Tăng cường công tác tiêu thụ gạo tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Lam Sơn - Thái Bình

LỜI MỞ ĐẦU Tiêu thụ sản phẩm là khâu đầu tiên và cũng là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết đinh sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất đều muốn tiêu thụ hết số luợng hàng hoá và doanh nghiệp nào càng tiêu thụ được nhiều hàng hoá thì chiếm lĩnh càng nhiều thị trường. Tiêu thụ sản phẩm là mục đích cơ bản của sản xuất hàng hoá, là công việc hàng ngày của các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp muốn tồn

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường công tác tiêu thụ gạo tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Lam Sơn - Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại, phát triển có chỗ đứng trên thị trường thì cần phải quan tâm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Trong thời gian thực tập tại phòng Thương Mại của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn – Thái Bình em đã được tìm hiều về các mặt hàng cũng như hoạt động tiêu thụ của Công ty em thấy hoạt động tiêu thụ gạo trong Công ty còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó em quyết định chọn đề tài: “ Tăng cường công tác tiêu thụ gạo tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn – Thái Bình” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Kết cấu của chuyên đề, ngoài lời mở đầu và lời kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về CTCP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn –Thái Bình Chương 2: Phân tích thực trạng tiêu thụ gạo của Công ty Chương 3: Một số giải pháp tăng cường hoạt động tiêu thụ gạo của Công ty CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CTCP SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU LAM SƠN –THÁI BÌNH 1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Lam Sơn Thái Bình tiền thân là công ty TNHH Lam Sơn được thành lập ngày 2/4/1996 theo quyết định số 007181 của UBND tỉnh Thái Bình và được sở kế hoạch đầu tư Thái Bình cấp giấp phép kinh doanh số 049395 ngày 8/4/1996. Ban đầu Công ty chỉ kinh doanh, hoạt động nhỏ lẻ. Cơ sở vật chất nghèo nàn đặc biệt khu sản xuất, chế biến không tập trung dẫn đến quản lý phân tán ở nhiều nơi nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Năm 2002 được sự quan tâm của UBND tỉnh Thái Bình, sự hỗ trợ của UBND huyện Đông Hưng, UBND xã Đông La, Công ty đã chuyển đến địa điểm mới sang cụm công nghiệp Đông La Đông Hưng Thái Bình với tổng diện tích trên 10.000 m2 để xây dựng cơ sở hạ tầng gồm nơi làm việc, khu sản xuất kinh doanh. Công ty đã từng bước đi vào ổn định và cũng từ đây Công ty có cơ sở hạ tầng vững chắc, với các kho tàng đủ sức chứa hàng nghìn tấn vật tư hàng hoá, nơi làm việc cho cán bộ công nhân viên đầy đủ tiện nghi, rộng rãi thoáng mát, phương tiện vận tải đa dạng, đủ sức đáp ứng nhu cầu hàng hoá vài trăm tấn mỗi ngày phục vụ đầy đủ kịp thời cho hàng trăm các đại lý của công ty rải khắp các huyện thị trong và ngoài tỉnh. Các ngành nghề kinh doanh của công ty không những duy trì mà ngày càng phát triển. Doanh số bán hàng năm sau lớn hơn năm trước. Đời sống cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng ổn định, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm lao động chủ yếu là con em trong huyện. Với phương châm phục vụ phát triển nông nghiệp cho tỉnh, Công ty luôn đa dạng hoá ngành nghề đảm bảo việc làm thường xuyên cho người lao động. Năm 2003 công ty mua vào bán ra trên 10 ngàn tấn vật tư nông nghiệp, lương thực đạt 9 ngàn tấn, cám thức ăn gia súc đạt trên 6 ngàn tấn. Doanh số đạt gần 80 tỷ đồng. Đến năm 2005 Công ty đã có 162 cán bộ công nhân viên. Cơ cấu tổ chức của công ty đã được sắp xếp lại để đủ sức quản lý điều hành công tác sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Các phòng ban có đầy đủ các trưởng phó phòng, quy định rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của từng cá nhân. Năm 2005 công ty đạt doanh số 107.8630.279 nghìn đồng. Mua vào bán ra gần 10 ngàn tấn lương thực, trên 20 ngàn tấn vật tư nông nghiệp, trên 20 ngàn tấn cám thức ăn chăn nuôi. Đến tháng 4 năm 2006 Công ty TNHH Lam Sơn đổi tên thành Công ty Cổ phần SXKD XNK Lam Sơn - Thái Bình theo giấy phép kinh doanh số 0803000298 ngày 18/4/2006 của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Bình. Trụ sở làm việc: Cụm công nghiệp Đông La - Đông Hưng –Thái Bình Điện thoại: 036.851.289 Fax: 036.851.037 Tài khoản: 0211000000333- tại chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Thái Bình Email: Latexco6886@yahoo.com Vốn điều lệ của công ty: 10.000.000.000 (Mười tỷ đồng) Công ty được sở kế hoạch đầu tư Thái Bình cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh với các ngành nghề kinh doanh sau: Kinh doanh chế biến lương thực Đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp Kinh doanh vận tải hàng hoá Đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi Kinh doanh khách sạn 2.CƠ CẤU SẢN XUẤT, TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY 2.1 Cơ cấu sản xuất của công ty Hoạt động chủ yếu của công ty là phân phối các sản phẩm đến tay người nông dân. Bên cạnh đó công ty còn tiến hành thu mua thóc từ bà con nông dân rồi chế biến thành thành phẩm bán ra thị trường (các loại gạo, cám, trấu). Do đó cơ cấu sản xuất của Công ty chủ yếu được xây dựng bởi bộ phận chế biến lương thực. Chính vì vậy để thuận lợi cho việc cung cấp kịp thời thành phẩm ra thị trường nên Công ty đã xây dựng phăn xưởng chế biến lương thực. Nhiệm vụ của phân xưởng này biến nguyên liệu từ thóc thành các thành phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bộ phận này gồm 30 người trong đó có: 2 quản đốc phân xưởng, 2 tổ trưởng, 26 công nhân chia làm 2 tổ sản xuất. Việc sản xuất tại phân xưởng của công ty được thực hiện liên tục bởi 2 tổ sản xuất, mỗi tổ làm việc 8 tiếng / ngày. Trong phân xưởng lắp ráp một bộ máy liên hoàn xay xát thóc gạo với công suất 4 tấn / giờ. SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC SẢN XUẤT GẠO PGĐ điều hành Quản đốc PX 1 Quản đốc PX 2 Tổ trưởng sản xuất 1 Công nhân TTSX tổ 1 Tổ trưởng sản xuất 2 Công nhân TTSX tổ 2 Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng Phó giám đốc điều hành: Thực hiện kế hoạch của ban giám đốc giao cho trực tiếp chỉ đạo điều hành quản đốc phân xưởng tổ chức thực hiện sản xuất dưới nhà máy. Quản đốc phân xưởng trực tiếp điều hành các tổ trưởng thực hiện sản xuất Tổ trưởng là người đứng máy trực tiếp và điều hành tới từng người lao động trong một ca sản xuất. 2.2. Tổ chức bộ máy quản trị của công ty SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ CÔNG TY Giám đốc Phòng kinh doanh vận tải Phòng giao nhận Phân xưởng chế biến Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc điều hành Phòng thương mại Phòng kế hoạch điều vận Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Các tổ sản xuất Công nhân sản xuất Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng Đứng đầu Công ty là ban giám đốc gồm 01 giám đốc, 02 phó giám đốc. Dưới ban giám đốc có các phòng ban. Mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng cùng tham mưu cho giám đốc trong các công tác quản trị các lĩnh vực hoạt động khác nhau để giúp cho giám đốc ra các quyết định đúng đắn đạt hiệu quả kinh doanh cao. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty là cơ cấu theo kiểu mô hình trực tuyến – chức năng tức là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng. Các bộ phận chức năng chủ yếu được tổ chức ở cấp doanh nghiệp. Trong đó quyền ra mệnh lệnh quản trị thuộc cấp trưởng trực tuyến và cấp trưởng chức năng. Bộ máy quản lý của Công ty được chia làm ba khối bao gồm khối sản xuất do phó giám đốc điều hành phụ trách, khối kinh doanh do phó giám đốc kinh doanh phụ trách, còn các phòng ban còn lại do Giám đốc phụ trách. Mỗi khối đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. 2.2.1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc Giám đốc là người đại diện theo pháp lý của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp cụ thể, Giám đốc có thể uỷ quyền cho thành viên khác đại diện cho Công ty. Giám đốc có quyền cao nhất trong ban giám đốc, được thực thi các quyền hạn: Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý từ trưởng phó các phòng, ban trở xuống Quyết định các khoản chi phí hay đầu tư. 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phó giám đốc Phó giám đốc điều hành sản xuất phụ trách về sản xuất có nhiệm vụ giúp giám đốc đề ra kế hoạch sản xuất, tình hình thu mua nguyên vật liệu đầu vào, điều độ xe chở hàng, và công tác tiêu thụ sản phẩm. Phó giám đốc điều hành sản xuất có quyền hạn: Đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của phân xưởng. Ký các văn bản, hợp đồng theo sự uỷ nhiệm của giám đốc. Làm chủ tịch hội đồng thi đua, khen thưởng, hội đồng định mức. Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ đề ra kế hoạch kinh doanh, kế hoạch bán hàng, tìm kiếm và lựa chọn hãng phân phối uy tín có khả năng cung cấp các sản phẩm mà công ty cần dồng thời cũng là người đề ra các chính sách đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá. Quyền hạn: Làm chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng Ký duyệt văn bản, hợp đồng theo sự uỷ nhiệm của giám đốc 2.2.3.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban 2.2.3.1.Phòng Tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính có chức năng: Quản lý công văn giấy tờ sổ sách hành chính văn thư của Công ty; quản lý đất đai, nhà xưởng cùng trang thiết bị văn phòng, nhà xưởng và công tác xây dựng cơ bản của Công ty. Quản lý nhân sự trong toàn Công ty, xác định yêu cầu cần thiết từng Công việc, bố trí, sắp xếp nhân sự hợp lý. Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ xử lý nhanh chóng, kịp thời, chính xác các tài liệu cùng công văn giấy tờ, chuyển hoặc truyền đạt thông tin tới các đơn vị, các cá nhân có liên quan. Định mức lương và trích bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. Ngoài ra phòng tổ chức hành chính còn quản lý thêm cả tổ bảo vệ, bộ phận nhà bếp giữ gìn trật tự an ninh và an toàn vệ sinh cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho công nhân viên trong toàn công ty. Phòng tổ chức hành chính có quyền hạn là kiểm tra, kiểm soát tất cả công văn giấy tờ tài liệu thông tin đi và đến, từ chối yêu cầu cung cấp thông tin trái với quy định của công ty của pháp luật nhà nước; soạn thảo ban hành các văn bản quản lý hành chính theo chức năng hoặc được sự uỷ quyền của giám đốc công ty, đề nghị giám đốc khen thưởng kỉ luật, xem xét điều chỉnh mức lương. 2.2.3.2.Phòng Kế hoạch điều vận Phòng kế hoạch điều vận có chức năng lập kế hoạch và điều độ sản xuất trong phân xưởng. Nhiệm vụ: Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Cân đối các nguồn lực sản xuất để lập kế hoạch tác nghiệp sản xuất cho phân xưởng theo từng đơn đặt hàng, theo các hợp đồng. Ngoài ra phòng kế hoạch sản xuất còn phối hợp với phòng vận tải để điều độ xe đi lấy hàng, mang hàng đến các đại lý khác. Trưởng phòng là người có quyền cao nhất trong phòng có quyền đề nghị giám đốc khen thưởng, kỉ luật hoặc sa thải thành viên trong phòng, theo dõi tiến độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng. 2.2.3.3.Phòng Tài chính kế toán Phòng tài chính - kế toán có chức năng quản lý vốn và tài chính của công ty. Quản lý các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi theo hợp đồng, hoá đơn và quyết định của giám đốc công ty khi đầy đủ thủ tục. Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ: Huy động vốn hiệu quả nhất cho doanh nghiệp, đầu tư và sử dụng nguồn vốn đó trong sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, tham mưu cho giám đốc về việc phân chia lợi nhuận của công ty một cách hợp lý, hiệu quả và hợp pháp. Tổ chức công tác tài chính kế toán, thống kê để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và thống kê đảm bảo tiến độ và chất lượng. Tổ chức thực hiện, kiểm tra toàn bộ kế toán trong phạm vi toàn Công ty đồng thời giúp giám đốc cập nhật thông tin kinh tế để có hướng đi trong việc mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận cho Công ty, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và quản lý tài chính. Phòng tài chính - kế toán gồm 3 bộ phận: Thứ nhất bộ phận kế toán tiền gửi, tiền mặt, tiền vay thực hiện viết phiếu thu, chi thông qua sổ quỹ của thủ quỹ. Đồng thời cân đối với thủ quỹ về số tiền còn trong quỹ, thanh toán với ngân hàng về các khoản vay, khoản gửi và theo dõi các khoản công ty nợ cá nhân, cá nhân nợ công ty. Thứ hai bộ phận kế toán kho: Theo dõi xuất, nhập, tồn kho của thành phẩm, hàng hoá. Bên cạnh đó do đặc điểm riêng của thóc gạo là giá cả phụ thuộc vào thời vụ do vậy phải tính giá thành từng lô đồng thời kết hợp vào sổ chi tiết để làm căn cứ cuối tháng kế toán trưởng tập hợp chi phí và tính giá thành trong tháng, làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh tháng sau. Thứ ba là bộ phận kế toán công nợ: cập nhật tổng công nợ hnàg ngày để thông báo với tiếp thị (phụ trách các vùng) để họ chủ động thu hồi vốn của công ty. Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác kế toán kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong tháng, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi thanh toán với ngân sách, ghi sổ cái và lập báo cáo tài chính. Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay Kế toán kho Kế toán công nợ SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 2.2.3.4.Phòng Kinh doanh vận tải Chức năng: Điều độ và quản lý phương tiện vận tải (xe tải, xe con) phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như chở hàng hoá, lấy hàng, ngoài ra để tận dụng thời gian rảnh rỗi công ty còn cho thuê xe chở hàng. Nhiệm vụ: Cung cấp đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng các phương tiện vận tải phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, đạt hiệu quả cao nhất. Quyền hạn: Phối hợp với phòng tổ chức hành chính lựa chọn lái xe, đồng thời yêu cầu các phòng ban khác cung cấp các điều kiện hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất. 2.2.3.5. Phòng Thương mại Vì công ty vừa sản xuất vừa làm đại lý phân phối nên phòng thương mại vừa có chức năng mua hàng vừa có chức năng bán hàng. *Đối với hoạt động mua hàng: Phải tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng, nhà sản xuất có uy tín, đáp ứng tốt nhất và phù hợp với khả năng của công ty. Để quá trình sản xuất diễn ra tốt tạo ra sản phẩm chất lượng thì phòng thương mại còn có nhiệm vụ tổ chức thu mua nguyên liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất. Thống kê báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm. Phòng thương mại có quyền chủ động giao dịch mua bán hàng hoá với các tổ chức kinh tế, khách hàng, có quyền từ chối không mua khi thấy không đạt yêu cầu. *Đối với hoạt động bán hàng Phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, dự báo thị trường để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến như tiếp thị, khuyến mại, quảng bá sản phẩm. Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, giới thiệu tư vấn cho khách hàng để giúp họ lựa chọn các sản phẩm phù hợp, đồng thời tiếp nhận các khiếu nại của khách hàng về sản phẩm và phối hợp với các bộ phận khác xử lý các khiếu nại đó. Thống kê báo cáo kết quả tiêu thụ sản phẩm theo tháng, quý, năm. 2.2.3.6 Phòng Giao nhận Chức năng của phòng giao nhận là: giao nhận hàng hoá, bốc xếp hàng hoá lên xe chở cho khách hàng. Nhiệm vụ của phòng giao nhận là: Cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, đúng số lượng cũng như chủng loại hàng hoá mà khách hàng cần. Phòng giao nhận gồm có 42 người trong đó có 4 thủ kho (2 thủ kho thức ăn chăn nuôi, 1 thủ kho lương thực, 1 thủ kho vật tư) còn lại là công nhân bốc xếp. Nhiệm vụ của thủ kho là theo dõi, ghi chép số liệu nhập, xuất, tồn hàng ngày. 2.2.4 Phân xưởng chế biến Vai trò của quản đốc phân xưởng Quản đốc phân xưởng là người trực tiếp điều hành các tổ trưởng sản xuất có nhiệm vụ tổ chức sản xuất theo kế hoạch của công ty, theo dõi hoạt động sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời ghi chép số liệu sản xuất trong từng tổ như nguyên liệu thành phẩm, tiêu thụ điện năng, và các chi phí khác liên quan. Quản đốc phân xưởng có quyền đề nghị công ty hỗ trợ về nhân lực, trang thiết bị, công nghệ, vật tư... cần thiết cho quá trình sản xuất của đơn vị mình được quyền phản đối những yếu tố gây bất lợi, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đến việc hoàn thành kế hoạch, chất lượng sản phẩm, kịp thời báo cáo giám đốc quyết định đề xuất và thực hiện các cải tiến thiết bị và công nghệ có lợi cho sản xuất. 3.NHỮNG THÀNH TỰU MÀ CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC 3.1. Thành tựu hoạt động sản xuất kinh doanh Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1995-2000) nhất là sau 10 năm nửa chặng đường sự nghiệp đổi mới của đất nước Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nhanh, mạnh các thành phần kinh tế để đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nghèo, kém phát triển. Với tư duy đổi mới trên lãnh đạo công ty Lam Sơn đã chủ trương đầu tư mở rộng phát triển sản xuất với phương châm: “ Bước đi vững chắc, hiệu quả kinh tế, thu hút nhân lực, tạo việc làm cho người lao động, tăng mức nộp ngân sách cho Nhà nước”. Thực hiện phương châm đó cùng với sự giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ tỉnh xuống huyện công ty đã không ngừng phát triển đạt được nhiều thành tựu, thể hiện ở các kết quả dưới đây. Bảng 1: Tình hình kinh doanh của Công ty năm 2003-2006 (Đơn vị: 1.000 đồng) Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 I: chỉ tiêu quy mô 1. Tổng doanh thu 76.816.516 78.907.743 107.863.279 215.900.350 2.Tổng vốn 12.191.994 22.564.254 27.696.535 35.553.220 Trong đó vốn cố định 2.929.064 7.321.601 8.962.105 10.500.100 3.Tổng số lao động 125 160 162 165 II: chỉ tiêu hiệu quả 1.Số vòng quay vốn kinh doanh 6,3 3,5 3,9 6,0 2. Số vòng quay tài sản cố định 26,2 10,8 12,0 20,56 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy: * Chỉ tiêu về quy mô qua các năm 2003 –2006 đều tăng cả về doanh thu, vốn, số lao động. Chứng tỏ quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng. * Chỉ tiêu về hiệu quả: + Số vòng quay vốn kinh doanh năm 2003 so với năm 2004 giảm nhưng bắt đầu từ năm 2004 trở đi chỉ tiêu này ngày càng tăng. Một đồng vốn năm 2003 tạo ra 6,3 đồng doanh thu, năm 2004 tạo ra 3,5 đồng doanh thu, năm 2005 tạo ra 3,9 đồng doanh thu và đến năm 2006 tạo ra được 6,0 đồng doanh thu. Điều đó chứng tỏ vốn kinh doanh của Công ty sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. + Số vòng quay tài sản cố định năm 2004 giảm so với năm 2003 nhưng bắt đầu từ năm 2004 trở đi chỉ số này đã tăng. Một đồng tài sản cố định năm 2003 tạo ra 26,2 đồng doanh thu, năm 2004 tạo ra 10,8 đồng doanh thu, năm 2005 tạo ra 12 đồng doanh thu và đến năm 2006 tạo ra 20,56 đồng doanh thu. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định của Công ty đang dần có hiệu quả. Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2003-2006 (Đơn vị: 1.000 đồng) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu thuần 76.816.516 78.907.743 107.863.279 215.900.350 Giá vốn 75.923.538 77.971.444 106.830.194 214.443.413 Lợi nhuận gộp 892.978 936.299 1.033.085 1.456.937 Chi phí kinh doanh 650.952 680.504 750.814 1.019.910 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 242.026 255.795 282.271 437.027 Lợi nhuận khác 31.369 47.123 60.532 76.860 Tổng lợi nhuận trước thuế 273.395 302.918 342.803 513.887 Thuế thu nhập DN 76.551 84.817 95.985 143.888 Lợi nhuận sau thuế 196.844 218.101 246.818 369.999 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Nhìn vào bảng trên ta thấy: + Doanh thu của Công ty từ năm 2003-2006 liên tục tăng. Năm 2004 doanh thu tăng 2.091.227 nghìn đồng tương ứng tăng 2,72% so với năm 2003. Năm 2005 doanh thu tăng 28.955.536 nghìn đồng tương ứng tăng 36,7% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu tăng 108.037.071 nghìn đồng tương ứng tăng 100,1% so với năm 2005. Như vậy so với năm 2005 doanh thu tăng gấp 2 lần. Doanh thu này bao gồm doanh thu của cả ba mặt hàng thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, lương thực. + Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp nộp vào ngân sách Nhà nước cũng tăng theo. Năm 2004 thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 8.266 nghìn đồng tương ứng tăng 10,80% so với năm 2003. Năm 2005 tăng 11.168 nghìn đồng tương ứng tăng 13,17% so với năm 2004. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 47.903 nghìn đồng tương ứng tăng 49,9% . + Lợi nhuận sau thuế là khoản lãi mà Công ty thu được sau khi đóng thuế. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2004 so với 2003 tăng 21.255 nghìn đồng tương ứng tăng 10,8%; năm 2005 so với năm 2004 tăng 28.718 nghìn đồng tương ứng tăng 13,17%; năm 2006 so với năm 2005 tăng 123.181 nghìn đồng tương ứng tăng 49,9%. Lợi nhuận tăng dẫn đến thu nhập của người lao động cũng tăng, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức, do vậy họ có niềm tin vào Công ty nên họ sẽ làm việc tốt hơn và gắn bó lâu dài với Công ty. Bảng 3: Thu nhập của người lao động (Đơn vị: 1000 đồng) Năm 2003 2004 2005 2006 Thu nhập bình quân một lao động/tháng 750 900 1.000 1.200 ( Nguồn: Phòng Tổ Chức hành chính) Nhìn chung hoạt động của Công ty có chiều hướng đi lên, kinh doanh có hiệu quả nhưng Công ty vẫn cần phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để đạt được những kết quả tốt hơn, phấn đấu trong năm tới doanh thu đạt 300 tỷ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra toàn quốc. 3.2.Thành tựu khác *Công tác từ thiện: Công ty luôn thấm nhuần truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” nên đã tích cực tham gia phong trào từ thiện như: Nuôi 1 cháu con mồ côi cha mẹ ăn học (Hiện đang học đại học), góp 15.000.000 đồng xoá 2 nhà dột nát tranh tre ở xã Đông La. Hàng năm động viên cán bộ công nhân viên chức đóng góp 3 ngày lương giúp đỡ người nghèo, người bị chất độc da cam nơi bị thiên tai bão lụt hàng chục triệu đồng. *Công tác đoàn thể quần chúng, chính trị xã hội Công ty có tổ chức công đoàn, có lực lượng dân quân tự vệ, có tổ chức nữ công, hội cựu chiến binh. Hàng năm sinh hoạt bình bầu danh hiệu lao động tiên tiến. Công đoàn công ty được liên đoàn Lao động tỉnh tặng bằng khen. Công ty luôn quan tâm đến quyền lợi cho người lao động như: Kết hợp với bảo hiểm xã hội huyện giải quyết các chế độ hưu trí, ốm đau, thai sản. Hàng năm công ty trích từ quỹ thi đua khen thưởng tổ chức cho người lao động đi nghỉ mát thăm quan danh lam thắng cảnh. Cán bộ công nhân viên chức bị ốm đau có quà thăm hỏi trị giá 20.000đồng / người / lần. Tổ chức thăm viếng bố mẹ cán bộ công nhân viên khi qua đời. Tết nguyên đán ngoài tiền lương còn có tiền thưởng, có túi quà trị giá trên 100.000 đồng. Chính vì thế mà cán bộ công nhân viên luôn gắn bó với công ty. *Các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng năm 2006 Đối với doanh nghiệp hàng tháng bình bầu cá nhân xuất sắc, thông qua hội đồng thi đua khen thưởng xét tặng thưởng tiền, hiện vật, khen thưởng 6 tháng. Đối với các đoàn thể: Tổ chức công đoàn được liên đoàn lao động tỉnh tặng bằng khen, liên đoàn lao động huyện tặng giấy khen. Sở thương mại du lịch, sở công an, bảo hiểm xã hội tỉnh, sở công nghiệp, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục thuế, hội khuyến học tỉnh, huyện tặng giấy khen cho doanh nghiệp về các thành tích đóng góp nghĩa vụ, xây dựng phong trào và thực hiện sản xuất kinh doanh tốt. Trong những năm qua Công ty luôn hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kế hoạch SXKD mà hội nghị tổng kết hàng năm của Công ty đã đề ra, doanh số và hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, tạo việc làm thường xuyên cho người lao động và tạo thêm việc làm cho các đại lý. 4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY 4.1.Điều kiện tự nhiên Gạo là sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước. Mà cây lúa chịu tác động rất nhiều của điều kiện tự nhiên trong đó có đất, nước, khí hậu thời tiết. Sở dĩ điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của Công ty là do nó ảnh hưởng đến hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào của Công ty. Vì nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi cây lúa sinh trưởng phát triển tốt bà con nông dân được mùa thì công tác thu mua nguyên liệu (thóc) của Công ty sẽ dễ dàng thuận tiện, mua được với số lượng lớn chất lượng đảm bảo do đó ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành gạo. Và ngược lại nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì sẽ gây khó khăn cho việc thu mua nguyên liệu, bà con thu hoạch được ít thì Công ty sẽ mua không đảm bảo số lượng cũng như chất lượng. Việc đó sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra và hoạt động tiêu thụ của Công ty. 4.1.1.Đất đai Đất đai là yếu tổ quan trọng hàng đầu trong canh tác lúa vì toàn bộ sản phẩm thóc từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch đều phải thông qua đất. Tại sao có những vùng trồng được lúa năng suất cao, dẻo ngon còn có những vùng cây lúa không thể sống nổi. Điều đó là do chất đất quy định. Thái Bình có những loại đất đặc trưng: Đất phù sa bồi đắp thường xuyên bao gồm các địa phương nằm ngoài đê ven các sông lớn thích hợp cho việc trồng các loại cây ngắn ngày, hoa màu. Đất phù sa trong đê bao gồm đất thịt phù hợp cho các loại lúa nước. Đất cát pha, thịt pha cát tập trung ở các xã ven biển Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương. Đất chua có độ pH <5,2 Nhưng nhìn chung đất Thái Bình chủ yếu là đất phù sa có độ phì nhiêu cao được bồi đắp bởi hai con sông đó là sông Hồng và sông Thái Bình. Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm. Hơn nữa Thái Bình là tỉnh duy nhất trong cả nước không có núi chỉ toàn đồng bằng nên thuận lợi cho việc trồng lúa. Song mặc dù đất đai bằng phẳng nhưng đất nông nghiệp chia bình quân theo nhân khẩu do đó đất manh mún, mỗi hộ có từ 4-6 mảnh ruộng ở các khu khác nhau, chưa hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Chính điều đó làm cho tưới tiêu hạn chế, cơ giới hoá gặp khó khăn, đầu tư khoa học, công nghệ, phân bón rất khó thực hiện. 4.1.2.Nước tưới tiêu Đất và nước là hai yếu tố không thể thiếu và tách rời nhau trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với đất thì nước cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến cây trồng. Lượng nước dù nhiều hay ít đều ảnh hưởng không tốt đến cây lúa .Cây lúa chỉ có thể phát triển tốt trong điều kiện có lượng nước phù hợp trong từng giai đoạn phát triển. Chính vì vậy mà công tác thuỷ nông đóng vai trò rất quan trọng. Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển hình thành do phù sa các sông bồi đắp nên địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc tưới tiêu. Hơn nữa là tỉnh thâm canh cây lúa, một trong những vựa thóc lớn của đồng bằng sông Hồng, Thái Bình từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng lúa lâu năm nên hệ thống tưới tiêu, đê điều khá tốt. Đó là các đê ngăn mặn, ngăn lũ khá vững chắc và hoàn chỉnh. Ngoài ra còn có hệ thống cống Lân và cống Trà Linh để thoát nước ra biển mỗi khi có ngập úng. Mô hình dịch vụ tưới tiêu đến các hợp tác xã và hộ gia đình (90% diện tích đất được tưới đủ nước và chủ động). Chủ trương cống hoá kênh mương đang được tổ chức thực hiện ở hầu hết các xã trong tỉnh. Hệ thống thuỷ nông tốt như vậy nên giúp Thái Bình luôn là tỉnh có năng suất lúa cao. Lợi thế của tài nguyên nước có ý nghĩa quyết định cho việc thâm canh tăng vụ thắng lợi, ngoài ra nó còn có ý nghĩa đảm bảo tài nguyên đất phát huy đầy đủ trong quá trình trồng lúa. 4.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết Thái Bình là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa nhiều, ít khi xảy ra hạn hán song luôn phải chịu ảnh hưởng lớn của gió bão, mưa úng trong quá trình sản xuất thâm canh. Nhưng do có hệ thống tưới tiêu tốt nên mặc dù thời tiết khí hậu như vậy nhưng cây lúa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết của Thái Bình tương đối ổn định và phù hợp cho cây lúa phát triển. Tóm lại đất đai, thời tiết, khí hậu ở Thái Bình khá thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nên việc thu hoạch lúa của bà con nông dân cũng tương đối tốt và dẫn đến công tác thu mua nguyên liệu đầu vào của Công ty cũng thuận lợi. 4.2. Chính sách thuế của Nhà nước Chính sách thuế của Nhà nước đặc biệt là chính sách thuế giá trị gia tăng có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ gạo của công ty. Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Vậy chính sách thuế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tiêu thụ của Công ty? Theo điều 4 khoản 1 chương 1 luật thuế giá trị gia tăng quy định những đối tượng sau không thuộc diện chịu thuế GTGT đó là: “ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.” Theo điều luật đó thì thóc người nông dân thu hoạch về đem bán không phải chịu thuế GTGT. Nhưng mặt khác theo điều 2 chương 1 luật thuế GTGT lại quy định. Đối tượng chịu thuế là : “ Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của luật này.” Gạo là sản phẩm từ nông nghiệp,đã qua chế biến trở thành hàng hoá được tiêu dùng cho nhu cầu thiết yếu và được dùng trong các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến. Như vậy khi bán sản phẩm ra thị trường thì Công ty phải chịu thuế GTGT đầu ra. Không chỉ Công ty Lam Sơn mà các Công ty khác kinh doanh thóc gạo cũng gặp khó khăn về chính sách thuế của Nhà nước. Điều đó làm giảm lợi nhuận của Công ty. Ví dụ: Giá thóc V (nguyên liệu đầu vào) mua từ người nông dân năm 2006 là 2606 đồng/kg. Nếu được khấu trừ đầu vào thì thuế GTGT được khấu trừ là: 5% *2606 =130,3 (đồng). Giá bán gạo V năm 2006 là 3750 đồng/kg. Thuế GTGT đầu ra phải nộp là: 5%* 3750 =187,5 đồng. Áp dụng công thức tính thuế GTGT thì Công ty chỉ phải nộp là: 187,5-130,3 = 57,2 đồng. Nhưng do không được khấu trừ thuế đầu vào nên Công ty phải nộp là 187,5 đồng. Như vậy điều đó làm giảm lợi nhuận của Công ty. 4.3. Môi trường cạnh tranh Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Không chỉ cạnh tranh về giá cả mà về chất lượng và tốc độ cung ứng. Gạo là mặt hàng tất yếu không thể thiếu được trong đời sống. Nó không chỉ cung cấp lương thực giúp con người tồn tại mà nó còn được dùng trong các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến như cồn, hồ, rượu bia. Ngoài ra người ta còn dùng gạo để chăn nuôi làm bún, bánh…. Thái Bình là tỉnh thâm canh cây lúa, trong tỉnh cũng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh thóc gạo (có khoảng 10 cơ sở). Công ty không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp đó trong việc bán sản phẩm mà còn cạnh tranh để mua nguyên liệu đầu vào (thóc) vì thóc của Công ty chủ yếu là mua từ nguồn trong tỉnh. Hàng năm cứ vào tháng 5 và tháng 10 sau khi người nông dân thu hoạch lúa từ đồng về thì các cơ sở lại đến các điểm để thu mua thóc về chế biến. Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác, mua được thóc với số lượng lớn và chất lượng đảm bảo công ty đã thiết lập quan hệ bạn hàng với các cơ sở, các đại lý thu mua thóc ở các xã. Không chỉ cạnh tranh trong tỉnh mà công ty phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Ví dụ như gạo thơm Hải Hậu, gạo hương nhài Xuân Đài, gạo bắc Điện Biên… Những loại gạo này đều là gạo có chất lượng, có uy tín trên thị trường được nhiều người biết đến. Gạo của công ty nói riêng và ._.gạo của Thái Bình nói chung sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi gạo Thái Bình tuy giá cả hợp lý chất lượng tốt song vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo riêng . Điều đó là một khó khăn cho Công ty trong việc cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó Công ty còn chịu sự cạnh tranh của sản phẩm gạo các nước Thái Lan, Đài Loan xuất khẩu sang nước ta qua con đường tiểu ngạch. Gạo các nước này đã có thương hiệu riêng được bạn bè quốc tế biết đến. Những gạo này có chất lượng tốt, cơm dẻo thơm mà giá cả cũng hợp lý. Như vậy Công ty kinh doanh trong lĩnh vực thóc gạo không những chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh về mua và bán sản phẩm mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm khác có uy tín từ lâu trên thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển được trên thị trường đòi hỏi Công ty luôn phải nỗ lực phấn đấu tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình. 4.4.Đặc điểm quy trình công nghệ Quy trình công nghệ có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng gạo. Mỗi loại gạo tuỳ theo chất lượng yêu cầu mà có quy trình dài ngắn khác nhau. Trong công ty hiện có lắp đặt dàn máy xay sát liên hoàn công suất 4 tấn/giờ với quy trình công nghệ như sau: 2. Làm sạch nguyên liệu 4. Xát trắng 3. Xay bóc vỏ trấu 5. Đánh bóng lọc 1. Cung ứng nguyên liệu 6. Gạo thành phẩm SƠ ĐỒ 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GẠO Quá trình sản xuất chế biến gạo được diễn ra như sau. (1). Cung cấp nguyên liệu Cung cấp nguyên liệu đầu vào là khâu quan trọng của quá trình kinh doanh đây là khâu quyết định tới giá thành sản phẩm khâu này được thực hiện bởi phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ phân công cán bộ thu mua thóc từ các địa phương trong và ngoài tỉnh về tập kết tại Công ty. (2). Quy trình làm sạch nguyên liệu Nguyên liệu được đưa sang bộ phận làm sạch bằng hệ thống băng tải tự động tại đây thóc được làm sạch bằng hệ thống sàng lại bỏ hoàn toàn các tạp chất hữu cơ, tạp chất vô cơ (3).Quy trình xay bóc vỏ trấu. Sau khi thóc đã được làm sạch được đưa sang hệ thống xay bóc vỏ trấu trên hệ thống xay 4.000 tấn / giờ. Tại quy trình xay thóc được bóc tách thành trấu và gạo lật trấu được đưa vào kho chứa trấu gạo lật đưa sang hệ thống sát trắng. Yêu cầu quá trình bóc vỏ trấu phải đảm bảo tỉ lệ gạo lật sạch là 95% và tỷ lệ thóc lẫn trong gạo lật là <5%. (4).Quy trình sát trắng Thóc sau khi bóc vỏ trấu thành gạo lật đưa sang máy sát trắng nguyên lý vận hành là sát trắng từ từ để đảm bảo cho hạt gạo được bóc vỏ cám từ ngoài vào trong với mức độ trắng máy 2 cao hơn máy 1 máy 3 cao hơn máy 2 máy 4 cao hơn máy 3 yêu cầu quá trình gạo trắng đều sạch gần cám tỷ lệ tấm trong gạo thấp nhiệt độ gạo sau khi xát trắng <25 0 C (5).Quy trình đánh bóng lọc tấm Kết thúc quá trình sát trắng gạo được đưa sang máy đánh bóng hơi nước mục đích của quá trình này là làm cho hạt gạo trắng bóng không còn gân áo cám bám, yêu cầu quá trình này là gạo bóng đều tỉ lệ gạo gẫy thêm sau đánh bóng là 5%. Kết thúc đánh bóng gạo đưa sang tách tấm mục địch tách bớt tấm theo từng loại gạo quy định hoặc theo yêu cầu khách hàng. (6).Quy trình ra gạo thành phẩm Gạo đánh bóng xong đưa sang xi lô chứa và được đóng bao trọng lượng 50kg được chuyển sang nhập kho dự trữ hoặc bán thẳng cho khách hàng. Yêu cầu của sản phẩm gạo thành phẩm theo TCVN 5644 -1992. Bảng 4: Gạo thành phẩm theo TCVN 5644-1992 Loại gạo Chỉ tiêu 5% 10% 15% 20% 25% 30% Hạt nguyên 60 55 50 50 50 50 Tấm 6 11 16 21 26 37 Hạt bạc phấn 6 6 7 7 8 10 Hạt vàng 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 Hạt hỏng xanh 0,2 0,5 0,5 1,5 2,5 3,0 Hạt sọc đỏ 0,5 1,0 2,0 2,0 5,0 12,0 Tạp chất 0,06 0,2 0,2 0,2 0,4 0,5 Thóc lẫn 15 20 25 25 30 35 Độ ẩm 14 14 14 14 14 14 Gạo lật 0,5 1,0 1,0 1,0 1,5 1,5 Như vậy tuỳ từng nhu cầu của khách hàng cần các loại gạo khác nhau mà quy trình chế biến gạo dài ngắn khác nhau. Để đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng giúp hoạt động tiêu thụ được tốt thì cần phải nắm rõ đặc điểm quy trình công nghệ để cho ra sản phẩm với chất lượng phù hợp. Ví dụ với những khách hàng dùng gạo Q làm rượu thì chỉ cần qua giai đoạn xay bóc vỏ tạo ra gạo lật. Với những khách hàng cần gạo V làm bánh đa thì gạo V phải qua giai đoạn xát trắng, đối với gạo V làm bún thì phải qua cả giai đoạn đánh bóng. 4.5. Khả năng tài chính của công ty Bất kỳ một công ty nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải xem xét tính toán khả năng tài chính của mình để có hoạt động đầu tư phù hợp. Khả năng tài chính quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Và đối với hoạt động tiêu thụ, duy trì mở rộng thị trường thì cũng cần phải nghiên cứu tình hình tài chính. Tình hình tài chính của công ty được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu của bảng sau: Bảng 5: Tình hình tài chính của Công ty năm 2003-2006 (Đơn vị: 1.000 đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng tài sản 12.191.994 22.564.254 27.696.535 35.553.220 2 Tài sản lưu động và ĐTNH 9.262.930 15.242.653 18.734.430 25.053.120 2.1 Tiền 256.753 445.259 551.857 915.450 2.2 Các khoản phải thu 213.333 393.213 948.560 1.511.940 2.3 Hàng tồn kho 8.792.844 14.404.181 17.234.013 22.625.730 3 Tài sản cố định ĐTDH 2.929.064 7.321.601 8.962.105 10.500.100 4 Tổng nguồn vốn 12.191.994 22.564.254 27.696.535 35.553.220 5 Nợ phải trả 9.272.472 17.580.078 22.624.511 25.553.220 5.1 Nợ ngắn hạn 2.921.922 9.200.000 12.624.511 16.553.220 5.2 Nợ dài hạn 6.350.550 10.416.056 9.000.000 9.000.000 6 Vốn chủ sở hữu 2.919.522 4.984.176 5.072.024 10.000.000 7 Tỷ suất tài trợ 0,23 0,22 0,18 0.28 8 Chỉ số thanh toán nhanh 0,16 0,091 0,12 0,14 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Qua bảng số liệu về tình hình tài chính ở trên cho thấy: - Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty qua các năm đều tăng. Năm 2004 so với năm 2003 tăng 10.372.260 nghìn đồng tương ứng tăng 85%. Năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 5.132.200 nghìn đồng tương ứng tăng 22,75%. Năm 2006 so với năm 2005 tăng 7.856.685 nghìn đồng tương ứng tăng 28,4%. - Tỷ suất tài trợ tăng giảm không ổn định. Năm 2005 là thấp nhất trong các năm, còn năm 2006 cao nhất bằng 0,28 là do từ năm 2003-2005 vốn chủ sở hữu ít, Công ty sử dụng vốn vay nhiều. Nhưng đến năm 2006 vốn chủ sở hữu tăng là do năm 2006 Công ty chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần huy động được nhiều vốn. - Chỉ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2003 so với năm 2004 giảm mạnh nhưng bắt đầu từ năm 2004 trở đi chỉ số này đã tăng. Năm 2003 đạt cao nhất bằng 0,23 còn năm 2004 là thấp nhất chỉ bằng 0,091. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty còn hạn chế do vốn của Công ty chủ yếu tồn tại dưới dạng hàng tồn kho nhiều. Công ty cần phải tính toán đưa ra giải pháp lưu kho hợp lý để góp phần làm cho chỉ số này có giá trị cao hơn. Như vậy tình hình tài chính trong Công ty nhìn chung là chưa tốt, còn hạn chế. Do đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tiêu thụ của Công ty. Vì với tình hình tài chính như thế thì sẽ khó khăn cho Công ty trong việc xây dựng những chính sách kế hoạch phát triển sản phẩm. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠO 1.1. Đánh giá về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quan trọng, nó vừa là hoạt động đầu tiên cũng vừa là hoạt động cuối cùng của quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bởi vì một doanh nghiệp nếu chỉ sản xuất ra sản phẩm mà không tiêu thụ được thì doanh nghiệp đó sớm muộn gì cũng sẽ lụi tàn dẫn đến phá sản. Công ty Lam Sơn cũng như các doanh nghiệp khác khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều luôn đề ra kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ và tổ chức thực hiện kế hoạch đó nhằm giúp cho hoạt động tiêu thụ đạt kết quả tốt nhất. Hiệu quả của công tác tiêu thụ sẽ phản ánh tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 6: Tỷ lệ thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty giai đoạn 2003-2006 (Đơn vị: 1000 đồng) Năm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực hiện kế hoạch( %) Số lượng ( Tấn ) Doanh thu (Triệu đồng) Số lượng ( Tấn ) Doanh thu (Triệu đồng) 2003 4784 15.127,3 4693 14.839,9 98,1 2004 5482 18.391,9 5405 18.134,4 98,6 2005 4997 18.101,6 4268 15.458,8 85,4 2006 6912 25.748,6 7133 26.572,6 103,2 (Nguồn: Phòng Kế hoạch điều vận) Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch Từ bảng trên ta thấy năm 2003, 2004, 2005 công ty đã không hoàn thành kế hoạch đề ra. Năm 2006 Công ty không những đạt mà còn vượt kế hoạch. Nhưng nhìn chung qua các năm công ty cũng đã gần đạt được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. + Năm 2003 Công ty đạt được 98,1% so với kế hoạch là do công ty vừa mới chuyển địa điểm sang cụm CN Đông La - Đông Hưng - Thái Bình (năm 2002) Công ty vẫn đang hoàn tất các cơ sở vật chất nên hoạt động sản xuất chưa ổn định. + Năm 2004 do thời tiết không thuận lợi, trận mưa lụt cuối tháng 7 gây ngập úng làm thiệt hại mùa màng năng suất lúa giảm. Điều này gây khó khăn cho công tác thu mua thóc của Công ty nên ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ, do vậy mà năm 2004 Công ty chỉ đạt 98,6% so với kế hoạch. + Năm 2005 mặc dù thời tiết khá thuận lợi, hơn nữa lúc này cơ sở vật chất của Công ty đã ổn định nhưng năm 2005 là năm thực hiện kế hoạch thấp nhất chỉ đạt 85,4 %. Sở dĩ như vậy là do năm 2005 Công ty phải mất ba tháng ngừng hoạt động để lắp ráp máy móc thiết bị mới (dàn máy xay xát liên hoàn Bùi Văn Ngọ). + Năm 2006 Công ty không chỉ hoàn thành kế hoạch đề ra mà còn vượt 3,2% so với kế hoạch. Đó là một sự nỗ lực rất lớn. Có được điều đó thứ nhất là do Công ty mới được lắp đặt máy móc hiện đại hơn trước (công suất đạt 4 tấn/ giờ, gấp hai lần công suất trước), thứ hai là Công ty đã thu mua loại thóc mới, chất lượng về chế biến (Hương Cốm). Mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng Công ty đã luôn cố gắng và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đặt ra. Gạo là sản phẩm thiết yếu và quan trọng trong cuộc sống con người. Nó không chỉ dùng làm lương thực đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người mà còn dùng nhiều cho ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến (gạo được sử dụng để chế biến các loại rượu, cồn hay gạo còn dùng làm bún, bánh phở, bánh đa…). Ngoài ra gạo chất lượng kém còn được tận dụng để làm thức ăn chăn nuôi. Với mỗi loại gạo có mục đích sử dụng khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu rộng rãi của khách hàng trong Công ty có nhiều loại gạo khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng và thói quen của từng vùng khác nhau. Ví dụ như gạo kho thường dùng để nấu rượu, làm thức ăn chăn nuôi rất được ưa chuộng ờ vùng Bắc Giang, gạo Q cũng dùng để nấu rượu nhưng lại được tiêu thụ nhiều ở Vĩnh Phúc. Gạo V do có nhiều bột nên được dùng chủ yếu để làm bún bánh, phở. Xi, Tạp Giao, Khang Dân là gạo ăn thông thường, còn Bắc Thơm, Tám Thơm, Hương Cốm là gạo chất lượng thường dành cho những người có thu nhập cao hoặc trong những ngày lễ tết. Trong xu hướng hiện nay khi mà đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu các loại gạo thayđổi. Bảng 7: Cơ cấu tiêu thụ các loại gạo của Công ty (Đơn vị: 1000 đồng) Loại gạo Năm 2003 Năm 2004 DT CP LN %LN DT CP LN %LN Kho 3696562 3671475 25087 24,15 4062344 4034036 28308 22,30 Q 4446741 4417437 29304 28,21 5250550 5215616 34934 27,52 V 2475257 2457930 17327 16,68 2754098 2734663 19435 15,31 Tạp giao 1709530 1697564 11966 11,52 2423584 2407526 16058 12,65 Khang dân 1535906 1525154 10752 10,35 2191570 2177645 13925 10,97 Xi 488225 483935 4290 4,13 900936 894157 6779 5,34 Bắc thơm 319053 315781 3272 3,15 530146 525462 4684 3,69 Tám thơm 53423 52052 1371 1,32 47595 45589 2006 1,58 Nếp 94981 94472 509 0,49 126597 125785 812 0,64 Hương cốm Tổng 14839971 14736091 103880 100 18134420 18007479 126941 100 Loại gạo Năm 2005 Năm 2006 DT CP LN %LN DT CP LN %LN Kho 2571843 2554811 17032 15,74 3637430 3612581 24849 13,25 Q 4197586 4169073 28513 26,35 5760789 5719286 41503 22,13 V 1706831 1693770 13061 12,07 2867216 2846662 20554 10,96 Tạp giao 2667638 2649578 18060 16,69 5413944 5376380 37564 20,03 Khang dân 2350023 2334246 15777 14,58 4404612 4375825 28787 15,35 Xi 959273 952001 7272 6,72 2404905 2387989 16916 9,02 Bắc thơm 640631 635210 5421 5,01 1606083 1595037 11046 5,89 Tám thơm 72593 70375 2218 2,05 153273 149203 4070 2,17 Nếp 112350 111495 855 0,79 210899 209417 1482 0,79 Hương cốm 113403 112634 769 0,41 Tổng 15458768 15350557 108211 100 26572554 26385011 187543 100 (Nguồn: Phòng Thương Mại) Dựa vào bảng trên ta thấy: * Doanh thu tiêu thụ gạo qua các năm đều tăng, cùng với tăng doanh thu lợi nhuận thu được cũng tăng theo (riêng năm 2005 do lắp ráp máy móc thiết bị sản xuất không đủ hàng nên doanh thu thấp). Năm 2004 so với năm 2003 lợi nhuận tăng 23.061 nghìn đồng tương ứng tăng 22,19%; năm 2005 so với năm 2004 lợi nhuận giảm 18.730 nghìn đồng tương ứng giảm 14,75%; năm 2006 so với năm 2005 lợi nhuận tăng 79.332 nghìn đồng tương ứng tăng 73.3%. Có được điều đó là do lúc này Công ty lắp ráp máy móc công suất lớn gấp 2 lần trước nên tạo ra nhiều sản phẩm hơn. * Cơ cấu các loại gạo có sự thay đổi qua các năm. Gạo kho, Q, V giảm dần còn gạo chất lượng như bắc thơm, tám thơm tăng dần. Điều đó là rất hợp lý vì đời sống con người ngày càng được nâng cao nhu cầu của con người không còn là ăn no, mặc ấm nữa mà cao hơn là ăn ngon, mặc đẹp. Chính vì thế mà những gạo có chất lượng ăn ngon, thơm dẻo đang ngày càng được ưa chuộng. + Thái Bình là vùng trồng rất nhiều gạo Q vì thế mà trong cơ cấu về các loại gạo của Công ty thì gạo Q vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất mặc dù đang có xu hướng giảm. Gạo Q cứng, nở ăn không ngon; thường được dùng để nấu rượu, làm hàng và một số nơi như miền núi trung du, những người có thu nhập thấp còn dùng để ăn. Nhưng nhu cầu về gạo Q để ăn ngày càng giảm vì đời sống con người đang ngày càng được nâng cao. Năm 2004 gạo Q chiếm 27,52 % giảm 0,69 % so với năm 2003, năm 2005 giảm 1,17% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 4,22 % so với năm 2005. + Mặc dù nhu cầu làm bún, bánh phở tăng nhưng gạo V lại có xu hướng giảm là do giống lúa V chỉ cấy được một vụ tháng 5 mà năng suất lại thấp nên người nông dân ngày càng ít cấy giống lúa. Gạo V năm 2004 so với năm 2003 giảm 1,37 %, năm 2005 so với năm 2004 giảm 3,24 %, năm 2006 so với năm 2005 giảm 1,11 %. + Gạo Xi, Khang Dân, Tạp Giao vẫn tăng qua các năm. + Gạo ngon chất lượng (Tám Thơm, Bắc Thơm, Hương Cốm) mặc dù còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng dần. Gạo Bắc Thơm năm 2003 chiếm 3,15 %, năm 2004 chiếm 3,69 % tương ứng tăng lên 0,54 %, năm 2005 so với năm 2004 tăng 1,32 % và năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,88 %. Như vậy cùng với sự phát triển của đời sống, xã hội thì nhu cầu về gạo chất lượng ngày càng tăng, đặc biệt là trong các dịp lễ tết thì những gạo có chất lượng được tiêu thụ rất mạnh. Tóm lại để đẩy mạnh tiêu thụ Công ty cần phải nắm rõ cơ cấu tiêu thụ các loại gạo để biết được xu hướng biến đổi của từng loại. Từ đó đưa ra chính sách tiêu thụ hợp lý phù hợp với nhu cầu thị trường. 1.2. Đánh giá việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo của Công ty Mặc dù Công ty kinh doanh trong lĩnh vực lương thực khá lâu nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty vẫn còn hạn hẹp. Công ty mới chỉ kinh doanh chủ yếu ở các tỉnh Miền Bắc, Công ty gần như vẫn chưa xâm nhập được vào thị trường các tỉnh Miền Trung và Miền Nam. Bảng 8: Cơ cấu tiêu thụ gạo trên các thị trường (Đơn vị: %) Năm Thị trường 2003 2004 2005 2006 Bắc Giang 32,5 27,7 26,5 25,3 Vĩnh Phúc 18,3 16,3 15,7 14,8 Quảng Ninh 18,1 19,8 20,6 21,2 Hải Phòng 23,8 27,2 28,1 30,5 Thái Bình 7,3 8,3 8,1 8,2 Tổng 100 100 100 100 (Nguồn: Phòng Thương mại) Biểu đồ 2: Cơ cấu tiêu thụ gạo trên các thị trường Nhìn vào bảng cơ cấu tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường ta thấy sản phẩm tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố chiếm tỉ trọng không đều nhau.Thị trường tiêu thụ sản phẩm mạnh nhất của Công ty trước kia là Bắc Giang nhưng hai năm gần đây thị trường này có xu hướng giảm, thay vào đó Hải Phòng là thị trường lớn nhất của Công ty. + Gạo tiêu thụ tại Bắc Giang ngày càng giảm năm 2003 chiếm 32,1%, năm 2004 giảm còn 27,7%, năm 2005 giảm còn 26,5% và đến năm 2006 chỉ còn 25,3% . Gạo tiêu thụ chính ở thị trường này là gạo kho, Q nấu rượu, một ít để ăn nhưng do nhu cầu về gạo Q để ăn giảm, gạo từ Miền Nam tràn vào Bắc Giang nhiều mà giá lại rẻ nên dẫn đến gạo của Công ty tiêu thụ ở thị trường này ngày càng giảm. + Thị trường Hải Phòng, Quảng Ninh tiêu thụ gạo ngày càng tăng là do hai khu vực này ngành công nghiệp phát triển mạnh, nông nghiệp ít, nhiều công nhân nhu cầu về gạo ngày càng tăng nhưng chủ yếu là gạo yếu là Khang Dân, Tạp giao, Q. + Hiện nay Hải Phòng đang là thị trường tiêu thụ gạo mạnh nhất của Công ty từ chiếm 23,8 % năm 2003 tăng lên 27,2 % năm 2004, năm 2005 chiếm 28,1 % và đến năm 2006 chiếm tới 30,5 %. Hải Phòng là nơi công nghiệp phát triển, lại có bến cảng nên thuận tiện cho Công ty đi lấy hàng (Thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp từ cảng). Tận dụng điều đó Công ty luôn quan tâm và có những chính sách thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại thị trường này để trong những năm tới Hải Phòng vẫn là thị trường tiêu thụ lớn của Công ty. + Tỷ lệ tiêu thụ gạo ở Thái Bình chỉ chiếm một phần rất nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng. Do Thái Bình là tỉnh thâm canh cây lúa, người dân chủ yếu là trồng lúa, hơn nữa trong tỉnh lại có rất nhiều cơ sở chế biến thóc gạo nên lượng tiêu thụ tại thị trường này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Năm 2004 nhu cầu về gạo tại thị trường này là nhiều nhất chiếm 8,3 % là do năm 2004 Thái Bình bị trận ngập úng vào tháng 7 nên nhu cầu về gạo có tăng chút ít. Gạo tiêu thụ ở đây là Q, V dùng để làm hàng, Tám thơm, Bắc thơm, Hương Cốm dành cho dân thành thị và những người có thu nhập cao. Nhìn chung thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn hạn chế chưa được mở rộng. Công ty chủ yếu vẫn làm ăn với các thị trường truyền thống, chưa khám phá, tìm kiếm thị trường mới. Do vậy mà Công ty cần phải có chính sách, biện pháp để mở rộng, khai thác những thị trường tiềm ẩn để ngày càng mở rộng phạm vi thị trường của Công ty không chỉ ở Miền Bắc mà còn ở khắp đất nước. Việc mở rộng thị trường có ý nghĩa quyết định để tăng doanh số và lợi nhuận cho Công ty. 2. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TY ÁP DỤNG 2.1. Các giải pháp liên quan đến công tác nghiên cứu thị trường Qua bảng số liệu ở trên cho thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là ở các tỉnh Miền Bắc như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng. Thị trường miền Trung và miền Nam sản phẩm của Công ty gần như không có. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được Công ty quan tâm chú trọng. Công ty mới chỉ quan tâm cũng như tìm hiểu nhu cầu và thiết lập quan hệ với các bạn hàng truyền thống lâu năm mà chưa chú ý, tìm kiếm thị trường mới. Và Công ty cũng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thị trường hiện tại mà chưa chú ý đến thị trường tương lai. Điều này được thể hiện rõ hơn ở các nội dung cụ thể dưới đây của công tác nghiên cứu thị trường mà Công ty đã nghiên cứu. 2.1.1. Công tác nghiên cứu cầu về sản phẩm Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất, kinh doanh cũng đều phải nghiên cứu cầu. Đó là công việc quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu cầu là xác định được các dữ liệu về cầu trong hiện tại và khoảng thời gian tương lai xác định nào đó. Gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu và được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Chính vì vậy mà nhu cầu về gạo là nhiều. Gạo có nhiều loại nhưng tuỳ mỗi vùng khác nhau với những mục đích sử dụng khác nhau mà có nhu cầu khác nhau. Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ Công ty cũng đã tiến hành nghiên cứu cầu: nghiên cứu số lượng khách hàng, quy mô, nhu cầu của từng khách hàng để đề ra kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ cụ thể đáp ứng từng khách hàng nhằm tiêu thụ được hết sản phẩm sản xuất ra đồng thời không sản xuất thiếu so với nhu cầu của khách hàng. Công ty đã quan tâm đến cái mà khách hàng cần chứ không phải cái mà mình sản xuất. Nhưng mới chỉ ở thị trường truyền thống, chưa mở rộng khai thác thị trường mới. Bảng 9 : Tình hình dự báo và thực hiện nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại thị trường Bắc Giang (Đơn vị : 1000 đồng) Tên khách hàng Năm Thuý Tằng Lương thực BG Hà Duyên Hiền Loan 2003 DB(1000đ ) 2.144.611 1.864.188 781.843 - TH (1000đ ) 2.170.346 1.880.966 771.679 - Tỷ lệ TH (%) 101,2 100,9 98,7 - 2004 DB (1000đ ) 2.099.262 1.554.095 1.393.909 - TH (1000đ ) 2.109.758 1.557.203 1.356.273 - Tỷ lệ TH (%) 100,5 100,2 97,3 - 2005 DB (1000đ ) 1.714.047 1.430.549 881.932 327.352 TH (1000đ ) 1.638.629 1.351.869 819.315 286.760 Tỷ lệ TH (%) 95,6 94,5 92,9 87,6 2006 DB (1000đ ) 2.990.826 1.840.078 1.056.638 683.217 TH (1000đ ) 3.092.514 1.882.400 1.075.657 672.286 Tỷ lệ TH (%) 103,4 102,3 101,8 98,4 (Nguồn: Phòng Thương Mại) Tại thị trường Bắc Giang khách hàng lớn lâu năm của Công ty là cửa hàng Thuý Tằng, lương thực Bắc Giang, cửa hàng Hà Duyên. Năm 2005 Công ty mới mở rộng thêm khách hàng mới là cửa hàng Hiền Loan. Do mối quan hệ làm ăn lâu năm với các khách hàng nên Công ty dự báo tương đối chính xác nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. Cửa hàng Hiền Loan là khách hàng mới, Công ty chưa nắm bắt cụ thể, chính xác các thông tin nên việc dự báo so với thực hiện chưa được chính xác. Nhưng đến năm 2006 Công ty đã dự báo so với thực hiện đạt 98,4%, và trong thời gian tới Công ty sẽ càng dự báo chính xác hơn nhu cầu của khách hàng này và sẽ trở thành khách hàng truyền thống của Công ty. Bảng 10: Tình hình dự báo và thực hiện nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại thị trường Hải Phòng (Đơn vị : 1000 đồng) Tên khách hàng Năm Ngàn Thuỷ Nguyên Cửa hàng lương thực Hải Phòng Bộ đội hải quân HP Thành- Kiến Thuỵ 2003 DB (1000đ) 1.771.270 889.203 873.371 - TH (1000đ) 1.765.957 882.978 882.978 - Tỷ lệ TH (%) 99,7 99,6 101,1 - 2004 DB (1000đ) 2.362.615 748.114 1.314.701 462.428 TH (1000đ) 2.416.955 739.884 1.331.792 443.931 Tỷ lệ TH (%) 102,3 98,9 101,3 96 2005 DB (1000đ) 2.190.600 700.631 1.269.326 525.089 TH (1000đ) 2.041.640 651.587 1.172.857 477.631 Tỷ lệ TH (%) 93,2 93 92,4 91 2006 DB (1000đ) 3.905.845 1.258.971 2.096.720 808.845 TH (1000đ) 3.890.222 1.296.741 2.107.204 810.463 Tỷ lệ TH (%) 99,6 103 100,5 100,2 (Nguồn: Phòng Thương Mại) Thị trường Hải Phòng là một thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm gạo của Công ty. Khách hàng chính của Công ty ở thị trường này là cửa hàng Ngàn - Thuỷ Nguyên, sau đó là cửa hàng lương thực Hải Phòng và bộ đội hải quân Hải Phòng. Năm 2004 Công ty mới có thêm khách hàng mới Thành - Kiến Thuỵ. Qua bảng trên ta thấy Công ty rất chú trọng nghiên cứu và đáp ứng rất tốt nhu cầu của các khách hàng lớn, lâu năm. Công ty tiến hành dự báo nhu cầu của khách hàng sau đó lập ra kế hoạch sản xuất và tiêu thụ tương đối chính xác. Trong các năm 2003-2006 thì năm 2005 là năm thực hiện kế hoạch thấp nhất, chưa đáp ứng hết nhu cầu khách hàng, gây tình trạng thiếu hàng. Sở dĩ như vậy là do năm 2005 Công ty phải mất một thời gian để lắp ráp máy móc thiết bị mới, do đó làm gián đoạn hoạt động sản xuất nên sản phẩm làm ra còn thiếu hụt so với nhu cầu của khách hàng. Năm 2006 sau khi máy móc thiết bị mới được lắp ráp, hoạt động của Công ty đã ổn định nên Công ty đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Tình hình thực hiện đều cao hơn so với kế hoạch. *Phương pháp nghiên cứu cầu trong Công ty Để dự báo được chính xác nhu cầu của các khách hàng đó Công ty đã tiến hành nghiên cứu cầu bằng cách: - Thứ nhất, bằng phương pháp gián tiếp thông qua các số liệu thống kê, các báo cáo kết quả tiêu thụ qua các năm của khách hàng. - Thứ hai, bộ phận tiếp thị trong phòng thương mại thường xuyên gọi điện liên lạc với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, số lượng cũng như các loại gạo mà khách hàng cần ở mỗi thời điểm để đáp ứng kịp thời chính xác. * Đánh giá phương pháp: Việc nghiên cứu cầu bằng phương pháp như trên có nhiều hạn chế. Cách này chỉ áp dụng trong trường hợp đó là những khách hàng quen, truyền thống. Còn muốn mở rộng thị trường tìm kiếm thêm những khách hàng mới thì Công ty phái sử dụng các phương pháp nghiên cứu cầu trực tiếp như dùng bảng hỏi thăm dò ý kiến khách hàng, tổ chức hội nghị gặp gỡ khách hàng. Vì thế mà khách hàng của Công ty đa số là khách hàng quen, làm ăn. Điều đó vừa thuận lợi nhưng cũng đồng thời là một khó khăn đối với Công ty. Vì nếu như Công ty chỉ chú trọng làm ăn với các khách hàng trung thành lâu năm, đáp ứng tốt nhu cầu của họ thì Công ty tạo lập được bạn hàng trung thành, điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn. Nhưng nếu không tìm kiếm khai thác thị trường mới, tiềm ẩn thì khu vực thị trường của Công ty sẽ hạn hẹp do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ. 2.1.2. Nghiên cứu cung Muốn tiêu thụ được sản phẩm nghiên cứu cầu thôi chưa đủ còn cần phải nghiên cứu cung tức là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh biết được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó có những biện pháp, cách thức nhằm tạo lợi thế cho mình. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty khá nhiều. Không chỉ ở trong tỉnh mà còn ngoài tỉnh. Công ty cũng đã có sự tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh đã biết được họ là ai, ưu nhược điểm của họ. * Trong tỉnh: có khoảng 10 cơ sở chế biến thóc gạo cạnh tranh với Công ty, được chia làm ba nhóm chính: Một là Các Công ty lương thực Sông Hồng (4 Công ty ở Đông Hưng, Thái Thụy, Tiền Hải, Quỳnh Phụ), hai là Công ty Cổ Phần Lương thực Thái Đan, ba là các cơ sở tư nhân (Hương Cúc, Thuỷ Dương, Thuận Khang, Cường Liên). Mỗi Công ty đều có ưu nhược điểm riêng và Công ty đã nắm được một số ưu nhược điểm chủ yếu, biết được mặt hàng và thị trường chính của các đối thủ cạnh tranh trong tỉnh như đối với các Công ty lương thực Sông Hồng kinh doanh chủ yếu là mặt hàng gạo để làm hàng nấu rượu, một ít gạo ăn, còn các công ty tư nhân chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực gạo ăn. Nhưng Công ty mới chỉ tìm hiểu được điểm mạnh, yếu mà chưa tìm hiểu nghiên cứu các chính sách tiêu thụ chính sách khuyến mại, quảng cáo của đối thủ. Nắm được đặc điểm của các đối thủ thì mới có thể giành lợi thế trên thương trường. Dưới đây là một vài ưu, nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh trong tỉnh mà Công ty tìm hiểu được. Bảng 11 : Điểm mạnh, yếu của các đối thủ cạnh tranh trong tỉnh Các đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu 1. Công ty LT Sông Hồng - Là Công ty chuyên kinh doanh về lương thực lâu năm. - Là Công ty của Nhà nước nên được sự ưu đãi hơn các DN khác. - Bộ máy cồng kềnh, vẫn còn theo chế độ bao cấp nhiều khi không đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. - Phương tiện vận tải ít, không đa dạng gây khó khăn trong vận chuyển hàng hoá. 2. CTCP Lương Thực Thái Đan - Chuyên kinh doanh lương thực. - Được đầu tư máy móc công nghệ hiện đại (máy xay xát của Đan Mạch) chất lượng tốt hơn. - Do sự khập khiễng của máy móc thiết bị nên không tận dụng hết công suất, đạt hiệu quả không cao. - Thiếu phương tiện vận chuyển. 3. Các công ty tư nhân - Sản xuất mang tính chất gia đình, quản lý tốt, làm việc nhiệt tình. - Sản xuất với khối lượng ít nên họ mua trực tiếp thóc từ người nông dân, nên giá rẻ hơn. - Quy mô nhỏ, vốn ít không đáp ứng được đơn hàng lớn. - Máy móc công suất nhỏ. - Thiếu phương tiện vận chuyển. Từ việc tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh Công ty biết được thế mạnh cũng như yếu điểm của mình. Thế mạnh đó là: Đa dạng phương tiện vận chuyển: trong Công ty có gần 30 chiếc xe với cỡ lớn nhỏ khác nhau từ trọng tải 6 tấn cho đến 50 tấn. Nếu khách hàng có nhu cầu là Công ty có thể đáp ứng được ngay, không mất thời gian chờ đợi thuê xe. Hơn nữa việc tự vận chuyển sẽ giúp Công ty luôn chủ động và cước phí vận chuyển rẻ hơn nhiều so với thuê ngoài. Công ty làm việc liên tục trong các ngày, phục vụ khách hàng mọi lúc. Máy móc công suất lớn (4 tấn/ giờ). Tận dụng cước vận chuyển hai chiều (Công ty giao gạo cho khách hàng rồi lại từ đó lấy hàng khác về). Yếu điểm: Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, lương thực chỉ là một mặt hàng của Công ty (thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, lương thực); vốn ít, phải vay vốn với lãi suất và thế chấp theo quy định của ngân hàng nên nhiều khi gây khó khăn cho hoạt động tiêu thụ gạo. * Các đối thủ cạnh tranh khác. Ở mỗi thị trường Công ty đều có đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là gạo từ Miền Nam tràn ra. Vì đồng bằng sông Cửu Long là vựa thóc lớn của cả nước, hơn nữa lại vận chuyển bằng đường thuỷ nên vận chuyển được số lượng lớn dẫn đến giá rẻ hơn gạo của Công ty từ 30-50 đồng/ kg. Giá rẻ hơn gạo của Công ty nhưng chất lượng thì không bằng (do chất đất quy định nên gạo Thái Bình chất lượng ngon hơn gạo Miền Nam). Ngoài gạo Miền Nam Công ty còn phải cạnh tranh với gạo Nam Định. Sở dĩ gạo chất lượng (tám thơm, bắc thơm, hương cốm) của Công ty không tiêu thụ được tại thị trường Quảng Ninh là do không cạnh tranh được với gạo Nam Định đặc biệt là gạo Tám. Ở nước ta có nhiều nơi có gạo Tám, nhưng gạo tám Nam Định nổi tiếng ngon, từ xa xưa gạo Tám ở đây đã dùng để tiến vua, và đến ngày nay nó vẫn nổi tiếng được rất nhiều người biết đến như gạo Tám Hải Hậu, Tám Xuân Đài… Công ty cũng chưa nghiên cứu đến các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, trước mắt là các đối thủ mà Công ty sẽ phải cạnh tranh nhất là khi nước ta đã gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 2.2. X ây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối Bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra dù chất lượng tốt, giá cả phù hợp nhưng nếu không tổ chức được hệ thống kênh phân phối tới tay khách hàng thì sẽ không đạt được hiệu quả kinh doanh cao và sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của Công ty. Kênh phân phối là công cụ hiệu quả nhất giúp Công ty thực hiện chiến lược mở rộng thị trường. Trong Công ty sử dụng hai hệ thống kênh phân phối đó là kênh phân phối trực tiếp và kênh p._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32032.doc
Tài liệu liên quan