Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

Lý luận chung về hạch toán cho phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. I. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản tác động đến công tác hạch toán kế toán. Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, hoạt động xây dựng cơ bản là quá trình biến đổi đối tượng lao động thành thành phẩm. Là một ngành giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất vật chất cho nền kinh tế quốc dân xây dựng cơ bản mang trong mình những đặc trưng cơ bản khác với các ngành sản xuất khác đòi hỏi kế t

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán xây dựng cơ bản phải có những đặc trưng nghề nghiệp riêng để thực hiện đúng chức năng kế toán của mình. Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc có thời gian sử dụng dài. Sản phẩm xây dựng cơ bản được sản xuất theo đơn đặt hàng. Do kết cấu sản phẩm phức tạp nên có nhiều phương thức kỹ thuật thi công khác nhau. Vì vậy, người ta phải lập dự toán thiết kế, thi công và công nhận giá hợp lý chính là giá dự toán. Trong quá trình xây lắp, giá dự toán sẽ trở thành thước đo hợp lý để hạch toán các khoản chi phí và thanh quyết toán công trình. Với những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm như trên, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp càng trở nên có ý nghĩa quan trọng sao cho phù hợp với những đặc điểm đó và phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Nó sẽ giúp cho việc theo dõi thường xuyên tiến độ thi công, những chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng, tình hình sử dụng tiết kiệm yếu tố đầu vào cũng như khả năng phát triển của vốn lưu động hay vốn cố định đã được đầu tư. Từ đó nhằm cung cấp số liệu một cách chính xác, kịp thời phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra và kiểm soát của doanh nghiệp. II. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1. Chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố chi phí khác nhau nhưng thực chất nó không nằm ngoài hai yếu tố là chi phí lao động sống và chi phí lao động vật hoá. Trong xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất là tiền lương phải trả cho công nhân trong 1 thời kỳ nhất định. Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất gồm nhiều loại có tính chất kinh tế khác nhau dẫn đến yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau. Việc quản lý chi phí sản xuất căn cứ vào số liệu tổng chi phí sản xuất và phải theo dõi dựa trên số liệu của từng loại chi phí. Như vậy, để cung cấp thông tin chính xác để tính giá thành sản phẩm cần phải tiến hành phân loại chi phí. Chi phí sản xuất có thể phân loại nhiều tiêu thức, nhưng về mặt hạch toán, chi phí sản xuất được phân theo các tiêu thức sau: * Phân loại theo các yếu tố chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực sử dụng trong kỳ. - Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương (lương chính, lương phụ và phụ cấp) và các khoản nộp theo lương. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ đã trích trong kỳ của TSCĐ sử dụng trong sản xuất. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Các loại chi phí khác bằng tiền. Cách phân loại này giữ được tính nguyên vẹn của từng yếu tố cũng như từng khoản chi ra trong yếu tố đó. Vậy hạch toán các khoản mục chi phí này có tác dụng rất lớn trong công tác hạch toán và công tác quản lý chi phí. Nó là cơ sở để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch vật tư, quý tiền lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động. * Phân loại theo mối quan hệ của chi phí sản xuất và quá trình sản xuất. - Chi phí trực tiếp là những chi phí có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm như nguyên vật liệu, tiền lương... - Chi phí gián tiếp là những chi phí cho hoạt động tổ chức phục vụ và quản lý, không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp có tác động khác nhau đến khối lượng và chất lượng công trình nên việc hạch toán chi phí theo cách phân loại trên có ý nghĩa thực tiễn cho việc đánh giá tính hợp lý của chi phí để từ đó có biện pháp giảm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp. * Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm là dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Nó bao gồm các khoản mục: - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí máy thi công. - Chi phí sản xuất chung. Theo đó, mỗi loại chi phí thể hiện điều kiện khác nhau của chi phí sản xuất và đối tượng chi phí. Cách phân loại này tạo điều kiện để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau vào giá thành sản phẩm phục vụ công tác kế hoạch và tính giá thành sản phẩm. Do vậy, phương pháp phân loại chi phí theo khoản mục là phương pháp thường được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp. 2. Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ những sản phẩm chi ra như chi phí vật tư, nhân công, chi phí máy móc và nhnữg chi phí khác tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành. Giá thành hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành là giá thành cuối cùng của sản phẩm xây lắp. Việc phấn đấu áp dụng qui trình công nghệ mới, hoàn thiện kỹ thuật thi công đẩy nhanh tiến độ thi công, trang bị máy móc thiết bị hện đại, sử dụng nhân công hợp lý tiết kiệm vật tư... đều ảnh hưởng trực tiếp đến mức hạ giá thành sản phẩm. * Phân loại giá thành: Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc... mang đặc thù riêng khác với các ngành sản xuất khác mà hình thành các loại giá khác nhau. Do vậy, giá thành sản phẩm xây dựng cơ bản được chia thành giá dự toán, giá kế hoạch và giá thực tế. - Giá thành dự toán: là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng xây lắp. Chi phí dự toán bao gồm chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. = - Trong đó giá trị dự toán là chi phí cho công tác xây dựng lắp ráp các cấu kiện, lắp đặt máy móc thiết bị, bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung và lợi nhuận định mức, lợi nhuận định mức là mức lãi suất tính theo tỉ lệ qui định của Nhà nước ban hành, tỷ lệ này là khác nhau đối với các loại công trình hoặc công tác xây lắp. - Giá thành kế hoạch (ZKH): Là giá thành được xây dựng từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trên cơ sở biện pháp thi công xác định mức và đơn giá riêng của mà doanh nghiệp áp dụng. ZKH = ZDT - MKH Trong đó: MKH là mức hạ giá thành kế hoạch. Trong những doanh nghiệp không có giá dự toán thì giá kế hoạch được xác đinh dựa trên cơ sở giá thực tế năm trước và các định mức kinh tế kỹ thuật. Vậy cần xây dựng giá định mức cho cả kỳ kế hoạch và trên cơ sở mức hiện hành cho từng giai đoạn của quá trình đó. - Giá thành thực tế (ZTT): Phản náh toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp nhận thầu. Giá thành thực tế được xác định vào cuối kỳ kinh doanh dựa trên số liệu kế toán. Ngoài ra, trong xây dựng cơ bản còn có hai chỉ tiêu giá thành sau: - Giá đấu thầu xây lắp: là loại giá thành dự toán xây lắp do chủ đầu tư đưa ra để các doanh nghiệp xây lắp căn cứ vào đó để tính giá thành cho doanh nghiệp mình. - Giá hợp đồng công tác xây lắp: là loại giá thành dự toán xây lắp ghi trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và bên xây lắp, sau khi đã thoả thuận giao nhận thầu. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và chúng có tính độc lập tương đối. Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là điều kiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá. Nhưng về mặt kế toán, tập hợp chi phí sản xuất tạo cơ sở số liệu để tính giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó cũng cần có sự phân tách rõ ràng. Nếu chi phí sản xuất về mặt lượng là tổng hợp những chi phí sản xuất trong một thời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp nhất định và được nghiệm thu bàn giao. Giá thành sản phẩm bao gồm những chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ trước chuyển sang, những chi phí tính trước và giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí của kỳ trước chuyển sang phân bổ cho kỳ này. 3. Nội dung của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 3.1. Nội dung tập hợp chi phí sản xuất. Theo cách phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giá thành, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí NVL trực tiếp: là tất cả những chi phí NVL chi ra để cấu tạo nên thực thể công trình như NVL chính (sắp, thép, xi măng, gạch, cát, đá sỏi...), vật liệu phụ (đinh, keo, sơn...), giá trị kết cấu bằng bê tông, kim loại đúc sẵn, giá trị các loại thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như thiết bị nội thất... Những chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy móc, phương tiện thi công không được tính vào khoản mục này. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, lương phụ, các loại phụ cấp, tiền thưởng của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, công nhân phục vụ sản xuất. - Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy móc thiết bị như tiền thuê máy, chi phí về nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công, tiền lương chính của công nhân điều khiển máy, tiền khấu hao máy móc thiết bị ... để hoàn thành sản phẩm xây lắp. - Chi phí sản xuất chung: bao gồm các nhóm sau: + Chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, CPCĐ) theo qui định của nhà nước. + Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho việc quản lý chung của đội sản xuất, công trường. + Chi phí khấu hao TSCĐ. + Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại...) + Chi phí khác bằng tiền Cơ cấu khoản mục trên thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất, môi trường sản xuất và tính chất sản phẩm của từng công trình. ở các công trường xây dựng kiến trúc thì tỷ trọng chi phí NVL chiếm khoảng 78% - 82%, chi phí nhân công chiếm khoảng 10% - 15% trên tổng giá thành công trình. Còn ở các công trình giao thông hay thủy lợi thì tỷ trọng chi phí NVL chiếm khoảng 90% và với những công trình lắp đặt hay sửa chữa thì chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn. 3.2. Nội dung giá thành sản phẩm xây lắp. Giá thành sản phẩm xây lắp được phân theo chi phí và phát sinh trực tiếp và gián tiếp, bao gồm các khoản mục sau: - Khoản mục chi phí NVL trực tiếp - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp - Khoản mục chi phí sử dụng máy - Khoản mục chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó còn có một số chi phí phát sinh trong kỳ như tiền lương và bảo hiểm xã hội của nhân viên quản lý sự nghiệp, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý... nhưng không hạch toán vào giá thành sản phẩm mà được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp – một bộ phận của chi phí gián tiếp. Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành mà kế toán sử dụng phương pháp tính giá cho phù hợp. Phương pháp tính giá là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã được tập hợp của kế toán để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm. Thông thường tại các doanh nghiệp xây lắp sử dụng các phương pháp tính giá thành sau: - Phương pháp trực tiếp: áp dụng cho trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá phù hợp với kỳ báo cáo. Công thức tính giá thành là: Z = Dđk + C - DCK Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm C: Tổng chi phí sản xuất sản phẩm DĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ DCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. - Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng: Doanh nghiệp xây lắp có thể ký với bên giao thầu hợp đồng nhận thầu thi công mà không cần hạch toán riêng cho từng công việc. Ta có thể xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là đơn đặt hàng. Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp riêng cho từng đơn đặt hàng ngay từ khi khởi công cho tới khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng chính là giá cả của đơn đặt hàng đó. - Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng thích hợp cho các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp có thể tiến hành thi công. Đối tượng tập hợp chi phí là các đội sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm công trình cuối cùng. Với công thức: Z = DĐK + C1 + C2 +...+ Cn - DCK Giá thành sản phẩm cuối cùng là tổng cộng chi phí sản xuất của các đội sản xuất cộng với chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ trừ đi chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của từng đơn vị với C1, C2,...,Cn là chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hoặc ở từng hạng mục của một công trình. - Phương pháp tính giá thành theo định mức. + Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuất được duyệt để tính ra giá thành định mức sản phẩm. + Tổ chức công tác hạch toán số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. Cần tập hợp riêng và phân tích những chênh lệch đó để đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do đó, giá thực tế được tính như sau: = ± ± Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi các định mức kinh tế kỹ thuật phải tương đối chính xác, chế độ quản lý định mức đã được kiện toàn, trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải vững vàng. Ngoài ra, ngành xây dựng cơ bản còn áp dụng một số phương pháp tính giá thành khác như phương pháp hệ số, phương tỉ lệ, phương pháp kết hợp... vào tình hình thực tế, phát sinh trong doanh nghiệp. III. Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. 1. Yêu cầu và nhiệm vụ. 1.1. Yêu cầu. Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Vì vậy, việc hạch toán chính xác các khoản chi phí phát sinh để tìm ra được nguyên nhân làm tăng hay giảm giá thành là rất cần thiết. Yêu cầu đặt ra với hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải ghi chép, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu, thông tin nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết cho đối tượng sử dụng. 1.2.Nhiệm vụ. - Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ, đặc điểm chi phí, đặc điểm tổ chức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng và phương pháp tính giá cho phù hợp. - Tập hợp, phân bố từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng các phương pháp thích hợp đối với từng loại chi phí Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, các dự toán chi phí đối với chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Định kỳ lập các báo cáo chi phí sản xuất theo đúng chế độ và thời hạn quy định. - Tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. 2. Hạch toán chi phí sản xuất Để hạch toán chi phí sản xuất, kế toán sử dụng các tài khoản 621,622,623,627,642,154. Cụ thể: 2.1. Hạch toán khoản mục chi phí NVL trực tiếp. Chi phí vật liệu trực tiếp bao gồm giá thực tế của toàn bộ vật liệu chính, vật liệu phu) các cấu kiện bộ phận rời lẻ (trừ vật liệu dùng cho máy thi công) dùng cho việc xây dựng, lắp đặt các công trình. Nó bao gồm cả chi phí thu mua, vận chuyển đến chân công trình, hao hụt định mức trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Trong xây dựng cơ bản, vật liệu sử dụng cho công trình nào, hạng mục nào thì phải tính trực tiếp cho công trình, hạng mục đó. Trường hợp không tính riêng được thì phải phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo định mức tiêu hao, theo khối lượng thực hiện... Cuối kỳ hạch toán hoặc tới khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại để ghi giảm từ chi phí vật liệu đã tính cho từng đối tượng hạch toán chi phí = - - Tuỳ theo phương pháp hạch toán xuất vật liệu áp dụng tại doanh nghiệp mà có thể xác định giá trị thực tế vật liệu xuất trong kỳ theo phương pháp nhập trước- xuất trước (FIFO) nhập sau – xuất trước (LIFO)... Nếu việc ghi chép hàng ngày theo giá hạch toán thì khi tổng hợp và tính giá trị vật liệu phải điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức: = * Hệ số giá = 2.2. Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp được tính vào giá thành trực tiếp. Trường hợp chi phí nhân công liên quan tới nhiều công trình, hạng mục công trình thì có thể phân bổ cho các đối tượng chịu phí theo các tiêu thức thích hợp như định mức tiền lương, tiền công trả cho lao động thuộc doanh sách doanh nghiệp quản lý và lao động thời vụ thuê ngoài theo từng loại công việc cụ thể hoặc theo hệ số tỷ lệ với khối lượng xây lắp hoàn thành. 2.3. Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộcn vào hình thức sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công được chia làm 2 loại: Chi phí tạm thời và chi phí thường xuyên. Chí phí tạm thời là những chi phí liên quan đến việc lắp đặt, tháo dỡ, vận chuyển, chạy thử. Chi phí thường xuyên là những chi phí cần thiết hàng ngày cho việc sử dụng máy như nguyên vật liêụ tiêu hao phục vụ máy thi công, tiền lương và các khoản có tính lương của công nhân điều khiển máy, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy. Căn cứ vào cách quản lý và sử dụng máy thi công mà hạch toán vào tài khoản phù hợp nếu máy thi công chỉ phục vụ luật công trình, hạng mục công trình. Nếu máy móc thi công phục vụ cho nhiều công trình ngay từ đầu không thể hạch toán riêng được thì phải tập hợp riêng được thì phải tập hợp riêng, sau đó phân bổ theo từng tiều thức thích hợp như số giờ máy chạy, tiền lương của công nhân sản xuất theo nguyên vật liệu chính. Việc hạch toán chi phí máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy, tổ chức độ máy thi công chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy loại giao cho các đơn vị, đội thi công xây lắp khác hoặc thuê ngoài. 3. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp. Chi phí sản phẩm dở dang trong ngành xây dựng cơ bản được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Việc tính và đánh giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên giao thầu. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó. Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo dừng kỹ thuật hợp lý (xác định được giá dự toán) thì giá trị sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thưc tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. 4. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được thực hiện ở tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc ở tài khoản 631 – giá thành sản xuất (theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Trên các tài khoản này, các chi phí trực tiếp xây lắp công trình như chi phí nguyên vật liệu, có nhân công và chi phí sản xuất chung sẽ được phản ánh, tập hợp theo từng đối tượng chi phí là các công tình hay hạng mục công trình. Trong hình thức chứng từ – ghi sổ, việc tập hợp chi phí sản xuất theo đội, phân xưởng được thực hiện trên các sổ kế toán chi tiết các khoản mục chi phí. Hạch toán tổng hợp chi phí dựa trên các chứng từ ghi sổ được phản ánh vào các trang sổ cái các tài khoản liên quan. Giữa sổ cái và bẳng tổng hợp chi tiết có liên quan với nhau theo quan hệ đối chiếu, từ đó lập nên các báo cáo tài chính. Giá thành sản phẩm xây lắp đã hoàn thành trên cơ sở tổng cộng các chi phí phát sinh từ lúc khởi công tới khi hoàn thành ở thẻ chi tiết chi phí sản xuất. Trong kỳ báo cáo có thể có một bộ phận công việc hoặc khối lượng công trình hoàn thành được thanh toán với bên giao thầu vì vậy, phải tính giá thành các hạng mục công trình xây lắp đã hoàn thành và phải tính giá thành khối lượng công việc xây lắp đã hoàn thành bàn giao trong kỳ. Giá thành của công tác xây lắp được tính theo công thức = + - Sau đó, khi có sản phẩm hoàn thành và xác định được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán ghi Nợ TK632: Giá thành sản phẩm xây lắp đã hoàn thành (chi tiết theo hạng mục công trình) Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo phương pháp kê khai thường xuyên)hoặc có TK 63: Giá thành sản xuất (phương pháp kiểm kê định kỳ) Cuối kỳ, kế toán kết chuyển tổng giá thành xây lắp của từng hạng mục công trình để xác định kết quả kinh doanh và xác định giá thành của toàn bộ công trình. Nợ TK 911: Kết quả kinh doanh (chi tiết theo hạng mục công trình) Có TK632: Giá thành sản phẩm xây lắp đã hoàn thành. Chi phí quản lý doanh nghiệp cuối kỳ cũng được kết chuyển vào TK 911 Nợ TK 911 Có TK 641 Hoặc có TK1422 Trên nợ TK 911 phản ánh giá thành toàn bộ công trình xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ. Có thể khái quát toàn bộ quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bằng hai sơ đồ sau: Trong đó: 1- Xuất vật liệu, mua vât liệu cho xây lắp công trình 2- Tiền lương phải trả 3- Vật liệu phụ, lương, chi phí liên quan. 4- a, Khấu hao TSCĐ sử dụng chung cho đội b, Chi phí sửa chữa tài sản, chi phí khác băng tiền c, Lương nhân viên quản lý đội, BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn đội 5- Kết chuyển, phân bổ vật liệu vào khoản mục vật liệu của từng hạng mục công trình. 6- Kết chuyển, tính vào khoản mục chi phí nhân công của từng hạng mục công trình. 9- Kết chuyển giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ 7- Kết chuyển phân bổ chi phí sử dụng máy vào khoản mục chi phí máy của từg hạng mục công trình. 8- Kết chuyển, phân bổ chi phí quản lý đội vào khoản mục chi phí chung của từng HMCT 10- Kết chuyển giá thành sản phẩm xây lắp để xác định kết quản kinh doanh. 11- Chi phí QLDN phát sinh. 12- a, Kết chuyển một phần b, Kết chuyển, tính phấn bổ CPQLDN chờ kết chuyển của từng HMCT luân chuyển bàn giao trong kỳ. 13- Kết chuyển, tính phân bổ CPQLDN của từng HMCT hoàn thành bàn giao trong kỳ 15- Xác định thuế doanh thu phải nộp 16- Các khoản giảm giá 17- Kết chuyển doanh thu thuần của sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ 18- a, Lãi kinh doanh xây lắp b, Lãi kinh doanh xây lắp Trong đó: 1- Nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ 2- Nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ 3- Xuất NVL, mua NVL cho xây lắp công trình 4- Trị giá NVL dùng trong xây lắp. 5- Lương phải trả. 6- Vật liệu phu, lương, chi phí liên quan tới máy thi công. 7- a, Lương nhân viên quản lý đội BHXH, BHYT, KPCĐ của tổng quỹ lương b, Khấu hao TSCĐ sử dụng chung của đội. c, Chi phí sửa đổi tài snả, chi phí khác băng tiền. 8- Kết chuyển, phân bổ vật liệu vào khoản mục vật liệu của từng HMCT 9- Kết chuyể, tính vào khoản mục chi phí nhân công của từng HMCT 10- Kết chiuển, phẩn bổ chi phí sử dụng máy vào khoản mục chi phí máy của từng HMCT 11- Kết chuyển, phân bổ chi phí quản lý đội vào khoản mục chi phí chung của từng HMCT. 12- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. 13- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. 14- Giá trị sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ. 15- Kết chuyển tổng giá thành sản phẩm xây lắp để xác định kết quản KDXL. 16- Chi phí QLDN phát sinh 17- a, Kết chuyển một phần. b, Kết chuyển, tính phân bổ CPQLDN chờ kết chuyển của từng hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ. 18- Kết chuyển, tính phân bổ CPQLDN của từng HMCT hoàn thành bàn giao trong kỳ. 19- Giá trị dự toán của sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ 20- Xác định thuế doanh thu phải nộp. 21- kết chuyển doanh thu thuần của sản phảm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ. 5. Hạch toán bàn giao công trình. Trong xây dựng, việc tiêu thụ sản phẩm được gọi là bàn giao công trình. Đây là một khâu quan trong trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. Việc bàn giao công việc bàn giao khối lượng công tác xây lắp hoàn thành được tính kể từ ngày chuyển giao khối lượng thanh toán vào bộ phận nhờ thu của ngân hàng. Giá trị khối lượng xây lắp bàn giao được xác định như sau: * Đối với công trình đấu thầu: = * * Đối với công trình chỉ định thầu; = * Dựa trên các biên bản nghiệp thu kỹ thuật, biên bản bàn giao công trình hay hoá đơn khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành là cơ sở để các bên giao thầu và nhận thầu thanh toán và ghi sổ kế toán: Nợ TK 111 – Tiền mặt Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng Có TK 511 – Doanh thu bán hàng Đồng thời, cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng vào tài khoản xác định kết quả: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ: Nếu lãi : Nợ TK 911 Có TK 4211 Nếu lỗ: Nợ TK 4211 Có TK 911 Một số ý kiến đóng góp nhằm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ giá thành sản phẩm một cách có hệ thống là nguyên tắc quan trọng nhất trong công tác xây dựng và là nhiệm vụ trong việc nâng cao chất lượng quản lý ở mỗi doanh nghiệp. Để hạ giá thành sản phẩm xây lắp cần quan tâm đến việc hoàn thiện các khoản mục chi phí. 1- Chi phí nguyên vật liệu 2- Chi phí nhân công 3- Chi phí máy thi công Cụ thể: Một là: Trong sản phẩm xây lắp, chi phí vật tư thường chiếm một tỷ trọng lớn. Vì vậy, tiết kiệm vật tư là việc rất cần thiết. Nó được thực hiện băng cách hạn chế hao hụt trong vận chuyển, tìm nguồn mua vật liệu với giá rẻ, và thêm vào đó phải quản lý tốt ở công trường thi công. Giảm giá thu mua, chống tham ô lãng phí trong khâu vận chuyển, chọn nãi thu mua hợp lý, giảm hết hao hụt tromg khi vận chuyển, làm tốt công tác kho bãi, bảo quan vật tư, kiểm tra chặt chẽ việc nhập – xuất vật liệu tại công trường. Bên cạnh đó, việc áp dụng những vật liệu mới có công nghệ tiên tiến hiện đại góp phần làm giàu hao phí, tăng giá trị sử dụng của công trình. Hai là, trong ngành xây dựng cơ bản chi phí nhân công thường phải bũ lỗ vì khi thực hiện xây lắp các doanh nghiệp phải thuê ngoài một lực lượng nhân công đáng kể. Trong khi đó, đơn giá chi phí nhân công tính theo dự toán thường không phù hợp với thực tế. Vì vậy, việc sử dụng hợp lý nhân công nhằm tăng NSLĐ có tác dụng trong việc giảm chi phí nhân công và hạ thấp tỷ trọng tiền lương. Như sắp xếp tổ chức thi công một cách hợp lý phù hợp với tiến độ thi công trong từng giai đoạn, từng hạng mục. Việc bố trí sử dụng nhân công hợp lý đẩy mạnh phương pháp làm việc một cách khoa học nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm sức người, sức của... Ba là, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản không có đủ máy móc hoặc máy móc quán cũ kỹ, lạc hậu. Các doanh nghiệp này phải đi thuê máy móc thiết bị gây ra sự tốn kém. Để có thể sản xuất thi công tốt, các doanh nghiệp xây lắp cần phải có sự đầu tư mua sắm thiết bị máy móc giảm bớt chi phí thuê ngoài máy thi công. Để làm được vấn đề trên, các doanh nghiệp cần xem xét đến khả năng sử dụng công suất của máy sao cho phù hợp và phải tính đến tỷ lệ khấu hao máy móc sao cho hợp lý. Nếu doanh nghiệp không có sự đầu tư và sắp xếp công việc hợp lý thì việc mua sắm máy móc thiết bị thi khi sử dụng sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế và là nguyên nhan đội giá thành sản phẩm. Để khắc phục các tồn tại cần có phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp để đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán do Nhà nước quy định. Cụ thể: * Về việc lập và sử dụng chứng từ kế toán: Tổ chức chứng từ kế toán là phần rất quan trọng đối với người làm công tác kế toán. Người kế toán phải chú ý vận dụng đúng những chứng từ mang tính bắt buộc theo mẫu quy định, và phải biết vận dụng những nguyên tắc tài chính kế toán lập nên những chứng từ phục vụ cho công việc của doanh nghiệp mình. Đối với trường hợp xuất kho vật tư chi cho thi công, doanh nghiệp xây lắp cần sử dụng chứng từ theo đúng nội dung nghiệp vụ phát sinh ở đây là phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho là căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩn và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư, tránh mắc sai lầm lần sau. * Về phương pháp hạch toán chi phí: Đối với khoản mục chi phí thi công của doanh nghiệp xây lắp phục vụ cho các công trình: Khi xuất máy sử dụng cho các công trình - Chi phí NVL phục vụ máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 21 – chi phí thi công Có TK 152, 111, 112... - Lương và các khoản tính theo lương cho công nhân vận hành máy Nợ TK 622 – chi phí máy thi công Có TK 334, 338... - Chi phí khấu hao máy thi công, sửa chữa bảo dưỡng hạch toán riêng và chi phí khác Nợ TK 627- chi phí máy thi công Có TK 214, 111, 112,334... Nếu doanh nghiệp đăng ký mức tính khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp thì cần phải loại trừ phần máy thi công của đơn vị ra khỏi mục chi phí sản xuất chung. Còn nếu máy thi công phục vụ cho những công trình thì sẽ có biện pháp phân bổ hợp lý. - Cuối kỳ căn cứ vào tổng số ca máy làm việc hoặc khối lượng công việc hoàn thành của máy thi công cho từng công trình, hạng mục công trình kế toán chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ . Nợ TK 154 – chi tiết từng công trình – HMCT Có TK 621, 622,627- chi phí máy thi công Kết luận Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và phát triển cần biết kết hợp sử dụng đúng các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và đảm bảo sự cân đối hạch toán kế toán. Để làm được điều này, các thông tin kinh tế đặc biệt là các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác hạch toán ở các doanh nghiệp và trong việc chi phối các quyết định của lãnh đạo. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại chi phí gắn với việc phấn đấu để tăng tính luỹ xã hỗi, tính đúng kết quả tài chính trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một tất yếu và cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3539.doc
Tài liệu liên quan