Thiết kế mô hình du lịch sinh thái cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm-TP Đà Lạt theo hướng phát triển bền vững

LỜI MỞ ĐẦU Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn không những của Đà Lạt mà còn là của cả tỉnh. Số lượng khách du lịch hàng năm đến Lâm Đồng đều tăng. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Lâm Đồng đa dạng và phong phú, được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, rừng và khu hệ động thực vật, thủy văn,... đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với nhiều hồ, thác nước, đồi núi, rừng thông  ngoạn mục. Tài nguyên tự nhiên có giá trị du lịch được phân bố tương đối tập trung ở khu vực Đà

doc104 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thiết kế mô hình du lịch sinh thái cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm-TP Đà Lạt theo hướng phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lạt và vùng phụ cận, đây là một thuận lợi đối với việc khai thác và bảo vệ những tài nguyên này. Chính vị trí địa lý và tài nguyên du lịch như vậy mà thành phố Đà Lạt có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Đến nay, loại hình du lịch đơn thuần đã từng bước được thay thế bằng mô hình du lịch sinh thái đó chính là xu thế tất yếu của sự phát triển xã hội. Du lịch sinh thái phát triển mạnh mẽ đã đem lại lợi ích kinh tế rất nhiều nhưng không được quản lý chặt chẽ và tổ chức tốt thì sẽ có tác động không tốt đến môi trường xung quanh như: Làm cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị xuống cấp một cách trầm trọng. Đó cũng chính là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở du lịch không đúng nơi hoặc không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học. Mỗi vùng trên đất nước đều có một loại hình du lịch sinh thái khác nhau, mỗi địa phương có những hệ sinh thái riêng biệt. Hơn nữa đây là một ngành du lịch liên quan mật thiết tới môi trường, một ứng dụng sinh thái hết sức hiệu quả. Do đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài ”Nghiên cứu thiết kế mô hình du lịch sinh thái cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm TP. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng theo hướng phát triển bền vững”. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI. _ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiềm năng của khu du lịch sinh thái hồ Tuyền Lâm. _ Thiết kế mô hình du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng cho vùng Nam Tây Nguyên. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI. _ Đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực, khả thi có thể áp dụng trong thực tế. _ Hoạch định kinh tế trong từng mô hình du lịch của đề tài nghiên cứu, phù hợp với tất cả các đối tượng. _ Mô hình có những nét đặc trưng riêng, là một bước đổi mới trong du lịch sinh thái miền Nam Tây Nguyên. _ Mô hình du lịch sinh thái được xây dựng không chỉ đem lại thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy nền kinh tế trong tỉnh phát triển mà còn phải gắn liền với công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU _ Xây dựng đề tài này cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm với đối tượng nghiên cứu chính là các tiêu chí về kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường của khu du lịch. Để từ đó đánh giá tiềm năng phát triển của khu du lịch hiện tại và định hướng phát triển cho tương lai. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI _ Không xây dựng chương trình DLBV cho toàn bộ các khu du lịch ở Lâm Đồng mà chỉ áp dụng riêng đối với KDL hồ Tuyền Lâm, vì KDL hồ Tuyền Lâm mang đặc thái du lịch miền núi hội đủ các tiêu chí để tiến tới PTBV. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Theo hai phần lớn với nội dung như sau: Khảo sát hiện trạng KDL hồ Tuyền Lâm _ Khảo sát thị hiếu của du khách đối với KDL hồ Tuyền Lâm trong cuộc sống hiện nay. _ Khảo sát hiện trạng của KDL hồ Tuyền Lâm về kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường từ ban quản lý. Thiết kế mơ hình DLBV tại hồ Tuyền Lâm. _ Đánh giá tiềm năng phát triển của khu du lịch. _ Phân khu vùng. _ Xây dựng phương thức quản lý – chương trình DLBV _ Nhận định về hiệu quả khi áp dụng chương trình. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp luận: _ “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Đạt đến sự PTBV cần đạt ba mục tiêu cơ bản như sau: _ Bền vững kinh tế. _ Bền vững tài nguyên và môi trường. _ Bền vững về văn hoá và xã hội. Sự bền vững tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện qua việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, đảm bảo đa dạng sinh học, không có những tác động tiêu cực đối với môi trường. Đối với văn hoá xã hội thì sự PTBV cần đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời giữ gìn các bản sắc văn hóa dân tộc. Du lịch nói chung và du lịch PTBV nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hoá và có tác động đến mọi khía cạnh về tài nguyên và môi trường. Trong xu thế phát triển ngày nay thì du lịch PTBV ngày càng được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, và là loại hình duy nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Phương pháp cụ thể: Trên cơ sở thu thập thông tin, sưu tầm, điều tra trực tiếp hoặc dựa vào các kết quả khảo sát điều tra đã có tại một số khu du lịch sinh thái tỉnh Lâm Đồng cùng việc phân tích khảo sát đánh giá hiện trạng du lịch sinh thái tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm từ đó so sánh, lựa chọn và đưa ra các giải pháp thích hợp và khả thi cho việc thiết kế mô hình. Tham khảo, tổng hợp các báo cáo về quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2010, các dự án cải tạo nâng cấp các khu du lịch tỉnh Lâm Đồng và tài liệu du lịch sinh thái, du lịch bền vững… Đi thực tế tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm, và các điểm du lịch sinh thái trong tỉnh Lâm Đồng, quan sát, ghi chép, chụp ảnh. Sử dụng phương pháp điều tra theo dạng phiếu hỏi nhằm khai thác thông tin từ: Du khách, ban quản lý, các hộ dân sinh sống và tham gia kinh doanh du lịch tại đây. Số lượng phiếu điều tra dành cho khách tham quan là 100 phiếu câu hỏi, được thực hiện 02 lần trong tuần, vị trí phát phiếu điều tra được thể hiện qua sơ đồ sau: Điểm kết thúc Điểm xuất phát Khu trung tâm Hình 1: Sơ đồ phát phiếu điều tra Quy hoạch phát triển vùng du lịch tỉnh Lâm Đồng để xây dựng mô hình du lịch cho hồ Tuyền Lâm. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. DU LỊCH SINH THÁI. 1.1.1. Khái niệm chung: DLST là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độ khác nhau. Trước đây, DLST chỉ đơn giản là sự ghép nối ý nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ lâu. Tuy nhiên, đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì quan niệm DLST là một loại hình du lịch thiên nhiên. Như vậy, mọi hoạt động của du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi,…đều được hiểu là DLST. Và ở Việt Nam trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST là: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Vậy DLST là: Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên phát huy giá trị tài nguyên. Loại hình du lịch hướng tới giáo dục môi trừơng. Du lịch trực tiếp mang lại nhiều nguồn lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho các cộng đồng. Loại hình du lịch phải coi trọng việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả bốn yếu tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, để khẳng định DLST là loại hình DLBV cùng với vai trò phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. 1.1.2. Những nguyên tắc của du lịch sinh thái 1.1.2.1. Cơ sở của du lịch sinh thái Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu các tác động lên môi trường sinh thái và đem lại phúc lợi (kinh tế, sinh thái và xã hội) cho cộng đồng địa phương, DLST lấy các cơ sở sau để phát triển: Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hoá. Giáo dục môi trường Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với môi trường. Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường. 1.1.2.2. Những nguyên tắc của du lịch sinh thái _ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hoá. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài. _ Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng môi trường. _ Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hoá,… _ Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia. _ Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho hệ sinh thái ở đây. _ Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách. _ Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. _ Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. 1.1.2.3. Cơ sở của sự phát triển bền vững trong du lịch sinh thái _ Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trường: Đất, nước ngọt, các thuỷ vực, khoáng sản,… đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên không tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng. Như vậy, cần phải sử dụng tài nguyên theo nguyên tắc: “Nhu cầu sử dụng chúng không vượt quá khả năng tái tạo tài nguyên đó” _ Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loại động, thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn khả năng phục hồi. _ Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn. _ Nếu có điều kiện thì nên duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả năng chịu đựng của trái đất. Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân bằng các hệ sinh thái. 1.2. DU LỊCH BỀN VỮNG 1.2.1. Khái niệm chung Khái niệm về DLBV mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. DLBV đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các qúa trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. 1.2.2. Mục tiêu của DLBV Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường. Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách. Duy trì chất lượng môi trường. Chiến lược để đạt đến DLBV còn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, đang cần cố gắng để được chấp nhận rộng rãi. Mỗi một tình huống đòi hỏi những tiếp cận và giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu thực sự du lịch đem lại lợi ích cho môi trường tự nhiên, xã hội và bền vững lâu dài thì tài nguyên không có quyền được sử dụng quá mức. Tính đa dạng tự nhiên, xã hội và văn hoá phải được bảo vệ, phát triển du lịch phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia, người địa phương phải được tham gia vào việc hoạch định kế hoạch và triển khai hoạt động du lịch, hoạt động nghiên cứu triển khai và giám sát cần được tiến hành. Những nguyên tắc này của tính bền vững cần phải được triển khai trong toàn bộ lĩnh vực phát triển du lịch 1.2.3. Mười nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững Sử dụng nguồn lực một cách bền vững. Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội là tối cần thiết, nó sẽ khiến cho việc kinh doanh phát triển lâu dài. Tất cả các hoạt động kinh tế đều liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn tài nguyên nhân văn. Nhiều nguồn trong số đó không thể đổi mới, tái chế hay thay thế được. Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng. Điều này cũng có nghĩa là việc tính tới các dịch vụ được môi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch vụ này không phải là “hàng hóa cho không” mà phải được tính vào chi phí các hoạt động kinh tế. Các nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng đối với tài nguyên nhân văn. Người ta cần trân trọng các nền văn hóa địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai con người ta dựa vào để sống. Sự phát triển nhanh chóng trước mắt và không có kế hoạch của du lịch đại trà đã luôn làm xuống cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn mà nó phụ thuộc vào. Việc sử dụng bền vững bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này đang ngày càng được nhìn nhận như là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này. Các vấn đề ô nhiễm khí quyển cũng không kém hơn: sự phát thải của máy bay cho khách du lịch với số lượng ngày càng tăng cùng với ô nhiễm không khí từ ô tô, tắc-xi, xe buýt du lịch, máy điều hòa không khí đang ảnh hưởng đến chất lượng của nhiều điểm du lịch. Mặc dù phát triển du lịch có thể tạo công ăn việc làm và các lợi ích có liên quan cho cộng đồng địa phương nhưng thường nó lại quá lơ là các nhu cầu và quyền lợi của người dân. Các nền văn hóa có thể được khôi phục thông qua mối quan tâm rộng lớn của khách du lịch dẫn tới việc phục hồi và bảo vệ các di sản văn hóa lịch sử. 1.2.4. Để du lịch sinh thái có thể phát triển bền vững thì chúng ta cần phải: 1. Ngăn chặn sự phá hại tới các nguồn tài nguyên môi trường thiên nhiên và con người. 2. Hoạt động như một lực lượng bảo tồn. 3. Phát triển và thực thi các chính sách môi trường hợp lý trong tất cả các lĩnh vực của du lịch. 4. Lắp đặt các hệ thống thích hợp để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và không khí từ việc phát triển du lịch. 5. Phát triển và tiến hành các chính sách vận chuyển bền vững, giao thông công cộng có hiệu quả – đi bộ và đi xe đạp – để bảo vệ môi trường. 6. Gắn chặt với nguyên tắc phòng ngừa trong các hoạt động và phát triển. 7. Tôn trọng các nhu cầu và quyền lợi của người dân bản địa. 8. Bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng di sản văn hóa và lịch sử của các dân tộc trên thế giới. 9. Phản đối quyết liệt việc phát triển của loại hình du lịch mại dâm bóc lột. 10. Giảm tiêu thụ quá mức và chất thải. ( Nguồn www.Dulichvietnam.com ) 1.2.5. Một số mô hình du lịch sinh thái bền vững 1.2.5.1. Làng du lịch ở Australia Tiêu chuẩn chọn lựa (đặc trưng) _ Điển hình cho một vùng, có chùa, đền hay nhà thờ. _ Độ cao nhà cửa ≤ 3 tầng. _ Kiến trúc: nhà kiểu mới hay cổ phải hài hoà, cân bằng. Tiêu chuẩn sinh thái _ Nông/lâm nghiệp: cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sử dụng hoá chất nông nghiệp. _ Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường ô tô ít nhất 3km, đặc biệt là đường cao tốc. _ Giao thông: đường dành cho xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng. _ Hàng hoá và chất thải: tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần thiết, bán các sản phẩm địa phương. _ Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: xây dựng, hoà hợp với môi trường, phù hợp với cả người địa phương và trẻ em. Tiêu chuẩn xã hội và du lịch _ Dân số cực đại của làng ≤1.500 người. _ Nhà nghỉ: ≤ 25% nhà địa phương. _ Số giường nghỉ cực đại = số dân địa phương (1:1). _ Tránh xây khách sạn lớn. _ Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du lịch. _ Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có một văn phòng thông tin du lịch, không có hoặc rất ít cơ sở dịch vụ như làm dầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du khách dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường(hệ thống đường mòn, đường đi dạo). (Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu – Du lịch bền vững – NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001) 1.2.5.2. Ecomost: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Aâu (Ecomost = European Community Models of Sustainable Tourism) Mô hình Ecomost được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất Châu Aâu. Mallorka phát triển được là nhờ du lịch: 50% thu nhập nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình trạng suy thoái của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu xây dựng mô hình DLBV đã được tiến hành. Theo mô hình Ecomost, phát triển DLBV cần gắn kết ba mục tiêu chủ yếu là: Bền vững về mặt sinh thái: bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học – Phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái. Bền vững về văn hoá – xã hội: bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậy mọi quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng . Bền vững về mặt kinh tế: đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai. Ba yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch: Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ bản sắc văn hoá. Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn du khách. Không làm gì gây hại cho sinh thái. Muốn đạt được ba yêu cầu trên, cần một yêu cầu thứ tư: Có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế này phải nhằm vào thực hiện các nguyên tắc PTBV, đảm bảo thực thi một kế hoạch hiệu quả và tổng hợp cho phép sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch. Ecomost đã chia nhỏ các mục tiêu của DLBV thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và đánh giá qua các chỉ thị: Thành tố văn hóa xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hoá. Thành tố du lịch: thỏa mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hóa điều kiện ăn ở, giải trí. Thành tố sinh thái: khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môi trường. Thành tố chính sách: Đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch. Ecomost xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức liên quan. (Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu – Du lịch bền vững – NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001) 1.2.5.3. Mô hình du lịch bền vững Ở Hoàng Sơn – Trung Quốc Hoàng Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc. Đó là một khu danh thắng có cảnh quan thiên nhiên đẹp và là khu di tích lịch sử văn hoá. Bao phủ một diện tích 154 km2, khu vực này còn có 72 ngọn núi nhỏ khác nhau, 2 hồ, 3 thác nước, 36 dòng suối nước khoáng, 24 dòng suối tự nhiên và 20 đầm lầy to nhỏ khác nhau. Tài nguyên thiên nhiên ở đây là những rừng lá rụng, vùng đầm lầy phẳng lặng, rừng thông, rừng thông Hoàng Sơn, các loại thực vật quý hiếm và động vật đang được bảo vệ. Hơn thế nữa, Hoàng Sơn còn có nhiều đền, những nhà tu kín, lầu và những dòng chữ khắc họa trên đá. Sự tăng trưởng nhanh của du lịch ở vùng Hoàng Sơn đầy danh thắng này đã dẫn đến 5 vấn đề xuống cấp về môi trường như: Số loài động, thực vật giảm xuống. Sự xây dựng các công trình, đường xá, và đường cáp treo qua núi cùng với các dự án thuỷ lợi đã làm mất đi hoặc làm tổn hại đến thảm thực vật rừng, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm. Thảm thực vật này một thời đã tạo nên môi trường sinh cảnh cho các loài động vật mà ngày nay hiếm khi người ta nhìn thấy chúng. Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên. Xây dựng tràn lan ở điểm du lịch cảnh quan nổi tiếng Ôn Tuyền đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó. Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch các hệ thống thủy văn. Các hồ chứa nước và các công trình chứa nước khác được xây dựng để đảm bảo cung cấp nước cho khách du lịch. Vì vậy cần phải xây dựng đập chắn nước ngang qua suối, do đó đã gây ra sự thay đổi lớn đối với lưu vực sông. Một vài điểm tham quan bị quá tải với số lượng du khách. Du lịch ở vùng núi Hoàng Sơn đã phát triển từ số khách 282.000 trong năm 1979 lên đến 1.300.000 trong năm 1990. Ở vào thời kỳ cao điểm, hàng ngày có đến 8.000 khách tới tham quan. Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Rất nhiều rác đang thải ra khu vực thắng cảnh Hoàng Sơn này. Một số rác thải sinh hoạt lại đang chảy tự do xuống các thung lũng và vào các dòng sông gây tác hại cho chất lượng nguồn nước. Để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực gây ra bởi du lịch tại Hoàng Sơn, Chính quyền tỉnh An Huy đã xây dựng một chiến lược bảo vệ khu du lịch bao gồm 10 điểm: Tán thành nguyên tắc chỉ đạo “phòng ngừa”. Củng cố chương trình tổng hợp để lồng nghép các hành động hành chính và kế hoạch cần thiết. Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lý hệ thống nước. Phân tán du lịch ra một khu rộng lớn. Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết số khách đến thăm quan một khu du lịch cụ thể nào đó. Dừng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để các hệ sinh thái nơi đây tự phục hồi qua các quá trình tiến triển tự nhiên. Thực hiện quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng trong khu du lịch. Như vậy cảnh quan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa. Các công trình xây dựng phải được thiết kế hài hoà với cảnh quan và các đặc tính của địa phương. Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi trường và đề cao sự giảm áp lực đến hệ sinh thái. Tạo lập vườn thực vật và khu dự trữ nguồn gen để có thể phục vụ cho công việc bảo tồn gen và cho dự án khôi phục thảm thực vật. Lập đài quan sát môi trừơng để phát hiện ra những biến đổi môi trường. Chiến lược bảo vệ vùng núi Hoàng Sơn đang ở trong giai đoạn thực thi. Chiến lược này là cả một nỗ lực lớn của chính quyền nhằm sửa chữa những sai lầm trong quá khứ và phòng ngừa những sai lầm trong tương lai. Mặc dù khu du lịch Hoàng Sơn vẫn còn tồn tại một vài biểu hiện suy thoái, nhưng các biện pháp kế hoạch cần thiết để đạt được một sự phát triển du lịch bền vững đã được lập và thi hành. (Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu – Du lịch bền vững – NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001) 1.3. TÌNH HÌNH DU LỊCH SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI _ Du lịch có thể là một động lực mạnh đối với việc bảo tồn và bảo vệ môi trường. Bốn mươi năm trở lại đây chứng kiến một sự phát triển và mở rộng các vườn quốc gia, khu bảo tồn động vật hoang dã và các khu bảo tồn thiên nhiên. Chúng được thiết kế để bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm. Ngày nay trên thế giới có 5000 khu, nhưng trong đó có nhiều khu phụ thuộc vào những nguồn thu từ du lịch. _ Mặc dù thị trường về thiên nhiên và du lịch sinh thái đang phát triển phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng xã hội với môi trường, nhưng thị phần của nó rất nhỏ bé và hạn chế so với thị trường du lịch trọn gói và đại trà đã luôn làm xuống cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn mà nó phụ thuộc vào. _ Công nghiệp du lịch đang tăng cường áp dụng các chính sách môi trường. Công viên Disney ở Floria, Center Parcs ở Anh, tập đoàn khách sạn Sheraton and Intercontinental đang nêu ra các vấn đề xử lý chất thải, tái chế và bảo vệ nguồn nước. _ Tổng cục Du lịch Thái Lan nhấn mạnh sự cần thiết phải làm thấm dần vào du khách và ngành công nghiệp du lịch “sự hiểu biết và sự cần thiết phải bảo vệ các tài nguyên du lịch“. Phương châm của ủy ban Du lịch xứ Wales bao gồm các nguyên tắc bền vững còn Ban Du lịch Anh Quốc, Ủy ban Miền quê và Phát triển nông thôn gần đây đã xuất bản một cuốn sách hướng dẫn về du lịch bền vững. _ Đối với nước New Zealand, du lịch bền vững có nghĩa là quản lý môi trường theo một cách mà “du khách, người điều hành và các cộng đồng địa phương của tương lai” sẽ được hưởng các nguồn tài nguyên càng giống ngày nay càng tốt. _ Mặc dù sự hiểu biết và các thiện ý như vậy ngày càng nhiều, nhưng phần lớn du lịch vẫn phát triển theo chiều hướng tổn hại đến môi trường qua việc tiêu thụ quá mức, quá nhiều khách, xe cộ và các loại hình ô nhiễm khác nữa, làm giảm bớt đi các lợi ích của cộng đồng địa phương, du khách và cuối cùng là bản thân ngành công nghiệp du lịch. 1.3.1 Du lịch sinh thái ở Châu Á. _ Ngày nay khách du lịch ở Châu Á có xu hướng quay về với thiên nhiên, núi rừng để nghỉ mát. Mô hình du lịch để nghỉ ngơi với đặc điểm chính là thiên nhiên bao quanh, gần trung tâm thành phố và phương tiện chủ yếu là xe đạp. _ Cùng với trào lưu bảo vệ môi trường đang rộ lên ở phương tây hiện nay thì sự xuất hiện mô hình loại này được ủng hộ rất lớn vì thiên nhiên chính là yếu tố làm giảm bớt căng thẳng mà cuộc sống và công việc mang lại. 1.3.2 Du lịch sinh thái ở Châu Á – Thái Bình Dương _ Các nước Châu Á đang cần và đang thực hiện đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch. Malaysia và Indonesia là 2 nước tiềm năng du lịch sinh thái lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên hiện nay nạn ô nhiễm môi trường và cháy rừng đang là thảm họa môi trường nghiêm trọng dẫn tới tình hình du lịch của những nước này giảm đáng kể. _ Thế kỷ 21 được dự báo là thời hoàn kim của ngành du lịch. Tuy nhiên sự bùng nổ du lịch lại chủ yếu sẽ ở Trung Đông. _ Trung Quốc, Đông Nam Á, Thái bình dương làn sóng du lịch sẽ đổ về Phương Đông và như vậy đúng với dự đoán của các nhà kinh doanh du lịch:”đối với du lịch Địa Trung Hải là quá khứ, Đại Tây Dương là hiện tại và Thái Bình Dương là tương lai”. 1.3.3 Du lịch sinh thái ở Châu Âu: _ Hàng triệu người thuộc các nước Đông Âu, được coi là “Châu Âu mới” đang đua nhau đi du lịch nước ngoài khiến họ trở thành một thị trường đầy hứa hẹn cho ngành du lịch toàn cầu. Năm trước Trung Âu là Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakiavà Slovenia và ba nước vùng Baltic sẽ gia nhập Liên hiệp châu Âu (EU) vào tháng 5-2004. _ Mặc dù thị trường du lịch sinh thái tại khu vực này chưa sinh lãi nhiều nhưng nhiều hãng du lịch lớn như TUI và Thomas Cook của Đức đã bắt đầu đặt những bước đầu tiên. _ Thông thường, mỗi du khách thuộc các nước trên thường phải chi khoảng 500 euro đến 1000 euro (khoảng 8 triệu đến 14.5 triệu đồng VN) cho những kỳ nghĩ ngắn nhưng theo tính toán của các hãng du lịch, mức chi tiêu này sẽ tăng lên đáng kể trong tương lai, vì đa số du khách thích đến khám phá những vùng khá nhạy cảm nên phần lớn chấp nhận chi trả một khoảng tiền rất lớn để cải tạo và khôi phục lại môi trường. _ Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Kinh Tế WIIW có trụ sở tại Vienne (Áo), tăng trưởng GDP năm nay của các nước Đông Âu là 2.7% và sẽ là 3.2% vào năm 2005, và sự cải thiện môi trường này đã khuyến khích hàng triệu người đi du lịch nước ngoài đến những quốc gia có nhiều khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn quốc gia hoặc những nước mà môi trường thiên nhiên vẫn giữ được nét hoang sơ huyền bí … chỉ tính riêng Ba Lan, trong năm 2002 khoảng 4.4 triệu người, chiếm 14% dân số, đã đi nghĩ ở nước ngoài. Năm 2001, 1/5 người Séc đã đi nghỉ và họ thường đến Croatia. CHƯƠNG II: VỊ TRÍ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN. 2.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng: _ Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên có diện tích 9.764km2, chiếm khoảng 2.9% diện tích cả nước. Hình 1: Bản đồ địa lý tỉnh Lâm Đồng Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hoà, và Ninh Thuận. Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Nam – Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận. Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc 2.1.2. Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. _ Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội, từ năm 1955 du lịch thế giới đạt mức tăng trưởng cao. Số khách du lịch quốc tế tăng từ 25 triệu người năm 1950 lên 166 triệu người năm 1970 và đạt 567 triệu người năm 2000 dự kiến đến năm 2010 sẽ lên đến 871 triệu người, trong đó khu vực Đông Á – Thái Bình Dương là 190 triệu người với tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,9% cao nhất so với các khu vực khác trên thế giới (Dự báo WTO). _ Khối ASEAN, tốc độ tăng trưởng du lịch cũng tương tự như vậy. Năm 1998, khối du lịch quốc tế đạt 31 triệu người, thu nhập từ các nước trong khối ASEAN đạt 18.66 tỉ USD (1996). Nước đón nhiều khách du lịch quốc tế nhất trong khu vực là Malaysia (1995: 7,3 triệu khách). Singapore lại là nước dẫn đầu trong khu vực về số thu ngoại tệ từ du lịch (1995: 4.85 tỉ USD với 5,7 triệu khách). _ Trong năm 1995, hai sự kiện quan trọng là nước ta chính thức gia nhập ASEAN và việc bình thường hóa với Mỹ đã tạo cơ hội cho ngành du lịch phát triển và hội nhập vào thị trường du lịch thế giới và khu vực. Sự phát triển du lịch với nhịp độ nhanh đã tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội của đất nước nói chung tỉnh nhà nói riêng. _ Cùng với xu thế phát triển du lịch trong khu vực tốc độ gia tăng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam những năm qua tương đối cao. Năm 1991 đón 300.000 khách năm 1992 là 444.000 khách đến tháng 12/1996 ta đón người khách thứ 1 triệu đến năm 2002 là 2.130.000 khách, và đến cuối năm 2005 là 5.450.000 khách. Tốc độ tăng trưởng khách bình quân hàng năm giai đoạn 1991-2005 là 27.85%. _ Đối với Lâm Đồng, việc xây dựng, phát triển và quản lý du lịch đã tác động tích cực đến ngành du lịch và các ngành khác trong tỉnh nhằm khai thác và phát huy tiềm năng du lịch, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh khi bước vào thập niên thế kỷ XXI. Vậy đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng là phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của cả nước cùng trào lưu phát triển du lịch trong khu vực và trên thế giới. 2.1.3. Đà Lạt trong chiến lược phát triển kinh tế chính trị của tỉnh. _ Vào những năm đầu thập niên 90, kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng đi vào ổn định và phát triển, có nhịp độ tăng trưởng khả quan và thích ứng dần với cơ chế thị trường. Trong giai đoạn 1991-2005, GDP của tỉnh có nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15.72%, trong từng khu vực kinh tế, có tốc độ gia tăng ._.khác nhau. 2.2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên. 2.2.1.1. Địa hình. _ Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình Cao Nguyên. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bố khá rõ ràng từ bắc xuống nam. Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng Cao Nguyên Lang Bian với độ cao từ 1.300m đến 2.000m . Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm – giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi. 2.2.1.2. Thổ nhưỡng. Lâm Đồng có diện tích đất chiếm 98% diện tích tự nhiên, tương đương với khoảng 965.969 ha, bao gồm 5 nhóm đất và 45 đơn vị đất. 2.2.1.2.1.Nhóm đất phù sa (Fluvisols): Được hình thành do sự bồi lắng của sông, suối, tính chất đất thay đổi phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của mẫu chất tạo thành đất ở vùng thượng nguồn của từng lưu vực, thời gian và điều kiện bồi lắng. Nhóm đất này có 3 đơn vị đất: Đất phù sa chua, đất phù sa giàu mùn chua, đất phù sa glây với tổng diện tích 28.866 ha. 2.2.1.2.2.Nhóm đất glây (Gleysols): Được hình thành ở địa hình thấp trũng, mực nước ngầm nông, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử trong đất xảy ra, dẫn tới đất có màu xanh. Nhóm đất này có 5 đơn vị đất: Đất glây đọng nước nhân tác, đất glây có tầng sỏi sạn nông, đất glây chua, đất glây giàu mùn, đất glây tầng mặt giàu mùn với tổng diện tích  44.685 ha. 2.2.1.2.3. Nhóm đất mới biến đổi (Cambisols): Được hình thành trong điều kiện rửa trôi, feralit hoá, glây hoá còn xảy ra ở mức độ thấp. Nhóm đất này có 5 đơn vị đất: Đất mới biến đổi đọng nước tự nhiên, đất mới biến đổi chua, đất mới biến đổi giàu mùn, đất mới biến đổi có tầng loang lổ đỏ vàng chua, đất mới biến đổi tầng mỏng đọng nước tự nhiên có tổng diện tích 16.275 ha. 2.2.1.2.4. Nhóm đất đen (Luvisols): Được hình thành do quá trình rửa trôi tích lũy sét. Nhóm này gồm 3 đơn vị đất: Đất đen chua, đất đen giàu mùn, đất đen glây có tầng loang lổ đỏ vàng, tổng diện tích 2.981 ha. 2.2.1.2.5. Nhóm đất đỏ bazan (Ferralsols): Được hình thành do quá trình phong hóa khoáng sét, hình thành các khoáng hoạt tính thấp, không có khả năng phong hóa tiếp như kaolinit, tích lũy oxit Fe/Al và các hợp chất bền vững của chúng. Nhóm đất này gồm 10 đơn vị: Đất đỏ chua giàu mùn, đất đỏ chua nghèo bazơ, đất đỏ chua tầng mặt giàu mùn, đất đỏ nâu đỏ nghèo bazơ, đất đỏ nâu vàng chua, đất đỏ nghèo bazơ, đất đỏ rất nghèo bazơ giàu mùn, đất đỏ rất nghèo bazơ sỏi sạn nông, đất đỏ rất nghèo bazơ sỏi sạn sâu, đất đỏ sỏi sạn nông, tổng diện tích 212.309 ha. 2.2.1.3. Khí hậu. _ Tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng 4 của khí hậu Tây Nguyên với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên toàn lãnh thổ, do địa hình phức tạp nên có sự khác nhau về độ cao và độ che phủ của thảm thực vật. Tuy nhiên, thời tiết ở Lâm Đồng ôn hòa, dịu mát quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. _ Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động 16 – 23oC. _ Lượng mưa năm phân bố không đều theo không gian và thời gian, dao động trong khoảng 1.600 – 2.700 mm. Sườn đón gió tây nam (Bảo Lộc) có lượng mưa năm lớn đạt tới 3.771 mm. Bảng 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ THEO ĐỘ CAO CÁC ĐẶC TRƯNG ĐỘ CAO ( m) < 500 500 -1.000 1.000 - 1.500 > 1.500 NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH HÀNG NĂM (0C) >22 20-22 18-20 <18 NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG (0C) >20 18-20 16-18 <16 Nguồn: TRẠM KHÍ TƯỢNG LÂM ĐỒNG (2005). 2.2.1.4. Thủy văn. _ Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. _ Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. _ Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. 2.2.1.5. Môi trường sinh thái. _ Lâm Đồng là vùng được đánh giá có đa dạng sinh học cao và tài nguyên sinh vật phong phú với nhiều vùng sinh thái và các hệ sinh thái có nét độc đáo của Tây Nguyên. Đây là nền tảng rất quan trọng cần được quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh. _ Trên cơ sở khoa học và đóng góp ý kiến của nhiều ngành, nhiều địa phương Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2000-2010. Trong kế hoạch này tuy có chú ý đến điều kiện tự nhiên của từng khu vực nhưng chủ yếu căn cứ trên đơn vị hành chính chứ không theo vùng và tiểu vùng sinh thái nông nghiệp. _ Mặc dù Nhà nước đã tích cực tổ chức quy hoạch các phương án nhằm ổn định môi trường sinh thái trong quá trình phát triển (như  xây dựng các khu bảo tồn, chương trình 327, trồng rừng, hạn chế khai thác, phòng chống cháy) nhưng so với những thập niên trước thì hiện nay với cái nhìn tổng quát rừng và hệ sinh thái Lâm Đồng đã có những biến động theo hướng bất lợi do việc xem nhẹ bảo vệ đa dạng sinh học của nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng. _ Những biến đổi rõ nét trong giai đoạn 1996-2005 được ghi nhận liên quan đến hoạt động khai thác rừng trong thời gian qua đó là các loài động và thực vật quý hiếm đã có chiều hướng bị suy giảm; nhiều loài cây gỗ quý như: Trắc, cẩm lai, giáng hương, gõ đỏ, kiền kiền bị thu hẹp vùng phân bố  và đang đứng trước  nguy cơ giảm số lượng trầm trọng do bị khai thác trộm. Nhiều loài thực vật cổ gần bị tuyệt chủng, chỉ còn sót lại rất ít ở Lâm Đồng: Thông nước, thông lá dẹt, thông 5 lá, trầm hương, sâm ngọc linh, bách xanh ”Theo nhận định từ 1995 đến nay các loài động vật có giá trị kinh tế đều bị giảm 50% số lượng”. _ Hàng năm Tây Nguyên đã khai thác từ 200.000 đến 300.000 m3 gỗ trong rừng tự nhiên (được phép), đồng thời số lượng khai thác lậu ở cả 4 tỉnh cũng không phải là nhỏ đã gây thiệt hại đến đa dạng sinh học ở từng khu vực. Ngoài ra tập quán đốt nương làm rẫy vẫn chưa chấm dứt cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra nạn cháy rừng ở Lâm Đồng. _ Cũng trong quá trình phát triển chung, việc thực hiện một số các quy hoạch nhằm phát triển kinh tế xã hội Lâm Đồng (xây dựng thủy điện Yaly, Hàm Thuận - Đa Mi) đã phần nào làm thay đổi môi trường sinh thái và giảm  hàng trăm ngàn ha diện tích đất rừng, đồng thời những nguy cơ phá hại rừng theo đó cũng có chiều hướng tăng lên. _ Để kịp thời ngăn chặn những biến đổi có chiều hướng xấu như đã nêu trên, từ 1995- 2006 việc quản lý đã có những chuyển hướng tích cực hơn như tăng cường các hoạt động trồng rừng, tu bổ, khai thác hạn chế theo kế hoạch. Tuy nhiên diện tích rừng giảm đi vẫn còn rất cao (14.100 ha trong 3 năm đầu), diện tích rừng giàu giảm, rừng nghèo kiệt tăng. _ Tại Lâm Đồng rừng lá rộng chiếm 37,24% đất rừng, trong đó rừng giàu chiếm 3,86%, rừng rụng lá tỷ lệ rừng giàu chiếm 0,05%, ở rừng hỗn giao tỷ lệ rừng giàu chỉ có 0,65%. Việc quy hoạch lại rừng Lâm Đồng đã được quan tâm nghiên cứu và thực hiện tích cực nhằm khôi phục lại rừng, giúp ổn định môi trường sinh thái trong quá trình phát triển. _ Thông qua đó diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ được quy hoạch tăng lên, giảm diện tích rừng sản xuất đồng thời tăng diện tích rừng trồng để có được những cánh rừng liên hoàn, ít bị chia cắt. Trong những năm gần đây, cơ cấu tỷ lệ diện tích rừng đã có những biến đổi tích cực hơn như sau: _ Năm 2000: Rừng đặc dụng 2-5%; rừng phòng hộ 20-22%; rừng sản xuất 73-78%.                      _ 2001-2003: Diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ tăng; diện tích rừng sản xuất giảm. _ Năm 2006: Rừng đặc dụng 8-12%; rừng phòng hộ 35-40%; rừng sản xuất 48-57%. _ Từ năm 1977, Lâm Đồng đã hình thành được một hệ thống các khu rừng đặc dụng gồm vườn quốc gia, 1 bộ phận của vườn quốc gia Nam Cát Tiên, một số khu bản tồn thiên nhiên và khu văn hóa lịch sử nhằm mục tiêu bảo tồn những đặc trưng của đa dạng sinh học từng vùng ở Lâm Đồng. _ Hiện nay tổng diện tích quy hoạch các khu bảo tồn là 460.559 ha, diện tích có rừng trong mỗi khu chỉ chiếm khoảng 80%, do đó thực tế cũng chưa bao quát hết được những đặc trưng đa dạng của khu vực. Hiện nay Vườn quốc gia cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên khác đang có hướng quy hoạch mở rộng để bảo vệ tích cực hơn các đa dạng sinh học của khu vực. Trong hoạt động tổ chức quản lý, các ban quản lý ở một số khu vực vẫn còn gặp nhiều khó khăn đang cần được sự quan tâm hỗ trợ hơn nữa của Nhà nước, của các cấp chính quyền ở địa phương và các tổ chức quốc tế. _ Như vậy việc bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng và tỷ lệ đất che phủ, nhất là độ che phủ của cây rừng, kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt, khai thác và buôn bán động, thực vật quý hiếm, loại bỏ phương thức khai thác hủy diệt. Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn tính đang dạng sinh học, đặc biệt là thông 5 lá. _ Tính đa dạng phong phú về đa dạng sinh học của Lâm Đồng chính là nền tảng cho sản xuất nông nghiệp, là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, là nguồn dược liệu cho sức khỏe cộng đồng. Sự quan tâm đến vấn đề ngày càng cấp bách hơn trước những thống kê, nhận định, đánh giá về hiện trạng đang diễn biến trong những thập niên qua. Từ  sau 1975, rừng và tài nguyên thiên nhiên Lâm Đồng bị khai thác mạnh mẽ, rừng và đa dạng sinh học của vùng ngày càng suy giảm và các hệ sinh thái nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Lâm Đồng giai đoạn 2000- 2010 cần phải được xây dựng trên quan điểm đúng đắn để vừa phát triển được các tiềm năng kinh tế của vùng, vừa đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững. Đây  cũng chính là các quan điểm và nguyên tắc cơ bản trong chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học ở Lâm Đồng để có thể đồng thời phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực. 2.2.2. Tài nguyên nhân văn. 2.2.2.1. Về dân cư. _ Dân số Lâm Đồng có sự gia tăng khá nhanh. Năm 1975 - 1976, dân số tỉnh Lâm Đồng chỉ có 326.514 người, đến năm 2000 có 996.221 người, và đến ngày 1-4-2005 là 1.152.132 người. Dân số phân bố theo các vùng không đồng đều do rất nhiều yếu tố chi phối. _ Năm 1979, thành phố Đà Lạt có dân số là 91.937 người và là thành phố đông dân nhất tỉnh Lâm Đồng, chiếm gần một phần tư dân số toàn tỉnh, mật độ dân số là 220 người/km2. Sau Đà Lạt là Đức Trọng với 82.469 người, chiếm 20% dân số toàn tỉnh. Huyện có dân số ít nhất là huyện Lạc Dương với 14.676 người, chiếm 3,8% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số chỉ có 8 người/km2 BẢNG 2: DÂN SỐ LÂM ĐỒNG QUA MỘT SỐ NĂM Năm Việt Nam Lâm Đồng Lâm Đồng/Việt Nam (%) 1955 29.945.000 128.194 0,40 1960 32.009.000 163.600 0,47 1965 34.743.000 223.483 0,58 1970 38.341.000 291.363 0,68 1975 42.729.000 326.514 0,68 1980 48.030.000 405.912 0.76 1985 53.000.000 510.637 0,85 1990 60.059.000 778.540 1,01 1995 67.171.000 820.530 1,11 2000 73.962.400 996.221 1.31 2005 79.327.900 1.152.132 1,45 (Nguồn: Cục thống kê Lâm Đồng) BẢNG 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ TRONG TỈNH LÂM ĐỒNG STT Đơn vị hành chính Số dân ở địa phương (người) Tỷ lệ dân (%) Dân đô thị Dân nông thôn Dân đô thị Dân nông thôn 1 Đà Lạt 195000 59200 76.7 23.3 2 Lạc Dương 19540 125896 13.4 86.6 3 Đức Trọng 21587 207530 9.4 90.6 4 Đơn Dương 21893 103504 17.5 82.5 5 Bảo Lộc 96875 120568 44.5 55.5 6 Di Linh 12451 20054 37.1 62.9 7 Đạ Huoai 3987 71258 5.3 94.7 ( Nguồn: Báo cáo hiện trạng dân số 2005 các địa phương ) Nhìn chung, dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, đặc biệt trong 3 năm gần đây dân số khu vực nông thôn ở Lâm Đồng chiếm tỷ lệ trung bình 65% tổng dân số. 2.2.2.2. Các di tích lịch sử văn hóa. _ Các di tích văn hóa lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, Khách sạn Palace, chùa Linh Sơn, Linh Phong, Thiền viện Trúc Lâm, nhà thờ Chánh tòa, thác Cam Ly, Nghĩa trang Liệt sĩ, khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di tích Cát Tiên, các lễ hội văn hoá dân gian như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng,... là điểm hẹn của du khách trong nước và quốc tế. 2.2.2.3.Các lễ hội. _ Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp, đa dạng và phong phú của một cộng đồng dân cư. Một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc giải quyết nổi khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Ở đây lễ hội là sản phẩm văn hóa thu hút khách hành hương và du lịch. Ngoài nhu cầu tín ngưỡng, khách du lịch còn có nhu cầu tham quan và tham dự các trò vui của lễ hội. _ Nhìn tổng thể, các lễ hội tại Lâm Đồng có thể phân loại một cách tương đối như sau: 2.2.2.3.1. Lễ hội mang tính truyền thống. 1. Lễ hội hoa. _ Lâm Đồng có lễ hội truyền thống là lễ hội hoa. Hằng năm tại trung tâm thành phố Đà Lạt đều có festival hoa. Hình 2: Festival hoa Đà Lạt _ Lễ hội này thu hút được rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự. 2. Lễ hội đâm trâu. _ Hàng năm, cứ sau một mùa rẫy (hết một năm) bà con dân tộc ở các buôn làng lại tổ chức lễ hội lớn nhất trong năm, để tế thần Ndu và các vị thần khác nhằm tạ ơn các thần đã cho buôn làng, bộ tộc qua hết một năm an lành, làm ăn được mùa. Đó chính là lễ “Sa rơpu” (lễ ăn trâu) mà mọi người thường gọi là lễ đâm trâu. Trong lễ hội này điều quan trọng nhất không thể thiếu được là cây Nêu. Cây Nêu thể hiện khác vọng tìm kiếm cuộc sống ấm no, hạnh phúc .     _ Lễ hội thường được tổ chức ngoài trời. Nơi hành lễ là một trảng cỏ bằng phẳng, người ta cột trâu vào cây Nêu, phía sau cây Nêu là một hàng ché rượu cần của các dòng họ dân lên cúng thần  linh. Sau khi cúng Yàng xong, dàn cồng chiêng nổi lên, dân làng nhảy múa xung quanh con trâu. Trong tiếng cồng chiêng, những thanh niên vạm vỡ nhất trong buôn, với cây lao sắc nhọn trong tay sẽ thay nhau đâm vào con trâu cho đến khi con vật chết. _ Máu trâu được bôi vào trán mọi người để cầu phúc. Thịt trâu được xẻ ra nướng trên lửa than hồng và ăn tại chổ, số còn lại được chia đều cho các gia đình trong buôn. 3. Lễ cúng thần suối. _ Người Mạ tin các thần Trời (Yàng) là thần tối cao, thần sông, thần núi, thần Hỏa… trong đó nghi lễ cúng thần Suối của người Mạ mang nhiều sắc thái tín ngưỡng dân gian. 4. Lễ cúng thần Bơmung. _ Đây là nghi lễ lớn nhất của người Chu Ru thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch, nghi lễ này gắn với các nghi lễ nông nghiệp như cúng thần Đập Nước, thần Mương nước, thần Lúa, ăn mừng lúa mới … Hình 3: Lễ cúng thần Bơmung 5. Lễ Mạ K’ho lễ cúng cơm mới. _ Lễ cúng cơm mới là một trong những lễ hội truyền thống của người Mạ, K’ho tại B’lao thị xã Bảo Lộc. Ngày lễ này gần như trùng với tết Nguyên Đán của người Việt. Họ làm lễ cầu mưa thuận gió hoà, ngăn thú rừng không cho chúng phá nương, phá rẫy. Cúng lúa mới cơm mới cũng là để con cháu biết quí hạt thóc, hạt gạo. Lễ cúng gồm có: Gạo thơm mới, ché rựơu cần, gà trống giò, heo đực thiến và các loại thú rừng săn được. Lễ hội diễn ra bằng việc khấn Yàng của thầy cúng, tiếp đến là tục vẩy rượu để chúc mừng mọi người. Cuối cùng là uống rượu ca hát, lễ hội kéo dài suốt đêm cho đến sáng hôm sau. 6. Lễ hội tôn giáo _ Có các lễ lớn như: Phật Đảng, Vu Lan (rằm tháng 7) và lễ giáng sinh hằng năm. Tóm lại, việc khai thác lễ hội như một tiềm năng văn hóa cho hoạt động du lịch. Do vậy cần phải tiến hành nghiên cứu kỹ luỡng để có chương trình du lịch lễ hội, cũng như đầu tư xác định nội dung giới thiệu về lịch sử, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của các lễ hội cụ thể. Đó không chỉ là những nổ lực nhằm khai thác yếu tố du lịch trong lễ hội để thu hút khách, mà còn là trách nhiệm giữ gìn, biểu dương, truyền bá bản sắc văn hóa dân tộc, những nét thẩm mỹ một cách nghiêm túc cho du khách. 2.2.3. Quan điểm phát triển ngành du lịch Lâm Đồng 2.2.3.1. Quan điểm về phát triển du lịch _ Phát triển du lịch phải trên cơ sở tiềm năng và tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn trong tỉnh. Khai thác phải có định hướng và theo quy hoạch. _ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. _ Phát triển du lịch phải mang tình bền vững, mang tính dân tộc, tức đi đôi với sự giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. _ Bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, các di tích cách mạng, tiếp cận kỹ thuật hiện đại nhưng giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Tạo các sản phẩm du lịch mang tính dân tộc kết hợp tính hiện đại có sức hấp dẫn cao. _ Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế để tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời xem trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, phục hồi sức khỏe,… Hợp tác, liên kết với các tỉnh vùng Tây Nguyên để phát triển du lịch. Quan điểm vị trí ngành _Cần khẳng định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Một ngành có tính tác động hiệu quả nó thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội. Góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà. Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội – chính trị làm mục tiêu chính. Quan điểm đồng bộ phát triển du lịch _ Du lịch ngành kinh tế tổng hợp có tính đa ngành và xã hội hóa cao, cho nên phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các ngành, các cấp với sự phối hợp đồng bộ nhuần nhuyễn trong xây dựng, phát triển và quản lý du lịch. _ Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch phải đồng thời với sự quản lý chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp dưới sự chỉ đạo thống nhất của nhà nước, nhằm mang lại một sự phát triển mang tính bền vững. Quan điểm cơ cấu kinh tế trong ngành du lịch. _ Thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tham gia kinh doanh du lịch nhằm khai thác mọi khả năng về vốn, kỹ thuật, tri thức và lao động trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Hoạt động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà Nước, trong đó doanh nghiệp Nhà Nước phát huy vai trò chủ đạo. 2.2.3.5. Quan điểm về đầu tư khai thác du lịch _ Phát triển du lịch phải trên cơ sở tiềm năng và tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn trong tỉnh. Khai thác phải có định hướng và theo quy hoạch. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. _ Phát triển du lịch phải mang tính bền vững, mang tính dân tộc, tức đi đôi với sự giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn các di tích lịch sử – văn hoá, các di tích cách mạng, tiếp cận kỹ thuật hiện đại nhưng giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc. Tạo các sản phẩm du lịch mang tính dân tộc kết hợp tính hiện đại có sức hấp dẫn cao. _ Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế để tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời xem trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, phục hồi sức khoẻ,… 2.2.4. Mục tiêu phát triển của tỉnh Lâm Đồng Mục tiêu về kinh tế _ Tối ưu hoá sự đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cách tạo một môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của ngành, sao cho vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương. Mục tiêu về văn hóa - xã hội _ Hoạt động du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hóa, các lễ hội để phục vụ phát triển du lịch. Góp phần tạo điều kiện trong giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên. Mục tiêu về môi trường _ Hoạt động du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo khai thác các tài nguyên du lịch. 2.2.4.4. Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. _ Quy hoạch phát triển du lịch nhằm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, nhưng phải đảm bảo được an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của địa phương. 2.2.4.5. Mục tiêu hỗ trợ phát triển. _ Cung cấp thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển, xúc tiến, lập kế hoạch. Sự phối hợp giữa các ban ngành tác động tích cực, tạo đà cho sự phát triển du lịch. _ Du lịch phát triển hỗ trợ và tạo điều kiện môi trường để các ngành kinh tế – xã hội khác cùng phát triển. 2.2.4.6. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010.  _ Tăng cuờng thu hút khách du lịch, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch từ 14 -15 % để đến năm 2010 thu hút từ 1,3 - 1,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế tăng bình quân từ 30 - 50 % để đến năm 2010 có được 300.000 - 350.000 lượt khách quốc tế  _ Huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án lớn đã được quy hoạch và phê duyệt, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lich hiện có, phát triển các sản phẩm mới. Phấn đấu tới năm 2010 đưa thời gian lưu trú bình quân đạt hơn 3,5 ngày, tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch gấp 2 lần so với năm 2005.   _ Tạo cho được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các ngành các cấp đối với sự phát triển du lịch. Nâng cao  hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường củng cố bộ máy tổ chức và công tác cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ lao động phục vụ của ngành: Phấn đấu tới năm 2010 thu hút thêm 8000 lao động. (Nguồn : Sở TM- DL Lâm Đồng và Công ty du lịch Lâm Đồng) 2.2.5. Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực _ Quan tâm đến việc đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài dưới nhiều hình thức như tại chổ, chính quy ở trong nước và ngoài nước. Đối với các lĩnh vực như khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn quản lý, cần đào tạo ở 3 cấp học: Sơ cấp, trung cấp, đại học. Chú trọng giáo dục du lịch cho toàn dân. 2.2.5.2. Chiến lược phát triển sản phẩm ngành du lịch _ Đạo sản phẩm du lịch độc đáo, mang bản sắc của địa phương, đặc biệt là các truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật,… Tạo sản phẩm du lịch về chuyên đề: Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch sông nước, miệt vườn, du lịch làng quê, sinh hoạt văn hóa văn nghệ truyền thống, hội nghị, hội thảo chuyên đề. _ Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch trong nước và thế giới. Đối với những điểm du lịch phải có sản phẩm du lịch đặc thù và kết hợp với các tỉnh lân cận để nối tuyến du lịch, tạo thêm khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch của tỉnh. _ Chiến lược về giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường: Có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn du lịch tỉnh để xác định các khu vực cần bảo vệ (các khu dự trữ thiên nhiên, các di tích lịch sử – văn hóa), khu vực quy hoạch dự trữ đất đai, các khu vực cần được phục hồi trong thời gian trung và dài hạn. _ Ngày nay, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái – văn hoá trên cơ sở các nguyên tắc: Không làm tổn hại tài nguyên thiên nhiên và xây dựng các hội bảo vệ thiên nhiên. Đẩy mạnh việc giáo dục quần chúng nhân dân, bảo vệ các lợi ích lâu dài cho địa phương (nguồn lợi, khoa học, kinh tế, xã hội, văn hóa). Chiến lược về đầu tư du lịch _ Theo quy hoạch và có dự án đầu tư cụ thể trên các lĩnh vực: Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, khu du lịch vui chơi giải trí, đầu tư kết cấu hạ tầng, các dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch, đầu tư bảo vệ môi trường, tôn tạo giữ gìn các di tích, di sản lịch sử văn hóa … 2.2.5.4. Chiến lược về thị trường. _ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thị trường hiện tại, thị trường tiềm năng để ngành du lịch của tỉnh sớm hòa nhập vào thị trường du lịch trong nước và quốc tế. 2.2.6. Hiện trạng ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng 2.2.6.1. Thực trạng sự phát triển ngành du lịch tỉnh _ Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch là nguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu giữ nguồn gien động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông, suối lớn. _ Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước,... Rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch Thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang. _ Trung tâm du lịch phía bắc bao gồm thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi. Đà Lạt có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông, bên cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn đối với du khách. Đà Lạt hiện có 1 sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 30.000 khách/ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao. Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực. _ Trung tâm du lịch phía Nam gồm thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận: Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh có độ cao 1.000 m, khí hậu ôn hòa, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo rất thích hợp cho phát triển du lịch văn hóa. Tại đây còn có các khu di chỉ có giá trị phù hợp cho tham quan, nghiên cứu như khu di chỉ Phù Mỹ - Cát Tiên... _ Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng: Du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn, du lịch văn hóa - thể thao... 2.2.6.2. Về số lượng khách du lịch. 2.2.6.2.1. Khách du lịch quốc tế và trong nước. _ Sau ngày giải phóng, việc ổn định an ninh, chính trị, cải tạo xã hội và tập trung giải quyết lương thực, thực phẩm cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền. Trong thời kỳ này, chủ trương ưu tiên mở rộng diện tích, phát rừng làm rẫy, phát triển lương thực đã làm cảnh quan ngày một xấu đi, các hồ bị bồi lắng, đường sá, điện nước,... ngày càng xuống cấp trầm trọng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá, biệt thự bị tàn phá, lấn chiếm, đầu tư cho lĩnh vực du lịch không đáng kể. _ Trong bối cảnh đó, ngành du lịch Lâm Đồng khó tránh được những khó khăn, hầu như không có hướng phát triển. Khách du lịch trong và ngoài nước vắng vẻ. Khách quốc tế đến Lâm Đồng chủ yếu là khách đến theo các hiệp định hợp tác trao đổi giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước Đông Âu. Kinh tế của cả nước khó khăn, khách trong nước đến Lâm Đồng cũng hạn chế, chủ yếu công đoàn các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể sử dụng quỹ phúc lợi để tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi nghỉ mát tập thể. Bảng4: SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN LÂM ĐỒNG THỜI KỲ 1976 - 1985                                                                          Đơn vị tính: lượt khách Năm Tổng số Trong đó Khách nội địa Khách quốc tế 1976 7.730 7.619 111 1977 13.810 13.639 171 1978 11.425 11.074 351 1979 17.780 17.350 430 1980 18.518 17.903 615 1981 20.121 19.082 1.039 1982 43.126 40.963 2.163 1983 50.971 48.156 2.815 1984 72.413 69.618 2.795 1985 104.785 101.531 3.254 Nguồn : Sở TM- DL Lâm Đồng và Công ty du lịch Lâm Đồng _ Những năm 1985-1990 du khách đến tham quan Đà Lạt - Lâm Đồng ngày càng tăng. Hàng năm chỉ có từ 100 ngàn đến 150 ngàn lượt khách đến Lâm Đồng với tốc độ tăng 5-10%/năm, nhưng vào những năm 1994-1997, tốc độ gia tăng bình quân khoảng 32,8%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 69,6%, khách nội địa tăng19%. Khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng gồm nhiều quốc tịch, năm 2001, trong tổng số 85.000 khách quốc tế, người Pháp chiếm 23,1%, Đài Loan 13,8%, Mỹ 11,5%, Anh 6,8%, Hà Lan 6,5%, khách của các nước ASEAN không đáng kể. _ Cuối năm 1991, dự án VIE/89/003 về “Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam 1991 - 2005” do Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ đã xác định Đà Lạt thuộc một trong bốn vùng du lịch của cả nước: Bảng 5: SỐ LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN LÂM ĐỒNG (1996- 2005)                                                                          Đơn vị tính: lượt khách Năm Tổng số Du khách Nội địa Quốc tế 1996 433.612 391.000 42.612 1997 460.874 411.000 49.874 1998 520.500 465.000 55.500 1999 656.493 598.000 58.493 2000 550.000 478.000 72.000 2001 705.120 620.120 85.000 2002 834.430 733.529 100.901 2003 880.000 762.950 117.050 2004 903.000 777.624 125.376 2005 1.100.000 1.084.541 154.549 Nguồn : Sở TM- DL Lâm Đồng và Công ty du lịch Lâm Đồng 2.2.6.2.2. Lao động trong ngành du lịch. _ Qua điều tra khảo sát một số các nhà hàng tư nhân lớn và doanh nghiệp tư nhân, hộ tư nhân về vận chuyển một cách tương đối trong địa bàn tỉnh, thì lực lượng lao động trong ngành như sau: _ Về số lượng: Đến cuối tháng 11/2004 toàn ngành có khoảng 1886 người trong đó nữ 912 người ( tỉ lệ 48.85%). _ Nguồn lao động ngành du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động đang tìm việc ở tỉnh, chỉ bằng 0.75%. Lao động ít nhưng ngành đã đóng góp được 31% GDP của tỉnh. _ Số lao động tập trung cao nhất là Công ty Du lịch Lâm Đồng, nay là Công ty chủ lực của tỉnh. Công ty có 900 lao động chiếm 47,30% lao động toàn ngành. Lao động nữ của công ty chiếm trên 50%. _ Về chất lượng: Chỉ thống kê các doanh nghiệp lớn trong ngành chủ yếu doanh nghiệp nhà nước, đoàn thể. Theo số liệu tập hợp được, số người có trình độ đại học là 70 người chiếm 4.20% lao động trong ngành, trình độ trung cấp ._.á cả trong khu du lịch hơi cao. _ Lượng điện, nước sinh hoạt trung bình của du khách và ban quản lý trong khu du lịch chưa được thống kê. _ Diện tích đất sử dụng cho du lịch còn nhỏ, chưa đủ sức chứa du khách. _ Thiếu quy hoạch du lịch, phát triển tự phát, với tình hình trên dễ làm cho khu du lịch Hồ Tuyền Lâm trở nên quá tải du khách, dẫn đến khai thác bừa bãi, tàn phá thiên nhiên, vì mục đích và lợi ích trước mắt dễ làm lệch đi định hướng chung của du lịch sinh thái. 4.3. MỤC TIÊU CỦA VIỆC THIẾT KẾ MÔ HÌNH. _ Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm đã hơn 10 năm qua là nơi thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước với số lượng lớn khi họ đến du lịch Lâm Đồng. Đây là nơi du lịch sinh thái điển hình của vùng Nam Tây Nguyên. Bình quân hàng năm khách du lịch quốc tế đến tham quan tăng 70%, khách trong nước tăng 40%. Do đó, sự cải tạo và mở rộng khu du lịch này thành khu du lịch sinh thái với nền văn hóa dân gian Nam Tây Nguyên sẽ càng có hiệu quả phục vụ mọi khách du lịch. Một trong những khu du lịch trọng tâm của kinh tế du lịch tỉnh Lâm Đồng. _ Đến với du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm du khách sẽ cảm nhận được cảm giác đích thực của du lịch sinh thái. Du khách không những được tham quan du lịch trong một môi trường trong lành, mà còn góp phần tìm hiểu và bảo vệ môi trường sống của chúng ta cũng như những khu du lịch, tham quan giải trí. 4.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH. _ Dựa theo một số mô hình tham khảo từ các khu du lịch trong tỉnh, và những kết quả điều tra phỏng vấn đối với du khách tham quan và ban quản lý của KDL hồ Tuyền Lâm, xin đề xuất mô hình du lịch sinh thái chung cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm là: Bảo tồn thiên nhiên kết hợp với dã ngoại và nâng cao nhận thức môi trường theo hướng phát triển bền vững. _ Yếu tố chính phục vụ du khách là khi du khách đến đây vừa được tận hưởng các tiện nghi từ cuộc sống, vừa hòa mình vào môi trường thiên nhiên sinh thái có sẵn mà không bị ảnh hưởng gì từ việc kết cấu xây dựng làm mất đi tính tự nhiên thiên nhiên. Bên cạnh đó còn có thêm tầm hiểu biết về môi trường, về lòng yêu thiên nhiên và khả năng bảo vệ môi trường của mỗi thành viên trong đoàn hay từng thành viên riêng lẽ. 4.5. MÔ HÌNH XÂY DỰNG. _ Khu du lịch Tuyền Lâm nằm cách trung tâm thành phố 5km về phía Nam, có diện tích tự nhiên khoảng 1.406ha, trong đó mặt hố chiếm 320ha. Hiện nay diện tích sử dụng cho mục đích hoạt động du lịch chỉ khoản 15 ha (nguồn: Sở TM – DL tỉnh Lâm Đồng) chưa đủ sức chứa cho khách du lịch, do đó ta sẽ mở rộng vùng ra 30 ha chia thành những khu vực riêng biệt đồng thời đưa ra phương pháp quản lý chặt chẽ. 4.5.1. Tiêu chuẩn để xây dựng mô hình DLBV của KDL hồ Tuyền Lâm. 4.5.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa loại hình du lịch _ Điển hình cho một khu du lịch nhân tạo, với nhiều công trình còn lưu lại những nét hoang sơ cùng với một hệ sinh thái đặc thù. _ Kiến trúc: các công trình văn hóa, khu vực quản lý và các nhà hàng đều mang nét đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc. 4.5.1.2. Tiêu chuẩn sinh thái _ Cảnh quan tự nhiên: Được duy trì và luôn được trồng mới, hạn chế tối đa sử dụng hóa chất nông nghiệp. _ Sử dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm: Nhằm tăng cường chiến lược tiếp thị định hướng vào bảo vệ chất lượng môi trường. _ Sử dụng chính sách tiêu thụ xanh: Để vừa mang lại lợi ích cho kinh doanh du lịch, cho nền kinh tế địa phương, cụ thể là: Tránh các sản phẩm sản xuất từ các nguyên liệu gây hại cho môi trường. Tránh các hàng hóa quá nhiều bao bì. Mua các sản phẩm tái chế hoặc có thể tái chế được. _ Đối với năng lượng: Cần kiểm toán để phát hiện những điều kiện có thể tiết kiệm năng lựơng như: Thay cửa tự đóng mở bằng cửa mở tay, có hệ thống tự ngắt điện khi khách ra khỏi phòng và tự mở điện khi khách vào phòng, sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất nước nóng,… _ Nước: Sử dụng hiệu quả nước sinh hoạt, vừa có ý nghĩa môi trường vừa có lợi ích cho kinh doanh, vì nhu cầu sử dụng nước trong khu du lịch là rất cao. _ Chất lượng không khí và tiếng ồn: Cách xa đường cao tốc là 50m. _ Hàng hóa và chất thải: Thực hiện chiến lược 3R. Reuse (tái sử dụng). Reduce (giảm xả thải): Xây dựng chương trình hành động “Ít xả thải”, “Cái gì mang vào sẽ được mang ra”. Recycle (tái chế): Tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần thiết. Giao thông vận tải: Tăng cường vận tải công cộng như đường dành riêng cho xe đạp và các phương tiện vận tải mới đáp ứng nhu cầu du khách nhưng tiết kiệm năng lượng và giảm tác động xấu đến môi trường. Bảo tồn: Thực hiện tốt các công tác bảo tồn hệ động, thực vật và các công trình văn hóa. Trang bị cơ sở hạ tầng: Xây dựng hòa hợp với môi trường, phù hợp với đời sống của dân địa phương, phù hợp với thị hiếu của mọi tầng lớp nhân dân. 4.5.1.3. Tiêu chuẩn xã hội _ Tránh xây nhà hàng, khách sạn lớn. _ Dân cư địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du lịch. _ Đào tạo: Đào tạo cán bộ – nhân viên du lịch là cốt lõi của sự thành công DLBV, trong đó quan trọng nhất là chương trình lồng ghép mục tiêu môi trường vào hoạt động kinh doanh du lịch. _ Tạo việc làm cho dân địa phương, tăng cường các công tác phúc lợi xã hội. 4.5.2.Phân khu vùng. 4.5.2.1. Khu trung tâm. Là khu vực đầu tiên đập vào mắt du khách một cái nhìn bao quát về khung cảnh núi rừng thiên nhiên thật lãng mạn và kỳ bí với những rừng thông trùng điệp, bạt ngàn của vùng Nam Tây Nguyên. Hình 19: Khu trung tâm Tại đây ta sẽ xây dựng một khung cảnh với đầy đủ những nét sinh hoạt của người dân vùng Nam Tây Nguyên. Mặt bằng xây dựng cần giữ lại các cây quan trọng có sẵn, hạn chế tối đa làm biến đổi cảnh quan tự nhiên. Sử dụng các cây ngã – đổ tự nhiên làm vật liệu xây dựng. Xây dựng một nhà bảo tàng văn hóa truyền thống, bên trong có các mô hình, hình ảnh, nét sinh hoạt văn hóa mang đậm bản chất Tâây Nguyên. Bên cạnh đó ta cũng hình thành một trung tâm sinh vật cảnh để các nghệ nhân, các cơ sở sản xuất ký gởi các hàng lưu niệm, các hàng hóa đặc sản của địa phương. Tổ chức sân khấu ngoài trời cả hiện đại lẫn truyền thống. Với phương châm tôn trọng văn hóa địa phương và cũng là nền tảng, thế mạnh để ta có thể dựa vào đó để phát huy các bài ca về núi rừng và dân tộc của người dân nơi đây. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ hoa kiểng, thi chim hót, ảo thuật, xiếc thú, tổ chức các trò chơi dân gian như: Săn bắn thú, câu cá,… Tổ chức làng ẩm thực mang đậm bản chất của người dân Tây Nguyên, chế biến rượu cần, rượu vang, các loại mứt trái cây đặc sản vùng này với công nghệ dân gian truyền thống của địa phương để khách thưởng thức. Cải tạo phòng lễ tân, phòng trực, phòng ngủ, mặt tiền, hành lang, trang trí thiết kế theo phong cách lãng mạn đủ sức hấp dẫn để thu hút du khách. Xây dựng chòi nghỉ, nhà vệ sinh phù hợp cho từng khu. Hình 20: Chòi nghỉ trong khu trung tâm Nâng cấp hệ thống điện phục vụ và chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước cho toàn khu trung tâm cũng như cho toàn khu du lịch. Bố trí các sọt để thu gom rác với những hình ảnh đẹp như chú chim cánh cụt, hình chú cá heo… Thiết kế lại mạng lưới đường nội bộ trong toàn khu du lịch, hạn chế tối đa việc bê tông hóa trong toàn khu du lịch. Khi xây dựng công trình, đường đi cần kiểm soát xói mòn. Xây dựng các bản nội quy và hướng dẫn ở đầu đường mòn. 4.5.2.2. Khu du thuyền trên Hồ Tuyền Lâm. Hồ Tuyền Lâm hiện nay có diện tích mặt hồ khoảng 320 ha, hồ được tạo thành bởi dòng suối Tía và thượng nguồn sông Đa Tam phát nguồn từ núi Voi đổ về. Hình 21: Bến ghe trên hồ Tuyền Lâm Tổ chức phục hồi các môn thể thao truyền thống như: Câu cá, thả diều, săn bắn thú, và các môn thể thao trên nước. Xây dựng các chòi nghỉ mát dọc theo bờ hồ và mở các dịch vụ thể thao vui chơi trên nước như đua thuyền chèo, chơi bóng nước,… để thu hút khách du lịch. Phát triển các sản phẩm được làm bằng tay như: Khăn thêu, sáo trúc, đàn T’rưng, mặt dây chuyền, vòng đeo tay,… tất cả đều được làm tay từ các vật liệu có sẵn đặc trưng của vùng này. 4.5.2.3. Khu dã ngoại rừng thông. Đây là khu vực chiếm phần lớn diện tích của toàn khu với những đồi thông ngút ngàn hòa nhập với những cơn gió mát lạnh đã làm nên một âm điệu vi vu rất lãng mạn. Tạo cho du khách có cảm giác như được trở về với thiên nhiên. Khai thác cảnh trí thiên nhiên sẵn có theo các tuyến đồi thông, phong cảnh hoang sơ tự nhiên du khách sẽ được tổ chức đi dạo chơi trong rừng thông xung quanh hồ bằng voi hay cưỡi trên lưng ngựa. Hình 22: Khu rừng thông Xây dựng chương trình vui chơi, giải trí tạo điều kiện cho du khách được trực tiếp giao lưu với người dân địa phương, tìm hiểu phong tục tập quán, nếp sinh hoạt đời thường của người dân vùng Nam Tây Nguyên này. 4.5.3. Phương thức quản lý 4.5.3.1.Xây dựng phương pháp điều hòa môi trường thích hợp như: quản lý được chất thải và nước thải, tiếng ồn, năng lượng. 4.5.3.1.1. Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Và đối với hồ Tuyền Lâm vấn đề này cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ hơn. Hàng ngày hồ Tuyền Lâm đón một lượng khách rất lớn, còn đối với những ngày lễ tết số lượng khách còn đông hơn gấp bao nhiêu lần ngày thường, do đó lượng rác thải ra cũng rất lớn. Nếu không được thu gom và tập kết chất thải rắn một cách phù hợp và chặt chẽ có thể gây những vấn đề nghiêm trọng về cảnh quan, vệ sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng và xung đột xã hội. Hiện nay, trung bình lượng rác thải vào những ngày thường ở KDL hồ Tuyền Lâm là khoảng 300 – 500 kg trong 1 ngày. Nhưng khi vào những ngày cao điểm như lễ, tết thì lượng rác thải ở đây có thể lên đến từ 700 - 900 kg trong 1 ngày. Vì vậy, KDL hồ Tuyền Lâm cần phải xây dựng một khu xử lý rác riêng biệt (có khoảng cách với khu vui chơi, giải trí của du khách) với quy mô nhỏ để vừa có thể xử lý hết rác trong một ngày, vừa không gây ảnh hưởng đến lượng rác chung của thành phố và vừa có thể thực hiện được công việc tái sử dụng những gì có thể sử dụng được nhằm tiết kiệm chi phí cho khu du lịch. Hình 23: Công nhân đang phân loại rác tại bãi rác Rác thải của KDL hồ Tuyền Lâm trước khi đưa ra bãi xử lý rác đã được phân loại một phần bởi những nhân viên quét rác: Những rác thải dễ phân huỷ (lá cây), những rác thải khó phân huỷ (bọc nilông, hộp cơm), những rác thải còn lại. Tất cả những rác thải này sẽ được xe rác đưa ra bãi xử lý rác. Tại bãi xử lý rác, công việc phân loại được tiếp tục thực hiện kỹ hơn: Các loại rác không phân huỷ được như bọc nilông, hộp cơm, chai lọ, kim khí, nhựa, v.v…sẽ được cho toàn bộ bao đen và được đem đi bán. Đối với các loại rác dễ phân huỷ như lá cây, vỏ trái cây, rác hữu cơ thì một phần sẽ được đốt thành tro và một phần sẽ ủ với men hoặc vôi. Sau đó toàn bộ tro và rác ủ sẽ trộn chung với phân bón để làm phân hữu cơ bón cho cây. Còn đối với những loại rác không thể tận dụng được, KDL hồ Tuyền Lâm sẽ hợp đồng với xe rác bên ngoài để chuyển đi. Rác thải Thu gom và phân loại Tái sử dụng Không tái sử dụng được Sử dụng vào mục đích khác Đốt Chôn lấp Hình 4: Quy trình xử lý rác Để thực hiện tốt việc quản lý và xử lý rác hiệu quả, khu du lịch cần: _ Cần phải đưa ra những quy định phù hợp đối với việc loại bỏ rác thải cũng như những biện pháp xử phạt cho du khách trong việc loại bỏ rác thải không đúng nơi quy định trong thời gian lưu trú ở khu du lịch. _ Bố trí các sọt rác một cách thẩm mỹ dọc theo tuyến đường đi của du khách. _ Thu gom thường xuyên tránh để tràn ra ngoài . _ Không đặt sọt nằm phía trong những bãi cỏ công viên khu trung tâm để tránh không cho du khách bước vào dẫm lên thảm cỏ. _ Hạn chế tối đa thức ăn và vật dụng của du khách mang vào từ bên ngoài bằng cách ban quản lý nên điều chỉnh giá cả bên trong khu du lịch hợp lý. _ Bố trí đội ngũ thu gom rác ngay cả nhà dân, giáo dục người dân nơi đây ý thức không được đổ rác xuống hồ, rừng thông. 4.5.3.1.2. Nước thải: _ Hệ thống cấp nước trong khu du lịch hồ Tuyền Lâm tương đối đầy đủ. Nhưng đến nay chưa có hệ thống thoát nước chung, hầu hết người dân đều thải trực tiếp ra sông vì vậy để môi trường nước nơi đây không bị ô nhiễm ban lãnh đạo nên: _ Thiết lập hệ thống thoát nước cho cả khu hồ Tuyền Lâm. _ Hệ thống thoát nước của nhà hàng nên xử lý sơ bộ trước, hiện nay vấn đề chủ yếu của nhà hàng là tẩy rửa vật dụng, giặt thảm, nước giết mổ gia súc, gia cầm,… Thường tạo ra rất nhiều dầu mở tạo ra độ bám cục rất lớn, thường thì những hóa chất tẩy rữa là những hóa chất rất độc khi thải vào nguồn nước dễ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do đo, nhà hàng nên sử dụng hóa chất tẩy rửa mà không làm tổn hại đến môi trường ví dụ như hóa chất ENCHOICE,... _ Tuyên truyền cho người dân không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Thực hiện chiến lược trồng rau sạch vừa tạo ra sản phẩm sạch, vừa không gây ô nhiễm môi trường nước. _ Cần phải đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải bên cạnh hệ thống các nhà vệ sinh được bố trí hợp lý, thuận tiện cho khách. _ Với sức chứa trên 2000 người. Và theo tiêu chuẩn sử dụng nước trung bình( l/người, ngày đêm) là trên 200l/người, ngày đêm. Ngoài ra, trong khu du lịch còn có nước thải ra từ quá trình giết mổ gia súc, gia cầm, hoạt động vệ sinh chuồng trại,… Do đó ta nên xây dựng nhà máy xử lý nước thải với công suất 500.000l/ ngày đêm (500m3/ ngày đêm). Nước thải toàn khu du lịch Hố thu gom Hệ thống xử lý nước thải Hình 5: Mô hình vận chuyển nước thải Song chắn rác Bể điều hòa Hố thu gom Bể lắng 1 Bể Aerotan Bể lắng 2 Bể khử trùng Hồ Hình 6. Quy trình xử lý nước thải 4.5.3.1.3. Năng lượng: _ Với khí hậu mát mẻ quanh năm phần lớn nhà dân đều được xây dựng theo kiến trúc vùng quê, chỉ có quạt máy là chủ yếu, không có máy điều hòa hay máy lạnh,… Vì vậy vấn đề tiêu hao năng lượng là không đáng kể. _ Những thiết bị này chủ yếu có trong nhà hàng tại khu trung tâm vậy ta chỉ đặt máy điều hòa không khí những chổ thật cần thiết, vì thế trong quá trình cải tạo lại nhà hàng cần sử dụng tối đa kỹ thuật thông khí. _ Khi thiết kế các khách sạn, nhà nghĩ … cần có hệ thống ngắt điện tự động khi du khách ra khỏi phòng. _ Những việc làm này sẽ giảm thiểu môi trường bị ô nhiễm, đảm bảo cho du khách có một môi trường trong lành. _ Ta có thể kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng qua công thức sau: Mức tiêu thụ thực tế Dựa trên các hoá đơn: Tiêu thụ điện hàng năm theo hoá đơn : kWh (1) Tiêu thụ khí đốt hàng năm theo hoá đơn : kWh (2) Các loại năng lượng khác : kWh (3) Tổng năng lượng = (1) + 0.5 x (2) + 0.5 x (3) (4) Tổng diện tích mặt bằng : m2 (5) Tính toán suất tiêu thụ năng lượng trên 1m2 R1 = (4) / (5) kWh / m2 Tính toán mức tiêu thụ năng lượng lý thuyết sử dụng các hệ số trong bảng tham khảo, các kết quả sau đây C1 = hệ số suất tiêu thụ năng lượng C2 = hệ số điều hoà không khí C3 = hệ số đối với thực phẩm, rau quả R2 = C1 + C2 + C3 = kWh / m2 Đánh giá mức tiêu thụ năng lượng _ Nếu R1 < R2: mức tiêu thụ năng lượng là rất tốt. _ Nếu R1 > R2: mức tiêu thụ năng lượng vượt mức. _ Tất cả 4 yếu tố (chất thải, nước thải, tiếng ồn, năng lượng) này sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo cho du khách có một môi trường trong lành. 4.5.3.2. Bốn yếu tố thiết kế mô hình du lịch bền vững: 4.5.3.2.1. Yếu tố sinh thái môi trường đặc thù: _ Khu du lịch sinh thái phải đại diện cho một loại hình sinh thái nhất định – Hồ Tuyền Lâm chính là du lịch sinh thái dã ngoại rừng núi, thác hồ đại diện cho du lịch Nam Tây Nguyên, đủ sức hấp dẫn thu hút du khách, thế nhưng nó cũng có tính chất đặc thù và nhạy cảm với một thay đổi nhỏ của môi trường bên ngoài tác động vào. _ Nếu như ở các khu du lịch khác thì việc làm đường, hay bê tông hóa các con đường đến khu du lịch là cấp thiết, nhưng ở đây điều đó phải được cân nhắc kỹ lưỡng, không được phá hủy đi cảnh quan tự nhiên của nó, do đó khi thiết lập mạng lưới đường nội bộ cho du khách chỉ được trải những hòn đá cuội theo tuyến đi bộ đã được vạch sẵn và xen vào đó ta sẽ trồng thêm những giống cỏ mềm dễ sống để tạo cảnh quan tự nhiên. _ Trong khách sạn ta dùng những vật liệu không gây hại cho môi trường để trang trí, ghi những bảng chú thích như bàn ăn uống, bàn tiếp tân… những nguyên liệu này có thể sử dụng nguyên liệu địa phương như: Tre, nứa, lồ ô, trái thông… _ Ta cũng biết trái thông là một mặt hàng xuất khẩu sang nước ngoài vậy trong nước tại sao chúng ta không sử dụng? Vừa làm nổi bật tính truyền thống, vừa mang tính kinh tế lại không gây ô nhiễm môi trường. 4.5.3.2.2. Yếu tố thẩm mỹ sinh thái: _ Ta biết rằng thiên nhiên có đặc tính vô cùng quý giá là có thể tự phục hồi nếu mức tác động của con người tới thiên nhiên nằm trong giới hạn cho phép, không phải chỉ có du khách mới là tác nhân xả thải chủ yếu gây ô nhiễm mà còn phải kể đến dân cư sinh sống trong khu du lịch, nhân viên phục vụ và một yếu tố không kém phần quan trọng mà chúng ta thường quên đi đó là số lượng công trình xây dựng (như cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch,…). _ Ta nên giới hạn mật độ du khách, giới hạn về số lượng khách tối đa mà khu du lịch hồ Tuyền Lâm có thể chấp nhận được trong một khoảng thời gian nhất định không làm cho hệ sinh thái nơi đây bị phá vỡ thế cân bằng. _ Ban tổ chức khu du lịch hồ Tuyền Lâm sẽ tổ chức thu tiền vé để góp phần vào quỹ bảo vệ môi trường, có thể sử dụng số tiền cho việc: + Hỗ trợ một phần vốn cho người dân trong vùng trong việc chăm sóc và bảo vệ rừng thông đảm bảo cho rừng thông luôn tươi tốt và sạch sẽ để phục vụ du khách, ngoài ra còn phải làm sạch nơi mình sinh sống và những khu vực lân cận tạo cảnh quan đẹp trong vùng. + Hiện nay trong vùng số người không có việc làm tương đối lớn, hoặc chỉ làm nông theo mùa vụ, vậy ta có thể thuê một số lượng lớn người này đảm trách việc giữ gìn vệ sinh môi trường, dùng số tiền này để trả lương cho những người chuyên thu gom rác trong khu du lịch vừa tạo công ăn việc làm cho người dân vừa góp phần làm sạch môi trường. + Xây dựng chương trình giáo dục môi trường cho các đối tượng là cư dân địa phương vì ý thức của cư dân trong vùng có tác động rất lớn đến du khách, nếu chúng ta chỉ hướng dẫn cho du khách cách bảo vệ môi trường, luôn treo những băng rôn khẩu hiệu bảo vệ môi trường, hướng dẫn viên luôn nói với du khách là phải bảo vệ môi trường, không phá hủy môi trường, hay không nên xả rác bừa bãi… _ Những hành động này thực sự chỉ mang lại hiệu quả khi cư dân sống trong vùng phải có hành động trước, vì nó không những tạo ra môi trường trong lành cho du khách hưởng thụ mà trước tiên đó chính là môi trường sống trong lành của người dân nơi đây. Để cho việc giáo dục môi trường tại đây có hiệu quả cao nhất ta nên: + Có một đội ngũ chuyên nghiệp am hiểu về môi trường địa phương đội ngũ này có thể là người dân ngoài vùng hay trong vùng thì hiệu quả càng cao. + Hướng dẫn quan sát các động vật và thực vật địa phương. + Tổ chức các cuộc dạo chơi đến các cây có tuổi đời lâu năm và nói về tầm quan trọng của nó. + Vẽ bản đồ địa phương về các tài nguyên(hệ động vật và hệ thực vật nơi đây). 4.5.3.2.3 .Yếu tố kinh tế: _ Nếu chúng ta muốn bảo vệ môi trường thiên nhiên, chúng ta cũng cần phải bảo vệ lợi ích kinh tế của cư dân địa phương. Làm một nhà quản lý một khu vực, địa phương chịu trách nhiệm về khu vực đó thì những cân nhắc nào là quan trọng nhất? _ Tôi cho rằng một nhà quản lý cần phải hiểu sâu sắc toàn bộ tình hình của khu vực mà nhà quản lý phụ trách, nhất là hiểu sâu cuộc sống của người dân. _ Chúng ta đang bảo vệ môi trường, phát triển du lịch sinh thái hay nói đúng hơn là chúng ta đang kinh doanh trên mãnh đất gốc gác xa xưa vốn dĩ của họ, vậy ta phải thảo luận giải pháp nào để cả hai bên đều được thụ hưởng. Bất cứ ai cũng sẽ rối tung đầu nếu họ mất đi nguồn sinh nhai của mình, nếu chúng ta mong muốn bảo vệ môi trường thiên nhiên, chúng ta cần phải bảo vệ phúc lợi kinh tế của cư dân địa phương. _ Mời gọi sự tham gia của người dân trong các dịch vụ du lịch sinh thái. _ Cư dân địa phương có nguồn thông tin địa phương rất rộng lớn do họ lớn lên trong khu vực, họ rất rành về khí hậu các câu chuyện dân gian truyền thống hay truyền thuyết về một khu du lịch nào đó,… Cần phải tận dụng các kiến thức rộng lớn của họ và đề cao tầm quan trọng của họ trong công tác hướng dẫn du lịch sinh thái. 4.5.3.2.4. Yếu tố xã hội. _ Gắn bó việc hoạt động du lịch với việc nâng cao nhận thức xã hội. _ Du lịch cũng chính là môi trường giúp trao đổi và giao lưu văn hóa, bên cạnh tiếp thu những văn hóa hiện đại của phương Tây thì ta nên tôn trọng văn hóa địa phương. _ Khai thác và phát huy một cách có hiệu quả nền văn hóa địa phương chắc chắn sẽ thu hút được một lượng du khách rất lớn từ loại hình du lịch văn hóa mà trọng tâm của du lịch hồ Tuyền Lâm là du lịch sinh thái kết hợp với mua sắm các mặt hàng truyền thống của địa phương như: Trang phục dân tộc, các loại đàn, kèn, vòng đeo tay truyền thống của dân tộc tại đây. Ca nhạc dân tộc một loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng Nam Tây Nguyên. _ Trong chiến dịch này chúng ta có thể ngầm hiểu rằng đây là chủ trương bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng việc tăng cường, huy động tối đa nguồn lực nhân văn trong địa phương. _ Đưa ra một đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt, có kinh nghiệm đóng góp những nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững trong việc hướng dẫn du khách. _ Quảng bá du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm bằng những phương tiện thông tin đại chúng. _ Chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch: tăng chất lượng dịch vụ trên các góc độ: Thái độ phục vụ, tính đa dạng, tính tiện nghi của hàng hóa dịch vụ,… Trong chiến lược phát triển du lịch, giá cả của sản phẩm du lịch cũng cần phải quan tâm gần như là một yếu tố quyết định mức độ của tính hấp dẫn. 4.5.4. Hiệu quả áp dụng mô hình thiết kế. 4.5.4.1.Về kinh tế. _ Phát triển mạnh các dịch vụ tăng thu nhập cho các cơ sở kinh doanh, quan trọng hơn chính là nâng cao đời sống của người dân địa phương, đồng thời cũng phát triển kinh tế vườn (rau, quả, hoa màu Đà Lạt). Tạo điều kiện cho nhà vườn tiếp xúc người tiêu dùng. Phát triển thêm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống để giới thiệu và cung cấp cho du khách. _ Du lịch đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng. _ Tạo cơ hội phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của địa phương, giải quyết được lượng lao động đáng kể. _ Giữ lành mạnh môi trường sản xuất và sinh hoạt trong vùng. _ Mang lại nguồn kinh phí lớn để bảo tồn và phát triển khu du lịch. 4.5.4.2. Về văn hóa xã hội. _ Thúc đẩy phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, phát triển nét văn hóa đặc trưng. _ Ổn định tình hình an ninh, trật tự, chính trị xã hội tại địa phương, đẩy lùi tệ nạn xã hội. _ Tiếp cận với nét sinh hoạt tập quán của địa phương khác thông qua du khách để làm bổ xung và phong phú thêm cho văn hóa tại chổ. _ Giới thiệu với khách nước ngoài về văn hóa lịch sử của dân tộc và sự giàu đẹp, đa dạng, phong phú của “rừng vàng, biển bạc” ở nước ta. Điều mà ai trong chúng ta cũng không khỏi tự hào. 4.5.4.3. Về môi trường. _ Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng mạnh góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường khu du lịch và công tác bảo tồn thiên nhiên. _ Góp phần giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường một cách tự nguyện, không gượng ép. _ Khách du lịch lẫn người dân địa phương đều thấy rõ tầm quan trọng của môi trường sống. _ Các nhân viên trong ban quản lý được huấn luyện chặt chẽ về giáo dục môi trường, điều này không chỉ mang đến cho khu du lịch một cảnh quan đẹp mà còn giúp cho du khách có ý thức hơn về môi trường Lý thuyết Hiện tại Cần phải phấn đấu Để phát triển bền vững cần phải phấn đấu đạt sự cân bằng cần thiết giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN. _ Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng và đưa ra mô hình, định hướng phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Có thể rút ra một số kết luận: 5.1.1. Du lịch sinh thái tại hồ Tuyền Lâm hiện nay đang trên đà phát triển: _ Điều đó đã thể hiện rõ qua các số liệu hiện trạng du khách đến với hồ Tuyền Lâm trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2001 tăng mạnh lượng khách du lịch và doanh thu. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch cũng tăng lên đáng kể. _ Trong 5 năm qua, lượng du khách trung bình hàng năm khoảng 120.000 khách /năm. Mỗi năm tăng 20%, có nhiều triển vọng đối với thị trường quốc tế. _ Diện tích hiện nay sử dụng vào mục đích du lịch của hồ Tuyền Lâm là 15ha và đang có chương trình mở rộng thêm với diện tích là 30ha, phù hợp với tiêu chí “Luôn luôn đổi mới – luôn luôn phát triển”. _ Không những mang lại hiệu quả về kinh tế, mà sự phát triển đó cũng đem lại hiệu quả về mặt xã hội, thể hiện qua sự tăng trưởng lao động tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động kinh doanh du lịch và còn thể hiện qua các phong trào phúc lợi xã hội đối với dân địa phương và trong cả nước. 5.1.2. Tài nguyên du lịch của hồ Tuyền Lâm tương đối phong phú và đa dạng: _ Cho phép phát triển được các loại hình du lịch, chỉ cần tăng cường khai thác, đầu tư đúng mức sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Tuy nhiên, thời gian qua những tài nguyên ấy chưa được khai thác hợp lý và một số còn ở dạng tiềm năng. Ở đây có nhiều nguyên do, trong đó có nguyên do về vốn đầu tư. _ Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống các điểm du lịch, các điểm tham quan vui chơi giải trí, khu vực dành cho thể thao còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch tại đây. 5.1.3. Những đề xuất bổ sung để khu du lịch sinh thái hồ Tuyền Lâm trở thành khu DLBV. _ Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải 500m3/ngày đêm cho khu du lịch. _ Do lượng rác thải trung bình một ngày là khoảng 300 – 500 Kg do đó nên xây dựng khu xử lý rác riêng biệt với quy mô nhỏ, vừa (có khoảng cách với khu vui chơi, giải trí của du khách). Để vừa có thể xử lý hết rác trong một ngày, vừa không ảnh hưởng đến lượng rác chung của thành phố. _ Xây dựng thêm nhiều chòi nghỉ phục vụ khách du lịch. _ Hiện nay diện tích đất sử dụng vào mục đích du lịch còn ít cần đầu tư quy hoạch, mở rộng thêm. _ Cần xây dựng thêm nhiều khu vui chơi giải trí. _ Tổ chức nhiều trò chơi dân gian phục vụ du khách. _ Quan tâm xúc tiến đào tạo cán bộ và lực lượng lao động trong ngành. _ Tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, năng lực đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa ngành du lịch nói riêng và đất nước nói chung. _ Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển tham gia hoạt động du lịch. _ Từng bước xúc tiến thực hiện xã hội hóa giáo dục du lịch trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và hiểu rõ giá trị kinh tế và giá trị tinh thần của du lịch, một ngành kinh tế có hiệu quả cao. _ Xây dựng hệ thống an ninh, an toàn du lịch có hiệu quả, quan tâm công tác giữ gìn tôn tạo các giá trị văn hoá địa phương, các tài nguyên nhân văn khác và bảo vệ môi trường sinh thái,… 5.2. KIẾN NGHỊ. Kiến nghị sở Thương mại – Du lịch Lâm Đồng và Công ty du lịch Lâm Đồng tranh thủ với Chính phủ, Bộ văn hóa – Thông tin để có được vốn đầu tư, nâng cấp khu du lịch thành khu du lịch bền vững đặc trưng cho vùng Nam Tây Nguyên. Tranh thủ nguồn vốn ODA cho các dự án cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vào các khu, điểm du lịch và các tuyến du lịch. Từng bước xúc tiến thực hiện xã hội hóa giáo dục du lịch trong nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và hiểu rõ giá trị kinh tế và giá trị tinh thần của du lịch, một ngành kinh tế có hiệu quả cao. Tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, năng lực đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nâng cao nguồn thu từ du lịch và tạo nhiều công ăn việc làm cho các tầng lớp nhân dân. PHỤ LỤC Bảng 9: Câu hỏi dành cho ban quản lý CÂU HỎI TRẢ LỜI Du khách 1. Tỷ lệ (%) du khách quay trở lại? 75% 2. Số lượng khách trung bình (TB) trong 1 ngày? 200 - 300 (ngày thường) 500 - 700 (cuối tuần) 1500 - 2000 (lễ, tết) 4. Mùa nào là mùa cao điểm? Lễ, Hè và Xuân 5. Tỷ lệ rủi ro trong khu du lịch? Không Tác động đến môi trừơng 6. Chất thải rắn TB trong 1 ngày? 300 – 500 Kg (ngày thường) 700 – 900 Kg (lễ tết) 7. Tỷ lệ (%) chất thải rắn được xử lý trong 1 ngày? 70% 8. Diện tích cảnh quan bị xuống cấp do du lịch? Không 9. Lượng điện, nước sinh hoạt trung bình của khu du lịch trong 1 ngày? Không được thống kê 10. Trong khu du lịch sử dụng phương tiện di chuyển gì? Ghe máy, ngựa, voi 11. Phương tiện di chuyển sử dụng nguyên liệu gì? Xăng, dầu 12. Có bao nhiêu khu vực vận chuyển và thu gom rác? 1 13. Có trạm xử lý nước thải không? Không Kinh tế 14. Giá vé ghe máy tham quan hồ khách phải trả? 80.000đ 15. Giá vé trung bình cho các trò chơi giải trí? 10.000 – 15.000đ 16. Đầu tư du lịch cho phúc lợi xã hội? Có được tăng lên hay không? Khoảng 500triệu/ năm Luôn được tăng 17. Tỷ lệ (%) GDP kinh tế địa phương? Không thống kê được 18. Du khách được hưởng lợi như thế nào? Được tham quan, nghĩ dưỡng. Cộng đồng địa phương 19. Hoạt động kinh doanh của dân địa phương chiếm bao nhiêu % trong khu du lịch? 80% 20. Hoạt động kinh doanh bên ngoài của dân địa phương có ảnh hưởng đến khu du lịch như thế nào? Gây mất trật tự 21. Khu du lịch ảnh hưởng đến đời sống dân cư địa phương như thế nào? Cải thiện chất lượng và môi trường sống cho dân địa phương Bảng 10: Câu hỏi dành cho du khách Đây là lần thứ mấy Anh (Chị) đến khu du lịch này? A. Lần 1 B. Lần 2 C. Hơn 2 lần Khu du lịch này có thật sự là một khu du lịch sinh thái phù hợp với nhu cầu của Anh (Chị) trong cuộc sống hiện nay? A. Phù hợp B. Bình thường C. Không phù hợp Anh (Chị) đi theo đoàn hay tự túc? A. Theo đoàn B. Tực túc C. Hình thức khác Với chương trình hiện tại của khu du lịch Anh (Chị) có muốn bổ sung thêm gì không? Nếu có thì Anh (Chị) muốn bổ sung thêm những gì? A. Có B. Không Anh (Chị) thấy giá cả trong khu du lịch có hợp lý không? A. Hợp lý B. Hơi cao Anh (Chị) có hài lòng với cách phục vụ của nhân viên trong khu du lịch không? A. Có B. Không Anh (Chị) có thật sự an tâm khi tham gia các trò chơi giải trí trong khu du lịch? A. Có B. Không Anh (Chị) có hài lòng với cách cư sử của cộng đồng địa phương ở đây không? A. Có B.Không Khu du lịch ở đây thu hút Anh (Chị) ở điểm nào? A. Hoạt động vui chơi giải trí B. Phong cảnh thiên nhiên C. Phong cách phục vụ D. Tất cả các điều trên ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphat t ben vung da lat.doc
  • doc1. BÌA.DOC
  • doc2NHIMV~1.DOC
  • doc7. Nhung chu viet tat.doc
  • docban ve cu.doc
  • docban ve.doc
  • docdanh muc cac bang bieu.doc
  • docloicamon.doc
  • docmuc luc.doc
  • doctailieuthamkhao.doc
  • doctrang giay mau.doc