Thị trường vàng Việt Nam, thực trạng và giải pháp

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vàng là hàng hoá đa dạng với chức năng là tiền tệ, công cụ tài chính và hàng hoá thông thường. Mặc dù thực tế chức năng tiền tệ của vàng không còn quan trọng như thời kỳ bản vị vàng, Chính phủ rất nhiều nước vẫn giữ một lượng vàng đáng kể trong dự trữ. Vàng vẫn còn chứng tỏ vai trò quan trong của mình như một công cụ tài chính bên cạnh các công cụ tài chính khác như chứng khoán và trái phiếu. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế ch

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3369 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Thị trường vàng Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa thực sự vững chắc, giá trị đồng bản tệ chưa thực sự ổn định. Cũng vì lý do đó tại một số nước vẫn duy trì chính sách quản lý vàng một cách chặt chẽ. Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế vai trò của vàng cũng gắn liền với bước thăng trầm của nền kinh tế. Vai trò tiền tệ của vàng đã phát huy rõ nét trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, lạm phát với tốc độ phi mã, vàng được coi là công cụ dự trữ, phương tiện thanh toán, đơn vị tính toán đối với tài sản có giá trị. Nhà nước đã sử dụng vàng làm công cụ ổn định giá trị đồng Việt Nam, góp phần chống lạm phát. Trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế nước ta đã qua thời kỳ khủng hoảng và đang có bước phát triển ổn định, lạm phát được duy trì ở mức thấp, xu hướng hội nhập toàn cầu hoá ngày càng tăng, thì giá vàng cũng ổn định và biến động theo giá vàng của thị trường vàng quốc tế. Vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm, thị trường vàng trang sức mỹ nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu vàng trang sức mỹ nghệ ngày càng tăng theo mức độ tăng của đời sống. Tuy nhiên do tập quán và thói quen vàng vẫn được sử dụng như một loại tiền trong thanh toán dân gian, trong thanh toán quốc tế (lậu) ở biên giới nên vàng vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta. Bên cạnh đó ngành sản xuất, kinh doanh vàng có truyền thống lâu đời với hơn 8000 tổ chức, cá nhân sử dụng hàng chục vạn lao động, trong đó có nhiều nghệ nhân, nhiều thợ có tay nghề cao phải là một thế mạnh cần khai thác. Hàng trăm tấn vàng trong dân chưa trở thành vốn để phục vụ đầu tư tăng trưởng. Sự manh mún, nhỏ lẻ của công nghệ sản xuất, kinh doanh vàng, sự yếu kém của các đơn vị quốc doanh đang trở nên nhức nhối trong khi đó những đơn vị kinh doanh vàng có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang hoạt động có hiệu quả. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, cũng như kinh nghiệm thực tế để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam theo hướng sử dụng hợp lý nhất nguồn lực "vàng" cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đề tài nghiên cứu "Thị trường vàng Việt Nam, thực trạng và giải pháp" nhằm đáp ứng những yêu cầu đó. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở kinh nghiệm về quản lý thị trường vàng của một số nước có hoàn cảnh kinh tế tương đồng với Việt Nam, luận văn trình bày một số biện pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động thị trường vàng ở Việt Nam, với trọng tâm là: - Làm rõ nội dung về vai trò của vàng trong đời sống xã hội. - Cơ cấu hoạt động của thị trường vàng thế giới trong thời gian qua. - Một số kinh nghiệm về quản lý thị trường vàng của một số nước. - Đánh giá hoạt động thị trường vàng ở Việt Nam trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường vàng tại Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, dự báo và sử dụng các kết quả nghiên cứu. Từ đó đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường vàng tại Việt Nam. 4. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Tổng quan về vàng và thị trường vàng Chương 2: Thực trạng thị trường vàng Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.1. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI. 1.1.1 Vài nét khái quát về lịch sử của vàng. Nhiều nguồn tài liệu cổ còn lưu lại cho biết, vào khoảng 12000 năm trước Công nguyên người Ai Cập đã biết đến vàng và từ "vàng" đã được ghi trong cuốn từ điển cổ của người Ấn Độ cách đây 6000 năm. Cũng vào thời đó người Ai Cập, người Xume đã biết gia công vàng làm đồ trang sức. Năm 3100 trước Công nguyên, vua Ai Cập Menes đã cho đúng vàng thành từng thỏi mang tên mình, mỗi thỏi vàng nặng 14gr. Các đoàn lạc đà của vua Xa-lô-mông hàng năm đem về từ Ophir một số vàng theo trị giá ngày nay đến hàng tỷ phrăng. Vua có ngai bọc vàng và uống ruợu trong những ly rượu bằng vàng. Khi vua Ai Cập trẻ Tontankhamon chết (khoảng năm 1350 trước Công nguyên), các thần dân của Vua đã đặt xác ướp của ông vào một cái quách bằng vàng khối trên 100kg, còn được trang trí bằng một tượng vàng người đồ sộ bằng vàng tạc theo hình vua. Năm 1492, Christophe Colomb đã phát hiện có vàng trên đảo Hispanila nằm giữa Đô-mi-ních và Ha-i-ti ngày nay. Suốt cả thế kỷ sau đó, những người đi chinh phục Châu Mỹ đã gửi về nước mình những số lượng lớn thứ kim loại quý đó. Ở thời Trung Cổ, người Fhini, sau đó là người Hy Lạp đã biết dùng vàng để đúc thành tiền và cho lưu hành song song với đồng tiền bằng kim loại bạc. Cách đây khoảng 3000 năm đã thấy xuất hiện tiền bằng vàng ở Ấn Độ, ở Trung Quốc. Ở Việt Nam từ đầu Công nguyên ông cha ta đã biết đến vàng. Trên thế giới, dưới các triều đại nô lệ và phong kiến, vàng được dùng đúc thành vương miện, tượng trưng cho quyền uy của bọn vua chúa phong kiến. Từ thời tư bản chủ nghĩa cho đến ngày nay, vàng được dùng làm phương tiện cất giữ của cải, phương tiện dự trữ, thanh toán và ngày càng được dùng vào công kỹ nghệ phục vụ đời sống và làm đồ trang sức. Lúc đầu vàng được xếp sau bạc trong hàng ngũ kim loại màu khan hiếm. Nhưng sau đó người ta tìm cách cải tiến công tác thăm dò, khai thác bạc, do dự trữ bạc lớn, dễ khai thác hơn, nên bạc đã được khai thác nhiều hơn vàng, làm cho vàng vốn đã khan hiếm ngày càng trở nên khan hiếm và cao giá hơn bạc. Từ thời cổ đại đến thời trung cổ, tương quan giá trị giữa vàng và bạc thường dao động trong phạm vi 1/10 đến 1/12, chưa bao giờ vượt quá tỷ lệ 1/16. Đến đầu thế kỷ 20, tương quan ấy đã có lúc dao động trong phạm vi: 1/36 đến 1/39 ( Xem - Những trang lịch sử của đồng tiền - NXB khoa học phân viện Xibiria 1986, Tr 84 - T. Nga ). Trong lịch sử nhân loại, cho đến nay con người đã khai thác được khoảng 130 ngàn tấn vàng, nhưng do vàng là kim loại quý hiếm và bền vững, cho nên hiện còn khoảng 85% số vàng này nếu thu gom lại thì có thể xếp thành một khối hình hộp mỗi bề 16m ( Xem - "kỹ thuật vàng bạc" - HN - Khoa học kỹ thuật - 1990, Tr. 11 ) . 1.1.2 Vàng đối với sự ra đời của tiền tệ Từ xa xưa, để tồn tại và phát triển, loài người đã xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hoá dịch vụ lẫn nhau nhằm thoả mãn mục đích riêng của mình. Phương thức đầu tiên được sử dụng trong thanh toán đó chính là phương thức hàng đổi hàng. Đây là hình thức trao đổi ngẫu nhiên. Tuy nhiên khi sản xuất hàng hoá phát triển, hình thức trao đổi này bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hoá. Lúc đầu người ta lựa chọn một hàng hoá làm vật ngang giá chung. Khi giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các vùng, các quốc gia phát triển thì vật ngang giá chung này bộc lộ những hạn chế khá lớn đó là không phải quốc gia nào cũng có một vật ngang giá chung giống nhau. Chính vì vậy, vai trò vật ngang giá chung sau đó được chuyển sang hàng hoá kim loại. Khi vàng đóng vai trò là vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hoá và dịch vụ thì phạm trù “tiền tệ” xuất hiện. Vàng được chấp nhận trong lưu thông bởi những thuộc tính tự nhiên vốn có của nó thích hợp với vai trò phương tiện trao đổi cho thế giới hàng hóa: dễ chia nhỏ, dễ hợp nhất; bền vững, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên; có giá trị lớn trong một khối lượng nhỏ - dễ di chuyển. Đầu tiên các thỏi vàng với những trọng lượng và hình dáng khác nhau được sử dụng làm phương tiện trao đổi, sự bất tiện của nó chính là động lực để hình thành nên các đồng tiền đúc bằng vàng với trọng lượng, hình dáng, kích thước thống nhất. Ban đầu trọng lượng và độ tinh khiết của những đồng tiền vàng đều được các nhà nước đảm bảo. Bởi tiền vàng được dùng một cách trân trọng như vậy nên nhiều loại đã tồn tại trong lưu thông hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ. Nhưng về sau hết lần này đến lần khác các Chính phủ lại hạ bớt loại kim loại quý của đồng tiền để nhằm đáp ứng những nhu cầu tài chính của họ. Độ tinh khiết của những đồng tiền vàng bị hạ thấp trọng lượng hay kích cỡ bị thu nhỏ lại. Những thực tế ấy đã nhen nhóm lạm phát và cản trở quá trình thanh toán. Những khó khăn đặc biệt ngày càng tăng lên trong suốt giai đoạn suy tàn của thời Trung cổ, lúc đó sự giảm giá trị đồng tiền vàng kết hợp với sự phân chia thành vô số các nhà nước nhỏ và rất nhỏ của Châu Âu đã gây ra tình trạng hỗn loạn của tiền tệ. Trong bối cảnh đầy xáo trộn đó, người ta thích tiêu những đồng tiền đã mòn hay kém chất lượng với giá trị danh nghĩa của chúng, còn cất riêng những đồng tiền tốt cho riêng mình. Đó chính là trào lưu đã khiến Thomas Gresham rút ra một qui luật rất nổi tiếng là: "Tiền xấu đuổi tiền tốt". Trong điều kiện như vậy, ước muốn tự nhiên về sự trở lại một hệ thống thanh toán giản đơn hơn và an toàn hơn lại hình thành giữa đông đảo các thương gia và dân chúng. Và kết quả là một bước thụt lùi mang tính lịch sử. Những người đổi tiền thời bấy giờ chính là tiền thân của các ngân hàng ngày nay - người ta không đếm tiền nữa mà lại cân các đồng tiền vàng để xác định lượng vàng của chúng. Sau đó họ đưa cho các khách hàng của mình một hóa đơn, trong đó họ cam kết rằng sẽ trao cho người nào giữ hóa đơn một khoản tiền có đúng lượng vàng như vậy. Một loại tiền mới - tiền giấy - đã ra đời như thế. Tiến trình này đã thu được thắng lợi. Tuy nhiên, hình thức tiền tệ này cũng bị lạm dụng bởi các Chính phủ và các ngân hàng do nhà nước quản lý y như tiền vàng. Vào đầu thế kỷ 19, nhà kinh tế học vĩ đại David Ricardo đã buộc lòng phải ghi nhận rằng không một ngân hàng nào đã từng độc quyền việc phát hành tiền giấy lại không lạm dụng hình thức này. 1.2 CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ 1.2.1 Chế độ hai bản vị (Double Standard System) Trong chế độ phong kiến, bạc là kim loại tiền tệ chủ yếu. Ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, Nhà nước quy định dùng bạc làm kim loại tiền tệ. Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, nhất là những khoản giao dịch với khối lượng hàng hóa có giá trị lớn ngày càng tăng khiến cho việc dùng bạc làm vật ngang giá chung không còn thích hợp nữa. Vì giá trị của bạc rất nhỏ, do vậy người ta phải tìm kim loại khác có giá trị cao hơn bạc để đưa vào lưu thông. Kim loại đó chỉ có thể là vàng. Như vậy, có hai kim loại bạc và vàng cùng đồng thời làm kim loại tiền tệ: chế độ hai bản vị ra đời. Chế độ hai bản vị là chế độ tiền tệ mà pháp luật của Nhà nước quy định hai loại kim loại vàng và bạc đồng thời làm kim loại tiền tệ, hai loại tiền vàng và tiền bạc được tự do đúc và có hiệu lực pháp lý thanh toán vô hạn. Căn cứ vào cách quy định về mối quan hệ trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc mà chia chế độ hai bản vị ra làm hai loại cụ thể: Chế độ bản vị song song là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định tỷ lệ trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và lượng bạc chứa trong hai đồng tiền đó quyết định. Ví dụ, nước Anh năm 1633 đúc tiền vàng sử dụng cùng với tiền bạc. Hai đồng tiền này lưu thông và trao đổi với nhau theo tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường giữa kim loại vàng và kim loại bạc. Nếu 1 ounce vàng có giá trị thực tế gấp 5 ounce bạc thì tỷ giá tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc là 1/5. Chế độ bản vị kép là chế độ hai bản vị mà nó quy định cụ thể tỷ giá trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc. Ví dụ, ở Mỹ năm 1792 quy định tỷ giá này là 1/15. Thông thường, người ta gọi chế độ hai bản vị chủ yếu là chỉ chế độ bản vị kép này. Chế độ hai bản vị là một chế độ tiền tệ không ổn định. Bởi vì, bản tính của tiền tệ là độc chiếm, gạt bỏ những cái khác. Việc pháp luật của Nhà nước quy định vàng và bạc đồng thời đều làm kim loại tiền tệ là trái với bản tính đó của tiền tệ. 1.2.2 Chế độ bản vị vàng (Gold Standard System) Tính chất không ổn định của chế độ hai bản vị đã kìm hãm sự phát triển nhanh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản chưa có đủ điều kiện khách quan để thực hiện một chế độ bản vị đơn vàng, vì lượng vàng khai thác ra chưa thể đáp ứng yêu cầu lưu thông tiền tệ bằng vàng, do đó phải đúc tiền bạc để đưa vào lưu thông. Mãi tới cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19, do công nghiệp khai thác vàng phát triển, các nước mới có đủ điều kiện chuyển từ chế độ hai bản vị sang chế độ bản vị vàng. Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc tiền vàng. Trong quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng, bản vị vàng thoi và bản vị vàng giấy. 1.2.2.1 Chế độ bản vị tiền vàng Là chế độ tiền tệ trong đó tiền tệ được đúc bằng vàng một cách tự do, tiền phụ và tiền tín dụng, tiền ngân hàng được đổi ra tiền vàng một cách tự do, vàng được tự do xuất nhập khẩu. Nhờ có chế độ tiền tệ như vậy nên lạm phát tiền tệ khó biến thành hiện thực. Đây là một chế độ tiền tệ ổn định nhất từ trước tới nay. Tính chất ổn định của chế độ bản vị tiền vàng là tương đối. Có nghĩa là sự ổn định của tiền tệ chỉ trong quan hệ giữa tiền tệ và vàng, chứ hoàn toàn không phải là quan hệ giữa tiền tệ và hàng hoá. Vì trong những điều kiện nhất định, tiền tệ có thể đại biểu cho một lượng vàng nhất định, song, sức mua của tiền tệ có thể biến động, một khi quy luật cung và cầu của hàng hoá có sự thay đổi trên thị trường. 1.2.2.2 Bản vị vàng thoi Bản vị vàng thoi là sự biến tướng của bản vị tiền vàng, không thông dụng trên thế giới, chỉ được áp dụng ở Anh vào năm 1925 và ở Pháp vào năm 1926 và lấy tiền bản xứ làm chuẩn mực. Ở Anh, ngân hàng đã đúc các thoi vàng nặng 400 ounce (1 ounce = 31,103gr) làm chuẩn (làm bản vị). Người dân muốn đổi được thoi vàng ấy thì phải có đủ 1700 đồng Sterling, còn ở Pháp, ai muốn đổi lấy thoi vàng chuẩn (vàng bản vị) thì phải có 215 ngàn france. Do vậy bản vị vàng thoi là một chế độ bất lợi cho đời sống kinh tế - xã hội, đã gây khó khăn cho việc luân chuyển tiền thành vàng và ngược lại, chỉ những người nhiều tiền mới đổi được một thỏi vàng để cất giữ, làm báu vật dùng cho khi cần thiết. Bởi thế, bản vị vàng thoi là một bước thụt lùi so với chế độ bản vị tiền vàng. Tuy nhiên, ở Anh chỉ sau vài năm chế độ bản vị vàng thoi ra đời, những người giàu có ở bản xứ và ở nước ngoài đã tung tiền ra mua vàng của Anh, làm cho kho vàng của Anh nhanh chóng bị cạn kiện khiến ngày 21/9/1931, chính phủ Anh đã phải phá giá 33% giá trị đồng Sterling và đình chỉ việc đổi đồng Sterling lấy vàng, chấp nhận sự phá sản của chế độ bản vị vàng thoi. Còn chế độ bản vị tiền vàng trên thế giới đã bị sụp đổ hoàn toàn trong thời gian khủng hoảng KTTG (1929 - 1933): Nhật và Anh vào năm 1931; Mỹ - 1933; Bỉ và Ý - 1935; Pháp - Hà Lan và Thụy Sỹ năm 1936 (3 Xem - Từ điển " TC tín dụng" "Liên xô cũ - M - Tài chính quốc gia" - 1961, Tr 442. ). 1.2.2.3 Bản vị vàng giấy Bản vị vàng giấy là chế độ bản vị vàng chỉ có trên sổ sách của IMF trên thực tế không có tiền, không có vàng chuyển giao giữa các bên liên quan. Đó chính là khái niệm để chỉ quyền rút vốn đặc biệt (SDR) ra đời vào năm 1970, nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán của các nước thành viên IMF. SDR không phải là tiền thật, nên không có hình dáng, màu sắc. Nó chỉ là đơn vị thanh toán quy ước để ghi sổ. Trên danh nghĩa, hàm lượng vàng của SDR là 0,888671gr. IMF mở sổ riêng để theo dõi lượng SDR phân cho từng nước. Do vậy, SDR chỉ là phương tiện thanh toán quốc tế theo dõi ghi sổ, chuyển khoản giữa các nước có quan hệ thanh toán trong cán cân TTQT, còn "tiền" ở đây chỉ là tiền tưởng tượng, tiền ghi trong sổ sách của IMF. 1.3 VÀNG TRONG HỆ THỐNG BRETTON WOODS (1946 - 1971) Sự thiết lập vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ vào những năm sau chiến tranh thế giới được tạo nên bởi hai hoạt động của chính phủ Mỹ vào tháng giêng năm 1934. Tổng thống Roosevelt đột ngột nâng giá vàng từ 20.67 USD lên mức chuẩn 35 USD một OZ. Đồng thời, kho bạc Mỹ đã cam kết sẽ bán và mua vàng từ các tổ chức chính thức nước ngoài cho "mục đích tiền tệ hợp pháp" với giá 35 USD một OZ. Hệ thống Bretton Woods là một chế độ gồm các tỷ giá chuyển đổi ấn định nhưng có thể điều chỉnh và các quy tắc về hoạt động tài chính được thoả thuận của nhiều nước hay từng quốc gia riêng biệt sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Mối liên kết giữa đồng dollar Mỹ và vàng đã được củng cố một cách vững chắc, vị trí của USD và vàng được xác lập là những điểm được ấn định trong hệ thống tiền tệ thế giới theo các quy tắc của Quỹ tiền tệ quốc tế được thành lập vào năm 1946. Thanh viên của Quỹ này bao gồm hầu hết các nước không theo chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Các Quốc gia thành viên này đã xác lập giá trị đối ngoại cho đồng tiền của họ dưới dạng vàng và USD, dựa trên cơ sở giá vàng chính thức của Mỹ vào tháng Giêng năm 1946, nghĩa là 35USD/OZ. Gía này còn tồn tại cho đến khi Mỹ lại một lần nữa đình chỉ việc chuyển đổi này vào tháng Tám năm 1971. Trong thực tế thì mối liên kết của vàng với các tiền tệ khác ngoài đồng USD đều là gián tiếp : Các điều khoản của IMF đã không cho phép các thành viên của mình bán hay mua vàng trong nội bộ với nhau hoặc là giữ vàng trong nguồn dự trữ để củng cố đồng tiền của họ. Vàng là "mẫu số chung" của hệ thống và giá trị danh nghĩa của mỗi đồng tiền được biểu hiện trực tiếp bằng vàng, hay một cách gián tiếp qua đồng USD với trọng lượng là 0,888671 gram vàng nguyên chất như được ấn định vào 1/ 7/1944. Điều đó đã khiến vàng trở thành nền tảng của hệ thống này. Điều này biểu hiện rõ rệt qua thực tế rằng khi tính chuyển đổi ra vàng của đồng USD trở nên đáng ngờ vực thì hệ thống này tự nó đã suy yếu một cách trầm trọng. Vàng đồng thời cũng là tài sản dự trữ cơ bản của hệ thống Bretton Woods tồn tại từ năm 1946 cho đến năm 1971. Nhưng ở đây không có mối liên kết nào giữa khối lượng vàng cho các cơ quan tiền tệ Quốc gia sở hữu và nguồn cung tiền của họ. Yếu tố này trong chế độ bản vị vàng cổ điển đã không được khôi phục bởi các Quốc gia đều muốn có được tính linh hoạt và quyền tự quyết cho đồng tiền bản tệ và các chính sách tài chính của mình. Các quan hệ tài chính quốc tế đã trở nên chính trị hoá. Mỹ là Quốc gia duy nhất đã thực hiện cam kết tự do mua và bán vàng trong trao đổi với đồng tiền của họ. Mỹ đã truyền bá chính sách này cho các Quốc gia khác để khẳng định rằng đồng tiền của họ ở trong phạm vi hợp pháp so với đồng USD. Trong thực tế các Quốc gia hàng đầu duy trì tỷ giá chuyển đổi USD của họ bằng cách can thiệp vào thị trường hối đoái với các hoạt động mua và bán đồng tiền của họ lấy USD. Và mọi người đều thừa nhận rằng đồng USD tự nó có thể vẫn bền vững dưới hình thức vàng. Bởi vậy nước Mỹ đã rất thụ động trong thị trường hối đoái - chính phong cách này đã gây ra nhiều khó khăn cho bản thân nước Mỹ và các Quốc gia khác trong hệ thống này. Vào năm 1945, hầu hết nguồn vàng dự trữ của thế giới được tập trung ở Mỹ và sự mất cân bằng này đã trở nên tồi tệ hơn trong 5 năm đầu tiên của thời kỳ hậu chiến : vào cuối năm 1950 nước Mỹ sở hữu tới 2/3 lượng tiền tệ vàng của thế giới. Hơn nữa khoảng một nửa sản lượng vàng mới khai thác lại “biến mất” vào các khoản tích trữ tư nhân, ngành công nghiệp và kim hoàn, bởi vậy những lượng tiền tệ vàng tăng trưởng rất chậm. Các cơ quan tiền tệ phải đối mặt với nhu cầu cần thiết phải tìm ra những gì có thể thay thế cho vàng - thứ kim loại ngày càng nguy cơ khó có thể trở thành cơ sở của một hệ thống quốc tế trong hiện thực. Thật vậy, sự đe dọa về mức thiếu hụt trầm trọng trong nguồn dự trữ quốc tế đã dịu đi bởi sự tăng trưởng liên tục của những khối lượng tiền USD do các NHTW nắm giữ. Các NHTW này - chính là đối tác, đầu tiên là của những chi tiêu vô cùng to lớn cho các chính sách tái thiết hậu chiến của Mỹ và sau đó là sự sa lầy vào thiếu hụt cán cân thanh toán của Quốc gia này. Bởi vì đồng USD vốn “quý như vàng” nên các NHTW nước ngoài đầu tiên rất vui lòng bổ sung chúng vào nguồn dự trữ của họ. Thực tế, trong suốt thời kỳ hoàng kim của hệ thống Bretton Woods; hệ thống này đã tồn tại khoảng một thập kỷ từ năm 1955 cho tới 1964. Sự thống trị tuyệt đối về mặt kinh tế và tài chính của nước Mỹ đã đóng một vai trò tương tự trong việc duy trì tính tin cậy cho hệ thống tiền tệ quốc tế so với vai trò “bá chủ” của nước Anh vào thế kỷ 19. Giống như Anh quốc, nước Mỹ là một Quốc gia hướng ngoại, tự tin vào sức mạnh và đồng tiền của mình, ủng hộ việc tự do kinh doanh; cho phép các cư dân và người ngoại quốc sử dụng đồng tiền của Quốc gia này không có bất kỳ hạn chế hay kiểm soát nào; cho nước ngoài vay với một tỷ lệ lớn. 1.4 CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG VÀNG 1.4.1 Thị trường giao ngay (Spot markets) Vàng được mua trên thị trường giao ngay, là thị trường trong đó việc giao hàng dù dưới dạng tiền vàng huy chương, hay vàng khối phải được giao cũng như thanh toán trong thời gian 2 ngày làm việc sau ngày hợp đồng. Khi khách hàng bán vàng, họ sẽ nhận hoặc tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản, ví dụ như : chuyển tiền thanh toán vào tài khoản, chuyển qua ngân hàng, séc, hối phiếu ngân hàng. Trong thị trường mua bán giao ngay, việc thanh toán được thực hiện khi bên kia giao hàng. Thị trường vàng giao ngay hay thị trường trao đổi vàng là một nơi quan trọng đối với lưu thông vàng. Vài năm trước đây những người mua vàng quan trọng nhất chính là các NHTW, và chính sách của họ là trả bằng tiền mặt. Hơn thế, trong nhiều năm các ngân hàng này thành công trong việc giữ giá vàng ổn định, bởi vậy không có nhà kinh doanh nào cũng như các nhà công nghiệp có sự kích thích tham gia vào các giao dịch có kỳ hạn với mục đích kinh doanh tự bảo hiểm, hoặc đầu cơ. Tuy nhiên, từ khi giá vàng chính thức bị bãi bỏ thì thị trường cho các hợp đồng có kỳ hạn và quyền chọn đã ngày càng phát triển đối với lĩnh vực vàng khối, nhiều hơn hết là ở khu vực các nước nói tiếng Anh (Mỹ, Anh và Hồng Kông). Tuy vậy ở Châu Âu, đặc biệt là ở Thụy Sỹ, thị trường vàng khối vẫn giữ nguyên là thị trường giao ngay mặc dù các phương thức kinh doanh vàng khác đang ngày càng tăng lên. Đối với tiền vàng và huy chương các giao dịch giao ngay vẫn đóng vai trò quan trọng và hầu hết đây là hình thức kinh doanh duy nhất. 1.4.2 Thị trường kỳ hạn (Forward markets) Là thị trường mà việc trả tiền và giao hàng không thực hiện ngay lập tức mà vào một thời điểm nhất định nào đó trong tháng xác định hợp đồng. Đối tượng kinh doanh ở đây không phải là vàng thực mà là quyền giao hay nhận một khối lượng vàng nhất định theo một kỳ hạn được thoả thuận với giá ấn định tại thời điểm của hợp đồng. Các hợp đồng mua bán kỳ hạn được ký kết tại Sở Giao dịch. Các hợp đồng này không thường được mua dưới hình thức hô giá, với các thành viên của Sở Giao dịch là người mua cuối cùng (có trạng thái trường) và người bán cuối cùng (có trạng thái đoản). Trong hầu hết các trường hợp, các hợp đồng mua và các hợp đồng bán trong thị trường có kỳ hạn tự triệt tiêu lẫn nhau. Bởi vậy việc chuyển giao vàng thực trong trao đổi hầu như không cần thiết. Trong thực tế, ở các giao dịch có kỳ hạn tại Mỹ chỉ có 1% đến 5% doanh số là có giao hàng thực. Vì lý do này, doanh thu của thị trường có kỳ hạn lớn hơn lượng vàng được giao thực sự rất nhiều. Trong thực tế, hàng năm doanh thu này vượt xa tổng giá trị nguồn cung ứng mỗi năm. Các thị trường có kỳ hạn, đúng tính chất hiện nay đang hoạt động ở Chicago, Newyork, Singapore và HongKong. Các hợp đồng giao hàng có kỳ hạn cũng rất phổ biến ở Zurich. Tuy nhiên, ở đây người ta áp dụng hình thức hợp đồng “tiền giao sau”, ở các hợp đồng này, khoản chênh lệch giá trong giao dịch giao sau không phải là yếu tố giá do thị trường quyết định mà là một khoản trả lãi cho việc cung cấp một khoản tài chính trong thời hạn của giao dịch. Thị trường vàng có kỳ hạn, do những người tiêu dùng công nghiệp và sử dụng vào mục đích tự bảo hiểm để tránh khỏi các biến động giá không thuận lợi. Ở một khía cạnh khác, đối với các nhà đầu tư thì thị trường này đem lại những cơ hội hiếm có để kiếm lời cũng như là các rủi ro. Một nhà đầu tư mua vàng với hình thức giao sau có quyền kiểm soát một tài sản lớn với phí khá ít. Do tính hiệu quả ấy mà khả năng kiếm lời ở thị trường này hơn nhiều so với một đầu tư tương đương bằng tiền mặt. Tất nhiên là khả năng rủi ro cũng lớn. Tuy cũng có những cách có thể hạn chế khả năng kiếm lời hay thiệt hại trong giao dịch vàng có kỳ hạn. Ví dụ, thường người ta có thể tất toán hợp đồng trước thời hạn, mặc dù điều này sẽ phát sinh chi phí. Rủi ro mất mát ở thị trường chứng khoán cũng có khả năng hạn chế bằng cách sử dụng “hợp đồng hạn chế rủi ro”. Nhờ cách này mà hợp đồng sẽ được tự động tất toán khi giá cả đạt tới mức nhất định có lợi cho khách hàng. 1.5 DỰ TRỮ VÀNG TRÊN THẾ GIỚI. Trên thế giới, vàng dự trữ của nhà nước thường nằm dưới dạng vàng thỏi, nén hay tiền vàng và thuộc quyền quản lý, chi phối của các tổ chức và cơ quan của Nhà nước. Trước khi vàng mất chức năng bản vị tiền tệ thì dự trữ vàng của Nhà nước được coi như dự trữ tiền tệ thế giới và là bảo đảm cho lưu thông tiền tệ trong nước. Từ khi vàng không còn chức năng này nữa thì dự trữ vàng của Nhà nước chỉ còn đóng vai trò chính trong thanh toán quốc tế và có thể dùng để bổ sung cho dự trữ ngoại tệ. Trong thời gian dài, khi vàng được dùng làm bản vị tiền tệ thì dự trữ vàng chính thức của Nhà nước tăng lên cả về số tuyệt đối (về tổng lượng vàng tập trung vào kho Nhà nước) lẫn về số tương đối (về phần của Nhà nước trong tổng lượng vàng dự trữ trong nền KTQD). Nhưng sau khi vàng mất chức năng bản vị tiền tệ thì xảy ra khuynh hướng ngược lại, vàng của Nhà nước giảm cả về mặt tương đối và tuyệt đối, còn vàng tiêu dùng và tích luỹ trong khu vực tư nhân lại tăng lên. Ở đây, chẳng những lượng vàng mới khai thác mà còn một phần vàng dự trữ của Nhà nước được chuyển sang tay tư nhân. Số vàng nắm giữ bởi các nước khác nhau rất đa dạng cả về khối lượng và tỷ lệ so với dự trữ ngoại hối. Những nước nắm giữ vàng lớn - bao gồm Mỹ, Đức, Quỹ tiền tệ quốc tế và Pháp. Đã có nhiều nước bán vàng với số lượng lớn, đáng chú ý nhất là Argentina, Australia, Bỉ, Canada, Hà Lan, Thụy Sỹ và Anh. Cũng có nhiều nước xác định mua vàng, nước mua nhiều nhất là Đài Loan, Ba Lan. Những chênh lệch đó có thể giải thích được một phần theo cách trong đó dự trữ được nhìn nhận như là vấn đề của quốc gia, cách trong đó các quyết định về chính sách dự trữ để thực hiện, và bằng khối lượng dự trữ rất lớn so với lượng sản xuất vàng tiêu thụ cơ bản. Với khối lượng vàng dự trữ tương đối lớn so với mức tiêu thụ, khả năng thay đổi về chính sách đã có ảnh hưởng khá lớn đến giá vàng. Sự lo ngại về việc bán vàng của khu vực chính thức được xem là một nhân tố chủ yếu sau sự suy giảm giá vàng từ cuối năm 1996 - những lo ngại gây ra bởi lòng tin rằng đã có một số ít nước bán vàng. Năm 1999, hành động bán vàng của Anh cộng với khả năng bán vàng tiếp theo của các thành phần khác của khu vực chính thức đã được coi là nhân tố chủ yếu đứng sau sự suy giảm đặc biệt nghiêm trọng của giá vàng, mức giá rớt xuống 252/OZ vào tháng 8/1999. Bảng 1.1: Dự trữ vàng khu vực chính thức lớn nhất (tính đến cuối năm 2000). STT Tên nước Tấn Tỷ lệ % vàng trong dự trữ ngoại hối 1 Mỹ 8137 57 2 Đức 3469 35 3 IMF 3217 N/a 4 Pháp 3025 42 5 Italia 2452 40 6 Thuỵ Sỹ 2420 40 7 Hà Lan 912 46 8 Nhật 764 2 9 ECB 747 14 10 Bồ Đào Nha 607 39 11 Tây Ban Nha 523 13 12 Anh 480 9 13 Đài Loan 421 3 14 Trung Quốc 395 2 15 Nga 382 12 16 Áo 377 19 17 Ấn Độ 358 9 18 Vênezuela 319 16 19 Lebanon 287 30 20 Bỉ 258 19 21 Tất cả các nước 28.871 12 (Nguồn: Gold Survey 2000) Đối với các nước công nghiệp phát triển, dự trữ ngoại tệ nhiều hơn dự trữ vàng gần 2 lần, đối với các nước đang phát triển nhiều hơn gấp 9 lần. Chỉ có Mỹ giá trị vàng dự trữ tính theo giá thị trường là cao hơn dự trữ ngoại tệ, chiếm 57% vàng trong dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, ở nhiều nước dự trữ ngoại tệ, chiếm 57% vàng trong dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, ở nhiều nước dự trữ ngoại tệ nhiều hơn dự trữ vàng. Ví dụ như Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Vênêzuêla, Áo, Bỉ. Về mặt lịch sử, dự trữ vàng quốc gia ở các nước đều được tập trung trong kho bảo quản kim loại quý hiếm của NHTW dùng để phục vụ cho lưu thông tiền tệ trong nước và thanh toán quốc tế. Mặc dù ngày nay các chức năng này không còn nữa nhưng dự trữ vàng ở đa số nước vẫn nằm trong bảng tổng kết tài sản, dưới sự quản lý của NHTW theo truyền thống, trừ một số nước ví dụ Mỹ, toàn bộ dự trữ vàng quốc gia đều thuộc quyền chi phối của kho bạc thuộc cơ quan tài chính. Ở Anh cũng vậy, kho bạc nhà nước nắm toàn bộ dự trữ vàng, còn ngân hàng chỉ làm nghiệp vụ kỹ thuật theo sự uỷ quyền của kho bạc. Ở một số nước, bên cạnh dự trữ vàng chính thức ở NHTW còn có vàng dự trữ ở các cơ quan khác. Do thực hiện các biện pháp phi chuẩn mực hoá tiền tệ bằng vàng cho nên phạm vi sử dụng vàng chính thức bị co lại rõ rệt. Cùng với nghị quyết của IMF dùng đồng tiền SDR làm chuẩn mực thay vàng, nhưng thoả thuận của các cường quốc cấm Nhà nước mua vàng mới khai thác, không thực hiện các hợp đồng có vàng để điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế đã làm cho các cường quốc vàng như Đức, Ý, Pháp và Thụy Sỹ ngừng các nghiệp vụ giao tiếp có vàng quốc gia. Do vậy, vàng dự trữ quốc gia trong nhiều năm bị nằm "chết" trong kho. Song, vào khoảng giữa thập niên 80, một số nước nhận thấy rằng, để vàng nằm chết trong kho vừa mất công bảo quản lại vừa không sinh lời, do vậy đã bán bớt lượng vàng trong kho dự trữ quốc gia của mình theo hai hướng: Thứ nhất là thông qua các ngân hàng môi giới, vàng dự trữ quốc gia được chuyển cho các công ty kim hoàn vay để họ làm đồ trang sức, vật lưu niệm bán ra thị trường, sau đó sẽ mua số vàng mới khai thác được hoàn lại cho ngân khố nhà nước với mức lãi không cao. Với cách này thì lượng vàng dự trữ của nhà nước về hình thức vẫn còn nguyên, nhưng lại làm cho vàng “biết chửa”, sau đó “đẻ” cho nhà nước một khoản thu nhập nhất định. Thứ hai là vàng kho bạc được bán trực tiếp ra thị trường lấy tiền để trang trải số thiếu hụt của ngân sách nhà nước hoặc để bổ sung dự trữ ngoại tệ và cho vay kiếm lời hoặc đầu tư chứng khoán. Cả hai cách “phá băng” nói trên đều làm tăng áp lực hạ giá vàng trên các thị trường vàng quốc tế. Tính đến đầu._. năm 2000, kho vàng dự trữ quốc tế của Canada bị giảm nhiều nhất so với mức dự trữ tối đa –giảm 12 lần, còn 637 tấn vàng; rồi đến Bỉ – giảm 5 lần, còn 1067 tấn; tiếp theo là Ôxtrâylia – giảm 3 lần, còn 167 tấn; Hà Lan – giảm 1,7 lần còn 722 tấn và Austria – giảm 1,6 lần, còn 249 tấn (4 Nghiên cứu kinh tế số 273 - tháng 2 năm 2001. ). Do đó đã góp phần làm tăng áp lực hạ giá vàng trên các thị trường vàng thế giới trong thời gian qua. 1.6 CUNG VÀ CẦU VÀNG TRÊN THẾ GIỚI Từ lâu, vàng đã trở thành thứ kim loại quý hiếm vì lượng vàng khai thác được từ xa xưa đến nay không nhiều, nhưng vàng ngày càng được sử dụng nhiều trong đời sống kinh tế - xã hội, như trong công nghiệp chính xác kim hoàn, trong ngành kinh tế. Nhà nước dùng vàng làm tài sản đảm bảo giá trị đồng tiền và ổn định nền kinh tế; tư nhân dùng vàng làm đồ trang sức, vật lưu niệm, vừa làm của tiết kiệm để dành. Đặc biệt ngày nay khi công nghiệp chính xác, điện tử, vi tính càng phát triển thì lượng vàng dùng cho lĩnh vực công nghiệp ngày càng cao. Ví dụ trên các vệ tinh và con tàu vũ trụ chỉ cần bọc một lớp vàng 1/600.000cm là đủ để chống lại bức xạ hồng ngoại trong vũ trụ. Để bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài, và để quan sát được dễ dàng, trên các con tàu của Mỹ người ta bọc một lớp vàng. Ngoài ra một số thiết bị bên trong cũng được bọc một lớp vàng để chống quá nóng và chống rỉ. Lượng vàng dùng cho sản xuất, đời sống do các nguồn sau đây cung cấp: vàng mới khai thác ở các quốc gia phương Tây (Mỹ, Nam Phi, Canada, Úc, Brazin…); và ở các nước phương Đông đem bán (Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Inđônêsia, Philipin…); vàng tái sinh, vàng dự trữ quốc gia và dự trữ tư nhân đem bán, vàng từ những nguồn khác. Vàng mới khai thác của thế giới đưa vào lưu thông làm tăng lượng vàng hiện có trên thị trường, còn các lượng vàng khác là vàng vốn có chỉ làm thay đổi quyền sở hữu, không làm tăng lượng vàng hiện có, nhưng nói chung nhờ có nó nên cung và cầu vàng trên thế giới trong thời gian qua gần như là cân bằng. Bảng 1.2 : Cung và cầu vàng vật chất từ 1990 - 1999 (tấn / 1 năm, tính trung bình) Cầu Cung Chế tác 3.287 Khai thác mỏ 2.332 Vàng vụn 630 Bán từ khu vực chính thức 309 2.657 Dự phòng sản xuất ròng 238 Dự trữ vàng 235 Huỷ bỏ đầu tư ròng 13 Tổng số 2.892 2.892 (Nguồn: Gold Fields Mineral Services Ltd) Các con số cho thấy nhu cầu chế tác, ước tính khoảng 3.278 tấn / năm trong thập kỷ qua, đã vượt xa nguồn cung khai thác mỏ mới là 2.332 tấn / năm Lượng cung hàng năm vàng mới được khai thác và bán vàng từ các nền kinh tế phi thị trường đều đã tăng đều trong thập kỷ 90. Nam Phi là nước dẫn đầu trong sản xuất vàng và cung cấp tới 17,5% lượng vàng được khai thác hàng năm. Theo ước tính, Mỹ là nhà sản xuất vàng lớn thứ 2, cung cấp 13,3% và Australia đứng thứ ba với 11,7%. Tổng lượng bán từ khu vực chính thức, dự phòng sản xuất ròng và huỷ bỏ đầu tư ròng là 550 tấn cũng góp phần làm tăng cung về vàng trên thị trường. Tuy nhiên, những đợt bán vàng của các NHTW hay các tổ chức quốc tế là không thường xuyên. Một trong những động cơ có thể của những đợt bán vàng này là mong muốn thay đổi cơ cấu dự trữ để tạo nên dự trữ ngoại tệ lớn hơn và do đó tăng trạng thái động của tài sản dự trữ. Cơ cấu nhu cầu vàng trên thị trường cũng khác cách cơ bản cơ bản với những gì thường gặp trong các hàng hoá khác. Nhu cầu về vàng không giống nhau, hầu hết nhu cầu về các nguyên liệu thô khác, không chỉ nảy sinh từ phía ngành công nghiệp sử dụng vàng. Sự thực là ngành công nghiệp đang ngày càng trở thành ngành tiêu dùng vàng quan trọng. Ba yếu tố cấu thành chính trong nhu cầu vàng đó là các cơ quan tiền tệ, các khách hàng tư nhân mua vàng với mục đích để tích trữ, đầu tư hay đầu cơ và nhu cầu vàng cho sản xuất. Qua hàng thế kỷ, nhu cầu về vàng của các cơ quan tiền tệ đã chi phối thị trường vàng. Dưới chế độ bản vị vàng, các cơ quan này đã giữ giá vàng ổn định và tích lũy cho riêng mình khối lượng vàng rất lớn. Sự ổn định này kéo dài được đến năm 1968. Từ đây bắt đầu có vấn đề tranh luận một cách rộng rãi về việc bãi bỏ chế độ bản vị vàng. Các thập niên 80, 90 giá vàng liên tục hạ, sở dĩ giá vàng hạ là do sức hấp dẫn của vàng có phần bị giảm sút đối với các nhà đầu tư kiếm lời, vì tình hình kinh tế và thị trường tiền tệ thuận lợi hơn, nhờ quan hệ Đông- Tây đã dịu đi nhiều, lạm phát giảm, đồng nội tệ ở nhiều nước lên giá. Mặc dù dự trữ vàng là ổn định hơn so với dự trữ tiền tệ, kể cả ngoại tệ mạnh, nhưng lại không có lợi bằng dự trữ ngoại tệ mạnh một khi nền kinh tế duy trì mức lạm phát thấp và đồng nội tệ đã ổn định. Trong khi dự trữ vàng kém cơ động, cần chi phí bảo quản tốn kém, khó sinh lời, thì dự trữ tiền tệ lại rất cơ động và sinh lời nhanh. Do vậy, nhiều nước đã giảm lượng vàng nhập và bán vàng dự trữ để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn Đài Loan là nước trước đây nhập khẩu vàng vào loại nhất nhì thế giới thì gần đây cũng giảm lượng nhập. Tích trữ, đầu tư và đầu cơ tạo thành một khu vực rộng lớn và hỗn tạp của nhu cầu vàng. Từ lâu lắm rồi con người đã sử dụng vàng làm phương tiện bảo đảm an toàn cho những của cải của họ để tránh những tình huống bất ổn trong cuộc sống. Không giống những khoản đầu tư bằng tiền có thể sinh lời, việc tích trữ vàng từ lâu đã không mang tính chất kiếm lời mà nhằm mục đích an toàn, tức là bảo vệ tài sản. Ưu thế này của vàng làm nên đặc trưng trong hành động cất trữ. Tất cả những điều đó gây ấn tượng thật lâu dài. Ý tưởng sở hữu vàng như một phương tiện để bảo hiểm tài sản của con người khỏi những bấp bênh và biến động của đời sống kinh tế, chính trị bắt rễ sâu xa vào ý tưởng con người trên toàn thế giới. Ngoài việc tích trữ vàng nhằm mục đích an toàn, vàng còn là phương tiện đầu tư và đầu cơ. Ở lĩnh vực này, mục đích là để đạt được một khoản lợi do giá vàng tăng lên. Trong suốt thời kỳ giá vàng còn do các NHTW ấn định thì nhu cầu vàng kể trên là không mấy quan trọng. Nhưng vào nửa sau của thập kỷ 60, khi người ta dần dần vỡ lẽ rằng các cơ quan quyền lực khó mà đủ sức giữ giá vàng ở mức 35 USD/OZ, mối quan tâm của các nhà đầu tư và đầu cơ đối với vàng mới thật sự tăng lên một cách đáng kể. Khi cuối cùng thị trường vàng trở nên không kiểm soát nổi, thì nhu cầu vàng trong lĩnh vực này tự nó trở thành yếu tố quyết định chính cho giá vàng. Theo GFMS, nhu cầu đầu tư tư nhân khoảng dưới 25.000 tấn, một con số đã được tăng lên một cách chậm chạp theo thời gian. Những lý do nắm giữ vàng thay đổi rộng rãi. Tại những thị trường với hệ thống tài chính phát triển nghèo nàn, khó tiếp cận hay với những Ngân hàng không đảm bảo an toàn, hay nơi mà lòng tin vào Chính phủ còn thấp, vàng vẫn hấp dẫn như một vật cất trữ giá trị dễ cầm nắm, không bị lộ tên và sẵn sàng đưa ra thị trường tại bất cứ đâu. Tại những nước với hệ thống tài chính và chính trị ổn định, sự hấp dẫn đầu tiên của vàng là một công cụ đầu tư với mối tương quan thấp, ngược chiều với những tài sản khác, và nó có thể giữ hoặc tăng giá trị nếu vì một số lý do các nhà đầu tư chạy trốn khỏi các tài sản tài chính khác như trái phiếu và chứng khoán. Biểu đồ 1: Những thành phần nắm giữ vàng chính Các loại khác - 12% Vàng trang sức - 45% Vàng do NHTW nắm giữ - 25% Lượng vàng do tư nhân nắm giữ - 18% (Nguồn : Gold Survey 2000) Các chuyên gia WGC cho biết, trong tổng số vàng dùng làm nguyên liệu công nghiệp trong thời gian qua, thì phần lớn được dùng cho công nghiệp kim hoàn, sau đó là vàng dùng cho công nghiệp điện tử. Ví dụ năm 1990 vàng dùng cho công nghiệp là 2683 tấn, thì vàng dùng cho công nghiệp kim hoàn 2188 tấn, còn năm 1999 – vàng dùng cho công nghiệp kim hoàn là 3128 tấn so với 3722 tấn. Nếu năm 1996 về trước, Italia đứng đầu thế giới về sản lượng vàng dùng trong công nghiệp kim hoàn, thì từ năm 1997 tới năm 1999, Ấn Độ đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Còn nhu cầu vàng dùng trong công nghiệp điện tử lại tăng nhanh ở Hàn Quốc và Đài Loan. Phần lớn sản phẩm kim hoàn làm ra dùng để xuất khẩu. Ví dụ, nếu năm 1990, 1/4 sản phẩm kim hoàn của thế giới được dùng xuất khẩu, thì năm 1994 là 30%. Trước năm 1995, đứng đầu các nước xuất khẩu sản phẩm kim hoàn là Italia. Còn nước nhập khẩu sản phẩm kim hoàn nhiều nhất là Mỹ Các số liệu thống kê của WGC cho biết, năm 1994 toàn thế giới dùng tới 100 tấn vàng ròng (tăng gấp 2 lần so với năm trước) để mạ gọng kính, mạ đồng hồ, mạ ấm chén. Đặc biệt ở Ấn Độ ngành may mặc dùng khoảng 10 tấn mạ khuy áo, ve áo và các đường ren. Đôi khi trong các bộ nữ trang ngày Tết, ngày hội ở Ấn Độ có tới 1% trọng lượng là vàng. Do vậy góp phần đưa Ấn Độ lên hàng đầu thế giới về sản lượng vàng dùng trong lĩnh vực kim hoàn trong thời gian vừa qua. 1.7. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở MỘT SỐ NƯỚC Thị trường vàng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và ngược lại nó cũng tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong đời sống kinh tế xã hội. Đối với những nước đang phát triển, các phương tiện thanh toán, đầu tư còn nghèo nàn, giá trị đồng bản tệ kém ổn định, tầng lớp nông dân thu nhập thấp chiếm tỷ lệ lớn thì việc dùng vàng làm phương tiện cất trữ giá trị, tự bảo hiểm chống lạm phát còn rất phổ biến. Khi đó vàng phát huy vai trò là công cụ phục vụ chính sách ổn định tỷ giá, ổn định tiền tệ. Ngược lại khi nền kinh tế đã từng bước ổn định, lạm phát được kiềm chế thì vai trò hàng hóa được nâng cao. Chính vì vậy mà mỗi quốc gia xuất phát từ thực tế tình hình phát triển của nền kinh tế, mức độ hoàn thiện của hệ thống tài chính ngân hàng, sự ổn định của đồng nội tệ và thói quen ưa chuộng vàng mà đề ra chính sách quản lý vàng phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nhìn chung cơ sở để phân tích và đưa ra các chính sách quản lý vàng đều dựa vào mức độ ảnh hưởng của vàng đến: - Sự ổn định của giá trị đồng bản tệ và tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ so với các ngoại tệ mạnh khác. Nếu nước nào có một nền tài chính ổn định, lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, sự biến động của giá vàng sẽ không ảnh hưởng đến giá trị đồng bản tệ thì chính sách quản lý vàng sẽ được tự do hóa, không có cản trở trong các giao dịch vàng. - Mức độ phát triển của ngành sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động. Nếu ngành sản xuất vàng trang sức phát triển, doanh thu xuất khẩu lớn (như Thái Lan) chính sách quản lý vàng sẽ tạo điều kiện để ngành này phát triển thuận lợi. - Sự ổn định kinh tế xã hội. Nếu chế độ chính trị không ổn định, nền kinh tế không được kiểm soát chặt chẽ, đồng nội tệ mất giá thì vai trò của vàng sẽ tăng và chi phối mạnh đến việc ổn định nền kinh tế, ổn định tiền tệ và như vậy chính sách quản lý vàng sẽ phải quy định chặt chẽ hơn nhằm hỗ trợ cho chính sách tiền tệ. Như vậy, chính sách quản lý vàng của các nước rất khác nhau, nó phụ thuộc vào mức độ mở cửa, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường tài chính và còn phụ thuộc nhiều vào thói quen tập quán tiêu dùng truyền thống của người dân đối với vàng. Đối với các nước, mà ở đó vàng đóng vai trò là phương tiện cất trữ, thanh toán như Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar... thì NHTW có vai trò quản lý, kiểm soát, khống chế lượng vàng vào, ra. Còn đối với các nước sử dụng vàng chủ yếu cho mục đích sản xuất nữ trang và khuyến khích tiềm năng xuất khẩu hàng trang sức như Thái Lan, Indonesia, Philipin... thì Bộ Tài chính hoặc Bộ Thương mại quản lý thị trường vàng bằng các chính sách thuế xuất nhập khẩu. Điểm chung nhất về chính sách quản lý vàng của các nước đang phát triển là mức độ quản lý vàng tương ứng với mức độ quản lý ngoại hối vì vai trò tiền tệ của vàng trong lịch sử, và hiện tại vàng là tài sản có, tài sản dự trữ quốc gia và nó không là tài sản nợ của bất cứ quốc gia nào. Thông thường, Nhà nước quản lý vàng thông qua chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chính sách thuế, chính sách quản lý ngoại hối... Có thể khái quát chính sách quản lý vàng của một số nước như sau: * Chính sách quản lý vàng của Trung Quốc: Chính sách quản lý vàng của Trung Quốc được xếp vào loại chặt chẽ nhất thế giới. NHTW kiểm soát thị trường vàng từ khâu khai thác đến khâu cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị sản xuất nữ trang. Việc xuất nhập khẩu vàng phải có giấy phép của NHTW. Giá vàng được ấn định cho các mức từ vàng khai thác đến bán lẻ, việc kinh doanh vàng chỉ được phép đối với DNNN. Mặc dù vậy, NHTW vẫn tạo điều kiện để ngành sản xuất vàng trang sức phát triển. Nhà nước cho phép các DN kinh doanh vàng tạm nhập vàng nguyên liệu để gia công vàng trang sức tái xuất. Có chế độ bảo hộ ngành sản xuất nữ trang trong nước, không cho phép các Xí nghiệp liên doanh sản xuất nữ trang bán sản phẩm ở thị trường nội địa, định thuế suất rất cao đối với vàng trang sức nhập khẩu. * Chính sách quản lý vàng của Philipin: - Vàng khai thác phải bán cho NHTW. Khi các đơn vị sản xuất nữ trang có nhu cầu thì NHTW bán các loại vàng hạt, vàng miếng... Nhưng với điều kiện là đơn vị sản xuất nữ trang đó phải có giấy phép "Người sản xuất nữ trang được uỷ quyền" của Hiệp hội sản xuất nữ trang Philipin và Liên hiệp ngành nữ trang. * Chính sách quản lý vàng của Thái Lan: Theo xu hướng mở cửa thị trường tài chính, lưu thông vàng được từng bước tự do hóa, song việc quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu vàng vẫn phải tuân theo các quy chế ngặt nghèo, hạn chế bằng các mức thuế nhập khẩu và có chính sách khuyến khích các đơn vị sản xuất vàng trang sức xuất khẩu. Chính sách khuyến khích xuất khẩu vàng trang sức của Thái Lan đã thu được thành công lớn. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ để có thể vận dụng kinh nghiệm tốt của bạn cũng như những bài học thất bại của Thái Lan để chọn lựa cách tốt nhất, hướng đi đúng nhất cho Việt Nam, nhằm đưa ngành kim hoàn phát triển vượt bậc, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD vào những năm tới. Nhìn vào chính sách phát triển thị trường vàng trang sức của Nhà nước Thái Lan trong thời gian qua. Để có thể hiểu rõ kinh nghiệm của Thái Lan trong việc phát triển thị trường vàng trang sức. Thái Lan là một trong những trung tâm sản xuất nữ trang lớn trên thế giới, hàng năm chế tác 70- 80 tấn vàng và xuất khẩu vàng trang sức lên tới gần 2 tỷ USD. Ngành nữ trang sử dụng hơn 500.000 lao động, tính riêng Hiệp hội các nhà sản xuất nữ trang và đá, Thái Lan đã có hơn 1.000 thành viên. Các nhà máy hiện đại thường tuyển dụng từ 200 - 300 lao động và sử dụng những trang thiết bị mới nhất. Vàng trang sức xuất khẩu thường là nữ trang vàng 10, 14, 18 karat có gắn đá quý. Vàng sử dụng cho sản xuất được nhập khẩu thông qua các hợp đồng do Chính phủ cấp giấy phép. Những thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hồng Kông, Nhật, Châu Âu và Mỹ. Sau đây là tóm lược sự phát triển của thị trường vàng Thái Lan: Giai đoạn đầu: Thái Lan có lịch sử lâu dài về khai thác và mài đá, nhưng cho tới tận đầu những năm 1960, những công việc này chỉ mang tính chất kinh doanh trong nước. Cắt đá và chế tác nữ trang phần lớn là ngành công nghiệp đơn giản, ít chú trọng tới xuất khẩu. - Trong ngành nữ trang không có nhà sản xuất lớn, chỉ có các cửa hiệu nhỏ, hộ gia đình. - Trợ giúp của Chính phủ không đáng kể, không ai nhận ra được tiềm năng của ngành kim hoàn. Thời kỳ phát triển - những năm 1970 Ngành nữ trang bắt đầu có những chuyển biến tích cực. - Chính phủ bắt đầu nhận ra tiềm năng xuất khẩu của ngành sản xuất vàng trang sức và chú trọng đến ngành này. - Chính phủ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với đá quý có màu, tài trợ cho các nhà kinh doanh tham dự triển lãm tại nước ngoài. Năm 1981, Chính phủ Thái Lan xoá bỏ thuế nhập khẩu đối với kim cương, chính sách này đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất. Thái Lan đã trở thành một trung tâm giao dịch kim cương, hình ảnh về ngành kim hoàn của Thái Lan đã được cải thiện rất nhiều. Những năm gần đây: Sản phẩm nữ trang của Thái Lan đa dạng. Tiến bộ nhất là các sản phẩm sản xuất sử dụng vàng có độ tinh khiết được công nhận trên thế giới. Kỹ thuật cắt, mài đá cũng được cải thiện. Mẫu mã thiết kế đổi mới, kết hợp giữa tính truyền thống với sự am hiểu sâu sắc về xu hướng và thiết kế nước ngoài. Trình độ thợ kim hoàn nâng cao, đã có sự chuyển biến trong công nghệ sản xuất nữ trang: đúc, tạo dáng... Hiện nay Thái Lan có khoảng 350 nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Công nghiệp, hơn 1.000 nhà sản xuất không đăng ký. Năm 1996, ngành nữ trang đóng góp 1,7 tỷ USD giá trị xuất khẩu (báo cáo thường niên của Hội đồng vàng thế giới). Chính phủ có một cơ cấu thuế rất ưu đãi đối với ngành kim hoàn, từ những năm 1970, không đánh thuế đối với đá quý, xoá bỏ hạn chế nhập khẩu vàng khối vào những năm 1980. Những ưu đãi của Chính phủ về đầu tư đối với nhà sản xuất tại khu Gemopolis (hiện nay, Gemopolis gồm 60 nhà máy và một trung tâm buôn bán rộng 50.000m2): - Miễn thuế thu nhập liên đoàn và thuế chi thu nhập trong 3 năm. - Miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với nhập máy móc và nguyên liệu. - Miễn thuế giá trị gia tăng kinh doanh trong khu Gemopolis. - Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đất đai. - Cho phép mang người nước ngoài vào làm việc tại Thái Lan. Hội chợ nữ trang và đá quý hàng năm tại Bangkok: Hội chợ đầu tiên được tổ chức vào năm 1984 cho đến nay, các hội chợ được tổ chức với quy mô rất lớn so với ban đầu. Giá trị buôn bán tại hội chợ đã tăng lên tới 1,2 tỷ Bath. Hội chợ là một phần không thể thiếu của ngành nữ trang. Như vậy, nhờ có sự đánh giá đúng tiềm năng của ngành sản xuất vàng trang sức, Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho ngành này phát triển. Vì vậy từ chỗ ban đầu hầu như không có sản xuất, xuất khẩu vàng trang sức, đến nay Thái Lan đã là một trong những cường quốc trong lĩnh vực xuất khẩu vàng trang sức. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM Thị trường vàng Việt Nam mang đầy đủ đặc trưng của thị trường vàng các nước đang phát triển, chức năng tiền tệ của vàng thể hiện rõ nét. Vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, khi nền kinh tế chưa ổn định, đồng tiền Việt Nam mất giá thì dân chúng mua vàng để tích trữ, làm phương tiện thanh toán mua bán đất đai, nhà cửa, phương tiện đi lại... Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tương đối ổn định, lạm phát được kiềm chế, giá vàng quốc tế giảm, hiệu quả đầu tư vào vàng kém hấp dẫn so với các hình thức đầu tư khác thì vai trò tiền tệ của vàng giảm dần. Ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, người dân có thói quen mua vàng để cất giữ và sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán, đặc biệt trong các giao dịch mua bán bất động sản, xe máy... Thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, không dễ gì xoá bỏ ngay được. Mặc dù hiện nay đã có xu hướng chuyển sang dự trữ ngoại tệ thay vàng, song khối lượng vàng dưới dạng cất trữ trong dân cư hiện nay vẫn còn khá lớn. 2.1. THỰC TRẠNG: 2.1.1. Giai đoạn từ năm 1993 trở về trước: Trước đây với quan điểm cho rằng vàng là tài sản có giá trị cao, là tài sản dự trữ của Nhà nước, để tránh tình trạng chảy máu vàng, Nhà nước cần quản lý chặt lĩnh vực vàng. Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/CP và Quyết định số 39/CP (9/2/1979) quy định các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước và cá nhân đều phải kê khai số vàng bạc, bạch kim, kim cương cho NHNN. Đối với cá nhân còn quy định cụ thể số vàng, bạc, bạch kim, kim cương được mang theo người và được Ngân hàng cấp Giấy chứng nhận. NHNN thực hiện độc quyền ngoại thương và ngoại hối. Thực tế trong thời gian 1979 nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát tăng mạnh với tốc độ phi mã, vàng được coi là vật đảm bảo giá trị, là phương tiện cất trữ của dân chúng và còn là phương tiện thanh toán hữu hiệu đặc biệt là trong việc mua bán tài sản có giá trị lớn. Trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất nhất đều phải tuân theo một cái gậy chỉ huy thống nhất từ Trung ương, thị trường vàng không phát huy được hết các chức năng vốn có của mình, chức năng hàng hóa tiền tệ, mà chỉ bó hẹp trong chức năng tài sản tàng trữ. Do vậy hầu hết số vàng hiện có đều bị nằm chết cóng trong kho. Mỗi khi nền kinh tế có lạm phát, đồng tiền mất giá liên tục, hệ thống thanh toán qua ngân hàng kém hiệu lực, ít hiệu quả, nhiều quan hệ trao đổi, buôn bán được thanh toán trực tiếp với nhau bằng hàng đổi hàng (như trong thời gian 1979 - 1989) thì số vàng dự trữ quốc gia mới phát huy hết các chức năng của mình - chức năng hàng hóa tiền tệ. Lúc này, vàng dự trữ quốc gia mới được tung ra bán để thu hút lượng tiền mặt "quá tải" trong lưu thông, nhằm giảm áp lực và kiềm chế lạm phát. Do lúc này dự trữ vàng của nước ta quá mỏng, hơn nữa lại phải bán đi một phần để mua lương thực cứu đói cho dân, cho nên Nhà nước không đủ sức can thiệp vào thị trường vàng nội địa để giữ giá vàng và ổn định Đồng Việt Nam. Chính vì vậy Đồng Việt Nam đã mất giá lại càng mất giá hơn, đã có lúc mất giá tới 800% (vào năm 1987 - 1988), gây tâm lý lo sợ. Những người có tiền lao vào mua vàng để bảo toàn vốn, thậm chí nhiều người đã lợi dụng lúc này để đầu cơ, tích trữ vàng, người có vàng không muốn bán vì sợ vàng lên giá; trong khi đó người có tiền thì sợ đồng tiền bị mất giá, sợ giá vàng tăng nên đã mua vàng rất nhiều. Không ai có đủ can đảm để tự phán quyết cho hoạt động của mình vì họ đều không biết được điểm dừng của giá vàng. Đây chính là cơ hội để thị trường vàng chợ đen ra sức hoành hành, nhiều khi gần như công khai, chi phối giá cả, gây ra "cơn sốt" vàng ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. Trước tình hình như vậy, Nhà nước bước đầu đã nhận thức được vai trò quan trọng của giá vàng trong việc ổn định tiền tệ kiềm chế lạm phát để tạo cơ sở pháp lý và nhằm quản lý được thị trường vàng, ngày 24/5/1989 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 139/CT cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh có liên quan đến khai thác, tinh luyện vàng, và các hộ cá thể nếu có đủ điều kiện có thể được xem xét cấp giấy phép kinh doanh. Song phạm vi kinh doanh còn hạn chế, các đơn vị chỉ được phép mua, bán vàng tư trang. 2.1.2 Giai đoạn sau năm 1993 - 2000: Kết quả công cuộc đổi mới trong suốt những năm qua đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong cơ cấu và cơ chế theo hướng kinh tế thị trường, tạo ra động lực thúc đẩy tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng với tốc độ khá cao, sự tăng trưởng có khuynh hướng đáp ứng đủ quỹ tiêu dùng và nền kinh tế bắt đầu có tích luỹ, từ năm 1993 đã có thể đạt 10%. Sản xuất trong nước phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mạnh nên cơ bản đã giải quyết được vấn đề lương thực. Cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt: Từ nhập siêu ở mức độ lớn chuyển qua thời kỳ có mức nhập siêu hợp lý. Cán cân thanh toán quốc tế bắt đầu có khả năng hình thành dự trữ ngoại tệ làm cho việc điều hành tỷ giá hối đoái được chủ động. Mức phát hành tiền giấy cho mục tiêu trang trải bội chi ngân sách giảm mạnh, cuộc cải cách hệ thống ngân hàng gắn với cải cách chính sách lãi suất theo hướng tiến tới thực dương và chính sách một tỷ giá sát với tỷ giá thị trường, tỷ giá hối đoái thực tế và việc khắc phục lạm phát từ kênh tín dụng đã góp phần quan trọng hơn cho việc ổn định và phát triển, và chống lạm phát. Trong giai đoạn này vàng vẫn được sử dụng cho các mục đích để cất trữ, mặc dù không còn phổ biến nhưng tại các vùng nông thôn (chiếm gần 80% dân số) do thói quen cố hữu và ít có điều kiện tiếp xúc với các dịch Ngân hàng nên người dân vẫn quen dùng vàng là tài sản dự trữ đáng tin cậy. Mặt khác vàng cũng vẫn được sử dụng trong thanh toán mua bán bất động sản, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vàng trang sức đặc biệt là các loại vàng trang sức chất lượng cao vừa có thể trang sức vừa có thể giữ giá trị. Một phần được giới buôn lậu sử dụng cho việc thanh toán hàng lậu từ Campuchia. 2.1.2.1. Chủ trương quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Nhà nước Sau thời kỳ thực hiện thành công việc ổn định giá cả, ổn định tiền tệ kiềm chế lạm phát, thực tế đã minh chứng vai trò quan trọng của vàng, vừa là một loại tiền tệ, một công cụ dự trữ an toàn trong điều kiện lạm phát cao, vừa là loại hàng hóa cao cấp phục vụ nhu cầu trang sức, một loại nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông. Để có chính sách thích hợp, đảm bảo vừa tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh vàng, đồng thời tăng cường vai trò của NHNN trong việc điều tiết cung cầu vàng ổn định giá cả hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ, ngày 24/9/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 63/CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Đây là một bước thay đổi lớn trong chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng, lần đầu tiên Nhà nước có chính sách lớn về quản lý hoạt động kinh doanh vàng rõ ràng, minh bạch bằng một Nghị định Chính phủ. Qua Nghị định này Nhà nước đã công khai cho phép mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế nếu đủ điều kiện đều được kinh doanh vàng trên thị trường nhưng phải chịu sự quản lý chuyên ngành của NHNN. Tuy nhiên việc xuất nhập khẩu vàng vẫn được Nhà nước quản lý chặt chẽ, nhằm tạo chủ động cho Ngân hàng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá. Nghị định 63/ CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng đã tạo ra các cơ sở pháp lý và định hướng quản lý thị trường vàng phù hợp với điều kiện giá cả thị trường vàng còn nhiều biến động, lạm phát cao. Góp phần giúp NHNN thu được những thành công đáng kể trong việc ngăn chặn và dập tắt những cơn sốt giá vàng, đưa giá vàng ổn định trong mức biến động chung của giá cả thị trường góp phần tích cực hỗ trợ cho việc điều hành tỷ giá, ổn định giá trị Đồng Việt Nam. Việc ban hành Nghị định 63/CP là một bước đi cần thiết để dỡ bỏ những hạn chế về: phạm vi kinh doanh vàng, quyền sở hữu hợp pháp về vàng và tạo ra một cơ chế xuất nhập khẩu vàng phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ đã ở mức thấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Nội dung chủ yếu của Nghị định 63/CP đề cập đến: - Nhà nước công nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của các tổ chức, cá nhân. - Chính phủ giao NHNN là cơ quan quản lý Nhà nước về các hoạt động kinh doanh vàng; cùng các Bộ ngành liên quan và các địa phương thực hiện việc quản lý thị trường vàng trong cả nước. - Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh vàng phải thành lập DN và phải có đủ các điều kiện cần thiết về vốn, thợ kỹ thuật, các thiết bị và trụ sở phục vụ việc sản xuất kinh doanh. - Đối tượng được phép hoạt động kinh doanh vàng là các DN thuộc mọi thành phần kinh tế (DNNN, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, DN Tư nhân, Xí nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài) được thành lập theo quy định của Luật pháp. - Phạm vi kinh doanh vàng được mua bán các loại vàng: vàng khối, vàng thỏi... vàng nữ trang, được chế tác, gia công, cầm đồ vàng. - Các nghệ nhân có tay nghề cao nếu không đủ điều kiện thành lập DN được NHNN cho phép mở các cửa hiệu gia công vàng. - Việc xuất, nhập khẩu vàng thực hiện theo quy định của NHNN. Nghị định 63/ CP ra đời gắn liền với một số thay đổi về quy định điều kiện cần thiết để được kinh doanh vàng, theo chiều hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu kinh doanh vàng - không quy định mức ký quỹ... Do đó phần lớn các DN đang kinh doanh vàng tự giác đến NHNN để xin đăng ký kinh doanh lại theo đúng tinh thần Nghị định mới và tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của Nghị định 63/CP. 2.1.2.2. Tình hình phân bố mạng lưới các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng: Tính đến tháng 11/1999 (trước khi Chính phủ ban hành Nghị định 174) tổng số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng, gia công chế tác vàng do các Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố đã cấp như sau: Tổng số Tỷ trọng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng: 7.489 100% Trong đó: - DNNN: 48 0,1% - Công ty TNHH: 96 1,65% - Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài: 7 0,1% - DN tư nhân: 6.169 97,81% - Liên hiệp hợp tác xã: 2 0,04% Giấy chứng nhận đủ điều kiện gia công chế tác: 968 16,0% Số lượng các đơn vị kinh doanh, gia công chế tác vàng đến thời điểm 6/99 tăng gấp 3 lần so với thời kỳ trước khi ban hành Nghị định 63/CP ngày 24/9/1993. Địa bàn sôi động tập trung hơn 50% số lượng các đơn vị kinh doanh gia công chế tác vàng trong cả nước là TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng Nam bộ, các tỉnh phía Bắc chỉ chiếm khoảng 17%. Sau đây là đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh vàng của từng loại hình DN. 2.1.2.3. Thực trạng hoạt động của các DN kinh doanh vàng 2.1.2.3.1. Các DNNN: Số các DN kinh doanh vàng Nhà nước chỉ chiếm chưa đến 1% trên tổng số hơn 7.000 DN kinh doanh, chế tác vàng. Phần lớn các DN quốc doanh kinh doanh vàng đều được thành lập từ cuối thập niên năm 80 khi nền kinh tế đang ở thời kỳ khủng hoảng, lạm phát với tốc độ phi mã với mục đích là vừa kinh doanh trên thị trường vàng vừa tham gia can thiệp bình ổn giá vàng, ổn định giá cả giữ vững giá trị đồng tiền, góp phần chống lạm phát. Với mục đích như vậy, nên khi mới thành lập các DN chủ yếu kinh doanh vàng miếng, vàng lạng, nhẫn tròn... phục vụ nhu cầu cất trữ của dân chúng. Nguồn nguyên liệu được NHNN cho phép nhập khẩu hoặc bán trực tiếp cho các DN. Hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ mới được quan tâm sau này nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Hệ thống các DNNN đã góp phần quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường vàng tiền tệ, điều tiết giá cả đáp ứng nhu cầu dự trữ trong dân chúng, trong những thời điểm giá vàng có chiều hướng tăng đột biến, thông qua các DN này, NHNN đã tung ra thị trường hàng nghìn kg vàng mỗi ngày dập tắt mọi ý đồ đầu cơ, đẩy lùi nguy cơ biến động giá vàng góp phần ổn định giá cả chung, hạn chế lạm phát. Nhìn chung các DNNN từ khi mới thành lập đã cố gắng khắc phục khó khăn về chuyên môn, vốn liếng, cơ sở vật chất, phương tiện để sớm đi vào hoạt động góp phần kiềm chế giá vàng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Cụ thể: - DNNN đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường vàng miếng, một lĩnh vực cần sự chi phối của Nhà nước. Sản xuất vàng miếng chủ yếu tập trung ở khu vực các DNNN, tổ chức tín dụng, cụ thể có khoảng 7 loại vàng miếng đang lưu hành trên thị trường trong nước (vàng miếng SJC, PNJ, Vietgold, Công ty VBĐQ Quận 5, Ngân hàng TMCP Á Châu), trong đó chỉ vàng miếng SJC là sản xuất lớn, nhiều loại vàng miế._.lỏng từng bước, tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vàng vẫn là một hàng hoá đặc biệt, được coi là ngoại hối và được quản lý theo quy chế đặc biệt. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm mức độ ảnh hưởng của vàng tới việc điều hành chính sách tiền tệ vì vậy cũng dần mất đi. Vì vậy, có thể dần dần bỏ đi qui chế quản lý đặc biệt đối với vàng do NHNN thực hiện, mà thay vào đó coi nó là một hoạt động kinh doanh bình thường. - Phát triển vàng trang sức, mỹ nghệ hướng đến xuất khẩu. Chủ trương phát triển nền kinh tế hướng đến xuất khẩu là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Có thể xem việc sản xuất đồ trang sức mỹ nghệ là một thế mạnh của Việt Nam. Đây có thể nói là một ngành không đòi hỏi công nghệ quá cao, với mức đầu tư quá lớn, mà đòi hỏi sự khéo léo trong nghề nghiệp. Xét trên hai khía cạnh là cung và cầu của ngành gia công chế tác vàng bạc, có thể thấy, thị trường này có nhiều tiềm năng không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài, vấn đề là, chúng ta có tạo được chỗ đứng cho mặt hàng này của Việt Nam hay không. Vì vậy, cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Việt Nam cần hướng đến việc tạo điều kiện cho lĩnh vực này phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu. - Huy động sử dụng hiệu quả nguồn vốn dưới dạng vàng để phát triển kinh tế. Theo đánh giá của Hiệp hội vàng thế giới, từ năm 1990 đến nay, lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam đạt 500 tấn tương đương 5 tỷ USD. Theo một số nguồn số liệu khác, lượng vàng trong dân ở các tỉnh phía Nam trước giải phóng khoảng 150 tấn. Như vậy, có một lượng lớn tài sản của nhân dân còn nằm dưới dạng vàng cất trữ mà chưa biến thành vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong tiến trình đổi mới cơ chế chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng cần chú trọng các biện pháp để huy động nguồn vốn này. Theo yêu cầu của đổi mới cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng là phải tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, có chính sách đòn bẩy kinh tế khuyến khích các DN đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ với công nghệ hiện đại tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt, kỹ thuật tinh xảo và giá thành hạ đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Đồng thời cần có cơ sở để Nhà nước có thể điều hành thị trường vàng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM: 3.2.1. Nên đưa vàng ra khỏi khái niệm ngoại hối Hiện nay các nước trên thế giới đã không coi vàng là ngoại hối, mặc dù nó vẫn được coi là một tài sản dự trữ của các NHTW. Tuy nhiên ở một số nước như ở Trung Quốc, các giao dịch về vàng khối, thỏi vẫn do NHTW Trung Quốc quản lý, nhưng trong khái niệm ngoại hối lại không có vàng mà thực hiện theo một quy định riêng. Nguyên nhân chính không đưa vàng vào khái niệm ngoại hối là do nếu coi vàng là ngoại hối thì cơ chế quản lý sẽ rất phức tạp vì đương nhiên phải coi nó như là một loại tiền và như vậy phải quản lý chặt chẽ ngược với bản chất của vàng hiện nay và không phù hợp với xu hướng tự do hoá thương mại của thế giới vì thị trường vàng thế giới lại diễn biến theo xu hướng ngày càng được tự do hoá. Ở Việt Nam do trước đây vàng còn mang nặng vai trò tiền tệ nên việc coi vàng là ngoại hối để kiểm soát chặt chẽ là hợp lý. Tuy nhiên hiện nay khi nền kinh tế đã ổn định, lạm phát đã được kiểm soát, vai trò tiền tệ của vàng đã giảm nhiều thì việc coi vàng là ngoại hối là không cần thiết và thực tế sẽ rất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thưoưng mại bình thường của các DN. Đồng thời nếu tiếp tục coi vàng là ngoại hối có thể sẽ gây tâm lý đề cao vai trò tiền tệ của vàng (trong khi cần phải giảm thấp vai trò tiền tệ của vàng), ngược lại với xu hướng của các nước trên thế giới và sẽ là một trong những nhân tố cản trở quá trình hội nhập quốc tế. Trước đây nhằm hạn chế việc sử dụng vàng miếng (trọng lượng 1 kg) do nước ngoài sản xuất để cất trữ, thanh toán, Luật NHNN và Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối đã đưa ra khái niệm "Vàng tiêu chuẩn quốc tế" và coi đây là một loại ngoại hối với cơ chế quản lý rất chặt chẽ. Loại vàng này không được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất mà chỉ để mua bán thông thường. Tuy nhiên trong thực tế quy định này mang nặng tính quản lý hành chính, mà hiệu quả quản lý không cao và còn hạn chế quyền kinh doanh của DN, đồng thời gây khó khăn trong việc đối chiếu văn bản để thực hiện. Đồng thời do đã điều chỉnh bằng chính sách thuế (hiện nay thuế nhập khẩu vàng miếng - vàng tiêu chuẩn quốc tế là 5%), do thuế cao nên thực tế nếu có cho nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế, các DN cũng không nhập được. Trên thế giới thông thường các NHTW chỉ quản lý vàng trong dự trữ ngoại hối nhà nước. Như vậy việc quy định "vàng tiêu chuẩn quốc tế" là ngoại hối và do NHNN quản lý cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác dùng thuật ngữ "vàng tiêu chuẩn quốc tế" cũng không chính xác, vì có rất nhiều loại vàng khác nhau như vàng nguyên liệu, vàng trang sức, vàng mỹ nghệ... Các loại vàng này có thể gọi là vàng nguyên liệu tiêu chuẩn quốc tế, vàng trang sức tiêu chuẩn quốc tế... Đồng thời trên thế giới cũng không có nước nào sử dụng thuật ngữ này mà họ chỉ dùng thuật ngữ "vàng đủ tiêu chuẩn giao dịch"... Để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng trong hoạt động kinh doanh của các DN, phù hợp với sự đổi mới của hệ thống văn bản nói chung, hoạt động thực tế của thị trường vàng, phù hợp với thông lệ quốc tế cần có thay đổi chỉnh sửa các văn bản về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng chỉ nên quy định thống nhất một loại vàng và NHNN chỉ quản lý vàng trong dự trữ ngoại hối nhà nước. 3.2.2. Không nên quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo một quy chế riêng Hiện nay hoạt động kinh doanh vẫn chịu sự điều chỉnh của 2 Nghị định đối với 2 loại vàng là vàng tiêu chuẩn quốc tế và không phải tiêu chuẩn quốc tế. - Nghị định 63/CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối điều chỉnh vàng ngoại hối tức "vàng tiêu chuẩn quốc tế". - Các loại vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế được điều chỉnh trong Nghị định 174/1999 ngày 19/12/1999 về quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng. NHNN có chức năng quản lý hoạt động kinh doanh của cả hai loại vàng này. Quy định này đã gây không ít khó khăn, phức tạp cho hoạt động bình thường của các DN. Do thực hiện theo cơ chế riêng nên còn nhiều vấn đề qui dịnh chưa chặt chẽ không đầy đủ. NHNN với chức năng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng vốn đã rất phức tạp, nay lại phải thực hiện việc quản lý thị trường vàng rộng lớn với hơn 8.000 tổ chức và cá nhân kinh doanh thì quả là công việc quá tải. Mặt khác cơ quan quản lý thị trường thấy nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh vàng là nhiệm vụ của NHNN nên đã không thực sự quan tâm đến lĩnh vực này, nên còn hiện tượng đùn đẩy, bỏ ngỏ trong công tác quản lý thị trường vàng. Hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ (sản xuất, mua bán các loại sản phẩm như nhẫn, dây chuyền, khuyên tai, ...) là những hoạt động kinh doanh bình thường, giống như kinh doanh các loại hàng hoá bình thường khác. Việc kinh doanh này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu trang sức của xã hội và thu lợi nhuận, không ảnh hưởng gì tới việc điều hành chính sách tiền tệ nên không cần phải có cơ chế quản lý riêng. Đối với một số hoạt động kinh doanh vàng còn ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ như hoạt động sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu trong thời gian trước mắt chỉ cần quy định cơ chế quản lý riêng đối với các hoạt động này. Đồng thời chỉ cần giao NHNN là cơ quan quản lý các hoạt động kinh doanh vàng có ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp trước mắt, điều quan trọng là cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể bỏ các hạn chế này vào năm 2003 khi Việt Nam chính thức ra nhập khối thị trường tự do Châu Á (AFTA). 3.2.3- Chính sách nhập khẩu vàng nguyên liệu Việt Nam là nước nhập khẩu vàng, hàng năm số lượng vàng nhập khẩu nên tới trên 40 tấn tương đương 400 triệu USD. Tuy nhiên do chưa có thị trường vàng nguyên liệu nên khi các DN có nhu cầu nhập vàng vẫn phải trực tiếp xin phép NHNN. Việc thực hiện như trên dẫn đến hiện tượng các DN không chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, thị trường vàng không chủ động được nguồn hàng. Trong năm 2001 mặc dù nhiều DN xin và được cấp giấy phép nhập khẩu vàng, nguyên liệu, nhưng do mức thuế nhập khẩu cao (vàng hạt 1%, vàng miếng 5%), trong khi vàng nhập khẩu giá lại rẻ hơn nên các DN cũng không nhập khẩu được. Chính vì vậy cần hình thành nên trung tâm giao dịch vàng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu với giá cả hợp lý cho các DN. Sau khi thị trường vàng nguyên liệu hình thành và thực sự điều tiết được quan hệ cung cầu vàng nguyên liệu sẽ bỏ giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. Như vậy nhu cầu vàng nhập khẩu sẽ được tự điều tiết thông qua quan hệ cung cầu về vàng, đó là hợp lý hơn, do không còn hạn chế bởi giấy phép, các DN chỉ nhập khẩu vàng khi thấy thực sự cần thiết và giá cả rẻ hơn giá trong nước. Nhà nước chỉ điều tiết thông qua chính sách thuế. Và như vậy hoạt động của thị trường vàng sẽ được công khai. Ngân sách Nhà nước tăng được nguồn thu, Nhà nước nắm được hoạt động của thị trường và đây cũng là tiến trình chống độc quyền không cần thiết. 3.2.4. Chính sách quy hoạch phát triển của các tổ chức kinh doanh vàng Để có thể phát triển được thị trường vàng cần phải có chính sách quy hoạch lại các DN kinh doanh vàng. Hiện nay số lượng các DN tương đối lớn so với dung lượng của thị trường (hơn 8000 DN và cá nhân kinh doanh vàng). Tuy nhiên hiệu quả hoạt động lại thấp, vì vậy cần phải sắp xếp quy hoạch lại các DN kinh doanh vàng. Cụ thể: 3.2.4.1. Đối với hệ thống DNNN Chỉ duy trì các DNNN có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả. Các DN này phải thực sự đóng vai trò chủ đạo, đảm đương được vai trò làm đầu mối gắn kết các thành phần kinh tế khác để thực hiện các chủ trương quy hoạch chung của ngành theo định hướng của Nhà nước. Giải thể, chuyển hình thức kinh doanh đối với các DNNN làm ăn không hiệu quả. Bỏ bao cấp các DN này, nếu không tự đứng vững trên thị trường thì phải tiến hành sắp xếp lại DNNN theo hướng sáp nhập, giải thể, cổ phần hoá. 3.2.4.2. Đối với hệ thống tư nhân Chính phủ cần sớm có các chính sách hợp lý (như hỗ trợ đầu tư, chính sách thuế...) để khuyến khích các DN tư nhân sắp xếp tổ chức lại mạng lưới sản xuất gia công vàng trang sức, tạo điều kiện để các xưởng sản xuất nhỏ, thủ công thiết bị máy móc lạc hậu, quy mô vốn nhỏ liên doanh, liên kết thành những cơ sở sản xuất có quy mô hoạt động lớn, thu hút các nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Các DN không làm ăn hiệu quả, không có chỗ đứng trên thị trường sẽ phải tự giải thể. Có như vậy mới tập hợp, khai thác được thế mạnh của đội ngũ nghệ nhân, thợ kim hoàn, phát triển sản xuất hàng trang sức với quy mô lớn, có đủ điều kiện tiếp nhận công nghệ máy móc thiết bị hiện đại tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có chính sách khuyến khích hình thành các DN phi quốc doanh (tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần), đặc biệt ở quy mô vừa và nhỏ và tại lĩnh vực chế tác nữ trang truyền thống. Hình thức áp dụng như chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng ngân hàng... - Tại lĩnh vực chế tác nữ trang công nghiệp, khuyến khích đầu tư công nghệ mới có sức cạnh tranh để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu của ngành trong từng giai đoạn. - Vận động bằng phương thức hợp tác có tính thuyết phục và các hình thức tổ chức thích hợp để đưa các DN vừa và nhỏ, các hộ sản xuất gia đình vào dây chuyền sản xuất công nghệ tập trung với sự chi phối của các DN. 3.2.4.3. Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài Khuyến khích đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất vàng trang sức để xuất khẩu, nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời giúp các DN Việt Nam tiếp cận với nền sản xuất công nghiệp. Việt Nam là nước phải nhập khẩu vàng, vì vậy trong khi chưa sản xuất được vàng nguyên liệu, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nhập khẩu vàng để gia công tái xuất. Tỷ lệ cho phép tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam đúng bằng số tiền đồng sử dụng tại Việt Nam. Không nên cho các DN này bán hàng tại Việt Nam với tỷ lệ lớn, nếu không các DN Việt Nam sẽ không có cơ hội để cạnh tranh với loại hình các DN này. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: 3.3.1. Chỉnh sửa hệ thống văn bản cho phù hợp với tinh thần đổi mới - Bỏ khái niệm vàng tiêu chuẩn quốc tế tại Luật NHNN. - Chỉnh sửa Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối, bỏ "Vàng tiêu chuẩn quốc tế" ra khỏi khái niệm ngoại hối, không được điều chỉnh trong Nghị định 63/CP (coi vàng tiêu chuẩn quốc tế là một loại vàng miếng nguyên liệu được điều chỉnh trong Nghị định 174). - Đối với chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng: + Trước mắt cần chỉnh sửa ngay Nghị định 174/1999 ngày 19/12/1999 về quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng. Nội dung chỉnh sửa là bỏ các quy định về vốn pháp định đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, coi đây là một hoạt động kinh doanh bình thường giống như hoạt động kinh doanh vàng khác. Chỉ giữ lại một số quy định liên quan đến việc sản xuất vàng miếng, nhập khẩu vàng nguyên liệu. Vì các quy định này đang cản trở hoạt động bình thường của các DN như đã phân tích tại phần trên. + Có bước đi thích hợp dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động kinh doanh vàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất vàng miếng. Chỉ điều tiết thị trường vàng thông qua hệ thống thuế. Coi hoạt động kinh doanh vàng như các loại hàng hoá khác bị điều chỉnh bởi luật thương mại. 3.3.2. Cần có chính sách thuế hợp lý- đây là yếu tố cơ bản tạo ra một động lực phát triển ngành vàng Thuế đang là vật cản lớn đối với phát triển ngành vàng như đã phân tích ở phần trên. Vì vậy cần phải có sự nghiên cứu kỹ càng để đưa ra một chính sách thuế phù hợp mới có tác dụng khuyến khích đầu tư tạo ra động lực phát triển ngành. Chính sách thuế đối với ngành mỹ nghệ kim hoàn cẩn được chỉnh sửa theo hướng: - Điều chỉnh mức thuế suất từ 20% xuống mức thuế suất 7 - 10% GTGT tính theo phương thức trực tiếp. Với mức thuế suất này các DN kinh doanh sẽ tích cực đầu tư mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường và sẽ góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. - Nghiên cứu giảm thuế nhập khẩu vàng xuống khoảng 1% để các DN có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước trong khu vực. Đồng thời hạn chế được tình trạng nhập lậu vàng đang diễn ra như hiện nay. - Cần có chế tài bắt buộc các DN tư nhân phải sử dụng sổ sách chứng từ kế toán, bỏ cách tính thuế theo phương pháp thuế khoán (là phương thức tính thuế phổ biến hiện nay) nhằm tạo ra sự bình đẳng trong nghĩa vụ thuế có như vậy mới khuyến khích các DN đầu tư phát triển sản xuất. 3.3.3. Nghiên cứu ban hành các quy định phù hợp hơn làm cơ sở pháp lý cho việc huy động nguồn vốn bằng vàng Với chủ trương khai thác triệt để nguồn vốn trong nội bộ nền kinh tế để đầu tư phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc khai thác nguồn vốn dưới dạng vàng là một yêu cầu thực tế cần thiết và cấp bách. Thực hiện được điều này cũng góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm chi dùng ngoại tệ nhập khẩu. Giúp cho việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Nhất là trong điều kiện giá vàng ổn định ở mức thấp và tỷ lệ lạm phát trong nước ở mức thấp như hiện nay. Để có thể thực hiện nghiệp vụ huy động nguồn vốn bằng vàng có hiệu quả cần quan tâm đến các vấn đề sau đây: - Mục đích sử dụng nguồn vốn bằng vàng đã huy động: Việc huy động vốn dưới dạng vàng phải gắn liền với các biện pháp phòng ngừa rủi ro về biến động giá vàng, nên chỉ cho các tổ chức nào hoạt động kinh doanh vàng có hiệu quả, đảm bảo an toàn mới được huy động vàng. Trước mắt nên để các tổ chức tín dụng, các DN kinh doanh vàng lớn có uy tín được huy động vàng. - Về nguyên tắc lãi suất huy động và ở mức hợp lý để hoạt động này thực sự đem lại hiệu quả. - Điều quan trọng là phải sớm hình thành Trung tâm giao dịch vàng để phát triển thêm các nghiệp vụ giao dịch về vàng kỳ hạn để có công cụ phòng ngừa rủi ro. 3.3.4. Thành lập trung tâm giao dịch vàng Mặc dù Việt Nam có tiềm năng về khoáng sản vàng, tuy nhiên đến nay trữ lượng khai thác mới đạt ở mức thấp khoảng từ 1,2 tấn/năm. Do vậy so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của khoảng gần 8.000 tổ chức và cá nhân kinh doanh vàng thì nguồn nguyên liệu vàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất cuả các DN chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài là chính. Theo số liệu của tổ chức Gold Field Mineral Service, lượng vàng nhập khẩu ước tính vào Việt Nam trong các năm qua không dưới 40 tấn một năm. Như vậy trong khi các công cụ giao dịch khác của thị trường vàng chưa có thì nguồn nguyên liệu của thị trường vàng Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vàng nhập khẩu. Chính vì vậy việc thành lập một thị trường vàng nguyên liệu ở Việt Nam là cần thiết. Trong giai đoạn đầu, thị trường vàng nguyên liệu này có thể được tổ chức dưới hình thức trung tâm giao dịch vàng, nơi các DN kinh doanh vàng có thể tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời sẽ tiết giảm được các chi phí nhập khẩu cho các DN, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam. Trung tâm giao dịch vàng ra đời sẽ dần loại bỏ thị trường vàng chợ den, đồng thời cũng sẽ góp phần cho việc huy động nguồn vàng to lớn hiện đang nằm trong dân chúng. Mặt khác, cùng với sự phát triển của trung tâm giao dịch vàng, các DN sẽ có các phương tiện để dự phòng rủi ro đối với biến động giá vàng. Về hình thức hoạt động của trung tâm giao dịch vàng, cũng giống như mô hình của trung tâm giao dịch vàng Hongkong hay Indonesia bước đầu trung tâm sẽ hoạt động giống như chợ mua, bán vàng nguyên liệu để tập trung nhu cầu mua bán và hình thành nên giá vàng nguyên liệu. Trung tâm này sẽ được điều hành bởi Hiệp hội kinh doanh vàng dưới sự bảo trợ của NHNN. Thông qua cung cầu vàng nguyên liệu trên trung tâm này, NHNN sẽ nắm được cung cầu vàng của thị trường, qua đó có căn cứ để cho phép nhập khẩu vàng với số lượng phù hợp. Đồng thời thông qua trung tâm sẽ mở ra một số nghiệp vụ kinh doanh vàng mới nhằm khai thác nguồn vàng nguyên liệu tại chỗ để giảm nhu cầu nhập khẩu. Hiện tại các tổ chức tín dụng đã được phép huy động tiết kiệm dưới dạng vàng, tuy nhiên đang khó khăn đầu ra cho nguồn vàng này. Thông thường để đảm bảo an toàn tránh rủi ro về giá vàng, mục đích sử dụng của nguồn vàng nguyên liệu huy động chủ yếu để cho vay các DN kinh doanh vàng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm vàng. Về nguyên tắc sau khi các DN bán sản phẩm vàng sẽ mua lại vàng nguyên liệu để trả cho các Ngân hàng nên không có rủi ro về giá vàng. Nếu hình thành nên trung tâm giao dịch vàng, có các nghiệp vụ về giao dịch kỳ hạn bản thân các ngân hàng sẽ chống rủi ro về giá vàng thông qua các hợp đồng giao dịch kỳ hạn trên thị trường vàng quốc tế. Lúc đó huy động vàng sẽ đảm bảo an toàn hơn. 3.3.5. Nâng cao vai trò của các tổ chức hỗ trợ phát triển ngành kim hoàn 3.3.5.1. Thành lập hiệp hội kinh doanh vàng Mặc dù có gần 8.000 DN kinh doanh vàng, nhưng nhìn chung DN nhiều nhưng không mạnh, sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ của các DN vẫn mang tính chất sản xuất nhỏ, thủ công, manh mún nên sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của thị trường trong và ngoài nước cả về số lượng, chất lượng và mẫu mã. Sản phẩm mới chỉ đáp ứng được chủ yếu cho nhu cầu của thị trường trong nước. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm thị trường vàng Việt Nam chưa phát triển là do thiếu một tổ chức nghề nghiệp thống nhất, tập trung và là đại diện của các DN. Trước đây ngành vàng cũng đã có tổ chức Hội mỹ nghệ kim hoàn, tuy nhiên tổ chức này không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh của các DN. Hiệp hội kinh doanh vàng là một tổ chức tự nguyện phi Chính phủ của các DN kinh doanh vàng, bạc và đá quý thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các DN, đặc biệt có sự phối hợp có hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng tại Việt Nam để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, tạo thêm uy tín và sức mạnh cho các DN kinh doanh vàng khi thâm nhập thị trường vàng khu vực và quốc tế. Hiệp hội này cũng là cơ quan đại diện cho tiếng nói của các DN kinh doanh vàng để đưa ra những kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Thực chất việc ra đời Hiệp hội kinh doanh vàng xuất phát từ 4 mối quan hệ tổng thể: - Trước hết là mối quan hệ với Nhà nước. Các cơ chế chính sách của Nhà nước và Chính phủ phải dựa trên quyền lợi chung của quốc gia và của các DN. Tuy nhiên không thể từng DN với giác độ và quyền lợi riêng của mình để đối thoại với Chính phủ, mà còn có một tổ chức đại diện, mang tiếng nói chung của ngành nghề mình trước những cơ quan của Nhà nước và Chính phủ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và khả năng phát triển của ngành nghề. - Mối quan hệ giữa các DN với nhau cũng đòi hỏi có tổ chức thống nhất. Cơ chế thị trường chấp nhận cạnh tranh và cạnh tranh thúc đẩy cơ chế thị trường phát triển. Việc ra đời một tổ chức thống nhất như Hiệp hội kinh doanh vàng không phải với mục đích triệt tiêu cạnh trah mà tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các DN cùng ngành nghề, hơn nữa nó còn thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển giữa các DN. - Hiệp hội kinh doanh vàng ra đời sẽ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Nói đến quyền lợi của khách hàng không thể không nói đến 2 vấn đề cơ bản đó là giá cả và chất lượng hàng hoá. Chúng ta đã biết đối với các sản phẩm vàng, bạc và đá quý hiện nay, đây là vấn đề hết sức nan giải. Hiệp hội kinh doanh vàng ra đời sẽ góp phần bảo vệ người tiêu dùng và cũng chính là bảo vệ các DN làm ăn chân chính. - Cuối cùng là xuất phát từ mối quan hệ giữa ngành vàng, bạc và đá quý Việt Nam với thế giới. Rõ ràng là chúng ta đang bị tụt hậu so với ngành vàng, bạc thế giới cũng như khu vực. Và nếu như chúng ta cứ hoạt động manh mún như hiện nay không có sự thống nhất về chiến lược phát triển chung cho toàn ngành thì chúng ta sẽ tiếp tục bị tụt hậu và sẽ bị hoà tan khi chúng ta hội nhập vào AFTA vào năm 2003, không những sản phẩm không xuất ra được nước ngoài mà sản phẩm quốc tế sẽ tràn ngập vào Việt Nam và chúng ta sẽ thất bại ngay trên thị trường của mình. Chính vì vậy, không còn con đường nào khác là cùng nhau hợp tác phát triển nâng dần thế và lực của ngành vàng, bạc và đá quý Việt Nam. Hiệp hội kinh doanh vàng ra đời chủ yếu thực hiện các chức năng: - Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm vàng, đá quý; - Hỗ trợ thông tin thương mại, dầu tư của DN đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vàng, đá quý ở Việt Nam và nước ngoài; - Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cộng đồng các DN hội viên trong các quan hệ trong nước và quốc tế; - Là diễn đàn thông tin và trao đổi ý kiến giữa các hội viên, tổng hợp ý kiến của hội viên về những vấn đề liên quan đến các hoạt động kinh tế và môi trường kinh doanh trong lĩnh vực vàng, đá quý ở Việt Nam và đại diện cho các hội viên phát biểu với các tổ chức và cơ quan Nhà nước; - Hình thành các tổ chức trực thuộc tiến hành kinh doanh và cung cấp các dịch vụ như trung tâm giao dịch mua bán, dạy nghề... 3.3.5.2. Hình thành trung tâm thông tin khuếch trương xuất khẩu kim hoàn Nâng cao hoạt động ngành kim hoàn hướng đến xuất khẩu đòi hỏi phải đẩy mạnh việc thu thập, xử lý thông tin và tích cực tìm cơ hội đầu tư giao dịch ở cấp độ quốc tế. Hoạt động này phải có sự tham gia tích cực vàliên kết chặt chẽ giữa các DN kinh doanh VBĐQ và Hiệp hội bằng cách hợp tác thành lập Trung tâm Thông tin - Khuếch trương xuất khẩu kim hoàn, một loại hình DN dịch vụ, phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển và công nghiệp hoá ngành. Mô hình tổ chức này được xây dựng trên cơ sở thương mại hoá thông tin phục vụ cho các DN kinh doanh VBĐQ thuộc các thành phần kinh tế. 3.3.5.3. Tổ chức trường đào tạo chuyên ngành kim hoàn Mục tiêu công nghiệp hoá ngành kim hoàn không thể thực hiện được nếu không có sự đào tạo tay nghề cho đội ngũ lao động chuyên ngành, hiện nay đang ở trình độ rất thấp, thủ công là chủ yếu. Việc đào tạo được thực hiện một phần từ chương trình tự đào tạo tại các DN công nghiệp. Phần lớn còn lại phải được đào tạo chính quy từ trường đào tạo kim hoàn được hình thành với sự liên kết góp vốn hoặc bảo trợ của các Tổng công ty VBĐQ và với sự hợp tác của các trường đại học kỹ - mỹ thuật và các tổ chức quốc tế về vàng và đá quý thế giới. Các chuyên ngành cần đào tạo gồm: - Kiểm định vàng và đá quý (trình độ quốc tế) - Chế tác nữ trang và đá quý công nghiệp - Thiết kế mẫu mã nữ trang công nghiệp - Chế tác khuôn mẫu - Chế tác hợp kim vàng - Vận hành, sửa chữa và bảo trì các thiết bị công nghiệp kim hoàn... 3.3.6. Từng bước phát triển nghiệp vụ kinh doanh vàng theo thông lệ quốc tế và kinh doanh trên thị trường vàng quốc tế: Cũng giống như thị trường ngoại tệ, thị trường vàng quốc tế cũng đầy đủ các loại thị trường giao dịch: - Nghiệp vụ giao ngay - Nghiệp vụ kỳ hạn - Nghiệp vụ về quyền lựa chọn vàng - Nghiệp vụ về chứng chỉ vàng Do hiện nay chúng ta chưa có thị trường vàng kỳ hạn, thị trường quyền lựa chọn, nên việc kinh doanh vàng phụ thuộc nhiều vào biến động của giá vàng thế giới với rất nhiều rủi ro. Việc cho phép các DN kinh doanh vàng áp dụng các phương thức giao dịch mới cùng với việc kinh doanh vàng trên thị trường vàng quốc tế sẽ mở cho các DN một giải pháp bảo toàn vốn. Cùng với nghiệp vụ chứng chỉ vàng hợp đồng mua bán kỳ hạn sẽ làm giảm nhu cầu về vàng thực để dự trữ, tích luỹ và bảo tồn giá trị đồng vốn, đồng thời cũng thuận lợi cho việc chuyển dịch đồng vốn ra khỏi vàng, để trở lại vòng kinh doanh các loại hàng hoá khác. Việc cho phép kinh doanh vàng được mở tài khoản vàng tại nước ngoài cũng sẽ tạo điều kiện tốt cho việc nhập khẩu vàng và sử dụng vàng hiệu quả. Thông qua giao dịch trên tài khoản vàng, các DN sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian nhận hàng, chi phí vận chuyển bảo quản, đặc biệt là không phải bỏ quá nhiều vốn "chết" trong kho. Các DN chỉ cần giữ lượng vàng tồn kho tối thiểu đủ để sản xuất, kinh doanh. Nếu thị trường có biến động DN có thể sử dụng đến đâu sẽ chuyển tiền mua ngay vàng vào tài khoản đến đó, sau đó nếu cần sử dụng vàng vật chất, DN sẽ chuyển về một lần. Nếu có DN có thể bán ngay vàng trên tài khoản tại thị trường vàng quốc tế. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng của nước ta đã từng bước được hoàn thiện. Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường vàng phát triển, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vàng của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Tạo ra một thị trường vàng phong phú đa dạng gồm các thành phần kinh tế cùng kinh doanh, cạnh tranh phát triển, góp phần ổn định giá cả thị trường, hỗ trợ tích cực cho việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN. Bên cạnh những vướng mắc như chính sách quản lý còn kồng kềnh, phức tạp gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, chính sách thuế vẫn có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Song, trong thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh vàng từ chỗ kinh doanh đơn thuần là mua bán, sản xuất kinh doanh vàng miếng, sang đầu tư sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ đã được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng nhằm nâng cao uy tín của mình. Nhờ vậy, doanh số xuất khẩu sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ đã tăng lên đáng kể. Có thể nói đây là một tiềm năng, chính phủ nước ta phải có những chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất vàng trang sức phát triển. Vấn đề ở chỗ chúng ta nên lựa chọn cách tốt nhất, hướng đi đúng nhất cho Việt Nam, nhằm đưa ngành kim hoàn phát triển vượt bậc, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD vào những năm tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Frederic S.Miskin - tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - NXB KH&KT 1995 2. Cơ cấu và hoạt động của thị trường vàng thế giới - quỹ tiền tệ quốc tế. 3. Dự trữ vàng của các nước - tạp chí ngoại thương các số 5, 9, 10 - 1996. 4. Giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng (NXB Thống kê - HN 2001) 5. Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ (Tập I) - NXBGD 1999. 6. Kỹ thuật vàng bạc - HN- KHKT - 1990. 7. Nghiên cứu và các đề xuất liên quan đến sách mở cửa thị trường vàng Trung Quốc trong thời kỳ mới - Hội đồng vàng thế giới. 8. Nghiên cứu kinh tế số 273 tháng 2 năm 2001. 9. Nguyễn Văn Tám - Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở (NXB Thống kê) 10. Nghị định số 63/CP ngày 24/9/1993 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng 11. Nghị định số 63/1998/NĐ - CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. 12. Nghị định 174/1999/NĐ - CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. 13. Những trang lịch sử của đồng tiền. NXB KH Phân viện Xibiria 1986 - Nga 14. Sổ tay vàng (người dịch: Dương Thị Phượng và Lê Hoàng Dương). 15. Tạp chí ngân hàng số 7/2001. 16. Từ điển tài chính tín dụng (Liên Xô cũ) - M - Tài chính quốc gia 1961 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy, cô và các bạn. Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Phạm Hoàng Anh giảng viên Khoa tiền tệ tín dụng quốc tế - Học viện ngân hàng. Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sỹ Đào Xuân Tuấn Phó trưởng phòng - phòng chính sách tỷ giá - NHNN Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Khánh Tâm - Trưởng phòng Vụ quản lý ngoại hối - NHNN Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, khoa tiền tệ tín dụng quốc tế học viện ngân hàng, đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tại trường. Cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của NHNN Việt Nam, Tổng Công ty vàng bạc đá quý Việt Nam, Công ty chế tác vàng và trang sức 1 - Tổng Công ty vàng bạc đá quý Việt Nam đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Con xin chân thành cảm ơn đại gia đình, bố mẹ đã có công sinh thành dưỡng dục để con có được ngày hôm nay ! ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33916.doc
Tài liệu liên quan