Thực trạng công tác Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty cổ phần Trường Minh

LỜI MỞ ĐẦU Trải qua hơn chục năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế thị trường Việt Nam có sự định hướng của Đảng và quản lý vĩ mô của nhà nước đã tạo ra những bước tiến phát triển quan trọng và đồng thời tạo ra cho các đơn vị sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp nói riêng không ít những cơ hội cũng như thách thức. Thực tế cho thấy chỉ những doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả thì mới có thể tồn tại và phát triển được trong sự cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường.

doc119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác Hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty cổ phần Trường Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong đó doanh nghiệp là những đơn vị cơ sở, tế bào quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nếu không có sản xuất kinh doanh thì không thể nói đến việc áp dụng các thành tựu khoa học tiến bộ của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế thị trường với những mặt tích cực của nó đã kích thích nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển nhanh chóng và năng động. chính điều đó đã kích thích cho khoa học, kỹ thuật công nghệ phát triển tạo nên những mắt xích quan trọng. Chúng tác động và kích thích lẫn nhau phát triển giúp cho cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tổ chức sản xuất tối ưu nhất mới có thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Để thực hiện được điều này buộc các doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý kinh tế. Với sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay, công tác quản lý kinh tế đang đứng trước yêu cầu về nội dung quản lý có tính chất mới mẻ, đa dạng và không ít phức tạp. Là một công cụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp nên công tác kế toán cũng trải qua những cải biến sâu sắc phù hợp với thực trạng nền kinh tế. Việc thực hiện tốt hay không tốt đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế. Kế toán là một trong những thực tiễn quan trọng nhất trong quản lý kinh tế. Mỗi nhà đầu tư hay một cơ sở sản xuất kinh doanh đều phải dựa vào công tác kế toán để biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của đơn vị. Công tác kế toán của công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối liên hệ, gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống quản lý có hiệu quả. Mặt khác, tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là một trong những cơ sở quan trọng trong việc điều hành, chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Với sự phân công của nhà trường, sau một thời gian đi sâu tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trường Minh và những kiến thức được tích lũy trong quá trình học cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Đắc Hậu và các cô chú, anh chị kế toán của công ty, em đã hoàn thành đề tài : “Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty cổ phần Trường Minh”. Bài báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Tổng quan chung về Công ty cổ phần Trường Minh. Phần II: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Trường Minh. Phần III: Đánh giá chung, kiến nghị và giải pháp. PHẦN I TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG MINH. I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1. Quá trình thành lập Tiền thân của Công ty Trường Minh là “liên xưởng hợp danh” được thành lập năm 1980 do sự hợp tác của một số nhà tư bản ngành dệt. Trong quá trình phát triển cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, năm 1980 nhà máy chính thức ra đời và mang tên “ Công ty cổ phần Trường Minh”. Công ty cổ phần Trường Minh là một công ty có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập và có con dấu riêng. Ngành nghề chính của công ty được quy định trong giấy phép kinh doanh: - Thiết kế tạo mẫu, may mặc. - Sản xuất sợi len, áo len các loại - Sản xuất quần âu, áo sơ mi nam nữ các loại. - Dịch vụ thương mại. Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty cổ phần Trường Minh kinh doanh luôn dựa trên thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Công ty đảm bảo uy tín bằng chất lượng của chính những sản phẩm mà mình cung cấp cũng như phương thức chăm sóc khách hàng. Vì vậy cho đến nay công ty đã trở thành một trong những công ty cung cấp hàng tiêu dùng có uy tín tại miền Bắc Việt Nam. Hiện nay công ty có gần 600 công nhân, chủ yếu là nữ giới có tay nghề, trình độ đã qua đào tạo. Những ngày đầu mới thành lập do thiếu thốn về vốn cũng như kinh nghiệm quản lý nên sản phẩm chủ yếu của công ty là sợi len và áo len. Từ năm 1990, công ty chuyển hướng mở rộng sản xuất thêm các loại mặt hàng như quần áo nam, nữ và quần áo trẻ em. Công ty không ngừng tìm kiếm những thị trường tiềm năng, ổn định để phát triển, mở rộng sản xuất của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của người dân. Mục tiêu chính của công ty hiện nay và những năm tiếp theo là tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm và đảm bảo chất lượng. Trong thời gian hoạt động công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao đời sống cho người lao động cũng như đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước thông qua việc chấp hành nộp thuế theo quy định. Với sự năng động của ban lãnh đạo trong việc tìm kiếm và xâm nhập thị trường công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cung cấp hàng tiêu dùng. 2. Quá trình phát triển. Trong quá trình hoạt động của mình, công ty luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã của những sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng. Với uy tín được khẳng định, công ty không ngừng mở rộng sản xuất để cung cấp những mặt hàng thiết yếu trong lĩnh vực may mặc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Với phương châm “ khách hàng là thượng đế” công ty đã thành lập một bộ phần sau bán hàng nhằm mục đích chăm sóc và giải đáp những thắc mắc cũng như kiến nghị của khách hàng và mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất đối với sản phẩm. Chính việc coi khách hàng là số một đã giúp cho công ty có lượng khách hàng ngày càng đông và giành được sự tin tưởng cao từ khách hàng đối với công ty cũng như với sản phẩm của công ty. Trong lĩnh vực dệt may, Công ty cổ phần Trường Minh được đánh giá là một doanh nghiệp có quy mô lớn với đội ngũ nhân công có tay nghề cao và đội ngũ quản lý có trình độ cao. II. Tình hình tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty Trường Minh 1. Những thuận lợi, khó khăn và xu hướng phát triển. Nhu cầu thị trường về mặt hàng sản xuất của công ty hiện nay là tương đối lớn. Đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu về ăn mặc không còn là ăn chắc mặc bền mà chuyển sang ăn ngon mặc đẹp, xu hướng chạy theo mốt đặc biệt là giới trẻ. Nhưng cũng chính vì vậy mà đòi hỏi về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm ngày càng phải cao và phong phú. Công ty phải thực sự nỗ lực thì mới có thể đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Thẩm mỹ của mỗi người khác nhau vì vậy công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thị trường. Hiện nay công ty đang tiến hành nghiên cứu để mở rộng quy mô sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có thể trong một thời gian không lâu nữa công ty có thẻ sản xuất thêm những mặt hàng thiết yếu như: giầy dép, đồng phục công sở hay váy dạ hội… 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Trường Minh. 2.1. Tôn chỉ của công ty - Sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đúng chế độ hiện hành - Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ nộp ngân sách nhà nước. - Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động, tôn trọng con người và tài năng cá nhân. - Đảm bảo chữ tín đối với bạn hàng, uy tín chất lượng và hiệu quả trong kinh doanh. - Phát huy trí tuệ tập thể, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ. - Nghiên cứu, nắm bắt khả năng sản xuất kinh doanh, nhu cầu của thị trường để tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý. 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu trực tuyến đan cài chức năng và phân phối, đứng đầu chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty là giám đốc. Giám đốc công ty là người giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, chỉ đạo tới các tổ chức sản xuất. Giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trợ giúp giám đốc gồm có 2 phó giám đốc và các phòng ban chức năng hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao, cụ thể như sau: + Phòng tổ chức lao động tiền lương: lập kế hoạch tuyển dụng lao động, đào tạo học viên, quản lý lao động, tiền lương tiền thưởng của cán bộ công nhân viên. + Phòng hành chính: đảm bảo công tác hành chính, văn thư của công ty, phụ trách quản trị kiến thức cơ bản các phòng ban của công ty. + Phòng kế toán : theo dõi tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh như sự biến động về tài sản của công ty, xác định nhu cầu về vốn, tình trạng luân chuyển vốn, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tính giá thành, theo dõi tình hình hiện có và lập báo cáo hàng tháng, hàng quý và năm. + Phòng kế hoạch : lập kế hoạch sản xuất, điều động, phân bổ kế toán cho từng phân xưởng sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất. + Phòng kinh doanh : cung cấp vật tư, vật liệu theo nhu cầu sản xuất, quản lý thành phẩm nhập kho, theo dõi tiêu thụ sản phẩm. + Phòng nhập khẩu : tổ chức thiết lập mối quan hệ kinh doanh với các ban ngành trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu. + Phòng kỹ thuật : chế thử, thiết kế mẫu mã, đưa ra và theo dõi kỹ thuật quy trình công nghệ, quy cách sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất. Ngoài các bộ phận trên công ty còn có các bộ phận, ban ngành khác cũng góp phần quan trọng trong việc tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động của công ty giúp công ty ngày một phát triển. * Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Trường Minh: Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng xuất nhập khẩu Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Phòng Kế toán Phòng Tổ chức LĐTL Phòng Kinh doanh Phòng Hành chính Bộ phận gia công Bộ phận bảo vệ Bộ phận thiết kế Bộ phận thí nghiệm nhuộm Bộ phận Y tế Bộ phận tiêu thụ Nhà trường PX 1 PX 2 PX 3 PX 4 PX Bít tất PX Kéo sợi PX Hoàn thành Thành viên của công ty gồm gần 600 người, trong đó : - Nhân viên quản lý, văn phòng : 100 người. - Công nhân sản xuất gần 500 người. 3. Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của doanh nghiệp: Bảng 1 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch +/_ % 1. doanh thu 689.675.390 720.618.080 30.942.690 4,5 2. LNST 198.780.630 216.934.210 18.153.580 9,1 3. VKD 600.679.925 600.679.925 _ _ 4.Phải trả CNV 185.690.400 140.510.169 _ _ 5. Số lượng CNV 600 600 _ _ 6. Phải trả người bán 198.860.000 184.150.962 14.709.038 7,3 7. Phải thu của khách hàng 60.000.000 78.179.000 18.179.000 30,3 Bảng 2. Chỉ tiêu phân tích Năm Chỉ tiêu 2006(%) 2007(%) Chênh lệch TSLNST/DT 28,8 30,1 + 1,3% TSLNST/VKD 33,1 56,1 +3% Thông qua một số chỉ tiêu kinh tế tài chính ta thấy Công ty đang trên đà phát triển: doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 đều tăng so với năm 2006. cụ thể là: Doanh thu tăng 30.942.690 ứng với 4,5% LNST tăng 18.153.580 ứng với tỉ lệ 9,1%. Tuy tỷ lệ tăng không nhiều nhưng cũng được đánh giá là tốt. Công ty đã có sự cố gắng trong tất cả các khâu, đã hạn chế bớt các chi phí, tăng doanh thu và các khoản thu nhập khác làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo bảng chỉ tiêu phân tích ta thấy: - Tỷ suất LNST/DT năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1,3% nghĩa là tỉ lệ LNST chiếm trong tổng doanh thu của công ty đã tăng chứng tỏ công tác tổ chức quản lý, điều hành của công ty tốt. Lơi nhuận tăng là do công ty đã giảm được các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng thu nhập từ các hoạt động tài chính. - Tỷ suất LNST/ VKD năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3%, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất tốt. Với cùng khoản vốn kinh doanh bỏ ra nhưng công ty đã tạo ra lợi nhuận năm sau nhiều hơn năm trước. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty thực sự có hiệu quả. Mặt hàng sản xuất của công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đảm bảo về chất lượng đã thu hút nhiều khách hàng và thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Bên cạnh sự phát triển của công ty ta đi vào xem xét yếu tố lao động của công ty. Trong những năm gần đây, số lượng công nhân không mấy thay đổi và hầu như đều có tay nghề tốt. Công ty trả lương cho công nhân tối thiểu là 850.000 đ/ người và tối đa là 5.000.000đ/người. Qua hai năm 2006 và 2007 ta nhận thấy công ty chưa thực hiện tốt việc trả lương cho công nhân viên. Trong tình hình sản xuất phát triển như hiện nay công ty đã chú trọng đến lực lượng lao động, đảm bảo trả lương đầy đủ, có các khoản thưởng, phụ cấp hợp lý đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên. Điều đó chính là một nhân tố gián tiếp làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. Xét về các khoản phải thu và các khoản phải trả cho thấy: với các khoản nợ phải trả người bán, công ty đã trả bớt các khoản nợ của năm trước. Nợ trả được đánh giá tốt, đã làm giảm bớt khoản nợ phải trả cho công ty. Nhưng bên cạnh đó công tác thu hồi vốn của công ty chưa được thực hiện tốt. Khoản phải thu với khách hàng năm 2007 so với năm 2006 đã tăng lên 18.179.000 ứng với 30,3%. Công ty cần quan tâm hơn đến mặt này tránh gặp phải các trường hợp khách hàng trả nợ không đúng hạn hay nợ khó đòi, thiếu vốn cho chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo… Nói chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt. Công ty cần phát huy các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực nhằm làm tăng lợi nhuận cho công ty trong những năm tiếp theo góp phần làm tăng mức sống của công nhân viên. III. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty. 1. Hình thức kế toán, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Công tác kế toán của Công ty cổ phần Trường Minh được tổ chức theo hình thức tập trung. Công ty có phòng kế toán (phòng tài vụ). Ở các phân xưởng, các kho chính và kho lẻ không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán, thống kê làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra, sắp xếp chứng từ, chuyển các chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán để tiến hành ghi sổ kế toán. - Tại các kho ( kho NVL, kho thành phẩm) tuân thủ chế độ ghi chép ban đầu căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi vào thẻ kho. Cuối tháng lên báo cáo “ nhập – xuất – tồn” và hàng tháng chuyển lên phòng kế toán. - Nhân viên thống kê tại các phân xưởng theo dõi từ khi đưa vật liệu vào sản xuất đến khi giao thành phẩm, đồng thời hàng tháng lập bảng chấm công của phân xưởng để làm căn cứ cho phòng tổ chức tính lương. Cuối tháng các “bảng chấm công” và “ thanh toán lương và phụ cấp” được chuyển về phòng kế toán để hạch toán chí phí nhân công trực tiếp, chi phí quản lý, lập bảng phân bổ. - Tại phòng kế toán: sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, theo sự phân công của nhân viên kế toán thực hiện công việc từ kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, lập bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ… cho tới việc ghi chép sổ chi tiết, sổ tổng hợp, tổng hợp – hệ thống hóa số liệu và cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản lý. Dực trên cơ sở các báo cáo đã lập tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế giúp cho lãnh đạo công ty trong việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng kế toán bao gồm 6 người: 01 kế toán trưởng, 01 kế toán tổng hợp và 04 kế toán viên. Do chỉ có 6 người nên mỗi người phải kiêm nhiệm nhiều công việc hơn. Cơ cấu và chức năng của từng nhân viên trong phòng kế toán. Sơ đồ 2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán tiền mặt, ngân hàng kiêm thanh toán Kế toán công cụ, dụng cụ, kế toán TSCĐ và phân bổ tiền lương Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành Kế toán nguyên vật liệu - Kế toán trưởng : là trưởng phòng kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc, báo cáo số liệu cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho giám đốc, tổ chức lãnh đạo chung cho toàn phòng, làm công tác đối nội, đối ngoại, ký kết hợp đồng kinh tế. - Kế toán tổng hợp : là phó phòng kế toán là người trực tiếp giúp việc cho kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng, ngoài ra còn làm công việc kế toán tổng hợp. - Kế toán tiền mặt, ngân hàng kiêm kế toán thanh toán : viết phiếu thu, phiếu chi, phát hành séc, có quan hệ giao dịch theo dõi các khoản công nợ với khách hàng và các nhà cung cấp. - Kế toán nguyên vật liệu : theo dõi việc mua, bán và xuất vật liệu. - Kế toán tổng hợp chi phí và tính toán giá thành sản phẩm có nhiệm vụ tập hợp chi phí phát sinh và tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, doanh thu bán hàng. - Kế toán công cụ, dụng cụ kiêm kế toán TSCĐ và phân bổ lương : theo dõi việc mua, bán, xuất sử dụng công cụ dụng cụ, căn cứ vào sổ lương và các báo cáo sản phẩm nhập kho do phòng tổ chức lao động tiền lương chuyển đến tiến hành phân bổ, theo dõi biến động về TSCĐ. 2. Hình thức sổ kế toán: Hiện nay có 4 loại hình thức sổ kế toán như sau: nhật ký chứng từ, nhật ký chung, nhật ký sổ cái và chứng từ ghi sổ. Để phù hợp với khối lượng công việc và các nghiệp vụ phát sinh hiện nay công ty đang áp dụng hình thức “ nhật ký chứng từ”. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức "Nhật ký chứng từ" Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng kê Bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết Sổ tổng hợp chi tiết Sổ Cái Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Việc ghi chép hàng ngày được tiến hành theo thủ tục quy định. Căn cứ vào chứng từ gốc (đã kiểm tra), kế toán ghi vào bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ liên quan. Riêng các chứng từ liên quan đến tiền mặt phải ghi vào sổ quỹ liên quan đến sổ (thẻ) chi tiết thì trực tiếp ghi vào sổ (thẻ) chi tiết đó. Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ, lấy số liệu ghi vào bảng kê và nhật ký có liên quan. Đồng thời cộng các bảng kê, sổ chi tiết, lấy số liệu ghi vào nhật ký chứng từ sau đó vào sổ cái. Cuối kỳ lấy số liệu sổ cái, nhật ký chứng từ, bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. Hình thức nhật ký mà công ty áp dụng phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty và phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ kế toán. Đây là hình thức kế toán được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đảm bảo được các mặt kế toán được tiến hành song song. Việc kiểm tra số liệu của công ty được tiến hành thường xuyên, đồng đều ở tất cả các khâu và trong tất cả các phần hành kế toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời, nhạy bén yêu cầu quản lý cuẩ công ty. PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN, KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TRƯỜNG MINH. I. Công tác kế toán vốn bằng tiền. 1. Nội dung yêu cầu của kế toán vốn bằng tiền. Yêu cầu kế toán vốn bằng tiền của Công ty cổ phần Trường Minh có những nội dung sau: - Kế toán theo dõi, phản ánh kịp thời tình hình biến động của từng loại vốn bằng tiền. - Kế toán tổ chức theo dõi, phản ánh từng khoản đầu tư, đôn đốc việc thu hồi tiền đúng thời hạn theo dõi. - Kế toán tổ chức theo dõi, phản ánh kịp thời từng khoản công nợ, đôn đốc việc thu hồi đúng thời hạn. - Kế toán tuân thủ nghiêm ngặt, triệt để các nguyên tắc quản lý quỹ tiền. 2. Đặc điểm, đặc thù của kế toán vốn bằng tiền trong công ty. Tiền của công ty là tài sản tồn tại trực tiếp dưới dạng tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. trong đó, tiền mặt là chủ yếu. Tiền mặt được cất giữ tại công ty là tiền Việt Nam Đồng và được hạch toán theo nguyên tắc tiền tệ thống nhất, nguyên tắc cập nhật và thực hiện triệt để nguyên tắc kế toán chỉ phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến số tiền thực nhập, thực xuất và ở các nghiệp vụ phát sinh đều phải có chứng từ chứng minh. Tiền gửi ngân hàng của công ty cổ phần Trường Minh được chia làm 2 loại tiền là Việt Nam Đồng và ngoại tệ. trong đó tiền Việt Nam Đồng được gửi ở ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. 3. Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng. 3.1. Chứng từ kế toán. Để phục vụ cho công tác kế toán vốn bằng tiền, công ty sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu thu theo mẫu số 01-TT theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng bộ tài chính. - Phiếu chi theo mẫu số 02-TT theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính. - Giấy báo nợ, giấy báo có của các ngân hàng. 3.2. Tài khoản sử dụng. Hệ thống tài khoản sử dụng trong hạch toán vốn bằng tiền ở công ty được mở theo hệ thống tài khoản quy định trong quyết định 1141 của BTC ban hành ngày 1/11/1995 bao gồm: - TK 111: dùng để theo dõi số hiện có và tình hình biến động tiền mặt tại quỹ. - TK 112: theo dõi số hiện có và tình hình biến động tiền gửi của công ty tại ngân hàng. - TK 113: theo dõi các khoản tiền đang chuyển của công ty. - TK 131: phải thu của khách hàng. - TK 133: thuế GTGT được khấu trừ. - TK 152: nguyên liệu, vật liệu. - TK153: công cụ, dụng cụ. - TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước. - TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - TK521: chiết khấu thương mại. - TK141: tạm ứng. - TK641: chi phí bán hàng - TK642: chi phí quản lý doanh nghiệp - TK334: phải trả người lao động 4. Quy trình luân chuyển chứng từ. Theo chế độ hiên hành, các đơn vị được phép giữ lại một số tiền mặt trong hạn mức quy định để chi tiêu cho những nhu cầu thường xuyên. Mọi khoản thu, chi tiền mặt bắt buộc phải có phiếu thu, phiếu chi hợp lệ. Phiếu thu được lập làm 3 liên, sau đó chuyển cho kế toán trưởng để soát xét và giám đốc ký duyệt mới chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên. Đối với phiếu chi, kế toán cũng lập làm 3 liên và chỉ khi có đủ chữ ký (Ký trực tiếp theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuât quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, người nhận tiền phải trực tiếp ghi rõ số tiền đã nhận bằng chữ, ký và ghi rõ họ tên vào phiếu chi. Trong 3 liên của phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ giữ 1 liên để ghi sổ quỹ, 1liên giao người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày, toàn bộ phiếu thu, phiếu chi kèm theo chứng từ gốc được chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán. Trường hợp phiếu thu, phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp phải được đóng dấu. Chứng từ sử dụng để ghi sổ kế toán các khoản tiền gửi là Giấy báo Có, Giấy báo Nợ. Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kem theo. 5. Quy trình ghi sổ kế toán Ngoài các bảng biểu, sổ kế toán quy định của hình thức nhật ký chứng từ, công ty còn sử dụng thêm một số sổ sách như sau: - Sổ quỹ tiền mặt mẫu số S07- DN của BTC - Sổ tiền gửi ngân hàng mẫu số S08- DN của BTC - Sổ cái tài khoản tiền mặt – số hiệu tài khoản 111 - Sổ cái tài khoản tiền gửi ngân hàng – số hiệu tài khoản 112 Với phần lớn bảng biểu được lập trên máy vi tính nên ông ty chỉ mở một vài sổ điển hình của hình thức NKCT như: NKCT số 01, NKCT số 02, bảng kê số 01, bảng kê số 02… còn lại công ty mở theo hình thức trên phần mềm kế toán để giảm bớt khối lượng ghi chép (ngoài ra công ty có thể mở NKCT 3, bảng kê số 3 nhưng trường hợp này ít xảy ra) Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức nhật ký chứng từ tại công ty cổ phần Trường Minh. Giấy báo có Phiếu chi Phiếu thu Giấy báo nợ Bảng kê 2 Bảng kê 1 Nhật ký chứng từ số 2 Nhật ký chứng từ số 1 Sổ Cái TK111, 112 Báo cáo tài chính 6. Tổng hợp số liệu và lập báo cáo (đơn vị tính: đồng) Sự biến động vốn bằng tiền của công ty chủ yếu là do phát sinh các nghiệp cụ thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và bán sản phẩm. ngoài ra còn có thể phát sinh các khoản tạm ứng, trả các khoản chi phí mua hàng hay cuối mỗi tháng phải trả các khoản dịch vụ mua ngoài như chi phí điện nước, chi phí điện thoại. * Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền, căn cứ vào phiếu thu kế toán định khoản như sau: Nợ TK111: tiền mặt Có TK liên quan Ví dụ: căn cứ vào phiếu thu 104 ngày 1/3, công ty Hằng Thảo trả bằng tiền mặt 14.320.000. Kế toán ghi nhận và định khoản: Nợ TK 111: 14.320.000 Có TK131(công ty Hằng Thảo): 14.320.000 Trích dẫn phiếu thu 104 ngày 1/3: Đơn vị:………. Quyển số:…….. Mẫu số 01-TT50 Địa chỉ:……… Số :104 QĐ số 1141TC/QĐ/CĐKT telefax:…….. Ngày 01/11/1995- BTC PHIẾU THU Ngày 01 tháng 03 năm 2008 Họ tên người nộp tiền: Công ty TM&DV Hằng Thảo Địa chỉ: Cầu Giấy - Hà Nội Lý do nộp tiền: thanh toán còn nợ kỳ trước Số tiền: 14.320.000 (Viết bằng chữ: Mười bốn triệu ba trăm hai mươi nghìn đồng) Kèm theo: chứng từ gốc. đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): mười bốn triệu ba trăm hai mươi nghìn đồng. Ngày 01 tháng 03 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ (ký, họ tên,đóng dấu) ( ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) + Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý) + Số tiền quy đổi:………….. Căn cứ vào các phiếu thu kèm theo các chứng từ gốc, kế toán lập bảng kê số 1. Bảng kê số 1 dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK111 “Tiền mặt” (phần thu đối ứng Có với các tài khoản có liên quan). Phương pháp ghi sổ: - Số dư đầu tháng: số dư cuối tháng trước của TK111 - Số phát sinh Nợ: số dư cuối ngày bằng số dư cuối ngày hôm trước + SPS Nợ trong ngày trên bảng kê số 1 – SPS Có trong ngày trên bảng kê số 1. - Cuối tháng (cuối quý) khóa sổ bảng kê số 1, xác định tổng số phát sinh bên Nợ TK111 đối ứng Có của các tài khoản liên quan. Trích bảng kê số 1 Bảng 3. BẢNG KÊ SỐ 1 GHI NỢ TK111 “TIỀN MẶT” Số TT Ngày Ghi nợ TK111, ghi Có các TK Số dư cuối ngày 112 131 3331 511 … Cộng nợ TK111 1 1 14.320.000 14.320.000 … 3 2 4.133.500 41.335.500 45.468.500 Cộng 14.320.000 4.133.500 41.335.000 59.788.500 Số dư cuối tháng:…….. Ngày … tháng…. Năm…. Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) * Khi nhận giấy báo Có của ngân hàng, kế toán định khoản: Nợ TK112: TGNH Có TK 131,… Trích dẫn giấy báo Có Công ty cổ phần Trường Minh GIẤY BÁO CÓ Ghi nợ: TK112 Tên TK: Công ty cổ phần Trường Minh Tại ngân hàng: NN& PTNT Nội dung thu tiền: bán hàng Ghi Có TK: 111 Số TK: Tên TK: công ty cổ phần Nam Sơn Số tiền: Bằng số: 136.427.500 Bằng chữ: Một trăm ba mươi sáu triệu bốn trăm hai mươi bảy nghìn năm trăm đồng Kế toán trưởng Kiểm soát Kt ghi sổ Giám đốc Thủ quỹ (ký tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên) Căn cứ vào giấy báo Có kèm theo các chứng từ gốc, kế toán lập bảng kê số 2. Bảng kê số 2 dùng để phản ánh SPS bên Nợ TK112 “tiền gửi ngân hàng” đối ứng Có các tài khoản liên quan. Phương pháp ghi sổ, cách tính số dư đầu tháng, cuối tháng, cuối ngày của TK112 trên bảng kê số 2 tương tự như cách tính số dư TK111 trên bảng kê số 1. Cuối tháng (cuối quý) kế toán phải khóa sổ bảng kê số 2, xác định tổng SPS bên nợ TK112, đối ứng Có các tài khoản liên quan. Trích dẫn bảng kê số 2 Bảng 4. BẢNG KÊ SỐ 2 GHI NỢ TK112 “TIỀN GỬI NGÂN HÀNG” Tháng 03 năm 2008 Số dư đầu tháng: Số TT Chứng từ Diễn giải Ghi Nợ TK 117 - Ghi Có các TK Số dư cuối ngày SH Ngày 511 3331 Cộng Nợ TK112 1 6 Công ty CP Nam Sơn thanh toán hàng bằng TGNH 124.025.000 12.402.500 136.427.500 595.390.500 … … … … … … … … Cộng 124.025.000 12.402.500 136.427.500 595.390.500 Số dư cuối tháng: …….. Ngày ….. tháng ….. năm …. Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) * Khi phát sinh các nghiệp vụ chi tiền dựa vào phiếu chi kế toán định khoản: Nợ TK liên quan: các TK liên quan đến nghiệp vụ phát sinh Có TK111: tiền mặt VD: Căn cứ vào PC 101 ngày 6/3 kế toán định khoản: Nợ TK 521: 2.728.550 Có TK 111: 2.728.550 Trích dẫn PC số 101 ngày 6/3 Đơn vị: ….. Địa chỉ: ….. ….. Telefax: …. Quyển số Số: 101 Mẫu số 02-TT QĐ1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính PHIẾU CHI Ngày 06 tháng 03 năm 2008 Nợ: 521 Có: 111 Họ và tên người nhận tiền: Công ty CP Nam Sơn Địa chỉ: Đông Anh - Hà Nội Lý do chi: Trả tiền CK Số tiền: 2.728.550 (viết bằng chữ: Hai triệu bảy trăm hai mươi tám nghìn năm trăm năm mươi đồng) Kèm theo ….. chứng từ gốc….. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ: Hai triệu bảy trăm hai mươi tám nghìn năm trăm năm mươi đồng). Ngày 06 tháng 03 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) + Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):…. + Số tiền quy đổi: VD: Căn cứ PC số 108 ngày 19/3 kế toán định khoản: Nợ TK 627 (điện): 1.514.993 - Bộ đồ nam: 562.135 - Bộ đồ nữ: 539.600 - Bộ đồ trẻ em: 413.258 Nợ TK1331: 151.499,3 Có TK111: 1.666.492,3 Trích dẫn PC số 108 ngày 19/3: Đơn vị: ….. Địa chỉ: ….. ….. Telefax: …. Quyển số Số: 108 Mẫu số 02-TT QĐ1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính PHIẾU CHI Ngày 19 tháng 03 năm 2008 Nợ: 627,1331 Có: 111 Họ và tên người nhận tiền: Sở Điện lực Hà Nội Địa chỉ: Hà Nội Lý do chi: thanh toán tiền điện Số tiền: 1.666.492,3 (viết bằng chữ: Một triệu sáu trăm sáu mươi sáu nghìn bốn trăm chín mươi hai phảy ba đồng) Kèm theo ….. chứng từ gốc….. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ: Một triệu sáu trăm sáu mươi sáu nghìn bốn trăm chín mươi hai phảy ba đồng) Ngày 06 tháng 03 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) + Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):…. + Số tiền quy đổi: Căn cứ vào các phiếu chi kèm theo các chứng từ gốc, kế toán lên nhật ký chứng từ số 1. Nhật ký chứng từ số 1 dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK111 "Tiền mặt" (phần chi) đối ứng Nợ với các TK liên quan. Trích nhật ký - chứng từ số 1 Bảng 5: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Ghi có TK111 - Tiền mặt Tháng 03 năm 2008 Đơn vị tính: đồng Số TT Ngày Ghi Có TK111, Ghi Nợ các TK TK1331 TK521 TK334 TK… TK627 TK… Cộng Có TK111 … … … … … … … … … 7 6 2.728.550 2.728.550 … … … … … … … … … … … … … … … … … … 14 19 151.449,3 1.514.993 1.666.492,3 … … … … … … … … … … … … … … … … … … Cộng 151.499,3 2.728.550 1.514.993 1.666.492,3 Ngày … tháng …. năm 2008 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Khi nhận giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán định khoản: Nợ TK 111 Có TK 112: TGNH Trích dẫn: Giấy báo Nợ Công ty cổ phần Trường Minh GIẤY BÁO NỢ Ghi Có TK112 Số TK: Tên TK: Công ty cổ phần Trường Minh Tại Ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Nội dung trả tiền: Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt Ghi Nợ 111 Số TK Tên TK Số tiền: Bằng số: 150.000.000 Bằng chữ: Một trăm năm mươi triệu đồng Ngày 06 tháng 03 năm 2008 Kế toá._.n trưởng (Ký, họ tên) Kiểm soát (Ký, họ tên) Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Căn cứ vào giấy báo Nợ và các chứng từ gốc, kế toán lên Nhật ký - chứng từ số 2. Nhật ký chứng từ số 2 dùng để phản ánh số phát sinh bên có TK112 "TGNH" đối ứng Nợ với các TK Có liên quan. Bảng 6: NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ SỐ 2 Ghi Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Tháng 03 năm 2008 Số TT Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK112, ghi Nợ các TK Cộng Có TK 112 Số Ngày 1 105 2 Rút TGNH về phòng quỹ TM 150.000.000 150.000.000 2 112 25 Rút TGNH về nhập quỹ TM 100.000.000 100.000.000 Cộng 250.000.000 250.000.000 Ngày 06 tháng 03 năm 2008 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) * Ghi sổ Cái TK111, 112 Sau cùng, vào cuối tháng kế toán ghi vào: Sổ Cái TK111 dựa vào NKCT số 1, Bảng kê số 1…. Sổ Cái TK112 dựa vào NKCT số 2, Bảng kê số 2….. Sổ Cái TK111, 112 là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, phản ánh sự biến động tiền mặt tại quỹ, TGNH theo từng tháng trong năm. - Cách lập sổ cái TK111 + Số dư đầu năm lấy từ sổ cái TK111 năm trước + Số phát sinh nợ lấy từ bảng kê số 1 ghi có các TK 112, 131, 511, 3331, 141, 711. + Số phát sinh Có: lấy từ NK-CT số 1 Sổ Cái TK 111 được ghi 1 lần vào cuối tháng sau khi dã khoá sổ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT và bảng kê. - Cách lập sổ cái TK 112 + Số dư đầu năm: lấy từ sổ cái TK112 năm trước + Số phát sinh Nợ: lấy từ Bảng kê số 2, ghi Có các TK 511, 3331 + Số phát sinh Có lấy từ NKCT số 2. Sổ Cái TK112 được ghi 1 lần vào cuối tháng sau khi đã khoá sổ, kiểm tra đối chiếu trên các NKCT và bảng kê. Bảng 7: Công ty cổ phần Trường Minh SỔ CÁI TÀI KHOẢN 111 - TIỀN MẶT Số dư đầu năm Nợ Có 50.850.000 Ghi có các TK đối ứng nợ với tk này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng … Tháng 12 TK112 - Bảng kê số 1 250.000.000 TK131 - Bảng kê số 1 84.869.842,5 TK311 - Bảng kê số 1 250.000.000 TK511 - Bảng kê số 1 316.955.981 TK3331 - Bảng kê số 1 31.695.598,1 TK141 - Bảng kê số 1 625.400 TK711 - Bảng kê số 1 2.543.000 Cộng phát sinh Nợ 936.689.822 Có (NKCT số 7) 792.939.302,9 Số dư cuối tháng Nợ 194.600.519,1 Có Ngày … tháng … năm… Người ghi sổ kế toán trưởng Giám đốc ( ký tên) ( ký tên) ( ký tên) Bảng 8: Công ty cổ phần Trường Minh SỔ CÁI TÀI KHOẢN 112 - TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Số dư đầu năm Nợ Có 458.963.000 Ghi có các TK đối ứng nợ với tk này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng … Tháng 12 TK511 - Bảng kê số 2 124.025.000 TK3331 - Bảng kê số 2 12.402.500 Cộng phát sinh Nợ 136.427.500 Có (NKCT số 2) 250.000.000 Số dư cuối tháng Nợ 345.390.500 Có Ngày … tháng … năm… Người ghi sổ kế toán trưởng Giám đốc ( ký tên) ( ký tên) ( ký tên) II. Công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1. Nội dung, yêu cầu của hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Công ty cổ phần Trường Minh là công ty có quy mô sản xuất kinh doanh tương đối lớn. sản phẩm chính của công ty là các sản phẩm thuộc ngành dệt may như: áo len, bộ đồ nam, bộ đồ nữ, bộ đồ trẻ em… vì vậy các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mang những đặc trưng kỹ thuật thuộc ngành dệt may. Một số NVL,CCDC công ty thường dùng cho hoạt động sản xuất: - Nguyên vật liệu: Vải sợi, vải dệt kim, vải kaki, lụa tơ tằm, khóa, chỉ, chun, … - Công cụ dụng cụ: suốt chỉ, túi đựng quần áo, dầu sấy, kim khâu, máy may, thước đo, phấn…. 1.2. Yêu cầu của hạch toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ - Ghi chép và phản ánh đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc lưu chuyển nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhằm cung cấp số liệu phục vụ kịp thời cho việc điều hành kinh doanh. - Kiểm tra việc dự trữ, bảo quản NVL, CCDC tồn kho, thúc đẩy việc chấp hành đúng quy định dự trữ, làm tốt công tác bảo quản NVL, CCDC. - Phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ về tình hình mua NVL,CCDC về số lượng, chất lượng, đơn giá, thời điểm mua. - Phản ánh chính xác tình hình tiếp nhận và sử dụng NVL, CCDC mua về cả về số lượng và chất lượng. - Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. 2. Đặc điểm, đặc thù của công ty trong hạch toán NVL, CCDC. 2.1 Phương thức kế toán chi tiết: Công ty sử dụng phương pháp kế toán chi tiết NVL, CCDC là phương pháp thẻ kho song song. Tại kho, thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn của NVL, CCDC theo chỉ tiêu số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho, mở cho từng loại NVL, CCDC. Cuối tháng, thủ kho tiến hành tổng cộng số nhập, xuất và tính ra số tồn kho về mặt số lượng theo từng loại NVL, CCDC. Tại phòng kế toán, kế toán nguyên vật liệu sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết cho từng loại NVL để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn cho từng loại NVL, CCDC theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị. Kế toán sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất của thủ kho chuyển tới phải kiểm tra, đối chiếu, ghi đơn giá hạch toán vào và tính ra số tiền nhập, xuất. Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các sổ kế toán chi tiết. 2.2 Phương pháp kế toán tổng hợp. Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên, tức là kế toán tổ chức ghi chép một cách thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn kho của NVL, CCDC trên TK152,153. Việc xác định giá vốn thực tế của NVL, CCDC xuất kho được tính căn cứ trực tiếp vào các chứng từ xuất kho. Trị giá vốn thực tế của NVL, CCDC tồn kho trên tài khoản, sổ kế toán được xác định bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. 2.3. Phương thức tính giá xuất kho NVL,CCDC. Công ty sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước. 3. Chứng từ kế toán. 3.1 Chứng từ kế toán. Để hạch toán NVL, CCDC kế toán sử dụng chứng từ: - Phiếu nhập kho mẫu số 01- VT theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính. - Phiếu xuất kho mẫu số 02- VT theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính. - Hóa đơn GTGT mẫu số 01 GTKT- 322 của bộ tài chính. 3.2 Tài khoản sử dụng. Hệ thống tài khoản sử dụng trong hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty được mở theo hệ thống tài khoản quy định cho phương pháp kê khai thường xuyên theo quyết định 1141- BTC ban hành ngày 1/11/1995 bao gồm: - TK152- nguyên vật liệu: tài khoản này sử dụng để theo dõi biến động của nguyên vật liệu. - TK 153- công cụ dụng cụ: tài khoản này sử dụng để theo dõi biến động của công cụ dụng cụ. ……. Ngoài ra, kế toán NVL,CCDC còn sử dụng các tài khoản sau: - TK111: tiền mặt - TK112: tiền gửi ngân hàng - TK133: thuế GTGT được khấu trừ - TK331: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước - TK621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK627: Chi phí sản xuất chung ……… 4. Quy trình luân chuyển chứng từ. 4.1 Quy trình nhập kho (quy trình luân chuyển chứng từ nhập) Khi NVL,CCDC về đến công ty, chủ hàng giao hóa đơn GTGT, thủ kho cùng kế toán, bảo vệ kiểm nhận số thực nhập khối lượng hàng ghi trên hóa đơn và ký vào biên bản nhập hàng. Nếu phát hiện thiếu hoặc không đúng quy cách, chất lượng thì thủ kho phải báo cáo cho phòng kế hoạch biết, đồng thời cùng kế toán lập biên bản để làm căn cứ giải quyết với nhà cung cấp (biên bản phải bao gồm đầy đủ các thành phần tham gia như thủ kho, kế toán, chủ hàng, cán bộ kỹ thuật và có chữ ký của giám đốc). Nếu hàng đúng và đủ tiêu chuẩn chất lượng, thủ kho vào sổ và chuyển các chứng từ lên phòng kế hoạch. Căn cứ hóa đơn và đối chiếu với hợp đồng đã ký về số lượng, chủng loại, chất lượng vật tư, phòng kế hoạch viết phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: - Liên 1: lưu ở phòng kế hoạch - Liên 2: giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng và chuyển lên cho kế toán vật tư để ghi vào sổ kế toán. - Liên 3: kèm theo hóa đơn để thanh toán. Ví dụ: Ngày 2/3 công ty mua dây kéo của xí nghiệp Hùng Anh theo HĐ số 007694 ngày 2/5 PNK số 103. Công ty chưa thanh toán tiền hàng. HÓA ĐƠN mẫu số 01 GTKT-322AV Liên 2 (giao cho khách hàng) No Ngày 02 tháng 03 năm 2008 Đơn vị bán hàng: Xí nghiệp Hùng Anh Địa chỉ: Vương Thừa Vũ – Hà Nội Số tài khoản: Điện thoại: Họ tên người mua: Công ty cổ phần Trường Minh Tên đơn vị Địa chỉ: Long Biên – Hà Nội Số tài khoản Hình thức thanh toán: STT Tên HH,DV Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Khóa dài Chiếc 1020 1560 1.591.200 2 Khóa ngắn Chiếc 3410 1021 3.481.610 Cộng tiền hàng 5.072.810 Thuế suất GTGT % thuế GTGT 507281 Tổng cộng tiền thanh toán 5.580.091 Số tiền ghi bằng chữ Năm triệu năm trăm tám mươi nghìn không trăm chín mốt đồng Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký tên) (ký tên) (ký tên, đóng dấu) Đơn vị:….. Mẫu số 01-VT Bộ phận:……. QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính PHIẾU NHẬP KHO ngày 02 tháng 03 năm 2008 Số 103 Nợ TK 152 Có TK 331 Họ tên người giao hàng: Phùng Quốc Hưng Theo HĐ số 007694 ngày 02 tháng 03 năm 2006 của xí nghiệp Hùng Anh Nhập tại kho: STT Tên, nhãn hiệu,quy chế sản phẩm vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Khóa dài Chiếc 1020 1560 1.591.200 2 Khóa ngắn Chiếc 3410 1021 3.481.610 Cộng 5.072.810 Thủ trưởng Kế toán trưởng Phụ trách Người giao Thủ kho đơn vị cung tiêu hàng (ký,ghi họ tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên) 4.2 Quy trình xuất kho (quy trình luân chuyển chứng từ xuất) Khi bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng, chỉ lệnh sản xuất chuyển đến phân xưởng sản xuất. Phân xưởng sản xuất lập phiếu xin lĩnh vật tư về phân xưởng để tiến hành công việc sản xuất. Khi nhận được phiếu xin lĩnh vật tư do các bộ phận sản xuất mang lên, phòng kế hoạch sẽ căn cứ vào chỉ lệnh sản xuất và định mức ngang vật tư theo từng phân xưởng để đánh giá tính hợp lý về số lượng cũng như chất lượng chủng loại. Sau đó lập phiếu xuất kho chi tiết từng phân xưởng, từng mẫu mã theo từng kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: - Liên 1: lưu ở phòng kế hoạch - Liên 2: giao cho thủ kho dùng để ghi thẻ kho và chuyển cho kế toán ghi sổ. - Liên 3: bộ phận sử dụng giữ lại Tại kho khi nhận được phiếu xin lĩnh vật tư đã được phê duyệt, thủ kho xuất vật tư. Sau đó ghi số lượng vào cột thực xuất và cùng người nhận vật tư ký tên vào phiếu xuất kho. Ví dụ: ngày 3/3, Công ty Trường Minh xuất vải để sản xuất, PXK số 117 ngày 03/03 Đơn vị:….. Mẫu số 01-VT Bộ phận:……. QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính PHIẾU XUẤT KHO Ngày 03 tháng 03 năm 2008 Số 123 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ tên người giao hàng: chị Lan Địa chỉ ( bộ phận): phân xưởng sản xuất Lý do xuất hàng: cấp theo định mức Xuất tại kho: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Vải sợi m 11.346 11.346 10.560 119.813.760 Cộng 119.813.760 Cộng thành tiền (bằng chữ) Ngày 03 tháng 03 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách Người giao hàng Thủ kho (ký tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên) (ký tên) 5. Quy trình và ghi sổ kế toán Khối lượng NVL, CCDC của công ty tương đối nhiều và hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ “nhật ký - chứng từ”, đòi hỏi cần có một lượng lớn các sổ sách bảng biểu. Tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ của máy tính nên phần lớn sổ sách, bảng biểu đều được thực hiện bằng máy vi tính. Vì vậy công việc ghi sổ được giảm nhẹ. Công ty chỉ mở một vài sổ điển hình như : NKCT 5, NKCT 7,18, bảng kê số 4,5. Còn lại mở theo hình thức sổ trên phần mềm kế toán trong máy để giảm khối lượng ghi chép. Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo hình thức NLCT tại công ty Trường Minh Chứng từ nhập Chứng từ xuất NKCT số 5 Bảng kê số 4 Sổ kế toán chi tiết NVL Bảng kê số 7 Sổ Cái TK152,153 Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết NVL Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 6. Tổng hợp số liệu, lập báo cáo (Đơn vị tính: đồng) NVL, CCDC của công ty chủ yếu là mua ngoài, không có trường hợp nhận vốn góp liên doanh hay tặng thưởng, viện trợ, vì vậy hạch toán nguyên vật liệu luôn gắn liền với hạch toán thanh toán với nhà cung cấp. Khi phản ánh giá trị NVL, CCDC mua ngoài, kế toán phải phản ánh đầy đủ, đúng và chính xác giá mua thực tế của NVL, CCDC bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn, các chi phí thu mua thực tế. Tất cả các hợp đồng mua, phiếu nhập kho phải đựoc lưu lại tại phòng kế toán để làm căn cứ định khoản vào các sổ tổng hợp liên quan. Ở công ty, do chỉ có trường hợp hóa đơn và hàng về cùng trong tháng mà không có trường hợp hàng hóa về mà hóa đơn chưa tới hay hóa đơn tới mà hàng chưa về nên công ty không sử dụng tài khoản 151 – hàng đang đi đường. Do áp dụng chiến lược duy trì mối quan hệ lâu dài, ổn định với các nhà cung cấp để tránh biến động lớn về giá cả NVL, CCDC nên trong quan hệ thanh toán công ty thường thanh toán dưới hình thức trả chậm. Chỉ có một số trường hợp công ty thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền tạm ứng. - Khi nhận được phiếu nhập kho của thủ kho, kế toán ghi định khoản trên phiếu nhập: Nợ TK 152 : chi tiết cho từng nguyên vật liệu Nợ TK 153: chi tiết cho từng công cụ dụng cụ Nợ TK133: thuế GTGT Có TK331: tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn Ví dụ: Căn cứ PNK 102 ngày 2/3 kế toán định khoản: Nợ TK152 322.000.000 - Vải sợi 186.208.000 - Vải dệt kim 135.792.000 Nợ TK1331 32.200.000 Có TK 331(công ty Mai Hân) 354.200.000 Hoặc căn cứ PNK 105 ngày 5/3 kế toán định khoản: Nợ TK 153(suốt chỉ) 740.250 Nợ TK1331 74.025 Có TK 111 814.275 - Khi công ty thanh toán tiền hàng cho người bán, căn cứ hóa đơn mua hàng, phiếu chi, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, kế toán ghi bút toán định khoản: Nợ TK 331: Tổng số tiền thanh toán Có TK 111,112 : Tổng số tiền thanh toán Ví dụ: Căn cứ vào phiếu chi 105 ngày 9/3/2008, thanh toán bằng tiền mặt cho công ty TNHH Thiên Ngân, kế toán định khoản: Nợ TK 331( công ty Thiên Ngân): 16.000.000 Có TK 111 : 16.000.000 Căn cứ vào số liệu các phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, phiếu chi, giấy báo nợ và các chứng từ liên quan khác cùng với một số sổ sách trong phần mềm kế toán như: sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người bán… kế toán ghi vào NKCT số 5, được mở cho tất cả các đối tương người bán, mỗi nhà cung cấp được ghi một dòng. * Cơ sở và phương pháp ghi : + Số dư đầu tháng : Căn cứ vào số dư cuối tháng của nhật ký chứng từ số 5 mở tháng trước để ghi số dư nợ hoặc số dư có thích hợp. + Dư nợ: Phản ánh số tiền công ty trả trước cho người bán hay trả thừa + Dư có: Phản ánh số tiền công ty còn nợ người bán. + SPS trong tháng: Phần ghi Có TK 331, ghi nợ các TK liên quan : được lấy từ dòng tổng cộng của các sổ chi tiết theo dõi thanh toán với người bán. Phần ghi Nợ TK 331: lấy từ tổng cộng ở sổ chi tiết. + số dư cuối tháng: Căn cứ vào số dư đầu tháng, SPS trong tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng đơn vị bán. Số dư cuối tháng = số dư đầu tháng + SPS tăng – SPS giảm đến cuối tháng: kế toán cộng SPS nợ và SPS có của tất cả các đơn vị cũng như số dư đầu tháng và cuối tháng. Số liệu này được ghi vào sổ cái tổng hợp các TK liên quan. Ví dụ: Trích NKCT số 5 tháng 3/2008, theo dõi nhà cung cấp Bảng 9 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5 Ghi có TK331 “phải trả người bán” Tháng 3/2008 STT Tên đơn vị hoặc người bán Số dư đầu tháng Ghi có TK331, ghi nựo các Tk liên quan Ghi nợ TK331 Số dư cuối tháng Nợ Có 152 153 1331 Cộng 111 Cộng Nợ có 1 Công ty TNHH Bảo Long 19.036.000 19.036.000 10.036.000 Xưởng may Lê Hữu Thọ 84.999.189 84.999.198 84.999.198 … … … … 6 Xí nghiêợp Hùng Anh 5.072.810 507.281 5.580.091 5.580.091 5.580.091 7 Công ty TNHH Thiên Hương 1.750.000 175.000 1.925.000 Tổng cộng Ngày … tháng … năm …. Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc công ty (ký tên) (ký tên) ( ký tên) Đối với các nghiệp vụ mua ngoài và các khoản chi phí thu mua nguyên vật liệu như chi phí vận chuyển, bốc dỡ… đựợc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, TGNH, hay thanh toán bằng tiền tạm ứng đã được ghi ở NKCT 1,2 ( đã được mở phần kế toán vốn bằng tiền) và NKCT số 10. Bảng 10 Công ty cổ phần Trường Minh NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 10 Ghi có TK 121, 128, 129, 236, 139, 141, 144, 161, 221, 222,228, 229, 244, 333, 336, 344, 411, 412, 414, 415, 421, 431, 441, 451, 461, TK141 – Tạm ứng Tháng 03 năm 2008 STT Chứng từ Diễn giải Số dư Đk Nợ TK141 Có TK141 Số Ngày Nợ có TK111 Cộng Tk111 Cộng 1 Dư đầu kỳ 92.700.000 2 103 9 Tạm ứng cho anh Ngô Viết Thanh 8.750.000 8.750.000 3 111 22 Anh Ngô Viết Thanh thanh toán tiền tạm ứng đi mua hàng trong kỳ 625.400 625.400 Cộng 92.700.000 8.750.000 625.400 * Phần thuế GTGT đầu vào trong tháng được tập hợp trên bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào để làm cơ sở lập sổ cái TK 133, xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với nguyên vật liệu nói riêng và hàng hóa dịch vụ khác nói chung. Bảng kê này được kế toán tập hợp trên phần mềm kế toán. + Trong trường hợp xuất kho nguyên vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất chung, phục vụ chi phí quản lý hay chi phí bán hàng, kế toán định khoản: Nợ TK 627,641,642 Có TK: 152 (chi tiết nguyên vật liệu) Có TK: 153 (chi tiết công cụ dụng cụ) Ví dụ: theo PXK số 124 ngày 06/2008, xuất kho 1054 chiếc suốt chỉ cho phân xưởng sản xuất. kế toán đinh khoản: Nợ TK 627 445.824 - bộ đồ nam 215.730 - bộ đồ nữ 137.475 - đồ trẻ em 92.637 Có TK 153 (suốt chỉ) 445.842 Tiếp theo kế toán lập bảng kê số 4, bảng kê số 5, NKCT số 7 và hoàn thành sổ cái TK 152,153. Tại công ty, vật liệu xuất kho chủ yếu cho các phân xưởng sản xuất : cụ thể NVL, CCDC được xuất cho các bộ phận sau: + Xuất trực tiếp cho sản xuất “ TK 621” + Xuất phục vụ cho sản xuất chung “TK627” Để phản ánh giá thực tế các nguyên vật liệu, CCDC xuất kho đúng, kịp thời, tính toán và phân bổ chính xác đúng đối tượng, kế toán dựa trên cơ sở các phiếu xuất kho và các chứng từ có kiên quan như : đề nghị xuất vật tư, hóa đơn GTGT… rồi tiến hành phân loại các chứng từ theo từng loại, nhóm NVL, CCDC và từng đối tượng sử dụng, đối tượng tập hợp rồi tính toán giá trị thực tế của NVL, CCDC xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng theo từng loại vật liệu, cụ thể: Khi nhận được các phiếu xuất kho, sau khi đã kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của phiếu xuất kho và đã xác định đối tượng sử dụng, đối tượng tập hợp chi phí, kế toán định khoản trên các phiếu xuất và trên bảng kê xuất trên phần mềm kế toán. + Trường hợp xuất NVL trực tiếp cho các PXSX, kế toán định khoản: Nợ TK 621: chi phí NVL trực tiếp Có TK 152 : chi tiết nguyên vật liệu Ví dụ: theo PXK số 119 ngày 3/3/2008, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 621 5.696.838 bộ đồ nam 1.485.570 bộ đồ nữ 2.984.058 đồ trẻ em 1.227.210 Có TK 152 5.696.838 (giá trị xuất kho được máy tính tự động ghi vào cuối kỳ trên bảng kê xuất kho NVL) Căn cứ vào các phiếu, chứng từ gốc và các sổ sách có liên quan( sổ chi tiết NVL, CCDC) trên phần mềm kế toán, kế toán tập hợp chi phí vào bảng kê số 4. Ví dụ : trích bảng kê số 4 Bảng 11 Công ty cổ phần Trường Minh BẢNG KÊ SỐ 4 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHÂN XƯỞNG DÙNG CHO CÁC TK: 154, 631, 621, 622, 627. Tháng 3 năm 2008 STT Loại Các TK ghi có Cc TK ghi nợ Tk Tk 152 Tk153 … Cộng chi phí thực té trong tháng 1 1 … … … … … … 6 2 Tk 621 9 + Bộ đồ nam 84.993.399 10 + Bộ đồ nữ 120.904.066 11765 + Bộ đồ trẻ em 54.789.298 18 4 TK 627 21 + Bộ đồ nam 1.489.730 22 + Bộ đồ nữ 2.374.675 23 + Bộ đồ trẻ em 1.278.787 Cộng 260.686.763 5.143.192 Ngày … tháng … năm… Người lập biểu Kế toán trưởng ( ký tên) ( ký tên) Từ bảng kê số 4, kế toán lập NKCT số 7 để tập hợp chi phí SXKD cho toàn doanh nghiệp. Trích nhật ký chứng từ số 7 Bảng 12 Công ty cổ phần Trường Minh NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ SỐ 7 Tháng 3 năm 2008 Phần I : Tập hợp chi phí SXKD toàn doanh nghiệp STT Các tk ghi có Các tk ghi nợ Tk Tk 152 Tk 153 Tk Cộng 1 … … … … … … 4 Tk 621 260.686.763 … … …. … … … … 6 Tk 627 5.143.192 … … … … … … … Cộng 260.686.763 5.143.192 Ngày … tháng … năm… Người lập biểu Kế toán trưởng ( ký tên) ( ký tên) * Ghi sổ cái TK 152,153 Sau cùng kế toán ghi sổ cái TK 152,153 dựa vào NKCT số 5 và NKCT số 7 và các bảng kê có liên quan ghi Có TK 111… Sổ cái TK 152 là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, phản ánh sự biến động của NVL theo từng tháng trong năm. - Cách lập sổ cái TK152: + Số dư đầu năm: lấy từ sổ cái TK152 năm trước + SPS Nợ : cộng Có TK111 ở NKCT số 1 với Có TK 331 ở NKCT số 5 và Có TK 621 ở NKCT số 7 + SPS Có : lấy từ NKCT số 7 Trích sổ cái TK 152 Bảng 13: Công ty cổ phần Trường Minh SỔ CÁI TK 152: NGUYÊN VẬT LIỆU Số dư đầu năm Nợ Có 429.022.875 Ghi có các tk đối ứng nợ với tk này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng … Tháng 12 Tk 111- NKCT số 1 13.731.198 Tk 331 – NKCT số 5 447.901.710 Tk 621 – NKCT số 7 9.199.637 Cộng phát sinh Nợ 470.832.545 Có (NKCT số 7) 260.686.763 Số dư cuối tháng Nợ 639.168.657 Có Ngày … tháng … năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( ký tên) ( ký tên) ( ký tên) Sổ cái TK 153 tương tự như sổ cái TK 152 cũng được mở cho cả năm, phản ánh sự biến động của công cụ dụng cụ theo từng tháng trong năm. - Cách lập sổ cái TK 153 + Số dư đầu năm : lấy từ sổ cái TK 153 năm trước. + SPS Nợ : Có TK 111 ở NKCT số 1 cộng Có TK 331 ở NKCT số 5 + SPS Có : Lấy từ NKCT số 7 Bảng 14 Công ty cổ phần Trường Minh SỔ CÁI TK 153: CÔNG CỤ DỤNG CỤ Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các tk đối ứng nợ tk này Tháng … Tháng 3 Tháng … Tháng 12 Tk 111– NKCT số 1 6.284.600 Tk 331 – NKCT số 5 1.750.000 Cộng phát sinh Nợ 8.034.600 Có 5.134.192 Số dư cuối tháng Nợ 2.891.408 Có Ngày … tháng … năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( ký tên) ( ký tên) ( ký tên) Sổ cái TK 152,153 được ghi một lần vào cuối tháng sau khi đã khóa sổ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT, bảng kê có liên quan. Ngoài ra kế toán còn lập bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC để đối chiếu với sổ cái TK 152, 153. Ví dụ: bảng tổng hợp chi tiết NVL, CCDC tài khoản 152 tháng 3 năm 2008. Bảng 15 Công ty cổ phần Trường Minh Mẫu số : S14 – STK/DNN ban hành theo QĐ số 117 7TC/QĐ/CĐKT Ngày 23/12/1996 BTC BẢNG KÊ TỔNG HỢP CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA. Tháng 3 năm 2008 Tài khoản 152. STT Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm hàng hóa Số tiền (đồng) Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn trong kỳ 1 Vải sợi 145.432.320 186.208.000 119.813.760 2 Vải thô 153.180.840 118.989.490 3 Vải dệt kim 102.447.676 135.792.000 4 Cúc to 1.426.552 682.264 5 Cúc nhỏ 1.770.600 1.416.480 6 Chun bản lớn 3.144.918 7 Chun bản nhỏ 6.068.269 8 Chỉ màu 4.943.224 11.996.448 8.087.030 9 Chỉ trắng 6.226.476 5.696.838 10 Phấn 736.460 680.425 11 Dầu 3.645.540 12 Khóa ngắn 1.591.200 13 Khóa dài 3.481.610 14 Khóa đồng 3.469.500 15 Vải kaki 23.145.000 16 Lụa lớn 44.125.000 17 Lụa hoa 51.824.150 Cộng 429.022.875 470.832.545 260.686.763 639.168.657 III. Công tác kế toán TSCĐ. 1. Nội dung yêu cầu của kế toán TSCĐ 1.1. Nội dung, đặc điểm của kế toán TSCĐ - Tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động SXKD và vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. - TSCĐ bị hao mòn dần và đối với những TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Những tài sản dùng cho các hoạt động khác như: hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị của TSCĐ bị tiêu dùng dần dần trong quá trình sử dụng. 1.2. Yêu cầu của kế toán TSCĐ. - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán, phân bổ chính xác số khấu hao và chi phí SXKD trong kỳ. 2. Đặc điểm, đặc thù của công ty trong hạch toán TSCĐ 2.1. Phân loại TSCĐ. TSCĐ của công ty cổ phần Trường Minh bao gồm: - TSCĐ hữu hình : nhà cửa, văn phòng, phương tiện vận tải ( ô tô tải…), thiết bị văn phòng và quản lý (bộ đàm, máy vi tính , điều hòa…), máy dệt, máy cắt, máy may… - TSCĐ vô hình : quyền sử dụng đất, bản quyền dây chuyền công nghệ. 2.2. Đánh giá TSCĐ và phương pháp tính khấu hao TSCĐ. - TSCĐ của công ty có chủ yếu là do mua mới nên TSCĐ được đánh giá như sau: Nguyên giá TSCĐ = giá mua thực tế - các khoản giảm trừ + chi phí phát sinh( lắp đặt, chạy thử…) + thuế không hoàn lại (thuế NK, lệ phí trước bạ..) - Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. Trích khấu hao tháng. 3. Chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng. 3.1 Chứng từ kế toán. Để phục vụ cho công tác kế toán TSCĐ, công ty sử dụng các chứng từ sau: - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ mẫu số 06 – TSCĐ. - Biên bản giao nhận TSCĐ mẫu số 01 – TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ mẫu số 02- TSCĐ 3.2. Tài khoản sử dụng. Để hạch toán TSCĐ công ty mở hệ thống tài khoản theo quy định về hạch toán TSCĐ bao gồm: - TK 211 - TSCĐ hữu hình: Dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có, biến động tăng giảm trong kỳ. - TK 213 - TSCĐ vô hình: Tài khoản này được sử dụng để theo dõi tình hình biến động( tăng, giảm), hiện có theo nguyên giá của TSCĐ vô hình. - TK 214 - hao mòn TSCĐ: Tài khoản này được dùng để theo dõi tình hình hiện có, biến động (tăng , giảm) hao mòn của toàn bộ TSCĐ và bất động sản đầu tư (nhượng bán, thanh lý). Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán công ty còn sử dụng thêm một số tài khoản khác như: - TK111: tiền mặt - TK 112: tiền gửi ngân hàng - TK 331: phải trả cho người bán - TK 627: chi phí sản xuất chung - TK 641; chi phí bán hàng - TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp… 4. Quy trình luân chuyển chứng từ. - Khi phát sinh nghiệp vụ giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, nhận vốn góp… đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo quyết định của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn, công ty lập biên bản giao nhận TSCĐ để xác nhận nghiệp vụ phát sinh (biên bản này không sử dụng trong trường hợp nhượng bán, thanh lý, hay phát hiện thừa thiếu TSCĐ). Biên bản này được lập thành hai bản, mỗi bên (giao nhận) giữ một bản để chuyển cho phòng kế toán ghi sổ và lưu (biên bản này do hội đồng bàn giao lập). - Trường hợp thanh lý TSCĐ công ty lập biên bản thanh lý TSCĐ để xác nhận việc thanh lý TSCĐ và ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán. Biên bản thanh lý do ban thanh lý TSCĐ lập và được lập thành hai bản: một chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ, một chuyển cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ. Ví dụ: Trích biên bản thanh lý TSCĐ ngày 26/3. Công ty CP Trường Minh Mẫu số 02 – TSCĐ Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Ngày 26 tháng 3 năm 2008. Số: Nợ: 214, 811.111 Có: 211, 111,711 Căn cứ quyết định số :… ngày 26 tháng 3 năm 2008 của giám đốc về việc thanh lý TSCĐ. I. Ban giao nhận TSCĐ - Ông/Bà:… chức vụ:… Đại diện:… Trưởng ban - Ông/Bà:… chức vụ:… Đại diện:… Ủy viên - - Ông/Bà:… chức vụ:… Đại diện:… Ủy viên Địa điểm giao nhận TSCĐ:…. II. Tiến hành thanh lý TSCĐ. - Tên, ký mã hiệu, quy cách( cấp hạng) TSCĐ: nhà văn phòng. - Số hiệu TSCĐ:… - Nước sản xuất( xây dựng): Việt Nam. - Năm đưa vào sử dụng: … Số thẻ TSCĐ:… - Nguyên giá TSCĐ: 180.000.000 đồng - Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: 180.000.000 đồng. - Giá trị còn lại của TSCĐ: 0 đồng. III. Kết luận của ban thanh lý:… Ngày 26 tháng 3 năm 2008 Trưởng ban thanh lý IV. Kết quả thanh lý TSCĐ - Chi phí thanh lý TSCĐ: 1.050.000 đồng (viết bằng chữ): một triệu không trăm lăm mươi nghìn đồng . - Giá trị thu hồi: 2.543.000 đồng (viết bằng chữ): hai triệu lăm trăm bốn mươi ba nghìn đồng. - Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày 27 tháng 3 năm 2008. Ngày 27 tháng 3 năm 2008. Giám đốc Trưởng ban thanh lý. Ký tên Ký tên Hàng tháng công ty tính số khấu hao TSCĐ. Để phục vụ cho công tác hạch toán hao mòn TSCĐ, kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Bảng này dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ. Bảng này được sử dụng để tập hợp chi phí SXKD, tính giá thành sản phẩm và ghi vào các sổ kế toán có liên quan (phần ghi có TK 214 đối ứng với bên nợ các tài khoản liên quan). Ví dụ: trích bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 3 năm 2008. Bảng 16 Công ty CP Trường Minh Mẫu số 06- TSCĐ ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 3 năm 2008 STT Chỉ tiêu Tỉ lệ khấu hao % hoặc thời gian sử dụng Nơi sử dụng toàn DN Tk 627- chi phí SXC Tk 641- chi phí bán hàng Tk 642- chi phí QLDN Tk… NGTSCĐ Số khấu hao PX( sản phẩm) PX… 1 I. Số KH trích tháng trước 2.543.096.010 415.318.785 2 II. Số KH TSCĐ tăng trong tháng 71.150.052 965.412 1.896.373 - bộ đồ nam 21.438.634 - Bộ đồ nữ 29.307.450 - Bộ đồ trẻ em 17.542.183 3 III. Số KH TSCĐ giảm trong tháng 180.000.000 180.000.000 - Nhà văn phòng 180.000.000 180.000.000 4 IV. Số KH trích trong tháng(I + II - III) 306.468.837 Ngày … tháng … năm… Người lập bảng Kế toán trưởng Ký tên Ký tên 5. Quy trình ghi sổ kế toán. Trong công tác kế toán TSCĐ của công ty CP Trường Minh, hầu hết các bảng biểu, sổ sách được thực hiện trên phần mềm kế toán, chỉ mở một số sổ sách đặc trưng sau: bảng kê số 4, bảng kê số 5, NKCT số 7, NKCT số 9 Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ theo hình thức NKCT tại công ty CP Trường Minh Chứng từ gốc Bảng tính và phân bổ KHTSCĐ Sổ TSCĐ NK-CT số 9 Bảng kê số 4,5 NK-CT số 7 Sổ Cái TK211,213 Sổ Cái TK214 Ghi chú: Ghi cuối tháng 6. Tổng hợp số liệu lập báo cáo (Đơn vị tính: đồng) TSCĐ của công ty đa số còn mới nên việc sửa chữa ít xảy ra. Trong tháng không phát sinh giao nhận TSCĐ nên giá trị TSCĐ không tăng thêm. Do có một số TSCĐ đã cũ công ty tiến hành thanh lý TSCĐ căn cứ vào biên bản thanh lý, kế toán định khoản: Nợ TK 811 : giá trị còn lại Nợ TK 214: giá trị hao mòn lũy kế Có TK 211: Nguy._.ho cả năm, phản ánh sự biến động của chi phí SXKDDD theo từng tháng trong năm. - Cách ghi sổ cái TK 131. + Số dư đầu năm: lấy từ sổ cái TK 131 năm trước. + SPS Nợ: Có TK 511, 3331 lấy từ bảng kê số 11. + SPS Có: NKCT số 8 Sổ cái TK 131 được ghi 1 lần vào cuối tháng sau khi đã khóa sổ kiểm tra, đối chiếu trên các NKCT và bảng kê. Bảng 46 SỔ CÁI TK 131: PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG. Tháng 3 năm 2008 Số dư đầu năm Nợ Có 78.179.000 Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này … Tháng 3 … Tháng 12 TK 511 – bảng kê 11 8.941.675 TK 3331 – bảng kê 11 894.167,5 Cộng phát sinh Nợ 9.835.842,5 Có (NKCT số 8) 84.869.842,5 Số dư cuối tháng Nợ 3.145.000 Có Ngày … tháng … năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Ký tên Ký tên Ký tên Sổ cái TK 911 là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm phản ánh sự biến động của các kết quả kinh doanh của công ty theo từng tháng trong năm. - Cách ghi sổ cái Tk 911 + Số dư đầu năm : + SPS Nợ : nhật ký – chứng từ số 8. Có các Tk 632, 641, 642, 811. + SPS Có : NKCT số 8. Sổ cái TK 911 được ghi một lần vào cuối tháng sau khi đã khóa sổ kiểm tra, đối chiếu trên các NKCT và bảng kê. Bảng 47 SỔ CÁI TK 911 : XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Tháng 3 năm 2008 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này … Tháng 3 … Tháng 12 TK 632 – NKCT số 8 273.131.529 TK 641 – NKCT số 8 8.180.429,02 TK 642 – NKCT số 8 10.470.938,8 TK 811 – NKCT số 8 1.050.000 TK 421 – NKCT số 10 156.471.183,1 Cộng phát sinh Nợ 449.304.080 Có ( NKCT số 8) 449.304.080 Số dư cuối tháng Nợ Có 0 Ngày … tháng … năm … Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Ký tên Ký tên Ký tên Sổ cái TK 421 là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm phản ánh sự biến động của lợi nhuận chưa phân phối theo từng tháng trong năm. - Cách ghi sổ cái Tk 421 + Số dư đầu năm : lấy từ sổ cái TK 421 năm trước. + SPS Nợ : không có. + SPS Có : NKCT số 10 Sổ cái TK 421 được ghi một lần vào cuối tháng sau khi đã khóa sổ kiểm tra đối chiếu trên các NKCT và bảng kê. Bảng 48 SỔ CÁI TK 421 : LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI Tháng 3 năm 2008 Số dư đầu năm Nợ Có 1.052.741.860 Ghi Có các Tk đối ứng với Nợ TK này … Tháng 3 … Tháng 12 Số phát sinh Nợ Có ( NKCT số 10) 156.471.183 Số dư cuối tháng Nợ Có 1.209.213.043 Ngày … tháng … năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) VII. Công tác lập, phân tích BCTC và các vấn đề khác. Đến cuối niên độ kế toán, sau khi đã kiểm tra lại các số liệu đã ghi chép trên sổ sách và kế toán khóa sổ. Kế toán tổng hợp sẽ tập hợp các số liệu cần thiết trên sổ sách để lập BCTC. Số lượng báo cáo phải lập phụ thuộc vào yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo công ty. Các BCTC bao gồm: - Báo cáo thuyết minh tài chính. - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Bảng cân đối tài khoản. BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sơ hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, BCTC là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, chúng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều này thể hiện ở những vấn đề sau: - BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty. - BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoật động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty. Điều đó giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào SXKD của công ty. - BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư vào công ty của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của công ty. - BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của công ty, là căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp. * Yêu cầu và nguyên tắc lập BCTC. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “ trình bày BCTC” việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu sau: - Trung thực và hợp lý. - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC: - Nguyên tắc hoạt động liên tục. - Nguyên tắc cơ sở dồn tích ( ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền) - Nguyên tắc nhất quán. - Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp. - Nguyên tắc bù trừ - Nguyên tắc có thể so sánh. * Hệ thống báo cáo tài chính năm: + Bảng cân đối kế toán ( mẫu số B01 - DN) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( mẫu số B02- DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( mẫu số B03 - DN) + Bản thuyết minh BCTC ( mẫu số B09 - DN) Theo chế độ quy định, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Các doanh nghiệp phải lập BCTC theo kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế, bao gồm: + Hệ thống BCTC giữa niên độ + Bảng cân đối kế toán (đầy đủ và tóm lược) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (đầy đủ và tóm lược) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (đầy đủ và tóm lược) + Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc. 1.Hệ thống BCTC giữa niên độ của công ty CP Trường Minh tháng 3 năm 2008. 1.1. Bảng cân đối kế toán Bảng 49 Công ty CP Trường Minh Mẫu số B02 – DN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 30 tháng 3 năm 2008 Đơn vị tính: đồng TÀI SẢN Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1.645.465.455 1.979.152.803 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 509.813.000 539.991.019,1 1.Tiền mặt tại quỹ 111 50.850.000 194.600.519,1 2.Tiền gửi ngân hàng 112 458.963.000 345.390.500 3.Tiền đang chuyển 113 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2.Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 III.Các khoản phải thu 130 78.179.000 3.145.000 1.Phải thu của khách hàng 131 78.179.000 3.145.000 2.Trả trước cho người bán 132 3.Thuế GTGT được khấu trừ 133 4.Phải thu nội bộ 134 -Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 -Phải thu nội bộ khác 136 5.Các khoản phải thu khác 138 6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi(*) 139 IV.Hàng tồn kho 140 823.721.061 1.199.694.140 1.Hàng mua đang đi trên đường 141 2. Nguyên vật liệu tồn kho 142 429.022.875 639.168.657 3.Công cụ dụng cụ trong kho 143 2.891.408 4.CP sản xuất kinh doanh dở dang 144 183.074.236 183.074.236 5.Thành phẩm tồn kho 145 211.623.950 276.829.234,9 6. Hàng tồn kho 146 7.Hàng gửi đi bán 147 97.730.604,1 8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V.Tài sản lưu động khác 150 233.752.394 236.322.644 1.Tạm ứng 151 92.700.000 100.824.600 2.Chi phí trả trước 152 141.052.394 135.498.044 3.Chi phí chờ kết chuyển 153 4.Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5.Các khoản thế chấp ngắn hạn 155 VI.Chi sự nghiệp 160 1.Chi sự nghiệp năm trước 161 2.Chi sự nghiệp năm nay 162 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 200 2.127.777.225 2.056.627.173 I.Tài sản cố định 210 2.127.777.225 2.056.627.173 1.Tài sản cố định hữu hình 211 2.127.777.225 2.056.627.173 -Nguyên giá 212 2.543.096.010 2.363.096.010 -Giá trị hao mòn kũy kế(*) 213 415.318.785 306.468.837 2.Tài sản cố đinh thuê tài chính 214 -Nguyên giá 215 -Giá trị hao mòn lũy kế(*) 216 3.Tài sản cố định vô hình 217 -Nguyên giá 218 -Giá trị hao mòn lũy kế(*) 219 II.Các khoản đầu tư tài chinh dài hạn 220 1.Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2.Góp vốn liên doanh 222 3.Các khoản đầu tư dài hạn khác(*) 228 4.Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 229 III.Chi phí xây dựng dở dang 230 IV.Các khoản ký quỹ,ký cược dài hạn 240 TỔNG CỘNG TẢI SẢN 250 3.773.242.680 4.035.779.976 NGUỒN VỐN 300 1.975.784.532 2.072.669.008 A.Nợ phải trả 310 1.975.784.532 2.072.669.008 1.Vay ngắn hạn 311 1.651.123.401 1.901.123.401 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3.Phải trả cho người bán 313 184.150.962 11.360.225 4.Người mua trả tiền trước 314 5.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 (2.083.693,5) 6.Phải trả công nhân viên 316 140.510.169 140.510.169 7.Phải trả các đơn vị nội bộ 317 8.Các khoản phải trả phải nộp khác 318 21.758.906.5 II.Nợ dài hạn 320 1.Vay dài hạn 321 2.Nợ dài hạn khác 322 III.Nợ khác 330 1.Chi phí phải trả 331 2.Tài sản thừachờ xử lý 332 3.Nhận ký quỹ ký cượ dài hạn 333 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 400 1.797.458.148 1.963.110.968 I.Nguồn vốn quỹ 410 1.797.458.148 1.963.110.968 1.Nguồn vốn kinh doanh 411 600.679.925 600.679.925 2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3.Chênh lệch tỷ giá 4.Quỹ đầu tư phát triển 413 144.036.363 153.218.000 5.Quỹ dự phòng tài chính 414 6.Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 415 7.Lợi nhuận chưa phân phối 416 1.052.741.860 1.209.213.043 8.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 417 9.Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 418 II.Nguồn kinh phí 420 1.Quỹ quản lý của cáp trên 421 2.Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 -Nguồn KP sự nghiệp năm trước 423 -Nguồn KP sự nghiệp năm nay 424 3.Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 425 TỔNG NGUỒN VỐN 3.773.242.680 4.035.779.976 1.2.Báo cáo kết quả hoạt động king doanh Bảng 50 Công ty CP Trường Minh BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tháng 03 năm 2008 Đơn vị tính:Đồng CHỈ TIÊU MÃ SỐ QUÝ NÀY *TỔNG DOANH THU 01 450.950.100 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02 -Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 +Chiết khấu 04 4.189.020 +Hàng bán bị trả lại 05 +Giảm giá 06 +Thuế doanh thu,thuế xuất khẩu phải nộp 07 1.Doanh thu thuần(01-03) 10 446.761.080 2.Giá vốn hàng bán 11 273.131.529,1 3.Lợi nhuận gộp 20 173.629.550,9 4.Chi phí bán hàng 21 8.180.429,02 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 10.470.938,8 6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD(20-21+22) 23 154.978.183,1 -Thu nhập hoạt động tài chính 31 -Chi phí hoạt động tài chính 32 7.Doanh thu hoạt động tài chính(31-32) 40 -Các khoản thu nhập khác 41 2.543.000 -Chi phí khác 42 1.050.000 8.Lơi nhuận khác 50 1.493.000 9.Lợi nhuận trước thuế 60 156.471.183,1 10.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 43.811.931,26 11.Lợi nhuận sau thuế(60-70) 80 112.659.252 1.3. Thuyết minh báo cáo tài chính : Công ty CP Trường Minh Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập-Tự do-Hạnh phúc THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Tháng 03 năm 2008 1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp -Hình thức sở hữu vốn -Hình thức hoạt động: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt may. -Lĩnh vực kinh doanh:Trong nước và ngoài nước 2.Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp -Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày1/1 và kết thúc vào 31/12. -Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán là: đồng VN. -Hình thức sổ kế toán áp dụng: NKCT. -Phương pháp kế toán TSCĐ: +Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo từng thời điểm Nhà nước quy định. +Phương pháp khấu hao: Theo quy định số 166TC năm 1999 QĐ- BTC của bộ tài chính ban hành. -Phương pháp kế toán hàng tồn kho: +Nguyên tắc đánh giá. +Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Giá vốn mua vào. +Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: KKTX. 3. Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính 3.1.Tình hình tăng giảm TSCĐ Chỉ tiêu Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải TSCĐ khác Cộng I.Nguyên giá TSCĐ 1.Số dư đầu kỳ 815.429.000 902.364.150 212.603.158 197.380.917 2.127.777.225 2.Số tăng trong kỳ -Mua sắm mới -Xác định mới 3.Số giảm trong kỳ -Thanh lý 180.000.000 -Nhượng bán 4.Số cuối kỳ 635.429.000 II.Giá trị hao mòn 1.Số dư đầu kỳ 219.162.802 136.131.588 21.497.805 38.526.590 415.318.785 2.Tăng trong kỳ 11.896.373 56.190.252 1.965.412 1.098.15 3.Giảm trong kỳ 180.000.000 4.Số dư cuối kỳ 51.059.175 192.321.840 23.463.217 39.624.605 306.468.837 3.2.Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ I.Nguồn vốn kinh doanh 600.679.925 0 0 600.679.925 1.NSNN cấp 300.000.000 300.000.000 2.Tự bổ sung 300.679.925 300.679.925 3.Vốn liên doanh II.Các quỹ 1.Quỹ đầu tư & phát triển 153.218.000 0 0 153.218.000 2.Quỹ dự trữ 3.Quỹ khen thưởng 4.Quỹ phúc lợi III.Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.Nguồn ngân sách 2.Nguồn khác Cộng 753.897.925 0 0 753.897.925 3.3.Các khoản phải thu và nợ phải trả. Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số tăng Số giảm Số cuối kỳ 1.Các khoản phải thu 78.179.000 9.835.842,5 84.869.842,5 3.145.000 -Phải thu từ khách hàng 78.179.000 9.835.842,5 84.869.842,5 3.145.000 -Trả trước cho người bán -Thuế được khấu trừ -Phải thu nội bộ -Phải thu khác 2.Các khoản phải trả 1.975.784.532 898.326.423.5 801.621.947,5 2.072.669.008 2.1.Nợ ngắn hạn -Vay ngắn hạn 1.651.123.400 250.000.000 0 1.901.123.401 -Phải trả người bán 184.150.962 494.616.881 667.407.618 11.360.225 -Người mua trả trước -Phải trả công nhân viên 140.510.169 87.035.626 87.035.626 140.510.169 -Các khoản nộp ngân sách 0 45.095.010 47.178.703.5 -2.083.693.5 -Phải trả nội bộ -Phải trả khác 0 21.578.906.5 0 21.578.906.5 2.2.Nợ dài hạn -Vay dài hạn -Vay dài hạn khác * Trong đó: -Số quá hạn phải thu phải trả: Không có. -Số tiền tranh chấp mất khả năng thanh toán: Không có. -Số phải thu bằng ngoại tệ quy ra USD: Không có. -Số phải trả bằng ngoại tệ: Không có. 4. Phương hướng kinh doanh trong kỳ tới Công ty tiếp tục phát triển mạng lưới trong nước và tăng cường xuất khẩu, tăng doanh số hàng năm: 25% so với năm trước. Đặc biệt chú trọng công tác tìm kiếm thị trường và tìm nguồn xuất khẩu. Tăng cường một số thiết bị kiểm nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường. Tăng cường thiết bị phục vụ mặt hàng mới nhằm đảm bảo chất lượng và thị hiếu trên thị trường. 2. Phân tích báo cáo tài chính Thông qua bảng cân đối kế toán,để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty ta có bảng phân tích sau: Bảng 51 Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu năm Chênh lệch Số tiền(đ) Số tiền(đ) +/-(đ) Tỉ lệ(%) TÀI SẢN 4.035.779.976 3.773.242.680 262.537.296 6,96 A.TSNH 1.979.152.803 1.645.465.455 333.687.348 20,27 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 539.991.019,1 509.813.000 30.178.019,1 5,92 1.Tiền mặt tại quỹ 194.600.519,1 50.850.000 143.750.519,1 282,7 2.Tiền gửi ngân hàng 345.390.500 458.963.000 -113.572.500 -24,7 III.Các khoản phải thu 3.145.000 78.179.000 -75.034.000 -95.9 1.Phải thu của khách hàng 3.145.000 78.179.000 -75.034.000 -95.9 IV.Hàng tồn kho 1.199.694.140 823.721.061 375.973.079 45.64 1.NVL tồn kho 639.168.657 429.022.875 210.145.782 48,98 2.Công cụ dụng cụ trong kho 2.891.408 2.891.408 3.Thành phẩm tồn kho 276.829.234,9 211.623.950 65.205.284.9 30,81 4.Hàng gửi bán 97.730.604,1 97.730.604,1 V.Tài sản lưu động khác 236.322.644 233.752.394 2.570.250 1,09 B.Tài sản dài hạn 2.056.627173 2.127.777.225 -71.150.052 -3,34 NGUỒN VỐN 4.035.779.976 3.773.242.680 262.537.296 6,96 A.Nợ phải trả 2.072.669.008 1.975.784.532 96.884.476 4,9 I.Nợ ngắn hạn 2.072.669.008 1.975.784.532 96.884.476 4,9 1.Vay ngắn hạn 1.901.123.401 1.651.123.401 250.000.000 15,14 2.Phải trả cho người bán 11.360.225 184.150.962 -172.790.737 -93,8 B.Vốn chủ sở hữu 1.963.110.968 1.797.458.148 165.652.820 9,2 Dựa vào bảng trên ta thấy giá trị tài sản, nguồn vốn của công ty cuối kỳ so với đầu năm đã tăng thêm 262.537.296đ ứng với tỷ lệ 6,96%. Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty ta đi sâu vào phân tích sự biến động giá trị tài sản, nguồn vốn của công ty. * Phần tài sản: -Tài sản ngắn hạn cuối kỳ tăng 333.685.348đ so với đầu năm ứng với tỷ lệ 20,27%. - Tài sản dài hạn cuối kỳ giảm71.150.052đ ứng với tỷ lệ 3,34% so với đầu năm. Hầu hết các trang thiết bị, máy móc, công nghệ của công ty đều còn mới nên chưa có sự thay đổi hay hư hỏng phải sửa chữa lớn. Sự biến động giảm này do thanh lý 1 nhà văn phòng trong kỳ cộng với giá trị hao mòn TSCĐ. * Phần nguồn vốn: - Nợ phải trả cuối kỳ tăng 96.884.476đ so với đầu năm, ứng với tỷ lệ 4,9%. -Vốn chủ sở hữu cuối kỳ tăng 165.652.820đ so với đầu năm, ứng với tỷ lệ 9,2%. * Cụ thể ta thấy : - Tiền và các khoản tương đương tiền cuối ky so với đầu năm tăng 30.178.019,1đ ứng với tỷ lệ 5,92%. Sự biến dộng tăng này do lượng tiền mặt dự trữ tại quỹ tăng thêm 143.750.519.1đ tại thời điểm cuối kỳ và lượng tiền gửi ngân hàng cuối kỳ giảm so với đầu năm là 113.572.500đ. Dẫn đến kết quả này có thể do trong kỳ khách hàng thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt hay do trong kỳ công ty vay ngắn hạn thêm 250.000.000đ để đầu tư vào sản xuất làm cho lượng tiền mặt tại quỹ tăng lên; Lượng TGNH giảm xuống Có thể do công ty trả cho nhà cung cấp chủ yếu bằng chuyển khoản. + Xét khoản phải thu với khách hàng tại thời điểm cuối kỳ, khoản phải thu chỉ còn 3.145.000đ so với đầu năm là 78.179.000đ, công ty đã thu được 75.034.000đ, ứng với tỷ lệ 95,98%. Công tác thu hồi nợ công ty làm tương đối tốt, đã thu hồi được vốn để đầu tư cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. + Cuối kỳ công ty cũng đã trả cho nhà cung cấp (người bán) 172.790.737đ, ứng với tỷ lệ 93,8%, công ty đã trả gần hết nợ, giảm khả năng gây ứ đọng nợ mất khả năng thanh toán, đồng thời giữ được vị trí đối với nhà cung cấp duy trì mối quan hệ lâu dài. - Nhìn vào bảng thấy lượng hàng tồn kho cuối kỳ đã tăng thêm 375.973.079đ so với đầu năm, ứng với tỷ lệ 45,64%, lượng tồn kho tương đối lớn, trong đó: +NVL tồn kho cuối kỳ tăng 210.145.782đ so với đầu năm, ứng với tỷ lệ 48,98%. +Công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ tăng 2.891.408đ so với đầu năm. +Thành phẩm tồn kho cuối kỳ tăng 65.205.284,9đ so với đầu năm, ứng với tỷ lệ 30,81%. +Lượng hàng gửi bán KH chưa thanh toán tại thời điểm cuối kỳ là 97.730604,1đ. Hàng tồn kho tăng lên dẫn đến các khoản chi phí liên quan: Chi phí nhà kho, chi phí bảo quản…. cũng tăng theo. Đồng thời nó cũng cây tình trạng ứ đọng vốn, gây hư hỏng, hao hụt NVL, thành phẩm. Vì vậy công ty cần quản lý chặt chẽ khâu này, giải quyết nhanh chóng lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên với lượng hàng tồn kho công ty có khả năng sẵn sàng cung cấp khi thị trường có yêu cầu nhưng công ty phải nắm được chính xác xu hướng mĩ cảm của thị trường. Trong kỳ để phục vụ cho công tác SXKD công ty đã vay ngắn hạn thêm 250.000.000đ. Thông qua chỉ tiêu vốn chủ sở hữu cuối kỳ tăng so với đầu năm 165.652.820đ, ứng với tỷ lệ 9,2%. Tuy tăng không nhiều nhưng hoạt động SXKD của công ty được đánh giá là có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận tăng vốn chủ sở hữu, chứng tỏ công ty sử dụng đồng vốn hợp lý. Nhìn chung tình hình tài chính của công ty tương đối tốt. Công ty sử dung hợp lý nguồn vốn vào hoạt động SXKD tạo kết quả cao. Trong kỳ tiếp theo công ty cần phát huy tốt các mặt tích cực đã làm tốt ở kỳ này như công tác thu hồi nợ với khách hàng, trả nợ cho người bán….Bên cạnh đó công ty cần giám sát chặt chẽ lượng hàng tồn kho của công ty vì hàng để lâu sẽ bị giảm giá cộng với các khoản chi phí phát sinh. Bên cạnh bảng cân đối kế toán, thông qua báo cáo kết quả SXKD của công ty ta thấy được: Chất lượng sản xuất của công ty trong kỳ vừa qua tương đối tốt, thể hiện ở việc không phát sinh các trường hợp hàng bị trả lại, hay khách hàng đề nghị giảm giá hàng bán, điều này cũng nói lên rằng công nhân công ty có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm. Nói cách khác công ty đã quan tâm chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân viên. Đây là 1 việc rất tốt công ty cần phát huy cho các kỳ tiếp theo. Trong suốt chu kỳ SXKD công ty đã nỗ lực giảm thiểu các chi phí sản xuất tăng các khoản thu nhập tạo ra lợi nhuận cho công ty. Cuối kỳ công ty đã nhận được số lãi tương đối lớn so với doanh thu bán hàng, đây là phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên của công ty. Ngoài ra từ các bảng báo cáo tài chính ta có một số chỉ tiêu tài chính sau: * Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát + = = 1,91 (lần) ® Phản ánh cứ một đồng tổng tài sản thì có 1,91 đồng tổng nợ phải trả. + = = 1,95 (lần) ® Phản ánh cứ một đồng tổng tài sản thì có 1,95 đồng tổng nợ phải trả - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn + = = 0,85 (lần) ® Phản ánh trong một đồng TSNH thì có 0,83 đồng nợ ngắn hạn + = = 0,95 (lần) ® Phản ánh trong một đồng TSNH thì có 0,95 đồng nợ ngắn hạn Þ Tình hình tài chính của Công ty đầu năm so với cuối kỳ không chênh lệch nhiều. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và ngắn hạn đều tăng so với đầu năm. Công ty cần xem xét lại và điều chỉnh lại tình hình các khoản nợ. Nếu nợ quá nhiều làm rủi ro của công ty về khả năng thanh toán tăng lên. * Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và tài sản: - Hệ số nợ + = = 0,52 (lần) ® Phản ánh trong 1 đồng tổng nguồn vốn thì có 0,52 đồng nợ phải trả + = = 0,51 (lần) ® Phản ánh trong 1 đồng tổng nguồn vốn thì có 0,51 đồng nợ phải trả - Hệ số vốn chủ sở hữu + = 1 - 0,52 = 0,48 (lần) ® Phản ánh trong 1 đồng tổng nguồn vốn có 0,48 đồng vốn chủ sở hữu + = 1 - 0,51 = 0,49 (lần) ® Phản ánh trong 1 đồng tổng nguồn vốn có 0,49 đồng vốn chủ sở hữu + = = 0,56 (lần) ® Phản ánh cứ 1 đồng tổng tài sản thì có 0,56 đồng đầu tư vào TSDH + = = 0,51 (lần) ® Phản ánh cứ 1 đồng tổng tài sản thì có 0,51 đồng đầu tư vào TSDH - Hệ số đầu tư vào TSNH + = = 0,44 (lần) ® Phản ánh trong 1 đồng tổng tài sản thì có 0,44 đồng đầu tư vào TSNH + = = 0,49 (lần) ® Phản ánh trong 1 đồng tổng tài sản thì có 0,49 đồng đầu tư vào TSNH. - Cơ cấu tài sản + = = 0,77 (lần) + = = 0,96 (lần) ® Ở đầu năm cứ 1 đồng đầu tư vào TSNH thì có 0,77 đồng đầu tư TSDH. Ở cuối kỳ cứ 1 đồng đầu tư vào TSNH thì có 0,96 đồng đầu tư vào TSDH. Þ Qua các chỉ tiêu phân tích ở trên ta thấy tỉ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cuối kỳ giảm so với đầu năm làm cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cuối kỳ tăng so với đầu năm. Tuy tăng không nhiều nhưng công ty cũng đã có sự cố gắng cần phát huy cho những kỳ tiếp theo. Về phần tài sản, cơ cấu tài sản ở cuối kỳ có sự thay đổi so với đầu năm. Cuối kỳ công ty đầu tư vào TSNH nhiều hơn TSDH, Công ty đang đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất sản phẩm… Điều này được đánh giá là tốt nếu hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả. * Các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động cuối quý I - Số vòng quay hàng tồn kho = = 0,27 (vòng) ® Trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh hàng tồn kho quay được 0,27 vòng - Số vòng quay VLĐ = = 0,25 (vòng) ® Trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh VLĐ quay được 0,25 vòng - Số vòng quay VKD = = 0,11 (vòng) ® Trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh quay được 0,11 vòng. * Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời cuối quý I năm 2008 - Tỷ suất LN/DTT = x 100 = 25,22% ® Cứ 1 đồng DTT thì đem lại 0,2522 đồng lợi nhuận - Tỷ suất LN/VKD = x 100 = 2,89% ® Cứ 1 đồng VKD bình quân tham gia trong kỳ tạo ra 0,0289 đồng lợi nhuận. Nói chung tình hình tài chính cuối kỳ của công ty chưa có sự biến động nhiều so với đầu năm. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang có xu hướng phát triển tốt, công ty cần tiếp tục cố gắng để kỳ sau tốt hơn nữa. PHẦN III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TRƯỜNG MINH I.Một số nhận xét, đánh giá chung về công tác hạch toán tai công ty CP Trường Minh. 1.Về cơ cấu tổ chức, bộ máy kế toán. Có thể nói rằng sự phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng lao động trong phòng kế toán là hết sức khoa học, hợp lý và vừa đủ. Thể hiện ở chỗ, trong phòng đã có sự phân công, từng phần hành cho từng nhân viên kế toán đảm nhiệm do đó không xảy ra tình trạng không có việc làm hay dư thừa lao động. Mặt khác cùng với sự hiểu biết và kinh nghiệm thu được trong nhiều năm làm kế toán, kế toán trưởng đã cùng với nhân viên trong phòng thực hiện cơ giới hóa kế toán nên đã giảm bớt được khối lượng công việc, tiết kiệm chi phí do giảm bớt hoạt động của nhân viên kế toán. 2. Về công tác tổ chức kế toán. Công ty áp dụng theo mô hình tập trung trực tuyến với hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ. Công tác kế toán nói chung được thực hiện tốt, phản ánh và cung cấp kịp thời về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính, từ đó giúp lãnh đạo công ty có quyết định đúng đắn, kịp thời trong các phương án kinh doanh. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác kế toán, đưa máy vi tính vào sử dụng, có phần mềm kế toán riêng, phù hợp với điều kiện của công ty. Nhờ đó giúp giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của nhân viên kế toán mà vẫn cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh của công ty. 3. Về công tác bảo quản và lưu trữ chứng từ. Chứng từ hạch toán ban đầu được hạch toán nghiêm chỉnh và sắp xếp có khoa học. Chứng từ sử dụng trong đơn vị vừa đảm bảo tính hợp pháp, vừa đảm bảo chế độ chứng từ kế toán do Nhà nước ban hành. Việc sắp xếp chứng từ nhanh chóng, kịp thời đã giúp cho công tác kế toán trong giai đoạn kế tiếp được tiến hành nhanh gọn. Thêm vào đó là việc giúp ích cho cán bộ công nhân viên trong phòng có thể tìm thấy nhanh chóng thông tin, số liệu cần thiết cho công việc. II. Những tồn tại công ty còn vướng mắc Một bộ máy kế toán dù hiệu quả đến đâu vẫn có những tồn tại cần xem xét sửa đổi. Sau thời gian thực tập ít ỏi, em mạnh dạn nêu ra một số tồn tại cùng phương hướng hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán kế toán tại công ty CP Trường Minh. Về nội dung phản ánh của tài khoản: Chi phí tập hợp vào tài khoản 641 và 642 còn một số bất hợp lý như sau: + Khấu hao TSCĐ của một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tiền thuê nhà xưởng không phục vụ cho bán hàng cũng được tính vào chi phí bán hàng. Điều này không hợp với nội dung chi phí bán hàng: Chỉ có khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng mới tính vào chi phí bán hàng. Khoản khấu hao này phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp mới đúng. + TK641 dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh trực tiếp trong quá trình dự trữ hàng hóa và tổ chức bán hàng. Song tai công ty, kế toán phản ánh vào TK641 bao gồm cả các khoản chi phí thu mua (như tiền vận chuyển, bốc vác…) được tập hợp hết vào TK 641 vào thời điểm cuối kỳ mà không phân bổ cho hàng hóa đã tiêu thụ và chưa tiêu thụ. Do đó về chi phí bán hàng và chi phí quản lý em có ý kiến như sau: Công ty cần xác định đúng nội dung kinh tế của các khoản chi phí thực tế phát sinh để có thể phản ánh chính xác đâu là chi phí bán hàng, đâu là chi phí quản lý doanh nghiệp,tránh tình trạng chi phí quản lý chưa được tính đủ trong khi chi phí bán hàng lại được tập hợp hết cả những khoản không thuộc nội dung tài khoản này. III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện nâng cao công tác kế toán. 1.Hệ thống sổ sách. Kế toán công ty tổ chức hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ. Nhận thấy trong việc vận dụng hình thức này còn nhiều chỗ chưa hợp lý và phù hợp. Biểu hiện ở chỗ: - Ghi chép trùng lặp giữa bảng kê xuất, sổ chi tiết hàng hóa, dẫn đến khối lượng công việc nhiều, chưa phát huy được hết công dụng của máy tính vào công việc kế toán. - Chưa sử dụng sổ chi tiết theo quy định. Do đó công ty cần chú trọng hơn về mẫu sổ và loại sổ nhằm đảm bảo số lượng sổ cần thiết, tránh tình trạng chắp vá sổ, thiếu các chỉ tiêu cơ bản, thừa các chỉ tiêu không cần thiết. Vì sổ sách đầy đủ là cơ sở tốt và thuận lợi cho công tác ghi sổ được thực hiện nhanh chóng, rõ ràng. 2. Về trích lập dự phòng. Là một công ty kinh doanh lớn nên tình hình biến động tài sản, nguồn vốn diễn ra thường xuyên, do đó công ty nên trích lập dự phòng đối với những hàng hóa tồn kho và trích lập quỹ dự phòng tài chính. Do thời gian thực tập có hạn và khả năng bản thân còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy Nguyễn Đắc Hậu và các thầy cô để hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty cổ phần Trường Minh, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 04 tháng 08 năm 2008 Sinh viên Đỗ Thị Mai Hương MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT LNST : Lợi nhuận sau thuế VKD : Vốn kinh doanh CNV : Công nhân viên DT : Doanh thu NVL : Nguyên vật liệu TP : Thành phẩm HH : Hàng hoá TSCĐ : Tài sản cố định QĐ : Quyết định BTC : Bộ Tài chính GTGT : Giá trị gia tăng NKCT : Nhật ký chứng từ SPS : Số phát sinh KT : Kế toán ghi sổ SH : Số hiệu CCDC : Công cụ dụng cụ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn PXSX : Phân xưởng sản xuất SXKD : Sản xuất kinh doanh PT : Phiếu thu TK : Tài khoản SXC : Sản xuất chung BH : Bán hàng QLDN : Quản lý doanh nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn NVTTSX : Nhân viên trực tiếp sản xuất NVPX : Nhân viên phân xưởng NVBH : Nhân viên bán hàng NVQL : Nhân viên quản lý PXK : Phiếu xuất kho PNK : Phiếu nhập kho SXKDDD : Sản xuất kinh doanh dở dang CKTM : Chiết khấu thương mại CPBH : Chi phí bán hàng CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp TGNH : Tiền gửi ngân hàng KH : Khách hàng TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn DTT : Doanh thu thuần VLĐ : Vốn lưu động NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên:……..……………………………..… Lớp: Địa điểm thực tập: 1. Tiến độ và thái độ thực tập của sinh viên: - Mức độ liên hệ với giáo viên: - Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở: - Tiến độ thực hiện: 2. Nội dung báo cáo: - Thực hiện các nội dung thực tập: - Thu thập và xử lý các số liệu thực tế: - Khả năng hiểu biết và thực tế lý thuyết 3. Hình thức trình bày: 4. Một số ý kiến khác: 5. Đánh giá của giáo viên hướng dẫn: - Chất lượng báo cáo: Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 200….. Giáo viên hướng dẫn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6328.doc
Tài liệu liên quan