Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các Ngân hàng thương Mại cổ phần trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

Mục lục Lời cảm ơn 4 LờI Mở ĐầU 5 CHƯƠNG i- CáC VấN Đề CƠ BảN Về NIÊM YếT Cổ PHIếU CủA NGÂN HàNG THƯƠNG MạI Cổ PHầN 9 Tổng quan về thị trường chứng khoán 9 Khái niệm thị trường chứng khoán 9 Phân loại thị trường chứng khoán 11 1.1.2.1. Phân loại theo hàng hóa 11 Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn 12 1.1.2.3. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường 13 Niêm yết chứng khoán 15 Khái niệm niêm yết chứng khoán : 15 Mục đích của niêm yết chứng khoán 16 Các hình thức niê

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các Ngân hàng thương Mại cổ phần trên Thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m yết chứng khoán 17 Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán 18 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần 22 Khái niệm, đặc điểm, sự tham gia trên TTCK của NHTMCP 22 Sự cần thiết niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần 24 Tác động của việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP 25 Tác động tới ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết 25 Tác động tới hệ thống ngân hàng 27 Tác động tới thị trường chứng khoán 28 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP 29 Các nhân tố thuộc về các ngân hàng thương mại cổ phần 29 Các nhân tố thuộc về ngân hàng nhà nước 31 Các nhân tố thuộc về thị trường chứng khoán 32 Các nhân tố khác 32 -CHƯƠNG 2- tình hình phát triển của thị trường chứng khoán và Thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 33 2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam 33 2.1.1. Kết quả đạt được 34 2.1.2. Những hạn chế 36 2.1.3. Nguyên nhân của hạn chế 38 2.2. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam 39 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam 40 2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 42 2.2.3. Đề án cải cách các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 46 2.3. Thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 47 2.3.1 Thực trạng vốn chủ sở hữu 47 2.3.2. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 51 2.4. Đánh giá thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 59 2.4.1. Kết quả 59 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 62 Hạn chế 62 Nguyên nhân 65 -CHƯƠNG III - Giải pháp thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam TRÊN TTCK 67 3.1. Định hướng và giải pháp phát triển TTCKVN 67 Mục tiêu 67 3.1.2. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán 67 3.1.3. Giải pháp thực hiện 68 Định hướng phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 69 Nhu cầu niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 69 Nhu cầu của bản thân ngân hàng thương mại cổ phần 69 Nhu cầu từ cải cách hệ thống ngân hàng 71 Nhu cầu từ phát triển thị trường chứng khoán 72 Định hướng phát triển của TTCK và xu hướng phát triển của các NHTMCP Việt Nam 72 Xác lập tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 74 Quan điểm xác định tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 74 Hình thức niêm yết cổ phiếu NHTMCP Việt Nam 75 Tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 76 Giải thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam 78 Nhóm giải pháp vĩ mô 78 Hoàn thiện môi trường pháp lý 78 Hoàn thiện môi trường kinh tế, môi trường đầu tư 80 Nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán 81 Chính sách hỗ trợ từ chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước 82 Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước 83 Nhóm giải pháp vi mô 83 Tăng cường huy động vốn chủ sở hữu 83 Điều chỉnh kết cấu nguồn vốn và tài sản 84 Giải quyết dứt điểm nợ xấu, nợ đọng 84 Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động 85 Hoàn thiện hoạt động quản lý, điều hành 86 Nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin 87 Đào tạo nguồn nhân lực 88 Kết luận 90 Danh mục tài liệu tham khảo 92 Lời cảm ơn Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ íchvà cần thiết trong suốt chương trình đào tạo Cao học, chuyên ngành Tài chính, Lưu thông tiền tệ và Tín dụng. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS. Trần Đăng Khâm, người đã tận tình hướng dẫn khoa học và có những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành bản luận văn này. Xin cảm ơn tập thể các cán bộ giảng viên khoa Ngân hàng – Tài chính, khoa Sau đại học - Đại học KTQD đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn của mình. Xin cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! LờI Mở ĐầU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời và phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần là kết quả của chính sách đổi mới hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chính sự xuất hiện của các ngân hàng thương mại cổ phần đã làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường tín dụng, góp phần quan trọng trong việc tích tụ, tập trung vốn, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam nhỏ về quy mô, hạn chế trong tổ chức và điều hành cũng như trong chất lượng dịch vụ. Cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần đang được giao dịch trên thị trường tự do là trở ngại đáng kể cho việc hoàn thiện chính sách tài chính của ngân hàng: Giá trị cổ phiếu chưa phản ánh chính xác giá trị của ngân hàng, tính thanh khoản kém, đồng thời, không hỗ trợ cho ngân hàng trong hoạt động quản trị điều hành. Điều này sẽ được khắc phục đáng kể nếu như cổ phiếu của ngân hàng được niêm yết trên thị trường tập trung. Tuy nhiên, việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng cần được nghiên cứu, cân nhắc một cách kỹ lưỡng, bởi lẽ, nó không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả của thị trường chứng khoán và an toàn cho hệ thống ngân hàng. Việc nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam là nhu cầu bức xúc về phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay. Đề tài “Thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được nghiên cứu nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc đó. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề niêm yết cổ phiếu của các NHTM nói chung và niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần nói riêng đã được đề cập tới từ lâu và thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhà ngân hàng và những người quan tâm đến sự phát triển thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một công trình nghiên cứu hay một đề tài luận văn có tính cơ bản, hệ thống nào được thực hiện. Một số đề tài nghiên cứu, bài viết đăng trên các báo chuyên ngành tiếp cận vấn đề này trên góc độ đánh giá chung, có tính chất giới thiệu chủ trương, đường lối cải cách, củng cố hệ thống ngân hàng và nhận xét, kiến nghị các giải pháp chấn chỉnh đối với hệ thống ngân hàng. Hầu hết các bài viết này mới chỉ dừng lại trong khuôn khổ cải tổ, lành mạnh hóa hệ thống NHTM, chưa trực tiếp nghiên cứu việc đưa cổ phiếu các ngân hàng này lên sàn giao dịch chứng khoán. 3. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ xu thế, nội dung và yêu cầu của việc niêm yết cổ phiếu các NHTM cổ phần trong tiến trình hội nhập quốc tế. Góp phần đánh giá về thực trạng hiện nay của các NHTM cổ phần. Đề xuất phương hướng điều chỉnh, hoàn thiện các tiêu chuẩn niêm yết cũng như các biện pháp củng cố nhằm thúc đẩy niêm yết cổ phiếu của các NHTM cổ phần. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về niêm yết cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần. Phân tích thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt nam trong bối cảnh hiện nay của TTCK Việt Nam. Phân tích các tiêu chuẩn niêm yết, từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường tập trung. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên TTCK Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu là vấn đề niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam giai đoạn hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra. Tác giả luôn đứng trên và vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Các vấn đề cơ bản về niêm yết cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần. Chương 2. Tình hình phát triển của thị trường chứng khoán và thực trạng hiện nay của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Chương 3. Giải pháp thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần trên TTCK Việt Nam. Danh mục bảng biểu Bảng 2.1: Vốn điều lệ quy định dối với các TCTDCP các năm 1994, 1995, 1996 47 Bảng 2.2 : Vốn điều lệ các NHTMCP đô thị 2001-2003 49 Bảng 2.3 : Vốn điều lệ các NHTMCP nông thôn 2001-2003 50 Bảng 2.4 : Tỷ trọng VĐL của các NHTMCP so với VĐL từng loại hình NH (%) 51 Bảng 2.5: Thị phần vốn và tài sản hoạt động của NHTMCP 59 68 Danh mục các chữ viết tắt NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TTCK Thị trường chứng khoán NHNN Ngân hàng Nhà nước UBND Uỷ ban nhân dân NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh VĐL Vốn điều lệ NH Ngân hàng Cty TC Công ty tài chính NSLĐ Năng suất lao động NHCP Ngân hàng cổ phần CNTT Công nghệ thông tin UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán CPH Cổ phần hóa DNNN Doanh nghiệp Nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng XHCN Xã hội chủ nghĩa CHƯƠNG i- CáC VấN Đề CƠ BảN Về NIÊM YếT Cổ PHIếU CủA NGÂN HàNG THƯƠNG MạI Cổ PHầN Tổng quan về thị trường chứng khoán Khái niệm thị trường chứng khoán : Trong nền kinh tế thị trường, xã hội của sản xuất được phân chia thành hai cực : một cực có vốn tìm nơi đầu tư và một cực cần vốn để đầu tư vào sản xuất và kinh doanh. Trong những ngày đầu của sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ, hệ thống ngân hàng sớm ra đời để huy động các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi hình thành trong xã hội nhằm tái phân phối cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng. Như vậy, một kênh vốn nối hai cực đó lại với nhau và phải thông qua các trung gian tài chính, trong đó chủ yếu là hệ thống ngân hàng được gọi là kênh dẫn vốn gián tiếp. Khi xã hội của sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao, ngày một hoàn thiện thì những người có vốn đã có đủ điều kiện về môi trường pháp lý, môi trường tài chính v.v... để chuyển vốn của mình trực tiếp đầu tư vào sản xuất không phải thông qua tầng lớp trung gian tài chính, mà chỉ phải thông qua TTCK – một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ cực có vốn này sang cực cần vốn kia theo nguyên tắc đầu tư. Kênh dẫn vốn đó được gọi là kênh dẫn vốn trực tiếp. Hình thức sơ khai của TTCK đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm, khi đó chứng khoán được giao dịch trên cùng một thị trường như những loại hàng hóa khác. Sau đó, do quy mô thị trường ngày càng lớn, không thể có một thị trường đáp ứng nhiều loại giao dịch khác nhau như hàng hóa thông thường, ngoại tệ, chứng khoán. Vì thế, TTCK được tách riêng và hình thành cùng với thị trường hàng hóa và thị trường ngoại hối. Qúa trình phát triển của TTCK đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Trải qua hai đợt khủng hoảng lớn vào “ngày thứ năm đen tối” 29/10/1929 và “ngày thứ hai đen tối” 19/10/1987, cuối cùng TTCK đã phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Hiện nay có trên 160 TTCK lớn nhỏ hoạt động trên khắp các Châu lục. Các TTCK đã cung ứng phần lớn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn, góp phần tạo đà phát triển kinh tế các nước. Dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định, đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về TTCK. Cùng với sự phát triển phong phú, đa dạng của đời sống kinh tế, thuật ngữ TTCK ngày càng được bổ sung thêm những nội dung mới. Quan niệm đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay là : Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các quan hệ mua bán trao đổi chứng khoán làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán và thực chất đây là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. TTCK không giống như thị trường các loại hàng hóa thông thường, hàng hóa trên TTCK là quyền sở hữu về tư bản. Như vậy, có thể nói, bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. Phân loại thị trường chứng khoán : Tùy theo mục đích nghiên cứu, TTCK có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, ta có thể xem xét ba cách thức cơ bản là phân loại theo hàng hoá, phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường và phân loại theo quá trình luân chuẩn vốn. 1.1.2.1. Phân loại theo hàng hóa : Theo các loại hàng hóa được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ phái sinh. Thị trưòng trái phiếu (Bond Markets) là thị trường mà hàng hóa được mua bán tại đó là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành các công cụ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi. Người cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ theo các cam kết đã được xác định trong hợp đồng vay. Trái phiếu thường có thời hạn xác định, có thể là trung hạn hay dài hạn. Khác với thị trường nợ, thị trường cổ phiếu (Stock Markets) là nơi giao dịch, mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tài sản của công ty, khi tài sản này được đem bán. Cổ phiếu có thời gian đáo hạn là không xác định. Thị trường các công cụ phái sinh (Derivative Markets) là nơi các chứng khoán phái sinh được mua và bán. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng tương lai (Future Contracts), hợp đồng quyền chọn (Options). Thị trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời cũng là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà đầu tư. Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn : Theo cách thức này, thị trường được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp 1 (Primary Market) là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị trường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thông qua việc phát hành chứng khoán, Chinh phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc chi tiêu dùng của Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư. Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp 2 (Secondary Market) là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Sự có mặt của thị trường thứ cấp trên nguyên tắc có thể giúp cho người có chứng khoán chuyển đổi các chứng khoán đó thành tiền mặt một cách dễ dàng. Điều này làm tăng tính hấp dẫn của chứng khoán. Đặc điểm khác nhau căn bản giữa hai thị trường này là ở chỗ : Thị trường sơ cấp là nơi huy động vốn làm tăng vốn đưa vào đầu tư, còn ở thị trường thứ cấp thì không có đồng vốn nào được huy động thêm cả, chỉ có sự thay đổi quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác để đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán. ở đây chỉ có những người mua và bán chứng khoán với mục đích kiếm lời. Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, nó thu hút sự tham gia của một số lượng lớn các nhà đầu tư, nhà kinh doanh chứng khoán cũng như các nhà môi giới và các nhà tổ chức tư vấn, dịch vụ chứng khoán. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, bổ trợ lẫn nhau. Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, còn thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không thể có hàng hóa để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động trôi chảy. Những biến động trên thị trường thứ cấp đều gây tác động trực tiếp đến thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển, tăng tiềm năng huy động vốn của các cơ quan phát hành chứng khoán. 1.1.2.3. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường : Thị trường chứng khoán có thể đượcc tổ chức theo hai cách sau : Cách thứ nhất là tổ chức thành các Sở giao dịch (Stock Exchange), tại đây, người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Chính vì vậy, người ta còn gọi Sở giao dịch chứng khoán là thị trường tập trung, nơi giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệu quả. SGDCK là một bộ phận cấu thành quan trọng của TTCK thứ cấp, trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán thực hiện trên cơ sở đấu giá giữa người mua cạnh tranh và người bán cạnh tranh thông qua các đại lý của họ là những người môi giới chứng khoán. SGDCK là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. SGDCK hoạt động trên các lĩnh vực : tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán, quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động trao đổi và mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; thực hiện đăng ký chứng khoán và thanh toán bù trừ vốn đối với các giao dịch chứng khoán; công bố thông tin về chứng khoán và các hoạt động giao dịch trên SGDCK; kiểm tra giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán. Trong SGDCK, ngoài Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành là những cơ quan quản lý thì các thành viên quan trọng không thể thiếu được của bất kỳ một SGDCK nào là các Công ty chứng khoán, trung tâm quản lý và lưu ký chứng khoán, trung tâm thanh toán bù trừ. SGDCK được quản lý một cách chặt chẽ bởi Uỷ ban chứng khoán quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Những thị trường chứng khoán tập trung tiêu biểu được biết đến là Sở giao dịch chứng khoán Luân đôn (London Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Pari (Paris Stock Exchange). Cách thứ hai, khác với thị trường tập trung, thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC – Over The Counter Market) là thị trường của các nhà buôn, những người tạo thị trường (Market Makers). Đây là thị trường mua bán chứng khoán ngoài SGDCK. Các nhà buôn có một danh mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua và bán với giá cả của họ. Thị trường này không có địa điểm giao dịch chính thức mà có thể diễn ra tại tất cả các quấy, sàn giao dịch của các thành viên thông qua điện thoại hay mạng máy tính diện rộng. Khối lượng giao dịch của thị trường này thường lớn hơn rất nhiều lần so với thị trường Sở giao dịch. Thị trường OTC là thị trường giao dịch chủ yếu các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên SGDCK, thường là những chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên SGDCK, thường là những chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ. Ngoài ra, còn bao gồm cả chứng khoán của các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương. Thành viên của các thị trường OTC là công ty chứng khoán chuyên nghiệp, các công ty chưa đăng ký niêm yết trên SGDCK và các khách hàng mua bán trên thị trường này. Ngoài ra, người ta còn phân loại thị trường chứng khoán thành thị trường mở và thị trường đàm phán, thị trường giao ngay (Spot Markets) và thị trường kỳ hạn (Future Markets). Niêm yết chứng khoán Khái niệm niêm yết chứng khoán : Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Đó là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm giao dịch chứng khoán hay Sở giao dịch chứng khoán). Cụ thể, đây là quá trình Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính mà Sở giao dịch chứng khoán đề ra. Niêm yết chứng khoán thường bao hàm việc yết tên tổ chức phát hành và giá chứng khoán. Mục đích của niêm yết chứng khoán : Hoạt động niêm yết đòi hỏi phải đảm bảo sự tin cậy đối với thị trường cho các nhà đầu tư. Cụ thể, các công ty xin niêm yết phải có đáp ứng được các điều kiện để niêm yết. Điều kiện này được quy định cụ thể trong quy chế về niêm yết chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán ban hành. Yêu cầu quan trọng nhất trong vấn đề niêm yết là yêu cầu về công bố thông tin của công ty. Các nhà đầu tư và công chúng phải nắm được đầy đủ các thông tin và có cơ hội nắm bắt thông tin do công ty phát hành công bố ngang nhau, đảm bảo sự công bằng trong tiếp nhận thông tin, kể cả các thông tin mang tính chất định kỳ hoặc thông tin thức thời có tác động đến giá cả, khối lượng chứng khoán giao dịch. Như vậy, mục đích của việc niêm yết chứng khoán đó là : Đối với tổ chức niêm yết : thiết lập quan hệ hợp đồng giữa Sở giao dịch chứng khoán với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, từ đó nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin, đảm bảo tính trung thực, công khai và công bằng. Đồng thời, các tổ chức niêm yết khẳng định được vị thế của mình đối với công chúng đầu tư bởi chỉ những tổ chức hoạt động hiệu quả mới có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết trên SGDCK. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước : nhằm mục đích hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xây dựng lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch. Đối với nhà đầu tư : các nhà đầu tư có được những thông tin về các tổ chức phát hành một cách đảm bảo, chính xác, cập nhật. Từ đó ra các quyết định đầu tư một cách hiệu quả. Đối với SGD và thành viên của SGD : Giúp cho việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá vì thông qua việc niêm yết công khai, giá chứng khoán được hình thành dựa trên sự tiếp xúc hiệu quả giữa cung và cầu chứng khoán. Các hình thức niêm yết chứng khoán : Việc niêm yết chứng khoán có thể phân chia thành các hình thức như sau : Niêm yết lần đầu (Initial Listing) : Niêm yết lần đầu là việc cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành được đăng ký niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng (IPO) khi tổ chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết. Niêm yết bổ sung (Additional Listing) : Niêm yết bổ sung là quá trình chấp thuận của Sở giao dịch chứng khoán cho một công ty niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn hay vì các mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức, thực hiện các trái quyền hoặc thực hiện các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu..v..v. Thay đổi niêm yết (Change Listing) : Thay đổi niêm yết phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình. Niêm yết lại (Relisting) : Là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tục niêm yết trở lại các chứng khoán trước đây đã bị huỷ bỏ niêm yết vì các lý do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết. Niêm yết cửa sau (Back door Listing) : Là trường hợp một tổ chức niêm yết chính thức sáp nhập, liên kết hoặc tham gia vào hiệp hội với một tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết. Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần (Dual Listing and Partial Listing) : Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một Sở giao dịch chứng khoán trong nước hoặc nước ngoài. Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại không hoặc chưa được niêm yết. Niêm yết từng phần thường diễn ra ở các công ty lớn do Chính phủ kiểm soát, phần chứng khoán phát hành ra thị trường do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ được niêm yết, còn phần nắm giữ của Chính phủ hoặc tổ chức đại diện cho Chính phủ nắm giữ không được niêm yết. Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán : Việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK không phải bất kỳ công ty cổ phần nào cũng có thể làm được. Để đảm bảo cho TTCK phát triển tốt, ổn định, các tổ chức niêm yết phải là những tổ chức hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận cao, tình hình tài chính lành mạnh. Do đó, các tiêu chuẩn niêm yết được đặt ra làm cơ sở cho việc chọn lựa những công ty niêm yết, góp phần cung cấp hàng hóa có chất lượng trên TTCK. Tiêu chuẩn niêm yết thông thường do Sở giao dịch chứng khoán của mỗi quốc gia quy định, dựa trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế. Tiêu chuẩn này bao gồm các điều kiện về tài chính của công ty, chính sách khuyến khích hay hạn chế niêm yết. Nội dung và sự thắt chặt của các quy định niêm yết của mỗi nước hay mỗi Sở giao dịch chứng khoán được quy định khác nhau. Thông thường, ở các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, các tiêu chuẩn niêm yết chặt chẽ hơn các thị trường mới nổi. Tiêu chuẩn về niêm yết được quy định dưới hai hình thức : tiêu chuẩn định lượng và tiêu chuẩn định tính. Tiêu chuẩn định lượng : - Thời gian hoạt động từ khi thành lập công ty : công ty niêm yết phải có một nền tảng kinh doanh hiệu quả và thời gian hoạt động liên tục trong một số năm nhất định tính đến thời điểm xin niêm yết. Thông thường, đối với các thị trường chứng khoán truyền thống, công ty niêm yết phải có thời gian hoạt động tối thiểu 3-5 năm, hoặc cổ phiếu đã từng được giao dịch trên thị trường phi tập trung. Thời gian một công ty tồn tại càng dài chứng tỏ hoạt động ổn định, có uy tín và chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường. - Quy mô và cơ cấu sở hữu cổ phần công ty : quy mô của một công ty niêm yết phải đủ lớn để tạo nên tính thanh khoản tối thiểu cho chứng khoán của công ty. Quy mô càng lớn, tỷ lệ cổ phiếu do công chúng nắm giữ và số lượng cổ đông ngoài doanh nghiệp càng lớn, tính thanh khoản của chứng khoán càng cao, hạn chế các hiện tượng thao túng thị trường hoặc đầu cơ. - Lợi tức thu được từ vốn cổ phần : Mức sinh lời trên vốn đầu tư từ cổ phiếu (cổ tức) phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1 năm. Hoặc số năm hoạt động kinh doanh có lãi tính đến thời điểm xin niêm yết là 2-3 năm. Điều này cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả hay không và khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu của công ty thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng. - Tỷ lệ nợ : có thể là tỷ lệ nợ trên tài sản ròng của công ty, hoặc tỷ lệ vốn khả dụng điều chỉnh trên tổng tài sản nợ của công ty ở mức cho phép, nhằm bảo đảm duy trì tình hình tài chính lành mạnh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho thấy cơ cấu vốn của công ty như thế nào. Tỷ lệ nợ trên tài sản ròng này càng thấp hoặc tỷ lệ vốn khả dụng điều chỉnh trên tổng tài sản nợ càng cao, khả năng chi trả nợ của công ty càng cao, an toàn tài chính càng được đảm bảo. - Sự phân bố cổ đông : là xét đến số lượng và tỷ lệ cổ phiếu do các cổ đông thiểu số nắm giữ (là những cổ đông nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu dưới 1%) và các cổ đông lớn (là những cổ đông nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu trên 5%); tỷ lệ cổ phiếu do cổ đông sáng lập và cổ đông ngoài công chúng nắm giữ mức tối thiểu. Chỉ tiêu này cho thấy quyền lực tập trung trong tay những cổ đông nào. Một công ty đại chúng phải có tỷ lệ cổ đông ngoài công chúng trên 1 mức nhất định. b- Tiêu chuẩn định tính : - Triển vọng của công ty : Một công ty có tiềm năng phát triển sẽ có được nhiều sự quan tâm của công chúng và các nhà đầu tư. Đồng thời, đây cũng là điều kiện cần để công ty tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường. - Phương án khả thi về sử dụng vốn của đợt phát hành : Vốn của đợt phát hành sẽ được sử dụng cho những mục đích kinh doanh và kế hoạch phát triển của công ty. Hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn đó được thể hiện trong phương án sử dụng vốn. - ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính : Các báo cáo tài chính là tấm gương phản chiếu “sức khỏe” kinh doanh của công ty. Do đó, ý kiến kiểm tra và xác nhận của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính không chỉ có giá trị về mặt pháp lý mà còn tạo cơ sở cho các nhà đầu tư và công chúng trong quá trình thu thập thông tin ra quyết định đầu tư. - Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty (HĐQT và BGĐ điều hành) : Cơ cấu tổ chức hiệu quả, hợp lý sẽ tiết kiệm chi phí quản lý, đồng thời tăng hiệu quả hoạt động, đem lại lợi nhuận cao. - Mẫu chứng chỉ chứng khoán; - Lợi ích mang lại đối với ngành, nghề trong nền kinh tế quốc dân : Lợi ích mang lại càng lớn thì càng được khuyến khích phát triển và do đó công ty cũng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm và ưu đãi hơn về mặt tài chính cũng như về các thủ tục hành chính .v..v. - Tổ chức công bố thông tin : Đây là 1 điều kiện không thể thiếu và thực sự quan trọng. TTCK hoạt động trên nguyên tắc công khai, tất cả các hoạt động trên TTCK phải đảm bảo tính công khai và minh bạch. Các thông tin về nhà phát hành, mọi giao dịch trên thị trường, số lượng, giá cả chứng khoán...phải được công khai đối với tất cả các nhà đầu tư qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mục đích của nguyên tắc này là đảm bảo cho các nhà đầu tư được cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực như nhau, tạo điều kiện cho họ đưa ra quyết định sử dụng số vốn của mình một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách lành mạnh, chống các hoạt động tiêu cực và nội gián. Ngoài ra, còn có quy định niêm yết trong những trường hợp đặc biệt : Nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, các quy định về niêm yết cũng được quy định cụ thể ở một số ngành, nghề, lĩnh vực nhất ._.định về vốn kinh doanh, thời gian hoạt động, lãi ròng hàng năm và số lượng cổ đông tối thiểu. Ví dụ : các ngành kiến trúc xây dựng và công nghệ cao là lĩnh vực đầu tư có nhiều rủi ro nên tiêu chuẩn niêm yết thường đưa ra cao hơn. Còn các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán, do đặc thù về bản chất của hoạt động tài chính, nên tiêu chuẩn nợ trên vốn thường không xét đến, mà chỉ xét đến yếu tố lợi nhuận trên vốn cổ phần. Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Khái niệm, đặc điểm, sự tham gia trên TTCK của NHTMCP * Khái niệm : Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Trải qua quá trình tồn tại và không ngừng biến đổi, các ngân hàng đã trở thành một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Một số định nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận để đưa tới khái niệm về NHTM, khái niệm phổ biến nhất đó là : NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và thực hiện các dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. NHTM được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Xét về hình thức sở hữu có ngân hàng sở hữu tư nhân; ngân hàng sở hữu của các cổ đông (ngân hàng cổ phần); ngân hàng sở hữu Nhà nước; ngân hàng liên doanh. Như vậy NHTMCP là một NHTM mà vốn chủ sở hữu được hình thành do sự góp vốn của cổ đông dưới hình thức cổ phần. * Đặc điểm của NHTMCP Ngân hàng này được thành lập thông qua phát hành (bán) các cổ phiếu. Việc nắm giữ cổ phiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt động của ngân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập của ngân hàng đồng thời phải gánh chịu các tổn thất có thể xảy ra. Do vốn sở hữu được hình thành thông qua tập trung, các NHTMCP có khả năng tăng vốn nhanh chóng. Các NHTMCP thường có phạm vi hoạt động rộng, hoạt động đa năng, có nhiều chi nhánh hoặc công ty con. Khả năng đa dạng hóa cao nên các NHTMCP có thể giảm rủi ro gây nên bởi tính chuyên môn hóa (thiên tai của một vùng, sự suy thoái của một ngành hoặc một quốc gia...), song chúng thường phải gánh chịu các rủi ro từ cơ chế quản lý phân quyền (nhiều chi nhánh được phân quyền lớn và hoạt động tương đối độc lập với trụ sở ngân hàng mẹ, giám đốc các chi nhánh này có thể có hành vi lạm dụng hoặc bất cẩn gây tổn thất cho ngân hàng). * Sự tham gia của các NHTMCP trên TTCK NHTMCP có thể tham gia trên TTCK với hai tư cách khác nhau “ tham gia với tư cách là một doanh nghiệp và tham gia với tư cách là một trung gian tài chính. Với tư cách là một trung gian tài chính, NHTMCP thực hiện các dịch vụ về chứng khoán cho khách hàng nhằm thu phí dịch vụ như : dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán cho khách hàng; dịch vụ môi giới chứng khoán; nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán cho khách hàng; các nghiệp vụ phụ trợ khác (lưu ký chứng khoán, quản lý thu nhập khách hàng, nghiệp vụ tín dụng; nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư). Với tư cách là một doanh nghiệp, NHTMCP huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán trên TTCK; đầu tư và kinh doanh chứng khoán thu lợi nhuận. Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải được cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán cấp giấy phép hoặc chấp thuận. Sau khi phát hành trên thị trường sơ cấp, chứng khoán sẽ được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán khi đã đáp ứng được các quy định về niêm yết chứng khoán. Sự cần thiết niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần thực chất là một công ty cổ phần. Luật các nước đều có quy định Ngân hàng phải được thành lập theo luật công ty cổ phần. Các tổ hợp ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là các ngân hàng cổ phần. Với đặc tính là một công ty cổ phần, các ngân hàng thương mại cổ phần không thể bỏ qua khả năng tăng vốn nhanh chóng thông qua TTCK. Bên cạnh đó, để tạo ra sức cạnh tranh cho cổ phiếu của mình, mang lại cho cổ phiếu của mình tính thanh khoản cao, linh hoạt và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, việc niêm yết cổ phiếu của ngân hàng trên TTCK trở thành một đòi hỏi bức thiết. Ngoài ra, khi niêm yết cổ phiếu, các ngân hàng sẽ phải tự “hoàn thiện” mình hơn và phải tạo luật chơi cho riêng mình. Họ sẽ phải xây dựng quy chế cùng hệ thống kiểm soát nội bộ tiên tiến trong bản thân ngân hàng. Nếu như với các doanh nghiệp, việc đạt được các tiêu chuẩn ISO mang lại lợi thế cạnh tranh áp đảo trên thương trường thì với các ngân hàng thương mại cổ phần, việc thỏa mãn các yêu cầu để được niêm yết trên TTCK cũng thể hiện “đẳng cấp” của các ngân hàng trên thị trường tài chính. Đây cũng là cơ hội để ngân hàng được công chúng – người gửi tiền biết đến nhiều hơn. Nhu cầu niêm yết cổ phiếu của NHTMCP trở thành tất yếu. Tác động của việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP Tác động tới ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Thuận lợi : Ngân hàng dễ dàng trong huy động vốn dài hạn : Khi tham gia niêm yết trên TTCK, NHTMCP có thể thu hút vốn dài hạn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín trên thị trường. Huy động theo cách này, ngân hàng không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên TTCK. Tác động đến công chúng, khuyếch trương uy tín của các NHTMCP: Niêm yết góp phần “tô đẹp” thêm hình ảnh của các NHTMCP trong các nhà đầu tư, các chủ nợ, người cung ứng, các khách hàng và những người làm công, nhờ vậy NHTMCP được niêm yết có “sức hút” đầu tư hơn đối với các nhà đầu tư. Niêm yết chứng khoán là một quá trình khó khăn, ngân hàng phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức...theo quy định. Do đó, những ngân hàng được niêm yết trên thị trường sẽ là những ngân hàng tốt. Việc trở thành ngân hàng được niêm yết sẽ giúp cho nhiều người biết đến ngân hàng như một ngân hàng làm ăn có hiệu quả, luôn được các cơ quan thông tin đại chúng quan tâm thông tin tình hình ngân hàng với công chúng. Việc niêm yết là một hình thức Marketing rất hiệu quả mà không mất chi phí. Nâng cao tính thanh khoản cho các cổ phiếu : Khi cổ phiếu các NHTMCP được niêm yết, chúng có thể được nâng cao tính thanh khoản, mở rộng phạm vi chấp nhận làm vật thế chấp và dễ dàng được sử dụng phục vụ cho các mục đích về tài chính, thừa kế và các mục đích khác. Hơn nữa, các cổ phiếu được niêm yết có thể được mua với số lượng rất nhỏ, do đó các nhà đầu tư có vốn nhỏ vẫn có thể dễ dàng trở thành cổ đông của NHTMCP. Tăng giá trị thị trường : Các tổ chức niêm yết có giá cổ phiếu đều tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết. Sở dĩ điều này xảy ra là do thị trường định giá lại giá trị của tổ chức này (trước đây chưa được định giá hoặc thị trường không chính thức định giá nhưng không đúng do tính hiệu quả của thị trường thấp). Nhờ vậy các cổ đông của tổ chức niêm yết trở nên giầu có. Hiệu quả quản lý và hoạt động tăng : Để thu hút đầu vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường cũng như để sử dụng đồng vốn có hiệu quả, các ngân hàng phải cải thiện chính sách quản lý của mình. Đồng thời sự giám sát hoạt động của ngân hàng cũng mang tính xã hội hóa cao hơn. Do đó, ngân hàng sẽ hoạt động có hiệu quả hơn. Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng : song song với việc tăng vốn, các ngân hàng đổi mới phương thức quản lý, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng, trình độ chuyên môn cán bộ, nhân viên được nâng cao. Từ đó ngân hàng tăng được số khách hàng trung thành. Hạn chế : Nguy cơ bị thâu tóm, sáp nhập : Các NHTMCP niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời liên quan đến các mặt hoạt động của công ty cũng như các biến động có ảnh hưởng lớn đến giá cả chứng khoán niêm yết. Nghĩa vụ công bố thông tin đại chúng trong một số trường hợp làm ảnh hưởng đến bí quyết, bí mật kinh daonh và gây phiền hà cho chính những NHTMCP này. Những cản trở trong công việc thâu tóm và sáp nhập : Niêm yết bộc lộ nguồn vốn và phân chia quyền biểu quyết của NHTMCP cho những người mua là những người có thể gây bất tiện cho những cổ đông chủ chốt và công việc quản lý điều hành hiện tại của ngân hàng. Ngân hàng có thể gặp nhiều cản trở trong việc thực hiện mục tiêu thâu tóm hay sáp nhập của mình. Tác động tới hệ thống ngân hàng: Thuận lợi : Nâng cao năng lực tài chính: Khi niêm yết trên TTCK các ngân hàng không chỉ kêu gọi được vốn từ các cổ đông trong nước mà còn từ các cổ đông nước ngoài, không chỉ huy động được vốn từ các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư lớn, mà còn tận dụng được cả các nguồn nhỏ. lẻ trong dân cư. Nguồn vốn huy động được càng dồi dào từ nền kinh tế, hệ thống ngân hàng càng lớn mạnh, năng lực tài chính càng được nâng cao. Lành mạnh hóa các hoạt động ngân hàng: Trên một sân chơi bình đẳng và rộng mở, các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ cũng như dịch vụ của mình. Hệ thống ngân hàng sẽ có những sự cơ cấu lại, chuyển đổi hình thức sở hữu, tăng cường liên kết và hợp tác, đồng thời vẫn cạnh tranh với nhau. Kết quả là chất lượng hoạt động của cả hệ thống ngân hàng ngày một nâng cao theo đường xoáy trôn ốc. Mở rộng cánh cửa hội nhập quốc tế : Khi cổ phiếu các ngân hàng được niêm yết trên TTCK, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã gia nhập vào một sân chơi chung, có điều kiện khẳng định mình và cũng dễ dàng hơn trong việc hội nhập với hệ thống ngân hàng các nước, các khu vực và trên thế giới. Hạn chế : Phụ thuộc chặt chẽ vào những biến động trên TTCK: NHTM là một trung gian tài chính có lâu đời nhất, với chức năng quan trọng là nhận tiền gửi của dân chúng, hoạt động của NHTM rất nhạy cảm, một sự biến động nhỏ bất lợi có thể ảnh hưởng đến tính an toàn của cả hệ thống. Tác động tới thị trường chứng khoán: Thuận lợi Bổ sung thêm hàng hóa có chất lượng cho TTCK: Các nhà đầu tư có tổ chức như các NHTMCP, các Công ty tài chính cổ phần, Công ty bảo hiểm cổ phần... là các tổ chức mà các loại cổ phiếu của chúng chiếm tỷ trọng đáng kể và khá hấp dẫn trên các TTCK quốc tế, nhưng đang còn vắng bóng ở nước ta. Việc ngành Ngân hàng đang khẩn trương xúc tiến việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP trên TTCK hứa hẹn một giai đoạn phát triển mới của TTCK Việt Nam. Khi đó, TTCK Việt nam sẽ có một khối lượng hàng hóa trị giá hàng nghìn tỷ đồng của các tổ chức mới là các trung gian tài chính. Tăng khối lượng giao dịch, số lượng các tổ chức tham gia niêm yết, tạo sự sôi động mới cho TTCK: Một trong những lý do khiến TTCK Việt Nam trở nên kém sôi động là bởi sự thiếu hụt các hàng hóa có chất lượng. Khi mà nhu cầu này đã được đáp ứng, trên thị trường đã có nhiều tổ chức niêm yết, cung cấp hàng hóa cho thị trường, tất yếu khối lượng giao dịch sẽ tăng lên, hoạt động của TTCK sẽ được hâm nóng, sôi động hơn. Đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK: Với việc hàng hóa trên TTCK được đa dạng hóa, phong phú hơn với sự tham gia góp mặt của các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư có cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư của minh, phân tán rủi ro. Góp phần tạo lập giá cả, ổn định thị trường: Khi TTCK còn quá ít hàng hóa, thì giá cả cũng như sự biến động giá cả trên thị trường thường phản ánh không chính xác quan hệ cung cầu. Cổ phiếu các NHTMCP được niêm yết sẽ tạo thêm nhiều hàng hóa có chất lượng, ổn định và hấp dẫn, góp phần ổn định và hình thành giá cả dựa trên quan hệ cung cầu. Hạn chế Chất lượng các NHTMCP niêm yết không đảm bảo sẽ gây mất lòng tin dân chúng, xáo trộn thị trường, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế. Hoạt động của NHTMCP rất nhạy cảm, một sự biến động nhỏ bất lợi có thể gây ra những cuộc khủng hoảng tài chính với những mức độ khác nhau. Cũng vậy, TTCK là nơi có thể phản ánh những thăng trầm của nền kinh tế. Hoạt động của TTCK mạnh hay yếu sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, NHTM và TTCK luôn là những đối tượng được giám sát chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP Các nhân tố thuộc về các ngân hàng thương mại cổ phần Quy mô vốn của ngân hàng : mỗi NHTMCP phải có đủ một lượng vốn nhất định để có thể trang trải cho các hoạt động khi tham gia trên TTCK như trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, chi phí đào tạo, chi phí phát hành... Đồng thời, với một mức vốn nhất định sẽ giúp ngân hàng chứng tỏ được năng lực tài chính của minh, tạo lòng tin cho nhà đầu tư. Luật các nước đều quy định mức vốn điều lệ hay vốn cổ phần tối thiểu bắt buộc. Thời gian hoạt động : Thời gian hoạt động càng dài cho thấy ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, có uy tín nhất định với công chúng. Những ngân hàng như vậy sẽ là những tổ chức niêm yết có chất lượng, thu hút được sự quan tâm của công chúng đầu tư. Thông thường, các nước thưòng quy định thời gian hoạt động tối thiểu của ngân hàng. Cũng có những nước quy định cả thời gian có lãi kể từ thời điểm ngân hàng xin niêm yết. Hệ thống thông tin: Xác định niêm yết cổ phiếu trên TTCK là các ngân hàng phải xác định tham gia vào một sân chơi mở, trên nguyên tắc thông tin hoàn hảo. Ngân hàng cần cung cấp các thông tin của mình một cách công khai, minh bạch và trung thực. Nếu điều kiện về hệ thống thông tin mà ngân hàng không đáp ứng được, ngân hàng sẽ không thể niêm yết trên TTCK. Phương án kinh doanh và sự cần thiết phải tăng vốn: Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào, phương án kinh doanh có hiệu quả là một trong những điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đó được xem xét hồ sơ vay vốn tại một ngân hàng. Còn ngân hàng khi niêm yết cổ phiếu trên TTCK, phương án khả thi sẽ quyết định đến sự thành công của việc tăng vốn qua kênh phát hành cổ phiếu, đồng thời bảo đảm khai thác và sử dụng nguốn vốn huy động có hiệu quả. ý muốn chủ quan của HĐQT các NHTMCP: Nhân tố cuối cùng nhưng lại không kém quan trọng, ảnh hưởng tới việc niêm yết cổ phiếu của các NHTMCP, đó là ý muốn chủ quan của HĐQT các NHTMCP. Bởi vì đã niêm yết và phát hành trên TTCK thì phải luôn đặt dưới sự giám sát của công chúng đối với uy tín và tiếng tăm của ngân hàng. Nếu chỉ là những tin đồn thất thiệt, những việc làm sai trai dù là nhỏ thôi được tung lên công luận, hay những thông tin không trung thực... thì không những các nhà đầu tư sẽ ồ ạt bán tháo cổ phiếu, mà những người gửi tiền cũng có thể đổ xô đến rút tiền trước hạn. Thêm vào đó, nguy cơ phải chia sẻ quyền lực lãnh đạo, sợ mất ảnh hưởng chi phối của mình đối với ngân hàng, sợ cổ tức bị giảm xuống.... cũng ảnh hưởng đến động thái niêm yết cổ phiếu của một NHTMCP. Các nhân tố thuộc về ngân hàng nhà nước Các quy định của NHNN liên quan đến cơ cấu sở hữu và phân bố cổ đông của NHTMCP : Các quy định của NHNN về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ, các quy định về việc nắm giữ cổ phiếu của các cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, cổ đông nhỏ trong NHTMCP có thể tăng tính chủ động cho các ngân hàng, giảm sự can thiệp của nhà nước hoặc ngược lại, gây cản trở cho việc huy động vốn của NHTMCP trên TTCK. Những điều kiện niêm yết đối với các NHTMCP do NHNN quy định : do tính đặc thù riêng của ngành ngân hàng, ngoài việc các NHTMCP phải thoả mãn các điều kiện niêm yết như đối với một công ty cổ phần, NHNN có những điều kiện riêng nhằm đảm bảo hoạt động an toàn trong toàn hệ thống. Những điều kiện đó có thể là yêu cầu về tỷ lệ nợ xấu, yêu cầu về các chỉ tiêu an toàn theo chuẩn mực quốc tế, tiêu chuẩn ngân hàng theo xếp loại của Thống đốc v.v... Các NHTMCP cần phải có sự chấp thuận của NHNN mới có thể được niêm yết. Chế độ báo cáo, thông báo : Để đảm bảo sự tham gia niêm yết của các NHTMCP trên TTCK không gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng khi có những biến động, NHNN đòi hỏi các NHTMCP phải có một chế độ báo cáo thường xuyên, đầy đủ và kịp thời. Các báo cáo tài chính thường phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín. Các nhân tố thuộc về thị trường chứng khoán Các thủ tục niêm yết của UBCKNN : NHTMCP có tham gia trên TTCK thì cũng là một doanh nghiệp cổ phần, cũng phải tuân theo các thủ tục, quy trình như mọi công ty cổ phần khác. Sau khi đã đáp ứng được các điều kiên về niêm yết của UBCKNN, các nhà sáng lập NHTMCP phải lập hồ sơ xin phép theo như qui định lên UBCKNN. Nếu được sự chấp thuận của UBCKNN, trước khi khai trương, NHTMCP cũng phải tiến hành công bố công khai trên báo và các phương tiện thông tin đại chúng theo nội dung công bố do UBCKNN quy định. Lệ phí niêm yết, lưu ký : Tham gia niêm yết trên TTCK, các NHTMCP cũng phải trả một khoản lệ phí nhất định theo quy định của UBCKNN. Cùng với việc niêm yết, ngân hàng cần phải lưu ký chứng khoán tại Sở giao dịch. Khi đó các cổ phiếu của ngân hàng mới có thể giao dịch trên TTCK. Việc lưu ký cũng đòi hỏi phải chi trả một khoản chi phí nhất định. Các nhân tố khác Chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp niêm yết : Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK, Chính phủ trong từng thời kỳ nhất định, tuỳ theo điều kiện ngành nghề cụ thể có thể có những chính sách ưu đãi, chế độ ưu tiên đặc biệt như miễn giảm thuế TNDN trong một khoảng thời gian nào đó, với thuế suất miễn giảm phù hợp. Tâm lý đám đông, tác động từ các thông tin bên ngoài : phân tích của các nhà chuyên môn, nhận định của các chuyên gia kinh tế về tình hình thị trường, tâm lý e ngại, bầy đàn cũng là những nhân tố có thể góp phần thúc đẩy hay cản trợ đến việc niêm yết của các NHTMCP. -CHƯƠNG 2- tình hình phát triển của thị trường chứng khoán và Thực trạng các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều hiện kinh tế-chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình TTCK trên thế giới, Việt Nam đã quyết định thành lập TTCK với những đặc thù riêng biệt : về chủ trương, thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội (hiện mới chỉ có Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động còn ở Hà Nội sẽ thành lập và vận hành giao dịch bảng II trong tương lai), sau đó khi thị trường đã phát triển thì chuyển thành Sở Giao dịch chứng khoán. Sự ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000. Mục tiêu cơ bản cho thời kỳ hoạt động ban đầu của TTCK Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ là xây dựng một TTCK với quy mô nhỏ, phát triển từ thấp đến cao và không gây mất ổn định kinh tế-xã hội. Sau 4 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã dần hình thành và từng bước phát triển, song cũng gặp không ít khó khăn trở ngại. Đánh giá đầy đủ hoạt động của TTCK thời gian qua là 1 sự tổng kết cần thiết nhằm nhìn nhận lại thị trường để có những bước tiếp trong tương lai. 2.1.1. Kết quả đạt được + Về hoạt động của thị trường : với chỉ có 2 công ty niêm yết vào năm 2000, hiện nay TTCK đã có 24 công ty niêm yết với tổng giá trị vốn điều lệ là 1.240 tỷ đồng, 147 loại trái phiếu Chính phủ, 2 loại trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư phát triển, 01 trái phiếu đô thị với tổng giá trị niêm yết trên 17.300 tỷ đồng. UNCKNN đã cấp phép hoạt động cho 13 công ty chứng khoán, 01 công ty quản lý quỹ đầu tư và 5 ngân hàng lưu ký. Năm 2004, quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên đã tiến hành huy động vốn và bắt đầu hoạt động. Thị trường đã thu hút được các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước tham gia với 19.000 tài khoản giao dịch, trong đó có 200 nhà đầu tư nước ngoài. Tinh đến hết tháng 8/2004, có 864 phiên giao dịch đã được thực hiện thành công tại TTGDCK với tổng giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên hơn 13 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch trên TTCK chiếm 3,7% GDP năm 2003, tăng hơn hai lần so với năm 2002. + Về khuôn khổ pháp lý : Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và TTCK (thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP trước đây) là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất điều chỉnh các hoạt động liên quan đến chứng khoán và TTCK. Nghị định này bao gồm những quy định mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc niêm yết của các công ty, sự vận hành của thị trường và yêu cầu bảo vệ nhà đầu tư. Với quan điểm khuyến khích đầu tư và huy động vốn, Nghị định 144 đã có những bước tiến đáng kể bằng cách áp dụng một hệ thống các tiêu chuẩn và điều kiện niêm yết linh hoạt hơn, cho phép các doanh nghiệp có thể tiếp cận với TTCK tập trung để huy động vốn. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định cũng được mở rộng đối với hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng. Bên cạnh đó, Nghị định cũng đã cho phép đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán để có thể khuyến khích mọi tầng lớp, từ nhà đầu tư nhỏ lẻ đến nhà đầu tư có tổ chức tham gia TTCK. +Về các chính sách phát triển thị trường : Bên cạnh khung pháp lý, Chính phủ đã ban hành các chính sách khuyến khích các đối tượng tham gia TTCK như chính sách thuế, chính sách tham gia của bên nước ngoài (QĐ 39/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tạm thời ưu đãi thuế trong lĩnh vực chứng khoán; QĐ 146/2003/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trên TTCK Việt Nam). Ngoài ra, các chính sách về quản lý ngoại hối đã được sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển thu nhập từ đầu tư chứng khoán ra nước ngoài. + Về định hướng phát triển : Ngày 5/8/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển TTCK đến năm 2010. Việc xây dựng chiến lược phát triển TTCK và chương trình hành động cụ thể cho từng năm được UBCKNN xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng và phát triển TTCK. Trên cơ sở Chiến lược, Bộ Tài chính đã xác định mô hình TTCK là : TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tập trung, phát triển thành Sở GDCK có khả năng liên kết với các thị trường trong khu vực; TTGDCK tại Hà Nội là thị trường giao dịch cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển thành thị trường phi tập trung phù hợp với quy mô của TTCK. Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các TTGDCK, phát triển các trung gian tài chính, các tổ chức hỗ trợ thị trường như Trung tâm lưu ký chứng khoán, tổ chức định mức tín nhiệm cũng đang được chuẩn bị khẩn trương. + Về tổ chức bộ máy quản lý : Trước tháng 4/2004, UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ, tuy nhiên khuôn khổ pháp luật hiện hành không cho phép cơ quan thuộc Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, điều này đã gây nhiều trở ngại trong công tác ban hành các văn bản pháp luật để quản lý thị trường. Thực hiện cải cách hành chính nhà nước theo hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vưc, Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2004/NĐ-CP ngày 19/2/2004 về việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính và ngày 7/9/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 161/2004/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN thuộc Bộ Tài chính. Việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính tạo điều kiện thống nhất trong hoạch định và thực hiện chính sách phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán, tạo điều kiện gắn kết giữa cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước với phát triển thị trường. 2.1.2. Những hạn chế + Hạn chế về cung chứng khoán : Số lượng hàng hóa còn ít ỏi và chất lượng hàng hóa chưa cao. Phần lớn các công ty niêm yết là những doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa có quy mô nhỏ, không phải là doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn đầu tư. Một số công ty sau khi niêm yết đã bộc lộ những yếu kém trong quản trị kinh doanh, đầu tư không có hiệu quả gây mất lòng tin của giới đầu tư. Có thể nhận diện một số nguyên nhân chủ yếu sau : - Sự bất cập của tiến trình cổ phần hóa : các doanh nghiệp CPH chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khó khăn gặp phải là vấn đề trong định giá tài sản, xử lý nợ quá hạn, hạn chế về năng lực và những tồn tại về mặt tư tưởng, nhận thức của những người quản lý doanh nghiệp. Xét về mặt số lượng các doanh nghiệp cần CPH thì việc thực hiện CPH mới chỉ đạt 63% kế hoạch đặt ra. Việc CPH cũng diễn ra thiếu triệt để và xuất hiện hiện tượng Nhà nước hóa các công ty cổ phần, làm cản trở hoạt động đầu tư tư nhân và giảm hiệu quả cảu doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc ra niêm yết tại TTCK, chưa quen với một văn hóa kinh doanh minh bạch, các doanh nghiệp coi việc công bố thông tin và đáp ứng những chuẩn mực về kiểm toán, kế toán, quản trị công ty là một gánh nặng và không muốn ra niêm yết trên TTCK. - Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam là sở hữu nhà nước, DNNN dựa chủ yếu vào hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh để vay vốn hoạt động. Mặc dù đã thực hiện sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường và CPH trong một thời gian đáng kể song cơ chế bao cấp tín dụng, tâm lý lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng vẫn còn phổ biến khiến cho các doanh nghiệp chưa thực sự có nhu cầu và nhận thức được lợi ích của việc huy động vốn qua TTCK. + Hạn chế về cầu chứng khoán : TTCK Việt Nam chưa có một hệ thống các nhà đầu tư bao gồm các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Phần lớn các nhà đầu tư trên thị trường là nhà đầu tư nhỏ lẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức về đầu tư chứng khoán. Đây là một vấn đề có tính hai mặt, thị trường chứng khoán chưa hoàn thiện, thiếu các tổ chức có vai trò trụ cột trong tạo lập thị trường; hệ thống văn bản pháp quy chưa đầy đủ, hàng hóa ít ỏi là nguyên nhân khiến cho TTCK chưa hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán còn hạn chế do chất lượng các cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chưa thực sự hấp dẫn, quy mô thị trường nhỏ, thị phần đầu tư thấp và chưa tiếp cận được với những thông tin doanh nghiệp cần thiét để ra quyết định đầu tư. Trong khi đó, nhà đầu tư trong nước lại gặp phải những trở ngại về mặt kiến thức và kinh nghiệm. + Hạn chế về mặt thể chế thị trường: Xét từ góc độ thu hút vốn đầu tư thì những hạn chế về mặt thể chế thị trường là một trở ngại đáng kể, không chỉ trên phương diện duy trì tính toàn vẹn của thị trường và niềm tin của công chúng đầu tư trong và ngoài nước. Đối với một thị trường mới hình thành và phát triển thì việc chưa có được một thể chế thị trường hoàn chỉnh là điều tất yếu. Sự vắng mặt của các tổ chức tự quản, tổ chức định mức tín nhiệm, trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, phạm vi hoạt động còn hạn hẹp và tính chuyên môn hóa chưa cao của các công ty chứng khoán là những điểm yếu khiến cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài coi việc đầu tư vào TTCK phần nào mang tính chất mạo hiểm. + Hạn chế về mặt khuôn khổ pháp luật và năng lực hoạch định chính sách: Trở ngại lớn nhất hiện nay là TTCK chưa có được một Luật chứng khoán toàn diện và đầy đủ. Lĩnh vực chứng khoán và TTCK còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác như Luật doanh nghiệp, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật phá sản. Do vị thế pháp lý của Nghị định 144/CP thấp hơn các Luật liên quan và môi trường pháp lý hiện hành còn chưa đầy đủ thì những bất cập, xung đột giữa các văn bản pháp luật liên quan đến TTCK là điều khó tránh khỏi. Khuôn khổ pháp lý thiếu đồng bộ, hay thay đổi khiến cho các nhà đầu tư thiếu sự an tâm khi tham gia đầu tư trên TTCK. Điều này cho thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng một Luật chứng khoán. Bên cạnh đó, năng lực hoạch định chính sách và thực thi luật pháp cũng là một vấn đề cần tính đến. Đánh giá một cách khách quan, UBCKNN và những cơ quan quản lý liên quan khác trên thị trường vốn chưa có đủ năng lực cần thiết để thực hiện chức năng giám sát, quản lý và cưỡng chế thực thi các chính sách trên TTCK một cách hiệu quả. Điều này xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý thị trường thiếu kinh nghiệm, khả năng xây dựng và thực thi các chính sách thích hợp nhằm khuyến khích sự phát triển của thị trường, thu hút và bảo vệ nhà đầu tư. 2.1.3. Nguyên nhân của hạn chế : Thứ nhất, Đảng và Chính phủ chủ trương phát triển hệ thống thị trường tài chính, trong đó có thị trường vốn, TTCK. Tuy nhiên trong điều hành thực tiễn thì hệ thống thị trường bị chia cắt, chưa có một chiến lược phát triển thị trường tài chính nói chung. Vì vậy, định hướng và giải pháp thực hiện thiếu đồng bộ, chưa coi việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn, thu nhập của dân chúng thấp (bình quân đầu người năm 2003 chỉ có 470 USD) chưa có chính sách phù hợp để khai thác nguồn lực tài chính trong dân, nguồn vốn bị phân tán để đầu tư vào các tài sản thay thế như tiền gửi ngân hàng, đầu tư bất động sản, ngoại tệ..vv. Tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán còn quá nhỏ bé, tổng giá trị thị trường mới chiếm khoảng 3,7% GDP. Thứ ba, tiến trình cải cách khu vực DNNN diễn ra chậm, chưa gắn được CPH DNNN với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên TTCK. Việc phát hành cổ phiếu chủ yếu là bán trong nội bộ doanh nghiệp, công tác định giá tài sản còn mang nặng tính hành chính, chưa thực hiện công khai hóa ra công chúng. Mặc dù đã có các chủ trương, chính sách về cải cách doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc tăng cung hàng hóa chứng khoán, nhưng trên thực tế việc triển khai CPH và gắn với niêm yết cổ phiếu cảu các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tổng công ty, NHTMNN diễn ra chậm chạp. Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam còn mang năng tư tưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, còn trông chờ vào nguồn vay ưu đãi, không muốn huy động vốn trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp e ngại kiểm toán và công bố thông tin khi niêm yết trên TTCK. Ngoài ra, ở một số công ty niêm yết tỷ lệ vốn thuộc sở hữu nhà nước còn khá cao do vậy khối lượng cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch rất thấp. 2.2. Khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam: Lịch sử phát triển của hệ ._. vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo định hường thị trường, giữa NHTMCP và TTCK có mối quan hệ ngày càng khăng khít. NHTMCP dựa vào TTCK để huy động vốn, thu lợi nhuận, nâng cao vị thế, uy tín và sức cạnh tranh, từng bước dạt được mục tiêu là xây dựng ngân hàng có tầm cỡ và hoạt động đa năng. Ngược lại, việc gia nhập TTCK của các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng là nhân tố hết sức quan trọng để thúc đẩy TTCK phát triển, đặt biệt là TTCK Việt Nam còn rất non trẻ như hiện nay. Xác lập tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Quan điểm xác định tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: NHTMCP là một công ty cổ phần đặc biệt bởi loại hình kinh doanh mang tính đặc thù của các ngân hàng - đó là kinh doanh tiền tệ. Bởi vậy, NHTMCP trước tiên phải tuân thủ theo các quy định của Ngành, ngoài ra sẽ phải tuân thủ các quy định khác có liên quan về chứng khoán và TTCK. Tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu NHTMCP về cơ bản phải thoả mãn các điều kiện niêm yết trên TTCK như đối với một công ty cổ phần, nghĩa là cũng phải đảm bảo các quy định về vốn điều lệ, về tình hình tài chính, về tỷ lệ các cổ đông và cơ cấu các cổ đông sở hữu..., nhưng không được trái với các quy định chuyên ngành hoặc không phù hợp với thực tế hoạt động của ngành ngân hàng. Ngoài ra, do những đặc thù riêng của ngành ngân hàng, tiêu chuẩn niêm yết sẽ được bổ sung những tiêu chuẩn riêng có liên quan đến hoạt động ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu, đáp ứng các quy định về đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng, về tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định của Thống đốc, về hồ sơ xin niêm yết v.v... Do đặc tính liên thông cao của hệ thống ngân hàng, do vị trí là huyết mạch của nền kinh tế, sự an toàn và ổn định hệ thống đối với các NHTMCP được đặt lên hàng đầu. Các tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu đối với các NHTMCP do đó sẽ phải chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn, đảm bảo các NHTMCP được niêm yết sẽ là những ngân hàng thực sự “khoẻ mạnh”, không chỉ đáp ứng nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK mà còn đủ nội lực để canh tranh bình đẳng và an toàn. Hình thức niêm yết cổ phiếu NHTMCP Việt Nam Theo Luật các tổ chức tín dụng, NHTMCP là “Ngân hàng cổ phần của Nhà nước và nhân dân”, vốn sở hữu của các NHTMCP có phần vốn sở hữu của NHTMQD hoặc của các DNNN. Do vậy, hình thức niêm yết hiện nay sẽ là niêm yết từng phần, trong đó phần vốn góp của Nhà nước không được niêm yết. Quan điểm của NHNN hiện nay thì cổ phiếu của Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và cổ phiếu của cổ đông nước ngoài không được phép niêm yết. Khi những kiến nghị lâu nay về việc xoá bỏ quy định bắt buộc có vốn sở hữu Nhà nước trong cơ cấu sở hữu vốn của các NHTMCP được xem xét và chấp thuận thì việc niêm yết toàn phần là hoàn toàn có thể thực hiện được. Bởi quy định về vốn sở hữu Nhà nước trong sở hữu vốn của các NHTMCP là một ràng buộc hạn chế rất nhiều đến khả năng tăng vốn của các NHTMCP, nhất là trong tiến trình hội nhập. Song, để đảm bảo an toàn hệ thống và xây dựng những bước phát triển vững chắc cho các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán thì thời gian đầu tiên, hình thức niêm yết từng phần là phù hợp nhất. Tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Theo Quyết định số 787/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN quy định tạm thời về việc NHTMCP đăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng, điều kiện để NHTMCP được đăng ký xin niêm yết cổ phiếu là: 1. Vốn điều lệ thực có (gồm vốn điều lệ thực góp trừ số lỗ luỹ kế và các khoản rủi ro chưa được trích lập dự phòng) tối thiểu bằng mức vốn pháp định được quy định theo từng thời kỳ. 2. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 05 năm và hoạt động kinh doanh có lãi liên tục trong 2 năm gần nhất kể từ thời điểm xin niêm yết cổ phiếu. 3. Tỷ lệ nợ xấu (bao gồm: các khoản nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ cho vay được khoanh được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán hàng tháng, nợ chuyển cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản để xử lý thu hồi vốn cho tổ chức tín dụng cổ phần) so với tổng dư nợ cho vay liên tục trong 02 năm gần nhất dưới 3%. 4. Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật, không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng với mức xử phạt trên 1.000.000 đồng (một triệu đồng) trong thời gian ít nhất 01 năm tính đến thời điểm xin đăng ký niêm yết cổ phiếu. 5. Tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 6. Được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về xếp loại đối với Ngân hàng thương mại cổ phần, liên tục trong hai năm gần nhất kể từ thời điểm xin đăng ký niêm yết cổ phiếu. 7. Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Quy định này. Điều 4. Hồ sơ của Ngân hàng thương mại cổ phần đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho đăng ký niêm yết cổ phiếu, gồm: 1. Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị gửi Ngân hàng Nhà nước xin đăng ký niêm yết cổ phiếu, trong đó: giải trình và cam kết đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Quy định này kèm các tài liệu chứng minh có liên quan. 2. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các nội dung trong văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị tại khoản 1 Điều này. 3. Danh sách cổ đông sở hữu từ 5% trở lên vốn điều lệ của ngân hàng, danh sách cổ đông có ghi tên (bao gồm cổ đông và số cổ phần, cổ phiếu của các đối tượng theo quy định tại Điều 6 Quy định này) đến thời điểm xin đăng ký niêm yết cổ phiếu. 4. Cam kết chấp hành quy định pháp luật hiện hành của các đối tượng tại Điều 6 Quy định này. 5. Đề án niêm yết cổ phiếu, trong đó xác định thuận lợi, khó khăn và đặc biệt là các giải pháp xử lý, quản lý của ngân hàng nhằm ngăn ngừa những biến động tiêu cực đến hoạt động ngân hàng, xử lý kịp thời các hành vi bị cấm được quy định từ Điều 103 đến Điều 108 Chương XI Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Như vậy, cùng với Quyết định này, sự hy vọng của giới đầu tư về một loại hàng hóa có chất lượng tốt được niêm yết đã có cơ sở hơn. Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên thực hiện niêm yết cổ phiếu ngân hàng, nên vẫn còn những hạn chế nhất định về điều kiện trong việc niêm yết. Theo Quyết định mới này thì không phải ngân hàng nào muốn cũng có thể niêm yết cổ phiếu của mình được. Ngoài các quy định về mức vốn điều lệ, về thời gian hoạt động và kinh doanh có lãi trong thời gian 2 năm liên tục gần nhất kể từ thời điểm xin niêm yết cổ phiếu, thì còn một số yêu cầu mang tính đặc thù của ngành ngân hàng như quy định về tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ, quy định về việc đáp ứng các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật....Trong tổng số hơn 30 NHTMCP các loại đang hoạt động, chỉ có khoảng 7 ngân hàng thoả mãn các điều kiện này. Những ngân hàng thoả mãn điều kiện đó là những ngân hàng thực sự lành mạnh hiện nay, đảm bảo khi niêm yết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những ngân hàng đó. Mặc dù vậy thị trường ngân hàng có đặc tính liên thông rất cao nên vẫn có vấn đề đáng lo ngại. Đó là trường hợp giá cổ phiếu ngân hàng niêm yết xuống đột ngột và tình trạng đầu cơ gom cổ phiếu. Chính vì điều đó, trong Quy định vừa ban hành, Mục 3 Điều 10 có quy định là chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên của mỗi quý, NHCP phải có văn bản báo cáo những thay đổi trong quý trước đó về cổ đông nắm giữ số cổ phiếu từ 5% vốn điều lệ trở lên. Đồng thời, NHNN vẫn chưa cho phép giao dịch cổ phiếu của Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và cổ phiếu của cổ đông nước ngoài. Cần thiết phải đưa ra một giới hạn tỷ lệ nhất định các cổ phiếu của NHTMCP được niêm yết. Giải thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam Nhóm giải pháp vĩ mô Hoàn thiện môi trường pháp lý Trong những năm gần đây, môi trường hoạt động ngân hàng, nhất là mội trường pháp lý đã trở nên thông thoáng hơn, giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong hoạt động. Tuy nhiên, để hỗ trợ các ngân hàng hơn nữa, tạo đủ sức cạnh tranh và để chuẩn bị tốt cho hội nhập với khu vực và thế giới, môi trường hoạt động ngân hàng cần được “cởi mở” hơn nữa. Các Bộ, ngành liên quan cần xây dựng hệ thống các yêu cầu hoặc hệ thống tiêu chí có tính định hướng đối với một “NHTM hiện đại” phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội-chính trị ở Việt Nam có tính đến điều kiện hội nhập, chẳng hạn : vốn điều lệ, tổng tài sản, hệ thống các chi nhánh, mô hình tổ chức, số lượng lao động và trình độ cán bộ nhân viên, mức độ tự động hóa nghiệp vụ...Các chỉ tiêu đó cần được xác định dưới dạng định lượng. Bên cạnh các chính sách ngắn hạn, Nhà nước cần có chiến lược dài hạn về xây dựng và phát triển hệ thống tài chính, tiền tệ ở Việt Nam. Trước hết, cần xem xét thay đổi yêu cầu về vốn pháp định theo Nghị định số 82/1998/NĐ-CP. Đã đến lúc phải nâng cao yêu cầu và mục tiêu quản lý, điều tiết hoạt động của các NHTM. Trong vài năm gần đây đòi hỏi phải đặt ván đề nâng cao yêu cầu về vốn pháp định đối với NHTMCP. Mức này có thể là 300 tỷ đồng (tương đương 20 triệu USD) cho tất cả các loại hình ngân hàng (trừ NHTMCP nông thôn). Song song với yêu cầu về vốn pháp định, cần phải có chế tài thưởng phạt đối với các ngân hàng đảm bảo hoặc không đảm bảo vốn pháp định. Đối với các ngân hàng không đảm bảo vốn pháp định có thể tăng yêu cầu về tỷ lệ bảo đảm an toàn hoặc có biện pháp hợp nhất, sáp nhập. Trong quá trình tăng vốn điều lệ, cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm quản lý chặt chẽ hoạt động tăng vốn (trừ trường hợp bổ sung vốn điều lệ bằng nguồn lợi nhuận để lại) nhằm hạn chế và loại trừ các trường hợp có thể phát sinh là tăng vốn qua kênh tín dụng với mục đích dùng quỹ dự phòng để bù đắp tín dụng cho vay để tăng vốn điều lệ tại chính ngân hàng cho vay. Việc tăng vốn chủ sở hữu cần phải có sự quản lý từ phía Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển và xây dựng nền tài chính tiền tệ quốc gia an toàn và ổn định trên cơ sở phát triển có kế hoạch nền kinh tế, tránh tình trạng tăng vốn hỗn loạn vì lợi ích cục bộ, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được. Như vậy, việc tăng vốn chủ sở hữu phải đáp ứng được hai mục tiêu trong một nhiệm vụ : góp phần giải quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô trong quản lý và đảm bảo được tính thanh khoản của hệ thống. Ngoài ra, cũng cần có các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn hóa các sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tín dụng cung cấp. Hoàn thiện môi trường kinh tế, môi trường đầu tư: Nhà nước cần nghiên cứu ban hành Luật chống cạnh tranh không lành mạnh, không chỉ nhằm bảo hộ cho các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh mà còn bảo vệ lợi ích cho khách hàng. Các điều khoản của Luật chống cạnh tranh không lành mạnh cần quy định theo hướng : quy định rõ sự cạnh tranh không lành mạnh; các NH trong giao dịch với khách hàng không được dùng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh như dùng thủ đoạn chào mời để lôi kéo khách hàng, đưa ra hàng loạt các sản phẩm biếu không, tự khoe khoang vượt quá khả năng sự thật của bản thân, sử dụng một số hình thức nhằm giảm thấp giá đối với lãi suất cho vay, hạ thấp phí dịch vụ, giảm thấp điều kiện cấp tín dụng. Nếu do hành động cạnh tranh không lành mạnh mà gây tổn thất cho ngân hàng cạnh tranh thì phải chịu phạt hành chính, kinh tế. Cần tăng cường công tác thanh tra theo hướng giám sát từ xa đối với các hoạt động của các ngân hàng nhằm cảnh báo và đề ra những biện pháp khắc phục vi phạm. Thanh tra tại chỗ cần tiến hành ngay khi phát hiện những vấn đề trầm trọng trong quá trình giám sát từ xa. Nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường chứng khoán: Chính phủ cần củng cố quan hệ lãnh đạo, quan hệ phối hợp giữa Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBCKNN, TTGDCK, các công ty chứng khoán, công ty niêm yết... nhằm tạo ra một mối quan hệ phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong việc đưa ra các giải pháp phát triển thị trường. Để các cơ quan đang quản lý nhà nước đối với TTCK có đủ điều kiện hoạt động có hiệu quả, cần tăng cường quyền hạn cho UBCKNN, TTGDCK. Cần có những quy chế ưu đãi để nhanh chóng thành lập các tổ chức, các quỹ đầu tư ...để thực hiện chức năng điều tiết và tạo lập thị trường, bởi vì người đóng vai trò dẫn dắt thị trường phải là các nhà đầu tư chiến lược có tổ chức, là những người có tầm nhìn dài hạn để làm những hạt nhân nòng cốt cho các nhà đầu tư cá nhân đi theo. TTCK là một định chế tài chính, để thị trường hoạt động có hiệu quả, cần thiết phải có những con người với hiểu biết về thị trường này. Đó là các doanh nghiệp, công chúng, các nhà quản lý. Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo nghiệp vụ cho những đối tượng này về lĩnh vực chứng khoán là hết sức cần thiết. UBCKNN có thể mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền. Trên TTCK, vấn đề thông tin là hết sức quan trọng. Có được thông tin có chất lượng, nhà đầu tư mới có được các quyết định đầu tư đúng đắn. Chất lượng thông tin có thể làm cho TTCK hoạt động lành mạnh hay hỗn loạn. UBCKNN cần kiến nghị Chính phủ chỉnh sửa pháp luật về chứng khoán và TTCK để thống nhất quản lý Nhà nước về phát hành và kinh doanh chứng khoán, khắc phục sự bất bình đẳng giữa công ty niêm yết và không niêm yết trong việc công bố thông tin và áp dụng chuẩn mực quốc tế vào kiểm toán, vì kiểm toán là công việc không thể thiếu để đảm bảo nguyên tắc công khai của TTCK. Trong giai đoạn hiện nay, phần lớn các nhà đầu tư đang ở tình trạng thiếu hụt vốn để tiếp tục đầu tư. Không ít các nhà đầu tư đã phải cầm cố cổ phiếu để tiếp tục mua cổ phiếu và lại tiếp tục cầm cố tới nhiều lần để mua tiếp...Có thể nên chăng đã đến lúc mở rộng các hình thức giao dịch chứng khoán. Chính sách hỗ trợ từ chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Nhà nước, các Bộ, ngành và NHNN cần có chủ trương và chính sách hữu hiệu nhằm đảm bảo tính công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động tài chính ngân hàng. Chỉ có bình đẳng thì các thành phần của nền kinh tế mới phát huy được khả năng tiềm tàng, tính năng động và hiệu quả của mình. Chính phủ có thể xem xét có chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng từ 2 đến 5 năm đối với NHTMCP. Phần giảm thuế này để lại cho các NHTMCP chuyên dùng cho công tác đào tạo cán bộ, nhân viên. Việc nâng cấp công nghệ thông tin đòi hỏi phải có nguồn tài chính đầu tư lớn, do đó các NHTMCP có quy mô nhỏ khó có thể triển khai thực hiện nếu không có vai trò của Chính phủ và NHNN đứng ra làm trung gian trong việc huy động nguồn tài chính trong nước và từ các tổ chức quốc tế cho việc đầu tư nâng cấp. Ngoài ra, Đảng và các cơ quan đoàn thể cần quan tâm và có cơ chế để tổ chức Đảng và các đoàn thể có điều kiện hoạt động và phát huy được vai trò của mình tại các NHTMCP. Mục tiêu là tạo được sự thống nhất chung trong xã hội về vai trò và ý nghĩa của Đảng, đoàn thể trong mọi thành phần kinh tế. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước: UBCKNN và NHNN và các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp nhằm đảo bảo tính đồng bộ, thống nhất về chủ trương, chính sách. Hoạt động của thị trường vốn nói chung và TTCK nói riêng đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ các chính sách tài chính-tiền tệ. Chính phủ cần chỉ đạo thống nhất việc xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển thị trường tài chính, gắn thị trường tiền tệ với TTCK, trong đó có sự phối hợp tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, NHNN và UBCKNN. Để thúc đẩy tham gia niêm yết của các NHTMCP trên TTCK không chỉ có vai trò của NHNN, của UBCKNN mà còn có vai trò của các Bộ, ngành, địa phương liên quan dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ. Nhóm giải pháp vi mô Tăng cường huy động vốn chủ sở hữu: Phát triển vốn chủ sở hữu trong xu thế hội nhập và trào lưu phát triển các tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn trên thế giới dẫn đến khả năng cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nội địa nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Khi hội nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ không có khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Vì vậy, phát triển vốn chủ sở hữu để làm nền tảng phát triển hoạt động ngân hàng là một trong những vấn đề trọng tâm. Tự thân các NHTMCP phải có lịch trình và các giải pháp tăng vốn hữu hiệu để đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và phù hợp với chiến lược phát triển đã xây dựng. Việc huy động vốn điều lệ của các NHTMCP đến thời điểm này có thể nói đã “giậm chân tại chỗ” vì đã bắt gặp những cuộc cạnh tranh gay gắt. Vốn điều lệ của hai ông “trùm” trong hệ thống NHTMCP là á Châu (ACB) và Sài Gòn thương tín (Sacombank) cũng chỉ vượt qua ngưỡng 500 tỷ đồng, tương đương trên 30 triệu USD, vẫn không thấm vào đâu so với các NH trong khu vực. Vì vậy, kênh thu hút vốn điều lệ cho các NHTMCP hiện nay chỉ có thể trông vào TTCK khi cổ phiếu NH được niêm yết, cơ hội tiếp cận với các nhà đầu tư sẽ được mở rộng hơn. Mục tiêu đặt ra cho các NHTMCP để có năng lực tối thiểu tham gia cạnh tranh trên thị trường khi hội nhập là : Quy mô vốn đến năm 2005 phải đạt gấp đôi mức vốn bình quân tại thời điểm hiện nay, tức là phải đạt tối thiểu 300 tỷ đồng, tương đương với 20 triệu USD. Điều chỉnh kết cấu nguồn vốn và tài sản Mối liên hệ giữa nguồn vốn và tài sản chính là mối liên hệ giữa huy động và sử dụng vốn. Đó là hai mặt của quá trình hoạt động của ngân hàng. Tài sản mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, còn nguồn vốn liên quan đến chi phí chủ yếu của ngân hàng, chi phí trả lãi. Các ngân hàng có thể từ cấu trúc, tính thanh khoản của nguồn để quyết định cấu trúc và tính thanh khoản của tài sản. Cơ cấu nguồn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Những nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi quy mô và kết cấu của nguồn thường xuyên thay đổi và cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra các quyết định phù hợp để thay đổi quy mô và kết cấu nguồn. Giải quyết dứt điểm nợ xấu, nợ đọng: Việc cơ cấu lại nợ nhằm làm trong sạch Bảng cân đối kế toán của NHTMCP là rất cần thiết. Nhưng mới chỉ giải quyết số nợ xấu đã phát sinh là chưa đủ, ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong tương lai là việc làm quan trọng hơn. Do đó, cần tập trung ngưn chặn, hạn chế việc phát sinh nợ xấu mới theo hướng : - Chấm dứt việc cho vay mới đối với bên đi vay có nợ nần chồng chất, dây dưa, chây ỳ hoặc cho vay không có tài sản thế chấp; - Đánh giá tín dụng tốt hơn, nâng cao trình độ thẩm định dự án, giám sát tình trạng của bên đi vay sử dụng vốn vay; - Thông qua việc bổ sung, hoàn thiện quy trình thẩm định, nghiên cứu, xét duyệt cho vay một cách chặt chẽ, thận trọng hơn; - Quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi vật chất trong việc cấp tín dụng; - Thiết lập hệ thống quản lý rủi ro; - Giám sát tình hình tài chính đối với bên vay có số dư nợ lớn. Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực hoạt động: Năng lực cạnh tranh và hoạt động của một ngân hàng thể hiện ở khả năng tài chính đáp ứng các yêu cầu về vốn của nền kinh tế, ở sự phát triển cả về chiều rộng (mạng lưới hệ thống chi nhánh, đa dạng hoá các sản phẩm, các loại hình dịch vụ) lẫn chiều sâu (xây dựng mô hình quản lý phù hợp; chất lượng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp). Mỗi ngân hàng cần có một mạng lưới hợp lý, đủ mạnh đáp ứng được yêu cầu phát triển hoạt động ngân hàng lớn mạnh và hiệu quả. Việc mở rộng hệ thống cần tính đến các yếu tố là tính cân đối hài hòa giữa bề rộng và bề sâu, tính ổn định và lâu dài. Song song với việc mở rộng mạng lưới, cần phải xây dựng mô hình quản lý năng động, hiệu quả để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Mô hình quản lý điều hành theo chiều dọc có thể xây dựng theo nguyên tắc “kiểm soát tập trung” và điều hành phân tán, coi trọng trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp. Mô hình mà các ngân hàng cần hướng tới là một mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, nâng cao khả năng áp dụng công nghệ ngân hàng vào quản lý và hoạt động kinh doanh, tiến tới chuẩn hóa các quy định theo tiêu chuẩn quốc tế về điều hành, kiểm toán, kế toán... Sự phát triển của các tổ chức tài chính, sự thay đổi công nghệ, những đòi hỏi cao hơn của khách hàng đã dẫn đến gia tăng các loại hình dịch vụ ngân hàng. Trong bối cảnh Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, tham gia vào các tổ chức khu vực (AFTA) và quốc tế (WTO), các ngân hàng Việt Nam nói chung, các NHTMCP nói riêng cần chú trọng xu hướng phát triển thao hướng đa năng. Tính đa dạng sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh, hạn chế rủi ro. Việc nghiên cứu đưa vào các loại hình dịch vụ mới với chất lượng ngày một nâng cao đang được triển khai rất hiệu quả tại một số NHTMCP, cần được phát huy hơn nữa. Những NHTMCP hàng đầu hiện nay như ACB, Sacombank, Đông á, Eximbank, Techcombank...hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có nhiều sản phẩm đa dạng, nghiên cứu và đã đưa ra được những sản phẩm dịch vụ theo hướng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra giữa các NHTMCP cũng cần có sự tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực để phát huy năng lực của từng ngân hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc hợp tác trên cơ sở đảm bảo quyền lợi và bình đẳng giữa các ngân hàng sẽ tạo ra một sức mạnh tổng lực góp phần thúc đẩy phát triển từng ngân hàng nói riêng, và cả hệ thống nói chung. Hoàn thiện hoạt động quản lý, điều hành: Cơ chế quản trị và điều hành cần thiết kế theo nguyên tắc trách nhiệm đi đôi với quyền hạn. Các chế độ, quy chế phải được xây dựng trên cơ sở luật định và tránh tình trạng áp đặt theo lối cục bộ và quyền lợi cá nhân. Có như vậy mới phát huy tối đa tính năng động trí tuệ và trách nhiệm của từng người lãnh đạo. Công tác quản lý, điều hành có liên quan trực tiếp tới việc thành công hay thất bại của mỗi ngân hàng. Vì vậy các NHTMCP cần đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện hoạt động quản lý điều hành, có thể bằng các biện pháp như : Có quy định cụ thể về tiêu chuẩn và thực hiện quy trình lựa chọn chặt chẽ những người có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất vào Hội đồng Quản trị. Tuyển chọn Giám đốc giỏi (có thể thuê Giám đốc người nước ngoài) để điều hành hoạt động của ngân hàng. Hoạch định chiến lược phát triển tổng thể dài hạn của ngân hàng mình, có tính đến môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập. Xây dựng các quy chế quản lý ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế như : quản lý rủi ro, quản lý vốn và đầu tư, quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có... Xây dựng quy trình quản lý tín dụng và sổ tay tín dụng. Xây dựng và kiện toàn bộ máy và quy chế về kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý. Xây dựng các thiết chế an toàn, phòng ngừa rủi ro cũng như các phương án phòng ngừa đối với rủi ro đột xuất. Các NH cần có sự liên kết để hình thành quỹ dự phòng rủi ro chung. Nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin: Các ngân hàng trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong việc tin học hóa các hoạt động nhiệp vụ ngân hàng.Đứng trước những thách thức lớn về cạnh tranh, khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng yêu cầu về quản lý của mỗi ngân hàng, các ngân hàng cần phải xác định hiện đại hóa các nghiệp vụ lõi của mình thông qua các hình thức khác nhau như tự phát triển, phối kết hợp với các đối tác trong và ngoài nước hoặc mua các sản phẩm ứng dụng phân mềm. Trong nhiều năm qua, các sản phẩm ứng dụng của các NHTM Việt Nam hầu hết đều do chính đội ngũ làm CNTT của ngân hàng đó tự phát triển và có thể thấy rằng đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Mặc dù các hệ thống ứng dụng nói chung còn nhiều điểm bất cập nhưng xét một cách đúng mức thì sự đầu tư của mỗi ngân hàng cho đội ngũ tin học ở mỗi ngân hàng còn nhiều bất cập. Thường xuyên phổ cập kiến thức CNTT và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến cho các cấp, đặc biệt là các cấp lãnh đạo. Ngân hàng cần đào tạo những cán bộ chủ chốt vừa có am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng vừa có trình độ về IT. Đặc biệt, cần có cán bộ lãnh đạo am hiểu về IT. Đào tạo nguồn nhân lực: Các NHTMCP cần xây dựng cho mình một kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nhân viên của mình để từng bước có được đội ngũ các nhà quản lý điều hành giỏi, đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành ngân hàng trong cơ chế thị trường, đặc biệt chuẩn bị cho hội nhập quốc tế và khu vực về ngân hàng. Cần phát huy các yếu tố có khả năng tác động tích cực đến từng người lao động để người lao động nhận thức được vai trò của mình trong ngân hàng như thực hiện chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm theo năng lực, gắn quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm với kết quả hoạt động kinh doanh; Xây dựng điều kiện và tuân thủ yếu tố pháp lý để người lao động có thể làm chủ được nghề nghiệp, sức lao động và phát huy được trí tuệ của mình. Thông qua vai trò được đề cao, người lao động sẽ nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần xây dựng chính sách đãi ngộ xứng đáng, khuyến khích vật chất và tinh thần cho những người có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn giỏi, có những đóng góp, sáng kiến năng cao năng suất và hiệu quả trong công việc; Xây dựng một chính sách tiền lương hợp lý. Chính sách tiền lương và phúc lợi phải được xây dựng theo các nguyên tắc : Mối quan hệ khăng khít giữa NSLĐ và tiền lương; Đảm bảo được giá trị tiền lương trong điều kiện lạm phát; Đảm bảo được niềm tin, tính ổn định của tập thể người lao động; xây dựng và phát triển văn hóa trong tập thể người lao động, gắn bó người lao động với tập thể, với ngân hàn. Có khả năng thu hút được nhân tài Cơ chế tiền lương phải phù hợp với Bộ luật lao động và trình độ phát triển dân trí, mức sống của nhân dân. Mâu thuẫn giữa yêu cầu của đổi mới kinh tế đất nước, của hội nhập quốc tế ngày càng nhanh chóng với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang rất thấp là một trong những thách thức đối với hoạt động ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Củng cố các NHTMCP bằng các giải pháp nói trên có thể sẽ đưa hệ thống các ngân hàng này lên một mức độ mới để tiếp cận với mô hình và hoạt động của các ngân hàng hiện đại đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển, đáp ứng các yêu cầu khi niêm yết trên TTCK tập trung. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống tài chính phát triển ở bậc cao với sự kết hợp hài hoà giữa hệ thống các ngân hàng – huyết mạch của nền kinh tế và TTCK – chiếc phong vũ biểu thần kỳ. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển theo cơ chế thị trường, chế độ đa sở hữu, trong xu thế hội nhập. Sự tồn tại của hệ thống NHTMCP và việc ra đời TTCK là một tất yếu. Tuy nhiên, TTCK chỉ có thể tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định, khi mà các chủ thể của nó, đặc biệt là các NHTM tích cực tham gia, trong đó có các NHTMCP. Các NHTMCP cũng chỉ tồn tại và lớn mạnh khi phát triển theo hướng ngân hàng đa năng. Hoạt động của NHTM nói chung, của NHTMCP nói riêng và TTCK có quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, dựa vào nhau để cùng phát triển. Các NHTMCP được niêm yết trên TTCK là một thuận lợi và cũng là yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả cho hệ thống ngân hàng cũng như TTCK. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các NHTMCP ở Việt Nam trên TTCK là hết sức cần thiết. Với sự vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, luận văn đã làm sáng tỏ được các vấn đề sau : Một là, luậnvăn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về niêm yết cổ phiếu của NHTMCP trên TTCK, các nhân tố ảnh hưởng đến việc niêm yết cổ phiếu của NHTMCP. Hai là, luận văn đã đề cập đến thực trạng của hệ thống NHTMCP Việt Nam trên góc độ vốn chủ sở hữu và các hoạt động ngân hàng, đồng thời cũng cho thấy thực tế tình hình hiện nay và nhu cầu của TTCK về các cổ phiếu được niêm yết của các NHTMCP. Ba là, luận văn đã đề xuất và phân tích các giải pháp nhằm thúc đẩy niêm yết cổ phiếu các NHTMCP trên TTCK ở Việt Nam. Vì TTCK Việt Nam và việc niêm yết cổ phiếu các NHTMCP trên thị trường này hiện còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển cả về lý luận cũng như thực tế, vì những nguyên nhân khách quan và nghiên cứu mang nhận định chủ quan của người thực hiện, nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các thầy cô và bạn đọc để luận văn có điều kiện được bổ sung và hoàn thiện hơn. Danh mục tài liệu tham khảo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, PGS.TS Vương Trọng Nghĩa (2002), Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, Hà nội. TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thưong mại-quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà nội. TS. Đinh Xuân Trình, (1998). Thị trường chứng khoán, NXB Giáo dục, Hà nội. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (2002), Hệ thống các văn bản pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. Đoàn Văn Trường- Ngô Trí Long (1997), Kiến thức phổ thông để kinh doanh trong Thị trường chứng khoán, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội. Quốc hội nước Cộng hòa xẫ hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các Tổ chức tín dụng. Chính phủ (2000), Nghị định số 49/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại . Chính phủ (1998), Nghị định số 82/1998/NĐ-CP quy định mức vốn điều lệ tối thiểu của các tổ chức tín dụng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/9/2001 kèm theo Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTMCP của Nhà nước và nhân dân. Chính phủ(2003), Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và Thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 59/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 hướng dẫn về niêm yết cổ phiếu và trái phiếu trên TTCK tập trung. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 60/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 hướng dẫn về việc phát hành cổ phiếu ra công chúng . Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (2004), Tài liệu xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng X Ngân hàng Nhà nước - Báo cáo thường niên các năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Hỏi đáp Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng, NXB Xã hội, Hà nội. Thống đốc NHNN (2004), Quyết định số 787/2004/QĐ-NHNN quy định tạm thời về việc NHTMCP đăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, các số 13, 14, 15, 18 năm 2004, các số 22/2001, 6/2002, 11/2000,19/2002, 9/2000, 14/2001, 1/2003, 2/2003, 1/1999 Tạp chí Ngân hàng các số 9/2002, 3/2002, 6/2002 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0040.doc
Tài liệu liên quan