị trường các nước mà công ty xuất khẩu, ta thấy có sự thay đổi rất nhiều. Năm 2000 công ty mới bắt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, nhưng năm 2007 công ty xuất khẩu sang nhiều nước như Pháp, Bỉ, hà Lan, Hàn Quốc, Hồng Công, Mỹ, Nga, Ba Lan. Nếu so sánh số lượng thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty năm 2007 so năm 2000 thì thấy được sự thay đổi lớn, ban đầu chỉ có một thị truờng duy nhất đến thời điểm 2007 lên đến 9 thị trường. Như vậy số lưọng thị truờng xuất khẩu của công ty tăng lên đi kèm doanh số, doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu tăng theo và khảng định sản phẩm của công ty ngày có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Nhìn chung, Thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1 tập trung chủ yếu vào thị trường các nước Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, do các thị trường này có nhu cầu lớn đối với sản phẩm của công ty. các châu lục, vùng miền khác công ty chưa khai thác được. Cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty, thì thị trường Nhật Bản là thị trường chủ yếu, Pháp và Hà Lan là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ hai, còn lại các thị trường Bỉ, Hàn Quốc, Hồng Công, Mỹ, công ty tìm cách mở rộng thị phần. Năm 2000 công ty mới phát triển một thị trường xuất khẩu là Nhật Bản, đến năm 2007 công ty phát triển lên tới 9 thị trường xuất khẩu là Pháp, Hà Lan, Bỉ, Hồng Công, Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Ba Lan. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của vào các thị trường của công ty ở năm 2000, 2006,2007 như sau Bảng 1: Doanh thu xuất khẩu của của công ty của mỗi thị trường xuất khẩu Đơn vị: VNĐ (Nguồn: bản cáo bạch công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1) Năm 2000, giá trị xuất khẩu của công ty chỉ đạt 19.352.159.336 VNĐ với duy nhất một thị trường xuất khẩu là Nhật Bản. Đến năm 2006, giá trị xuất khẩu của công ty là 122.568.408.727 VNĐ với thị trường xuất khẩu mở rộng lên đến 7 thị trường. Năm 2008, giá trị xuất khẩu của công ty tăng so với năm 2006 là 15.001.019.711VNĐ, thị trường xuất khẩu tăng lên thêm 2 thị trường so năm 2006. Như vậy trong những từ năm 1999 đến 2007 thấy rằng giá trị xuất khẩu của công ty tăng rất nhanh, đồng thời các thị trường được mở rộng, công ty thâm nhập nhiều thị trường mới, các thị trường xuất khẩu hiện tại thì công ty ngày càng mở rộng thị phần chiếm lĩnh thị trường. Để có kết quả trên công ty đẩy mạnh hoạt động maketing và quảng bá hình ảnh của mình, xây dựng cho mình nhãn hiệu thương mại, đăng kí bằng phát minh sáng chế và bản quyền.... Khi công ty tham gia thị trường quốc tế và nhất khi Việt Nam là thành viên WTO thì vấn đề xây dựng nhãn hiệu thương mại mạnh cho công ty đã trở thành yêu cầu không thể chậm trễ và rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới vị thế của công ty trên thị truờng quốc tế. Để quảng bá hình ảnh và sản phẩm của mình ra thị trường thế giới công ty thực hiện hoạt động mảketing rất có hiệu đó là: Công ty tự giới thiệu mình qua các kỳ hội trợ, quảng bá thương hiệu bằng Catalogue, bằng phương tiện truyền thông đại chúng báo đài, webside. Công ty đa dạng hóa thị trường nhằm tránh rủi ro khi có biến động. Củng cố các thị trường truyền thống, Công ty còn mở rộng thị trường mới thông qua những hoạt động tìm kiếm khách hàng và thị trường mới như: tham gia hội chợ thủy sản thế giới, xây dựng trang web của Công ty, tăng cường giới thiệu sản phẩm Công ty. Giữ vững và phát triển các sản phẩm truyền thống của Công ty như: mực, bạch tuộc, ghẹ, cá các loại sản phẩm giá trị gia tăng khác...v..v. Công ty tích cực khai thác về thị trường xuất khẩu các sản phẩm khác: sản phẩm giá trị gia tăng, để đa dạng hóa mặt hàng và tăng giá trị xuất khẩu. Có chính sách linh hoạt về giá đối với từng mặt hàng, từng khách hàng nhằm phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn, cũng tích cực tranh thủ sự hợp tác. Từ đó, mở rộng kênh phân phối. Thường xuyên quan hệ với các tham tán thương mại của Việt Nam tại các thị trường lớn để nắm bắt thông tin thị trường, sản phẩm, thị hiếu, các đăc tính riêng của thị trường. Gia tăng xuất khẩu trực tiếp, giử vững nâng cao chất lượng hàng hóa, giữ uy tín với khách hàng. 1.3.2. Cơ cấu sản lượng và doanh thu các năm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trước và sau khi Việt Nam ra nhập WTO. 1.3.2.1. Cơ cấu sản lượng sản phẩm xuất khẩu. Trong những năm gần đây công ty rất chú trọng đến hoạt động xuất khẩu, công ty tiến hành rất nhiều hoạt động để thúc đẩy xuất khẩu: đó là Nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm, công ty đầu tư máy móc trang thiết bị theo chiều sâu từ đó nâng cao được chất lượng sản phẩm sản xuất, do đó sản lượng sản phẩm cũng ngày tăng năm sau cao hơn năm trước. Một mặt khác công ty tập trung mở rông thị trường xuất khẩu nên thị trường xuất khẩu của công ty trong năm gần đây ngày càng được mở rộng nên do đó sản lượng xuất khẩu của công ty ngày càng tăng trong những năm gần đây. Cụ thể sản lượng sản phẩm của công ty xuất khẩu qua các năm như sau: Bảng 2: Sản lượng sản phẩm xuất khẩu qua các năm của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1. (Nguồn: Bản cáo bạch của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1) Từ bảng ta thấy được sản lượng xuất khẩu của công ty từ năm 2000 đến năm 2007 liên tục tăng, năm 2000 sản lượng xuất khẩu đạt 221,234 tấn, đến năm 2007 sản lượng đạt 1.500.032 tấn, đi kèm với sản luợng giá trị xuất khẩu tăng năm 2000 giá trị xuất khẩu đạt 1.209.509,958 USD, đến năm 2007 giá trị xuất khẩu công ty đạt 7.155.840,106 USD. Sự kiện Việt Nam ra nhập WTO năm 2006 tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, nhưng nhìn chung sản lượng xuất khẩu vẫn tăng: Năm 2005 sản lượng xuất khẩu là 1.313,670 tấn, năm 2006 là 1.441,671 tấn, đến năm 2007 sản lượng xuất khẩu của công ty đạt là 1.500,032 tấn, như vậy giá trị xuất khẩu của công ty sau khi việt nam ra nhập WTO vẫn tăng dù nhỏ: Năm 2005 là 7.001.082,410 USD, năm 2006 là 7.015.902,115 USD, đến năm 2007 là 7.155.840,106 USD. Tốc độ tăng hàng năm của giá trị xuất khẩu hơn 100%, Năm 2007 tuy có bị ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam ra nhập WTO nhưng tốc độ tăng của giá trị xuất khẩu là 102% so với năm 2006. 1.3.2.2. Cơ cấu doanh thu xuất khẩu. Hoạt động kinh doanh chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu là hoạt chủ yếu của công ty, doanh thu từ hoạt động kinh doanh hàng xuất khẩu chiếm 90% doanh thu của công ty. Trong quá trình đầu tư phát triển công ty không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới, mở rộng thị trường tiêu thụ xuất khẩu để từ đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Trong những năm gần đây doanh thu từ xuất khẩu của công ty ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước, và đặc biệt sau khi Việt nam ra nhập WTO doanh thu từ xuất khẩu của công ty tăng cao. Việc Việt Nam ra nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1. Do điều chỉnh về thuế nhập khẩu và dỡ bỏ rào cản thuơng mại của các nước là thành viên của WTO nên thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty. Khi Việt Nam ra nhập WTO công ty nhận thấy mình đang tham gia vào một sân chơi lớn, có luật chơi riêng, đầy cơ hội và không ít thách thức nên buộc công ty đổi mới chính mình như đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, và đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng. Cụ thể doanh thu từ xuất khẩu qua các năm như sau. Bảng 3: Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu qua các năm của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1. Đơn vị: VNĐ (Nguồn: Bản cáo bạch công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1) D Kinh doanh xuất khẩu trên thị trường nước ngoài của công ty ngày càng có hiệu quả cao, doanh thu xuất khẩu của công ty tăng năm sau cao hơn năm trước, năm 2000 doanh thu từ xuất khẩu của công ty đạt 19.352.159.336 VNĐ, đến năm 2007 đạt 137.569.428.438 VNĐ. Năm 2006 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, công ty nhanh nhạy nắm bắt tình hình kinh doanh có thay đổi nên tận dụng cơ hội, hạn chế rất nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu, vì thế doanh thu xuất khẩu của công ty tăng đều. Năm 2005 doanh thu xuất khẩu của công ty là 114.876.296.784VNĐ, năm 2006 là 122.568.408.727 VNĐ, đến năm 2007 doanh thu xuất khẩu của công ty đạt 137.569.428.438 VNĐ. Năm 2007 công ty đạt doanh thu xuất khẩu cao nhất trong các năm từ trước tới nay. Chương I đã cung cấp những tài liệu và số liệu cơ bản về hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1 trước và sau khi Việt Nam ra nhập WTO. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng và khả năng thích ứng của công ty với tiến trình hội nhập sẽ được phân tích cụ thể chương II. CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN SỐ 1. Dựa vào tình hình xuất khẩu thực tế của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1 ở trên, chúng ta phân tích quá trình hội nhập có ảnh hưởng tốt hay xấu, có những thuận lợi hay khó khăn, cơ hội hay thách thức đến hoạt động xuất khẩu của công ty. 2.1. Tác động quá trình toàn cầu hoá tới hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1. 2.1.1. Tác động tích cực. Hoạt động kinh doanh chính của công ty cổ phần thuỷ Sản Số 1 là xuất khẩu sản phẩm ra tiêu thụ thị trường nước ngoài. Năm 2000, công ty xuất khẩu sang một thị trường duy nhất là Nhật Bản, nhưng đến năm 2007, công ty xuất khẩu sang 9 thị trường. Năm 2007,Doanh thu từ xuất khẩu của công ty chiếm 90% doanh thu hàng năm, và đạt kim ngạch xuất khẩu trên 7 triệu USD. Do đó khi Việt Nam từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam tham gia vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO thì đã xuất hiện hàng loạt yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty, và đặc biệt ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Trong quá trình hội nhập công ty có được vô vàn thuận lợi để tăng khả năng xuất khẩu đó là khi tham gia Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, thuế xuất nhập Khẩu của nuớc ta giảm từ 0% đến 5%, các sản phẩm của công ty sẽ được hưởng mức thuế chung khi xuất khẩu vào các thị trường của các nước là thành viên của WTO là 15% đến 16%, các hàng rào phi thếu quan đối sản phẩm của công ty đựơc dỡ bỏ. Vì thế sản lượng và doanh thu xuất khẩu của công ty trong năm 2006, năm 2007 tăng cao. Năm 2006 sản lượng xuất khẩu, tăng 652% so năm 2000, tăng 116% so với năm 2004 và 109% so với năm 2005. Doanh thu xuất khẩu năm 2006, tăng 642% so năm 2000, tăng 127% so với năm 2004, và tăng 116% so năm 2005. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu, tăng 678% so với năm 2000, tăng 121% so với năm 2004 và 114% so với năm 2005. Doanh thu xuất khẩu năm 2007, tăng 721% so với năm 2000, tăng 125% so với năm 2004,và tăng 114% so năm 2005. Như vậy, với tác động tích cực của hội nhập công ty tăng cường sản luợng xuất khẩu của công ty năm sau cao hơn năm trước, mang về cho công ty doanh thu lớn, từ đó công ty thu lại khoản lợi nhuận cao. Thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty ngày càng mở rộng, công ty xuất khẩu được sang thị trường rộng lớn có mức tiêu thụ mạnh mặt hàng thuỷ hải sản như Nhật Bản, Pháp, Hà Lan và năm 2007, công ty phát triển một số thị trường mới rộng lớn như Nga, Hàn Quốc, Ba Lan, Mỹ. Năm 2008 công ty xúc tiến tìm hiểu các thị trường tiềm năng tiêu thụ lớn như Canada, Sigapo, Tây Ba Nha, Đức... Như vậy quá trình toàn cầu hoá tác động tích cực tới việc công ty tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường có mức tiêu thụ sản lượng lớn từ đó công ty xuất khẩu được sản phẩm của mình vào thị trường rộng lớn thu lợi nhuận cao. Toàn cầu hoá mang lại cho công ty lợi thế là công ty tiếp cận hệ thống công nghệ tiên tiến hiện đại. Hệ thống máy móc của công ty phần nhiều mới nhập, đa số thuộc thế hệ mới, ở trong tình trạng sử dụng tốt. Một số loại máy chuyên dùng như tủ đông Shangchi, tủ đông gió, kho trữ đông 50 tấn, máy đá vảy, cối đá vảy, băng chuyền IQF 500Kg/mẻ, hệ thống kho lạnh, máy dò kim loại, hầm đông gió, máy hút chân không, máy đóng gói chân không, máy thực phẩm hấp 2 ngăn...Với hệ thống trang thiết bị hiện đại công ty chế biến được sản phẩm có chất lượng cao xuất khẩu sang nhiều thị truờng thu về lợi nhuận lớn và ngày càng tạo được uy tín trên thị trương thế giới. Trong lĩnh vực chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là vấn đề rất quan trọng. Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, xem vấn đề “An toàn vệ sinh thực phẩm” là tiêu chuẩn hàng đầu, “Chất lượng sản phẩm” là yếu tố quan trọng để thành công. Trong quá trình hội nhập để sản phẩm công ty có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế thì công ty phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế của sản phẩm về thực phẩm, đó là: - Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000. - Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu - BRC (tiêu chuẩn của Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc). -Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn - HACCP -Tiêu chuẩn hoạt động sản xuất tốt - GMP -Quy trình vệ sinh chuẩn- SSOP Các hệ thống quản lý chất lượng trên được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận và xem nó như là phương pháp xác định chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất. Quá trình toàn cầu hoá tạo cơ hội cho công ty tiếp thu và học hỏi công nghệ nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến của thế giới để áp dụng cho vùng nuôi trồng sản xuất nguyên vật liệu của công ty. Do đó công ty tạo ra được nguồn nguyên liệu ổn định có chất lượng cao góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tóm lại công ty đã thu về nhiều lợi ích trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập, đó là lợi ích trong việc công ty được đối xử bình đẳng trên thị trường quốc tế, và thuế xuất nhập khẩu áp dụng của nước là thành viên WTO đối sản phẩm của công ty giảm xuống còn 15% đến 16%, không những thế công ty tiếp cận thị trường rộng lớn,với công nghệ tiên tiến hiện đại... Từ đó công ty có nội lực mạnh mẽ phát triển ngày càng vươn xa thị trường quốc tế. 2.1.2. Tác động tiêu cực. Tác động toàn cầu hoá có tính hai mặt, một mặt toàn cầu hoá tạo ra cơ hội lớn để công ty phát triển hoạt động xuất khẩu. Mặt khác nó tạo ra rất nhiều thách thức tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của công ty.Trở ngại đầu tiên mà công ty gặp phải khi mở rộng vươn ra thị trường quốc tế là vấn đề cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài có cùng loại sản phẩm. các doanh nghiệp nước ngoài với công nghệ tiên tiến hiện đại, kinh nghiệm quản lý tốt, nguồn vốn dồi dào và với nguồn nguyên liệu khai thác quy mô và ổn định, trong khị so với các doanh nghiệp nước ngoài ta yếu về mọi mặt, do đó công ty gặp cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu của công ty. Trong đó, đặc biệt thị trường Nhật Bản của công ty diễn ra cạnh tranh rất khốc liệt, các doanh nghiệp Nhật Bản trong ngành chế biến thuỷ sản rất mạnh, trong khi đó họ có lợi thế trên sân nhà nên công ty rất khó khăn mới có thể thâm nhập và trụ vững được trên thị trường rộng lớn này. Ở các thị trường khác công ty gặp sự cạnh tranh gay gắt với chính các doanh nghiệp ở các nước xuất khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm vào cùng thị truờng với công ty. Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của nước ngoài có trình độ công nghệ cao, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiên đại, trình độ quản lý tiên tiến vì thế sản phẩm chế biến của họ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và dảm bảo về chất lượng sản phẩm nên trên các thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty bị cạnh tranh rất gay gắt và khốc liệt. Khi Việt Nam là thành viên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, thì công ty tham gia vào một sân chơi bình đẳng, các doanh nghiệp thuỷ sản nước ngoài cũng sẽ “ồ ạt” đầu tư vào Việt Nam do đó chúng ta nâng cao khả năng cạnh tranh trên mọi mặt để từ đó mới có thể cạnh tranh để xuất khẩu với chính sản phẩm của doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có vốn đầu tư nước ngoài. Không những thế để có thể xuất khẩu vào thị truờng các nước là thành viên WTO thì các sản phẩm của công ty đạt được những tiêu chuẩn nhất định gồm một hệ thống quản lý chất lượng. Vì thế công ty gặp rất nhiều khó khăn do nguồn nguyên vật liệu manh mún chất lượng không cao, công nghệ chế biến của công ty chưa thể ngang bằng với các doanh nghiệp nước ngoài .. do đó chất lượng sản phẩm sản xuất ra chất lượng không cao nên rất nhiều lô hàng của công ty xuất đi bị trả về làm tổn thất nghiêm trọng tới doanh thu xuất khẩu của công ty. Vấn đề thương hiệu là vấn đề rất nan giải đối với công ty. Khi tham gia vào thị trường quốc tế thương hiệu trở thành vấn đề sống còn của công ty. Vì thế doanh nghiệp xây dựng cho mình thương hiệu riêng biệt để từ đó thúc đẩy xuất khẩu. Quá trình toàn cầu hoá thị trường công ty mở rộng nên xuất khẩu gia tăng nhưng đi kèm với nó là nguồn nguyên vật liệu ngày càng cạn kiệt, các vùng nuôi trồng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Vì thế công ty muốn nguồn nguyên liệu ổn định để chế biến sản phẩm xuất khẩu thì công ty chú trọng đầu tư vào khâu nuôi trồng, để từ đó đảm bảo nguồn nguyên liệu có chất lượng cao phục vụ chế biến xuất khẩu. Một vấn đề khó khăn đặt ra đối sản phẩm xuất khẩu của công ty khi xâm nhập vào thị trường quốc tế là các hàng rào phi thuế quan như rào cản kĩ thuật, chỉ tiêu an toàn, hệ thống quản lý chất lượng.... đã tác động tiêu cực hạn chế xuất khẩu của doanh nghiệp. Như vậy qua phân tích chúng ta nhận rõ được tác động tích cực và tác động tiêu cực của toàn cầu hoá đến công ty, để từ đó công ty có thể tận dụng được các cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của mình và từng bước khắc phục các tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của công ty biến tác động đó tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của công ty. CHƯƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC CƠ HỘI VÀ PHÒNG TRÁNH CÁC RỦI RO DO TOÀN CẦU HOÁ MANG LẠI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 3.1. Giải pháp đối với công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1. Đứng trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hoạt động xuất khẩu công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1 có được nhiều cơ hội và không ít thách thức đặt ra. Vì thế doanh nghiệp phải xây dựng cho mình định hướng rõ ràng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích tác động toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Thuỷ Sản Số 1, Em xin đề xuất 5 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty. Giải pháp thứ 1: Nâng cao chất lượng nguồn nguyên vật liệu và ổn định nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất chế biến xuất khẩu của công t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37353.doc