Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hà Tây

Lời mở đầu Việt Nam là một nước đông dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khi hệ thống NHTM lại mới phát triển, tiềm lực còn yếu, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư còn lớn, đây là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, theo cam kết khi gia nhập WTO, đến năm 2010 Việt Nam sẽ mở cửa nền kinh tế về mọi mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, các Ngân Hàng lớn trên thế giới hoạt động tại Việt Nam, tạo môi trưòng cạnh tranh bình đẳng giữa các Ngân Hà

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trong và ngoài nước. Vì vậy, mỗi Ngân Hàng cần phải xây dựng cho mình chính sách phát triển tối ưu trong thời gian tới. Đặc biệt là giải pháp để khai thác hiệu quả nguồn vốn trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không đứng ngoài xu hướng đó, trong những năm qua NHCT Hà Tây đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển cho phù hợp với từng thời kỳ. Lượng vốn huy động hàng năm tăng đáp ứng nhu cầu cho vay không chỉ trên địa bàn Tỉnh mà còn ở các vùng lân cận thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và ổn định đời sống nhân dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác huy động vốn của NHCT Hà Tây còn bộc lộ những hạn chế như: lượng vốn tăng nhưng tốc độ còn chậm, nguồn huy động thời gian dài còn chưa đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức cá nhân trên địa bàn, cơ cấu giữa đồng nội tệ và ngoại tệ chưa hợp lý. Vì vậy, sau một thời gian thực tập và tiếp cận với các hoạt động của NHCT Hà Tây, vấn đề “Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hà Tây” được chọn làm đề tài nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: vấn đề huy động vốn Mục tiêu: tăng cường huy động vốn (tìm kiếm biện pháp nhằm tăng khả năng huy động vốn cả về số lượng lẫn chất lượng) Phạm vi nghiên cứu: chi nhánh NHCT Hà Tây Phương pháp nghiên cứu: dựa trên phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu, kết hợp giữa lý thuyết va thực tế để đưa ra nhận định và những giải pháp cần thiết. Kết cấu đề tài: đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM Chương 2: Thực trạng huy động vốn của NHCT Hà Tây giai đoạn (2005 – 2007) Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHCT Hà Tây CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM khái niệm Vốn là lượng tiền được dùng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận sau một khoảng thời gian nhất định. Đối với hàng hóa thông thường được lưu thông trên thị trường, người sở hữu hàng hóa bán quyền sở hữu hàng hóa của mình, còn “hàng hóa” vốn thì được lưu thông, mua bán trên thị trường vốn và người sở hữu vốn không bán quyền sở hữu mà bán quyền sử dụng vốn. Sau một thời gian nhất định, người mua quyền sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn một khoản tiền nhất định. Đối với ngân hàng, vốn là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tự tạo lập hoặc từ đi vay, từ huy động,.. được dùng vào họat động cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. 1.1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM Đặc trưng của hoạt động Ngân hàng là “Kinh doanh tiền tệ”, vì thế vốn kinh doanh không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng. Một ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Vốn quyết định đến quy mô hoạt động tầm cỡ của một ngân hàng, vốn lớn là lợi thế đầu tiên trong việc chấp hành luật pháp, tạo thế mạnh và thuận lợi trong kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng có lượng vốn lớn thể hiện khả năng thanh toán tốt, tạo được niềm tin của khách hàng, vốn lớn là điệu kiện để gây dựng vị thế của ngân hàng trên thị trường, tạo khả năng cạnh tranh. Vốn lớn và đa dạng tạo sự thuận lợi cho việc sử dụng tổng hòa các loại vốn. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu được hình thành bằng nhiều cách khác nhau. Với ngân hàng tư nhân, vốn ban đầu thuộc sở hữu cá nhân. Để phân biệt với các khoản tiền của chủ thể khác mà ngân hàng đang nắm giữ (các khoản nợ), chủ ngân hàng còn gọi vốn mình ứng ra trong kinh doanh là vốn tự có. Với chức năng trung gian tài chính, chủ ngân hàng không ngừng huy động tiền của chủ thể khác để đầu tư, do vậy dần dần vốn của chủ ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn. Một số ngân hàng trung ương qui định giới hạn tỷ lệ vốn chủ trên tổng tiền gửi nhằm tăng đảm bảo an toàn cho người gửi tiền. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, song VCSH có vai trò rất quan trọng, góp phần xác định qui mô và cơ cấu của ngân hàng, tăng khả năng mở rộng cho vay và đầu tư, đặc biệt là trung và dài hạn cũng như tạo rat rang thiết bị và công nghệ ngân hàng hiện đại. Sau đây là các bộ phận cấu thành VCSH: Vốn chủ sở hữu ban đầu Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, ngân sách Nhà nước cấp (vốn của Nhà nước).. Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp, ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân. VCSH ban đầu phải tuân thủ các qui định của Nhà nước. Các qui định thường nêu rõ số vốn tối thiểu – vốn pháp định mà chủ ngân hàng cần phải có khi bắt đầu hoạt động. Vốn pháp định có thể được qui định cho từng loại ngân hàng trong từng điều kiện cụ thể. VCSH không phải hoàn trả. Chủ ngân hàng có thể tăng, giảm hoặc thay đổi cơ cấu VCSH, quyết định chính sách phân phối lợi nhuận. Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể: Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuân sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu. Đối với ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, lợi nhuận sau thuế sau khi trừ đi thua lỗ năm trước và các chi phí đặc biệt, được trích bổ sung VCSH theo qui định của Nhà nước. Nhiều ngân hàng trong điều lệ hoạt động của mình đều qui định mức vốn điều lệ (tối thiểu là bằng vốn pháp định), và thường xuyên bổ sung vốn điều lệ bằng trích lợi nhuận Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước quy định… Đặc điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, song giúp cho ngân hàng có được lượng vốn sở hữu lớn tăng cường năng lực tài chính vào lúc cần thiết. Trong những trường hợp cần duy trì thị giá cổ phiếu, hoặc duy trì quyền lãnh đạo của những cổ đông quan trọng, Ngân hàng có thể mua lại một số cổ phiếu đã phát hành hoặc tăng tỷ lệ lợi nhuận chia cho cổ phiếu. Các quĩ: ngân hàng có nhiều quỹ, mỗi quỹ đều có mục đích riêng: + Kinh doanh của Ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, nhiều tài sản của Ngân hàng đã sinh lãi một thời gian dài sau đó có thể bị tổn thất. Do vậy, các Ngân hàng trích lập các khoản dự trữ nhằm bù đắp tổn thất (nếu có) gọi là quĩ dự phòng tổn thất. Nếu tổn thất thực của ngân hàng nhỏ hơn số trích lập, VCSH sẽ gia tăng và ngược lại. Một số Ngân hàng không hạch toán quĩ này vào VCSH mà vào các khoản nợ do nguồn gốc của quĩ là trích từ thu nhập trước thuế như một khoản chi phí, và khi cần sẽ được chi ra để bù đắp tổn thất. Như vậy độ lớn của quĩ phụ thuộc vào tổn thất ròng, thu nhập của ngân hàng, và tỷ lệ trích lập quỹ. + Trong môi trường lạm phát, VCSH bị giảm giá, để đảm bảo giá trị, các Ngân hàng có thể tích lập quỹ bảo toàn vốn tính theo tỷ lệ lạm phát. Quĩ này làm gia tăng VCSH. + Trong quá trình hoạt động, có thể thị giá cổ phiếu của ngân hàng lớn hơn mệnh giá. Khi ngân hàng phát hành cổ phiếu mới, phần chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu được ghi lại dưới tên gọi thặng dư của vốn. + Do giá trị các tài sản và nợ của ngân hàng thường xuyên thay đổi theo giá thị trường, đặc biệt là các chứng khoán, và bất động sản. Mặc dù chưa bán, ngân hàng thường xuyên đánh giá lại chúng theo giá thị trường. Những chênh lệch do đánh giá lại được đưa vào Quĩ đánh giá lại. Quĩ này thường xuyên biến động gắn liền với thay đổi thị giá, cho phép nhà quản lý đánh giá giá trị thị trường của VCSH. Ngân hàng thường trích lập các quĩ từ lợi nhuận sau thuế như: quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi, quĩ đào tạo, quĩ nghiên cứu và phát triển sản phẩm..phần lớn các quĩ này được sử dụng trong kỳ, và khả năng sử dụng các quỹ này vào kinh doanh tùy thuộc vào mục đích sử dụng của quỹ. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần Một số ngân hàng coi cổ phần ưu đãi có thời hạn, các khoản vay dài hạn bằng giấy nợ có thể chuyển đổi thành cổ phiếu cũng thuộc VCSH mặc dù chúng mang một số tính chất của một khoản nợ, tuy nhiên phần này thường bị giới hạn và bị kiểm soát chặt chẽ. Việc gia tăng loại vốn này có nhiều ưu điểm đối với quản lý ngân hàng như không làm thay đổi quyền kiểm soát, hạn chế giảm cổ tức… Nguồn tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền cuẩ ngân hàng. Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán) Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hoặc bằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp. Tiền gửi có kỳ hạn có thể được gửi ở một trong hai tài khoản sau: Tài khoản séc: tài khoản này chỉ có thể sử dụng số thực có của mình nghĩa là tài khoản của khách hàng phải luôn dư có. Do tính thuận lợi của tài khoản này (có thể chuyển đổi thành tiền mặt 100% an toàn, thuận lợi trong thanh toán) nên nó là hình thức hấp dẫn đối với khách hàng, đồng thời thông qua việc giữ tài khoản cho một số đông khách hàng, ngân hàng có thể thu được một lượng tiền gửi rất lớn. Tài khoản vãng lai: đây cũng là một loại tài khoản séc nhưng khác ở chỗ tài khoản này có thể phát séc vượt quá dư của mình đến một mức độ nhất định (đã được thỏa thuận trước với ngân hàng). Đối với tài khoản vãng lai có hai lãi suất đồng thời: lãi suất mà đơn vị trả cho ngân hàng (nếu dư nợ trên tài khoản) và lãi suất ngân hàng trả cho đơn vị (nếu dư có trên tài khoản). Lãi suất này do chủ tài khoản và ngân hàng thỏa thuận trước và lãi suất trả cho số dư nợ luôn lớn hơn lãi trả cho số dư có. Chính vì sự phân biệt đó mà khách hàng phải tìm mọi cách gửi tiền vào tài khoản nhằm làm giảm dư nợ đến mức thấp nhất, từ đó làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một khoảng thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Người gửi không được sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để đáp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu, người gửi tiền phải đến ngân hàng để rút tiền ra. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng vầ tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau, tiết kiệm bằng ngoại tệ, bằng vàng..). Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều sổ tiết kiệm cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép. Tiền gửi của các ngân hàng khác Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên, quy mô nguồn này thường không lớn. Đặc điểm nguồn tiền gửi: Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn nhưng chưa đến hạn. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng. Qui mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường nguồn này chiếm trên 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng. Tiền gửi là đối tượng phải chịu dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửi thường cao hơn trả lãi cho tiền gửi. Ở nhiều nước, ngân hàng phải mua bảo hiểm cho tiền gửi. Một đặc điểm ưu việt của loại hình tiết kiệm là phát hành thường xuyên và khách hàng không bắt buộc phải đến ngân hàng làm thủ tục đổi sổ mà khi hết hạn sẽ tự động nhập gốc và ngân hàng sẽ tính lãi kỳ hạn tiếp theo cho khách hàng. Hiện nay, để giảm bớt thiệt thòi cho khách hàng rút tiền khi thời gian đã quá nửa kỳ hạn, nhiều ngân hàng áp dụng lãi suất bậc thang cho khách hàng, nếu khách hàng gửi kỳ hạn một năm nhưng đã quá ba tháng thì sẽ được hưởng lãi suất kỳ hạn ba tháng cho đến sáu tháng, chín tháng... như vậy khách hàng sẽ không cần phải làm thủ tục vay chiết khấu hoặc không bị áp dụng lãi suất không kỳ hạn khi rút trước hạn. Nguồn vốn vay và nghiệp vụ vay vốn của NHTM Tiền gửi là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất của ngân hàng thương mại, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nguồn tiền gửi không đáp ứng được nhu cầu thanh toán của ngân hàng buộc các ngân hàng phải đi vay bằng nhiều cách khác nhau như: a. Vay ngân hàng nhà nước (vay ngân hàng trung ương) Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại như thiếu hụt dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng nhà nước là tái chiết khấu, các thương phiếu đã được ngân hàng thương mại chiết khấu trở thành tài sản của ngân hàng. Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại ngân hàng nhà nước. Nghiệp vụ này làm thương phiếu của ngân hàng thương mại giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại ngân hàng nhà nước) tăng lên . Việc tái chiết khấu này có thể làm lượng tiền trong lưu thông tăng lên trong khi ngân hàng nhà nước không muốn tiền đưa vào lưu thông quá nhiều sẽ gây tình trạng lạm phát. Do đó ngân hàng nhà nước điều hành việc vay mượn này một cách chặt chẽ, ngân hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường, Ngân hàng Nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những trái phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) phù hợp với muc tiêu của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Trong điều kiện chưa có thương phiếu, ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định. b. Vay các tổ chức tài chính khác Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt hạn mức do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay có thể sẵn sàng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ sẽ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. Như vậy nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng nhà nước. Quá trình vay mượn rất đơn giản, Ngân hàng chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý (hoặc Ngân hàng Nhà nước) .Khoản cho vay có thể không cần đảm bảo hoặc không được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc. Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên. Hoạt động này giúp ngân hàng đi vay giảm thiểu chi phí so với đi vay ngân hàng nhà nước mà vẫn đảm bảo mở rộng thị trường đầu ra trong điều kiện đầu vào còn bị hạn chế, còn ngân hàng cho vay thu được một khoản lợi nhuận (tiền lãi) từ việc cho vay. c. Vay trên thị trường vốn Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Rất nhiều ngân hàng thương mại thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn là nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn. - Kỳ phiếu ngân hàng: kỳ phiếu ngân hàng gần giống như chứng chỉ tiền gửi đều là một loại hình phiếu nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường, điểm khác biệt là ở chỗ kỳ phiếu không phát hành thường xuyên nên thường có lãi suất cao hơn. Do vậy, vốn thu được từ phát hành kỳ phiếu thường nhanh, khối lượng lớn, giúp ngân hàng sử dụng vốn vào kinh doanh ngay được so với vốn từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cần thời gian dài. Thực tế khi ngân hàng thương mại quyết định vay trên thị trường bằng hình thức này, bao giờ họ cũng có sẵn những kế hoạch đầu tư nhất định và chắc chắn có hiệu quả. Do đó, việc phát hành kỳ phiếu thường bị khống chế về khối lượng cũng như thời hạn. -Trái phiếu: Trái phiếu là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ để huy động vốn trong đó cam kết trả lãi và gốc cho người mua (hoặc người sở hữu) sau một thời gian nhất định. Về hình thức, trái phiếu có những điểm giống với kỳ phiếu nhưng thời hạn dài hơn. Thời hạn vay nợ dài hơn là có chủ ý của ngân hàng phát hành sau khi cân nhắc thời điểm và thời gian cần sử dụng vốn, đủ để đồng vốn sau một quá trình được đưa vào đầu tư sinh lời có thể hoàn trả lại cho người giữ trái phiếu.Thông thường đây là khoản vay không có bảo đảm, những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi cao sẽ vay mượn được nhiều hơn, các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này, họ thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được bảo lãnh. Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân hàng. Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp. Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị trường để quyết định qui mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mượn thích hợp. Các vấn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ cũng được các ngân hàng quan tâm. Về phía người mua, trái phiếu ngân hàng là giấy chứng nhận việc đầu tư vốn và quyền được hưởng thu nhập của người mua trên số tiền mua trái phiếu ngân hàng. c. Vay nợ nước ngoài Đối với các nước có nền kinh tế phát triển cao, hoạt động ngân hàng mang tính toàn cầu thì nguồn vốn này thường xuyên và khá quan trọng. Tuy nhiên, đối với những nước đang phát triểnvà chậm phát triển, các ngân hàng muốn có được nguồn vốn này phải được phép của Ngân hàng nhà nước và được vay dưới dạng hiệp định khung. Do đó, các nước đang phát triển nguồn này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn của các ngân hàng thương mại. Đặc điểm nguồn đi vay Tỷ trọng của nguồn này thường thấp hơn nguồn tiền gửi, trừ một số ngân hàng chuyên hoạt động bán buôn. Các khoản đi vay thường là với thời hạn và qui mô xác định trước, do vậy tạo thành nguồn ổn định cho khách hàng. Khác với nguồn tiền gửi, ngân hàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên: ngân hàng chỉ vay lúc cần thiết; ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết định lượng vay phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nguồn vay có thể không chịu dự trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, do rủi ro lớn hơn nên lãi suất trả cho tiền vay thường lớn hơn lãi suất trả cho tiền gửi với cùng kì hạn. Các khoản vay ngân hàng nhà nước và vay ngân hàng khác tuy lãi suất thấp song thường có thời hạn ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời cho ngân hàng. Việc cho vay của ngân hàng nhà nước phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ mà ngân hàng nhà nước theo đuổi trong từng thời kì. Việc vay mượn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn cũng gặp khó khăn khi nhiều ngân hàng đang thiếu phương tiện thanh toán. Muốn mở rộng qui mô vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, một ngân hàng cần vươn tới thị trường liên ngân hàng quốc tế với khả năng phân tích rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái. Vay thông qua phát hành các giấy nợ trung và dài hạn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và gia tăng các nguồn trung và dài hạn ổn định cao cho ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn này để cho vay các dự án, tài trợ cho trang thiết bị và bất động sản của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất là thu nhập của dân cư và ổn định vĩ mô, sau đến là các kĩ thuật nghiệp vụ của ngân hàng nhằm tạo tính thanh khoản của các giấy nợ và thuận tiện đối với người cho vay. Mặc dù lãi suất thường cao hơn các nguồn khác, song ngân hàng vẫn phải sử dụng phát hành giấy nợ trung và dài hạn khi tiền gửi không đáp ứng được nhũng yêu cầu như ổn định, qui mô đủ lớn trong khoảng thời gian xác định. 1.2.4. Các nguồn vốn khác Loại này bao gồm nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán và các nguồn khác. *Nguồn ủy thác: Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ... Các hoạt động này tạo nên nguồn ủy thác tại ngân hàng. Cùng với sự phát triển các mối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổ chức kinh tế xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của ngân hàng, có nguồn tài chính, đã sử dụng mạng lưới ngân hàng như các kênh dẫn vốn. Kết quả là hình thành nguồn ủy thác, làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng. *Nguồn trong thanh toán Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền kí quĩ để mở L/C...). Đây là nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, mang tính chất không thường xuyên. Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ nên có thể kết chuyển số dư từ tiền của các ngân hàng thành viên chuyển về để thực hiện cho vay. Hình thức huy động này thường chỉ phổ biến ở các nước phát triển, nơi có hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thanh toán của nền kinh tế. Đặc điểm của nguồn này là thời gian tồn tại ngắn vì phần lớn chúng đều ở trạng thái chờ luân chuyển, do đó các ngân hàng ít khi chỉ sử dụng nguồn này để cho vay lâu dài mà chỉ để bổ sung thêm ở thời điểm hiện tại. * Nguồn khác Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả… là nguồn vốn tạm thời có thể sử dụng của các ngân hàng thương mại. Sử dụng nguồn này không có ảnh hưởng đáng kể tới nguồn vốn cũng như huy động vốn của ngân hàng. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Nguồn tiền gửi là nguồn có tỷ trọng lớn, có thể gấp hàng chục lần vốn tự có của ngân hàng, tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của kinh doanh ngân hàng. Xuất phát từ vai trò của ngân hàng thương mại đối với hoạt động của nền kinh tế và vốn đối với hoạt động ngân hàng thương mại nên vốn nói chung và vốn huy động nói riêng phải không ngừng mở rộng qui mô, nâng cao hiệu quả là tiền đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt động ngân hàng. Vì vậy, việc tăng cường huy động vốn là sự cần thiết trong quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại. Việc huy động vốn được nhiều hay ít của mỗi ngân hàng đều phụ thuộc vào các nhân tố sau: 1.3.1. Nhân tố chủ quan 1.3.1.1. Lãi suất huy động Người gửi tiền vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau, song rõ ràng là nếu ngân hàng nào tạo ra được mức lãi suất cao hơn cho người gửi thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình hơn. Nhưng mức lãi suất mà một ngân hàng đưa ra cũng phải đảm bảo nó không quá cao so với các ngân hàng khác. Vì nếu quá cao tuy rằng đồng nghĩa với người gửi tiền nhận được nhiều tiền lãi hơn, lượng khách hàng đến gửi tại ngân hàng đó cao hơn nhưng đồng thời cũng đẩy lãi suất cho vay lên cao, hạn chế hiệu quả cho vay làm khả năng sinh lời của ngân hàng thấp hoặc không đủ trả lãi cho nguồn huy động sẽ có thể dẫn đến ngân hàng phá sản, gây tâm lý lo sợ cho khách hàng. Vì vậy, khi đưa ra mức lãi suất huy động cụ thể cho từng thời kỳ, ngân hàng phải căn cứ vào tình hình nền kinh tế, vào chính sách tín dụng và phương hướng phát triển kinh tế của nhà nước. Ngoài ra, còn có nhiều cách thức khác thu hút khách hàng đó là áp dụng phương thức trả lãi khác nhau như trả lãi nhiều kỳ hoặc trả lãi trước, lãi suất bậc thang... 1.3.1.2. Nguồn lực của ngân hàng Một ngân hàng tồn tại lâu năm, đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, trình độ cao sẽ hấp dẫn hơn ngân hàng mới thành lập, chưa khẳng định được vị thế chỗ đứng của mình trong lòng khách hàng và trên thị trường. Nguồn lực ngân hàng chính là yếu tố con người và cơ sở vật chất của ngân hàng đó: -Về yếu tố con người: khi đến một ngân hàng thực hiện giao dịch mà khách hàng nhận được sự phục vụ chu đáo, tận tình, lịch sự, vui vẻ và tác phong làm việc nhanh nhẹn thì ngân hàng đó đã gây được thiện cảm tốt đẹp với khách hàng. Nếu làm được điều đó thì sẽ là điểm mạnh trong cạnh tranh của mỗi ngân hàng khi mà lãi suất huy động của các ngân hàng gần như là ngang bằng. -Về mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất cũng là điều hết sức quan trọng và cần thiết để đánh giá tình hình hoạt động của mỗi ngân hàng. Một ngân hàng có trị sở được trang trí phù hợp, khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại sẽ làm cho khách hàng an tâm hơn khi đến giao dịch. Ngoài ra, địa điểm giao dịch thuận tiện sẽ tạo thuận lợi hơn cho khách hàng khi đến với ngân hàng, cũng như giúp ngân hàng có thể quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng một cách rộng rãi hơn, hiệu quả hơn. 1.3.1.3. Các hình thức huy động Nếu hình thức huy động đa dạng thì sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, làm lượng khách hàng đến với ngân hàng càng nhiều hơn và ngược lại. Do nhu cầu chi tiêu của từng đối tượng khách hàng khác nhau, nên nhu cầu gửi tiền với các kỳ hạn cũng khác nhau, vì thế mà các ngân hàng thường đưa ra nhiều hình thức huy động dài ngắn khác nhau, từ không kỳ hạn đến hai, ba tháng... một năm và trên một năm. Vốn huy động có thể bằng VNĐ, USD,... theo nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Có thể áp dụng các hình thức tiết kiệm dự thưởng, tặng quà khuyến mãi để tăng sức hấp dẫn và trí tò mò của khách hàng. Mỗi sự biến động dù nhỏ về mức lãi suất hoặc hình thức huy động đều có thể ảnh hưởng đến nguồn huy động này. Vì vậy, các ngân hàng thương mại trước khi ra quyết định cần tính toán kỹ những rủi ro có thể xảy ra do nguồn vốn này lớn song lại chịu ảnh hưởng bởi tâm lý người tiêu dùng. 1.3.1.4. Các loại dịch vụ đi kèm Khi một ngân hàng có các dịch vụ tốt và đa dạng thì ngân hàng đó thường có lợi thế hơn các ngân hàng khác có dịch vụ giới hạn. Vì vậy mà ở các nước phát triển, bằng việc tạo ra các hoạt động dịch vụ (có bãi gửi xe rộng, thuận tiện, quầy giao dịch gần đường lớn, hệ thống ngân hàng tự động phát triển...) đã làm cho ngân hàng của họ đến gần với người dân hơn và một khách hàng sẽ thấy rất tiện lợi và an toàn khi mà ngân hàng có thể thay mặt anh ta thực hiện các tài khoản thanh toán như tiền điện, nước, mua hàng hóa dịch vụ hàng ngày mà không cần cầm tiền mặt bên mình. 1.3.1.5. Hoạt động Marketing của ngân hàng Khi cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng gay gắt thì vai trò của hoạt động marketing càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đối với các Ngân hàng thương mại. Hoạt động này giúp cho ngân hàng nắm bắt được các yêu cầu và mong muốn của khách hàng, trên cơ sở đó mới đưa ra được những hình thức huy động, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng …phù hợp và hiệu quả. Không chỉ có vậy, hoạt động marketing cũng cung cấp cho khách hàng những thông tin đầy đủ, kịp thời giúp cho khách hàng đưa ra những quyết định hợp lý về việc phải gửi tiền vào đâu và gửi dưới hình thức nào là có lợi nhất. Với những thông tin đã thu nhận được, khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn đối tác mà họ cho là đáng tin cậy nhất trong các ngân hàng trên thị trường. Do đó để thu hút được khách hàng đến với mình nhằm gia tăng nguồn vốn huy động đòi hỏi các ngân hàng phải đặc biệt chú ý và dành một khoản chi phí nhất định cho marketing nhằm tạo dựng hình ảnh và uy tín của ngân hàng trong lòng khách hàng. Những biện pháp tiếp cận khách hàng mà hiện các ngân hàng ở Việt Nam đang sử dụng phổ biến là quảng cáo, nhận tài trợ cho các chương trình truyền hình, tài trợ cho các giả thi đấu qui mô. 1.3.1.6. Hoạt động tín dụng của ngân hàng Hoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến huy động vốn của NHTM. Về cơ bản, nghiệp vụ huy động vốn làm nhiệm vụ tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế về ngân hàng, sau đó vốn này sẽ được ngân hàng đem cho vay, đầu tư đối với những tổ chức và cá nhân có nhu cầu về vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất thông qua nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Do vậy, nếu sử dụng vốn không hiệu quả tất khiến cho huy động vốn bị thu hẹp lại. Việc sử dụng vốn kém hiệu quả, gây thất thoát nhiều vốn sẽ dẫn đến lòng tin của khách hàng vào ngân hàng bị giảm sút, họ sẽ tìm cách đầu tư vốn của mình vào những lĩnh vực khác mà họ cho là an toà._.n và có khả năng thu hồi vốn cao hơn. Ngược lại, việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế, làm tăng thu nhập xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, gia tăng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạo điều kiện cho ngân hàng tăng trưởng nguồn vốn huy động để tiếp tục thực hiện đầu tư cho những chu kỳ sane xuất tiếp theo. 1.3.2 Nhân tố khách quan Ngoài nhân tố thuộc về ngân hàng thì những nhân tố bên ngoài cũng có những ảnh hưởng lớn đến khả năng huy động vốn của một ngân hàng như yếu tố tâm lý, thu nhập của người dân, môi trường..... 1.3.2.1. Tâm lý, thu nhập của khách hàng Ngoài việc ngân hàng có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng thì tâm lý khách hàng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định lớn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Tâm lý người dân phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hiểu biết của họ, nếu trình độ hiểu biết của người dân cao, nghĩa là trình độ văn hóa cao, sự am hiểu về hoạt động kinh doanh ngân hàng thì ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ cung ứng của mình đến với khách hàng như vậy sẽ tạo thuận lợi hơn cho cả khách hàng lẫn ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Thu nhập của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến số lượng và chất lượng tiền gửi của ngân hàng. Ở những nơi mà đời sống phát triển, người dân có thu nhập cao thì ngân hàng sẽ dễ dàng hơn để huy động vốn lớn mà chi phí thấp, trong khi ở những vùng kinh tế kém phát triển, xa trung tâm thì lượng tiền nhàn rỗi trong dân thấp, ngân h àng kó huy động vốn hơn rất nhiều. 1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn của ngân hàng. Nếu kinh tế chậm phát triển thu nhập của người dân thấp, việc huy động vốn của ngân hàng cũng không có hiệu quả. Mặt khác, nền kinh tế không ổn định sẽ gây ra lạm phát, nếu lạm phát cao thì người dân sẽ không gửi tiền tiết kiệm do lo sợ mất giá, thay vào đó họ sẽ mua vàng và ngoại tệ mạnh để tích lũy với kỳ vọng bảo toàn được giá trị. Tình hình an ninh trật tự cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn của ngân hàng. Chính trị ổn định giúp người dân yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, ngược lại tình hình chính trị bất ổn họ sẽ tìm mọi cách rút tiền tiết kiệm và chuyển thành các tài sản khác có giá trị để sử dụng và tích lũy. 1.3.2.3. Môi trường pháp lý Ngân hàng hoạt động trong điều kiện đất nước có môi trường pháp lý đầy đủ, chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiện công tác huy động vốn của mình. Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn hơn, người dân cũng được bảo vệ quyền lợi tốt hơn, khả năng tiếp cận với ngân hàng cũng dễ dàng và an toàn hơn. Mặt khác chính bản thân ngân hàng cũng phải đảm bảo cho các hoạt động của mình nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép, như việc phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của ngân hàng trong việc giữ bí mật thông tin tài chính của người gửi tiền, giúp khách hàng tin tưởng hơn vào các dịch vụ của ngân hàng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHCT HÀ TÂY GIAI ĐOẠN (2005 – 2007) 2.1 .Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Hà Tây 2.1.1. Tổng quan về môi trường hoạt động Hà Tây là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Tây nam của Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp với tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp với tỉnh Hà Nam, có diện tích 2147 km², dân số 2,7 triệu người, tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 13,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 25%, giá trị xuất khẩu tăng 42%. Đặc biệt, việc cải thiện môi trường đầu tư có sự chuyển biến đáng kể, Hà Tây vươn lên đứng vị trí thứ 42 trong toàn quốc về cải thiện môi trường đầu tư đã lấy lại vị thế của mình trong con mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hoạt động của các ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế và tình hình kinh tế xã hội. Trong bối cảnh chung đó, ngành ngân hàng đã thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt nhằm kiềm chế lạm phát đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Năm 2007, NHCT Hà tây gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sau khi thực hiện chủ trương của Ngân hàng công thương Việt nam về chia tách và nâng cấp các chi nhánh cấp II thành cấp I phụ thuộc Ngân hàng công thương Việt nam. Mạng lưới huy động, các khách hàng tốt, khách hàng truyền thống bị chia sẻ cho các chi nhánh mới nâng cấp trong năm 2006 và đầu năm 2007. Như vậy, NHCT Hà tây chỉ còn lại hội sở và điểm giao dịch số 1 tại La phù mới thành lập tháng 11/2006. Do đó, NHCT Hà tây lại phải sắp xếp lại tổ chức để từng bước ổn định lại kinh doanh của chi nhánh. 2.1.1.1. Thuận lợi Hội sở chính của ngân hàng công thương Hà Tây đóng tại 269 Quang Trung, thành phố Hà Đông - Hà Tây trên trục đường vành đai nối thủ đô Hà Nội với Hà Tây. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho ngân hàng trong việc tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh doanh cũng như tạo điều kiện cho các đơn vị bạn đến giao dịch tại hội sở. Cũng do gần với thủ đô nên ngân hàng luôn nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ và sát sao của các cấp chủ quản, có cơ hội tiếp cận với những trang thiết bị phục vụ ngân hàng hiện đại một cách nhanh chóng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tương đối cao, nhiệt tình, sáng tạo, đam mê công việc. Tính đến nay ngân hàng có 80 cán bộ trong đó 85% có trình độ đại học và trên đại học. Đã xây dựng được cho mình chỗ đứng riêng vững chắc, có được lượng khách hàng thân thiết nhất dịnh và chiếm thị phần tương đối lới trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tại Hà Tây. 2.1.1.2. Khó khăn Ngoài những thuận lợi nêu trên, ngân hàng công thương Hà Tây cũng phải đối đầu với không ít khó khăn và thử thách, cụ thể là: - Một là: Nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp hầu hết là trong thời gian dài, lãi suất thấp nhưng việc huy động vốn trung và dài hạn lại gặp nhiều khó khăn. Để huy động được nguồn vốn đó thì phải đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền (lãi suất cho vay dài hạn phải lớn hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn). Huy động dài hạn với lãi suất cao nên cho vay đầu tư cũng phải với lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cho cả ngân hàng. - Hai là: Ngân hàng công thương Hà Tây nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tây, tuy địa bàn trung tâm tỉnh nhỏ nhưng đã có rất nhiều các tổ chức tính dụng khác hoạt động như: Ngâ hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Đầu tư, và nhiều NHTMCP khác, do vậy phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. - Ba là: Điều kiện kinh tế xã hội của Hà Tây còn nhiều khó khăn, thu nhập người dân còn thấp, sức tiêu thụ không cao làm vòng quay vốn của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp đối với khoản vay ngân hàng. Mặt khác, do thu nhập chưa cao nên lượng tiền nhàn rỗi không nhiều làm cho huy động tiết kiệm từ dân chúng gặp nhiều khó khăn nhất định. - Bốn là: Hệ thống chính sách của nước ta còn chưa đồng bộ, thường xuyên sửa đổi bổ sung gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. 2.1.2. Khái quát về Ngân hàng Công thương Hà Tây Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập theo nghị định 53/CP và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1988. Ngân hàng Công thương Hà Sơn Bình là một chi nhánh của ngân hàng Công thương Viêt Nam, là đơn vị hạch toán độc lập có trụ sở chính tại thị xã Hà Đông và một chi nhánh trực thuộc tại thị xã Hòa Bình được thnàh lập và chính thức đi vào hoạt đông từ tháng 8 năm 1988. Ngày 9 thág 10 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình được tách ra thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, cùng với đó là quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc giải thể ngân hàng công thương tỉnh Hà Sơn Bình phải thành lập chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tây, bàn giao chi nhánh Hòa Bình cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, ngân hàng Công thương Hà Tây đã có những sự đổi mới cho phù hợp: - Tháng 12 năm 2001, hội đồng quản trị ngân hàng công thương Hà Tây quyết định sáp nhập 2 phòng giao dịch số 2 và số 3 trực thuộc ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây thành chi nhánh cấp hai Sông Nhuệ. - Tháng 12 năm 2004, sáp nhập phòng giao dịch số 2 và số 4, nâng cấp thành chi nhánh cấp hai Quang Trung. - Tháng 8 năm 2005, thực hiện hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn một : mọi giao dịch, bút toán... đều được hạch toán trực tiếp từ ngân hàng công thương Việt Nam. - Ngày 1 tháng 7 năm 2006, các chi nhánh cấp hai: Sông Nhuệ, Quang Trung, Nguyễn Trãi được tách khỏi ngân hàng công thương Hà Tây, trở thành ngân hàng cấp một và phụ thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam. - Ngày 1 tháng 2 năm 2007, phòng giao dịch Xuân Mai thuộc ngân hàng công thương Hà Tây được ngân hàng công thương Việt Nam nâng cấp thành chi nhánh cấp một. Do quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Hà Tây mà quy mô và cơ cấu tổ chức của ngân hàng thường xuyên có sự thay đổi để phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng cũng như của địa phương. Ngân hàng công thương Hà Tây có trụ sở chính đặt tại 269-Quang Trung-thành phố Hà Đông, bao gồm 8 phòng ban, 1 điểm giao dịch trực thuộc ban giám đốc và 1 điểm giao dịch thuộc phòng kế toán giao dịch, tổng số cán bộ công nhân viên của toàn chi nhánh là 80 người trong đó 85% có trình độ đại học và trên đại học. Cơ cấu bộ máy tổ chức BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế toán giao dịch Điểm giao dịch số 12 Phòng tài trợ thương mại Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân Phòng thông tin điện toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng tổ chức hành chính Điểm giao dịch số 1 (Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Công thương Hà Tây) Chức năng nhiệm vụ Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác đối với toàn bộ các thành phần kinh tế. Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức cá nhân, thực hiện cho vay, đầu tư bảo lãnh, thanh toán, tài trợ thương mại và các dịch vụ ngân hàng khác. NHCT Hà tây chịu sự quản lý của NHCT VN, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và UBND các cấp theo chức năng quyền hạn theo qui định của pháp luật. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây giai đoạn (2005 – 2007) Nhờ sự chỉ đạo của NHCT Việt nam, sự tin tưởng của khách hàng và tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên chi nhánh nên dù còn nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định qua các năm, tạo được lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Cụ thể, hoạt động kinh doanh có nhiều chuyển biến tốt ở các nghiệp vụ huy động vốn, tài trợ thuơng mại, thanh toán, dịch vụ chuyển tiền và công tác đầu tư cho vay thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây giai đoạn 2005 – 2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. Huy động vốn 775.397 100.0 652.745 100.0 777.924 100.0 1. Huy động ngắn hạn 265.888 34.3 350.482 53.7 555.600 71.4 2. Huy động trung và dài hạn 144.077 18.6 149.661 22.9 158.065 20.3 3.Phát hành KP,TP,CCTG 12.092 1.6 32.602 5.0 4.259 0.5 4. Nhận vốn NHCT VN và vay các định chế tài chính 353.340 45.6 120.000 18.4 60.000 7.7 II. Vốn và quỹ - 48 100.0 163 100.0 III. Sử dụng vốn 773.785 100.0 690.387 100.0 761.722 100.0 1. Dự trữ và thanh toán 49.827 6.4 13.404 1.9 5.757 0.8 Tiền mặt, ngân phiếu thanh toán 26.423 9.942 5.757 Tiền gửi NHNN 22.280 3.462 0 2. Cho vay nền kinh tế 647.962 83.7 578.718 83.8 522.564 68.6 Cho vay ngắn hạn 271.320 41.9 219.532 37.9 254.710 48.7 Cho vay trung và dài hạn 374.320 57.8 357.463 61.8 262.155 50.2 Cho vay tài trợ ủy thác 2.322 0.4 1.723 0.3 5.699 1.1 3. Các khoản đầu tư 28.424 3.7 0 0.0 28.735 3.8 Đầu tư chứng khoán CP 28.424 0 28.735 4. Thanh toán vốn 25.741 3.3 64.124 9.3 187.702 24.6 Điều chuyển vốn 25.741 64.124 187.702 5. Tài sản cố định 21.831 2.8 34.141 4.9 16.964 2.2 IV. Hoạt động khác 1. Giao dịch mua bán ngoại tệ 4.198 1.266 1.602 2. Thu dịch vụ ròng 3.692,3 3.818 3.865 (Nguồn: báo cáo tổng kết cuối năm của NHCT Hà Tây) 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động then chốt của mỗi ngân hàng, ngân hàng thu được phần lớn lợi nhuận là thông qua “đi vay để cho vay”. Vì vậy, các ngân hàng nói chung và NHCT Hà Tây nói riêng đều đưa nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ chủ yếu trong quá trình hoạt động của mình. Nhìn chung, nguồn vốn huy động tại chi nhánh đạt sự tăng trưởng tốt, tỷ trọng và qui mô của tiền gửi có kỳ hạn không chỉ bằng VNĐ mà cả ngoại tệ đều tăng. Tuy có làm gia tăng chi phí đầu vào nhưng lại tạo ra sự ổn định về nguồn vốn, tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là cho vay với kỳ hạn dài. Tiền gửi không kỳ hạn tăng thể hiện xu hướng lựa chọn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như: thanh toán qua ngân hàng, thẻ ATM.. điều này không chỉ gia tăng nguồn vốn mà còn tiết kiệm chi phí cho ngân hàng do lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn, đồng thời cũng góp phần giảm số lượng tiền mặt trong các giao dịch. Số liệu trong bảng cho thấy: Năm 2005 Tổng vốn huy động của chi nhánh đạt 775.397 triệu đồng, trong đó nguồn ngắn hạn đạt 265.888 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,3% , nguồn trung và dài hạn đạt 144.077 triệu chiếm 18,6% tổng vốn huy động. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản nhận vốn NHCT VN chiếm 45,6% tổng vốn tương đương 353.340 triệu đồng. Năm 2006 Tổng vốn huy động đạt 652.745 triệu, nguồn ngắn hạn chiếm 53.7% tương đương 350.482 triệu đồng tăng 31,8% so với năm 2005. Nguồn trung và dài hạn đạt 149.661 triệu đồng tăng 5.584 triệu so với năm 2005. Phát hành công cụ nợ cũng đạt 32.602 triệu đồng, các khoản vay đã giảm còn 120.000 triệu trong đó toàn bộ là đi vay các định chế tài chính, đã làm giảm một lượng đáng kể chi phí vốn cho chi nhánh trong năm 2006. Năm 2007 Tổng vốn huy động đạt 777.924 triệu đồng tăng 19.3% so với 2006. nguồn vốn VND 85,1%, vốn ngoại tệ tăng 9,7%, tiền gửi pháp nhân tăng 96,12%, tiền gửi dân củ tăng 43,29% đạt 91% kế hoạch trung ương giao. Nguồn vốn ngắn hạn tăng lên 555.600 trđ chiếm 71,4%, nguồn trung và dài hạn đạt 158.065 trđ chiếm 20,3%. Hầu hết nguồn huy động dài hạn được huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư, phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh so với 2 năm trước còn 4.295 trđ, các khoản đi vay giảm 50% so với 2006 tương đương 60.000 trđ. Đây là kết quả của sự tin tưởng và phối hợp của khách hàng và ngân hàng cũng như thể hiện việc vận dụng đúng đắn chính sách khách hàng trong việc tìm và mở rộng nguồn vốn phục vụ kinh doanh của ngân hàng. Những năm qua, chi nhánh cũng đã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài hệ thống. Thường xuyên chú trọng thực hiện phương châm an toàn trong tăng trưởng, luôn đảm bảo tốt khả năng thanh toán, không có trường hợp phải khất chi của khách hàng nhất là với khách hàng tiền gửi. Luôn thực hiện tốt các qui định về dự trữ bắt buộc, góp phần làm tăng thêm sự an toàn của toàn hệ thống cũng như của nền kinh tế. 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Chi nhánh NHCT Hà Tây đã đáp ứng tất cả nhu cầu vay vốn hợp lý, hiệu quả của các bạn hàng với lãi suất linh hoạt, hợp lý và đã đạt được một số kết quả nhất định. Năm 2005 Tổng dư nợ cho vay đạt 647.962 trđ, trong đó cho vay ngắn hạn đật 271.320 trđ chiếm tỷ trọng 41,9% tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn đạt 374.320 trđ, cho vay tài trợ ủy thác đạt 2.322 trđ. Bên cạnh đó, nhờ huy động vốn tốt chi nhánh NHCT Hà Tây đã thực hiện điều chuyển một lượng vốn lớn lên NHCTVN góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn hệ thống NHTM. Cụ thể, điều chuyển vốn năm 2005 đạt 25.741 trđ, thực hiện đầu tư chúng khoán Chính Phủ 28.424 trđ, đầu tư nâng cấp tài sản cố định 21.831 trđ. Năm 2006 Ngày 1/7/2006, các chi nhánh cấp II trước đây trục thuộc chi nhánh NHCT Hà Tây được tách ra thành chi nhánh cấp I ngang tầm hạch toán phụ thuộc NHCT VN nên nghiệp vụ cho vay của chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng nhất định: Tổng dư nợ cho vay tính đến 31/12/2006 đạt 578.718 trđ, giảm 10.68% so với năm 2005, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 219.532 trđ chiếm 37,9% cho vay trung dài hạn chiếm 61,8% tương đương 357.463 trđ, cho vay tài trợ ủy thác giảm còn 1.723 trđ. Do thị phần khách hàng giảm, dư nợ giảm nên lượng vốn điều chuyển của chi nhánh lớn, tăng 149% so với 2005, tương đương 64.124 trđ. Cũng trong năm 2006, thực hiện chủ trương hiện đại hóa ngân hàng nên chi nhánh đã đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động kinh doanh 34.141 trđ, tăng 56,4% so với 2005 Năm 2007 Do Phòng giao dịch Xuân mai tiếp tục được tách ra và nâng cấp thành chi nhánh cấp I ngang tầm nên tổng dư nợ cho vay có giảm nhưng không nhiều, dư nợ cho vay đạt 522.564trđ, đạt 102,46% kế hoạch NHCTVN giao. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp có nợ đọng, nợ xấu chưa thực sự hợp tác để cùng chi nhánh tháo gỡ khó khăn, một số khách hàng do thiếu một số điều kiện tín dụng phải trình NHCTVN cho phép, khách hàng đã chọn giải pháp vay vốn tại NHTM khác nhanh hơn và chuyển tiền gửi về ngân hàng khác, dẫn đến giảm thị phần đầu tu tại NHCT Hà Tây. Một số doanh nghiệp, tình hình tài chính chưa được cải thiện để phát sinh nợ xấu song chậm giải quyết đã làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ hợp tác giữa khách hàng và ngân hàng. Việc xử lý nợ xấu nợ tồn đọng chưa hiệu quả. NHCT Hà Tây đã tập trung phân loại và đầu tư vốn cho các bạn hàng chiến lược, bạn hàng truyền thống, các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đủ điều kiện tín dụng, hoạt động kinh doanh hiệu quả trong các lĩnh vực du lịch, làng nghề truyền thống, thuong mại dịch vụ,.. chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất, cá thể kinh doanh với dư nợ 228 tỷ đồng, cho vay ngắn hạn đạt 254.710 trđ, cho vay trung dài hạn đạt 262.155 trđ. Cho vay tài trợ ủy thác tăng gấp 5 lần so với 2006 tương đưong 5.699 trđ. Các khoản đầu tư khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao, điển hình là lượng vốn điều chuyển với NHCTVN tiếp tục tăng mạnh, năm 2007 là 187.702 trđ tăng 193% so với 2006, đầu tư chứng khoán Chính Phủ đạt 28.735 trđ, đầu tư trang thiết bị tài sản cũng đạt 16.964 trđ. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã tìm mọi biện pháp giảm tỷ trọng các khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, hiện nay cho vay không cóa bảo đảm chiếm 22,925 tổng dư nợ của chi nhánh, giảm 17,69% so với năm 2006. Mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 17,45% tổng dư nợ giảm 28,91%. Tỷ lệ nợ xấu giảm 90,13%. 2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ ngân quỹ Lượng tiền mặt dự trữ luôn đảm bảo khả năng thanh toán tức thời cho ngân hàng, không để nợ đọng thanh toán, khất chi với khách hàng nhất là khách hàng tiền gửi. Khối lượng tiền mặt VND và các loại ngoại tệ chu chuyển qua quỹ lớn, tăng mạnh qua các năm, luôn đảm bảo an toàn, chính xác, công tác tuyển chọn tiền được thực hiện tốt, phát hiện và thu hồi 104 tờ tiền trị giá 4.290 ngàn đồng. Cán bộ nhân viên đã nêu cao phẩm chất nghề nghiệp, trả lại 141 món tiền thừa cho khách hàng trong năm 2007 với tổng số tiền là 81,585 trđ. Dịch vụ thu - chi tiền lưu động, chi tiền, chi hộ lương tại trụ sở khách hàng tiếp tục được duy trì và thực hiện tốt, được nhiều bạn hàng tín nhiệm. Trong năm 2007 đã thực hiện thu chi lưu động trên 1000 tỷ đồng, trong đó thực hiện dịch vụ chi hộ tiền đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng không thu phí tại hai địa phương là Thành phố Hà Đông và huyện Quốc Oai với tổng số tiền chi trả lên đến 700 tỷ đồng. Đã được các địa phương giao thêm việc thu hộ tiền đặt cọc bảo lãnh trách nhiệm đấu giá quyền sử dụng đất. Công tác dịch vụ không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng, đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu của khách hàng về thanh toán trong và ngoài nước. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ, hoạt động giao dịch mua bán ngoại tệ năm 2005 là 4.198 trđ, năm 2006 đạt 1.266 trđ, năm 2007 là 1.602 trđ. Thu dịch vụ ròng là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng: năm 2005 thu dịch vụ ròng đạt 3.692,3 trđ, sang 2006 thu dịch vụ tăng lên 125,7 trđ tương đương 3.818 trđ, năm 2007 đạt 3.865 trđ. 2.1.3.4. Hoạt động khác * Hoạt động thanh toán quốc tế Với công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ có trình độ và khả năng tư vấn tốt, có chính sách tiếp thị tốt nên chi nhánh đã thu hút nhiều khách hàng mới tin tưởng và sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh. Tính đến 31/12/2007 đã mở 156 L/C trị giá 9,563 triệu qui USD tăng 24 món. Thanh toán 229 món trị giá 998 ngàn USD, thanh toán 28 món L/C xuất khẩu trị giá 764.294 USD, tăng 1 món trị giá 61 ngàn USD, thanh toán 10 món nhờ thu đi trị giá 35.000 USD, thanh toán 198 món nhờ thu đến trị giá 6,160 triệu qui USD. Thục hiện chuyển tiền đi nước ngoài 238 món trị giá 6,481 triệu qui USD, chuyển tiền đến 294 món trị giá 6,160 triệu qui USD. Thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối với chất lượng cao, năm 2007 nhận và chi trả trên 1768 món kiều hối trị giá trên 2,9 triệu qui USD, đảm bảo an toàn, thuận tiện, nhanh chóng cho khách hàng. Hoạt động bảo lãnh: đã phát hành 278 món trị giá 143.923 trđ. Trong năm 2007, chi nhánh đã thực hiện tốt chương trình thanh toán bù trừ điện tử, công tác thanh toán phát triển tương đối tốt có uy tín với khách hàng. Kết quả đạt được: tổng thanh toán không dùng tiền mặt trị giá 4.451 trđ, trong đó thanh toán nội bộ trị giá 3.615 trđ, thanh toán bù trừ 216 tỷ đồng, thanh toán qua tiền gửi tại NHNN 620 tỷ đồng. Với điểm nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyển tiền thanh toán, đảm bảo luân chuyển vốn cho khách hàng nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả góp phần giảm tối đa thời gian luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Dịch vụ thẻ incombank Trong những năm qua, đặc biệt năm 2007 chi nhánh đã đẩy mạnh việc tiếp thị phát hành thẻ ATM. Đến 2007 tổng số thẻ phát hành đạt 11.249 thẻ ATM bằng 103,86% tổng số thẻ phát hành từ 2002 – 2006. Thẻ Visacard và Master card phát hành 20 thẻ. Ngoài ra ngân hàng còn có những dịch vụ khác như giữ hộ tài sản có giá trị gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tài liệu quan trọng, giấy tờ có giá, chứng thư sở hữu nhà đất,.. Năm 2007, hợp đồng gửi giữ tài sản VND có trị giá 27.710 trđ, hợp đồng gửi giữ tài sản USD trị giá 31 USD, hợp đồng gửi giữ tài sản NDT trị giá 5150 NDT. NHCT Hà Tây sẽ tiếp tục hoàn thiện dịch vụ này để phù hợp hơn nữa với nhu cầu của mọi đối tượng trên thị trường. Tóm lại, trong những năm qua chi nhánh NHCT Hà Tây đã thực sự cố gắng nỗ lực và có nhiều chuyển biến tích cực trong họat động kinh doanh nhất là công tác huy động vốn, dịch vụ thẻ, tài trợ thương mại. Nhưng do một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh nên chưa trả được nợ, lãi cho ngân hàng. 2.2. Thực trạng huy động vốn của NHCT Hà Tây giai đoạn (2005 – 2007) 2.2.1. Tổng vốn huy động Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng cấp thiết. Nhận thức được vấn đề đó trong những năm qua, NHCT Hà Tây luôn chú trọng công tác huy động vốn và đã đạt được kết quả khá cao, cụ thể: Bảng 2.2: Cơ cấu tổng vốn của NHCT Hà Tây(2005 – 2007) Đon vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng vốn 775397 100 652793 100 778087 100 1. Vốn và quỹ 0 48 0.01 163.0 0.02 2. Vốn tự huy động 422057 54.4 532745 81.61 717924.0 92.27 3. Vốn vay 353340 45.6 120000 18.38 60000.0 7.71 (Nguồn: báo cáo tổng kết cuối năm) Việc huy động vốn phải dựa trên kết quả xác định nhu cầu vốn và thực hiện đáp ứng nhu cầu đó. Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây, chúng ta có thể nhận thấy tổng lượng vốn hàng năm tăng, song chủ yếu là tăng nguồn ngắn hạn, nguồn đi vay vẫn chiếm tỷ lệ cao. Nhu cầu hiện nay của nền kinh tế nói chung và của Hà tây nói riêng là cần nhiều nguồn dài hạn để quay vòng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, NHCT Hà Tây cần có những biện pháp nhằm làm tăng nguồn huy động dài hạn bên cạnh nguồn ngắn hạn như hiện nay. Cụ thể: Năm 2005, tổng nguồn là 775397 trđ, trong đó nguồn đi vay từ NHNN chiếm tỷ trọng tương đối lớn 45,6% , nguồn tự huy động chiếm 54,4% trong đó chủ yếu là nguồn huy động ngắn hạn chiếm 64,85% tổng vốn tự huy động tương đương 265.888 trđ, nguồn trung dài hạn 144.077 trđ. Năm 2006, do sự tách ra của các chi nhánh cấp hai trước đây trực thuộc chi nhánh NHCT Hà Tây như Sông nhuệ, Quang trung, Nguyễn trãi thành ngân hàng cấp một ngang tầm phụ thuộc NHCT VN nên tổng vốn của ngân hàng giảm còn 652.793 trđ tương đương 15,8%. Tuy nhiên vốn tự huy động tăng lên 532745trđ trong đó nguồn ngắn hạn tăng 31,8%, trung và dài hạn tăng không nhiều đạt 3,9%. Sự tăng lên của nguồn tự huy động giúp cho ngân hàng chủ động hơn khi sử dụng đồng vốn của mình và giảm việc sử dụng vốn vay xuống còn 120000 trđ. Nguồn tự huy động tăng lên nhưng hầu hết là tăng nguồn ngắn hạn trong khi nhu cầu sử dụng nguồn dài hạn tăng nhiều hơn so với nguồn ngắn hạn. Nguồn huy động trung dài hạn chỉ đạt 149.661 trđ trong khi cho vay trung và dài hạn của chi nhánh là 353.186 tr đ. Như vậy ngân hàng phải sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, điều này là rất mạo hiểm đối với kinh doanh ngân hàng. Bước sang 2007, mặc dù phòng giao dịch Xuân mai thuộc NHCT Hà Tây tiếp tục được nâng cấp thành chi nhánh cấp một nhưng kết quả huy động vốn của chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng đáng kể, vốn tự huy động chiếm 92,27% tổng vốn huy động, nguồn đi vay đã giảm 50% tương đương 60000 trđ so với 2006. Nguồn trung và dài hạn chiếm 22.15% tổng vốn tụ huy động, tăng 5,6% so với 2006, tuy nhiên vẫn là con số khiêm tốn so với nhu cầu vay cùng kỳ hạn. Sự tăng nhanh nguồn tự huy động không cho thấy được chất lượng mà chỉ phản ánh về qui mô. Bởi vậy, cần xem xét cụ thể cơ cấu nguồn tự huy động. 2.2.2. Cơ cấu vốn huy động Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn huy động qua các năm Đơn vị: triệu đồng chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng vốn huy động 422057 100 532745 100 717924 100 1. Tiền gửi tổ chức kinh tế 192409 45.6 203418 38.2 335183 46.7 2. Tiền gửi tiết kiệm 217556 51.5 296725 55.7 378482 52.7 3. Phát hành công cụ nợ 12092 2.9 32602 6.1 4259 0.6 (Nguồn: báo cáo tổng kết năm của NHCT Hà Tây) Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy lượng vốn tự huy động năm 2005 mới chỉ là 422057 trđ thì đến năm 2006, đã tăng lên 532745 trđ, tăng 26% so với năm 2005. năm 2007 đạt 717924 trđ, tăng 34% so với 2006 và tăng 70% so với 2005. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là nguồn tiết kiệm dân cư: tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các năm với tốc độ tăng ổn định, tạo điều kiện cho ngân hang có thể sử dụng vốn một cách chủ động và mang lại hiệu quả cao. Nhưng đây cũng là nguồn rất nhạy cảm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: lãi suất, sự biến động của nền kinh tế,.. nên chi nhánh cần có kế hoạch sử dụng hợp lý để không làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Tiền gửi tổ chức kinh tế cũng tăng lên nhanh chóng, nếu năm 2005 nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 192409 trđ chiếm 45,6% tổng nguồn tự huy động thì đến năm 2007, sau 2năm con số đã lên đến335.183 triệu đồng tăng 74,2% so với 2005, chiếm tỷ trọng 46,7% nguồn tự huy động. Xuất phát từ nhu cầu tín dụng, NHCT Hà tây đã cho phát hành các công cụ nợ là các loại kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, CCTG trong cả 3 năm, kết quả thu được : năm 2005 là 12092 trđ, năm 2006 tăng lên 32602 trđ tăng xấp xỉ 3 lần so với 2005, chiếm 6,11% tổng vốn tự huy động, sang đến 2007 đã giảm xuống xhỉ còn 4.259 triệu giảm 86,9% so với 2006. Điều này không thể hiện được chất lượng hay hiệu quả có khả quan hay không mà phụ thuộc vào thời gian và nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh. Xét về dài hạn, đây là nguồn trung và dài hạn cần thiết để cân đối tỷ trọng giữa nguồn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, chi phí cho việc huy động vốn bằng phát hành các loại giấy nợ này cao hơn nhiều so với các hình thức khác nên sẽ làm cho chi phí đầu ra cao hơn tương ứng. Như vậy sẽ gây khó khăn cho ngân hang trong việc sử dụng và quay vòng vốn. Để hiểu rõ hơn về sự biến động các loại tiền gửi, ta sẽ xem xét sự biến động của từng loại tiền gửi qua các năm Đối với tiền gửi tổ chức kinh tế Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng tiền gửi tổ chức kinh tế 192409 100 203418 100 335183 100 1. Không kỳ hạn 148708 77.29 158372 77.9 280037 83.5 2. Dưới 12 tháng 3951 2.05 905 0.4 4650 1.4 3. Từ 12 - 24 tháng 31986 16.62 9309 4.6 0 4. Trên 24 tháng 0 0 0 5. Tiền gửi quản lý và giữ hộ 50 0.03 26858 13.2 42729 12.7 6. Tiền gửi đảm bảo thanh toán 7714 4.01 7974 3.9 7767 2.4 (Nguồn:báo cáo tổng kết năm) Do đặc trưng riêng của loại tiền gửi tổ chức kinh tế, đây là nguồn mà tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng với mục đích chủ yếu là nhờ ngân hàng thu hộ, chi hộ và biến động thường xuyên nên kết cấu nguồn này cũng có sự khác biệt so với nguồn tiền gửi dân cư, cụ thể: Chủ yếu tiền gửi tổ chức kinh tế là nguồn không kỳ hạn, chiếm 80% - 90% tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế. Đây là nguồn đem lại lợi nhận lớn cho ngân hàng vì với loại tiền gửi không kỳ hạn, chi phí trả lãi là rất thấp (hoặc bằng 0) và có tính chất ổn định vì các doanh nghiệp thường có quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng. Năm 2005, tiền gửi không kỳ hạn là 148708 trđ tương đương 77.28% nhưng sang đến 2007 tăng vọt lên 280037 trđ tương đương 83.5% tăng gấp gần 2 lần so với 2005. Đây là xu hướng chung của các doanh nghiệp là tận dụng tối đa vốn tự có để kinh doanh không để vốn nhàn rỗi, khi tạm thời chưa dùng đến họ đều tập trung gửi ngân hàng vừa đảm bảo an toàn, tiện lợi trong thanh toán lại có thể thu được một phần lợi nhuận. Nguồn ngắn hạn (dưới 12 tháng) cũng là nguồn có sự biến động lớn: Năm 2005 là 3951 trđ, thì đến 2006 giảm xuống chỉ còn 905 trđ tương đương._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36885.doc