Thực chất quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người trong quá trình CNH-HĐH đất nước

Lời mở đầu Xây dựng và phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn nhân loại. Làn sóng văn minh thứ ba đang đưa loài người tới một kỷ nguyên mới, mở ra bao khả năng để loài người tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai. Trong bối cảnh đó, sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa càng làm cho các tư tưởng tự do tìm kiếm con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam dễ đi đến phủ nhận vai trò và khả năng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong thực tế, không ít ngư

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thực chất quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người trong quá trình CNH-HĐH đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời rẽ ngang đi tìm khả năng phát triển đó trong chủ nghĩa tư bản. Nhiều người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện con người trong các tôn giáo và hệ tư tưởng truyền thống. Có người lại “sáng tạo” ra những tư tưởng, tôn giáo cho “phù hợp” hơn với con người Việt Nam hiện nay. Song nhìn nhận lại một cách thật sự khách quan và khoa học sự tồn tại của chủ nghĩa Mác-Lênin trong xã hội ta có lẽ không ai phủ nhận được vai trò ưu trội và triển vọng của nó trong sự phát triển con người. Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, tại hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện cách là “động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đó là “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Xây dựng và phát triển con người Việt Nam toàn diện- đó cũng chính là động lực, là mục tiêu nhân đạo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chúng ta đang từng bước tiến hành. Bởi lẽ, lực lượng lao động nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng và quyết định trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng đinh: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cuả công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng không có người lao động chất lượng cao. Chúng ta không thể phát triển kinh tế, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng cũng chính vì nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế mà chất lượng của người lao động nước ta chưa cao. Để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này và tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì một nước đang còn ở tình trạng kém phát triển như nước ta không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu bền, có tầm nhìn xa trông rộng, phát triển con người, nâng cao dần chất lượng của người lao động Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người và đặc biệt là vấn đề xây dựng con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước người viết lựa chọn đề tài: “Thực chất quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” làm đề án cho môn học. Trong quá trình làm bài tập đề án, người viết xin chân thành cảm ơn TS.Lê Ngọc Thông và các bạn đồng môn lớp cao học 17A đã có những ý kiến đóng góp quý báu để hoàn thành bài viết. Chương I Lý luận của chủ nghĩa Mác – LÊNIN về con người 1.1. Các quan điểm triết học trước Mác – Lênin về con người Các nhà triết học khi đề cập đến vấn đề con người đè tìm cách trả lời câu hỏi: Thực chất con người là gì? Triết học cổ đại coi con người là tiểu vũ trụ, bản chất cảu con người là bản chất của vũ trụ. Con người là vật cao quý nhất trong trời đất, là hoa của đất, là chúa tể của muôn loài, chỉ đứng sau có Thượng Đế. Con người được chia ra phần xác và phần hồn. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng phần hồn là do Thượng Đế sinh ra và quy định, chi phối phần xác, linh hồn con người là bất tử. Ngược lại, chủ ngiã duy vật thì cho rằng phần xác chi phối và quyết định phần hồn, không có linh hồn bất tử. 1.1.1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông. Từ thời kỳ cổ đại, các trường phái Triết học đều tìm cách lý giải vấn đề bản chất con người, quan hệ giữa con người đối với thế giới xung quanh. Các trường phái triết học tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Con người trong quan niệm của các học thuyết tôn giáo phương Đông đều phản ánh sai lầm về bản chất con người, hướng con người tới thế giới thần linh. Khổng Tử cho bản chất con người là do “thiên mệnh” chi phối quyết định, đức “nhân” chính là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử. Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán xấu mà con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp, vì vậy phải thông qua tu dưỡng rèn luyện để giữ được đạo đức của mình. Triết học Tuân Tử lại cho rằng, bản chất con người khi sinh ra là ác, nhưng có thể cải biến được, phải chống lại cái ác ấy thì con người mới tốt được. Có thể nói rằng, Triết học phương Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú, thiên về con người trong mối liên hệ chính trị, đạo đức. Nhìn chung, con người trong triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội. 1.1.2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác – Lênin Triết học phương Tây trước Mác – Lênin biểu hiện nhiều quan niệm khác nhau về con người: Các trường phái triết học tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Kitô giáo nhận thức vấn đề con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm thần bí. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của tư duy triết học. Prôtago, một nhà ngụy biện cho rằng “con người là thước đo của vũ trụ”. Quan niệm của Arixtôt về con người, theo ông chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bật lên, con người là thang bậc cao nhất của vũ trụ. Khi đề cao nhà nước, ông xem con người là “một động vật chính trị”. Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người với tự nhiên, nhưng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người. Triết học Tây âu trung cổ xem con người là sản phẩm của Thượng đế sáng tạo ra. Triết học thời kỳ phục hưng-cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ. Tuy nhiên con người mới chỉ được nhấn mạnh về mặt cá thể, mà xem nhẹ về mặt xã hội. Trong triết học cổ điển Đức, những nhà triết học nổi tiếng như Cantơ, Hêghen đã phát triển quan niệm về con người theo khuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm. Hêghen, với cách nhìn của một nhà duy tâm khách quan đã cho rằng con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”. Hêghen cũng là người trình bày một cách có hệ thống về các quy luật của quá trình tư duy con người, làm rõ cơ chế của đời sống tinh thần mỗi cá nhân trong mọi hoạt động của con người. Mặc dù con người được nhận thức từ góc độ duy tâm khách quan nhưng Hêghen là người khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử, đồng thời là kết quả của sự phát triển lịch sử. Tư tưởng triết học của Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chế trong triết học Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đích thực. Phoiơbắc phê phán tính chất siêu tự nhiên phi vật chất, phi thể xác về bản chất con người trong triết học Hêghen, đồng thời khẳng định con người do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên. Con người là kết quả của sự phát triển của thế giới tự nhiên. Con người và tự nhiên là thống nhất, không thể tách rời. Quan niệm này dựa trên nền tảng duy vật, đề cao yếu tố tự nhiên, cảm tính nhằm giải phóng cá nhân con người. Tuy nhiên, Phoiơbắc không thấy được bản chất xã hội trong đời sống con người, tách con người khỏi những điều kiện lịch sử, phi giai cấp và trừu tượng. Như vậy, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác, dù là đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình, đều không phản ánh đúng bản chất của con người. Tuy vậy, một số trường phái triết học vẫn đạt được những thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người tới tự do. Đó là những tiền đề có ý nghĩa cho việc hình thành tư tưởng về con người của triết học Macxit. 1.2. Con người là một thực thể sinh học-xã hội Tuy rằng con người đã bỏ xa giới động vật trong quá trình tiến hoá nhưng như thế không có nghĩa là con người đã lột bỏ tất cả những cái tự nhiên, cái sinh học để không còn một sự liên hệ nào với tổ tiên của mình. Con người là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Con người tựu nhiên là con ngưới sinh học mang bản tính sinh vật. Cái sinh học trong con người quy định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người, là điều kiện quyết định sự tồn tại của con người. Chẳng hạn, đã là người thì ai cũng phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng, tử vong, ai cũng phải có nhu cầu ăn, mặc, ở, sinh hoạt, văn hoá, tình cảm,... Song con người không phải là động vật thuần tuý như các động vật khác mà là một động vật có tính chất xã hội với tất cả nội dung văn hoá-lịch sử của nó. Con người là sản phẩm của xã hội, là con người xã hội, mang bản tính xã hội. Những yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những sự quy định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người. Con người chỉ có thể tồn tại được một khi con người tiến hành lao động sản xuất ra cảu cải vật chất thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của mình. Chính lao động sản xuất là yếu tố quyết định hình thành con người và ý thức. lAo động là nguồn gốc tạo ra nền văn hoá vật chất và tinh thần. Mặt khác, trong lao động con người quan hệ với nhau trong lĩnh vực sản xuất, đó là những quan hệ nền tảng để từ đó hình thành các quan hệ xã hội khác trong các lĩnh vực của đời sống tinh thần. Chính vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội cho nên con người chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xã hội cùng các quy luật biến đổi của chúng. Các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp giữa cơ thể và môi trường, quy luật về quá trình trao đổi chất,... tác động tạo nên phương diên sinh học của con người. Các quyluật tâm lý, ý thức hình thành và hoạt động trên nền tảng sinh học của con người, hình thành tư tưởng, tình cảm, khát vọng, niềm tin và ý chí. Các quy luật xã hội quy định mối quan hệ giữa người với người, điều chỉnh hành vi của con người. Hệ thống các quy luật trên cùng tác động lên con người tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh giữa cái sinh học và cái xã hội trong con người. Với tư cách là con người xã hội, là con người hoạt động thực tiễn, con người sản xuất ra của cải vật chất, tác động vào tự nhiên để cải tạo tự nhiên, con người là chủ thể cải tạo tự nhiên. Như vậy, con người vừa do tự nhiên sinh ra, bị phụ thuộc vào tự nhiên vừa tác động vào tự nhiên, tìm cách thống trị tự nhiên. Chỉ có con ngwoif mới có khả năng in dấu ấn vào tự nhiên bằng cách tạo ra những sự vật, hiện tượng không như tự nhiên vốn có, bằng cách biến đổi bộ mặt của tự nhiên, chinh phục tự nhiên và bắt tự nhiên phục vụ con người. Dĩ nhiên, là sản phẩm của tự nhiên, con người chỉ có thể thống trị tự nhiên nếu biết tuân theo và nắm bắt các quy luật của bản thân giới tự nhiên. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng tạo ra lịch sử của mình. Con người không những là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể cải tạo xã hội. Bằng hoạt động lao động sản xuất, con người sáng tạo ra toàn bộ nền văn hoá vật chất và tinh thần. Bằng hoạt động cách mạng, con người viết thêm các trang sử mới cho chính mình. Mặc dù tự nhiên và xã hội đều vận động theo những quy luật khách quan, song quá trình hành động của con người luôn xuất phát từ nhu cầu, động cơ và hứng thú, theo đuổi những mục đích nhất định và do đó đã tìm cách hạn chế hoặc mở rộng phạm vi tác dụng của quy luật cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình. Không thể có xã hội, lịch sử thì cũng không thể có sự vận động của xã hội, lịch sử nếu không có con người với tư cách là chủ thể của lịch sử. 1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người Triết học Mác-Lênin đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã mang lại cho học thuyết về con người của mình một điểm mới về cơ bản : coi con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục tiêu cao nhất mà nhân loại cần đạt tới. Trước hết, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội. Triết học Mác-Lênin đã khắc phục những nhận thức duy tâm, nhị nguyên luận về vấn đề bản chất của con người trong các trường phái triết học trước đó. Trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, Mác đã nói : “con người không phải là một tồn tại trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới, con người chính là thế giới những con người, là nhà nước, là xã hội”. Ông cũng phê phán những quan điểm mang tính chất thần linh trong triết học tôn giáo : “Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất của con người mang tính hiện thực thực sự. Do đó, đấu tranh chống tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống cái thế giới tinh thần mà lạc thú của nó là tôn giáo”. Ông cho rằng tôn giáo là “thuốc phiện của nhân dân”, là sự tha hóa của con người. Hay trong “Luận cương về Phoiơbắc”, Mác viết : “Bản chất con người không phải là một cái trừ tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Một số người khi nói đến lý luận của Mác về con người chỉ nói đến câu: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Thực ra không phải chỉ có vậy mà quan điểm của Mác về con người là một quan điểm toàn diện. Mác và Ăngghen nhiều lần khẳng định lại quan điểm của những người đi trước rằng con người là một bộ phận của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. Nhưng khác với họ, hai ông xem xét mặt tự nhiên của con người như ăn, ngủ, đi lại, yêu thích,... không còn hoàn toàn mang tính tự nhiên như ở con vật mà là đã xã hội hoá. Ngay câu nói của Mác: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiên thực của nó bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” cũng chỉ có nghĩa là khi xét con người thì phải đặt nó trong xã hội, phải thấy được các quan hệ xã hội và lịch sử đã tạo nên nó. Cũng vì trong con người có hai mặt, mặt tự nhiên và mặt xã hội nên Mác nhiều lần so sánh con người với con vật, so sánh con người với những con vật có hành động gần giống con người như con ong,... để tìm ra sự khác biệt và Mác đã chỉ ra sự khác biệt đó ở nhiều chỗ như nói con người sống trong xã hội, con người làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người biến đổi tự nhiên theo quy luật của tự nhiên, con người là thước đo của muôn loài, con người sản xuất ra công cụ sản xuất,...Luận điểm xem con người là sinh vật biết chế tạo ra công cụ sản xuất được xem là luận điểm tiêu biểu cho chủ nghĩa Mác về con người. Luận điểm của Mác coi “ bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” có nội dung tư tưởng nhất định, Mác hoàn toàn không có ý phủ nhận vai trò của các yếu tố và đặc điểm sinh học của con người, ông chỉ đối lập luận điểm coi con người đơn thuần như một phần của giới tự nhiên còn bỏ qua và không nói gì đến mặt xã hội của con người. Khi xác định bản chất con người, trước hết Mác nêu bật cái chung, cái không thể thiếu và có tính chất quyết định làm cho con người trở thành một con người. Về sau, khi nói đến “sự định hướng hợp lý về mặt sinh học” Lênin cũng chỉ bác bỏ sự nghiên cứu thuần tuý sinh học và nhấn mạnh rằng các yếu tố xã hội thường xuyên tác động và ảnh hưởng to lớn đối với bản chất và sự phát triển của con người. Chính Lê Nin cũng không tán thành quan điểm cho rằng mọi người đều ngang nhau về mặt sinh học, ông viết “ thực hiện một sự bình đẳng về sức lực và tài năng của con người thì đó là sự ngu xuẩn ..... Nói tới bình đẳng thì..... đó luôn là sự bình đẳng xã hội, bình đẳng về địa vị xã hội chứ quyết không phải là sự bình đẳng về thể lực và trí lực của cá nhân”. Khi khẳng định tiến trình phát triển của xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, Mác đã nói tới việc lấy sự phát triển toàn diện của con người làm thước đo chung cho sự phát triển xã hội, Mác cho rằng xu hướng chunng của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, bao gồm con người và những cônng cụ lao động do con người tạo ra. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội tự nó đã nói lên trình độ phát triển của xã hội qua việc con người chiếm lĩnh xã hội và sử dụng ngày càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của chính con người và quyết định quan hệ giữa người với người trong sản xuất. Sản xuất ngày càng phát triển, tính chất xã hội hoá của sản xuất ngày càng gia tăng, “việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do việc đó mang lại sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới”. Những con ngưới có năng lực phát triển toàn diện, đầy đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất. Và đến lượt mình, nền sản xuất đó sẽ tạo nên những con người mới, sẽ làm cho những thành viên trong xã hội “có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển của bản thân”. Bởi vậy theo Mác, phát triển sản xuất vì sự nghiệp phồn vinh của xã hội, vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội và phát triển con người toàn diện là quả trình thống nhất để “làm tăng thêm nền sản xuất xã hội”, để “sản xuất ra những con người phát triển toàn diện”. Và hơn nữa Mác coi sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và phát triển con người là “ một trong những biện pháp mạnh để cải biến xã hội”. Trong quan niệm của Mác, con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của xã hội mà hơn nữa nó còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người sáng tạo ra lịch sử của mình, lịch sử của xã hội loài người. Từ quan niệm đó Mác khẳng định: Sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội trước hết có ý nghiã là “ phát triển sự phonng phú của bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân “. Bởi vậy theo Mác ý nghĩa lịch sử, mục đích cao cả của sự phát triển xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con người, giải phóng con người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con người mọi sự “tha hoá “ để con người được sống với cuộc sống đích thực của mình. Và bước quan trọng nhất trên con đường đó theo Mác là giải phóng con người về mặt xã hội. Điều đó cho thấy trong quan niệm của Mác, thực chất của tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài người là vì con người, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn cho con người, phát triển con người toian diện và giải phóng con người. Nói theo Anghen là đưa con người “ từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do “, là làm cho “con người cuối cùng là người chủ của tồn tại xã hội của chính mình, cũng đồng thời trở thành những người chủ của tự nhiên, người chủ của bản thân mình, trở thành những người tự do “. Đó là quá trình mà nhân loại tự tạo ra những điều kiện, những khả năng cho chính mình nhằm đem lại sự phát triển toàn diện, tự do và hài hoà cho mỗi con người trong cộng đồng nhân loại, toạ cho con ngườo năng lực làm chủ tiến trình lịch sử của chính mình. Quan niệm của Mác về định hướng phát triển xã hội lấy sự phát triển của con người làm thước đo chung càng phải được khẳng định trong bối cảnh hiện thời của xã hội loài người. Bởi lẽ ngày nay nhân loại đang sống tronng bối cảnh quốc tế đầy những biến động, cộng đồng thế giới đang thể hiện hết sức rõ ràng tính đa dạng trong các hình thức phát triển của nó. Xã hội loài người kể từ thời tiền sử cho đến nay bao giờ cũng là một hệ thống chỉnh thể, thống nhất song cũng đồng thời là một hệ thống hết sức phức tạp, đa diện, chính sự phức tạp và đa diện của nó đã tạo nên tính không đồng đều trong sự phát triển kinh tế- xã hội ở các nước, các khu vực, các châu lục khác nhau. Đến lượt mình, tính không đồng đều của sự phát triển này lại hình thành nên một bức tranh nhiều mầu sắc về định hướng phát triển xã hội. Song, dù phát triển theo hướng nào, mọi định hướng phát triển vẫn phải hướng tới giá trị nhân văn của nó-tới sự phát triển con người. Mỗi thời đại có một giai cấp trung tâm, giai cấp này có trọng trách hơn các giai cấp khác cùng thời. Vì vậy, mỗi thời đại người ta đều tập trung nghiên cứu con người của giai cấp đó. Thời Mác, giai cấp trung tâm của thời đại là giai cấp vô sản, cho nên Mác cũng tập trung nghiên cứu con người vô sản. Với Mác, người vô sản là người sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội hiện đại, nhưng lao động của họ lại bị tha hoá, lao động từ chõ gắn bó với họ trở nên xa lạ đối với họ và thống trị họ. Tình trạng bất hợp lý này cần phải được giải quyết. Với Mác, người vô sản là người tiêu biểu cho phương thức sản xuất mới, có sứ mệnh và hoàn toàn có khả năng giải phóng mình và giải phóng xã hội để xaay dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn xã hội Tư bản. Mác dự đoán rằng, đến xã hội cộng sản chủ nghĩa, con người không còn thất nghiệp, không còn bị ràng buộc vào một nghềnghiệp nhất định, họ có thể làm bất cứ nghề nào họ có khả năng và thích thú, họ có quyền làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Nhưng cách mạng cộng sản không diễn ra theo ý họ, nó không diễn ra đồng loạt ở tất cả các nước tư bản, hay ít ra là ở các nước tư bản tiên tiến nhất lúc bấy giờ như dợ đoán của ông. Trái lại nó diễn ra ở nước Nga, một nước công nghiệp chưa phát triển, Nông dân chiếm số đông trong dân số. Vì vậy, quan niệm của ông về con ngươi khó có điều kiện được chứng minh. 1.4. Con người – chủ thể sáng tạo của lịch sử : Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Song điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử-xã hội. Nếu như Phoiơbắc khi nghiên cứu về vấn đề bản chất con người đã đi từ chủ nghĩa duy vật sang chủ nghĩa duy tâm thì Mác lại đi từ quan niệm duy vật chung về con người đến quan niệm duy vật lịch sử về con người. Ông đã chỉ ra tính chất biện chứng của mối quan hệ giữa đời sống cá nhân và đời sống xã hội của con người : xã hội không phải là một lực lượng độc lập, một chủ thể độc lập; những con người “hiện thực sống” về thực chất là chủ thể duy nhất, là cơ sở hiện thực của toàn bộ thế giới người; cá tính con người là yếu tố quan trọng, là trung tâm trong toàn bộ sự vận động bản chất của con người. Từ đó ông định nghĩa : tha hóa là sự tách rời giữa cá nhân và xã hội. Mác đã khẳng định : “Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” và “Lịch sử xã hội của con người luôn chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân”. Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Sáng tạo ra lịch sử của chính mình, con người thể hiện ra là giá trị sản sinh ra mọi giá trị, là thước đo giá trị của mọi giá trị và do vậy, trong con người luôn chúa đựng rất nhiều tiềm năng và giá trị. Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng, mỗi sự vận động tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và biến đổi của bản chất con người. Nhờ hiện tượng đơn giản là mỗi thế hệ sau có được những lực lượng sản xuất do thế hệ trước tạo ra, và những lực lượng sản xuất ấy là nguyên liệu cho thế hệ sau ấy để thực hiện một hoạt động sản xuất mới – nhờ hiện tượng ấy mà hình thành nên mối liên hệ trong lịch sử loài người, hình thành lịch sử loài người. Vậy con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất xã hội mà nó còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. 1.5. Vai trò lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về con người trong đời sống xã hội hiện thực Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Trong thực tế, không ít người rẽ ngang di tìm khả năng phát triển đó trong chủ nghĩa tư bản. Nhiều người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện con người trong các tôn giáo và các hệ tư tưởng truyền thống. Có người lại “sáng tạo” ra những tư tưởgn, tôn giáo mới cho “ phù hợp “ hơn với con người Việt Nam hiện nay. Song nhìn nhận lại một cách thật sự khách quan và khoa học sự tồn tại của Chủ nghĩa Mác- Lê nin trong xã hội ta, có lẽ không ai phủ nhận được vai trò ưu trội và triển vọngcủa nó trong sự nghiệp phát triển con người tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì một nước đang còn ở tình trạng kém phát triển như nước ta không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu dài, có tầm nhìn xa trông rộng phát triển con người, nâng cao dần chất lượng của người lao động. Hơn bất cứ một lĩnh vực nghiên cứu nào khác, lĩnh vực phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn nhân loại đưa loài người đến một kỷ nguyên mới, mở ra bao khả năng để họ tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai, con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiên đại hoá đất nước. Trong đời sống xã hội hiện thực trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, tại hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành TW khoá VII, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là: “động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội”. Đó là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Bởi lẽ người lao động nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong sự phát triển nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa thì chất lượng của người lao động là nhân tố quyết định. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng trong xã hội ta hiện nay tình trạng mất hài hoà về mặt bản thể của môĩ cá nhân là chủ yếu, là tất cả. Bản thể cá nhân phát triển toàn diệnvà hài hoà về đức-trí-thể-mĩ là mục tiêu xây dựng con người trong CNXH. Nhưng mục tiêu cơ bản và quan trọng hơn là vấn đề con người phải trở thành nhân tố quyết định lịch sử xã hội và lịch sử của chính mình. Các nhà tư tưởng tư sản xuyên tạc Chủ nghĩa Mác cho rằng đó là “ Chủ nghĩa không có con người”. Thực tế, chủ nghĩa Mác là một chỉnh thể thống nhất ba bộ phận: Triết học nghiên cứu các quy luật của thế giới giúp ta hiểu được bản chất mối quan hệ tự nhiên- xã hội- con người, chính trị kinh tế học giải phẫu xã hội tư bản và vạch ra quy luật đi lên của CNXH, chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ ra con đường và biện pháp giải phóng phát triển con người. Có thể nói cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa nhân đạo, học thuyết vì con người. Học thuyết đó không chỉ chứng minh bản chất con người (tổng hoà các quan hệ xã hội) và bản tính con người (luôn vươn tới sự hoàn thiện) mà còn vạch hướng đưa con người đi đúng bản chất và bản tính của mình: giải phóng, xoá bỏ sự tha hoá, tạo điều kiện phát huy sức mạnh bản chất người, phát triển toàn diện- hài hoà cho từng cá nhân. Sự phù hợp giữa tư tưởng Mácxít với bản chất và bản tính người đã thu phục và làm say mê những con người hằng mong vươn lên xây dựng xã hội mới, mở ra mọi khả năng cho sự phát triển con người. Cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc (1945) và thống nhất đất nước (1975), thực hiện ý chí độc lập tự do cho con người Việt Nam điều mà hàng thế kỷ bao nhiêu học thuyết khác không làm được. Trở thành hệ tư tưởng chính thống toàn xã hội, chủ nghĩa Mác- Lênin thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng XHCN vừa nhanh chóng nâng cao trình độ nhận thức toàn diện, vừa phát triển thế giới tinh thần và năng lực con người. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với các chương trình khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản chủ nghĩa Mác- Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp người lao động mới ngày càng có tư tưởng, trình độ chung và chuyên môn cao. Ngày nay chúng ta có một đội ngũ cán bộ văn hoá khoa học công nghệ, với trình độ lý luận và quản lý đều trong cả nước. Tuy từng vùng lãnh thổ, từng đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau mà có ảnh hưởg khác nhau nhưng con người Việt nam với tư cách là một cộng đồng đều giác ngộ lý tưởng XHCN. Chỉ trong thời gian ngắn, hệ tư tưởng Mácxít đã thể hiện ưu tế của mình đối với nền văn hoá dân dã, rũ bỏ dần sự thống trị của các loại tư tưởng tự phát, lạc hậu, thấp kém trong con người cũ, mê tín dị đoan, các niềm tin mù quáng.... Với sức mạnh của tinh thần khoa học, học thuyết Mác- Lênin vạch rõ những yếu tố phi khoa học, phi nhân đạo, các loại thế giới quan và nhân sinh quan sai lệch đã từng làm méo mó đời sống chân chính, làm thui chột trí tuệ và tính tích cực trong con người của các hệ tư tưởng truyền thống. Nó cũng tỏ rõ tính ưu việt trong con người đối với các luồng tư tưởng ngoại nhập phương Tây với các trào lưu tư tưởng tư sản hiện đại đang làm lệch hướng những con người chân chính trong điều kiện đời sống vật chất khó khăn như chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng,... Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, xiềng xích của tâm lý cổ truyền, của nền sản xuất tiểu nông với tư duy ngây thơ, kinh nghiệm phi khoa học trong con người thiếu văn hoá do xã hội cũ để lại đã được tri thức khoa học Mácxít phá tan. Một ý thức hệ tiến ra đời, các tín ngưỡng dần nhường chố cho niềm tin khoa học. Các yếu tố tư duy duy vật biện chững h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22679.doc