Tăng trưởng kinh tế và các biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay

Mở Đầu Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát là bài toán luôn thường trực trên bàn nghị sự của các Chính phủ nhưng cũng khó giải nhất đối với tất cả các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế thị trường phát triển. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ở quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng yêu cầu nội tại của nền kinh

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tăng trưởng kinh tế và các biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn con đường tăng trưởng lại cực kỳ khó khăn. Thực tế khó có thể phát triển nhanh, mà giữ vững được trong dài hạn, vì bản thân tăng trưởng kinh tế nhanh thường chứa đựng nhiều nhân tố gây mất cân đối, thậm chí dẫn tới khủng hoảng. Tăng trưởng kinh tế năm 2008 đang chậm lại và tỉ lệ lạm phát ở mức 2 con số ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và đời sống của người dân, các doanh nghiệp, ngân hàng, thị trường chứng khoán và tài chính … Vì vậy, phân tích và tìm ra các giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế và kiềm soát lạm phát là vấn đề cần thiết và quan trọng đối với Việt Nam hiện nay. Chính vì thế, để đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn, “Tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay” được lựa chọn để nghiên cứu. Đối tượng của đê tài là thực trạng tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê,logic,mô hình, thời gian. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cơ bản về tăng trưởng kinh tế, từ đó phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát . Kết cấu của đề án ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề án được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế Chương 2: Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế 1.1. Khái niệm Tăng trưởng kinh tế được xem là một trọng những vấn đề hấp dẫn nhất trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI). Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Như vậy bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. 1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%), trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. 1.3. Các mô hình tăng trưởng kinh tế Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nong phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng. Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima. Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không (0)). Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ. Mô hình Sung Sang Park nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người. Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L). Trước Keynes, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển không phân biệt rành mạch tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế. Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter, các trường phái trên đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình Harrod-Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, và (2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng (mất ổn định kinh tế). Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệ giả thiết mà hai giả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và (2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động. Mô hình tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy, khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng. 1.4. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến. Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô. Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi.... Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng 1.5. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát Về mặt lý thuyết, lạm phát có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Theo Mundell (1965) và Tobin (1965) thì lạm phát và tăng trưởng tỉ lệ thuận với nhau. Cả hai trường phái Keynes và trường phái tiền tệ điều cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát. Lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng: i) dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; ii) tăng sự không chắc chắn cua các hoạt động đầu tư; iii) lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; iv) Lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế Giai đoạn sau khủng hoảng dầu hỏa 1973-1974, người ta đã tìm thấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng (Fischer, 1993; Bruno và Easterly, 1995; Barro, 1998). Giai đoạn Số trung bình (Mean) Trung vị (Median) Số quốc gia Số quan sát 1960 – 1969 Lạm phát Tăng trưởng 13.155 2.824 2.611 8.819 60 60 461 461 1970 – 1979 Lạm phát Tăng trưởng 15.311 2.475 9.199 2.256 105 105 1019 1019 1980 – 1989 Lạm phát Tăng trưởng 54.548 0.712 10.317 1.1039 121 121 1159 1159 1990 – 1999 Lạm phát Tăng trưởng 126.867 0.719 8.971 1.384 146 146 1419 1419 2000 – 2002 Lạm phát Tăng trưởng 11.269 2.111 4.226 2.018 146 146 437 437 Quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng trưởng Lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trưởng khi đạt ngưỡng nhất định nào đó (threshold) Ở mức dưới ngưỡng, lạm không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chí có thể tác động dương như lý thuyết Kyenes đề cập. Nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001): 140 nước, giai đoạn 1960-98. Các nước đang phát triển, ngưỡng lạm phát từ 11-12%/năm. Nghiên cứu của Li (2006). Số liệu cho 90 nước đang phát triển, giai đoạn 1961-2004. Ngưỡng là 14%/năm. Nghiên cứu của Christoffersen và Doyle (1998) tìm ra ngưỡng là 13% cho các nền kinh tế chuyển đổi. Kết luận: ngưỡng tiêu cực của lạm phát là từ 11%-14% trở lên. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng tưởng là mối quan hệ phi tuyến tính. Ở mức lạm phát thấp (thường là 1 con số) thì lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Thậm chí ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn liền với tăng trưởng cao hơn. Khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định, thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Ngưỡng đối với các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi là dao động từ 11% đến 14%/năm. Chương II Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay 2.1. Thực trạng và đánh giá tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay Năm 2006, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 8,17 %/năm vượt mức kế hoạch của Quốc hội đặt ra là 8%/năm, nhưng thấp hơn năm 2005 là 8,43%/năm. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển ở châu Á ( bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ) đang có chiều hướng suy giảm tư 5,6%/năm năm 2005 xuống con 5,4%/năm năm 2006, Việt Nam vẫn đứng ở mức tăng trưởng cao. Trong năm 2006, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tính theo thực thế ước đạt 580,7 tỉ VND, tăng 20,9% so với năm 2005, do các nguyên nhân : thu nhập của người dân tăng nhanh và ổn định, nên dẫn đến mức tiêu dùng tăng ;sự tham gia mua bán trên thị trường tăng va giảm sự điều tiết của chính phủ và bên cạnh đó có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài giúp người dân có cơ hội tiếp cận và lựa chọn với các sản phẩm chất lượng . Nếu loại trừ yếu tố giá, tăng trưởng vẫn đạt trên 13%. So với mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, đây là mức tăng cao và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu tiêu dùng cũng thay đổi theo hướng tích cực. Mặc dù tốc độ tăng tổng vốn đầu tư xã hội năm 2006 giảm so với năm 2005, theo giá so sánh đầu tư ước tính khoảng 12% nhưng vẫn chiếm 40% GDP, tỷ lệ này khá cao và phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. FDI đầu tư vào các dự án mới và dự án tăng vốn năm 2006 là 10,2 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 4,1 tỉ USD, tăng tưởng ứng 50,4% và 24,4%. Cán cân thương mại hàng hóa 2006 là nhập siêu trên 4,8 tỉ USD tương ứng khoảng 12 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ( thấp hơn 15,6% năm 2005). Cán cân thương mại dịch vụ giảm từ 220 triệu USD năm 2005 xuống còn 22 triệu USD năm 2006. Năm 2006, xuất khẩu luôn chiếm ở mức trên 60% GDP. Xuất khẩu hàng hóa ước đạt 40 tỉ USD, tăng 22% so với năm 2005, trong đó khu vực FDI chiếm 58,2%. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, dầu thô chiếm tỷ lệ cao nhất 21,6%, dệt may 15,1%, tăng 27,2% so với năm 2005. Xuất khẩu dịch vụ đạt 5,1 tỉ USD tăng 19,6% so với năm 2005. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2006 ước tính tăng 21% so với 16% của năm 2005. Máy móc, thiết bị, xăng dầu vẫn là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu. Năm 2007 GDP tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Mặc dù có những tác động bất lợi của kinh tế thế giới và thiên tai, dịch bệnh ở trong nước, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2007 đạt được khá toàn diện, với 20/23 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Trong năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tiếp tục được duy trì ở mức độ cao, đạt 8,5%; vốn đầu tư toàn xã hội tăng 16%; dự trữ ngoại tệ tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,7%... Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn vươn lên đạt được kế hoạch. Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và tăng thêm tỷ trọng công nghiệp chế biến. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao (20,5%) trong năm đầu gia nhập WTO. Các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản được bảo đảm. Đây mới là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, nhưng kết thúc năm 2007 đã hoàn thành vượt mức 10 chỉ tiêu chủ yếu, hoàn thành và hoàn thành cơ bản 17 chỉ tiêu của cả kế hoạch 5 năm. Hiện còn 25 chỉ tiêu, Chính phủ dự kiến hoàn thành sớm vào năm 2008 - được coi là năm bản lề của toàn giai đoạn. Việc đạt được các chỉ tiêu như đã nêu trong báo cáo của Chính phủ đồng thời còn thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết về Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) do Liên hợp quốc khởi xướng. Công tác điều hành của Chính phủ đã có nhiều đổi mới, quyết liệt hơn, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về kinh tế-xã hội; đã phân cấp mạnh hơn cho các bộ, ngành, địa phương. Công tác thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được tập trung triển khai, bước đầu đã có kết quả. Những tiến bộ đạt được về kinh tế-xã hội đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.Vị thế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Việt Nam từng bước cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về khả năng thu hút đầu tư, làm cho nguồn vốn đầu tư phát triển tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư của khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà nước. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 tăng 16,4% so với năm 2006 và bằng 40,6% GDP; trong đó vốn đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân tăng 19,5% và chiếm 34,4% tổng vốn đầu toàn xã hội. Cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, đạt 20,3 tỷ USD. Con số này vượt mức kỷ lục 12 tỷ USD của năm 2006 và tăng 69,1% so với cùng kỳ năm trước. Cam kết đầu tư FDI tăng ngoạn mục rõ ràng được thúc đẩy bởi việc Việt Nam gia nhập WTO. Các nhà đầu tư xem tư cách thành viên WTO không chỉ mang lại nhiều cơ hội đầu tư hơn, mà cả sự an tâm về khả năng tiên liệu trước những việc sẽ xảy ra và quyết tâm thực hiện các cải cách chính sách đi kèm. Việt Nam đã chứng tỏ là ngôi sao đang lên ở khu vực châu Á xét về mức độ thu hút đầu tư. Dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng tăng mạnh trong năm 2007 nhờ sự phát triển nhanh chóng của các thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán đang trên đà mở rộng về lượng. Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tính đến thời điểm cuối năm 2007 đạt 7,6 tỉ USD. Tổng mức vốn gián tiếp trong 5 năm qua ước đạt khoảng 12 tỉ USD. Nếu tính theo giá trị vốn gốc gián tiếp vào Việt Nam, báo cáo của Ngân hàng ANZ thống kê luồng vốn gián tiếp thực vào Việt Nam năm 2007 khoảng 5,7 tỉ USD và sẽ đạt khoảng 7,3 tỉ USD năm 2008. Hiện có khoảng 25 quỹ đầu tư nước ngoài quy mô lớn đang tham gia đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó, nguồn vốn đổ vào nhiều nhất là ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, tài chính. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG 2007) vừa kết thúc vào đầu tháng 12/2007, cộng đồng tài trợ quốc tế cũng đã cam kết viện trợ cho Việt Nam hơn 5,4 tỉ USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Bên cạnh nguồn ODA thông thường, các nhà tài trợ đã bắt đầu mở ra những kênh ODA mới với quy mô lớn cho Việt Nam, trong đó có nguồn tín dụng hỗ trợ thông thường (OCR) của ngân hàng ADB, nguồn vốn tái thiết và phát triển (IBRD) của WB bên cạnh nguồn vốn ưu đãi IDA. Năm nay cũng là năm lượng kiều hối của kiều bào ở nước ngoài chuyển qua các dịch vụ ngân hàng tăng đột biến. Theo con số thống kê được của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, lượng kiều hối chuyển về Tp.HCM năm 2007 trên 6 tỷ USD. Một số thống kê thực tế khác ước đạt mức kỷ lục 10 tỉ USD. Dự báo dòng vốn đầu tư tiếp tục tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, chỉ số ICOR vẫn đang nằm trong xu thế tăng. Điều này cho thấy việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, đang là thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam . Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng tín dụng khá nóng trong năm 2007. Đến cuối quý I năm 2008 với mức tăng tín dụng lên đến đỉnh điểm 63%. Tổng tiền tệ và tín dụng đã tăng nhanh trong năm 2007, phản ánh nhịp độ mở rộng kinh tế, tình trạng tiền tệ hóa đang diễn ra trong nền kinh tế, Cân đối ngân sách là nhờ các chính sách tài khóa thận trọng, giá dầu giữ ở mức cao trong cả năm 2008 và sự thắt chặt tài khóa đáng kể như một phần trong nhóm giải pháp chính sách bình ổn kinh tế. Chính phủ dự kiến cắt giảm chi tiêu 48 nghìn tỉ đồng (4,2% GDP năm 2007), bằng cách giảm chi tiêu chung của Chính phủ (trừ chi lương và một số chính sách xã hội khác), hủy bỏ hoặc đình hoãn các dự án đầu tư công không hiệu quả hoặc chưa cấp bách. Chính phủ cũng công bố dự định sẽ bãi bỏ các khoản trợ cấp liên quan đến xăng dầu. Thâm hụt ngân sách chính thức ước tính vào khoảng 2% GDP năm 2008. Tuy nhiên, mức số thâm hụt tổng thể , nếu tính cả các khoản ngoài ngân sách và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPTVN), dự báo sẽ lên đến khoảng 93,6 nghìn tỉ đồng (6,2% GDP), tăng so với mức 5,6% GDP năm 2007. Đi đôi với việc cắt giảm chi tiêu, Chính phủ lại đưa ra nhiều quyết định sẽ gây áp lưc đáng kể cho ngân sách trong những năm tiếp theo. Chính ph đã phê duyệt tăng lương huư và các khoản trợ cấp xã hội thêm 15% kể từ tháng 10/2008, tức là ba tháng sớm hơn so với kế hoạch. Chính phủ cũng điều chỉnh lại chuẩn nghèo quốc gia năm 2008, điều này có ý nghĩa rất lớn về chi phí xã hội. Những biện pháp này, mặc dù tốn kém, nhưng lại quan trọng để giải tỏa những tác động mà người nghèo và đối tượng yếu thế trong dân cư có xu hướng phải gánh chịu do mức lạm phát hai con số gần đây và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra. Các giải pháp chính sách nhằm kiềm chế lạm phát và bình ổn kinh tế đã tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và được dự báo sẽ thấp hơn so với mục tiêu đề ra từ đầu năm 2008. Trong 9 tháng đầu năm 2008, GDP tăng 6,5% là mức thấp nhất kể từ năm 2000. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2008 theo giá so sánh 1994 đạt 93,1 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; bao gồm nông nghiệp đạt 68,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4%; lâm nghiệp đạt 3,2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và thuỷ sản đạt 21,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7%. Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước đạt 3011,7 nghìn ha, tăng 23,4 nghìn ha so với vụ đông xuân năm 2007. Các địa phương phía Bắc đầu vụ bị rét đậm kéo dài nên chỉ gieo cấy được 1128,2 nghìn ha, giảm 12,7 nghìn ha (Đồng bằng sông Hồng giảm 4,9 nghìn ha, miền núi phía Bắc giảm 6,2 nghìn ha). Các địa phương phía Nam gieo sạ 1883,5 nghìn ha, tăng 36,1 nghìn ha, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long 1526,5 nghìn ha, tăng 20 nghìn ha. Nhờ đẩy mạnh thâm canh, tập trung chống sâu bệnh và thời tiết cuối vụ lại tương đối thuận đối với sự sinh trưởng của cây lúa nên năng suất lúa đông xuân cả nước năm nay ước tính đạt 59,9 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước. Do tăng cả diện tích gieo cấy và năng suất nên sản lượng lúa đông xuân năm nay ước tính đạt 18 triệu tấn, tăng trên 1 triệu tấn so với vụ đông xuân 2007; bao gồm các địa phương phía Bắc đạt 6,5 triệu tấn, tăng 33,9 vạn tấn và các địa phương phía Nam đạt 11,5 triệu tấn, tăng 66,4 vạn tấn; riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 9,8 triệu tấn, tăng 71 vạn tấn. Một số tỉnh có năng suất và sản lượng tăng khá là: Long An năng suất tăng 1,9 tạ/ha, sản lượng tăng 7,6 vạn tấn; Kiên Giang năng suất tăng 6,0 tạ/ha, sản lượng tăng 19,1 vạn tấn; Sóc Trăng năng suất tăng 9,0 tạ/hạ, sản lượng tăng 11,8 vạn tấn; Hậu Giang năng suất tăng 8,9 tạ/ha, sản lượng tăng 8,6 vạn tấn. Nhiều cây trồng khác của vụ đông xuân năm nay đã cơ bản thu hoạch xong, trong đó sản lượng ngô đạt 2,3 triệu tấn, tăng 4,4% so với vụ đông xuân trước; khoai lang đạt 855 nghìn tấn, giảm 14%; đậu tương 123,3 nghìn tấn, giảm 8,1%; lạc 399,8 nghìn tấn, tăng 8,5%; rau các loại 6438,7 nghìn tấn, tăng 2,8%. Tính đến trung tuần tháng 6, các địa phương phía Nam đã xuống giống 1806 nghìn ha lúa hè thu, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long 1585 nghìn ha, tăng 5%. Diện tích gieo cấy lúa hè thu của các địa phương phía Nam năm nay lớn hơn vụ hè thu năm trước do giá lương thực đang đứng ở mức cao, kích thích nông dân mở rộng diện tích gieo sạ. Tuy nhiên, cần lưu ý ngăn chặn tình trạng chuyển ồ ạt diện tích vườn cây trái sang trồng lúa đang diễn ra ở một số địa phương. Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/4/2008, đàn lợn cả nước có 25,6 triệu con, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Dịch tai xanh và các bệnh truyền nhiễm khác xuất hiện cùng với tình trạng giá thức ăn gia súc tăng cao đã làm cho đàn lợn tại một số tỉnh giảm mạnh như: Hậu Giang giảm 29,1%; Khánh Hoà giảm 28,8%; Long An giảm 25,7%; Đà Nẵng giảm 22,2%; Hải Phòng giảm 21,2%; Sóc Trăng giảm 21%; Thừa Thiên-Huế giảm 17,1%; Hải Dương giảm 12%; Bắc Kạn giảm 10,7%. Cũng tại thời điểm 01/4/2008, đàn bò cả nước có 6,5 triệu con, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước; đàn gia cầm 228 triệu con, tăng 6% do thời gian qua dịch cúm gia cầm tuy xuất hiện nhưng không lan trên diện rộng như những năm trước nên nông dân tích cực đầu tư nhằm khôi phục và phát triển đàn. Tính đến ngày 19/6/2008, các địa phương còn dịch bệnh gia súc, gia cầm chưa qua 21 ngày là: Dịch cúm gia cầm ở Quảng Ngãi; dịch tai xanh ở lợn tại Thái Nguyên, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Tổng diện tích rừng trồng tập trung 6 tháng ước tính đạt 98,4 nghìn ha, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây trồng phân tán đạt 109,8 triệu cây, giảm 0,5%; sản lượng gỗ khai thác đạt 1403,2 nghìn m3, tăng 1,1%; sản lượng củi khai thác 11756,4 nghìn ste, tăng 0,9%. Công tác bảo vệ rừng tuy đã được các cấp, các ngành quan tâm và kiểm soát chặt chẽ nhưng tình trạng chặt phá rừng vẫn tiếp tục xảy ra. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 3614 vụ chặt phá rừng, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước và làm thiệt hại trên 1245 ha, tăng 105,7%. Một số tỉnh có diện tích rừng bị chặt phá nhiều là: Bình Phước 622 ha; Lâm Đồng 138 ha; Kon Tum 88 ha; Tây Ninh 67 ha. Trong 6 tháng đầu năm đã xảy ra 228 vụ cháy rừng, làm cháy 937 ha, so với cùng kỳ năm trước giảm 61,8% về số vụ và giảm 74,7% về diện tích rừng bị cháy. Tuy nhiên, vẫn có một số địa phương diện tích rừng bị cháy tương đối lớn như: Lạng Sơn 207 ha, Đồng Tháp 178 ha, Gia Lai 62 ha. Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 2124 nghìn tấn, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm nuôi trồng đạt 1045,1 nghìn tấn, tăng 25,9%; khai thác đạt 1078,9 nghìn tấn, giảm 0,3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 6 tháng tăng khá, trong đó: cá nuôi đạt 837,7 nghìn tấn, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước; tôm nuôi 125,7 nghìn tấn, tăng 3,6%. Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do những tháng cuối năm 2007 giá cá tra và một số thuỷ sản tăng cao nên nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã mở rộng diện tích nuôi, trong đó An Giang 1392 ha, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2007; Cần Thơ 1189 ha, tăng 22,1%; Vĩnh Long 450 ha, tăng 13,2%; Bến Tre 363 ha, gấp 5 lần. Sản lượng thủy sản khai thác 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1078,9 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác biển đạt 989,8 nghìn tấn, giảm 0,5% (cá 751,7 nghìn tấn, giảm 0,4%; tôm 50,1 nghìn tấn, giảm 4,8%). Hiện nay, hoạt động của ngành thủy sản đang đứng trước một số khó khăn lớn là: sản lượng cá tra nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long đang còn khoảng 120 nghìn tấn đã tới thời kỳ thu hoạch nhưng các doanh nghiệp chế biến chưa ký hợp đồng thu mua; mặc dù Chính phủ đã có chủ trương cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản vay 1 nghìn tỷ đồng để thu mua cá tra tồn đọng, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn sử dụng nguồn vốn này vì các mặt hàng cá tra xuất khẩu của nướ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6106.doc
Tài liệu liên quan