Thực trạng của việc ứng dụng thanh toán điện tử vào hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa

Lời mở đầu Việt Nam bước vào thời kì đổi mới,thời kì hội nhập quốc tế và khu vực nên đòi hỏi nền kinh tế không ngừng đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kĩ thuật,trình độ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ để đủ sức cạnh tranh trong thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế. Chỉ thị 58/CT-TW của bộ chính trị cũng đã nêu rõ: “công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển,cùng với 1 số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng của việc ứng dụng thanh toán điện tử vào hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,văn hoá,xã hội của thế giới hiện đại”. Theo tinh thần của chỉ thị và cũng là yêu cầu của công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng để các ngân hàng Việt Nam hoà nhập với các ngân hàng trên thế giới,ngành ngân hàng đã thực hiện chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của mình .TTLH là lĩnh vực rất được quan tâm bởi nó đóng một vai trò quan trọng trong nghiệp vụ thanh toán của mỗi ngân hàng .Để thay thế cho phương thức TTLH cũ lạc hậu trước đây,các ngân hàng hiện đang áp dụng TTĐT - một phương thức TTLH mới,ưu việt hơn hẳn phương thức cũ. Chuyển tiền nhanh chóng thuận tiện,độ chính xác cao,thủ tuc đơn giản,thanh toán chuyển tiền được hoàn tất trong một ngày làm việc,vốn được luân chuyển nhanh,tài khoản sử dụng không phức tạp,gọn,quy trình thanh toán đơn giản... TTĐT đã đáp ứng được tất cả những yêu cầu đó.Để hiểu rõ hơn về vấn đề này,em đã chọn đề tài về TTĐT cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Thời gian khảo sát thực tế tại NHCT Đống Đa đã giúp em hiểu hơn về lí luận đồng thời còn cho em thấy được thực trạng của việc ứng dụng TTĐT vào hoạt động kinh doanh tại NHCT Đống Đa nói riêng cũng như của các ngân hàng Việt Nam nói chung.Nhìn chung công tác TTĐT trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ta còn những hạn chế nhất định,còn những vướng mắc chưa được tháo gỡ,kết quả đạt được còn khiêm tốn chưa như mong muốn... Với trình độ còn hạn chế,thời gian khảo sát thực tế chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi nhữnh khiếm khuyết.Em rất mong đươc sự quan tâm của thầy cô giáo ở Học viện Ngân hàng,ban lãnh đạo phòng kế toán NHCT Đống Đa,các bạn sinh viên cũng như những người quan tam đến vấn đê này góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa kế toán-kiểm toán cũng như các cán bộ hiện đang công tác tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Đống Đa đã tận tình giúp đỡ em làm chuyên đề này. Chương I Lí luận chung về thanh toán điện tử I.Một số vấn đề về thanh toán 1.Dịch vụ thanh toán. Lịch sử ra đời và phát triển của sản xuất lưu thông hàng hoá gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ và lưu thông tiền tệ.Tiền tệ ra đời với vai trò trung gian trao đổi giữa các loại hàng hoá khác nhau làm cho việc lưu thông và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển. Gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của các hình thức tiền tệ là quá trình phát sinh phát triển các quan hệ thanh toán tiền tệ phục vụ cho các giao dịch dân sự và thương mại.Hiện nay các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua các trung gian thanh toán (sau đây gọi chung là ngân hàng) - Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là hình thc thanh toán mà người có nghĩa vụ chi trả (người mua hàng hoá,người nhận cung ứng dịch vụ...) sử dụng tiền mặt để chi trả cho người thụ hưởng (người bán hàng hoá,người cung ứng dịch vụ...)Hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt ra đời gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ trong đời sống xã hội. - Thanh toán qua ngân hàng là việc chi trả không thực hiện trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc uỷ nhiệm cho ngân hàng thực hiện.Trong thanh toán qua ngân hàng ,các ngân hàng theo yêu cầu của người chi trả thực hiện việc chi trả hộ hoặc yêu cầu của người thụ hưởng thu hộ số tiền mà người thụ hưởng được hưởng.Việc chi trả hộ hoặc thu hộ tiền như vậy mang tính chất là một loại dịch vụ,người ta gọi là dịch vụ thanh toán. Việc thực hiện dịch vụ thanh toán của ngân hàng có thể sử dụng tiền mặt hoặc không sử dụng tiền mặt Trong đó thanh toán không sử dụng tiền mặt thực chất là nghiệp vụ chi trả được thực hiện bằng cách trích chuyển tài khoản trong hệ thống tín dụng hoặc bù trừ công nợ mà không sử dụng đến tiền mặt.Trong nền kinh tế thị trường, thanh toán qua ngân hàng chủ yếu là thanh toán không dùng tiền mặt. Hình thức thanh toán này một mặt tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện được các dịch vụ trả tiền với khối lượng lớn một cách nhanh chóng và chính xác, mặt khác tạo điều kiện cho việc tập trung được lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế làm nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. 2.Tổ chức thanh toán vốn giữa các ngân hàng. 2.1.Sự cần thiết và ý nghĩa của thanh toán vốn giữa các ngân hàng . 2.1.1 Sự cần thiết của thanh toán vốn giữa các ngân hàng . Đối với các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống: + Trong thanh toán không dùng tiền mặt được chia thành thanh toán cùng ngân hàng và thanh toán khác ngân hàng .Thanh toán cùng ngân hàng thì không liên quan đến thanh toán vốn giữa các ngân hàng còn trường hợp thanh toán khác ngân hàng nhưng trong cùng hệ thống thì phải có sự chuyển vốn từ ngân hàng phục vụ người mua sang ngân hàng phục vụ người bán.Nền kinh tế càng phát triển thì việc trao đổi hàng hoá không bó hẹp ở một địa phương mà được mở rộng ra khắp các miền của đất nước nên việc thanh toán tiền hàng hoá,dịch vụ giữa người mua và người bán qua hai ngân hàng khác nhau trở nên cần thiết. + Trong nền kinh tế ,việc chuyển cấp vốn,cấp kinh phí,chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ ngân sách...diễn ra thường xuyên,liên tục.Điều đó đòi hỏi phải có nghiệp vụ chuyển tiền từ ngân hàng này đến ngân hàng kia để đáp ứng yêu cầu của việc chuyển vốn trong nền kinh tế. + Trong phạm vi nội bộ của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng có nghiệp vụ điều chuyển vốn,cấp vốn,chuyển nhượng tài sản,nộp khấu hao lên cấp trên,chuyển lãi,lỗ...Điều đó cũng đòi hỏi phải có thanh toán vốn giữa các ngân hàng với nhau.Chẳng hạn điều chuyển vốn trong hệ thống NHNo và PTVN,trong hệ thống NHCTVN,hệ thống NHĐT và PTVN... Đối với các chi nhánh ngân hàng khác hệ thống: Xét về quản lí vốn thì mỗi hệ thống NHTM là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập nên việc quản lí,sử dụng vốn được khép kín trong từng hệ thống NHTM.Chính vì vậy mà việc thanh toán vốn giữa hai chi nhánh ngân hàng khác hệ thống không thể do một NHTM cấp chủ quản đứng lên thanh toán cho hai chi nhánh khác hệ thống mà phải do các ngân hàng tự tiến hành thanh toán vốn với nhau một cách sòng phẳng. Để phục vụ hoạt động đa dạng của nền kinh tế,hiện nay có nhiều hệ thống NHTM và TCTD khác nhau.Mặt khác khách hàng được quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản.Do vậy mối quan hệ thanh toán vốn giữa các ngân hàng ngày càng phát triển.Chính vì vậy việc nghiên cứu và xác lập phương thức quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng là hết sức cần thiết trong hoạt động ngân hàng . 2.1.2 ý nghĩa Thanh toán giữa các ngân hàng là nghiệp vụ thanh toán qua lại giữa các ngân hàng nhằm tiếp tục hoàn thành quá trình thanh toán tiền giữa các xí nghiệp, tổ chức kinh tế cá nhân với nhau mà họ không cùng mở tài khoản tại một ngân hàng hoặc thanh toán vốn trong nội bộ các hệ thống ngân hàng . Thanh toán giữa các ngân hàng có ý nghĩa rất to lớn: + Thể hiện chức năng tập trung thanh toán của ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân và điều hòa vốn trong nội bộ ngân hàng + Thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng chính là thực hiện được yêu cầu của công tác thanh toán không dùng tiền mặt.Nhanh chóng,kịp thời,chính xác,an toàn tài sản,tăng nhanh vòng quay của vốn. + Giảm chi phí lưu thông do không phải vận chuyển tiền mặt từ nơi này đến nơi khác,giảm chi phí kiểm đếm giao nhận tiền. + Góp phần tiết kiệm lượng tiền mặt trong lưu thông từ đó có tác động tới lượng tiền cung ứng trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Để làm tốt nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng thì đòi hỏi ngân hàng phải cải tiến thể lệ,chế độ thanh toán không dùng tiền mặt cho phù hợp với yêu cầu của việc trao đổi thanh toán tiền hàng hóa , dịch vụ của toàn xã hội.Tăng cường trang thiết bị,kĩ thuật phục vụ thanh toán nhanh chóng , chính xác,cải tiến việc điều hành và quản lí vốn trong ngân hàng .Chính vì vậy mà làm cho hoạt động ngân hàng phát triển phong phú về trình độ và cơ sở vật chất kĩ thuật. Các phương thức thanh toán Phương thức thanh toán phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa hai đơn vị ngân hàng với nhau.Căn cứ vào việc các ngân hàng tham gia thanh toán vốn là cùng hệ thống hoặc khác hệ thống có các phương thức thanh toán sau: -Để thanh toán trong cùng hệ thống ngân hàng có các phương thức : + thanh toán liên hàng + thanh toán bù trừ + thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại chi nhánh ngân hàng khác trong cùng hệ thống + thanh toán ủy nhiệm thu hộ,chi hộ. Để thanh toán khác hệ thống ngân hàng có các phương thức sau: + thanh toán bù trừ + thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại NHNN + thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng khác hệ thống + thanh toán ủy nhiệm thu hộ,chi hộ. ở Việt Nam,tổ chức hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng gắn liền với việc hoàn thiện mô hình tổ chức của các hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các thời kì -Thời kì năm 1989:Thời kì này ngân hàng Việt Nam tổ chức thành ngân hàng 1 cấp(không tách biệt NHNN và các TCTD nên hệ thống thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng cũng chỉ cùng 1 hệ thống. Phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng được sử dụng là phương thức thanh toán liên hàng trong đó các chi nhánh trong hệ thống trực tiếp thanh toán vốn với nhau,NHTW làm nhiệm vụ kiểm soát đối chiếu liên hàng cho toàn hệ thống. -Thời kì 1989 đến nay:Thời kì này nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường theo đó hệ thống ngân hàng 1 cấp cũng được chuyển thành ngân hàng 2 cấp với nhiều hệ thống khác nhau như hệ thống NHNN và các hệ thống NHTM.Việc cân đối,điều hòa vốn được tổ chức theo từng hệ thống,do vậy mỗi hệ thống ngân hàng đă tổ chức 1 hệ thống thanh toán dể giải quyết quan hệ thanh toán trong nội bộ hệ thống.Ngoài hệ thống thanh toán nội bộ của từng hệ thống ngân hàng còn có hệ thống thanh toán liên ngân hàng để giải quyết quan hệ thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng khác hệ thống. Trong thời kì kinh tế mở,mối quan hệ kinh tế giữa các vùng,miền khu vực không ngừng tăng lên .Khoa học tính toán,kĩ thuật điện tử không ngừng phát triển nên xu hướng chung là phải mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng với các trung tâm thanh toán hiện đại để đảm bảo thanh toán liên ngân hàng trong phạm vi khu vực và toàn quốc đạt hiệu quả cao. Các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng thời kì này tương đối phong phú,gồm: +Thanh toán liên hàng(TTLH) :Thanh toán liên hàng là phương thức thanh toán vốn giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống như hệ thống ngân hàng Công Thương ,hệ thống ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển,... Nội dung chủ yếu của phương thức này là viêc thực hiện thu hộ,chi hộ giữa hai ngân hàng trong cùng hệ thống ở địa phương khác nhau hoặc để chuyển cấp vốn điều hoà trong cùng hệ thống ngân hàng. Để thực hiện thanh toán liên hàng mỗi hệ thống quy định số hiệu riêng cho hệ thống mình.Các đơn vị thành viên tham gia thanh toán liên hàng theo sự uỷ nhiệm của ngân hàng cấp trên (NH Công Thương VN,NH Đầu Tư và Phát Triển VN...).Để tham gia thanh toán liên hàng,các ngân hàng phải đăng kí mẫu dấu, chữ kí của giám đốc ngân hàng và người được uỷ quyền;chữ kí của kế toán trưởng và người được uỷ quyền. +Thanh toán bù trừ(TTBT) : Thanh toán bù trừ là phương thức thanh toán vốn giữa 2 ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu,phải trả để thanh toán số chênh lệch (kết quả bù trừ) TTBT được áp dụng giữa các ngân hàng khác hệ thống với nhau hoặc giữa các đơn vị ngân hàng cùng 1 hệ thống ngân hàng .Trong TTBT phải có một ngân hàng chủ trì (ngân hàng chủ trì có thể là NHNN hoặc một ngân hàng thương mại nào đó),các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tại ngân hàng chủ trì và ngân hàng thành viên có sự thoả thuận với nhau,có sự cam kết về các điều kiện thanh toán Tuỳ thuộc vào phương pháp trao đổi chứng từ,chuyển số liệu mà có cơ chế TTBT trên cơ sở chứng từ giấy (TTBT giấy)và TTBT điện tử. +Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN: Theo phương thức này,việc thanh toán giữa các ngân hàng với nhau được thực hiện từng lần theo số tiền ghi trên bảng kê các chứng từ thanh toán.Ngân hàng bên trả tiền lập bảng kê kèm chứng từ gốc cho từng ngân hàng,gửi đến NHNN nơi mở tài khoản,yêu cầu NHNN trích tài khoản tiền gửi để trả cho ngân hàng thụ hưởng.Phương thức này thường áp dụng đối với những chuyển tiền nhanhvới số tiền lớn và trong việc điều chuyển vốn của các ngân hàng thương mại. +Thanh toán theo phương thức uỷ nhiệm lẫn nhau giữa hai ngân hàng: Phương thức thanh toán này được áp dụng giữa các ngân hàng cùng hoặc khác hệ thốngvà giữa 2 ngân hàng đã có sự thoả thuận và cam kết với nhau rằng ngân hàng này sẽ thực hiện thu hộ hoặc chi hộ cho ngân hàng kia trên cơ sở các chứng từ thanh toán của khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng kia.Việc thu hộ ,chi hộ giữa hai ngân hàng chỉ được tiến hành trong phạm vi những khoản thanh toán đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng.Mỗi khi phát sinh những khoản thu hộ,chi hộ ngân hàng nơi phát sinh phải gứi các chứng từ thanh toán cho NH có quan hệ để hạch toán sổ sách.Kết thúc từng định kì thanh toán,các ngân hàng phải đối chiếu số liệu với nhau,quyết toán số tiền đã thu hộ,chi hộ và thanh toán cho nhau số chênh lệch phải thu,phải trả. +Mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau để thanh toán:Phương thức thanh toán này được sử dụng cho các ngân hàng cùng hoặc khác hệ thống để thanh toán cho nhau với điều kiện các ngân hàng tham gia thanh toán phải làm thủ tục đăng kí mẫu dấu,chữ kí của người có thẩm quyền giữa hai ngân hàng .Trong phương thức này,một trong hai ngân hàng mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng kia để hạch toán các khoản thanh toán có liên quan đến hai ngân hàng .Việc thanh toán giữa hai ngân hàng được thực hiện trên cơ sở các bảng kê chứng từ do ngân hàng phát sinh nghiệp vụ lập và các chứng từ của khách hàng. II.Tổng quan về phương thức thanh toán liên hàng 1.Khái niệm Thanh toán liên hàng là việc thanh toán nội bộ giữa các chi nhánh ngân hàng tỉnh ,thành phố,sở giao dịch trong hệ thống ngân hàng.Nó là một bộ phận của thanh toán không dùng tiền mặt. 2.Các giai đoạn phát triển của phương thức thanh toán liên hàng Do yêu cầu thanh toán của xã hội ngày càng cao,và cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật mà kĩ thuật thanh toán liên hàng được cải tiến và ngày càng hoàn thiện hơn.Từ thủ công ,bán thủ công đến thanh toán điện tử,thanh toán liên hàng đã không ngừng góp phần vào công tác thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. 2.1 Liên hàng truyền thống Theo liên hàng truyền thống,các giấy báo liên hàng được viết bằng tay,việc xử lí chứng từ và kĩ thuật hạch toán theo phương pháp thủ công và luân chuyển chứng từ thì thông qua cơ quan bưu điện dưới hai hình thức là chuyển tiền thư và chuyển tiền điện.Phương thức kiểm soát và đối chiếu trong thanh toán liên hàng là phương thức “kiểm soát tập trung ,đối chiếu phân tán”. Trong phương thức này các chi nhánh trực tiếp gửi chuyển tiền cho nhau,trung tâm thanh toán làm nhiệm vụ kiểm soát tất cả các chuyển tiền sau đó lập sổ đối chiếu gửi các chi nhánh nhận chuyển tiền để các ngân hàng này đối chiếu(đối chiếu phân tán ở các ngân hàng nhận chuyển tiền). Chỉ thị số 98/NH-CT ngày 07/10/1976 của NHNN Việt Nam về thanh toán liên hàng là văn bản pháp lí đầu tiên quy định về việc áp dụng phương thức thanh toán liên hàng trong thanh toán vốn giữa các ngân hàng Việt Nam Theo đó,thanh toán liên hàng truyền thống được thực hiện trong suốt một thời gian dài từ năm 1976 đến năm 1992 và đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện chức năng trung tâm thanh toán của ngân hàng .Hình thức thanh toán này phù hợp với mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như trình độ công nghệ lúc bấy giờ. Tuy nhiên do hạn chế của hình thức thanh toán này là chứng từ thì luân chuyển chậm,hay bị thất lạc,thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra chậm trễ,vốn nằm trong thanh toán lớn gây lãng phí cho ngân hàng và cho xã hội,tốc độ luân chuyển vốn chậm không tạo đà thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển nên nó đã dần được thay thế bằng hình thức thanh toán tiến bộ hơn.Hiện nay thanh toán liên hàng truyền thống chỉ còn là cơ sở lí luận cho việc thực hiện các hình thức thanh toán liên hàng sau này. Liên hàng có ứng dụng máy vi tính ở hình thức liên hàng này,các kĩ thuật nghiệp vụ đều được thực hiện trên cơ sở nghiệp vụ thanh toán liên hàng truyền thống . Cụ thể là : Trên cơ sở chứng từ thanh toán của khách hàng hay của nội bộ ngân hàng ,bộ phận thanh toán liên hàng lập giấy báo liên hàng.Khi thanh toán liên hàng qua mạng máy vi tính,giấy báo liên hàng được lập 1 liên thay vì 3 liên như trước .Trên cơ sở giấy báo liên hàng được lập bộ phận điện toán chuyển hoá giấy báo liên hàng,chứng từ gốc thành chứng từ thanh toán điện tử rồi chuyển cho trung tâm thanh toán.Trung tâm thanh toán sẽ chuyển tiếp cho ngân hàng nhận chuyển tiền.Tại ngân hàng nhận,khi nhận được chứng từ thanh toán điện tử thì chuyển hoá thành các giấy báo liên hàng đến,các chứng từ gốc để làm chứng từ thanh toán cho khách hàng đồng thời lưu vào hồ sơ kế toán.Như vậy là ngân hàng chuyển tiền thay vì chuyển trực tiếp 1 liên giấy báo liên hàng cho ngân hàng nhận chuyển tiền mà chuyển gián tiếp qua trung tâm thanh toán bằng chương trình qua máy vi tính,và không phải gửi liên 2 giấy báo kèm sổ đối chiếu liên hàng về trung tâm.Ngân hàng nhận chuyển tiền không phải kiểm soát mẫu dấu chữ kí trong thanh toán liên hàng của ngân hàng chuyển tiền bới các giấy báo được chuyển hoá có khoá bảo mật riêng.Trung tâm thanh toán trước đây phải lập sổ đối chiếu liên hàng cho từng ngân hàng nhận có liên quan thì nay việc đối chiếu liên hàng được lập trên cơ sở máy vi tính và truyền qua mạng tới các ngân hàng thành viên.Trên cơ sở số liệu đối chiếu qua máy,bộ phận thanh toán liên hàng lập phiếu làm chứng từ hạch toán đối chiếu liên hàng.Việc kiểm soát và đối chiếu thực hiện như trong thanh toán liên hàng truyền thống:”kiểm soát tập trung,đối chiếu phân tán”. Việc sử dụng máy vi tính trong thanh toán liên hàng đã rút ngắn được thời gian luân chuyển chứng từ và làm cho quá trình thanh toán được diễn ra nhanh hơn. 2.3 Thanh toán điện tử Tên gọi của phương thức đã phản ánh rõ tính chất khác biệt với các phương thức TTLH khác.TTĐT có nghĩa là việc thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng thực hiện bằng kĩ thuật điện tử.Với việc kết nối máy tính trong nội bộ ngân hàng cũng như trong toàn hệ thống mà ta gọi là mạng máy tính cục bộ,khâu thanh toán vốn giữa các ngân hàng đã được giải quyết một cách nhanh chóng,chính xác và an toàn.TTĐT có thể nói là một cuộc cách mạng trong TTLH.Việc ứng dụng TTĐT vào ngân hàng đã khắc phục được sự chậm trễ trong TTLH.Trước kia thời gian luân chuyển có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày do phải chuyển qua bưu điện.Còn bây giờ với công nghệ tiên tiến TTĐT việc chuyển tiền thanh toán qua ngân hàng chỉ thực hiện trong một ngày thậm chí một vài giờ đồng hồ. Có một điểm cần biết ở phương thức này là tuỳ điều kiện của từng nước mà áp dụng hình thức TTĐT cho phù hợp.ở những nước mà cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thấp,sử dụng hệ thống kế toán không đồng bộ thì hình thức TTĐT sử dụng giữa các chi nhánh ngân hàng là hình thức thanh toán điện tử có chứng từ,tức là giữa các ngân hàng có sự nối mạng thanh toán với nhau nhưng phải in ra chứng từ để hạch toán.Hình thức này hoàn toàn phù hợp với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.Một hình thức khác của thanh toán điện tử là thanh toán điện tử không có chứng từ.Đó là hình thức thanh toán mà việc hạch toán được thực hiện 1 cách tự động.Hình thức này được sử dụng giữa các chi nhánh ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại,sử dụng hệ thống kế toán đồng bộ. III. Những vấn đề chung về Thanh Toán Điện Tử. 1.Khái niệm về TTĐT Thanh toán điện tử là phương thức thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống thông qua mạng máy tính. Nó được phát sinh trên cơ sở thanh toán không dùng tiền mặt,thanh toán công nợ,thanh toán cấp vốn và điều hoà vốn trong từng hệ thống ngân hàng . Theo quy chế của NHCTVN TTĐT được hiểu là việc chuyển tiền và hoàn tất một lệnh thanh toán thông qua mạng máy tính giứa các chi nhánh trong nội bộ NHCTVN.TTĐT có thể là chuyển có hoặc chuyển nợ đã được uỷ quyền.Phương thức TTĐT của NHCTVN là sự kế thừa và thay thế phương thức TTLH truyền thống,liên hàng qua mạng máy vi tính bằng 1 chương trình thanh toán mới nhờ việc áp dụng những thành tưụ của công nghệ thông tin.TTĐT tại NHCTVN là chương trình hạch toán quản lí điều hành vốn tập trung trong hệ thống NHCTVN, giúp NHCTVN điều hành vốn một cách linh hoạt,việc thanh toán giữa các ngân hàng diễn ra nhanh chóng thuận tiện.Đồng thời cũng giúp nâng cao vị thế của hệ thống NHCTVN trong hệ thống các ngân hàng thương mại VN. 2.Những quy định chung về TTĐT. Mọi khách hàng giao dịch với ngân hàng được tham gia hệ thống TTĐT theo cơ chế thanh toán qua ngân hàng ban hành theo quy định số 22/QĐNH1 của thống đốc NHNN. Khi có nhu cầu thanh toán trong hệ thống ngân hàng ,khách hàng(người phát lệnh thanh toán)phải lậpvà nộp chứng từ vào chi nhánh của ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng gửi lệnh)theo đúng quy định của ngân hàng .Các nghiệp vụ phát sinh trong TTĐT được hoàn tất trong một ngày làm việc.Trường hợp khách hàng yêu cầu chi nhánh ngân hàng phục vụ chuyển nhanh thì hoàn tất từ 1 đến 3 giờ. Các trưởng phòng kế toán chi nhánh ngân hàng chịu trách nhiệm về kiểm soát tính hợp lệ,hợp pháp các chứng từ thanh toán,về quy trình chuyển tiền đi và đến cũng như hạch toán vào các TK thích hợp. Trung tâm điện toán ngân hàng chịu trách nhiệm về đảm bảo kĩ thuật của các thông tin trên đường truyền từ thông tin thanh toán đến các chi nhánh ngân hàng .Căn cứ vaò chức năng nhiệm vụ đã được giao,cá nhân tham gia thanh toán chấp hành nghiêm túc quy định của chế độ TTĐT. 3.Những quy định cụ thể về TTĐT. 3.1 Tài khoản TTĐT: Quy trình TTĐT đồng thời là quy trình hạch toán quản lí điều hành vốn tập trung trong hệ thống NHCT Việt Nam.Để cho phù hợp với cơ chế quản lí vốn của mình,NHCT Việt Nam sử dụng một tài khoản duy nhất là điều chuyển vốn để hạch toán toàn bộ nghiệp vụ chuyển tiền đi và chuyển tiền đến.Tại trung tâm thanh toán(TTTT) và các chi nhánh ngân hàng Công Thương (CNNHCT) mở các tài khoản cấp V,chi tiết theo từng nguồn vốn bao gồm: Tài khoản 5191.01999-Điều chuyển vốn trong kế hoạch bằng VNĐ. Tài khoản 5191.02999-Điều chuyển vốn ngoài kế hoạch bằng VNĐ. Tài khoản 5191.04999-Điều chuyển vốn tài trợ uỷ thác đầu tư bằng VNĐ. Tài khoản 5191.05999-Điều chuyển vốn khoanh nợ bằng VNĐ. Tài khoản 5191.06999-Điều chuyển vốn kí quỹ bằng VNĐ. Tài khoản 5191.07999-Điều chuyển vốn quá hạn bằng VNĐ. Tài khoản 5191.08999-Điều chuyển vốn chờ thanh toán bằng VNĐ. Tài khoản 5191.09999-Điều chuyển vốn thanh toán khác hệ thống bằng VNĐ Trong đó ba tài khoản đầu được thực hiện qua mạng máy tính trên cơ sở các chứng từ TTĐT đi và đến.Các tài khoản còn lại chỉ để hạch toán tại CNNHCT hoặc TTTT trên cơ sở thực hiện các mối quan hệ với ba tài khoản đầu. NHCT Việt Nam mở tài khoản chi tiết cho từng chi nhánh đối với từng loại vốn theo từng mã chi nhánh( mã chi nhánh NHCT Đống Đa là 126). Tất cả các khoản thanh toán điều chuyển vốn đều thông qua tài khoản điều chuyển vốn trong kế hoạch. Các khoản sai sót nhầm lẫn được hạch toán vào một tài khoản:Điều chuyển vốn chờ thanh toán. Nội dung tính chất các tài khoản được thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành của NHCTVN được quy định tại quyết định số 70/QĐ-NHCT10 ngày 01/03/1999 của tổng giám đốc NHCTVN về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán NHCTVN 3.2 Chứng từ điện tử. Trong thanh toán liên hàng truyền thống chứng từ sử dụng hoàn toàn là bằng giấy.Đó là các loại giấy báo liên hàng dùng làm lệnh thanh toán vốn trong nội bộ ngân hàng ,các chứng từ gốc dùng làm căn cứ thanh toán vốn của khách hàng hoặc nội bộ ngân hàng .Và chứng từ được luân chuyển bằng thư hoặc bằng điện qua cơ quan bưu điện.Còn trong TTĐT điện tử thay thế cho các chứng từ giấy là các chứng từ điện tử. 3.2.1 Khái niệm Chứng từ điện tử là hình thức của lệnh thanh toán được sử dụng trong TTĐT,thay thế cho chứng từ bằng giấy,được truyền đi giữa các ngân hàng qua mạng vi tính.Chứng từ điện tử được tạo trên hệ thống máy vi tính thông qua việc chuyển hoá chứng từ giấy thành chứng từ điện tử.Khi chuyển hoá phải đảm bảo đúng mẫu đã được cài đặt trong máy,đầy đủ các yếu tố của chứng từ điện tử và chính xác với số liệu gốc.Chương trình thanh toán điện tử đã cài đặt sẵn các mẫu chứng từ như :Giấy nộp tiền,NPTT(cá nhân);uỷ nhiệm chi doanh nghiệp;séc chuyển khoản... Chứng từ điện tử được chuyển hoá thành chứng từ giấy để vừa làm căn cứ để hạch toán tài khoản điêù chuyển vốn vừa làm chứng từ cho khách hàng. 3.2.2 Nội dung chứng từ điện tử: Theo điều 4 quy định 308-QĐ/NH2 ngày 16-09-1997,chứng từ điện tử có các yếu tố sau: Tên gọi của chứng từ (vd:UNC,UNT...). Số kí hiệu chứng từ và kí hiệu loại nghiệp vụ. Ngày,tháng,năm lập chứng từ điện tử,ngày giá trị của chứng từ điện tử. Tên,địa chỉ ,số hiệu tài khoản của đơn vị cá nhân chuyển tiền. Tên,địa chỉ ,số hiệu tài khoản của đơn vị cá nhân thụ hưởng. Tên,địa chỉ,mã ngân hàng thanh toán. Tên,địa chỉ,mã ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng. Nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chỉ tiêu về số lượng và giá trị. Chữ kí điện tử của người lập và những người liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu trên chứng từ. Ngoài các chứng từ điện tử trên ngân hàng còn dùng đến các mẫu điện tra soát, các mẫu bảng kê,báo cáo TTĐT...Các chứng từ này cũng được cài đặt sẵn trên máy. 4.Quy trình nghiệp vụ TTĐT. * Tham gia vào quy trình TTĐT gồm: + Người khởi tạo:là người phát lệnh thanh toán đầu tiên của 1 khoản TTĐT. + Người nhận:là người thụ hưởng khoản chuyển tiền trong trường hợp chuyển “có”,hoặc người thanh toán cuối cùng trong trường hợp chuyển “nợ”. + Ngân hàng khởi tạo (NHA): là đơn vị ngân hàng phục vụ người khởi tạo. + Ngân hàng nhận lệnh(NHB): là đơn vị ngân hàng phục vụ người nhận. + Trung tâm thanh toán (TTTT): chịu trách nhiệm tổ chức thanh toán,kiểm soát nghiệp vụ thanh toán và thực hiện hạch toán quyết toán các khoản thanh toán điện tử của cả hệ thống. + Lệnh chuyển “có”,chuyển “nợ”: là lệnh của NHA gửi NHB để thanh toán tiền với người nhận theo lệnh của NHA. + Chữ kí điện tử: là loại khoá bảo mật tham gia hệ thống TTĐT được xác định duy nhất cho mỗi cá nhân khi thực hiện chức năng,nhiệm vụ của mình và đã đăng kí với TTTT. + Chương trình phần mềm TTĐT,máy vi tính,mođem truyền tin,đường truyền nội bộ (thuê bao kênh thoại của bưu điện). * Quy trình cụ thể như sau: Khách hàng Tại ngân hàng khởi tạo (NHA): Thanh toán viên trưởng phòng kế toán Thanh toán điện tử 1.Khách hàng có nhu cầu thanh toán,lập và nộp vào chi nhánh NHCT nơi mình mở tài khoản các chứng từ hợp pháp,hợp lệ theo cơ chế thanh toán qua ngân hàng cuả NHNN và hướng dẫn của NHCT VN đối với từng thể thức thanh toán. 2.Thanh toán viên nhận chứng từ của khách hàng nộp vào phải tiến hành kiểm soát tính hợp lệ,hợp pháp của chứng từ,kiểm tra trên số dư tài khoản của khách hàng.Nếu đủ điều kiện thanh toán viên sẽ xử lí:lập chứng từ TTĐT đối với các giao dịch tức thời và đủ điều kiện kĩ thuật hoặc kí tên trên chứng từ rồi chuyển sang bộ phận TTĐT chuyên trách. 3.Bộ phận TTĐT có trách nhiệm: - Kiểm tra lại các yếu tố của chứng từ và chữ kí của thanh toán viên. - Tiến hành chuyển hóa chứng từ giấy thành chứng từ điện tử cùng thể thức thanh toán(UNC, séc bảo chi của doanh nghiệp hoặc cá nhân).Mỗi chứng từ thanh toán được chuyển hóa thành 1 lệnh chứng từ điện tử. - Sau khi lập xong chứng từ bằng máy thì tiến hành in chứng từ chuyển tiền , kí tên kèm theo chứng từ gốc chuyển cho trưởng phòng kế toán(hoặc người được ủy quyền). 4.Trưởng phòng kế toán(hoặc người được ủy quyền) có trách nhiệm : - Kiểm soát tính hợp pháp,hợp lệ của chứng từ gốc;sự khớp đúng giữa chứng từ gốc với chứng từ in ra và chứng từ trên máy tính. - Nếu hợp pháp ,hợp lệ và khớp đúng thì tính kí hiệu mật bằng máy;ghi kí hiệu mật và kí tên vào chứng từ lưu trữ trước khi quyết định chuyển đi. - Chứng từ gốc và chứng từ TTĐT được giao lại cho thanh toán viên để hạch toán và lưu trữ. Khách hàng Thanh toán viên Trưởng phòng kế toán Thanh toán điện tử Tại ngân hàng nhận lệnh (NHB): 1.Bộ phận TTĐT bố trí cán bộ chuyên trách trực đảm bảo tính liên lạc để nhận chuyển tiền đến. Khi phát sinh nghiệp vụ thanh toán đến bộ phận TTĐT thông báo kịp thời cho trưởng phòng kế toán(hoặc người được ủy quyền). 2. Trưởng phòng kế toán khi nhận được thông báo phải: - Thực hiện việc giải mã và kiểm tra kí hiệu mật kịp thời. - In biểu thống kê các chứng từ TTĐT đến đã được kiểm tra kí hiệu mật để làm cơ sở kiểm tra và kí trên chứng từ phục hồi. 3. Thanh toán viên: - Tiến hành phục hồi chứng từ sau đó sắp xếp chứng từ vế nợ riêng,vế có riêng theo thứ tự số hiệu ngân hàng khởi tạo từ nhỏ đến lớn. - Kí tên vào nơi quy định trên chứng từ rồi chuyển cho trưởng phòng kế toán (hoặc người ủy quyền) kí. - Sau khi nhận được chứng từ do trưởng phòng kế toán ( hoặc người được ủy quyền) chuyển đến thanh toán viên phải hạch toán kịp thời các khoản chuyển tiền nhanh để đáp ứng nhu cầu chi trả của khách hàng.Đối với các khoản thanh toán trong ngày thì khách hàng chỉ được phép sử dụng số vốn mới nhận được trong ngày vào ngày tiếp theo. * Tại Trung tâm Thanh toán: TTTT thực hiện chức năng quản lí và thanh toán vốn tập trung của toàn hệ thống NHCTVN (bao gồm cả thanh toán ra ngoài hệ thống,khác địa bàn tỉnh thành phố). Mọi nghiệp vụ phát sinh từ NHA và kết thúc tại NHB đều được hạch toán tập trung tại TTTT.Do vậy TTTT phải mở đầy đủ các TK điều chuyển vốn cho từng chi nhánh,TK của chi nhánh nào sẽ mang số hiệu của chi nhánh đó.Đối với các khoản điều chuyển vốn TTTT sẽ có hạn mức và thời hạn cho từng loại vốn của mỗi chi nhánh NHCT. Khi nhận được điện từ NHA tại TTTT có chương trình tự động tiến hành kiểm soát tính hợp lệ của bức điện,kiểm tra chữ kí điện tử của trưởng phòng kế toán,kiểm tra hạn mức thấu chi của NHA: - Những bức điện không hợp lệ sẽ bị hủy tại TTTT và thông báo lại cho NHA. - Những bức điện quá hạn mức thấu chi được xếp vào hàng đợi chờ xử lí theo chế độ. - Đối với những bức điện đã đảm bảo đủ điều kiện,chương trình sẽ tự động phân loại các chuyển tiền theo các nội dung: + Tính chất nợ hay có: Trong đó các chuyển tiền._. có được chuyển đi ngay,các chuyển tiền nợ TTTT kiểm soát theo quy chế nếu không đúng sẽ bị trả lại. + Yêu cầu thanh toán tức thời:Các chuyển tiền nhanh được hạch toán và chuyển tiền đi tức thời.Các chuyển tiền bình thường dược chuyển đi theo chu kì tự động(2-3 lần trong 1 ngày). + Giá trị thanh toán lớn-nhỏ:Các chuyển tiền có số tiền lớn được kiểm soát chặt chẽ hơn trước khi chuyển đi ngân hàng nhận. + Phạm vi thanh toán trong hệ thống-ngoài hệ thống:Các chuyển tiền trong hệ thống sau khi qua các khâu kiểm soát được hạch toán tự động chuyển sang vùng tự động chuyển đi.Các chuyển tiền ra ngoài hệ thống được chuyển sang vùng riêng để 1 bộ phận giải mã phục hồi chứng từ đưa đi thanh toán bù trừ với các TCTD và NHNN TW. + Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp-cá nhân:Các chuyển tiền của doanh nghiệp được ưu tiên hơn các chuyển tiền cá nhân. Mọi khoản chuyển tiền đều hạch toán tự động qua TTTT. * Nhầm lẫn và điều chỉnh -Nhầm lẫn và điều chỉnh tại NHA: + Nếu nhầm lẫn được phát hiện khi thanh toán viên lập chứng từ điện tử,trưởng phòng kế toán chưa tính kí hiệu mật ,thanh toán viên được phép sửa chữa và in lại chứng từ cho đúng + Nếu nhầm lẫn phát hiện sau khi trưởng phòng kế toán đã tính kí hiệu mật nhưng chưa quyết định chuyển đi thì tuyệt đối không được sửa chữa.Trưởng phòng kế toán phải lập biên bản huỷ bỏ sau đó lập chứng từ đúng chuyển đi (biên bản theo mẫu quy định và được quản lí trong hệ thống thanh toán). + Nếu nhầm lẫn phát hiện sau khi đã chuyển đi: Trường hợp sai thiếu:ngân hàng gửi lệnh phải điện báo bằng thư tra soát ngay về ngân hàng nhận lệnh,thông báo rõ chứng từ chuyển thiếu để ngân hàng nhận xử lí kịp thời (thông báo gửi bằng thư tín điện tử qua mạng máy tính của NHCTVN).Sau khi đã điện tra soát cho ngân hàng nhận,ngân hàng gửi lệnh lập biên bản xác định nguyên nhân,trách nhiệm và căn cứ vào biên bản lập chuyển tiền bổ sung số tiền thiếu chuyển tiếp về ngân hàng nhận. Trường hợp sai thừa: ngân hàng gửi lệnh phải điện tra soát(bằng thư điện tử)ngay cho ngân hàng nhận chuyển tiền biết.Ngân hàng gửi lập ngay biên bản xác định nguyên nhân,quy trách nhiệm cá nhân gây sai lầm đồng thời lập chuyển tiền ngược vế thu hồi số tiền đã chuyển thừa đi ngân hàng nhận để xử lí. Trường hợp sai ngược vế:ngân hàng gửi lệnh phải báo ngay cho ngân hàng nhận lệnh đồng thời lập biên bản xác định nguyên nhân và lập chuyển tiền ngược vế (dùng mẫu điện chuyển tiền nội bộ) xử lí tất toán chuyển tiền sai (kèm theo biên bản đã lập)đồng thời lập điện chuyển tiền đúng chuyển đi bình thường. -Nhầm lẫn và điều chỉnh tại NHB Trường hợp sai thừa: Nhận được thông báo chuyển tiền thừa của ngân hàng gửi lệnh: +Nếu chưa nhận được chuyển tiền đến,ngân hàng nhận đăng kí vào sổ theo dõi để khi chuyển tiền đến xử lí kịp thời.Khoản chuyển thừa hạch toán vào TK điều chuyển vốn chờ thanh toán.Tất toán TK này khi nhận được chuyển tiền xử lí do ngân hàng gửi lệnh chuyển đến +Nếu đã hạch toán vào TK của khách hàng thì khi nhận được chuyển tiền thừa của ngân hàng gửi lệnh ,ngân hàng nhận lệnh hạch toán ngược lại.Nhưng nếu khách hàng đã sử dụng hết tiền trên TK,ngân hàng nhận lệnh hạch toán vào tài khoản điều chuyển vốn chờ thanh toán. Tất toán TK điều chuyển vốn chờ thanh toán khi khách hàng đem nộp tiền vào tài khoản để thanh toán.Hoặc nếu sau khi đã tìm mọi biện pháp mà vẫn không thu hồi được hoặc thu chưa đủ thì ngân hàng nhận lập biên bản ghi đầy đủ quá trình xử lí thu hồi tại chi nhánh có xác nhận của chính quyền địa phương và các cơ quan pháp luật,chuyển trả lại ngân hàng gửi . * Quyết toán thanh toán -Quyết toán thanh toán cuối ngày +Tại NHA: Hàng ngày NHA phải chấm dứt chuyển tiền đi đúng 15h30. Từ 15h30 đến 16h30 NHA đối chiếu tập tin chuyển đi trong ngày với TTTT. Từ 16h30 đến 17h00 NHA hạch toán nội bảng ,lập các báo biểu thống kê,báo cáo ngày theo mẫu biểu đã lập sẵn trong chương trình. Từ 17h00 đến 18h00 NHA chuyển tập tin hạch toán nội dung bảng các chuyển tiền đi,các báo biểu thống kê,báo cáo ngày...về TTTT (Nhưng chưa được lưu trữ chờ TTTT thông báo đã điều chỉnh đúng mới được lưu trữ). +Tại NHB: NHB nhận bảng kê cuối cùng vào 16h00(có thể muộn hơn do sự cố TTTT sẽ thông báo cho ngân hàng có nhận chuyển tiền muộn).Sau khi nhận lệnh chuyển tiền cuối cùng,ngân hàng thực hiện ngay việc đối chiếu nhanh với TTTT tập tin nhận đến trong ngày. Từ 16h00 đến 17h00 NHB hạch toán nội bảng ,lập các báo biểu thống kê. Từ 17h00 đến 18h00 NHB hạch toán chuyển tiền đến trong ngày về TTTT(nhưng chưa được lưu trữ chờ TTTT thông báo đã điều chỉnh đúng mới được lưu trữ). +Tại TTTT: Cuối mỗi ngày sau khi đối chiếu với mỗi chi nhánh NHCT số liệu phải được chuẩn hoá như sau: Doanh số chuyển đi trong ngày giữa NHA và TTTT phải khớp đúng. Tổng doanh số chuyển đi trong ngày với tổng doanh số nhận đến trong ngày phải bằng nhau. Mọi lí do chênh lệch phải được xử lí và giải quyết trước khi kết thúc khoá sổ ngày TTĐT. -Quyết toán tháng +Tại các CNNHCT:chậm nhất vào ngày 3 tháng sau(sau khi chi nhánh NHCT đã hoán thành báo cáo cân đối của tháng trước)các chi nhánh phải chuyển tập tin báo cáo TTĐT của tháng đó về TTTT gồm các mẫu: Báo cáo TTĐT tháng. Sao kê chi tiết thống kê điều chuyển vốn chờ thanh toán Báo cáo thanh toán theo cơ chế thanh toán của NHNN Các báo biểu thống kê. +Tại TTTT: Khi nhận tập tin báo cáo của CN,NHCT phải đối chiếu doanh số phát sinh trong tháng,số dư cuối tháng của từng tài khoản đảm bảo sự khớp đúng tuyệt đối với số hiệu hạch toán tại TTTT và với số liệu trên bảng cân đối tài khoản của CNNHCT(đối chiếu tự động). Các TK điều chuyển vốn chờ thanh tón của CNNHCT có số dư phải tìm nguyên nhân và hướng dẫn chi nhánh NHCT xử lí kịp thời. Tổng hợp các báo cáo,báo biểu thống kê,đối chiếu khớp đúng với bảng cân đối tổng hợp để làm cơ sở cho các khối chỉ đạo nghiệp vụ. -Quyết toán năm: Các ngân hàng gửi lệnh phải chấm dứt việc chuyển lệnh thanh toán cuối cùng đúng giờ quy định của TTTT.Sau đó tiến hành đối chiếu doanh số thanh toán ngày 31-12 và doanh số tháng,doanh số năm với TTTT Các ngân hàng nhận chuyển tiền phải đợi TTTT thông báo đã chuyển hết lệnh thanh toán đến trong ngày và cho lệnh khoá sổ ,ngân hàng nhận mới được khoá sổ đồng thời tiến hành tập tin đối chiếu đến trong ngày,doanh số đến trong tháng,doanh số đến trong năm với TTTT. Chương II công tác thanh toán điện tử tại Ngân hàng công thương đống đa I.Vài nét về Ngân hàng Công Thương Đống Đa. 1.Lịch sử hình thành và phát triển. Tiền thân NHCT Đống Đa là phòng thương nghiệp của khu Đống Đa, được thành lập năm 1955.Đến năm 1957 từ địa chỉ 173 phố Khâm Thiên phòng chuyển sang số 237 và đổi thành chi điếm NHNN khu Đống Đa.Năm 1960 chi điếm chuyển về đóng tại tầng 1 khu tập thể 4 tầng (ngay cạnh nơi NHCT Đống Đa đóng hiện nay).Năm 1987 thì được đổi thành chi nhánh NHNN quận Đống Đa và 2 năm sau được bầu là trưởng chi nhánh NHNN trên địa bàn Hà Nội. Vào thời điểm này,hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thay đổi lớn.Hệ thống ngân hàng 1 cấp trước đó được tách ra làm 2 hệ thống ngân hàng là hệ thống NHNN và hệ thống NHTM để làm những chức năng,nhiệm vụ riêng biệt là quản lí và kinh doanh. NHCT Việt Nam là một trong bốn hệ thống NHTM quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26-03-1988.Và ngày 29/3/1993 theo quyết định số 93/LHCT/TCCB của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam,NHCT Đống Đa mới được chính thức là 1 thành viên của hệ thống NHCT Việt Nam và ngày 24/7/1993 ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 108565 của trọng tài kinh tế Hà Nội .Hiện nay trụ sở chính của NHCT Đống Đa đang đóng tại số 187 phố Tây Sơn. Bước đầu hoạt động của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn bởi trước đây đang còn là đơn vị hạch toán trực thuộc NHNN chịu sự chỉ đạo trực tiếp của NHNN TW.Mọi hoạt động đều mang tính bao cấp,có kinh doanh nhưng thường bị thua lỗ.Trong thời kì mở cửa của nền kinh tế,NHCT Đống Đa phải tìm mọi cách để tiép cận với thị trường.Một phần nhờ vào lợi thế về địa bàn là nơi có mật độ dân cư đông đúc,có nhiều khu công nghiệp lớn đa dạng,tập trung nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp như ngành cơ khí,hộ cá thể và tư nhân nên ngân hàng đã từng bước khắc phục được khó khăn:huy động được nguồn vốn lớn,cho vay chủ yếu đối với doanh nghiệp,kinh doanh có lãi ...Và đến nay ngân hàng luôn là một trong những ngân hàng đứng đầu của hệ thống NHCT. Các chức năng hoạt động của NHCT Đống Đa là: -Góp phần điều hòa vốn VNĐ trong toàn quốc. -Trực tiếp kinh doanh về tiền tệ-tín dụng và dịch vụ ngân hàng -Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và kinh doanh ngoại hối. Trong quan hệ với các ngân hàng khác,ngân hàng luôn chú trọng mở rộng quan hệ để vừa cộng tác trong công việc vừa để học hỏi kinh nghiệm.Hiện ngân hàng có quan hệ với 450 ngân hàng tại hơn 40 nước và khu vực.Ngân hàng còn là thành viên của hệ thống tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT) có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và dịch vụ quốc tế một cách nhanh chóng thuận tiện hiệu quả nhất với các phương tiện công nghệ ngân hàng hiện đại. 2.Cơ cấu tổ chức NHCT Đống Đa là chi nhánh loại 1 của NHCT Việt Nam và cũng là một chi nhánh lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội cả về quy mô và phạm vi hoạt động bao gồm: + 1 trụ sở chính ở 187 phố Tây Sơn. + 2 phòng giao dịch tại phường Cát Linh và Kim Liên + Hệ thống các bàn tiết kiệm gồm 14 quỹ tiết kiệm. Tại trụ sở chính 187/Tây Sơn có 8 phòng ban chức năng là: phòng kinh doanh,phòng kế toán,phòng kinh doanh đối ngoại,phòng điện toán,phòng kho quỹ,phòng nguồn vốn,phòng kiểm tra kiểm soát,phòng tổ chức hành chính.Trong đó,chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng là: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ cho vay,thu nợ và quản lí dư nợ.Quân số của phòng là 50 người. Phòng kế toán gồm các bộ phận chính sau: + Kế toán thanh toán:Bộ phận này được chia thành 4 bộ phận nhỏ là bộ phận TTBT,bộ phận TTĐT,quầy séc bảo chi,thanh toán bằng ủy nhiệm thu,uỷ nhiệm chi.Theo đó,các thanh toán viên thì có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng,quản lí tiền gửi,tiền vay của khách hàng.Các cán bộ TTBT,TTĐT thực hiện các công việc thuộc về nghiệp vụ của mình. + Kế toán nội bộ có nhiệm vụ là quản lí vốn của ngân hàng ,hạch toán tài vụ,quản lí và hạch toán toàn bộ những chi tiêu nội bộ của ngân hàng . + Kế toán tiết kiệm: Phòng nguồn vốn sau khi huy động thì chuyển tất cả các chứng từ về bộ phận kế toán tiết kiệm. + Bộ phận kiểm soát kiểm tra,kiểm soát về tính hợp lệ của chứng từ.Việc kiểm soát được thực hiện bằng tay,sau đó phân ra chứng từ tương ứng với mỗi bộ phận + Bộ phận báo biểu có nhiệm vụ làm số liệu tập hợp toàn chi nhánh. + Bộ phận báo giấy tờ in Tổng số cán bộ nhân viên của phòng kế toán hiện nay là 50 người. Phòng kinh doanh đối ngoại có nhiệm vụ quản lí các khoản tiền vay ngoại tệ gồm tiền gửi,tiền vay,LC,chuyển ngoại tệ ra nước ngoài và các dịch vụ khác về ngoại hối như mua ngoại tệ,quản lí tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp,cá nhân...Quân số cán bộ trong phòng là 15 người. Phòng điện toán có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các phát sinh của ngân hàng từ phòng kế toán chuyển sang để xử lí bằng máy tính,cuối ngày lên bảng cân đối hàng ngày,hàng tháng,hàng quý,hàng năm.Phòng điện toán được nối mạng với phòng kinh doanh ngoại hối và phòng kế toán của ngân hàng.Quân số cán bộ trong phòng là 10 người. Phòng kho quỹ làm nhiệm vụ thu chi tiền tệ (là tiền mặt VNĐ và ngoại tệ) trong các trường hợp sau: + Phòng nguồn vốn khi thu được tiền gửi của dân cư đưa về phòng kho quỹ. + Thu tiền của khách hàng gửi về ngân hàng . + Chi tiền gửi của khách hàng khi họ rút tiền ra. + Chi các khoản tiền vay bằng tiền mặt. + chi và thu khác. Ngoài ra phòng còn nhiệm vụ quản lí tài sản thế chấp. Quân số cán bộ trong phòng là 48 người. Phòng nguồn vốn có 10 phòng ban bao gồm một mạng lưới tiết kiệm của các phường thuộc địa bàn quận,cụ thể là có 14 quỹ tiết kiệm(là các quỹ số 29,30,32,33,34,35,36,37,38,39,41,42,43,46).Phòng có nhiệm vụ thu hút tiền gửi dân cư trên địa bàn (cả nội tệ và ngoại tệ).Quân số cán bộ của phòng là 72 người. Phòng kiểm tra kiểm soát tiến hành kiểm tra,kiểm soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng ví dụ như kế toán,tín dụng,ngoại hối... xem có đúng với chế độ quy định của Nhà nước,của ngành đặc biệt là kiểm tra các hoạt động cho vay kinh doanh.Tổng số cán bộ là 10 người. Phòng tổ chức hành chính với 30 người được chia làm 2 bộ phận : + Tổ chức nhân sự:bố trí,sắp xếp và tổ chức nhân lực của cơ quan. + Hành chính quản trị :chịu trách nhiệm về hậu cần của cơ quan gồm quản lí tài sản cố định,trangthiết bị ,bảo vệ cơ quan... - Phòng giao dịch: Việc thành lập thêm hai phòng này nhằm mục đích thu hút tiền gửi và tiền vay.Phòng này có chức năng thu hút nguồn vốn và cho vay,hạch toán và báo sổ về trung tâm hàng ngày.Cơ cấu tổ chức gồm bộ phận tiết kiệm,kế toán,tín dụng,thủ quỹ.Quân số mỗi phòng là 11 người Tổ chức nhân sự của NHCT Đống Đa: Tính đến hiện nay NHCT Đống Đa có hơn 300 cán bộ công nhân viên với 90% là nữ.Đứng đầu là nữ giám đốc Nguyễn.T . Minh Nguyệt và 2 phó giám đốc Nguyễn.T.Oanh,Huỳnh.T.Kim Hoa.Với bộ máy quản lí giỏi cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực,nhạy bén trong kinh doanh,NHCT Đống Đa thời gian qua luôn là một trong những ngân hàng hàng đầu của hệ thống NHCT về tổ chức cũng như kinh doanh.Năm 2001,NHCT Đống Đa được trao danh hiệu là một trong ba đơn vị xuất sắc của hệ thống Công Thương. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCT Đống Đa Ban giám đốc Phòng kiểm tra Phòng nguồn vốn Phòng kho quỹ Phòng giao dịch Kim Liên Phòng điện toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng kinh doanh Phòng giao dịch Cát Linh 3.Khái quát kết quả kinh doanh của NHCT Đống Đa trong năm 2001. 3.1 Tình hình huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VNĐ và ngoại tệ)đạt 2175 tỉ đồng,tăng so với năm 2000 là 328 tỉ đồng,tốc độ tăng là 117,7% so với kế hoạch tăng 6%.Trong đó: Nguồn vốn ngoại tệ ( quy ra VNĐ) là 553 tỉ đồng tăng 18% so với năm 2000,chiếm tỉ trọng 25% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn nội tệ là 1622 tỉ đồng tăng 17% so với năm 2000 chiếm tỉ trọng 75% tổng nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn phân theo hình thức huy động là: -Tiền gửi tiết kiệm:1408 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 65% bằng 118% so với cuối năm 2000,tăng 211 tỉ đồng. -Tiền gửi của tổ chức kinh tế:767 tỉ đồng,chiếm tỉ ltrọng 35% bằng 118% so với cuối năm 2000 tăng 117 tỉ đồng. Với nhiều biện pháp huy động như:tổ chức mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm của 14 quỹ trên địa bàn đông dân cư;thường xuyên có tổ thu tiền mặt tại xí nghiệp bán lẻ xăng dầu,thu đột xuất ở đơn vị có nhiều tiền mặt;tổ chức thu tiền mặt vào các ngày nghỉ cho các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn,tạo tâm lí yên tâmvà tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng ;đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của khách hàng giải quyết được nhanh chóng kịp thời...chi nhánh đã đảm bảo cho tốc độ nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh ổn định và vững chắc.Năm 2001 nguồn vốn tiếp tục tăng tuy nhiên có chiều hướng giảm đi so với các năm trước.Nguyên nhân là: Tiền gửi doanh nghiệp nhìn chung không được ổn định,do một số doanh nghiệp có nhu cầu giải ngân cho các dự án theo tiến độ. Tiền gửi tiết kiệm dân cư:trong năm Nhà nước đã nhiều lần hạ lãi suất tiền gửi VNĐ và ngoại tệ,bên cạnh đó có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn nên đã xảy ra tình trạng rút tiền ở ngân hàng có lãi suất thấp đến gửi ở ngân hàng có lãi suất cao hơn,rút VNĐ mua ngoại tệ nên tiền gửi ngoại tệ tăng lên,tiền gửi VNĐ giảm. Mặc dù vậy,chi nhánh đã làm tốt chính sách phục vụ khách hàng,cải tiến phong cách phục vụ thuận lợi,nhanh chóng,đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư và tổ chức kinh tế. 3.2 Tình hình sử dụng vốn. Doanh số cho vay năm 2001 đạt 1656 tỉ đồng,doanh số thu nợ đạt 1136 tỉ đồng. Tính đến 31/12/2001 số khách hàng có quan hệ tín dụng là 650 khách hàng trong đó có 110 đơn vị quốc doanh.Dư nợ đến 31/12/2001 đạt:1.521 tỉ đồng,bằng 151,9% so với 31/12/2000,tăng 520 tỉ đồng,vượt 1,4 % so với kế hoạch NHCTVN giao.Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt:850 tỉ đồng,bằng 143% so với cuối năm 2000 chiếm tỉ trọng 56% tỏng dư nợ. Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt: 671 tỉ đồng bằng 164% so với cuối năm 2000 tăng 263 tỉ đồng,chiếm tỉ trọng 44 % tổng dư nợ. Riêng dư nợ ngoại tệ đạt: 361 tỉ đồng(quy VNĐ),bằng 100,2 % so với cuối năm 2000,chiếm tỉ trọng 24%. Dư nợ kinh tế quốc doanh đạt: 1384 tỉ đồng,bằng 156% so với cuối năm 2000,chiếm tỉ trọng 91% tổng dư nợ. Dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh đạt:137 tỉ đồng,bằng 117% so với cuối năm 2000,chiếm tỉ trọng 9% tổng dư nợ. Nợ quá hạn và nợ liên quan đến vụ án chiếm tỉ trọng 1,67% trên tổng dư nợ,so với cuối năm 2000 giảm:-0,29%. Năm 2001 công tác tín dụng của NHCT Đống Đa diễn ra theo chiều hướng tích cực.Doanh số cho vay tăng và chủ yếu là do cho vay quốc doanh.Việc khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước là do chủ trương đầu tư vốn của ngân hàng là tập trung tài trợ cho các dự án của doanh nghiệp quốc doanh.Ngoài ra do hoạt động của một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có hiệu quả,trình độ quản lí kinh doanh,ý thức tuân thủ pháp luật còn yếu...nên không kích thích ngân hàng xuất vốn đầu tư . Dư nợ quá hạn của ngân hàng tiếp tục giảm là dấu hiệu đáng mừng.Nó phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng như khả năng lành mạnh các khoản tín dụng và hiệu quả của các biện pháp phòng tránh rủi ro trong qua trình kinh doanh. Hoạt động bảo lãnh:Trong năm qua hoạt động bảo lãnh đã phát triển,các doanh nghiệp có nhu cầu như:bảo lãnh thực hiện hợp đồng,bảo lãnh dự thầu,bảo lãnh tiền tạm ứng...phát sinh lớn.Tổng dư bảo lãnh đến 31/12/2001 là 298 tỉ đồng,trong đó bảo lãnh trung dài hạn:267 tỉ đồng.Qua nghiệp vụ bảo lãnh đã đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu. 3.3 Tình hình kết quả kinh doanh Tổng thu :130 tỉ đồng,tăng 23,8% (25 tỉ đồng) so với năm 2000.Trong đó : Thu lãi cho vay là 93 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 71,5%. Thu lãi tiền gửi là 35 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 26,9%. Thu lãi khác là 2 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 1,6%. Tổng chi phí :105 tỉ đồng tăng 26,5 % (22 tỉ đồng) so với năm 2000.Trong đó: Chi lãi tiền vay là 78 tỉ đồng chiểm tỉ lệ 74,3%. Chi lãi tiền gửi là 17 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 16,2 %. Chi khác là 10 tỉ đồng chiếm tỉ lệ 9,5%. Lãi là 25 tỉ đồng, tăng 13,6% (3 tỉ đồng) so với năm 2000. Qua số liệu trên ta thấy trong năm 2001 NHCT Đống Đa đã cố gắng vươn lên về nhiều mặt và đạt được những kết quả tốt đẹp đáng khích lệ.Kết quả đó đã củng cố vị trí của NHCT Đống Đa,cải thiện được đời sống cán bộ công nhân viên đồng thời góp phần xứng đáng vào sự phát triển của nền kinh tế.Có được kết qủa đó trước hết phải nói đến sự chỉ đạo,giúp đỡ của NHCT Việt Nam,NHNN,các cấp chính quyền... cũng như sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ nhân viên NHCT Đống Đa. II. Tình hình công tác thanh toán tại NHCT Đống Đa 1.Tình hình thanh toán chung. Nền kinh tế càng phát triển thì thanh toán qua ngân hàng càng trở nên phổ biến.Ngân hàng từ chỗ lúc đầu làm trung gian nhận tiền mặt của khách hàng rồi chuyển cho người hưởng nay thực sự đã làm trung gian thanh toán với đúng nghĩa của thuật ngữ này.Bằng việc mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng,ngân hàng có thể chủ động tổ chức thanh toán cho khách hàng một cách nhanh chóng khi họ có nhu cầu.Từ khi kĩ thuật thanh toán vốn giữa các ngân hàng ngày càng phát triển,số lượng khách hàng đến mở tài khoản tại ngân hàng tăng một cách rõ rệt.Năm 2001 tăng thêm 695 tài khoản mới về mở tại chi nhánh,nâng tổng số tài khoản lên gần 4000 tài khoản.Trong đó tài khoản doanh nghiệp là 1567 tài khoản,tư nhân cá thể là 2303.Tài khoản cho vay là 1605 tài khoản,trong đó tài khoản cho vay sinh viên là 242 tài khoản. Khi đến giao dịch tại ngân hàng ,khách hàng có thể lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp với yêu cầu của mình.Có thể là hình thức thanh toán bằng tiền mặt với tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán đang có giá trị lưu hành. Hoặc là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt với séc chuyển khoản, séc bảo chi ,séc chuyển tiền,uỷ nhiệm chi,uỷ nhiệm thu. Công tác kế toán-tài chính đảm bảo giao dịch với khách hàng tận tình chu đáo.Các mặt TTBT,điện tử và chuyển tiền phải trả luôn đảm bảo nhanh gọn,chính xác.Công tác thanh toán tiền gửi dân cư đảm bảo an toàn bí mật . Có số liệu về nghiệp vụ thanh toán tại NHCT Đống Đa trong 3 năm như sau: Bảng 1: (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng A.Thanh toán bằng tiền mặt Tiền mặt Ngân phiếu thanh toán B.Thanh toán không dùng tiền mặt Séc chuyển khoản Séc bảo chi Séc chuyển tiền Uỷ nhiệm thu Uỷ nhiệm chi Loại khác 5.027.468 4.050.152 977.316 12.941.978 285.027 137.040 714 47.745 8.709.641 3.761.811 28 22,5 5,4 72 1,6 0,8 0,004 0,3 48,5 20,9 4.857.175 4.232.354 624.821 14.894.189 317.567 227.103 389 48.742 10.609.389 3.690.999 24,6 21,4 3,2 75,4 1,6 1,1 0,002 0,2 53,7 18,7 6.723.310 6.303.278 420.032 19.061.103 355.461 208.381 245 36.356 13.188.650 5.272.010 26,1 24,5 1,6 73,9 1,4 0,8 0,001 0,14 51,1 20,4 Tổng số thanh toán chung 17.969.466 100 19.751.364 100 25.784.413 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số thanh toán qua ngân hàng (gồm cả thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt) tăng qua các năm. Năm 1999 đạt 17.969.466 triệu đồng.Năm 2000 đạt 19.751.364 triệu đồng tăng 9,9%. Năm 2001 đạt 25.784.413 triệu đồng tăng 30,5%.Đây là một con số đáng mừng chứng tỏ NHCT Đống Đa đã làm tốt chức năng trung gian thanh toán.Việc thu hút được khách hàng thanh toán qua ngân hàng không những tạo thêm thu nhập cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt các chức năng thủ quỹ cho xã hội và chức năng trung gian tín dụng của mình. Nhìn vào số liệu chi tiết của các hình thức thanh toán thì nhìn chung doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại NHCT Đống Đa vẫn chiếm tỉ trọng trên 70% doanh số thanh toán chung đảm bảo công tác tăng cườngmở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tuy nhiên trong năm 2001 có xu hướng giảm sút về tỉ trọng tuy số tiền vẫn tăng .Năm 2001,doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 19.061.103 triệu đồng tăng 28% (4.166.914 triệu đồng) so với năm 2000.Tỉ trọng thanh toán không dùng tiền mặt là 73,9%,còn năm 2000 tỉ trọng này là 75,4%. Hình thức thanh toán bằng séc chuyển tiền ngày càng giảm,ít được khách hàng sử dụng.Điều này là tất yếu vì khi kĩ thuật thanh toán vốn giữa các ngân hàng ngày càng hiện đại,các ngân hàng nối mạng với nhau thì việc chuyển tiền giữa các ngân hàng là rất nhanh chóng ,đảm bảo an toàn chính xác.Thanh toán bằng hình thức ủy nhiệm chi vẫn chiếm đa số trong tất cả các hình thức.Một trong những nguyên nhân cơ bản để khách hàng lựa chọn hình thức này đó là việc các ngân hàng đã hiện đại hóa TTĐT trong công tác TTLH.TTĐT giúp cho việc thanh toán được nhanh chóng,kịp thời,an toàn,thủ tục đơn giản tiện lợi hơn. 2. Tình hình thanh toán vốn giữa các ngân hàng Các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng được áp dụng tại NHCT Đống Đa là: - Phương thức thanh toán bù trừ: Dưới sự chủ trì của chi nhánh NHNN Hà Nội,chi nhánh NHCT Đống Đa là một thành viên tham gia TTBT trên địa bàn.TTBT chủ yếu dùng để thanh toán các khoản chuyển tiền với các ngân hàng khác hệ thống,Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Phương thức uỷ nhiệm thu hộ,chi hộ: NHCT Đống Đa hiện đang áp dụng phương thức thu hộ với ngân hàng Đầu tư và Phát triển,Citi bank,Kho bạc Nhà nước .Điều này là do NHCT Việt Nam đã nối mạng với các ngân hàng này.Tuy nhiên việc thu hộ giữa các ngân hàng được giới hạn trong phạm vi các khoản thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.Mỗi khi phát sinh những khoản thu hộ NHCT Đống Đa sẽ gửi chứng từ thanh toán qua mạng cho ngân hàng có quan hệ để hạch toán sổ sách. Phương thức thanh toán điện tử: TTĐT được dùng để thanh toán vốn giữa các ngân hàng trong các trường hợp chuyển tiền trong cùng hệ thống hoặc để điều chuyển vốn điều hoà với NHCT Việt Nam. Bảng 2:Số liệu về nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng trong 3 năm (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu thanh toán vốn qua các phương thức Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền 1.TTBT 35.352 3.181.882 46.090 4.291.763 117.604 6.194.454 2.Uỷ nhiệm thu hộ,chi hộ 866 930.898 847 763.524 752 447.632 3.TTĐT 35.761 3.928.022 38.784 5.374.831 47.166 6.208.644 Nhìn vào biểu ta thấy số món cũng như doanh số thanh toán của các phương thức đều tăng dần qua các năm. III.Công tác TTĐT tại NHCT Đống Đa. 1.TTLH tại NHCT Đống Đa trước khi thực hiện TTĐT. Thời kì NHCT Đống Đa đang còn là chi nhánh NHNN thì hệ thống thanh toán vốn giữa các chi nhánh ngân hàng chỉ có 1 hệ thống .Phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng duy nhất được áp dụng là TTLH truyền thống,theo phương thức kiểm soát tập trung,đối chiếu phân tán.Trong phương thức này thì ngoài hai chi nhánh tham gia thanh toán còn có TTTT làm nhiệm vụ kiểm soát đối chiếu tất cả các khoản chuyển tiền thanh toán trong hệ thống và theo dõi nguồn vốn của các chi nhánh để thực hiện thanh toán vốn giưã các chi nhánh khi có 1 khoản chuyển tiền thanh toán xảy ra.Sau đó TTTT lập sổ đối chiếu gửi các chi nhánh nhận chuyển tiền để ngân hàng này đối chiếu.Nhược điểm của TTLH truyền thống là thường chậm trễ,hiệu quả thấp,chứng từ luân chuyển chậm,gây lãng phí vốn. Khi chuyển đổi hệ thống ngân hàng 1 cấp thành ngân hàng 2 cấp(năm 1988 ),để cho phù hợp với cơ cấu tổ chức,quản lí mới NHNN đã sửa đổi và ban hành nhiều thể lệ văn bản trong đó có thể thức thanh toán mới theo quyết định số 101/NH-QĐ ngày 30/7/1991 của Thống đốc NHNN.Sau khi có quyết định này, ngày 1/10/1991 Tổng giám đốc NHCT đã ban hành quyết định số 248/NHCT-QĐ : “NHCT Việt Nam tổ chức TTLH nội bộ theo nội dung chỉ thị số 98/NH-CT ngày 7/10/1976 của Thống đốc NHNN và công văn hướng dẫn số 20/NH-CT ngày 25/12/1991v/v ,thực hiện thanh toán qua NHCT Việt Nam”.Đó là bước ngoặt đầu tiên cho sự phát triển một hệ thống thanh toán độc lập tự chủ của NHCT Việt Nam.Tuy nhiên giai đoạn này NHCT Việt Nam vẫn thực hiện theo phương thức liên hàng truyền thống(thủ công),phương thức chuyển tiền đươc áp dụng theo kiểu gửi giấy báo liên hàng theo đường bưu điện. Song do chủ động trong thanh toán tốc độ thanh toán qua NHCT được thực hiện nhanh hơn,kịp thời hơn và ít sai sót hơn. Ngay từ những năm 1990 sau khi áp dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán ngân hàng ,NHCT Việt Nam đã nhận thấy được sự cần thiết và cấp bách của việc ứng dụng công nghệ tin học vào các hoạt động kinh doanh ngân hàng nhất là khâu thanh toán.Tháng 2 năm 1993,toàn bộ công tác thanh toán nội bộ từ cơ sở quận,huyện đến các chi nhánh tỉnh,thành phố trong hệ thống NHCT Việt Nam tiến hành triển khai TTLH qua mạng lưới thông tin máy tính(trong đó có NHCT Đống Đa).TTLH qua mạng đã có nhiều ưu điểm đáng kể,nó rút ngắn được thời gian thanh toán,hạn chế được nhiều sai sót,chứng từ in ra rõ ràng,nâng cao trình độ thanh toán viên và đặc biệt là vị thế của ngân hàng trong kinh doanh, kiểm soát và đối chiếu nhanh,đơn giản hơn.Tuy nhiên phương thức thanh toán này vẫn còn nhiều hạn chế nhất định đó là quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khâu làm thủ công nên dễ bị nhầm lẫn bỏ sót,phần mềm được viết bằng ngôn ngữ Foxpro do đó các xử lí giao diện,tiện ích chưa nhanh và đặc biệt vẫn đề bảo mật chưa cao.Truyền dữ liệu chủ yếu dùng phần mềm SCOM 3 phải qua 1 số khâu trung gian nên dễ bị thất lạc dữ liệu. Nhận thấy TTLH qua máy vi tính có nhiều nhược điểm,ngay từ năm 1994 NHCT Việt Nam đã nghiên cứu đề án thanh toán mới hiện đại phù hợp với sự phát triển và thông lệ quốc tế.Đến năm 1995,NHCT trình Thống đốc NHNN cho phép thực hiện thí điểm dự án “TTĐT trong hệ thống NHCT Việt Nam” theo mô hình thanh toán và kiểm soát tập trung.Sau một thời gian nỗ lực và chuẩn bị NHCT Việt Nam đã được Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép thực hiện thí điểm dự án TTĐT.Cụ thể là:Ngày 16/01/1995 Thống đốc NHNN VN đã ra quyết định số 20/QĐ-NH cho phép NHCTVN triển khai thí điểm dự án TTĐT trong hệ thống NHCTVN.Ngày 15/06/1995 Tổng giám đốc NHCTVN ra quyết định số 966/NHCTVN ban hành quy chế TTĐT trong hệ thống NHCTVN.Sau một năm triển khai thực hiện thí điểm ở 1 số địa phương đồng thời hoàn tất chương trình,chuẩn bị cơ sở vật chất,đào tạo cán bộ,ngày 01/07/1996 chương trình TTĐT đã được áp dụng trong toàn hệ thống NHCTVN.Giờ đây NHCT Đống Đa có thể thưc hiện tất cả các giao dịch thanh toán thu hộ ,chi hộ với các chi nhánh Công Thương khác và điều chuyển vốn với NHCTVN bằng phương thức TTLH điện tử.Công tác thanh toán vốn này tuân theo nguyên tắc “kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung”.Các chi nhánh ngân hàng chuyển tiền cho nhau thông qua TTTT (truyền qua mạng truyền tin nội bộ của ngân hàng ),TTTT làm nhiệm vụ kiểm soát và đối chiếu tất cả các chuyển tiền cho toàn hệ thống. Trước mắt TTĐT tại NHCT Đống Đa mới chỉ được dùng cho các khoản thanh toán bằng VNĐ.Còn các khoản thanh toán bằng ngoại tệ được thực hiện bằng chương trình hệ thống thanh toán quốc tế hiện hành. 2.Quy trình TTLH tại NHCT Đống Đa khi áp dụng TTĐT. Công tác TTLH từ khi áp dụng TTĐT đã thay đổi.Việc thực hiện quy trình từ thủ công ,bán thủ công chuyển sang thực hiện bằng điện tử. TTLH nhanh chóng thuận tiện,độ chính xác cao,thủ tục đơn giản,tài khoản sử dụng không phức tạp là những ưu việt của TTĐT so với các phương thức TTLH trước đó. Về cơ bản quy trình TTĐT tại NHCT Đống Đa giống với quy trình chung về TTĐT do NHCTVN quy định.Nhưng để nắm bắt được đầy đủ tình hình TTĐT tại NH,chúng ta sẽ đi chi tiết vào quy trình TTĐT tại NHCT Đống Đa. + Đối với các khoản thanh toán cho khách hàng: Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán thì tiến hành lập và nộp vào NHCT Đống Đa các chứng từ hợp lệ,hợp pháp theo quy định của thể thức thanh toán không dùng tiền mặt.Quy đinh đối với việc lập và nộp các chứng từ như sau:UNC doanh nghiệp nộp 3 liên,UNT doanh nghiệp nộp 4 liên,séc bảo chi khách hàng nộp vào tờ séc cùng với 2 liên bảng kê nộp séc,giấy nộp tiền,NPTT nộp 3 liên....Thanh toán viên giữ TK của khách hàng nào sẽ tiếp nhận giao dịch với khách hàng đó.Sau khi kiểm soát tính hợp pháp ,hợp lệ của các chứng từ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0201.doc
Tài liệu liên quan