Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định. Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định. Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định. Thực trạng và giải pháp

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU. Trải qua hơn 10 năm đổi mới, hoà chung vào nhịp độ tăng trưởng và phát triển của đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã từng bước đổi mới và phát triển nhanh chóng. Chúng ta đã từng bước tạo lập được hệ thống Ngân hàng lớn mạnh cả về năng lực hoạch định chính sách, năng lực quản lý, năng lực điều hành kinh doanh, mạnh cả về trình độ công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tạo điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng bắt kịp với tốc độ phát triển của cơ chế thị trường. Trong sự hình thành của các hoạt động Ngân hàng nói chung, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động thanh toán qua Ngân hàng đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt kết quả của hoạt động này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hình thức thanh toán thích hợp thuận tiện, đa dạng, an toàn chính xác đem lại hiệu quả cao không chỉ phục vụ tốt cho việc tăng tôc độ chu chuyển vốn trong nêng kinh tế quốc dân, đẩy mạnh tốc độ phát triển lưu thông hàng hoá mà còn trực tiếp làm thay đổi khối lượng tiền mặt lưu thông. Đây là yếu tố cần thiết căn bẳn để ổn định tiền tệ, chống và kiền chế lạm phát. Vì vậy hệ thống Ngân hàng luôn tìm những biện pháp hữu hiệu nhất để mở rộng và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam định em nhận thấy thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những công tác quan trọng của chi nhánh. Trong những năm qua, do có sự cải tiêbs công nghệ thanh toán cũng như được sự quan tâm của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực hêts mình của toàn bộ cán bộ công nhân viên tại chi nhánh đặc biệt là cán bộ kế toán đã giúp cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh càng ngày cangf phát triển, thu hút được một khối lượng llớn khách hàng tham gia vào quá trình thanh toán giúp cho doanh số thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh đạt được ngày càng cao đồng thời hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh đạt hiêụ quả cao. Tuy nhiên bên cạnh những kết qủa tốt đẹp đó, công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định cũng gặp phải những khó khăn vướng mắc cần phải được giải quyết một cach kịp thời. Chính vì vậy trên cơ sở những lý luận chung đã được học và thực tiễn tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định, em chọn đề tài: “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định. Thức trạng và giải pháp”. làm chuyên đề tốt nghiệp. Kết cấu của chuyên đề bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thanh toán không dùng tiền mặt. Chương 2: Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiệ và mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định. Do thời gian nghiện cứu chưa nhiều và trình độ bản thân còn hạn chế nên bài viết này chắc chắn không tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được dự góp ý của các thầy cô, bạn bè để bài viết này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Hà Minh Sơn, các cô thầy cô trong môn tiền tệ tín dụng và các cô chủ nhiệm cán bộ Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Sinh viên: Nguyễn Văn Thanh. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT. 1.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là huy động tiền gửi vơí trách nhiệm hoàn trả và cho vay thực hiện nghiệp vụ chiết khấu làm phương tiện thanh toán. Ngân hàng ra đời được thừa nhận là một trong những phát minh kỳ diệu nhất của lịch sử thế giới và nó không ngừng đổi mới hoàn thiện để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay Ngân hàng là một bộ phạn không thể thiếu được và nó luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của nó bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, đây là hoạt động trung gian gắn liên với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Kinh doanh Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt với đối tượng là tiền tệ. Ngân hàng là trung gian tài chính giữa người gửi tiền và người vay vì vậy Ngân hàng sẽ là công cụ điều tiết hữu hiệu nền kinh tế cũng như một số lĩnh vực phi kinh tế. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Những vai trò đó được thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất: đối với các cá nhân, đơn vị và các tổ chức kinh tế. Ngân hàng nhận tiền của họ thông qua thanh toán không dùng tiền mặt mở tại Ngân hàng hoặc Ngân hàng nhận giữ hộ các tài sản quý, các giấy tờ có giá… nhờ vậy mà tiết kiệm được các chi phí cất giữ, bảo quản tiền tệ. Bên cạnh đó, cũng trên cơ sở số tiền gửi của khách hàng Ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền… làm giảm chi phí lưu thông tiền tệ mà vẫn đảm bảo an toàn thuận tiện và lợi ích cho các chủ thể nói trên. Thứ hai: Đối với lĩnh vực tái sản xuất xã hội. Ngân hàng tập trung huy động một khối lượng vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế và thông qua nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư, cho vay đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thiếu vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội. Nhờ đó mà các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế và các cá nhân có điều kiện để mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển. Thư ba: đối với lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Ngân hàng giữ vai trò là cơ quan tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ (hạn chế tăng cường khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông) vai trò này được thể hiện thông qua mức lãi suất tiền giửi và tiền vay. Thứ tư: Đối với Nhà nước. Ngân hàng là công cụ trực tiếp của Nhà nước để thức hiện các chính sách tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng còn thực hiện quan hệ tín dụng với Ngân hàng thông qua việc cho Ngân sách Nhà nước vay trong những trường hợp cần thiết, hay bảo quản dự trữ cho Nhà nước mốt số vàng và gnoại tệ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng những vai trò kể trên ngày càng được khẳng định thông qua những lĩnh vực hoạt động cơ bản của Ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và thanh toán. 1.1.2. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, nó là công cụ nhiệm màu trong quá trình phát triển kinh tế. Tiền tệ cũng có mốt quá trình lưu thông dựa trên cơ sở cảu lưu thông hàng hoá, do vậy ở bất cứ xã hội nào còn sản xuất và lưu thông hàng hoá thì còn tồn tại lưu thông tiền tệ như một quy luật khách quan. Có rất nhiều các định nghĩa theo các quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế về tiền, nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản tiền là bất cứ thứ gì được chấp thuận chúng trong việc thanh toán để lấy hàng hoá, dịch vụ hay trong việc hoàn trả các món nợ. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, tiền tệ đã ra đời và ngày càng phát triển đạt mức độ tinh xảo và thuận lơị hơn. Bắt đầu từ những hình thức trao đổi giản đơn: hàng đổi hàng đến tiền kim loại: vàng bạc và tiền giấy. Tiền trong lưu thông bao gồm hai bộ phận là tiền mặt và tiền chuyển khoản (tiền ghi sổ) do vậy công tác thanh toán trong nền kinh tế cũng được thực hiện thưo hai cách thức phù hợp với hai bộ phận tiền tệ này đó là cách thức thanh toán bằng tiền mặt và cách thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt là quá trình thanh toán tiền hàng hoá trực tiếp trong đó có một lượng tiền mặt tương ứng với giá trị vật tư hàng hoá được trao đổi, vận động ngược chiều với sự vận động của vật tư hàng hoá đó. Cách thức tiền tệ này chỉ phù hợp với nền kinh tế khi sản xuất hàng hoá còn ở trình độ thấp, sản phẩm hàng hoá dịch vụ không nhiều và hoạt động mua bán chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp. Trong điều kiện nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển, với khối lượng hàng hoá được trao đổi lớn phạm vi mua bán rộng thì cách thức thanh toán bằng tiền mặt đã bộc lộ các nhược điểm như: chi phí in ấn, vận chuyển bảo quản và kiểm đếm lớn, tốc độ thanh toán chậm, khả năng đảm bảo an toàn không cao, hơn nữa với một khối lượng tiền mặt cần thiết trong lưu thông quá lớn dễ gây nên tình trạng lạm phát. Thực tế khách quan đó đòi hỏi phải có một cách thức thanh toán mới, tiên tiến hơn chính vì vậy thanh toán không dùng tiền mặt đã ra đời và nhanh chóng chiếm ưu thế trong nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt là chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng, dịch và các khoản khác trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng cách trích chuyển tài khoản trong hệ thống tín dụng hoặc bù trừ công nợ mà không vận dụng đến tiền mặt thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tuy nhiên nó chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng rộng khắp trong lĩnh vực tài chính đối nội, đối ngoại, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chu chuyển tiền tệ và được coi là cách thức thanh toán hiệu quả nhất. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống vày tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân mở tài khoản tiền giửi và thanh toán hàng dịch vụ thông qua việc trích chuyển tài khoản trong hệ thống tín dụng. Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh sự vận động của vật tư hàng hoá, dịch vụ trong lưu thông sự phát triển rộng khắp củat nó trong nền kinh tế thị trường hiện đại là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá, do nên kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, khối lượng hàng hoá dịch vụ trao đổi trong nước cũng như ngoài nước tăng nhanh, tất yếu phải có cách tức trả tiền thuận tiện, và an toàn và tiết kiệm hơn thanh toán bằng tiền mặt. 1.1.3. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế thị trường phát triển thì thanh toán không dùng tiền mặt có vị trí vô cùng quan trọng. Thanh toán không dùng tiền mặt đã mạng lại hiệu quả kinh tế cao và là một phần không thể thiếu được trong hoạt động kinh tế, điều đó đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Vai trò này được thể hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất – thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn rút ngắn chu kỳ sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và tác động trực tiếp dến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó được coi là khâu đầu tiên và cũng là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất và liên quan đến toàn bộ lĩnh vực lưu thông hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Do vậy nếu tổ chức công tác thanh toán nhanh chóng an toàn và chuẩn xác sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn và góp phần thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ hai – thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho Ngân hàng huy động được tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tiến hành đầu tư, cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Để tham gia công tác thanh toán không dùng tiền mặt các đơn vị,các nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng, trên mỗi tài khoản tiền gửi đó có số lại thấp, hơn nữa việc tiến hành thanh toán chi trả không phải là thường xuyên. Do đó Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế để thu lợi nhuận. Đây là nguồn vốn lớn, nếu có kế hoạch sử dụng tốt sẽ mạng lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Thứ ba – Trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, do đó tiết kiệm được chi phí lưu thông xã hội. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt còn tạo ra sự chuyển hoá thông suất giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản. Cả hai khía cạnh đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hoá và điều hoà lưu thông tiền tệ. Chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế bao gồm hai bộ phận cấu thành đó là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu tổng chu chuyển tiền tệ không đổi mà tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên sẽ làm giảm tỷ trọng tiền mặt một cách tương ứng, từ đó giảm chi phí lưu thông như: chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền, chi phí về thời gian thanh toán. Thứ tư - Thanh toán không dùng tiền mặt tạo những điều kiện tiền đề kinh tế thuận lợi để Ngân hàng kiểm soát các hoạt động kinh tế của các tác nhân kinh tế với mục đích củng cố kỷ luật thanh toán, đảm bảo nguyên tắc thu chi tài chính và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn. Thu chi bằng tiền của các tác nhân thể hiện trên tài khoản tại Ngân hàng, nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó để làm căn cứ cho vay hay thu hồi nợ đồng thời qua việc giám sát, Ngân hàng có thể có những kiến nghị, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển, cũng thông qua việc giám sát tình hình thu chi qua tài khoản mà Ngân hàng có thể kiểm soát tình hình chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, các nguyên tắc thanh toán, quản lý tiền tệ ở các doanh nghiệp. Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt có những vai trò trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Việt Nam thực hiện tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tạo điều kiện thuận lơị cho từng thành vien trong nền kinh tế đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. 1.2. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.2.1. Các quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt. Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những chức năng chủ yếu của Ngân hàng thương mại, vì vậy các Ngân hàng luôn quan tâm đến vông nghệ thanh toán dể công tác thanh toán này ngày càng mở rộng và phát triển. Sự quan tâm này được tể hiện rõ nét nhất la thốc đốc Nhà nước Nhà nước đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/2/1994 về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, NĐ 30/CP ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc,, thông tư 07/TT-NH1 hướng dẫn thực NĐ 30/CP. Chính những Quyết định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt được hoàn thiện và phát triển. Những quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt theo QĐ 22/QĐ-NH1. Điều 1: Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Các đơn vị và cá nhân có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt phải theo những quy định trong thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Điều 2: Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng và việc thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng VND, trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo cơ chế quản lý ngoại hối của chính phủ ban hành. Điều 3: Để đảm bao thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ tài khoản phải có đủ điều kiện tài khoản. Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng là phạm pháp và phải bị xử lý theo pháp luật. Điều 4: Ngân hàng có trách nhiệm: - Thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản bảo đẩm chính xác, an toàn và thuận tiện. Các nhà có trách nhiệm chi trả bằng tièn mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tièn gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản. - Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoan trược khi thực hiệ thanh toán và được quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản đó không đủ tiền và chịu trách nhiệm liên đới của hai bên khách hàng. - Nếu do thiếu sót trong qúa trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì phải bồi thường thiệt hại và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể xử lý theo pháp luật. Điều 5: Ngân hàng chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản cho các cơ quan ngoài Ngân hàng khi có các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Điều 6: khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được thu phí theo quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 1.2.2. Chứng từ và tài khoản kế toán. Bất kỳ mốt hệ thống thanh toán nào cũng cần có các yéu tố, cac giai đoạn thanh toán nhất định. Để thực hiện được một quá trình thanh toán thì phải có các công cụ thanh toán, các hình thực thanh toán, phương thức thanh toán cụ thẻ. Mỗi hình thức thanh toán lại có những quy định, những tiền khoản về thanh toán và có các chứng từ , tài khoản phù hợp. Các chứng từ thường được sử dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: các loại séc thanh toán: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc chuyển tiền, giấy uỷ nhiệm thu, UNC, giấy mở thư tín dụng, ngân phiếu thanh toán, thẻ tín dụng, giấy báo và các bảng kê.. Để phù hợp với đặc điểm hoạt động cùa từng hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có những quy định cho những mẫu chứng từ thanh toán cụ thể. Chứng từ dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt có đặc điểm vừa là chứng từ gốc vừa là chứng từ ghi sổ, các chứng từ này do chính khách hàng lập ra mà Ngân hàng không được tự ý sửa chữa, bổ sung. Nhưng để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, Ngân hàng luôn phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi hoạch toán. Việc thực hiện kế kế toán thủ công thì chứng từ phải lập đủ số liên ghi vào tài khoản có cùng các giấy báo nợ, giấy báo có gửi cho khách hàng tham gia thanh toán. nhưng ngày nay, việc thực hện kế toán trên máy tính toàn bộ nên số lượng các liên của mỗi bọ chứng từ giảm bớt nhưng vẫn đủ số lượng đáp ứng chu cầu hạch toán và việc thực hiện kế toán trên máy vi tính, truyền nhận thông tin bằng hệ thống tự động đã làm tăng độ chính xác, nhanh chóng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. + Nhóm tài khoản của khách hàng: TK 431; tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND. TK 432: tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ. TK 435: tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng VND. TK 436: tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ. + Nhóm tài khoản cho vay băng nội tệ và ngoại tệ đối với khách hàng trong nước và nước ngoài. - TK 466: nhận ký quỹ bằng VND. TK 4661: tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán séc. TK 4662: tiền ký gửi để mở thư tín dụng. TK 4663: tiền ký gửi để bảo đảm than toán thẻ - TK 467: nhận ký quỹ bằng ngoại tệ. TK 4671: tiền ký gửi để bảo đảm thanh tón séc. TK 4672: tiền ký gửi để mở thư tín dụng. TK 4673: tiền ký gửi để bảo đảm than toán thẻ. - TK 464: chuyển tiền phải trả bằng VND. TK 456: chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ. - Nhóm tài khoản liên quan. TK 5211: liên hàng đi năm nay. TK 5212: liên hàng đến năm nay. TK 1113 tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nhà nứơc bằng VND TK 5111:chuyển tiền đi năm nay TK5112: chuyển tiền đến năm nay 1.2.3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Hiện hành. Theo quyết định số 22/ QĐ-NH1 ban hành ngày 21/02/1994 về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt thì các đơn vị và cá nhân được áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sau: - Séc: ( séc lĩnh tiền mặt, sẽc chuyển khoản, séc bảo chi). - Uỷ nhiệm chiệm chuyển tiền - Uỷ nhiệm thu - Thư tín dụng - Ngân phiếu thanh toán - Thẻ thanh toán 1.2.3.1.thanh toán bằng séc Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lâp trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình tính tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên séc hoặc cầm séc đó. Séc là một loại chứng từ thanh toán được áp dụng rổng rãi ở tất cả các nước tren thế giới, quy tắc sửt dụng séc đã được chuẩn hoá trên luật thương mại quốc tế và trên công ước quốc tế. Nghị định 30/CP của chính phủ ban hành về quy chế phát hành và sdử dụng séc do thủ tướng Chính phủ ký ngày 09/05/1996 quy định rõ ở Việt Nam được phép lưu hành loại séc vô danh và séc ký danh, trong đó séc vô danh được chuyển nhượng tự do, còn séc ký danh được phép chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu chuyển nhượng. Thời hạn hiệu lực của séc là 15 ngày kể từ ngày chủ tài khoản phát hành séc đến ngày người thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng (gồm cả ngày chủ nhật và ngày lễ). Nếu ngày kết thúc của thời hạn là ngày chủ nhật, ngày lễ thì thời hạn được lùi vào ngày làm việc tiếp theo đầu ngày chủ nhật và ngày lễ đó. Séc được áp dụng cho các đơn vị và cá nhân mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng nhưng Ngân hàng sẽ không chấp nhận mở tài khoản và bán séc đối với những khách hàng có tên cấm phát hành séc do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Chủ tài khoản chỉ được phép phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi của mình tại Ngân hàng. Séc là loại chứng từ thanh toán quan trọng nên cả người phát hành và người thụ hưởng cần bảo quản chặt hẽ. Khi xảy ra mất séc phải tông báo ngay cbằng văn bản cho Ngân hàng nơi mở tài khoản, nếu thông báo đến khi tờ séc đã được thanh toán thì phải chịu thiệt hại. Trách nhiệm về phía Ngân hàng thì không được phép thanh toán séc đã có thông báo mất séc của chủ tài khoản, nếu thanh toán những tờ séc đó thì Ngân hàng phải đền bù thiệt hại cho người mất séc. ở Việt Nam hiện nay, séc có thể dùng để lĩnh tiền mặt, có thể dùng để chuyển khoản và nếu cần thì khách hàng phải đến Ngân hàng làm thủ tục bảo chi. Séc lĩnh tiền mặt. Séc lĩnh tiền mặt là loại séc chỉ được dùng để rút tiền mặt tại Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản. Séc dùng để lĩnh tiền mặt khi có hai đường song song chéo góc ở phía trên bên trái hoặc không có chữ “chuyển khoản” ở mặt trước tờ séc. Thủ tục thanh toán: - Người lĩnh tiền mặt sẽ nộp séc trong đó đã ghi rõ họ tên, số CMND của mình trên tờ séc có kèm theo CMND của mình vào Ngân hàng nơi phát hành séc mở tài khoản. - Ngân hàng thanh toán kiểm tra điều kiện thanh toán của tờ séc, đối chiếu họ tê, số CMND ghi tên trên tờ séc với họ tên và CMND của người lĩnh tiền. Nếu đáp ứng yêu cầu hợp lệ, đủ đối chiếu thanh toán, số dư tài khoản đủ để thanh toán thì Ngân hàng sẽ ghi ngày tháng năm thanh toán và ký tên sau đó làm thủ tục chi trả tiền mặt cho khách hàng và hạch toán. Nợ tài khoản tiền gửi của người phát hành séc: các tờ séc làm chứng từ ghi sổ chi tiết: Có tài khoản tiền mặt. Séc chuyển khoản. Séc thanh toán chuyên rkhoản là loại séc do chủ tài khoản phát hành và giao trực tiếp cho người thụ hưởng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và séc khoản thanh toán khác. Hình thức của séc thanh toán chuyển khoản là séc có 2 đường gạch chéo song song ở phía bên trái mặt trước của tờ séc hoặc viết hay đóng dấu từ “chuyển khoản” ở phía trên bên trái mặt trước khi chủ tài khoản phát hành séc. Phạm vi thanh toán: Séc chuyển khoản dùng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc khác chi nhánh nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Quy trình thanh toán: trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng một chi nhánh Ngân hàng: Người trả tiền 1 Người thụ hưởng 3 2 4 Ngân hàng 1- Người trả tiền phát hành và giao cho người thụ hưởng. 2- Người thụ hưởng tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ séc, lập 3 liên bảng kê nộp séc (BKNS) vào Ngân hàng xin thanh toán. 3- Ngân hàng kiểm tra tờ séc nếu đủ điều kiện thì tién hành trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền và báo nợ cho họ. 4- Ngân hàng ghi có vào tài khoản của bên người hưởng thụ và báo cho họ. Sau khi kiểm tra toàn bộ các yếu tố của tờ séc, nếu đủ điều kiện thì kế toán sẽ hạch toán: Nợ TKTG của đơn vị phải trả. Có TKTG của đơn vị thụ hưởng. Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại chi nhánh khác nhau có thời gian bù trừ. Người trả tiền 1 Người thụ hưởng 4 2 6 Ngân hàng phục vụ 3 người trả tiền 5  Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng 5- Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng. 6- Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của séc lập 3 liên BKNS nộp vào Ngân hàng phục vụ mình xin thanh toán. 7- Ngân hàng tiến hành kiểm tra các yếu tố của tờ séc và BKNS và chuyển cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền. 8- Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi kiểm tra các yếu tố của tờ séc tiến hành trích tài khoản của người trả tiền và báo nợ cho họ 9- Ngân hàng phục vụ người trả tiền dùng các liên BKNS lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng. 10- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng tiếp nhận các BKNS ghi có tài khoản của người và báo cáo cho họ. Sau khi kiểm tra các yếu tố của tờ séc nếu đủ điều kiện thanh toán thì kế toán Ngân hàng hạch toán: thực hiện theo nguyên tắc ghi nợ trước có sau, Ngân hàng làm thủ tục chuyển séc sang Ngân hàng đối phương đồng thời ghi nhập tài khoản ngoại bảng: séc đến chưa thanh toán tại Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành séc sau khi nhận được séc kèm các chứng từ phải kiểm tra lại các yếu tố, số dư tài khoản sẽ thanh toán đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ cho Ngân hàng nhận séc: Nợ TKTG của đơn vị trả tiền. Có TKTG liên hành đi hoặc thanh toán bù trừ. Tại Ngân hàng nhận séc, khi nhận giấy báo của Ngân hàng đối phương ghi xuất séc đến chưa thanh toán và hạch toán: Nợ TK liên hàng đến hoặc thanh toán bù trừ. Có TKTG của đơn vị được hưởng. séc bảo chi. Séc bảo chi là loại séc thanh toán được Ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích trước số tiền trên séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài khoản riêng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc đó. Phạm vi thanh toán của tờ séc bảo chi rộng hơn séc chuyển khoản: ngoài việc được sử dụng để thanh toán giữa các chủ thể mở taì khoản tại hai chi nhánh Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố còn được sử dụng để thanh toán giữa các khách hàng mở tài tại các chi nhánh Ngân hàng cùng hệ thống trong phạm vi cả nước. Quy trình thanh toán: Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản tại cùng một chi nhánh Ngân hàng. Người trả tiền Người thụ hưởng 2 5 1 Ngân hàng 3 4 1- Người trả tiền làm thủ tục bảo chi séc. 2- Người trả tiền giao séc đã bảo chi cho người thụ hưởng dể nhận hàng hoá, dịch vụ. 3- Người thụ hưởng lập BKNS kèm các tờ séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán 4- Ngân hàng kiểm tra ký hiệu mật trên séc và các yếu tố cần thiết khác rồi tiến hành ghi có tài khoản thanh toán của người thụ hưởng và báo có cho họ. 5- Ngân hàng tất toán tài khoản đảm bảo thanh toán séc . Sau khi kiểm tra đầy đủ các yếu tố kế toán Ngân hàng hạch toán. Nợ TK tiền ký quỹ đảm bảo thanh toán séc. Có TKTG của đơn vị được hưởng. Trường hợp 2 chủ thể thanh toán mở tài khoản tại 2 chi nhánh Ngân hàng khác nhau cùng tham gia thanh toán bù trừ cùng địa bàn. Người trả tiền 3 Người thụ hưởng 7 2 1 4 5 Ngân hàng A 6 Ngân hàng B 1- người trả tiền phát hành séc, đề nghị Ngân hàng phục vụ mình bảo chi tờ séc. 2- Ngân hàng A kiểm tra và nhận đảm bảo chi trr cho tờ séc và trao trả cho người trả tiền . 3- Người trả tiền trao tơ séc đã bảo chi cho người thụ hưởng. 4- Người thụ hưởng lập 3 liên BKNS cùng tờ séc vào Ngân hàng B xin thanh toán. 5- Ngân hàng B kiểm tra tờ séc và ghi có tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng và báo có cho họ. 6- Ngân hàng B gửi bảng kê thanh toán bù trừ cùng một tờ séc sang Ngân hàng A. 7- Ngân hàng A kiểm tra các yếu tố trên tờ séc và ghi nợ tài khoản tiền ký quỹ để đảm bảo thanh toán séc đồng thời báo nợ cho người trả tiền. Tại Ngân hàng B hạch toán: Nợ TK thanh toán bù trừ. Có TKTG của người thụ hưởng. Tại Ngân hàng A hạch toán. Nợ TK tiền ký quỹ để đảm bảo thanh toán séc. Có TK thanh toán bù trừ. Trường hợp 2 chủ thể thanh toán mở tài khoản tại hai chi nhánh Ngân hàng cùng hệ thống. - Tại Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng hạch toán. Nợ TK liên hàng đi. Có TKTG của người thụ hưởng. - Tại Ngân hàng phục vụ người trả tiền hạch toán: Nợ TK tiền ký quỹ để đảm bảo thanh toán séc. Có TK liên hàng đến. 1.2.3.2.1.Thanh toán bằng UNC chuyển tiền. 1.2.3.2.1 UNC. UNC là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu internet sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng UNC được dùng để thanh toán các khoảntiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống hay khác hệ thống Ngân hàng. Khi nhận được UNC, trong vòng 1 ngày làm việc Ngân hàng phục vụ người trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của khách hàng không đủ tiền hoặc lệnh chi không hợp lệ. Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng khi nhận được chứng từ hợp lệ có ghi ngày vào tài khoản của người thụ hưởng và báo có cho họ. Phạm vị sử dụng của UNC rất rộng: - Thanh toán giữa các khách hàng có mở tài khoản tạichi nhánh Nh. - Các khách hàng mở tài khoản tại 2 chi nhánh khác nhau nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố. hàng. - Các khách hàng có mở tài khoản tại hai chi nhánh cùng hệ thống Ngân - Các khách hàng có mở tài khoả tại 2 chi nhánh không tham gia thanh toán bù trừ . + Quy trình thanh toán: - Trường hợp 2 bên có mở tài khoản tại cùng 1 Ngân hàng. Người trả tiền 1 Người thụ hưởng 3 2 4 Ngân hàng 1- Hàng hoá. 2 - lập 4 liên UNC nộp vào Ngân hàng để trích tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng. 3- Ngân hàng kiểm tra UNC và ghi nợ tài khoản tiền gửi của người trả tiền đồng thời báo nợ cho họ. 4 - Ngân hàng ghi có tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng và báo có cho họ. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ Ngân hàng hạch toán: Nợ TKTG của người trả tiền. Có TKTG của người thụ hưởng. - Trường hơp 2 bên mở tài khoản tại 2 chi nhánh khác nhau có thời gian thanh toán bù trừ. Người trả tiền Người thụ hưởng 2 1 4 NH phục vụ người trả tiền  Nh phục người thụ 3 hưởng 1- 4 liên UNC. 2 - Một liên UNC báo nợ cho người trả tiền. 3 - Bảng kê thanh toán bù trừ + 2 liên UNC. 4 - 1 liên UNC báo cáo cho người thụ hưởng. Tại Ngân hàng phục vụ người trả tiền,hạch toán: Nợ TKTG của người trả tiền. Có TK thanh toán bù trừ. Tại Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng hạch toán. Nợ TK thanh toán bù trừ. Có TKTG của người thu hưởng. - Trường hợp 2 bên có mở tài khoản tại 2 chi nháh cùng hệ t._.hống Ngân hàng. Quy trình tương tự như trường hợp trên. Tại Ngân hàng bên người trả tiền sau khi nhận được 4 liên UNC hạch toán. Nợ TKTG của người trả tiền. Có TK liên hàng đi. Tại Ngân hàng bên người thụ hưởng hạch toán. Nợ TK liên hàng đến. Có TKTG của người thụ hưởng. - Trường hợp 2 bên có mở tài khoản tại 2 chi nhánh khác hệ thống trong thời gian thanh toán bù trừ. Người trả tiền Người thụ hưởng 2 1 6 Nh phục vụ người trả tiền NH phục vụ người thụ hưởng NH Nhà nước 18 NH Nhà nước 4 1 - 4 liên UNC. 2 - Giấy báo nợ cho người trả tiền. 3 - 2 liên UNC + bảng kê chứng từ qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. 4 - Giấy báo liên hàng + 2 UNC. 5 - 2 UNC + bảng kê chứng từ thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. 6 - Giấy báo có cho người thụ hưởng. - Tại Ngân hàng phục vụ người trả tiền, hạch toán: Nợ TKTG của người trả tiền. Có TKTG thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước - Tại Ngân hàng Nhà nước phục vụ bên trả tiền: Nợ TKTG thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước. Có TK liên hàng đi. - Tại Ngân hàng Nhà nước phục vụ bên thụ hưởng. Nợ TK tiền hàng đến. Có TKTG thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước. - Tại Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng: Nợ TKTG thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước. Có TKTG của người thụ hưởng. 1.2.3.2.3. Séc chuyển tiền. Séc chuyển tiền do Ngân hàng phát hành nó được áp dụng cho các nhue thể thanh toán chuyển tiền đi địa phương khác để mua hàng hoá,dịch vụ ... Thời hạn hiệu lực của sécchuyển tiền là 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng A ký phát hành tờ séc cho đến ngày nộp séc vào Ngân hàng B. Séc chuyển tiền được áp dụng trong cùng 1 hệ thống Ngân hàng. Quy trình thanh toán. Người thụ hưởng Người nhận tiền 2 1 3 4 Ngân hàng A 5 Ngân hàng B 1 - Khách hàng cónhu cầu chuyển tiền nộp UNC vào Ngân hàng phục vụ mình làm thủ tục chuyển tiền. 2 - Ngân hàng A sau khi nhận được UNC (giấy nộp tiền, NPTT) thì trích tài khoản tiền gửi của khách hàng chuyển vào 1 tài khoản riêng và phát hành séc chuyển tiền cho khách hàng. 3 - Khách hàng nộp séc chuyển tiền vào Ngân hàng B để nhận tiền. 4 - Ngân hàng B kiểm tra các yếu tố của tờ séc, họ tên, CMND của khách hàng nếu đầy đủ mới tiến hành thanh toán cho người cầm séc. 5 - Ngân hàng B báo Nợ về Ngân hàng A. - Tại Ngân hàng phát hành séc: khi phát hành séc hạch toán: Nợ TKTG của đơn vị phát hành séc. Có Tk tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán séc. - Tại Ngân hàng nơi khách hàng rút tiền: Nơ TK tiền liên hàng. Có TKTG của người được hưởng. hoặc Có TK chuyển tiền phải trả C (nếu khách hàng không có tài khoản tại Ngân hàng). - Tại Ngân hàng phát hành séc khi nhận được giấy báo của Ngân hàng nơi khách hàng rút tiền: Nợ TK tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán séc. Có TK thanh toán liên hàng. 1.2.3.3. Thanh toán bằng UNT. UNT là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để thu tiền về số lượng hàng hoá đã giao,dịch vụ cung ứng. Phạm vị áp dụng của UNT: được áp dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các chủ thể cómở tài khoản tiền gửi tại cùng chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống. Điều kiện áp dụng: các chủ thể thanh toán phải thảo thuận thống nhất dung hình thức thanh toán UNT với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng đồng thời phải thông báo bằng văng bản cho Ngân hàng phục vụ. Khi nhận được giấy UNT, trong vòng 1 ngày làm Ngân hàng phục vụ bên trả tiền phải trích tài khoản của bên trả tiền để trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán. Quy trình thanh toán. * Trường hợp 2 bên có mở tài khoản cùng 1 chi nhánh NH. Người trả tiền  Người thụ hưởng 2 Ngân hàng 1 3 1- Người thụ hưởng nộp 4 liên UNT kèm chứng từ giao hàng vào Ngân hàng nhờ thu hộ. 2- Ngân hàng kiểm tra các thủ tục lập UNT, thoả thuận của 2 bên, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị trả tiền. Nếu đủ điều kiện thì ghi nợ tài khoản của đơn vị trả tiền và báo Nợ. 3- Ngân hàng ghi có tài khoản của người thụ hưởng và báo có cho họ. Ngân hàng hạch toán: Khi nhận chứng từ thanh toán kừm UNT sau khi kiểm tra ghi nhập tài khoản ngoại bảng UNT đến chưa thanh toán. Nếu số dư tài khoản đơn vị trả tiền không đủ thì phải theo dõi đến khi tđủ thì tiến hành ghi xuất tài khoản UNT đến chưa thanh toán và hạch toán: Nợ TK TG của đơn vị trả tiền. Có TKTG của đơn vị được hưởng. Trường hợp 2 bên mở tài khoản tại 2 chi nhánh khác nhau (cùng hoặc khác hệ thống). Người trả tiền Người thụ hưởng 3 1 5 Ngân hàng phục vụ người trả tiền 2 Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng 4 1- Người thụ hưởng nộp 4 liên UNT kèm chứng từ giao hàng vào Ngân hàng nhờ thụ hưởng thu hộ. 2- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận bộ chứng từ sẽ ký tên đóng dấu vào sổ theo dõi UNT và gửi bộ chứng từ này cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền. 3- Ngân hàng phục vụ người trả tiền kiểm tra các yếu tố rồi tính tài khoản tiền gửi của người trả tiền báo nợ cho họ. 4- Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển tiền cho Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. 5- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo cho họ. - Tại Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được 4 liên UNT sẽ ghi Nhập tài khoản ngoại bảng UNT đến chưa thanh toán sau đó gửi cho Ngân hàng đối phương. - Tại Ngân hàng đối phương nhận được UNT ghi Nhập tài khoản UNT đến chưa thanh toán sau khi tra số dư tài khoản tiền gửi của người trả tiền nếu đủ ghi xuất tài khoản UNT đến chưa thanh toán và ghi. Nợ TKTG của đơn vị trả tiền. Có TK thanh toán liên hàng. Tại Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được giấy bó liên hàng ghi xuất tài khoản UNT đến chưa thanh toán và ghi: Nợ Tk thanh toán liên hàng. Có TKTG của người thụ hưởng. Hình thức UNT có thể xảy ra tình trạng chậm trả. Đó là trường hợp khi UNT về đến Ngân hàng phục vụ người trả tiền thì tài khoản của người trả tiền không có hoặc đủ số dư để thanh toán. Ki đó Ngân hàng phục vụ người trả tiền sẽ lưu UNT vào hồ sơ UNT chưa trả tiền có đủ điều kiện để thanh toán thì ghi ngày tháng lên trên UNT để thực hiện thanh toán và tiến hành tính phạt chậm trả đối với người trả tiền. 1.2.3.4. Thanh toán theo thư tín dụng. Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trả cho ngừoi thụ hưởng số tiền nhất định theo đúng những điều khoản đã ghi trên thư tín dụng. So với các hình thức thanh toán trên: séc, UNC, UNT thì những điều khoản ghi trên thư tín dụng làm căn cứ trên thanh toán đối chi tiết hầu như phản ánh đầy đủ những cam kết thanh toán trong hoạt động kế toán hay đơn đặt hàngmà 2 dên đã ký kết. Điều kiện áp dụng: thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ cung ứng theo hợp đồng mà bên không tin tưởng khả năng thanh toán của bên mua hoặc khi bên mua vi phạm chế độ thanh toán Ngân hàng buộc họ phải áp dụng hình thức này. Phạm vi thanh toán: dùng để thanh toán giữa các đơn vị có mở tài khoản tại 2 chi nhánh Ngân hàng khác nhau trong cùng hoặc khác hệ thống. Thời hạn hiệu lực thanh toán của thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng. Quy trình thanh toán: thống. Trường hợp 2 chủ thể thanh toán mở tài khoản tại 2 Ngân hàng cùng hệ Người trả tiền Người thụ hưởng Ngân hàng mở thư 7 1 tín dụng 4a Ngân hàng phục vụ 3 4b 5 2 người thụ hưởng 1- Người thụ hưởng nộp 4 liên UNT kèm chứng từ giao vào NH nhờ thu hộ. 2- Bên trả tiền làmthủ tục mở thư tín dụng bằng cách lập 5 liên mở thư tín dụng yêu cầu Ngân hàng dịch vụ mình trích tài khoản tiền gửi số tiền bằng giá trị tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua để lưu ký vào một tài khoản riêng: Tài khoản thư tín dụng. 3- Ngân hàng phục vụ bên trả tiền mở thư tín dung cho người trả tiền và chuyển 2 liên thư tín dụng cho Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng báo cho người thụ hưởng biết. 4- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra thu tục mở tài khoản thư tín dụng, ký hiệu mật, dấu, chữ ký của Ngân hàng mở thư tín dụng và ghi ngày nhận, ký tên đóng dấu lên các liên giấu mở thư tín dụng và gửi 1 liên cho người thụ hưởng. 4a- Bên thụ hưởng đối chiếu với hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng nếu đầy đủ thì giao hàng và yêu cầu người nhận hàng ký vào hoá đơn giao hàng. 4b- Căn cứ vào hoá đơn giao hàng, bên thụ hưởng lập 4 liên bảng kế toán hoá đơn chứng từ giao hàng nộp cho Ngân hàng phục vụ mình để xin thanh toán. 5- Ngân hàng thụ hưởng kiểm tra bộ chứng từ, thời gian hiệu lực của thư tín dụng số tiền bên thụ hưởng đề nghị thanh toán sau đó gi Có vào tài khoản và Có cho người thụ hưởng. 6- Căn cứ vào bảng kế toán đơn, chứng từ giao hàng Ngân hàng người thụ hưởng lập giấy báo nợ liên hàng để ghi Nợ tài khoản liên hàng đi và giao hàng cho Ngân hàng mở thư tín dụng để thanh toán. 7- Ngân hàng mở thư tín dụng tất toán tài khoản thư tín dụng. - Tại Ngân hàng mở thư tín dụng khi mở tài khoản thư tín dụng. Nợ TKTG của người trả tiền. Có TK tiền ký gửi để mở thư tín dụng. - Tại Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng khi nhận đựơc thông báo ghi nhập tài khoản thư tín dụng đến chưa thanh toán và khi nhận được chứng từ và thư tín dụng thì ghi xuất tài khoản thư tín dụng đến chưa thanh toán và ghi. Nợ Tk liên hàng đi. Có TKTG của người thụ hưởng. - Tại Ngân hàng mở thư tín dụng sau khi nhận được giấy báo và chứng từ sẽ ghi: Nợ TK tiền ký gửi để mở thư tín dụng. Có TK liên hàng đến. 1.2.3.5. Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán. Ngân phiếu thanh toán là 1 công cụ thanh toán có ghi rõ số tiền, thời hạn sử dụng không ghi rõ tên và địa chỉ của chủ thể thanh toán do Ngân hàng Việt Nam phát hành. Ngân phiếu thanh toán được áp dụng cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, trả nợ Ngân hàng, nộp Ngân sách, gửi vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và gửi tiết kiệm. Khi khách hàng không sử dụng ngân phiếu thanh toán nữa hoặc hết thời hạn lưu hàng, khách hàng nộp ngân phiếu thanh toán chậm nhất trong ngày hết hạn lưu hành để ghi có TKTG hoặc đổi lấy tièn mặt hoặc đổi lấy ngân phiếu thanh toán đang còn giá trị lưu hành. Người giữ ngân phiếu thanh toán phải có trách nhiệm bảo quản ngân phiếu thanh toán như tiền mặt cũng mất tiền. Lĩnh ngân phiếu thanh toán: khi có nhu cầu sử dụng ngân phiếu thanh toán chu tài khoản có thể lập giấy xin lĩnh ngân phiếu thanh toán nộp trực tiếp vào Ngân hàng nơi mình mở tài khoản tiền gửi để trích hoặc vay Ngân hàng hoặc nộp tiền mất để nhận ngân phiếu thanh toán. Tại Ngân hàng sản xuất kiểm tra thủ tục chứng từ số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc kiểm tra số tiền đã nộp nếu đảm bảo các yêu cầu thì sẽ làm thu tục xuất ngân phiếu thanh toán giống như xuất tiền mặt. Nộp ngân phiếu thanh toán:khách hàng lập 2 liên phiếu nộp ngân phiếu thanh toán kèm bảng kê và các tờ ngân phiếu thanh toán tại Ngân hàng kiểm tra thủ tục lập giấy nộp ngân phiếu thanh toán,đối chiếu giữa bảng kê với các tờ ngân phiếu thanh toán nếu đmr bảo khớp đúng thì sẽ nhận ngân phiếu thanh toán. Việc nhận ngân phiếu thanh toán giốn như quy trình thu tiền mặt. Nợ TK ngân phiếu thanh toán tại quỹ. Có TKTG của khách hàng. 1.2.3.6. Thanh toán bằng thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán là 1 công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động. Thẻ thanh toán là 1 phương tiện hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng. Thể thanh toán có nhiều loại nhưng có 1 số loại thẻ được sử dụng phổ biến. Các loại thẻ: - Thẻ ghi nợ: Người sử dụng thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ. Căn cứ để thanh toán thẻ là cố dư tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại Ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đo cho Ngân hàng phát hành thẻ quy định. Thẻ này áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng, do giám đốc Ngân hàng phát hành thẻ xem xét và quyết định. - Thẻ kỹ quỹ thanh toán: để được sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu kỹ 1 số tiền nhất định vào tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ thông qua việc trích tài khoản tiền gửi hoặc được ghi nhớ vào bộ nhớ của thẻ. Loại thẻ này áp dụng rông rãi cho mọi khách hàng. - Thẻ tín dụng: áp dụng đối với khách hàng đủ điều kiện được hưởng Ngân hàng đồng ý cho vay tiền để mua thẻ. Mức tiền vay được coi như hạn mức tín dụng và đựơc ghi vào bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đó. Nếu mất thẻ, người sử dụng thẻ phải thông báo ngay bằng văn bản cho nh phát hành thẻ biết để thông qsua Ngân hàng dại lý thanh toán báo cho cơ sở tiếp nhận biết. Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày viết hoá đơn cung ứng hàng hoá dịch vụ, người tiếp nhận thanh toán thẻ phải nộp biên lai vào Ngân hàng đại lý để đổi tiền. Quá thời hạn trên Ngân hàng không nhận thanh toán. Trong phạm vi 1 ngày làmviệc kể từ khi nhận được biên lại thanh toán Ngân hàng đại lý phải thanh toán cho ngượi tiếp nhận thanh toán thẻ. Quy trình thanh toán: Chủ sử hữu thẻ thanh toán 2 Cơ sở tiếp nhận thẻ 3 1b 1a 4 5 Ngân hàng phát hành thẻ 6 Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ 1a – Khách hàng lập và gửi đến Ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán. 1b – Căn cứ giấy đề nghị, nếu đủ điều kiện NH làm thủ tục cấp thẻ cho khách hàng và giao cho khách hàng thẻ thanh toán cùng mật mã sử dụng thẻ. 2. Chủ sở hữu thẻ giao thẻ thanh toán cho cơ sở tiếp nhận để thanh toán tiền hàng. Cở sở tiếp nhận đưa thẻ vào máy thanh toán, máy tự động ghi số tiền vào trong 3 liên biên lai thanh toán. 3. cơ sở tiếp nhận thẻ giao 1 liên biên lai cho chủ sở hữu thẻ. 4. Cơ sở tiếp nhận bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho NH đại lý để thanh toán. 5. NH đại lý thanht oán thẻ sau khi kiểm tra thẻ đủ điều kiện sẽ có trách nhiệm thanh toán ngay. 6. NH đại lý thanh toán thẻ thanh toán với NH phát hành thẻ qua thủ tục thanh toán giữa các NH. - Tại NH phát hành thẻ: Khi phát hành thẻ thì phải thu phí dịch vụ: Nợ TKTM (TG). Có TK thu phí dịch vụ thanh toán. quỹ: Riêng với thẻ ký quỹ khách hàng phải nộp tiền hoặc chuyển tiền để ký Nợ TKTM (TG). Có TK tiền ký quỹ để đảm bảo thanh toán thẻ. - Tại NH đại lý thanh toán khi thanh toán thẻ . Nợ TK thanh toán liên hàng. Có TKTG thanh toán hoặc tiền mặt. - Tại NH phát hành khi nhận được thông báo của NH đại lý thanh toán: Đối với thẻ ký quỹ : Nợ TK tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán thẻ Có TK liên hàng đến. Đối với thẻ ghi nợ: Nợ Tk tiền gửi của chủ sở hữu thẻ. Có Tk thanh toán liên hàng đến. Đối với thẻ tín dung: Nợ TK cho vay đối với chủ sở hữu thẻ . Có TK thanh toán liên hàng đến. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH NAM ĐỊNH. 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH NAM ĐỊNH. 2.1.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định trong những năm qua. Nam Định l một tỉnh duyên hải thuộc Đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích khoảng 1.700km2 và số dân là 1,9 triệu người tính đến 1/4/1998. Với nguồn tài nguyên đất đai canh tác phong phú nên người dân trong tỉnh phát triển nhủ yếu là nghề nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có các ngành nghề truyền thống như: dệt, may, mộc, cơ khí và thuỷ sản.... Trong những năm gần đây mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung tình hình kinh tế của tỉnh cũng có nhiều tăng trưởng trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu dịch vụ. - Về nông nghiệp: sản xuất lương thực hàng năm đều tăng trưởng. Năm 2000 tổng sản lượng lương thực quy thóc là 1.041 nghìn tấn tăng 2,5% so với năm 1999. - Về công nghiệp: giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2000 đạt 1442 tỷ đồng tăng 13,1% so với năm 1999 vượt kế hoạch 5,6%. Công nghiệp dân doanh tăng mạnh cả về số lượng và giá trị nhất là khu vực này chiếm 48,8% tỷ trọng giá trrị sản xuất công nghiệp trong tỉnh. - Xuất khẩu năm 2000 đạt 57,3 triệu USD tăng 10,2% so với năm 1999 . ngoài ra hoạt động thương mại, dịch vụ đầu tư lịch và các lĩnh vực khác: giáo dục y tế cũng phát triển mạnh, góp phần làm tăng tổng mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ của tỉnh. Để đạt được kết quả như trên bên cạnh sự quan tâm giúp đỡ , chỉ đạo của tỉnh Uỷ, UBND tỉnh, thành phố cùng toàn thể nhân dân còn có sự đóng góp to lớn của các ngành kinh tế trong đó có ngành Ngân hàng nói chung và đặc biệt là sự hoạt động tích cực có hiệu quả của Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định, thực sự đóng vai trò là đòn bẩy kinh tế quan trọng của sự nghiệp phát triền kinh tế xã hội của tỉnh nhà. 2.1.2. Sự ra đời và bộ máy tổ chức hoạt động của Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Thực hiện nghị quyết III khoá VI của ban chấp hành TW Đảng và Nghị quyết 53/HĐBT ngày 26/03/1998 của hội đồng Bộ trưởng chuyển Ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống Ngân hàng 2 cấp. Từ ngày 01/07/1998 Ngân hàng công thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động. Cùng với sự ra đời của hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam nói chung, tháng 8 năm 1988 Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định được thành lập. Tiền thân là Ngân hàng công thương tỉnh Hà Nam Ninh (1988 - 1992) sau đó Ngân hàng công thương tỉnh Nam Hà (1992 - 1996) và đến nay là Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Từ khi thành lập Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định đã dần xóa bỏ cơ chế quản lý báo cấp chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Để đáp ứng được yêu cầu hoạt động phụ hợp với cơ chế mới, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định cũng từng bước hoàn thiện và đến nay cơ cấu tổ chức họat động của chi nhánh đã cơ bản ổn định. Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định gồm có Hội sở chi nhánh, một chi nhánh trực thuộc là Ngân hàng công thương tp Nam Định và 4 văn phòng giao dịch năm rải rác trong thành phố. Tại hội sở chính, cơ cấu tổ chức gồm có: - Ban giám đốc. - Phòng nguồn vốn. - Phòng kinh doanh đối nội. - Phòng kinh doanh đối ngoại. - Phòng kế toán - điện toán. - Phòng kiểm soát. - Phòng tổ chức hành chính. - Phòng ngân quỹ. - Phòng kế hoạch. 1.3. CƠ CẤU PHÒNG KẾ TOÁN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH NAM ĐỊNH. Tổ chức bộ máy kế toán Ngân hàng là một tập hợp các cán bộ công nhân viên tại 1 Ngân hàng để đảm bảo thực hiện công tác kế toán với đầy đủ chức năng ghi chép, phản ánh thông tin và kiểm tra hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định là một đơn vị kinh doanh trực tiếp thuộc cấp cơ sở, giao dịch trực tiếp với khách hàng. Vì vậy bộ phận kế toán của chi nhánh là 1 bộ phận kinh tế quan trọng, chất lượng hoạt động của nó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Là đầu mối các thông tin nên phải tổ chức bộ máy kế toán một cách toàn diện, đảm bảo được các yêu cầu của Ngân hàng giúp việc quản lý thông tin được dễ dàng thuận tiện. (Vẽ). Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định Phòng kế toán của Ngân hàng công tỉnh Nam Định bao gồm có 16 người trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và 14 thanh toán viên. Sự phối hợp hoạt động giữa các tổ kế toán cũng như việc thực hiện các mối quan hệ chỉ đạo, quan hệ tác nghiệp một cách chặt chẽ và hiệu quả đã góp phần tăng cường khối lượng các nghiệp vụ, củng cố và từng bước hoàn thiện công tác xử lý và theo dõi quy trình hạch toán nhằm đảm bảo 1 quy trình hạch toán kế toán vừa cụ thể, rõ ràng, chính xác, kịp thời, vừa phản ánh tổng hợp tình hình kinh doanh. Mỗi phòng ban trong Ngân hàng có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ chợ nhau trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục tiêu chung là lợi nhuận ngày càng tăng và đảm bảo “phát triển vững chắc - an toàn - hiệu quả”. Cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh có 194 người trong đó có nhiều người cán bộ đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, một số cán bộ đang học cao học, tại chức tại các trường đại học. Nhìn chung cán bộ công nhân viên của chi nhánh đều có trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm với nghệ nghiệp. Sau khi xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh và nhất là từ khi pháp lệnh Ngân hàng (5/1999) ra đời cũng như các Ngân hàng thường mại khác, Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định làm chức năng nhiệm vụ: “Nhận tiền gửi và khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. 2.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định trong những năm gần đây. Từ khi thành lập chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định đã trải qua nhiều biến động với những khó khăn thử thách to lớn. Hai lần tách Ngân hàng, năm 1993 từ Ngân hàng công thương tỉnh Hà Nam Ninh đổi thành Ngân hàng công thương tỉnh Nam Hà, năm 1996 đổi thành Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định. Với số vốn huy động ban đầu coàn ít, lượng khách hàng cho vay khiêm tốn lại chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh nên hoạt động của chi nhánh trong những năm đầu gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với tinh thần vượt khó đi nên cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, ngành Ngân hàng nõi chung và chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định nói riêng đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng chu động năm bắt nhu cầu của thị trường, tích cực khai thác các dự án sản xuất kinh doanh, mở rộng diện đầu tư khách hàng với mọi thành phần kinh tế, từng bước thay đổi cơ cấu đầu tư phù hợp với sự phát triển của từng ngành nghề đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại của kinh tế truyền thống cũng như các khách hàng mới. Các dịch vụ thanh toán của chi nhánh ngày càng đa dạng phong phú đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Vì vậy trong những năm gần đây hoạt động của chi nhánh đã từng bước trưởng thành và phát triển trên moij hoạt động: huy động vốn, đầu tư cho vay, mở rộng mạng lưới thanh toán và trở thành một trong những chi nhánh quan trọng của hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam. 2.1.4.1. Công tác huy động vốn. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Với phương châm “ đi vay để cho vay” và để tự chủ được nguồn vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn, Ngân hàng công thương tỉnh rất chú trọng tới công tác huy động vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư. Để công tác huy động vốn đạt được hiệu quả cao, trong thời gian qua chi nháh Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định đã luôn bám sát định hướng và sự chỉ đạo cuả Ngân hàng công thương Việt Nam, chủ động tích cực khai thác nguồn vốn trên cơ sở phát triển các dịch vụ kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng, tạo ra một chính sách lãi suất hợp lý, chính sách khách hàng hết sức mềm dẻo để thu hút khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó , chi nhánh đã triển khai kịp thời đồng bộ chương trình giao dịch tiết kiệm trên máy vi tính, đảm bảo tốt, an toàn và thuận lợi cho khách hàng gửi tiền và rút tiền. Ngoài ra, chi nhánh còn chú trọng quan tâm việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phong cách, lề lối làm việc văn minh, lịch sự, tiếp tục nâng cấp, củng cố các quỹ tiết kiệm khang trang sạch đẹp tạo niềm tin cho khách hàng. Bằng những việc làm đó nên hàng năm nguồn huy động được của chi nhánh đều tăng cao. BẢNG 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN. Đơn vị: triệu đồng Tên chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Tăng giảm so với năm trước +,- % Tổng nguồn huy động vốn. i –VND. 1. Tiền gửi của tổ chức kinh tế. 2. Tiền gửi tiết kiệm + kỳ phiếu. ii – Ngoại tệ quy VND. 1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế. 2. Tiền gửi tiết kiệm + kỳ phiếu. 435861 252013 66953 185060 183848 7956 175892 508503 228305 84422 143883 280198 14547 265651 + 72642 -23708 + 17469 - 41177 + 96350 + 6591 + 89759 + 17% -9% +26% -22,2% +52% +82,8% + 51%. Năm 2000 công tác huy động vốn có nhiều khó khăn hơn các năm trước biến đổi liên tục gây tâm lý không ổn định cho khách hàng gửi tiền, mặt khác kinh tế của tỉnh phát triển, các hộ mở rộng kinh doanh., nhu cầu tiêu dùng mua sắm của nhân dân tăng cao. Tổng nguồn vốn huy động năm 2000 đạt 508503 triệu đồng tăng so với năm 1999 là 72642 triệu đồng, bằng 1,7% vượt kế hoạch 12% 2.1.4.2. Công tác sử dụng vốn. Với mục tiêu phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra, tăng trưởng hơn các năm trước và đảm bảo mục tiêu “phát triển vững chắc,an toàn, hiệu quả”. Mặc dù trong những năm 200 tình hình phát triển của tỉnh vẫn hạn chế những tháng đầu năm có biểu hiện chững lại, giá cả có chiều hướng giảm thấp làm cho tốc độ tín dụng củ Ngân hàng chậm lại. Song với tinh thần quyết tâm của toàn chi nhánh từ lãnh đạo đến cán bộ nghiệp vụ nhất ;à cán bộ tín dụng đã tăng cường khâu tiếp thị, tích cực chủ động tìm kiếm phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh, dân doanh đặc biệt quan tâm đến các dự án, nắm bắt nhu cầu vay vốn của mọi đối tượng, tất cả các thàh phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh, dân doanh đặc biệt quan tâm đến vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh ngành mũi nhọn của tỉnh như: kiện để các đơn vị tham gia đấu thầu các dự án treong toàn quốc. Thực hiện kịp thời chiến lược ưu đãi khách hàng truyền thống, khách hàng lớn làm ăn có hiệu quả. Thực hiện quy trình cho vay nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo cơ chế, chế độ, toàn điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch. Qua bảng số 2, chúng ta thấy năm 2000 ngoài việc giữ vững các khách hàng truyền thống có uy tín với NH, chi nhánh còn phát triển thêm được 936 khách hàng vay mới nâng tổng số khách hàng vay lên 2051 khách hàng với tổng dư nợ là 309137 triệu đồng (bao gồm cả VND, ngoại tệ quy VND và nợ đã được khoanh) tăng 65594 triệu đồng so với năm 1999, đạt mức tăng trưởng 39,6% so với năm 1999. Đảm bảo hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHCT tỉnh Nam Định. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, chi nhánh luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đầu tư, trong năm không có nợ quá hạn mới phát sinh, nợ quá hạn cũ giảm 425 triệu đồng trong đó giảm 300 triệu đồng nợ khó đòi. Đến 31/12/2000 nợ quá hạn và nợ chờ sử lý còn 1816 triệu đồng chiếm 0,8% trong tổng dư nợ. 2.1.4.3. Công tác kế toán tài chính. Công tác kế toán tài chính trong ngân hànglà một phần then chốt để thu hút khách hàng và đa dạng hoá các dịng vụ để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Chi nhánh đa tăng cường kỷ cương trong công tác kế toán, đảm bảo tuân thủ pháp luật và chế độ kế toán đã được Nhà nước và ngành quy định. Các nguyên tắc bảo mật số dư tiền gửi, tiền vay cũng như mọi hoạt động có liên quan đến khách hàng đều được tuân thủ nghiêm túc. Nhờ thực hiện việc thanh toán điện tử qua mạng Swift với các ngân hàng trong cùng hệ thống và với đội ngũ cán bộ ngày càng nâng cao trình độ khoan học công nghệ tiên tiến nên công tác thanh toán và điều hành vốn đảm bảo nhanh chóng chính xác tập trung. Công tác chuyển tiền và quyết toán cuối năm được thực hiện nhanh gọn an toàn và đạt chất lượng tốt. Khách hàng mở tài khoản giao dịch cả tiền gửi và tiền vay là 3085 khách hàng tăng 1016 khách hàng so với năm 1999. Năm 2000 khối lượng thanh toán qua chi nhánh tăng cao, doanh số thanh toán đạt 7609419 triệu đồng trong đó thanh toán không dùng tiền mặt đạt 7399652 triệu đồng. 2.1. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NH CÔNG THƯƠNG TỈNH NAM ĐỊNH. Tổ chức công tác thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những chức năng quan trọng của Ngân hàng thương mại. Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ khác, các Ngân hàng thương mại luôn quan tâm đến việc đổi mới vông nghệ thanh toán để công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và phát triển không chỉ trong các khách hàng vốn có trước đâu của các Ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội mà còn có các khách hàng cá nhân, mộ thị trường tiềm năng rộng lớn của Ngân hàng. Việc cuốn hút các dòng vốn luân chuyển qua hệ thống Ngân hàng không chỉ hàm nghĩa khơi thông, đẩy nhanh tốc độ thanh toán trong nền kinh tế mà còn tạo ra nguồn vốn lớn để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, mặt khác lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán càng lớn thì lượng tiền mặt trong lưu thông càng ít sẽ tác động trức tiếp đến điều hoà lưu thông tiền tệ góp phần củng cố sức mua của đồng tiền. Trong những năm gần đây nhìn chung khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt đàng ngày càng củng cố và phát triển ở các Ngân hàng. Trước tình hình phát triển chung của thanh toán không dùng tiền mặt , Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định, đã từng bước cải tiến đổi mới công tác thanh toán đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt , luôn thi hành một cách linh hoạt đúng đắn các văn bản hướng dẫn ban hành thực thi công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó chi nhánh cũng thực hiện chương trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng với việc tiến hành xây dựng các chương trình ứng dụn tin học vào hệ thống thanh toán, nhờ có sự ứng dụng này mà chi nhánh đã chấm dứt được tình trạng ách tắc trong thanh toán, không những thế còn giảm được thời gian một cách tối đa thông qua việc thanh toán qua mạng vi tính nối mạng trong toàn hệ thống Ngân hàng, ngoài ra chi nhánh luôn chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ thanh toán thành thạo về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc có khoa học giúp cho công tác thanh toán được tiến hành nhanh chóng chính xác làm thay đổi căn bản về chất trong hoạt động kế toán Ngân hàng. Chính nhờ có những việc làm này mà công tác thanh toán củ cho nhánh không ngừng đổi mới và phát triển tạo được lòng tin nơi khách hàng. Vì vậy ngày càng có nhiều khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh. tổng số lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh năm 2000 là 3085 khách hàng tănmg 1016 khách hàng so với năm 1999. Để đánh giá được những thành tựu trong công tác thanh toán tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định trong thời gian qua, ta có thể mô tả tình hình thanh toán thông qua bảng 3. Qua bảng 3 chúng ta thấy. Năm 1998, thanh toán không dùng tiền mặt đạt doanh số 8060191 triệu đồng chiếm 80% trong tổng số khối lượng thanh toán chung, còn thanh toán bằng thương mại chỉ chiếm 14% với doanh số đạt 1325413 triệu đồng. Như vậy, năm 1998 công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định chiếm tỷ trọng rất lớn tròn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8085.doc