Thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010

Lời mở đầu Hội nhập, khu vực hoá và toàn cầu hoá đang là xu thế trung của thế giới. Bất cứ một quốc gia nào cũng không nằm ngoài xu thế nếu quốc gia đó muốn tồn tại và phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trước xu thế hội nhập của thế giới, trong khi Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Thì Việt Nam cần phải chủ động hội nhập, mở rộng quan hệ thương mại với các nước và các tổ chức trong khu vực và trên thế giới để thúc đẩy tăng trưởng v

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à phát triển kinh tế đưa Việt Nam đến năm 2020 căn bản trở thành một nước công nghiệp. Liên minh Châu Âu là một liên minh có nền kinh tế phát triển, có vị thế quan trọng trong thương mại quốc tế, và là nơi sản xuất công nghệ nguồn. Việc lập quan hệ và mở rộng quan hệ thương mại với EU là một quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với định hướng phát triển bởi mở rộng quan hệ thương mại với EU thì Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực như dệt may, dầy dép, thuỷ sản…. và một số mặt hàng có lợi thế về lao động và tài nguyên. Đồng thời mở rộng quan hệ với EU Việt Nam sẽ được bù đắp và bổ sung về công nghệ nguồn, kinh nghiệm…. Chính vì những lý do trên cộng với sự gợi mở của TS. Hoàng Thị Lâm và sự góp ý chân thành của GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng cùng tập thể giáo viên trong Khoa. Trong thời gian thực tập tại Vụ Kế Hoạch Thống Kê - Bộ Thương Mại em quyết định viết đề tài: “ Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010”. Kết cấu bài viết của em bao gồm A . Lời mở đầu B. Nội dung Chương I. Tính tất yếu khách quan thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU Chương II. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua Chương III. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU giai đoạn 2001 - 2010. C. Kết luận D. Tài liệu tham khảo CHƯƠNG I: TíNH TấT YếU KHáCH QUAN THúC ĐẩY XUấT KHẩU HàNG HOá SANG THị TRƯờng eu i. thị trường thống nhất eu 1. Liên minh Châu Âu EU 1.1. Quá trình hình thành và phát triển : Châu Âu là mảnh đất của những cuộc chiến tranh triền miên tranh giành đất đai – tài nguyên, áp đặt sự thống trị giữa các quốc gia trong khu vực. Giấc mộng thống nhất Châu Âu đã được nung nấu từ rất lâu từ thế kỷ VIII dưới thời Seclơ Đại đế của đế chế La mã (742-814) đến Napôlêong ( năm 1769-1821) rồi Hitle đã từng vẽ ra một viễn cảnh Châu Âu với bộ luật chung, các đơn vị đo lượng chung, đồng tiền chung...nhưng điều mơ tưởng này của các nhà quân sự, chính trị gia và của nhiều người khác đã không trở thành hiện thực vì chưa có được sự đoàn kết lợi ích của các dân tộc. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I nổ ra từ “ Châu Âu ” như là biểu hiện thắng thế của việc cạnh tranh tàn khốc với việc đặt lợi ích quốc gia dân tộc thiển cận lên trên hết nhưng cũng chính do chiến tranh khốc liệt cùng những hậu quả khủng khiếp của nó làm cho yêu cầu liên kết chính trị và kinh tế châu lục trở nên cấp bách, những năm 1920 đã có sự ra đời hàng loạt các tổ chức hoạt động cho sự thống nhất châu âu nổi bật là phong trào châu âu do bá tước người áo Condehore – kalegi đề xuất năm 1923. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ như một biểu hiện ngông cuồng muốn dùng vũ lực thống nhất “ Châu Âu ”, đặt nó dưới sự cai quản của dân tộc tự xưng là “ Thượng Đẳng ”, nhưng cũng chính chiến tranh đã làm bùng lên mối quan tâm về một châu âu đoàn kết, thống nhất chống kẻ thù chung và cùng chung sống yên bình sau khi chiến tranh kết thúc. Các lực lượng kháng chiến ở nhiều quốc gia như Pháp, Italia, Hà lan.. đã ủng hộ nhiệt tình việc xây dựng một cộng đồng chính trị châu âu sau chiến tranh. Năm 1941 những người kháng chiến Italia lập “ Phong trào liên bang Châu Âu ”, tháng 7 năm 1944 diễn ra hội nghị Geneve đề xuất lập liên bang Châu Âu có hiến pháp Châu Âu, một chính phủ siêu quốc gia trực tiếp chịu trách nhiệm trước dân và toà án, tuy nhiên ý tưởng đã bị đẩy lùi. Tháng 5 năm 1949 thành lập Hội đồng Châu Âu ( Council of Europe ) do đề xuất của thủ tướng Anh W.Chusehill với sự có mặt của 10 nước thành viên (Pháp, Anh, Đan Mạch..), tuy nhiên tổ chức này chưa làm được gì nhiều hơn với tư cách là một tổ chức liên chính phủ lỏng lẻo. Và đây cũng không phải là mô hình tổ chức mà những người ủng hộ thống nhất Châu Âu mong muốn. Rút kinh nghiệm từ những thất bại trước đó ông Jean monnet – Nhà ngoại giao Pháp được gọi là “ Người cha của Châu Âu ” đã vạch ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn đầu liên kết. Kế hoạch Sahuman đã được ông vạch ra với nguyên tắc chính là phải gạt bỏ một phần chủ quyền quốc gia vì sự hợp tác lợi ích giữa các dân tộc Châu Âu.Cuối cùng dự án thành lập cộng đồng than và thép Châu Âu ( Ecsc ) đã được ký kết ngày 18-4-1951 tại Pari với sự tham gia của 6 nước ( Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hà lan, Luexambua ). Hiệp hội thành lập trước hết là giải quyết mâu thuẫn giữa Đức và Pháp, đây là mấu chốt của chủ nghĩa dân tộc Hẹp hòi, tạo điều kiện cho 2 nước xích lại gần nhau. Hiệp hội đã đặt viên gạch đầu tiên cho một “ Liên minh Châu Âu ”.Do vấn đề dầu mỏ ở Trung Đông đã làm nảy sinh nhu cầu hợp tác về năng lượng. Ngày 25-3-1957 Hiệp ước thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC ) và cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu đã được ký kết tại Rôma. Lần mở rộng thứ nhất của cộng đồng Châu Âu diễn ra ngày 22-1-1972 do 4 nước mới ký kết là Anh, Ailen, Đan mạch, Nauy. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 1-1-1973. Lần mở rộng thứ hai dự tính vào ngày 28-5-1979 với sự tham gia của Hylạp, năm 1981 Hylạp chính thức tham gia vào liên minh Châu Âu. EC-10. Năm 1986 Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha, gia nhập cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC ) văn kiện “ Châu Âu duy nhất" được ký kết và theo sau đó là hiệp ước Maastricht. Từ ngày 1/1/1993 chính thức thi hành hiệp ước và liên minh Châu Âu. Năm 1995 nước áo, Phần Lan, Thuỷ Điển gia nhập EU đưa tổng số các nước thành viên lên 15. Hiện nay EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh trên thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, tốc độ tăng GDP năm 1996 là 1,6%; năm 1997 là 2,5% và năm 2000 là 2,1%. Hiện nay EU có một vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới. Việc Việt Nam thúc đẩy quan hệ ngoại giao với EU phù hợp với định hướng phát triển đất nước theo hướng xuất khẩu góp phần thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. 1.2. Thị trường thống nhất Châu Âu : 1.2.1 . Liên minh thuế quan và thị trường chung. Hiệp định Rome thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC: European Economic Community ) ký năm 1957 ấn định nhiệm vụ xác lập một liên minh thuế quan( a Customs Union ) và một thị trường chung ( a Common market ) giữa các nước thành viên. Xây dựng cơ sở lý thuyết cho nhiệm vụ này, các nhà hoạch định chính sách của EEC đã tính đến quan điểm của các nhà kinh tế theo các trường phái khác nhau. Những người thuộc trường phái tân tự do và tân cổ điển cho rằng, thị trường là yếu tố điều tiết nền kinh tế có hiệu quả nhất, nên việc hình thành thị trường chung là hoạt động đúng đắn, nhưng điều kiện để hình thành nó là tối thiếu hoá sự can thiệp của nhà nước. Còn những người thuộc trường phái của xu hướng điều chỉnh thì cho rằng sẽ không thể thực hiện được thị trường liên kết hoàn hảo nếu không sử dụng một cách tự giác cấp độ siêu quốc gia các yếu tố cần cho sự phối hợp và các công cụ của chính sách kinh tế. Việc hình thành thị trường chung Châu Âu được dựa trên cơ sở lý luận tân cổ điển về việc hình thành không gian thị trường thống nhất và luận giải tính hiệu quả của liên minh thuế quan. Đồng thời quan điểm của những người theo trường phái điều chỉnh cũng được tính đến ở quan niệm về các hình thức về giai đoạn liên kết kinh tế và luận thuyến về sự điều chỉnh của nhà nước không cần tới mức can thiệp vào quá trình liên kết mà chỉ cần bằng các điều kiện cạnh tranh và phối hợp chính sách. Ba mục tiêu căn bản về liên kết kinh tế mà hiệp định Rôme nhấn mạnh là : 1) Tạo lập một liên minh thuế quan nhờ đó tất cả các hàng rào thuế quan và các cản trở khác trong buôn bán giữa các nước thành viên EEC phải được dỡ bỏ. Bên cạnh đó cần đặt được thoả thuận về thuế quan chung đối với bên ngoài để tất cả các hàng hoá nhập vào EEC đều chịu cùng một chi phí và sự kiểm tra như nhau dù vào từ của khẩu nào thuộc EEC. Ngoài ra cũng cần thoả thuận với nhau về một chính sách thương mại chung đối với các nước thứ ba. 2) Hình thành một thị trường chung với thoả thuận các quy tắc cho phép lưu chuyển tự do dân cư, hàng hoá, các dịch vụ và tiền tệ giữa các thành viên EEC.3) Thoả thuận phát triển một chính sách nông nghiệp chung với việc bảo đảm sự ổn định của thị trường nông nghiệp cùng việc cung ứng thực phẩm còn nông dân được trả giá đảm bảo. Liêm minh thuế quan là sự hợp nhất một số địa bàn thuế quan vào một địa bàn duy nhất ở đó xoá bỏ các loại thuế quan giữa các nước thành viên. Không giống như khu vực mậu dịch tự do, các thành viên của liên minh không được phép thu các loại thuế quan riêng của mình đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước bên ngoài mà phải sử dụng biểu thuế quan chung. Cho tới ngày 1-7-1968 các nước EC đã hoàn thành việc thiết lập liên minh thuế quan cho các hàng công nghiệp còn với hàng nông sản thì vào tháng 1 năm 1970. Những thành viên gia nhập EC muộn hợn sẽ được phép có một thời kỳ chuyển tiếp trước khi liên minh thuế quan được thực hiện trên toàn lãnh thổ nước mình. Chính sách thương mại chung được ghi nhận tại các điều 110-116 của hiệp định Rôme. Đây là chính sách tập trung vào việc hình thành một biểu thuế trong buôn bán với các nước không phải thành viên của khối và thực hiện dỡ bỏ mọi rào cản thuế quan trong buôn bán nội khối. Nhờ có chính sách thương mại mà các nước thành viên EC có thể phối hợp hài hoà các chính sách thương mại của mình. Thị trường chung đã hình thành sớm hơn 18 tháng so với dự kiến. Từ tháng 7-1968, trên toàn lãnh thổ các nước thành viên đã thực hiện được việc: 1) Xoá bỏ mọi hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau: 2) Thực hiện một biểu thuế quan chung trong buôn bán với các nước thứ ba : 3) Xoá bỏ những hạn chế đối với việc lưu chuyển lao động cũng như giữa các nước thành viên về lương bổng, bảo hiểm xã hội và đào tạo nghề nghiệp: 4) Xác lập chế độ tự do lưu chuyển về vốn và các phương tiện sản xuất. Sự hình thành của thị trường chung Châu Âu đã tạo thuận lợi và thúc đẩy đáng kể tự do buôn bán trong nội khối cũng như mở rộng việc buôn bán với các nước thứ ba. 1.1.2. Thị trường thống nhất và sự hình thành liên minh kinh tế và tiền tệ. Bước sang thập niên 1970 nền kinh tế các nước EC gặp nhiều khó khăn, trong khi thị trường chung bộc lộ các khiếm khuyết trước tình trạng các nước thành viên EC tìm cách thoát khỏi khó khăn không phải bằng cách dựng lên các hàng rào bảo hộ phi thuế quan. Việc ký kết đạo luật Châu Âu đơn nhất ( single European Act ) tháng 2 năm 1986 tại Luxambua là một cố gắng mới thúc đẩy thị trường chung. Đây được coi là bước đi quan trọng nhất và thành công nhất của quá trình liên kết Châu Âu từ hiệp định Rôme. Mục tiêu quan trọng nhất được đặt ra hoàn thành mọi chuẩn bị cho sự ra đời thị trường thống nhất vào nửa đêm ngày 21-12-1992. Đạo luật sau khi được phê chuẩn ở các quốc gia thành viên đã có hiệu lực từ tháng 7-1987 với 282 khoản mới về luật pháp cần được hoà nhập vào áp dụng ở hệ thống luật pháp quốc gia. Đó là những giải pháp nhằm dỡ bỏ các hàng rào thực thể còn sót lại, các hàng rào tài chính và hàng rào kỹ thuật. Như vậy thị trường đơn nhất hình thành, tức là sẽ tạo được một khu vực không có đường biên nội tại đảm bảo sự lưu chuyển tự do của hàng hoá, con người, các dịch vụ và tư bản. Cho đến thời hạn chót thị trường thống nhất đã hình thành tuy mới có đuợc 92% số điều khoản được hội đồng các bộ trưởng thông qua và 79% số này được dịch chuyển vào hệ thống luật pháp quốc gia. Thị trường thống nhất bắt đầu hoạt động từ ngày 1-1-1993 và người ta hiểu rằng số phần trăm còn thiếu đó của luật pháp sẽ được sớm lấp đầy. Vào những năm 1960, hệ thống tiền tệ thế giới bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt do sự lạm dụng địa vị đặc biệt của đồng đô la mỹ. Hệ thống tiền tệ Bretton Woods rối loạn do Hoa Kỳ không đủ sức bán vàng ra để giữ giá 30 USD ăn một ounce vàng và đến tháng 8-1971, Hoa Kỳ tuyên bố đình chỉ việc đổi đô la ra vàng. Đồng đô la mất giá, hệ thống tiền tệ thế giới trở nên hết sức rối loạn do nạn đầu cơ với việc tung đô la Mỹ ra săn lùng các đồng tiền Châu Âu được giá. Tình hình đó làm cho các đồng tiền Tây Âu biến động mạnh. Liên kết tiền tệ giữa các thành viên EC trở thành yêu cầu cấp bách. Năm 1972 các nước EC đã đưa ra thực hiện cơ chế “ Con rắn tiền tệ ”( the currency snake ) hay còn gọi là hệ thống “ con rắn trong đường hầm ”. Cơ chế này quy định biên độ giao động cộng trừ 1,25% tỷ giá chính thức giữa các đồng tiền Tây Âu ( với sự tham gia của các nước EC và một số quốc gia khác như Nauy, Thuỵ Điển.. ) và muốn qua đó xác lập hệ thống tỷ giá ổn định để tiếp tục thúc đẩy tiến trình liên kết và cải thiện tình hình kinh tế chung. Nhưng nhiều nước sau khi tham gia đã không đủ sức theo đuổi và đến tháng 12-1978 Hội đồng bộ trưởng EC đã thoả thuận một cơ chế tiền tệ mới gọi là “ Hệ thống tiền tệ Châu Âu ”( EMS ). Cơ chế này chính thức có hiệu lực từ tháng 3 -1979 với sự nới rộng biên độ giao động tới cộng trừ 2,25% cho các nước chưa gia nhập con rắn tiền tệ. Mục tiêu trước mắt của EMS là tránh khủng hoảng tiền tệ nhưng lâu dài thì muốn tạo cho Tây Âu một khu vực tiền tệ ổn định có đồng tiền riêng để tránh cho Tây Âu khỏi lệ thuộc và bị chi phối bởi đồng đôla Mỹ, tiến tới tranh giành ảnh hướng với đồng đôla Mỹ và đồng Yên Nhật Bản. Hệ thống tiền tệ Châu Âu đã được thực hiện thành công qua hai giai đoạn: Giai đoạn một thực hiện liên kết các đồng tiền của các nước thành viên bằng một đơn vị tiền tệ chung của Châu Âu được gọi là đồng Ecu ( European currency unit ) đồng thời tăng cường phối hợp giữa các ngân hàng quốc gia các nước thành viên .Giai đoạn hai thực việc kiểm soát các chính sách tiền tệ của các nước thành viên và biến Ecu trở thành đồng tiền chung được sử dụng song hành với các đồng tiền quốc gia trong dự trữ và thanh toán. EMS được gọi là thành công nhưng một số quốc gia không đồng tình ở chỗ cho rằng chính sách kinh tế và tiền tệ của mình bị cơ chế EMS gò ép theo khuôn mẫu, trước tình hình đó Hội nghị thưởng đỉnh EC ở Hanovơr tháng 6-1988 đã quyết định lập uỷ ban do chủ tịch uỷ ban Châu Âu đứng đầu nghiên cứu đề xuất thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ EMU. Mục đích của EMU là tạo ra sự ổn định giá cả, ổn định tỷ giá giữa các đồng tiền Tây Âu và đưa vào sử dụng một đồng tiền chung làm tăng sức mạnh thị trường thống nhất và sức mạnh của EC nói chung. Biện pháp thực hiện là phát triển một chính sách tiền tệ chung, phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế và lập hệ thống các ngân hàng trung ương Châu Âu ( ESCB ). Ba tiêu chuẩn quan trọng nhất cho việc gia nhập EMU là: 1) Có sự ổn định giá cả ở mức cao .2) Có sự vững vàng của tình trạng tài chính.3) Có sự ổn định của tỷ giá. Việc xác lập EMU là một thành công đáng kể của tiến trình liên kết kinh tế Châu Âu do EU khởi xướng và dẫn dắt. Việc xây dựng EMU đã vượt ra khỏi khuôn khổ kinh tế - tiền tệ và bao hàm cả những vấn đề chính trị - xã hội. 2. Vị thế của EU trên thế giới. Sau khi hợp nhất thành công EU đã trở thành một trung tâm kinh tế tài chính mạnh, ngang hàng với Mỹ và Nhật Bản. Trên một trăm nước thiết lập mối quan hệ với EU tại uỷ ban Châu Âu: Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây khủng hoảng kinh tế đã khiến cho nhiều nước, tổ chức kinh tế như: ASEAN, Nhật Bản, Mỹ..bị ảnh hưởng. Nền kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các quốc gia Châu á suy giảm mạnh. Trong khi đó, EU vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định và hầu như không bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng. Điều này cho thấy EU là một tổ chức mạnh kinh tế trên thế giới, duy trì mối quan hệ này là một quyết định sáng suốt của Đảng và Nhà Nước trong công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. 2.1 Liên minh Châu Âu trong thương mại toàn cầu. Liên minh Châu Âu là lực lượng thương mại hàng đầu, là thị trường thống nhất rộng lớn nhất thế giới với 370 triệu người tiêu dùng ( EU đứng thứ 3 thế giới về dân số, sau Trung Quốc và ấn Độ ), liên minh Châu Âu có vai trò và ảnh hưởng quốc tế như một thực thể hơn là một tập hợp các quốc gia dân tộc. Các bạn hàng lớn nhất của EU trên thương trường là Hoa Kỳ năm 1995 có tổng kim ngạch buôn bán 204,5 tỷ USD chiếm 18,4% tiếp đó là Thuỵ Sỹ: 94,8 tỷ USD chiếm 8,5% sau đó là Nhật Bản: 87,2 tỷ chiếm 7,9%. Xét theo khối liên kết thì bạn hàng lớn nhất là khối NAFTA: 234 tỷ USD chiếm 21% kim ngạch ngoại thương của EU. EU trong tư cách một thị trường quan trọng nhất thế giới với sự gắn kết của 15 nước thành viên phụ thuộc vào thương mại quốc tế nhiều hơn so với Mỹ. Là một thành viên chủ đạo của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT ), EU có vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương. Những cuộc đàm phán này đã thu được thành công trong việc giảm bớt các hàng rào thương mại từ những năm 60 trở lại đây. Các hàng hoá chủ yếu của EU mua - bán trên thị trường thế giới là sản phẩm công nghiệp và hàng chế biến. Số này chiếm khoảng 85% kim ngạch xuất khẩu và 65% kim ngạch nhập khẩu. Ngoài ra EU còn xuất các thực phẩm và đồ uống, nguyên liệu và nhiên liệu: nhập chủ yếu là các hàng nông sản và hàng nguyên khai, dầu – khí. Trong toàn khối EU có khoảng 12 triệu người trực tiếp làm việc trong khu vực xuất khẩu với phần còn lại của thế giới. Với những đóng góp của mình, EU đã có vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại thế giới. Khối lượng thương mại ngày nay tăng lên đáng kể so với 50 năm năm trước do việc từng bước loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Từ năm 1985 đến năm 1996 tỷ trọng thương mại của EU chiếm trong GDP thế giới đã tăng 3 lần so với thập kỷ trước và tăng 2 lần so với những năm 60. Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU đã tăng lên hàng năm, ( năm 1994 là 1.303,41 tỷ USD : Năm 1995 là 1.463,13 tỷ USD, năm 1996 là 1.532,37 tỷ USD: Năm 1997 là 1.572,51 tỷ USD ), chiếm 20,42% kim ngạch thương mại toàn cầu giai đoạn 1994-1997, trong khi đó của Mỹ là 19,37% và Nhật Bản là 9,8%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của EU chiếm khoảng 21,13% tổng kim ngạch toàn cầu ( 1994-1997 ), con số này của Mỹ và Nhật Bản là 16,67% và 10,7%. Kim ngạch nhập khẩu của EU cũng không ngừng gia tăng, chiếm 19,72% kim ngạch nhập khẩu toàn cầu, còn của Mỹ và Nhật Bản là 20,09% và 8,88% ( 1994-1997 ). Trong quan hệ quốc tế, luật pháp EU cho phép xác lập mối quan hệ thương mại với các nước ngoài khối theo các hình thức như: Các hiệp định liên kết ( Association agreements ) cho phép bạn hàng xâm nhập miễn thuế vào thị trường EU cho phần lớn sản phẩm chế biến trong một thời kỳ quá độ nhất định. Hiệp định này sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do hoặc một dạng liên minh thuế quan. Do đó đây thường là hình thức hiệp định để ký với các nước sẽ là thành viên của EU trong tương lai. Một hình thức liên kết đặc biệt hiện đang giành cho 70 nước ở Châu Phí, vùng Caribê và Thái Bình Dương ( ACP ) cho phép các sản phẩm có nguồn gốc nước từ các nước này xâm nhập miễn thuế rộng rãi vào thị trường EU. Các hiệp định thương mại ưu đãi (Prefrential trade agreememts ) cho phép các đối tác xâm nhập ưu đãi vào thị trường EU. Các hiệp định khung (Framework agreements ) được thiết kế để tạo ra một cấu trúc thể chế không hàm ý sự cần thiết hai bên cần phải có sự nhượng bộ đặc biệt về thương mại hoặc kinh tế . Có thể thấy rất rõ chính sách thương mại chung của EU tập trung vào việc áp thuế chung với hàng hoá buôn bán với các nước ngoài khối trong khi xoá bỏ mọi hàng rào thuế trong buôn bán nội khối. Như vậy hiển nhiên là EU đã không phân biệt đối xử trong buôn bán nội khối nhưng lại thực hiện phân biệt đối xử trong buôn bán với các nước ngoài khối là điều trái với yêu cầu của GATT ( WTO ) :Mặt khác nhờ chính sách thương mại chung, các nước EU đã phối hợp hài hoà các chính sách thương mại của mình là điều mà WTO không yêu cầu các nước thành viên phải làm . Ngay từ năm 1947 khi ra đời. GATT đã đòi hỏi: 1) không phân biệt đối xử giữa các thực thể thương mại và đưa ra khái niệm “ Tối hậu thư ”( MNF: Most Favoured Nation); 2) dùng thuế quan để bảo vệ công nghiệp dân tộc với mức thuế được ghi vào các bảng danh mục thuế; 3) đền bù cho các bạn hàng nếu các mức thuế này tăng lên; 4) tư vấn và các thủ tục giải quyết tranh chấp và 5) cấm hạn chế về số lượng. Như vậy Liên minh Châu Âu mà trước kia là cộng đồng Châu Âu qua các vòng thương lượng Uruguay phải điều chỉnh dần các chính sách của mình. Thoả ước vòng Uruguay( the Uruguay Round Agreement ) gồm ba thoả ước chính tự do hoá thương mại: về hàng hoá (Trade in goods – GATT), về dịch vụ (Trade in services- GATS) và về sở hữu trí tuệ(Trade in intellectual property-TRIPS), ngoài ra là các thoả ước ngành (the sectoral agreements) trong đó thoả ước về nông nghiệp định giải quyết tổng thể cấu trúc bảo hộ đã phát triển ở EU và các nơi khác. Trong quá trình đàm phán qua các vòng Uruguay nhình chung EU đã có những điều chỉnh quan trọng về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và về nông nghiệp. Nói chung người ta thừa nhận rằng các nước tham gia kí kết nhận được cả lợi ích cũng như chịu thiệt từ thoả ước vòng Uruguay nhưng “được” nhiều hơn “mất”. Theo tính toán của E, các thành viên EU thu lợi 65 tỉ Ecu trong GDP nhờ Thoả ước vòng Uruguay còn theo đánh giá của các chuyên gia GATT và OECD thì việc dỡ bỏ các hạn chế thương mại theo GATT đã làm cho thương mại toàn cầu tăng 240 tỉ Ecu. Tuy nhiên hiện nay Chính sách nông nghiệp chung, Công ước Lome, chế độ buôn bán chuối và số lượng đang gia tăng các hiệp định ưu đãi của EU đang là nguồn gốc của những căng thẳng vói các bạn hàng thương mại. Liên minh Châu Âu đang tiếp tục củng cố liên kết qua chương trình thị trường thống nhất (tự do hoá nội khối) đồng thời ủng hộ tự do hoá thương mại đa phương theo GATT/WTO và bảo đảm thực hiện tốt Thoả ước vòng Uruguay. Liên minh Châu Âu cam kết bảo vệ các lợi ích khu vực của mình trong hệ thống thương mại quốc tế nhưng liên kết EU liệu có đủ sâu, đủ mạnh trước sự xem xét phê phán của WTO không đó là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm. 2.2 Liên minh Châu Âu trong quan hệ giữa 3 trung tâm kinh tế thế giới Trong quan hệ kinh tế nói chung và thương mại - đầu tư nói riêng có thể thấy xu hướng phụ thuộc lẫn nhau giữa 3 trung tâm kinh tế thế giới ngày càng gia tăng trong sự phát triển của tiến trình toàn cầu hoá kinh tế. Với EU, Hoa Kỳ là bạn hàng số 1 trong quan hệ thương mại và Nhật Bản đứng vị trí số 2 (tất nhiên không kể buôn bán nội bộ EU). Đầu thập niên 1990, Hoa Kỳ chiếm 80% kim ngạch xuất- khẩu và 2% kim ngạch nhập khẩu. Còn đối với Hoa Kỳ thì Tây Âu là bạn hàng số 2 và với Nhật Bản EU cũng là bạn hàng lớn. Tình trạng không cân bằng trong các cân mậu dịch là nguyên nhân chủ yếu gây mâu thuẫn,xung đột trong quan hệ buôn bán giữa các bên, trong đó mâu thuẫn Mỹ- Tây Âu kéo dài và khá gay gắt. Trong quan hệ với Nhật Bản vấn đề là thương lượng thuyết phục Nhật mở cửa thị trường. Xu hướng phát triển quan hệ thương mại Tây Âu- Nhật Bản-Hoa Kỳ là gia tăng cạnh tranh và hợp tác trong buôn bán các kĩ thuật cao; xung đột và thoả hiệp diễn ra song song trong việc mở rộng thị trường cũng như cạnh tranh và xung đột trên thị trường buôn bán dịch vụ ngày càng một tăng. Ngoài ra là sự giành giật các thị trường mới trỗi dậy ở Châu á để không chỉ tăng xuất khẩu mà còn giúp các ngành sản xuất đã “xế chiều”của Mỹ, Nhật,Tây Âu hồi sinh. Trong quan hệ đầu tư quốc tế thì cạnh tranh và hợp tác giữa 3 trung tâm kinh tế quốc tế diễn ra khi thì lắng dịu khi thì bùng nổ và căng thẳng cả ở cấp vĩ mô lẫn vi mô. Đặc trưng nổi bật của quan hệ giữa 3 đầu tư lớn nhất của thế giới này là cạnh tranh quyết liệt thông qua sự thâu tóm, khống chế của các công ty xuyên quốc gia. ở cấp quốc gia một mặt các chính phủ tạo lập môi trường đầu tư thích hợp để hỗ trợ cho hoạt động của các công ty nước mình và tạo các định chế ngăn cản các công ty của nước khác xâm nhập, mặt khác trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế các chính phủ cũng phải hợp tác với nhau và làm lành mạnh hơn các chính sách kinh tế quốc tế để tạo cơ chế hữu hiệu phối hợp liên quốc gia nhằm quản lý có hiệu quả các công ty xuyên quốc gia và thúc đẩy kinh tế thế giới. Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ thì quan hệ 3 bên diễn ra theo hướng hình thành cục diện đa nguyên với thế cân bằng 3 cực Đôla Mỹ-Euro Châu Âu-Yên Nhật Bản. Sau khi đồng Euro xuất hiện và EMU chính thức ra đời, một tương quan tài chính tiền tệ quốc tế mới đã được xác lập: Hoa Kỳ có 271 triệu dân sản xuất 19% GDP toàn cầu và đồng đôla chiếm 56% dự trữ ngoại tệ thế giới còn Nhật Bản có 125 triệu dân sản xuất gần 8% GDP thế giới và đồng Yên chiếm 7% tổng dự trữ ngoại tệ thế giới. Là nhân tố mới xuất hiện, đồng Euro tuy mất giá tới 25% sau hơn 1 năm được đưa vào vận hành nhưng với xu thế đi lên nó sẽ sớm thúc đẩy sự chấm dứt kỉ nguyên chuyên chế của đồng Đôla Mỹ để tạo tương quan sức mạnh tiền tệ thế giới cân bằng và ổn định hơn với 3 thành tố chủ yếu là Đôla-Euro-Yên. Quan hệ với Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế của Liên hiệp Châu Âu. Đây là quan hệ có truyền thống lịch sử và bao hàm tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá..Đặc điểm nổi bật của quan hệ này là tính chất vừa đấu tranh vừa phụ thuộc trong các lĩnh vực hợp tác để từ đó tìm kiếm các phương sách thoả hiệp, kìm giữ và phát triển hơn nữa quan hệ. Cho đến nay EU vẫn là đồng minh lớn của Hoa Kỳ cũng là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu, địa bàn rộng lớn nhất cho đầu tư nước ngoài của Mỹ và còn là nguồn FDI lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên quan hệ hai bên nồng ấm hay lạnh nhạt tuỳ thuộc ở sự trùng hợp các lợi ích đến đâu.Hiện nay trong quan hệ thương mại Hoa Kỳ là bạn hàng lớn nhất của EU còn EU đứng thứ 2 sau Canadatrong buôn bán với Mỹ. Năm 1995, EU nhập từ Hoa Kỳ 103,6 tỉ Ecu và xuất 100,9 tỉ. Như vậy nhìn chung quan hệ thương mại tương đối hài hoà. Tuy nhiên đang nổi lên tranh chấp về các vấn đề về chuối, thịt bò có hoocmôn, thuế, công nghệ sinh học (các sản phẩm có biến đổi gien-GMO),các vấn đề có liên quan đến an toàn thực phẩm, vấn đề áp dụng luật chống cạnh tranh... Hai bên có sự nhìn nhận khác nhau về vấn đề này. Phía Hoa Kỳ cho rằng thực chất đây chỉ là biện pháp bảo hộ và các vấn đề và các vấn đề thương mại ngày càng bị gắn bó với chính trị. Mặt khác thủ tục phức tạp của phía EU (nhất là nguyên tắc nhất trí) luôn cản trở việc tìm kiếm nhanh các biện pháp tháo gỡ. Nhìn chung chính sách thương mại của EU đi theo xu thế đưa EU thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ, trở thành đối trọng và đe doạ sự cạnh tranh của Mỹ thông qua việc phát huy sức mạnh tiềm tàng với hướng đi chiến lược ưu tiên thị trường nội bộ. Trong quan hệ EU và Nhật Bản, Nhật Bản luôn được EU đánh giá là một đối tác quan trọng. Người Châu Âu luôn muốn xâm chiếm thị trường Nhật Bản trong khi lại cố gắng không để hàng hoá Nhật Bản thống trị thị trường Châu Âu. 2.3 Liên minh Châu Âu và thị trường Châu á Lâu nay Châu á không chiến vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của EU và EU cũng chưa bao giờ có một chính sách rõ rạng với vùng châu lục rộng lớn này. Cho đến ngày 13-7 năm 1994, EU công bố “Chiến lược mới đối với Châu á” như một tổng thể các biện pháp trong chính sách của mình đối với một khu vực và cũng là định hướng cho chính sách của mỗi nước thành viên đối với khu vực Châu á. Mục tiêu của chiến lược này là EU trong sự phối hợp giữa các thành viên sẽ tăng cường sự hiện diện của mình ở Châu lục này về kinh tế, chính trị theo hướng tăng dần vai trò, vị thế ở đây trong chiến lược chung duy trì và nâng cao vị thế dẫn đầu của mình trong đời sống kinh tế thế giới. Hiện nay EU đã xác lập những quan hệ toàn diện hơn với các nước trong khu vực trong đó quan hệ thương mại là nền tảng. Đối với các nước đang phát triển EU hiện diện như một nhà tài trợ lớn trong trợ giúp kỹ thuật và nhiều lĩnh vực khác. Mối quan hệ chính trị cũng xác lập, hiện thường diễn ra các cuộc gặp gỡ ở cấp bộ trưởng ngoại giao với các đối tác lớn. Đặc biệt các cuộc gặp gỡ á -Âu đã tạo khuôn khổ thiết chế cho đối thoại chính trị giữa hai khu vực. Quan hệ EU-ASEAN là nền tảng của chính sách Châu á của EU. Quan hệ này được xác lập khá sớm ngay sau khi ra đời ASEAN đã được EU công nhận. Là thị trường quan trọng của EU khu vực ASEAN được xem là bàn đạp cho các nước EU tiến vào khu vực Châu á-Thái Bình Dương. EU đang khuyến khích các nhà kinh doanh của mình nắm bắt các cơ hội thương mại và đầu tư ở ASEAN. Các số liệu thống kê cho thấy EU buôn bán với ASEAN nhiều hơn so với 70 nước ACP có quan hệ truyền thống của mình. Thị trường EU có đóng góp không nhỏ cho việc ASEAN thực hiện có kết quả chính sách tăng trưởng kinh tế nhờ xuất khẩu. Hàng hoá ASEAN xuất khẩu sang EU tăng nhanh và ngày càng cải thiện về kết cấu: Đó là các sản phẩm như hàng hoá, hàng điện tử gia dụng và văn phòng...Hiện nay EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 (sau Hoa Kỳ) cho sản phẩm chế biến của ASEAN. 3. Đặc điểm của thị trường EU Thị trường EU là một thị trường lớn với 15 quốc gia và 376 triệu người tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng bình quân là khá cao. EU là thị trường thống nhất cho phép lưu thông tự do về lao động, vốn, hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thành viên. 3.1 Đặc điểm về thị hiếu người tiêu dùng EU với 15 quốc gia thành viên với 367 triệu người cho phép tự do lưu thông hàng hoá sức lao động và vốn nội bộ khối. Mỗi nước thành viên vẫn giữ đặc điểm tiêu dùng riêng nên hàng hoá vẫn đa dạng và khác nhau. Tuy nhiên thị trường EU có những yêu cầu và tập quán khá thống nhất: Ưa chuộng hàng có nguồn gốc tự nhiên, lành mạnh. Ví dụ: Thuỷ hải sản phải đảm bảo vệ sinh không nhiễm độc môi trường: Hàng may mặc và giầy dép có chất lượng cao và hợp thời trang, không có nguồn gốc hoá chất hoặc sử dụng hoá chất (tối kỵ chất AZO-Dyes). Mẫu mã thay đổi liên tục, xu hướng dùng giày vải thay cho giày da đang thịnh hành. Mức sống của Châu Âu cao nên vấn đề là chất lượng, mẫu mã, chủng loại chứ không phải là giá cả. Người dân EU chấp nhận giá cao khi hàng mà họ mua đạt yêu cầu thị hiếu và chất lượng theo ý của họ. Hàng hoá của các nước đang phát triển châu á trong đó có Việt Nam,Trung Quốc.. và các nước ASEAN khác là loại chất lượng trung bình phù hợp với người dân có mức sống trung bình (khoảng 65-70% dân số) và nhóm người có mức sống thấp (khoảng 10% dân số) Xu hướng tiêu dùng thay đổi từ hàng bền trước đây sang hàng sử dụng ngắn ngày rẻ hơn chút ít nhưng chất liệu tự nhiên (dùng bông sợi tự nhiên) không phải sợi tổng hợp, đồ gỗ không ._.phải đồ nhựa. 3.2 Đặc điểm về hệ thống phân phối Hệ thống phân phối EU là một bộ phận EU là một bộ phận gắn liền với hệ thống mậu dịch thương mại toàn cầu. Mặt khác EU là một trong ba khối liên kết kinh tế lớn nhất thế giới với mức sống cao, đồng đều của người dân trong khối EU cho thấy một thị trường rộng lớn và phát triển không những thế EU ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, các tiêu chuẩn về chính sách thuế áp dụng vào trong pháp luật từng bước làm cho việc đưa sản phẩm vào EU ngày càng có quy củ hơn. Hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong khâu lưu thông và xuất khẩu hàng hoá vì thế nó có các hình thức sau: Các trung tâm Châu Âu, các đơn vị chế biến dây chuyền phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng trong đó tập trung chủ yếu vào hình thức các trung tâm thu mua Châu Âu hoá với quy mô ngày càng rộng khắp. Từ đó ra đời các trung tâm thu mua Châu Âu, các trung tâm Châu Âu mua chung sản phẩm sản xuất trên thế giới và phân phối cho nhiều nhà phân phối quốc gia. Những trung tâm này thường tập hợp trên 50 nhà phân phối trở nên hoạt động trên phạm vi toàn Châu Âu, làm trung gian giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm. 3.3 Đặc điểm về các chính sách thương mại 3.3.1 Chính sách thương mại nội khối Xây dựng thị trường chung thống nhất, trong đó hàng hoá, dịch vụ được lưu thông tự do, tiến hành xoá bỏ các hạn ngạch, các mức thuế quan nội bộ giữa các nước trong cộng đồng. Hình thành thể chế chung về kinh tế, pháp luật có sự lưu chuyển tự do về vốn, lao động… 3.3.2 Chính sách ngoại thương Thống nhất trong nội khối, giữa các nước thành viên không đánh thuế, không phân biệt đối xử, minh bạch, cạnh tranh công bằng áp dụng các biện pháp thuế quan và hàng rào kỹ thuật. Xoá bỏ hạn ngạch chống hàng giả, áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập "GSP". II. Nền tảng quan hệ thương mại Việt Nam. Quan hệ Việt Nam với EU được hình thành trước hết với từng nước ngay từ khi miền nam được giảI phóng. Trong giai đoạn 1975-1979, viện trợ kinh tế của EU giành cho Việt Nam lên đến 109 triệu USD, trong đó viện trợ trực tiếp là 68 triệu USD. Song từ tháng 7 năm 1979, do vấn đề Campuchia nên EU đã ngừng viện trợ cho Việt Nam, kể cả khoản viện trợ 36 triệu USD đã được phê chuẩn. Từ cuối năm 1984, EU bắt đầu nối lại viện trợ nhân đạo cho Việt Nam. Đặc biệt ngày 20-10-1990, hội nghị ngoại trưởng EU đã thoả thuận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ở cấp Đại Sứ. Đây là sự kiện hết sức quan trọng, đánh dấu một bước chuyển biến mới trong quan hệ Việt Nam-EU. 1. Khuôn khổ pháp lý cho quan hệ thương mại Việt Nam-EU. 1.1. Hiệp định về dệt-may. Đối với nền kinh tế Việt Nam, dệt-may là ngành có tiềm năng sản xuất khá lớn và đang có nhu cầu tìm kiếm, mở rộng thị trường. Chính vì vậy, hiệp định buôn bán hàng dệt-may giữa Việt Nam và EU (lúc đó là EC) được kí tắt ngày 18-12-1992 và có hiệu lực từ ngày 1-1-1993 đã tạo cơ sở pháp lí và kinh tế vững chắc đưa ngành dệt-may xuất khẩu của Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Sau gần 4 năm thực hiện hiệp định với những kết quả đáng khích lệ, ngày 16-7-1976, hai bên đã chính thức hiệp địnhvề trao đổi hàng dệt-may tại Brucxen (Bỉ) với các điều khoản không có gì thay đổi lớn so với hiệp định đã kí tắt. Nội dung hiệp định chính thức lần này gồm 20 điều khoản, 3 phụ lục, 3 nghị định thư và 4 biên bản thoả thuận. Các điều khoản chủ yếu nhằm thiết lập chế độ áp dụng cho buôn bán hàng dệt xuất xứ từ Việt Nam. Việc xếp loại các mặt hàng được căn cứ trên cơ sở danh biểu thuế quan chung và danh biểu thuế thống kê của EU. NgoàI các quy định về phương thức xuất khẩu các mặt hàng theo hạn ngạch và các mặt hàng không bị hạn chế bởi các hạn ngạch cụ thể của các bên, còn quy định về sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu, kiểu giáng hàng hoá, xếp loại hàng hoá cũng như cam kết cung cấp thông tin thống kê chính xác về giấi phép xuất , nhập khẩu của 2 bên để tiện giám sát việc thực hiện buôn bán theo hiệp định trong khuôn khổ hệ thống kiểm tra hành chính hiện hành của EU và Việt Nam. NgoàI ra, điều 16 của hiệp định còn nêu: hai bên cam kết tránh mọi phân biệt đối xử trong việc cấp giấy phép xuất khẩu và việc cho phép nhập khẩu.Theo hiệp định năm 1992,Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU 151 chủng loại mặt hàng trong đó có 46 loại được xuất khẩu tự do vào EU không bị ràng buộc vào hạn ngạch ngoài ra còn 13 loại mặt hàng thuộc hình thức gia công thuần túy ( thêu, dệt) mỗi năm xuất khẩu vào EU hàng trăm tấn. Tổng số hạn ngạch theo hiệp định này là 21.298 tấn với kim ngạch khoảng 450 triệu USD, hiệp định được kí kết trong 5 năm (từ 1993 đến 1997) cứ mỗi năm hạn ngạch của từng mặt hàng tăng lên từ 1,5% đến 2,5% so với năm trước. Tháng 8 năm 1995 EU đã chính thức sửa đổi hiệp định với nội dung tăng hạn ngạch ở 23 mặt hàng nóng từ 20-25%, giảm số mặt hàng có hạn ngạch từ 105 xuống còn 54, tăng hạn ngạch gia công thuần túy lên gấp đôi, nâng mức chuyển đổi sinh hoạt từ 7-8% lên 10-15%, ước tính bổ sung sẽ tăng hạn ngạch của Việt Nam lên 250 tấn, tương đương với 100 triệu USD nâng tổng giá trị hạn ngạch vào EU là 550 triệu USD. Hiệp định thương mại hàng dệt-may trong giai đoạn 1998 đến 2000 đã được kí ngày 17-11-1997 và bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-1998, tăng 40% khối lượng so với hiệp trước, tạo cơ hội mới , thúc đẩy hàng dệt may việt Nam pháI triển với tốc độ nhanh hơn trước. So với hiệp định 1993 – 1997, hiệp định lần này có những bổ sung quan trọng tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam như được tự do chuyển đổi quota giữa các mặt hàng một cách rộng rãi và dễ dàng hơn, Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) trọn vẹn, nhiều hàng dệt may của Việt Nam được hưởng thuế quan ở mức 0% theo chế độ ưu đãi phổ cập (GSP). Hiệp định giai đoạn 1998-2000 đã giảm bớt các mặt hàng bị quản lí bằng hạn ngạch từ 54 xuống còn 29 chủng loại mặt hàng, trong đó có 13 loại mặt hàng tăng từ 36% đến 116%. Khối lượng của 29 loại hàng này tương đương với 54 loại hàng cũ, quan trọng hơn là những loại hàng này có khả năng xuất khẩu tăng mạnh. Hiệp định mới này đã đưa 25 mặt hàng ra khỏi danh mục quản lí bằng hạn ngạch, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu tự do các mặt hàng này vào thị trường EU, đối với mỗi loại hàng có hạn ngạch, mức xuất khẩu hàng năm tăng từ 3% đến 5%. Có thể nói, hiệp định hàng dệt may Việt Nam –EU đã tạo cho Việt Nam nhiều khả năng thuận lợi để xuất khẩu sản phẩm sang EU, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp may mặc. Hiệp định buôn bán hàng Việt Nam –EU sau khi được kí kết và thực hiện đã tạo cho ngành dệt may một thị trường rộng lớn. Liên hiệp Châu Âu đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam . 1.2. Hiệp định khung . Sau nhiều năm chuẩn bị và đàm phán, ngày 31-5-1995,Việt Nam và EU đã kí tắt và ngày 17-7-1995 kí chính thức “ hiệp định hợp tác giữa cộng đồng Châu Âu và cộng hoà XHCN Việt Nam ” Brucxen (Bỉ) tạo bước ngoặt trong tiến trình phát triển quan hệ hợp tác quan hệ hai bên. Đây là một hiệp định khung dài hạn, quy định khái quát quan hệ giữa 2 bên gồm 21 điều khoản và 3 phụ lục. Các điều khoản chủ yếu là các vấn đề hợp tác thương mại, đầu tư, môi trường hợp tác kinh tế khoa học và công nghệ…Hiệp định có giá trị trong vòng 5 năm và nghiễm nhiên được gia hạn thêm hàng năm nếu một trong các bên kí kết không tuyên bố huỷ bỏ nó khi hết hạn 6 tháng. Hiệp định khung hợp tác Việt Nam –EU nhằm 4 mục tiêu sau : -Đảm bảo các điều kiện cần thiết và thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại, đầu tư hai chiều trên cơ sở cùng có lợi. -Trợ giúp phát triển kinh tế ở Việt Nam và đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện đời sống cho các tầng lớp dân. -Tăng cường hợp tác kinh tế cùng có lợi bao gồm sự trợ giúp đối với các nỗ lực của Việt Nam trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trường. -Trợ giúp về bảo vệ môI trường và sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thương mại chiếm vị trí quan trọng trong số những nội dung cơ bản của hiệp định. Trước tiên hiệp định quy định rõ Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu sẽ dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN), đặc biệt là quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập ( GSP) - điều này có lí nghĩa thực tiễn lớn vì trong khi Việt Nam chưa phảI là thành viên của WTO nhưng vẫn được hưởng quy chế ưu đãi này. Hiệp định cam kết phát triển và đa dạng hoá trao đổi thương mại, cải thiện quá trình tiếp cận thị trường của nhau, các bên sẽ dành cho nhau điều kiện thuận lợi để xuất nhập khẩu hàng hoá và thoả thuận, xem xét cách thức và biện pháp loại bỏ hàng rào thương mại của các bên, đặc biệt là hàng rào phi thuế quan. Các bên cũng thoả thuận khuyến khích trao đổi thông tin về những cơ hội thị trường cùng có lợi và tham khảo ý kiến của nhau về thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ…tiến hành cải tiến các chương trình đào tạo trong lĩnh vực này, cải thiện về quan hệ hợp tác về hải quan, về khả năng đào tạo nghiệp vụ, đơn giản hoá và đồng nhất các thủ tục hải quan. Theo hiệp định này, hai bên sẽ thành lập uỷ ban hỗn hợp để đưa ra những kiến nghị thích hợp nhằm thực hiện mục đích mà hiệp định đề ra, xác định ưu tiên các hoạt động mà 2 bên cần thực hiện. Từ tháng 9 năm1995, đại diện của Việt Nam đã bắt đầu tham gia các hoạt động của uỷ ban ASEAN ở Bruxen trong khuôn khổ quan hệ giữa các nước ASEAN và EU. Như vậy quan hệ thương mại Việt Nam –EU còn tạo thêm điều kiện cho Việt Nam mở rộng hơn nữa các quan hệ nằm trong khuôn khổ hợp tác ASEAN-EU. 2.Việt Nam. Trước hết, Việt Nam có sự ổn định chính trị, xã hội tương đối cao. Từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thắng lợi quan trọng, tạo nên thế và lực mới cho đất nước. Chính sự ổn định này đã giúp cho Việt Nam hạn chế bớt tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng khu vực, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vùng Đông Nam á. Mặt khác, Việt Nam chủ trương đối ngoại mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ đối ngoại nhằm mục tiêu thêm bạn bớt thù, đảm bảo ổn định an ninh quốc gia. Thứ hai, Việt Nam có quy mô dân số lớn, lao động trẻ chiếm số đông và có trình độ văn hoá, có khả năng tham gia vào quá trình hội nhập. Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 80 triệu người, với một tỷ lệ lớn lao động với chi phí cho một giờ công thường là thấp hơn so với các nước trong khu vực khoảng 0,16 USD, trong khi đó Nhật Bản là 13 USD, Hồng Kông là 2,43 USD. Nhờ lợi thế này mà Việt Nam có thể phát triển những ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như nông nghiệp, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, ... Thực tế cho thấy trong năm 2001, những mặt hàng trên đã được xếp hạng trong “top ten” mặt hàng xuất khẩu. Việt Nam là một nước có 80% dân số lao động tập trung ở nông thôn nên nông nghiệp là lĩnh vực then chốt của nền kinh tế trong nhiều năm qua. Lợi thế về xuất khẩu nông sản của Việt Nam bao hàm cả tính ngắn hạn và dài hạn. Về ngắn hạn tỷ trọng xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng ngày càng giảm nhưng xét trong dài hạn, sản xuất nông sản và khả năng bảo đảm năng suất cao bình quân 10 tấn/ha/năm là khả thi trên 4 đến 5 triệu ha đất nước lúa nước đủ cung ứng lương thực cho nhân dân và có phần nhất định cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hạt điều, ... vẫn luôn có thị trường ổn định. Thứ ba, Việt Nam không những có nguồn tài nguyên phong phú mà còn có vị trí địa lý kinh tế và chính trị rất thuận lợi. Là một quốc gia có bờ biển kéo dài và diện tích là đồi núi nên Việt Nam có lợi thế xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như: dầu thô, than đá, thiếc, thuỷ sản, ... Lĩnh vực dầu khí đối với Việt Nam khá mới mẻ, trong năm 1994 – 1995 nước ta đã được xếp hàng thứ năm về phát hiện dầu khí mới trên thế giới sau Algiery, NaUy, Brazil, Angola. Bắt đầu từ đó nước ta đã có những hoạt động khoan, thăm dò tỷ mỉ để phát triển và khai thác. Hơn thế nữa, Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương “án ngữ” giao lộ hàng hải, hàng không nội vùng quốc tế, là “cây cầu dài trên bộ” nối ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tạo ra con đường vận tải ngắn nhất từ Tây sang Đông Nam á trong tương lai gần. Đây là một vị trí trung tâm vùng Đông Nam á được các nước phương Tây đánh giá cao vị thế chiến lược này của nước ta. 3. Liên minh châu âu EU Là một tổ chức quốc tế có sự phát triển mạnh về khoa học công nghệ. EU rất quan tâm trong việc nghiên cứu khoa học và công nghệ chất lượng cao. EU đã giành một khoản ngân sách lên tới tới 12,3 tỷ ecu cho chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ. Hiện nay, EU đang tiến đến sử dụng công nghệ “sạch” nhằm bảo vệ môi trường quốc tế. Hơn thế, EU là một tổ chức có tiềm lực vốn, tài chính mạnh. Theo công bố của cơ quan này ngày 1/1/2000, tổng dự trữ mà hệ thống ngân hàng trung ương các nước thành viên nắm giữ và có toàn quyền sử dụng hoặc can thiệp khi cần thiết để thực hiện mực tiêu lên tới 327tỷ EURO, trong đó gần 100tỷ EURO bằng vàng. Đồng EURO đã và đang được đánh giá là đồng tiền mạnh nhất trên thế giới. Do tiềm lực tài chính mạnh mẽ nên EU có khả năng chi những khoản tiền khổng lồ vào các dự án nghiên cứu hay đầu tư. Ví dụ, trong chương trình chi tiêu đến năm 2006, nghị viện Châu Âu và Hội đồng bộ trưởng Châu Âu đã quyết định chi mỗi năm từ 990.660 triệu EURO đến 93.955 triệu EURO cho các hoạt động của liên minh. Bên cạnh đó, EU còn là khu vực có dân số đông với mức sống cao, người lao động có trình độ tay nghề cao nhờ các chương trình và các chính sách khuyến dụng người tài điển hình là Cộng hoà liên bang Đức. Từ đó cho ta thấy, Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng phù hợp với tính năng và nhu cầu của thị trường này như: dệt may, giày dép, thuỷ sản, ... Bên cạnh đó Việt Nam còn có thể tranh thủ tiềm năng tài chính hùng hậu của EU thông qua các nguồn vốn hỗ trợ và kỹ thuật để phát triển kinh tế và thay đổi hệ thống cơ sở vật chất cho quá trình sản xuất rút ngắn khoảng cách về công nghệ của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bảng 2: Một số mặt hàng được xếp hạng trong “top ten” xuất khẩu 2002 Mặt hàng Triệu USD Dệt may 2000 Thuỷ sản 1800 Giày dép 1520 Gạo 588 Cà phê 387 Rau quả 305 Mỹ nghệ 237 Nguồn: Theo Diễn dàn doanh nghiệp, tháng 1+2/2002 4.Đặc điểm quan hệ thương mại Việt Nam –EU * Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU là mối quan hệ giữa một nước đang phát triển và một khối liên minh đa quốc gia phát triển. Việt Nam là một quốc gia nghèo nông nghiệp là chủ yếu, điểm xuất phát thấp nên có nhiều hạn chế về cơ chế quản lí cũng như hệ thống luật pháp. Nền ngoại thương kém phát triển với quy mô xuất khẩu nhỏ. Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, sản phẩm thô nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao, sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ chiếm tỷ trọng thấp. Trong khi đó EU là khối các nước phát triển và có đến 4 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, là nơI cung cấp thiết bị nguồn, là một trong 3 trung tâm kinh tế, thương mại lớn của thế giới với nền ngoại thương phát triển. Đây chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên tính hạn chế của Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với EU. * Quan hệ thương mại Việt Nam –EU có một giá trị lịch sử đối với sự phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam. Trong bối cảnh thập kỷ 90 việc phát triển quan hệ thương mại với EU được coi là “ lời giải ” để phá vỡ thế bao vây, cấm vận và bị cô lập của thương mại Việt Nam. Ngày nay mối quan hệ thương mại này là một bước tiến quan trọng trong quá trình chủ động hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam với thế giới. EU là một trong những đối tác có vai trò hết sức quan trọng, quyết định khả năng Việt Nam trở thành thành viên của WTO trong những năm tới. *Quan hệ thương mại giữa 2 bên được phát triển trên nền tảng từ mối quan hệ truyền thống vốn có của Việt Nam với các nước thành viên. Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU có mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên EU mang tính quyết định, do những quan hệ này mang tính đặc thù giữa Việt Nam và các nước EU riêng biệt. Ví dụ: Quan hệ giữa Việt Nam với Thụy Điển và các nước Bắc Âu có những điểm khác với quan hệ giữa Việt Nam với Pháp, Đức, Anh …Nhìn chung quan hệ thương mại Việt Nam –EU không bị cản trở bởi các vấn đề lịch sử như quan hệ giữa Pháp và Đức, hai nước có tiềm năng lớn về mọi mặt. *Quan hệ thương mại Việt Nam –EU hình thành và phát triển được là do xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả 2 bên. Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng, có thể cung cấp nguyên liệu , nhân công lao động rẻ, thị trường tiêu thụ hàng hoá, công nghệ với sức mua đang tăng lên là “cửa ngõ” quan trọng của khu vực thị trường ASEAN. Về phần mình Việt Nam mong muốn có vị trí đáng kể trên thị trường EU rộng lớn và sẽ được mở rộng trong tương lai nhằm đa dạng hoá các quan hệ thương mại. EU là địa chỉ cung cấp công nghệ nguồn hữu hiệu cho Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH đất nước thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. *Quan hệ thương mại Việt Nam EU cũng có tính hạn chế làm giảm tính hiệu quả trong phát triển thương mại giữa 2 bên. Chính sách thương mại - đầu tư của EU chủ yếu nhằm vào các thị trường truyền thống có tính chiến lược là Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi-Địa Trung Hải. Với các nước Châu á, trong đó có Việt Nam cơ sở thương mại của EU mới hình thành rõ nét gần đây vầ đang trong quá trình xem xét và thử nghiệp, khai thác. Ngoài ra còn do tác động từ những yếu tố khác như chính sách “hướng nội” của EU,vị trí địa lí thói quen buôn bán, trình độ phát triển của Việt Nam, sự suy giảm về kinh tế của các nước EU, chính sách “hướng về Châu A” của EU mới được bắt đầu thì Châu á lại rơi vào khủng hoảng, làm giảm mức buôn bán và đầu tư của khu vực này… III.Vai trò của xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU. 1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 1.1. Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Đối với một nước nghèo và chậm phát triển như ở nước ta thì việc chọn bước đi công nghiệp hoá là con đường thích hợp nhất. Để thực hiện công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một nước thường dựa vào các nguồn chủ yếu: Viện trợ, vay nợ, đầu tư nước ngoài…Tất cả các nguồn đó đều phảI hoàn trả lại dưới các hình thức khác nhau, còn phát triển xuất khẩu lầ sự bảo đảm, quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu CNH-HĐH đất nước. 1.2 Tác động đến quấ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền sản xuất trong nước. Đây là yếu tố then chốt trong quá trình CNH-HĐH. Đồng thời sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo và chế biến hàng xuất khẩu được áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sản xuất ra hàng hoá có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, giúp ta có nguồn lực công nghiệp mới, tăng sản xuất cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Bên cạnh đó tạo khả năng mở rộng thị trường, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào, góp phần cho sản xuất, phát triển kinh tế ổn định. 1.3 Góp phần giải quyết lao động, việc làm. Sự phát triển của các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu sẽ thu hút rất nhiều lao động vào làm việc, với mức sống ổn định. Ngoài ra xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của con người. 1.4. Là nền tảng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại . Xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao vai trò của nhà nước ta trên thị trường quốc tế. Nhờ có những mặt hàng xuất khẩu mà đã có nhiều nước đã, đang và sẽ thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư với nước ta. 1.5 Đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước . Việc đưa các nguồn tài nguyên thiên nhiên tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, đã thông qua việc phát triển các ngành chế biến, xuất khẩu đã góp phần nâng cao giá trị hàng hoá, giảm bớt những thiên tai do điều kiện thiên nhiên ngày càng trở nên bất lợi cho đầu vào và đầu ra hàng hoá cho xuất khẩu. 2. Vai trò của việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU. Tạo dựng thế và lực trên thương trường quốc tế Thực tế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và quốc tế đã mang lại những kết quả quan trọng, củng cố vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Chính sách bao vây cô lập, cấm vận của các thế lực thù địch đã bị thất bại, nước ta đã tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Không những chúng ta khắc phục được tình trạng khủng hoảng do thị trường Liên Xô và hệ thống XHCN bị tan rã khiến ta mất đi thị trường truyền thống là Đông Âu mà còn mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu như: ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và đặc biệt là EU. Kim ngạch xuất nhập khẩu đã gia tăng nhanh chóng, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân, tăng thu ngoại tệ và ngân sách. Nếu như năm 1990 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2,2404 tỷ USD thì năm 2000 đã đạt 14,308 tỷ USD, chiếm 30% GDP. Năm 2001, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 tỷ USD tăng 4,5% so với năm 2000. Bức tranh kinh tế Việt Nam ngày càng có bước tiến khả quan. Thêm vào đó là việc cố gắng tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với các nước và tổ chức kinh tế như EU và góp phần vào việc thúc đẩy nhanh quá trình gia nhập WTO. Giải quyết vấn đề thị trường Bản chất của mọi hoạt động hội nhập và hợp tác nhằm mục đích chính là mở rộng thị trường và tìm kiếm thị trường cho hoạt động sản xuất để xuất khẩu trong nước. Mọi hoạt động sản xuất sẽ không còn ý nghĩa khi nó không có đầu ra hay không được đưa vào sử dụng. Do đó, trong những năm qua Việt Nam luôn cố gắng duy trì các mối qua hệ truyền thống với ASEAN, Nga, Trung Quốc,... mà còn mở rộng thêm quan hệ với các nước Tây Âu. Đối với Việt Nam, EU là một thị trường ổn định, có tiềm năng kinh tế, khoa học kỹ thuật tớn trên thế giới. Vì vậy, EU được côi là đối tác kinh tế chiếm hơn 4% buôn bán của thế giới, vừa là thị trường tiêu thụ lớn, 375 triệu dân. Do đó, EU là một thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới. Việt Nam và EU là hai nền kinh tế thị trường ở các trình độ khác nhau nên có thể bổ sung cho nhau, tăng cường thu hút đầu tư, công nghệ. Thực tế, cho thấy EU bao gồm chủ yếu là các nước tư bản, nền kinh tế thị trường xuất hiện và chi phối hàng trăm năm qua, trong khi đó Việt Nam mới chỉ đang chuyển dần vào cơ chế thị trường. Do đó sự hợp tác trong quan hệ hai bên sẽ bổ sung cho nhau. Đi kèm với hoạt động thương mại là hoạt động đầu tư và chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tay nghề của công nhân (bảng về hàng hoá nhập khẩu từ EU) Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi của EU Hơn thế nữa Việt Nam đang trong thời gian được hưởng GSP trên một số hàng như: dệt may, giầy dép,... nên càng có nhiều cơ hội xuất khẩu sang EU với lợi thế lao động và nguyên vật liệu rẻ sẽ thu được một lượng kim ngạch lớn cho ngân sách nhà nước, được thể hiện băng tốc độ tăng bình quân khá cao của kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1990 – 2000(37,1%), xuất khẩu Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng trung bình là 18% trong kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1995-2000. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba sau ASEAN và Nhật Bản, mối quan hệ hợp tác với EU đã góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo nhiều quan hệ thương mại trên thế giới, nếu trước năm 1990 Việt Nam có quan hệ thương mại với 40 nước thì trong thập kỷ 20 này đã tăng lên 140 nước với 70 hiệp định thương mại cấp quốc gia, có thể nói đây là sự thay đổi tiến bộ vượt bậc của nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc khai thông EU đã đòi hỏi nước ta phải phảt triển cơ sở vật chất và năng lực của một số ngành như công nghiệp trong các lĩnh vực như: chế biến điều, rau quả, cao su, cà phê, thực phẩm,... Riêng với ngành thủy sản đã làm chuyển biến đáng kể năng lực khai thác, nuôi trồng và năng lực hậu cần, dịch vụ, làm chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế vùng biển. Đồng thời sự phát triển về xuất khẩu đối với một số mặt hàng nông nghiệp như cà phê, điều, chè; hàng công nghệ phẩm như: may mặc, giày dép đã tao sự chuyển đổi nhanh chóng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và sự đổi mới không ngừng sản phẩm làm ra. Vai trò của ngành dệt may, giày dép, thủy hải sản đã góp phần kkông nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cũng nhờ đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp mà tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là sự thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp – nông nghiêp – dịch vụ. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu được các mặt hàng trên vào thị trường EU sẽ giúp Việt Nam thu được một số ngoại tệ lớn nhằm nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, để nâng cao năng lực sản xuất trong nứoc, tạo ra sản phẩm mới, chất lượng cao, mẫu mã kiểu cáh phong phú có thể cạnh tranh được với hàng hoá thế giới từ đó tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Nếu chỉ nói đến thuận lợi thôi thì sẽ là chưa đủ, vì bên cạnh những thuận lợi Việt Nam còn phải gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU. cHƯƠNH II:THựC TRạNG XUấT KHẩU HàNG HOá VIệT NAM SANG THị TRƯờng EU trong thời gian qua I. kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang liên minh châu âu (eu) thời gian qua 1. Trước năm 1990 Quan hệ ngoại thương Việt Nam – EC bắt đầu từ thế kỷ 16 –18, khi các nhà truyền giáo, các thương nhân Tây Âu đã mua một số hàng nông sản của Việt Nam dêm về bán ở thị trường Châu Âu như tơ lụa, đường, hương liệu, ... Trong thời kỳ Pháp thuộc, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Pháp và Tây Âu đã phát triển. Các công ty thương mại Pháp đã nhập khẩu nhiều loại hàng nông sản của Việt Nam như: gạo, cà phê, cao su, lâm sản và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Một số sản phẩm đã được trưng bày tại các hội chợ Tây Âu như chè đen Tây Nguyên, nhãn hiệu “Tây Nguyên dân tộc” tại các thị trường London, Amsterdam, được đánh giá có chất lượng tốt ngang bằng với các loại chè của ấn Độ và Xây Lan thời kỳ đó. Thời kỳ 1954 - 1975 là giai đoạn kháng chiến cứu nước nên hoạt động xuất khẩu hoàn toàn bị tê liệt, thay vào đó chủ yếu là hoạt động nhập khẩucác thiết bị máy móc của Tây Âu ở miền Nam còn miền Bắc thì nhận viện trợ của Liên Xô. Thời kỳ sau năm 1975, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EC có nhiều bước thăng trầm do tình hình chính trị tác động. Hoạt động ngoại thương của hai bên chỉ còn là hoạt động viện trợ một chiều của EC trong giai đoạn 1975 – 1978, tổng khoản viện trợ này đã lên tới190 triệu USD trong đó viện trợ trực tiếp là 68 triệu USD. Nhưng sau năm 1979, quan hệ này bị gián đoạn bởi sự kiện Campuchia và phải đến giữa thập kỷ 80 mới được nối lại. Cùng với hoạt động viện trợ, các doanh nghiệp của cộng đồng EC đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, ... Hoạt động buuôn bán được hai bên tích cực thúc đẩy nên quy mô buôn bán ngày càng được mở rộng. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EC đã thu hút được các doanh nghiệp của cả hai bên với 50,71%/năm. Trong vòng 5 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu sang EC là 218,2 triệu USD, chiếm 4,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu năm 1989 tăng mạnh đột ngột so với các năm trước bởi vì trong năm 1989 Việt Nam có thêm hai mặt hàng xuất khẩu với số lượng khá lớn và giá cao sang EC là dầu thô và thuỷ sản. Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EC các năm1985 – 1989 Đơn vị: triệu USD. Nguồn: Số liệu thống kê Trung tâm tin học và thống kê Tổng cục Hải quan. Về cơ cấu thị trường, Pháp vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm 74,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta, tiếp đến là Đức với 10,5%, Bỉ là 5,7%,... Nhìn chung trong giai đoạn này, các mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta vẫn là các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, quặng, dầu,... nhưng các mặt hàng xuất khẩu chính sang EC vẫn chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp và khoáng sản, kim ngạch xuất khẩu vào EC vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước và hoạt động xuất khẩu còn manh mún. Tuy nhiên tinh thần hợp tác và cố gắng của hai bên đã mang lại kết quả ban đầu khá tốt đẹp, đây sẽ là những tiền đề thúc đẩy quan hệ thương mại trong thời kỳ sau này. 2. Sau năm 1990 Ngày 22/10/1990, Hội nghị ngoại trưởng 12 nước thành viên của EC đã qyuết định thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam, bắt đầu bằng việc tiến hành viện trợ nhân đạo thông qua khoản viện trợ tài chính 7 triệu USD để giúp lao động Việt Nam trở về nước,... Ngày 12/6/1992, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết tăng cường quan hệ giữa EC và ba nước Đông Dương, trong đó yêu cầu Uỷ ban Châu Âu và hội đồng bộ trưởng EC đề ra những biện pháp cụ thể để đẩy mạnh quan hệ mọi mặt với Việt Nam. Tháng 2/1993, cố tổng thống Pháp F.Mitterrand đến thăm Việt Nam , đây là sự kiện quan trọng trong đường lối đối ngoại của hai nước nói riêng và của Việt Nam - EC nói chung, nó có ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh tế giữa EU và Việt Nam. Sau đó là những cuộc viếng thăm của các quan chức thuộc EC: thủ tướng Thuỵ Điển, Bộ trưởng ngoại giao Cộng hoà liên bang Đức, Hà Lan, Bỉ, Bộ trưởng kinh tế tài chính Pháp,... tại Hà Nội. Về phía Việt Nam, nước ta cũng đã có những cuộc viếng thăm các nước Tây Âu như: Năm 1992, sau chuyến thăm của nhà ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, là chuyến thăm 4 nước chủ chốt Tây Âu và Uỷ ban Châu Âu từ ngày 23/6 đến ngày 6/7/1993 do thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu. Năm 1995, quan hệ Việt Nam – EC tiếp tục phát triển với những chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng cộng hoà áo, Hà Lan,... và chuyến thăm chính thức nghị viện Châu Âu của chủ tịch Nông Đức Mạnh vào đầu tháng 2/1995. Tháng 5/2000, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Lê Khả Phiêu, đã thăm cộng hoà Pháp, Italia, Uỷ ban Châu Âu,... Những chuyến viếng thăm này không những gắn chặt hơn nữa quan hệ Việt Nam và EU, mà còn khẳng định một lần nữa với bạn bè quốc tế về định hướng của Đảng ta “Chủ trương phát triển mạnh kinh tế đối ngoại theo hướng độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hoá, hợp tác nhiều mặt, đa phương và song phương; coi trọng hợp tác với các nước phát triển và trung tâm kinh tế – chính trị lớn trên thế giới, nhằm đẩt mạnh phát triển kinh tế xã hội,...” Ngay sau khi chính thức thiết lập lại quan hệ ngoại giao năm 1990, buôn b._.tán thương mại ở các nước thành viên EU, từ đó tạo một web site về thị trường EU để các doanh nghiệp có điều kiện cập nhật thông tin thường xuyên. Ví dụ, một tỷ lệ lớn hàng hoá Việt Nam hàng năm xuất đi EU nhằm vào khu vực thị trường Pháp, Đức, Italia, Anh... Tuy nhiên, một số tham tán thương mại Việt Nam đã có ý kiến rằng trong vài năm gần đây, những nhà nhập khẩu của Thuỵ Điển, Luxembourg bắt đầu quan tâm đến hàng Việt Nam. Với Luxembourg, đây là thị trường nhỏ nhưng thu nhập bình quân đầu người lại cao nhất thế giới. Tiềm năng tiêu thụ của thị trường này rất lớn, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Bởi lẽ, Việt Nam có thể xin tối đa vốn ODA từ Luxembourg, tuy không nhiều nhưng điều kiện kèm theo lại khá dễ dàng. * Tổ chức doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm tại các nước thành viên EU Mỗi năm, EU tổ chức hàng nghìn hội chợ, triển lãm thương mại lớn nhỏ. Tuy nhiên, hội chợ, triển lãm hữu ích mà Bộ Thương mại nên hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam tham gia là những hội chợ chuyên ngành, như Expo Hannover (thành phố Hannover, CHLB Đức); hội chợ Paris; Europartenariat; Frankfurt. *Tích cực tạo lập thông tin hai chiều Bộ Thương mại phải giới thiệu cho doanh nghiệp Việt Nam biết rõ ràng về thị trường Châu Âu, từ hệ thống thuế quan phổ cập, các biện pháp phi hạn ngạch, thủ tục xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng, giá cả, nhất là các mặt hàng tương tự của các nước trên thị trường EU… và ngược lại thông tin cho khách hàng châu Âu về thị trường, chủng loại, mẫu mã, giá cả hàng hoá Việt Nam có thể xuất khẩu và cả nhu cầu nhập khẩu. Cần huy động các đại diện thương mại tại EU và từng nước thuộc EU tham gia vào cuộc xúc tiến thương mại đa biên và song biên. Trong chừng mực nào đó, có thể giao cho các đại diện chỉ tiêu về xuất khẩu có tính chất hướng dẫn vào một thị trường nào đó của EU, và có chế độ khuyến khích vật chất nếu đem lại hiệu quả. Ngược lại, chắp mối quan hệ trực tiếp giữa cơ quan đại diện thương mại của EU, của từng nước thành viên với cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam để giải toả nhanh một vài mối tắc và mở thêm cơ hội hợp tác. 1.2. Tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu vào EU Trong những năm tới, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao kim ngạch thương mại với EU, bởi Trung Quốc đã gia nhập WTO nên sẽ khai thác tối đa tiềm năng tiêu thụ của thị trường EU rộng lớn này. Do đó, để giảm thiểu khó khăn, Nhà nước cần tích cực tìm hiểu những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU, chẳng hạn như: *Thành lập thí điểm Quỹ xuất khẩu mậu dịch vào EU Nếu Nhà nước cho phép thành lập thí điểm Quỹ xuất khẩu mậu dịch vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện hỗ trợ nhau cùng xuất khẩu hàng hoá, không những hỗ trợ về vốn mà còn hỗ trợ cả về kinh nghiệm và thông tin thị trường. * Sớm thành lập và phát triển Quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và các loại quỹ tín dụng khác Mục đích thành lập các quỹ này là tạo cơ hội thuận lợi nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại. Ví dụ, Công ty bảo hiểm ngoại thương của Pháp (COFACE) là một loại hình quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, chịu trách nhiệm giúp đỡ các doanh nghiệp Pháp thâm nhập thị trường mới và bồi thường rủi ro nếu các doanh nghiệp này thâm nhập thị trường không thành công. 1.3 Kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các nước thành viên EU Như trên đã phân tích, EU có tiềm lực vốn rất mạnh và các doanh nghiệp EU rất muốn làm ăn với Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại có quy mô vừa và nhỏ nên khả năng vốn rất yếu. Do vậy, Nhà nước cần tích cực hợp tác với EU để đạt được những hỗ trợ tài chính cần thiết. Hiện nay, Việt Nam đã đạt được một thoả thuận với Đức, theo đó Đức sẽ tài trợ gần 50% kinh phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tham dự hội chợ tìm kiếm thị trường ở Đức. Trong tương lai, nước ta cần tiếp tục thương lượng với các quốc gia thành viên khác để đạt được những hỗ trợ tài chính tương tự. Bởi lẽ, theo Uỷ ban châu Âu tại Hà Nội, do các doanh nghiệp châu Âu rất muốn làm ăn với Việt Nam nên Phòng Thương mại và Công nghiệp các nước thành viên sẵn sàng thương lượng để tiến hành những giúp đỡ tài chính cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam. 1.4. Hợp tác với EU chống gian lận thương mại, giữ uy tín hàng hoá Việt Nam Hiện nay, EU đang áp dụng hệ thống kiểm tra kép đối với mặt hàng giày dép nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này đã gây nhiều rắc rối cho các cơ quan chức năng Việt Nam (điển hình là Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan) và các doanh nghiệp Việt Nam khi buộc phải hoàn thành thêm một thủ tục hành chính nữa mới được xuất hàng. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho EU, đồng thời tránh mất uy tín cho Việt Nam, nên nước ta cần hợp tác với EU chống gian lận thương mại. Cụ thể, Nhà nước nên đề nghị EU gộp chứng thư xuất nhập khẩu với C/O form A và cam kết sẽ cung cấp thường xuyên và trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền của EU những thông số của giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp, để cơ quan hữu trách đối chiếu với C/O do nhà nhập khẩu xuất trình. Bên cạnh đó, nước ta vẫn cần phải tiến hành suôn sẻ việc cấp giấy chứng nhận xuất khẩu (E/C), giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) đối với hàng dệt may, giày dép, ngăn chặn việc lập chứng thư giả về hạn ngạch, nhằm giữ uy tín hàng Việt Nam. 1.5. Đấu thầu hạn ngạch, tiến tới bán hạn ngạch Hiện nay, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được bán sang thị trường EU thông qua hình thức Nhà nước chính sách thưởng hạn ngạch cho các doanh nghiệp xuất khẩu có kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, cơ chế này nảy sinh không ít tiêu cực, làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá và uy tín doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường EU. Do đó, Việt Nam nên sử dụng hiệu quả hạn ngạch mà EU cấp theo hướng tạo dựng một cơ chế cụ thể về đấu thầu hạn ngạch, theo đó các doanh nghiệp phải chứng minh ưu thế cạnh tranh thì mới có thể đạt được nhiều hạn ngạch. Chẳng những thế, trong tương lai, nước ta nên áp dụng cơ chế bán hạn ngạch, để các doanh nghiệp thực sự có nhu cầu xuất khẩu vào thị trường EU có thể mua hạn ngạch tuỳ theo mức độ cần thiết. 1.6. Xác định “cầu nối” với EU Trên cơ sở lý luận, ta thấy rằng Pháp sẽ là cầu nối lý tưởng giữa Việt Nam và EU vì những nguyên nhân sau: Pháp có tiềm năng kinh tế và ảnh hưởng lớn trên thương trường quốc tế. Hiện tại, Pháp là cường quốc kinh tế lớn thứ tư trên thế giới, và một trong hai đầu tầu kinh tế của EU (Đức và Pháp). Pháp có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam từ nhiều thập kỷ nay. Ngay sau chiến tranh, thống nhất đất nước, Pháp là quốc gia phương Tây duy nhất vẫn giữ quan hệ với Việt Nam, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam. Hiện nay, Pháp vẫn tích cực trở lại và hợp tác với nước ta trên mọi mặt, nhất là văn hoá và kinh tế. 1.7. Nâng cao vai trò của Nhà nước để san bằng khoảng cách chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu Đây là giải pháp then chốt. Nhà nước cần tiếp tục công khai và luật hoá những chủ trương, chính sách, cải tiến cơ chế xuất nhập khẩu, không phải chỉ ở định hướng mà phải chú trọng cả những hoạt động nghiệp vụ mang tính thủ tục hành chính thuần tuý, tránh gây nản lòng cho đối tác. Mặt khác, nên có phương sách cụ thể về nhập khẩu đối với thị trường EU để san lấp xuất siêu như đã nói trên. Máy móc, thiết bị của thị trường EU rất tân tiến, và trong một số lĩnh vực như dệt may, giày dép, đồ nhựa, người dân Việt Nam có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ được. Và lẽ thường tình là muốn có sản phẩm đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu vào khu vực EU, thì chúng ta phải nhập khẩu trang trí thiết bị, quy trình công nghệ, bản quyền sáng chế… từ thị trường này. Bên cạnh đó, trong cân đối khung, Nhà nước nên tạo điều kiện ngang bằng để hàng tiêu dùng châu Âu vào được thị trường Việt Nam, như thế sẽ góp phần nâng cao sản xuất và thị hiếu của người Việt Nam. Hơn nữa, hàng hoá nhập chính thức sẽ là đối trọng với hàng của các nước khác đang ùa vào Việt Nam từ các ngả, nhất là đường buôn lậu. 1.8 Hoàn thiện chính sách thương mại theo hướng phù hợp với xu thế thương mại quốc tế Hợp tác thương mại với EU có nghĩa là tham gia vào thị trường thế giới. Để đảm bảo quyền lợi của bạn hàng, từ đó hoà nhập vào xu thế tự do hoá thương mại, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách thương mại cho phù hợp. Trên cơ sở phân tích những khó khăn, thách thức hoạt động nhập khẩu từ EU, chúng tôi mạnh dạn đề nghị các giải pháp sau: * Đơn giản hoá các mức thuế xuất, nhập khẩu, tiến tới bãi bỏ thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu, giảm dần thuế suất thuế nhập khẩu, giảm số lượng mức thuế suất thuế nhập khẩu, mở rộng khoảng cách giữa các mức thuế. Trong tương lai, biểu thuế nên quy định theo 8 mức: 0%, 3%, 5%, 10%, 20% 30%, 40% và mức thuế cao nhất là 50%. * Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định giá trị hải quan theo quy định của GATT/WTO. Giá tính thuế nhập khẩu nên xác định trên cơ sở hợp đồng ngoại thương. * Về các biện pháp phi thuế quan: Trong thời gian trước mắt, cần chuẩn bị điều kiện để tiến tới thực hiện đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu và bán hạn ngạch nhập khẩu một cách công khai. Việc quy định các mặt hàng cấm nhập khẩu cần có cân nhắc cẩn thận, tránh gây ra các tác động tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế. Việc tài trợ xuất khẩu cần xác định rõ mục đích, phương hướng và cơ chế bảo đảm, tránh tình trạng các doanh nghiệp ỷ lại, trì trệ và không cố gắng cải thiện tình hình, vươn ra thị trường thế giới. Xét về chuẩn mực quốc tế, biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước không được WTO chấp thuận. Vì vậy, về lâu dài chúng ta cần xem xét để có thể bãi bỏ các biện pháp này và tiến hành thuế hoá các biện pháp phi thuế quan phù hợp với quy định của WTO. *Về thể chế thương mại Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, quy định về quản lý thương mại, chủ động phê chuẩn các công ước quốc tế và ký kết các hiệp định thương mại với các nước để tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường hiệu lực thực hiện các quy định pháp luật về thương mại, bảo đảm thực hiện nghiêm minh, hạn chế mức cao nhất những vi phạm pháp luật thương mại. 2. Nhóm giải pháp vi mô 2.1. Đầu tư cho công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá Tiêu chí phấn đấu của chúng ta là chất lượng tiêu chuẩn châu Âu, giá cả có khả năng cạnh tranh và phương thức kinh doanh linh hoạt. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải nhanh chóng nâng cấp, trang bị công nghệ mới. Việc 18 xí nghiệp chế biến hải sản của Việt Nam đã giành được quyền xuất khẩu vào thị trường EU nhờ đầu tư mạnh và kiểm định chất lượng khắt khe đã chứng minh cho đề xuất này. Để xâm nhập vào một thị trường khó tính như EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ của EU cũng như gọi vốn từ các nguồn khác (Nhà nước, ngân hàng). Hiện nay, các tổ chức thương mại của EU đều có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam để nhập khẩu máy móc, công nghệ từ EU. Muốn xin được tài trợ, các doanh nghiệp Việt Nam cần có dự án sản xuất cụ thể, và gửi tới các tổ chức thương mại của EU như Qũy đầu tư châu á, Phái đoàn đại diện ECC, Hội đồng thương mại châu Âu, các phòng Thương mại và Công nghiệp của Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Italia, Hà Lan… tại Việt Nam. 2.2. Đảm bảo thực hiện các điều khoản hợp đồng Thị trường EU kiểm tra chất lượng sản phẩm rất nghiêm ngặt, nên tốt nhất là doanh nghiệp Việt Nam phải thông qua một công ty kiểm định chất lượng có uy tín của châu Âu. Ngoài ra, doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng vận chuyển với một đơn vị vận chuyển có uy tín. Bởi sản phẩm giao không đúng chất lượng theo hàng mẫu, không bảo đảm thời gian giao hàng đều sẽ bị đối tác phạt không nhân nhượng. Và chỉ một lần phạt thôi sẽ dẫn đến nguy cơ mất khách vì hiện nay, không chỉ có Việt Nam mà còn rất nhiều công ty của các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.. cũng đang tấn công mạnh vào thị trường này với chất lượng sản phẩm rất cạnh tranh. 2.3 Tạo lập quan hệ với các kênh phân phối chủ đạo của EU Phân phối hàng hoá là một khâu quan trọng trong chính sách marketing hỗn hợp. Do vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu các kênh phân phối của EU để có thể xuất khẩu trực tiếp hàng hoá vào thị trường này. Chẳng hạn, các mặt hàng thiết yếu thường được chi phối bởi những nhà nhập khẩu và phân phối như ICA với 35% thị phần chuyên bán lẻ, KF với 20% thị phần chuyên cung cấp từ các hợp tác xã. Với mỗi loại sản phẩm khác nhau, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm đến các nhà nhập khẩu khác nhau của EU. 2.4. Nghiên cứu kỹ thị trường Thị trường EU rất đa dạng và phức tạp. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam cần nghiên cứu kỹ thị trường này trước khi xuất hàng, để tránh những rủi ro dẫn đến giảm sút doanh thu và mất uy tín doanh nghiệp. Một trong những điểm mà các doanh nghiệp nước ta nên chú ý là biểu thuế nhập khẩu của EU. Hiện nay, EU đang áp dụng một số ưu đãi thuế với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam, với các mức từ 15% đến 25%. EU có các biểu thuế nhập khẩu chung áp dụng cho tất cả các hàng hoá nhập khẩu vào thị trường các nước thành viên EU. Thuế sẽ áp trên từng tên gọi mặt hàng. Do vậy, doanh nghiệp cần chú ý để một mặt hàng khỏi phải đóng nhiều loại thuế. Bên cạnh đó, trước khi xuất hàng đi, doanh nghiệp có thể đàm phán với các cơ quan chức năng về mức thuế suất. Khi đã xâm nhập thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý cập nhật các thông tin về thị trường, nhất là việc áp mã thuế. Một doanh nghiệp Việt Nam chuyên xuất bánh tráng sang EU cho biết, nếu họ để tên bằng tiếng Anh trên hoá đơn thì phải chịu thuế suất 100%, còn để bằng tiếng Pháp thì chỉ chịu 70%. Ông Marc Villard, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam giải thích: “Thị trường EU tuy thống nhất nhưng mỗi nước thành viên EU vẫn có thể có quy định riêng. Doanh nghiệp Việt Nam cần tham khảo thông tin về thuế và biểu thuế trước khi xuất hàng. Nếu thấy có bất hợp lý thì có thể thương lượng với hải quan trước khi xuất hàng”. 2.5. Tận dụng thông tin từ nhiều phía Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận biết rằng, thông tin là một hàng hoá có giá trị đối với mọi hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và đối tác. Do đó, doanh nghiệp cần năng động khai thác thông tin từ nhiều phía. Về phía Việt Nam, triển vọng hợp tác của Việt Nam với EU có thể được các doanh nghiệp xem xét tại Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại), Trung tâm nghiên cứu châu Âu, phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam. Về phía EU, các doanh nghiệp có thể yêu cầu tra cứu danh sách các doanh nghiệp kinh doanh tốt, nhu cầu thị trường EU, các sản phẩm cạnh tranh với Việt Nam… tại Phòng Thương mại và Công nghiệp các nước thành viên EU tại Việt Nam, và đặc biệt tại Phòng Thương mại EU tại Hà Nội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu thông tin qua các web site trên internet, catalogues và những bài bình luận trên các tạp chí kinh tế của EU. 2.6. Khuyếch trương sản phẩm tại các hội chợ thương mại ở châu Âu Điều đáng nói hiện nay là nhận thức chưa đúng của các doanh nghiệp Việt Nam về việc tham gia hội chợ triển lãm. Nhiều doanh nghiệp còn coi hội chợ là nơi chủ yếu để bán hàng. Thậm chí, có những doanh nghiệp còn từ chối những hội chợ ở nước ngoài - nơi họ có thể tìm kiếm các hợp đồng và khuyếch trương sản phẩm. Trong tương lai, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam cần tin tưởng rằng, hội chợ triển lãm là một phần quan trọng của xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp có thể hội nhập vào thị trường quốc tế mà không cần trông vào sự bảo hộ của Nhà nước. Riêng đối với thị trường EU, các doanh nghiệp càng nên tích cực tham gia vào những kỳ hội chợ triển lãm tổ chức tại các nước thành viên EU để giới thiệu sản phẩm và thiết lập mối quan hệ trực tiếp với bạn hàng, từ đó tránh thất thiệt khi xuất khẩu qua trung gian. Tuy nhiên, hàng năm EU có hàng chục ngàn hội chợ triển lãm lớn nhỏ khác nhau trên tất cả 15 quốc gia thành viên. Do khả năng tài chính có hạn, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên tham gia những hội chợ triển lãm chuyên ngành, có quy mô lớn và có chọn lọc khách mời. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể giảm thiểu chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao. Một trong những hội chợ thích hợp nhất với các doanh nghiệp Việt Nam, cả về tính chất lẫn quy mô, là hội chợ Frankfurt, được tổ chức tại thành phố Frankfurt của Đức. Hội chợ này chỉ triển lãm, giới thiệu những hàng gia dụng, tiêu dùng và lưu niệm nên rất phù hợp với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam. 2.7. Không dựa mãi vào mặt hàng sẵn có Một trong những khó khăn, thách thức hàng xuất khẩu Việt Nam sang EU là cơ cấu nhập khẩu của thị trường này có những thay đổi mạnh trong vài năm trở lại đây. Trước tình hình này, doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách đa dạng hoá sản phẩm, theo đó doanh nghiệp phải tích cực đầu tư sản xuất vào những mặt hàng mà thị trường cần chứ không chỉ là những mặt hàng doanh nghiệp có. Bởi lẽ, nếu nhu cầu thị trường giảm xuống, không nhập khẩu gì hết, thì doanh nghiệp sẽ đứng trước tình trạng không trả nổi lương cho công nhân và buộc phải kêu cứu Nhà nước. Sau nghi nghiên cứu thị trường EU, ta nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam không thể mãi mãi dựa vào mặt hàng truyền thống như dầu lửa, gạo, cà phê, dệt may, giày dép. Cần phải nhanh chóng chuyển sang những mặt hàng nông sản chế biến, hàng công nghiệp chế tạo. Ví dụ, một mặt hàng có triển vọng đặc biệt là thủy sản chế biến do nhu cầu thị trường EU còn lớn, nhưng tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam chưa nhiều do hạn chế về chất lượng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xem xét khả năng xuất khẩu hàng điện tử phần mềm vi tính và hàng thủ công mỹ nghệ. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu tiêu dùng Liên bang Đức thì nhu cầu tiêu thụ quà tặng của nước này ngày càng tăng. Những mặt hàng mỹ nghệ của Việt Nam chắc chắn sẽ gây không ít ngạc nhiên cho các khách hàng phương Tây. Bên cạnh đó, Đức, Pháp, Bỉ, Thuỵ Điển, Hà Lan và một số nước thành viên khác của EU mới đây đã báo động tình trạng thiếu kỹ sư tin học và các sản phẩm tin học, nên bắt đầu khuyến khích nhập khẩu lao động và sản phẩm tin học từ nước ngoài, ấn Độ, Đài Loan, Malaysia đang mở rộng xuất khẩu mặt hàng này với giá thấp hơn nhiều so với Châu Âu. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp xu hướng này, thì chắc chắn sẽ nâng cao được kim ngạch xuất khẩu. 2.8. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 Nói một cách khái quát, ISO 9000 là tập hợp một cách có hệ thống những kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất do Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO đặt ra. Nó có tác dụng giúp các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm đạt được các mục tiêu tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí và tỷ lệ phế phẩm để duy trì một dạng sản phẩm luôn có chất lượng đồng nhất và phấn đấu hạ giá thành.. Hiện nay, "vấn đề chất lượng" nổi lên như là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thương mại và công nghiệp. Càng ngày, khách hàng EU nói riêng và khách hàng trên khắp thế giới nói chung càng có yêu cầu lớn đối với các nhà cung cấp như đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ, chấp hành đầy đủ và nhanh chóng các điều kiện khác trong hợp đồng như thời hạn cung cấp, thái độ phục vụ v.v... Thông thường, khách hàng không chỉ muốn có được sản phẩm thích hợp với khả năng thanh toán của họ mà còn muốn các yêu cầu của họ phải được giải quyết một cách nhanh chóng. Vì vậy đối với một số sản phẩm xuất khẩu, việc chứng nhận phù hợp ISO 9000 gần như là một yêu cầu bắt buộc, là một trong những điều kiện giúp sản phẩm Việt Nam thâm nhập vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản; tạo lợi thế và uy tín trong cạnh tranh thương mại quốc tế. ISO 14000 là Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường, được xây dựng trên cơ sở thoả thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được để thiết lập nên Hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở. Cũng như Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý (đối tượng quản lý của ISO 9000 là chất lượng, còn của ISO 14000 là môi trường). ở các quốc gia đã có sức ép mạnh về yêu cầu bảo vệ môi trường như Hoa Kỳ, Canada, các nước EU, Nhật Bản,... Vì vậy, có thể nói rằng ISO 14000 cũng chính là một chìa khoá giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở cánh cửa vào thị trường EU. Bởi vì các sản phẩm có chất lượng cao nhưng quá trình sản xuất không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường thì cũng không được nhập khẩu vào thị trường EU theo quy định của Uỷ ban Châu Âu (ECC) hoặc bị người tiêu dùng EU tẩy chay (cụ thể là mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam đang bị người tiêu dùng Anh tẩy chay). 3. Nhóm giải pháp liên quan đến đồng EURO Các nước thành viên EU đã sáng tạo ra đồng EURO nhằm lập thế cân bằng với đồng đô la Mỹ và đồng yên Nhật Bản, tránh xu hướng đô la hoá trên toàn thế giới. Do đó, khi đồng EURO chính thức có mặt trong lưu thông tiền tệ, thì các doanh nghiệp EU đương nhiên sẽ yêu cầu các đối tác phải sử dụng EURO như một đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán hợp đồng thương mại quốc tế. Do vậy Việt Nam cần: 3.1. Nhanh chóng chấp nhận sử dụng EURO trong thanh toán quốc tế Chấp nhập sử dụng đồng EURO ngay sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam: Sớm có điều kiện làm quen với đồng EURO - một ngoại tệ mạnh của thế giới, từ đó, nhanh chóng tìm được những lợi thế của đồng EURO và biết cách khai thác đồng tiền này theo hướng phục vụ cho lợi ích của mình. Dễ tiếp cận với các đối tác sử dụng EURO từ ngày 01.01.1999 và thiết lập quan hệ buôn bán trực tiếp với họ trên cơ sở sử dụng EURO như một đơn vị tính toán và một phương tiện thanh toán. Tránh được các hiện tượng tụt hậu về nhận thức dẫn đến lúng túng khi bắt buộc phải sử dụng EURO trong các quan hệ thương mại tài chính nợ với các đối tác EURO và các nước sử dụng EURO. Các doanh nghiệp nước ta nên xem xét áp dụng một số biện pháp như thu thập thông tin đầy đủ về đồng EURO: cơ quan Nhà nước hoặc bản thân các doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm thông tin về đồng EURO ở Trung tâm nghiên cứu châu Âu, Trung tâm thông tin kinh doanh Châu Âu, Phái đoàn đại diện EC tại Hà Nội, các Web site về EU và EURO trên mạng intemet. Bên cạnh đó, cũng có thể tổ chức thêm những buổi thuyết trình, thảo luận về vai trò của đồng EURO trên thế giới và sự tác động của nó đến ngoại thương Việt Nam - EU. 3.2. Thiết lập nền móng EURO trong ngoại thương Việt Nam với EU Nước ta cần xác định tỷ trọng sử dụng EURO như một đồng tiền tính toán và thanh toán trong các giao dịch buôn bán với EU và với các nước khác. Xác định một tỷ lệ thích hợp, nước ta sẽ giảm thiểu những rủi ro hối đoái khi còn sử dụng đồng đô la Mỹ trong thanh toán ngoại thương. 3.3. Điều chỉnh luật và các nghị định về quản lý ngoại hối nhằm cho phép sử dụng EURO trong các giao dịch quốc tế Điều quan trọng là Nhà nước sẽ cần công nhận chính thức sự có mặt của đồng tiền này trong lưu thông ngoại hối ở Việt Nam. Nước ta nên cho phép đồng EURO được niêm yết và buôn bán rộng rãi ở trong nước như các đồng tiền có khả năng chuyển đổi khác (USD, JPY, FRF, DEM,…) 3.4. Xem xét thành phần dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Nhằm đa dạng hoá tiền tệ trong mối quan hệ kinh tế quốc tế hiện tại và tương lai, việc hình thành đồng EURO trong các khoản dự trữ của Ngân hàng Nhà nước nên được điều chỉnh tương ứng với những tỷ lệ dự trữ bằng các ngoại tệ khác. Ví như Trung Quốc, ngay trước sự ra đời của đồng EURO, nước này đã tuyên bố nâng dự trữ đồng EURO lên mức 40% dự trữ ngoại tệ (tương đương với USD, các đồng tiền khác chiếm 20%), trên cơ sở đề cao vai trò của EU trong chiếm lược phát triển ngoại thương của đất nước. Hiện nay, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản), kim ngạch ngoại thương của hai bên hàng năm đạt khoảng 45 tỷ USD. Đối với Việt Nam, EU cũng đã trở thành một khu vực thị trường quan trọng. Kim ngạch ngoại thương của Việt Nam với cả 15 quốc gia thành viên EU chỉ sau kim ngạch ngoại thương với Nhật Bản. Do đó, để góp phần đưa quan hệ thương mại này lên một bước phát triển mới khi đồng EURO ra đời, Ngân hàng Nhà nước cần có tỷ lệ dự trữ đồng EURO thích hợp để có thể cung cấp ngoại tệ kịp thời cho ngoại thương. Trên cơ sở theo dõi động thái của đồng EURO từ gần một năm nay và nghiên cứu mối quan hệ ngoại thương Việt Nam - EU trong tương quan so sánh với các nước khác (điển hình là Trung Quốc), chúng tôi mạnh dạn đề nghị tỷ lệ dự trữ EURO là 25% trong tổng dự trữ ngoại tệ quốc gia. 3.5. Xem xét việc lập tỷ giá chuẩn cho rổ tiền tệ và điều chỉnh tỷ giá VND/EUR linh hoạt, căn cứ vào nhiều ngoại tệ Sự ưa chuộng đồng đô la trong nhiều quan hệ mua bán của các doanh nghiệp Việt Nam với EU sẽ dẫn đến những rủi ro không lường trước. Ví dụ, việc giảm giá đột ngột đồng đô la sẽ khiến đồng Việt Nam lên giá cao hơn so với đồng EURO; từ đó khiến các hàng hoá của Việt Nam kém sức cạnh tranh hơn trên thị trường EU. Việc dùng EURO làm chuẩn trong rổ tiền tệ sẽ làm giảm bớt sự biến động trong tỷ giá qua lại giữa Việt Nam và các nước thuộc khu vực này. Do vậy, cơ chế tỷ giá thả nổi VND/EUR có sự kiểm soát linh hoạt của Nhà nước, gắn với các ngoại tệ mạnh, có nhiều quan hệ với Việt Nam như USD, JPY, FRF,… là một hướng nghiên cứu nghiêm túc. Nếu những biện pháp trên được áp dụng, ta có thể hình dung tương lai sử dụng đồng EURO trong quan hệ ngoại thương Việt Nam - EU như sau: Trong buôn bán và hợp tác với EU, đồng EURO chiếm khoảng 15%. Trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ (hiện nay không đáng kể và thấp xa so với mức báo động quốc tế), đồng USD chiếm khoảng 50%, đồng EURO chiếm khoảng 25%, còn lại là đồng JPY và các đồng tiền khác. Tóm lại, những giải pháp liên quan đến đồng EURO trên đây chủ yếu là những giải pháp mang tính kỹ thuật. Tuỳ theo hoàn cảnh thực tế và biến động trên thị trường tiền tệ thế giới mà chúng ta cần có những thay đổi cho phù hợp, tránh việc áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc. Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam - EU được xây dựng trên cơ sở đã phân tích những khó khăn tồn tại trong mối quan hệ song phương và xem xét hoàn cảnh cụ thể của hai bên hiện nay. Triển vọng về một mối quan hệ thương mại sâu rộng, vững chắc phụ thuộc vào đường lối, chính sách của cả hai bên. Đối với Việt Nam, đó chính là những định hướng dài hạn trong chính sách phát triển ngoại thương, chính sách phát triển và ổn định thị trường cũng như những phương sách cụ thể nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào EU và trụ vững trên thị trường này. Kết luận Quan hệ thương mại Việt Nam - EU trong những năm vừa qua phát triển rất mạnh nhờ những chiến lược rõ ràng của cả hai bên. Đối với EU thì chủ yếu đó là cái nhìn về chính trị và kinh tế đúng đắn hơn đối với châu á - khu vực kinh tế năng động và có những biến chuyển thần kỳ - trong đó có Việt Nam. Còn đối với Việt Nam thì đó là chiến lược thúc đẩy quan hệ thương mại với tất cả các nước, đặc biệt là tham vọng đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang thị trường EU rộng lớn. Xét thấy trong thời gian qua, nền kinh tế đất nước có phần chững lại, tiêu dùng nội địa giảm sút, nhưng hoạt động ngoại thương liên tục tăng trưởng vững vàng mà ở đó có một phần lớn sự đóng góp của thị trường EU nên Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá. Vì vậy, có thể nhận định một cách chắc chắn rằng, chính sách đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu và quan hệ thương mại với EU là một quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, trong hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường này còn chưa có sự biến chuyển về chất, do những khó khăn tồn tại cố hữu, hay những khó khăn mới nảy sinh do tình hình mới. Tiêu biểu như việc EU còn áp dụng hạn ngạch với mặt hàng dệt may, thực thi chế độ kiểm tra chéo với mặt hàng giày dép, đánh thuế 100% vào mặt hàng gạo, hoặc những hạn chế về vốn và thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam...Tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiến sâu, tiến chắc vào thị trường này. Trước tình hình đó, nhiều chính sách của nhà nước đã được ban hành nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU. Trên phương diện lý thuyết và trong một khuôn khổ có hạn mạnh dạn đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại và khó khăn, nhằm đóng góp một phần nhỏ bé vào việc mở rộng và đẩy mạnh thương mại Việt Nam trong giai đoạn mới. Các giải pháp trước hết tập trung vào việc nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường EU như nâng cao vai trò của cơ quan quản trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, kêu gọi bản thân các doanh nghiệp cũng phải cố gắng rất nhiều để tạo dựng uy tín và giữ bạn hàng. Ngoài ra, đứng trước việc đồng EURO chính thức trở thành đồng tiền duy nhất của châu Âu dể đưa ra các đề xuất nhằm có thể thích ứng đồng tiền này trong giao dịch thương mại với các nước thành viên EU và một số nước khác. Hy vọng rằng, những đề xuất và kiến nghị này sẽ góp phần vào việc hiện thực hoá chiến lược tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - EU nói riêng cũng như thúc đẩy thương mại Việt Nam nói chung tiến bộ cả về lượng và chất trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của GS,TS Vũ Thị Ngọc Phùng giáo viên hướng dẫn, TS Hoàng Thị Lâm cán bộ hướng dẫn cùng các cán bộ trong vụ và tập thê giáo viên trong khoa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài này. Vì thời gian và điều kiện hạn chế, việc đi sâu đi sát thực tế nhằm tìm ra hướng giải quyết thoả đáng cho vấn đề còn gặp nhiều khó khăn nên chắc chắn chuyên đề nghiên cứu của em còn nhiều hạn chế. Em hy vọng rằng sẽ có điều kiện trở lại nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này trong thời gian tới. Rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của các cơ quan ban ngành, các thầy cô giáo và các bạn để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình kinh tế Quốc tế - ĐHKTQD 2. Giáo trình kinh tế phát triển - ĐHKTQD 3. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu năm 1999, 2000, 2001 4. Tạp chí kinh tế phát triển ĐHKTQD 5. Tạp chí Thương Mại 6. Luận văn Khoá 39 - 40 7. Thúc đẩy quan hệ Thương mại Việt Nam - EU Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0406.doc
Tài liệu liên quan