Thực trạng CHUNG CỦA HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài Cấp thoát nước là công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn đồng thời cũng là công trình hạ tầng xã hội. Việc cung cấp nước sạch cũng như thoát nước là nhằm để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống và sức khoẻ dân sinh và điều đó đương nhiên góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế xã hội trong từng đô thị nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Đó là một trong những điều kiện cần thiết để đảm bảo an sinh xã hội,phát triển kinh tế hướng tới sự phát t

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6340 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng CHUNG CỦA HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển bền vững. Nhận thức được ý nghĩa to lớn như vậy, nên Đảng và Nhà nước đã dành những khoản đầu tư thích đáng từ Ngân sách Nhà nước để thực hiện việc này,cụ thể: trong những năm qua tổng vốn đầu tư (bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA) cho các công trình cấp nước đã tăng một cách đáng kể cả về quy mô và tốc độ, cụ thể : thời kỳ 1991-1995 đã đầu tư 1792 tỷ đồng trong đó nguồn vốn ODA là 1009 tỷ đồng; thời kỳ 1996-2000 là 4229 tỷ đồng,trong đó nguồn vốn ODA là 2270 tỷ đồng tăng 125% so với thời kỳ 1991-1995; nhưng chỉ trong hai năm đầu (2001 và 2002) của kế hoạch năm 2001-2005 ước tính vốn đầu tư cho các dự án cấp nước đã là 3355 tỷ trong đó nguồn vốn ODA chiếm tới 29,8%. Qua đó cũng có thể thấy nhà nước đã dành một phần không nhỏ ngân sách cho việc xây dựng,phát triển hệ thống cấp thoát nước và nguồn vốn ODA cũng đã đóng vai trò không nhỏ góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển nhanh mạnh,bền vững của cả hệ thống cấp thoát nước đô thị Với quy mô vốn đầu tư lớn và tốc độ tăng nhanh như vậy cho thấy tầm quan trọng của hệ thống cấp thoát nước đô thị đối với sự phát triển chung của cả đất nước cũng như tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối với đầu tư trong lĩnh vực này.Chỉ cần những quyết định đầu tư đúng đắn,tiết kiệm, nâng cao thêm 1% hiệu quả số vốn đầu tư cũng như có định hướng,chiến lược phát triển phù hợp sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho đất nước. Chính vì thế một cái nhìn tổng quan về thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển hệ thống cấp thoát nước đô thị thời gian qua không những sẽ cho ta thấy rõ những thành tựu đã đạt được cũng như những sai lầm thiếu sót,thách thức cơ hội cho thời gian tới mà còn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đắt giá từ đó xác định được những hướng đi,kế hoạch phát triển đúng đắn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và vai trò của hệ thống cấp thoát nước đô thị. Với lý do đó việc nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho việc phát triển hệ thống cấp thoát nước đô thị Việt Nam.” là cần thiết. 2.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài là thông qua thực trạng tình hình sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và các dự án cấp thoát nước nói riêng để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho các dự án cấp nước đô thị Việt Nam. Nhiệm vụ của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận trong thực tiễn sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và trong các dự án cấp thoát nước nói riêng 3.Phạm vi nghiêm cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài được tập trung và giới hạn trong việc nghiên cứu việc sử dụng vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước đô thị Việt Nam 4.Phương pháp nghiên cứu Bước đầu vận dụng phép biện chứng duy vật để phân tích,đánh giá hiệu quả kinh tế và yêu cầu phát triển của các dự án cấp nước trên cơ sở tổng hợp phân tích,so sánh các số liệu hiện trạng từ đó có những bài học kinh nghiệm được thể hiện trong các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước đô thị. CHƯƠNG I.THỰC TRẠNG CHUNG CỦA HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM 1.1.Thực trạng chung hệ thống cấp nước đô thị Việt Nam Sau 10 năm (1998-2007) thực hiện Định hướng phát triển cấp nước đo thị quốc gia đến năm 2020 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 63/1998/QD-TTG ngày 18-3-1998,ngành cấp nước đã được quan tâm và tạo điều kiện, triển khai nhiều dự án bằng nguồn vốn trong nước và ngoài nước (vốn vay ODA,viện trợ không hoàn lại..). Hiện nay,tại các đô thị trong toàn quốc đã có trên 240 nhà máy nước với tổng công suất thiết kế đạt 3,2 triệu m3/ngày đêm, công suất khai thác đạt 2,6 triệu m3/ngày đêm và hầu hết các thành phố, thị xã trong cả nước đã có dự án đầu tư cấp nước, do vậy tình hình cấp nước đô thị có những bước tiến đáng kể về số lượng và chất lượng và đang dần hoàn thiện theo đúng hướng chỉ đạo của Quy hoạch phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 1.1.1.Về công suất : Năm 2006,toàn quốc có 68 doanh nghiệp cấp nước tại các đô thị lớn, trên 420 hệ thống cấp nước lớn nhỏ với tổng công suất thiết kế đạt 5,48 triệu m3/ngđ, công suất khai thác là 4,3 triệu m3/ngđ đạt 77% công suất thiết kế, (so với năm 1998 công suất cấp nước chỉ đạt 2,1 triệu m3/ngđ.). Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước đô thị 70%. Tất cả các thành phố, thị xã đều đã có các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo mở rộng hệ thống cấp nước; có khoảng 300/673 thị trấn có hệ thống cấp nước tập trung với quy mô từ 500 - 5.000 m3/ngđ.,các khu công nghiệp tập trung đã được cấp nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo của các công ty cấp nước lượng nước cấp cho sinh hoạt khoảng 60-70%, nhu cầu sản xuất công nghiệp từ 20 – 30%, cho các dịch vụ khác khoảng 10 – 15% lượng nước sản xuất. Cho đến tháng 11 năm 2007 tổng công suất khai thác mới chỉ đạt 3,2 triệu m3/ng (66% nước mặt, 34% nước ngầm) so với công suất thiết kế là 3,78 triệu m3/ng. Tỉ lệ cấp nước còn thấp,trung bình chỉ đạt 50% - 55% trong đó đô thị loại I,II đạt 70% - 80%,trong tổng số khoảng 670 đô thị vừa và nhỏ (loại IV và V) mới chỉ có 200 thị xã,thị trấn đã có nước máy với công suất từ 1000 đến 2000-3000 m3/ng đạt 15%-20% Hình 1.1: Tổng công suất nước được khai thác trên cả nước qua các năm Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Theo kết quả khảo sát thống kê của UNICEF và Bộ Y tế, hiện tại ở khu vực nông thôn mới chỉ có 11,7% người dân được sử dụng nước sạch (nước máy). Còn lại 31% hộ gia đình phải sử dụng giếng khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng giếng đào. Số còn lại chủ yếu dùng nước ao hồ (11%), nước mưa và nước đầu nguồn sông suối thậm chí tại các đô thị lớn như thành phố Hà Nội,Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế,Đà Nẵng vẫn còn những khu vực chưa được cấp nước sạch, phải dùng giếng tự khoan không đảm bảo chất lượng. Vấn đề khó khăn của các công ty cấp nước hiện nay là khả năng cấp nước không đều giữa các khu vực trong đô thị, tại nơi đầu nguồn nước, gần các trạm xử lý thì tiêu chuẩn dùng nước rất cao trong khi đó thì các điểm xa chỉ tiêu này lại quá thấp. Việc cân bằng áp lực và lưu lượng cấp nước cho các hộ tiêu thụ gặp khó khăn khi chỉ có một nguồn nước nhưng phải cung cấp cho cả một đô thị rộng lớn, địa hình phức tạp. Theo chỉ tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 mới được Chính phủ phê duyệt thì đến cuối năm 2010 phấn đầu có 85% dân số nông thôn (khoảng 15 triệu người) được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó có 50% sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn với số lượng 60 lít nước/ngày. Riêng đối với thành phố Hà Nội càng ngày tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng nhanh, hệ thống cấp nước giữa các thành phố lại chưa được kết nối với nhau là áp lực lớn đối với hoạt động kinh doanh nước sạch.Nhu cầu về nước sạch lớn như vậy, nhưng việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh nước sạch lại rất khó khăn, trong khi nguồn vốn ngân sách có hạn, giá cả nguyên vật liệu lại tăng cao. Giá điện tăng và mức giá điện áp dụng cho giờ cao điểm cao hơn, trong khi đó giờ cao điểm cấp điện và cấp nước lại trùng nhau, dẫn tới chi phí sản xuất nước sạch tăng cao, ảnh hưởng tới việc cải tạo và hoàn thiện mạng lưới cấp nước đáp ứng yêu cầu về lượng và chất của người dân Thủ đô.Mặc dù đứng trước những khó khăn như vậy, nhưng Tổng Giám đốc Công ty Nước sạch Hà Nội Nguyễn Như Hải trong buổi họp báo tại Thành ủy Hà Nội hôm 27-3-2009 khẳng định rằng, dịch vụ cấp nước sạch năm 2009 sẽ tốt hơn năm 2008, chất lượng nước đảm bảo các yêu cầu theo quy định, bởi việc hoàn thành các dự án cải tạo trạm sản xuất nước Đông Anh và Nhà máy nước Bắc Thăng Long sẽ nâng công suất khai thác từ 550.000 m3/ngđ - 614.000 m3/ngđ lên 589.000m3/ngđ - 653.000 m3/ngđ. Thêm vào đó, nguồn nước sông Đà mới được hoàn thiện, đủ điều kiện để cấp nước cho khu vực tây nam thành phố sẽ bổ sung thêm trên 60.000 m3/ngđ. Như vậy năm 2009, về nguồn sẽ có thêm 99.000 m3/ngđ. Phạm vi cấp nước được mở rộng do các dự án cấp nước cho khu vực Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì được hoàn thành.Do đó, chỉ tiêu cấp nước sạch đô thị sẽ được nâng từ 115 lít/người/ngđ năm 2008 lên 120 lít/người/ngđ vào năm 2009,số dân dự kiến được cấp nước sạch tăng thêm 275.000 người trong đó tỷ lệ hộ dân được đô thị được sử dụng nước sạch sẽ được nâng lên 96%-97% (trong đó, tại khu vực Hà Nội trước mở rộng là 250.000 người, Hà Đông, Sơn Tây: 25.000 người) và sẽ có khoảng 150.000 người dân các khu vực ngoại thành được sử dụng nước sạch trong năm nay 1.1.2.Về chất lượng nước : Chất lượng nước trong các đô thị chưa đảm bảo yêu cầu theo các tiêu chuẩn cho phép là do một số nguyên nhân như công tác khảo sát nguồn nước chưa chính xác; công nghệ xử lý chưa đồng bộ,chưa phù hợp với điều kiện nguồn nước ở Việt Nam; nguồn nước bị biến động,bị ô nhiễm; đặc biệt là hệ thống cấp nước cũ, được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách hạn hẹp trong nước chưa đáp ứng được những yêu cầu chất lượng kĩ thuật. Nhiều hệ thống cấp nước do đầu tư xây dựng kéo dài, vật tư thiết bị không đồng bộ, dây truyền công nghệ không thích hợp đã dẫn tới chất lượng nước còn nhiều hạn chế. Ngay cả một số hệ thống cấp nước lớn như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh chất lượng nước đáp ứng tiêu chuẩn nước uống của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và quy định chất lượng nước của Chính phủ, song chất lượng đã sút kém nhiều khi tới khách hàng do ô nhiễm trên hệ thống mạng phân phối. Theo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung cấp nước cho người dân chủ yếu từ sông Đồng Nai - qua xử lý của Nhà máy nước Thủ Đức và Cty cấp nước Bình An; từ sông Sài Gòn qua xử lý của Nhà máy nước Tân Hiệp. Ngoài ra, còn có nguồn nước ngầm qua xử lý của Cty TNHH một thành viên nước ngầm Sài Gòn. Các nguồn nước sau xử lý sẽ theo hệ thống đường ống cấp nước của TP đến từng nhà dân. Sáu tháng một lần, TTYTDP thực hiện lấy mẫu nước trước xử lý của 4 nhà máy để kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy, các mẫu nước sông tại họng thu nước các nhà máy nước đều có hàm lượng amoniac vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các mẫu nước lấy tại sông Đồng Nai (trạm bơm Hoá An, Nhà máy nước Bình An) có hàm lượng nitrit cao. Riêng tại họng thu nước Nhà máy nước Thủ Đức và Tân Hiệp có nồng độ coliforms cao. Nước giếng thô của Cty TNHH một thành viên nước ngầm Sài Gòn, theo dõi nhiều năm có hàm lượng Fe và Mn vượt quá tiêu chuẩn cho phép Đối với nước máy trên mạng, qua kiểm tra các mẫu nước tại 19 quận, huyện trên địa bàn TP, cho thấy: Mẫu nước ở các quận, huyện cuối nguồn có độ clo dư thấp. Các mẫu nước không đạt do bị nhiễm coliforms, E.Coli, coliform feacal và độ pH, sắt tổng cộng, độ đục, độ màu không nằm trong giới hạn cho phép. Riêng nguồn nước giếng đang được các hộ dân trên địa bàn TP sử dụng trong sinh hoạt có tỉ lệ đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh rất thấp (45,6%). Qua lấy mẫu tại các quận 12, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi cho thấy, các mẫu vi sinh không đạt là do các hộ dân sử dụng nước giếng không được khử trùng. Qua kiểm tra, lấy mẫu tại 11 quận, huyện thì đã có tỉ lệ 29,63% số mẫu nước không đạt vi sinh và 26,09% không đạt hoá lý. Tại trạm cấp nước An Phú Tây 2  thì clo dư là 0,5 (đạt), độ đục là 0,32 (đạt) độ pH là 6,24 (không đạt). Trạm cấp nước An Phú Tây 3 thì clo dư là 0,3 (đạt), độ đục là 0,52 (đạt), độ pH là 6,1 (không đạt)... Đối với các đô thị vừa và nhỏ, chất lượng nước là vấn đề đáng lo lắng. Đặc biệt ở một số địa phương, do không có điều kiện đã bơm thẳng nước từ nguồn khai thác cho dân dùng mà không qua sử lý. 1.1.3.Về chống thất thu, thất thoát nước : Lượng nước thất thoát bao gồm nước rò rỉ (thất thoát cơ học) và nước thất thu (không thu được tiền của khách hàng). Trên thế giới bất kỳ một hệ thống cấp nước nào cũng đều bị thất thoát một lượng nước nhất định. Tuy nhiên, do mức độ đầu tư, điều kiện về phương tiện và trang thiết bị kỹ thuật, điều kiện và thời gian làm việc, sự hợp lý trong quy hoạch đô thị, chất lượng thiết kế và thi công công trình, trình độ quản lý duy tu ở mỗi hệ thống của mỗi nước là khác nhau nên lượng nước thất thoát cũng vì thế mà khác nhau. Các dạng thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước được chia ra làm 2 loại: -Thất thoát hữu hình hay thất thoát cơ học bao gồm rò rỉ trong các đường ống truyền dẫn.rò rỉ trong hệ thống phân phối -Thất thoát do quản lý hay còn gọi là thất thoát hành chính là hình thức nước được sử dụng nhưng công ty cấp nước không được thu tiền bao gồm sử dụng nước bất hợp pháp (đầu nối trái phép…) và nước sử dụng không được thu tiền (sử dụng nước ở vòi công cộng,trụ cứu hoả..) Thực tế cho thấy rằng: Tỷ lệ nước thất thoát trong hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đang ở tình trạng báo động. Trong khi nhiều nước trên thế giới người dân đô thị luôn đủ nước dùng, các công ty cấp nước hoạt động kinh doanh đều có lãi và ngày càng phát triển như một ngành công nghiệp độc lập thì các đô thị của ta nhiều khu vực dân thiếu nước, hoạt động kinh doanh của các công ty cấp nước hầu như nhà nước phải bù lỗ Trong những năm qua, các địa phương đã triển khai nhiều nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước và giảm tối đa lượng nước thất thoát, thất thu.Đến tháng 6 năm 2007 tỉ lệ thất thoát, thất thu nước bình quân đã giảm xuống còn 32% (so với năm 1998 là trên 42%) trong đó tại các thành phố Vũng Tàu, Đà Lạt, Huế, Hải phòng vv... tỉ lệ thất thoát, thất thu nước đã giảm xuống được từ 16-20%. Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã lập chương trình, kế hoạch triển khai công tác chống thất thoát, thất thu nước tại địa phương như: cải tạo, thay mới mạng lưới đường ống đã quá cũ; lắp đặt đồng hồ đo nước; đẩy mạnh công tác kiểm tra chống rò rỉ và quản lý ghi thu; nghiên cứu chế tạo các thiết bị sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; thực hiện các dự án giảm thất thoát, thất thu nước tại tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Nam, Hà tĩnh vv... do Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu á và các tổ chức quốc tế tài trợ thuộc Chương trình cấp nước đô thị Việt Nam. Chỉ số đánh giá hoạt động mạng lưới năm 2007 là 2 lần vỡ ống trên/km/năm so với giai đoạn 1998-2003 là 3,7 lần/km/năm. Tỷ lệ lắp đặt đồng hồ đo nước tại các thành phố, thị xã đến nay đạt 85-99%. Kết quả đạt được trong công tác chống thất thoát thất thu nước là đáng kể, song không đồng đều giữa các công ty cấp nước. Nhiều đơn vị tỷ lệ thất thoát thất thu còn coa ( trên 30%) đã gây lãng phí rất lớn trong đầu tư cũng như chi phí quản lý vận hành. Đặc biệt là hệ thống cấp nước các đô thị nhỏ ( thị trấn), tại đây nguồn thu từ bán nước không đủ chi phí quản lý. Hình 1.2: Tỷ lệ bao phủ và thất thoát nước của cả nước qua các năm Nguồn: Hội cấp thoát nước Việt Nam 1.1.4.Về chất lượng thi công và thiết bị Một trong những nguyên nhân chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra trong lĩnh vực cấp nước đó là do chất lượng thi công hệ thống cấp thoát nước chưa cao.Nhiều dự án thiếu các thiết bị thi công thích hợp, thiết kế chi tiết chưa đạt yêu cầu, chất lượng kém và luôn ở trong tình trạng nguồn tài chính không đầy đủ. Trang thiết bị của hệ thống cấp nước không đồng bộ do được cung cấp từ nhiều hãng khác nhau, sản xuất ở các nước khác nhau vì vậy các hệ thống nước thường vận hành không đạt công suất lắp đặt. Hiệu quả quản lý duy trì các cơ sở cấp nước vẫn còn thấp,trong khi công suất khai thác bình quân mới đạt khoảng 70% công suất thiết kế thì tỷ lệ thất thoát,thất thu còn cao,trên 40-45%.Việc lắp đặt đồng hồ đo nước chỉ mới tiến hành ở một số tỉnh,thành phố,hệ thống đường ống nước còn cũ nát,còn thiếu.Trong tổng số 5.400km đường ống có tới 60% đã xây dựng từ hơn 35 năm nay chưa được sửa chữa thay thế.Mạng lưới phân phối mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu.Nhiều nhà máy xử lý nước hoạt động trong các điều kiện rất lạc hậu,thậm chí ở một số đô thị không có các thiết bị xử lý nước mà phân phối trực tiếp nước nguồn cho người tiêu dùng Biên Hòa là một thành phố công nghiệp, nhu cầu cấp nước là rất lớn, ngoài cấp nước cho thành phố Biên Hòa, công ty cấp nước Đồng Nai còn có nhiệm vụ cấp nước cho các nhu cầu của đô thị mới Nhơn Trạch. Công suất cấp nước của Biên Hòa hiện nay là 166.000 m3/ngđ, trong đó nhà máy nước Biên Hòa 36.000 m3/ngđ, nhà máy nước Long Bình có công suất 30.000 m3/ngđ, nhà máy nước Nhơn Trạch 100.000 m3/ngđ. Nhà máy nước Nhơn Trạch vay vốn ODA Hàn Quốc đi vào hoạt động từ năm 2004 đã cải thiện một cách đáng kể chất lượng cấp nước cho thành phố. Tuy nhiên mạng lưới đường ống chưa đáp ứng các yêu cầu của cấp nước. Mạng cũ, phạm vi phục vụ nhỏ, đặc biệt là cấp cho các khu vực ven thành phố và đô thị mới Nhơn Trạch. Tỷ lệ cấp nước của thành phố đến nay mới đạt 65%, tỷ lệ thất thoát thất thu còn cao ( trên 30%). Nhu cầu cấp nước của thành phố Biên Hòa nói rỉêng, thành phố Biên Hòa và đô thị mới Nhơn Trạch trong những năm tới là rất lớn. Dự kiến đến năm 2010 nhu cầu cấp nước cho khu vực này là 450.000m3/ngđ, năm 2020 là 750.000m3/ngđ. Hiên nay Công ty cấp nước Đồng Nai đang triển khai dự án xây dựng Nhà máy nước Nhơn Trạch công suất 100.000m3/ngđ, vay vốn Chính phủ Nhật Bản. 1.1.5.Về quản lý,vận hành và bảo trì : Việc vận hành, bảo trì chưa được quan tâm đúng mức do thiếu vốn, thiếu nhân viên có trình độ, thiếu hoá chất, chưa kiểm soát tốt quy trình xử lý và thiếu phụ kiện. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của các công ty cấp nước khoảng 10.000 người, song tỷ lệ được đào tạo đúng chuyên ngành không nhiều, đặc biệt cán bộ kỹ thuật chuyên ngành nước ở các vùng sâu, vùng xã là rất thiếu. Thêm vào đó nguồn vốn dành cho công tác vận hành, duy trì bảo dưỡng ít, song đòi hỏi thiết bị chuyên dùng để phục vụ như thiết bị phát hiện rò rỉ, xe máy thi công cần đầu tư không nhỏ. Việc đầu tư chỉ tập trung vào cải tạo nhà máy nước, chưa quan tâm đến mạng lưới đường ống phân phối cũng gây khó khăn trong việc vận hành nhà máy đạt hiệu quả. Toàn bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có công ty cấp nước chịu trách nhiệm quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn. Tuy nhiên các công ty cấp nước chủ yếu quản lý hệ thống cấp nước của thành phố, thị xã là tỉnh lỵ. Mới có một số công ty cấp nước chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hệ thống cấp nước các thị trấn nhỏ trên địa bàn địa phương. Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo chuyển toàn bộ các hệ thống cấp nước trên địa bàn Tỉnh, Thành phố về cho công ty cấp nước thuộc tỉnh quản lý, song hầu hết các địa phương chưa thực hiện. Chưa có sự thống nhất quản lý ngành nước từ các cơ quan Trung ương đến địa phường. Bộ xây dựng quản lý ngành nước đô thị, Bộ NN và PTNT quản lý ngành nước nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý tài nguyên nước và bảo vệ nguồn nước, Bộ Y tế quản lý tiêu chuẩn chất lượng nước sạch, Bộ Kế hoạch đầu tư quyết định đầu tư, Bộ Tài chính quản lý giá nước. UBND cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty cấp nước trên địa bàn. Các sở Xây dựng chưa có vai trò thực sự trong công tác tham mưu cho UBND tỉnh, chưa có vai trò thực sự trong quản lý nhà nước về cấp nước tại các địa phương. Việc quản lý về đầu tư, kế hoạch cấp nước, nguồn nước và chất lượng cấp nước đối với các doanh nghiệp tư nhân còn bỏ ngỏ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. 1.1.6.Nhận xét chung Trong những năm qua, cấp nước đô thị Việt nam tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn thách thức, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Tỷ lệ dân đô thị được cấp nước còn thấp, chỉ mới đạt bình quân 70% (một số đô thị lớn đạt 75-90%, các thị trấn chỉ đạt khoảng 50- 60%); tiêu chuẩn cấp nước bình quân 90 l/người/ngày (các đô thị lớn đạt 100-120 l/người/ngày, các thị trấn chỉ đạt 70-80 lít/người/ngày); chất lượng nước sau xử lý tại một số nơi chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo qui định; tiêu chuẩn về áp lực, tính liên tục cấp nước chưa đảm bảo đã ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Đặc biệt, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước tại các đô thị trong toàn quốc còn khá cao, bình quân 32% (các nước phát triển trung bình 15%). Chỉ số đánh giá năng suất lao động của các công ty cấp nước còn thấp, bình quân 7 nhân viên trên 1000 đấu nối (so với mức bình quân 5 nhân viên/1000 đấu nối tại các nước đang phát triển). Điều này sẽ dẫn tới tăng chi phí nhân công, một yếu tố chính trong tổng chi phí quản lý vận hành hệ thống cấp nước. Công tác đầu tư xây dựng hệ sống thoát nước không sát với thực tế yêu cầu sử dụng. Tại các đô thị lớn nhu cầu cấp nước cao, tốc độ phát triển đô thị nhanh, hệ thống cấp nước phát triển khống đáp ứng nhu cầu của các hộ tiêu thụ. Đối với các đô thị nhỏ, tốc độ phát triển đô thị chậm, thu nhập của nhân dân thấp, thường đầu tư hệ thống lớn hơn nhu cầu thực tế. Trong đầu tư thường không đồng bộ giữa công suất xử lý và hệ thống mạng lưới đường ống do vậy hiệu quả đầu tư rất thấp. Có nhiều hệ thống sau khi hoàn thành 3 - 5 năm cũng chỉ khai thác 50% công suất. Đối với các đô thị nhỏ, đặc biệt là các đô thị ở vùng sâu vùng xa, mật độ dân số thấp, khả năng tài chính hạn hẹp, khó khăn về nguồn nước thường chưa đầu tư hệ thống cấp nước, có hệ thống cấp nước tập trung song quy mô và tỷ lệ cấp nước còn rất nhỏ. Lực lượng cán bộ kỹ thuật chư đáp ứng nhu cầu thực tế. Kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước, thường tập trung tại các thành phố lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, còn các đô thị miền núi, Tây Nam Bộ không có kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước. Các công ty tư vấn nước ta còn nhiều hạn chế về nhân sự, do vậy thường tập trung vào công tác thiết kế mà không triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn. Giá nước chưa phản ảnh đúng yêu cầu tính đúng, tính đủ, còn mang nặng tính bao cấp do đó không khuyến khích các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước đầu tư phát triển hệ thống cấp nước cho các đô thị Sản xuất vật tư thiết bị trong nước chưa đáp ứng yêu cầu của ngành nước, đặc biệt là các thiết bị chuyên ngành như các loại van, đồng hồ đo nước, các thiết bị điều khiển, các loại bơm. Hệ thống cấp nước còn mang tính cục bộ, địa phương chưa có những hệ thống cấp nước liên vùng, nên trong cấp nước chưa có khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các đô thị, giữa các địa phương Công tác bảo vệ, giám sát nguồn nước (các sông, hồ, nước ngầm) không chặt chẽ, không có kế hoạch đồng bộ do vậy chất lượng nguồn nước trong thời gian gần đây đang là vấn đề hết sức bức xúc. Nhiều con sông, suối, nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn hạn chế khả năng khai thác và đẩy chi phí vận hành lên cao. Nguyên nhân : - Phần lớn các hệ thống cấp nước đô thị (thành phố, thị xã) được xây dựng trước đây đã quá lâu, có nhiều nhà máy nước được xây dựng trên 50 năm, hệ thống mạng lưới đường ống đã quá cũ, vật liệu ống kém chất lượng, qua nhiều thời kỳ đầu tư nâng cấp, cải tạo mở rộng nâng công suất nhà máy, nhưng hệ thống mạng lưới đường ống ít được quan tâm đầu tư. - Đầu tư không đồng bộ giữa phát triển nguồn và mạng: Trong một thời gian khá dài, hoạt động cấp nước mang nặng tính bao cấp, nguồn vốn để phát triển cấp nước chủ yếu dùng vốn ngân sách Trung ương (trong đó phần lớn là vốn ODA) được dùng để đầu tư xây dựng, cải tạo mở rộng nhà máy và mạng đường ống chính, còn việc đầu tư xây dựng hệ thống mạng lưới đường ống phân phối là ngân sách địa phương và dân đóng góp tuỳ khả năng của từng địa phương. Tuy nhiên, nhiều địa phương đã không bố trí đủ vốn để xây dựng lắp đặt mạng phân phối. - Công suất khai thác các nhà máy nước so với công suất thiết kế còn thấp (trung bình đạt 77% công suất thiết kế). Do đầu tư không đồng bộ giữa công trình nguồn (trạm xử lý) với hệ thống mạng lưới đường ống; quá trình quy hoạch, thiết kế không xác định chính xác tốc độ đô thị hoá, nhu cầu sử dụng và phạm vi phục vụ. Dẫn đến tình trạng nhiều nơi thiếu nước, ngược lại có nơi thừa nước không phát huy hết công suất, không đảm bảo hiệu quả đầu tư. Trong giai đoạn vừa qua việc tập trung nguồn vốn cho các công trình đầu nguồn, mà chưa đẩy mạnh công tác quản lý vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước dẫn đến chất lượng dịch vụ cung cấp nước không ổn định. - Tổ chức quản lý và nguồn nhân lực còn nhiều yếu kém: Quản lý vận hành cấp nước ở các địa phương cũng có nhiều bất cập, mô hình tổ chức quản lý không thống nhất, áp dụng nhiều hình thức khác nhau, nhiều nơi còn mang tính bao cấp, mệnh lệnh hành chính nên hoạt động kém hiệu quả. Bộ máy quản lý còn cồng kềnh, trình độ chuyên môn còn thấp so với yêu cầu. Có một số tỉnh mới lập như Lai Châu, Đắc Nông, Hậu Giang, Bình Phước phải thành lập Công ty cấp nước mới, có biên chế bộ máy và đội ngũ công nhân vận hành giống như công ty các tỉnh cũ trong khi hệ thống cấp nước chưa phát triển, số đấu nối còn ít. Năng lực quản lý hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cấp nước còn hạn chế, chưa có khả năng tự chủ (đặc biệt là tự chủ về tài chính) trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cấp nước vẫn trông chờ ỷ lại vào nguồn vốn Nhà nước (trong đó chủ yếu là vốn ODA), việc huy động các nguồn lực khác trong xã hội tham gia vào đầu tư, phát triển cấp nước vẫn còn hạn chế. - Giá nước sạch còn thấp, chưa thực hiện đúng theo yêu cầu tại Nghị định số 117/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 104/2004/TTLT-BTC-BXD. Giá nước được tính đúng và tính đủ là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp cấp nước tự chủ về tài chính, thực hiện được chủ trương cổ phần hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời tạo cơ hội huy động các nguồn vốn khác xây dựng hệ thống cấp nước. Tuy nhiên, việc áp dụng lộ trình tăng giá nước phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế lạm phát như hiện nay. - Nhận thức của cộng đồng về khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước chưa đúng mức. Vị trí vai trò của nước đối với sự phát triển bền vững của đất nước, đối với sức khoẻ và cuộc sống chưa được nhận thức đầy đủ. Giá trị kinh tế của nước chưa được chú trọng, nước chưa thực sự được coi là tài nguyên, hàng hoá. - Công tác bảo vệ, quản lý nguồn nước chưa được đặt vào một vị thế đúng mức. Tình trạng khai thác tràn lan, không theo quy định, đặc biệt là nguồn nước ngầm dẫn đến nguồn nước bị cạn kiệt, chất lượng nước giảm sút. - Không có sự thống nhất giữa các địa phương về khai thác và bảo vệ nguồn nước, việc xả nước thải không qua xử lý vào nguồn nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước và khả năng xử lý của các nhà máy xử lý cấp nước. - Nguồn vốn sử dụng cho phát triển hệ thống cấp nước chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách (vốn ODA và ngân sách nhà nước), mới xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn các doanh nghiệp và cá nhân trong cũng như ngoài nước nên chưa phát huy hiệu quả. - Nguồn nhân lực từ công nhân vận hành đến cán bộ kỹ thuật, quản lý, vận hành còn rất hạn chế cả số lượng cũng như trình độ chuyên môn. - Các cơ sở đào tạo công nhân ngành nước còn yếu và chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Hiện có 2 trương đào tạo công nhân kỹ thuật là trường Cao đẳng xây dựng công trình đô thị và trường Cao đẳng xây dựng số 2. - Chưa có một cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành cấp thoát nước. - Chưa có chính sách ưu tiên nhằm thu hút các nguồn đầu tư cho xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị phụ tùng, đặc biệt là các thiết bị có chất lượng cao cho ngành nước. Những thách thức trong giai đoạn tới: Trong những năm tới, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân, Tuy nhiên trước mắt ngành nước còn nhiều thách thức khó khăn cần phải khắc phục. - Về phát triển đô thị: Năm 1998 tổng số đô thị nước ta là khoảng 400 đô thị từ loại I đến loại V; năm 2007 tổng số đô thị là 740 với số dân 24 triệu; dự kiến đến năm 2015 tổng số đô thị là 1000 với số dân là 35 triệu người. Như vậy nhu cầu cấp nước cho đô thị dự kiến tăng 150%. - Tăng trưởng thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người nước ta năm 1998 là 300 USD; năm 2008 là 800 USD; dự kiến năm 2015 là 2.000 USD. Cùng với tăng thu nhập, yêu cầu về điều kiện sống càng cao, nhất là vấn đề hạ tầng dô thị trong đó có cấp nước. nhu cầu về cấp nước không chỉ là tiêu chuẩn cấp nước mà trên hết là chất lượng dịch vụ bao gồm tính ổn định, áp lực nước và đặc biệt là chất lượng nước sạch. - Phát triển kinh tế đi liền với phát triển và đa dạng hoá các ngành công nghiệp, phát triển dịch vụ, phát triển du lịch, do vậy phạm vi phục vụ của ngành cấp nước phải mở rộng, chất lượng nước sạch phải nâng cao và đáp ứng với từng loại hình dịch vụ. - Trái đất đang nóng lên, điều kiện thuỷ văn sẽ diễn biến hết sức phức tạp, mưa lũ, nước biển dâng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lưu lượng, chất lượng các nguồn nước. - Mật độ dân số ngày càng cao, công nghiệp, dịch vụ phát triển đi liền với nhu cầu dùng nước và ô nhiễm nguồn nước cao hơn. - Nền kinh tế nước ta là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nó chênh lệch thu nhập của nhân dân ngày càng cao, đòi hỏi ngành cấp nước phải có các chính sách về đầu tư, về dịch vụ cấp nước để đảm bảo công bằng xã hội. - Tăng trưởng kinh tế gắn liền với nguồn vốn ODA ngày càng giảm do vậy vấn đề đa dạng hoá nguồn vốn để thu hút các nguồn đầu tư cho cấp nước là vấn đề cần được ưu tiên. - Nước ta đang là nước nông nghiệp, trình độ văn hoá, trình độ dân trí chưa cao. để đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành cấp nước đòi hỏi phải đào tạo, bồi dưỡng một lực lượng lớn về cán bộ quản lý và vận hành hệ thống cấp nước. - Lưu lượng dòng chảy trên đầu người của nước ta thấp, không phải là nước giàu tài nguyên nước, càng ngày lưu lượng dòng chảy bình quân đầu người càng giảm, vấn đề tiết kiệm trong khai thác sử dụng nước phải được đặt lên thành chính sách quốc gia. - Hệ thống cấp nước phát triển, đi kèm với nó là nguồn vật tư, thiết bị ngành nước, do vậy việc phát triển các cơ sở sản xuất vật tư, thiết bị ngành nước đòi hỏi có sự quan tâm của mọi ngành, mọi cấp. 1.2.Thực trạng chung hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam 1.2.1.Thực trạng hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam Trải qua 10 năm thực hiện định hướng Định hướng thoát nước đô thị Việt nam, mạng cống thoát nước liên tục được đầu tư xây dựng và cải tạo, các trạm xử lý nước thải đã và đang được đầu tư xây dựng.. Những thành quả v._.ề phát triển thoát nước từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Tất cả các đô thị từ loại IV trở lên đều đã có hệ thống thoát nước nhưng chưng chưa hoàn chỉnh. Các hệ thống thoát nước chủ yếu là hệ thống cống chung cho cả nước mưa và nước thải. Mức độ dịch vụ (tỷ lệ đấu nối) đạt khoảng 60%. Chiều dài tuyến cống tính theo người (tính từ đấu nối hộ gia đình) 1,2 - 1,4 m/người (các đô thị trên thế giới đạt bình quân từ 6-8m/người) Tổng công suất các trạm xử lý nước thải đã được xây dựng đạt 125.000 m3/ngđ. Hiện có 5/55 đô thị loại III trở lên đã có trạm xử lý nước thải (Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng, Đà Lạt, Ban Mê Thuột); có 12/55 đô thị đang triển khai dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (Tp. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quy Nhơn, Đồng Hới, Cần thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hội An, Hải Phòng); có 11/55 đô thị khác đang triển khai đấu thầu thi công hoặc thiết kế kỹ thuật xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (Thái Nguyên, Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh, Huế, Tam Kỳ, Đông Hà, Quy Nhơn, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu). Hiện tượng ngập úng đường phố trong mùa mưa đang là vấn đề cấp thiết và nóng bỏng.Nước thải sinh hoạt và sản xuất của nhiều xí nghiệp và bệnh viện vẫn xả thẳng vào các nguồn nước mà không qua xử lý là hiện tượng kéo dài nhiều năm vẫn chưa được giải quyết.Từ năm 1997 đã xây dựng hệ thống thoát nước đô thị từ nguồn vồn ODA cũng đã được bắt đầu,thí dụ như nguồn vốn ODA của Nhật Bản cho thành phố Hà Nội,của Ngân hàng Thế giới cho thành phố Hải Phòng,Hạ Long và Đà Nẵng với tổng số vốn đầu tư lên đến 300 triệu USD,bằng 30% của cấp nước.Một số dự án ODA có số vốn đầu tư lớn đã được chính phủ phê duyệt và cho triển khai trong những năm tới như của Ngân hàng Thế giới,Nhật Bản,Bỉ cho thành phố Hồ Chí Minh,Huế… 1.2.2.Những tồn tại cần khắc phục trong hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam Nhìn chung cơ sở hạ tầng thoát nước đô thị vẫn còn rất nhỏ bé về quy mô lạc hậu về công nghệ và đang xuống cấp do xây dựng đã lâu,từ 50 đến 100 năm.Tổng chiều dài cống ngầm của 84 thành phố,thị xã mới chỉ có hơn 1.000km và tập trung ở một số thành phố lớn.Chỉ số phục vụ tính theo chiều dài đường cống cho một người dân đô thị còn thấp,chỉ từ 0,04m - 0,06m,riêng thành phố Hà Nội,Hồ Chí Minh,Hải Phòng mới chỉ đạt 0,2m.Các đô thị,kể cả tại những thành phố lớn vẫn còn tồn tại nhiều hố xí không thích hợp với điệu kiện vệ sinh nên tình hình ngập úng đường phố trong mùa mưa.ô nhiễm nguồn nước,môi trường sống từ nước thải ở nhiều nơi vẫn rất nghiêm trọng. Nước thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường,ô nhiễm nguồn nước nhưng cho đến nay có rất ít cơ sở có điều kiện thực hiện xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc di dời đến những địa điểm phù hợp với quy hoạch.Chỉ có một số khu công nghiệp mới xây dựng được hệ thống xử lý nước thải theo đúng dự án đã được duyệt. Hệ thống thoát nước các đô thị Việt Nam thường được xây dựng một cách tự phát, không đồng bộ cùng với phát triển đô thị dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ, tình hình ô nhiễm môi trường các đô thị Việt Nam là hết sức nghiêm trọng. Về chất lượng các tuyến cống, theo đánh gía của các Công ty thoát nước (Công ty môi trường đô thị) tại các địa phương có trên 30% các tuyến cống đã bị hư hỏng nghiêm trọng, cần sửa chữa, 40% các tuyến đã xuống cấp, chỉ còn 30% vừa mới được xây dựng là còn tốt. Các kênh rạch tự nhiên thực chất là các tuyến thoát nước cấp I của các đô thị hầu hết chưa được cải tao, kiên cố hoá nên thường không ổn định, mặt khác lại bị lấn chiếm do vậy lòng dẫn bị thu hẹp nghiêm trọng làm tắc dòng chảy và gây ô nhiễm môi trường đô thị. Hầu hết các đô thị chưa có trạm xử lý nước thải. Nước thải sinh hoạt thường được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, sau đó thoát theo các tuyến cống và xả trực tiếp ra môi trường. Tình trạng này đang gây sức ép tới chất lượng nguồn nước và ô nhiễm môi trường. Với cơ sở hạ tầng thoát nước như vậy nên nhiệm vụ đầu tư phát triển thông qua các dự án ODA đang là yêu cầu rất cấp bách,đặc biệt là các đô thị có quy mô vừa và nhỏ.Cũng thông qua đầu tư dự án sẽ có điều kiện để nâng cao năng lực quản lý duy tu của các công ty thoát nước từ con người đến trang thiết bị vật tư kĩ thuật.Tuy nhiên thoát nước vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn hơn nhiều so với công tác cấp nước chủ yếu là do việc tìm nguồn đầu tư còn khó khăn kể cả nguồn vốn ngân sách cấp và ODA ngoài nước,khả năng trả nợ hoàn vốn hầu như không thể thực hiện được. Hiện nay nhìn chung các dự án ODA về thoát nước đã và đang được thực hiện ở một số tỉnh thành nhưng kết quả còn chưa hoàn toàn được cải thiện.Cần có quy hoạch tổng thể về thoát nước làm cơ sở để lập và triển khai các dự án kêu gọi vốn đầu tư vào lĩnh vực thoát nước 1.2.3. Nguyên nhân - Tổ chức các đơn vị thoát nước chưa hoàn chỉnh (cả nước có 5 công ty thoát nước riêng là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh, Vũng Tàu) còn lại là quản lý chung thoát nước và vệ sinh môi trường. - Lực lượng cán bộ kỹ thuật, kỹ sư chuyên ngành tại các địa phương còn rất thiếu, kể cả tại các cơ quan quản lý nhà nước (Sở Xây dựng) và các đơn vị thoát nước. - Triển khai dự án rất chậm từ giai đoạn chuẩn bị dự án, quản lý và triển khai thi công chậm dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, vốn đầu tư tăng cao (như Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè do thi công chậm nên vốn đầu tư từ 199 triệu USD nay cần phải tăng thêm 100 triệu USD mới có thể hoàn thành). - Sự phối hợp giữa các Bộ ngành và địa phương còn yếu nên quá trình triển khai, giám sát dự án không tốt là một nguyên nhân dẫn đến dự án kéo dài. - Các đơn vị thi công, các ban quản lý dự án năng lực chưa đáp ứng với yêu cầu triển khai dự án. - Phí thoát nước còn quá thấp không đủ cho công tác quản lý và vận hành hệ thống thoát nước. CHƯƠNG II.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CHO NHỮNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY 2.1.Thực trạng đầu tư xây dựng các dự án cấp thoát nước đô thị sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua 2.1.1. Khái quát tình hình,đặc điểm các nguồn vốn đầu tư cho các dự án cấp thoát nước đô thị Việt Nam thời gian qua Trong những năm qua, mặc dù thu nhập của nền kinh tế nước ta còn nhiều eo hẹp nhưng Đảng và Nhà nước đã dành các khoản đầu tư đáng kể cho việc phát triển cấp nước sạch cho các vùng đô thị, nông thôn trên toàn quốc, cụ thể tình hình này cho giai đoạn 1991-2002 như sau: Bảng 2.1: Tình hình các nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển hệ thống cấp nước sạch cho các vùng giai đoạn 1991-2002 ĐVT :Tỷ VNĐ Vốn đầu tư Thời kỳ 1991-1995 Thời kỳ 1996-2000 Thời kỳ 2001-2002 Tổng cộng Tổng vốn đầu tư 1.792 4.229 3.355 9.376 Trong đó : -Vốn Ngân sách tập trung 783 1.0.21 400 2.204 - Vốn tín dụng Nhà nước 90 - Vốn khác Chia ra: + Vốn ODA 1.009 2.270 1.000 4.279 + Vốn bổ sung 33 + Vốn của Tỉnh 302 + Vốn tư nhân 558 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua các số liệu trên, có thể khái quát đặc điểm vốn đầu tư cho các dự án cấp nước ở nước ta trong thời gian qua như sau : -Vốn đầu tư cho các dự án cấp nước trong giai đoạn 1991-2002 có quy mô tương đối lớn, tới 9.300 tỷ đồng và tăng nhanh theo thời gian, thời kỳ 1996-2000 bằng 236% so với thời kỳ 1991-1995. - Cơ cấu theo nguồn vốn đầu tư cho các dự án cấp nước đã có sự thay đổi đáng kể, nếu ở giai đoạn 1991-1995 vốn đầu tư được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn ODA thì đến giai đoạn 1996-2000 đã có thêm các nguồn vốn khác như vốn tín dụng của nhà nước, vốn do địa phương (tỉnh, thành phố) tự cân đối và đặc biệt là vốn tư nhân đầu tư theo hình thức BOT. Mặc dù cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho các dự án cấp nước đa dạng nhưng nguồn từ ngân sách tập trung của nhà nước và ODA vẫn là chủ yếu. Thời kỳ 10 năm từ 1991-2000, tỷ trọng của vốn đầu tư lấy từ hai nguồn này chiếm tới khoảng 85% trong tổng số vốn đầu tư, các nguồn khác chỉ chiếm 15% trong đó vốn đầu tư của tư nhân chiếm phần nhỏ 2.1.2. Tình hình đầu tư,sử dụng nguồn vốn ODA các dự án cấp thoát nước trong thời gian qua Trong hai nguồn vốn ngân sách tập trung và vốn ODA thì vốn ODA có quy mô lớn và chiều hướng tăng nhanh hơn. Cụ thể: thời kỳ 1991-1995, vốn ngân sách tập trung được dùng để đầu tư cho các dự án cấp nước là 783 tỷ đồng thì vốn ODA là 1009 tỷ đồng, gấp 1,3 lần vốn ngân sách tập trung; thời kỳ 1996-2000, vốn ngân sách tập trung được dùng để đầu tư cho các dự án cấp nước là 1021 tỷ đồng thì vốn ODA là 2270 tỷ đồng, gấp 2,2 lần. Vốn ODA thời kỳ 1995-2000 cũng tăng gấp 2,3 lần thời kỳ 1991-1995. Xu thế vốn ODA tiếp tục tăng lên về quy mô và tốc độ sẽ còn tiếp diễn trong một số năm gần đây.Từ năm 1993 đến nay (tính đến tháng 10 năm 2008) Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã kí các điều ước quốc tế cụ thể về ODA cam kết trong thời kì này,trong đó vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80%,vốn ODA không hoàn lại chiếm 20%,tổng số vốn ODA được giải ngân trong giai đoạn này đạt 22,065 tỷ USD chiếm 52% tổng số vốn ODA cam kết và 62,65% tổng số vốn ODA đã được lý kết. Trong 61 đô thị là tỉnh lỵ thì có tới 51 đô thị được đầu tư phát triển hệ thống cấp nước bằng nguồn vốn ODA và 8 đô thị đang trong giai đoạn chuẩn bị ký hiệp định với các nhà tài trợ ODA.Hầu hết các thành phố lớn,các thành phố trực thuộc tỉnh thị xã và một số thị trấn đều có hệ thống cấp nước sinh hoạt được tài trợ bằng nguồn vốn ODA.Các thành phố lớn như Hà Nội,Hồ Chí Minh,Đà Nẵng…hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng ngành nước quan trong,quy mô lớn như thoát nước,xử lý chất thải,xử lý chất rắn…. -Đối với vốn ODA, cơ cấu bao gồm cả vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại, nhưng trong đó vốn vay là chủ yếu . Thời gian qua, tỷ trọng bình quân của vốn vay trong tổng số vốn ODA chiếm tới 80% và trong thời gian tới tỷ trọng này ít thay đổi. Phần vốn vay này do Nhà nước(hoặc Chính phủ)vay thì Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn trả nợ khi đến hạn. -Các tổ chức quốc tế thường và nước cho vay có quy định riêng về thời gian trả nợ và lãi xuất. Sau đó chính phủ Việt Nam lại quy định thêm về điều kiện vay như thời gian vay, lãi xuất vay, tỷ lệ vay lại...Ví dụ như : Dự án cấp nước 6 thành phố, thị xã : ADB quy định lãi xuất 0%,thời hạn vay 40 năm, ân hạn 10 năm. Điều kiện các công ty cấp nước vay lại là :lãi xuất 6,11 % năm, thời hạn vay 25 năm, 5 năm ân hạn. -Phần vốn ODA vay để đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản cố định của ngành cấp nước. Từ năm 1993 đến năm 2008 phần vốn ODA được sử dụng để đầu tư cho ngành cấp thoát nước và phát triển đô thị chiếm 9,17% tổng số vốn ODA đã được đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn đó Bảng 2.2: Bảng danh mục các dự án cấp nước sử dụng nguồn vốn ODA được kí kết trong giai đoạn 2000-2008 STT Tên dự án Nguồn vốn Năm kí kết Số tiền đầu tư (triệu USD) 1 Dự án cấp nước và vệ sinh các thành phố,thị xã ADB 2002 60.00 2 Dự án nâng cấp hệ thống cấp nước đô thị miền Trung ADB 2005 20.00 3 Dự án phát triển hệ thống cấp nước các đô thị vừa và nhỏ miền Trung ADB 2007 53.00 4 Dự án phát triển cấp nước đô thị Việt Nam WB 2004 112.00 5 Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường TP.Hải Phòng giai đoạn 2 Phần Lan 2000 4.75 6 Dự án phát triển hạ tầng cơ sở đô thị Nam Định giai đoạn 2 (cấp thoát nước) Thuỵ Sỹ 2000 1.60 7 Dự án phát triển hạ tầng cơ sở Đồng Hới giai đoạn 2 Thuỵ Sỹ 2000 0.84 8 Dự án môi trường Việt Nam-Canada Canada 2000 7.90 9 Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn Nghệ An Đan Mạch 2000 6.71 10 Dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Australia 2001 12.69 11 Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường UNICEF 2001 18.00 12 Dự án phát triển đô thị Việt Trì Đan Mạch 2001 2.19 13 Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường 3 thị xã Bạc Liêu,Kiên Giang,Đồng Tháp Australia 2002 25.00 14 Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường một số thị xã Pháp 2002 11.24 15 Dự án cấp nước thị xã Quảng Ngãi Italia 2002 2.27 16 Dự án cấp nước Đức Phổ (Quảng Ngãi) Nhật Bản 2003 0.46 17 Dự án cấp nước Phú Bài (Huế) Nhật Bản 2003 1.10 18 Dự án cấp nước Nam Phước (Quảng Ngãi) Nhật Bản 2004 0.94 19 Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh Đan Mạch 2004 0.73 20 Dự án cấp nước một số thị trấn,thị xã Pháp 2008 12.00 Nguồn: Bộ Xây Dựng Bảng 2.3:Danh mục đầu tư vốn ODA cho một số địa phương nhằm mục tiêu phát triển hệ thống cấp nước đô thị giai đoạn 2005-2010 STT Địa phương Thị Trấn Nhà máy Cống suất cấp nước hiện nay (m3/ngđ) Công suất cấp nước dự kiến (m3/ngđ) Nguồn vốn ODA 1 TP.Điện Biên NMN TP.Điện Biên 16.000 Nauy 2 TX.Lai Châu Cty XD-CN Lai Châu 3.500 8.000 Nauy 3 TX.Sơn La Chiềng Ngân 10.000 Bỉ 4 H.Mộc Châu 1.500 12.000 Hàn 5 H.Lương Sơn Lương Sơn 12.000 Hàn 6 H.Kim Bôi Cao Phong 5.000 Hàn 7 H.Thọ Xuân Lam Sơn NMN Lam Sơn 8.400 Đan Mạch 8. H.Ngọc Lặc Ngọc Lặc 10.000 Phần Lan 9 H.Nghi Lộc Quán Hành 31.400 Phần Lan 10 H.Chợ Mới Chợ Mới NMN Chợ Mới 1.100 Ý 11 H.Tiên Lữ Vương TT.Vương-Di Chế-Hải Triều 1.500 Phần Lan 12 TX.Đồ Sơn 6.000 10.000 Phần Lan 13 TX.Sông Công NMN Sông Công 15.000 20.000 Nauy 14 TP.Thái Bình Cty CN Thái Bình 10.000 20.000 Phần Lan 15 Phúc Yên 20.000 Ý 16 H.Đức Hoà Đức Hoà Cty Hoà Khánh Tây 80.000 Hàn Quốc 17 TX.Sa Đéc NMN Sa Đéc 11.600 18.000 Úc 18 TP.Mỹ Tho NMN Mỹ Tho 10.000 20.000 Pháp 19 Bạc Liêu NMN số 1+15 10.000 15.000 Úc 20 H.Tam Bình Tam Bình NMN Tam Bình 1.000 1.500 Úc 21 TX.Hà Tiên NMN TX.Hà Tiên 8.000 10.000 Úc 22 Vĩnh Long NMN Hưng Đạo Vương 10.000 14.500 Úc Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế_Bộ Xây Dựng Chiều 31/3/2009, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký Công hàm trao đổi giữa Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Matsuo và Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc liên quan đến 4 dự án vốn vay ODA với tổng giá trị 83,2 tỉ Yên (tương đương 900 triệu USD) Trong đó vốn đầu tư cho dự án Thoát nước Cải thiện Môi trường Hà Nội 29,289 tỉ Yên và dự án Thoát nước Cải thiện Môi trường TP Hải Phòng 21,306 tỉ Yên được thực hiện nhằm hỗ trợ cải thiện môi trường và các đối sách chống lũ lụt tại Hà Nội và Hải Phòng. Trong giai đoạn 1 của Dự án thoát nước cải thiện môi trường Hà Nội (kết thúc vào năm 2005), đã tiến hành cải tạo một số sông hồ lớn trong thành phố, xây dựng trạm bơm (hồ điều tiết Yên Sở, trạm bơm Yên Sở).Tiếp nối dự án trên, dự án lần này sẽ tiến hành cải thiện môi trường lưu vực sông nối với các sông chủ yếu trong thành phố, xây dựng trạm bơm với công suất thoát nước gấp đôi nhằm cải thiện tình trạng lũ lụt và môi trường tại Hà Nội .Bằng việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải quy mô bậc trung tiếp theo nhà máy xử lý nước thải được xây dựng thí điểm trong giai đoạn 1 dự án hy vọng sẽ đóng góp vào việc cải thiện tình trạng vệ sinh của thành phố. 2.2.Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng các dự án cấp thoát nước đô thị sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua 2.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quá sử dụng nguồn vốn ODA cho các dự án cấp thoát nước đô thị Việt Nam Theo tài liệu “ Hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện dự án cấp nước và vệ sinh” của CMPS &F with Coffey MPW Australia, tài liệu “Xác định các chỉ số” của Water & Sanitation Division của Ngân hàng thế giới, tài liệu “Second Water Utilities Data Book” của Ngân hàng phát triển châu Á thì có rất nhiều chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật phản ánh các khía cạnh khác nhau về hiệu quả kinh tế đầu tư các dự án cấp nước như sau : 2.2.1.1-Về sản xuất và tiêu thụ nước. -Khối lượng nước sản xuất :Tổng khối lượng nước hàng năm đã cung cấp tới hệ thống phân phối cho nhân dân sử dụng hàng ngày). -Khối lượng nước tiêu thụ : Tổng khối lượng nước hàng năm đã bán cho nhân dân sử dụng hàng ngày. 2.2.1.2- Về tỷ lệ nước thất thoát. Tỷ lệ nước thất thoát (%): {Tổng lượng nước sản xuất hàng năm (m3)- }/ {tổng lượng nước thu hàng năm qua hoá đơn}x100/{Tổng lượng nước sản xuất hàng năm (m3)}. 2.2.1.3-Về chi phí . -Chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm (US$/m3): {Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm(US$)}/ {tổng lượng nước sản xuất hàng năm (m3)}. -Giá nước trung bình (US$/m3): {tổng nguồn thu hàng năm qua hoá đơn}/ {tổng lượng nước tiêu thụ hàng năm (m3)}. 2.2.1.4-Về tài chính. -Tỷ số vận hành : {Chi phí vận hàng và bảo dưỡng hàng năm}/ {tổng nguồn thu hàng năm qua hoá đơn}. -Tỷ lệ hoàn trả vốn vay: Số tiền thu được từ lợi nhuận vận hành/Tổng số tiền phải trả. 2.2.1.5-Về hiệu quả kinh tế vốn đầu tư : Hiện giá thu nhập thuần(NPV) và Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ kinh tế (EIRR). Chỉ tiêu cho phép xác định việc bảo đảm rằng các nguồn lực đang sử dụng đã dùng hiệu quả trong cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. Việc phân tích và xác định chỉ tiêu dựa trên việc so sánh các dịch vụ cấp nước và vệ sinh tại địa phương khi “có” và “không có” dự án. Trong trường hợp “có dự án” việc cấp nước sẽ tăng theo năng lực thiết kế và các nhu cầu đã dự tính trước từ dân số đô thị và nông thôn, tạo ra các lợi ích tăng thêm cho các khách hàng dùng nước. Không có đầu tư tăng thêm thông qua dự án, hệ thống cấp nước hiện tại sẽ dẫn tới khuynh hướng mất chất lượng từ việc tổn thất sản lượng bởi các bơm và trạm xử lý bị hư hỏng đi và tăng số phần trăm lượng nước tổn thất bởi hệ thống phân phối bị hư hỏng.Ngoài ra trong việc phân tích lợi ích kinh tế chi phí dự án các chi phí tăng thêm , các lợi nhuận và tiết kiệm chi phí của dự án mới được kết hợp sử dụng các tính toán giá trị hiện tại để cung cấp bức tranh tổng thể về khả năng đứng vững của dự án. 2.2.1.6- Chỉ tiêu về hiệu quả tài chính của dự án: Hiện giá thu nhập thuần( NPV) và Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ tài chính (FIRR). Chỉ tiêu cho phép đánh giá giá trị của dự án từ quan điểm của chủ dự án hoặc công ty cấp nước, người vận hành việc cấp nước mới và các dịch vụ vệ sinh và phải trả các khoản nợ phát sinh trong việc xây dựng. Chỉ số NPV cần lớn hơn O. FIRR là Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ tài chính được tính với tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này NPV=0. Nếu FIRR là tương đương hoặc lớn hơn tỷ lệ vốn vay đầu tư , dự án sẽ có hiệu quả khi sử dụng các nguồn vốn vay đó Bên cạnh đó những người cho vay ODA cho các dự án cấp nước thường yêu cầu phải có các mục tiêu tài chính cần đạt được cho việc thực hiện và vận hành dự án và coi đó như là điều khoản trong hiệp định vay vốn của dự án cấp nước. Những mục tiêu tài chính này nhằm bảo đảm kiểm soát hoạt động tài chính của dự án và việc đáp ứng các chỉ tiêu đưa ra bảo đảm cho dự án đầu tư có hiệu quả và đủ khả năng trả nợ. Các yêu cầu về mục tiêu tài chính cho các dự án cấp nước vay vốn ODA là : Tỷ lệ hoàn trả vốn vay (Debt Service Ratio-DSR). Tiền thực tế tạo ra/ Tổng số tiền phải trả . Tỷ lệ này thường là 1 tới 1,2. Hệ số tự bổ sung vốn (Self Financing Ratio- SFR). Tỷ lệ giữa tổng tiền thu được trong nội bộ công ty sau khi đã trừ lãi vay vốn trên tổng chi phí vốn.Tỷ lệ này không nhỏ hơn 15%. Tỷ lệ hoàn trả vốn thực tế (Rate of Return percent-RRP). Thu nhập thuần trước trả lãi nhưng sau sau thuế trên tổng tài sản cố định .Tỷ lệ này không nhỏ hơn 5%. Hệ số nợ vốn ( Debt Equity Ratio-DER) Tỷ lệ giữa vốn vay và vốn tự có . Kiến nghị tỷ lệ này là 60:40. 2.2.1.7-Về xã hội : Hiệu quả kinh tế đầu tư về mặt xã hội của dự án cấp nước thể hiện qua việc nâng cao mức sống và điều kiện sinh hoạt của nhân dân, nâng cao mức sống và cải thiện môi trường. Một số chỉ tiêu được đưa ra như sau: -Tỷ lệ dịch vụ : % ={( số hộ đấu nối x số người của hộ đấu nối) +( số vòi công cộng x số người sử dụng vòi công công)} x100/(tổng số dân đô thị). -Lượng nước tiêu dùng : lít/ngày ={lượng nước tiêu thụ hàng năm (m3) cho hộ đấu nối x 1000/365}/ ( số hộ đấu nối x số người của hộ đấu nối). - Số người dân được phục vụ : ={( số hộ đấu nối x số người của hộ đấu nối) +( số vòi công cộng x số người sử dụng vòi công công) Tuỳ theo từng dự án những chỉ tiêu kinh tế- xã hội được tính toán và đưa ra nhằm xác định những lợi ích xã hội thu được từ dự án cũng như sự đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chung của xã hội Nhận xét: Qua tài liệu và kinh nghiệm nước ngoài trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư, chỉ tiêu kinh tế –kỹ thuật và chỉ số hiệu quả kinh tế đầu tư trong các dự án đầu tư cấp nước sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á...nêu trên có thể thấy rằng, các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật hiệu quả kinh tế đầu tư của dự án gắn chặt với mục tiêu cần đạt được của dự án, cụ thể nhằm bảo toàn phát triển vốn, đảm bảo trả nợ được vốn vay, điều này được biểu hiện tập trung ở kết quả tài chính của dự án thông qua các chỉ tiêu và chỉ số mà dự án cấp nước cần đạt được, phản ánh trên các khía cạnh khác nhau của dự án. Tuy nhiên qua nghiên cứu trên cũng cho thấy có một số vấn đề mà khi tiến hành xác lập tổng mức đầu tư phân tích, lựa chọn chỉ tiêu, chỉ số kinh tế-kỹ thuật hiệu quả kinh tế đầu tư các dự án cấp nước cần được xem xét, cân nhắc do những đặc điểm quản lý của nền kinh tế nước ta nói chung và việc quản lý, đầu tư các dự án cấp nuớc nói riêng hiện nay. Đó là: -Do bối cảnh hiện tại của nước ta, chỉ tiêu dùng nước trên đầu người còn thấp, khối lượng nước sạch cần được cung cấp cho đời sống xã hội nói chung và đặc biệt cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của dân cư nói riêng là rất lớn; trong khi đó mức thu nhập của đại bộ phận các tầng lớp trong cư dân còn thấp thậm chí ở một số vùng còn rất thấp. Vì thế, đối với các dự án cấp nước sạch vấn đề tính toán hiệu quả không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế( ngay cả trong tình hình hiện nay, theo quy định, cấp nước sạch không thuộc lĩnh vực công ích) mà còn là vấn đề xã hội, bởi những lợi ích xã hội của các dự án cấp nước đem lại thực tế là hết sức to lớn, do vậy, việc xác định chỉ tiêu, chỉ số hiệu quả kinh tế của dự án cấp nước cũng cần phải được tính đến trong chừng mực nhất định cho phù hợp với thực tế nước ta hiện nay. -Báo cáo của Vụ quản lý Kiến trúc- Quy hoạch về: Tình hình quản lý và phát triển cấp nước đô thị Việt nam đến năm 2000 Chương trình-Kế hoạch đầu tư -Phát triển đến năm 2005 và 2010 đã tổng kết “Chương trình cấp nước cho 61 thành phố, thị xã tỉnh lị có tổng mức đầu tư đầu tư hơn 1 tỷ USD trong đó nguồn vốn nước ngoài viện trợ không hoàn lại khoảng 200 triệu USD, vốn vay ODA của các Chính phủ khoảng 400 triệu USD, vốn vay của các tổ chức quốc tế khoảng 350 triệu USD đồng thời Chính phủ Việt nam và các địa phương đầu tư gần 2000 tỷ đồng ...”.Theo số liệu trên có thể nói rằng mặc dù các dư án cấp nước được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn nhưng phần vốn vay chiếm tỷ trọng chủ yếu (tới 80%). Việc sử dụng nguồn vốn vay liên quan tới việc trả nợ và với cơ chế vay lại với lãi xuất 6%-7% thì cứ 100 triệu USD vay đầu tư hàng năm phải trả tới 6-7 triệu USD lãi như hiện nay các công ty cấp nước thực tế khó có khả năng trả nợ và thời gian trả nợ đã đến rất cần. Như vậy có thể nói rằng việc phân tích hiệu quả kinh tế của dự án cấp nước rất cần đưa ra chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ hoặc khả năng tài chính của dự án để qua đó có thể thấy rằng dự án có khả năng trả nợ đúng hạn các nguồn vốn vay nước ngoài. -Hiệu quả đầu tư của dự án cấp nước trên thực tế chỉ có thể phù hợp với những tính toán khi quyết định đầu tư một khi có thể kiểm soát quá trình vận hành. Việc đưa ra chỉ tiêu và trị số vận hành của dự án cấp nước là cần thiết bởi nó cho phép kiểm tra tính hiệu quả của các giải pháp công nghệ, thiết bị khi đầu tư dự án cấp nước thông qua các chi phí vận hành trong báo cáo khả thi. Mặt khác chi phí vận hành cho biết mức độ cần đáp ứng trong quá trình vận hành sau đầu tư bảo đảm rằng việc tuân thủ theo trị số vận hành như trong báo cáo khả thi sẽ cho phép dự án cấp nước có được hiệu qua đầu tư như tính toán. - Một vấn đề rất quan trọng đã được đề cập ở phần trên trong việc bảo đảm chỉ số hiệu quả đầu tư dự án cấp nước đủ độ tin cậy là các chi phí cơ bản của các thành phần chi phí cấu thành tổng vốn đầu tư của dự án cấp nước. Việc xây dựng các thông số này dựa trên cơ sở tính toán, thống kê không chỉ giúp cho việc tính toán, xác định tổng mức đầu tư chính xác, đủ độ tin cậy trên cơ sở đó có được trị số hiệu quả đầu tư đúng mà còn giúp ngay cho cả quá trình kiểm tra, so sánh của người kiểm tra dự án. Mặc dù việc đưa ra các số liệu trên một cách đầy đủ, chi tiết đòi hỏi cần phải có thời gian xử lýcác số liệu và hướng dẫn sử dụng nhưng đó là việc làm cần thiết 2.2.2.Hiệu quả đạt được trong việc sử dụng nguồn vốn ODA cho lĩnh vực cấp thoát nước 2.2.2.1.Hiệu quả về mặt sản xuất và cung cấp nước Việc đầu tư xây dựng,mở rộng và cải tạo các hệ thống cấp nước bằng nguồn vốn ODA làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn nước,cung cấp cơ sở hạ tầng về cấp nước cần thiết cho sự phát triển công nghiệp,cung cấp nước sạch hơn và an toàn cho công đồng.Bằng nguồn vốn ODA tổng công suất cấp nước của thập kỷ 90 đã tăng gấp 2 lần với thập kỷ 80, mạng phân phối cấp nước đã tăng khoảng 60% dân số đô thị dùng nước mà trong thập kỷ 80 chỉ có dưới 40% dân số đô thị được cấp nước.Chất lượng cũng đã được chú ý cải thiện hơn qua việc thay thế đường ống phân phối cũ và đầu tư công nghệ xử lý hiện đại. Đối với dự án cấp nước đô thị Việt Nam cho 5 thị xã:Bắc Giang,Bắc Ninh,Hà Tĩnh,Trà Vinh và Vĩnh Long,đây là dự án lớn nhất trong ngành cấp thoát nước được hưởng nguồn vốn ODA của chính phủ Úc với tổng kinh phí xấp xỉ 564 tỷ đồng tương đương với 69,8 triệu đô la Úc,trong đó chính phủ Úc viện trợ không hoàn lại 404 tỷ đồng,phần còn lại là đóng góp của chính phủ Việt Nam Với thời gian thực hiện là 5 năm (1995-2000) dự án đã kết hợp các yếu tố phát triển cơ sở vật chất,phát triển xã hội,khuyến khích các hoạt động kinh tế trong nước góp phần quan trọng trong việc cải thiện hệ thống cấp nước sao cho sử dụng an toàn,lâu dài và hiệu quả đồng thời cải thiện điều kiện vệ sinh mội trường của các thị xã trên.Do được chuẩn bị kĩ từ khâu dự án nên hiệu quả công trình mang lại cao hơn kể cả về mặt đào tạo kĩ thuật,nhân lực cũng như quản lý.Sau khi kết thúc dự án tổng công suất cấp nước tại 5 thị xã được nâng từ 27.500 m3/ngđ lên 74.500 m3/ngđ phục vụ cho nhu cầu của 405.500 người dân tại 5 thị xã.Như vậy tỷ lệ người dân tại đây được cung cấp nước sạch sau khi dự án kết thúc đạt 90% dân nội thị và 60% dân ngoại thị so với 30% trước khi có dự án Bên cạch đó do được tiếp nhận các dự án ODA để xây dựng và phát triển hệ thống cấp nước,nên nhiều loại công nghệ và thiết bị hiện đại của nhiều nước trên thế giới đã được áp dụng.Điều này đảm bảo nước sản xuất ra đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thiết bị có độ tin cậy cao và hệ thống được điều khiển tự động, giảm chi phí điện năng.Tuy nhiên nước ta vẫn còn là một nước nghèo,lao động thủ công là chủ yếu,dân số tăng nhanh vì vậy công nghệ sản xuất một mặt phải đổi mới hiện đại hoá nhanh chóng,mặt khác phải phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.Ở một số thành phố lớn đã áp dựng công nghệ mới hiện đại,có dây chuyền xử lý thích hợp với từng nguồn nước và từng đối tượng dùng nước,chất lượng nước đảm bảo theo yêu cầu khử trùng triệt để,thiết bị có độ tin cậy cao và hệ thống được điều khiển tự động.Ngoài ra,ở từng địa phương có áp dụng công nghệ thích hợp,có tính linh hoạt cao.Những công nghệ này gắn liền với thực trạng những công trình có sẵn,góp phần cải tạo nâng cấp để đáp ứng nhu cầu bức bách trước mắt,giảm chi phí điện năng (vì hiện nay chi phí này chiếm đến 40% giá thành nước).Hiện nay trên một số hệ thống cấp nước có tỉ lệ thất thoát rò rỉ lên tới 50-60% thông qua các dự án ODA,ở một số địa phương đã áp dụng công nghệ hiện đại để phát hiện rò rỉ,kịp thời sửa chữa chống thất thoát. 2.2.2.2.Hiệu quả về xã hội Nâng cao sức khoẻ người dân thông qua việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.Cơ sở hạ tầng của đô thị phát triển,tạo điều kiện phát triển kinh tế của đô thị,của tỉnh.Môi trường đô thị được bảo vệ. Nhiều dự án thoát nước và xử lý nước thải đã giúp làm giảm thời gian ngập úng tại một số trọng điểm trong trung tâm thành phố,ví dụ như dự án thoát nước Hà Nội đã hoàn thành một số hồ điều hoà,trạm bơm bờ sông,hoàn thành gói thầu kè bờ,làm sạch môi trường sông Kim Ngưu quận Hai Bà Trưng.Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai một số dự án thoát nước rất có hiệu quả,đặc biệt là cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè cải thiện đời sống cho 35.000 hộ dân nghèo kết hợp với việc cải thiện môi trường Dự án cấp nước và vệ sinh sử dụng vốn vay của Ngân hàng Á Châu (ADB) cho các thành phố, thị xã thuộc tỉnh Tuyên Quang, Ninh Bình,Vinh,Đồng Hới,Đông Hà,Quy Nhơn,Bến Tre có tổng mức đầu tư được duyệt lên đến 92 triệu USD,trong đó vay ADB là 69 triệu USD bao gồm Ngân sách nhà nước cấp phát là 22,53 triệu USD (33%),vay lại của Chính phủ là 44,69 triệu USD (67%),thời hạn vay là 25 năm trong đó có 5 năm ân hạn.Lãi suất 0%,phí dịch vụ 1%,vốn đối ứng là 23 triệu USD.Thời gian thực hiện dự án dự kiến bắt đầu từ năm 1997 và kết thúc vào năm 2001 song do nhiều nguyên nhân dự án bị khởi động chậm (tháng 2/1998) nên đến năm 2003 mới kết thúc.Dự án sau khi hoàn thành đã mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội to lớn cho các thành phố thị xã có dự án.Tổng công suất cấp nước của 7 đô thị là 224.500m3/ngđ ,chất lượng nước đạt tiêu chuẩn,đảm bảo cấp nước liên tục 24 giờ trong ngày,tỷ lệ cấp nước hiện nay trung bình là 36% sẽ tăng lên 90-100% vào năm 2020 với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 110 lít/người/ngày.Qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt,sản xuất của nhân dân,đảm bảo điều kiện sống cũng như vệ sinh môi trường cho các thành phố,thị xã trên. Trong giai đoạn 1993-2002 thành phố Đồng Nai đã được tiếp nhận 65,24 triệu USD vốn vay ODA cho 05 dự án lớn trong đó có 03 dự án cấp thoát nước.Nhờ đó đã xây dựng được hệ thống cấp nước Thiện Tân 100.000m3 ngày đêm cho các khi công nghiệp Biên Hoà đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trước mắt và lâu dài phục vụ phát triển kinh tế và xã hội cho địa phương hay hệ thống cấp nước Nhớm Trạch 100.000m3 ngày đêm.Bên cạnh đó nhờ nguồn vốn ODA này thành phố Đồng Nai đã trực tiếp chỉ đạo quản lý dự án thoát nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm sông Đồng Nai,xây dựng chiến lược kiểm soát ô nhiễm tới năm 2010,hướng dẫn các doanh nghiệp kiểm soát giảm thiểu chất thải và phòng chống ô nhiễm môi trường góp phần quan trọng trong việc giao lưu trao đổi hàng hoá thư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2575.doc