Tài phán lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tranh chấp lao động và đình công là những hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt mối quan hệ pháp luật lao động. Khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của thị trường lao động, các tranh chấp lao động và đình công có chiều hướng gia tăng, phức tạp. Tính đến hết tháng 9 năm 2001 trong cả nước đã xảy ra trên 500 cuộc đình công và hàng nghìn vụ tranh c

doc204 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tài phán lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp lao động. Bên cạnh những ảnh hưởng có tính tích cực, tranh chấp lao động và đình công có thể gây ra những hậu quả xấu đối với mối quan hệ pháp luật lao động, thị trường lao động và đối với nền kinh tế - xã hội. Để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đó, người ta có thể tiến hành những biện pháp khác nhau, bao gồm các các biện pháp tự thân và các biện pháp khác thông qua một chủ thể thứ ba, trong đó có các cơ cấu TPLĐ. Trải qua hơn năm thập kỷ kể từ khi giành được độc lập đến nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về TPLĐ như: Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947, Quyết định số 10/HĐBT ngày 14/1/1985, Pháp lệnh hợp đồng lao động ngày 30/8/1990, Bộ luật lao động ngày 23/6/1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11/4/1996 v.v. Theo các quy định đó, các cơ quan TPLĐ đã tiến hành giải quyết hàng ngàn vụ tranh chấp lao động góp phần ổn định mối quan hệ pháp luật lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Nhưng nhìn chung việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công thông qua các hoạt động TPLĐ chưa được sử dụng một cách rộng rãi và chưa đạt được hiệu quả cao. Vai trò của các cơ quan TPLĐ còn mờ nhạt, chưa thực sự có ảnh hưởng sâu sắc đối với các bên trong quan hệ lao động và trong xã hội. Trước tình hình đó, Nhà nước đã tiến hành những biện pháp khác nhau như: tiến hành bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng cho các cán bộ trọng tài lao động theo các chương trình thuộc dự án 97-003 VIE; sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ, trong đó có các quy định về giải quyết tranh chấp lao động và đình công; ngành TAND và ngành tư pháp cũng đang triển khai các biện pháp nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả hoạt động, trong đó có việc nâng cao vai trò và hiệu quả của TAND trong việc giải quyết các tranh chấp lao động và đình công. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về TPLĐ là một trong những công việc có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường vai trò và hiệu quả của TPLĐ trong giai đoạn hiện nay và sau này. Đề tài: "Tài phán lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam" được thực hiện nhằm đáp ứng những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn đã và đang đặt ra. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về TPLĐ đã được tiến hành ở cả trong nước và trên thế giới, đặc biệt là trong hệ thống các quốc gia thuộc tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đã có những công trình, bài viết khoa học về TPLĐ hoặc liên quan đến TPLĐ đã được công bố như: Giáo trình Luật lao động Việt Nam do PGS Nguyễn Hữu Viện chủ biên, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1972; Giáo trình Luật lao động và an ninh xã hội của tác giả Nguyễn Quang Quýnh, Sài gòn, 1968; Giáo trình Luật lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, 1998; Giáo trình Luật lao động Việt Nam (chương trình trung cấp) của Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001; Giáo trình Luật Lao động Việt Nam của Khoa luật, Đại học Xã hội và Nhân văn quốc gia, 2000; các bài: Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa lao động và Nhìn lại một năm giải quyết tranh chấp lao động của tác giả Nguyễn Đắc Thắng, Tạp chí Lao động - Xã hội, số 7/1998 và số 2/2000; Vài nét về TPLĐ ở Cộng hòa Liên bang Đức của tác giả Chu Thị Thanh Hưởng, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội số 1/1994; Đào tạo một số chức danh tư pháp ở Cộng hòa Liên bang Đức của tác giả Đào Thị Hằng, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 2/1998; Cách tháo gỡ một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án của tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 1/1999. Trong lĩnh vực này, tác giả của luận án cũng có một số bài viết và công trình đã được công bố như: Mấy ý kiến về cơ cấu của hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm án lao động, Báo Pháp luật, số ra ngày 7/3/1995; Cần chú trọng tới tính thực tế của hợp đồng lao động khi xét xử các tranh chấp lao động; Khởi kiện vụ án lao động; Về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động tập thể đã được đăng trên Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội các số: 6/1998, 4/1999, 2/2001; Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997. Về tài liệu quốc tế, có cuốn Facing the challenge in the Pacific Region Contemporary Themse and Issues in Labour law, Uni of Melbourne, Australia, 1997 cũng đề cập đến TPLĐ của Việt Nam. Tuy nhiên, các bài viết và các công trình nói trên mới chỉ đề cập đến từng vấn đề, từng khía cạnh hoặc tập trung giải quyết một số vấn đề riêng lẻ có tính bức xúc mà chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống tổng quát về TPLĐ. Do đó TPLĐ vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở quy mô toàn diện và có ảnh hưởng rộng rãi về mặt lý luận cũng như thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm phân tích và luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về TPLĐ, một lĩnh vực tài phán thuộc hệ thống tài phán của Việt Nam. Việc nghiên cứu sẽ chỉ ra và khẳng định về các loại hình tài phán trong lĩnh vực lao động. Thông qua việc phân tích, đánh giá hệ thống các quy định của pháp luật về TPLĐ, thực trạng của TPLĐ, luận án có nhiệm vụ phân tích cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của TPLĐ; những ưu điểm và tồn tại của các quy định của pháp luật về TPLĐ cũng như ưu điểm và tồn tại của hoạt động TPLĐ từ khi được xác lập đến nay nhằm đưa ra những kiến nghị khoa học hoàn thiện pháp luật và tiến hành các biện pháp tăng cường TPLĐ ở Việt Nam, cụ thể, luận án tập trung vào các việc: - Nghiên cứu về các cơ sở chính trị, xã hội, pháp lý và cơ sở thực tiễn về kinh nghiệm tổ chức và vận hành các thể chế TPLĐ cũng như lược sử của TPLĐ Việt Nam; - Nghiên cứu các quy định về TPLĐ của pháp luật Việt Nam từ trước đến nay, đặc biệt là các quy định về TPLĐ trong BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Nghiên cứu pháp luật và thực tiễn về TPLĐ của một số quốc gia trên thế giới. - Từ sự nghiên cứu và phân tích đó, luận án đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của TPLĐ của Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là TPLĐ theo quy định của pháp luật nước ta. TPLĐ ở đây được nghiên cứu ở cả hai khía cạnh căn bản: lý luận pháp lý và thực tiễn. - Phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề khác nhau thuộc lĩnh vực TPLĐ bao gồm cả các vấn đề liên quan trong nước và quốc tế. Vì mục đích đã đặt ra, luận án nghiên cứu tổng thể những vấn đề về khái niệm, bản chất, vai trò, lịch sử, hệ thống các quy định của pháp luật và thực trạng của hoạt động TPLĐ ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ luật học, tác giả của luận án không có điều kiện để trình bày một cách chi tiết, tỉ mỉ mọi vấn đề liên quan mà chỉ tập trung trình bày một cách có hệ thống những vấn đề có tính nguyên tắc, luận giải khoa học về các quy định của pháp luật, đồng thời đánh giá những vấn đề cơ bản của thực tiễn hoạt động TPLĐ ở Việt Nam trong thời gian qua để làm tiền đề cho những kiến nghị khoa học nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của TPLĐ. Theo tác giả của luận án, những vấn đề chi tiết và phức tạp về TPLĐ liên quan đến những quan điểm lớn về đường lối, chính sách cần phải được tiếp tục bằng các công trình nghiên cứu tầm cỡ và quy mô hơn. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và quan điểm về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sống và làm việc theo pháp luật. Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin vào việc đánh giá, luận giải các vấn đề thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Luận án cũng sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp, điều tra xã hội v.v... để thực hiện những nội dung đã đặt ra. 6. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Với mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án đưa ra những vấn đề mới sau đây: - Lần đầu tiên luận án nghiên cứu một cách có hệ thống ở bậc sau đại học cả về mặt lý luận và thực tiễn vận hành của TPLĐ. - Luận án chỉ ra những tồn tại của hệ thống các quy định và thực tiễn hoạt động TPLĐ của Việt Nam trong thời gian qua. - Luận án đưa ra kiến nghị về một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, tăng cường khâu tổ chức và hoạt động của TPLĐ của nước ta. Với những vấn đề nêu trên, tác giả của luận án hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hệ thống và tổ chức vận hành có hiệu quả các loại hình TPLĐ nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của các bên trong mối quan hệ pháp luật lao động, đảm bảo lợi ích Nhà nước và xã hội, thực hiện tốt mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 3 chương, 9 mục. Chương 1 tổng quan về tài phán lao động 1.1. Khái niệm tài phán lao động 1.1.1. Thuật ngữ "tài phán" Tài phán là một từ Hán - Việt. Thông thường người ta có thể hình dung một cách khá đầy đủ về ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, đây lại là một từ ít được dùng trong thực tế, kể cả trong các tài liệu liên quan đến các chuyên ngành khoa học pháp lý. Trong một số tài liệu, từ "tài phán" được sử dụng với một mức độ hạn chế. Sau đây là một số ví dụ: - Từ điển tiếng Việt [46], tài phán được hiểu là sự phân định phải trái. - Trong cuốn "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" [44], Giáo sư Nguyễn Lân cho rằng, "tài" tức là "phân xử" còn "phán" tức là "xét định" vì thế đã định nghĩa "tài phán" là sự "xét hỏi và phân xử phải trái". - Trong cuốn "Từ điển tiếng Việt" của tác giả Phan Canh [16], tài phán được hiểu là "phân xử, xét xử". - Từ điển pháp luật Anh - Việt [122] có ghi ba từ và tập hợp từ có đề cập đến thuật ngữ " tài phán" như: "Judicial committee of Privy council" ("ủy ban tư vấn tài phán cho Nữ Hoàng"); "Judicial discretion"("quyền thẩm định tài phán"); "Jurisdiction"("thẩm quyền, phán quyền"). - Giáo trình luật Hành chính của Trường Đại học Luật Hà Nội, tại Chương XII có tiêu đề: "Tài phán hành chính và luật tố tụng hành chính" cho rằng tố tụng hành chính là hình thức tài phán hành chính, được sử dụng để giải quyết các vụ kiện hành chính tại TAND [121]. Điều này cũng thống nhất với nội dung khoa học của cuốn "Tài phán hành chính so sánh" của tác giả Đinh Văn Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia [45]. - Giáo trình Luật quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội (1997) có đề cập đến một "biện pháp tư pháp" là dùng Trọng tài để giải quyết các phân tranh quốc tế đồng thời cho rằng luật quốc tế đề cao và đòi hỏi tôn trọng nguyên tắc "quyền tài phán của quốc gia" trong các mối quan hệ quốc tế [119]. - Giáo trình Tư pháp quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội (1999) cũng đề cập đến "quyền tài phán" như là một quyền năng trong việc quyết định về các vụ tranh chấp [120]. - Báo Pháp luật của Bộ Tư pháp số 19 (1301) ngày 2/2/2001 có đăng bài "Pháp luật và chính sách thương mại Hoa kỳ" của tác giả Xuân Hoa cũng dành một phần nội dung đề cập đến "các thiết chế tài phán và nửa tài phán" trong việc đưa ra các quyết định trong lĩnh vực thương mại như: Tòa án thương mại Hoa kỳ, Tòa án thương mại quốc tế... [38]. - Thuật ngữ "tài phán" được nhắc đến trong Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa [22]. Sắc lệnh đã được ban hành nhằm quy định về "đặc quyền tài phán" của các Thẩm phán. Theo quy định tại Điều 75 của Sắc lệnh, "không ai có thể bắt bớ, giam cầm một Thẩm phán bất cứ vì lẽ gì, nếu không được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thỏa thuận trước". - Về vấn đề này, Thạc sĩ Nguyễn Văn Quang, Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng: "Tài phán là sự phán quyết của Nhà nước về tính hợp pháp đúng đắn trong cách hành xử của các chủ thể trong xã hội, cũng như các biện pháp xử lý thích hợp áp dụng đối với các chủ thể này nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng thực hiện" [57]. Mặc dù được các tài liệu khác nhau sử dụng trong những chuyên ngành khác nhau nhưng nhìn chung, có thể hiểu "tài phán" ở một số khía cạnh căn bản sau đây: Thứ nhất, về mặt bản chất, tài phán là sự xét xử, phân định phải trái. Cách hiểu này giúp ta hiểu được thực chất của các hoạt động tài phán diễn ra trong xã hội. Thứ hai, xét về mặt xã hội, tài phán là một hiện tượng xã hội trong đó, các chủ thể tài phán thực hiện quyền tài phán nhằm phân định về tính đúng đắn trong hành vi của các bên tranh chấp. Hiện tượng này là một hiện tượng phổ biến trong xã hội vì nó phát sinh trên cơ sở những nhu cầu của việc xác lập và duy trì các quan hệ xã hội. Thứ ba, xét về mặt hành vi, tài phán là hoạt động phán quyết theo thẩm quyền luật định của một chủ thể nhất định nhằm phân định về tính đúng đắn và hợp pháp của một vụ việc xảy ra trong xã hội theo yêu cầu của các bên. Hành vi tài phán tạo ra hậu quả pháp lý ràng buộc đối với các bên liên quan. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, chủ thể thứ ba thực hiện hành vi tài phán nói trên phải là một chủ thể có tính trung lập, độc lập với các bên trong vụ việc được đưa ra giải quyết. Thứ tư, xét về khía cạnh thể chế, tài phán được hiểu là tổng hợp các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phán quyết các vụ tranh chấp hoặc các vụ việc khác thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Thứ năm, tài phán còn được nhìn nhận dưới góc độ là một loại quan hệ pháp lý giữa một bên là các bên tranh chấp và một bên là các chủ thể thực hiện quyền tài phán nhằm phân định tính hợp pháp và đúng đắn trong hành vi của các bên tranh chấp. Việc phân định đó phải dựa trên các quy định của pháp luật về tài phán. Và chính vì tài phán được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật nên các phán quyết của các chủ thể tài phán luôn được Nhà nước bảo hộ. Trên cơ sở sự phân tích nói trên, có thể rút ra một định nghĩa về tài phán như sau: Tài phán là tổng hợp các quy định của pháp luật, theo đó, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành các hoạt động để phân định tính hợp pháp, đúng đắn trong hành vi của các bên tranh chấp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các bên tranh chấp, của Nhà nước và xã hội. 1.1.2. Tài phán lao động 1.1.2.1. Khái niệm tài phán lao động TPLĐ, như các loại tài phán khác, là một hình thức tài phán trong xã hội, thuộc về lĩnh vực lao động xã hội. TPLĐ được hiểu là toàn bộ các hoạt động của các chủ thể mang quyền lực pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp lao động, các cuộc đình công và các việc khác phát sinh trong quá trình lao động, mà theo đó, các chủ thể có thẩm quyền sẽ ra các phán quyết để phân định tính hợp pháp và đúng đắn trong hành vi của các chủ thể. Từ khi xuất hiện quan hệ lao động, nhất là từ khi nảy sinh các tranh chấp lao động, người ta đã thiết kế nên những biện pháp khác nhau để giải quyết chúng. TPLĐ, vì vậy, ra đời từ yêu cầu của việc giải quyết các vấn đề lao động, trong đó, bên cạnh việc sử dụng tài phán để giải quyết các tranh chấp lao động, người ta còn sử dụng tài phán như là một phương thức hữu hiệu để giải quyết các cuộc đình công và bế xưởng trong lĩnh vực công nghiệp [59]. Theo luật sư Michael Schoden thuộc Liên hiệp các Công đoàn Đức, "TPLĐ là một lĩnh vực của tài phán, gồm những tranh chấp nảy sinh từ luật lao động thông qua luật TPLĐ" [61]. Theo quan điểm này, TPLĐ được khẳng định là một hình thức tài phán, bên cạnh các hình thức tài phán khác trong xã hội. Nhiệm vụ của TPLĐ là giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong quá trình áp dụng pháp luật lao động vào thực tiễn thông qua các quy định của pháp luật về TPLĐ. Chính nhiệm vụ đó của TPLĐ đã giúp ta phần nào phân biệt được TPLĐ và tố tụng lao động. Quá trình tố tụng lao động là quá trình diễn ra các hoạt động của các chủ thể có tư cách pháp lý khác nhau tại TAND như: HĐXX, thư ký toà án, VKSND, các đương sự, nhân chứng, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người giám định, người phiên dịch thì TPLĐ là quá trình diễn ra các hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền tài phán như: HĐTT và TAND, những chủ thể mang thẩm quyền tài phán. Theo đánh giá của các học giả trên thế giới thì TPLĐ là một hình thức tài phán đặc biệt. Tính chất đặc biệt đó thể hiện ở một số khía cạnh sau đây: Thứ nhất: TPLĐ là hình thức tài phán gắn liền với một lĩnh vực đặc biệt trong xã hội - lĩnh vực lao động. Đây là lĩnh vực diễn ra việc sử dụng lao động sống của con người, trong đó hiện diện quyền điều khiển của người chủ trên nền tảng kỷ luật lao động, cái mà trong quá trình thuê dịch vụ dân sự không thể tồn tại. Thứ hai: TPLĐ không chỉ liên quan đến các bên của mối quan hệ lao động mà còn có sự tham gia của đại diện của các bên trong mối quan hệ lao động đó như: tổ chức đại diện của những người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn của những người lao động. Theo cấu trúc truyền thống được các nước trên thế giới sử dụng thì TPLĐ là một thực thể ba bên [137] gồm các đại diện: Nhà nước - giới lao động và giới sử dụng lao động. Việc tham gia của các đại diện này vào quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động trong các cơ cấu khác nhau, trong đó có các cơ cấu thuộc lĩnh vực TPLĐ một mặt đảm bảo tính chất bình đẳng pháp lý, mặt khác làm tăng thêm vai trò tự quyết định của các chủ thể và hơn nữa làm tăng thêm chất lượng của các phán quyết, càng khẳng định tính khác biệt giữa TPLĐ với các hình thức tài phán khác. Thứ ba: Đối tượng mà TPLĐ chủ yếu giải quyết là những vấn đề đặc biệt trong đời sống xã hội. Nó bao gồm các tranh chấp lao động, các cuộc đình công của người lao động và bế xưởng, một hành vi của chủ sử dụng lao động, như một số nước đang quy định và giải quyết hiện nay. Các tranh chấp lao động có nhiều loại khác nhau (như tranh chấp về việc làm, tiền lương, phụ cấp, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động); có cơ sở phát sinh khác nhau (có thể phát sinh từ hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, thỏa ước lao động tập thể, từ các thỏa thuận khác hay từ pháp luật); có quy mô khác nhau (tranh chấp cá nhân, tranh chấp tập thể) đều có chung một đặc điểm là phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động, quá trình thực hiện các nghĩa vụ lao động của người lao động. Như trên đã đề cập, điểm đặc biệt của TPLĐ còn biểu hiện ở chỗ đối tượng của nó không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các tranh chấp lao động mà còn bao gồm các các cuộc đình công và bế xưởng. Việc ra các phán quyết về sự ngừng việc có tổ chức của những người lao động hay việc bế xưởng của chủ sử dụng lao động không thể giống việc xử lý các cuộc biểu tình hay giải quyết các tranh chấp dân sự khác. Thứ tư: TPLĐ là một phương thức hoạt động có phán quyết. Điều này đã được phần nào hình dung khi tiếp cận với khái niệm "tài phán". Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những đặc điểm giúp ta phân biệt TPLĐ với các phương thức giải quyết khác như thương lượng, hòa giải. Bởi vì, trong quá trình thương lượng, các bên sẽ bàn bạc với nhau về những vấn đề xung đột và trên cơ sở những lợi ích chung và lợi ích xung đột các bên sẽ cùng nhau quyết định về vấn đề về quyền và lợi ích của mình. Còn trong quá trình hòa giải, người hòa giải là một người thứ ba trung lập sẽ giúp các bên cùng nhau xem xét về vấn đề xung đột, tìm giải pháp cho xung đột đó. Người hòa giải không có quyền quyết định về nội dung của vấn đề xung đột mà chỉ có quyền quyết định về tiến trình đó và nêu ra ý kiến tư vấn cho các bên quyết định mà thôi. Tuy nhiên, điều này sẽ hoàn toàn khác khi sử dụng các hình thức giải quyết thuộc TPLĐ. Trong trường hợp các bên không tự quyết định được thì các chủ thể đó sẽ nhận được một phán quyết đơn phương có tính áp đặt của một cá nhân hay một tổ chức có thẩm quyền về vụ việc đó. Một trong những đặc điểm của TPLĐ là sự mới mẻ và non trẻ của nó. Sở dĩ có điều này là do TPLĐ là một bộ phận của hệ thống pháp luật lao động, một ngành luật tuy là đặc biệt nhưng mới xuất hiện do có sự xuất hiện và phát triển của việc sử dụng lao động làm thuê từ thời kỳ tiền tư bản đến ngày nay. Chính vì vậy, có học giả cho rằng: "Luật lao động so với những luật khác là một lĩnh vực non trẻ, và chắc chắn rằng TPLĐ còn non trẻ hơn" [60]. Việt Nam là một ví dụ điển hình về vấn đề này: nếu lấy ngày thành lập nước (2/9/1945) làm mốc thì đến nay, sau hơn 55 năm nước ta mới có một hệ thống TPLĐ thực sự. Từ đặc điểm này có thể thấy cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa mới có thể tạo lập được một nền TPLĐ hoàn thiện và có hiệu quả. Trên cơ sở các phân tích nói trên, có thể hiểu: TPLĐ là tổng hợp các quy định của pháp luật lao động, theo đó, các thiết chế TPLĐ gồm toà án và trọng tài lao động tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm giải quyết các tranh chấp lao động và các cuộc đình công. Phân biệt TPLĐ với tố tụng lao động Theo cách hiểu như trên, TPLĐ chỉ bao gồm các hoạt động của các chủ thể tài phán mà không bao gồm tất cả các hoạt động của những người liên quan đến quá trình tài phán đó. Theo ý nghĩa trực tiếp được mọi người sử dụng thì tố tụng lao động là hoạt động của các cơ quan, cá nhân, trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm giải quyết tốt một vụ án lao động hoặc cuộc đình công tại TAND. Tố tụng lao động, vì vậy, bao gồm các hoạt động của các chủ thể tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng như: TAND, VKSND, các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng lao động, các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định khi tham gia quá trình tố tụng ấy như: quyền quyết định về vụ việc của TAND; quyền kiểm sát của VKSND; quyền bình đẳng trước pháp luật giữa các đương sự; nghĩa vụ chứng minh của đương sự; nghĩa vụ tham dự và khai báo trrung thực của người làm chứng… Khác với tố tụng lao động, TPLĐ có phạm vi rộng hơn. TPLĐ bao gồm không chỉ quá trình tố tụng lao động tại TAND mà còn bao gồm cả các quá trình trọng tài lao động. Tuy nhiên, về phương diện hành vi, TPLĐ chỉ bao gồm các hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền tài phán mà không bao gồm tất cả các hành vi của những người liên quan khác như VKSND, các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Các chủ thể này được tham gia vào quá trình tài phán với những tư cách khác nhau nhưng họ không có thẩm quyền tài phán. Như vậy, nếu nhìn một cách tổng quát hai lĩnh vực này chúng ta có thể rút ra được một số điểm dị biệt giữa tố tụng lao động và TPLĐ như sau: Về mặt phạm vi, tố tụng lao động là lĩnh vực hẹp hơn TPLĐ vì TPLĐ bao gồm nhiều quá trình, đó là quá trình trọng tài lao động và quá trình giải quyết tranh chấp lao động, quá trình giải quyết đình công và quá trình tiến hành các hoạt động công nhận, cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định của tòa án và trọng tài nước ngoài do TAND thực hiện. Còn tố tụng lao động được bó hẹp trong một quá trình giải quyết tranh chấp lao động và đình công tại TAND. Về mặt hành vi, tố tụng lao động rộng hơn TPLĐ. Nếu tố tụng lao động gồm tất cả các hoạt động của các chủ thể tài phán và các chủ thể liên quan thì TPLĐ chỉ bao gồm các hoạt động của các chủ thể mang quyền lực trong việc tổ chức, đánh giá và quyết định về tính hợp pháp, đúng đắn trong hành vi của các bên liên quan. Một trong nhưng ví dụ để minh họa cho vấn đề này là: quá trình tố tụng lao động bắt đầu từ việc khởi kiện, khởi tố vụ án lao động nhưng quá trình TPLĐ lại bắt đầu muộn hơn, tức là từ khi thụ lý vụ án lao động đó. Về hậu quả pháp lý, TPLĐ tạo nên những hậu quả pháp lý khác nhau tuỳ thuộc vào từng vụ việc và hậu quả đó có giá trị pháp lý bắt buộc đối với những người tham gia. Những hậu quả pháp lý của TPLĐ có thể tạo ra là: thụ lý hoặc không thụ lý; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết; quyết định cho một bên thắng hoặc thua kiện; công nhận hoặc không công nhận một bản án hoặc quyết định của toà án nước ngoài về lao động; xử phạt một chủ thể vi phạm nội quy phiên tòa lao động… Ngược lại, hậu quả pháp lý có thể xảy ra trong quá trình tố tụng là kiện hoặc không kiện; khởi tố hoặc rút quyết định khởi tố; thoả thuận hoặc không thoả thuận; hoà giải hoặc từ chối hoà giải; đồng ý hoặc không đồng ý với phán quyết của cơ quan tài phán… 1.1.2.2. Những cơ sở của TPLĐ + Cơ sở chính trị: Tài phán nói chung và TPLĐ nói riêng là một lĩnh vực đặc biệt, thuộc thượng tầng kiến trúc, có mối quan hệ chặt chẽ với các quan điểm, đường lối của giai cấp lãnh đạo. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhưng hoạt động dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền - Đảng Cộng sản Việt Nam - do đó tổ chức, hoạt động của Nhà nước, trong đó có tài phán, phải tuyệt đối tuân thủ đường lối của Đảng. Khác với TPLĐ ở hầu hết các nước trên thế giới ở chỗ nó ra đời là do kết quả đấu tranh của các Công đoàn [60], TPLĐ của Việt Nam có cơ sở chính trị là đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập, chế độ TPLĐ đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng lúc bấy giờ là xuất phát từ quan điểm bảo vệ giới cần lao và giai cấp công nhân trong nước, do đó việc giải quyết tranh chấp lao động phải được thực hiện thông qua các cơ cấu có quốc tịch Việt Nam [24], [26]. Trong giai đoạn đất nước tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức thuê mướn lao động nhưng không để biến thành quan hệ thống trị, dẫn tới sự phân hóa xã hội thành hai cực đối lập [32, tr. 26; 92]. Do đó, Đảng ta xác định cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động theo pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động. Từ quan điểm trên, Đảng ta xác định cần tiến hành cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp, củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền xét xử của TAND, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho TAND huyện [32, tr. 45; 99; 132]. Trải qua mấy chục năm, đường lối của Đảng về phát huy sức mạnh toàn dân, về sự bảo vệ người lao động, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững [32, tr. 15] trong cơ chế thị trường đều được thể hiện trong các quy định về TPLĐ trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là trong các quy định của BLLĐ và PL. + Cơ sở kinh tế- xã hội: Như đã trình bày, TPLĐ ra đời do đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội, do nhu cầu thiết thực của việc dàn xếp những bất đồng giữa các chủ thể trong quá trình lao động. Sự phát triển của nền kinh tế- xã hội quyết định các hoạt động xã hội khác, kể cả hoạt động của các nhà nước. TPLĐ là hoạt động do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, được đặt trong khuôn khổ pháp luật, chắc chắn chịu sự chi phối có tính quyết định của các quan hệ kinh tế - xã hội. Đó là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đã được thừa nhận. Về khía cạnh trực tiếp, TPLĐ xuất hiện do sự phát triển của thị trường lao động. Thị trường lao động là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán sức lao động của những người làm thuê cho các chủ sử dụng lao động. Trong quá trình sử dụng lao động, giữa các bên nảy sinh những bất đồng, những tranh chấp, từ đó xuất hiện nhu cầu giải quyết các tranh chấp đó. Một trong những phương thức để dàn xếp vụ tranh chấp là đưa vụ việc đó ra trước một bên thứ ba độc lập để quyết định. Dần dần, hệ thống TPLĐ được hình thành dưới sự tổ chức của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Cũng từ những bước sơ khai ban đầu, trải qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp lao động, hệ thống TPLĐ dần dần phát triển và hoàn thiện. Điều này có thể nhận thấy một cách rõ nét trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thống TPLĐ ở Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945) đến nay. Về mặt xã hội, TPLĐ ra đời đã phản ánh một trong những nhu cầu thiết yếu của xã hội nói chung và nguyện vọng của các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là từ phía người lao động, nói riêng. Về khía cạnh đạo đức xã hội, TPLĐ là một trong những biểu tượng về sự công bằng, một trong những tiêu chuẩn đạo đức xã hội trong lĩnh vực lao động. Trên cơ sở của những nguyện vọng và tiêu chuẩn đạo đức xã hội ấy, TPLĐ như đã được xác lập và phát triển để trở thành một lĩnh vực tài phán riêng cho lĩnh vực lao động xã hội, lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của con người. + Cơ sở pháp lý: Pháp luật chính là nền tảng pháp lý quan trọng cho các hoạt động giải quyết tranh chấp lao động nói chung và cho hoạt động TPLĐ nói riêng. Pháp luật không chỉ mang lại cho TPLĐ cơ sở để phán quyết mà còn là cơ sở để kiểm soát sự phán quyết đó. Xét trên bình diện chung nhất, cơ sở pháp lý của TPLĐ được quy định, đồng thời bị chi phối bởi Hiến pháp của quốc gia. Bên cạnh đó, các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng có vai trò hết sức quan trọng, thậm chí có ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung của TPLĐ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, cơ sở của TPLĐ không chỉ gồm cơ sở để chuyển hoá (như: Hiến pháp, các công ước Việt Nam đã tham gia…) mà còn gồm cả cơ sở tham khảo (như: công ước quốc tế chưa phát huy hiệu lực tai Việt Nam, pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới). Sau đây là một số nguồn luật quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình xác lập và vận hành TPLĐ ở nước ta: Hiến pháp là đạo luật cơ bản quy định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia. Các bản Hiến pháp của Việt Nam (gồm: Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992) đều đặt vấn đề thiết lập và vận hành cơ chế tài phán nói chung nhưng chủ yếu đề cập tới các hình thức tố tụng hình sự, tố tụng dân sự. Tại Điều 63 và 67 Chương VI của Hiến pháp Việt Nam dân chủ cộng hòa được thông qua 9/11/1946 có quy định về cơ quan tư pháp và quy định: "Các phiên tòa án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt". Bản Hiến pháp thứ hai của nước ta được Quốc hội thông qua 31/12/1959 dành Chương VIII (từ Điều 97 đến 104) quy định về TAND với tư cách là cơ quan xét._. xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản Hiến pháp thứ ba được Quốc hội thông qua 18/12/1980 dành 10 điều (từ Điều 128 đến Điều 137 - Chương X) quy định về TAND với tư cách là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp 1992 (được Quốc hội thông qua 15/4/1992) dành 10 điều của Chương X (từ Điều 127 đến 136) quy định về TAND, trong đó Điều 127 quy định: "Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Trải qua bốn bản Hiến pháp, Nhà nước ta đã xác định tòa án là cơ quan tài phán chủ yếu trong xã hội. Điểm khác biệt của Hiến pháp 1992 so với các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980 là bên cạnh việc quy định các loại tòa án hiện có, Hiến pháp còn quy định "các tòa án khác" do luật định cũng là cơ quan xét xử của Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta chưa có một "tòa án khác" nào được thành lập. Việc thành lập các Tòa kinh tế, lao động, hành chính vẫn được đặt trong hệ thống tòa án thường mà không được xác định là các tòa án đặc biệt (nguyên văn: Court of special jurisdiction) như là các nước khác trên thế giới đang sử dụng [138]. Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành: Là BLLĐ đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, BLLĐ có một vị trí quan trọng trong hệ thống các nguồn luật của Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là điều chỉnh các quan hệ lao động, BLLĐ còn quy định về việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động, bao gồm cả tranh chấp lao động và các cuộc đình công. Các quy định từ Điều 162 đến Điều 179 BLLĐ về giải quyết tranh chấp lao động, PL là những quy định quan trọng về khía cạnh lập pháp là những cơ sở pháp lý quan trọng của TPLĐ. Luật tổ chức TAND: Mặc dù không phải là văn bản quy định về nội dung hay cách giải quyết các tranh chấp lao động, các cuộc đình công nhưng luật tổ chức TAND là văn bản pháp lý quan trọng xác lập nên một trong những cơ cấu TPLĐ, đó là Tòa lao động trong hệ thống TAND. Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức TAND được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ VIII thông qua ngày 28/10/1995 quy định: "Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật". Điều 17 của luật này quy định cơ cấu tổ chức của TAND tối cao gồm: "Tòa án quân sự trung ương, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao". Ngoài ra, các Điều 23, 24, 27, 30 cũng quy định về cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa lao động và hệ thống TAND trong việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Bộ luật dân sự: Mặc dù không phải là văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động - xã hội nhưng Bộ luật dân sự là cơ sở pháp lý cho các hành vi có tính chất dân sự như lao động, hoạt động dịch vụ và xác định những vấn đề pháp lý liên quan. Một trong những vấn đề quan trọng được vận dụng vào lĩnh vực TPLĐ là các quy định về khởi kiện. Xác định thời điểm, thời gian có hiệu lực, việc khôi phục thời hiệu khởi kiện một vụ án dân sự có thể được áp dụng để tính thời hiệu và xác định hiệu lực của quyền khởi kiện. Các công ước liên quan của tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Trong hệ thống các công ước của ILO có một số Công ước đề cập tới vấn đề giải quyết tranh chấp lao động như: Công ước số 84 về quyền liên kết và giải quyết tranh chấp lao động ở những lãnh thổ phi chính quốc, được hội nghị toàn thể của tổ chức Lao động quốc tế thông qua ngày 11 tháng 7 năm 1947, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1953. Tại Điều 7.1 của công ước quy định: "Các tổ chức phải được thiết lập càng nhanh càng tốt để giải quyết tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động" [6]. Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau được ILO thông qua 6/6/1951, có hiệu lực 23/5/1953 (Việt Nam đã phê chuẩn bằng Quyết định 796-QĐ/CTN ngày 26/8/1997 của Chủ tịch nước) có quy định trong Điều 2 là: 1. Mỗi nước thành viên, bằng những biện pháp thích hợp với các phương pháp hiện hành trong việc ấn định mức trả công, phải khuyến khích, và trong chừng mực phù hợp với các phương pháp ấy, bản đảm việc áp dụng cho mọi người lao động nguyên tắc trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ đối với một công việc có giá trị ngang nhau. 2. Nguyên tắc này có thể được áp dụng: a) bằng pháp luật hay bằng pháp quy; b) hoặc bằng mọi cơ chế ấn định việc trả công đã được thiết lập, hay công nhận theo pháp luật [7]. Như vậy, ILO cho phép các quốc gia được áp dụng mọi biện pháp, kể cả biện pháp tài phán để xác định tiền lương một cách bình đẳng giữa nam và nữ trong các công việc có giá trị ngang nhau. Công ước số 151 về bảo vệ quyền tổ chức và những thủ tục xác định điều kiện làm việc trong ngành công vụ được ILO thông qua 7/6/1978, có hiệu lực 28/2/1981, tại Phần V quy định: Việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong việc xác định những điều kiện phục vụ tùy theo điều kiện quốc gia, phải được tiến hành bằng thương lượng giữa các bên, hoặc bằng một cơ chế độc lập và vô tư, ví dụ trung gian, hòa giải hoặc trọng tài, được thành lập sao cho các bên có thể tin cậy được [8]. Công ước số 154 về xúc tiến thương lượng tập thể được ILO thông qua ngày 3/6/1981, có hiệu lực 11/8/1983, tại Điều 5.e quy định: "Các cơ quan và các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động phải được dự kiến sao cho có thể giúp xúc tiến thương lượng tập thể" [9]. Công ước 158 về chấm dứt việc sử dụng lao động do người sử dụng lao động chủ động được ILO thông qua ngày 2/6/1982, tại Điều 8.1 quy định: "Người lao động nào cho rằng mình đã bị chấm dứt việc làm vô căn cứ, có quyền kháng cáo việc xử lý đó trước một cơ quan vô tư, ví dụ một tòa án, một tòa án lao động, một hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên" [10]. Như vậy, trong các công ước của ILO (gồm cả các công ước Việt Nam, với tư cách thành viên, đã tham gia và chưa tham gia) đã có những dự liệu về vấn đề TPLĐ nhằm giải quyết các tranh chấp nảy sinh xung quanh quá trình lao động. Đó là những cơ sở pháp lý mà chúng ta cần tham khảo, áp dụng vào việc thiết lập cơ chế TPLĐ ở Việt Nam, khi chúng ta bước sang nền kinh tế thị trường và xác lập thị trường lao động. + Kinh nghiệm về TPLĐ của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới: Kinh nghiệm về TPLĐ của Việt Nam: TPLĐ ở Việt Nam, mặc dù không được vận hành sớm và trong thực tiễn còn có nhiều điều cần bàn, song xét về phương diện lịch sử, đã được thiết lập và hoạt động. Từ chỗ mới chỉ tồn tại trong các quy định của Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947, việc giải quyết các tranh chấp lao động đã được ghép vào thành một bộ phận của tố tụng dân sự. Trải qua 10 năm (từ 1985 đến 1994) tức là từ khi Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 10/HĐBT chuyển một số tranh chấp lao động sang TAND giải quyết đến trước khi thông qua BLLĐ, ở Việt Nam, việc tiến hành tố tụng giải quyết các tranh chấp lao động tại TAND đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Với hàng ngàn vụ tranh chấp lao động được giải quyết tại TAND, ngành tòa án thực sự có những kinh nghiệm không nhỏ trong lĩnh vực này. Việc tổng kết kinh nghiệm hàng năm đã được đề cập trong các báo cáo tổng kết ngành TAND, trong đó có đánh giá cả những mặt ưu điểm và những tồn tại cần uốn nắn, sửa chữa. Đó không chỉ là những kinh nghiệm quý báu cho ngành tòa án về công tác xét xử mà còn là những kinh nghiệm để xây dựng các quy định về tố tụng lao động tại TAND, một hình thức tố tụng độc lập với tố tụng dân sự, một hình thức tố tụng mà trước đây tố tụng lao động chỉ là một bộ phận không chính thức. Ngoài những kinh nghiệm xét xử các tranh chấp lao động tại TAND, hoạt động TPLĐ còn được thực hiện thông qua các cơ cấu trọng tài lao động do ngành LĐTBXH quản lý. Việc tồn tại của một hệ thống trọng tài lao động thời kỳ 1990 đến 1994 đã cho ta những kinh nghiệm quý báu để thành lập cơ chế Trọng tài lao động trong quá trình xây dựng BLLĐ. Kinh nghiệm lập pháp và giải quyết tranh chấp lao động và các cuộc đình công của chế độ Việt Nam Cộng hòa: Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, với BLLĐ được vua Bảo Đại ban hành bởi Dụ số 15 ngày 8/7/1952, TPLĐ đã thực sự trở thành một lĩnh vực quan trọng trong đời sống lao động. Pháp luật về TPLĐ thời kỳ này ở miền Nam đã góp phần bảo vệ được người lao động trong các vụ tranh chấp và đình công. Những quy định và việc thực hiện các quy định về TPLĐ thực sự là những kinh nghiệm để chúng ta tham khảo khi ban hành chính sách, pháp luật và thực thi các quy định về TPLĐ. Kinh nghiệm về TPLĐ của một số quốc gia trên thế giới và một số nước trong khối ASEAN: Từ lâu, các nước trên thế giới đã rất quan tâm tới lĩnh vực TPLĐ. Việc xác lập và vận hành các cơ chế TPLĐ là một trong những nhiệm vụ của quốc gia khi xây dựng và đưa vào thực hiện luật lao động. Thông thường, bên cạnh các thiết chế trọng tài, các nước còn thiết lập các tòa án lao động để xét xử các tranh chấp lao động xảy ra giữa các bên trong mối quan hệ công nghiệp. Việc một trọng tài viên, một HĐTT hay một tòa án lao động ra các phán quyết, các bản án, quyết định đã trở thành một sinh hoạt bình thường trong đời sống lao động và đời sống xã hội. Các nước có nền tài phán phát triển ở trình độ cao có thể kể như: Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Achentiana, úc, Nhật Bản, Philippin, Thái Lan... [139]. Trong các quốc gia nói trên, TPLĐ được thực hiện chủ yếu thông qua hai hình thức: trọng tài và tòa án. Trong khu vực, những nước có nền TPLĐ phát triển phải kể đến là Philippin, Thái Lan, Malaixia, Indonesia, Singapore. Sau đây là một vài nét về hai nền TPLĐ của hai nước trong khu vực là Philippin và Thái Lan. * Hệ thống TPLĐ của Cộng hòa Philippin: Cộng hòa Philippin là một quốc gia có hệ thống TPLĐ thuộc loại mạnh nhất khu vực và hoạt động rất có hiệu quả. Theo quy định tại Bộ luật lao động Cộng hòa Philippin 1974, hệ thống TPLĐ gồm hai loại hình bắt buộc và tự nguyện. Loại hình tự nguyện bao gồm các cơ cấu trọng tài tự nguyện do các bên lựa chọn. Loại hình bắt buộc có ủy ban quốc gia về quan hệ lao động (NLRC, hay còn gọi là tòa án lao động - LC). Tòa án lao động Philippin có 14 chi nhánh được đặt ở 14 vùng mà không đặt theo tỉnh, trong đó bao gồm cả chi nhánh vùng thủ đô (Manila Metropolis). Tòa án lao động của Cộng hòa Philippin thực chất là cơ quan tòa án trọng tài bắt buộc được tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương có chức năng giải quyết các tranh chấp lao động (mà chủ yếu là các khiếu nại về tiền - money claims) và ra quyết định về các cuộc đình công. Chính vì có cơ chế giải quyết đơn giản và dễ vận dụng nêu trên nên việc thụ lý giải quyết các tranh chấp lao động ở Philippin thường đạt được hiệu quả cao (xem phụ lục 11). Quá trình tố tụng được tiến hành từ khi thụ lý đến khi thi hành án được khép kín theo quy tắc tố tụng thống nhất. Giúp việc cho các thẩm phán, các phân ban và toàn thể ủy ban là các nhân viên thuộc các bộ phận pháp lý về thụ lý, tư vấn pháp luật, phòng máy tính, phòng thi hành án. Quá trình giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án lao động của Philippin [145] có thể được tóm lược như sau: Nguyên đơn hoặc người có yêu cầu phải đến đúng địa chỉ để yêu cầu giải quyết. Theo quy định của luật Philippin, địa chỉ hợp lệ là chi nhánh vùng thuộc nơi làm việc của người lao động. Sau khi nhận được hồ sơ từ bộ phận thụ lý, thẩm phán lao động sẽ tổ chức quá trình trung gian - hòa giải. Các bên gồm nguyên đơn hoặc người có yêu cầu và bị đơn hoặc luật sư hoặc người đại diện của họ, theo giấy triệu tập của thẩm phán lao động, sẽ có mặt tại phiên hòa giải bắt buộc. Phiên hòa giải bắt buộc này được tổ chức hai lần nhằm xác định các vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp, thậm chí xác định xem có tranh chấp thật sự hay không hoặc có hay không có các bên liên quan cũng như những vấn đề sơ bộ và nếu được có thể thiết lập các thỏa thuận trước khi mở phiên xử. Nếu trong quá trình trung gian - hòa giải các bên không thỏa thuận được với nhau về giải pháp của vụ tranh chấp thì thẩm phán lao động sẽ đưa vụ việc ra xét xử chính thức và ra quyết định về vụ tranh chấp đó. Quyết định của thẩm phán lao động phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, súc tích đồng thời phải chỉ ra một cách đầy đủ các vấn đề quan trọng về vụ tranh chấp đó như: những yếu tố thực tế, vấn đề thực tế của vụ tranh chấp; những vấn đề liên quan (ngoài những vấn đề cơ bản đã nêu ở trên); những quy tắc và luật áp dụng; kết luận và lý do của sự kết luận đó; những khoản đền bù cụ thể (hoặc bồi thường) của một bên cho bên kia hay của các bên đối với nhau. Trong trường hợp bình thường, nếu không có kháng cáo thì quyết định của thẩm phán lao động sẽ có hiệu lực ngay sau 10 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết từ thẩm phán lao động hoặc thủ trưởng hành chính hoặc trong 5 ngày từ ngày nhận được quyết định của người phụ trách vùng hoặc viên chức có thẩm quyền của người phụ trách vùng đó. Nếu trong thời hạn đó mà nguyên đơn, bị đơn hoặc người có yêu cầu không đồng ý thì có quyền đưa đơn kháng cáo lên ủy ban quan hệ lao động quốc gia qua năm phân ban của ủy ban. Các quyết định, lệnh hay giải pháp mà ủy ban quan hệ lao động quốc gia đưa ra sẽ có hiệu lực (kể cả các giải pháp hay quyết định xử phạt các bên về những hành vi trái pháp luật). Tuy nhiên, các bên có quyền đưa vụ việc lên tòa án phúc thẩm của Philippin. Nếu sau khi có quyết định của tòa án phúc thẩm Philippin mà các bên vẫn không đồng ý hay không thỏa mãn thì họ có quyền đưa vụ việc lên tòa án tối cao Philippin. Quyết định của tòa án tối cao là quyết định cuối cùng. Bên cạnh tòa án lao động còn có Hội đồng trung gian - hòa giải quốc gia (NCMB) thuộc Bộ Lao động và Việc làm có chức năng giải quyết các tranh chấp tập thể bằng phương thức trung gian, hòa giải hoặc trọng tài theo sự lựa chọn của các bên. Thông thường, khi có tranh chấp tập thể có nguy cơ dẫn đến đình công, các bên cùng nhau đề nghị NCMB đứng ra làm trọng tài giải quyết vụ phân tranh đó hoặc nếu Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm, Tổng thống Philippin cho rằng cần dùng biện pháp trọng tài để giải quyết tranh chấp nhằm tránh một cuộc đình công có ảnh hưởng xấu đến sự an bình của quốc gia thì Bộ trưởng hoặc Tổng thống chỉ định NLRC giải quyết tranh chấp đó (xem phụ lục 12, 13, 14) [134]. Nhìn chung việc giải quyết tranh chấp lao động ở Philippin là có hệ thống và đã đạt được sự ổn định cao. Hệ thống tòa án lao động giải quyết tranh chấp lao động không có sự tham gia của cơ quan công tố... và về bản chất là cơ quan toà án trọng tài lao động bắt buộc mà không giống như hệ thống tòa án lao động của Việt Nam. Hơn nữa, tòa án lao động là hệ thống tòa án đặc biệt và thuộc quyền quản lý của Bộ Lao động và Việc làm. Tuy nhiên Tòa án lao động xét cho cùng vẫn là một trong những cơ quan tài phán, do đó vẫn phải tuân thủ quyền hậu kiểm tối cao của tòa án tối cao Philippin. Một trong những điểm đáng lưu ý là trong quá trình giải quyết ở bước thứ nhất (tạm gọi là bước sơ thẩm), vai trò của thẩm phán là có tính quyết định. Thẩm phán không chỉ giản đơn là người thừa hành quyền lực nhà nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo thuận lợi cho các bên tranh chấp tự định đoạt. Vai trò của thẩm phán được kết hợp trong ba dạng: Nhà trung gian, nhà hòa giải và trọng tài viên. Chính vì thế các tranh chấp lao động được giải quyết rất thân mật mà ít khi tạo nên sự căng thẳng giữa các bên hoặc có thể nói các kỹ năng và kỹ thuật của các quan tòa là có tính tổng hợp và hoàn hảo. * Về TPLĐ của Vương quốc Thái Lan: TPLĐ của Vương quốc Thái Lan cũng bao gồm hai hệ thống là tòa án lao động và trọng tài lao động. Tòa án lao động ở vương quốc Thái Lan là loại tòa án đặc biệt và không nằm trong hệ thống tòa án thường, độc lập với tòa án tối cao. Cơ quan chủ quản của tòa án lao động Thái Lan là Bộ Tư pháp Vương quốc Thái Lan. Về mặt cơ cấu, theo luật tổ chức và hoạt động của tòa án lao động thì tòa án lao động Thái Lan được tổ chức theo ba cấp: tòa án lao động trung ương, tòa án lao động vùng và tòa án lao động tỉnh. Tòa án lao động trung ương đặt tại thủ đô Băngkok, có thẩm quyền bao trùm trong cả nước và đồng thời có thẩm quyền trong toàn bộ thủ phủ Bangkok và một số địa bàn lân cận như: Samut Prakarn, Samut Sakhon, Nakhon Pathom, Nonthaburi và Pathum Thani [144]. Việc thành lập tòa án lao động vùng và tòa án lao động tỉnh theo Điều 6 của đạo luật nói trên sẽ được quy định trong một đạo luật riêng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tức là sau gần 21 năm thông qua đạo luật về tổ chức và hoạt động của tòa án lao động, Vương quốc Thái Lan cũng chưa thông qua luật tổ chức tòa án lao động cấp tỉnh và cấp vùng. Khắc phục tình trạng này và đồng thời để đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án lao động theo thẩm quyền, Thái Lan đã thành lập các chi nhánh của tòa án lao động trung ương. Hiện nay, tòa án lao động trung ương có 11 chi nhánh đặt tại một số tỉnh là địa bàn trọng yếu về sản xuất công nghiệp, dịch vụ, có sử dụng nhiều nhân công và thường xảy ra tranh chấp lao động. Giống với tòa án lao động của Philippin, tòa án lao động Thái Lan cũng thành lập bộ phận pháp chế để giúp đỡ người khởi kiện hoàn thiện hồ sơ tại tòa án. Theo Chương III của đạo luật về tổ chức và hoạt động của tòa án lao động và bản quy tắc tố tụng của tòa án lao động thì hoạt động tố tụng của tòa án lao động bao gồm các nội dung có bản sau đây: Các bên tranh chấp khởi kiện ra tòa án lao động. Việc khởi kiện có thể thông qua hình thức văn bản hoặc trình bày miệng. Trong trường hợp trình bày miệng thì tòa án có trách nhiệm lập văn bản về việc trình bày đó. Nếu khởi kiện bằng văn bản, người khởi kiện sẽ phải bắt buộc sử dụng mẫu "Lao động" (RoNgo) do tòa án cung cấp. Việc khởi kiện được thực hiện tại trụ sở tòa án lao động có thẩm quyền, tức là tòa án lao động nơi sự việc xảy ra. Theo quy định tại Điều 32 luật tổ chức và hoạt động của tòa án lao động, đó là nơi làm việc của người lao động. Tuy nhiên, cũng theo điều luật này, nguyên đơn có thể khởi kiện tại tòa án lao động nơi mình cư trú hoặc nơi cư trú của bị đơn nếu họ chứng minh được với tòa án rằng điều đó thực sự là thuận lợi đối với họ. Theo quy định, những người khởi kiện khi đến tòa án sẽ được cung cấp các thông tin và các chỉ dẫn cần thiết từ bộ phận thông tin và sẽ nhận được sự giúp đỡ tại bộ phận pháp chế. Nếu vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án lao động, Chánh án tòa án lao động sẽ phân công thẩm phán và bồi thẩm viên lao động trực tiếp giải quyết vụ việc. Thẩm phán phụ trách sẽ định ngày để xét xử và không được trì hoãn đồng thời thông báo cho nguyên đơn, bị đơn đến hầu tòa thông qua trát đòi. Theo quy tắc 5 của bản quy tắc tố tụng của tòa án lao động, việc cử nhiệm thẩm phán và bồi thẩm viên lao động của Chánh án tòa án lao động trung ương phải được thực hiện trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấp nhận giải quyết vụ việc. Trước khi xét xử, tòa án lao động có trách nhiệm hòa giải để các bên có thể thỏa thuận với nhau về vụ việc. Trường hợp được các bên yêu cầu hoặc nếu thấy cần thiết, tòa án sẽ tổ chức "hòa giải bí mật" với sự có mặt của các bên mà không có sự tham gia của công chúng. Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận thì tòa án sẽ đưa vụ việc ra xét xử. Để đảm bảo cho việc xét xử được nhanh chóng, tòa án sẽ yêu cầu nguyên đơn trình bày và bị đơn trả lời bằng văn bản. Các bên cũng được yêu cầu cung cấp chứng cứ để chứng minh cho quan điểm của mình. Trường hợp nguyên đơn, sau khi đã biết lệnh và ngày xét xử của tòa án mà vẫn vắng mặt mà không thông báo lý do thì tòa án sẽ coi đó là cử chỉ từ chối tố tụng và tòa án sẽ xóa tên vụ việc đó trong danh sách. Tuy nhiên, nếu bị đơn vắng mặt, tòa án vẫn đưa vụ việc ra giải quyết. Theo quy định của luật, trong quá trình tố tụng, tòa án luôn có quyền và trách nhiệm giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận. Để đảm bảo cho việc xét xử, tòa án có quyền yêu cầu các bên cung cấp nhân chứng, vật chứng. Tòa án cũng có quyền tự mình thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng ngoài những nhân chứng, vật chứng do các bên đưa ra và xác minh các loại chứng cứ đó. Luật sư cũng có quyền xác minh về nhân chứng nhưng chỉ được tiến hành sau khi có sự đồng ý của tòa án. Tòa án có quyền triệu tập chuyên gia hoặc những người có kiến thức về những vấn đề liên quan đến tòa án để trình bày ý kiến, quan điểm về vụ việc. Những người này cũng được đảm bảo về các khoản phụ cấp như các nhân chứng trong thời gian được trưng dụng. Tòa án phải tiến hành tố tụng một cách nhanh chóng, không được trì hoãn. Trong trường hợp cần thiết, thời gian kéo dài không được quá 7 ngày. Sau khi đã thẩm vấn nhân chứng, xác minh chứng cứ tại tòa theo đúng quy định về trình tự tố tụng, trong vòng 3 ngày kể từ ngày chấm dứt việc xét xử tòa án phải thông báo cho các bên kết quả bằng bản án hoặc lệnh có chữ ký đầy đủ của thẩm phán và các bồi thẩm viên lao động. Trong ngày tuyên án, các bồi thẩm viên lao động có thể vắng mặt. Trước khi tuyên án, tòa án có thể tiếp tục tiến hành thủ tục tố tụng nếu tòa án cho rằng điều đó là phù hợp với công lý. Sau khi xét xử, tòa án lao động có trách nhiệm gửi ngay một bản sao bản án hoặc quyết định tới cơ quan lao động. Trong trường hợp không đồng ý với bản án hoặc quyết định của tòa án lao động các bên có quyền kháng cáo lên tòa án tối cao Vương quốc Thái Lan đồng thời gửi bản yêu cầu đó cho toà án lao động đã ra bản án hoặc quyết định đó. Tòa án lao động khi nhận được yêu cầu có trách nhiệm thông báo cho bên kia về việc kháng cáo. Bên nhận được bản sao về việc kháng cáo sẽ trả lời tòa án trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được bản sao đó. Nếu hết thời hạn trên mà không trả lời thì tòa án lao động sẽ gửi hồ sơ lên tòa án tối cao. Việc kháng cáo không ảnh hưởng tới việc thi hành bản án hoặc quyết định đã tuyên của tòa án lao động. Nhưng bên kháng cáo có thể đề nghị tòa án đã ra bản án hoặc quyết định xác lập trước những cơ sở hợp lệ để đề nghị tòa án tối cao ra lệnh hoãn thi hành bản án hoặc quyết định đã tuyên. Sau khi xem xét vụ việc và thực hiện tất cả các công việc cần thiết, tòa án tối cao sẽ ra quyết định về vụ việc và quyết định đó là cuối cùng. Theo số liệu thống kê của tòa án lao động trung ương Vương quốc Thái Lan thì số lượng các vụ án lao động mà tòa án lao động thụ lý hàng năm phụ thuộc vào diễn biến của hoạt động kinh tế- xã hội từng năm. Nhưng nhìn chung, số lượng vụ việc lao động do tòa án lao động thụ lý trong vòng 20 năm kể từ khi thành lập đến nay là tương đối nhiều: 182.667 vụ, trung bình mỗi năm 9.133 vụ (xem phụ lục 15). Ngoài ra, các vụ tranh chấp lao động và đình công có thể được giải quyết tại các cơ cấu trọng tài tự nguyện hoặc qua nỗ lực của các hòa giải viên thuộc Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội. Qua việc tìm hiểu nói trên, có thể tóm tắt kinh nghiệm của Philippin và Thái Lan về TPLĐ như sau: Thứ nhất, dù được tổ chức dưới hình thức tòa án trọng tài bắt buộc, trọng tài tự nguyện hay tòa án tư pháp; dù được đặt dưới quyền quản lý của ngành lao động hay ngành tư pháp thì các cơ quan TPLĐ đều thuộc hệ thống tài phán đặc biệt và độc lập với hệ thống tòa án thường. Thứ hai, các cơ quan TPLĐ đều được đặt dưới quyền hậu kiểm pháp lý của toà án tối cao. Các bản án, quyết định bị khiếu kiện sẽ có thể được đưa lên toà án tối cao xem xét về khía cạnh áp dụng pháp luật mà không xem xét về tình tiết thực tế. Thứ ba, quá trình TPLĐ diễn ra đều có sự tham gia của đại diện giới lao động và đại diện giới sử dụng lao động. Trong quá trình này không có sự tham gia của cơ quan công tố hoặc cơ quan kiểm sát. Thứ tư, việc tổ chức hoàn thiện hồ sơ phục vụ cho quá trình giải quyết thuộc trách nhiệm của bộ phận pháp chế với hệ thống mẫu biểu thống nhất và tương đối khoa học nhằm đảm bảo cho quá trình giải quyết được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thứ năm, việc tổ chức các cơ quan TPLĐ của Nhà nước được thiết kế theo khu vực (vùng) mà không tổ chức theo cấp hành chính (huyện, tỉnh). Những kết quả trong hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về TPLĐ của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực nêu trên thực sự là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật về TPLĐ. 1.1.2.3. Phân loại TPLĐ + Phân loại theo vụ việc, có thể chia thành: TPLĐ giải quyết các tranh chấp lao động, đình công và công nhận, cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định của tòa án nước ngoài. Hoạt động giải quyết các tranh chấp lao động là loại hoạt động tài phán chủ yếu trong lĩnh vực TPLĐ. Trong nền kinh tế thị trường, xung đột chủ- thợ là loại xung đột có tính chất thường xuyên, phổ biến. Các xung đột này dẫn đến những tranh chấp giữa các bên, có thể là tranh chấp lao động cá nhân hoặc tranh chấp lao động tập thể giữa các chủ thể của mối quan hệ lao động. Việc giải quyết các tranh chấp lao động phải được quan tâm thường xuyên vì nó có thể phát sinh từ những xung đột về quyền hoặc có thể phát sinh từ những xung đột về lợi ích. Hơn nữa, tranh chấp lao động thường có mối quan hệ với những lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, đặc biệt là đình công, do đó tố tụng giải quyết các tranh chấp lao động được coi như là một trong những giải pháp quan trọng hạn chế mức độ xung đột đồng thời hạn chế các biện pháp tiêu cực khác trong lao động và trong đời sống xã hội. Giải quyết các cuộc đình công là một hình thức đặc biệt của TPLĐ. Nếu hoạt động giải quyết các tranh chấp lao động nhằm giải quyết các xung đột về mặt nội dung thì việc giải quyết các cuộc đình công lại có vai trò dàn xếp các bên về một biện pháp phản ứng tập thể nhằm gây sức ép từ phía tập thể lao động như là một loại quyền năng đặc biệt được pháp luật bảo vệ để thỏa mãn những yêu sách về quyền lợi. Chính vì vậy, việc giải quyết các cuộc đình công thường không được tiến hành đồng thời với hoạt động giải quyết các tranh chấp lao động mà được các nước trên thế giới sử dụng như là một biện pháp pháp lý để phân định tính hợp pháp của hành động này. Thông thường người ta sử dụng quyền tài phán về đình công để làm "bà đỡ" cho hoạt động giải quyết các tranh chấp lao động, ví dụ: sau khi có phán quyết của tòa án rằng cuộc đình công là hợp pháp và công nhận quyền đình công của người lao động, người sử dụng lao động buộc phải ngồi vào bàn đàm phán hoặc cùng bên tập thể lao động đưa tranh chấp ra một cơ cấu trọng tài để giải quyết hoặc nếu thấy cuộc đình công xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể có thể có ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt xã hội và lợi ích quốc gia, một quan chức cao cấp (Bộ trưởng Lao động, Thủ tướng hoặc Tổng thống) có quyền buộc hoãn hoặc ngừng đình công và chỉ định cơ quan giải quyết tranh chấp đó. Ngoài chức năng giải quyết các tranh chấp lao động, đình công, TPLĐ còn được sử dụng để quyết định về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định của tòa án và trọng tài nước ngoài. + Phân loại theo cơ cấu giải quyết: theo tiêu chí này, TPLĐ bao gồm hai loại: trọng tài lao động và tòa án. Theo cách hiểu thông thường, trọng tài là một chủ thể thứ ba trung lập, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi có yêu cầu. Trọng tài khác với hòa giải ở chỗ trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài không chỉ có quyền điều khiển toàn bộ quá trình đó và tổ chức hòa giải giữa các bên với nhau, mà trọng tài còn có quyền ra phán quyết về vụ tranh chấp khi các bên không đạt được thỏa thuận ở bước hòa giải. Chính vì có quyền này nên trọng tài được xếp vào loại các cơ quan tài phán. Trọng tài lao động được sử dụng để giải quyết tranh chấp lao động từ lâu và là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp lao động và thương mại ưa chuộng trên thế giới. Trong cuốn Arbitration in Anglo-Saxon and Early Norman Periods Murray cho rằng trọng tài được biết đến như là biện pháp lâu đời nhất trong việc giải quyết các tranh chấp giữa những người đàn ông. Vua Salomon cũng được biết đến như là một trọng tài viên và nhiều kỹ thuật mà Salomon sử dụng trước đây cũng giống như các kỹ thuật mà các trọng tài viên ngày nay đang sử dụng [136]. Trọng tài lao động phát triển vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19 và được sử dụng để giải quyết tranh chấp lao động sau khi các giải pháp trung gian và hòa giải đã thất bại. Trọng tài lao động cũng được sử dụng như là phương thức thay thế cho đình công. Sở dĩ như vậy là vì việc sử dụng trọng tài mang lại những lợi thế đáng kể so với các phương thức khác, đặc biệt là so với quá trình xét xử tại tòa án. Các nước có nền trọng tài phát triển có thể kể là Anh, Mỹ, úc... Các nước trong khu vực Asean như Philippin, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia cũng coi trọng tài là một trong những phương thức ưa chuộng để giải quyết tranh chấp lao động và các cuộc đình công. ở Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp lao động bằng con đường Trọng tài đã được quy định từ sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong Sắc lệnh số 29/ SL ngày 12/3/1947 và các văn bản sau này đã quy định về việc giải quyết tranh chấp lao động thông qua con đường trọng tài lao động. BLLĐ Việt Nam Cộng hòa cũng có những quy định chi tiết và khá chuẩn mực về trọng tài lao động. Tiếp thu những quy định trước đây và kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực này, BLLĐ của nước ta đã đưa vào những quy định về trọng tài lao động. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động của trọng tài lao động ở Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nhằm phục vụ đắc lực cho việc đảm bảo giải quyết tốt các tranh chấp lao động, đảm bảo sự hài hòa của mối quan hệ lao động và sự phát triển của thị trường lao động. Không chỉ trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động mà cả trong quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại, tranh chấp lãnh thổ, các vụ việc hôn nhân- gia đình người ta đều thấy được những ưu thế của phương thức trọng tài. Tuy nhiên, ở mỗi lĩnh vực, phương thức trọng tài lại có những điểm đặc thù vì tính chất của quan hệ mà nó giải quyết. Vì quan hệ lao động là quan hệ đặc biệt, ở đó ngoài những tranh chấp về quyền và nghĩa._.n tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc họp liên tịch với các cơ quan hữu quan như cơ quan tư pháp, cơ quan kiểm sát, cơ quan lao động, công đoàn và với các nhà khoa học để trao đổi, rút kinh nghiệm giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình xét xử nhằm nâng cao tính khoa học, chất lượng của các bản án, các quyết định về giải quyết tranh chấp lao động và các cuộc đình công. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng đánh giá, nhận định sai về bản chất khoa học và bản chất pháp lý của vụ việc được đưa ra giải quyết nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng của các bản án, quyết định của tòa án về các tranh chấp lao động và đình công. - Quy định rõ thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết yêu cầu về cuộc đình công. Theo quy định của PL, tòa án có quyền quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công khi được một trong các chủ thể yêu cầu. Nhưng nếu nhìn một cách khách quan thì các quy định đó còn bộc lộ những hạn chế, đặc biệt là trong việc quyết định về quyền lợi của các bên. Để đảm bảo tính hợp lý của vấn đề này, pháp luật quy định rõ ràng một số nội dung sau: Một là: pháp luật quy định cho tòa án thẩm quyền quyết định một cuộc đình công là hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Trong trường hợp tuyên bố cuộc đình công bất hợp pháp, tòa án có quyền ra lệnh buộc những người tham gia đình công phải ngừng đình công và trở lại làm việc đồng thời quy định trách nhiệm cho những người có vai trò tổ chức, lãnh đạo đình công phải nghiêm chỉnh tuân theo mệnh lệnh đó. Nếu những người đình công và tổ chức lãnh đạo đình công vi phạm quyết định này, tòa án có quyền yêu cầu các cơ quan hữu trách can thiệp và trong trường hợp cần thiết, tòa án có quyền yêu cầu khởi tố về hình sự những người có hành vi chống đối mệnh lệnh đó. Hai là: tòa án có quyền quyết định về quyền lợi của những người tham gia đình công, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong những trường hợp cụ thể. Theo quan điểm chung, cần phân định rõ các trường hợp sau: a- Nếu cuộc đình công được tiến hành hợp pháp thì về nguyên tắc chung, người lao động cũng không được hưởng lương trong những ngày nghỉ việc để đình công. Bởi lẽ, khi người lao động tự nguyện nghỉ việc, họ đã không thực hiện nghĩa vụ lao động của mình. Trường hợp này hoàn toàn khác với trường hợp ngừng việc do nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi của người sử dụng lao động. b- Trong trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về vấn đề tiền lương và quyền lợi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc thỏa thuận được với nhau về việc cho người lao động hưởng lương trong những ngày tham gia đình công trước tòa án thì tòa án công nhận sự thỏa thuận đó và ghi vào quyết định của mình. c- Trong trường hợp tòa án ra lệnh cho người lao động trở lại làm việc mà người sử dụng lao động không cho người lao động vào làm việc hoặc có hành vi gây cản trở người lao động thực hiện công việc thì tòa án buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho những ngày không làm việc đó. Tiền lương trả trong trường hợp này bằng tiền lương của ngày liền kề trước ngày xảy ra đình công. d- Trong trường hợp giữa các bên có tranh chấp, tòa án có quyền yêu cầu các bên tranh chấp các bất đồng về lợi ích đưa ra xem xét thông qua một cơ chế trọng tài bắt buộc hoặc trọng tài tự nguyện thông qua một thỏa thuận trọng tài. Nếu đó là tranh chấp về quyền, toà án hướng dẫn các bên đưa tranh chấp ra giải quyết theo các thủ tục mà pháp luật đã quy định. - Có kế hoạch xây dựng đề án, tổ chức thí điểm giải quyết án lao động và đình công theo vùng trên cơ sở phân vùng trọng điểm để rút kinh nghiệm cho việc cải tiến về tổ chức theo diện rộng. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng có cơ quan tòa án chưa thụ lý giải quyết một vụ án lao động nào là do ở địa bàn đó không có sự phát triển mạnh về kinh tế và thị trường lao động chưa thực sự hình thành. Chính vì vậy, việc tồn tại một Tòa lao động tại các địa phương đó là không cần thiết. Thông thường, các nước xác lập Tòa án lao động là loại tòa án đặc biệt, kể cả về thẩm quyền, thủ tục và hình thức. Tòa án lao động thường được tổ chức theo vùng và nơi đặt Tòa lao động vùng là các trung tâm kinh tế, có sử dụng lực lượng lao động lớn. Theo sự phân vùng phát triển kinh tế của nước ta, các Tòa lao động vùng có thể được thành lập và đặt tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đắc Lắc, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Tuy nhiên, để làm thí điểm, trước mắt có thể lấy một vài tỉnh ở ba khu vực như Thái Nguyên, Đà Nẵng, Cần Thơ để thực hiện ở giai đoạn đầu khoảng từ 1 đến 3 năm, sau đó tổ chức rút kinh nghiệm, báo cáo trình Quốc hội quyết định. - Tổ chức bộ phận pháp lý thuộc TAND để giúp đỡ pháp lý cho những người khởi kiện án lao động hoặc yêu cầu giải quyết đình công theo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực như Thái Lan và Philippin. Các cán bộ pháp lý là những người có trình độ đại học luật, được bồi dưỡng kiến thức giao tiếp và nghiệp vụ về tố tụng sẽ chỉ dẫn người có yêu cầu lập đơn kiện, đơn yêu cầu hoặc tư vấn cho họ về việc có nên kiện hay không kiện tại tòa án. Cán bộ pháp lý có nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ ban đầu để tòa án thụ lý giải quyết. Để tiến hành tốt hoạt động của bộ phận pháp lý này tòa án cần thiết kế các mẫu đơn thống nhất trong toàn ngành cho người đi kiện với các nội dung cần thiết theo quy định của pháp luật và kinh nghiệm của ngành tòa án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải quyết của các thẩm phán và HĐXX. Trên đây là những biện pháp có tính chất gợi mở, đề xuất của luận án. Để tiến hành những biện pháp đó, cần có sự quan tâm sâu sắc và thực tế của các cơ quan nhà nước hữu quan, đồng thời mỗi chủ thể liên quan cũng cần có sự cải tiến và cố gắng đổi mới trên tinh thần trách nhiệm cao. Có như vậy mới có thể góp phần tăng cường vai trò và hiệu quả của TPLĐ của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kết luận Chương 3 Qua nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng của TPLĐ ở Việt Nam trong những năm qua có thể rút ra kết luận: - Các thiết chế TPLĐ gồm trọng tài lao động và TAND sau khi được thành lập đã được đưa vào vận hành. Các cơ quan TPLĐ đã tiến hành giải quyết các tranh chấp lao động theo thẩm quyền và thủ tục do pháp luật quy định. Với hàng ngàn vụ tranh chấp lao động được giải quyết, TPLĐ đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong mối quan hệ pháp luật lao động, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội. - Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng vai trò và hiệu quả của TPLĐ chưa được rõ nét. Điều đó thể hiện ở việc chỉ có một số lượng không nhiều các tranh chấp lao động đã phát sinh được đưa ra giải quyết tại các cơ quan trọng tài lao động và TAND, đặc biệt chưa có một cuộc đình công nào được tòa án thụ lý giải quyết. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp lao động, các cơ quan TPLĐ còn bộc lộ những hạn chế và yếu kém. Các bên tranh chấp và các chủ thể liên quan chưa thực sự đặt niềm tin vào các cơ quan TPLĐ, do đó không muốn đưa tranh chấp lao động và đình công vào kênh tài phán. Các cán bộ thuộc các cơ quan TPLĐ chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác, mặt khác chưa được đào tạo có bài bản chuyên sâu nên đã ảnh hưởng tới chất lượng của các quyết định về các vụ việc. - Tình trạng đó xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, gồm cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó, cần phải nói đến là hệ thống pháp luật về TPLĐ chưa hoàn thiện, tổ chức TPLĐ chưa quy mô , chưa hoàn thiện và còn nặng tính hình thức, trình độ cán bộ chưa đáp ứng, ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến các hoạt động TPLĐ chưa cao. - Để khắc phục tình trạng yếu kém và những tồn tại của TPLĐ, cần phải tiến hành thực hiện những biện pháp khác nhau, bao gồm các biện pháp nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, các biện pháp tổ chức và cán bộ, các biện pháp pháp lý và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, kỹ thuật giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết đình công cho các cán bộ trọng tài và cán bộ tòa án để TPLĐ có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay và sau này. Kết luận 1- TPLĐ là một dạng hoạt động trong hệ thống các hoạt động giải quyết tranh chấp lao động, đình công và công nhậ, cho thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định của toà án và trọng tài nước ngoài. Bên cạnh TPLĐ, Việt Nam và các nước trên thế giới còn sử dụng những phương thức khác để giải quyết tranh chấp lao động và các cuộc đình công như thương lượng, trung gian, hòa giải, quyết định chuyên gia, thẩm phán tư, phiên tòa mini. Tuy nhiên, TPLĐ gồm trọng tài lao động và tòa án được nhìn nhận là một dạng đặc biệt và ưa chuộng nhất trong toàn bộ các phương thức đó. 2- Về phương diện pháp lý, TPLĐ ở Việt Nam đã được quy định từ sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Các quy định về TPLĐ được ghi nhận trong Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thực sự là những quy định đặt nền tảng cho TPLĐ Việt Nam. Trải qua mấy chục năm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, TPLĐ đã dần dần được đổi mới và trở thành lĩnh vực quan trọng của đời sống lao động, đời sống pháp luật và đời sống xã hội. Các quy định hiện hành về TPLĐ của BLLĐ, PL, Quyết định 744/TTg ngày 8/10/1996, Thông tư 02/TBLĐXH ngày 8/1/1997 v.v... là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống TPLĐ của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. 3- Từ khi thành lập, các cơ quan TPLĐ của Việt Nam, đặc biệt là TAND, đã thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ tranh chấp lao động, gồm cả tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động, ổn định nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực trạng của nền TPLĐ Việt Nam cho thấy TPLĐ chưa thực sự là một hệ thống hoàn thiện và nói một cách công bằng là còn nhiều hạn chế, bao gồm cả hạn chế về tổ chức và hoạt động. Điều đó có nguyên nhân từ nhiều phía: một mặt do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, pháp luật TPLĐ chưa thường xuyên và thiếu biện pháp hữu hiệu, mặt khác do chính các cơ quan TPLĐ, qua các biện pháp tổ chức và hoạt động của mình, chưa thực sự có những cải tiến và thiếu các biện pháp đồng bộ để nâng cao vai trò và hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp lao động và đình công. 4- Để khắc phục tình trạng đó đồng thời để TPLĐ thực sự là một lĩnh vực được quan tâm và thực sự có ảnh hưởng lớn trong đời sống pháp lý lao động nói riêng và đời sống xã hội nói chung, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm cả các biện pháp chung và các biện pháp tăng cường vai trò hiệu quả của các cơ quan TPLĐ, trong đó có các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt và các biện pháp có tính chiến lược, lâu dài. 5- Trong quá trình tiến hành các biện pháp tăng cường vai trò và hiệu quả của TPLĐ, cần vận dụng một cách nhuần nhuyễn các quan điểm và đường lối chính trị của Đảng và hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước bởi vì các đường lối, chính sách và pháp luật đó vừa là tiền đề, điều kiện vừa là nội dung cơ bản để xác lập, đổi mới và vận hành toàn bộ hệ thống TPLĐ ở nước ta. Bên cạnh đó cần tham khảo kinh nghiệm lập pháp và tư pháp của các nước trên thế giới và trong khu vực, các khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế nhằm hoàn thiện hệ thống TPLĐ của Việt Nam theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế và toàn cầu hóa mối quan hệ lao động. những công trình đã công bố liên quan tới luận án Lưu Bình Nhưỡng (1995), "Mấy ý kiến về cơ cấu Hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm án lao động", Báo Pháp luật, 10(496), ngày 7/3. Lưu Bình Nhưỡng (1997), Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Lưu Bình Nhưỡng (1998), "Cần chú trọng tới tính thực tế của hợp đồng lao động khi xét xử các tranh chấp lao động", Luật học, (6), tr. 16-19. Lưu Bình Nhưỡng (1999), "Khởi kiện vụ án lao động", Luật học, (4), tr. 28-32. Lưu Bình Nhưỡng (2001), "Về tranh chấp lao động tập thể và giải quyết lao động tập thể", Luật học, (2), tr. 38-41. Lưu Bình Nhưỡng (2001), "Một số ý kiến về hướng hoàn thiện luật lao động trong nền kinh tế thị trường", Lao động - xã hội, 174(5), tr. 41-43. danh mục tài liệu tham khảo Ban Pháp luật Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (13/7/2000), Báo cáo số 36/PL-TLĐ về diễn biến và quá trình giải quyết vụ tranh chấp lao động tại công ty liên doanh chế tạo biến thế ABB. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (18/4/1989), Thông tư số 09/LĐTBXH-TT hướng dẫn thực hiện chính sách lao động và xã hội đối với lao động làm thuê ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (31/12/1990), Thông tư số 19/LĐTBXH-TT hướng dẫn quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (18/3/1993), Thông tư số 04/LĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 165/HĐBT ngày 12/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (12/5/1993), Thông tư số 05/LĐTBXH-TT hướng dẫn thi hành bản quy định về thỏa ước lao động tập thể. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (12/1993), "Công ước số 84 về quyền liên kết và giải quyết tranh chấp lao động ở những lãnh thổ phi chính quốc", Trong sách: Một số công ước của tổ chức lao động quốc tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (12/1993), "Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau", Trong sách: Một số công ước của tổ chức lao động quốc tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (12/1993), "Công ước số 151 về bảo vệ quyền tổ chức và những thủ tục xác định điều kiện làm việc trong ngành công vụ", Trong sách: Một số công ước của tổ chức lao động quốc tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (12/1993), "Công ước số 154 về xúc tiến thương lượng tập thể", Trong sách: Một số công ước của tổ chức lao động quốc tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (12/1993), "Công ước số 158 về chấm dứt sử dụng lao động do người sử dụng lao động chủ động", Trong sách: Một số công ước của tổ chức lao động quốc tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (8/1/1997), Tài liệu thống kê các cuộc đình công 1989 - 1994. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (8/1/1997), Thông tư số 02/LĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quyết định 744/TTg về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Văn phòng tổ chức lao động quốc tế khu vực châu á - Thái bình dương (5/1998), Tài liệu hội thảo về toàn cầu hóa mối quan hệ lao động, Hà Nội. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (1/7/1998), Báo cáo tổng kết 3 năm thi hành Bộ luật lao động (1995-1997). Bộ Tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Bộ Ngoại giao (12/3/1984), Thông tư liên bộ số 139-TT/LB về việc thi hành hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề Dân sự, Gia đình và Hình sự đã ký giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Phan Canh (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Cà Mau. Chính phủ (26/12/1992), Bản quy định về thỏa ước lao động tập thể, ban hành kèm theo Nghị định số 18/CP. Chính phủ (29/8/1996) Nghị định số 51/CP về việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động tại doanh nghiệp không được đình công. Chính phủ (31/5/1997), Nghị định số 58/CP về việc trả lương và giải quyết các quyền lợi khác cho người lao động tham gia đình công trong thời gian đình công. Chính phủ (20/4/2001), Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động kèm theo tờ trình số 315/CP-PC. Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (10/10/1945), Sắc lệnh số 47 về việc sử dụng pháp luật của chế độ cũ. Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (24/1/1946), Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa án. Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (17/4/1946), Sắc lệnh số 51 về thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên tòa án. Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (8/5/1946), Sắc lệnh số 64 về tổ chức Nha Lao động Trung ương thuộc Bộ Xã hội. Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (28/11/1946), Sắc lệnh số 226 về tổ chức của Bộ Lao động. Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (12/3/1947), Sắc lệnh số 29 về việc làm công. Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (26/5/1948), Sắc lệnh số 185 về thẩm quyền của các Tòa án trong thời kỳ chiến tranh. Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (22/5/1950), Sắc lệnh số 85 về tổ chức và thẩm quyền của Tòa án. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2001), Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (4/4/1996), Chỉ thị số 03 về việc thành lập công đoàn Tổng công ty theo Quyết định 90/TTg và 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trần Thanh Hà (1998), "Tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài- những kiến nghị và giải pháp", Lao động - Xã hội, số chuyên đề III. Cù Thị Hậu (2000), "Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với việc thực hiện Bộ luật lao động và những đề xuất", Lao động - Xã hội, số chuyên đề IV. Robert Heron & Caroline Vandenabeele (11/1997), Hòa giải hiệu quả, tài liệu hướng dẫn thực hành, Đội chuyên gia tổng hợp Đông á ILO/EASMAT, Tổ chức lao động quốc tế, Hà Nội. Xuân Hoa (2/2/2001), "Pháp luật và chính sách thương mại Hoa kỳ", Báo Pháp luật. Hội đồng Bộ trưởng (14/1/1985) Quyết định số 10/HĐBT về việc chuyển sang TAND xét xử những việc tranh chấp trong lao động. Hội đồng Bộ trưởng (22/6/1990), Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ban hành kèm theo Nghị định số 233/HĐBT. Hội đồng Bộ trưởng (12/5/1992), Nghị định số 165/HĐBT quy định chi tiết Pháp lệnh hợp đồng lao động. Hội đồng Bộ trưởng (19/8/1992), Nghị định số 302/HĐBT về quyền và trách nhiệm của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, cơ quan. Phạm Thị Xuân Hương (1999), "Thấy gì qua các cuộc đình công ở các doanh nghiệp Hàn quốc - Đài loan", Lao động - Xã hội, (9). GS. Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. Đinh Văn Minh (1995), Tài phán Hành chính so sánh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hoàng Phê (2001), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Viện Ngôn ngữ học. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (14/7/1960), Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (30/6/1990), Luật Công đoàn. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (15/4/1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (6/10/1992), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (28/12/1993), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (23/6/1994), Bộ luật lao động. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (28/5/1995), Bộ luật dân sự. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (28/10/1995), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Quốc hội Việt Nam Cộng hòa (8/7/1952), Bộ luật lao động. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (9/6/2000), Luật hôn nhân gia đình. Nguyễn Văn Quang (1999), Tài phán Hành chính nhìn từ góc độ so sánh, Luận án thạc sĩ Luật học. Phạm Hồng Quân (1998), "Nhìn lại tình hình tranh chấp lao động ở thành phố Hồ Chí Minh", Lao động - Xã hội, (5). Nguyễn Quang Quýnh (1968), Luật lao động và an ninh xã hội, Sài Gòn. Michael Schoden, Những cơ sở chính trị - lịch sử của của tài phán lao động ở Đức, Tài liệu hội thảo về giải quyết tranh chấp lao động, Bộ Tư pháp - Viện Fredrich Eberg, Hà Nội 12/1994. Michael Schoden, Tổ chức tài phán lao động, Tài liệu hội thảo về giải quyết tranh chấp lao động, Bộ Tư pháp - Viện Fredrich Eberg, Hà Nội 12/1994. Sở LĐTBXH thành phố Hà Nội (25/5/1996), Báo cáo nhanh số 2 kèm theo công văn số 483/CV của LĐTBXH của gửi Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bí thư Thành ủy và Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tình hình đình công của người lao động tại chi nhánh công ty VIKOMOOLSAL Hà Nội. Sở LĐTBXH thành phố Hồ Chí Minh (4/4/1996), Báo cáo số 386/LĐTBXH gửi thường trực Thành ủy, thường trực ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyên viên Hàn Quốc đáng người lao động Việt Nam tại công ty TNHH SAMYANG. Sở LĐTBXH thành phố Hồ Chí Minh (29/5/1996), Báo cáo về tình hình tranh chấp lao động, đình công trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 1990-1995 và 5 tháng đầu năm 1996. Sở LĐTBXH thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết công tác của Hội đồng trọng tài thành phố Hồ Chí Minh 1997 - 2000. Sở LĐTBXH - Sơ Tư pháp - Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh (2000), Báo cáo tình hình thực hiện Bô luật lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sở LĐTBXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (31/7/1996) Công văn số 673/BC-LĐ về việc đình công và tranh chấp lao động tại công ty NAMDO VINA. Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai (25/3/1995), Công văn số 10/LĐTBXH gửi Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả giải quyết vụ đình công tại công ty FASHION GARMENTS. Sở LĐTBXH tỉnh Sông Bé (12/7/1996), Báo cáo số 26/LĐBC về tình hình hoạt động các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Sông Bé về lĩnh vực lao động. Đào Văn Tập (1990), 45 năm kinh tế Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Chí Thành (2000), "Giải quyết tranh chấp lao động và kiến nghị", Lao động - Xã hội, số chuyên đề IV. Nguyễn Đắc Thắng (1998), "Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa lao động", Lao động - Xã hội, (7). Nguyễn Đắc Thắng (1998), "Tranh chấp lao động tập thể sau 3 năm thi hành Bộ luật lao động", Lao động - Xã hội, (7). Nguyễn Đắc Thắng (1998), "Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài", Lao động - Xã hội, (10). Nguyễn Đắc Thắng (1999), "Tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công tác hòa giải", Lao động - Xã hội, (7). Nguyễn Đắc Thắng (2000), "Nhìn lại một năm giải quyết tranh chấp lao động", Lao động - Xã hội, (2). Nguyễn Đắc Thắng (2000), "Đôi điều rút ra từ vụ tranh chấp lao động tại công ty liên doanh chế tạo biến thế ABB", Lao động - Xã hội, (8). Thủ tướng Chính phủ (8/10/1996), Quyết định số 744/TTg về việc thành lập Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Lệ Thủy (16/9/2000), "Những ngả đường đến Tòa lao động", Báo Người lao động, thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, Bản án lao động phúc thẩm số 01 ngày 4/4/1997, về vụ Đỗ Xuân Tâm kiện Công ty dịch vụ và xây dựng thủy sản Đồ Sơn, Hải Phòng. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (1/1/1996 - 30/9/1996), Báo cáo công tác 9 tháng năm 1996. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (1/1/1997 đến 31/12/1997), Báo cáo tổng kết công tác năm 1997 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1998. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí minh (1/1/1998 đến 31/12/1998), Báo cáo tổng kết năm 1998 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1999. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (1/1/1999- 20/12/1999), Báo cáo công tác năm 1999. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (1/1/2000 - 30/9/2000), Báo cáo công tác 9 tháng năm 2000. Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Bản án số 01/PTLĐ ngày 30/11/1996, về vụ Trần Thị Hằng kiện Trường đại học Thủy sản thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị, Bản án số 01/LĐST ngày 24/4/1999, về vụ Hồ Thị Sâm kiện Bảo hiểm y tế tỉnh Quảng Trị. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Tổng cục Dạy nghề (2/10/1985), Thông tư số 02/TT-LN về việc hướng dẫn thực hiện thẩm quyền xét xử của TAND về một số việc tranh chấp trong lao động. Tòa án nhân dân tối cao (1986), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1987), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1988), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1989), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1991), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1992), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1993), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1994), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1996), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (6/7/1996), Công văn số 40/KHXX về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Tòa án nhân dân tối cao (1997), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội, Bản án dân sự số 96 ngày 31/7/1996, về vụ Nguyền Thị Thiềm kiện Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 06/LĐPT ngày 4/1/1999, về việc Trần Thị Lệ Huyền kiện Công ty TNHH Pilot & Tokai. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 04/LĐPT ngày 4/1/1999, về vụ Đặng Thị Kim Loan kiện Công ty TNHH Pilot & Tokai. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 01/LĐPT ngày 5/1/1999, về vụ Phạm Thị Hận kiện Công ty TNHH Pilot & Tokai. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 02/LĐPT ngày 5/1/1999, về vụ Nguyễn Ngọc Thùy Trang kiện Công ty TNHH Pilot & Tokai. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 03/LĐPT ngày 5/1/1999, về vụ Phạm Bích Lâm kiện Công ty TNHH Pilot & Tokai. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 07/LĐPT ngày 5/1/1999, về vụ Nguyễn Thị Thanh Lan kiện Công ty TNHH Pilot & Tokai. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 08/LĐPT ngày 5/1/1999, về vụ Nguyễn Ngọc Thụy Uyên kiện Công ty TNHH Pilot & Tokai. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 20/LĐPT ngày 17/6/1999, về vụ Nguyền Thị Thanh Truyền kiện Công ty Sinh học hữu cơ Việt Nam. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (14/12/1996), Chỉ thị số 09/CT-TLĐ về hoạt động của các cấp Công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1998), Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2000), Báo cáo về công tác tư vấn pháp luật Công đoàn 1995-1999. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2001), Báo cáo kết quả phân tích tình hình đình công trong các doanh nghiệp 1995-2000. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (20/1/2000), Công văn số 89/TLĐ gửi Văn phòng Chính phủ, UBND thành phố Hà nội, Bộ LĐTBXH, Bộ Công nghiệp về vụ tranh chấp lao động tập thể tại Công ty VNTRA. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình luật quốc tế. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình tư pháp quốc tế. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hành chính. Từ điển pháp luật Anh - Việt (1992), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Từ điển pháp luật Anh - Việt (1998), Nxb Thế giới. ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (25/5/1994), Báo cáo thẩm tra số 341/BCTT/UBXH về dự án BLLĐ tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX. ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (8/6/2001), Báo cáo số 661/BC/UBCVĐXH10 về việc thẩm tra sơ bộ dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (28/8/1997), Quyết định số 3308/QĐ-UB về việc thành lập Hội đồng trọng tài thành phố Hà Nội. ủy ban Thường vụ Quốc hội (17/4/1993), Pháp luật công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. ủy ban Thường vụ Quốc hội (14/9/1995), Pháp luật công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài. ủy ban Thường vụ Quốc hội (30/8/1990), Pháp lệnh hợp đồng lao động. ủy ban Thường vụ Quốc hội (23/3/1961), Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương. ủy ban Thường vụ Quốc hội (11/4/1996), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. ủy ban Thường vụ Quốc hội (26/3/1994), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Văn phòng Quốc hội (18/5/1994), Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân về dự án BLLĐ. Tiếng anh Vicente B. Amador LLB (1999), The law on strikes, Central professional books, Inc, Philippines, Edition. Stephen J. Deery & Richard Mitchell (1993), Labour law and Industrial Relations in Asia, Centre for Employment and Labour law, Uni of Melbourne, Australia. Frank Elkouri & Edna Asper Elkouri (1974), How Arbitration works, Bureau of Natianal Affairs, Inc, Washington, DC, 20037, Third Edition (American publication). Reinhold Falbeck (1997), Labour law and Employment law in Sweden, juristforlaget, Lund. Philip S James (1989), Introduction to English law, Butterworths, London. Ray mond Jeffers (1996), International handbook on contracts of employment, Kluwer Law International, the Hague, London, Boston. Labour Relations Act. BE 2518. 1975 of Kingdom of Thailand. Act for establishment and procedure for Labour Court. BE 2522. 1979 of Kingdom of Thailand. Richard J. Mitchell & Jesse Min Aun Wu (1997), Facing challenge in the Pacific Region Contemporary Themes and Issues in Labour law, Uni of Melbourne, Australia. Denis R. Nolan (1979), Labor Arbitration and practice in a nutshell, West Publishing, C0. Rules of the Labour Court for the proceeding in the Labour Court BE. 2523.1980) of Kingdom of Thailand. NLRC rules of procedure (as amended 10.12.1999) of Philippines. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANAN~3.DOC
  • docTOMTAT.DOC
  • docVIETTAT.DOC
Tài liệu liên quan