Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy

A – mở đầu Hoạt động chủ yếu của các ngân hàng là tài trợ cho khách hàng trên cơ sở tín dụng. Hình thức tín dụng có tính chất truyền thống của các ngân hàng là tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn có bảo đảm bằng tài sản, giúp khách hàng mua hàng hoá, nguyên vật liệu; sau đó mở rộng thành nhiều hình thức khác cho vay thế chấp bằng bất động sản, bằng giấy tờ có giá và thậm chí là cho vay không cần tài sản bảo đảm. Trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ nhu cầu thực tế của khách hàng nên ngân hàn

doc103 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g không chỉ tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn mà còn thực hiện tài trợ cho nhu cầu vốn trung và dài hạn, đặc biệt là nhu cầu tài trợ cho các dự án đầu tư. Tài trợ cho các dự án đầu tư là một hướng phát triển mới của các ngân hàng thương mại ( NHTM ). Đặc điểm của tài trợ theo dự án là vốn đầu tư thường lớn, thời hạn cho vay thường dài( là những khoản cho vay trung và dài hạn ), mức độ rủi ro cao. Đặc điểm này khác với hình thức tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn( lượng vốn cho vay nhỏ hơn, thời hạn dưới 01 năm, mức độ rủi ro thấp hơn ). Vấn đề đặt ra cho các NHTM là phải xác đinh đúng đắn nhu cầu vay của khách hàng, một mặt giúp khách hàng đạt được hiệu quả của dự án đầu tư, mặt khác giúp ngân hàng đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả trong hoạt động cho vay. Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy em nhận thấy đây là một chi nhánh mới được thành lập nhưng đã phát sinh rất nhiều nhu cầu vay theo dự án. Em muốn tìm hiểu vấn đề lý thuyết về thẩm định dự án đặc biệt là thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay để góp phần giúp ngân hàng thực hiện tốt hơn công tác này nhằm đạt được mục tiêu” phát triển – an toàn – hiệu quả”. Do vậy em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Cầu Giấy là: “Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Cầu Giấy” Nội dung của chuyên đề thực tập được chia làm ba phần : Chương1: Lý luận chung về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM. Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy. B – nội dung Chương 1: lý luận chung về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay của NHTM: Hoạt động cơ bản của NHTM: NHTM là một trong các tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính khác như: mua bán ngoại tệ, bảo quản vất có giá, quản lý ngân hàng quỹ, tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ, bảo lãnh, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, cung cấp các dịnh vụ uỷ thác và tư vấn, dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ đại lý. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học công nghệ, hoạt động ngân hàng đã và đang có những bước tiến rất nhanh, ngày càng được đa dạng hoá và hiện đại hoá đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên khi nói đến hoạt động của NHTM thì không thể không đề cấp đến hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động thanh toán. Đây là ba hoạt động cơ bản, là nền tảng của bất cứ NHTM nào, nó ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của ngân hàng. Nói đến hoạt động của ngân hàng trước tiên phải đề cập đến hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng để ngân hàng thực hiện các hoạt động khác như tín dụng, thanh toán... Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng nhất, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có thể huy động vốn từ vốn chủ sở hữu, từ nguồn tiền gửi của khách hàng hoặc từ nguồn đi vay. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có thể gia tăng vốn chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư hay bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm... để mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn chủ do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, chiến tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Khi một ngân hàng bắt đầu nghiệp vụ hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các t khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng có thể huy động tiền của các doanh nghiệp, tổ chức và dân cư. Bên cạnh nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu và nguồn tiền gửi của khách hàng, để gia tăng vốn đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh, các NHTM còn có thể vay mượn thêm ở Ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng khác hay vay trên thị trường vốn Huy động vốn là hoạt đông tạo nguồn tiền cho ngân hàng thì tín dụng là hoạt động sử dụng nguồn tiền đó để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tín dụng là loại tài sản chiển tỷ trọng lớn nhất của các NHTM, nó phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Đây là khoản mục có thu nhập cao nhất, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tổn thất cho ngân hàng. Các NHTM hiện nay đang phát triển ngày càng nhiều các hình thực tín dụng như: cho vay bằng tiền( có cả cho vay không xác định trước thời hạn- cho vay luân chuyển- và cho vay có kỳ hạn gồn tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn ); bảo lãnh cho khách hàng( để khách hàng có thể phát hành các chứng khoán huy động vốn, mua hàng mà chưa cần trả tiền ngay, vay của người thứ ba...), chiết khấu thương phiếu, cho thuê thiết bị trung và dài hạn... Thông qua nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng hàng góp phần tài trợ nhu cầu vốn cho khách hàng. Các nghiệp vụ tín dụng ngày càng đa dạng và được hiện đại hoá nhằm phù hợp với quá trình luân chuyển vốn và chu kỳ thu nhập của khách hàng. Trong nền kinh tế hiện nay, NHTM trở thành trung gian thanh toán lớn nhất. Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Có nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán bắn séc, uỷ nhiệm chi, nhở thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ... Ngoài ra, các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua trung tâm thanh toán. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt và hiện nay, với các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt ( an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí ) đã góp phần rút ngắn thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập cho khách hàng không chỉ là các tổ chức kinh tế mà đối với toàn xã hội. Hoạt động cho vay của NHTM: Với vai trò là trung gian tài chính trong nền kinh tế, xã hội mong muốn các ngân hàng hỗ trợ về mặt tài chính cho sự phát triển của nền kinh tế và cho toàn xã hội. Ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính mà đặc biệt là đáp ứng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua hình thức cấp tín dụng với một mức lãi suất hợp lý. Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu, là khoản mục tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng của các NHTM. Lãi thu được từ hoạt động cho vay là nguồn thu lớn nhất của ngân hàng để bù đắp các chi phí như: chi phí huy động vốn, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Nghiệp vụ cho vay của các NHTM có thể phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau nhưng phổ biến nhất là phân chia theo thời gian. Việc phân chia các khoản cho vay theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của ngân hàng. Có thể phân loại thành: Cho vay ngắn hạn: là khoản cho vay có thời hạn từ 0 đến 12 tháng( dưới 01 năm). Tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn tại các NHTM thường cao hơn tỷ trọng các khoản cho vay trung và dài hạn, các ngân hàng chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của khách hàng. Cho vay trung hạn: là khoản cho vay có thời hạn từ trên 01 năm( 12 tháng) đến 05 năm. Cho vay dài hạn: là khoản cho vay có thời hạn trên 05 năm. Các khoản cho vay trung và dài hạn thường chiếm tỷ trọng thấp hơn các khoản cho vay ngắn hạn do có thời hạn dài hơn, mức độ rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, khi nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng thì nhu cầu vay trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế cũng tăng nhanh. Đặc biệt nhu cầu đầu tư theo dự án đang ngày càng trở thành xu thế phát triển trong nền kinh tế vì vậy đòi hỏi các NHTM phải nhanh chóng tiếp cận và phát triển loại hình cho vay theo dự án, một mặt đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mặt khác tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Vậy hoạt động cho vay theo dự án có đặc điểm gì khác biệt so với các loại hình cho vay thông thường? Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM: Một hình thức cho vay phổ biến hiện nay ở các NHTM là cho vay theo dự án đầu tư. Đây là hình thức NHTM cho khách vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống. Ngoài những đặc điểm chung của hoạt động cho vay thì cho vay theo dự án có những đặc điểm cơ bản sau: Đây là những khoản cho vay trung và dài hạn( thời hạn kéo dài từ 12 tháng đến 60 tháng đối với các dự án trung hạn và trên 60 tháng đối với các dự án dài hạn). Đặc điểm này xuất phát từ tính chất dài hạn của các khoản đầu tư ( đầu tư thường có thời gian từ 01 năm trở nên, những hoạt động ngắn hạn trong vòng 01 năm tài chính không được coi là đầu tư ). Do thời hạn của các khoản cho vay theo dự án thường kéo dài nên rủi ro tín dụng sẽ cao. Để bù đắp rủi ro NHTM sẽ áp dụng lãi suất cho vay theo dự án cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn và thường là lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng và chủ dự án. Cho vay theo dự án là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho những dự án cụ thể. Dự án là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra( mục tiêu nhất định ) với nguồn lực và thời gian xác định. Cho vay theo dự án là loại hình cho vay có mức độ rủi ro cao song lãi lớn. Nguyên nhân là do quy mô vốn tài trợ cho các dự án thường lớn, thời hạn vay dài. Hơn nữa dự án được xây dựng dựa trên những giả định, tồn tại trong môi trường không chắc chắn, môi trường triển khai dự án thường xuyên thay đổi, chứa đựng nhiều yếu tố bất định nên trong dự án rủi ro thường lớn và có thể xảy ra. Vốn đầu tư cho các dự án thường khá lớn nhưng ngân hàng không cho vay toàn bộ nhu cầu vốn của dự án mà ngân hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàngtham gia vào dự án, tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản bảo đảm để định ra một mức cho vay hợp lý: Số tiền cho vay = Tổng vốn đầu tư của dự án - Vốn chủ sở hữu hoặc vốn tự có tham gia - Nguồn vốn huy động khác Những đặc điểm trên quyết định đặc tính sinh lời và đặc tính rủi ro của hoạt động cho vay theo dự án. Sự thất bại của một khoản cho vay đầu tư sẽ có tác động rất tiêu cực đến ngân hàng , nó không chỉ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng mà còn làm giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng thậm chí nó có thể làm giảm vốn chủ sở hữu và dẫn tới sự phá sản của ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động cho vay theo dự án đạt được mục tiêu an toàn và lợi nhuận thì ngân hàng phải thận trọng trước khi ra quyết định cho vay. Hiện nay, các NHTM thường tiến hành quy trình tín dụng qua 04 bước: Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng: Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của quy trình phân tích tín dụng. Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm năng lực sử dụng vốn vay, uy tín và khả năng tạo ra lợi nhuận của khách hàng, nguồn ngân hàng quỹ và quyền sử hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay. Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng: trong bước này, ngân hàng hàng cùng khách hàng cân nhắc kỹ lưỡng các nội dung của bản hợp đồng tín dụng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên về số lượng tín dụng, lãi suất, phí suất, thời hạn tín dụng, các loại bảo đảm, giải ngân hàng, điều kiện thanh toán, các điều kiện khác. Nếu đặt được sự thoả thuận thì các bên sẽ ký hợp đồng tín dụng. Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng: Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, Ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng như đã thoả thuận đồng thời ngân hàng có quyền kiểm soát khách hàng về mục đích sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện, quá trình sản xuất kinh doanh...để đảm bảo an toàn cho vốn đã giải ngân và ra quyết định giải ngân trong thời gian còn lại của hợp đồng. Bước 4: Thu nợ và ra các phán quyết tín dụng mới. Trong quy trình tín dụng trên, thì với các khoản cho vay theo dự án thì các NHTM thường xem giai đoạn phân tích trước khi cho vay- giai đoạn phân tích tín dụng, thẩm định dự án là quan trọng nhất. Kết quả của khâu này sẽ quyết định chất lượng của khoản cho vay. Riêng trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư thì thẩm định tài chính dự án là nội dung quan trọng và phức tạp nhất. Thẩm định tài chính dự án là khâu mà các NHTM đều đặc biệt phải quan tâm hàng đầu để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn vốn đàu tư, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và tăng khả năng cạnh tranh cho các NHTM. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: Thẩm định dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 1.2.1.1 Khái niệm và mục đích: Dự án là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra( mục tiêu nhất định) với nguồn lực và thời gian xác định. Các dự án đầu tư khi soạn thảo dự án được tính toán, nghiên cứu rất kỹ nhưng không thể tránh khỏi tính chủ quan của nhà phân tích, những khiếm khuyết, lệch lạc tồn tại trong quá trình thực hiện dự án là điều tất nhiên. Để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án từ đó ra quyết định dự án có được thực thi hay không cần phải có một quá tình xem xét, đánh giá một cách độp lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Quá trình đó gọi là thẩm định dự án. Thẩm định dự án là việc kiểm tra, so sánh, đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án và liên quan đến dự án hoặc so sánh, đánh giá các phương án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Từ đó có những quyết định đầu tư và cho phép đầu tư. Mục đích chung của thẩm định dự án đầu là đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của thẩm định dự án lại phụ thuộc vào chủ thể thẩm định: Chủ đầu tư: Thẩm định dự án nhằm đưa ra quyết định đầu tư. Nhà tài trợ( các ngân hàng hàng ): Thẩm định dự án để ra quyête định tài trợ vốn. Cơ quan quản lý Nhà nước: Thẩm định dự án để xét duyệt, cấp giấy phép đầu tư. Nội dung thẩm định dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: Tuỳ thuộc vào loại dự án, quy mô dự án, môi trường thực hiện dự án và mức độ ảnh hưởng của dự án tới môi trường xung quanh mà nội dung thẩm định dự án có thể khác nhau nhưng bao gồn trong 08 nội dung chính sau: Thẩm định các điều kiện pháp lý: Kiểm tra tính hợplý, hợp lệ của hhồ sơ trình duyệt, tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư... Thẩm định mục tiêu của dự án: Kiểm tra sự phù hợp giữa mục tiêu của dự án với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, của nghành, vùng và cả nước... Thẩm định về thị trường của dự án: Kiểm tra về nhu cầu hiện tại, trong tương lai, khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án và vùng thị trường của dự án. Thẩm định kỹ thuật của dự án: Kiểm tra công cụ tính toán, sai sót trong tính toán, sự phù hợp của công nghệ, thiệt bị đối với dự án... Thẩm định về tài chính của dự án: Kiểm tra tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, độ an toàn về tài chính( mức độ chủ động về tài chính của dự án trong xử lý các bất thường khi thực hiện dự án ), kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, thẩm định định mức rủi ro của dự án... Thẩm định định về kinh tế- xã hội: Kiểm tra việc sử dụng nguồn tài nguyên của dự án có hợp lý hay không, tạo việc làm và thu nhập cho xã hội, cải thiện đời sống xã hội như thế nào... Thẩm định định môi trường sinh thái: Đánh giá tác động của dự án đến môi trường xung quanh ở các khía cạnh tích cực và tiêu cực. Thẩm định kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện dự án: Kiểm tra, đanh giá kế hoạch cung cấp các điều kiện của dự án, các biện pháp thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án, mức độ khả thi của các kế hoạch, biện pháp trong khi thực hiện dự án... Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 1.2.2.1 Khái niệm và mục đích của công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: Thẩm định tài chính dự án là việc rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân, hay nói cách khác thẩm định tài chính dự án là việc xem xét dự án sẽ tạo ra được những lợi ích tài chính gì trong tương lai từ những nguồn lực tài chính đã đầu tư cho dự án. Khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, điều ngân hàng quan tâm là tính khả thi của dự án, trên cơ sở đó dự án mới có khả năng lãi vay và trả nợ, đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời cho ngân hàng. Vì vậy, mục tiêu của NHTM khi tiến hành thẩm định tài chính dự án là nhằm: Đánh giá và đưa ra kết luận một cách khoa học, chính xác, toàn diện và sâu sắc vầ tình hình tài chính của dự án trên phương diện phân tích kế hoạch vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, dòng tiền của dự án, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, đo lường mức độ rủi ro cảu dự án và điều mà ngân hàng đặc biệt quan tâm là khả năng trả nợ của dự án. Dựa trên những kết quả của công tác thẩm định tài chính dự án này mà ngân hàng ra quyết định tín dúng đồng ý hay từ chối tài trợ cho dự án. Căn cứ vào những kết luận và tình hình tài chính của dự án đã được thẩm định, ngân hàng xác định các điều kiện tài trợ và phương thức tài trợ cho dự án : quy mô tín dụng, thời hạn tín dụng, thời gian trả nợ, thời gian ân hạn, lãi suất, tài sản bảo đảm... Phát hiện và rút ra kinh nghiệm trong công tác thẩm định tài chính dự án từ đó có những biện pháp phòng ngừa tối đa thiệt hại rủi ro tín dụng, tránh tổn thất cho ngân hàng và đưa ra ý kiến tư vấn giúp khách hàng sử dụng vốn vay an toàn, hiệu quả. 1.2.2.2 Sự cần thiết phải tiến hành thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: Cho vay là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng những cũng là hoạt động đem đến nhiều rủi ro nhất. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu đầu tư cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng tuy nhiên không phải lúc nào chủ dự án cũng có đủ khả năng về tài chính để đáp ứng một lượng vốn rất lớn cho việc thực hiện dự án. Khi đó NHTM với tư cách là nhà trung gian tài chính lớn nhất và có vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế sẽ đứng ra gánh vác trách nhiệm này. Vì vậy hoạt động cho vay theo dự án của các NHTM hiện nay đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và quy mô dự án. Tuy nhiên hoạt động cho vay theo dự án với những đặc điểm riêng biệt của nó như đã trình bày ở trên đã thể hiện đây là hình thức cho vay có độ rủi ro rất cao, nếu rủi ro xảy ra có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng , thậm chí có thể làm ngân hàng giảm khả năng thanh khoản dẫn tới nguy cơ phá sản. Điều này đã thôi thúc các NHTM phải thận trọng và kiểm soát tốt các khoản cho vay theo dự án. Muốn vậy trong tất cả các khâu của quy trình nghiệp vụ cho vay đặc biệt là trong khâu phân tích đánh giá dự án ngân hàng phải thực hiện thẩm định tài chính dự án định thật tốt và có hiệu quả thì mới đảm bảo được mục tiêu an toàn – hiệu quả trong hoạt động cho vay. Thẩm định tài chính dự án giúp ngân hàng phân tích, rà soát, đánh giá lại một cách khoa học, cụ thể, chính xác và toàn diện về khía cạnh tài chính của dự án- nội dung quan trọng nhất của dự án vì hiệu quả của dự án đầu tư thể hiện ở hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế. Với tư cách là nhà tài trợ cho dự án thì ngân hàng thường quan tâm tới hiệu quả tài chính qua đó thể hiện khả năng hoàn trả nợ( gồn vốn gốc và lãi vay) của dự án cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần phải tiến hành thẩm định tài chính dự án trước khi ra quyết đinh tín dụng để kiểm tra tính khả thi cuả dự án. Khi thẩm định tài chính dự án ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của dự án qua đó ngân hàng chủ động phân tích các tình huống và đưa ra kết luận về sự thay đổi của các nhân tố có ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án. Như vậy ngân hàng sẽ chủ động trong kiểm soát việc sử dụng vốn của dự án và phòng ngừa, hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Thông qua thẩm định tài chính dự án ngân hàng còn có những căn cứ chính xác để đưa ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay và các điều kiện, phương thức cho vay hợp lý và hiệu quả nhất. Xuất phát từ việc thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án, ngân hàng sẽ xác định các nội dung của hợp đồng tín dụng với khách hàng như: Số lượng vốn vay, thời hạn cho vay, thời điểm cho vay, lãi suất cho vay, quản lý vốn vay, thời điểm và thời gian thu nợ( lãi và gốc), tài sản bảo đảm... Mặt khác thẩm định tài chính dự án còn giúp ngân hàng có căn cứ để kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và tiến độ thực hiện dự án. Qua đó ngân hàng sẽ có những ý kiến tư vấn giúp khách hàng thực hiện đúng dự án như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng và nâng cao tính khả thi, tính hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó, thẩm định tài chính dự án cũng là hoạt động không thể thiếu để ngân hàng tích luỹ thêm kinh nghiện trong hoạt động cho vay, hoàn thiện thêm công tác tổ chức, điều hành quy trình nghiệp vụ tín dụng cho phù hợp với thực tế và các quy định của pháp luật. Qua đó giúp khách hàng sử dụng hiệu quả hơn đồng vốn vay và ngân hàng cao tính khả thi của dự án, đồng thời việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án giúp ngân hàng phát hiện và phòng ngừa các rủi ro tín dụng, hạn chế thiệt hại cho ngân hàng. Như vậy công tác thẩm định tài chính dự án là hết sức quan trọng và cần thiết trong hoạt động cho vay đặc biệt là cho vay theo dự án của các NHTM. Đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện tốt công tác này vì lợi ích của khách hàng và vì mục tiêu an toàn, hiệu quả của chính bản thân ngân hàng. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 1.2.3.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của dự án: Tổng vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà mà người có thẩm định tài chính dự án quyền quyết định đầu tư cho phép chủ đầu tư lựa chọn các phương án thực hiện đầu tư. Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm: Chi phí chuẩn bị đầu tư. Chi phí cho chuẩn bị đầu tư. Chi phí thực hiện đầu tư. Chi phí cho hoạt động của dự án. Việc thẩm định quy mô tổng vốn đầu tư của dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tính khả thi và tính hiệu quả của dự án. Nếu vốn đầu tư dự tính quá thấp thì dự án dễ được chủ đầu tư chấp thuận tài trợ nhưng tong quá trình thực hiện dự án dễ xảy ra thiếu vốn đầu tư, khi đó hoặc dự án không thể tiếp tục thực hiện được nữa, hoặc phải tiếp tục xin thêm vốn đầu tư cho dự án, như vậy tính khả thi và tính hiệu quả của dự án không cao. Ngược lại, nếu tổng vốn đầu tư dự án tính quá cao thì dự án sẽ khó được ngân hàng chấp thuận và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sẽ không còn chính xác, dự án cũng không khả thi và hiệu quả. Vì vậy khi thẩm định tài chính dự án ngân hàng cần phải xác định chính xác tổng vốn đầu tư dựa trên cơ sở xác định được cơ cấu vốn đầu tư của dự án. Thẩm định cơ cấu vốn đầu tư: Những nội dung của tổng vốn đầu tư nói trên tạo thành hai loại vốn cơ bản của dự án là vốn đầu tư cố định và vốn lưa động( bao gồm cả vốn dự phòng ). Vốn cố định: Bao gồm chi phí cho các nhóm công việc: Chuẩn bị cho đầu tư, chuẩn bị thực hiện đầu tư và thực hiện đầu tư. Các khoản đầu tư cho vốn cố định được tính chính xác cho từng năm trong thời gian chuẩn bị và thực hiện đầu tư cần thiết. Vốn lưu động: bao gồm vốn sản xuất( chi phí nghuyên, nhiên, vật liệu, điện, nước, tiền lương... )và vốn lưu thông( thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền...).Vốn lưu động cần thiết cho dự án được xác định cho từng năm dựa và các nhân tố sau: Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hàng năm, định mức vốn lưu động, dự trù vốn lưu động và vòng quay vốn lưu động. Từ việc xác định cơ cấu vốn đầu tư, ngân hàng tính được nhu cầu vốn đầu tư của dự án theo công thức: Nhu cầu vốn đầu tư theo dự án = Nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định + Nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động Qua việc xác định nhu cầu vốn đầu tư, ngân hàng sẽ giúp khách hàng tính toán chính xác nhu cầu vốn đầu tư cần thiết để dự án thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất, giúp khách hàng lập kế hoạch vay thêm vốn ngắn hạn để bổ sung thêm vào vốn lưu động trong quá trình thực hiện dự án. Thẩm định nguồn tài trợ cho dự án: Sau khi phân tích nhu cầu vốn đầu tư, ngân hàng sẽ thẩm định tài chính dự án định cơ cấu nguồn tài trợ cho dự án để xác định mức độ đảm bảo vốn đầu tư của dự án. Nguồn vốn tài trợ cho dự án bao gồm: Nguồn vốn tự có: gồm vốn Nhà nước cấp, vốn góp( vốn cổ phần, vốn liên doanh), và vốn từ lợi nhuận. Nguồn vốn vay: gồm: vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn từ trong và ngoài nước. Nguồn vốn khác: gồm viện trợ và quà tặng. Khi phân tích cơ cấu nguồn tài trợ cho dự án, các NHTM thường quan tâm đến quy mô và thời hạn của mỗi nguồn, tính khả thi của mỗi nguồn và các điều kiện để dự án tiếp cận được các nguồn vốn đó. Nhiều nguồn tài trợ được thực hiện dưới hình thái hiện vật ( vốn góp dưới hình thức quyền sở hữu công nghệ, quyền sử dụng đất, nhà xưởng và thiết bị có sẵn...). Việc tính toán giá trị các loại tài sản này rất phức tạp tuy nhiên là cần thiết đối với các ngân hàng.Trong một số trường hợp, tài sản này sẽ trở thành tài sản thế chấp cho ngân hàng. Một số nguòn tài trợ có thời gian không dài như tín dụng thương mại( mua trả chậm thiết bị) Người mua có thể trả tiền cho người cung cấp khi máy móc thiết bị đã di vào hoạt động trong một thời gian ngắn. Kế hoạch trả nợ này có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch thu nợ của ngân hàng. Nếu ngân hàng là người cấp tín dụng duy nhất cho dự án thì quy mô tín dụng rất lớn và rủi ro của tín dụng sẽ rất cao. Ngược lại, khi có nhiều bên tham gia cấp tín dụng thì sẽ san sẻ rủi ro cho ngân hàng nhưng phải đòi hỏi ngân hàng phải tính toán kỹ lưỡng các nguồn tài trợ: Quy mô tín dụng của ngân hàng = Nhu cầu đầu tư - Các nguồn khác tham gia tài trợ Trong nhiều trường hợp để hạn chế rủi ro, NHTM có thể yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm và thựchiện cho vay dựa trên giá trị của tài sản bảo đảm. Tín dụng của ngân hàng = Giá trị tài sản thế chấp x Tỷ lệ ngân hàng tham gia tài trợ 1.2.3.2 Thẩm định kế hoạnh doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án: a. Thẩm định doanh thu hàng năm trong thời gian thực hiện dự án: Doanh thu từ hoạt động của dự án gồm doanh thu do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm ,dịch vụ cung cấp cho bên ngoài và trợ cấp ( nếu có). Doanh thu được tính cho từng năm thực hiện dự án căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm. Doanh thu = Số lượng sản phẩm tiêu thụ x Giá bán Khi thẩm định về sản lượng tiêu thụ sản phẩm của dự án thì cần đặc biệt nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường về sản phẩm của dự án và khả năng đáp ứng của thị trường về sản phẩm đó. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tương lai về sản phẩm của dự án như: giá cả sản phẩm ( mối quan hệ giữa giá cả và nhu cầu thể hiện qua hệ số co giãn của cầu, thường là mối quan hệ tỷ lệ nghịch), thu nhập của dân cư ( với hàng hoá thông thường thì khi thu nhập tăng nhu cầu tăng), hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung( nếu sản phẩm của dự án là sản phẩm thay thế thì nhu cầu tương lai sẽ giảm khi hàng hoá thay thế tăng, nếu sản phẩm của dự án là hàng hoá bổ sung thì nhu cầu tương lai sẽ tăng khi hàng hoá bổ sung tăng ), dân số và mức tăng dân số ( một số loại hàng hoá phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng dân số như: điện, nước, y tế, giáo dục...) và các nhân tố khác. Sau khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nhu cầu tương lai về sản phẩm của dự án cần xác định: Nhu cầu tăng /giảm theo nhân tố = Mức tiêu thụ hiện tại theo nhân tố x Hệ số co giãn x Hệ số biến đổi nhân tố Nhu cầu tổng hợp của dự án = Mức tiêu thụ hiện tại ± Mức tăng/ giảm nhu cầu theo từng nhân tố Trên cơ sở đó đánh giá các nguồn đáp ứng ở hiện tại và xác định chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng cung cấp sản phẩm của thị trường về sản phẩm cảu dự án để phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm của dự án. Ngoài ra cần chú ý thẩm định giá bán của sản phẩm trên thị trường để kiểm tra tính sát thực của mức giá do dự án đưa ra. Trong thẩm định tài chính dự án của các NHTM, giá cả dùng trong thẩm định doanh thu là giá thực tế cố định ở mức hiện tại hay tương lai. Khi sử dụng giá này, nếu lạm phát xảy ra sẽ tác động như nhau đến hầu hết các loại giá trong khi vẫn giữ được tương quan giá cả và mọi sự thay đổi trong tương quan giá cả đều có tác động trưc tiếp đến thu nhập hay chi tiêu của dự án, do vậy đều được tính và đưa vào quyết toán tài chính một cách hợp lý. b. Thẩm định chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất được tính cho từng năm trong suốt thời gian hoạt động của dự án, được tính dựa trên kế hoạch sản suất, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án. Chi phí sản xuất của dự án bao gồm: chi phí nguyên vật liệu (chính + phụ), chi phí nửa thành phẩm và dịch vụ mua ngoài, nhiên liệu, năng lượng, nước, tiền lương, bảo hiểm, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, chi phí phân xưởng, chi phí quản lý xí nghiệp, chi phí khấu hao, chi phí dự phòng, chi phí khác. Trong các loại chi phí của dự án, chi phí khấu hao không phải là chi phí trực tiếp bằng tiền nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định dòng tiền hàng năm của dự án. Điều này ngân hàng cần phải nghiên cứa kỹ khi xác định dòng tiền của dự án. Khi thẩm định chi phí hàng năm của dự án: trên cơ sở kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, nghành có liên quan, của ngân hàng Nhà nước về các yếu tố liên quan đến chi phí của dự án, ngân hàng đối chiếu với các quy định của ngành, lĩnh vực đó và các dự án khác mà ngân hàng đã từng thẩm định tương tự để xác định chính xác mức chi phí cần thiết của dự án c. Thẩm định lợi nh._.uận của dự án: Trên cơ sở thẩm định doanh thu - chi phí của dự án, ngân hàng tiến hành thẩm định lợi nhuận hàng năm của dự án theo trình tự sau: (1)Tổng doanh thu chưa có VAT. (2)Các khoản giảm trừ doanh thu. (3)Doanh thu thuần.(3=1-2) (4)Tổng chi phí sản suất. (5)Tổng lợi nhuận trước thuế.(5=3-4) (6)Lợi nhuận chịu thuế(6 = 5 + Lỗ luỹ kế các năm trước) (7)Thuế thu nhập doanh nhiệp.(7=6 x % thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp) (8)Tổng lợi nhuận sau thuế.(8=6-7) 1.2.3.3 Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án: Một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là xác định dòng tiền hàng năm của dự án. Đây là cơ sở để vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Dòng tiền về cơ bản là sự nhận tiền mặt (dòng tiền vào) hoặc thanh toán ( dòng tiền ra). Vì vậy có thể hiểu dòng tiền của một dự án là khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án. Dòng tiền ròng của dự án là phần chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra phát sinh liên quan đến việc hình thành và vận hành dự án đầu tư. Có nhiều bên cùng tham gia và chịu tác động trực tiếp từ dự án vì vậy khi thẩm định dòng tiền của dự án mỗi bên có một quan điểm khác nhau. Với góc độ của chủ dự án thì họ xác định dòng tiền ròng theo công thức sau: Dòng tiền tại thời điểm bỏ vốn đầu tư (CF0): CF0 = - Tổng vốn đầu tư + Vốn vay. Dòng tiền ròng ở cuối mỗi năm thực hiện dự án ( trừ năm cuối) NCF = Thu nhập sau thuế + Khấu hao - Nợ gốc Tuy nhiên, dưới góc độ của NHTM thì khi xác định dòng tiền của dự án dựa trên quan điểm sau: Dòng tiền tại thời điểm bỏ vốn đầu tư (CF0): CF0 = - Tổng vốn đầu tư . Dòng tiền ròng ở cuối mỗi năm thực hiện dự án ( trừ năm cuối): NCFt = Thu nhập sau thuế + Khấu hao + Lãi vay. Theo quan điểm của ngân hàng khi thẩm định tài chính của dự án, họ chỉ quan tâm đến khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư mà không phân biệt đó là vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Khoản nợ gốc ( vốn vay) được coi như là một khoản chi tiền tại thời điểm bỏ vốn nên ngân hàng coi đó là một dòng tiền ra của dự án. Vì trả lãi vay là nghiệp vụ chi tiền và việc sử dụng nguồn tiền vay tác động đến chi phí của dự án ( chi phí trả lãi ) nên ngân hàng chỉ coi lãi vay là một khoản chi phí của dự án mà không nên khấu trừ vào dòng tiền để tránh tính lãi hai lần. Đối với ngân hàng, lãi vay thu được từ dự án là nguồn thu nhập của ngân hàng được hưởng nên nó là dòng tiền vào của dự án. Qua công thức xác định dòng tiền trên ta thấy khấu hao là nhân tố tác động rất lớn đến kết quả xác định dòng tiền hàng năm của dự án. Vì vậy cần phải xác định được chính xác mức khấu hao hợp lý hàng năm của dự án. Điều này phụ thuộc rất lớn vào phương pháp tính khấu hao được sử dụng trong dự án. Các phương pháp tính khấu hao cơ bản là: Khấu hao đều: Khấu hao đều hay khấy hao tuyến tính là một mô hình khấu hao được sử dụng phổ biến và có tính chất truyền thống. Khoản khấu hao được tính đều đặn theo các thời đoạn trong suốt thời kỳ tính khấu hao, mức khấu hao không đổi từ năm thứ nhất đến năm cuối cùng của dự án. G - Đ G - Đ Mi = P = T G - T Trong đó: G: Giá trị mới của tài sản cố định Đ: Giá trị còn lại ở cuối thời gian sử dụng Mi: Mức khấu hao năm thứ i P: Tỷ lệ khấu hao hàng năm T: Thời gian sử dụng tài sản cố định Khấu hao giảm dần theo giá trị còn lại: Mi = P x Gi Và P = 100x(1 - D)1/T G Trong đó: Gi : Giá trị còn lại của năm thứ (i-1) chuyển sang. Mô hình khấu hao đặc biệt ( giảm không đều) Theo mô hình này, một bộ phận đặc biệt của tài sản cố định được chuyển vào giá trị sản phẩm trong những năm đầu. Mi = M + Mđb Trong đó: M: Khấu hao bình thường Mđb Khấu hao đặc biệt Khấu hao theo sản lượng, khối lượng công tác và mức độ sử dụng. G - Đ Msp = Và Mi = Msp x Si St Trong đó: St Tổng sản lượng sản xuất ra trong các năm Si: Sản lượng sản xuất ra trong năm thứ i Msp: Mức khấu hao cho 1đvsp Phần lớn các dự án đầu tư đều có giá trị tài sản cố định còn lại được thu hồi sau khi kết thúc thời gian kinh tế của dự án như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng...Khi thanh lý các tài sản này thì sẽ xuất hiện một dòng tiền vào năm cuối dự án, để xác định chính xác dòng tiền này cần căn cứ vào mối quan hệ giữa giá thanh lý ( P ) và giá trị còn lại theo sổ sách kế toán ( P0 ) của tài sản đó. Nếu P > P0: tức là đã có lãi từ hoạt động thanh lý nên phải nộp thuế thu nhập cho phần lãi này ( thuế suất bằng t%), do vậy sẽ xuất hiện hai dòng tiền, một dòng tiền vào là tiền thanh lý tài sản đó( P ), một dòng tiền ra là phần thuế thu nhập cho phần được lãi từ hoạt động thanh lý [ (P -P0 )x t%]. Nếu P < P0 : tức là thanh lý tài sản nay bị lỗ nên số tiền lỗ đó ( P0- P ) đã tiết kiệm được thuế thu nhập và như vậy xuất hiện dòng tiền vào là P và phần tiết kiệm nhờ thuế đó, bằng : P + ( P0 - P)xt% Vấn đề cuối cùng trong thẩm định dòng tiền ở năm cuối của dự án là thu hồi vốn lưu động ròng. Các dự án đầu tư không chỉ đầu tư vào tài sản cố định mà còn đòi hỏi đầu tư vào vốn lưu động ròng. Vốn lưu động ròng = Tổng tài sản lưu động - Vốn ngắn hạn Khi vốn lưu động ròng dương thì dự án đòi hỏi số vốn tài trợ vượt quá vốn đầu tư vào tài sản cố định để tài trợ cho sự tăng lên của tài sản lưu động. Đây là phần tăng lên của tài sản lưu động và khi kết thúc dự án thì phần tài sản lưu động tăng thêm này được thu hồi và kết chuyển thành tiền mặt, khi đó dự án thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Dòng tiền này được coi là dòng tiền vào của năm cuối cùng thực hiện dự án. Vì vậy dòng tiền năm cuối cùng của dự án được xác định như sau: - Nếu P > P0: NCF = TNST + KH + P + TSLĐ - (P - P0)xt% Nếu P < P0 : NCF = TNST + KH + P + TSLĐ + (P - P0)xt% Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án: a. Xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý: b.Giá trị hiện tại thuần( Net Present Value – NPV): Đây là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất khi tiến hành đánh giá, thẩm định tài chính của dự án đầu tư. Nó phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ dự án do thực hiện dự án mang lại. NPV so sánh vốn đầu tư bỏ ra với thu nhập nhận được từ việc thực hiện dự án và được quy về thời điểm hiện tại. CFt NPV = S - CF0 (1 + k)t Trong đó: CF0 Khoản thu của năm t CFt Vốn đầu tư bỏ ra quy về thời điểm hiện tại k Lãi suất chiết khấu n Số năm hoạt động của dự án Một dự án khả thi khi có NPV > 0, trong một tập hợp dự án dự án nào có NPV dương càng cao tức là lãi thực thu được hiện tại hoá về năm 0 càng cao thì tính khả thi của dự án đó càng cao. Ưu điểm của chỉ tiêu NPV: NPV là một tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của tiền, tính đầy đủ mọi khoản thu và chi của cả thời kỳ hoạt động và phân tích dự án. Vì vậy NPV là tiêu chuẩn để lựa chọn tập dự án tức là chọn ra một số những dự án trong số những dự án có thể đạt tổng lợi ích lớn nhất với những nguồn lực hạn định. NPV cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọ dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của các bên liên quan. Hạn chế của chỉ tiêu NPV: NPV phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu được lựa chọn. Tỷ suất này càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Việc xác định tỷ suất chiết khấu chính xác là rất khó nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động. Khi sử dụng NPV đòi hỏi dòng tiền mặt của dự án đầu tư phải được dự báo độc lập cho đến hết năm cuối cùng của dự án và các thời điểm phát sinh chúng. Dùng NPV trong lựa chọn những dự án có thời kỳ hoạt động không giống nhau sẽ gặp nhiều khó khăn. NPV là chỉ tiêu tuyệt đối nên dùng NPV mới chỉ dừng lại ở mức độ xác định lãi, lỗ thực của dự án mà chưa cho biết tỷ lệ lãi đó trên vốn đầu tư và mối quan hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư với chi phí sử dụng vốn đầu tư. c. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( Internal Rate of Return - IRR): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó để chiết khấu các dòng tiền của dự án về hiện tại thì sẽ cho gía trị NPV = 0. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( IRR) phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án trên giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. CFt NPV = S - CF0 = 0 (1 + IRR)t Tỷ suất chiết khấu ảnh hưởng quyết định đến chỉ tiêu NPV, IRR càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Độ chính xác của NPV chịu ảnh hưởng quyết định bởi việc lựu chọn lãi suất chiết khấu. Để khắc phục nhược điểm đó ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu IRR. Khi NPV = 0 có nghĩa là toàn bộ số tiền vốn bỏ ra đã được hiện tại hoá bằng toàn bộ số tiền thu nhập hoàn vốn hàng năm đã được hiện tại hóa của dự án trong toàn bộ thời gian họat động. Chỉ tiêu IRR cho phép các nhà phân tích nhìn thấy với tỷ suất chiết khấu bằng bao nhiêu thì dự án hoàn vốn. Không thể tính trực tiếp IRR mà cần phải thông qua công thức nội suy. Với hai mức lãi suất chiết khấu k1 và k2 giả sử k1 0 và NPV2 < 0. Khi đó IRR cần tính tương ứng với NPV = 0 sẽ nằm giữa hai mức lãi suất k1 và k2: NPV1 IRR = k1 + ( k2 - k1)x NPV1 - NPV2 Dự án đầu tư sẽ có lãi khi lãi suất tính toán nhỏ hơn lãi suất nội tại (IRR). Có thể nói tiêu chuẩn để chấp nhận hay loại bỏ một dự án khi phân tích, thẩm định là lãi suất chiết khấu. Trong một số dự án đầu tư độc lập, dự án nào có IRR cao hơn sẽ có vị trí cao hơn về khả năng sinh lời. Ưu điểm khi dùng chỉ tiêu IRR: IRR chỉ rõ mức độ lãi suất mà dự án có thể đạt được, qua đó cho phép xác định được mức lãi suất chiết khấu tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. IRR rất thách hợp với trường hợp vì lý do nào đó mà người phân tích muốn tránh hoặc khó xác định được chính xác lãi suất chiết khấu dùng trong phương pháp hiện giá. Nhược điểm của chỉ tiêu IRR: Việc xác định chỉ tiêu IRR sẽ không chắc chắn nếu tồn tại các khoản cân bằng thu chi thực âm đáng kể trong giai đoạn vận hành dự án tức là đầu tư thay thế lớn. Trường hợp này có thể xảy ra NPV đổi dấu nhiều lần khi chiết khấu theo những tỷ suất chiết khấu khác nhau, khi đó tồn tại nhiều IRR và khó xác định được chính xác IRR nào làm chỉ tiêu đánh giá. Việc tính toán IRR rất phức tạp bên cạnh đó việc áp dụng IRR có thể dẫn đến cá quyết định không chính xác khi lựa chọn dự án loại trừ lẫn nhau. Những dự án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn những dự án khác có IRR thấp hơn nhưng có quy mô và NPV cao hơn. Ngoài ra, IRR cũng không xác định được những thông tin về mức độ sinh lời của đồng vốn bỏ ra ban đầu, thời gian hoàn vốn... c.Chỉ số doanh lợi ( Profit Index - PI): Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Chỉ số doanh lợi cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập, thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư. S CFt ( 1 + k )t PI = CF0 e. Thời gian hoàn vốn ( PP ): Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để dự án hoàn lại tổng vốn đầu tư đã bỏ ra bằng các khoản lãi tiền mặt. Đó là số năm trong đó dự án sẽ tích luỹ các khoản tiền mặt để bù đắp tổng vốn đầu tư đã bỏ ra. Số vốn đầu tư còn lại cần thu hồi PP = n + Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn Với n: Năm ngay trước năm thu hồi vốn đầu tư. PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao nhiêu lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư và khả năng tạo ra thu nhập của dự án từ khi thực hiện đến khi thu hồi đủ vốn đầu tư. Ưu điểm của chỉ tiêu PP: PP giúp nhà đầu tư có được cái nhìn chính xác về mức độ rủi ro của dự án. Chỉ tiêu này được ngân hàng ưu thích vì thời gian thu hồi vốn đẩu tư càng dài thì ngân hàng càng phải đối đầu với rủi ro trong khi thu hồi vốn. Những nhà tài trợ như ngân hàng thường ưu thích những dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn, khả năng quay vòng vốn nhanh và mức độ rủi ro thấp. Chỉ tiêu này đơn giản, dễ tính và dễ hiểu. Không phải dự tính dòng tiền trong toàn bộ thời gian hoạt động. Giúp ngân hàng dễ dàng chọn được những dự án ít rủi ro nhất trong trường hợp hạn chế về vốn và trong các tình huống loại trừ nhau. Hạn chế của chỉ tiêu PP: Thời điểm để xác định thời gian hoàn vốn rất mơ hồ vì đã khó xác định khi nào thì bắt đầu bỏ vốn và khi nào thì hoàn thành đầu tư. Quyết định chọn dự án theo chỉ tiêu này tập trung chủ yếu vào dòng tiền trong thời gian hoàn vốn mà đã bỏ qua dòng tiền ngoài thời gian hoàn vốn mà đối với các dự án đầu tư thì rất có thể ngân hàng sẽ chưa thể thu hết nợ khi dự án mới bắt đầu hoàn đủ vốn. Chỉ tiêu PP chưa tính đến giá trị thời gian của tiền, tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách tính chỉ tiêu này nhưng sử dụng dòng tiền đã chiết khấu về hiện tại. f. Điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí. Dự án có điểm hoà vốn càng thấp càng tốt vì khả năng thu lợi nhuận cao và rủi ro thua lỗ càng thấp. Phân tích điểm hoà vốn được tiến hành nhằm xác định mức sản xuất hoặc mức doanh thu thấp nhất mà tại đó dự án có thể vận hành không gây nguy hiểm tới khả năng tồn tại về mặt tài chính của nó. Tức là dự án không thể bị lỗ, có đủ tiền mặt để hoạt động và có khả năng trả nợ. Ngoài ra, thẩm định điểm hoà vốn còn giúp cho việc xem xét mức giá cả mà dự án có thể chấp nhận được. Khi nghiên cứu về điểm hoà vốn thì ngân hàng có thể tìm hiểu về là điểm hoà vốn tiền tệ và điểm hoà vốn trả nợ. Điểm hoà vốn tiền tệ: Điểm hoà vốn tiền tệ là mức sản lượng hoặc mức doanh thu mà tại đó dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay kể cả dùng khấu hao cơ bản tài sản cố định và chiết giảm chi phí thành lập. Đối với khấu hao cơ bản, chỉ tính khấu hao phần tài sản cố định vay vốn . Điểm hoà vốn tiền tệ biểu hiện qua hệ số hoà vốn tiền tệ và mức doanh thu hoà vốn tiền tệ. Hệ số hoà vốn tiền tệ: Đ - Khấu hao cơ bản HTT = D - B Mức sản lượng hoà vồn tiền tệ: QT = HTT x Q Trong đó: Đ: Tổng chi phí cố định trong năm của dự án bao gồm cả lãi vay B: Tổng chi phí biến đổi trong năm của dự án D: Tổng doanh thu dự án kiến trong năm của dự án án HTT: Hệ số hoà vốn tiền tệ Q: Sản lượng dự kiến sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án Điểm hoà vốn trả nợ: Điểm hoà vốn trả nợ là điểm hoà vốn mà tại đó cho phép dự án có tiền để trả nợ vốn vay và đóng thuế. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài số nợ vay dự án phải có số tiền cao hơn điểm hoà vốn trả nợ để vừa trả nợ vừa đóng thuế lợi tức. Số nợ phải trả và thuế lợi tức phải đóng trong năm được xem như chi phí cố định của năm sản xuất đó. Điểm hoà vốn trả nợ thể hiện qua hệ số hào vốn trả nợ và mức sản lượng hoà vốn trả nợ: Hệ số hoà vố trả nợ: Đ - Khấu hao cơ bản + N + T HTN = D - B Mức hoà vốn trả nợ: QTN = HTN x Q DTN = HTN x D Trong đó: HTN: Hệ số hoà vốn trả nợ DTN: Mức doanh thu tại điểm hoà vốn trả nợ N: Nợ gốc phải trả hàng QTN Mức sản lượng tại điểm hoà vốn trả nợ T: Thuế lợi tức phải trả ở thời điểm hoà vốn Với T được xác định theo công thức sau: ( N – Khấu hao ) T = x Thuế suất thuế lợi tức 1 – Thuế suất thuế lợi tức 1.2.3.5 Thẩm định rủi ro dự án: Đặc điểm chung của các dự án đầu tư là vốn đầu tư lớn, thời hạn đầu tư dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất định do vậy mức độ rủi ro rất cao. Dự án đầu tư mới chỉ là những tính toán, những giả định về những kết quả xảy ra trong tương lai, bên cạnh đó số liệu dự báo thường xuyên có biến động, khả năng dự án gặp phải những rủi ro không lường trước được là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, khi phân tích, đánh giá về một dự án cần phải có tầm nhìn chiến lược và bao quát, xem xét tới những khả năng mà dự án có thể gặp phải để có những tính toán hợp lý, biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa rủi ro gây thiệt hại. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với NHTM - doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, trung gian tài chính của nền kinh tế vì khi dự án mà ngân hàng tài trợ vốn gặp rủi ro có thể làm ngân hàng giảm lợi nhuận, giảm khả năng thanh khoản thậm chí có thể dẫn ngân hàng đến nguy cơ phá sản, khi đó sẽ ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế. Chính vì vậy mà trong hoạt động thẩm định tài chính của các dự án đầu tư các NHTM rất coi trong công tác thẩm định rủi ro của dự án. Đây là căn cứ quan trong để ngân hàng lựa chọn dự án và ra quyết định tài trợ cho các dự án đầu tư. Hiện nay có hai phương pháp thẩm định rủi ro dự án mà các NHTM thường hay sử dụng là: phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp phân tích tình huống. Phân tích độ nhạy ( Sensitivity Analysis ): Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự trong dự án, tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án các yếu tố này có thể sai lệch. Vì vậy khi thẩm định tài chính dự án cần phải đánh giá sự ổn định của các yếu tố đầu vào, đầu ra cảu dự án khi có sự biến động. Nói cách khác cần phải phân tích độ nhạy của dự án theo những nhân tố biến động. Trong phân tích độ nhạy, người ta dự kiến một số tình huống rủi ro xảy ra trong tương lai làm các yếu tố đầu vào hay đầu ra thay đổi theo chiều hướng xấu cho dự án như: giá nguyên-nhiên-vật liệu tăng, giá thuê nhân công tăng, sản lượng tiêu thụ giảm, doanh thu giảm...Những rủi ro đó có thể dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính thay đổi như: NPV, IRR, PI, PP, HTN , ....Nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dự án được coi là ổn định ( độ nhạy cảm cao ) thì buộc ngân hàng phải xem xét, tính toán lại và thậm trọng trước khi ra quyết định đầu tư. Trong phân tích độ nhạy có thể phân tích một nhân tố thay đổi hoặc nhiều nhân tố cùng thay đổi đồng thời. Khi phân tích độ nhạy theo một nhân tố thay đổi cần chọn biến có khả năng thay đổi nhiều nhất, cho biến đó thay đổi trong một giới hạn nhất định còn những biến khác được giữ nguyên để đánh giá tác động của biến đó đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính đặc biệt là chỉ tiêu NPV, IRR. Tuy nhiên trên thực tế nhiều biến có thể thay đổi đồng thời, do vậy cần phải tính toán lại sự thay đổi và tác động đồng thời của nhiều yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, từ đó đánh giá lại độ ổn định, an toàn của dự án trước khi ra quyết định đầu tư. Để phân tích độ nhạy của dự án thông thường qua bốn bước: Bước 1: Xác định xem những nhân tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng xấu. Muốn vậy cần phải căn cứ vào số liệu thống kê trong quá khứ, số liệu dự báo về tương lai và kinh nghiệm thẩm định của cán bộ thẩm định . Bước 2: Trên cơ sở nhận định được những nhân tố biến động ở trên, dự đoán biên độ biến động có thể xảy ra so với số liệu ban đầu. Bước 3: Có thể chọn ra một chỉ tiêu điển hình và cho nó biến động còn các nhân tố khác không đổi hoặc có thể cho nhiều nhân tố biến động đồng thời tác động đến dự án để phân tích các chỉ tiêu tài chính theo các nhân tố đó ( điển hình là chỉ tiêu NPV và IRR) Bước 4: Tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như: NPV, IRR ... trên cơ sở cho các biến số tăng/giảm cùng một tỷ lệ phần trăm nào đó. Độ nhạy của các nhân tố tác động đế dự án có thể xác định theo công thức: DFi E = DXi Trong đó: E: Chỉ số độ nhạy Fi: Mức độ biện động (%) của chỉ tiêu hiệu quả Xi: Mức độ biến động (%) của nhân tố ảnh hưởng Kết quả sẽ cho biết nhân tố nào trong dự án cần được nghiên cứu kỹ, cần thu thập đủ thông tin để phòng ngừa và quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên, phương pháp phân tích độ nhạy cũng có một số nhược điểm: Thứ nhất, phân tích độ nhạy không tính đến xác suất xảy ra sự kiện. Thứ hai, phân tích độ nhạy không tính đến mối quan hệ tương quan giữa các biến số. Thứ ba, việc thay đổi giá trị của các biến số nhạy cảm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định không phải lúc nào cũng có mối liên hệ với sự biến thiên của các biến số hiệu quả quan sát được. Phân tích tình huống ( Scenario Analysis ): Mặc dù phân tích độ nhạy là phương pháp phân tích rủi ro phổ biến nhất đối với các nhà phân tích và thẩm định dự án song phương pháp này cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thẩm định tài chính dự án đầu tư, các ngân hàng còn sử dụng phương pháp phân tích tình huống hay phân tích xác suất. Theo phương pháp này, những giá trị khác nhau của đầu ra hoặc đầu vào của dự án tương ứng với những xác suất nhất định. Những xác suất này cần được tính đến trong phân tích dự án. Phương pháp này cho phép tìm thấy một giá trị thực tế mong muốn trong điều kiện bất định. Để thực hiện phân tích tình huống cần thực hiện qua bốn bước: Bước 1: Xác định những nhân tố đầu vào không an toàn cùng những biến cố có thể của nó . Bước 2: Xác định xác suất cho những biến cố của những đầu vào không an toàn. Bước 3: Tính giá trị của các nhân tố đầu vào theo phương pháp bình quân gia quyền. Bước 4: Tính toán lại các chỉ tiêu đầu ra theo giá trị của những nhân tố đầu vào đã tính đến xác suất của chúng. Tuy nhiên phương pháp phân tích tình huống cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định như: Phương pháp phân tích tình huống cho phép xem xét một cách toàn diện hơn những nhân tố đầu vào bất định của dự án, kết quả nhận được của thẩm định tài chính dự án đầu tư như là kết quả tổng hợp của những nhân tố đó trong điều kiện trung bình vì vậy giúp các nhà đầu tư nhanh chóng ra quyết định. Nhưng kết quả của sự phân tích chịu ảnh hưởng rất lớn của việc xác định xác suất cho những biến cố có thể có của những giá trị đầu vào không an toàn. 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động chho vay của NHTM chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố cả từ phía ngân hàng , từ chủ dự án , môi trường kinh tê- xã hội, môi trường pháp lý... Các yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả thẩm định tài chính dự án ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. 1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan: 1.3.1.1 Cấn bộ thẩm định định: Trong công tác thẩm định tài chính dự án của các NHTM, cán bộ thẩm định là những người trực tiếp tổ chức và thực hiện các công việc thẩm định do đó trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định của ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới kết quả công tác thẩm định tài chính dự án thông qua việc họ có thực hiện đúng nội dung, quy trình thẩm định hay không? họ có thực hiện công việc của mình một cách tận tuỵ và khách quan hay không? Đầu tư theo dự án có tính chất bao trùm nền kinh tế và mới chỉ dừng lại ở những dự kiến xảy ra trong tương lai nên đòi hỏi người cán bộ thẩm định cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức sâu rộng về thị trường, khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ bản....để có cách nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách khách quan, toàn diện và chính xác về dự án trong hiện tại và dự báo diễn biến của dự án trong tương lai. Bên cạnh đó kinh nghiệm làm việc và đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu không thể thiếu đối với một cán bộ thẩn định giỏi. 1.3.1.2 Quy trình và nội dung thẩm định tài chính dự án : Quy tình và nội dung thẩm định tài chính dự án là nội dung chính, rất quan trọng của công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM. Thông qua kết luận của các chỉ tiêu tài chính trong nội dung thẩm định tài chính dự án thì NHTM mới có thể đưa ra quyết định tín dụng là đồng ý hay từ chối tài trợ cho dự án. Công tác thẩm định tài chính dự án được thực hiện theo một quy trình cụ thể và khá chặt chẽ, là toàn bộ quá trình từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng đến khi ngân hàng ra quyết định cuối cùng. Quy trình thẩm định tài chính dự án gồm nhiều nội dung, mỗi nội dung lại cho phép đánh giá về một khía cạnh tài chính của dự án, tổng hợp các kết quả lại mới cho phép đánh giá một cách toàn diện về dự án.Vì vậy đây là căn cứ để cho cấn bộ thẩm định tiến hàng thẩm định tài chính dự án và đưa ra kết luận về tính khả thi, tính hiệu quả của dự án, trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn, hợp lý và hiệu quả nhất. Vì vậy, quy trình và nội dung công tác thẩm định tài chính dự án trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả của công tác thẩm định tài chính dự án và hoạt động tín dụng của NHTM. 1.3.1.3 Thông tin và trang thiết bị công nghệ thông tin: Thông tin về dự án là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất để ngân hàng đánh giá về dự án. Nội dung chính của thẩm định tài chính dự án là phân tích và xử lý thông tin vì vậy mức độ chính xác, đầy đủ của thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt đông cho vay của các NHTM. Nếu thông tin chưa đầy đủ thì không đủ cơ sở để kết luận về tính khả thi của dự án. Nếu thông tin không chính xác thì toàn bộ công tác tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, các đánh giá, nhận định hay toàn bộ công tác thẩm định tài chính đều không có ý nghĩa, thậm chí nó có thể gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng nếu dự án gặp rủi ro. Ngày nay các cán bộ thẩm định làm việc chủ yếu với các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ thông tin hiện đại. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã trợ giúp rất hiều quả cho công tác thẩm định tài chính dự án của các ngân hàng. Hiện nay các thiết bị này đã thay thế phần lớn công việc tính toán, xử lý dữ liệu, có thể phẩn tích và xử lý thông tin bằng những phương pháp thẩm định tài chính phức tạp dựa trên các phần mềm chuyên dụng. Điều này đã đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng vì đã rút ngắn được thời gian thẩm định, tiết kiệm chi phí, đặc biết giảm tối đa rủi ro trong tính toán nên kết quả công tác thẩm định tài chính dự án của NHTM chính xác và hiệu quả hơn. 1.3.1.4 Công tác tổ chức điều hành hoạt động thẩm định tài chính dự án của các ngân hàng. Thẩm định tài chính dự án là một công việc phức tạp gồm rất nhiều nội dung, nhiều hạot động khác nhau có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc sắp xếp, bố trí, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cá nhân mõi bộ phận tham gia vào quá trình thẩm định có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án. Khi ngân hàng tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án khoa học, hợp lý sẽ phát huy được điểm mạnh, hạn chế được điểm yếu của các bộ phận, tạo điều kiện để các bộ phận tham gia và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa họ cùng làm việc sẽ phát huy được hết khả năng trong công việc, giảm rủi ro nghề nghiệp trong hoạt động thẩm định tài chính dự án. 1.3.2 Nhân tố khách quan: 1.3.2.1 Môi trường kinh tế xã hội và môi trường pháp lý: a . Môi trường kinh tế- xã hội: Trong bất cứ hoạt động nào của NHTM, môi trường kinh tế–xã hội đều có ảnh hưởng rất sâu rộng đến kết quả của hoạt động đó. Đặc biệt là trong công tác thẩm định tài chính dự án, môi trường kinh tế có ảnh hưởng trên nhiều mặt. Nếu môi trường kinh tế lành mạnh và ổn định, các thông tin của thị trường cung cấp kà đầy đủ và chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công tác dự báo đúng hướng, tăng khả năng chính xác cho việc dự báo cung cầu sản phẩm của dự án, khi đó dự án sẽ giảm được tỷ lệ rủi ro và có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, môi nếu môi trường kinh tế- xã hội phát triển thì những thông tin trên thị trường sẽ đáp ứng được nhanh chóng và chính xác hơn do vậy sẽ nâng cao tính chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Ngược lại, khi nền kinh tế kém phát triển và không ổn định thì việc cung cấp thông tin sẽ chậm trễ, thiếu chính xác sẽ dẫn tới việc phản ánh sai lệch các diễn biến của các yếu tố của dự án như: giá cả, cung - cầu...thì kết quả của công tác thẩm định sẽ không còn chính xác, không còn nhiều ý nghiã với ngân hàng, có thể dẫn tới việc ngân hàng sẽ ra quyết định tín dụng sai lầm. Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế thường xuyên biến động và khó có thể dự án đoán được chính xác vì vậy có thể coi môi trường kinh tế là yếu tố bất định, khó dự đoán nhưng ngân hàng cũng cần phải nghiên cứu kỹ trong khi thẩm định tài chính dự án. Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý thể hiện thông qua hệ thông văn bản pháp luật, văn bản dưới luật và sự điều hành của các cơ quan chức năng của Nhà nước là nhân tố ảnh hương đến công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM. Nếu môi trường pháp lý lành mạnh, rõ ràng, chặt chẽ sẽ tác động tích cực đến kết quả công tác thẩm định, sẽ tạo điều kiện để công tác thẩm định tài chính dự án trong ngân hàng được tiến hành đúng trình tự, tuân theo pháp luật mà lại nhanh chóng, thuận tiện cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngược lại, những khiếm khuyết trong môi trường pháp lý có thể dẫn đến các quy định về công tác thẩm định tài chính dự án chồng chéo, mâu thuẫn giữa các bên, có thể tạo điều kiện để chủ dự án lợi dụng lách các kẽ hở của pháp luật để có những hành động không chân chính, gây thiệt hại cho ngân hàng và cho xã hội. Sự mâu thuẫn, chồng chéo, không ổn định của các văn bản pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM sẽ gây ra sự không đồng bộ và thống nhất giữa công tác thống kê, công tác kế toán, tài chính cuả ngân hàng và chủ dự án, các bên liên quan gây ra việc mỗi bên có những kết quả thẩm định tài chính dự án định khác nhau và làm giảm tính khả thi của dự án. Chủ dự án: Để thẩm định tài chính dự án thì trước tiên ngân hàng cần thu thập các thông tin về dự án. Những thông tin này có được trước hết do chủ dự án cung cấp thể hiện ở hồ sơ vay vốn do chủ dự án trình lên ngân hàng. Vì vậy tính đầy đủ, kịp thời, trung thực của các thông tin nay sẽ ảnh tác động đến kết quả công tác thẩm định tài chính dự án và quyết định tín dụng của ngân hàng. Mức độ chính xác của các thông tin do chủ dự án cung cấp cũng như thái độ trung thực trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng của chủ dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tính toán thẩm định, và phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính. Nếu thông tin không đầy đủ, mức độ chính xác không cao thì cán bộ thẩm định tài chính dự án định còn phải tốn thêm thời gian và chi phí để tiếp tục thu thập và xác minh lại thông tin do chủ dự án cung cấp, điều này có thể làm chậm tiến độ của công tác thẩm định tài chính dự án và việc thực hiện dự án của chính chủ dự án. Ngoài ra khả năng quản lý của chủ dự án thể hiện ở cách thức tổ chức, quản lý, điều hành trong công việc của chủ dự án có quan hệ trực tiếp tới kết quả thực hiện dự án sau này. Nếu chủ dự án có nămg lực thì sẽ tăng tính khả thi của dự án, họ sẽ phối hợp tốt với ngân hàng để tiến hành thẩm định tài chính dự án được nhanh chóng và tăng tính khả thi của dự án. Tuy nhiên trong một số trường hợp cá biệt, sự ._.cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất cho các ngân hàng. Vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh, phấn đấu tới mục tiêu “phát triển – an toàn – hiệu quả “ thì chi nhánh ngân hàng Công thương Cầu Giấy cần nỗ lực tập trung hoàn thành tốt công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên trước khi tiếna hành hoạt động thẩm định tài chính dự án thì cán bộ thẩm định cần chú ý phân tích, thẩm định cơ sở pháp lý, thẩm định kỹ thuật, thẩm định thị trường... đây là những tiền đề quan trọng để dự án được triển khai. Khi tiến hành thẩm định tài chính dự án, có rất nhiều nội dung phức tạp như: thẩm định tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, chi phí- doanh thu- lợi nhuận hàng năm của dự xác định nguồn trả nợ và khả năng trả nợ của dự án, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính như NPV, IRR, PP, PI... và cần đặc biệt quan tâm tới thẩm định rủi ro của dự án. Cán bộ thẩm định tài chính dự án cần sử dụng kết hợp linh hoạt các chỉ tiêu này cho phù hợp với từng dự án cụ thể, từng lĩnh vực đầu tư tư cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất. Vì dự án liên quan đến nhiều đối tượng, lĩnh vực khác nhau nên khi thẩm định tài chính dự án cần phải phân tích tác động của các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan đến kết quả thẩm định. Vì vậy, chi nhánh ngân hàng Công thương Cầu Giấy cần tổ chức phối hợp chặt chẽ các bên liên quan như Chính phủ, các bộ_ nghành có liên quan, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam, đặc biệt là với chủ dự án để nâng cao chất lương công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay. Với những kiến thức đã học trong nhà trường và qua thời gian thực tập tại chi nhánh ngân hàng Công thương Cầu Giấy, em đã cố gắng tìm hiểu và trình bày những vấn đề cơ bản của công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Công thương Cầu Giấy, tuy còn nhiều thiếu sót nhưng em xin mạnhh dạn đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh tiến tới nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong thời gian tới. D - Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình: Thẩm định tài chính dự án PGS.TS: Lưu Thị Hương Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội/2004. Giáo trình: Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ TS. Phan Thị Thu Hà TS. Nguyễn Thị Thu Thảo Nhà xuất bản Thống kê/2002. Giáo trình: Lập và quản lý dự án đầu tư TS. Nguyễn Thị Bạch Nguyệt Nhà xuất bản Thống kê/2000. Lập, thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư ThS. Đinh Thế Hiển Nhà xuất bản Thống kê/2002. Hướng dẫn lập, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức văn hoá cộng đồng Nhà xuất bản Thống kê/2003. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Công thươngViệt Nam. Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2002, 2003, 2004; Báo cáo các dự án khả thi của Công ty cổ phần VINAFCO. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy Quyết định về quy định cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam số 049-QĐ/NHCT - HĐQT ngày 31/05/2002. Quyết định về các khoản vay không có bảo đảm bằng tài sản số 1381/2002/QĐ-NHNN ngày 16/02/2002. Tạp chí Ngân hàng , Tạp chí Thông tin tài chính, Thời báo Kinh tế các năm. Luận văn tốt nghiệp các khoá 41,42. Mục lục Trang A mở đầu ………………………………………………………... 1 B Nội dung……………………………………………………… 3 Chương 1: Lý luận chung về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 1.1 Hoạt động cho vay của NHTM………………………………… 3 1.1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM……………………………………. 3 1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM…………………………………... 4 1.1.3 Hoạt động cho vay theo DA của NHTM………………………… 5 1.2 Thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của NHTM 7 1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của công tác thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của NHTM…………………………….. 7 1.2.2 Nội dung thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của NHTM……………………………………………………………. 8 1.2.2.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của DA……….. 11 1.2.2.2 Thẩm định tài sản đảm bảo……………………………………… 11 1.2.2.3 Thẩm định kế hoạnh doanh thu,chi phí và lợi nhuận hàng năm của DA……………………………………………………………. 13 1.2.2.4 Thẩm định dòng ròng tiền hàng năm của DA…………………… 15 1.2.2.5 Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA…….. 18 1.2.2.6 Phân tích rủi ro DA………………………………………………. 23 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của NHTM………………………… 26 1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan…………………………………………. 26 1.3.2 Nhân tố khách quan………………………………………………. 28 Chương II: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy. 2.1 Khái quát về hoạt động của chi nhánh NHCT Cầu Giấy…… 31 2.1.1 Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh NHCT Cầu Giấy………………….. 31 Các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh NHCT Cầu Giấy 33 2.2.2 Kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCT Cầu Giấy trong thời gian vừa qua……………………………………………………… 34 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn………………………………………… 34 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng………………………………………………. 36 2.1.3.1 Hoạt động cho vay theo DA của Chi nhánh NHCT Cầu Giấy…… 39 2.1.3 Nội dung công tác thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Cầu Giấy ……………………………... 40 2.1.3.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của DA……… 41 2.1.3.2 Thẩm định kế hoạnh doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của DA…………………………………………………………… 42 2.1.3.3 Thẩm định dòng tiền ròng hàng năm của DA……………………. 43 2.1.3.4 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của DA………………………… 43 2.1.3.5 Phân tích rủi ro DA………………………………………………. 44 2.2 Ví dụ minh hoạ công tác thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy…………………. 45 2.3 Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy…………… 49 2.3.1 Kết quả đạt được…………………………………………………. 49 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân…………………………………………. 52 2.3.2.1 Hạn chế ………………………………………………………….. 52 2.3.2.2 Nguyên nhân……………………………………………………... 57 Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy. 3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh NHCT Cầu Giấy trong thời gian tới……………………………………………………… 65 3.1.1 Định hướng hoạt động cho vay theo DA và công tác thẩm định tài chính DA……………………………………………………….. . 65 3.1.2 Định hướng phát triển công tác thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Cầu Giấy………………. 66 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính DA tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy…………………………….. 67 3.2.1 Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính DA….. 67 3.2.1.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư , cơ cấu vốn đầu tư, nguồn tài trợ và tài sản đảm bảo của DA…………………………………………... 67 3.2.1.2 Thẩm định doanh thu_ chi phí _ lợi nhuận hàng năm của DA…… 69 3.2.1.3 Thẩm định dòng tiền ròng của DA………………………………. 70 3.2.1.4 Phân tích rủi ro của DA………………………………………….. 72 3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin và trang thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ công tác thẩm định tài chính DA…………………… 73 3.2.2.1 Nâng cao chất lượng thông tin về DA…………………………… 73 3.2.2.1 Hiện đại hoá trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thẩm định tài chính DA………………………………………….. 76 3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện công tác thẩm định tài chính DA một cách có hiệu quả……………….. 76 3.3 Kiến nghị………………………………………………………… 78 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và bộ, ngành liên quan………………… 79 3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước………………………………. 79 3.3.3 Kiến nghị với NHCT Việt Nam…………………………………... 80 3.3.4 Kiến nghị với chủ DA đầu tư……………………………………... 81 c Kết luận……………………………………………………… 83 d Danh mục tài liệu tham khảo………………………. 85 Các từ viết tắt sử dụng trong luận văn: DA : Dự án NHTM : Ngân hàng thương mại NHCT : Ngân hàng công thương TSCĐ : Tài sản cố định Danh mục bảng biểu trong luận văn Biểu đồ 1 Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng Công thương Cầu Giấy ……………………. Trang 30 Biểu đồ 2 Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay của Chi nhánh ngân hàng Công thương Cầu Giấy…………………………… Trang 31 Bảng 1 Mức dự nợ quá hạn của chi nhánh……………………… Trang 41 Bảng 2 Bảng thể hiện giá trị NPVcủa dự án khi giá nguyên liệu và giá bán thép thay đổi………………………………… Trang 61 Bảng 3 Bảng thể hiện giá trị IRR của dự án khi giá nguyên liệu và giá bán thép thay đổi………………………………… Trang 62 phụ lục 2.1 cơ cấu Vốn đầu t đv:1000đ Đơn vị tính Số lợng Đơn vị tính Thành tiền Cơ sở hạ tầng Giải phóng mặt bằng m2 35 000 80 2 800 000 Làm đờng ngang qua đờng sắt hệ thống 1 1 000 000 1 000 000 San lấp mặt bằng m3 25 000 30 750 000 Xây dựng nhà xởng mới m2 8 000 1 000 8 000 000 Lắp đặt cầu trục trong nhà xởng hệ thống 1 2 000 000 2 000 000 Xây, lắp hệ thống cấp và xử lý nớc hệ thống 1 500 000 500 000 Lắp đặt hệ thống trạm biến thế - 1 3 000 000 3 000 000 Nhà văn phòng m2 600 1 500 900 000 Sân bãi, đờng nội bộ hệ thống 1 600 000 600 000 Tổng 0 0 0 19 550 000 Vốn đầu t máy móc thiết bị Hệ thống cán hệ thống 2 3 500 000 8 000 000 Lò nung phôi chiếc 2 6 000 000 17 000 000 Hệ thống làm nguội thép hệ thống 1 3 500 000 3 500 000 Trục cán bổ sung cho hệ thống bộ 2 4 500 000 9 000 000 Tổng - - - 37 500 000 Lắp đặt chạy thử - - 500 000 500 000 Chi phí khác - - - 2 877 500 Tổng vốn đầu t 60 427 500 Nguồn đầu t Vốn chủ sở hữu tham gia 24 171 000 nghìn đồng Vốn vay dài hạn 36 256 500 nghìn đồng Thời hạn vay 6 năm Laĩ suất vay dài hạn 12% /năm Hệ số chiết khấu 12% Phụ lục 2.2 KHấu hao cơ bản Đv: 1000đ STT Loại TSCĐ Nguyên giá T/g KH Mức KH Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Luỹ kế 1 Cơ sở hạ tầng 19 550 000 15 1 303 333 1 303 333 1 303 333 1 303 333 1 303 333 1 303 333 1 303 333 1 303 333 1 303 333 7 820 000 2 Máy móc thiết bị 37 500 000 8 4 687 500 4 687 500 4 687 500 4 687 500 4 687 500 4 687 500 4 687 500 4 687 500 4 687 500 28 125 000 3 Lắp đặt chạy thử 500 000 5 100 000 100 000 100 000 100 000 100 000 100 000 0 0 0 500 000 4 Tài sản khác 2 877 500 5 575 500 575 500 575 500 575 500 575 500 575 500 0 0 0 2 877 500 5 Cộng 60 427 500 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 5 990 833 5 990 833 5 990 833 39 322 500 6 Hao mòn luỹ kế 6 666 333 13 332 667 19 999 000 26 665 333 33 331 667 39 322 500 45 313 333 51 304 167 7 Giá trị còn lại 53 761 167 47 094 833 40 428 500 33 762 167 27 095 833 21 105 000 15 114 167 9 123 333 Phụ lục 2.3 Chi phí quản lý và bán hàng Đơn vị:1000đ STT Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Ghi chú 1 Lơng CBNV, các khoản kèm lơng 600 000 630 000 661 500 694 575 729 304 765 769 804 057 844 260 mỗi năm tăng 5% 2 Thuế đất 12 000 12 000 12 000 12 000 12 000 12 000 12 000 12 000 3 Chi phí hành chính 170 000 178 500 187 425 196 796 206 636 216 968 227 816 239 207 mỗi năm tăng 5% 4 Chi phí bán hàng, chi phí khác 6 552 000 7 488 000 8 424 000 9 360 000 9 360 000 9 360 000 9 360 000 9 360 000 2%doanh thu Tổng 7 334 000 8 308 500 9 284 925 10 263 371 10 307 940 10 354 737 10 403 874 10 455 467 Chi phí sản xuất trực tiếp Đơn vị:1000đ STT Khoản mục Tiêu hao/T Đơn giá (1000đ) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Tổng 1 Sản lợng(tấn) 42 000 48 000 54 000 60 000 60 000 60 000 60 000 60 000 2 Phôi thép cán(tấn) 1.055 6083.00 269 537 730 308 043 120 346 548 510 385 053 900 385 053 900 385 053 900 385 053 900 385 053 900 2 849 398 860 3 Năng lợng điện(Kwh) 115.000 1.20 5 796 000 6 624 000 7 452 000 8 280 000 8 280 000 8 280 000 8 280 000 8 280 000 61 272 000 4 Dầu nặng FO(kg) 50.000 3.50 7 350 000 8 400 000 9 450 000 10 500 000 10 500 000 10 500 000 10 500 000 10 500 000 77 700 000 5 Nớc(m3) 2.000 3.50 294 000 336 000 378 000 420 000 420 000 420 000 420 000 420 000 3 108 000 6 Ôxy(chai) 0.020 42.00 35 280 40 320 45 360 50 400 50 400 50 400 50 400 50 400 372 960 7 Axetylen(chai) 0.030 42.00 52 920 60 480 68 040 75 600 75 600 75 600 75 600 75 600 559 440 8 Trục cán(kg) 1.500 30.00 1 890 000 2 160 000 2 430 000 2 700 000 2 700 000 2 700 000 2 700 000 2 700 000 19 980 000 9 Vòng bi(kg) 0.010 95.00 39 900 45 600 51 300 57 000 57 000 57 000 57 000 57 000 421 800 10 Dàn hơng(kg) 0.200 5.20 43 680 49 920 56 160 62 400 62 400 62 400 62 400 62 400 461 760 11 Khớp nối hoa mai(kg) 0.200 5.00 42 000 48 000 54 000 60 000 60 000 60 000 60 000 60 000 444 000 12 Thanh trợt lò nung(kg) 0.100 28.00 117 600 134 400 151 200 168 000 168 000 168 000 168 000 168 000 1 243 200 13 Gạch xây lò(kg) 1.200 2.50 126 000 144 000 162 000 180 000 180 000 180 000 180 000 180 000 1 332 000 14 Bảo hộ lao động(đ) 4.00 168 000 192 000 216 000 240 000 240 000 240 000 240 000 240 000 1 776 000 15 Dụng cụ lao động(đ) 1.50 63 000 72 000 81 000 90 000 90 000 90 000 90 000 90 000 666 000 16 Phế liệu thu hồi:- Phế để nấu lại -0.005 2500.00 -525 000 -600 000 -675 000 -750 000 -750 000 -750 000 -750 000 -750 000 -5 550 000 17 - Phế cho cán mini -0.005 4500.00 -945 000 -1 080 000 -1 215 000 -1 350 000 -1 350 000 -1 350 000 -1 350 000 -1 350 000 -9 990 000 18 Lơng, thởng CN và các khoản kèm 52.00 2 184 000 2 496 000 2 808 000 3 120 000 3 120 000 3 120 000 3 120 000 3 120 000 23 088 000 19 Chi phí bảo dỡng thiết bị, vật liệu khác 10.00 420 000 480 000 540 000 600 000 600 000 600 000 600 000 600 000 4 440 000 20 Tổng 286 690 110 327 645 840 368 601 570 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 3 030 724 020 phụ lục 2.4 Giá thành sản phẩm Đv: 1000đ STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 1 Công suất huy động 0% 70% 80% 90% 100% 100% 100% 100% 100% 2 Chi phí sản xuất 0 286 690 110 327 645 840 368 601 570 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 3 Chi phí quản lý 0 6 734 000 7 678 500 8 623 425 9 568 796 9 578 636 9 588 968 9 599 816 9 611 207 4 Lơng công nhân 0 2 784 000 3 126 000 3 469 500 3 814 575 3 849 304 3 885 769 3 924 057 3 964 260 5 Khấu hao cơ bản 0 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 5 990 833 5 990 833 5 990 833 6 Giá thành sản phẩm 0 302 874 443 345 116 673 387 360 828 429 607 005 429 651 573 429 022 870 429 072 007 429 123 601 7 VAT đầu vào 0 25 864 192 29 559 076 33 253 961 36 948 845 36 948 845 36 948 845 36 948 845 36 948 845 8 VAT đầu ra 0 29 781 818 34 036 364 38 290 909 42 545 455 42 545 455 42 545 455 42 545 455 42 545 455 9 VAT phải nộp 0 -3 917 626 -4 477 287 -5 036 948 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 phụ lục 2.5 Lịch trả nợ gốc và lãi Đv: 1000đ STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 I Vay dài hạn 1 D nợ đầu năm 0 36 256 500 36 256 500 30 213 750 24 171 000 18 128 250 12 085 500 6 042 750 0 2 Giải ngân trong năm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Trả nợ gốc trong năm 0 0 6 042 750 6 042 750 6 042 750 6 042 750 6 042 750 6 042 750 0 4 Trả lãi vay trong năm 0 4 350 780 3 988 215 3 263 085 2 537 955 1 812 825 1 087 695 362 565 0 5 D nợ cuối năm 0 36 256 500 30 213 750 24 171 000 18 128 250 12 085 500 6 042 750 0 0 Bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án Đv: 1000đ STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 1 Nguồn trả: 0 - Khấu hao TSCĐ 0 3 999 800 3 999 800 3 999 800 3 999 800 3 999 800 3 594 500 3 594 500 0 -Lợi nhuận sau thuế 0 0 6 714 381 8 163 976 9 612 988 9 808 990 10 198 894 10 393 580 0 2 Tổng 0 3 999 800 10 714 181 12 163 776 13 612 788 13 808 790 13 793 394 13 988 080 0 3 Nguồn bổ sung 0 8 350 580 0 0 0 0 0 0 0 4 Dự kiến trả nợ gốc 0 4 350 780 10 030 965 9 305 835 8 580 705 7 855 575 7 130 445 6 405 315 0 5 Cân đối 0 0 683 216 2 857 941 5 032 083 5 953 215 6 662 949 7 582 765 0 phụ lục 2.6 Bảng tính BCKQKD Đv: 1000đ STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 1 Doanh thu 2 Công suất hoạt động 0 70% 80% 90% 100% 100% 100% 100% 100% 3 sản lợng(tấn) 0 42 000 48 000 54 000 60 000 60 000 60 000 60 000 60 000 4 giá bán(1tấn) 0 7 800 7 800 7 800 7 800 7 800 7 800 7 800 7 800 5 Doanh thu bán hàng 0 327 600 000 374 400 000 421 200 000 468 000 000 468 000 000 468 000 000 468 000 000 468 000 000 6 VAT đàu ra 0 -3 917 626 -4 477 287 -5 036 948 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 7 Doanh thu thuần 0 323 682 374 369 922 713 416 163 052 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 8 Chi phí 9 Chi phí NVL, điện nớc 0 284 506 110 325 149 840 365 793 570 406 437 300 406 437 300 406 437 300 406 437 300 406 437 300 10 Lơng CN trực tiếp sx 0 2 184 000 2 496 000 2 808 000 3 120 000 3 120 000 3 120 000 3 120 000 3 120 000 11 Tổng chi phí sản xuất 0 286 690 110 327 645 840 368 601 570 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 12 Lãi gộp 0 36 992 264 42 276 873 47 561 482 52 846 091 52 846 091 52 846 091 52 846 091 52 846 091 13 Chi phí quản lý bán hàng 0 6 734 000 7 678 500 8 623 425 9 568 796 9 578 636 9 588 968 9 599 816 9 611 207 14 Lơng CN bánhàng 0 600 000 630 000 661 500 694 575 729 304 765 769 804 057 844 260 15 Tổng chi phí bán hàng 0 7 334 000 8 308 500 9 284 925 10 263 371 10 307 940 10 354 737 10 403 874 10 455 467 16 Khấu hao cơ bản 0 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 5 990 833 5 990 833 5 990 833 17 Lãi trớc thuế và lãi vay 0 22 991 930 27 302 039 31 610 223 35 916 386 35 871 818 36 500 521 36 451 384 36 399 790 18 Chi phí trả lãi vay 0 4 350 780 3 988 215 3 263 085 2 537 955 1 812 825 1 087 695 362 565 0 19 Lãi trớc thuế 0 18 641 150 23 313 824 28 347 138 33 378 431 34 058 993 35 412 826 36 088 819 36 399 790 20 Lợi nhuận chịu thuế 0 18 641 150 23 313 824 28 347 138 33 378 431 34 058 993 35 412 826 36 088 819 36 399 790 21 Thuế TNDN 0 5 219 522 6 527 871 7 937 199 9 345 961 9 536 518 9 915 591 10 104 869 10 191 941 22 Lãi sau thuế 0 13 421 628 16 785 954 20 409 940 24 032 471 24 522 475 25 497 235 25 983 950 26 207 849 phụ lục 2.7 dòng tiền chiết khấu Đơn vị:1000đ Stt Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 1 Doanh thu sau thuế 0 323 682 374 369 922 713 416 163 052 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 2 Giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Doanh thu thuần 0 323 682 374 369 922 713 416 163 052 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 4 Chi phí sản xuất 0 286 690 110 327 645 840 368 601 570 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 5 Chi phí quản lý, bán hàng 0 7 334 000 8 308 500 9 284 925 10 263 371 10 307 940 10 354 737 10 403 874 10 455 467 6 Khấu hao TSCĐ 0 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 5 990 833 5 990 833 5 990 833 7 Lãi trớc thuế và lãi vay 0 22 991 930 27 302 039 31 610 223 35 916 386 35 871 818 36 500 521 36 451 384 36 399 790 8 Lãi vay 0 4 350 780 3 988 215 3 263 085 2 537 955 1 812 825 1 087 695 362 565 0 9 Lãi trớc thuế 0 18 641 150 23 313 824 28 347 138 33 378 431 34 058 993 35 412 826 36 088 819 36 399 790 10 Lãi chịu thuế 0 18 641 150 23 313 824 28 347 138 33 378 431 34 058 993 35 412 826 36 088 819 36 399 790 11 Thuế TNDN 0 5 219 522 6 527 871 7 937 199 9 345 961 9 536 518 9 915 591 10 104 869 10 191 941 12 Lãi sau thuế 0 13 421 628 16 785 954 20 409 940 24 032 471 24 522 475 25 497 235 25 983 950 26 207 849 14 Dòng tiền thuần -60 427 500 24 438 742 27 440 502 30 339 358 33 236 759 33 001 633 32 575 763 32 337 348 32 198 682 15 Hiện giá dòng tiền -60 427 500 21 820 305 24 500 448 27 088 713 29 675 678 29 465 744 29 085 503 28 872 632 28 748 823 16 Hiện giá tích luỹ dòng tiền -60 427 500 -38 607 195 -14 106 747 12 981 966 42 657 643 72 123 387 101 208 890 130 081 522 158 830 345 17 NPV 88 847 912 18 IRR 44.72% Hệ số chiết khấu = 12% Dòng tiền hàng năm = LNST + KH TSCĐ + Lãi vay Dòng tiền năm cuối cùng = LNST + Kh TSCĐ + Lãi vay + Thu hồi TSCĐ(sau thuế) Phụ lục 3.1 Vốn lu động Đv: 1000đ STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 1 Tồn quỹ tiền mặt 0 49 140 000 56 160 000 63 180 000 70 200 000 70 200 000 70 200 000 70 200 000 0 2 Các khoản phải thu 0 81 900 000 93 600 000 105 300 000 117 000 000 117 000 000 117 000 000 117 000 000 0 3 Các khoản phải trả 0 65 520 000 74 880 000 84 240 000 93 600 000 93 600 000 93 600 000 93 600 000 0 4 Nhu cầu vốn lu động 0 65 520 000 74 880 000 84 240 000 93 600 000 93 600 000 93 600 000 93 600 000 0 5 Tăng/ giảm vốn lu động 0 65 520 000 9 360 000 9 360 000 9 360 000 0 0 0 -93 600 000 Tồn quỹ tiền mặt 15% doanh thu Các khoản phải thu 25% doanh thu Các khoản phải trả 20% doanh thu Lãi suất vay ngắn hạn 10% Phụ lục 3.2 Lịch trả nợ gốc và lãi Đv: 1000đ STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 I Vay dài hạn 1 D nợ đầu năm 0 36 256 500 36 256 500 30 213 750 24 171 000 18 128 250 12 085 500 6 042 750 0 2 Giải ngân trong năm 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Trả nợ gốc trong năm 0 0 6 042 750 6 042 750 6 042 750 6 042 750 6 042 750 6 042 750 0 4 Trả lãi vay trong năm 0 4 350 780 3 988 215 3 263 085 2 537 955 1 812 825 1 087 695 362 565 0 5 D nợ cuối năm 0 36 256 500 30 213 750 24 171 000 18 128 250 12 085 500 6 042 750 0 0 II Vay ngắn hạn 1 D nợ đầu năm 0 0 50 520 000 59 880 000 64 240 000 73 600 000 73 600 000 68 600 000 68 600 000 2 Giải ngân trong năm 0 50 520 000 59 880 000 64 240 000 73 600 000 73 600 000 68 600 000 68 600 000 0 3 Trả nợ gốc trong năm 0 0 50 520 000 59 880 000 64 240 000 73 600 000 73 600 000 68 600 000 68 600 000 4 Trả lãi vay trong năm 0 2 526 000 5 520 000 6 206 000 6 892 000 7 360 000 7 110 000 6 860 000 3 430 000 5 D nợ cuối năm 0 50 520 000 59 880 000 64 240 000 73 600 000 73 600 000 68 600 000 68 600 000 0 III Tổng 1 D nợ đầu năm 0 36 256 500 86 776 500 90 093 750 88 411 000 91 728 250 85 685 500 74 642 750 68 600 000 2 Giải ngân trong năm 0 50 520 000 59 880 000 64 240 000 73 600 000 73 600 000 68 600 000 68 600 000 0 3 Trả nợ gốc trong năm 0 0 56 562 750 65 922 750 70 282 750 79 642 750 79 642 750 74 642 750 68 600 000 4 Trả lãi vay trong năm 0 6 876 780 9 508 215 9 469 085 9 429 955 9 172 825 8 197 695 7 222 565 3 430 000 5 D nợ cuối năm 0 86 776 500 90 093 750 88 411 000 91 728 250 85 685 500 74 642 750 68 600 000 0 Bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 1 Nguồn trả: 0 - Khấu hao TSCĐ 0 3 999 800 3 999 800 3 999 800 3 999 800 3 999 800 3 594 500 3 594 500 0 -Lợi nhuận sau thuế 0 0 5 124 621 6 376 648 7 628 092 7 689 310 8 151 214 8 417 900 0 2 Tổng 0 3 999 800 9 124 421 10 376 448 11 627 892 11 689 110 11 745 714 12 012 400 0 3 Nguồn bổ sung 0 350 980 0 0 0 0 0 0 0 4 Dự kiến trả nợ gốc 0 4 350 780 10 030 965 9 305 835 8 580 705 7 855 575 7 130 445 6 405 315 0 5 Cân đối 0 0 -906 544 1 070 613 3 047 187 3 833 535 4 615 269 5 607 085 0 phụ lục 3.3 Giá thành sản phẩm Đv: 1000đ STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 1 Công suất huy động 0% 60% 80% 90% 90% 90% 90% 90% 190% 2 Chi phí sản xuất 0 286 690 110 327 645 840 368 601 570 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 3 Chi phí quản lý 0 6 734 000 7 678 500 8 623 425 9 568 796 9 578 636 9 588 968 9 599 816 9 611 207 4 Lơng công nhân 0 2 784 000 3 126 000 3 469 500 3 814 575 3 849 304 3 885 769 3 924 057 3 964 260 5 Khấu hao cơ bản 0 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 5 990 833 5 990 833 5 990 833 6 Giá thành sản phẩm 0 302 874 443 345 116 673 387 360 828 429 607 005 429 651 573 429 022 870 429 072 007 429 123 601 7 VAT đầu vào 0 25 864 192 29 559 076 33 253 961 36 948 845 36 948 845 36 948 845 36 948 845 36 948 845 8 VAT đầu ra 0 29 781 818 34 036 364 38 290 909 42 545 455 42 545 455 42 545 455 42 545 455 42 545 455 9 VAT phải nộp 0 -3 917 626 -4 477 287 -5 036 948 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 phụ lục 3.4 Báo cáo kết quả kinh doanh Đv: 1000đ STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 1 Doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 0 1 2 Công suất hoạt động 0 70% 80% 90% 100% 100% 100% 100% 100% 3 sản lợng(tấn) 0 42 000 48 000 54 000 60 000 60 000 60 000 60 000 60 000 4 giá bán(1tấn) 0 7 800 7 800 7 800 7 800 7 800 7 800 7 800 7 800 5 Doanh thu bán hàng 0 327 600 000 374 400 000 421 200 000 468 000 000 468 000 000 468 000 000 468 000 000 468 000 000 6 VAT đầu ra 0 -3 917 626 -4 477 287 -5 036 948 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 -5 596 609 7 Doanh thu thuần 0 323 682 374 369 922 713 416 163 052 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 8 Chi phí 0 0 0 0 0 0 0 1 2 9 Chi phí NVL, điện nớc 0 284 506 110 325 149 840 365 793 570 406 437 300 406 437 300 406 437 300 406 437 300 406 437 300 10 Lơng CN trực tiếp sx 0 2 184 000 2 496 000 2 808 000 3 120 000 3 120 000 3 120 000 3 120 000 3 120 000 11 Tổng chi phí sản xuất 0 286 690 110 327 645 840 368 601 570 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 12 Lãi gộp 0 36 992 264 42 276 873 47 561 482 52 846 091 52 846 091 52 846 091 52 846 091 52 846 091 13 Chi phí quản lý bán hàng 0 6 734 000 7 678 500 8 623 425 9 568 796 9 578 636 9 588 968 9 599 816 9 611 207 14 Lơng CN bánhàng 0 600 000 630 000 661 500 694 575 729 304 765 769 804 057 844 260 15 Tổng chi phí bán hàng 0 7 334 000 8 308 500 9 284 925 10 263 371 10 307 940 10 354 737 10 403 874 10 455 467 16 Khấu hao cơ bản 0 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 5 990 833 5 990 833 5 990 833 17 Lãi trớc thuế, lãi vay 0 22 991 930 27 302 039 31 610 223 35 916 386 35 871 818 36 500 521 36 451 384 36 399 790 18 Chi phí trả lãi vay 0 6 876 780 9 508 215 9 469 085 9 429 955 9 172 825 8 197 695 7 222 565 3 430 000 19 Lãi trớc thuế 0 16 115 150 17 793 824 22 141 138 26 486 431 26 698 993 28 302 826 29 228 819 32 969 790 20 Lợi nhuận chịu thuế 0 16 115 150 17 793 824 22 141 138 26 486 431 26 698 993 28 302 826 29 228 819 32 969 790 21 Thuế TNDN 0 4 512 242 4 982 271 6 199 519 7 416 201 7 475 718 7 924 791 8 184 069 9 231 541 22 Lãi sau thuế 0 11 602 908 12 811 554 15 941 620 19 070 231 19 223 275 20 378 035 21 044 750 23 738 249 Phụ lục 3.5 dòng tiền chiết khấu Đơn vị:1000đ Stt Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 1 Doanh thu sau thuế 0 323 682 374 369 922 713 416 163 052 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 2 Giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Doanh thu thuần 0 323 682 374 369 922 713 416 163 052 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 462 403 391 4 Chi phí sản xuất 0 286 690 110 327 645 840 368 601 570 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 409 557 300 5 Chi phí quản lý, bán hàng 0 7 334 000 8 308 500 9 284 925 10 263 371 10 307 940 10 354 737 10 403 874 10 455 467 6 Khấu hao TSCĐ 0 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 6 666 333 5 990 833 5 990 833 5 990 833 7 Lợi nhuận trớc thuế và lãi 0 22 991 930 27 302 039 31 610 223 35 916 386 35 871 818 36 500 521 36 451 384 36 399 790 8 Lãi vay ( ngắn và dài hạn ) 0 6 876 780 9 508 215 9 469 085 9 429 955 9 172 825 8 197 695 7 222 565 3 430 000 9 Lợi nhuận trớc thuế 0 16 115 150 17 793 824 22 141 138 26 486 431 26 698 993 28 302 826 29 228 819 32 969 790 10 Lợi nhuận chịu thuế 0 16 115 150 17 793 824 22 141 138 26 486 431 26 698 993 28 302 826 29 228 819 32 969 790 11 Thuế TNDN 0 4 512 242 4 982 271 6 199 519 7 416 201 7 475 718 7 924 791 8 184 069 9 231 541 12 Lợi nhuận sau thuế 0 11 602 908 12 811 554 15 941 620 19 070 231 19 223 275 20 378 035 21 044 750 23 738 249 13 Các khoản phải trả 0 65 520 000 9 360 000 9 360 000 9 360 000 0 0 0 -93 600 000 14 Dòng tiền thuần -60 427 500 -40 373 978 19 626 102 22 717 038 25 806 519 35 062 433 34 566 563 34 258 148 135 882 416 15 Hiện giá dòng tiền -60 427 500 -36 048 195 17 523 305 20 283 070 23 041 535 31 305 744 30 863 003 30 587 632 121 323 585 16 Hiện giá tích luỹ dòng tiền -60 427 500 -96 475 695 -78 952 390 -58 669 320 -35 627 785 -4 322 042 26 540 961 57 128 593 178 452 179 17 NPV 59 525 299 18 IRR 22.90% 20 PP Hệ số chiết khấu = 12% Dòng tiền hàng năm = LNST + KH TSCĐ + Lãi vay( vốn cố định và vốn lu động) Dòng tiền năm cuối cùng = LNST + Kh TSCĐ + Lãi vay( vốn cố định và vốn lu động) + Thu hồi TSCĐ(sau thuế) + Thu hồi vốn lu động ròng. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0177.doc
Tài liệu liên quan