Thức ăn chăn nuôi

Phần một Tổng quan Chương I Tầm quan trọng của sản xuất thức ăn chăn nuôi I -Sơ lược về sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong cuộc sống ngày nay, công nghiệp hoá chất và thực phẩm nói chung và công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng chiếm một vị trí khá quan trọng. ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nhu cầu tối thiểu của con người về thực phẩm chưa được thỏa mãn hoàn toàn. Nhiều tổ chức quốc tế đã và đang tìm cách giải quyết nhanh chóng vấn đề lương t

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Thức ăn chăn nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực thực phẩm toàn cầu. Trên con đường thực hiện mục tiêu đó có một khâu rất quan trọng là phải phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi, thành công của ngành nông nghiệp này phần lớn tùy thuộc vào mức dinh dưỡng của gia súc, gia cầm, vào việc tạo ra nguồn cung cấp thức ăn vững chắc. Từ xa xưa ngành trồng trọt đã cung cấp các loại thức ăn cho gia súc.Tuy nhiên trong các điều kiện của một nền chăn nuôi phát triển với khuynh hướng tập trung hơn và chuyên biệt hóa cao độ như như hiện nay thì vai trò của các cơ sở cung cấp thức ăn lại nổi bật lên và điều này đã tạo ra những tiền đề để tách ngành sản xuất thức ăn thành một ngành nông nghiệp độc lập. Công việc sản xuất thức ăn bao gồm tổ hợp những biện pháp tổ chức quản lý và kỹ thuật nông nghiệp nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ cho vật nuôi từ trồng trọt, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, từ công nghiệp sinh học vv..., kể cả các nguồn thức ăn tự nhiên, trong đó thức ăn có nguồn gốc thực vật là quan trọng nhất. Đến thiên niên kỷ này, thiên niên kỷ của Công nghệ Sinh học, với xu hướng phát triển Công nghiệp Dịch vụ thì công nghệ sản xuất Thức ăn chăn nuôi giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm càng được chú ý hơn vì các ứng dụng của nó. Đất nước của chúng ta, một nước đang phát triển, cũng không nằm ngoài những xu hướng chung của thế giới. Công nghệ sản xuất Lương thực - Thực phẩm nói chung và sản xuất Thức ăn gia súc nói riêng đã và đang được quan tâm phát triển ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ đem lại nhiều lợi ích cho đất nước. II – Lịch sử phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới: Lịch sử phát triển ngành sản xuất thức ăn gia súc của thế giới. Có thể chia thành các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Chăn thả tự do trên đồng cỏ. Người ta đã biết cách đánh giá và chọn lựa bãi chăn, biết phân biệt các loại cây cỏ ăn được, không ăn được, có hại và gây độc, nhận ra được sự theo dõi theo mùa của các nguồn thức ăn tự nhiên. - Giai đoạn 2: Dự trù thức ăn cho gia súc và những điều kiện thời tiết bất lợi. Người ta biết dự trù thức ăn gia súc để dùng vào mùa khô ở vùng nhiệt đới và vào mùa đông ở các nước ôn đới. Hình thức dự trù chủ yếu là phơi khô và đánh đống cỏ. Trong giai đoạn này người ta đã biết các giới hạn trong khu vực chăn thả và cắt cỏ về chuồng cho ăn thêm. - Giai đoạn 3: Gieo trồng các loại cây dùng làm thức ăn gia súc Vào đầu thế kỉ 18 cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra ở Tây Âu đã làm cho nền nông nghiệp của thế giới có những thay đổi về chất. Sản xuất đã bắt đầu chuyển sang phương thức mới. Chế độ luân canh cũ trước đây gồm 2 năm trồng các loại ngũ cốc và 1 năm bỏ hóa được thay bằng chế độ luân canh mới. - Giai đoạn IV: Phổ biến và áp dụng biện pháp ủ chua và diễn ra những biện pháp cải tạo đất sâu rộng: Trong nửa đầu thế kỷ XX này, người ta áp dụng ngày càng nhiều việc cơ giới hóa trong các quá trình canh tác và ủ chua thức ăn, tạo ra khả năng gia tăng rất lớn mức sản xuất thức ăn ủ chua. Mở rộng diện tích các cây thức ăn lên cao dần và giảm hao hụt khi chế biến chúng trên thực tế đá cho phép nâng cao năng suất thức ăn trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Nhờ các biện pháp thủy lợi người ta đã cải thiện được các đồng cỏ, bãi chăn nuôi và tạo được những bãi chăn và đồng cỏ năng suất cao. - Giai đoạn V: Công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc xuất hiện và phát triển: ở nhiều nước phát triển đã xuất hiện nhiều tổ hợp chăn nuôi công nghiệp to lớn đòi hỏi người ta phải xem xét lại và đẩy mạnh việc tổ chức các cơ sở thức ăn vững chắc. Người ta đã áp dụng rộng rãi các chất bảo quản hóa học và các thức ăn bổ sung sản xuất theo lối công nghiệp nấm men và tảo dùng làm thức ăn gia súc, kỹ thuật trồng không cần đất, các loại thức ăn hỗn hợp. Chế biến bột cỏ, cỏ cắt nắn, đóng viên và đóng bánh. Ngày nay có người cho rằng việc sử dụng ngày càng rộng rãi thức ăn hỗn hợp và các chất bổ sung trong chăn nuôi với mọi quy mô là cuộc cách mạng về thức ăn gia súc lần thứ II (Australia) còn có những quốc gia non trẻ với một nền sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu. Tuy nhiên trên bước đường phát triển các nước này, trong đó có Việt Nam, đã biết vận dụng những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của thế giới lại thêm có sự giúp đỡ quốc tế, nên bên cạnh việc sản xuất thức ăn gia súc trên đồng ruộng đã hình thành bước đầu các nhân tố sản xuất thức ăn gia súc theo kiểu công nghiệp, thí dụ xây dựng các nhà máy sản xuát thức ăn hỗn hợp. III _Tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai của ngành sản xuất Thức ăn chăn nuôi: 1- ở các nước chăn nuôi phát triển vùng ôn đới: ở Hoa Kỳ chăng hạn thức ăn thô (đồng cỏ , cỏ khô, cà chua và rơm rạ) chiếm một tỉ trọng tương đối rất lớn trong tất cả các ngành chăn nuôi, từ 56,2% vào những năm 1955 -1959, lên đến 80,1% vào năm 1974. Tại hội nghị lần thứ XXII của các nhà nghiên cứu về đồng cỏ họp tại Leizpig (CHDC Đức) năm 1977 đã cho biết là 2/3 đất là đồng cỏ ( ước độ 3000 triệu ha) và có hơn 10 ngàn loại cỏ đang sống và phát triển trên khắp năm châu. 2- Tài nguyên về thức ăn gia súc ở Việt Nam: Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió nóng ẩm nên cây cỏ có thể mọc xanh tốt quanh năm, đất đai thích hợp để trồng nhiều loại cây thức ăn gia súc, lại thêm có vùng cao nguyên khí hậu mát mẻ nên tập đoàn cây trồng còn có thêm các loại cao sản của vùng ôn đới. Tuỳ vùng, tuỳ mùa vụ mà mỗi địa phương có một tập đoàn cây thức ăn gia súc rất phong phú. Về cây thức ăn lúa miến ( cao lương, sorgho ), kê… (thức ăn bột đường) đậu nành, đậu phộng….Cây thức ăn củ quả thì có khoai lang, khoai mì sắn khoai tây đong riêng (chuối củ), bí rơ (bí đỏ)…Theo kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển thì ở vùng nhiệt đới cần theo sát và chú ý đến cây mía đường, một nguồn thức ăn quan trọng mà ở ta hiện nay là một cây trồng chiếm diện tích rất lớn và phổ biến khắp cả nước nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiểu công nghiệp chế biến đường thức phẩm. Cây thức ăn xanh thì ngoài tập đoàn cây trồng hoặc mọc dại lâu đời ở nước ta như cỏ ống, cỏ nên, cỏ tây Nghệ An, rau muống, bèo cái, bèo tấm, bèo dâu… có những cây cỏ nhập nội hoặc đã được thuần hoá từ lâu như cỏ lông, cỏ dẹp. Tuỳ điều kiên địa phương mà từng nơi nhân dân đã có trình độ thâm canh và sự dụng các loài cây thức ăn nhất định. Hiện nay, từng bước đã hình thành những vùng chuyên canh quan trọng. Ngoài lúa đã được trồng lâu đời với diện tích rất lớn ở các vùng đồng bằng Nam bộ, Trung bộ và Bắc bộ, đã có những vùng chuyên canh bắp trên đất bãi ven sông như ven sông Tiền, sông Hậu, đất trung du, miền núi như ở Đồng Nai, Sông Bé … Công nghiệp chế biến muối biển hành trăm ngàn tấn mỗi năm cung cấp không những muối ăn mà cong nhiều nguyên tố vi lượng khác cho gia súc, gia cầm, mỏ gần như lộ thiên chạy dài từ chân núi Sập (An Giang) đến những núi đã vôi của vùng Kiên Lương (Kiên Giang) là một nguồn cung cấp thức ăn bổ sung đa dạng và rất hữu hiệu. Công nghiệp chế biến dầu thực vật ngày càng phát triển, hứa hẹn cung cấp ngày càng nhiều các loài thức ăn bổ sung đạm quý là các loại bánh dầu từ các nguồn nguyên liệu phong phú như cơm dừa, đậu phộng, đậu nành, hạt bông vải, hạt cao su…Thống kê cho biết năm 1990 cả nước có khoảng 300.000 ha dừa nên ta nâng lên được 500000 ngàn ha thì mỗi năm chế biến được 400 ngàn tấn dầu dừa và cung cấp thêm khoảng 300 ngàn tấn bánh dầu dừa. Một nguồn thức ăn đạm đáng kể. Với khoảng 3000 km bờ biển sản lượng đánh bắt ngày càng có khả năng gia tăng để đạt 1 triệu tấn mỗi năm thì nguồn nguyên liệu để chế biến bột cá theo công nghiệp, cũng như cá phơi khô cũng gia tăng theo đáp ứng mức độ yêu cầu đạm đông vật của ngành chăn nuôi đang chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa của nước ta. Trên phương hướng sản xuất nông nghiệp toàn diện theo chủ trương của Đảng là lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm, các địa phương phải căn cứ vào điều kiền tự nhiên kết hợp với điều kiện kinh tế mà xây dựng phương hướng sản xuất nhằm phát huy thế mạnh của vùng mình. Thí dụ, thế mạnh của trung du và miền núi từ chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp và trồng rừng thế mạnh của vùng đồng bằng là sản xuất lương thực nhất là lúa chăn nuôi heo, gà vịt và trâu bò ở qui mô thích hợp, thế mạnh của vùng ven các thành phố và khu công nghiệp là có nguồn cung cấp. Tài nguyên về đồng cỏ để phục vụ cho việc phát triển chăn nuôi ở nước ta rất lớn. Theo số liệu điều tra của Vụ quản lý ruộng đất. IV _Các loại thức ăn chăn nuôi: Việc phân loại các thực liệu làm thức ăn gia súc thành các nhóm mà chúng ta nghiên cứu sau đây chỉ có giá trị tương đối nhưng rất tiện dụng trong nuôi dưỡng gia súc, gia cầm và rất cần thiết trong trao đổi, buôn bán Thức ăn gia súc trên thị trường nội địa và xuất nhập khẩu. 1. Các cách phân loại Thức ăn: Có nhiều cách phân loại thực liệu làm thức ăn gia súc dựa theo giá trị năng lượng của thực liệu, căn cứ theo nguồn gốc, dựa trên thành phần hoá học hoặc giá trị dinh dưỡng.v.v. 1. Phân loại theo giá trị năng lượng của thực liệu mà người ta phân ra thành hai nhóm: +Thức ăn tinh +Thức ăn khô 2.Phân loại theo nguồn gốc: +Thức ăn có nguồn gốc thực vật. +Thức ăn có nguồn gốc động vật. +Thức ăn có nguồn gốc khoáng vật. +Thức ăn Vi sinh vật. +Thức ăn tổng hợp hoá học. 3. Phân loại thức ăn theo tính chất hoá lý và cách sử dụng thông thường. +Thức ăn thô khô và xác vỏ( cỏ khô, rơm, thân khô, vỏ trấu, vỏ quả ). +Đồng cỏ, cỏ đồng và thức ăn thô xanh( thức ăn là cỏ tươi ) +Thức ăn ủ chua ( là thức ăn thô ủ chua ). +Thức ăn năng lượng chứa: 18% xơ thô. +Thức ăn bổ sung Pr: chứa lớn hơn 20% Pr, có nguồn gốc Động vật. +Thức ăn bổ sung khoáng. +Thức ăn bổ sung Vitamin. +Các chất thêm vào ( các chất phụ gia chất chống mốc, chất chống ôxy hoá, axit amin, kháng sinh, chất tạo màu, chất tạo mùi, kích thích tăng trưởng, hoocmon, thuốc,…). 4.Phân loại thực dụng: +Thức ăn nhiều nước. +Thức ăn thô khô. +Thức ăn tinh. . gốc thực vật giàu năng lượng . gốc động vật giàu đạm . gốc động vật .thức ăn hỗn hợp +Thức ăn khoáng. +Các Vitamin và Premix( Premix là hỗn hợp các chất vi lượng được trộn sãn theo tỷ lệ thích hợp được phân bổ đều trong chất độn: bột sắn, tinh bột sắn, bột xác sắn, các chất vi lượng: khoáng, Vitamin…) +Các thức ăn khác: mật đường, hèm rượu, bã bia, nấm men…). 2.Các phương pháp chế biến thức ăn gia súc: a) Chế biến thức ăn bằng phương pháp lý học: 1-Cắt ngắn ( áp dụng với các loại cỏ khô, xanh cho các loại gia súc lớn). 2-Xay, nghiền (đối với các loại hạt, củ, quả). 3-Bóc vỏ, loại vỏ. 4-Đóng viên. 5-Rang, sấy, hấp, nấu. 6-Chiếu bức xạ làm thức ăn mềm, dễ tiêu. 7-Hạt nổ: là biện pháp xử lý thức ăn hạt có hiệu quả, khi xử lý, hạt bị biến đổi các đặc tính lý hoá và sau đó hình thành nên “hạt nổ”. 8-Cán ép (đối với hạt khô). 9-Sú lỏng (thức ăn sệt độ ẩm 60-70%, thích hợp cho nuôi heo). b) Chế biến thức ăn bằng phương pháp hoá học: 1-Xử lý nước vôi. 2-Xử lý bằng dung dịch sođa. 3-xử lý rơm bằng Amoniac lỏng. 4-Xử lý rơm bằng Urê. c) Chế biến thức ăn bằng phương pháp sinh vật học: 1-ủ chua. 2-ủ mầm. 3-Đường hoá. 4-ủ men thức ăn bằng phương pháp lên men và không lên men. V- Dự trữ và chế biến thức ăn chăn nuôi. 1.Tầm quan trọng của dự trữ và chế biến thức ăn gia súc: Cùng với việc sản xuất thức ăn gia súc trên đồng ruộng, nhằm tăng nguồn thức ăn cho gia súc thì việc dự trữ và chế biến là những khâu hết sức quan trọng không tách rời trong toàn bộ vấn đề giải quyết Thức ăn cho gia súc. Dự trữ Thức ăn tốt là nhằm bảo tồn đến mức cao nhất các chất dinh dưỡng trong thức ăn và giảm đến mức thấp nhất sự tổn thất thức ăn trong quá trình sử dụng lâu dài. Mặt khác, dự trữ thức ăn tốt còn góp phần làm thay đổi phẩm chất thức ăn nhằm nâng cao giá trị sinh vật học của Thức ăn gia súc. Chế biến thức ăn theo nghĩa hẹp là nhằm thay đổi thức ăn về hình thức, phẩm chất dưới tác động của các yếu tố vật lý, hoá học, sinh vật học và theo khái niệm mới thì chế biến là nhằm sản xuất ra những loại thức ăn mới bằng phương pháp hoá học, sinh học trong công nghiệp. Trong quá trình xây dựng ngành chăn nuôi hiện đại thì vấn đề chế biến thức ăn gia súc lại càng quan trọng, nhất là việc chế biến thức ăn hỗn hợp các loại… Thực tế sản xuất cho thấy số lượng gia súc phát triển tương đối đều trong năm nhưng sản phẩm trồng trọt, nguồn thức ăn chủ yếu cho động vật nuôi, lại có sản lượng biến động theo thời vụ. Do đó, trong thời gian thu hoạch thì thức ăn dồi dào nhưng trước vụ thu hoạch hay lúc giáp hạt thì lại thiếu thốn. Trong chăn nuôi heo, gà, với quy mô tập trung thì chỉ cần thiếu thức ăn trong vài ba ngày cũng đã là gay go, chứ chưa nói đến chuyện thiếu hàng tháng. Đối với chăn nuôi trâu bò và các loại thú ăn cỏ khác cũng vậy, cỏ là thức ăn chủ yếu của chúng, có phát triển tốt trong mùa nóng ẩm có nơi trâu bò ăn không hết cỏ tươi nhưng đồng cỏ, bãi chăn lại bị cằn cỗi trong thời tiết khô hạn hoặc lạnh giá làm trâu bò bị đói rét, dễ nhiễm bệnh và chết. Vì vậy, cần phải dự trữ đầy đủ thức ăn quanh năm thì mới chủ động phát triển chăn nuôi theo định hướng. Bên cạnh đó, chế biến làm thức ăn ngon hơn, phẩm chất thức ăn tốt hơn, khẩu phần nuôi dưỡng đầy đủ hơn, để cơ thể động vật hấp thụ, tiêu hoá tốt hơn các chất dinh dưỡng. Chế biến thức ăn tốt sẽ góp phần tiết kiệm thức ăn, tận dụng được triệt để các nguồn thức ăn phong phú của địa phương để phát triển tăng năng suất cùng lợi nhuận của ngành chăn nuôi. Chế biến thức ăn công nghiệp cũng giúp cho ngành công nghiệp được phát triển hơn, quy mô rộng hơn vì tiết kiệm được thời gian nhiều hơn so với chế biến thức ăn thủ công nhỏ lẻ, tiết kiệm được sức lao động, kinh tế hơn vì cho năng suất cao hơn. Chương II các quá trình và thiết bị trong dây truyền sản xuất và chế biến thức ăn gia súc Chế biến nông sản là ngành kỹ thuật mà hầu hết các nước trên thế giới càng ngày càng quan tâm phát triển để nâng cao số lượng và chất lượng, nông sản, hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của con người và của động vật nuôi. Đồng thời các kỹ thuật chế biến sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa,…) cũng ngày càng đòi hỏi phát triển để phục vụ nhu cầu xã hội. Các lĩnh vực Chế biến trong chăn nuôi chủ yếu bao gồm: +Chế biến thức ăn chăn nuôi: từ các khâu sơ chế, làm sạch, phơi, sấy đến các khâu làm nhỏ (thái, băm, xay xát, nghiền, đập…), tạo thành hỗn hợp (định mức, trộn) và tạo viên (tạo hạt). +Chế biến sản phẩm chăn nuôi: sữa, thịt, trứng, lông, da…VD: chế biến sữa thường phải thực hiện từ khâu sơ chế sữa như: làm sạch, làm nóng, khử trùng sữa và các khâu chế biến như: tách crem sữa, chế biến bơ, pho mát, sữa bột, sữa hộp, sữa chua,… Ngoài ra, còn có vấn đề chế biến phân, nước tiểu phục vụ cho trồng trọt (chế biến các loại phân hữu cơ, vô cơ, bột hoặc viên ) và phục vụ cho đời sống (chế biến sinh khí từ nước phân, nước tiểu để đun nấu, thắp sáng ). Trong các kỹ thuật chế biến sản phẩm chăn nuôi nói trên, có những kỹ thuật thuộc phạm vi ngành nông nghiệp (các cơ sở chăn nuôi) giải quyết từ việc nghiên cứu, thiết kế đến tổ chức sử dụng…, nhưng cũng có những kỹ thuật chế biến vượt ra khỏi phạm vi ngành nông nghiệp, thuộc ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, nhất là khi chăn nuôi được công nghiệp hoá cao. VD: kỹ thuật chế biến thức ăn chăn nuôi, ngoài những thiết bị, công cụ máy móc phục vụ chế biến ở trong hộ gia đình, ở trại chăn nuôi, ở các “cụm nghiền”, còn có những nhà máy chế biến thức ăn phục vụ chung cho từng vùng, từng tỉnh hoặc cả nước do ngành công nghiệp thành phố quản lý. Kỹ thuật chế biến sữa, thịt, ngoài những thiết bị công cụ, máy móc sơ chế, chế biến sữa ở từng hộ gia đình, trại chăn nuôi, đã có những nhà máy chế biến sữa, thịt do ngành công nghiệp thành phố quản lý. Chế biến thịt, lông, da vật nuôi thường do ngành công nghiệp chế biến đảm nhiệm với những quy mô tập trung, công nghiệp hoá cao. Tuy nhiên, ở nhứng nước tiên tiến, có những cơ sở chăn nuôi lớn theo hướng kinh doanh “khép kín”, tự đảm nhiệm công nghệ sản xuất đến chế biến. Khi đó, cơ sở sẽ có các chuồng trại chăn nuôi và cả nhà máy chế biến sữa thịt, lông, da, nếu cần thiết (Tài liệu II). Trong phạm vi tìm hiểu, em xin trình bày về các quá trình, thiết bị thích hợp với các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình, hay các xí nghiệp sản xuất chế biến vừa và nhỏ. I.Sơ lược về thức ăn chăn nuôi dạng hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp: theo nghĩa đầy đủ là một hỗn hợp đồng nhất của những loại thực liệu khác nhau, được phối hợp theo các công thức lập được từ các kết quả nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo dinh dưỡng hoàn chỉnh cho vật nuôi. A. Đại cương về thức ăn hỗn hợp Cơ sở lý thuyết của việc phối hợp các thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, có hiệu quả kinh tế cao là tính chất của các thức ăn khi trộn chung với nhau sẽ làm xuất hiện tác động bổ xung tương hỗ về từng yếu tố của giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp trộn. Sự phối hợp đúng đắn các yếu tố thức ăn có thể đạt mức tiêu chuẩn về năng lượng, Pr, axit amin, Vitamin, khoáng chất trong hỗn hợp. 1.Sự ra đời của thức ăn hỗn hợp: Sau thế chiến thứ nhất, thị hiếu của người chăn nuôi đối với việc sử dụng nhũ cốc làm thức ăn chăn nuôi có sự thay đổi. Trong lý luận nuôi dưỡng động vật nuôi cũng có nhiều quan điểm mới. Người ta đã nghĩ đến việc sử dụng các sản phẩm hoá học, sinh học và vi sinh vật học nhằm thức hiện ý muốn về một loại thức ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và có thể sử dụng như là một chế phẩm có tính chất bổ sung và hoàn thiện giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm trồng trọt rẻ tiền. Việc nuôi dưỡng gia súc, gia cầm giờ đây đòi hỏi một loại thức ăn hoàn chỉnh, tức là một loại thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật, vi sinh vật, khoáng vật và các sản phẩm tổng hợp khác nhằm đáp ứng đầy đủ nhất cho nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, về cả số lượng lẫn chất lượng. Việc chế biến một loại thức ăn như vậy với quy mô công nghiệp đã hình thành lên ngành sản xuất chế biến thức ăn hỗn hợp, một ngành sản xuất độc lập và chuyên môn hoá cao. Các loại thức ăn hỗn hợp được sản xuất ra là những sản phẩm phức tạp, là những công trình tập thể của những chuyên gia thuộc các ngành khác nhau như sinh vật học, chăn nuôi, hoá học, toán học, kinh tế học, nghiên cứu tìm ra được thức ăn hỗn hợp là một trong những thành tựu khoa học kỹ thuật lớn nhất của ngành chăn nuôi những năm sau chiến tranh. ở nước ta, việc sử dụng thức ăn hỗn hợp cũng được phổ biến khá sớm. Sự phát triển của nền công nghiệp thuỷ sản phụ thuộc ở miền nam cũng đã hình thành hàng loạt các xí nghiệp chế biến thức ăn hỗn hợp với phần lớn nguyên liệu là nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Từ sau 1975 đến nay, chúng ta đã thiết lập được hàng loạt các xí nghiệp, nhà máy chế biến thức ăn gia súc từ trung ương đến cấp tỉnh. Một số huyện thậm chí một số xã cũng xây dựng được các xí nghiệp hoặc các xưởng thức ăn cỡ nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động của các xí nghiệp, nhà máy này chưa đi vào chiều sâu, một phần là do chưa xây dựng được các vùng chuyên canh thức ăn gia súc để đảm bảo cung cấp đầy đủ và thường xuyên cho việc chế biến, mặt khác là do chưa chủ động cân đối các thực liệu bổ sung, sản xuất trong nước hoặc nhập nội, như thực liệu bổ sung Protein, các dưỡng chất vi lượng như axit amin, vitamin, khoáng chất, kháng sinh, hoocmon, chất chống oxihoá. Gần đây, theo khuynh hướng chung, công nghiệp thức ăn gia súc của nước ta đã chú ý đến việc chế biến thức ăn chăn nuôi thành thức ăn viên, thức ăn concentret,.v.v.Mặc dầu vậy, bên cạnh đó, việc nghiên cứu các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho từng vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta hiện chưa được quan đầu tư đến. 2. Lợi ích của việc sử dụng thức ăn hỗn hợp. Điểm cơ bản nhất là sự ra đời của Thức ăn hỗn hợp đã cho phép công nghiệp hoá ngành Chăn nuôi. Sự xuất hiện của thức ăn hỗn hợp đã khắc phục được tình trạng cung cấp sản phẩm chăn nuôi theo mùa và làm cho chất lượng sản phẩm đồng đều hơn. Ngoài ra, thức ăn hỗn hợp cho phép áp dụng nhanh chóng nhất những thành tựu mới nhất của dinh dưỡng học, cho phép thực hiiện được rộng rãi việc cơ giới hoá, tự động hoá ngành chăn nuôi, tiêu chuẩn hoá việc cho ăn, tiết kiệm công lao động, rút ngắn thời gian chuẩn bị thức ăn. Do đó, thức ăn hỗn hợp có ý nghĩa rất lớn ở các nước kinh tế nông nghiệp phát triển, nhất là có kế hoạch phát triển công nghiệp. Thức ăn hỗn hợp không những có thể sử dụng tốt nhất tất cả các nguồn thức ăn gia súc, kể cả các phụ phẩm của công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm mà còn cho phép phát triển sản xuất các sản phẩm chăn nuôi theo các định hướng cần thiết. Thức ăn hỗn hợp có chất lượng cao có vị trí rất quan trọng trong dinh dưỡng động vật, nhất là đối với heo và gia cầm. Thức ăn hỗn hợp đã trở thành một yếu tố quyết định tăng năng suất chăn nuôi sau thế chiến thứ hai. Chi phí thức ăn để sản xuất một sản phẩm trong ngành chăn nuôi heo, gia cầm thời kì 1930-1960 dùng thức ăn tinh giảm 1,5-2 lần, trong ngành chăn nuôi bò thịt giảm 1/3. Và hiện nay các chuyên gia đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong việ tiết kiệm thức ăn trên một đơn vị sản phẩm trong tất cả các ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà và heo. Nông dân ở các nước kinh tế phát triển và cả ở những nước đang phát triển như Thái Lan, ngày càng chuộng thức ăn hỗn hợp. Họ sản xuất ngũ cốc, khoai củ (đã sơ chế) để cung cấp cho nhà máy và mua lại thức ăn hỗn hợp. Nhà nông họ sẽ nghĩ đến việc kinh doanh chăn nuôi không mua được thức ăn hỗn hợp (một số nông trại lớn có thể tự trộn). Thức ăn hỗn hợp đã trở thành một thứ tư liệu sản xuất cần thiết, nó chiếm một phần trong toàn bộ chi phí hiện nay của ngành chăn nuôi. Điều này đã dẫn đến khuynh hướng chung là tính hiệu quả sử dụng thức ăn bằng cách dùng số kilogam thức ăn tiêu tốn, thay vì số đơn vị thức ăn, cho một đơn vị sản phẩm chăn nuôi. B. Phân loại thức ăn hỗn hợp Tuỳ theo mục đích sử dụng cho vật nuôi mà người ta sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. +Thức ăn hỗn hợp tinh +Thức ăn hỗn hợp bổ sung Pr, vitamin, khoáng… +Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: gồm đủ các thực liệu cung cấp năng lượng, bổ sung Pr, khoáng, vitamin, axit amin, các chất kích thích tăng trưởng, thuốc phòng bệnh, chất chống ôxy hoá, chất tạo màu, mùi… ( Theo tài liệu I ) C. Nguyên liệu chính 1. Thóc và các phụ phẩm : Lúa nước là cây trồng chính ở nước ta và là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người, đồng thời cũng là nguồn thức ăn năng lượng quan trọng cho gia súc, gia cầm dưới dạng các phụ phẩm xay xát như tấm cám và phân nhỏ là thóc trong chăn nuôi gia cầm ( nhất là chăn nuôi vịt của nhân dân). a) Thóc: Thóc chỉ được sử dụng nguyên dạng trong chăn nuôi vịt chạy đồng, một lượng rất nhỏ trong chăn nuôi gà gia đình. Đôi khi thóc ẩm mục không thích hợp cho xay xát cũng được nghiền nuôi heo, thay thế một phần cám tấm. Cần lưu ý đến ảnh hưởng gây xây xát cơ giới thành ống tiêu hoá do vỡ trên nghiền. Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng (%) của thóc : VCK CP EE CF NFE TRO Ca P TDN Tác giả 88.6 8.48 6.13 7.97 0.22 0.12 74.79 (1) 89.4 9.11 3.39 8.49 61.23 7.06 0.41 0.50 51.9 (2) 88.8 7.9 1.80 9.00 64.90 5.20 0.33 (3) Lê Thước et al ., 1966 Tính theo Morrison (1957) Theo M.Piccioni (1965). Dictionnaire des aliments pour les animaux. Theo Piccioni hàm lượng P dưới dạng phytat chiếm đến 61%. Năng lượng trao đổi đối với gia cầm đạt 2.940 Kcal/kg VCK ( mongodin et Reviere 1965.Revue Elev.Med.vét. Pays trop., 18 : 183). Theo Usuelli (do Piccioni trích dẫn), hàm lượng các acid amin của thóc khá hơn của lúa mì, tính theo % protein như sau: lysin(3,2/2,7), tryptophan(1,3/1,2), methionin(3,4/2,0), cystin (1,4/1,3), histidin (1,5/1,5) , phenylalanin (6,3/5,7). b) * Các phụ phẩm: Quan trọng nhất là các phụ phẩm xay xát. Theo số liệu của công nghiệp xay xát, bình quân từ 100 kg thóc ta có được: 19 kg trấu; 7,2 kg cám to, mịn; 0,8 kg phôi; 6,2 kg tấm; 0,8 kg bột vụn và 66 kg gạo chuốt (bóng). Trong 7,2 kg cám thì cám 1 là 3,7; cám 2 là 1,5 và cám 3 là 2 kg. Theo số liệu điều tra thì tỷ lệ gạo lẫn tấm đạt 70 –72 %, cám 5-8 % và 20 – 22% trấu. * Cám gạo: ở ta hiện nay có khuynh hướng phân làm 2 loại cám : cám to có được sau quá trình tách trấu để có gạo sô (lức) và cám mịn có được khi đánh bóng gạo thành gạo thương phẩm. Đôi khi người ta gộp chung cả 2 loại thành cám gạo để sử dụng trong chăn nuôi hoặc chế biến dầu cám. Thuật ngữ “rice bran” cũng được dùng để chỉ cám gạo nói chung. Khuynh hướng chung của thế giới là gia tăng khối lượng cám được ép hoặc trích ly dầu. Dầu cám được ưa chuộng trong công nghiệp thược phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm nhờ hàm lượng acid limoleic cao hơn hẳn đến 35%. Bánh dầu cám có hàm lượng đạm cao, ít béo (75% là các acid béo chưa no như linoleic và oleic) nên thuận lợi trong bảo quản và sử dụng. Hàm lượng chất béo của cám gạo biến động từ 16 -25%, ở ta hiện nay cám mới, trừ của nhà máy Satake( Thành phố Hồ Chí Minh) đạt 22% dầu, hầu hết chỉ đạt 14-15%. Cám còn lẫn quá nhiều tấm và trấu, thí dụ cám của nhà máy xay Sóc Trăng có đến 38,6% tấm và 5% vụn trấu ( Vũ Huy, 1989). Thóc rất dễ dự trữ nhưng sau khi xay xát enzym lipolytic (nhân giải chất béo) trở nên hoạt động do đó làm gia tăng nhanh hàm lượng acid béo tự do (chưa no). Có thể ngăn chặn mức độ này bằng xử lý nhiệt ngay sau khi xát. Có thể sử dụng hơi nước nóng 1000 C trong 4-5 phút để làm chậm quá trình này, cũng có thể sấy trống quay ở 2000 C trong 10 phút, hoặc làm giảm ẩm độ xuống dưới 4%. Các chất ức chế hóa học tỏ ra không có hiệu quả. Cám gạo là một thức ăn giàu vitamin nhóm B và rất hấp dẫn đỗi với mọi loài vật nuôi. Tuy nhiên, chất béo của nó có ảnh hưởng làm nhão mỡ vật nuôi và mềm bơ sữa. Vì vậy, nếu chú ý thích đáng đến hàm lượng dầu của cám thì đây là một loại thức ăn có giá trị cho tất cả gia súc, gia cầm ở vùng nhiệt đới. Lượng tối đa trong khẩu phần của bò là 40%. ở heo không nên vượt quá 30 -40% khẩu phần tránh thịt nhão và nên giảm thấp ở những tuần cuối trước khi xuất chuồng. Có thể đưa vào khẩu phần của gia cầm đến 25% và trong thí nghiệm cũng đã thành công với tỉ lệ cao gấp đôi. Cám chưa khử béo là một chất phối hợp thông dụng trong các thức ăn trộn sẵn. Cám gạo thường bị trộn lẫn với vỏ trấu nên hàm lượng xơ thô lên đến 10-15%. Khi cám chứa một lượng lớn vụn trấu thì tên thương mại của nó là “rice mill feed” có giá trị dinh dưỡng thấp hơn nhiều. Cám chuốt (lau) được sử dụng rông rãi hơn cám gạo (to) vì ít xơ hơn. Nó được dùng trong các khẩu phần nuôi heo, gà nhưng sử dụng giới hạn ở heo con theo mẹ vì có thể gây tiêu chảy. Do hàm lượng béo cao nên cũng phải sử dụng hạn chế trước khi hạ thịt. Có thể sử dụng đến 5 kg trong khẩu phần nuôi bò sữa. * Tấm: Tấm được tách ra sau quá trình đánh bóng và có giá trị tương đương với gạo chuốt. Gạo chứa càng nhiều tấm thì giá càng hạ nên tùy nhu cầu tiêu thụ của con người mà tỉ lệ tấm xuất dùng cho chăn nuôi thay đổi. Tấm là một thực liệu ngon miệng, giàu năng lượng nên được ưa dùng cho mọi hạng vật nuôi, đặc biệt nhờ giàu năng lượng và ít xơ nên rất có giá trị trong khẩu phần gà đang lớn. Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của cám, tấm, gạo. Thành phần Cám gạo Tấm Cám to Cám mịn Tấm Vật chất khô,% 88,0 88,0 88,01 89,85 92,22 Protein thô, % 12,0 8,0 9,50 12,62 8,60 Béo thô, % 12,0 0,9 6,69 11,63 1,26 Xơ thô, % 11,0 1,0 10,17 5,05 2,50 Ca, % 0,06 0,03 0,26 0,27 0,18 P,% 0,47 0,04 0,59 1,63 0,15 Lysin,% 0,55 0,27 Met-Cys,% 0,5 0,32 Tryptophan,% 0,40 0,10 Threomin,% 0,40 0,36 ME-MEO(Kcal/kg) 3120 3596 ME – GA(Kcal/kg) 2710 3500 TND % 59,73 78,82 76,94 2. Bắp Ngô: Có nhiều giống bắp được trồng nhưng loại bắp đá và bắp răng ngựa là phổ biến trong chăn nuôi. Bắp hạt là thực liệu giàu carborhydrat dễ tiêu hóa và được dùng để nuôi các hạng gia súc, gia cầm, tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ đạt đến 90%. Thành phần hóa học trung bình, tính theo % VCK 85 trong số đó: protein 8,5% - 10,3%, chất béo 4% - 4,3%, xơ thô 3,5% - 4,3%, chiết chất không đạm 64,8% và tro 1,97%. Trên 1 đơn vị thức ăn ( 2.500 kcal ) chỉ có 57- 60g protein tiêu hóa, protein này lại nghèo lysin methiomin và tryptophan. Khiếm khuyết Calci và một số khoáng chất, Vitamin (đặc biệt nhóm B và caroten) do đó cần phải sử dụng phối hợp bắp chung với các thức ăn khác nhằm đảm bảo dinh dưỡng vật nuôi, cân đối về protein, các chất khoáng Vitamin. Các loại bắp vàng chứa từ 1,5 – 9 mg là thành phần không thể thiếu được trong tất cả các loại thức ăn hỗn hợp. Các loại bắp lại giàu lysin chứa lượng lysin cao gấp 1,5 – 1,8 lần so với bắp thường và có thể đạt tới 4,6% - 5,4 % tính đến việc có thể giảm tỉ lệ dùng tổng khẩu phần. Các nghiên cứu của Mirosshnichenko (1976) cho thấy có thể tiết kiệm 18% - 25% protein trong nuôi vỗ heo ở giai đoạn đầu và 10% - 35% ở giai đoạn sau, so với tiêu chuẩn của Viện chăn nuôi toàn Liên Xô (1972). Các tác giả Anh (D.Assche et al.1983) làm thí nghiệm cho thấy dùng bắp giàu lysin có thể giảm bớt 3% bánh dầu đậu nành, tăng tỉ lệ hao tốn thức ăn tương đương với khẩu phần đối chứng. Hai dòng bắp lai giàu lysin là Opaque-2 và Ploury-2 có thành phần hóa học tương tự nhau những hạt của Floury-2 mềm hơn. Hàm lượng protein và khoáng trong bắp giàu lysin hơi thấp hơn, nhưng béo và xơ thì cao hơn so với bắp thường. Bắp thường được cho ăn dưới dạng nghiền: Nghiền thô cho trâu bò, cừu mịn cho heo và dạng mảnh cho gia cầm. Bắp nghiền rất dễ bị hỏng so với hạt nguyên, do đó chỉ nên nghiền trước trong thời gian ngắn (không quá 2 tháng). Chế biến bằng cách rang, cán ép, hấp ép… có thể làm tăng tỉ lệ tiêu hóa vừa mức ngon nạn của bắp. Hấp ép là phương pháp rất phổ biến hạt được hấp bằng hơi nước rồi cho qua trục cám khi còn đang nóng và mềm. Bắp hấp đi qua ống tiêu hóa nhanh hơn khoảng 25%. Do hàm lượng dầu khá nên không thể sử dụng nhiều bắp trong khẩu phần vỗ béo vì làm mỡ mềm. Ngoài ra bắp vàng còn có sắc tố cryptozanthin cũng ảnh hưởng vàng mở heo nhưng lại rất có giá trị trong khẩu phần nuôi gà thịt, lẫn gà trứng. Bảng 3.5 Thành phần dinh dưỡng của bắp và hạt. Tác giả VCK CP EE CF Ca P Lys/Try Met+cys/Thre Uthai Kanto 1989 87 8,0 4 2,5 0,01 0,4 0,25/0,09 0,39/0,32 Lê Thước 1966 88,8 8,4 6,1 2,8 0,08 0,16 Số liệu của Uthai Kanto cũng cho biết ME-Heo là 3300 và ME-Ga là._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH1693.DOC
Tài liệu liên quan