Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bắc Giang

Lời mở đầu Từ trước những năm 1986, nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế tập trung tự cung - tự cấp. Nó thể hiện tính lạc hậu của nền kinh tế. Đến năm 1986, Đại hội lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta với chủ trwong phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sở hữu khác nhau đã tạo điều kiện thuận lợi và mở ra hàng loạt các cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể và các hộ gia đình kinh doanh, các C

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty TNHH, các hợp tác xã kinh doanh đa dạng ngành nghề: công nghiệp, thương mại, dịch vụ… ra đời và phát triển. Từ năm 1990 đến nay Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, quy định chính sách đối với hộ gia đình, hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể, hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước. Đáng chú ý là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Đảng CSV (1988), Nghị định 27, 28, 29 của Hội đồng Bộ trưởng (1988) về kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác và hộ gia đình. Nghị định 66/HĐBT về nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định là một loại các luật như: Luật công ty, luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài… đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Trước những thành tựu to lớn của DNV&N cũng như những khó khăn vướng mắc của nó, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế của đất nước, Chính phủ đã có công văn số 681/CP-KTN ngày 20/6/1998 định hướng chiến lược và chính sách phát triển DNV&N ở Việt Nam giai đoạn hiện nay và mới đây là Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp và phát triển DNV&N giao cho Bộ kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp với bộ ngành Trung ương, địa phương tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh mô hình, chiến lược phát triển và chính sách hỗ trợ. Phần I: Giới thiệu về Sở kế hoạch Đầu tư Bắc Giang I. Quá trình thành lập Sở Kế hoạch - Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang được thành lập dựa trên cơ sở sát nhập tổ chức lại uỷ ban kế hoạch và tổ hcức làm công tác hợp tác đầu tư của tỉnh tại quyết định số 57/TTg ngày 28/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập một số tổ chức ở địa phương. Căn cứ vào quyết định số 852/TTg và thông tư liên bộ hướng dẫn thực hiện số 01/BKA-TCCP/TTLB ngày 21/1/1996 của Bộ Kế hoạhc và đầu tư và Ban Tổ chức cán bộ chính phủ UBND tỉnh Bắc Giang đã có quyết định số 162/UB ngày 3/4/1997 về việc thành lập và tổ chức bộ máy của Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh. II. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch - Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ, chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hoạt động của Sở tuân theo pháp luật của Nhà nước, quy định của UBND tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư có chức năng tham mưu tổng hợp về qui hoạch, kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh, đề xuất các chủ trương biện pháp trong điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Làm đầu mối phối hợp giữa các ngành thuộc tỉnh và các nhiệm vụ khác do chủ tịch UBND tỉnh giao. Sở kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ: - Tổ chức nghiên cứu tổng hợp trình UBND tỉnh các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn, lựa chọn các chương trình, các dự án ưu tiên đầu tư các danh mục công trình về phát triển kinh tế - xã hội, các cân đối chủ yếu về tài chính, vốn đầu tư xây dựng, các nguồn Viện trợ về hợp tác đầu tư với nước ngoài, lựa chọn các đối tác ký kết đàm phán hợp đồng kế hoạch xuất nhập khẩu của tỉnh. - Phối hợp với Sở tài chính vật giá Xây dựng dự toán ngân sách trình UBND tỉnh. - Theo dõi nắm tình hình hoạt động của các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Theo dõi các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. - Hướng dẫn các ngành, các đơn vị trong tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch các chương trình dự án có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư trong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, những kiến nghị và khiếu nại của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Theo dõi và kiểm tra các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch, các chương trình dự án phát triển trình UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp nhằm đảm bảo các mục tiêu kế hoạch của địa phương. Trực tiếp điều hành thực hiện kế hoạch đối với một số lĩnh vực theo sự phân công của UBND tỉnh. - Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế trên toàn quốc, kiến nghị với UBND tỉnh xây dựng và vận dụng các cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương và những quy tắc chung đã quy định. - Theo sự phân công của UBND tỉnh làm nhiệm vụ thường trực hoặc chủ tịch hội đồng về xét duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, thẩm định các dự án đầu tư trong và ngoài nước, thẩm định xét thầu và thành lập các doanh nghiệp, làm đầu mối quản lý việc sử dụng các nguồn vốn ODA và các nguồn đầu tư viện trợ khác. - Quản lý và cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành. Xem xét trình UBND tỉnh. Cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. - Hàng quý, 6 tháng, hàng năm soạn thảo báo cáo cho UBND tỉnh, Bộ kế hoạch và đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương và hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kiến nghị việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư tỉnh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao. III. Mối quan hệ công tác. 1. Quan hệ của Sở với các cơ quan thuộc tỉnh. Mối quan hệ của Sở Kế hoạch và Đầu tư với các Sở, Ban, Ngành của tỉnh là quan hệ phối hợp trong chỉ đạo công tác kế hoạch và đầu tư. Mối quan hệ của Sở kế hoạch và Đầu tư với các UBND huyện, thị xã là mối quan hệ phối hợp, chỉ đạo công tác kế hoạhc và đầu tư trên địa bàn huyện, thị xã. 2. Quan hệ giữa Giám đốc Sở với cấp uỷ, BCH công đoàn. - 6 tháng một lần Giám đốc Sở báo cáo kết quả công tác, phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp trong các tháng tiếp theo của cơ quan trước chi bộ để tranh thủ sự lãnh đạo, đóng góp, hỗ trợ của chi bộ. - 6 tháng một lần Ban Giám đốc làm việc với BCH công đoàn về các vấn đề chính quyền và cong đoàn cùng quan tâm. - Một năm một lần Giám đốc Sơr cùng BCH công đoàn mở hội nghị công nhân viên chức cơ quan. - Giám đốc Sở tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đoàn thể của cơ quan. 3. Quan hệ giữa các phòng ban trong Sở. - Mối quan hệ giữa các phòng trong Sở là mối quan hệ phối hợp trong công việc nhất là những việc so liên quan như cung cấp kế thừa thông tin, phối hợp là việc với các ngành, huyện, cơ sở, tránh trùng chéo, đi lại nhiều lần - Các công việc liên quan đến từ 2 phòng trở lên cần chỉ định 1 phòng chủ trì, các phòng khác có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ để hoàn thành nhiệm vụ chung dưới sự điều hành của lãnh đạo Sở. - Các hội nghị sơ kết, tổng kết chuyên đề do Sở tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức cần mời Ban giám đốc, một số trưởng phòng, chuyên viên liên quan tham dự. IV. Cơ cấu các phòng ban trong Sở kế hoạch và đầu tư. 1. Phòng đăng ký kinh doanh. * Nhiệm vụ quyền hạn của phòng đăng ký kinh doanh. - Thường trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ ĐKKD và cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp. - Hướng dẫn người ĐKKD về ngành nghề kinh doanh, phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó. - Xây dựng quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Bắc Giang, cung cấp thông tin về doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Bắc Giang cho UBND tỉnh, các cơ sở liên quan về Bộ kế hoạch và đầu tư theo định kỳ, cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. - Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp theo qui định tại Điều 118 - Luật Doanh nghiệp. - Sau khi cấp giấy chứng nhận ĐKKD nếu phát hiện các thông tin đã kê khai trong hồ sơ ĐKKD doanh nghiệp là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo thì gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hiệu đính. Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được thông báo hiệu đính của doanh nghiệp thì tiến hành xác minh các nội dung trong hồ sơ ĐKKD. Sau khi kiểm tra và đã xác định rõ mức độ vi phạm các qui định về ĐKKD thì trực tiếp xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo qui định của Pháp luật. - Thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD đối với Doanh nghiệp có hành vi vi phạm các qui định tại khoản 3 Điều 121 Luật Doanh nghiệp. - Phòng ĐKKD có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác đấu thaàu, tham gia tư vấn đấu thầu, thẩm định thiết kế - tổng dự toán, duyệt quyết toán công trình theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền. - Xây dựng chương trình công tác hàng tuần, tháng, quí, 6 tháng, cả năm của từng người và của phòng. - Nghiên cứu đề xuất về chiến lược đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Hướng dẫn các Sở, ngành lập dự án đầu tư theo định hướng đã xác định. - Phối hợp với Sở xây dựng hướng dẫn các Sở, ngành, huyện, thị xã về điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng cùng các văn bản liên quan. Kịp thời phát hiện những bất hợp lý trong chính sách, chế độ quản lý đầu tư xây dựng. Kiểm tra và đề xuát ý kiến biện pháp tưng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. 2. Phòng Kế hoạch tổng hợp và qui hoạch. - Giúp Giám đốc Sở hướng dẫn các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã xây dựng tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm. Tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư XDCB và tham gia dự toán NSNN của tỉnh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Kế hoạch - Đầu tư giao cho. 3. Phòng Kế hoạch Kinh tế ngành. 4. Phòng Kế hoạch văn hoá - xã hội. 5. Phòng Kế hoạch đầu tư và TĐ DA 6. Phòng hợp tác và KTĐN. 7. Phòng Hành chính - Tổ chức. V. Các văn bản pháp quy mà cơ quan ban hành và áp dụng 1. Quy chế, chức năng, nhiệm vụ Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang. - Quyết định số 48 SKH/HC-TC của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành quy chế làm việc và chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc nội bộ Sở. 2. Các văn bản về tổ chức ĐKKD. - Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về ĐKKD. - Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC ngày 29/3/2000 của Bộ trưởng Tài chính quy định về mức độ thu lệ phí cấp giấy chứng nhận ĐKKD. - Thông tư liên tịch số 05/2000/TTLT-BKH-TC CBCP ngày 7/6/2000 Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Phòng ĐKKD tỉnh. - Quyết định số 95/2001/QĐ-BC ngày 1/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chịnh về sửa đổi, bổ sung quyết định số 83/2001/QĐ - BTC. - Thông tư liên tịch số 07/2001/TT-BKH ngày 1/11/2001 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư - Tổng cụ thống kê hướng dẫn ngành nghề kinh doanh được sử dụng trong ĐKKD. - Thông tư số 08/2001/TT-BKH ngày 22/11/2001 của BKH-ĐT hướng dẫn trình tự, thủ tục ĐKKD theo qui trình tại nghị định số 02/2000/NĐ-CP. 3. Các văn bản về giấy phép. - Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ các loại giấy phép trái với qui định của luật Doanh nghiệp. - Quyết didnhj số 1717/2000/QĐ-Bộ GTVT ngày 26/6/2000 của Bộ trưởng Bộ GTVT về công bố giấy phép hết hiệu lực từ ngày 1/7/2000. - Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 của Chính phủ về bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh. - Quyết định số 24/2000/QĐ-Bộ VHTT ngày 28/9/2000 của Bộ trưởng Bộ VHTT về hời hạn một số loại giấy phép. - Công văn số 4893/VHTT-PC ngày 14/11/2000 của Bộ VH-thị trường về việc htực hiện nghị định 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh. - Công văn số 3433/BKHCNMT-PC ngày 16/11/2001/NĐ-CP ngày 11/8/2000 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh. 4. Các văn bản về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chứng chỉ hành nghề. Kết quả nghiên cứu và thực tế. Phần thứ II: thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở bắc giang. 1. Đánh giá thực trạng DNN & ở Bắc Giang 1.1. Vai trò quan trọng của DNN& V trong phát triển KT - XH ở Bắc Giang. DNN & V ở Bắc Giang đang có điều kiện phát triển mạnh và khẳng định vai trò, mức đóng trong phát triển kinh tế xã hội được thể hiện các mặt sau: 1.1.1. Góp phần đáng kể việc tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu thống kê và đánh giá của Phòng ĐKKD Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang thì giá trị sản phẩm hàng hoá của DNN & V của cả tỉnh chiếm 22% GDP, DNNN & V tạo ra khoảng 27% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, 39% giá trị vận tải hàng hoá, 100% các nghề chế biến lâm sản hàng thủ công mỹ nghệ. Do số lượng DNN & V ở hầu hết các nơi, các lĩnh vực, không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng nên mặt hàng, dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, tính cạnh tranh được nâng cao, thị trường sôi động và hấp dẫn hơn. DNN & V ở địa phương còn góp phần khai thác tiềm anưng của địa phương như khai thác tài nguyên, đất đi, lao động, vốn, thị trường, tay nghề của ông cha từ xa xưa. Chính vì vậy mà trong thời gian qua, tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh khu vực doanh nghiệp này đạt khá cao. Trong công nghiệp giá trị sản lượng toàn ngành tăng 10,3%, DNN & V tăng 7,7%, trong đó DNNN 27%, HTX 2,5%, DOANH NGHIệPĐ 36% đóng góp vào ngân sách qua nghĩa vụ thuế 20% tổng thu ngân sách tỉnh (năm 2000). 1.1.2. Góp phần giải quyết các vấn đề XH, trước hết là tạo công ăn việc làm thu nhập của dân cư: Hàng năm trên địa bàn tỉnh có khoảng 2000 người gia nhập lực lượng lao động, trong khi đó khu vực DNNN không tuyển thêm mà khi chuyển đổi sở hữu còn dư thừa, các DNDD thu hút lao động là chủ yếu. Theo thống kê hiện nay toàn tỉnh có 41.223 lao động làm việc chủ yếu ở các DNN & V. Trong đó: - DNNN: Chiếm 16,1%, TNHH: Chiếm 6,9%, HTX: Chiếm 9,1%, DNTN: Chiếm 0,9%, HĐKKD: Chiếm 49%. (Nguồn tính toàn từ NGTK 2000). - Riêng trong lĩnh vực công nghiệp lao động trong DNNN chiếm 27%, DNNQD chiếm 73%, trong đó: tập thể 1,6%, tư nhân 0,28%, cá nhân 68, 6%, hỗn hợp 2%, đầu tư nước ngoài 0,32%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn thấp so với một số tỉnh trong cả nước nhưng so với điều kiện của một tỉnh nông nghiệp miền núi như vậy cũng đa có nhều cố gắng. Lao động trong DNN & V có thu nhập cao hơn làm nông nghiệp với mức lương thu nhập bình quân 200.000 - 310.000 đồng/người/tháng. Đây chính là giải pháp xoá đói xảm nghèo. 1.1.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: DNN & V tập trung nhiều vào khu vực kinh tế dân doanh, chủ yếu là các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ do vậy có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hươngs CNH & HĐH. Từ năm 1997 sau khi tách tỉnh cho đến nay cơ cấu kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) đã có sự chuyển biến tích cực theo xu hướng giảm nông nghiệp tăng công nghiệp, dịch vụ. Bảng 1: Cơ cấu cấu giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) phân theo lĩnh vực kinh tế (%). (Nguồn LGTK - Bắc Giang - 2000) Lĩnh vực Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1997 55,1 15,2 29,7 1998 51,6 14,5 33,9 1999 50,75 14,2 35,2 2000 51,1 14,3 34,5 Điều quan trọng DNN & V đã phát triển ở cdác vùng nông thôn thu hút lực lượng lao động tại chỗ là chủ yếu, chuyển đầu tư nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, đồng thời làm cho cơ cấu thành phần kinh tế ở địa phương cũng thay đổi, sắp xếp, đổi mới lực lượng DNNN để kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, phát triển mạnh HTX qua chuyển đổi theo Nghị định 16/CP và thành lập mới theo Luật HTX với nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ và bình đẳng làm cho kinh tế tập thể cùng với kinh tế Nhà nước dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế. Kinh tế Tư bản Nhà nước cũng được khẳng định và tạo mọi điều kiện phát triển, coi thành phần kinh tế này là cơ sở thúc đẩy công cuộc CNH & HĐH; Thành phần kinh tế cá thể, tiểu thủ được khuyến khích phát triển nhằm phát huy nội lực, thực hiện xoá đói giảm nghèo, kinh tế tư bản tư nhân cũng đang được bảo hộ và phát triển, Nhà nước đang tạo ra khuôn khổ pháp lý, định hướng phát triển phù hợp với nền kinh tế thi trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, triệt tiêu các yếu tố độc quyền, tránh lệch hướng theo tư bản chủ nghĩa. DNN & V đạt được kết quả trên đây phải nói trước tiên là do chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, do tính tích cực, cần cù sáng tạo của nhân dân trước hết là chủ doanh nghiệp. Nguyên nhân quan trọng đó là ưu thế DNN & V: Nhạy cảm, dễ thích nghi với sự thay đổi của cơ chế thị trường, dễ dàng có thể thay đổi mặt hàng, thay đổi công nghệ, thiết bị kỹ thuật, quản lý đơn giản, nhu cầu về vốn không cần nhiều. 1.2. Thực trạng DNN & V ở Bắc Giang. 1.2.1. Thực trạng về quy mô Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, thời gian qua DNN & V ở Việt Nam nói chung, ở Bắc Giang nói riêng đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN & V còn gặp nhiều hạn chế, và không ít khó khăn, vướng mắc. Các doanh nghiệp được thành lập hiện nay do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, thành lập mới theo các luật được ban hành như: Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật công ty (1990), Luật phá sản doanh nghiệp (1993), Luật đất đai (1993), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1995), Luật HTx (1996), Luật Thương mại (1997) đặc biệt là gần đây Luật doanh nghiệp ban hành bằng việc sửa đổi và hợp nhất Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty, ngày 1/1/2000 Luật doanh nghiệp được ra đời đã có tác động mạnh mẽ đến sự ra đời các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty Trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH), Công ty cổ phần (CTCP), Hợp tác xã (HTX), Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo tiêu chỉ phân loại DNN & V ở nước ta, những doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, số lao động dưới 300 lao động, đến 30/6/2001 tổng số DNN & V trong toàn tỉnh được thể hiện ở bảng sau (bảng 1). Nguồn theo phòng ĐKKD - Sở Kế hoạch và đầu tư và LGTK - 2000) Bảng 2: Loại hình DOANH NGHIệP Đơn vị tính Toàn bộ trên địa bàn tỉnh Chia theo ngành nghề CN xây dựng TM dịch vụ Ngành khác Tỷ lệ % DNV %N Tổng số - DNNN + TW + Đ. phương - HTX - DNTN - CT cổ phần - CT TNHH - DN có VĐT NN - Hộ ĐKKD cá thể DN DN HTX DN DN DN DN DN Hộ 21.501 78 33 45 198 24 13 95 3 21.090 10.047 22 7 15 69 10 10 40 2 9.8994 11.391 13 3 10 109 14 3 55 1 11.196 58 38 23 15 20 0 - - - - 98,13 84,52 82 99,04 100 100 100 100 100 100 Ngoài ra còn có hơn 2000 trang trại được phân bố tập trung ở các huyện miền núi. DNN & V ở Bắc Giang có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế, chủ yếu tập trung 3 lĩnh vực: Thương mại dịch vụ: 52%, công nghiệp và xây dựng 46, 7%, ngành khác: 2,3%. Riêng lĩnh vực công nghiệp có 70% DNN & V tham gia ngành chế biến nông, lâm sản. Sự phân bố DNN & V phân bố không đều chỉ tập trung vào thị xã Bắc Giang 70%, còn lại 30% ở các huyện, thị trấn, thị tứ (chưa kể hộ ĐKKD cá thể). Về quy mô, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp là: 1,3 tỷ, số lao động bình quân là: 52 lao động/doanh nghiệp. Trong đó: DNNN vốn bình quân 3.187 triệu đồng /1dn, chính sách tiền tệ TNHH vốn bình quân 902 triệu đồng/1 doanh nghiệp. DNTN vốn bình quân 356 triệu đồng/1 doanh nghiệp, HTX vốn bìnhquân 593 triệu đồng/1 doanh nghiệp . Cụ thể được đánh giá ở bảng 2 (nguồn được tính toán từ phòng ĐKKD - Sở kế hoạch và đầu tư). Bảng 3: Phân loại vốn, lao động và doanh thu của doanh nghiệp ở Bắc Giang. 1. Đánh giá về vốn + Vốn > 10 tỷ.đ + Vốn 5 - 10 tỷ.đ + Vốn 1 -5 tỷ. đ + Vốn 500tr - 1 tỷ + Vốn < 500 tr + Vốn < 100tr 2. Về lao động + Số doanh nghiệp có lao động > 300 + Số doanh nghiệp có lao động 100 - 300 + Số doanh nghiệp có lao động 50 -100 + Số doanh nghiệp có lao động < 50 + Số doanh nghiệp có lao động 10 - 50 3. Về doanh thu + Loại đạt: 100 -500 tỷ.đ + Loại đạt: 50 -100 tỷ.đ + Loại đạt: 20 - 50 tỷ.đ + Loại đạt: 10 -20 tỷ.đ + Loại đạt: 5 < = 10 tỷ.đ + Loại đạt: < = 1 tỷ.đ DNNN 7 8 28 4 6 0 19 12 12 10 0 6 2 9 8 14 14 TNHH 0 1 40 33 26 0 0 5 5 55 39 3 1 2 2 49 42 CTCP 0 0 6 5 0 0 0 2 7 4 0 0 0 2 2 5 2 DNTN 0 0 3 2 15 2 0 0 10 15 7 0 1 0 1 3 17 1.2.2. Những mặt hạn chế và khó khăn DNN & V ở Bắc Giang khó khăn về nhiều mặt, trong đó tập trung vào các mặt sau: a. Thiếu vốn: DNN & V gặp khó khăn nhiều về vốn để đầu tư sản xuất và mở rộng sản xuất, nhưng mức độ thiếu vốn không giống nhau. Thị trường cung ứng vốn cho DNN & V chủ yếu là thị trường tài chính phi chính thức, nhất là DNDD, chủ doanh nghiệp thường phải vay vốn với lãi xuất cao, vốn vay của thân nhân bạn bè, ít được tiếp xúc với nguồn vốn tín dụng chính thức của hệ thống ngân hàng. Theo kết quả quả điều tra của phòng ĐKKD cùng với viện quản lý kinh tế TW của 100 doanh nghiệp ở thị xã Bắc Giang thì có 80% số doanh nghiệp được trả lời có nhu cầu về vốn, khó khăn về vốn trong đó. - 80% DNTN, 85% CTTNHH, 78% CTCP, 67% hộ đăng ký kinh doanh theo nghị định 66/HĐBT cần vay vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh. Tình trạng thiếu vốn của DNN & V có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý: Hệ thống tín dụng ngân hàng chưa quan tâm đến đối tượng này vì nguồn vốn được phân tán, chi phí cho vay lớn, rủi ro cao, khó đòi nợ. - Nhiều DNN & V không có khả năng đáp ứng đòi hỏi của ngân hàng về thủ tục lập dự án, thủ tục thế chấp, điều kiện lãi suất. - Một số chủ DNN & V không muốn vay ngân hàng vì khó trốn lậu thuế do vậy thường vay tư nhân. - Trình độ KD yếu, rủi ro lớn nên khó tích tụ vốn, khó trả nợ ngân hàng. b. Trình độ trang thiết bị và công nghệ yếu. Trình độ trang thiết bị, máy móc và công nghệ của DNN & V Bắc Giang nằm trong tình trạng chung về trình độ kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp cả nước, nói chung là yếu kém, lạc hậu, tỷ lệ đổi mới trang thiết bị rất thấp. Theo điều tra tại Bắc Giang hiện nay cho thấy: (Chỉ tính riêng DN không xét hộ ĐKKD). - Thiết bị có trình độ tiên tiến 1,5%, thiết bị có trình độ trung bình 30%, thiết bị có trình độ lạc hậu 68,5%. Nhiều DNN & V sử dụng thiết bị thải lại của các DNNN, thiết bị chế tạo trong nước hoặc thiết bị chế tạo có trình độ thiết kế gia công thấp (dây truyền sản xuất cơ khí của HTX cơ khí Lạng Giang, dây truyền nấu bia của xí nghiệp bia Tân Thịnh) các thiết bị ở các DNN & V hầu như có tiếng ồn lớn, chất lượng sản phẩm kém, chất thải lỏng, khí độc không được xử lý tác động môi trường nên thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngừơi lao động và dân cư xung quanh doanh nghiệp, mặt khác người lao động trong các doanh nghiệp này lại hầu như không được trang thiết bị an toàn lao động, chống độc hại do vậy tai nạn lao động sảy ra cao. c. Trình độ tay nghề của lao động và đội ngũ quản lý thấp. Lao động trong các DNN & V chủ yếu là lao động phổ thông ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Số liệu điều tra gần đây của phòng ĐKKD cho thấy chỉ có 3% lao động khối DNDD có trình độ đại học, trong đó chỉ tập trung vào các CTTNHH, CTCP. Phần lướn các DNN & V mới được thành lập hầu như chưa được đào tạo. Trong số 40% số chủ DNDD là đã từng làm cán bộ công chức Nhà nước, trên 45% số chủ DNDD có độ tuổi lớn hơn 40. Có tới 60% không có bằng cấp chuyên môn, 30% số chủ doanh nghiệp có trình độ trung cấp trở lên. Đội ngũ quản lý DNN & V là trình độ quản lý doanh nghiệp yếu, thiếu cơ bản nhưng vấn đề về lý thuyết quản trị kinh doanh và rất lúng túng trong biến động thị trường. d. Thị trường eo hẹp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thấp. Bắc Giangh với dân số 1,5 triệu người trong đó 90% dân ở nông thôn đang có nhu cầu về khối lượng hàng hoá và dịch vụ đây là điều kiện thuận lợi đối với thị trường DNN & V. Tuy nhiên thị trường cho DNN & V đang bị thu hẹp lại do sức mua của người nông dân quá thấp, hàng hoá nhập lậu qua biên giới không kiểm soát được đang tác động đến thị trường của sản phẩm DNN & V. Khả năng cạnh tranh của khối DNN & V rất yếu do công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề người lao động và trình độ quản lý, quản trị kinh doanh yếu, khả năng tiêu thụ hàng hoá khó, xuất khẩu lại càng khó. Hiện nay Bắc Giang chỉ có 10% số DNN & V có ưu thế trong cạnh tranh, còn lại 65% số DNN & V khó khăn về thị trường chính vì thế đầu tư kinh doanh vào công nghiệp có xu hướng giảm dần hướng chuyển mạnh sang lĩnh vực buôn bán, dịch vụ. e. Hiệu quả kinh doanh thấp, tốc độ tăng trưởng không cao. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNN & V so với DNNN rất thấp. Theo thống kê đầu năm 2001 của Phòng ĐKKD thì hoạt động SXKD của 100 DNDD hiệu quả còn thấp, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5,5% thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh (6% năm 2000). Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP (%). Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tốc độ tăng GDP I. Khu vực kinh tế trong nước - Nhà nước + Trung ương + Địa phương - Tập thể - Tư nhân - Cá thể - Hỗn hợp II. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài III. Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ 13,48 12,98 10,7 3,52 21,76 7,12 98,37 25,34 - 8,24 5,39 5,5 1,23 - 3,31 7,16 5,96 77,65 7,05 239,29 - 30,23 - 18,02 5,89 5,83 5,58 5,58 5,58 5,58 124,3 6,38 - 6,96 289,08 8,91 Doanh thu bình quân cho mọt lao động đạt thấp (33,26 triệu đồng), trong đó, DNNN: 55,5 triệu đồng/lao động, DNDD: 11,02 triệu đồng/lao động, 1 đồng vóon kinh doanh năm 2000 chỉ đạt được 4 đồng doanh thu, 0,0215 đồng lợi nhuận và 0,215 đồng nộp ngân sách. f. Những khó khăn và hạn chế của DNN & V có nguyên nhân sau đây. - Bản thân doanh nghiệp: Do quy mô vừa và nhỏ nên ít vốn, công nghệ lạc hậu, tay nghề kém, quản lsy kinh doanh hạn chế, thiếu thông tin, trong khi môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và ổn định, quản lý Nhà nước còn hạn chế đưa DNN & V gặp nhiều sai phạm, kinh doanh trái nghề, làm hàng giả, kém phẩm chất, trốn lậu thuế, hoạt động phân tán, ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. - Môi trường kinh doanh: Thị trường còn sơ khai, thiếu ổn định và lành mạnh, về môi trường thể chế, chế độ chính sách và cả luật pháp chưa thật thuật lợi cho DNN & V. - Tác động quản lý Nhà nước: Ngoài cơ chế chính sách và thể chế còn nhiều vướng mắc, thì quản lý của Nhà nước đối với DNN & V còn nhiều hạn chế: chưa có chiến lược rõ ràng và chính sách chưa nhất quán, tệ quan liêu vẫn còn, thủ tục nhiêu khê, phiền hà, gây khó khăn cho hoạt động của DNV & N. 1.2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách ở Bắc Giang Qua điều tra và phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN & V ở Bắc Giang, các chính sách và khuôn khổ pháp lý thực hiện được nhận xét như sau: - Các chính sách ưu đãi đất đai, vốn, thuế đã được Nhà nước ban hành nhưng phần lớn chưa được triển khai và thực hiện tốt, đối với DNN & V còn thấp. - Các biện pháp hỗ trợ DNN & V tiếp cận còn hạn chế đối với doanh nghiệp dân doanh ở Bắc Giang. Do môi trường đầu tư kém thuận lợi, điều kiện tiếp cận các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi còn nhiều khó khăn như: Vốn, đất đai, công nghệ, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm, kinh nghiệm kinh doanh, làm cho các DNN & V vẫn còn lúng túng và có tâm lý chán nản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, chủ yếu để tồn tại không muốn hoặc không giám mở rộng quy mô sản xuất. Đây là nguyên nhân dẫn đến khu vực DNN & V ngoài quốc doanh ở Bắc Giang còn nhỏ bé, số doanh nghiệp mới thành lập tăng không nhiều, doanh nghiệp đã thành lập không có điều kiện thuận lợi phát triển, quy mô nhỏ, khả năng tạo việc làm mới thấp: - Đã có tổ chức như: Trung tâm tư vấn DNN & V của tỉnh, Liên minh các HTX, phòng đăng ký kinh doanh - sở kế hoạch và đầu tư, phòng tiểu thủ công nghiệp thị xã Bắc Giang... có vai trò quan trọng trong hỗ trợ các DNN & V nhất là tư vấn pháp lý, hỗ trợ vay vốn, đào tạo, cung cấp thông tin cũng như các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ còn nhiều vướng mắc, các thủ tục hành chính còn rất phức tạp, nội dung hỗ trợ chưa phong phú, chưa thiết thực nên rất ít DNN & V được tiếp cận cũng như được hưởng các biện pháp hỗ trợ. Nguyên nhân chính là các DNN & V dân doanh còn ít dự án khả thi, làm dự án còn sơ sài, khả năng trả nợ ngân hàng thấp, thiếu trình độ quản lý. Nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra giải pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho loại hình DNN & V. - Trong việc thực hiện chủ trương, pháp luật, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư còn thiếu thống nhất giưã các cơ quan Nhà nước dẫn đến nhiều thủ tục gây phiền hà cho các DNN & V. Đặc biệt là chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giải quyết các thủ tục để DNN & V nhận được hỗ trợ. Thủ tục đều bù và giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp thuê đát và thủ tục vay vốn ưu đãi đầu tư còn phức tạp, cứng nhắc. Điều này gây tâm lý thông tin vào các biện pháp hỗ trợ và “nản lòng” do nghĩ rằng chi phí để được hỗ trợ còn cao hơn cái được hỗ trợ. - Việc cụ thể hoá chủ trương, chính sách ưu đãi, hỗ trợ các DNN & V của các cơ quan quản lý Nhà nước ở tỉnh còn chậm. Tỉnh đã có chính sách và biện pháp khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp nhưng sự hướng dẫn, tuyên truyền còn hạn chế, các biện pháp chưa sâu sát, chưa tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Do vậy, chưa tạo ra lòng tin cho doanh nghiệp, chưa gắn doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý Nhà nước chưa là “bà đỡ” của doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin liên quan đến doanh nghiệp là hình thức hỗ trợ DNN & V ở Bắc Giang được hưởng nhiều nhất, vì Bắc Giang có Trung tâm tư vấn doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông tin doanh nghiệp này cũng mới chỉ dừng ở việc khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, chưa được đổi mới và thiết thực cho doanh nghiệp, nhiều thông tin còn thiếu tính thời sự. - Do bị đối sử bất bình đẳng giữ doanh nghiệp dân doanh so với doanh nghiệp Nhà nước, chịu áp lực lớn về cạnh tranh, thiếu kinh nghiệm, trình độ quản lý... kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNN & V ngoài quốc doanh ở Bắc Giang còn kém. Mặc dù số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ít nhưng phần lớn còn hoạt động cầm chừng, dựa vào kinh nghiệm, kinh doanh bằng vốn tự có hạn hẹp, lợi nhuận sau thuế thấp nên cũng rất khó có năng đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu, đầu tư vào con người. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn và lao động, phần lớn các doanh nghiệp vẫn sử dụng lao động phổ thông không được đào tạo, cán bộ quản lý đa phần là cán bộ về hưu thành lập doanh nghiệp, htực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn rất yếu. - Hội kinh doanh cá thể chiếm một tỷ lệ lớn, t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3612.doc
Tài liệu liên quan