Tăng cường khai thác Thị trường Mỹ sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ được kí kết

Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn giáo viên- thạc sỹ Phạm Thu Hương vì sự hướng dẫn tận tình cũng như những đóng góp ý kiến quý báu của cô trong suốt thời gian làm khoá luận của em Em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với nhà trường và các thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ và dìu dắt em trong hơn bốn năm qua tại trường Đại Học Ngoại Thương. Từ đáy lòng mình, em xin cảm ơn bạn bè cùng những người thân trong gia đình đã khích lệ, động viên em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, kết thúc chươ

doc111 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường khai thác Thị trường Mỹ sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ được kí kết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trình đại học một cách tốt nhất. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới những người đã ít nhiều trực tiếp giúp đỡ em thực hiện khoá luận này. Đó là các anh chị tại Cục Xúc Tiến Thương Mại, Trung Tâm Thông Tin Bộ Thương Mại, Trung Tâm Nghiên Cứu Bắc Mỹ, Vụ Xuất Nhập Khẩu Bộ Thương Mại, Vụ Pháp Chế Bộ Thương Mại, thư viện Bộ Thương Mại... danh mục các cụm từ viết tắt trong khoá luận Từ viết tắt viết đầy đủ tiếng việt KNXK Kim ngạch xuất khẩu TBCN Tư bản chủ nghĩa XHCN Xã hội chủ nghĩa DNVN Doanh nghiệp Việt Nam GSP (Generalised system preferences) Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập HTS (Harmonized tarriff schedule) Biểu thuế quan hài hoà MFN (Most favoured nation) Quy chế tối huệ quốc CDs (Countervailing duties) Thuế đối kháng ADs (Antidumping duties) Thuế chống phá giá ITC (International Trade Committee) Uỷ ban thương mại quốc tế MFA (Multifiber agreement) Hiệp định đa sợi FDA (Food drug adminitration) Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc từ viết tắt viết đầy đủ tiếng việt HACCP (Hazard analysis criticle control point) Nguyên tắc phân tích và xác định các nguy cơ và điểm kiểm soát tới hạn TRIPs (Trade-related Aspects of Intellectual Property Rights Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIMs (Trade- related investment measures) Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Mục lục Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký ngày 13/07/2000 và chính thức có hiệu lực hoàn toàn và vô điều kiện vào ngày 10/12/2001. Sự kiện này cho thấy quá trình bình thường hoá quan hệ chính thức giữa Việt Nam và Mỹ đã được thực hiện đầy đủ hơn. Hiệp định này cũng hứa hẹn nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và mở rộng quan hệ với thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ với dân số khoảng 281 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội là trên 10 ngàn tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm khoảng 25% GDP và là nước xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới. Một thị trường tiềm năng như vậy quả là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiệp định cũng là cầu nối, là cánh cửa quan trọng của Việt Nam mở ra thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang củng cố và mở rộng thị trường ở khu vực Đông NAm á cũng như đang ráo riết cạnh tranh với nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên việc thực hiện hiệp định này không phải là con đường thông suốt. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thâm nhập thị trường Mỹ. Đó có thể là hệ thống luật pháp phức tạp và cồng kềnh của Mỹ, là tập quán và văn hoá kinh doanh khác biệt so với Việt Nam, cũng có thể là những yêu cầu đòi hỏi cao về hàng hoá xuất khẩu trong khi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) thì quá yếu ớt. Đấy là chưa tính đến các DNVN còn phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác trên thị trường Mỹ. Rõ ràng là cho dù thị trường Mỹ sẽ mở nhưng không phải tự nhiên hàng hoá của Việt Nam có thể xâm nhập nếu như các doanh nghiệp không chủ động tích cực tiếp cận. Như vậy, có thể thấy hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ đã đem đến cho các DNVN cả những thời cơ và thách thức. Do đó, việc nghiên cứu những biện pháp để tận dụng những thời cơ và vượt qua những thách thức trên là một vấn đề quan trọng và rất cấp thiết. ý thức được điều đó và cũng cùng với mong muốn áp dụng những kiến thức lý luận đã học để giải quyết một vấn đề thực tế đặt ra trong hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước trong khoá luận của mình, em đã lựa chọn vấn đề : “ Tăng cường khai thác thị trường Mỹ sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ được kí kết” làm đề tài khoá luận. 2. Kết cấu của luận văn Kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về thị trường Mỹ Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của DNVN trước và sau khi hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ được kí kết Chương 3: Tăng cường khai thác thị trường Mỹ sau khi hiệp định thương mại song phương được kí kết Vì đây là một vấn đề phức tạp và khá mới mẻ cho nên tác giả mới chỉ tham vọng khai thác ở tầm tổng quát và chỉ đi sâu vào một số vấn đề điển hình. Cùng với những hiểu biết mới chỉ ở tầm cơ bản và những kinh nghiệm còn non nớt về thực tiễn hoạt động xuất khẩu của đất nước, khoá luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em chân thành mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình và thẳng thắn của thầy cô, bạn bè và độc giả xa gần. Hà Nội ngày 14 tháng 12 năm 2002 Sinh viên ký tên Nguyễn Hoàng Phương Chương I Tổng quan về thị trường Mỹ I- KháI quát về thị trường Mỹ Nước Mỹ là một cường quốc mạnh về 3 lĩnh vực: kinh tế, chính trị và quân sự. Lãnh thổ này gồm 3 phần: phần chính tiếp giáp với 2 đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, bang Alaska và quần đảo Hawaii. Nước Mỹ có diện tích rộng và đông dân. Tổng diện tích là 9.363.123 km², đứng thứ 4 thế giới, được chia thành 50 bang. Dân số Mỹ năm 2001 vào khoảng 278 triệu, mỗi năm tăng 1,03%. Nước Mỹ là một cộng đồng đa sắc tộc, gồm dân nhập cư từ rất nhiều nơi tới. Hiện nay có khoảng 1,4 triệu người Việt Nam định cư ở Mỹ. Mỹ là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng 70% sản lượng kinh tế và 80% lực lượng lao động Mỹ. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm khoảng 25% GDP, là nước xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2000, Mỹ xuất khẩu trị giá 1068 tỷ USD và nhập khẩu trị giá 1.437 tỷ USD. Các bạn hàng buôn bán lớn nhất của Mỹ là Canada, Nhật và Tây Âu. Nguồn: Vụ Kế Hoạch - Thống Kê - Bộ Thương Mại Từ đầu năm 2001, kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái nhẹ, kết thúc thời kỳ tăng trưởng liên tục 10 năm (dài nhất trong lịch sử nước Mỹ). Sự kiện 11/9 tác động không nhỏ tới kinh tế Mỹ khiến cho tốc độ tăng trưởng quý III năm 2001 giảm 1,3% và tăng trưởng cả năm 2001 đạt 1,2%. Chính phủ Mỹ và FED đã điều chỉnh chính sách kinh tế, ban hành một loạt chính sách tiền tệ để ngăn chặn suy thoái. Nhờ vậy năm 2002 kinh tế Mỹ có dấu hiệu của sự hồi phục. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố không thuận như thị trường chứng khoán suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là hàng loạt những vụ bê bối về kế toán, kiểm toán của các tập đoàn lớn của Mỹ như Eron, WorldCom. Trong quý I năm 2002, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ cao 5,6%, sang quý II tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ chậm lại còn 1,1%. Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện phát triển quản lý quốc tế (IIMD) thì Mỹ sẽ vẫn là nước cạnh tranh nhất thế giới năm 2002 và trong nhiều thập kỷ tới. Mỹ là nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Về thương mại quốc tế, năm 2001, nhập khẩu hàng hóa của các nước vào Mỹ đạt 1141 tỷ USD và Mỹ xuất khẩu ra thế giới khoảng 729 tỷ USD. Sáu tháng đầu năm 2002, xuất khẩu hàng hóa của Mỹ đạt 343 tỷ, nhập khẩu đạt 565 tỷ USD. Chính sự phục hồi kinh tế Mỹ sẽ tạo đà cho kinh tế thế giới hồi phục, với mức tăng trưởng năm 2002 trên 1%. Hiện nay, Mỹ là bạn hàng chiến lược của Asean. Năm 1997, tổng trị giá buôn bán giữa Asean và Mỹ đạt 119 tỷ USD Nguồn: Vụ Kế Hoạch - Thống Kê - Bộ Thương Mại . Như vậy, có thể thấy thị trường Mỹ là một thị trường rất tiềm năng đối với chúng ta. Năm 1994, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thì năm 1997 xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng lên 388 triệu, đến năm 2000 tăng lên 732,4 triệu USD. Năm 2001 đạt 1065,3 triệu USD tăng 45,5 % so năm 2000. 6 tháng đầu năm 2002, KNXK đạt 814,6 triệu USD, tăng 62,2% so cùng kỳ năm 2001. Nguồn: Vụ Kế Hoạch - Thống Kê - Bộ Thương Mại Nhìn chung, năm 2001 thương mại giữa 2 nước vẫn tăng truởng cao trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn biến phức tạp do Mỹ lâm vào cuộc suy giảm kinh tế sau sự kiện 11/9. Trong quan hệ song phương với Mỹ, Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 70 năm 2000 lên thứ 66 năm 2001. Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2000 sẽ thúc đẩy quan hệ hai bên Việt Nam và Mỹ. Đây là một tín hiệu tốt, tuy nhiên mức tăng trưởng đạt trên cơ sở kim ngạch chưa cao. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý tìm hiểu về đặc điểm thị trường Mỹ để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang thị trường tiềm năng như vậy. II- Đặc điểm thị trường Mỹ: Khi nghiên cứu thị trường Mỹ, chúng ta phải quan tâm đến 3 yếu tố chính cấu tạo nên thị trường Mỹ. Đó là doanh nghiệp Mỹ, người tiêu dùng Mỹ và hàng hoá Mỹ. 1. Đặc điểm về doanh nghiệp Mỹ 1.1.Truyền thống kinh doanh 1.1.1 Người Mỹ nổi tiếng về tính thực dụng Người Mỹ rất biết về giá trị lao động do họ tạo ra và nó phải được lượng hóa bằng tiền. Họ luôn muốn thu được tiền, kiếm được nhiều lợi nhuận nên họ buộc phải ráo riết bươn chải, chạy đua với thời gian, với đối thủ cạnh tranh để có hàng hóa dịch vụ tốt hơn. Họ buộc phải tính toán sòng phẳng chi li để không phải chi phí quá mức từ nguyên vật liệu, công sức tới tiền bạc. Điều này do đó đã hình thành nên một đặc điểm riêng của người Mỹ. Đó là tính thực dụng. Có vô số thí dụ để nói về việc vận dụng tính thực dụng của người Mỹ. Ví dụ vào một điểm bán thuốc Tây mà bạn có thể mua được nhiều thứ ngoài thuốc, kể cả thực phẩm ăn liền, cũng có thể cà kê uống cà phê hay uống trà thì điều này khó thấy ở các nước khác. 1.1.2 Người Mỹ thích tìm tòi, sáng tạo, rất năng động và giàu nghị lực Phẩm chất đáng quý này bắt nguồn từ khi nước Mỹ mới hình thành. Đất Mỹ là nơi tụ họp dòng người nhập cư từ nhiều nơi đến. Dù thuộc thành phần nào chăng nữa thì họ đều có mong muốn chung là xây dựng một cuộc sống đầy đủ và sung túc hơn. Họ rất chịu khó tìm tòi vận dụng các phương pháp lao động cho kết quả tốt hơn, đỡ chi phí hơn và khi cảm thấy không đạt được kết quả như mong muốn, họ táo bạo bắt tay vào công việc ở lĩnh vực khác để thử sức số mệnh. Tóm lại, họ là những con người năng động nhất, giàu nghị lực nhất và có đầu óc tiến thủ nhất trong thời đại của họ. 1.1.3 Sớm quan tâm đến hoạt động dịch vụ Ngay từ cuối thế kỷ 19, các nhà sản xuất Mỹ đã tâm niệm rằng muốn kinh doanh thành công phải chú ý làm tốt các khâu hỗ trợ cần thiết để hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, nhiều hơn. Họ luôn biết cách chào hàng, săn đón khách hàng, đưa hàng đến tận nơi cho khách, giúp đỡ khách xử lý các trục trặc kỹ thuật có thể xảy ra, cung cấp các phụ tùng thay thế hoặc trang thiết bị phụ… Tóm lại, phải quan tâm chiều ý khách hàng, coi khách hàng là thượng đế, phải tâm niệm rằng khách hàng bao giờ cũng đúng, có như vậy mới bán được hàng và thu được lợi nhuận. Dịch vụ sau bán hàng ở Mỹ rất chu đáo. Ngay khi khách hàng lựa chọn hàng ưng ý, họ sẽ được hướng dẫn tận tình và hàng được bao gói cẩn thận. Có thể những nội dung dịch vụ này hiện nay đã trở thành nếp chung của thế giới nhưng phải ghi nhận rằng người Mĩ đã thực hành chúng sớm nhất. Thuật ngữ “chìa khóa trao tay” ngày nay đã trở nên rất quen thuộc đối với mọi người. Không ai khác, chính người Mỹ đã nảy ra phương thức chuyển giao kỹ thuật một cách đầy đủ trọn gói với tính chất dịch vụ tối đa và gọi là phương thức “on turn key”. Phương thức này sau đó được vận dụng rộng rãi ở Tây Âu, rất phổ biến trong hoạt động chuyển giao công nghệ từ các nước TBCN sang các nước đang phát triển. 1.2Tính cách kinh doanh hiện đại Cởi mở, thẳng thắn, nồng nhiệt và dễ dàng tạo lập quan hệ bạn bè Tính cách này là kết quả của sự giáo dục trong các gia đình Mỹ. Thanh thiếu niên được quan tâm dạy dỗ cách giao tiếp với mọi người, cách nói chuyện lịch sự và cách giữ cho cuộc nói chuyện đối thoại trôi chảy, tạo cho người đối thoại với mình cảm giác dễ chịu tự nhiên. Tuy nhiên, nếu nói quá nhiều sẽ bị coi là ích kỷ, nói quá ít sẽ bị coi là thiếu trách nhiệm, không có ý thức tập thể và bị coi là bất lịch sự. 1.2.2 Tác phong làm việc cụ thể, chính xác, không rào đón, không hối lộ Khi giao tiếp hay đàm phán, người Mỹ thường đi thẳng vào vấn đề chứ không thích vòng vo, ẩn ý như người Châu á. Họ kết thúc thương lượng bằng những kết luận cụ thể chính xác. Nếu không, kết quả thương lượng có thể bị coi là thiếu tin cậy. Các công ty Mỹ cấm nhân viên nhận quà từ đối tác và cũng không có thói quen nhận quà. Vì thế, các doanh nhân châu á thường cho đối tác Mỹ là khó tính và keo kiệt. Có tinh thần tôn trọng pháp luật: Mọi mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với chính quyền, giữa công ty này với công ty khác nếu có trục trặc thì hay được xem xét, phán xử tại tòa án. Không nơi nào có nhiều tòa án và luật sư như ở Mỹ. Người Mỹ có thể không tin vào cha mẹ, vợ con nhưng hoàn toàn tin cậy vào luật sư riêng của mình. Chính vì luật sư là nghề được trọng vọng, lại có thu nhập cao, ổn định nên hàng năm có khoảng 40.000 người thi lấy bằng luật sư để ra làm luật sư. Tôn trọng lời hứa: Nếu nhận thấy điều gì có thể làm được thì họ hứa và thực hiện cho được, những điều gì cảm thấy khó khăn, không cho phép hứa hẹn thì họ trả lời “không”, khác với người Nhật, dù rõ ràng phải trả lời “không” nhưng vẫn tìm cách né tránh. Chính vì vậy khi bị người khác thất hứa, người Mỹ có thể giận dữ và hủy bỏ quan hệ. Người Mỹ quý thời gian như tiền bạc Người Mỹ luôn cảm thấy thiếu thời gian nên việc sử dụng thời giờ khá chặt chẽ theo chương trình định trước. Muốn gặp gỡ, làm việc với ai, người ta phải gọi điện thoại liên hệ trước và khi đã thỏa thuận được thời điểm thì nhất thiết phải có mặt đúng giờ. Sự sai hẹn, có khi chỉ 5 phút là điều bất lịch sự mà một số người quen sử dụng thời gian rành rọt có thể tức giận, hủy bỏ cuộc gặp gỡ. 2. Đặc điểm người tiêu dùng Mỹ Khi nghiên cứu về người tiêu dùng Mỹ, nhiều nhà nghiên cứu đã có những nhận định sau: 2.1 Quyết định mua hàng của nguời tiêu dùng Mỹ dựa trên giá trị là chính Trong việc xác định giá trị thực thì chất lượng, giá cả và mẫu mã đóng vai trò quan trọng như nhau. ở Mỹ, chất lượng sản phẩm đựơc xác định bởi cách thức sản xuất nhưng tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cũng tác động mạnh tới người tiêu dùng. Danh tiếng cũng làm tăng thêm giá trị sản phẩm dù nó thực tế chưa chắc đã tốt hơn các sản phẩm cùng loại. Chẳng hạn đồng hồ Rolex của Thụy Sỹ chạy không chính xác bằng Seiko của Nhật nhưng lại bán giá cao hơn nhờ danh tiếng của hãng. Seiko laị đắt hơn Timex của Mỹ dù chất lượng tương tự. Do đó, trong quan niệm của người Mỹ, chất lượng được tạo thành bởi 2 yếu tố: trình độ sản xuất và danh tiếng sản phẩm. Mẫu mã sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng không kém đối với người Mỹ. Sản phẩm không những cần đảm bảo chất lượng mà còn phải đẹp mắt. Mẫu mã có thể làm cho sản phẩm nổi tiếng dù đắt hay rẻ. Đây cũng là một đặc điểm khác biệt so với người tiêu dùng nước khác bởi sở thích của người Mỹ và ý muốn trưng bày cho bạn bè và gia đình cùng thưởng thức. Giá cả cũng là một vấn đề mà người tiêu dùng Mỹ rất quan tâm. Nó có ảnh hưởng lớn đến quyết định tiêu dùng của họ. Nếu giá quá cao thì dù chất lượng có tốt hay mẫu mã đẹp thì hàng hóa đó cũng không được nhiều người ưa chuộng. 2.2 Người tiêu dùng Mỹ nổi tiếng về tính thực dụng Người Mỹ thường ưa chuộng những sản phẩm có công dụng đa chức năng. Vì thế mà ô tô du lịch gia đình được thiết kế và lắp đặt đầy đủ tiện nghi để người đi trên xe có cảm giác thoải mái, thuận tiện như ở nhà. Máy móc thường kèm theo chức năng phụ. Lưỡi cắt của Mỹ, khác với Nhật có thể tự mài sắc khi làm việc dù nó có cồng kềnh hơn. 2.3 Người tiêu dùng Mỹ được bảo vệ quyền lợi bởi luật pháp của các cơ quan nhà nước và các hiệp hội phi chính phủ về bảo vệ người tiêu dùng Luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng Mỹ qui định người tiêu dùng Mỹ được các nhà quản lý bảo vệ nghiêm ngặt nhằm thỏa mãn những nghi ngờ của họ về cam kết giá trị sản phẩm từ nước ngoài. Theo luật trách nhiệm sản phẩm thì khi bán hay bán chuyển tiếp sản phẩm, doanh nghiệp đều phải chịu những thiệt hại do những sai sót của sản phẩm, phải bồi thường và bị phạt. Khi quyền lợi của mình bị xâm phạm, người tiêu dùng không ngần ngại kiện hãng kinh doanh của mình ra tòa. Tòa án rất sẵn sàng bảo vệ họ. Nếu hãng kinh doanh thua kiện, hãng này sẽ phải bồi thường và bị mất uy tín nghiêm trọng. Đối với một số mặt hàng như thực phẩm và dược phẩm rủi ro về chất lượng sản phẩm là cao, đôi khi dẫn đến việc trách nhiệm sản phẩm vượt quá giá trị sản phẩm. Do vậy các nhà sản xuất nên mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm để đề phòng rủi ro. 2.4 Người tiêu dùng Mỹ có khả năng thanh toán cao Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ rất cao, năm 2000 là 36.000 USD/người mà phần thu nhập dành riêng cho tiêu dùng rất lớn. Sức mua trung bình của thị trường Mỹ hàng năm vào khoảng 7000 tỷ USD. Cuối năm 1998, người tiêu dùng Mỹ đã chi cho hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn mức thu nhập của họ. Tuy nhiên thu nhập không phân bố đồng đều với mọi tầng lớp dân cư, mọi khu vực địa lý, nhưng khả năng thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ của người Mỹ nhìn chung ở mức cao so với thế giới. 2.5 Thị hiếu người tiêu dùng Mỹ Được mệnh danh là đất nước của sự nhập cư, thành phần dân cư Mỹ tương đối phức tạp . Người da trắng gốc châu Âu chiếm 80% dân số, người da đen khoảng 12%, còn lại là người da vàng và gốc Mỹ La Tinh. Mỗi cộng đồng đa cư đều có những thị hiếu khác nhau. Do vậy, các nhà sản xuất nên tập trung phục vụ một phân đoạn thị trường nhất định. Ngoài ra còn một số đặc điểm khác như người tiêu dùng Mỹ đã quen sử dụng thẻ tín dụng trong khi mua hàng, việc sử dụng tiền mặt chỉ sử dụng cho những giao dịch nhỏ. Mua hàng theo phương thức trả góp trở nên phổ biến ở đất Mỹ. Riêng đối với người có thu nhập thấp thì họ chờ mua hàng vào đợt giảm giá cuối tháng hoặc cuối mùa. 3. Hàng hóa trên thị trường Mỹ 3.1 Chất lượng Hàng hóa trên thị trường Mỹ nói chung chất lượng phải tốt, mẫu mã phải đẹp, giá cả có thể ở mức cao hơn các thị trường khác bởi khả năng thanh toán của người Mỹ cao. Riêng hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và qua các đợt kiểm tra vệ sinh an toàn mới được vào nước Mỹ. 3.2 Tỷ trong dịch vụ Tỷ trọng dịch vụ trong sản xuất rất cao. Các nhà sản xuất quan niệm rằng họ không chỉ bán sản phẩm hiện thực mà cả rất nhiều dịch vụ kèm theo lắp đặt, thay phụ tùng, bảo hành. Họ không bán cho khách hàng một cỗ máy di chuyển là chiếc ô tô mà bán sự thỏa mãn nhu cầu về một phương tiện đi lại an toàn, tin cậy và thoải mái. 3.3 Mức độ cạnh tranh Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, hàng hóa luôn được đổi mới, cải tiến để kéo dài vòng đời sản phẩm. Các sản phẩm đã lỗi thời, không còn sinh lời thì lập tức bị loại bỏ và các nhà sản xuất lại tập trung vào các sản phẩm khác có khả năng đem lại lợi nhuận cao hơn. III- Hệ thống luật thương mại Mỹ Luật quản lý hoạt động thương mại của Mỹ có nhiều và phức tạp. Trong phạm vi hạn chế, tác giả chỉ đề cập tới nội dung cơ bản của một số luật: luật thuế quan và hải quan, luật bồi thường thương mại, các luật khác quản lý nhập khẩu. 1. Luật thuế quan và hải quan 1.1. Hệ thống thuế quan Hệ thống thuế quan của Mỹ là biểu thuế quan hài hòa của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ HTS (Harmonized Tariff Schedule). Được chính thức thông qua ngày 1/1/1989, hệ thống này được xây dựng dựa trên mô tả hàng hóa và mã số hài hòa của Hội Đồng Hợp Tác Hải Quan- một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Brussel. Hầu hết các loại thuế quan của Mỹ được đánh theo tỉ lệ trên giá trị – tức là mức thuế được xác định bằng một tỉ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu. Mức thuế suất của Mỹ biến động từ dưới 1% đến gần 40%, đối với hàng dệt may nhập khẩu thường phải chịu thuế suất cao hơn. Hầu hết thuế tỉ lệ trên giá trị trong khoảng từ 2% đến 7%, với mức thuế trung bình là 4,7 %. Một số mặt hàng nhập khẩu, thường là nông sản và các loại hàng chế biến khác, là đối tượng chịu “thuế theo số lượng”. Đó là một loại thuế ấn định với một số lượng nhất định. Một số sản phẩm phải chịu thuế gộp, loại kết hợp thuế theo tỉ lệ trên giá trị và thuế theo số lượng. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm khác như đường thì phải chịu thuế hạn ngạch- một mức thuế suất cao hơn được áp dụng với hàng nhập khẩu sau khi một lượng hàng cụ thể được nhập vào Mỹ trong năm, mức chênh lệch sẽ thấp hơn thuế suất phổ biến. 1.2. Quy chế Tối Huệ Quốc Hầu hết các đối tác Mỹ có chế độ buôn bán tối huệ quốc (MFN). Hàng hóa của các nước khác thuộc diện đối xử tối huệ quốc sẽ chịu các mức thuế như nhau khi vào Mỹ. Khi Mỹ giảm, loại bỏ hay thay đổi một loại thuế quan thì sự thay đổi đó đựơc áp dụng bình đẳng với tất cả các quốc gia được hưởng MFN. Hàng nhập khẩu từ các nước không có MFN sẽ phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều. Các nước muốn hưởng MFN của Mỹ phải thỏa mãn 2 điều kiện: - Tuân thủ điều khoản Jackson Vanik của luật thương mại 1974, trong đó yêu cầu tổng thống phải xác nhận là quốc gia đó không từ chối hoặc ngăn cản quyền hoặc cơ hội của công dân nước đó được di cư. - Được kí hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Sự khác biệt giữa thuế suất MFN và thuế suất phi MFN tương đối đáng kể (tương ứng trung bình là 4% và trên 50%). Thuế suất phi MFN hầu hết vẫn giữ nguyên theo đạo luật thuế quan hà khắc Smoot- Hawley năm 1930. Hiện nay Việt Nam đã được Mỹ cho hưởng quy chế tối huệ quốc nghĩa là hàng hóa Việt Nam vào Mỹ đã được hưởng thuế suất MFN. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng ưu đãi thuế quan này để tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. 1.3 Điều luật bổ sung Jackson Vanik Điều luật bổ sung Jackson Vanik được quốc hội Mỹ đưa ra vào 1974 nhằm bổ sung cho luật thương mại Mỹ. Luật này được nêu trong bối cảnh Tổng thống Nichxon muốn mở rộng quan hệ thương mại với Liên Xô và đã cam kết dành quy chế tối huệ quốc đó cho Liên Xô. Thượng nghị sỹ Jackson của bang Washington và hạ nghị sỹ Vanik của bang Ohio đã phản đối việc trao quy chế tối huệ quốc cho Liên Xô trừ phi Liên Xô cho phép tự do di cư. ý kiến này được đưa vào luật và điều luật này được mở rộng và áp dụng với các nước XHCN khác. Điều luật bổ sung Jackson Vanik ngăn cấm việc dành quy chế tối huệ quốc cho các nước XHCN và không cho phép các quốc gia này tham gia vào chương trình của chính phủ Mỹ trong đó bao gồm các hoạt động cấp tín dụng, bảo đảm tín dụng và bảo đảm đầu tư dưới mọi hình thức, trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, điều luật bổ sung Jackson Vanik cho phép các nước nói trên được hưởng quy chế tối huệ quốc và tiếp cận các chương trình hỗ trợ tài chính của chính phủ Mỹ nếu đáp ứng một số điều kiện do phía Mỹ đặt ra. 1.4 Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalised System Preferences- GSP) Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập là một chuơng trình miễn thuế nhập khẩu những hàng hóa từ các nước hưởng lợi – là các quốc gia độc lập hoặc các quốc gia và những lãnh thổ phụ thuộc đang phát triển để khuyến khích tăng trưởng kinh tế ở các nước này. Chương trình này được Mỹ ban hành trong luật thương mại năm 1974, có hiệu lực ngày 1/1/1976. 1.4.1 Điều kiện hưởng ưu đãi Danh sách hàng hóa được hưởng ưu đãi GSP bao gồm một số lượng lớn sản phẩm có thể được phân loại trong hơn 4000 tiểu mục khác nhau thuộc biểu thuế quan thống nhất của Mỹ. Những hàng hóa này được xác định bằng kí tự A hoặc A* trong cột đặc biệt thuộc cột 1 của biểu thuế quan. Hàng hóa được phân loại theo một tiểu mục được qui định theo cách này có thể được hưởng ưu đãi nhập khẩu miễn thuế nếu được nhập khẩu từ những nước và lãnh thổ quy định. Danh sách các nước loại trừ cũng như danh sách các hàng hóa được hưởng ưu đãi GSP sẽ thay đổi theo thời gian trong suốt thời gian thực hiện chương trình. 1.4.2 Yêu cầu được hưởng GSP Đối với hàng hóa thương mại yêu cầu nhập khẩu chính thức, cần làm thủ tục yêu cầu hưởng ưu đãi GSP khi lập báo cáo nhập khẩu tóm tắt bằng cách ghi rõ nước xuất xứ là nước đang phát triển được hưởng lợi và ghi rõ phân loại hàng hóa theo tiểu mục có kí tự “A”. Hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi miễn thuế nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Hàng hóa được sản xuất tại một nước được hưởng lợi tức là (1) đó là sản phẩm (hoàn toàn được gieo trồng chế tạo) của một nước, (2) phần lớn việc chế biến để hàng hóa thành sản phẩm thương mại phải được tiến hành tại nước hưởng lợi. - Hàng hóa phải được nhập khẩu trực tiếp vào lãnh thổ hải quan Mỹ từ một nước hưởng lợi - Phí tổn hoặc trị giá nguyên vật liệu sản xuất tại nước đang phát triển được hưởng lợi và hoặc chi phí chế biến trực tiếp được thực hiện tại nước đó phải chiếm ít nhất 35% trị giá hàng hóa. Nếu nguyên vật liệu nhập khẩu được sử dụng và được biến đổi thành những sản phẩm mới và khác hoàn toàn thì người ta cần tính đến trị giá nguyên vật liệu nhập khẩu để xem xét liệu sản phẩm đó có đáp ứng yêu cầu về giá trị gia tăng 35% không. Cụm từ “ phí tổn chế biến trực tiếp” bao gồm những phí tổn phải trực tiếp gánh chịu và phải được phân bổ hợp lý cho việc chế biến sản phẩm đó, như phí tổn toàn bộ lao động thực tế, khuôn đúc, công cụ, khấu hao máy móc nghiên cứu và phát triển, kiểm tra và thử sản phẩm. Chi phí quản lý chung, chi phí quản trị, tiền lương và lợi nhuận cũng như các chi phí kinh doanh chung khác như lương quản lý, bảo hiểm tai nạn và trách nhiệm, quảng cáo và lương nhân viên bán hàng, không được coi là chi phí chế biến trực tiếp. 2. Luật bồi thường thương mại Luật thương mại Mỹ bao gồm một số đạo luật quy định những trường hợp bồi thường cụ thể khi hàng hóa nước ngoài được hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường Mỹ hoặc xuất khẩu của Mỹ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài. Hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ các ngành công nghiệp Mỹ chống lại hàng nhập khẩu không công bằng là luật thuế đối kháng (contervailing duties- CVDs) và luật thuế chống phá giá (antidumping duties- ADs). Cả 2 luật này qui định rằng phần thuế bổ sung sẽ được ấn định đối với hàng nhập khẩu nếu chúng bị phát hiện là trao đổi không công bằng. Cả hai luật bao gồm những thủ tục tương tự để tiến hành điều tra, ấn định thuế và sau đó là kiểm tra và có khả năng loại bỏ thuế. 2.1 Luật thuế đối kháng ( CVDs) Luật thuế đối kháng quy định 1 khoản bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu để bù vào một phần trợ giá của sản phẩm nước ngoài mà việc bán sản phẩm đó ở Mỹ gây thiệt hại cho những nhà sản xuất hàng hóa tương tự ở Mỹ. Trong hầu hết các trường hợp, phần trợ giá phải được bù lại, có thể do chính phủ nước ngoài trực tiếp trợ giá, nhưng luật này cũng áp dụng đối với loại trợ giá gián tiếp bị phát hiện sau khi điều tra theo luật thuế đối kháng ở nước xuất xứ. Việc điều tra theo luật thuế đối kháng thường được tiến hành do có đơn khiếu nại của các ngành công nghiệp trong nước trình lên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ và UBTMQT (USITC), tuy nhiên Bộ Thương mại có thể tiến hành độc lập một luật thuế. Bộ Thương Mại và UBTMQT đều có thể tiến hành điều tra. Bộ Thương Mại điều tra để xem xét xem có sự trợ giá chịu thuế trực tiếp hoặc gián tiếp ở nước hay lãnh thổ xuất xứ cho việc chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu sản phẩm là đối tượng bị điều tra hay không. Điều tra của UBTMQT xác định xem việc khiếu nại của ngành công nghiệp Mỹ bị thiệt hại vật chất hay không do hàng được trợ giá. “Thiệt hại vật chất” được định nghĩa trong luật không phải là những thiệt hại nhỏ, vô hình hay không quan trọng. Để áp đặt thuế đối kháng, Bộ Thương Mại phải xác định phần trợ giá chịu thuế đối kháng và UBTMQT phải tìm ra những thiệt hại. Luật thuế đối kháng còn đề cập đến cả các loại “ trợ giá ngược chiều”- những hình thức trợ giá cho sản xuất các yếu tố đầu vào được tính vào sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang Mỹ. 2.2 Luật chống phá giá Luật chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế đối kháng. Thuế chống phá giá được ấn định vào hàng nhập khẩu khi người ta xác định được là hàng nước ngoài bán phá giá hoặc sẽ bán phá giá ở Mỹ với giá thấp hơn giá trị thông thường. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá hàng nhập khẩu vào Mỹ- tức là giá mua hoặc giá bán của nhà xuất khẩu thấp hơn mức giá của hàng hóa đó ở nước xuất xứ. Cũng giống như trường hợp theo luật thuế đối kháng, các thủ tục chống phá giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của ngành công nghiệp hoặc do Bộ Thương Mại Mỹ tiến hành độc lập. Bộ Thương Mại phải điều tra để xác định xem có hiện tượng chống phá giá xảy ra hay không. UBTMQT sau đó sẽ xác định xem có phải ngành công nghiệp của Mỹ đang bị thiệt hại vật chất hay bị đe dọa thiệt hại vật chất hoặc các cơ sở kinh doanh trong ngành bị thiệt hại do hàng nhập khẩu đó hay không. 2.3 Các cuộc điều tra chống phá giá hay trợ giá Các đơn khiếu nại theo luật chống phá giá và luật thuế đối kháng phải được đệ trình lên Bộ Thương Mại và UBTMQT Mỹ. Nếu đơn khiếu nại được chấp nhận thì sau 45 ngày kể từ ngày nộp đơn hoặc sau khi Bộ Thương mại đã bắt đầu tiến hành điều tra độc lập, ủy ban thương mại phải tiến hành đánh giá sơ bộ về những thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại đối với một ngành công nghiệp Mỹ. Nếu đánh giá của ủy ban thương mại là có cơ sở hợp lý thì Bộ thương mại, trong trường hợp đó luật thuế đối kháng sẽ xác định một biên trợ giá cho từng hãng hoặc từng nước bị điều tra. Việc xác định này phải được hoàn thành trong vòng 65 ngày sau ngày bắt đầu điều tra. Thời hạn này có thể được kéo dài đến 130 ngày. Trong trường hợp theo luật chống phá giá, sau khi đánh giá sơ bộ, Bộ Thương Mại sẽ tính toán biên phá giá bình quân- mức chênh lệch cao hơn của giá trị bình thường của sản phẩm nước ngoài so với giá xuất khẩu. Đánh giá sơ bộ phải được hoàn thành trong vòng 140 ngày sau ngày bắt đầu điều tra. Tuy nhiên, thời hạn này có thể kéo dài tới 190 ngày. Trong cả 2 trường hợp, sau khi những đánh giá sơ bộ đã được hoàn thành, người nhập khẩu sản phẩm đó phải nộp bảo lãnh hoặc đặt cọc bằng tiền mặt tương đương với mức trợ giá dự tính hoặc biên phá giá cho cơ quan Hải Quan Mỹ. Nếu đánh giá sơ bộ của Bộ Thương Mại là không có thì không phải nộp tiền đặt cọc, nhưng điều tra của Bộ Thương Mại và UBTMQT vẫn tiếp tục cho đến bước đánh giá cuối cùng. Trong vòng 75 ngày đánh giá sơ bộ, trong điều kiện bình thường, Bộ thương mại sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng với cả 2 trường hợp theo luật chống phá giá và luật thuế đối kháng, tuy nhiên thời hạn này có thể kéo dài 135 ngày. Nếu đánh giá cuối cùng của Bộ thương mại xác định là không vi phạm, quá trình điều tra sẽ kết thúc và tiền bảo lãnh và tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả. Nếu đánh giá cuối cùng của Bộ Thương Mại là có thì UBTMQT phải xác định những thiệt hại cuối cùng. Đánh giá cuối cùng của UBTMQT phải được thực hiện trong vòng 120 ngày sau khi Bộ thương mại đưa ra đánh giá sơ bộ hoặc đến ngày thứ 45 sau khi Bộ thương mại đưa ra đánh giá cuối cùng là có sự v._.i phạm. Nếu đánh giá cuối cùng của UBTMQT khẳng định là có vi phạm thì Bộ thương mại phải yêu cầu nộp thuế theo luật thuế bù giá hoặc chống phá giá trong vòng 7 ngày sau khi có xác nhận của UBTMQT. Lưu ý là mức thuế cuối cùng phải nộp cho hàng nhập khẩu có thể cao hơn rất nhiều so với mức đặt cọc. Theo yêu cầu, Bộ thương mại phải kiểm tra, thường là 12 tháng một lần, mức trợ giá chịu thuế hoặc biên phá giá đối với hàng hóa bị yêu cầu phải nộp thuế bù giá hoặc chống phá giá chưa giải quyết xong. Bộ thương mại, theo yêu cầu, còn phải kiểm tra các cuộc điều tra đã bị đình chỉ để đánh giá tình trạng và sự tuân thủ hiệp định, cũng như khoản trợ giá chịu thuế thuần và biên phá giá. Nếu các bên không đồng ý với đánh giá cuối cùng của Bộ thương mại và UBTMQT về các vụ chống phá giá hoặc bù giá thì có thể nộp đơn yêu cầu xử lại lên Tòa án thương mại quốc tế của Mỹ ở NewYork. Nếu hàng hóa từ Canada hoặc Mexico, các bên có thể yêu cầu ban hội thẩm lưỡng quốc thuộc NAFTA kiểm tra hoặc có thể kháng cáo lên Tòa án thương mại quốc tế. 3. Các luật khác quản lý hàng nhập khẩu 3.1 Các quyền hạn chế nhập khẩu hàng nông sản và dệt may Các hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay và luật triển khai hiệp định buộc Mỹ phải đưa ra những hạn chế đối với nông sản và hàng dệt. Trước đây, điều 204 của Luật Nông Nghiệp Mỹ năm 1956 ủy quyền cho tổng thống tham gia đàm phán các hiệp định với các chính phủ nước ngoài để hạn chế xuất khẩu nông sản và hàng đệt sang Mỹ. Quyền này được sử dụng rộng rãi trước khi Vòng đàm phán Urugoay kết thúc năm 1994. 3.2.Hiệp định đa sợi/ Hiệp định dệt may Hiệp định đa sợi (Multifiber agreement- MFA), một hiệp định quốc tế đã có hiệu lực tháng 1/1994, cho phép các thành viên kí kết GATT đàm phán các hiệp định song phương nhằm thành lập những hạn chế về số lượng đối với hàng dệt và quần áo nhập khẩu. Hiệp định MFA được thương lượng căn cứ điều 204 của Luật năm 1956 nhằm giúp các nước nhập khẩu hàng dệt đối phó với sự can thiệp của thị trường như làn sóng nhập khẩu khi dành cho các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển thị phần hàng dệt may lớn hơn. Được gia hạn thêm 6 lần, hiệp định MFA đã hết hạn ngày 3/12/1994 và lập tức được thay thế bởi hiệp định hàng dệt may (ATC) trong khuôn khổ vòng đàm phán Urugoay. Trong khuôn khổ ATC, các hạn ngạch và hạn chế đối với việc buôn bán hàng dệt may được dỡ bỏ dần trong 3 giai đoạn và hết hạn vào ngày 1/1/2005. Tất cả các thành viên của WTO là đối tượng áp dụng của hiệp định ATC, cho dù họ chưa hoặc đã ký MFA và chỉ các thành viên của WTO mới đủ tiêu chuẩn để tự do hóa các lợi ích của hiệp định. Hiệp định dệt may song phương được đàm phán giữa các nước xuất khẩu và các nước cung cấp theo MFA vẫn còn hiệu lực trong thời gian được chuyển đổi đến 2005. Hiện nay, Mỹ có hạn ngạch hàng dệt may với 47 nước. Trong số đó, 38 nước không phải là thành viên của WTO và do đó sẽ không được hưởng lợi ích từ việc dỡ bỏ hạn ngạch và những hạn chế được cụ thể hóa trong ATC. Các nước không phải là thành viên như Trung Quốc, Nga và các nước khác sẽ tiếp tục là đối tượng của hiệp định dệt may song phương. Việc nhập khẩu hàng dệt từ Canada và Mehico sẽ được điều chỉnh trong NAFTA. 3.3.Nông nghiệp và luật hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay Điều 401 của luật hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán đã làm thay đổi luật của Mỹ để cấm các hình thức hạn chế số lượng hoặc lệ phí đối với việc nhập khẩu nông sản giữa các thành viên của WTO. Từ khi thỏa thuận thành lập WTO có hiệu lực 1/1/1995, mới chỉ có lúa mì được chấp nhận lệnh cấm này. Các hiệp định trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay về nông nghiệp yêu cầu các thành viên của WTO cam kết giảm trợ giá xuất khẩu và trợ giá trong nước và cải thiện việc tiếp cận thị trường. Hiệp định thành lập các quy chế và cam kết cắt giảm sẽ được thực hiện trong vòng 6 năm đối với các nước phát triển và 10 năm đối với các nước đang phát triển. Mỹ đã ký trong khuôn khổ của WTO để chuyển việc áp dụng hạn ngạch và lệ phí đối với nông sản sang thuế định ngạch và giảm thuế quan. IV-hệ thống chính sách thương mại 1. Chính sách nhập khẩu của Mỹ 1.1.Cơ chế nhập khẩu Các biện pháp áp dụng trong hàng rào thương mại Mỹ: An toàn tiêu dùng - Hàng độc hại Bảo vệ động vật - Hạn chế nhập khẩu Bảo vệ thực vật - Lao động cưỡng bức Bệnh tật - Nhãn hàng hóa Cấm nhập khẩu - Xuất xứ Chống hối lộ - Bản quyền Chống phá giá - Bảo vệ môi trường Chống độc hại - Bao bì Chứng chỉ - Cạnh tranh không lành mạnh Quy định về chất dễ cháy - Chống gian lận Giám định - Chống luật cấm vận Giấy phép VISA - Chống trợ cấp Chứng từ nhập khẩu - Giấy phép Dịch bệnh - Mác hàng hóa Gian lận thương mại - Quyền sở hữu trí tuệ Hàm lượng dinh dưỡng - Tiêu chuẩn kỹ thuật Hạn ngạch - Xếp hàng Trên đây là một số biện pháp mà Mỹ áp dụng trong hàng rào thương mại của mình. Những biện pháp này đã góp phần đáng kể ngăn chặn những hàng hoá dịch vụ nhập khẩu vào Mỹ có chất lượng thấp, độ an toàn không cao, có thể gây hại cho thị trường Mỹ, đi ngược lại với chính sách thương mại và ngoại giao của Mỹ. Dưới đây, khoá luận có phân tích cụ thể một số biện pháp áp dụng trong hàng rào thương mại này. Hạn ngạch nhập khẩu (import quota) Hạn ngạch nhập khẩu là sự kiểm soát về mặt số lượng hàng được nhập trong thời gian nhất định vào Mỹ. Hạn ngạch nhập khẩu được ban hành theo luật, chính trị hoặc với mục đích kiểm soát số lượng nhập khẩu mặt hàng nào đó trong thời gian nhất định. Phần lớn các hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải Quan Mỹ ( US Custom Service) quản lý. Trưởng hội đồng Hải Quan kiểm soát việc nhập khẩu hàng theo hạn ngạch, nhưng không có quyền cấp hay thay đổi hạn ngạch. Hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ có thể chia làm 2 loại: + Hạn ngạch tuyệt đối: (Absolute Quota): là hạn ngạch giới hạn về số lượng, tức là số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập khẩu vào Mỹ trong thời hạn của hạn ngạch. Một số hạn ngạch áp dụng chung, một số áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập quá số lượng hạn ngạch sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của hạn ngạch cho đến khi bắt đầu hạn ngạch mới. + Hạn ngạch thuế quan (Tariff-rate quota): quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này nhưng số lượng nhiều hơn trong thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn. Hầu hết các hạn ngạch này do Tổng Thống công bố theo các thoả thuận thương mại phù hợp với luật Trade Agreement Act. Khi hạn ngạch được sử dụng hết, các hải quan cửa khẩu sẽ yêu cầu người nhập khẩu kí quĩ một số tiền thưởng ước tính đủ để nộp thuế cho số hàng giao quá số lượng. Hạn ngạch hàng dệt may: (Textile quota) Hải Quan Mỹ kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi dệt, tơ lẫn loại và các mặt hàng làm từ các sợi lấy từ cây hoặc được sản xuất từ một số nước. Việc kiểm soát hạn ngạch dệt may đựơc quy định trên những văn bản hướng dẫn của chủ tịch Uỷ Ban Hải Quan trong quá trình thực hiện các hiệp định hàng dệt. 1.1.4 Visa dệt may và giấy phép xuất khẩu Visa dệt may là một kí hậu dưới dạng tem hoặc dấu do một chính phủ nước ngoài đóng trên hoá đơn hoặc giấy phép xuất khẩu. Visa đựơc dùng để kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm dệt may vào Mỹ và ngăn cấm nhập khẩu hàng hoá trái phép vào Mỹ. Visa có thể dùng cho mặt hàng cần hạn ngạch hoặc không cần hạn ngạch. Ngược lại, mặt hàng hạn ngạch có thể cần hoặc không cần Visa, tuỳ theo nước xuất xứ. Hàng từ các nước chưa có thoả thuận Visa không cần có Visa nhưng sẽ đựơc tính theo hạn ngạch phù hợp. Tuy nhiên, có Visa không có nghĩa là hàng chắc chắn được làm thủ tục nhập khẩu vào Mỹ. Nếu hạn ngạch bị hết hạn trong thời gian vận chuyển (tức là giữa thời gian sau khi hàng đã được đóng dấu Visa ở nước xuất khẩu và thời gian hàng đến Mỹ) thì người nhập khẩu ở Mỹ cũng không đựơc làm thủ tục nhận hàng cho đến khi hạn ngạch được bổ sung và gia hạn lại. Hàng cấm nhập vào Mỹ Dưới đây là một số mặt hàng mà Mỹ quy định cấm được nhập khẩu vào thị trường Mỹ: Hàng giả Vật phẩm khiêu dâm, đồi truỵ, gây bạo loạn Sản phẩm của tù nhân hoặc do lao động cưỡng bức làm ra. Thú dữ và các sản phẩm làm từ chúng Vé sổ xố Dao bấm tự động Hàng nhập khẩu phải có giấy phép Những mặt hàng dưới đây muốn được nhập khẩu vào Mỹ thì buộc phải có giấy phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý: Rượu bia thuốc lá Vũ khí đạn dược Chất phóng xạ Sản phẩm phát sáng, thiết bị Xquang Sản phẩm từ sữa Thuốc, vật liệu sinh học và côn trùng Các loại giống nguy hiểm hay có tính đe doạ Các chất thải độc hại Côn trùng Gia súc Thịt và các sản phẩm làm từ thịt Máy móc động cơ Vải sợi và các sản phẩm vải sợi Đồ chơi 1.1.7. Nhãn mác Hầu hết các hàng hoá sản xuất và nhập khẩu vào Mỹ đều phải tuân thủ các quy định về nhãn mác của các cơ quan chuyên ngành trừ những loại hàng hoá được hải quan miễn trừ theo quy chế hải quan cho phép. Các hàng hoá phải đính nhãn mác một cách rõ ràng tại những nơi quy định để có thể nhận biết rõ rệt về nước sản xuất ra hàng hoá đó cũng như hàm lượng các chất làm ra sản phẩm đó. Thí dụ một số mặt hàng sau đây thuộc dạng này: Đồng hồ Vàng bạc Đồ điện Chất độc Sản phẩm dệt may 1.1.8. Quy chế bao bì, đóng gói, vận chuyển, bảo hiểm Hàng hoá vào Mỹ, trừ các hàng dầu thô, nông sản số lượng lớn hoặc các mặt hàng cần có tàu chuyên dụng, hoặc chở rời nguyên cả tàu, phần lớn sẽ được chuyên chở trong các Container 20 feet/40 feet rất thuận tiện cho việc xếp dỡ và vận chuyển trên biển cũng như trong đất liền giữa các bang rộng lớn của Mỹ. * Một số lưu ý khi đóng hàng a. Không đóng chung cùng Container Hàng bám bụi không đóng chung cùng hàng dễ hút buị Hàng có mùi không đóng chung cùng hàng dễ hấp thụ mùi Kiện hàng nặng không đặt trên kiện hàng nhẹ Hàng ướt không để cùng hàng khô Nói chung nên tách riêng các kiện hàng theo từng loại, không dùng các bao bì hàng rách, vỡ b. Giới hạn trọng lượng chở trong Container Theo tiêu chuẩn ISO 668, trọng lượng cả bì cho phép đối với Container 20 feet là 24.000 kg và đối với Container 40 feet là 30.480 kg. Theo qui định sửa đổi năm 1985, một Container 20 feet có thể chở 30.480 kg, tuy nhiên tải trọng của hàng trong Container còn phải phù hợp với khả năng chịu tải của nước mà Container chở hàng xuất khẩu đến. c. Các biện pháp bảo vệ đối với thời tiết Điều này đặc biệt quan trọng đối với hàng đi đường biển, thời gian dài hàng tháng với tác dụng và ăn mòn của hơi nước biển. Các biện pháp bảo vệ chủ yếu là chèn lót bao phủ bằng nguyên vật liệu chống thấm, chống dột và chống ẩm. Trường hợp hàng đồng nhất giao tận kho cùng một chủ sẽ đơn giản hơn. Trường hợp gồm nhiều loại kiện hàng giao nhiều nơi phải có cách chèn lót sao cho dễ dàng tách lô hàng. Quy chế nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền, nước xuất xứ và kiểm soát nhập khẩu a. Nhãn hiệu và thương hiệu Hàng hoá mang nhãn hiệu (trademark) giả sẽ bị tịch thu và tiêu huỷ. Nhãn hiệu giả là nhãn hiệu làm giống, hầu như khó phân biệt so với một nhãn hiệu đã đăng kí. Các nhãn hiệu đã sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng kí bản quyền và lưu kí tại hải quan có thể bị thu giữ, tịch thu hoặc tiêu huỷ. Hải quan sẽ bảo hộ các lô hàng mang thương hiệu (Trade names) đã lưu kí theo các quy định của hải quan. Quyền miễn trừ về nhãn mác được áp dụng đối với hàng hoá mang theo người nhập cảng vào Mỹ, nếu các hàng này là đồ dùng cá nhân, không phải để bán. b. Ghi tên nước xuất xứ Luật Hải Quan Mỹ quy định mọi hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ phải ghi tên nước xuất xứ tại một vị trí dễ thấy, bằng cách không thể phai, mờ và tuỳ theo bản chất hàng hoá cho phép, bằng tiếng Anh để cho người mua cuối cùng ở Mỹ biết được tên của nước đã sản xuất ra hàng hoá đó, trừ một số mặt hàng theo danh sách riêng được miễn ghi tên nước xuất xứ 1.2. Quy chế kiểm dịch động thực vật (Các quy định của FDA và quy trình kiểm tra chất lượng thực phẩm theo HACCP) Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc–Food Drug Admininistration (FDA) là cơ quan của thuộc Bộ Y Tế Mỹ tập hợp nhiều nhà khoa học kỹ thuật của Mỹ để đề ra và giám sát thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tiêu dùng đối với thực phẩm, dược phẩm và dụng cụ y tế sản xuất tại Mỹ hoặc nhập khẩu vào Mỹ. Thực phẩm, thuốc bệnh, thiết bị, dụng cụ y tế phải tuân theo các quy định của đạo luật về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm FDCA (Federal Food Drug and Cosmetic Acts) do FDA giám sát thi hành. Cấm nhập khẩu các dược phẩm chưa đựơc FDA duyệt. Các sản phẩm nhập khẩu do FDA quản lý sẽ phải qua giám định tại thời điểm hàng tới cửa khẩu. Các chuyến hàng bị phát hiện không phù hợp với luật và các quy định sẽ bị từ chối nhập cảnh và bị buộc phải làm lại cho phù hợp, huỷ hoặc tái xuất khẩu. Với sự cho phép của FDA, người nhập khẩu có thể sửa lại lô hàng cho phù hợp nếu xét thấy có thể làm được. Bất kì sự tuyển lựa lại, tái chế hoặc dán nhãn lại nào đều phải có sự giám sát của FDA và chi phí do người nhập khẩu chịu. Hiện nay, thực phẩm Việt Nam muốn nhập khẩu vào thị trường Mỹ phải tuân theo quy trình HACCP. Đây là một hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích và xác định các nguy cơ và điểm tới hạn, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và ngăn chặn từ xa các mối nguy tiềm ẩn về sinh học, hoá học và lý học trong tất cả các công đoạn sản xuất chế biến thực phẩm nói chung. HACCP được ban hành vào tháng 12 năm 1995 và từ tháng 12 năm 1997 được cơ quan thuộc Bộ Y Tế Mỹ FDA đưa vào áp dụng bắt buộc đối với thuỷ sản của Mỹ và thuỷ sản nhập khẩu từ nước ngoài. HACCP hiện được đưa vào bộ luật về thực phẩm (Food Code) của Mỹ do FDA giám sát việc thi hành và sẽ mở rộng áp dụng cho nhiều mặt hàng thực phẩm khác. HACCP được xây dựng trên 7 nguyên tắc cơ bản: Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa Xác định điểm kiểm soát tới hạn Xây dựng danh mục các công đoạn chế biến có thể xảy ra các mối nguy đáng kể và mô tả các biện pháp phòng ngừa. Thiết lập các điểm tới hạn và giới hạn tới hạn có liên quan đến mỗi điểm kiểm soát tới hạn Giám sát các điểm kiểm soát tới hạn, thiết lập các thủ tục sử dụng kết quả giám sát để hiệu chỉnh và duy trì quá trình kiểm soát. Thực hiện sửa chữa và điều chỉnh cần thiết khi thấy giới hạn tới hạn bị vi phạm. Lưu trữ hồ sơ để chứng minh việc thực hiện HACCP và các thủ tục thẩm tra quá trình thực hiện HACCP Đối với Việt Nam, trước mắt các cơ sở chế biến mặt hàng hải sản muốn xuất khẩu sản phẩm của mình vào Mỹ phải quan tâm xây dựng hệ thống HACCP tại cơ sở của mình, sau đó phải đăng kí kiểm tra để được cấp chứng nhận của trung tâm kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh của Bộ Thuỷ Sản, là cơ quan Nhà Nước Việt Nam được FDA uỷ quyền kiểm tra và chứng nhận nếu đạt yêu cầu HACCP. Từ 1/1/2001, các quy chuẩn HACCP cũng được áp dụng bắt buộc với các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. 1.3.Quyền sở hữu trí tuệ Nếu hàng hoá thuộc quyền sở hữu của người khác thì người không có quyền sở hữu sẽ không có quyền nhập khẩu hàng hoá đó vào Mỹ. Hải Quan Mỹ có lưu giữ các thông tin về bản quyền tại cửa khẩu để kiểm soát việc nói trên. Phần 602 (a) thuộc đạo luật về quyền tác giả - Copyright Revision Act năm 1976 quy định rằng việc nhập khẩu vào Mỹ các bản sao chép từ nước ngoài mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền và sẽ bị bắt giữ và tịch thu. Các bản sao sẽ bị huỷ, tuy nhiên các hàng hoá này có thể được trả lại nước xuất xứ nếu chứng minh thoả đáng cho cơ quan hải quan là hàng không có tính vi phạm. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cơ quan hải quan Mỹ (US Custom Service) bảo vệ quyền lợi cần đăng kí khiếu nại bản quyền với văn phòng bản quyền (US CopyRight Office) và đăng kí với hải quan theo các quy định hiện hành. 2. Quy chế hải quan Thị trường Mỹ vẫn nổi tiếng về hàng rào thuế quan và phi thuế quan phức tạp. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ về cách tính nhập khẩu và hàng rào phi thuế của thị trường Mỹ. 2.1 Tính thuế hàng hoá nhập khẩu Tiền thuế dựa trên vào các yếu tố sau: + Mã hàng hoá tính thuế + Thuế suất + Giá trị tính thuế. 2.1.1 Phân loại hàng hoá theo biểu thuế quan hài hoà HTS (Hamornized Tariff System) Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ dùng mã HS để mô tả hàng hoá và tính thuế theo quy định của cơ quan hải quan thế giới hiện được hầu hết các nước áp dụng, trong đó có Việt Nam. Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ có tên gọi là Harmonized Tariff Schedule of the United State of America (HTSUSA). Trong biểu thuế này liệt kê tất cả các loại thuế suất của tất cả các loại hàng hoá đánh vào tất cả các nước. Để xác định chính xác thuế suất cho mặt hàng, chúng ta cần xác định đúng mô tả hàng hoá và thuế suất áp dụng cho các mặt hàng cần tìm. Công việc này liên quan đến vấn đề kỹ thuật rất phức tạp nên cách tốt nhất là nên hỏi cơ quan hải quan ở Mỹ hay sử dụng môi giới hải quan tại các địa điểm cửa khẩu để biết thuế suất nào áp dụng cho mặt hàng chúng ta quan tâm. 2.1.1 Biểu thuế và thuế suất a- Biểu thuế HTS của Mỹ Tỷ lệ phần trăm (Ad valorem rate) là một dạng thuế phổ biến tính theo một tỉ lệ phần trăm trên giá trị của hàng. (Ví dụ 5% trị giá hoá đơn) Trị giá cụ thể (Special rate): là dạng thuế tính thành trị giá cụ thể trên đơn vị số lượng hoặc trọng lượng của hàng (Ví dụ: 5,9 cents/1 tá) Dạng hỗn hợp (Compound rate): kết hợp cả 2 loại tỷ lệ phần trăm (ad valorem) và trị giá cụ thể (special rates) (Ví dụ: 0,7 cents/ kg + 10% ad valorem) Biểu thuế HTS của Mỹ có 2 cột: Cột 1: có 2 loại thuế suất là Tối huệ quốc (MFN) và ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Thuế Tối huệ quốc là dành cho các nước nhóm phát triển gồm thành viên của WTO và các nước có nền kinh tế thị trường. Thuế ưu đãi GSP dành cho các nước có thoả thuận với Mỹ như NAFTA, nhóm Caribe, Israel và thuế này cũng dành cho các nước đang phát triển theo tiêu chuẩn của UNCTAD. Cột 2: Thuế không tối huệ quốc: Loại thuế này cao hơn nhiều so với tối huệ quốc, dành cho các nước không có thoả thuận tối huệ quốc với Mỹ như : các nước thuộc diện cấm vận (Cuba, Bắc Triều Tiên, Iraq), các nước chưa có tối huệ quốc của Mỹ như Việt Nam, Lào. b. Thuế suất: Thuế suất tối huệ quốc: trung bình các dòng thuế khoảng 4% Thuế không tối huệ quốc: trung bình khoảng 50% Thuế GSP bằng 0 đối với các hàng hoá được hưởng GSP của Mỹ. Ngoài thuế nhập khẩu ra, Hải quan Mỹ còn thu các loại phí hoặc thuế sau: Phí thủ tục hàng hoá: 0,21 % trị giá hàng hoá Thuế tiêu thụ đặc biệt với một số hàng hoá như rượu, bia Phí cầu cảng: 0,125 % trị giá hàng hoá 2.1.2 Trị giá tính thuế Hầu hết hải quan Mỹ chấp nhận cách tính thuế theo giá trị giao dịch trên cơ sở giá FAS. Nếu mua hàng trên cơ sở giá CIF thì phần chi phí bảo hiểm và vận tải sẽ được trừ đi trong giá trị tính thuế của hàng hoá. Nói chung, trị giá hải quan của tất cả hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ được coi là trị giá giao dịch của những hàng hoá đó. Nếu không thể sử dụng trị giá giao dịch của những hàng hoá đó thì các cơ sở tính toán khác có thể được xem xét sử dụng. Các cơ sở phụ để tính trị giá, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sử dụng, gồm: Trị giá giao dịch của hàng hoá giống nhau Trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự Trị giá khấu trừ Trị giá tính toán cơ bản a. Trị giá giao dịch: Trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu là giá thực tế đã trả hoặc sẽ trả cho hàng hoá khi đựơc bán để xuất khẩu sang Mỹ, cộng thêm những chi phí sau nếu không tính vào giá: Chi phí đóng gói của người mua Tiền hoa hồng bán hàng do người mua chịu Trị giá của chi phí hỗ trợ Phí giấy phép sản xuất mà người mua phải thanh toán như một điều kiện bán hàng Tiền hàng, phải thanh toán cho người bán, do sau đó bán lại, tiêu thụ hoặc sử dụng hàng nhập khẩu. Số tiền của các khoản kể trên chỉ được cộng vào chừng nào mà mỗi khoản trên không được tính vào phía hàng đã thực sự trả hoặc sẽ trả và có thông tin để xác định chính xác số tiền. Nếu không có đủ thông tin thì không thể xác định được trị giá giao dịch và cơ sở tính trị giá phụ, theo thứ tự ưu tiên, phải được xem xét sử dụng. Việc xem xét các khoản cộng thêm vào giá theo trình tự: Phí đóng gói do người mua thanh toán cho tất cả Container và bất kì bao gói nào, và chi phí lao động, nguyên vật liệu sử dụng trong việc đóng gói hàng hoá nhập khẩu, sẵn sàng để xuất khẩu. Phí hoa hồng bán hàng do người mua trả có liên quan đến hàng hoá nhập khẩu cấu thành một phần trị giá giao dịch. Phí hoa hồng mua hàng không được coi như vậy. Phí hoa hồng bán hàng là bất kì khoản tiền nào trả cho đại lí của người bán, có liên quan hoặc chịu sự giám sát của, hoặc làm thuê hoặc đại diện cho người sản xuất hoặc người bán. b. Trị giá giao dịch của hàng hoá giống nhau hoặc tương tự Khi không thể xác định trị giá giao dịch, thì trị giá hàng hoá nhập khẩu đang được hải quan sử dụng chính là trị giá giao dịch của những hàng hoá giống nhau. Nếu không có hàng hoá giống nhau với hàng nhập khẩu hoặc không thể chấp nhận trị giá giao dịch của những hàng hoá đó thì trị giá hải quan sẽ là trị giá giao dịch của những hàng hoá tương tự. Ngoài số liệu thường được sử dụng cho cả 3 trị giá giao dịch kể trên, một số nhân tố nhất định có thể tuỳ từng trường hợp được áp dụng cho trị giá giao dịch của hàng hoá giống nhau hoặc tương tự. Những nhân tố này liên quan đến (1) ngày xuất khẩu, (2) mức độ và số lượng mua bán, (3) nội dung định nghĩa, và (4) thứ tự ưu tiên hàng hoá giống nhau hoặc hàng hoá tương tự. c. Trị giá khấu trừ và trị giá cơ sở: c.1 Trị giá khấu trừ: Nếu trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu, hàng giống nhau hoặc hàng tương tự không thể xác định được thì trị giá khấu trừ được tính toán cho hàng hoá đang được định giá. Trị giá khấu trừ là cơ sở định giá tiếp theo được sử dụng, vào thời điểm làm thủ tục hồ sơ tóm tắt nhập khẩu, trừ khi người nhập khẩu chỉ định đúng trị giá tính cơ sở để định giá hàng. Nếu chọn trị giá tính cơ sở và sau đó thấy không thể đáp ứng được yêu cầu của hải quan thì cơ sở tính là trị giá khấu trừ. Nếu hàng nhập khẩu có liên quan đến các hỗ trợ, thì không thể áp dụng trị giá khấu trừ để định giá. Do vậy, bất kì việc bán hàng nào cho một người, là người cung cấp các khoản hỗ trợ được sử dụng để sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hoá liên quan sẽ không được sử dụng trong việc xác định trị giá khấu trừ. Về cơ bản, trị giá khấu trừ là giá bán lại ở Mỹ sau khi nhập khẩu hàng hóa, có khấu trừ đi một số hạng mục nhất định. Trong trị giá khấu trừ, người ta sử dụng thuật ngữ “hàng hoá liên quan”, có nghĩa là hàng hoá đang được định giá, hàng hoá giống nhau hoặc hàng hoá tương tự. Nói chung, trị giá khấu trừ được tính bằng cộng thêm hoặc trừ vào đơn giá gốc. c.2 Trị giá cơ sở: Phương pháp xác định trị giá tiếp theo là trị giá tính cơ sở. Trị giá cơ sở gồm tổng trị giá những khoản sau: Nguyên vật liệu, chế tạo và các gia công khác trong quá trình sản xuất hàng nhập khẩu Lợi nhuận và chi phí chung Khoản hỗ trợ, nếu không được cộng vào khoản 1 và 2 Chi phí đóng gói 2.2 Hàng rào phi thuế quan Mỹ 2.2.1 Thuế chống phá giá và thuế đối kháng a. Thuế chống phá giá (antidumping duties- ADS) Là loại thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu để bán ở Mỹ với giá thấp hơn giá trị dùng trên thị trường, tức là thấp hơn giá bình thường bán ở nước sản xuất. b. Thuế đối kháng ( countervailing duties- CVDS) Là loại thuế đánh vào hàng hóa được hưởng trợ cấp xuất khẩu của chính phủ một nước ngoài cấp cho người xuất khẩu khi bán hàng vào Mỹ. Việc trợ cấp này làm giá thấp một cách giả tạo và gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ. 2.2.2 Hạn ngạch nhập khẩu Như được giới thiệu ở phần trên, hạn ngạch nhập khẩu là một biện pháp hữu hiệu nằm trong chính sách quản lý nhập khẩu của Mỹ. Đây cũng là một rào cản phi thuế quan quan trọng của Mỹ đối với hàng nhập khẩu vào thị trường mình. Có 2 loại hạn ngạch nhập khẩu: Hạn ngạch ấn định theo mức thuế quan (tariff-rate quota): thường dành cho những mặt hàng như sữa, kem, cá hồi, một số loại cá khác, đường, xiro, rỉ đường. Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota): thường áp dụng cho các mặt hàng như cồn, sữa đặc, bơ hỗn hợp, chất thay bơ, bông vải, đường hỗn hợp. 2.2.3 Giấy phép Đây là một biện pháp phi thuế quan mà Mỹ áp đặt cho một số mặt hàng muốn xuất khẩu sang Mỹ phải xin giấy phép ở một cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ đối với hàng vũ khí đạn dược sẽ do cơ quan quản lý rượu, thuốc lá, vũ khí (Bureau of Alcohol Tobacco and Fire arms- BATF) sẽ cấp phép và quản lý việc nhập khẩu. Hay đối với mặt hàng thuốc, vật liệu sinh học và côn trùng do FDA, USDA và các trung tâm dịch vụ y tế kiểm soát dịch bệnh (US Public Health Service Centres for Diseases Control- CDC) quản lý. Các yêu cầu đặt ra thay đổi tuỳ sản phẩm, nhưng nói chung việc nhập đòi hỏi giấy phép, báo cáo nhập, các văn kiện ghi chi tiết, nhà sản xuất nước ngoài và đăng kí sản phẩm. FDA còn đặt ra nhiều đòi hỏi về chất lượng thuốc và về các cơ sở sản xuất thuốc. 2.2.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật bó buộc Có nhiều mặt hàng cả nội lẫn ngoại bán ở Mỹ đều phải tuân thủ những tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn và phải xin giấy phép xác nhận đạt tiêu chuẩn để nhập khẩu vào Mỹ. Giấy này phải được xác nhận đạt tiêu chuẩn để nhập khẩu vào Mỹ. Giấy này phải được xuất trình cùng lúc với hàng vào và người nhập hàng phải nộp một số tiền kí quỹ bảo đảm để đoan chắc là hàng phù hợp tiêu chuẩn đòi hỏi. Các mặt hàng thuộc loại này thường là xe hơi và phụ tùng, thuyền và phụ tùng, sản phẩm men, đồ điện gia dụng, đèn và dụng cụ ánh sáng, rượu mạnh và rượu nho, trang thiết bị và dụng cụ y tế, sản phẩm phát xạ và sản phẩm phát thanh. 2.2.5 Ghi dấu hiệu a.Nước xuất xứ: Thông thường, người nhập hàng phải ghi rõ ở bên ngoài sản phẩm nhãn hàng bằng tiếng Anh tên của nước sản xuất hay chế tạo món hàng. Nếu sản phẩm không có nhãn hàng đúng cách, khi nhập vào nước Mỹ thì người nhập phải trả một khoản thu bằng 10% của tiền thuế quan đóng cho sản phẩm ấy. Khoảng hơn 85% chủng loại hàng không bị đòi hỏi phải ghi dấu hiệu như các tác phẩm nghệ thuật, thuốc lá, hoa, khuy áo, trứng, đinh vít… Những loại hàng được miễn đóng dấu vì khó làm, nếu làm thì sản phẩm sẽ bị hư. Tuy nhiên, khi hàng đến người tiêu thụ cuối cùng ở Mỹ thì bên ngoài thùng đựng hàng phải ghi tên nước xuất xứ bằng tiếng Anh. Có những loại hàng được miễn yêu cầu này như: các sản phẩm được miễn thuế, ngư sản, sản phẩm xuất đi từ Mỹ nhưng bị trả lại và các món có giá < 5 USD không bị hải quan kiểm soát. Hàng phải ghi dấu hiệu mà được đóng gói ở Mỹ sau khi đã qua hải quan thì người nhập khẩu phải cam kết khi mang hàng đi là dấu hiệu về nước xuất xứ sẽ không bị mờ đi, hoặc là hộp dùng để đóng gói lại sẽ được ghi dấu đúng cách. Nếu hàng được bán cho người khác để đóng gói lại thì người nhập khẩu phải thông báo cho người kia các yêu cầu về ghi dấu hiệu. Nếu không làm như thế này thì sẽ bị phạt hoặc trả thêm thuế. b.Ghi dấu đặc biệt Ngoài những yêu cầu về ghi xuất xứ của hàng hoá, có một số mặt hàng đòi hỏi những dấu hiệu đặc biệt như chữ không được phai, chữ lõm cho những mặt hàng như ống sắt hay thép, khoan, khung, xi lanh, các dụng cụ phẫu thuật kéo kìm. Như vậy, có thể thấy thị trường Mỹ khá phức tạp với những đặc điểm của riêng nó. Bao bọc quanh nó là một hệ thống luật và chính sách thương mại khá chặt chẽ. Đây quả là một bức tường ngăn các DNVN thâm nhập vào thị trường Mỹ. Trong bối cảnh này, Hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ ra đời đã có rất nhiều tác động tích cực, làm thay đổi hẳn bộ mặt xuất khẩu sang thị trường Mỹ của DNVN. Chương II thực trạng xuất khẩu của DNVN trước và sau khi hiệp định thương mại song phương VIệt- Mỹ được kí kết I - Giới thiệu nội dung chính của hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ Ngày 13/7/2000, tại Washington, Bộ trưởng thương mại Việt Nam Vũ Khoan và đại diện cơ quan thuộc phủ tổng thống Mỹ, bà đại sứ Charlene Barsefsky đã thay mặt chính phủ hai nước kí hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ, đánh dấu bước phát triển mới quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, kết thúc một quá trình đàm phán lâu dài và kiên quyết. Hiệp định dài gần 140 trang, gồm 7 chương với 72 điều và 9 phụ lục. Mở đầu hiệp định là cam kết chung của 2 nước: - Mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng và cùng có lợi dựa trên cơ sở tôn trọng, độc lập chủ quyền của nhau. - Nhận thức rằng việc chính phủ 2 nước chấp nhận và tuân theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn thương mại quốc tế sẽ giúp phát triển quan hệ thương mại cùng có lợi và làm nền tảng cho các mối quan hệ đó. Như vậy bản hiệp định này tuy được gọi là hiệp định về quan hệ thương mại nhưng không chỉ đề cập đến lĩnh vực thương mại hàng hoá. Khái niệm thương mại ở đây được đề cập theo nghĩa rộng, hiện đại, theo tiêu chuẩn của WTO và có tính những đặc thù phát triển kinh tế ở Việt Nam. Điều này trong hiệp định đã chỉ rõ, chính phủ hai nước ghi nhận rằng Việt Nam là một nước đang phát triển có trình độ thấp, đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế và đang tiến các bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong đó có việc tham gia khối các nước Đông Nam á (ASEAN), khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC) và đang tiến tới trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Ngoài những vấn đề có nguyên tắc và tổ chức thực hiện, hiệp định thương mại gồm 5 phần: tiếp cận thị trường, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư và tính minh bạch. 1. Tiếp cận thị trường 1.1.Việt Nam đồng ý tiến hành những bước sau để mở cửa thị trường Dành quy chế tối huệ quốc cho các hàng hoá của Mỹ (MFN) Đối xử với các hàng hoá nhập khẩu giống như hàng hoá sản xuất trong nước Loại bỏ hạn ngạch đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu trong thời hạn 3-7 năm. Minh bạch hơn quy trình mua sắm của chính phủ Lần đầu tiên cho phép tất cả các DNVN được phép kinh doanh xuất nhập khẩu mọi hàng hoá. Lần đầu tiên cho phép các công ty của Mỹ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ được phép xuất nhập khẩu hầu hết các sản phẩm (lộ trình 3-6 năm) Hiện tại, các công ty nước ngoài phải phụ thuộc vào nhà nhập khẩu Việt Nam được cấp giấy phép, hầu hết là các DNVN. Đảm bảo các DNVN sẽ tuân thủ các quy định của WTO, tuân thủ các quy định của WTO về hải quan, giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực vật. 1.2.ưu đãi thuế quan Hiệp định thương mạ._.iá rẻ hơn. 6. Các công ty bán hàng qua bưu điện, TV, catalogue, Internet tổ chức giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhận đơn đặt hàng qua điện thoại và giao nhận tại nhà. 7. Các cửa hàng bán lẻ của các cộng đồng dân cư người Trung Quốc, ấn Độ, Việt Nam… với các đặc điểm: hàng không có nhãn hiệu nổi tiếng, giá rẻ ( chỉ bằng 20-30% so với giá ở các siêu thị) do nhập thẳng từ các nước Châu á, Nam Mỹ ở dạng không có bao bì và được trang trí thêm ở cửa hàng. DNVN cần định hướng đi vào một nơi trong 7 loại trên, tuỳ thuộc vào hàng hoá của mình thuộc loại cao cấp, trung bình hay đại chúng. Đồng thời, bằng cách tham gia các loại tổ chức hiệp hội chuyên ngành hay liên kết với các nhà sản xuất tại chỗ ở Mỹ, hoặc tính đến việc liên doanh hình thành các công ty bán lẻ của Việt Nam đóng vai trò bắc cầu cho hàng Việt Nam chen chân vào các thị trường cuối cùng này (vì Mỹ vẫn được coi là thị trường đích của hầu hết các công ty, các nước trên thế giới). Thông qua kênh phân phối và bán hàng trực tiếp, chúng ta sẽ làm cho người tiêu dùng Mỹ quen dần với hàng Việt Nam. Tóm lại, công việc nghiên cứu thị trường cũng như xúc tiến thương mại đều rất khó khăn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam bởi vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể làm tốt các khâu này thì việc bán hàng trên thị trường Mỹ sẽ không còn khó khăn. 2.4 Giải pháp về luật pháp Mỹ là một nước điển hình trong hệ thống pháp luật bất thành văn nên hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ rất phức tạp. Muốn xâm nhập thị trường Mỹ một cách có hiệu quả nhất, các DNVN tối thiểu cần có những kiến thức cơ bản về các đạo luật quan trọng như Luật thuế quan, Luật bồi thường thương mại, Luật điều tiết nhập khẩu, các Quy định hải quan. Qua nhiều năm, quy trình nhập khẩu của Mỹ đã được đơn giản hoá và ngày càng tự động hoá. Có tới 98% các loại hàng hoá nhập vào Mỹ hiện nay đã làm thủ tục bằng hình thức điện tử. Cơ quan hải quan Mỹ áp dụng các kỹ thuật “ quản lý rủi ro” và xem xét các thông tin nhận được để quyết định có cần trực tiếp kiểm tra thực tế lô hàng hay không. Tất nhiên, nhiều vi phạm trong lĩnh vực hải quan tại Mỹ có thể bị phạt dân sự, bị bắt giữ hoặc bị tịch thu hàng hoá, trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Một số sản phẩm như nông sản phải dán nhãn hàng hoá, sản phẩm tiêu dùng như bàn ủi, máy sấy phải đáp ứng quy định về bảo toàn năng lượng và an toàn, phải dán nhãn hàng hoá với các sản phẩm làm từ vàng bạc. Nếu không ghi đúng hàm lượng, có thể bị quy lỗi lừa dối khách hàng. Các sản phẩm là vải, len phải ghi chi tiết sản phẩm có chứa ?% cotton, ?% polyester và hướng dẫn cách sử dụng. Các sản phẩm có đính lông thú cũng phải tuân theo nguồn gốc nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm là để làm căn cứ áp mã thuế. Do đó, chỉ cần sai một li là có thể bị đóng thuế rất cao. Đặc biệt, vì Mỹ là thành viên của WTO nên rất nghiêm khắc trong việc nhập khẩu hàng giả, hàng ăn cắp bản quyền. Đồng thời, vì là thành viên của CUQT về các loài bị tuyệt chủng nên Mỹ cũng có những quy định đặc biệt về nhập khẩu các loài động vật. Một quy định quan trọng mà các nhà xuất khẩu vào Mỹ cũng phải biết, đó là những quốc gia đang bị Mỹ cấm vận trừng phạt sẽ không được xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Không chỉ thế, nhiều quốc gia có sử dụng các vật liệu từ những nước đang bị cấm vận, trừng phạt để sản xuất hàng hoá và xuất khẩu vào Mỹ có thể cũng không được xuất khẩu vào thị trường này. Việc nắm vững và thông thạo luật pháp Mỹ là công việc rất khó bởi vì ngay tại Việt Nam không phải doanh nghiệp xuất khẩu nào cũng nắm vững luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên đây thực sự là điều kiện cần để các nhà xuất khẩu Việt Nam từng bước thâm nhập thị trường này. III. Tăng cường khai thác một số thị trường cụ thể tại Mỹ 1. Thị trường dệt may 1.1.Nhu cầu của thị trường Mỹ Mỹ có dân số hơn 280 triệu người. Đây thực sự là một con số không nhỏ, với trên 200 triệu dân ở độ tuổi trưởng thành- tình trạng hoàn toàn trái ngược so với cơ cấu dân số của Việt Nam với dân số trẻ là chủ yếu. Về cơ cấu dân số Mỹ thì 2 giới ngang nhau nhưng dẫu thế ai cũng thấy phụ nữ Mỹ chủ yếu đi mua sắm và phần nhiều phục vụ cho mục đích của chính họ. Nhu cầu nhập khẩu dệt may của Mỹ rất lớn so với các nước trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu dệt may năm 2001 đạt 70 tỷ USD trong đó hàng dệt 14 tỷ và hàng may sẵn 14,3 tỷ (đứng vị trí thứ 2 trên thế giới, sau EU nhập khẩu 140,5 tỷ USD). Riêng trong năm 2001, các khách hàng Mỹ đã tiêu dùng 15,2 triệu bộ quần áo với chi phí lên tới 272,3 tỷ USD. Người Mỹ đã mua 4,2 triệu áo; 2,3 triệu quần và 1,2 triệu bộ đồ lót năm 2001. Do vậy, trong năm này, mỗi người dân Mỹ tiêu thụ 54 bộ quần áo, mỗi phụ nữ Mỹ trung bình mua 17 bộ áo các loại (sơ mi/áo lót trong/áo phông). Đàn ông Mỹ tiêu dùng 13 bộ áo (sơ mi và áo lót trong), mua trung bình 8,7 bộ trang phục lót nam Nguồn: Trang web của Thời báo kinh tế: www.vneconomy.com.vn . Bất chấp các con số đáng ngạc nhiên này, thị trường may mặc Mỹ vẫn suy giảm nhẹ năm 2001 (- 0,2%) do sự suy giảm kinh tế chung sau sự kiện 11/9. Lý do là người Mỹ thôi không lui tới các trung tâm thương mại, các khu buôn bán lớn vốn dĩ có thể là mục tiêu của bọn khủng bố. Tuy nhiên, tính chung thì thị trường hàng dệt may Mỹ vẫn tăng trong thập kỷ 90 với tỷ lệ tăng hàng năm đạt 18,3%. Năm 2002 các dấu hiệu ban đầu cho thấy thị trường này chững lại song sẽ trở lại mức tăng tốc trong năm 2003 và các năm tiếp theo. 1.2.Khả năng đáp ứng của các DNVN Sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được thông qua thì xuất khẩu của DNVN sang Mỹ tăng mạnh, tuy nhiên đối với một thị trường rộng lớn như Mỹ thì tiềm lực của các DNVN còn rất nhỏ. Về chủng loại mặt hàng, chủ yếu các DNVN mới chỉ xuất khẩu có 8 cat: 331, 338, 340, 435, 438, 444, 636, 644, tức là con số mới chỉ đếm trên đầu ngón tay và chủ yếu là hàng may chứ hàng dệt thì không nhiều lắm. Về kim ngạch xuất khẩu: như phân tích ở phần 2, kim ngạch xuất khẩu dệt may đến tháng 6/ 2002 tăng 902% nhưng mới chỉ đạt có 223 triệu USD, ước tính cả năm 2002 đạt 1,2 tỷ USD - một con số vẫn còn quá khiêm tốn, không tương xứng với tiềm năng của một đất nước gần 80 triệu dân. Mục tiêu của dệt may Việt Nam là nắm lấy cơ hội trong những năm tới và năm 2005 đạt 4-5 tỷ USD. Nhằm đạt được mục tiêu trên, tác giả xin kiến nghị một số giải pháp sau: 1.3 Giải pháp tăng cường xuất khẩu sang thị trường dệt may Mỹ 1.3.1 Nâng cao khả năng cung cấp nguyên vật liệu Tại Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp tự sản xuất nguyên vật liệu sợi cho sản phẩm may mặc. Cũng có nhiều doanh nghiệp khác sản xuất hàng may mặc xuất khẩu với nguyên liệu nhập ngoại. Thời gian qua, hàng dệt may Việt Nam chủ yếu là hàng gia công. Điều này dẫn tới nhiều bất lợi như sau: + Hàng sản xuất bằng nguyên liệu nhập chiếm tỷ lệ cao trong giá có thể sẽ không được hưởng GSP ( nhưng nếu nguyên phụ liệu nhập từ ASEAN thì vẫn coi như là không phải hàng nhập) + Do phải nhập ngoại nguyên phụ liệu nên hàng sản xuất bị động, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ giao hàng. + Lợi nhuận xuất khẩu giảm đáng kể. Chính vì thế, Việt Nam phải nâng cao khả năng sản xuất nguyên phụ liệu sợi với chất lượng tương ứng cho các nhà máy sản xuất hàng may mặc. Hiện nay, chính phủ Việt Nam dự định đầu tư khoảng 100 triệu USD cho ngành trồng bông nội địa, với mục tiêu mở rộng năng lực sản xuất nội địa lên thêm 60% vào năm 2010. Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu bông và sợi chỉ đáp ứng được 10 % nhu cầu của các nhà sản xuất hàng may mặc 1.3.2.Sát nhập theo ngành dọc của các công ty Hiện nay, ta có rất nhiều nhà máy sát nhập 2 khâu là sản xuất sợi và hàng may mặc thành một doanh nghiệp sản xuất, điều này rất tốt. Thậm chí còn tốt hơn nếu chúng ta đảm bảo tính thống nhất giữa các loại sợi và chủng loại hàng may. Ví dụ, nếu chúng ta chuyên sản xuất len thì ta nên chuyên vào cung cấp các mặt hàng len. Các công ty nói chung rất thích đa dạng hoá sản phẩm của mình và cố gắng tạo ra nhiều chủng loại càng nhiều càng tốt. Ví dụ, vừa sản xuất áo, vừa sản xuất cả quần. Như thế đôi khi chẳng có sản phẩm nào thực sự tốt cả. Các doanh nghiệp nên thu hẹp dòng sản phẩm, tập trung sản xuất, chú trọng vào nhưng sản phẩm mà khả năng sản xuất có thể đạt mức tối đa. 1.3.3 Một số giải pháp khác a.Nâng cao chất lượng: Đối với hàng dệt may, thị trường Mỹ có những đòi hỏi chặt chẽ về chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, các quy định về nhãn hiệu hàng hoá, xuất xứ sản phẩm. Đây là một trở ngại không nhỏ trong việc tăng xuất khẩu sang Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam do đó cần chú ý tất cả các khâu như chuẩn bị nguyên phụ liệu đầu vào, khâu sản xuất , khâu đóng gói, ghi nhãn hiệu và ghi xuất xứ hàng hoá đầy đủ để tránh những rắc rối đáng tiếc xảy ra b. Đầu tư công nghệ và trang thiết bị: Đơn đặt hàng Mỹ thường lớn nên chủ hàng phải có lượng lớn để kịp cung ứng. Số lượng hàng lớn mà thời gian cung ứng lại ngắn nên doanh nghiệp khó có thể tự mình đảm đương nổi một đơn đặt hàng. Vì vậy, DNVN cần sớm tính chuyện tập hợp lại cùng đầu tư trang thiết bị chuyên dùng đồng bộ để cho ra những lô hàng lớn, tiêu chuẩn giống nhau. c.Giá cả Ngoài những mặt hàng cao cấp của những nhãn hiệu nổi tiếng, thị trường Mỹ còn tiêu thụ cả những mặt hàng giá rẻ. Vì vậy hàng Việt Nam sẽ gặp khó khăn trên thị trường Mỹ do các sản phẩm của Trung Quốc vào Mỹ thường rất rẻ, mẫu mã lại đa dạng. d.Tích cực tham gia hoạt động liên quan dệt may quốc tế Hiệp hội Dệt May Việt Nam cần tăng cường hoạt động, từng bước khắc phục những yếu điểm của ngành dệt may Việt Nam, tích cực tham gia hiệp định dệt may quốc tế và khu vực như AFTEX (hiệp hội dệt may ASEAN), diễn đàn ngành dệt may vùng Châu á Thái Bình Dương để trao đổi thông tin và kiến nghị những chính sách về mậu dịch của ngành dệt may trong nước đối với khu vực và thế giới. 2. Thị trường giày dép 2.1 Nhu cầu thị trường giày dép Mỹ Người Mỹ cũng quan tâm đến giày dép chẳng kém gì chuyện quần áo. Trong năm 2001, số tiền người Mỹ bỏ ra mua 18 tỷ đôi giày là 47 tỷ USD. Trung bình mỗi người Mỹ cả nam giới lẫn nữ giới và trẻ em mua 6,4 đôi giày trong năm 2001. Một phụ nữ mỗi năm có mức tiêu thụ trung bình là 8 đôi, đàn ông là 4 đôi. Nguồn: Trang web của Thời báo kinh tế: www.vneconomy.com.vn Năm 2001 là năm kỷ lục đối với thị trường giày dép Mỹ. Đây là năm tăng trưởng thứ 4 về quy mô thị trường mặt hàng này. Thị trường giày da tăng trưởng trên 13% kể từ 1997 và đạt 2,1% vào cuối năm 2001. Năm 2002, thị trường Mỹ dự báo một lần nữa tăng dù tốc độ có chậm hơn. Hiện nay , Trung Quốc là nhà cung cấp khổng lồ về mặt hàng giày da cho Mỹ , chiếm 57,3% thị trường vốn đã khổng lồ. Hồng Kông đứng thứ 19 và đang cùng với Trung Quốc phối hợp nhịp nhàng trong tiến trình tận dụng ưu thế chi phí thấp. 2.2 Khả năng đáp ứng của DNVN: Sau khi hiệp định được kí kết, khả năng xuất khẩu giày da Việt Nam sang Mỹ có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng các ngành khác. Lý do là chênh lệch mức thuế MFN và phi MFN không quá cao nên hàng giày da Việt Nam vẫn xâm nhập thị trường Mỹ kể cả trước khi hiệp định thương mại được kí. Tổng kim ngạch xuất khẩu giày da của Việt Nam năm 2001 là 1,5 tỷ, trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 114 triệu USD. Đây vẫn là con số nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU và Nhật Bản (chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu) và con số này càng nhỏ khi đáp ứng nhu cầu tiêu thụ giày da trị giá 47 tỷ của người Mỹ. DNVN đúng là đã được hưởng rất nhiều ưu đãi từ bản hiệp định thương mại Việt Mỹ hiệu lực từ tháng 12/2001 và rất có triển vọng trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, mặt hàng này còn gặp rất nhiều trở ngại cần có biện pháp giải quyết. 2.3 Biện pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu giày dép sang thị trường Mỹ 2.3.1 Nâng cao tỷ lệ nội địa hoá Các DNVN gặp khó khăn trong khâu nguyên liệu để sản xuất. Cả nước chỉ có 2 nhà máy thuộc da nhưng cũng không đủ da để chế biến, phải nhập da muối từ nước ngoài. Phần nguyên liệu trong nước chỉ chiếm khoảng 20% nhu cầu sản xuất. Trong khi đó, nếu ta muốn hưởng mức thuế GSP thì bắt buộc phải có 35% nguyên liệu sản xuất trong nước kèm theo các yêu cầu phức tạp khác cho từng loại sản phẩm. Hiện tại, ta chỉ có mặt hàng giày vải đế cao su và dép là được hưởng quy chế GSP nhưng giá trị lại thấp. Còn những sản phẩm có giá trị lớn hơn như giày thể thao, giày da nam nữ… thì nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu, khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì chỉ được hưởng thuế suất NTR cao hơn thuế suất GSP. Do vậy, các DNVN phải tăng cường sản xuất các loại nguyên phụ liệu cho ngành. Mục đích là để các công ty Việt Nam có thể bán FOB cho công ty của Mỹ vì lẽ các doanh nghiệp Mỹ chỉ thích mua thành phẩm FOB. 2.3.2 Cải tiến công nghệ máy móc Ngành giày da sử dụng chủ yếu là những thiết bị, máy móc phần lớn thuộc thế hệ trung bình của thế giới, chưa phải là thế hệ hiện đại nên năng suất còn thấp. Khi thiết bị được thay thế mới, kỹ năng sử dụng, vận hành và khai thác cần được nâng cao, nếu không sẽ không đảm bảo được chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm đầu ra, làm giảm năng suất lao động. 2.3.3 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, trình độ tay nghề lao động Việc thiết kế mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở từng thị trường còn yếu. Đặc biệt là kỹ thuật làm mũ giày còn phải thuê thợ nước ngoài với chi phí trả công cao. Do vậy, cần phải tích cực mở lớp đào tạo thiết kế giày dép, tuyển chọn và đào tạo chuyên ngành. Nhờ vậy, ta sẽ có đội ngũ thợ tay nghề cao, có thể đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng tăng của người tiêu dùng Mỹ. 3. Thị trường thuỷ sản 3.1 Tình hình thị trường thuỷ sản Mỹ Mỹ là nước có vai trò lớn trên thị trường hải sản quốc tế. Hàng năm nhập khẩu và xuất khẩu nhiều tỷ USD trị giá hải sản. Mỹ là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới (trong đó trên 60% xuất sang Nhật Bản) và cũng là nước nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới sau Nhật Bản. Trong những năm qua, các nước đang phát triển chuyển dần thành những nước xuất khẩu chính và các nước phát triển trở thành những nước nhập khẩu hải sản chính trên thế giới. Các hải sản nhập khẩu chính của Mỹ là nhóm vỏ cứng gồm tôm (shrimp), tôm hùm (lobster), sò (scallop) và cua( crab) trong đó tôm có giá trị lớn nhất, hàng năm nhập trên 2 tỷ USD. Mức tiêu thụ hải sản ở Mỹ cho đến 2000 vẫn có xu hướng tăng với tổng tiêu thụ hải sản trong nước và nhập khẩu tăng 2,3% năm 2000, đạt 4,3 tỉ lb hay 15,6 lb/người. Trong 15,6 lb hải sản mà mỗi người tiêu thụ có 10,5 lb là cá tươi hoặc đông lạnh hoặc sò điệp; 4,8 lb là hải sản đóng hộp và 0,3lb là hải sản bảo quản bằng phương pháp khác như sấy khô, ướp muối hay xông khói. So với năm 1999, mức tiêu thụ của các sản phẩm tươi/ đông lạnh và đóng hộp đều tăng 0,1lb. Tiêu thụ tôm (chế biến) đạt kỉ lục 3,2lb/người năm 2000. Năm 2000 cung thuỷ sản thực phẩm của Mỹ tăng 1,9%, tính theo khối lượng. Trong đó đánh bắt thuỷ sản thực phẩm tăng 1,2%, nhập khẩu cá và sò điệp tăng 2,6%, chiếm 68% thuỷ sản tiêu thụ ở Mỹ Bảng 13: Số liệu thống kê về tiêu thụ thuỷ sản Mỹ trung bình tính theo đầu người Đơn vị: lb Năm Thuỷ sản tươi và đông lạnh Đóng hộp Các hình thức bảo quản khác Tổng cộng 1996 1997 1998 1999 2000 10,0 9,9 10,2 10,4 10,5 4,5 4,4 4,4 4,7 4,8 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 14,8 14,6 14,9 15,4 15,6 Nguồn: Tạp chí Ngoại Thương số 11- ngày 20/8/2001 Năm 2001, kinh tế Mỹ nằm trong tình trạng khủng hoảng. Theo báo cáo từ các nguồn tin thương mại ở Mỹ cho thấy giá trị hàng thuỷ sản quan trọng nhất là tôm hiện nay thấp hơn so với 15 năm trước. Trong khi đó các nhà sản xuất ở Mỹ không thành công trong việc thiết lập nhà máy chế biến cá trê ở Việt Nam, do vậy nhu cầu nhập khẩu hải sản vào thị trường Mỹ giảm. Đặc biệt nếu các nhà nhập khẩu biết giá họ có thể bán cho khách hàng được thì họ sẽ chỉ nhập khẩu hàng với giá khuyến mãi để bù rủi ro của thị trường đang suy yếu. Nếu các nhà nhập khẩu thấy bất cứ hàng hoá nào họ nhập mà có thể bán với giá lỗ thì họ sẽ rút lui khỏi thị trường. Năm 2002, nền kinh tế Mỹ phục hồi và chúng ta hi vọng vào sự phục hồi nhanh của nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ. 3.2 Khả năng đáp ứng của các DNVN đối với nhu cầu thuỷ sản tại Mỹ Việt Nam bắt đầu xuất khẩu hải sản vào Mỹ từ năm 1994 với trị giá 5,8 triệu USD, đến năm 1997 đạt 46,4 triệu USD. Năm 1998 , Việt Nam xuất vào Mỹ đạt 79,5 triệu USD, tăng 14 lần so với năm 1994 và tăng 71,5% so với năm 1997 nhưng mới chỉ chiếm 1% tổng trị giá hải sản nhập khẩu vào Mỹ. Năm 1998, Việt Nam đứng thứ 19 trong số các nước xuất khẩu hải sản vào Mỹ, trong đó thứ nhất là Canada 1,2 tỷ USD, thứ hai là Thái Lan 770 triệu USD. Năm 1999 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ đạt 150 triệu USD, tăng 90% so với 1998 và năm 2000 có khả năng đạt trên 200 triệu USD. Năm 2001, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đạt 482 triệu USD, chiếm 26,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam với khoảng 1,8 tỷ USD. Năm 2002 sau khi hiệp định thương mại Việt Nam chính thức có hiệu lực thì xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng. Trong năm 2001 khi nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản Mỹ giảm đối với các thị trường nuớc ngoài thì Việt Nam quả là một ngoại lệ vì kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ vẫn tăng mạnh. Tuy nhiên con số đó vẫn còn quá bé nhỏ so với nhu cầu thị trường Mỹ. Hơn nữa, thực tế thì trong năm nay xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam gặp rất nhiều rắc rối khó khăn, làm giảm khả năng xuất khẩu mà thực tế chúng ta có thể làm. Dưới đây sẽ đề xuất một số biện pháp giải quyết. 3.3 Giải pháp nâng cao xuất khẩu thuỷ sản 3.3.1 Biện pháp bảo vệ uy tín sản phẩm thuỷ sản Việt Nam Vừa qua, hiệp hội cá Nheo Mỹ (CFA) đã tăng cường chiến dịch chống nhập khẩu cá của Việt Nam. Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật HR-2964, quy định chỉ cho phép cá Nheo nuôi tại Mỹ được dùng tên Catfish. Một dự luật khác cũng quy định tương tự đang được trình lên thượng viện. CFA đã dành 5,2 triệu để chống lại việc nhập khẩu cá Basa, cá Tra từ Việt Nam và ráo riết vận động áp dụng luật chống bán phá giá đối với mặt hàng này của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng bị giảm uy tín và chất lượng hàng thuỷ sản xuất sang EU do EU quy tội hàng Việt Nam có quá dư lượng chất Chloranphenicol khiến hàng trăm Container đang ách tắc ở hải cảng. Hiện nay, các nhà nhập khẩu Mỹ đang tạm ngừng việc thực hiện các hiệp định đã kí kết về mặt hàng tôm và chưa kí kết các hợp đồng mới. Trước tình hình như vậy, trước mắt Việt Nam phải sử dụng con đường ngoại giao, thương mại để giải thích tình hình kiểm soát dư lượng độc hại trong nuôi, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản. Đồng thời nhanh chóng giải quyết vấn đề tên cá catfish và có các động thái cần thiết phản ứng lại phía Mỹ. Bộ thương mại cũng phải xây dựng chiến lược quảng bá mặt hàng này tại Mỹ, nhằm vào hệ thống siêu thị và nhà hàng lớn, mở rộng các đối tượng cũ là Việt Kiều và Hoa Kiều. Để giữ uy tín sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, Bộ thương mại có đưa ra một số biện pháp lâu dài như giao cho cơ quan chức năng của ngành tăng cường thanh, kiểm tra, cấm triệt để việc đưa hoá chất vào khâu nuôi, bảo quản và chế biến, ban hành danh mục các chế phẩm cấm sử dụng. 3.3.2 Tăng cường đầu tư khai thác để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu thuỷ sản Mỹ có truyền thống kinh doanh lớn. Vì vậy, một trong những yêu cầu khi làm ăn với Mỹ là phải làm với số lượng lớn, cung cấp ổn định. Đây quả là một thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Do thiếu nguyên liệu để làm hàng xuất khẩu nên khả năng đáp ứng đòi hỏi này là khó khăn, trong khi đó phía Mỹ lại yêu cầu mấy chục Container/tháng và kết quả là các DNVN chỉ có thể đáp ứng một phần trong số đó. Việt Nam do vậy cần phải ưu tiên chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản, tăng nhanh và ổn định nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Nhà Nước cần đầu tư vốn vào các lĩnh vực sau: xây dựng và quy hoạch cơ sở hạ tầng (chủ yếu là hệ thống thuỷ lợi), đầu tư cho công nghệ sản xuất giống sạch với giá thành hạ, đầu tư cho dự án nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp, sản xuất thức ăn cho thuỷ sản với công nghệ mới, chất lượng cao, giảm giá thành, xây dựng các cơ sở sản xuất thuốc phòng trừ bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản. Về khai thác thuỷ sản, Bộ Thuỷ Sản cần đầu tư vào hệ thống thông tin liên lạc cho khai thác hải sản, hoàn thiện hệ thống phòng tránh trú bão cho tàu thuyền neo đậu và xây dựng 30 cảng cá mới. Tiếp đến là đầu tư chiều sâu cho các đội tàu khai thác xa bờ, đóng sửa tàu thuyền, đồng thời đầu tư mới một số nhà máy đóng sửa tàu thuyền với công nghệ và kỹ thuật hiện đại. 3.3.3 Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thuỷ sản Mỹ luôn đặt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Hệ thống đảm bảo chất lượng theo HACCP là quy định bắt buộc của Mỹ đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu. Trên thực tế, những quy định này là rào cản rất lớn mà nhiều khi hàng thuỷ sản Việt Nam chưa vượt qua được. Chẳng hạn như quy định hàng thuỷ sản sơ chế phải không có Salmonella (một loại vi sinh vật gây bệnh) trên 25 gram mẫu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ bị trả về khá nhiều do phát hiện có khá nhiều chất Salmonella. Sở dĩ có tình trạng trên là do nguồn nước nuôi thuỷ sản chưa được đảm bảo. Để đảm bảo thuỷ sản có chất lượng tốt, chúng ta phải quy hoạch, nuôi thuỷ sản bằng nguồn nước sạch và nâng cấp điều kiện sản xuất, chế biến thuỷ sản. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến liệu thực phẩm được sử dụng và sản xuất trong điều kiện vệ sinh, được ghi nhãn và đóng gói đúng, đầy đủ thông tin và không làm cho người mua nhầm lẫn. Các doanh nghiệp xuất hàng cần chú ý đến tiêu chuẩn HACCP. Tiêu chuẩn này yêu cầu mỗi nhà chế biến phải tiến hành phân tích mối nguy để xác lập mối đe doạ về an toàn thực phẩm có thể xảy ra đối với từng loại sản phẩm thuỷ sản do nhà máy của họ chế biến và để xác định các biện pháp phòng ngừa. Vì vậy, các nhà sản xuất phải xây dựng và thực hiện kế hoạch HACCP. Kết luận Đẩy mạnh xuất khẩu là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Bài khoá luận này đề cập cụ thể đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ- một thị trường tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều diễn biến thay đổi trong quan hệ thương mại 2 nước. Trong phạm vi giới hạn về thời gian, không gian và địa điểm, đề tài “ Tăng cường khai thác thị trường Mỹ sau khi hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ được kí kết” chỉ dừng lại đề cập đến một số vấn đề sau: 1. Khoá luận đã khái quát về thị trường Mỹ gồm đặc điểm thị trường Mỹ, hệ thống luật thương mại Mỹ và hệ thống chính sách thương mại Mỹ. Trên cơ sở đó, khoá luận có thể giúp người đọc có những hiểu biết tổng hợp về một thị trường rộng lớn và phức tạp này. 2. Khoá luận đã phân tích thực trạng xuất khẩu của DNVN vào thời điểm trước và sau khi kí kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đánh giá được tình hình hoạt động xuất khẩu của DNVN sang thị trường Mỹ vào 2 thời điểm trên, từ đó cũng đưa ra được ảnh hưởng của hiệp định đối với hoạt động xuất khẩu của DNVN. Đó là: + Những cơ hội như thị trường rộng lớn, khả năng quan hệ với nhiều nước khác tăng, khả năng tiếp cận với công nghệ và nâng cao tiến trình hội nhập thế giới. + Những thách thức như năng lực cạnh tranh yếu, rào cản về pháp luật và những quy định phức tạp của thị trường Mỹ, sức ép cạnh tranh trên sân nhà. 3. Khoá luận cũng nêu ra các giải pháp để nắm bắt lấy cơ hội và vượt qua các thử thách. Các giải pháp bao gồm những giải pháp vĩ mô mà Nhà Nuớc cần phải làm, những giải pháp vi mô gợi ý cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khoá luận cũng nghiên cứu một số thị trường xuất khẩu cụ thể của DNVN tại nước Mỹ để trực tiếp đề xuất một số biện pháp tham khảo. Trên đây là những nội dung chính mà khoá luận đã đề cập đến. Do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế, khoá luận không khỏi tránh khỏi những khuyết điểm. Em mong nhận được sự đóng góp quý báu để tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ trong công tác sau này. Tài liệu tham khảo A. Danh mục các sách: 1. “Xuất khẩu sang thị trường Mỹ” – Trung Tâm thông tin kinh tế (BIZIC) thuộc Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) - Bộ Tài Chính Mỹ, Tổng Cục Hải Quan ấn hành - 2002 2. “Kinh doanh với Hoa Kỳ” – Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Bộ Tài Chính Mỹ, Tổng Cục Hải Quan ấn hành- 2002 3. “Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam có hiệu lực”(The BTA takes effect) - Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ – Phòng thông tin văn hoá - 2002 4. “Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ - Một số thông tin nên biết” - Vụ Chính sách Thương mại Đa Biên – NXB Thống Kê - 2002 5. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ( The Bilateral Trade Agreement) 6. “Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ, Thị trường và doanh nghiệp Hoa Kỳ” – Trung tâm đào tạo, tư vấn và thông tin kinh tế ( CETAI) – 9/2000 7. “Nhịp cầu doanh nghiệp Việt Mỹ” – Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp – NXB Thống Kê – Hà Nội 1999 8. “Khái quát và Soạn thảo các đạo luật thương mại của Mỹ” – Tiểu ban Phương Pháp và Phương tiện về Thương Mại, Hạ nghị viện Mỹ – NXB Thống Kê - 1996 . B. Danh mục các báo cáo tham khảo 9. “Việt Nam - kết quả hoạt động xuất khẩu năm 1999 và dự báo trong những năm tiếp theo” – Báo cáo không chính thức của Ngân hàng thế giới – Hội nghị giữa kỳ nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam – thành phố Đà Lạt – 22-23/6/2000 10. “Bản điều trần của đại diện thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, Bà Charlene Barshfsky trước thượng viện về thoả thuận thương mại với Việt Nam” - Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam – 2002 11. “Các báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu và định hướng đến năm 2005 và 2010 của Vụ xuất nhập khẩu”– Vụ Âu Mỹ – Bộ Thương Mại 12. Tài liệu phục vụ nghiên cứu: “Tác động của việc Mỹ dành Tối Huệ Quốc cho Việt Nam” – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – năm 1999 13. “Bài phát biểu của bà Fawn Evesnon”, phó chủ tịch hiệp hội dệt may và da giày Hoa Kỳ, phụ trách kinh doanh và dịch vụ toàn cầu. 14. Tài liệu về cuộc hội thảo dành cho các nhà xuất khẩu việt Nam :" Nhập khẩu vào thị trường Mỹ”, người trình bày là ông Nicole Bivens Collinson C. Danh mục tham khảo các công trình nghiên cứu 15. Kỷ yếu hội nghị khoa học – Khoa kinh tế ngoại thương – Tên đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Âu-Mỹ” - 04/2002 16. Kỷ yếu hội nghị khoa học – Trường đại học Ngoại Thương – Khoa quản trị kinh doanh – 10/2000 17. Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học 2000 – Tên công trình: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thông qua tiến trình đẩy nhanh việc áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn HACCP ". D. Danh mục tham khảo các báo và tạp chí 18. Tạp chí Ngoại Thương, có các bài viết sau Bài viết “ Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng đáng kể” của Nguyễn Thành ra ngày 10/11/2001, “ Vấn đề tiêu thụ hải sản ở Mỹ” của T.Hải ra ngày 20/8/2001 “ Đánh giá về hoạt động thương mại của Việt Nam sau sự kiện 11/9” của NT số ra ngày 20/11/2001 “ Thực trạng ngành dệt may của Mỹ” của Quốc An ra ngày 30/11/2001 “ Mỹ là thị trường cạnh tranh nhất năm 2002” của Quốc An ra ngày 30/6/2002 19. Tạp chí thương mại Bài viết “ Một số biện pháp để các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam thậm nhập thị trường Hoa Kỳ” của Trần Hà, số 4/2001 Bài viết “ Thị trường hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trước những cơ hội và thách thức” của Lê Văn Đạo, số 4/2001 Bài viết “ Hàng rào phi thuế quan- các rào cản đối với thương mại quốc tế ” của Nguyễn Thanh Hưng và Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, số 18/2002 Bài viết “ Những vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ”, số 10/2002 Bài viết “ Xuất khẩu hàng dệt may” năm 2001 và triển vọng năm 2002 “ của Lê Văn Đạo, số 3+4/2002 Bài viết “ Ngành dệt may khởi động năm 2002 vào thị trường Mỹ” của Mai Hoàng Ân, số 3+4/2002 20. Tạp chí Pháp Luật Bài viết “ Hoàn thiện cơ sở pháp lý thương mại cho việc thực hiện Hiệp định Việt - Mỹ” của Bạch Quốc An, số 1/2002 Bài viết “ Da giầy Việt Nam chinh phục Mỹ” của Đức Trường, số 1/2002 21. Tạp chí kinh tế đối ngoại Bài viết “ Những bất cập của Pháp luật thương mại Việt Nam trước yêu cầu Việt Nam hội nhập về thương mại- Kiến nghị về phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện” của PGS.TS Hoàng Thị Mơ, số 1/2002 22. Thời báo kinh tế: Bài viết “ Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ” của Nguyễn Anh Thi, số 143 ngày 28/11/2001 Bài viết : “ Giày dép, ngành xuất khẩu mũi nhọn” của Dương Ngọc, số 111 ngày 16/9/2002 23.Tạp chí Thuỷ sản Bài viết “Xuất khẩu hải sản sang thị trường Hoa Kỳ” của tổ chức AMCHAM tại Việt Nam, số 5/2002 Bài viết “ Thuỷ sản, lợi thế và cơ hội cho một thời kỳ phát triển” của TS. Hà Xuân Thông, số 9/2002 24. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp Bài viết “ Những điểm cơ bản của pháp luật thuế quan Hoa Kỳ” của LG. Trịnh Hữu Thịnh, số 5/2002 Bên cạnh đó, khoá luận còn tham khảo một số các báo và tạp chí sau : 25. Báo Quốc Tế: số 27/2002 26. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay: số 1, số 2, số 5, số 6, số 8 năm 2002 27. Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật: số 1 ( 165) /2002, số 5 (169) /2002 28. Tin kinh tế năm 2002 ra các ngày 25/7/02, 05/7/02, 11/08/02, 04/09/02, 01/07/02, 29/08/02, 03/10/02, 14/07/02 29. Tạp chí kinh tế và dự báo: số 4, số 11/ 2002 E. Danh mục tham khảo các địa chỉ trang web 30.  Bộ Thương mại (Department of Commerce): www.doc.gov Cục quản lý xuất khẩu (Bureau of Export Administration): www.bxa.doc.gov Cục kinh tế và thống kê (Economics and Statistics Administration): www.esa.doc.gov Cục phân tích kinh tế (Bureau of Economic Analysis): www.bea.doc.gov Cục quản lý thương mại quốc tế (International Trade Administration): www.ita.doc.gov Cục quản lý bằng sáng chế và nhãn hiệu thương mại (Patent and Trademark Office): www.uspto.gov Cục công nghệ (Technology Administration): www.ta.doc.gov 31.  Bộ Tài chính (Department of the Treasury): www.ustreas.gov Tổng cục Hải quan (Customs Service) 32. Bộ Ngoại giao (Department of State): www.state.gov; www.ftc.gov 33.Phòng thương mại Mỹ (U.S Chamber of Commerce): www.uschamber.org 34. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) 35. Cục xúc tiến thương mại 36 Thời báo kinh tế ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van cua Nguyen Hoang Phuong.doc
  • doctrang bia.doc
Tài liệu liên quan