Thực hiện hợp đồng Nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & cung ứng VTTB đường sắt (VIRASIMEX). Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Thực hiện hợp đồng Nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & cung ứng VTTB đường sắt (VIRASIMEX). Thực trạng và giải pháp: MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế, ngành đường sắt đã có những chuyển biến mạnh mẽ để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của thời đại và với điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, việc thực hiện nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt là rất cần thiết. Chính vì vậy, theo quyết định của bộ GTVT, công ty xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư thiết bị đường sắt – VIRASIMEX ra đời với nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu các thiết bị, vật tư thiết bị đường sắt. Những năm q... Ebook Thực hiện hợp đồng Nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & cung ứng VTTB đường sắt (VIRASIMEX). Thực trạng và giải pháp

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực hiện hợp đồng Nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & cung ứng VTTB đường sắt (VIRASIMEX). Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua với chức năng nhiệm vụ của mình công ty đã thực hiện rất nhiều các hợp đồng nhập khẩu vật tư, thiết bị đường sắt góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty khó tránh khỏi những khó khăn thách thức. Những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện hợp đồng luôn là mối quan tâm của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Là một sinh viên thực tập tại công ty, đứng trước mối quan tâm đó em mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư thiết bị đường sắt (VIRASIMEX) - thực trạng và giải pháp”. Chuyên đề gồm 3 phần chính: I: Đặc điểm vật tư thiết bị đường sắt và vấn đề thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt. II: Thực trạng thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt của công ty VIRASIMEX. III: Giải pháp thực hiện tốt hơn các hợp đồng nhập khẩu tại công ty VIRASIMEX. Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Hòe, các bác, cô chú và anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. CHƯƠNG 1: VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT VÀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT Vật tư thiết bị đường sắt và vai trò của nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt. Vật tư thiết bị đường sắt Vật tư thiết bị đường sắt là những vật tư thiết bị dùng để thay thế, lắp ráp đóng mới những phương tiện vận tải và cơ sở hạ tầng phục vụ trong ngành đường sắt. Vật tư thiết bị đường sắt là hàng chuyện dụng chủ yếu phục vụ cho ngành đường sắt nên được sản xuất theo tiêu chuẩn kĩ thuật cao luôn đi kèm với bản vẽ kĩ thuật và bảo hành (thời hạn bảo hành là 12 tháng hoặc tính theo giờ tàu chạy). Tiêu chuẩn kĩ thuật của vật tư thiết bị đường sắt phải theo tiêu chuẩn chung của thế giới và theo tiêu chuẩn riêng của ngành đường sắt Việt Nam. Vật tư thiết bị đường sắt phải liên tục kiểm tra và đại tu vì nếu không kiểm tra cẩn thận trước khi sử dụng sẽ gây nguy hiểm trong quá trình chuyên chở và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người và tài sản. Hàng hoá trước khi về Việt Nam phải được kiểm định bởi công ty có uy tín và kinh nghiệm như SGS của Thuỵ Sĩ. Vai trò của nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt Nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của ngành đường sắt vì hoạt động nhập khẩu giúp chúng ta tiếp thu những công nghệ mới,tiên tiến tạo điều kiện cho ngành đường sắt hoà nhập cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thế giới. Hơn nữa,nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt giúp chúng ta xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại hơn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và là động lực rất lớn để phát triển nền kinh tế nước ta. 1.2 Hợp đồng vật tư thiết bị đường sắt và tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu đó 1.2.1 Khái niệm hợp đồng nhập khẩu Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất khẩu hay hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua bán hàng hoá trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Trong hợp đồng không được chứa đựng bất cứ nội dung nào trái với pháp luật hiện hành của nước người bán, nước người mua và tập quán buôn bán thương mại quốc tế. Cụ thể, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được quy định tại điều 50 của Luật Thương mại Việt Nam. Trong đó, tối thiều phải có những nội dung chủ yếu sau: Tên hàng Số lượng Quy cách chất lượng Giá cả Phương thức thanh toán Địa điểm và thời gian giao nhận hàng 1.2.2. Hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt Về cơ bản hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt vẫn giống các loại hợp đồng nhập khẩu khác về các điều khoản trong hợp đồng. Chỉ khác do vật tư thiết bị đường sắt là hàng hoá chuyên dụng đòi hỏi tiêu chuẩn kĩ thuật cao nên hợp đồng nhập khẩu luôn phải đi kèm với bản vẽ kĩ thuật. Và trong điều khoản về chất lượng luôn quy định rất chi tiết các thông số kĩ thuật mà công ty đặt hàng. 1.2.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt Sau khi hợp đồng nhập khẩu đã được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu với tư cách là một bên ký kết hợp đồng phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một chuỗi các công việc phức tạp và mang tính tự nguyện cao, nó đòi hỏi người làm công tác phải đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ TMQT. Đây cũng là giai đoạn phát sinh những mâu thuẫn và các vấn đề cần giải quyết. Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có) Mở L/C Thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm hàng hoá Làm thủ tục Hải Quan Nhận hàng Kiểm tra hàng hoá Thủ tục thanh toán Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu các đơn vị kinh doanh phải thực hiện các công việc sau: 1.2.3.1 Xin giấy phép nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu. Có hai loại giấy phép nhập khẩu là giấy phép nhập khẩu năm và giấy phép nhập khẩu chuyến. Khi đối tượng thuộc phạm vi xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình bộ hồ sơ xin phép gồm. Đơn xin phép Phiếu hạn ngạch Bản sao hợp đồng Các giấy tờ khác liên quan (nếu có) Tuy nhiên, các mặt hàng nhập khẩu của công ty VIRASIMEX là những mặt hàng được ưu tiên nhập khẩu nên thuộc diện hàng hoá không phải xin giấy phép nhập khẩu. 1.2.3.2 Mở L/C Hợp đồng nhập khẩu của công ty chủ yếu quy định thanh toán tiền hàng bằng L/C. Khi đó, một trong các việc đầu tiên mà bên nhập khẩu phải làm để thực hiện hợp đồng là việc mở L/C. Thư tín dụng (L/C): là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C. Để mở được L/C, người nhập khẩu phải viết đơn xin mở L/C theo mẫu có sẵn của ngân hàng. Giấy xin mở L/C phải được kèm theo bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu được chuyển đến ngân hàng mà bên nhập khẩu xin mở L/C với hai uỷ nhiệm chi: một uỷ nhiệm chi để ký quỹ theo quy định về việc mở L/C và một uỷ nhiệm chi trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C. Thời gian mở L/C thông thường được mở khoảng 15 đến 20 ngày trước khi đến thời hạn giao hang. Nhìn chung, phương thức thanh toán bằng hình thức thư tín dụng chứng từ (L/C) đang là một trong các phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy vậy cũng có nhiều loại L/C, tuỳ theo tính chất quan hệ giữa hai bên để có thể lựa chọn hình thức thư tín dụng phù hợp nhất như: L/C trả ngay không huỷ ngang, L/C giáp lưng, L/C trả tiền sau hoặc L/C có thể chuyển nhượng được. 1.2.3.3 Thuê phương tiện vận tải Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế việc thuê phương tiện vận tải được tiến hành dựa vào các căn cứ sau: Căn cứ vào điều kiện giao hàng của hợp đồng thương mại quốc tế . Nếu điều kiện giao hàng là CFR, CIP, DES, CPT, CIF, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải. Còn nếu điều kiện giao hàng là EXW, FCA, FOB thì người nhập khẩu thuê phương tiện vận tải. Căn cứ vào khối lượng hàng và đặc điểm hàng hoá: khi thuê phương tiện vận tải ta phải căn cứ vào khối lượng hàng hoá để tối ưu hoá tải trọng của phương tiện, từ đó tối ưu hoá được chi phí. Đồng thời phải căn cứ vào đặc điểm của hàng hoá để lựa chọn phương tiện đảm bảo cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Căn cứ vào điều kiện vận tải: đó là hàng rời hay hàng đóng container, là hàng hoà thông dụng hay hàng hoá đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến đường đặc biệt, chuyên chở theo tuyến hay chuyên chở liên tục… Ngoài ra căn cứ vào các điều kiện khác như: qui định mức tải trọng tối đa của phương tiện để đảm bảo an toàn cho hàng hoá, mức bốc dỡ,… 1.2.3.4 Mua bảo hiểm cho hàng hoá Để đảm bảo phòng ngừa, giảm nhẹ các rủi ro tổn thất có thể xảy ra trên đường chuyên chở hàng hoá, đặc biệt hàng hoá chuyên chở bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất. Vì vậy bảo hiểm đường biển là loại phổ biến nhất hiện nay trong ngoại thương. Để ký một hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm. Có ba điều kiện chính cần quan tâm ký kết hợp đồng bảo hiểm là: Điều kiện bảo hiểm A: bảo hiểm mọi rủi ro Điều kiện bảo hiểm B: bảo hiểm có tổn thất riêng Điều kiện bảo hiểm C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng Cũng có một số điều kiện bảo hiểm như: vỡ rò rỉ, mất trộm,…Ngoài ra còn một số bảo hiểm đặc biệt như: bảo hiểm chiến tranh, bảo hiểm đình công, bạo động…Tuỳ theo kế hoạch chuyên chở mà mua loại bảo hiểm năm hay mua loại bảo hiểm chuyến, tiến hành trả tiền hay lấy giấy bảo hiểm cho phù hợp. Người ta dựa vào các đặc điểm sau để chọn cách mua bảo hiểm cho hàng hoá: Tính chất hàng hoá Tình trạng bao bì Vị trí xếp hàng trên tàu Loại tàu chuyên chở Tình hình chính trị xã hội 1.2.3.5 Làm thủ tục hải quan Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, mọi hàng hoá khi đi qua cửa khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Đây là một trong những công cụ giúp nhà nước quản lý nhập khẩu và ngăn chặn gian lận thương mại. Thủ tục hải quan gồm các thủ tục sau: Lập tờ khai hải quan: Người nhập khẩu phải khai thật chi tiết lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Nội dung của tờ khai gồm: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng, áp mã thuế…tờ khai hải quan được xuất trình kèm theo giấy phép nhập khẩu, hoá đơn, bảng kê khai chi tiết hàng hoá, hợp đồng nhập khẩu và giấy tờ khác có liên quan. Xuất trình hàng hoá cho hải quan kiểm tra, hàng hoá phải được xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát, hải quan đối chiếu trong tờ khai đối với hàng hoá thực tế xem có khớp với nhau không về chủng loại, qui cách, số lượng, đơn giá, tổng giá trị, xuất sứ hàng hoá… Thực hiện các qui định của hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ có qui định sau: Cho hàng qua biên giới Cho hàng qua biên giới có điều kiện như phải sửa chữa khắc phục lại Phải nộp thuế xuất nhập khẩu Không được phép xuất nhập khẩu Trách nhiệm của chủ hàng là thực hiện các qui định trên 1.2.3.6 Nhận hàng - Nhận hàng từ tàu biển bao gồm các bước sau: + Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng + Ký hợp đồng uỷ thác cho cơ quan ga, cảng về việc giao hàng từ nước ngoài về + Xác nhận với cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật bốc dỡ hàng hoá và bảo quản hàng hoá. + Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận đơn, lệnh giao hàng + Tiến hành nhận hàng: nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp với tên hàng, chủng loại, thông số kỹ thuật, chất lượng bao bì, ký mã hiệu của hàng hoá so với yêu cầu đã thoả thuận trong hợp đồng + Người nhập khẩu phải kiểm tra giám sát việc giao nhận phát hiện các sai phạm và giải quyết các tình huống phát sinh. + Thanh toán chi phí giao nhận: bốc xếp bảo quản hàng cho cảng Nếu công ty nhận hàng chở bằng container bao gồm các bước sau: + Nhận vận đơn và các chứng từ khác + Trình vận đơn và các chứng từ khác (hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói) cho hãng tàu để đổi lệnh giao hàng (D/O) nhận container về kiểm tra tại kho riêng thì trước đó phải làm đơn đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời đề ngị hãng tàu cho mượn container.Khi được chấp thuận chủ hàng phải kiểm tra niêm phong, kẹp chì của container, vận chuyển container về kho riêng sau đó công ty trả container rỗng cho hãng tàu. Nếu nhận hàng chuyên chở bằng đường không: Người nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao nhận đường không, tổ chức hàng vận chuyển về kho riêng của mình. Nếu nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt: + Nếu hàng đầy toa xe, người nhập khẩu nhận cả toa xe, kiểm tra niêm phong kẹp chì làm thủ tục hải quan, dỡ hàng, kiểm tra hàng hoá tổ chức vận chuyển hàng hoá về kho riêng Nếu nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ; + Nếu nhận tại cơ sở của người nhập khẩu (thường là đầy một kiện hàng), người nhập khẩu chịu trách nhiệm dỡ hàng xuống và nhận hàng. + Nếu nhận tại cơ sở của người vận tải người nhập khẩu phải kiểm tra hàng và tổ chức vận chuyển hàng về kho riêng 1.2.3.7 Kiểm tra hàng hoá Người nhập khẩu phải đôn đốc người bán giao hàng đúng kỳ hạn, khi hàng về phải tổ chức kiểm tra hàng hoá, việc kiểm tra hàng hoá phải bao gồm các bước sau: Tạo điều kiện cho hải quan kiểm tra hàng hoá Mời đại diện bên giám định kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu để làm cơ sở khiếu nại với bên bán nếu xảy ra tranh chấp giữa hai bên. Ở Việt Nam thì có thể mời VINACONTROL kiểm tra. Nếu hàng hoá nhập khẩu là động thực vật thì phải qua kiểm dịch của cơ quan chức năng. Ký kết hợp đồng với ga, cảng để kiểm tra niêm phong trước khi bốc hàng ra khỏi phương tiện vận tải. 1.2.3.8 Thủ tục thanh toán Việc thanh toán trong kinh doanh quốc tế được thực hiện thông qua nhiều phương thức. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay thường chỉ thực hiện các phương thức sau: Tín dụng chứng từ L/C, phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền, phương thức giao chứng từ trả tiền. Nếu hợp đồng nhập khẩu qui định thanh toán bằng L/C: sau khi ngan hàng phát hành một L/C người nhập khẩu kiểm tra L/C nếu thất phù hợp thì Fax, điện L/C cho người xuất khẩu. Sau khi L/C được người xuất khẩu chấp nhận và tiến hành giao hàng đồng thời gửi bộ chứng từ cho ngân hàng, ngân hàng tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ, người nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng và nhận bộ chứng từ đi nhận hàng. Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu: sau khi nhận được bộ chứng từ ở ngân hàng người nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định. Nếu trong thời gian này người nhập khẩu không đưa ra lý do chính đáng để từ chối thanh toán (nếu phù hợp) thì coi như yêu cầu đòi tiền hợp lệ. Người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng chuyển tiền để trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu quá thời hạn cho việc kiểm tra chứng từ, mọi tranh chấp về thanh toán tiền hàng sẽ trực tiếp giải quyết giữa các bên trọng tài. Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng phương thức chuyển tiền: người xuất khẩu khi giao hàng xong phải nhanh chóng thành lập bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của hợp đồng, đông thời chuyển đến cho người nhập khẩu. Khi người nhập khẩu chuyển tiền thanh toán đến, ngân hàng sẽ gửi giấy báo đến cho đơn vị xuất khẩu. Đối với người nhập khẩu khi nhận được bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển đến, tiến hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì viết lệnh chuyển tiền đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng chuyển tiền đẻ trả cho người xuất khẩu. Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền: đến kỳ hạn người nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu thực hiện dịch vụ CAD hoặc COD ký một bản ghi nhớ, đồng thời thực hiện ký quỹ 100% giá trị của thương vụ để lập tài khoản ký thác. Và sau khi ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán cho bên xuất khẩu đồng thời chuyển chứng từ đó cho người nhập khẩu để tiến hành nhận hàng. 1.2.3.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị thiếu, tổn thất, đổ nát, mất mát thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. Đối tượng khiếu nại là người bán, nếu hàng có chất lượng hoặc số lượng không phù hợp, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, giao hàng không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn… Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm – đối tượng của bảo hiểm bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên khi những rủi ro này được mua bảo hiểm. Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biên bản giám định COR, ROROC hay CSC…) hoá đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại công ty bảo hiểm). Khi số lượng, chất lượng hàng giao không phù hợp hay do một trong hai bên có vi phạm các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết thì bên mua tiến hành khiếu nại. Khiếu nại được gửi đi bằng thư bảo đảm cùng với toàn bộ chứng từ cần thiết chẳng hạn như biên bản giám định có xác nhận của cơ quan kiểm tra trung gian, ở Việt Nam dùng Vinacontrol trong đó các chứng từ chứng thực sự tổn thất, mất mát cũng như bảng liệt kê chi tiết, giấy chứng nhận chất lương…Việc giải quyết khiếu nại phải thận trọng, kịp thời, tỉ mỉ, khẩn trương. Nếu việc khiếu nại không giải quyết thoả đáng hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu có thoả thuận trọng tài) hoặc tại toà án. 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt 1.3.1 Quản lý và định hướng của nhà nước Đầu tiên chúng ta phải kể đến nhóm các nhân tố thuộc về chế độ chính sách luật pháp của nước ta và của quốc tế. Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu buộc phải nắm rõ và tuân thủ một cách vô điều kiện. Nhóm nhân tố này thực sự là nhóm nhân tố quan trọng hàng đầu và nó có ảnh hưởng quyết định tới việc nhập khẩu hàng hoá. Luật pháp, chính sách là công cụ mà chính phủ các nước dùng để quản lý và điều tiết thị trường. Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước đang áp dụng các biện pháp quản lý quá trình nhập khẩu như: thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, quản lý ngoại tệ. Thuế nhập khẩu: làm đội giá thành lên nên nó làm giảm lãi của nhà nhập khẩu. Khi muốn hạn chế một loại hàng hoá nào đó thì Nhà nước chỉ cần tăng mức thuế nhập khẩu lên sẽ làm giảm số lượng hàng hoá nhập khẩu. Ngược lai, khi muốn khuyến khích nhập khẩu một loại hàng hoá nào đó thì Chính phủ chỉ cần giảm mức thuế hay thậm chí có thể trợ cấp thêm cho nhà nhập khẩu. Mục đích của việc đánh thuế nhập khẩu là góp phần vào việc phát triển và bảo vệ nền sản xuất trong nước và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Nhà nước cũng qui định mức thuế chung cho từng mặt hàng hoặc cho từng nước, hệ thống thuế phải khuyến khích sản xuất và thu hút đầu tư. Nhược điểm của hệ thống thuế nhập khẩu của Việt Nam còn rất phức tạp, rắc rối, chồng chéo. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với việc hình thành các khu mậu dịch tự do thì biện pháp này ngày càng sử dụng hạn chế. Hạn ngạch nhập khẩu: Hạn ngạch là quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó, trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép. Khi hạn ngạch nhập khẩu được quy định cho một loại hàng hoá đặc biệt nào đó thì Nhà nước sẽ đưa ra tổng định ngạch nhập khẩu mặt hàng đó trong một thời gian nhất định không kể nguồn gốc hàng hoá từ đâu tới. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hoá đó chỉ được phép nhập khẩu từ nước đã quy định với số lượng xác định trong khoảng thời gian nhất định. Nhà nước áp dụng biện pháp này nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ, đảm bảo các cam kết của chính phủ với nước ngoài. Tuy nhiên biện pháp này sẽ không đem lại cho Chính phủ một nguồn thu như thuế nhập khẩu đồng thời có thể khiến cho nhà sản xuất trong nước trở nên độc quyền. Tại Việt Nam thì Bộ thương mại là cơ quan quản lý Nhà nước duy nhất có thẩm quyền phân bổ hạn ngạch trực tiếp cho các doanh nghiệp. Quản lý ngoại tệ: Việc áp dụng quản lý ngoại tệ bằng cách điều tiết một số loại hàng hoá thông qua việc phân phối ngoại tệ để nhập khẩu các hàng hoá thông qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thu được một số thành công. Nguyên nhân vì nước ta là một nước rất thiếu ngoại tệ nên trong việc thực hiện nhập khẩu, nhiều khi chúng ta lựa chọn khách hàng tuỳ thuộc vào quyền sử dụng ngoại tệ để thanh toán. 1.3.2. Môi trường kinh tế và sự biến động của thị trường Hoạt động thương mại ngày nay chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố cấc thành thị trường như: cung – cầu, giá cả, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả. Trong quá trình nhập khẩu thì thị trường nước ngoài chính là thị trường đầu vào và thị trường nội địa chính là thị trường đầu ra. Các thay đổi thị trường trong và ngoài nước có thể là việc tăng hay giảm giá cả hàng hoá, việc tăng hay giảm lượng cung hay cầu của hàng hoá. Khi nhu cầu về một loại hàng hoá nào đó của thị trường nội địa tăng lên mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được thì người ta có thể nhập khẩu về để đáp ứng nhu cầu và mức nhập khẩu sẽ tăng lên. Sự biến động thị trường sẽ gây ảnh hưởng ở đầu vào và đầu ra của việc mua bán và nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của nhà nhập khẩu. Vì thế nhóm nhân tố này có ảnh hưởng quan trọng tới qúa trình nhập khẩu. 1.3.3 Hệ thống ngân hàng tài chính Hệ thống ngân hàng tài chính có vai trò quan trọng trong việc quản lý, cung cấp vốn, đảm trách việc thanh toán một cách thuận lợi, nhanh chóng, chính xác cho các doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp khi kinh doanh nhập khẩu được ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay cho vay vốn với khối lượng nhiều, tạo cơ hội cho doanh nghiệp nắm bắt kịp cơ hội kinh doanh. Khi hệ thống ngân hàng tài chính bị khủng hoảng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến đổi mạnh mẽ ngoài khả năng kiểm soát, nền sản xuất của các nước bị suy sụp làm cho quan hệ cung cầu bị mất cân đối. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong trường hợp này sẽ gặp nhiều khó khăn, mức độ rủi ro cao. Vì thế trong chiến lược kinh doanh dài hạn và cả trong phương án kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp cần đặt ra nhiều tình huống để có thể thích nghi với sự biến động của hệ thống ngân hàng tài chính. 1.3.4 Hệ thống giao thông vận tải và liên lạc Sự phát triển của các hệ thống thông tin như Fax, telex, mạng lưới thông tin liên lạc, internet,…đã giúp cho các công việc của hoạt động nhập khẩu, đặc biệt trong các công việc đàm phán, ký kết hợp đồng được nhanh chóng, thuận tiện, tận dụng được các thời cơ, giảm bớt được các chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, về cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống giao thông vận tải của ta còn nghèo nàn, yếu kém, điển hình là hệ thống tàu bè còn yếu. Nếu như trong các hợp đồng kinh tế qui định bên nhập khẩu của ta phải có phương tiện vận chuyển, chịu các phí tổn nếu xảy ra rủi ro trong vận tải biển, trong bảo hiểm thì đây thực sự là vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT (VIRASIMEX) 2.1 Giới thiệu khái quát công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Tên của Công ty bằng tiếng việt là: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị Đường sắt. Tên đăng kí của Công ty bằng tiếng Anh: Việtnam Railway Import - Export and Supply Equipment Joint Stock Company. Tên viết tắt: VIRASIMEX. Trụ sở đăng ký của Công ty: Địa chỉ: 132 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (84 - 4) 8221690 Fax: (84 - 4)9422613 Cơ cấu vốn điều lệ của Công ty: Vốn điều lệ của Công ty: 65.700.000.000đ Trong đó: + Tỷ lệ cổ phần nhà nước: 70% vốn điều lệ + Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty: 25,7% vốn điều lệ. + Tỷ lệ cổ phần bán cho đối tượng ngoài Công ty: 4,3% vốn điều lệ. Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá. + Giá trị thực tế của doanh nghiệp nhà nước: 307.085.918.145đ + Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: 50.161.924.255đ 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty có cơ quan điều hành cao nhất là Hội đồng quản trị, trực tiếp quản lý và điều hành sản xuất là 01 Tổng Giám Đốc, 04 phó Tổng Giám Đốc và các phòng ban chưc năng. Do đặc điểm của ngành Đường sắt được trải dài trên khắp cả nước nên các đơn vị trong ngành được thành lập và đóng trên các địa chỉ tuyến Đường sắt đi qua để phục vụ công tác chạy tàu. Vì vậy Công ty bao gồm nhiều đơn vị trực thuộc trên khắp đất nước. Cụ thể Công ty có 10 đơn vị thành viên: Cơ quan Công ty. Xí nghiệp vật tư tổng hợp Đông Anh. Xí nghiệp cơ khí Đông Anh. Xí nghiệp vật tư tổng hợp Vinh. Trung tâm phát triển việc làm và xuất khẩu lao động. Trung tâm thương mại dịch vụ du lịch khách sạn Thanh Hoá. Chi nhánh Lào Cai. Chị nhánh Lạng Sơn. Chi nhánh Hải Phòng. Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Các đơn vị trực thuộc Công ty được sử dụng con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng, được phép hạch toán phụ thuộc Công ty. Chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc được quy định tại điều 7 Quy định tổ chức như sau: “ Xí nghiệp, Chi nhánh, Trung tâm là đơn vị thành viên của Công ty Virasimex được thành lập và giải thể theo quyết định của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, Chị nhánh, Trung tâm được thực hiện theo quyết định của Tổng Giám Đốc Công ty” Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện dưới bảng sau: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC THƯ KÝ HĐQT VÀ BAN KIỂM SOÁT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TTPTVL& XKLĐ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG PHÒNG TCCB-LĐ PHÒNG TCKT PHÒNG KH-KT PHÒNG KD-1 PHÒNG KD-2 TRẠM Y TẾ XN VTTH ĐÔNG ANH XN CƠ KHÍ ĐÔNG ANH XN VTTH VINH TTTM DVDL KS THANH HOÁ CN LÀO CAI CN LẠNG SƠN CN HẢI PHÒNG CN TP HỒ CHÍ MINH SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT 2.2. Thực trạng kinh doanh và ký kết các hợp đồng nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị đường sắt 2.2.1. Thực trạng kinh doanh và kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt 2.2.1.1 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty - Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho ngành đường sắt và các ngành khác có nhu cầu như: xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng công trình vận tải trong và ngoài ngành… Được phép xuất nhập khẩu ủy thác máy móc thiết bị trong và ngoài ngành đường sắt. Sản xuất và gia công vật tư thiết bị phục vụ cho ngành đường sắt. Tổ chức sản xuất và liên kết các mặt hành xuất khẩu, thu mua sắt thép, phế liệu và các mặt hàng khác theo giá thoả thuận với các đơn vị để tập trung xuất khẩu. Tái nhập, tái xuất và trung chuyển các mặt hàng không thuộc diện cấm của chính phủ. Tạo nguồn ngoại tệ cho ngành thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch. Dịch vụ xuất khẩu lao động. Ngoài ra hiện nay Công ty đã chú trọng hơn khâu sản xuất, nhất là sản xuất cơ khí và sản xuất chế biến gỗ. 2.2.1.2 Sản phẩm kinh doanh của Công ty Một Công ty muốn phát triển và đứng vững trên thị trường thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là việc tìm ra mặt hàng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh nào cho phù hợp. Công ty Virasimex cũng không nằm ngoài điều kiện đó. Trước đây Công ty là một doanh nghiệp nhà nước, thuộc tổng cục Đường sắt Việt Nam nên các mặt hàng kinh doanh của Công ty do nhà nước đề ra, đây là một điều kiện thuận lợi để Công ty tiếp tục kinh doanh những mặt hàng này sau khi cổ phần hoá. Nhưng trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, với việc kế thừa kinh doanh các mặt hàng trước đây, Công ty đã hoàn thiện hơn nữa các mặt hàng mình đã có thế mạnh, đồng thời mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh nhằm đáp ứng được yêu cầu của ngành và thị trường. Mặt hàng của Công ty chủ yếu gồm các nhóm hàng sau: Dụng cụ cơ khí: bao gồm phụ kiện, dụng cụ cơ khí, phụ tùng đầu máy toa xe, thông tin. Kim khí: thép các loại, ray, ghi các loại. Thiết bị. Vật liệu xây dựng: gỗ tròn, gỗ hộp, gỗ xẻ các lạo, tà vẹt, xi măng... Hàng hoá vật tư khác: thạch cao, cao su... Ngoài ra Công ty còn kinh doanh dịch vụ: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ xuất khẩu lao động, may trang phục, chế biến các sản phẩm sản xuất từ gỗ tre nứa; sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành xây dựng như bê tông, xây dựng công trình... Trong các nhóm mặt hàng trên thì nhóm mặt hàng dụng cụ cơ khí là nhóm hàng chủ đạo trong sản xuất kinh doanh của Công ty, tiếp theo là nhóm mặt hàng kim khí. Hai nhóm hàng này mang lại doanh thu cao nhất cho Công ty. Cụ thể các mặt hàng đạt giá trị cao nhất trong các nhóm mặt hàng đó là: Phụ tùng đầu máy toa xe, và kinh doanh thép, ray ghi. 2.2.1.3 Thị trường của công ty Thị trường chính của công ty là thị trường trong ngành Đường sắt và các ngành khác có nhu cầu sử dụng vật tư thiết bị của ngành đường sắt như: ngành than, ngành khai thác quặng… Sau khi nhập khẩu về Công ty tiến hành phân phối các mặt hàng này cho các đơn vị có nhu cầu: Các đơn vị trong ngành Đường sắt, Các Công ty xây dựng công trình ngoài ngành như: Tổng Công ty xây dựng công trình Thăng long, Công ty xây dựng công trình giao thông Cienco...các hoạt động này thường phụ thuộc vào kế hoạch đấu thầu mua bán của liên hiệp Đường sắt Việt Nam. Còn về dịch vụ xuất khẩu lao động thị trường chính của công ty là: Malaysia, Đài Loan. Hiện nay đã phát triển được sang thị trường mới: Trung Đông, CH Séc. Ngoài ra tùy theo nhu cầu từng năm Công ty còn xuất khẩu dầu cọ sang Đài loan, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc 2.2.1.4 Hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty 2.2.1.4.1 Giá trị các mặt hàng nhập khẩu Hiện nay các mặt hàng Công ty đang tiến hành nhập khẩu là: phụ tùng đầu máy toa xe, tâm ghi, phụ kiện cầu đường, sắt thép nguyên liệu, các thiết bị thông tin tín hiệu và một số mặt hàng khác. Trong những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng chính của Công ty trung bình tăng 8,3triệu USD tương đương 130tỷ đ. Số lượng mặt hàng nhập khẩu lên đến 32 mặt hàng trong đó có 29 mặt hàng thuộc nhóm phụ tùng thiết bị, 3 mặt hàng thuộc nhóm nguyen vật liêu. Số lượng hàng nhập khẩu tăng thêm đó phục vụ chủ yếu cho việc bảo dưỡng sửa chữa Đường sắt, thiết bị sửa chữa Đường sắt. Cụ thể giá trị các mặt hàng nhập khẩu chính của Công ty giai đoạn 2004 - 2007 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Giá trị các mặt hàng nhập khẩu từ năm 2004 - 2007 Đơn vị: USD TT Mặt hàng 2004 2005 2006 2007 Phụ tùng toa xe 269.243 1.590.732 2.530.482 2.862.125 Phụ tùng đầu máy 364.144 831.618 1.025.805 1.134.906 Thép các loại 1.187.606 648.033 102.024 Ray P43,24,30 665.734 493.899 680.453 820.064 Phụ kiện cầu đường 519.785 289.745 350.250 470.350 Thạch cao 82.798 259.053 260.670 290.240 Thiết bị bảo dưỡng 118.694 617.867 650.350 815.730 Kích răng 18.873 14.250 22.610 trục bánh toa xe 673.067 496.034 750.000 832.105 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kĩ thuật Qua bảng trên ta thấy việc nhập khẩu phụ tùng đầu máy, toa xe, thiết bị bả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11482.doc
Tài liệu liên quan