Thiết kế website hỗ trợ dạy học hai chương "từ trường" và "cảm ứng điện từ" lớp 11 (cơ bản) nhằm nâng cao tính tính cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh

Tài liệu Thiết kế website hỗ trợ dạy học hai chương "từ trường" và "cảm ứng điện từ" lớp 11 (cơ bản) nhằm nâng cao tính tính cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh: ... Ebook Thiết kế website hỗ trợ dạy học hai chương "từ trường" và "cảm ứng điện từ" lớp 11 (cơ bản) nhằm nâng cao tính tính cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh

pdf121 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Thiết kế website hỗ trợ dạy học hai chương "từ trường" và "cảm ứng điện từ" lớp 11 (cơ bản) nhằm nâng cao tính tính cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH __________________________________________ Đinh Thị Phương Thanh THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC HAI CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” VÀ “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” LỚP 11 (CƠ BẢN) NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lí Mã số: 601410 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI VĂN TRINH Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 Lời cảm ơn Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học, Khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và đào tạo Tỉnh Khánh Hoà, Ban giám hiệu trường THPT Hà Huy Tập – Nha Trang cùng các thầy cô trong tổ chuyên môn của trường đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và triển khai nghiên cứu luận văn. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Mai Văn Trinh đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và triển khai nghiên cứu đề tài. Nha Trang, tháng 8 năm 2009 Tác giả Đinh Thị Phương Thanh Danh mục các chữ viết tắt 1. BGD&ĐT : Bộ Giáo Dục và Đào tạo 2. CNTT: Công nghệ thông tin 3. DH: Dạy học 4. ĐC : Đối chứng 5. ĐG: Đánh giá 6. GV: Giáo viên 7. GD: Giáo dục 8. HĐNT: Hoạt động nhận thức 9. HKI: Học kì I 10. HS: Học sinh 11. KT: Kiểm tra 12. MVT: Máy vi tính 13. PP: Phương pháp 14. PPDH: Phương pháp dạy học 15. PPDHTC: Phương pháp dạy học tích cực 16. PTDH: Phương tiện dạy học 17. QTDH: Quá trình dạy học 18. SGK: Sách giáo khoa 19. SGV: Sách giáo viên 20. TBDH: Thiết bị dạy học 21. TTC: Tính tích cực 22. TC: Tích cực 23. THPT: Trung học phổ thông 24. TLHT : Tài liệu học tập 25. TN: Thực nghiệm MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Những năm gần đây, đổi mới công tác giáo dục ở nước ta diễn ra rất sôi nổi, trong đó đổi mới PPDH trên cơ sở ứng dụng CNTT được rất nhiều GV quan tâm. Và chúng ta còn nhiều vấn đề cần khắc phục, nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu rộng khi sử dụng máy tính trong giảng dạy nói chung và thiết kế website hỗ trợ DH nói riêng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay là “Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Hàng loạt chỉ thị của Bộ Chính trị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo với mục tiêu tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính điều này sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung chương trình, PPDH, học tập và quản lí giáo dục trong nhà trường Việt Nam. • Vì thế, đổi mới PPDH thông qua ứng dụng CNTT và truyền thông là một trong những mục tiêu lớn được các ngành, các cấp quan tâm. Trong đó hướng ứng dụng xây dựng và sử dụng Website DH còn khá mới mẻ ở nước ta, nhưng việc ứng dụng thành công nó vào DH sẽ góp phần tích cực vào quá trình đổi mới PPDH trong nhà trường. • Đối với môn Vật lí, việc tổ chức HĐNT cho HS phỏng theo con đường tìm tòi của các nhà khoa học, theo chu trình nhận thức khoa học thường gặp nhiều khó khăn trong các giai đoạn: đề xuất mô hình, xây dựng phương án thực nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra kết quả. Tùy đối tượng nghiên cứu cụ thể mà PPDH truyền thống có hoặc không thể hỗ trợ cho việc thu thập các thông tin cần thiết, dẫn đến việc yêu cầu cao tính tự lực, tích cực của HS tham gia vào việc giải quyết vấn đề học tập bị hạn chế. • Trong chương trình Vật lí phổ thông nói chung và SGK Vật lí 11 nói riêng, hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” có một vai trò khá quan trọng. Những ứng dụng của nó đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống con người. Hai chương này có nhiều hiện tượng, khái niệm Vật lí, thí nghiệm rất khó thể hiện cho HS thấy một cách rõ ràng nếu sử dụng PTDH truyền thống. Khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể sử dụng những phần mềm mô phỏng và thí nghiệm ảo trên máy vi tính cung cấp. Đổi mới PPDH theo xu hướng phát triển của công nghệ trên phạm vi toàn thế giới thì việc xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học là hướng nghiên cứu cấp thiết. Đồng thời, với sự phát triển của các thế hệ MVT và dịch vụ mạng thông tin toàn cầu đã tạo tiền đề cho những thay đổi sâu sắc về PPDH và phương thức đào tạo. Tại các trường phổ thông hiện nay, chương trình tin học được áp dụng từ lớp 6, các trung tâm tin học xuất hiện rất nhiều, các em HS dễ dàng tiếp cận với MVT. Từ những điều trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế Website hỗ trợ dạy học hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” lớp 11 THPT Ban Cơ bản nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu tổng hợp các cơ sở khoa học về sự phát triển các phương tiện dạy học hiện đại trong DH nói chung và trong DH Vật lí nói riêng nhờ sự trợ giúp của máy tính và mạng máy tính. Cụ thể là sử dụng Website hỗ trợ dạy học cho HS. - Xây dựng, đề xuất quy trình thiết kế và sử dụng Website DH chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” lớp 11 THPT hỗ trợ DH nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho HS trong việc dạy và học môn vật lí ở trường THPT. III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dh Vật lí THPT có sử dụng hệ thống máy tính, sử dụng Website hỗ trợ tổ chức HĐNT nhằm nâng cao TTC, tự lực và sáng tạo cho HS. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Quá trình dạy học môn Vật lí lớp 11 ở trường THPT hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ”. - Máy tính, mạng máy tính và sự hỗ trợ của Website trong quá trình dạy học. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Sử dụng hệ thống máy tính và sự hỗ trợ của website dạy học nhằm hiện đại hóa phương tiện dạy học Vật lí chương“Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” lớp 11 THPT. - Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc giảng dạy Vật lí ở các trường THPT. IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Nếu thiết kế và sử dụng website dạy một cách hợp lí thì sẽ phát huy được TTC, độc lập và chủ động trong HĐNT của HS, từ đó nâng cao chất lượng học tập vật lí nói chung, chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” nói riêng ở trường THPT. V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc sử dụng máy tính và hệ thống mạng máy tính làm phương tiện dạy học trong dạy học nói chung và dạy học Vật lí nói riêng. - Xác định cấu trúc, nguyên tắc xây dựng và phương pháp sử dụng Website hỗ trợ dạy học Vật lí nhằm nâng cao TTC, tự lực và sáng tạo cho HS.. - Xây dựng website dạy học chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” lớp 11 (Ban cơ bản) THPT - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của quá trình DH Vật lí nhờ sự hỗ trợ của Website dạy học nhằm nâng cao TTC, tự lực và sáng tạo cho HS. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu những văn kiện của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD – ĐT về nâng cao chất lượng giáo dục và vấn đề tin học hóa nhà trường. - Nghiên cứu các tài liệu về những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm nâng cao TTC, tự lực và sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. - Tiếp cận các tài liệu về các công cụ hỗ trợ để xây dựng website dạy học - Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK và tài liệu tham khảo liên quan đến chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ”. 2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: - Khảo sát, tìm hiểu hứng thú của HS đối với việc sử dụng hệ thống máy tính trong quá trình dạy - học. - Sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ để xây dựng website dạy học chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ”. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm có đối chứng để đánh gía hiệu quả sử dụng MVT với Website trong dạy học chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ”. VII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Phần mở đầu Phần nội dung: Gồm 3 chương Chương I: Cơ sở khoa học của việc xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh. Chương II: Thiết kế và sử dụng Website hỗ dạy học hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ”. Chương III: Thực nghiệm sư phạm Phần kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục VIII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: Sử dụng hợp lí và linh động Website này giúp GV và HS rất nhiều trong dạy và học Đối với GV: - Có được tài liệu giảng dạy tham khảo phù hợp với chương trình SGK Đối với HS: - Có tư liệu học tập trực quan bổ ích. - Rèn luyện và học tập tại nhà một cách dễ dàng, thuận tiện. CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH 1.1. Mục tiêu chung giáo dục hiện nay và định hướng đổi mới PPDH Vật lí THPT: 1.1.1 Mục tiêu giáo dục hiện nay 1.1.1.1 Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông Dạy và học ở nước ta đều nhằm thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: “Hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực công dân Việt Nam tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hóa, khoa học, công nghệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có niềm tự hào dân tộc và ý chí vươn lên, có năng lực tự học và thói quen tự học suốt đời, năng lực đi vào thực tiễn xã hội, góp phần hiệu quả làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Điều 28 yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông khẳng định: “PPGD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, bồi dưỡng PP tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho HS”. Hiện nay mục tiêu GD ở nước ta cũng giống như trên thế giới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức cho HS mà còn quan tâm bồi dưỡng năng lực sáng tạo ra tri thức mới, khả năng tự định hướng và tự học để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội. Mục tiêu chung này được Hội đồng Quốc tế về GD thế kỉ XXI do UNESCO thành lập năm 1993 xác lập nhằm hỗ trợ các nước trong việc tìm cách thức tốt nhất để kiến tạo lại nền GD của mình vì sự phát triển bền vững của con người. 1.1.1.2. Mục tiêu giáo dục môn Vật lí THPT ở Việt Nam hiện nay Mục tiêu GD thay đổi theo từng giai đoạn của lịch sử phát triển xã hội nên mục tiêu giáo dục của nhà trường và mục tiêu của hoạt động DH Vật lí cũng phải bám sát, có những điều chỉnh, sửa đổi thích hợp. Cụ thể các mục tiêu đó là: NHẬN THỨC - Kiến thức và các trình độ nắm vững kiến thức - PP nhận thức trong Vật lí (PP thực nghiệm, pp mô hình, ...) - Thế giới quan, nhận thức khoa học, hiện đại. KỸ NĂNG Các kĩ năng cần thiết trong giải quyết vấn đề học tập và nghiên cứu vật lí: thu thập, xử lí, lưu giữ, truyền đạt thông tin từ thí nghiệm, phương án thí nghiệm, kĩ năng làm thí nghiệm,... THÁI ĐỘ Yêu thích khoa học, sẵn sàng vận dụng hiểu biết vật lí vào thực tiễn,... Tác phong, thái độ làm việc khoa học... PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ CHỦ, SÁNG TẠO Của HS trong hoạt động học tập là yêu cầu của việc đổi mới PPDH, đồng thời cũng là mục tiêu mà việc dạy học hướng tới. Mục tiêu giáo dục môn Vật lí THPT 1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Vật lí THPT 1.1.2.1 Những khó khăn của việc đổi mới phương pháp dạy học Để thực hiện được mục tiêu đổi mới giáo dục, phải giải quyết đồng bộ rất nhiều mặt. Riêng về mặt PPDH đã được đề cập trong các nghị quyết TW4 khóa VII, trong luật giáo dục (2005), văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), trong các chỉ thị và quyết định của BGD&ĐT.Những khó khăn gặp phải trong quá trình đổi mới là: - Một số GV Vật lí vẫn chưa thực sự thấm nhuần tinh thần đổi mới PPDH, hiểu biết về cơ sở lí luận, thực tiễn của đổi mới PPDH còn chưa sâu sắc. Chưa khơi dậy được nhu cầu ham học và hiểu biết những điều thú vị của Vật Lí. - GV còn xem nặng thông báo kiến thức, xem nhẹ phát huy TTC và phát triển tư duy HS do hình thức thi cử hiện nay. GV ít sử dụng thiết bị thí nghiệm và các PTDH hiện đại khác. Hình thức tổ chức DH đơn điệu, dạy theo lớp là chủ yếu. - Cơ sở vật chất phục vụ DH và các PTDH còn thiếu và chưa đồng bộ. 1.1.2.2. Những tiền đề cơ bản của việc đổi mới PPDH Trong những năm qua, BGD&ĐT liên tục thí điểm và đổi mới SGK nhằm đáp ứng mục tiêu GD và sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc đổi mới nội dung và cách thể hiện nội dung của SGK mới một mặt đòi hỏi phải đổi mới PPDH Vật lí, mặt khác góp phần để GV thực hiện thành công quá trình đổi mới này. Theo đó, việc dạy và học phải đạt được những mục tiêu nhất định, đó là cung cấp những năng lực cần thiết cho HS trong thời kì này. Đó là các năng lực: - Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở kiến thức, kĩ năng, phẩm chất hình thành trong học tập, rèn luyện và giao tiếp, năng lực tự khẳng định bản thân - Năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và cuộc sống. - Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống. Đồng thời, trước thềm mỗi năm học mới, các GV được bồi dưỡng về đổi mới PPDH tạo nên những thay đổi trong nhận thức về đổi mới PPDH. Ngoài ra, chương trình bồi dưỡng thường xuyên còn tăng cường được năng lực thực thi các PPDH tiên tiến và sử dụng PTDH hiện đại của GV trong thực tiễn DH Vật lí THPT. Mặt khác, HS lứa tuổi này trong xã hội hiện nay có những năng lực nhất định. HS luôn muốn tự khẳng định mình. Các em thích tìm tòi kiến thức, tranh luận với thầy cô và bạn bè. Đây là thuận lợi cơ bản trong việc thực hiện đổi mới PPDH Vật lí. Cùng với đó là nỗ lực của chính phủ, BGD&ĐT, các ngành, các cấp trong toàn xã hội đã tạo điều kiện cho thầy và trò học tập tốt hơn. Cụ thể là xây dựng mới nhiều trường học, phòng học, trang bị nhiều PTDH hiện đại cho các trường. Kết hợp với sự quan tâm của phụ huynh HS giúp các em có được điều kiện học tập tốt nhất. 1.2. Cơ sở khoa học của việc thiết kế và sử dụng Website hỗ trợ DH nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho HS 1.2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu: 1.2.1.1 Tình hình ứng dụng CNTT trong DH ở nước ta: Năm học 2008 - 2009 BGD-ĐT đã đưa ra nhiệm vụ “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thể hiện quyết tâm đổi mới PPDH và các mặt khác trong giáo dục theo hướng hiện đại hóa nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ xã hội đặt ra. BGD-ĐT triển khai đổi mới PPDH theo 3 tiêu chí: trang bị cách học – phát huy tính chủ động của người học - sử dụng CNTT và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Theo GS.TSKH Trần Văn Nhung - thứ trưởng BGD-ĐT: “Nếu người sử dụng được đào tạo tương đối bài bản và cẩn thận thì sử dụng máy tính sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều.”. Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, không biết ứng dụng hay không ứng dụng tốt CNTT vào giáo dục đồng nghĩa với việc lãng phí nguồn tài nguyên lớn nhất. Trong giảng dạy, CNTT đóng góp rất nhiều trong hầu hết các môn học ở trường phổ thông. Ví dụ: trong tiết học Địa lí hay Lịch sử, bản đồ đóng một phần rất quan trọng. Vì thế với hình ảnh, bản đồ được số hóa thì tiết học sẽ trở nên sinh động, trực quan và giúp ích nhiều cho GV và HS. Hoặc trong Vật lí học, rõ ràng không phải quá trình nào trong tự nhiên cũng dễ quan sát, dễ dàng tái hiện bằng thí nghiệm trong lớp học. Cũng có những quá trình trong tự nhiên không thể quan sát bằng mắt thường để xác định được các đại lượng cần thiết vì diễn biến của quá trình xảy ra quá nhanh, hay quá chậm, ví dụ sự phóng xạ của một chất, sự chuyển mức năng lượng electron, hay đơn giản chỉ là phân tích lực tác dụng lên vật trong quá trình chuyển động. Một trong những giải pháp hỗ trợ là sử dụng MVT để mô phỏng. Tuy nhiên nó chỉ là công cụ thông minh và hiệu quả giúp GV phát huy tối đa tiềm năng và thực hiện tốt những kĩ năng của mình. Đó là lý do tại sao những giờ giảng trực tiếp, giọng nói, cử chỉ thầy và trò là điều không thể thiếu để tạo nên môi trường sư phạm thực sự. Chúng ta cần tuân theo nguyên tắc sử dụng: đúng chỗ - đúng lúc - ở mức độ vừa phải cần thiết để CNTT nói chung, MVT nói riêng phát huy hiệu quả tích cực nhất. 1.2.1.2 Tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nước trên thế giới: Những năm đầu của thế kỉ qua, học qua mạng ở các nước trên thế giới bùng nổ. Lớp học qua mạng được quảng cáo rầm rộ với đầy đủ những dịch vụ đào tạo và giáo dục. Sự xuất hiện của những hội nghị và nó trở nên ngày càng phổ biến. Một trong những định nghĩa của “e-learning” (học qua mạng) là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập. Tuy nhiên, việc sử dụng Website DH phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. Nó phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ (nổi bật là Hoa Kì), ở châu Âu rất có triển vọng (các quốc gia đầu tư nghiên cứu vấn đề này như Ý, Pháp…), trong khi đó châu Á là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn. Tại Mỹ, dạy và học điện tử nhận được sự ủng hộ và chính sách hỗ trợ của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế, cuối năm 2004 khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình e-learning, số người học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1994 – 2004. Công nghệ này cũng được sử dụng rộng rãi ở các công ty trong việc đào tạo nhân lực. Trong những năm gần đây, châu Âu đã có thái độ tích cực đối với việc phát triển CNTT cũng như những ứng dụng trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng chung châu Âu (EU) đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà CNTT mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lí do: các quy tắc, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hoá châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống, buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng mà e-learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển cũng đang nỗ lực phát triển e-learning như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… 1.2.2. Một số PPDH nhằm nâng cao TTC, tự lực và sáng tạo cho HS trong DH: 1.2.2.1. Tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh: - Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội: + Tích cực: tỏ ra chủ động, có những hành động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển. + Tự lực là tự sức mình đạt được, với sức lực bản thân, không nhờ cậy ai. + Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, không phụ thuộc vào cái đã có. - Theo quan điểm Triết học: TTC nhận thức thể hiện thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức, nghĩa là con người không chỉ hiểu được các quy luật của tự nhiên, xã hội mà còn nghiên cứu cải tạo chúng phục vụ lợi ích của con người. TTC là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. - Theo quan điểm tâm lí học, TTC nhận thức của HS tồn tại với tư cách cá nhân với toàn bộ nhân cách của nó. Cũng như bất kì hoạt động nào khác, HĐNT được tiến hành trên cơ sở huy động chức năng nhận thức, tình cảm và ý chí, trong đó chức năng nhận thức đóng vai trò chủ yếu. Các yếu tố tâm lí kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tác động lẫn nhau tạo nên tâm lí HĐNT. TTC học tập - thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và nghị lực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là 2 yếu tố tạo nên TTC. TTC sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập TC độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. TTC học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:bắt chước, tìm tòi, sáng tạo... Các dấu hiệu thể hiện TTC trong học tập của HS là: + Có chú ý học tập không? Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập hay không (thể hiện ở việc hăng hái phát biểu ý kiến, ghi chép…)? + Có hoàn thành những nhiệm vụ được giao không? + Có ghi nhớ tốt những điều đã được học không? Có hiểu bài học không? + Có thể trình bày bài học theo ngôn ngữ riêng không? + Có vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn không? + Tốc độ học tập nhanh không? Có hứng thú trong học tập không? + Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn và sáng tạo trong học tập không? Gần đây, một số nhà lí luận cho rằng: với những HS khá, giỏi, thông minh... việc sử dụng giáo cụ trực quan, PPDH nêu vấn đề đôi khi như là một vật cản, làm chậm quá trình tư duy vốn diễn ra rất nhanh và diễn ra qua trực giác của các em này. DHTC có thể xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà trường hiện đại và có thể lấy đó phân biệt với nhà trường truyền thống. Tiêu chí Dạy học truyền thống Dạy học tích cực 1 Cung cấp sự kiện, nhớ, học thuộc lòng. Cung cấp kiến thức cơ bản có chọn lọc. 2 GV là nguồn kiến thức duy nhất. Ngoài kiến thức học được ở lớp, còn có nhiều nguồn kiến thức khác: bạn bè, phương tiện thông tin đại chúng... 3 HS làm việc một mình. Tự học, kết hợp với nhóm, tổ và sự giúp đỡ của thầy giáo. 4 Dạy thành từng bài riêng biệt. Hệ thống bài học. 5 Coi trọng trí nhớ. Coi trọng độ sâu của kiến thức, không chỉ nhớ mà còn suy nghĩ, đặt nhiều vấn đề mới. 6 Ghi chép tóm tắt. Làm sơ đồ, mô hình, làm bộc lộ cấu trúc bài học, giúp HS dễ nhớ và vận dụng. 7 Chỉ dừng lại ở câu hỏi, bài tập. Thực hành nêu ý kiến riêng. 8 Không gắn lí thuyết với thực hành. Lí thuyết kết hợp với thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. 9 Dùng thời gian học tập để nắm kiến thức do thày giáo truyền thụ. Cổ vũ cho HS tìm tòi bổ sung kiến thức từ việc nghiên cứu lí luận và từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. 10 Nguồn kiến thức hạn hẹp. Nguồn kiến thức rộng lớn. Việc phát huy TTC của HS đòi hỏi một kế hoạch lâu dài và toàn diện khi phối hợp hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội. Các biện pháp nâng cao TTC nhận thức của HS trong giờ lên lớp có thể tóm tắt như sau:  Nói lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.  Nội dung DH phải mới, nhưng không quá xa lạ với HS mà cái mới phải liên hệ, phát triển cái cũ và có khả năng áp dụng trong tương lai. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS.  Phải dùng các PP đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, tổ chức thảo luận, sêmina và phối hợp chúng với nhau.  Kiến thức được trình bày ở dạng động, phát triển và mâu thuẫn nhau, tập trung vào vấn đề then chốt, lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ.  Sử dụng PTDH hiện đại. Sử dụng các hình thức tổ chức DH khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, làm việc trong vườn trường, phòng thí nghiệm.  Luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới.  Thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng, kỉ luật kịp thời, đúng mức  Kích thích TTC qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS.  Phát triển kinh nghiệm sống của HS trong học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động xã hội. Tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, tôn vinh sự học nói chung và biểu dương những HS có thành tích học tập tốt. Có sự động viên, khen thưởng từ phía gia đình và xã hội.  Phát huy TTC nhận thức không phải là vấn đề mới. Thời cổ đại, Khổng Tử, Aristotle, … từng nói đến tầm quan trọng của việc phát huy TTC, chủ động và sáng tạo của HS. Chính thái độ tích cực trong nhận thức sẽ giúp HS có thể tự lực trong hoạt động nhận thức và cao hơn nữa là sáng tạo. 1.2.2.2. PPDH nhằm nâng cao TTC, tự lực và sáng tạo cho HS là gì? Thuật ngữ “PP” được dùng ở nhiều cấp độ khác nhau, từ rất khái quát đến cụ thể. Việc phân loại PPDH có ý nghĩa tương đối căn cứ vào đặc điểm và yếu tố cấu thành PPDH. Các PPDH khác nhau có một số yếu tố cấu thành chung, vì vậy sử dụng một PP đặc trưng không có nghĩa là bỏ đi các yếu tố chung cấu thành PP. Do đó, sử dụng phối hợp các PP là yêu cầu nội tại của PPDH nói chung là một yêu cầu khách quan của quá trình DH. Trong thực tiễn, khi nghiên cứu vận dụng PPDH mới, các tác giả, ngoài việc khẳng định ưu thế của PPDH mới, đều nhấn mạnh sử dụng phối hợp các PPDH để nâng cao chất lượng, hiệu quả DH theo mục tiêu DH được xác định. PPDHTC là thuật ngữ rút gọn, để chỉ các PP nhằm đề cao vai trò tự giác, TC, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy. Vậy PPDHTC theo hướng TC hoá hoạt động nhận thức của người học nhằm phát huy TTC, chủ động, sáng tạo của người học. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho HS PP học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Sự phối hợp các PPDH nhằm khắc phục các nhược điểm của PPDH truyền thống và phát huy các ưu điểm của các quan điểm, lí thuyết, PPDH hiện đại, tiên tiến như: DH hướng vào HS, DH bằng tổ chức các hoạt động của HS, DH chú trọng rèn luyện PP tự học, tự nghiên cứu, DH chú trọng đến việc trao đổi kiến thức và bồi dưỡng kĩ năng, kĩ xảo. DH vật lí ở phổ thông theo hướng TC hoá HĐNT của HS phù hợp với đặc trưng môn học. Sử dụng rộng rãi thí nghiệm Vật lí ở nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng DH, góp phần TC hoá HĐNT của HS. Ngày nay, hệ thống các bài thí nghiệm vật lí giáo khoa đã được xác định, thiết bị thí nghiệm được cung cấp về các trường phổ thông khá đầy đủ. Tuy nhiên, có những thí nghiệm khó thực hiện, hoặc thực hiện được nhưng hiện tượng xảy ra nhanh khó quan sát. Vì thế thí nghiệm ảo giúp GV và HS hoàn thành tốt việc dạy và học của mình. Việc phát huy TTC trong học tập của HS ở bậc phổ thông cần hết sức chú ý đến yếu tố gốc của vấn đề. Đó chính là PPDH của GV. Do đó, việc vận dụng các PP, phương tiện DH để phát huy TTC trong HĐNT của HS không chỉ ở các trường phổ thông mà ngay cả các trường sư phạm. 1.2.2.3. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực. Có thể so sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới như sau: Dạy học cổ truyền Các mô hình dạy học mới Quan niệm Quá trình tiếp thu và lĩnh hội, hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm. là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Bản chất Truyền thụ tri thức, chứng minh chân lí của GV. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Dạy HS cách tìm ra chân lí. Mục tiêu Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học đối phó thi cử. Sau khi thi những điều học bị bỏ quên hoặc ít dùng. Chú trọng hình thành năng lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy PP và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Những điều đã học cần thiết, bổ ích Nội dung Từ sách giáo khoa + giáo viên Nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, thực tế gắn với: - Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS. - Thực tế, bối cảnh, môi trường địa phương - Những vấn đề HS quan tâm. Phương pháp Các PP diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều. PP tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; DH tương tác. Hình thức tổ chức Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, GV đối diện với cả lớp. Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, phòng thí nghiệm, hiện trường, thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với GV. 1.2.2.4 Các phương pháp dạy học tích cực trong các loại hình nhà trường: + Dạy học thông qua hoạt động của học sinh Trong PPDHTC, người học, đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo. Qua đó, tự lực khám phá những điều chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những trí thức đã được GV sắp đặt ra. Từ đó, vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được PP tìm ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì GV không chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động . + Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học PPDHTC xem việc rèn luyện PP học tập cho HS không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả DH mà còn là một mục tiêu học. Trong PP học thì cốt lõi là PP tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được PP, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo được lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi người, kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình DH, nỗ lực tạo sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường. Không chỉ tự học ở trường, không phải tự học ở nhà mà cả tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV. + Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học nhóm Trình độ kiến thức tư duy HS không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng PPDHTC buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành chuỗi công tác độc lập. Việc sử dụng phương tiện CNTT sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa học tập theo nhu ._.cầu và khả năng mỗi HS. Tuy nhiên, không phải mọi tri thức kĩ năng, thái độ được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá thể. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy trò, trò với trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận, ý kiến cá nhân được bộc lộ, khẳng định, hay bác bỏ. Qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi HS và cả lớp chứ không phải chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của GV. + Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Trong DH, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trước đây, mọi người vẫn thường hay có quan niệm GV có độc quyền đánh giá HS. Vì thế, GV cần tạo thuận lợi để HS được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà mỗi thầy cô cũng như nhà trường phải trang bị cho HS. Với PP này, GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Ở trên lớp, với PPDH tích cực này thì HS hoạt động là chính, GV nhàn nhạ hơn. Song khi soạn giáo án GV đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy học thụ động, mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của HS. + Phương pháp vấn đáp: Vấn đáp ( đàm thoại ) là PP trong đó GV đặt ra câu hỏi, HS trả lời, hoặc HS có thể tranh luận với nhau và với cả GV; qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, phân biệt các loại PP vấn đáp: - Vấn đáp tái hiện: GV đặt câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là PP có giá trị sư phạm. - Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để HS dễ hiểu, dễ nhớ. PP này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ các phương tiện nghe – nhìn. - Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): GV dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. GV tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi, GV giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn HS tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, HS có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. + Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy, tập cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm PPDH mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục. Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo PP đặt và giải quyết vấn đề thường như sau - Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức o Tạo tình huống có vấn đề; Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh; o Phát hiện vấn đề cần giải quyết - Giải quyết vấn đề đặt ra o Đề xuất giải quyết; Lập kế hoạch giải quyết; Thực hiện kế hoạch giải quyết. - Kết luận: o Thảo luận kết quả và đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra; o Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới. Trong DH theo PP đặt và giải quyết vấn đề, HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được PP lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy TC, sáng tạo, được chuẩn bị năng lực thích ứng đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý vấn đề nảy sinh. - Dạy học khám phá (Inquiry Teaching): xuất hiện và được sử dụng với tư cách là một PPDHTC, năng động và sáng tạo. Dưới góc độ lí luận DH hiện nay, DH khám phá được hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm các PPDHTC khác nhau. DH khám phá là một quá trình, trong đó dưới vai trò định hướng của người dạy, người học chủ động việc học tập của bản thân, hình thành các câu hỏi đặt ra trong tư duy, mở rộng công việc nghiên cứu, tìm kiếm; từ đó xây dựng nên những hiểu biết và tri thức mới. Những kiến thức này giúp người học trả lời các câu hỏi, tìm kiếm các giải pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề, chứng minh một định lí hay một quan điểm. DH khám phá được sử dụng chủ yếu trong DH các môn khoa học trong nhà trường. Và Vật lí học là một trong những môn học có thể sử dụng PPDH này có hiệu quả. Có 4 kiểu khám phá: khám phá quy nạp, khám phá diễn dịch, DH tự phát hiện, học tập khám phá, giải quyết vấn đề. - Phương pháp thảo luận: là PPDH đòi hỏi người học phải tích cực động não, đưa ý kiến tham gia quá trình thảo luận. PP này giúp người học khám phá sự đa dạng của vấn đề, nhận thức về sự tồn tại các cách nhìn nhận khác nhau trong kỷ nguyên của khám phá tri thức. Để thực hiện thành công PP thảo luận, người dạy cần làm tốt công việc: + Phân chia lớp học thành các nhóm, tạo điều kiện cho nhóm làm việc thuận lợi. + Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí điều hành và ghi chép về quá trình thực hiện của nhóm. Tạo điều kiện cho mỗi thành viên phát biểu các ý kiến và suy nghĩ của mình một cách tự do và bình đẳng. + GV cần chuẩn bị một cách chủ động, tích cực để chương trình làm việc và thảo luận của các nhóm sinh động và có hiệu quả, đồng thời tạo bầu không khí chân thành, cởi mở trong thảo luận. GV chỉ can thiệp khi thấy thực sự cần thiết. + Khi hết thời gian thảo luận, các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm. - Về thiết bị DH: Các thiết bị DH Vật lí là điều kiện, phương tiện và nguồn tri thức không thể thiếu được trong quá trình học tập của HS. Thông qua hoạt động với các thiết bị, HS được tiếp cận với hình ảnh mô phỏng thực tế, rèn luyện các kĩ năng quan sát, thu thập và xử lí thông tin, hướng tới việc hình thành những năng lực cần thiết cho HS. Trong một số trường hợp, chúng ta có thể cho HS tiến hành trên mô hình máy vi tính, sau đó tiến hành với các thiết bị thật sẽ làm tăng hiệu quả DH. - Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập HS: Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, hệ thống và thường xuyên. GV cần phối hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá như: vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận, thực hành... để đánh giá chính xác năng lực của HS, đồng thời thấy được những điều chỉnh cần thiết trong quá trình DH. 1.2.2.5. Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực - GV: phải được đào tạo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục. GV vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết ứng dụng CNTT vào DH, biết định hướng phát triển của HS theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của HS trong hoạt động nhận thức. - Học sinh: Dưới sự chỉ đạo của GV, HS phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với PPDHTC như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lôgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế… - Chương trình và SGK: giảm khối lượng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực; giảm những thông tin buộc HS phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài toán nhận thức để HS tập giải; bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cường loại câu hỏi phát triển trí thông minh. - TBDH : là điều kiện không thể thiếu cho việc triển khai chương trình, SGK nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới PPDHTC vào HS. Đáp ứng yêu cầu này PTDH phải tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm. Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức DH được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với DH cá thể, DH hợp tác. Trong quá trình biên soạn SGK, SGV, các tác giả đã chú ý lựa chọn danh mục thiết bị và chuẩn bị các TBDH theo một số yêu cầu để có thể phát huy vai trò TBDH. - Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, thực tế và đạt chất lượng cao, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của HS trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức thông qua hoạt động thực hành, thâm nhập thực tế trong quá trình học tập. - Đảm bảo để nhà trường có thể đạt được TBDH ở mức tối thiểu, đó là những thiết bị thực sự cần thiết không thể thiếu được. Các nhà thiết kế và sản xuất thiết bị dạy học sẽ quan tâm để có giá thành hợp lí với chất lượng đảm bảo. - Chú trọng thiết bị thực hành giúp HS tự tiến hành thực hành thí nghiệm. Những thiết bị đơn giản có thể được GV, HS tự làm góp phần phong phú TBDH của nhà trường. Công việc này rất cần được quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo trường, Sở. - Đổi mới ĐG kết quả học tập của học sinh. ĐG là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình giáo dục. ĐG thường nằm ở giai đoạn cuối cùng một giai đoạn giáo dục và trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng hơn trong cả một quá trình giáo dục. Chừng nào việc kiểm tra, ĐG chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học TC. - Trách nhiệm quản lý: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đổi mới PPDH ở trường, đặt vấn đề này ở tầm quan trọng đúng mức trong sự phối hợp các hoạt động toàn diện của nhà trường. Hiệu trưởng cần trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của GV, cần hướng dẫn, giúp đỡ GV vận dụng PPDHTC thích hợp môn học, đặc điểm HS, điều kiện dạy và học ở địa phương, làm cho phong trào đổi mới PPDH ngày càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả hơn. Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học ở trường phổ thông, HS được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. 1.2.3 Cơ sở khoa học của việc sử dụng CNTT trong DH: 1.2.3.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng CNTT trong DH TBDH chịu chi phối của nội dung và PPDH. Nội dung DH quy định đặc điểm cơ bản TBDH bởi TBDH tính đến cách toàn diện đặc điểm nội dung, chương trình Hoạt động của GV Hoạt động của HS Mục đích của GV Phương tiện của GV Mục đích của HS Phương tiện của HS Cơ chế thay đổi nhân cách HS (Quá trình lĩnh hội) Mục đích đạt được dưới sự tác động của hoạt động hợp tác PPDH mới phải theo xu hướng tích cực hoá HĐNT của HS, năng lực thực hành, năng lực tự nghiên cứu. Muốn đạt được điều đó thì không có cách nào khác là phải tăng cường trang bị và đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong đó chú trọng các phương tiện nghe nhìn và ứng dụng CNTT và truyền thông vào DH. Theo lí luận DH, sử dụng CNTT trong DH đảm bảo các chức năng của TBDH trong quá trình DH: - Đảm bảo đầy đủ và chính xác thông tin về các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu, làm chất lượng DH cao hơn. HS có thể sử dụng CNTT để tìm hiểu và xác định thông tin, nâng cao được tính trực quan – cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng và hiện tượng nhờ các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, hình ảnh phong phú từ mạng Internet. - Giúp tăng tính hấp dẫn, kích thích ham muốn học tập, phát triển hứng thú nhận thức của HS. Đồng thời giúp gia tăng cường độ lao động học tập của HS và do đó cho phép nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa. - Cho phép HS có điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, tìm thông tin, lựa chọn câu trả lời, vận dụng…). Các em thường cảm thấy nhàm chán với những nội dung quá khô khan, trừu trượng trong SGK. Thay vào đó, các em có thể tìm kiếm thêm thông tin dạng hình ảnh, thí nghiệm sinh động, hoặc những câu chuyện vui, thú vị bên lề vấn đề học tập. Từ đó kích thích hứng thú học tập của các em. - Sử dụng hợp lí hoá quá trình dạy học, tiết kiện được thời gian để mô tả. - Gắn bài học với đời sống thực tế, gắn học với hành, nhà trường gắn với xã hội. Sử dụng TBDH giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học. Sau đây là bảng thống kê nêu lên tác dụng của các loại giác quan trong quá trình thu nhận và lưu giữ tri thức. Tỉ lệ trung bình về vai trò của các giác quan trong việc lĩnh hội tri thức: Vị giác 1% Xúc giác 1,5% Khứu giác 3,5% Thính giác 11% Thị giác 83% Tỉ lệ tri thức còn lưu lại trong trí nhớ sau khi thu nhận bằng từng giác quan, bằng sự kết hợp các giác quan hoặc qua việc tự trình bày hoặc qua việc thao tác thực hành : Nghe 20% Nhìn 30% Nghe và nhìn 50% Tự trình bày 80% Tự trình bày và làm 90% Những thống kê trên cho thấy các quy luật tâm sinh lý cần được đặc biệt lưu ý khi chúng ta lựa chọn công nghệ và thiết bị hỗ trợ dạy học. Vì vậy, sử dụng CNTT trong dạy học tích cực là một hướng phát triển cần thiết. 1.2.3.2 Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực Ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học: là quá trình ứng dụng ICTs vào hoạt động DH một cách hợp lí. Trong đó sử dụng các loại hình TBDH: Phim đèn chiếu, băng, đĩa ghi âm, phần mềm DH, giáo án điện tử, bài giảng điện tử, trang Web học tập, phòng thí nghiệm ảo…Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Web và công nghệ xử lí Multimedia đã tạo ra sự kết hợp hoàn hảo giữa hai công nghệ này trong các hệ thống đào tạo từ xa. CNTT và truyền thông có vai trò thúc đẩy, điều phối tư duy và xây dựng kiến thức thông qua các nội dung sau: + CNTT và truyền thông hỗ trợ việc xây dựng kiến thức:  Giúp biểu thị các ý tưởng, sự hiểu biết của người học.  Giúp người học tạo ra kiến thức có hệ thống và sử dụng đa phương tiện. + CNTT và truyền thông góp phần khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ quá trình học tập qua xây dựng kiến thức mới: Giúp truy cập các thông tin cần thiết ; giúp so sánh các điểm khác biệt + CNTT và truyền thông tạo môi trường để hỗ trợ học tập thông qua thực hành trên máy tính (thực hành ảo, thực tế ảo): Giúp biểu diễn và mô phỏng các vấn đề, tình huống và hiện tượng của thế giới vật chất thực. Giúp xác định không gian an toàn, kiểm tra được vấn đề tư duy của HS + CNTT và truyền thông tạo môi trường xã hội để hỗ trợ học tập qua trao đổi trong cộng đồng: Giúp cộng tác với nhau ; tạo các cuộc tranh luận, bàn bạc, thảo luận và đạt đến sự nhất trí của các thành viên trong cộng đồng. + CNTT và truyền thông là người đồng hành với tri thức hỗ trợ học tập qua :  Hỗ trợ HS trình bày, diễn đạt điều mình biết.  Phản ánh những điều đã học bằng cách nào để lĩnh hội kiến thức như thế.  Giúp kiến tạo biểu diễn ý nghĩa hiểu biết được theo phong cách riêng. Các thành tựu của các ngành khoa học khác với việc dạy và học: Sự tiến bộ kỳ diệu của CNTT kết hợp với những thành tựu trong các khoa học khác đã tạo nên các công cụ, phương tiện và môi trường làm việc nói chung và áp dụng để dạy học nói riêng hết sức hữu hiệu. Ở đây, chỉ nói tới những thành tựu quan trọng của tin học áp dụng vào khoa học thực nghiệm, đặc biệt là Vật lí học. E-learning và các trường lớp ảo: Internet là một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên toàn thế giới, tạo thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu như đăng nhập từ xa, truyền các tập tin, email và các nhóm thông tin. Sử dụng Website DH giúp HS có thể tìm kiếm thông tin trong và ngoài Website. HS có thể xác nhận thông tin nhận được đúng hay sai từ nguồn thông tin trên Internet, tạo ra các lớp học ảo. E-learning thực hiện theo một quan điểm rộng nhất về việc học – các giải pháp học tập không bị ràng buộc bởi mô hình đào tạo truyền thống. Vật lí học là một môn học với nhiều hiện tượng, nhiều thí nghiệm, và kèm theo các công thức nhằm mô tả các khái niệm, định nghĩa hay định luật. Vì vậy để có thể đạt hiệu quả cao trong giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông, GV phải luôn tìm cách để có thể đưa đến cho HS những kiến thức ấy một cách trực quan và sinh động nhất nhằm phát huy TTC, tự lực, chủ động, sáng tạo và kích thích hứng thú cho HS. Hơn nữa, trong DH vật lí, việc bồi dưỡng cho HS những PP đặc thù như PP thực nghiệm, PP mô hình… cũng như việc gắn bài giảng với thực tiễn là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Song việc tổ chức DH bằng hoạt động và thông qua hoạt động của HS gặp những khó khăn nhất định như trang thiết bị còn thiếu, không đồng bộ, khi nghiên cứu các chuyển động Vật lí thường xảy ra nhanh hoặc quá chậm…thì các phương tiện truyền thống không thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu bằng thực nghiệm một cách đầy đủ. Để làm được điều đó, trước đây với những mô hình vật chất, GV phải tự tạo ra mô hình thật hoặc phải dùng tranh ảnh mô tả, vừa mất thời gian, công sức và tiền bạc…Ngày nay với sự phát triển của CNTT, Vật lí học nói riêng đã phần nào giải quuyết đựơc một số vấn đề trong quá trình DH. Có thể đơn cử một số ví dụ sau:  Nhờ máy vi tính và một số phần mềm ứng dụng mà nhiều hiện tượng, thí nghiệm vật lí không thực hiện được trên thực tế sẽ được mô phỏng giúp HS dễ dàng trong quan sát và hiểu nó. Các hình ảnh vật lí góp phần tạo nên sự linh động hơn cho bài học, sự hứng thú của HS khi học.  Một tính năng rất quan trọng đó là việc kết nối Internet, tính năng này giúp GV thuận tiện hơn trong việc chuẩn bị giáo án, bài kiểm tra …, đối với HS thì đây là phương tiện giúp các em hiểu rõ hơn kiến thức đã học nhờ thông tin trên mạng.  Các phần mềm Vật lí, những trang Web DH giúp GV thiết kế được những bài giảng sinh động, đầy màu sắc, âm thanh, hình ảnh và hơn hết thực hiện được các ý đồ riêng của mỗi GV. 1.3 Website hỗ trợ DH nhăm nâng cao TTC, tự lực và sáng tạo cho HS: 1.3.1 Một số khái niệm liên quan đến Website 1.3.1.1 Internet và các dịch vụ của Internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học, người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ. Internet hỗ trợ công tác DH vật lý, tạo ra nhiều PP tiếp cận chương trình DH mà các công nghệ khác không thể làm được. Những ứng dụng CNTT, Internet đã đem lại những kết quả TC cho HS bao gồm khả năng cộng tác với sự hỗ trợ của máy tính, nghiên cứu internet, tiếp xúc với các chương trình giảng dạy đa phương tiện, bài tập xử lý văn bản và những hướng dẫn của GV nhờ sự hỗ trợ của internet. Hiện nay, một số PPDH hiện đại cần sự hỗ trợ rất lớn từ internet: DH dự án, DH theo chủ đề, e-learning… với những PP này GV có thể phát huy và rèn luyện HS TTC, sáng tạo, … 1.3.1.2 Trang Web với HTML và DHTML HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, tức là "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web, nghĩa là các mẫu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML, vốn được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp, HTML giờ đây đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Tuy nhiên, HTML hiện không còn được phát triển tiếp. Người ta đã thay thế nó bằng XHTML. 1.3.1.3 Website Web, một từ đại diện cho cụm từ World Wide Web, ra đời trong tháng 10 năm 1990, nhờ sự sáng tác của Ông Tim Berners-Lee, một cán bộ làm việc tại CERN (Trung tâm Châu âu Nghiên cứu Hạt nhân) gần thành phố Geneva (Thuỵ sĩ). Webpage là trang web - một file định dạng text chứa dữ liệu và các tag HTML định dạng dữ liệu. Website là tập hợp nhiều trang web thể hiện thông tin của một tổ chức, một chủ đề nào đó. Thường mỗi Website có một trang web gọi là trang chủ, trang chủ sẽ chứa các hyperlink chỉ đến các trang web khác trong website. Website hỗ trợ DH là một PTDH (dưới dạng phần mềm trên máy tính), được tạo ra bởi các siêu văn bản (là các tài liệu điện tử như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập…) trên đó bao gồm một tập hợp các công cụ tiện ích và các giao diện (trình diễn các thông tin Multimedia: âm thanh, hình ảnh,…) để hỗ trợ việc dạy và học, cung cấp cho những người sử dụng máy tính. 1.3.1.4 E-learning Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-learning, sau đây là một số khái niệm về e-learning: + E-learninglà sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập. + E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. + E-learning là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lí sử dụng nhiều công cụ của CNTT, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục. Theo Bill Gates, CNTT sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những người công nhân sẽ có khả năng cập nhật kĩ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi người ở bất cứ đâu sẽ có khả năng tham gia các khoá học tốt nhất dạy bởi các GV giỏi nhất. 1.3.1.5 Thí nghiệm mô phỏng và thí nghiệm ảo Là những thí nghiệm dùng phần mềm (Software) để mô tả lại các thí nghiệm Vật lí mà trong đó ta điều khiển (thay đổi) các thông số thí nghiệm, từ đó thông qua phần mềm phân tích dữ liệu, cho ta kết quả theo từng trường hợp. Những thí nghiệm ảo được thực hiện trong phòng thí nghiệm ảo nơi đó người thực hiện phải biết sắp xếp các dụng cụ thí nghiệm ảo hợp lí, chính xác như đang làm với dụng cụ thí nghiệm thật. Sau đó, người làm thí nghiệm phải biết cách thu thập và phân tích dữ liệu, làm rõ kết quả thu được. Khác với những mô phỏng khác, những thí nghiệm ảo dựa trên những dữ liệu thực nghiệm thật, có nghĩa là những phần của kết quả đo đạc thực tế được kết hợp chặt chẽ trong phần mềm. Thí nghiệm ảo có vai trò khá quan trọng trong quá trình tổ chức HĐNT cho HS vì nhờ tính trực quan, sinh động trong DH nói chung và DH Vật lí nói riêng. Trong quá trình tổ chức HĐNT cho HS ở môn Vật lí, cần rất nhiều các thí nghiệm: thí nghiệm mở đầu (nêu vấn đề), thí nghiệm kiểm chứng (giải quyết vấn đề) và nhiều dạng thí nghiệm khác. Có phương tiện này trong tay, GV giải quyết tốt các vấn đề: - Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về đối tượng cần nghiên cứu, khắc phục chủ nghĩa hình thức trong kiến thức của HS. - Nâng cao tính trực quan của DH. Thí nghiệm ảo có thể thay thế các thí nghiệm đòi hỏi thiết bị phức tạp, đắt tiền, quy trình phức tạp, chỉ có thể tiến hành trong những phòng thí nghiệm đặc biệt, các hiện tượng mà việc quan sát chúng trực tiếp rất nguy hiểm như hiện tượng sét, vụ nổ hạt nhân…, các hiện tượng, quá trình xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm, các đối tượng không thể mang vào phòng học được. - Nâng cao hiệu quả học tập, trong giới hạn nhất định tăng cường nhịp độ trình bày nội dung SGK.Thoả mãn nhu cầu hiểu biết và say mê học tập của HS, thực hiện tốt việc phân hóa trong DH. Làm giảm nhẹ lao động sư phạm của GV và HS. 1.3.1.6 Cấu trúc Website dạy học Việc xây dựng cấu truc Website là thực hiện phân nhóm các chức năng mà Website có thể hỗ trợ, đồng thời phải hướng tới việc hình thành, phát triển và ngày càng được chuẩn hóa của cơ sở dữ liệu DH dùng chung. Cấu trúc Website gồm: - Công cụ cập nhật: là một Module cho phép người quản trị số hoá các dữ liệu để đưa vào kho dữ liệu. Cập nhật có thể là sự tạo mới hay chỉnh sửa thông tin. - Cơ sở dữ liệu: được chia thành các cơ sở dữ liệu cho từng đối tượng sử dụng. - Các tài liệu điện tử trên Website: trình duyệt Web là một chương trình có tính thương mại do các hãng máy tính, các công ty hay trung tâm nghiên cứu xây dựng phần mềm sản xuất; cho phép xuất bản tài liệu điện tử và trình diễn thông tin. Số lượng các tài liệu điện tử có được trên Website cũng đồng thời nói lên khả năng hỗ trợ cho hoạt động dạy và học. Tuy vậy, tùy theo điều kiện, khả năng triển khai khác nhau hay quy mô của ứng dụng để có sự lựa chọn kiểu cấu trúc Website khác nhau. 1.3.2 Định hướng sư phạm của việc sử dụng Website hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh: 1.3.2.1. Định hướng sư phạm của việc sử dụng Website hỗ trợ dạy học nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh + Sử dụng Website tạo môi trường tương tác để học sinh làm quen với máy vi tính, Website và Internet. Sử dụng Website có khả năng đáp ứng yêu cầu người sử dụng, những hình thức học tập mới được hình thành và hiệu quả. Việc hình thành nhóm học tập, thảo luận, quá trình động… trên mạng làm người học phát huy TTC, thu thập, học hỏi và trao đổi được nhiều thông tin. Đồng thời học với Website có thể cải thiện quan điểm và tăng sự tự tin cho HS, đặc biệt là những HS không may mắn. + Sử dụng Website như công cụ hỗ trợ giảng dạy. GV sử dụng Website đã chuyển cách tiếp cận truyền thống sang cách tiếp cận với HS làm trung tâm. Các TN, quá trình, hiện tượng vật lý… khó quan sát, khó thực hiện vì nhiều lí do cũng sẽ được mô phỏng bởi MVT. Sử dụng Website, GV cũng có thể kiểm soát việc học tập của HS khi truy cập vào trang Web, nhấn mạnh chương trình học tập cá nhân. Khả năng hỗ trợ DH của Website với các môn học khác nhau là khác nhau. Ví dụ với Vật lý học, là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy người ta quan tâm nhiều hơn ở khả năng hỗ trợ cho các TN, các quá trình động... bên cạnh các khả năng khác. Có thể chỉ ra một số chức năng hỗ trợ DH của Website như sau: - Sử dụng Website hỗ trợ GV điều khiển mức độ thực hiện kế hoạch, lịch trình giảng dạy. Mặt khác GV có thể chỉ hướng dẫn HS, không cần thiết thuyết giảng nhiều, đồng thời giúp HS định vị và đánh giá tài liệu. Sử dụng Website kết hợp với PTDH truyền thống sẽ phát huy sáng tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH truyền thống. - GV là người cung cấp “giàn giáo” cho HS. Website cho phép HS trong nhóm nhỏ phối hợp tạo ra những giàn giáo thích hợp. Với hệ thống bài học được thiết kế công phu, sáng tạo... có khả năng hỗ trợ GV trong việc truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo... Các TN ảo, mô hình... cung cấp cho HS hình ảnh trực quan với tư cách là cơ sở thực nghiệm giúp HS khái quát hoặc kiểm chứng các kiến thức vật lý. - Website DH còn là công cụ giúp GV có thể trao đổi chuyên môn với nhau nhằm nâng cao tay nghề, trình độ, qua đó giúp GV tích luỹ kinh nghiệm và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động giảng dạy của mình. Bên cạnh đó việc sử dụng Website DH còn tạo cho GV thói quen, kỹ năng làm việc trong thời đại thông tin, ngoài ra còn nâng cao uy tín của nhà trường, tạo niềm tin của xã hội đối với giáo dục. + Sử dụng Website như công cụ hỗ trợ học tập. HS có thể sử dụng Website để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học, ngoài ra có thể sử dụng Website để xem trước nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết nhiệm vụ học tập ở bất cứ thời điểm nào và bất cứ nơi đâu nếu có MVT với Website đã cài đặt. Đặc biệt khi MVT kết nối với mạng và Website được đưa lên mạng thì khả năng tìm kiếm thông tin phục vụ bài học càng lớn, đó là kho mở rộng lưu trữ thông tin có thể tiếp cận bất cứ lúc nào và đòi hỏi HS phải đánh giá và lựa chọn thông tin, chọn cho mình một phong cách học tập riêng. Học tập trọng tâm vào HS là kết quả tự nhiên của việc sử dụng Internet. Như vậy, khi sử dụng Website trong DH sẽ tạo ra môi trường học tập mới, góp phần nâng cao chất lượng học tập HS trên nhiều mặt: kích thích hứng thú, tạo sự chú ý, tăng cường trí nhớ, mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy, bồi dưỡng các PP nhận thức, chiếm lĩnh tri thức một cách tự lực, tự giác... Đây chính là mục đích của QTDH trong mọi thời đại, nhất là thời đại CNTT và truyền thông như ngày nay. + Sử dụng Website như công cụ quản lý học tập. Các chương trình ứng dụng có khả năng kiểm soát việc sử dụng, truy cập Website của HS, kiểm tra và lưu trữ kết quả học tập… tạo điều kiện để quản lí việc học tập của HS cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết hợp quản lí giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Các ứng dụng trên Website có khả năng cung cấp thông tin chọn lọc, chính xác, khách quan góp phần đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời. Điều này càng trở nên quan trọng khi lượng thông tin ngày càng lớn, phức tạp và vượt quá khả năng bao quát của GV, đặc biệt nó có tác dụng rất lớn trong công tác đào tạo từ xa. 1.3.2.3 Hạn chế của việc sử dụng Website trong dạy học Không có PP, PTDH vạn năng, nó có thể tốt cho người này, mục đích này nhưng chưa hẳn đã tốt với người khác và mục đích khác. Có nhiều nghi vấn cho rằng những gì HS học được trên mạng, Website chỉ là kinh nghiệm ảo, không thực và trực tiếp, là cái yếu kém cho những điều thực tế. Đôi khi còn đem lại sự dễ dàng và hi sinh sự phát triển nhận thức trong gian khổ trong HS. Như vậy phải khẳng định rằng Website DH là một PTDH đa năng chứ không phải là vạn năng vì vậy trong QTDH phải biết sử dụng một cách hợp lý để phát huy tối đa thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của nó. Tuy nhiên việc sử dụng Website có sẵn nhiều khi còn phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người sử dụng. Về mặt k._. 1 D 0% 6,7% 6 D 6,9% 26,6% A 0% 4% A 17,4% 20% B 98,8% 77,3% B 3,5% 20% C 1,2% 12% C 64% 29,3% 2 D 0% 6,7% 7 D 15,1% 30,7% A 0% 6,7% A 58,1% 29,3% B 98,8% 76% B 14,7% 30,7% C 1,2% 4% C 12,8% 22,7% 3 D 0% 12% 8 D 11,7% 17,3% A 0% 13,3% A 12,8% 13,3% B 1,2% 6,7% B 19,6% 22,7% C 0% 2,7% C 24,6% 13,3% 4 D 98,8% 77,3% 9 D 43% 26,7% A 86% 21,3% A 25,8% 30,7% B 1,2% 28% B 9,3% 26,7% C 9,3% 20% C 40,7% 9,3% 5 D 3,5% 30,7% 10 D 24,2% 33,3% Sau đây là những nguyên nhân mà tôi và các GV dạy lớp ĐC đã cùng ngồi lại để phân tích, thống nhất với nhau:  Đầu tiên là việc tổ chức học tập với Website đã trang bị trước cho HS giúp giảm thời gian khi tiến hành giảng dạy lí thuyết, đồng thời HS có thể quan sát các hiện tượng, thí nghiệm trực quan, từ đó có thể tiếp thu bài học tốt hơn, hiểu kĩ hơn. Do đó HS và GV có nhiều thời gian rèn luyện kĩ năng giải các bài tập. Kết quả là 5 câu tự luận (TL) trong đề kiểm tra chúng tôi đã thống nhất chọn dạng bài tập cơ bản nhất, đã ôn tập cho HS nhiều lần, thay số khác và có một câu khó. Kết quả thể hiện trong bảng 3.9 có sự chênh lệch rõ.  Những kiến thức trong SGK có những điểm chưa rõ ràng, còn ngắn gọn gây khó khăn cho HS. Khái niệm từ thông là một khái niệm trừu tượng được dạy từ đầu chương, giới thiệu rất ít nên khi buộc phải chấp nhận kiến thức, HS chưa biết dùng nó để làm gì. Khi sử dụng khái niệm này ở những phần sau gây cho HS nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong hình vẽ minh họa thí nghiệm hiện tượng cảm ứng điện từ chưa xác định mặt trong và ngoài của vòng dây, làm HS lúng túng khi xác định chiều của dòng điện cảm ứng.  Cụ thể: Ở câu hỏi 7: ý nghĩa của từ thông thì đa phần HS ở lớp ĐC không trả lời được, chỉ chọn đáp án may rủi. Trong khi nhóm TN trả lời được 64%.  Cách thức tổ chức quá trình DH cũng là nguyên nhân quan trọng làm kết quả hai nhóm có sự khác biệt. Qua quan sát cho thấy, khi học tập theo nhóm và học với máy tính, không khí học tập rất thoải mái, các em không bị căng thẳng, ngột ngạt, các thành viên trong nhóm có thể giúp nhau cùng tiến bộ. Cụ thể, một số em trong lớp thường rất lười và học yếu, nhưng khi sử dụng máy tính trong học tập, các em rất thích thú với các thí nghiệm ảo, lôi cuốn các em học tập. Đồng thời các em có thể học hỏi từ các bạn nên kết quả có tiến bộ. Một thành công nữa là trong lớp không em nào thấy uể oải, ngủ gật trong lớp (mặc dù học buổi chiều, bắt đầu từ 12h30’)… mà các em rất hăng say đóng góp ý kiến, tìm tòi tài liệu và hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến.  Với cách học này, HS có thể nắm bắt toàn bộ nội dung học tập mà GV đỡ tốn công sức hơn. Thể hiện được sự hăng say và nổ lực học tập của các em.  Trong quá trình học, HS tự tiến hành các thí nghiệm ảo và thí nghiệm thật phong phú để giải quyết nhiệm vụ học tập nên HS hiểu kiến thức sâu sắc hơn.  Do mục tiêu nhận thức của nhóm TN được đề ra cao hơn (ở mức độ phân tích, tổng hợp, đánh giá), nên HS hiểu kiến thức sâu hơn và biết rộng hơn. Vì thế các câu hỏi trong đề kiểm tra đòi hỏi những hiểu biết sâu rộng hơn nội dung bài học thì nhóm TN có kết quả cao hơn. Tóm lại, qua phân tích kết quả học tập của nhóm TN và nhóm ĐC và so với kết quả HKI cho thấy tác dụng của DH với sự hỗ trợ của Website. Kết quả của nhóm TN có nhiều tiến bộ so với HKI, và kết quả nhóm TN khả quan hơn nhóm ĐC. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận được sự khích lệ từ phía Ban Giám Hiệu nhà trường, các thầy cô trong tổ chuyên môn và cả HS. o Kết luận chương 3 Kết quả thực nghiệm sư phạm DH với sự hỗ trợ của Website Dh đã bước đầu khẳng định những giả thuyết nghiên cứu của đề tài là thuyết phục: - Chúng ta có thể đổi mới PPDH nhằm hướng tới các mục tiêu nhận thức và kỹ năng cao hơn hiện tại. Nghĩa là chúng ta có thể hình thành và phát triển nhận thức cũng như kỹ năng cao hơn cho HS nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện tại. - TN sư phạm còn cho thấy DH với sự hỗ trợ của Website không phải chỉ dành cho HS khá giỏi hay lớp chuyên, lớp chọn mới phù hợp mà với các đối tượng HS bình thường, kiểu dạy này cũng phát huy tác dụng và mục tiêu đề ra cao hơn vẫn đạt được. - Qua cách học này, giúp HS nhận thức được là những ứng dụng của máy tính không chỉ để chơi Games, chat…mà nó là một công cụ hỗ trợ học tập rất tốt, rất bổ ích. - Kết quả TN sư phạm còn cho thấy, mặc dù hướng tới nhiều mục tiêu cao hơn (mục tiêu về nhận thức và kỹ năng) nhưng DH với sự hỗ trợ của Website lại rất tiết kiệm được thời gian, GV hoàn toàn chủ động thời gian. Đồng thời giúp GV nói ít hơn nhưng vẫn đạt hiểu quả. Kết quả bước đầu cho thấy tính khả thi và tính hiệu quả của tiến trình DH mới có sự trợ giúp của các PTDH hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Phương thức DH theo kiểu thiết kế - thi công nhờ khả năng hỗ trợ của Website DH đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của quá trình DH, tạo ra môi trường khá lý tưởng với đặc tính tương tác mạnh, gây hứng thú, kích thích tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS. Kết luận chung Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ với kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài “Thiết kế Website hỗ trợ DH hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” trong chương trình Vật lí 11 (Ban Cơ Bản) nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho HS”, chúng tôi đã có những kết luận sau: 1. Chúng ta không thể áp dụng rập khuôn một chiến lược DH hiện đại nào vào thực tiễn giáo dục ở nước ta mà phải nghiên cứu, chọn lọc những tư tưởng hay, TC, phù hợp của các chiến lược DH TC ấy để vận dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam. Yếu tố đảm bảo thành công của việc áp dụng sáng tạo một chiến lược DH mới trong bản thân mô hình DH truyền thống hiện nay là sự chuyển đổi từng bước mục tiêu DH, nội dung, hình thức tổ chức cũng như cách thức KTĐG. 2. Đề tài nghiên cứu, vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm, tư tưởng của các mô hình DHTC vào xây dựng và củng cố thêm cơ sở lí luận DH với sự hỗ trợ của Website vốn chưa được đề cập đến nhiều trong các tài liệu về PPGD hiện nay góp phần “khơi dậy và phát huy tối đa năng lực tự học sáng tạo của HS” đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong thời đại đổi mới với chất lượng và hiệu quả tốt hơn. 3. Qua nghiên cứu chương trình, SGK, chúng tôi đã phân tích, cấu trúc, tìm hiểu thực trạng DH hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” ở trường THPT hiện nay, phát hiện những khó khăn của GV và HS trong quá trình DH để từ đó xây dựn Website hỗ trợ DH nhằm khắc phục nhưng khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí ở trường THPT. 4. Trong khuôn khổ luậnvăn này, trên tinh thần DH dựa trên Website để dạy hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” một cách chi tiết từ những phiếu học tập đến những bài giảng điện tử, thí nghiệm ảo…phù hợp nội dung chương trình và mục đích yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng TC hoá hoạt động nhận thức của HS. 5. Kết quả thực nghiệm sư phạm của đề tài đã khẳng định giả thuyết ban đầu: DH với sự hỗ trợ của Website DH và vận dụng sáng tạo một số ý tưởng cơ bản của một số chiến lược DH hiện đại có thể thực thi trong môi trường giáo dục truyền thống hiện nay của Việt Nam để đạt tới chất lượng và hiệu quả học tập tốt hơn. Bên cạnh đó, những kết quả đạt được bước đầu thực nghiệm sư phạm DH với sự hỗ trợ của Website cho thấy có thể áp dụng thành công kiểu DH này cho các đối tượng HS khácnhau trong những điều kiện khác nhau. Đồng thời có thể chỉ ra đây là định hướng đổi mới phù hợp với xu thế chung của giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới. Với những kết quả trên, đề tài nghiên cứu đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Do thời gian có hạn, chúng tôi mới tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một trường trung học phổ thông ở thành phố Nha Trang, Khánh Hoà. Nếu có điều kiện, sau này chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm trên phạm vi rộng hơn, với nhiều đối tượng HS Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt 1. Lương Duyên Bình – Vũ Quang (đồng chũ biên) – Nguyễn Xuân Chi – Bùi Quang Hân – Đoàn Duy Hinh (2007), Sách giáo khoa Vật lí 11 (Ban cơ bản), NXB Giáo dục. 2. Lương Duyên Bình – Vũ Quang (đồng chũ biên) – Nguyễn Xuân Chi – Bùi Quang Hân – Đoàn Duy Hinh (2007),Sách giáo viên Vật lí 11 (Ban cơ bản) 3. Lương Duyên Bình – Vũ Quang (đồng chũ biên) – Nguyễn Xuân Chi – Bùi Quang Hân – Đoàn Duy Hinh (2007), Sách bài tập Vật lí 11 (Ban cơ bản), NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Hữu Châu (2007), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục 5. Hoàng Chúng (1983).Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục. 6. Nguyễn Việt Dũng- Nguyễn Trường Sinh – Hoàng Đức Hải (2000), Thực hành thiết kế trang Web với Microsoft FrontPage 2000, NXB Giáo dục . 7. Nguyễn Đình Đoàn (1998), Chuyên đề bồi dưỡng Vật lí 11, NXB Đà Nẵng 8. David Halliday – Robert Resnick – Jearl Walker (1998), Cơ sở Vật lí Tập 4, NXB Giáo dục 9. PGS.TS Phó Đức Hòa – TS. Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục 10. Nguyễn Văn Hoài – Nguyễn Tiến (2000), Thiết kế trang Web, NXB Thống kê 11. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), Phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học Vật lí – Tài liệu dành cho học viên cao học – Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 12. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), T ổ chức hoạt động học tập Vật lí tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông – Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán – Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 13. PGS.TS Vũ Thanh Khiết – Th.S Nguyễn Hoàng Kim – ThS. Vũ Thị Thanh Mai(2007), Phương pháp giải toán Vật lí 11 – NXB Giáo dục 14. Vũ Thanh Khiết (1999), Bài tập Vật lí sơ cấp Tập 2, NXB Giáo Dục 15. Vũ Nguyên Long – An Văn Chiêu - Nguyễn Khắc Mão, Một số phương pháp giải toán Vật lí trung học phổ thông, NXB Giáo Dục. 16. Robert J. Marzano – Debra J. Pickering – Jane E. Pollock (2006), Phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục 17. TS Trần Ngọc – Th.S Châu Ngọc Ánh – Th.S Bùi Ngọc Nhân(2007), Thiết kế bài giảng Vật lí 11, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 18. Tạp chí giáo dục số 129,153, 162, 168, 186, NXB Giáo dục. 19. Tạp chí Thiết bị Dạy học số 1 và 3, NXB Giáo dục (2008) 20. Tạp chí Vật lí và Tuổi trẻ số 45, 46, 47, 48, 49, 50, Hội Vật lí Việt Nam, 2008 21. Lê Thị Thanh Thảo (2005), Một số cơ sở dạy học Vật lí hiện đại, Tài liệu dành cho học viên cao học – Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 22. Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng(1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong trường Phổ thông, NXB Hà Nội 23. Phạm Đình Thiết (2008), Hướng dẫn sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy và học Vật lí 11, NXB Giáo dục 24. Phạm Hữu Tòng (1995), Lí luận dạy học Vật lí ở trường Trung học phổ thông, NXB Giáo dục. 25. Thái Duy Tuyên(1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục 26. Một số địa chỉ Internet: http:/www.physics2000.com/ Tài liệu Tiếng Anh 1. James Lockard – Peter- D. Abrams, Computers for twenty – First century Educators, Northern Illinois University. P1 Phụ lục 1 CÁC TÀI LIỆU HỌC TẬP ♦ TLHT - 1: Website hỗ trợ DH hai chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” ♦ TLHT – 2: Tài liệu in: Kiến thức cơ bản hai chương và bài tập theo chủ đề (Có trong Website: Site “Ôn tập theo chủ đề”) ♦ TLHT – 3: Bộ công cụ kiểm tra đánh giá quá trình học tập: + Phiếu học tập (PHT), GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS thông qua các PHT (Có trong Website, site “Phiếu học tập”) + Phiếu theo dõi sự chuẩn bị phiếu học tập Bài: ………………………………………………………….. STT Tên HS Câu hỏi chưa trả lời được Các thành viên khác trong nhóm trả lời Câu hỏi cả nhóm không trả lời Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 + Phiếu theo dõi quá trình học tập trên lớp. Bài : ………………………………………………. Thảo luận (đánh dấu x vào cột tương ứng) Điểm các bài kiểm tra STT Tên HS Ý kiến đúng Tương đối đúng Chưa đúng HS tự ĐG GV ĐG Nhóm khác ĐG Bài 1 Bài 2 Bài tổng hợp Điểm tổng hợp 1 T.Kiều (NT) 2 M.Linh 3 V.Mai 4 T.Phương 5 H.Giang 6 N.Giang 7 T.Huyền P2 + Bài kiểm tra cuối mỗi chương Bài 1: Kiểm tra chương “Từ trường” Họ và tên: …………………………………………………Lớp :…………… 1. 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I. Trắc nghiệm khách quan: 1. Ph¸t biÓu nμo kh«ng ®óng? Tõ tr−êng tån t¹i xung quanh d©y dÉn mang dßng ®iÖn v× lùc t¸c dông lªn : A. dßng ®iÖn kh¸c ®Æt song song c¹nh nã. B.kim nam ch©m ®Æt song song c¹nh nã. C. h¹t mang ®iÖn chuyÓn ®éng däc theo nã. D. h¹t mang ®iÖn ®øng yªn ®Æt bªn c¹nh nã. 2. TÝnh chÊt c¬ b¶n cña tõ tr−êng lμ g©y ra: A. lùc hÊp dÉn lªn c¸c vËt ®Æt trong nã B. lùc tõ t¸c dông lªn nam ch©m hoÆc lªn dßng ®iÖn ®Æt trong nã. C. lùc ®μn håi t¸c dông lªn dßng ®iÖn vμ nam ch©m ®Æt trong nã. D. sù biÕn ®æi vÒ tÝnh chÊt ®iÖn cña m«i tr−êng xung quanh. 3. Đo¹n d©y dÉn dμi 5cm ®Æt trong tõ tr−êng ®Òu vμ vu«ng gãc víi vect¬ c¶m øng tõ. Dßng ®iÖn ch¹y qua d©y cã c−êng ®é 0,75 (A). Lùc tõ t¸c dông lªn ®o¹n d©y ®ã lμ 3.10-2 (N). C¶m øng tõ cña tõ tr−êng ®ã cã ®é lín : A. 0,4T B. 0,8T C. 1,0 T D. 1,2 T 4. M vμ N gÇn mét dßng ®iÖn th¼ng dμi. Kho¶ng c¸ch tõ M ®Õn dßng ®iÖn lín gÊp hai lÇn kho¶ng c¸ch tõ N ®Õn dßng ®iÖn. §é lín cña c¶m øng tõ t¹i M vμ N lμ BM vμ BN th× A. BM = 2BN B. BM = 4BN C. NM BB 2 1 D. NM BB 4 1 5. D©y dÉn mang dßng ®iÖn kh«ng t−¬ng t¸c víi A. c¸c ®iÖn tÝch chuyÓn ®éng. B. nam ch©m ®øng yªn. C. c¸c ®iÖn tÝch ®øng yªn. D. nam ch©m chuyÓn ®éng. 6. Mét d©y dÉn th¼ng cã dßng ®iÖn I ®Æt trong vïng kh«ng gian cã tõ tr−êng ®Òu nh− h×nh vÏ. Lùc tõ t¸c dông lªn d©y cã A. ph−¬ng ngang h−íng sang tr¸i. B. ph−¬ng ngang h−íng sang ph¶i. C. ph−¬ng th¼ng ®øng h−íng lªn. D. ph−¬ng th¼ng ®øng h−íng xuèng. 7. Dßng ®iÖn I = 1 (A) ch¹y trong d©y dÉn th¼ng dμi. C¶m øng tõ t¹i ®iÓm M c¸ch d©y dÉn 10 (cm) cã ®é lín lμ: A. 2.10-8(T) B. 4.10-6(T) C. 2.10-6(T) D. 4.10-7(T) 8. Ph¸t biÓu nμo kh«ng ®óng? A. T−¬ng t¸c gi÷a hai dßng ®iÖn lμ t−¬ng t¸c tõ. P3 B. C¶m øng tõ lμ ®¹i l−îng ®Æc tr−ng cho tõ tr−êng vÒ mÆt g©y ra t¸c dông tõ. C. Xung quanh mçi ®iÖn tÝch ®øng yªn tån t¹i ®iÖn tr−êng vμ tõ tr−êng. D. §i qua mçi ®iÓm trong tõ tr−êng chØ cã mét ®−êng søc tõ. 9. Ph¸t biÓu nμo §óng? Cho mét ®o¹n d©y dÉn mang dßng ®iÖn I ®Æt song song víi ®−êng søc tõ, chiÒu cña dßng ®iÖn ng−îc chiÒu víi chiÒu cña ®−êng søc tõ. Lùc tõ : A. lu«n b»ng kh«ng khi t¨ng c−êng ®é dßng ®iÖn.B. t¨ng khi t¨ng c−êng ®é dßng ®iÖn. C. gi¶m khi t¨ng c−êng ®é dßng ®iÖn. D. ®æi chiÒu khi ta ®æi chiÒu dßng ®iÖn. 10. Mét dßng ®iÖn ch¹y trong d©y dÉn th¼ng, dμi. T¹i ®iÓm A c¸ch d©y 10 (cm) c¶m øng tõ do dßng ®iÖn g©y ra cã ®é lín 2.10-5 (T). C−êng ®é dßng ®iÖn ch¹y trªn d©y lμ: A. 10 A B. 20A C. 30 A D. 50 A 11. Ph¸t biÓu nμo ®óng? A. C¸c ®−êng m¹t s¾t cña tõ phæ lμ c¸c ®−êng søc tõ. B. C¸c ®−êng søc tõ cña tõ tr−êng ®Òu cã thÓ lμ nh÷ng ®−êng cong c¸ch ®Òu nhau. C. C¸c ®−êng søc tõ lu«n lμ nh÷ng ®−êng cong kÝn. D. Mét h¹t mang ®iÖn chuyÓn ®éng theo quü ®¹o trßn trong tõ tr−êng th× quü ®¹o chuyÓn ®éng cña h¹t lμ mét ®−êng søc tõ. 12.Lùc Lorenx¬:lùc tõ t¸c dông lªn A. h¹t mang ®iÖn chuyÓn ®éng trong tõ tr−êng. B. dßng ®iÖn. C. h¹t mang ®iÖn ®Æt ®øng yªn trong tõ tr−êng. D. do dßng ®iÖn nμy t¸c dông lªn dßng ®iÖn kia. 13. Mét electron bay vμo kh«ng gian cã tõ tr−êng ®Òu cã c¶m øng tõ B = 10-4 (T) víi vËn tèc ban ®Çu v0 = 3,2.10 6 (m/s) vu«ng gãc víi B , khèi l−îng electron lμ 9,1.10-31kg. B¸n kÝnh quü ®¹o cña electron trong tõ tr−êng lμ: A. 16,0 cm B. 18,2 cm C. 20,4 cm D. 27,3cm 14. §é lín cña lùc Lorex¬ ®−îc tÝnh theo c«ng thøc A. vBqf  B. sinvBqf  C. tanqvBf  D. cosvBqf  15. Mét èng d©y dμi 50 (cm), c−êng ®é dßng ®iÖn ch¹y qua mçi vßng d©y lμ 2 (A). c¶m øng tõ bªn trong èng d©y cã ®é lín B = 25.10-4 (T). Sè vßng d©y cña èng d©y lμ: A. 250 B. 320 C. 418 D. 497 16. Mét dßng ®iÖn cã c−êng ®é I = 5 (A) ch¹y trong mét d©y dÉn th¼ng, dμi. C¶m øng tõ do dßng ®iÖn nμy g©y ra t¹i ®iÓm M cã ®é lín B = 4.10-5 (T). M c¸ch d©y kho¶ng A. 25 (cm) B. 10 (cm) C. 5 (cm) D. 2,5 (cm) P4 17. Mét sîi d©y ®ång cã ®−êng kÝnh 0,8 (mm), ®iÖn trë R = 1,1 (), líp s¬n c¸ch ®iÖn bªn ngoμi rÊt máng. Dïng sîi d©y nμy ®Ó quÊn mét èng d©y dμi l = 40 (cm). Cho dßng ®iÖn ch¹y qua èng d©y th× c¶m øng tõ bªn trong èng d©y cã ®é lín B = 6,28.10-3 (T). HiÖu ®iÖn thÕ ë hai ®Çu èng d©y lμ: A. 6,3 (V) B. 4,4 (V) C. 2,8 (V) D. 1,1 (V) 18. ChiÒu cña lùc Lorenx¬ ®−îc x¸c ®Þnh b»ng: Qui t¾c A. bμn tay tr¸i. B. bμn tay ph¶i. C. c¸i ®inh èc. D. vÆn nót chai. 19. Chän ph¸t biÓu ®óng nhÊt. ChiÒu cña lùc Lorenx¬ t¸c dông lªn h¹t mang ®iÖn chuyÓn ®éng trßn trong tõ tr−êngA. Trïng chiÒu chuyÓn ®éng cña h¹t trªn ®−êng trßn. B. H−íng vÒ t©m cña quü ®¹o khi h¹t tÝch ®iÖn d−¬ng. C. H−íng vÒ t©m cña quü ®¹o khi h¹t tÝch ®iÖn ©m. D. Lu«n h−íng vÒ t©m quü ®¹o kh«ng phô thuéc ®iÖn tÝch ©m hay d−¬ng. 20. Mét electron bay vμo kh«ng gian cã tõ tr−êng ®Òu cã c¶m øng tõ B = 0,2 (T) víi vËn tèc ban ®Çu v0 = 2.10 5 (m/s) vu«ng gãc víi B . Lùc Lorenx¬ t¸c dông vμo electron cã ®é lín lμ:A. 3,2.10-14 N B. 6,4.10-14 N C. 3,2.10-15 N D. 6,4.10-15 N II. Tự luận: 1. Vận dụng quy tắc bàn tay trái, điền vào hình yếu tố còn thiếu: I, vecto cảm ứng từ hay lực từ. 2. Hai daây daãn thaúng daøi voâ haïn song song nhau, caùch nhau 10cm ñaët trong khoâng khí. Hai doøng ñieän I1 = 4A, I2 = 6A cuøng chieøu chaïy qua hai daây. Xaùc ñinh vectô caûm öùng töø B  taïi: a. M caùch I1 5cm, caùch I2 5cm. b. N caùch ñeàu I1, I2 ñoaïn 10cm. c. O caùch I1 8cm, caùch I2 6cm. P5 Bài 2: Kiểm tra chương “Cảm ứng điện từ” Họ và tên: …………………………………………………Lớp :……………Đề 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 I. Trắc nghiệm khách quan: 1 Mét diÖn tÝch S ®Æt trong tõ tr−êng ®Òu cã c¶m øng tõ B, gãc gi÷a vect¬ c¶m øng tõ vμ vect¬ ph¸p tuyÕn lμ α . Tõ th«ng qua diÖn tÝch S ®−îc tÝnh theo c«ng thøc: A. Ф = BS.sinα B. Ф = BS.cosα C. Ф = BS.tanα D. Ф = BS.ctanα 2. Tõ th«ng Ф qua mét khung d©y biÕn ®æi, trong 0,2s tõ th«ng gi¶m tõ 1,2Wb cßn 0,4Wb. SuÊt ®iÖn ®éng c¶m øng xuÊt hiÖn trong khung cã ®é lín b»ng: A. 6 (V). B. 4 (V). C. 2 (V). D. 1 (V). 3 BiÓu thøc tÝnh suÊt ®iÖn ®éng tù c¶m lμ: A. t ILe   B. e = L.I C. e = 4π. 10-7.n2.V D. I tLe   4. èng d©y cã L = 0,1 (H), c−êng ®é dßng ®iÖn qua èng d©y gi¶m ®Òu ®Æn tõ 2A vÒ 0 trong 4 (s). SuÊt ®iÖn ®éng tù c¶m xuÊt hiÖn trong èng trong kho¶ng thêi gian ®ã lμ: A.,03 (V). B. 0,04 (V). C. 0,05 (V). D. 0,06 (V). 5. Ph¸t biÓu nμo sau ®©y lμ kh«ng ®óng? A. HiÖn t−îng c¶m øng ®iÖn tõ trong mét m¹ch ®iÖn do chÝnh sù biÕn ®æi cña dßng ®iÖn trong m¹ch ®ã g©y ra gäi lμ hiÖn t−îng tù c¶m. B. SuÊt ®iÖn ®éng ®−îc sinh ra do hiÖn t−îng tù c¶m gäi lμ suÊt ®iÖn ®éng tù c¶m. C. HiÖn t−îng tù c¶m lμ mét tr−êng hîp ®Æc biÖt cña hiÖn t−îng c¶m øng ®iÖn tõ. D. SuÊt ®iÖn ®éng c¶m øng còng lμ suÊt ®iÖn ®éng tù c¶m. 6. Ph¸t biÓu nμo kh«ng ®óng? Mét khung d©y dÉn h×nh ch÷ nhËt, quay ®Òu trong mét tõ tr−êng ®Òu quanh mét trôc ®èi xøng OO’ A. song song víi ®−êng c¶m øng tõ th× trong khung cã xuÊt hiÖn dßng ®iÖn c¶m øng. B. song song víi c¸c ®−êng c¶m øng tõ th× trong khung kh«ng cã dßng ®iÖn c¶m øng. P6 C. vu«ng víi c¸c ®−êng c¶m øng tõ th× trong khung cã xuÊt hiÖn dßng ®iÖn c¶m øng. D. hîp víi ®−êng c¶m øng tõ gãc nhän th× trong khung cã xuÊt hiÖn dßng ®iÖn c¶m øng 7. §é lín cña suÊt ®iÖn ®éng c¶m øng trong mét m¹ch kÝn ®−îc x¸c ®Þnh theo c«ng thøc:A. t ec   B. t.ec  C.   tec D. tec   8. Tõ th«ng Ф qua mét khung d©y biÕn ®æi, trong kho¶ng thêi gian 0,1 (s) tõ th«ng t¨ng tõ 0,6 (Wb) ®Õn 1,6 (Wb). SuÊt ®iÖn ®éng c¶m øng xuÊt hiÖn trong khung cã ®é lín b»ng: A. 6 (V). B. 10 (V). C. 16 (V). D. 22 (V). 9. Khi sö dông ®iÖn, dßng ®iÖn Fuc« sÏ xuÊt hiÖn trong: A. Bμn lμ ®iÖn. B. BÕp ®iÖn. C. Qu¹t ®iÖn. D. Siªu ®iÖn. 10. §¬n vÞ cña hÖ sè tù c¶m lμ:. A. V«n (V) B. Tesla (T). C. Vªbe (Wb) D. Henri (H). 11. §¬n vÞ cña tõ th«ng lμ:A. Tesla B. Ampe C. Vªbe (Wb). D. V«n 12. Ph¸t biÓu nμo ®óng? Mét khung d©y h×nh ch÷ nhËt chuyÓn ®éng th¼ng ®Òu trong tõ tr−êng ®Òu sao cho mÆt ph¼ng khung lu«n A. song song c¸c ®−êng c¶m øng tõ th× trong khung xuÊt hiÖn dßng ®iÖn c¶m øng. B. vu«ng gãc c¸c ®−êng c¶m øng tõ th× trong khung xuÊt hiÖn dßng ®iÖn c¶m øng. C. hîp víi ®−êng c¶m øng tõ gãc nhän th× trong khung xuÊt hiÖn dßng ®iÖn c¶m øng. D. quay ®Òu trong mét tõ tr−êng ®Òu quanh mét trôc ®èi xøng OO’ hîp víi c¸c ®−êng c¶m øng tõ mét gãc nhän th× trong khung cã xuÊt hiÖn dßng ®iÖn c¶m øng. 13. Mét h×nh ch÷ nhËt 3cm x 4cm ®Æt trong tõ tr−êng ®Òu cã B = 5.10-4 (T). Vect¬ c¶m øng tõ hîp víi mÆt ph¼ng mét gãc 300. Tõ th«ng qua h×nh ch÷ nhËt ®ã lμ: A. 6.10-7 (Wb). B. 3.10-7 (Wb). C. 5,2.10-7 (Wb). D. 3.10-3 (Wb). 14. Khi sö dông ®iÖn, dßng ®iÖn Fuc« kh«ng xuÊt hiÖn trong: A. Qu¹t ®iÖn. B. Lß vi sãng. C. Nåi c¬m ®iÖn. D. BÕp tõ. 15. Mét èng d©y dμi 50 (cm), diÖn tÝch tiÕt diÖn ngang cña èng lμ 10 (cm2) gåm 1000 vßng d©y. HÖ sè tù c¶m cña èng d©y lμ: P7 A. 0,251 (H). B. 6,28.10-2 (H). C. 2,51.10-2 (mH). D. 2,51 (mH) 16. Ph¸t biÓu nμo kh«ng ®óng? A. Khi cã sù biÕn ®æi tõ th«ng qua mÆt giíi h¹n bëi mét m¹ch ®iÖn, th× trong m¹ch xuÊt hiÖn suÊt ®iÖn ®éng c¶m øng. HiÖn t−îng ®ã gäi lμ hiÖn t−îng c¶m øng ®iÖn tõ. B. Dßng ®iÖn xuÊt hiÖn khi cã sù biÕn thiªn tõ th«ng qua m¹ch ®iÖn kÝn gäi lμ dßng ®iÖn c¶m øng. C. Dßng ®iÖn c¶m øng cã chiÒu sao cho tõ tr−êng do nã sinh ra lu«n ng−îc chiÒu víi chiÒu cña tõ tr−êng ®· sinh ra nã. D. Dßng ®iÖn c¶m øng cã chiÒu sao cho tõ tr−êng do nã sinh ra cã t¸c dông chèng l¹i nguyªn nh©n ®· sinh ra nã. 17. Mét h×nh vu«ng c¹nh 5 (cm), ®Æt trong tõ tr−êng ®Òu cã c¶m øng tõ B = 4.10-4 (T). Tõ th«ng qua h×nh vu«ng ®ã b»ng 10-6 (Wb). Gãc hîp bëi vect¬ c¶m øng tõ vμ vect¬ ph¸p tuyÕn víi h×nh vu«ng ®ã lμ: A. α = 00. B. α = 300. C. α = 600. D. α = 900. 18. BiÓu thøc tÝnh hÖ sè tù c¶m cña èng d©y dμi lμ: A. t IeL   B. L = Ф.I C. L = 4π. 10-7.n2.V D. I teL   19. Dßng ®iÖn qua èng d©y t¨ng dÇn theo thêi gian tõ I1 = 0,2 (A) ®Õn I2 = 1,8 (A) trong kho¶ng thêi gian 0,01 (s). èng d©y cã hÖ sè tù c¶m L = 0,5 (H). SuÊt ®iÖn ®éng tù c¶m trong èng d©y lμ:A. 10 (V). B. 80 (V). C. 90 (V). D. 100 (V). 20. §iÒu nμo ®óng?A.Dßng ®iÖn c¶m øng xuÊt hiÖn khi cã tõ th«ng göi qua tiÕt diÖn S. B. Khi B ->   -> Iøng sinh ra B øng chèng l¹i sù t¨ng  sinh ra nã. C. Khi  qua tiÕt diÖn S -> B øng  B . D. Khi  qua tiÕt diÖn S -> B øng  B . P8 II. Tự luận: 1. Duøng ñònh luaät Lenxô, xaùc ñònh chieàu doøng ñieän caûm öùng trong khung daây daãn ABCD trong caùc tröôøng hôïp sau : a) Thanh nam chaâm rôi loït qua khung daây (hình 1). b) Bieán trôû R di chuyeån sang phaûi (hình 2). c) Ngaét khoùa K (hình 3). 2. Duøng ñònh luaät Lenxô, xaùc ñònh chieàu doøng ñieän caûm öùng trong khung daây daãn ABCD trong caùc tröôøng hôïp sau : a) Thanh nam chaâm rôi loït qua khung daây (hình 1). b) Bieán trôû R di chuyeån sang phaûi (hình 2). c) Ngaét khoùa K (hình 3). N D C A B S    R + – R CD BA N D C A B S    R + – R CD BA + Bài kiểm tra đánh giá tổng hợp hai chương Họ và tên:__________________________ ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT Lớp :______________________________ MÔN: VẬT LÍ 11 CƠ BẢN I. Trắc nghiệm khách quan(5đ) Câu 1. Phát biểu nào sai? A. Tại mỗi điểm, từ trường có hứơng xác định. B. Với từ trường của nam châm, đường cảm ứng từ có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam P9 C. Từ phổ là tập hợp các đường cảm ứng từ của từ trường. D. Từ trường có mang năng lượng. Câu 2: Các đường cảm ứng từ quanh sợi dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có dạng:A. các đường thẳng song song với dòng điện. B. những vòng tròn đồng tâm với tâm nằm tại vị trí nơi dòng điện chạy qua. C. những đường xoắn ốc đồng trục. D. các đừơng thẳng vuông góc với dòng điện giống như nan hoa xe đạp. Câu 3: Biểu thức nào tính độ tự cảm của một mạch điện ? A . L = i B B . L = i  C . L = . D . L = B.i Câu 4: Định luật Len-xơ được dùng để : A .Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín . B . Xác định sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín , phẳng . C .Xác định cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín . D . Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín Câu 5: Trong các yếu tố sau : I. Cấu tạo của mạch điện. II. Tốc độ biến thiên của dòng điện qua mạch III. Cường độ của dòng điện qua mạch Suất điện động tự cảm xuất hiện trong mạch phụ thuộc các yếu tố? A .I và II B .II và III C .I và III D .Cả ba yếu tố Câu 6 : Chọn câu đúng. Chiều của lực Lorentz tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường A. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo chỉ khi q>0. B. luôn luôn hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo C.hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo chỉ khi q<0. D. chưa kết luận được vì chưa biết dấu của điện tích và chiều vectơ cảm ứng từ. P10 Câu 7. Ý nghĩa của từ thông qua một mạch kín là : A. Độ lớn cảm ứng từ qua mạch B. Số đường cảm ứng từ trong một đơn vị diện tích C. Số đường cảm ứng từ qua mạch D. A, B và C đều đúng Câu 8: Chọn câu sai . Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường ,và cắt các đường cảm ứng phụ thuộc : A. Vận tốc chuyển động của đoạn dây dẫn B .Độ dài của đoạn dây dẫn C.Tiết diện thẳng của dây dẫn D . Hướng của từ trường Câu 9. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một ống dây kín là do sự thay đổi : A Chiều dài của ống dây B .Khối lượng của ống dây C .Cường độ dòng điện qua ống dây D . Từ thông qua ống dây Câu 10 .Một vòng dây kín ,phẳng ,đặt trong từ trường đều .Trong các yếu tố sau : I . Diện tích S của vòng dây II. Cảm ứng từ của từ trường III. Khối lượng của vòng dây IV Góc bởi mặt phằng vòng dây và cảm ứng từ Từ thông qua diện tích S phụ thuộc các yếu tố nào ? A .I và II B .I ,II ,và III C .I,II và IV D .I và III 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 II. Bài tập tự luận(5đ) 1.Cho hai dòng điện thẳng dài, song song ngược chiều nhau, I1 = 6A, I2 = 5A, cách nhau 10cm. a) Xác định cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện khoảng 5cm. b) Tìm vị trí điểm O để cảm ứng từ tại đó triệt tiêu? 2. Xác định đại lượng còn thiếu trong các hình vẽ sau (3đ): a) b) c) B  f  ec N Chiều vận tốc của điện tích q? B S Xác định các cực của suất điện động cảm ứng khi NS lại gần ống dây? (mặt ngoài ống dây gần NS)F F Kéo khung dây từ hình chữ nhật thành hình vuông. Xác định chiều dòng điện cảm ứng P11 ♦ TLHT – 4: Nội dung, kế hoạch kiểm tra đánh giá ♦ TLHT – 5: Kế hoạch, thời gian th ực hiện quá trình học tập. + Các nhóm đánh giá lẫn nhau theo sự phân công của GV. + GV đánh giá dựa vào kết quả từ các nhóm trưởng và thông qua quan sát của GV. + Các điểm kiểm tra + Sản phẩm của nhóm (vật dụng sưu tầm được, nội dung các bài thuyết trình được giao).  Kết quả học tập là trung bình cộng của các cột điểm của các mục ghi trên và điểm kiểm tra.  Thời gian kiểm tra: + GV và các nhóm trưởng quan sát các tiết học và đánh giá. + Các nhóm trưởng kiểm tra sụ chuẩn bị bài ở nhà trong giờ sinh hoạt đầu giờ. + Bài kiểm tra số 1 (45’) sau khi kết thúc chương “Từ trường” + Bài kiểm tra số 2 (45’) sau khi kết thúc chương “Cảm ứng điện từ” + Bài kiểm tra số 3 (45’) sau khi kết thúc hai chương + Nhóm trưởng ghi nhận lại quá trình thảo luận của các thanh viên trong nhóm. + Nhóm trưởng ghi nhận sự chuẩn bị PHT ở nhà của các thành viên trong nhóm vào phiêu theo dõi sự chuẩn bị nội dung.  Hình thức kiểm tra, đánh giá: đánh giá quá trình học tập hai chương theo mẫu phiếu theo dõi học tập. NỘI DUNG, KẾ HOẠCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ  Nội dung kiểm tra: Quá trình học tập của HS và các bài kiểm tra số 1, 2, 3 P12 Phụ lục 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM P13 Phụ lục 3 NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG THỰC NGHIỆM Qua theo dõi quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường, chúng tôi có một số nhận xét sau về những mặt tích cực cũng như một số hạn chế của đề tài : + Về mặt tích cực: Ban Giám hiệu có thể theo dõi quá trình giảng dạy của GV và quá trình học tập của HS một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác thông qua nội dung Website và bảng kết quả kiểm tra từng đợt của HS. Đồng thời BGH cũng có thể phát động đợt Hội giảng cấp trường với chuyên đề “Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học” hoặc có thể tiến hành một cuộc thi dành cho các Website hỗ trợ DH… Trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm theo PPDH với sự hỗ trợ của Website, GV đã lôi cuốn HS vào một phong cách học tập mới, hình thành cho các em nhiều kĩ năng hơn như: học tập và làm việc theo nhóm, khả năng tự học, học trong sách vở và học qua Website, học trên mạng Internet. Chính vì thế, các em cảm thấy hứng thú hơn trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập cũng như sinh hoạt ngoại khóa. DH với sự hỗ trợ của Website đem lại kết quả khả quan hơn thể hiện qua việc thống kê số liệu từ bài kiểm tra của HS. + Một số hạn chế: Hiện nay cơ sở vật chất của các trường THPT không đáp ứng đủ cho tất cả GV vì mỗi trường chỉ có một hoặc hai phòng đa chức năng. Đồng thời số máy vi tính trong một phòng không đáp ứng đủ số HS trong một lớp (khoảng 40 đến 50 HS/lớp) DH với sự hỗ trợ của Website đò hỏi trình độ vi tính và sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại nhất định của GV. Tuy nhiên không phải GV nào cũng có khả năng hoặc vì lí do kinh tế hiện nay mà GV không thực sự có nhiều thời gian đầu tư cho một website dạy học. (Nội dung một chương hoặc một phần trong SGK là khá nhiều) Tóm lại, DH với sự hỗ trợ của Website DH thực sự đem lại nhiều tiện ích cho GV và cả HS. Nhưng để tiến hành trên diện rộng thì đòi hỏi lòng nhiệt tình, say P14 mê nghề nghiệp của các GV cũng như sự quan tâm hơn nữa của các ngành, các cấp và của cả xã hội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7458.pdf
Tài liệu liên quan