Thực trạng & Giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An

Tài liệu Thực trạng & Giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An: LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới, vị trí...Việc sử dụng và quản lý quỹ đất... Ebook Thực trạng & Giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đai này được thực hiện theo quy định của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Luật đất đai năm 2003 ra đời đã xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý. Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý đất đai thì công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện nghiêm túc.Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình... Hiện nay vấn đề về đất đai là vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường xuyên xảy ra và việc giải quyết vấn đề này cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý.Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như ngày nay đã làm cho thị trường bất động sản trở nên sôi động, trong đó đất đai là hàng hoá chủ yếu của thị trường này. Nhưng thực tế trong thị trường này thị trường ngầm phát triển rất mạnh mẽ. Đó là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Để đảm bảo cho thị trường này hoạt động công khai, minh bạch thì yêu cầu công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành. Ngoài ra một vấn đề quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giúp cho nhà nước có cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn mặc dù đã được các ngành các cấp quan tâm nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Việc tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn giúp UBND huyện với tư cách đại diện nhà nước sở hữu về đất đai có những biện pháp đẩy nhanh công tác này. Do những yêu cầu cấp thiết như vậy em nghiên cứu đề tài: Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu. 2.1.Mục đích nghiên cứu -Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác cấp giấy chứng nhận đã được trang bị ở nhà trường của chuyên ngành địa chính và kinh doanh BĐS. -Vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Nam Đàn- Tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. 2.2.Phạm vi nghiên cứu. -Đề tài nghiên cứu về thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây. 3. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp chung nhất trong công tác nghiên cứu. Đề tài vận dụng phương pháp này trong việc xem xét đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An, trong những điều kiện cụ thể và các mối quan hệ khác.Ngoài ra vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác như: Phương pháp điều tra, thu thập số liệu , xử lý thông tin, thống kê, phân tích , so sánh.. 4.Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương: ChươngI: Tổng quan về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chương II: Thực trạng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn- Tỉnh Nghệ An. Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn-Tỉnh Nghệ An. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Đức Cát và cán bộ văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Nghệ An, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Đàn đã giúp đỡ tận tình để em hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT. 1.1.Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ khi có luật đất đai năm 1988, luật đất đai năm 1993 ra đời thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được đề cập và triển khai thực hiện. Nhưng đến khi luật đất đai năm 2003 ra đời thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực sự mới được thể chế hoá trong Luật đất đai và các Nghị Định. Điều 48 luật đất đai năm 2003 và điều 41 NĐ 181/NĐ- CP/2004 đã khẳng định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất đối với mảnh đất của mình , nó đảm bảo cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng theo một mẫu thống nhất trong cả nước cho mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. Nội dung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các thông tin: Tên chủ sử dụng đất, Thửa đất được quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất ở, ghi chú, mục sơ đồ thửa đất, số vào số cấp giấy chứng nhận và những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Thửa đất được quyền sử dụng có các thông tin: về thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ của thửa đất, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng , thời hạn sử dụng và nguồn gốc của thửa đất. 1.2.Sự cần thiết phải thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 1.2.1.Vai trò của đất đai Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất.C Mác viết rằng: Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp. Mỗi một quốc gia, một địa phương đều có một quỹ đất đai nhất định và nó được xem là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Sở dĩ nói đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá bởi vì đất đai là tài sản vật chất do tự nhiên sinh ra, được hình thành và tiến hoá chậm hàng thế kỷ do sự phong hoá đá và xác thực vật dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau, cùng ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm để nuôi sống mình. Vì vậy đất đai được xem là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có bất kỳ một hoạt động nào diễn ra và cũng không có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là nguồn của cải, là tà sản cố định, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống giúp con ngưòi chống lại các thảm hoạ của thiên nhiên, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi khác.Đối với các ngành khác nhau thì đất đai có một vai trò và vị trí nhất định. Đối với ngành công nghiệp, đất đai làm nền tảng, làm cơ sở và địa điểm để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn đối với ngành nông nghiệp đất đai được xem là tư liệu sản xuất không thể thiếu, thông qua đất đai để con người tác động vào cây trồng, đầu tư vào đất đai để tăng năng suất cho cây trồng. Đất đai vừa được xem là tư liệu lào động vừa được xem là đối tượng lào động trong ngành nông nghiệp. Như vậy có thể nói đất đai là một tài sản của quốc gia do tự nhiên ban tặng và nó có tầm quan trọng đối với tất cả sinh vật trên trái đất. 1.2.2. Quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu đất đai: Đất đai là sản vật của tự nhiên ban tặng cho con người vì thế nó thuộc sở hữu của tất cả mọi người, đó là tài sản chung của mỗi quốc gia. Đối với nước ta luật đất đai năm 1993 quy định rõ: “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”, nhà nước đại diện làm chủ sở hữu. Như vậy đất đai là tài sản chung nhưng nhà nước là người được giao trách nhiệm quản lý. Quyền sở hữu của nhà nước về đất đai bao gồm ba quyền cơ bản: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. - Quyền chiếm hữu đất đai: là quyền của nhà nước trong việc chiếm giữ và quản lý toàn bộ đất đai. Theo sự phát triển của xã hội quyền chiếm giữ được thể hiện khác nhau. Khi xã hội chưa phân chia giai cấp quyền chiếm giữ thuộc về cộng đồng xã hội, của tất cả mọi người, khi xã hội xuất hiện giai cấp xuất hiện thêm sở hữu tư nhân nhưng quyền chiếm giữ vẫn thuộc về nhà nước, cá nhân chỉ chiếm giữ một phần, tính chiếm hữu cá nhân chỉ mang tính chất tương đối. Nhà nước chiếm giữ đất đai nhưng không cấm việc sử dụng đất đai, khai thác các tiềm năng của đất đai, mà nhà nước làm nhiệm vụ giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng và nhà nước quản lý việc sử dụng đó. -Quyền định đoạt: Là quyền của nhà nước trong việc quy định mục đích sử dụng cho từng loại đất đai. Thực hiện quyền này nhà nước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy định cụ thể mục đích sử dụng cho từng loại đất. Người sử dụng đất phải sử dụng đất đai theo đúng mục đích mà nhà nước đã quy định, đúng theo quy hoạch , kế hoạch đã đề ra. - Quyền sử dụng đất đai: Nhà nước giao đất cho người sử dụng và người sử dụng được khai thác các tính năng, công dụng của đất đai, khai thác các tiềm năng của đất đai thông qua hoạt động sản xuất mang lại sản phẩm cho con người và xã hội. Gắn liền với các quyền năng khai thác đất đai là các quyền về cho thuê, chuyển nhượng, mua bán...Các quyền năng này nằm trong sự quản lý và cho phép của nhà nước. 1.2.3. Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai Nhà nước thể hiện quyền lực tối cao của mình thông qua hoạt động quản lý toàn bộ quỹ đất đai. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng và khai thác đất đai thông qua các văn bản pháp lý do nhà nước quy định. Điều 6 luật đất đai năm 2003 quy định chi tiết các nội dung quản lý nhà nước về đất đai: Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thống kê, kiểm kê đất đai; Quản lý tài chính về đất đai; Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 1.2.4. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công cụ bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Người sử dụng đất phải thực hiện việc đăng ký diện tích mình sử dụng với nhà nước để nhà nước quản lý và bảo vệ khi bị tranh chấp, khiếu nại. Đồng thời ngăn cấm các hành vi lấn chiếm, sử dụng đất kém hiệu quả. Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý xác lập và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất như chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.Nhà nước bảo vệ các quyền lợi cho người sử dụng để họ có thể yên tâm đầu tư, cải tạo đất đai. Thông qua việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận lợi ích nhà nước được bảo đảm: nhà nước thu thuế sử dụng đất, thu thuế tài sản, thu thuế chuyển nhượng... từ người sử dụng đất để phục vụ các lợi ích chung cho toàn xã hội. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận là điều kiện để nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất đai trong cả nước, đảm cho việc sử dụng đất đầy đủ, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Quản lý thửa đất là nội dung quan trọng nhất của quản lý đất đai. Xét đến cùng, quản lý đất đai là quản lý thửa đất với 3 nội dung chính là diện tích và ranh giới,mục đích sử dụng của thửa đất và người chủ sử dụng đất. Công tác quản lý đất đai chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi mỗi thửa đất trong diện cấp giấy chứng nhận đều được cấp giấy chứng nhận . Đối với nước ta, việc cấp giấy chứng nhận có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết những vấn đề tồn tại trong lịch sử về quản lý và sử dụng đất, giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai góp phần thúc đẩy nhanh và thuận lợi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời với công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận, Nhà nước tiến hành xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Đây là tài liệu cơ sở pháp lý quan trọng để phục vụ cho việc theo dõi và quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động liên quan tới đất đai, là dữ liệu chính để xây dựng hệ thống thông tin đất đai (LIS) Đất đai phân bổ rải rác trên toàn lãnh thổ, việc quản lý quỹ đất này hết sức khó khăn. Để quản lý thì nhà nước cần phải nắm vững các thông tin về thửa đất. Thông qua hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà nước nắm bắt đầy đủ các thông tin về: Tên chủ sử dụng, vị trí, hình thể, kích thước( góc, cạnh ), diện tích, hạng đất, mục đích sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong quá trình sử dụng đất đai. Từ đó nhà nước mới có thể xem xét, điều chỉnh những diện tích đất sử dụng chưa hợp lí và điều chỉnh theo đúng quy hoạch, kế hoạch của nhà nước. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung quản lý nhà nước khác. Đăng ký cấp giấy chứng nhận về đất đai sẽ thiết lập nên hồ sơ địa chính với đầy đủ các thông tin cần thiết, các nội dung trong hồ sơ địa chính có quan hệ mật thiết với các nội dung quản lý nhà nước về đất đai như: - Xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng đất đai - Công tác điều tra đo đạc - Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Công tác giao đất cho thuê đất - Công tác phân hạng và định giá đất - Công tác thanh tra và giải quyết các tranh chấp khiếu nại trong đất đai. Ngoài ra hệ thống thông tin đất đai được xây dựng từ kết quả cấp giấy chứng nhận sẽ được kết nối với hệ thống các cơ quan nhà nước có liên quan, với hệ thống tổ chức tài chính, tín dụng; được đưa lên mạng thông tin điện tử để tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin đất đai một cách thuận lợi, nhanh chóng ,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của xã hội. Hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chỉ tạo tiền đề mà còn là cơ sở để nhà nước triển khai và thực hiện tốt các nội dung của quản lý nhà nước về đất đai. Hai công tác này cùng đồng thời thực hiện để đảm bảo cho việc quản lý nhà nước về đất đai có hiệu quả và chính xác. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở bảo đảm cho thị trường bất động sản phát triển bền vững. Với sự phát triển nền kinh tế như hiện nay, đất đai trở thành một loại hàng hoá đặc biệt tham gia vào thị trường. Trước đây nhà nước không cho phép việc chuyển nhượng trao đổi đất đai nhưng thực tế các hoạt động này vẫn diễn ra dưới hình thức không công khai, hình thức mua bán là trao tay quyền sử dụng đất, thiếu các yếu tố pháp lý. Từ đó đã hình thành nên thị trường ngầm hoạt động không minh bạch. Hoạt động này diễn ra làm cho thị trường phát triển không hoàn hảo, đẩy giá cả quá cao so với giá trị thực tế, tranh chấp đất đai phát sinh và Nhà nước bị thâm hụt Ngân sách. Để điều chỉnh cho thị trường này thì công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện nghiêm túc, để tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm cho thị trường phát triển bền vững, đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch bất động sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, tạo điều kiện để huy động nguồn vốn đầu tư thông qua hoạt động thế chấp vay vốn. 1.3. Cơ sở pháp lý và các vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1.3.1. Cơ sở pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ vào luật đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai, Thông tư 01 của bộ Tài nguyên và môi trường , Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT, thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT . Căn cứ vào các quy hoạch, kế hoạch của các địa phương và sơ đồ giao đất để tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Đảm bảo cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến hành đúng theo quy định. 1.3.2. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 49, điều 50 Luật đất đai năm 2003 quy định rõ những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: -Những hộ gia đình cá nhân có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. -Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: + Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; + Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; + Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; +Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. -Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định ở trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. -Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. -Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. - Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ. - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. - Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: + Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp. 1.3.3. Điều kiện và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước hết phải thực hiện tốt công tác kê khai đăng ký quyền sử dụng đất. Đối tượng thực hiện việc kê khai đăng ký này là người sử dụng đất có đủ giấy tờ pháp lý theo quy định của pháp luật mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất phải làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Theo luật đất đai năm 2003 quy định thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng bao gồm: -Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( Theo mẫu của bộ Tài nguyên và môi trường ) - Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất đã được nhà nước quy định. - Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( nếu có ) có công chứng. -Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất. Nội dung, trình tự thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. a, Nội dung của công tác chuẩn bị đăng ký đất đai. Thành lập hội đồng đăng ký đất tại xã, phường, thị trấn. Hội đồng đăng ký đất tại các phường, xã, thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho UBND xã về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đưa ra ý kiến chuyên môn, xem xét toàn bộ các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận và trình UBND xã ký. Các trường hợp đủ điều kiện UBND xã ra quyết trình và trình UBND huyện xét duyệt để cấp giấy chứng nhận. Hội đồng đăng ký đất cấp xã có từ 7-10 người trong đó có hai thành phần. -Thành phần bắt buộc: nếu thiếu thành phần này thì hội đồng không được thành lập, bao gồm: Chủ tịch hội đồng: (Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn) Phó chủ tịch hội đồng:( cán bộ tư pháp) Thư ký hội đồng: ( Cán bộ địa chính xã ) Uỷ viên hội đồng: ( Chủ tịch HĐND xã, trưởng thôn bản ấp(đối với xã) và tổ trưởng tổ dân phố (đối với phường, thị trấn) -Thành phần không bắt buộc: Tuỳ theo tình hình của mỗi địa phương mà có thể có hay không. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thể quyết định bổ sung thêm những thành viên khác. Có thể là một người am hiểu về pháp luật đất đai hay người hiểu về tình hình đất đai của địa phương. Nguyên tắc làm việc của hội đồng: Quá trình xét duyệt , hội đồng họp dưới sự điều khiển của chủ tịch hội đồng, xem xét từng đơn, từng bộ hồ sơ do tổ giúp việc chuẩn bị từ trước. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai và biểu quyết theo đa số. Sau khi xét duyệt thư ký hội đồng ghi kết quả, chủ tịch hội đồng ký và đọc lại biên bản cho hội đồng. Thành lập tổ chuyên môn giúp việc Tổ chuyên môn giúp việc tuỳ thuộc vào từng địa phương mà có các thành phần khác nhau..Thành phần bắt buộc là tổ trưởng ( cán bộ địa chính xã ). Tổ viên là những người am hiểu tình hình đất đai của địa phương, cán bộ kế hoạch, cán bộ thống kê, cán bộ thuế.... Nhiệm vụ của tổ đăng ký đất là trực tiếp giúp uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn..triển khai toàn bộ công việc chuyên môn, lập hồ sơ địa chính và chuyển lên cấp trên xét duyệt. Công việc của tổ giúp việc là: lập kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, thu thập các tài liệu hiện có như: - Các bản đồ, sơ đồ, số liệu đất đai hiện có - Các tài liệu sổ sách, tài liệu đăng ký đất đai đã lập - Bản đồ quy hoạch, bản đồ địa giới hành chính.. - Chuẩn bị các phương tiện cần thiết để tiến hành công tác đăng ký: tờ khai, hồ sơ, biểu mẫu.... - Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tham gia vào tổ chuyên môn, tuyên truyền phổ biến đến tất cả tổ chức và người dân về chủ trương và chính sách... Sau khi thu thập tài liệu có liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá các tài liệu hiện có, bổ sung những sai sót bằng cách đo đạc lại và chỉnh lý biến động đất đai. Đối với những địa phương chưa có bản đồ thì phải đo đạc bằng phương pháp thô sơ để tính toán một cách tương đối và hướng dẫn chủ sử dụng đất khai báo vào hồ sơ. b, Công tác thực hiện kê khai đăng ký. Công tác này do UBND phường xã tổ chức thực hiện, sau khi nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng hội đồng đăng ký ở xã, phường xét duyệt hồ sơ và xác định rõ: + Các trường hợp đủ điều kiện đăng ký và đề nghị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Các trường hợp chưa đủ điều kiện, phải qua xử lý mới được đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Những trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi tổ chức xét duyệt hồ sơ, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức công bố công khai kết quả xét duyệt và lập hồ sơ kết quả trình lên phòng Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ bao gồm: + Hệ thống đơn của các chủ sử dụng trên địa bàn mình đã được ghi ý kiến của uỷ ban nhân dân xã và các giấy tờ có liên quan đến thửa đất + Bản đồ địa chính của xã, phường.. + Hồ sơ kỹ thuật của thửa đất,biên bản xác định ranh giới do uỷ ban nhân dân xã thực hiện + Biên bản xét duyệt của hội đồng đăng ký + Tờ trình của uỷ ban nhân dân xã kèm theo danh sách xin cấp giấy chứng nhận. 1.3.4. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ uỷ ban nhân dân xã, phường Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ theo các nội dung: + Mức độ đầy đủ của hồ sơ theo quy định + Kết quả xét duyệt trên đơn đăng ký, biên bản xét duyệt của hội đồng đăng ký đất, biểu tổng hợp xử lý các vi phạm. + Hình thức trình bày từng loại tài liệu + Đối soát tính đồng bộ thống nhất giữa đơn đăng ký với bản đồ địa chính, danh sách đề nghị cấp giấy chứng nhận. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện. Đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Sau đó văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 1.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước. a,Trước khi có luật đất đai năm 2003. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện từ năm 1990 theo quy định tại Luật Đất đai năm 1988 và Quyết định số 201 QĐ/DDKTK ngày 14 tháng 7 năm 1989 của tổng cục Quản lý ruộng đất( Nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc cấp giấy chứng nhận. Trong những năm trước Luật Đất đai năm 1993, kết quả cấp giấy chứng nhận đạt được một số thành tựu nhưng chưa đáng kể, phần lớn các đơn vị địa phương mới triển khai mang tính chất thí điểm hoặc thực hiện cấp giấy chứng nhận tạm thời cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp. Sau khi có luật đất đai năm 1993, việc cấp giấy chứng nhận được các địa phương coi trọng và triển khai đồng bộ, song do còn nhiều khó khăn về các điều kiện thực hiện như: thiếu kinh phí, lực lượng có trình độ chuyên môn thiếu và yếu về năng lực. Ngoài ra còn nhiều vướng mắc trong các quy định về cấp giấy chứng nhận nên tiến độ cấp giấy còn chậm. Vì vậy mà kết quả cấp giấy chứng nhận các loại đất của cả nước tính đến năm 2004 như sau: - Đất sản xuất nông nghiệp: cấp được 12.194.911 giấy với diện tích 7.011.454 ha chiếm 75% diện tích cần cấp. - Đất ở đô thị cấp được 1.973.358 giấy với diện tích 31.275 ha, chiếm 43,3% diện tích cần cấp. - Đất ở nông thôn cấp được 8.205.878 giấy với diện tích 235.372 ha chiếm 63,4 % diện tích cần cấp. - Đất lâm nghiệp cấp được: 764.449 giấy với diện tích 5.408.182 ha, chiếm 46,7% diện tích cần cấp. - Đất chuyên dùng cấp được 38.845 giấy chứng nhận với diện tích 233.228 ha, chiếm 15,4 % diện tích cần cấp. b, Sau khi luật đất đai 2003 có hiệu lực: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đã có những bước tiến đáng kể. Kết quả cấp giấy chứng nhận của cả nước tính đến ngày 30/9 năm 2007 như sau: - Đối với đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 13.686.351 giấy với diện tích 7.485.643 ha, đạt 82,1% so với diện tích cần cấp, trong đó cấp cho hộ gia đình cá nhân là 13.681.327 giấy với diện tích 6.963.330 ha, cấp cho tổ chức 5.024 giấy với diện tích 522.313 ha. Có 31 tỉnh đạt trên 90%, 11 tỉnh đạt từ 80% - 90%, 8 tỉnh đạt từ 70%- dưới 80%, 12 tỉnh đạt từ 50-70%, 2 tỉnh còn lại đạt dưới 50%. - Đối với đất lâm nghiệp: đã cấp 1.111.302 giấy với diện tích 8.116.154 ha, đạt 62,1% diện tích cần cấp giấy. Có 13 tỉnh đạt trên 90%, 6 tỉnh đạt trên 90%, 7 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 5 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%, 8 tỉnh đạt từ 50% đến 70%, 31 tỉnh còn lại đạt dưới 50%. Việc cấp giấy chứng nhận cho đất lâm nghiệp trong thời gian dài gặp khó khăn do không có bản đồ địa chính. Chính phủ đã có quyết định đầu tư kinh phí để lập bản đồ địa chính mới cho toàn bộ đất lâm nghiệp nên đã đã đẩy nhanh đáng kể tiến độ cấp giấy chứng nhận cho đất lâm nghiệp. Tuy nhiên nhìn vào kết quả trên có thể thấy rằng tiến độ cấp giấy chứng nhận ở một số địa phương đang còn chậm. - Đối với đất ở đô thị: đã cấp được 2.837.616 giấy với diện tích 64.357 ha, đạt 62,2% diện tích cần cấp. Trong đó c._.ó 17 tỉnh đạt từ 90% trở lên, 16 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 6 tỉnh đạt từ 70% đến dưới 80%, 15 tỉnh đạt từ 50% đến dưới 70%, 7 tỉnh còn lại đạt dưới 50%. Từ ngày 1 tháng 7 năm 2006, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người có nhu cầu theo quy định của luật nhà ở. - Đối với đất ở nông thôn: đã cấp 11.705.664 giấy với diện tích 383.165 ha, đạt 76,5% diện tích cần cấp giấy. Có 19 tỉnh đạt trên 90%, 16 tỉnh đạt từ 80% đến 90% , 10 tỉnh đạt từ 70 đến dưới 80%, 12 tỉnh đạt từ 50 đến 70%, 20 tỉnh còn lại đạt dưới 50%. - Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản: đã cấp 642.545 giấy với diện tích 478.225ha, đạt 68,3% diện tích cần cấp giấy, còn 10 tỉnh chưa triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận đối với đất nuôi trồng thuỷ sản. - Đối với đất chuyên dùng : đã cấp 71.897 giấy với diện tích 208.828 ha, đạt 37,4% diện tích cần cấp. Có 3 tỉnh đạt trên 90%, 11 tỉnh đạt từ 70% đến 80%, 10 tỉnh đạt từ 50 đến 70%, 40 tỉnh còn lại đạt dưới 50%. Việc cấp giấy chứng nhận đất chuyên dùng mặc dù không có vướng mắc nhưng nhìn chung các tỉnh chưa tập trung chỉ đạo thực hiện. - Đối với đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: đã cấp 10.207 giấy với diện tích 6.921 ha, đạt 35,7% diện tích cần cấp giấy. Việc cấp giấy chứng nhận cho loại đất này được thực hiện chủ yếu trong 3 năm từ 2005 đến 2007. Việc ban hành Nghị Định 84/2007/NĐ-CP đã tạo thuận lợi cho việc cấp giấy chứng nhận đối với loại đất này. Đánh giá kết quả: Từ 2005 đến năm 2007 tiến độ cấp giấy chứng nhận đối với các loại đất được đẩy mạnh cụ thể: Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 1.491.440 giấy tăng 12,2% so với năm 2005, đất ở đô thị cấp được 864.258 giấy tăng 43,8% so với năm 2005. Đất ở nông thôn cấp được 3.499.786 giấy, tăng 42,6% so với năm 2005, đất lâm nghiệp cấp được 346.853 giấy, tăng 45.3% so với năm 2005. Ngoài ra trong quá trình cấp giấy chứng nhận đối với sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương đã kết hợp chặt chẽ quá trình “ dồn điền đổi thửa” với việc cấp đổi giấy chứng nhận cho thửa đất sau khi đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa. 1.5. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Tỉnh Nghệ An Nghệ An là tỉnh thuộc miền Trung Bộ, địa hình tương đối phức tạp, hai phần ba diện tích là trung du miền núi,còn một phần diện tích đồng bằng. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp. Nghệ An có 18 huyện, một thị xã và một thành phố. Tỉnh có tổng diện tích đất tư nhiên là 1.649.010 ha. Sau khi có Nghị Định 64/CP của Chính Phủ và chỉ thị 09 CT/TU ngày 1/12/1993 của Tỉnh uỷ về việc chỉ đạo thực hiện NĐ 64/CP, UBND tỉnh ra quyết định số 2555 QĐ/UB ngày 30/11/1993 cụ thể hoá nội dung thuộc thẩm quyền và lập kế hoạch triển khai thực hiện. UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo, tập huấn nghiệp vụ giao đất gắn liền với lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cán bộ các xã, cơ sở thôn xóm. Tính đến nay toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác đăng ký đất đai cho các hộ nông dân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nhà ở.Theo báo cáo kết quả đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An tính đến ngày 31/12/2007 như sau: Đối với đất nông nghiệp: Bảng 1: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp các huyện của Tỉnh Nghệ An( Tính đến ngày 31/12/2007) STT Tên huyện, thị xã Tổng số giấy cần cấp Tổng số giấy đã cấp Tỷ lệ đạt được so với giấy cần cấp (%) Diện tích đã cấp (ha) 1 Quỳnh lưu 22.875 20.743 90,68% 17.869,1 2 Diễn Châu 46.943 41.657 88,74% 30.145,13 3 Nghi Lộc 38.840 30.654 78,92% 22.890,16 4 Cửa Lò 28.746 20.435 71,09% 18.213,7 5 Yên Thành 33.890 25.364 74,84% 22.140,76 6 Hưng Nguyên 30.213 29.435 97,42% 23.749,19 7 Nam Đàn 31.827 31.354 98,51% 10.415,7 8 Đô Lương 35.634 28.536 80,08% 46.765,87 9 TP Vinh 41.749 39.876 95,51% 45.267,76 10 Thanh Chương 39.213 30.134 76,85% 32.657,91 11 Anh Sơn 27.933 23.768 85,09% 45.267,14 12 Tân Kỳ 42.256 37.898 89,69% 28.817,56 13 Nghĩa Đàn 30.764 27.456 89,25% 24.798,13 14 Quỳ Hợp 29.432 26.756 90,91% 18.102,16 15 Con Cuông 28.213 24.318 86,19% 20.710,44 16 Tương Dương 31.572 26.417 83,67% 19.156,24 17 Quế Phong 26.764 22.598 84,43% 18.145,89 18 Quỳ Châu 19.897 18.563 93,30% 14.213,7 19 Kỳ Sơn 29.413 26.984 91,74% 18.478,16 Toàn tỉnh 629.561 540.715 85,89% 477.804,7 Nguồn số liệu từ phòng địa chính huyện Nam Đàn Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng: Toàn tỉnh có tổng số 629.561 giấy cần phải cấp, trong đó huyện cao nhất là huyện Diễn Châu với 46.943 giấy và huyện thấp nhất là huyện Quỳ Châu với 19.897. Tính đến ngày 31/12/2007 toàn tỉnh cấp được 540.715 giấy đạt 85,89%. Trong đó huyện đạt tỷ lệ cao nhất là huyện Nam Đàn đạt 98,51% và tỷ lệ đạt thấp nhất là Thị xã Cửa Lò đạt 71,09%. Tổng diện tích toàn tỉnh cấp được là:477.804,7 ha, đạt 69,29% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh Đối với đất ở: Bảng 2: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các huyện của Tỉnh Nghệ An (Tính đến ngày 31/12/2007) STT Tên huyện, thị xã Tổng số giấy cần cấp. Tổng số giấy đã cấp được Tỷ lệ đạt được (%) Diện tích đã cấp ( ha) 1 Quỳnh lưu 34.678 20.837 60,09% 2.987,56 2 Diễn Châu 56.734 48.723 85,88% 4.375,65 3 Nghi Lộc 45.786 39.782 86,89% 3.785,97 4 Cửa Lò 52.589 40.672 77,34% 4.376,87 5 Yên Thành 45.735 30.624 66,96% 3.465,28 6 Hưng Nguyên 63.695 50.928 79,96% 5.627,72 7 Nam Đàn 57.834 47.815 82,68% 4.882,93 8 Đô Lương 59.345 51.987 87,60% 5.825,93 9 TP Vinh 49.234 40.952 83,18% 4.982,63 10 Thanh Chương 58.752 42.752 72,77% 4.382,15 11 Anh Sơn 45.832 37.856 82,60% 3.972,83 12 Tân Kỳ 67.431 50.726 75,23% 4.825,84 13 Nghĩa Đàn 46.534 39.789 85,51% 4.682,54 14 Quỳ Hợp 49.752 36.829 74,03% 3.562,83 15 Con Cuông 54.238 37.829 69,75% 3.289,76 16 Tương Dương 57.342 47.298 82,48% 4.572,73 17 Quế Phong 57.832 47.289 81,77% 4.265,45 18 Quỳ Châu 52.771 41.829 79,27% 3.876,56 19 Kỳ Sơn 52.478 41.832 79,71% 3.572,84 Toàn tỉnh 1.008.592 796.349 78,96% 81.314,07 Nguồn số liệu thu thập từ phòng địa chính huyện Nam Đàn Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn tỉnh là: 1.008.592 giấy, trong đó đã cấp được 789350 giấy, đạt 78,26%, với diện tích đã cấp là 81.314,07 ha, chiếm 62,42% tổng diện tích đất dân cư của toàn tỉnh. Bảng 3: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp các Huyện của Tỉnh Nghệ An. STT Tên huyện, thị xã Tổng số giấy cần cấp. Tổng số giấy đã cấp được Tỷ lệ đạt được so với tổng số giấy cần cấp (%) Diện tích đã cấp ( ha) 1 Quỳnh lưu 1.352 567 41,94% 1.322,23 2 Diễn Châu 2.363 1.376 58,23% 246,48 3 Nghi Lộc 2.376 1.237 52,06% 573,83 4 Cửa Lò 321 85 26,48% 4,6 5 Yên Thành 9.645 5.642 58,50% 3.765,56 6 Hưng Nguyên 985 568 57,66% 236,87 7 Nam Đàn 1.348 990 73,44% 741,34 8 Đô Lương 7.965 3.458 43,41% 1.425,87 9 TP Vinh 134 94 70,15% 125,24 10 Thanh Chương 12.456 6.743 54,13% 4.367,32 11 Anh Sơn 32.415 13.876 42,81% 9.853,64 12 Tân Kỳ 32.819 21.453 65,37% 11.769,54 13 Nghĩa Đàn 14.627 8.532 58,33% 3.465,98 14 Quỳ Hợp 9.263 4.526 48,86% 1.248,76 15 Con Cuông 9.837 4.621 46,98% 2.365,32 16 Tương Dương 32.315 17.654 54,63% 9.645,43 17 Quế Phong 23.545 13.276 56,39% 16.743,82 18 Quỳ Châu 23.651 14.635 61,88% 14.386,87 19 Kỳ Sơn 23.678 14.267 60,25% 12.425,21 Toàn tỉnh 241.095 133.600 55,41% 94.713,91 Nguồn số liệu được thu thập tại phòng địa chính huyện Nam Đàn Đối với đất lâm nghiệp: Tổng số giấy cần cấp trong toàn tỉnh là 241.095 giấy. Trong đó huyện cao nhất là huyện Tân Kỳ với 32.819 giấy và thấp nhất là Thành Phố Vinh với 134 giấy. Cho tới nay toàn tỉnh đã cấp được 133.600 đối tượng đạt 55,41% tổng số đối tượng sử dụng đất lâm nghiệp trong toàn tỉnh với diện tích là 94.713,91 ha đạt 18,84% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Nhìn chung tiến độ cấp giấy chứng nhận đối với loại đất khu dân cư và đất Lâm Nghiệp của tỉnh Nghệ An còn khá chậm. Việc chậm tiến độ này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là do khối lượng diện tích khá lớn, mốc giới giữa các chủ sử dụng đất chưa rõ ràng, việc đo đạc còn chậm do chưa áp dụng được các phương pháp đo đạc hiện đại. Ngoài ra cũng phải kể đến một số nguyên nhân chủ quan như: năng lực cán bộ còn non yếu, lực lượng ít trong khi diện tích đất thì nhiều và thủ tục cấp giấy chứng nhận còn rườm rà. Để hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải khắc phục những yếu điểm trên. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN. 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn, TỈnh Nghệ An. 2.1.1 Điều kiện tự nhiên . Huyện Nam Đàn là một trong 19 huyện,thành của tỉnh Nghệ An,nằm ở hạ lưu sông Lam,dân cư phân bố dọc cả hai bên sông. Là một huyện có một nửa diện tích là đồng bằng và một nửa diện tích là đồi núi, nằm về phía Tây của Thành Phố Vinh, cách trung tâm Thành Phố Vinh 21 km. - Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, huyện Đô Lương. - Phía Nam giáp huyện Hương Sơn- Đức Thọ- Hà Tĩnh. - Phía Tây giáp huyện Thanh Chương. -Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên Nam Đàn là một huyện nằm cách không xa trung tâm Thành Phố Vinh, Nằm trên trục đường 49, đường 15A, có sông Lam chảy qua địa phận huyện nối liền Nam Đàn- Bến Thuỷ, sông Đào nối liền Nam Đàm – Vinh. Đó là những thuận lợi cho huyện Nam Đàn trong việc giao lưu với Thành phố Vinh và các huyện phụ cận. -Địa hình: Nam Đàn có chiều dài khoảng 30 km, bề rộng khoảng 10 km, huyện Nam Đàn nằm kẹp giữa hai dãy núi : dãy Đại Huệ ở phía Bắc và Thiên Nhẫn ở phía Tây Nam ở giữa tạo ra một thung lũng đồng bằng hình tam giác. Sông Lam chạy dọc cắt huyện thành hai khu vực cách biệt. Như vậy có thể nói Nam Đàn là Huyện có địa hình phân cách mạnh. Có thể chia thành hai dạng địa hình như sau: + Địa hình đồi núi: Đây là phần địa hình có độ dốc lớn, bao gồm những xã nằm ở ven sườn Nam dãy Đại Huệ và sườn Đông Bắc dãy Thiên Nhẫn. + Địa hình đồng bằng: Đồng bằng bị phân cách bởi Sông Lam, Sông Đào chảy qua, cao độ mặt đất thay đổi nhiều, bán sâu và đồng cao xen kẽ nhau, hình thành nên ruộng nương có dạng hình bậc thang, phân chia nhiều mảnh nhỏ. Phần diện tích đồng bằng có nhiều độ dốc khác nhau và độ dốc tương đối lớn, núi liền ruộng , ruộng liền sông, đồng ruộng mấp mô bậc thang, nhiều mảnh manh mún. Đó là những hạn chế lớn cho Huyện Nam Đàn trong việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. - Khí hậu thời tiết:Thời tiết và khí hậu của Huyện Nam Đàn khá là khắc nghiệt. Huyện Nam Đàn có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt, mùa nắng nóng và mùa mưa. Hằng năm mùa hanh khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến hết tháng 12. Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2.228mm, thấp nhất là 1,402 mm.Thường chịu nhiều thiên tai lũ lụt vào mùa mưa gió, đó là nguyên nhân xảy ra các hiện tượng, xói mòn, sụt lở đất đai nhất là những diện tích đất nằm ven sông. Đó là những khó khăn của huyện trong việc đo đạc, thành lập bản đồ. - Đặc điểm về đất đai, thổ nhưỡng: Đất đai có nhiều loại khác nhau, có thể chia thành các nhóm như sau. +Đất ven sông,cồn cát giữa sông: Diện tích khoảng 460 ha chiếm 1,69% tổng diện tích, phân bố chủ yếu ở các xã vùng bãi ven sông Lam + Đất phù sa được bồi đắp bởi hệ thống Sông Lam diện tích là 2448,9 ha chiếm 1.69% phân bố dọc hai bờ sông Lam, nhóm đất này bao gồm: Đất phù sa được bồi đắp hàng năm và đất phù sa ít được bồi đắp. + Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm: Diện tích 1.0238,4 ha chiếm 37,69% tổng diện tích các loại đất, tập trung chủ yếu vào các xã chuyên canh cây lúa. + Đất phù sa xen đồi núi : Diện tích 421.8 ha chiếm 1,55% diện tích các loại đất . + Đất bạc màu trên phù sa cũ: Có diện tích 1.847,7 ha chiếm 6,8% tổng diện tích các loại đất, phân bố tập trung ở các xã ven dãy núi Đại Hụê. + Đất dốc tụ: Diện tích 242,2 ha chiếm 0.89% tổng các loại đất . 2.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm phân bố dân cư. Khi nói đến sự phát triển, thăng hoa của một vùng đất, một ngành nghề hay một con người, người xưa thường đưa ra 3 yếu tố để đánh giá: “ Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Huyện Nam Đàn đã tận dụng những lợi thế về đất đai và nguồn lực con người để phát triển kinh tế. Sự nghiệp đổi mới gần hai chục năm qua đã tạo cho đất nước, cho Nghệ An và riêng huyện Nam Đàn những bước đi mới vững chắc. Nam Đàn tự hào là quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua với sự nỗ lực hết mình của Đảng bộ và nhân dân Nam Đàn nền kinh tế của Huyện đã có những bước biến chuyển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện ngày một cao hơn. Năm 2004 là 8,75%, năm 2005 là 10,27%, năm 2006 là 11,86%, năm 2007 lên mức 13,56%. Nam Đàn là một huyện kinh tế chủ yếu là nông nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Những năm qua kinh tế của huyện luôn phát triển với tốc độ năm sau cao hơn năm trước.Toàn huyện có trên 48% diện tích đất nông nghiệp cho thu nhập mỗi ha/ năm từ 30triệu đồng trở lên. Hơn một nửa số xã đã xây dựng thành công từ 1 đến 3,4 cánh đồng 50 triệu.Hàng chục trang trại cho thu nhập mỗi năm trên dưới một vài trăm triệu đồng. Đó là nhờ vào một phần không nhỏ nguồn lực đất đai của huyện. Tuy nhiên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm so với yêu cầu của sự phát triển của địa phương trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Ngoài ra một số ngành, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề phát triển... nhưng còn mang tính tự phát nên phát triển không bền vững, manh mún, hiệu quả còn thấp, chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung nên chưa thật sự thu hút các nhà đầu tư. Đứng trước thực trạng đó UBND huyện đã xây dựng quy hoạch định hướng phát triển các vùng sản xuất công nghiệp tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn các nhà đầu tư, dần dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH mà nghị quyết của Đại hội Đảng đã xác định. Là quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các nhân vật kiệt xuất như:Phan Bội Châu, Mai Thúc Loan, Mai Hắc Đế…Nam Đàn có lợi thế trong phát triển ngành du lịch. Những năn gần đây cùng với nội lực của Huyện, Trung ương và tỉnh Nghệ An đã đầu tư xây dựng một số công trình, Dự án quan trọng trên địa bàn: Dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử- văn hoá Kim Liên, Dự án tôn tạo, nâng cấp đền thờ vua Mai Hắc Đế, mộ mẹ Vua Mai, tôn tạo bước một khu lưu niệm Phan Bội Châu, nâng cấp đường nối quê Bác với quê hương của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và liệt sỹ Phạm Hồng Thái…Chính phủ Nhật Bản cũng tài trợ trên 150 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, thuỷ lợi, trạm điện cho các xã năm nam. Xây dựng dự án công viên “ Du lịch theo chân Bác” tại núi Chung…Tận dụng những lợi thế đó Huyện Nam Đàn tổ chức triển khai xây dựng và công bố quy hoạch tổng thể của Huyện giai đoạn 2015-2010.Từng bước quy hoạch sử dụng đất cho từng khu vực để phù hợp với nhu cầu phát triển. Theo thống kê của phòng thống kê Huyện Nan Đàn, tính đến ngày 3/12/2007 thì dân số là 156.383 ngườ. Mật độ dân số là 532 ngưười/km2… Nam Đàn là một huyện có dân số tương đối cao nhưng mật độ phân bố không đồng đều ở các xã. Toàn huyện có 24 xã, thị trấn, mật độ dân số tập trung đông ở các vùng đồng bằng, thị trấn và ven thị trấn, các xã vùng núi do điều kiện khó khăn nên dân số thưa thớt.Xã có mật độ dân số cao nhất là xã Vân Diên có 13.340 người trong đó xã ít nhất chỉ có 2.172 người. Do địa hình kéo dài và bị phân cách nên dân cư phân bố không tập trung, gây nhiều khó khăn trong các hoạt động xã hội. Ngoài ra dân cư của huyện Nam theo hai tôn giáo khác nhau, khoảng 1/4 dân số theo thiên chúa giáo. Từ những đặc điểm trên chúng ta có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn. +Thuận lợi: Với những khó khăn về điều kiện khí hậu khắc nghiệt bù lại huyện Nam Đàn có diện tích đất phù sa tương đối màu mỡ, đó là nguồn tài nguyên vô giá của huyện nhà. Nhờ vào đó mà những năm gần đây với việc sử dụng hợp lí đã mang lại cho nhân dân những kết quả cao trong sản xuất kinh doanh. Đời sống của nhân dân được cải thiện dần, vai trò của đất đai ngày càng được khẳng định. Vì vậy việc quản lý và sử dụng đất đai được các cấp các ngành cũng như người dân quan tâm. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ưu tiên thực hiện. Ngoài ra tiềm năng phát triển du lịch đã thúc đẩy huyện hoàn thành nhanh quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để tận dụng được khả năng huy động vốn xây dựng các dự án du lịch Tỉnh Nghệ An đã có những ưu tiên về nhân lực, vật lực tạo điều kiện cho huyện Nam Đàn hoàn thành quy hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nam Đàn là một huyện có vị trí thuận lợi trong giao lưu với các địa phương khác và Thành Phố Vinh nên học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác cấp giấy chứng nhận cũng như tiếp cận các chủ trương đường lối của tỉnh và Trung ương. +Khó khăn: - Do địa hình không bằng phẳng,kéo dài và bị phân cách mạnh đã gây khó khăn trong việc đo đạc và lập bản đồ, khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện với những vùng núi thưa dân cư. Địa hình đồi núi không bằng phẳng hình thành ruộng bậc thang, manh mún. Đất đai phân bố không đều về chất lượng đất, để đảm bảo công bằng cho tất cả các hộ gia đình buộc phải phân chia nhỏ ra và mỗi gia đình sở hữu nhiều thửa gây khó khăn trong công tác đo đạc và cấp giấy chứng nhận. - Vấn đề gây khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận còn phải kể đến thời tiết và khí hậu đã gây ra lũ lụt làm sạt lở đất đai, xói mòn đất…làm cho đất đai luôn bị biến động, thường xuyên phải đo đạc, chỉnh lý lại bản đồ sau khi thiên tai xảy ra. Ngoài ra bão lụt làm hỏng, rách nát một số giấy tờ đã lâu do UBND giữ. - Dân số đông nhưng phân bố không tập trung, nằm rải rác cả ở những vùng núi, 1/4 dân số theo thiên chúa giáo trình độ dân trí còn thấp gây khó khăn cho công tác triển khai các công tác. Phải tốn nhiều thời gian để phổ biến luật đất đai và tuyên truyền cho tất cả người dân thấy được tầm quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn Huyện Nam Đàn từ trước đến nay. Là một đơn vị hành chính cấp Huyện, công tác quản lý đất đai của huyện Nam Đàn luôn bám sát chính sách của Nhà nước về đất đai. Nhất là sau khi có luật đất đai của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 7 năm 1993 và Nghị định 64/CP của Thủ Tướng Chính Phủ thì công tác quản lý đất đai của Huyện đã dần đi vào nề nếp và đạt hiệu quả. Trước khi chưa có luật đất đai việc quản lý đất đai còn buông lỏng, sử dụng đất đai không đúng mục đích, một số xã nông dân tự động bán ruộng cho các xí nghiệp lấy đất làm gạch ngói. Một số xã bán đất sai thẩm quyền gây khó khăn cho việc cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất sau này. Do quản lý không chặt chẽ quỹ đất nên xảy ra nhiều hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Từ khi có luật đất đai công tác quản lý đất đai được thực hiện như sau: Năm 1993: Thực hiện chỉ thị 364/CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/4/1993 huyện đã xác lập hồ sơ liên quan đến địa giới hành chính của tỉnh, huyện, xã. Năm 1995: Trên cơ sở thực hiện tốt các quy định của luật đất đai và các quy định của Nhà nước. Công tác giao đất cho các mục đích chuyên dùng và thổ cư đã được quán triệt trên tinh thần tiết kiệm đất, hạn chế lấy đất canh tác, nhất là đất lúa, thực hiện đúng luật, đúng thẩm quyền. Thực hiện Nghị Định 64/CP của Chính Phủ, Huyện Nam Đàn đã tiến hành việc giao đất nông nghiệp gắn với đất ở khu vực nông thôn và lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình theo Nghị Định 64/CP của Chính Phủ, đất nông nghiệp thời hạn 20 năm và đất ở lâu dài. Năm 1997: Để tránh tình trạng chặt phá rừng bừa bãi và cuộc sống du canh, du cư của một số bộ phận đồng bào miền núi. Huyện Nam Đàn đã triển khai công tác giao đất lâm nghiệp theo Nghị Định 02/CP của Chính phủ cho 15 xã có đất lâm nghiệp (nay là Nghị Định 163/CP về giao đất lâm nghiệp). Sau khi thực hiện Nghị Định này toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp có trong huyện được giao cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng. Nhờ vậy mà giảm thiểu được tối đa tình trạng đốt rừng làm nương rẫy mà trước đây vẫn thường xảy ra. Hiện nay tổng diện tích đất được quy hoạch theo quyết định 114/QĐ-UB là 7414,57 ha. Đồng thời để công tác quản lý Nhà nước về đất đai đạt kết quả cao, được sự giúp đỡ của Viện Điều tra Quy hoạch đất- Tổng cục Địa chính, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Địa Chính Nghệ An, UBND huyện Nam Đàn đã triển khai xây dụng dự án “Quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai huyện Nam Đàn thời kỳ 1996-2005”. Công tác quy hoạch phân bổ sử dụng đất đã giúp cho việc sử dụng đất đai của huyện ngày càng hợp lý hơn. Thu nhập của người dân trong huyện tăng lên một cách rõ rệt. Nguồn ngân sách của huyện thu được từ đất đai cũng tăng lên. Năm 1999 đến năm 2000: Huyện đã thưc hiện kiểm kê đất đai 5 năm theo Luật đất đai, đồng thời triển khai thực hiện kiểm tra về đất chưa sử dụng theo quyết định 90/CP cho 24 xã. Từ năm 2000 đến nay: Huyện tổ chức triển khai thực hiện Nghị Định 60/CP về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khu vực đất ở thị trấn, cho đến nay cũng gần hoàn thành. Năm 2002 đến nay: Thực hiện Quyết định 273 ngày 14 tháng 2 năm 2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc kiểm tra việc sử dụng đất đã giao không sử dụng 6 đến 12 tháng liền. Để khắc phục tình trạng phân tán, manh mún về ruộng đất. Thực hiện chỉ thị 10/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, chỉ thị 02 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ va Nghị quyết số 10 của BCH huyện uỷ về việc vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Trong năm 2002 đã có 22 xã thị trấn trong tổng số 24 xã, thị trấn thành lập ban chuyển đổi ruộng đất. Ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất của huyện đã hướng dẫn các xã tiến hành thống kê, rà soát cân đối lại số hộ, số khẩu, diện tích của các hộ đã được giao theo NĐ 64/CP. Tiến hành cân đối lại quỹ đất cho từng xóm, để đảm bảo sau chuyển đổi diện tích của từng hộ không biến đổi lớn nhưng số thửa được giảm xuống. Cho đến nay bình quân mỗi hộ chỉ có từ 3-4 thửa, giảm 65-70% số thửa so với lúc trước chuyển đổi. Mười năm lại đây huyện đã lập kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 1996-2005 và đến nay UBND huyện Nam Đàn đang tiến hành lập dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Nam Đàn giai đoạn 2007-2010. Hiện nay huyện đang tổ chức lập dự án triển khai, thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác xây dựng quy hoạch và tiến hành điều tra nội nghiệp và ngoại nghiệp để xây dựng phương án quy hoạch, theo kế hoạch thì Quý I năm 2008 sẽ hoàn thành trình UBND tỉnh phê duyệt. Đến nay đã có 20/24 xã, thị trấn đã triển khai thực hiện cấp đất, giao đất ở cho hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích ước tính đạt 16000 ha. Việc thực hiện cấp đất, giao đất cho hộ gia đình cá nhân, đã được các xã, thị trấn thực hiện một cách nghiêm túc từ việc lập hồ sơ, công khai trên hệ thống truyền thanh, niêm yết trụ sở và tổ chức đấu giá đất, xét duyệt đối tượng giao đất một cách công khai minh bạch, đúng theo quy định của luật đất đai và các quy định trong QĐ số 39, 156 và QĐ 94 của UBND tỉnh. Như vậy từ khi luật đất đai ra đời việc quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Nam Đàn đã dần đi vào nề nếp và có hiệu quả. 2.3. Hiện trạng sử dụng đất của Huyện Nam Đàn, Nghệ An năm 2007. Huyện Nam Đàn có tổng diện tích tự nhiên là 29.389,98 ha, so với các huyện trong tỉnh Nghệ An- Nam Đàn là huyện có diện tích tự nhiên thuộc loại nhỏ (đứng thứ 16 trong tổng số 18 huyện, thị xã). Theo thống kê của Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Nam tính đến ngày 12/11/2007 thì hiện trạng sử dụng quỹ đất của huyện được phân bố theo kết quả của bảng sau đây. Bảng 4: Thèng kª diÖn tÝch ®Êt ®ai cña huyÖn Nam §µn ( tính đến ngày 12/11/2007) Loại đất Mã số Tổng diện tích trong địa giới hành chính Đất đã giao, cho thuê phân theo đối tượng sử dụng Đất chưa giao cho thuê sử dụng Tổng số Hộ gia đình cá nhân Các tổ chức kinh tế UBND xã quản lý và sử dụng Các tổ chức khác A B 1=2+8 2=3+4+5+6+7 3 4 5 6 7 8 Tổng diện tích 1 29.389,98 25.397,44 12.531,05 3.658,60 9.049,13 158,66 3.992,54 I.Đất nông nghiệp 2 11.521,22 11.521,22 10.629,61 213,86 675,70 2,05 1. Đất trồng cây hàng năm 3 9.678,03 9.678,03 8.932,51 181,17 652,30 2,05 1.1 Đất ruộng lúa, lúa màu. 4 7.883,55 7.883,55 7.453,98 77,53 351,61 0,52 1.2 Đất nương rẫy 9 1.3 Đất trồng CHN khác 12 1.794,48 1.794,48 1.478,62 103,64 210,69 1,53 2. Đất vườn tạp 17 1.579,26 1.579,26 1.579,26 3. Đất trồng cây lâu năm 18 80,42 80,42 67,73 12,69 4. Đất cỏ dùng vào CN 23 5. Đất có mặt nước NTTS 26 183,51 183,51 50,11 32,69 100,71 II Đất LN có rừng 30 6.471,35 6.471,35 1.168,30 2.531,61 2.771,44 1 Rừng tự nhiên 31 3,40 3,40 3,40 1.1 Đất rừng sản xuất 32 1.2 Đất rừng phòng hộ 33 3,40 3,40 3,40 1.3 Đất rừng đặc dụng 34 2. Rừng trồng 35 6.467,95 6.467,95 1.168,30 2.531,61 2.768,04 2.1 Đất rừng sản xuất 36 2.651,41 2.651,41 252,20 737,61 1.661,60 2.2 Đất rừng phòng hộ 37 3.208,34 3.208,34 916,10 1.545,50 746,74 2.3 Đất rừng đặc dụng 38 608,20 608,20 248,50 359,70 3. Đất ươm cây giống 39 III. Đất chuyên dùng 40 3.200,93 3.200,93 69,59 2.974,73 156,61 1. Đất xây dựng 41 281,78 281,78 22,59 225,49 33,7 2. Đất giao thông 42 1.343,60 1.343,60 1.343,60 3. Đất thuỷ lợi và MNCD 43 1.087,95 1.087,95 37,7 1.050,25 4 Đất di tích LSVH 44 12,06 12,06 1,77 10,29 5. Đất quốc phòng,an ninh 45 112,62 112,62 112,62 6. Đất khai thác khoáng sản 46 7. Đất làm NVLXD 47 71,87 71,87 9,3 62,57 8. Đất làm muối 48 9. Đất nghĩa tràng, nghĩa địa 49 282,57 282,57 282,57 10. Đất chuyên dùng khác 50 8,48 8,48 8,48 IV. Đất ở 51 733,14 733,14 733,14 1. Đất ở đô thị 52 18,76 18,76 18,76 2. Đất ở nông thôn 53 714,38 714,38 714,38 V. Đất CSD,SS và núi đá 7.463,34 3.470,80 843,54 2.627,26 3.992,54 1. Đất bằng CSD 55 759,67 759,67 2. Đất đồi núi CSD 56 4.194,98 3.470,80 843,54 2.627,26 724,18 3 Đất có mặt nước CSD 57 607,54 607,54 4. Sông suối 58 1.502,50 1.502,50 5. Núi đá không có rừng cây 59 306,05 306,05 6. Đất CSD khác 60 92,60 92,60 Nguồn số liệu thống kê tại Phòng Địa Chính huyện Nam Đàn Qua biểu thống kê ta thấy được hiện trạng sử dụng đất của huyện Nam Đàn như sau: Diện tích đã giao, cho thuê sử dụng là 25.397,44 ha chiếm 86,42 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó: đất do hộ gia đình cá nhân sử dụng là 12.531,05 ha, chiếm 42,64% tổng diện tích đất tự nhiên, các tổ chức kinh tế sử dụng là 3.658,6 ha chiếm 12,45%; diện tích do uỷ ban nhân dân các xã quản lý sử dụng là 9.049,13 ha chiếm 30,79%, các tổ chức khác sử dụng là 158,66 ha chiếm 0,54 %. Còn diện tích đất chưa giao, cho thuê sử dụng là 3.992,54 ha chiếm 13,58%. Như vậy diện tích đất của huyện được giao chủ yếu cho các hộ gia đình, cá nhân và UBND xã quản lý sử dụng. Phân theo mục đích sử dụng có thể thấy kết quả phân bố quỹ đất cho từng mục đích sử dụng như sau: 1. Đất nông nghiệp: Theo thống kê của huyện có 11.521,22 ha chiếm 39,20% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 10.629,61 ha chiếm 92,26% diện tích đất nông nghiệp; đất do các tổ chức kinh tế sử dụng là 213,86 ha chiếm 1,85% diện tích đất nông nghiệp , đất nông nghiệp do uỷ ban nhân dân xã quản lý và sử dụng là 675,7 ha chiếm 5,86 % diện tích đát nông nghiệp và các tổ chức khác quản lý là 2,05 ha chiếm 0,017% diện tích đất nông nghiệp. 2. Đất ở. Toàn huyện có 733,14 ha đất ở chiếm 2,49% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: đất ở đô thị là 1,76 ha và đất ở nông thôn là 714,38 ha. Toàn bộ diện tích đất ở đều do hộ gia đình, cá nhân sử dụng và quản lý 3. Đất lâm nghiệp có rừng Đất lâm nghiệp của huyện Nam Đàn có diện tích là 6.471,35 ha chiếm 22,02% tổng diện tích đất tự nhiên bao gồm: - Rừng tự nhiên là 3,4 ha chiếm 0,05% đất lâm nghiệp. - Rừng trồng là 6.467,95 ha chiếm 99,95% đất lâm nghiệp. 4. Đất chuyên dùng Đất chuyên dùng có diện tích là 3.200,93 ha chiếm 10,89% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: - Đất xây dựng là 281,78 ha chiếm 8,8% đất chuyên dùng. -Đất giao thông là 1.343,60 ha chiếm 41,98% đất chuyên dùng - Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng là 1.087,95 ha chiếm 33,98% đất chuyên dùng. - Đất di tích lịch sử văn hoá 12,06 ha chiếm 0,38% đất chuyên dùng. - Đất quốc phòng an ninh 112,26 ha chiếm 3,52% đất chuyên dùng. - Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 71,87 ha chiếm 2,24% đất chuyên dùng. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 282,57 ha chiếm 8,83% đất chuyên dùng. - Đất chuyên dùng khác là 8,48 ha chiếm 0,27% đất chuyên dùng. 5. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá. - Đất bằng chưa sử dụng 759,67 ha chiếm 10,18% đất chưa sử dụng. - Đất đồi núi chưa sử dụng 4.194,98 ha chiếm 56,21% đất chưa sử dụng - Đất có mặt nước chưa sử dụng 607,54 ha chiếm 8,14% đất chưa sử dụng. - Đất sông suối là 1.502,50 ha chiếm 20,13% đất chưa sử dụng. 2.4. Thực trạng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. 2.4.1.Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn tuân thủ các quy định của: Luật đất đai,Nghi Định 181/CP của Chính Phủ, Thông tư số 01 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT, Thông tư liên tịch số 04/2006 /TTLT-BTP-BTNMT và các quy định trong các quyết định của UBND tỉnh Nghệ An. Trình tự được thực hiện: Sau khi các hộ lập hồ sơ thủ tục tại xã xong, cán bộ địa chính xã nộp 3 bộ tại Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện để thẩm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục chuyển thông tin cho chi cục thuế để hộ gia đình, cá nhân làm nghĩa vụ tài chính. ._.ghiệp cho hầu hết các xã và kết quả đạt 98,51%. Chỉ còn tồn tại một số hộ nằm rải rác ở các xã là do một số nguyên nhân như: tự ý chuyển mục đích sử dụng, đất không có nguồn gốc…Những trường hợp đó cũng đang được giải quyết nhanh gọn. Vấn đề cấp bách nhất hiện nay của huyện là việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ra khỏi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Hiện nay huyện đang thực hiện theo quy trình 1193/TNMT-ĐKTK của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An. Tuy đã tiến hành nhưng toàn huyện vẫn chưa thu được kết quả và hầu như chưa thực hiện được. Vấn đề cấp đổi giấy chứng nhận đang là vấn đề mà huyện đang quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên hiện nay chưa thực hiện được là do nguyên nhân chính sau: công tác đo đạc lại ruộng đất sau khi dồn điền đổi thửa có nhiều sai lệch nhiều so với trước kia. Gây ra nhiều tranh cãi, người dân chưa đồng tình ủng hộ. Sở Tài Nguyên và Môi trường đã có những công văn, chị thị hướng dẫn việc thực hiện vấn đề nay nhưng nhìn chung các huyện chưa thực hiện được, người dân chưa thật sự hài lòng. Vì vậy mà công tác này còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. - Đối với đất ở nông thôn: Toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân đạt 98,03%, số hộ tồn đọng nằm rải rác ở một vài xã. Sở dĩ kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn thực hiện có kết quả cao như vậy là do huyện đã tập trung triển khai sớm, đất ở nông thôn ít có tranh chấp, lấn chiếm, các hộ dân cũng đã ý thức được tầm quan trọng của công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. -Đối với đất ở đô thị và đất lâm nghiệp thì kết quả cấp giấy chứng nhận chưa cao. Mới chỉ đạt 54,54% (Đối với đất lâm nghiệp) và đạt 73,44% (đối với đất ở đô thị). Kết quả chưa cao này là do huyện ít quan tâm đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai loại đất này. Tuy nhiên cũng phải nói đến vấn đề khách quan mang lại là hiện nay dân số đô thị ngày một tăng lên trong khi diện tích đất không đổi, giá đất tăng lên rất cao đã nảy sinh ra nhiều vấn đề như tranh chấp, lẫn chiếm, đất không rõ nguồn gốc…Dân cư thị trấn chủ yếu là dân nhập cư từ các nơi về nên tình hình quản lý cũng phức tạp và khó khăn hơn. Ngoài ra địa bàn thị trấn của huyện Nam Đàn phân bố dọc theo ven sông Lam, rất nhiều hộ gia đình nằm trong hành làng bảo vệ đê điều nhưng do trước kia không quản lý về vấn đề này nên người dân đã định cư xây dựng nhà kiên cố. Việc di dời chỗ ở cho những hộ gia đình này đang là vấn đề khó khăn của huyện. Do việc quản lý đất đai trước kia còn buông lỏng nên không có căn cứ pháp lý rõ ràng để giải quyết những vấn đề này. Đối với đất lâm nghiệp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa cao do nguyên nhân chính là việc đo đạc bản đồ hết sức khó khăn với diện tích lớn và địa hình không bằng phẳng. Kinh phí đo đạc đòi hỏi nhiều nhưng ngân sách của huyện còn hạn chế. Tuy nhiên có những nguyên nhân tồn tại chung làm cho tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn còn chậm: +Tổ chức bộ máy và cán bộ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tuy đã thành lập nhưng số lượng người chưa đủ và thậm chí còn thiếu trầm trọng, cán bộ địa chính chưa được đào tạo qua trường lớp nên khi làm việc còn nhiều thiếu sót, chưa vận dụng được hệ thống tin học vào trong công việc. + Kinh phí cho công tác đăng ký cấp GCN QSD đất còn hạn chế. Máy móc phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận còn lạc hậu, kém chất lượng. +Công tác đo đạc, lập bản đồ chưa thựa hiện tốt nên còn gây khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận. + Công tác cấp giấy chứng nhận chưa được thực hiện đồng bộ giữa các loại đất. + Một thời gian buông lỏng công tác quản lý đất đai nên có nhiều trường hợp vi phạm nhưng đến nay chưa có các văn bản hướng dẫn giải quyết: bán đất sai thẩm quyền, xã thu tiền sử dụng đất nhưng không nộp cho ngân sách... + Việc nắm bắt luật đất đai của người dân còn nhiều hạn chế, một số người dân chưa có ý thức trong việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương chưa rõ ràng nên gây khó khăn cho việc ghi mục đích sử dụng đất. Tuy kết quả cấp giấy chứng nhận trên tất cả các loại đất chưa thật sự cao nhưng so với kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong tỉnh Nghệ An thì Nam Đàn là một trong những huyện đạt kết quả tương đối cao. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự nỗ lực của tập thể cán bộ địa chính trong huyện và sự quan tâm, đầu tư chỉ đạo của Đảng và Chính Phủ. Việc đẩy nhanh tiến độ rất được các ngành địa chính quan tâm, vấn đề chất lượng hồ sơ cũng rất được chú trọng, việc tăng cường kiểm tra giám sát đối với các xã ngày càng chú trọng. Huyện đã xây dựng được một hệ thống bản đồ địa chính chính quy đó là cơ sở để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận nhanh gọn. Mặt khác công tác tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước tới người dân được đông đảo quần chúng ủng hộ. Trong những năm qua ban lãnh đạo của cơ quan địa chính trong huyện liên tục có sự tổng kết và đúc rút kinh nghiệm để đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm rút ngắn công đoạn và thời gian thực hiện nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy trình. Từ những tổng kết đó ban lãnh đạo sẽ có những điều chỉnh cụ thể đối với những đơn vị hành chính của huyện, đồng thời có sự khích lệ động viên đối với những đơn vị làm tốt và kiểm điểm đối với những đơn vị làm chưa tốt. Những vấn đề cần hoàn thiện để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. - Tổ chức bộ máy: Hiện nay huyện Nam Đàn đã có văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhưng đội ngũ cán bộ còn ít chưa đáp ứng được khối lượng công việc lớn. Và hạn chế lớn nhất nữa là cán bộ địa chính chưa có trình độ chuyên môn để sử dụng hệ thống tin học vào công việc - Các xã cán bộ địa chính chưa có trình độ chuyên môn, hầu hết chưa qua đào tạo về quản lý đất đai, lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác như: thống kê, thuỷ lợi, giao thông…nên việc triển khai phổ biến đến người dân còn chậm. -Chưa bảo đảm kinh phí cho việc cấp giấy chứng nhận: Việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận mang tính sự nghiệp công, cần nhiều kinh phí cho đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính, song kinh phí đầu tư từ ngân sách của huyện còn hạn chế. Vì vậy mà cơ sở vật chất dùng để tổ chức đăng ký chưa có để đáp ứng cho công tác cấp giấy chứng nhận như: máy đo đạc, máy in, máy photo còn chưa hiện đại. -Do một thời gian buông lỏng việc quản lý đất đai nên tình trạng vi phạm pháp luật đất đai như lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng, giao đất sai thẩm quyền..một số hộ đã tự động bán đất nông nghiệp cho các tổ chức làm gạch ngói gây khó khăn trong việc viết mục đích sử dụng của đất đai, một số xã bán đất sai thẩm quyền trước khi luật đất đai ra đời đến nay chưa có các công văn, chỉ thị để giải quyết những trường hợp này. -Vấn đề lớn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp là đến nay chưa thực hiện được do công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính cho đất lâm nghiệp chưa thực hiện được. Địa hình phức tạp nên không thể đo bằng phương pháp thủ công nhưng phương pháp ứng dụng kỹ thuật hiện đại như: đo vẽ bằng ảnh hàng không thì huyện chưa có đủ điều kiện để triển khai thực hiện. -Một số ngưòi dân chưa nắm bắt, hiểu biết về pháp luật đất đai nên còn chống đối và không tự giác kê khai đăng ký. Phổ biến luật đất đai đến đại chúng là một việc hết sức cần thiết nhưng hiện nay chưa thực hiện được. -Đến nay huyện chưa có hệ thống máy móc đo đạc hiện đại nên việc đo vẽ bản đồ còn thụ động, phụ thuộc vào tỉnh nhưng đến nay tỉnh cũng chưa tiến hành đo đạc đất lâm nghiệp cho huyện nên công tác cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp kết quả còn thấp. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN. I-Yêu cầu, phương hướng và mục tiêu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 1. Yêu cầu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vai trò của đất đai ngày càng được khẳng định. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, nhà ở…Nhưng với một quỹ đất đai có giới hạn cho mỗi địa phương thì đòi hỏi phải có kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý nhằm mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Để đảm bảo yêu cầu về quản lí và sử dụng đất đạt hiệu quả cao thì công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc thể hiện ở cả số lượng và chất lượng giấy được cấp. Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng đất đều phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Cùng với sự ra đời của luật đất đai năm 2003 công tác quản lý đất đai của huyện Nam Đàn đã đi vào nề nếp, việc đăng ký cấp giấy chứng nhận đất đai của huyện Nam Đàn đã được triển khai và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều tồn đọng và khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận. Đây là nhiệm vụ cần hoàn thành trong những năm tiếp theo. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý quan trọng đối với cả người sử dụng và người quản lý nên đòi hỏi phải có tính chính xác cao về: diện tích, chủ sử dụng, nguồn gốc của thửa đất, mục đích sử dụng của thửa đất…Vì vậy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chỉ yêu cầu về số lượng là phải cấp hết mà còn yêu cầu về chất lượng đó là sự chính xác, rõ ràng và có đủ cơ sở pháp lý. Các thông tin về thửa đất phải được ghi chép rõ ràng, chính xác trên giấy chứng nhận. Và các thông tin này phải được xác nhận của địa phương để đảm bảo tính pháp lý. Đất đai là tài sản dễ xảy ra tranh chấp việc giải quyết các tranh chấp về đất đai đang là một vấn đề khó khăn do không có giấy tờ pháp lý chính xác, hoặc sai sót trong quá trình ghi chép. Vì vậy yêu cầu về chất lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho việc giải quyết các vấn đề về đất đai sau này được dễ dàng hơn. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện đồng thời cho tất cả các loại đất: Đất nông nghiệp, đất ở đô thị, đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp. Mỗi loại đất đều có tầm quan trọng nhất định trong nền kinh tế, để thống nhất việc quản lý quỹ đất đai của địa phương thì yêu cầu phải thực hiện việc quản lý trên tất cả các loại đất. Có một số địa phương chỉ tập trung vào việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở mà không chú trọng đến đất lâm nghiệp. Đó là nguyên nhân làm cho tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm lại. Vì vậy phải thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên tất cả các loại đất để đảm bảo tính đồng bộ trong quản lý đất đai. 2-Phương hướng và mục tiêu của huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ tổng kết kết quả cấp giấy chứng nhận những năm qua huyện Nam Đàn đã có những phương hướng và mục tiêu cho những năm tới như sau. - Giải quyết triệt để các vướng mắc, tồn đọng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyết tâm đến cuối năm 2010 sẽ giải quyết hết các tồn đọng những năm trước đây. - Tiến hành đo đạc lại diện tích đất nông nghiệp sau chuyển đổi, đo đạc đất lâm nghiệp để giao cho hộ gia đình. Hiện nay toàn huyện đã có 13 xã được đo đạc bản đồ còn chưa đo đạc lại. Trong năm nay huyện phấn đấu hoàn thành công tác đo đạc bản đồ để phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và tiến hành cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân. - Sau khi hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phấn đấu đến năm 2015 đưa hệ thống tin học vào trong quản lý đất đai, bản đồ được số hoá, các thông tin về thửa đất được lưu trữ trong hệ thông thông tin hiện đại. II-Những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. Để đạt được những yêu cầu, phương hướng và mục tiêu trên đây, trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn có thể thực hiện một số giải pháp chủ yếu như sau: 1. Giải quyết triệt để những trường hợp còn tồn đọng lâu nay. Những tồn trường hợp tồn đọng trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chủ yếu là do việc tranh chấp, khiếu nại. Tranh chấp, khiếu nại về đất đai diễn ra rất nhiều và giải quyết các vấn đề này rất khó khăn và đòi hỏi cán bộ địa chính phải có đủ trình độ chuyên môn. Tuỳ vào từng trường hợp mà đề ra các cách giải quyết khác nhau, tuy nhiên cơ sở để giải quyết các vấn đề này phải đúng và phù hợp với quy định của luật đất đai. Để giải quyết tranh chấp và khiếu nại một cách nhanh gọn thì cán bộ địa chính phải là người có trách nhiệm cao. Khi nhận được đơn thư khiếu nại thì cán bộ địa chính xem xét, kiểm tra trực tiếp hiện trạng, điều kiện cụ thể của thửa đất và tiến hành nghiên cứu quy định trong luật đất đai để áp dụng giải quyết cho từng trường hợp. Nếu UBND xã không đủ năng lực để giải quyết thì đơn khiếu nại về tranh chấp phải được chuyển lên cấp huyện. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kết hợp với cán bộ địa chính xã, UBND xã xem xét, bàn bạc cách giải quyết. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ vào luật đất đai, các Nghị Định của Chính Phủ, các chỉ thị, thông tư của Sở tài nguyên và Môi trường để giải quyết. Với những diện tích đất tồn đọng khác chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải tiến hành giải quyết nhanh không kéo dài thời gian. Có nhiều trường hợp vi phạm và không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Đất nằm trong quy hoạch, đất nằm trong hành làng bảo vệ các công trình, đất không rõ nguồn gốc, đất của hộ gia đình cá nhân do xã giao sai thẩm quyền, đất sử dụng không phù hợp với quy hoạch… Một số trường hợp chưa được quy định trong luật đất đai thì phải trình UBND tỉnh, xin ý kiến của Tỉnh về những trường hợp này. Để giải quyết các tồn đọng, tranh chấp khiếu nại thì phải bám sát luật đất đai và những quy định cụ thể của từng địa phương. Một số diện tích đất không rõ nguồn gốc hay chưa xác định được chủ sở hữu thì xã đứng ra đăng ký. Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại phải công khai minh bạch,có thể giải quyết trực tiếp, có thể trả lời bằng các đơn thư cho người sử dụng đất … Đối với những thửa đất không có nguồn gốc rõ ràng, chưa có chủ thì UBND xã nên đứng tên đăng ký trong giấy chứng nhận. 2. Có giải pháp thực hiện đối với từng loại đất Mỗi loại đất có những khó khăn khác nhau trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì vậy giải pháp được đưa ra với từng loại đất cụ thể. Đối với đất nông nghiêp và đất lâm nghiệp: Đặc điểm của đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp ít có tranh chấp nên công tác cấp giấy chứng nhận dễ dàng hơn. Vấn đề quan trọng nhất với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp là công tác đo đạc lại diện tích cho từng loại đất sẽ giúp cho việc cấp giấy chứng nhận tiến hành nhanh gọn và có hiệu quả. Sau khi đo đạc thì vấn đề tổ chức thực hiện được làm như các phương pháp đã đề ra. Đối với đất ở: Đất ở có nhiều vấn đề khó khăn như tranh chấp trong gia đình, khiếu nại, tranh chấp giữa những người sử dụng…giấy tờ về trao đổi mua bán và các khế ước thế chấp Ngân hàng…Do tính phức tạp như vậy mà cán bộ địa chính ngại ngùng trong công tác cấp giấy chứng nhận. Vì vậy đối với loại đất này phải tập trung lực lượng và nguồn lực để tiến hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tránh tình trạng khó khăn thì để lại sau mà phải thực hiện đồng bộ trên tất cả các loại đất. 3.-Đối với hệ thống hồ sơ và đo đạc bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính là cơ sở để những người thực hiện nhiệm vụ đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ để ghi diện tích, vị trí của từng thửa đất vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay một số địa phương chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là do chưa có bản đồ địa chính hoặc bản đồ đã đo đạc từ lâu đã có nhiều biến động nên thiếu sự chính xác, không phản ánh đúng hiện trạng của thửa đất. Huyện Nam Đàn cũng không nằm ngoài tình trạng này,nhất là sau khi thực hiện chính sách “dồn điền đổi thửa” diện tích sau khi dồn điền đổi thửa có nhiều sai lệch so với trước kia nên bản đồ địa chính đã đo đạc không còn phù hợp nữa, yêu cầu phải đo đạc lại tất cả các thửa đất để thành lập bản đồ mới. Đảm bảo cho công tác cấp đổi lại giấy chứng nhận tiến hành nhanh hơn và chính xác hơn. Hiện nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Nam Đàn chưa thực hiện được là do chưa đo đạc được diện tích đất lâm nghiệp để giao cho hộ gia đình, cá nhân. Nguyên nhân của việc không đo đạc là do địa hình của huyện Nam Đàn khá phức tạp, hiểm trở không đo được theo phương pháp thủ công đòi hỏi phải có những thiết bị hiện đại và kỹ thuật đo đạc tiên tiến nhất như: máy toàn đạc điện tử, xây dựng bản đồ từ ảnh hàng không... Hạn chế này phải được khắc phục trên cả 2 vấn đề là: Kinh phí cho việc đo đạc và trình độ chuyên môn của cán bộ. + Về kinh phí: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được trích phí từ ngân sách của huyện, kinh phí này còn quá hạn hẹp để phục vụ cho công tác này. Vì vậy máy móc thiết bị phục vụ cho công tác này còn chưa đầy đủ và hiện đại. Mỗi huyện nên trang bị cho văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các thiết bị cần thiết, đáp ứng yêu cầu của công việc. + Về trình độ chuyên môn: Có máy móc và thiết bị hiện đại nhưng người sử dụng không đủ trình độ hiểu biết để áp dụng thì cũng không giải quyết được công việc. Vì vậy phải đòi hỏi đào tạo trình độ hiểu biết, nắm bắt công nghệ cho cán bộ. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay công tác quản lý đất đai không chỉ dừng lại ở việc quản lý trên giấy tờ mà phải ứng dụng tin học vào việc quản lý. Hệ thống tin học sẽ giúp cho việc quản lý dễ dàng và tiện lợi hơn. Các thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận được lưu trữ trong hệ thống máy móc khi cần kiểm tra sẽ rất nhanh chóng và tiện lợi, khi có những biến động, sửa đổi cũng được điều chỉnh rất nhanh chóng. 4.Kiện toàn bộ máy đăng ký quyền sử dụng đất từ huyện đến xã. Bộ máy nhà nước thực hiện nhiệm vụ đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, ở cấp xã có cán bộ địa chính. Để công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành nhanh gọn và kịp thời thì yêu cầu đầu tiên là cán bộ phải đủ nhân lực, đủ số lượng , phải kiện toàn từ cấp huyện đến cấp xã. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải có ít nhất là 9 cán bộ mới có thể đáp ứng được khối lượng công việc nhiều như vậy. Ngoài mặt số lượng thì nâng cao trình độ cho cán bộ là một việc làm rất cần thiết, cán bộ địa chính cấp huyện phải được đào tạo qua trường lớp, đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đất đai. Phải thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ địa chính xã, có thể luân chuyển các bộ địa chính xã ở các địa phương để giao lưu học hỏi kinh nghiệm của nhau. Với những xã trình độ cán bộ địa chính cón yếu kém thì huyện phải thường xuyên kiểm tra giám sát, hướng dẫn cụ thể cho họ. Công việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện từng bước từ cấp xã đến cấp huyện vì vậy để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận thì yêu cầu phải thực hiện nhanh gọn và triệt để từ những bước đi đầu tiên. Như vậy việc nâng cao trình độ cho cán bộ địa chính cấp xã là việc làm hết sức cần thiết và có vai trò quyết định đến việc đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 5. Đối với công tác tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổ chức thực hiện: Học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác huyện Nam Đàn tổ chức thực hiện triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ cấp xã. Huyện tổ chức thực hiện theo hình thức “cuốn chiếu” từng xã một, cán bộ huyện huy động lực lượng về từng xã để tập trung chỉ đạo giúp cho xã đó hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận và làm đúng theo qua định của pháp luật. Tránh tình trạng để cho cán bộ địa chính xã tự làm sẽ gây ra nhiều sai sót, một số cán bộ địa chính xã không nắm bắt được pháp luật nên làm không đúng theo quy định, khi cấp huyện về thanh tra kiểm tra phát hiện sai sót lại phải tiến hành sửa đổi,làm lài từ đầu làm mất thời gian, công sức và tiền của. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện một cách nghiêm túc tránh tình trạng làm theo phong trào như trước đây, chỉ chạy theo thành tích mà không quan tâm đến chất lượng. Có thể xem đây là việc làm mang tính quyết định trong việc quản lý đất đai của huyện. Phải thường xuyên thanh tra, giám sát việc thực hiện để tránh sai sót và mập mờ trong quản lý. Thủ tục cấp giấy chứng nhận càng đơn giản, gọn nhẹ thì nhân dân mới hăng hái thực hiện. Vì vậy cần giảm bớt những thủ tục rườm ra gây phiền hà cho nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân thực hiện việc kê khai đăng ký. Giấy chứng nhận trả cho người sử dụng phải đúng thời gian quy định tránh tình trạng kéo dài làm mất ất lòng tin của nhân dân. Tổ chức thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận phải công khai minh bạch tránh gây hiểu nhầm cho nhân dân. Các thủ tục hướng dẫn cho người dân nên được trình bày rõ ràng và công bố rộng rãi đến tận từng người sử dụng. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật: Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp vói các Bộ, ngành, cơ quan chỉ đạo và tổ chức thực hiện phổ biến giáo dục về đất đai. Tuy đã có chương trình chỉ thị nhưng đến nay công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai đến người dân chưa thật sự hiệu quả. Do hạn chế trong việc hiểu biết về luật đất đai nên một số ngưòi dân đang xem nhẹ và chưa có ý thức chấp hành việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay huyện Nam Đàn đã có những hình thức phổ biến luật đất đai đến người dân như: tuyên truyền phổ biến hàng ngày trên hệ thống loa truyền thanh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật đất đai cho nhân dân, đào tạo tập huấn cho cán bộ cơ sở….Công tác này không phải chỉ thực hiện một vài lần mà phải được tiến hành thường xuyên liên tục với nội dung thiết thực và hình thức phù hợp với từng đối tượng. 6. Vấn đề chính sách của địa phương. -Công tác quy hoạch, kế hoạch của địa phương. Để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thì toàn huyện nên có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ổn định lâu dài. Căn cứ vào quy hoạch để quy định mục đích sử dụng cho mỗi thửa đất, tránh tình trạng đất giao cho người sử dụng mà không giám cấp giấy chứng nhận vì chưa rõ đất đó có nằm trong quy hoạch hay không. Hoặc những thửa đất đã được cấp giấy nhưng nay đất này lại chuyển sang mục đích sử dụng khác làm tốn kinh phí và thời gian cho công tác cấp đổi, chỉnh lý các biến động về đất đai. -Chính sách để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện là vấn đề về kinh phí. Hàng năm huyện trích một phần kin phí từ Ngân sách của huyện để phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Ngân sách của huyện một phần được thu từ thuế sử dụng đất đai, thuế chuyển nhượng, tiền sử dụng đất…Ngoài ra số tiền này không chỉ phục vụ cho mỗi công tác cấp giấy chứng nhận mà còn phục vụ cho công tác quản lý đất đất đai, công tác quy hoạch của địa phương. -Chính sách tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân: Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào quyết định số 13/2003/ QĐ –TTg ngày 17 tháng1 năm 2007 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật đất đai từ năm 2003 đến năm 2007. Tuy đã có chương trình chỉ thị từ lâu nhưng đến nay công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai đến người dân chưa thật sự đạt hiệ quả. Do hạn chế trong việc hiểu biết về pháp luật nên một số người dân đang xem nhẹ và chưa có ý thức chấp hành việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay huyện Nam Đàn đã có những hình thức phổ biến luật đất đai đến người dân như: Tuyên truyền phổ biến hàng ngày trên hệ thống truyền thanh, tổ chức các cuộc tìm hiểu về luật đất đai cho nhân dân, đào tạo tập huấn cho cán bộ cơ sở….Công tác này không phải chỉ thực hiện một vài lần mà phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nội dụng thiết thực và hình thức phù hợp với từng đối tượng. Chính sách thu hút nhân tài: Một thực tế hiện nay con em trong huyện không muốn về làm việc tại địa phương vì cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công việc còn lạc hậu, nghèo nàn, lương bổng có nhiều hạn chế... Vì vậy để thu hút những người có trình độ đào tạo thì phải có những chính sách phù hợp. III. Một số kiến nghị 1.Kiến nghị với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An. -Sở tài nguyên và Môi trường phải có những kiến nghị lên Chính phủ về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai. Để cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành nhanh gọn và đạt theo yêu cầu đề ra thì hệ thống pháp luật luôn được xem là mẫu chốt của mọi vấn đề, nó là cở sỏ để thống nhất việc quản lý đất đai của các địa phương trong cả nước. Hệ thống pháp luật có rõ ràng thì việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai mới thực sự có hiệu quả và công bằng. Hiện nay nước ta nói chung và huyện Nam Đàn nói riêng đang thực hiện các quy định về quản lý đất đai theo luật đất đai năm 2003, tuy nhiên việc áp dụng luật đất đai ở các địa phường có những khó khăn nhất định, một số vấn đề cụ thể để giải quyết các vấn đề về đất đai của địa phương trong luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng. Cán bộ địa chính cũng như người dân trình độ chưa cao trong khi luật quy đinh còn khó hiểu nên việc tiếp cận với pháp luật đang là một trở ngại, vì vậy yêu cầu luật về đất đai phải sát với thực tế hơn. Huyện Nam Đàn hiện nay có một số diện tích đất các xã đã bán đất sai thẩm quyền, một số trường hợp đã nộp tiền giao đất cho UBND xã nhưng UBND xã lại không nộp cho huyện, những trường hợp này hiện nay tỉnh chưa có quy định cụ thể để giải quyết nên vấn còn tồn đọng. Như vậy có thể thấy rằng hệ thống văn bản pháp luật co vai trò quyết định trong việc đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các quy định trong luật đất đai phải đồng bộ giữa các ngành các cấp. Luật đất đai năm 2003 quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cấp mỗi thửa một giấy như vậy sẽ rất khó khăn với những địa phương ruộng đất manh mún, nhiều thửa. - Tỉnh phải sớm có kế hoạch đo đạc diện tích đất lâm nghiệp cho các huyện để huyện tiến hành giao đất rừng cho người dân. 2.Kiến nghị với UBND huyện Nam Đàn -Phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác quản lý đất đai, huyện phải có chủ trương đường lối, chính sách rõ ràng. - UBND huyện phải đầu tư thêm kinh phí để phục vụ cho công tác này, đầu tư mua thêm trang thiết bị cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Phải thường xuyên tập huấn đào tạo cho cán bộ địa chính, phải có chính sách để thu hút người có trình độ chuyên môn, một thực tế hiện nay là sinh viên các trường Đại học không muốn về công tác tại các phòng ban của huyện vì điều kiện làm việc và thu nhập chưa thật sự thu hút. - Đối với người dân phải có chính sách vừa mềm vừa rắn để buộc họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài: Thực trạng và giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An. Em càng nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người dân và đối với việc quản lý về đất đai của nhà nước. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực sự đã tạo ra những chuyển biến trong ý thức sử dụng đất và trách nhiệm của nhà nước trong quản lý đất đai. Đối với người dân họ thật sự yên tâm để đầu tư, sản xuất và xây dựng các công trình trên thửa đất đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận. Với nhà nước đó là cơ sở pháp lý để quản lý và giải quyết các vụ tranh chấp khiếu nại khi người sử dụng đất kiện tụng và Nhà nước có thể tăng nguồn thu cho Ngân sách thông qua việc thu tiền sử dụng đất. Ngoài ra thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà nước có thể quản lý quỹ đất đai chặt chẽ và sử dụng quỹ đất đai một cách hiệu quả nhất. Có thể nói công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và chính trị xã hội, khoa học, kỹ thuật… Huyện Nam Đàn nói riêng và cả nước nói chung đã và đang đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. So với cả nước và các huyện trong tỉnh thì huyện Nam Đàn đạt kết quả tương đối cao. Tuy nhiên kết quả cấp giấy chứng nhận chưa thực hiện đồng bộ trên các loại đất. Đất nông nghiệp gần như đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận, đã đạt 98,41% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong khi đất ở đô thị chỉ đạt 67,22% diện tích đất ở đô thị, và đất lâm nghiệp kết quả còn thấp chỉ đạt 61,44%. Để hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện phải có những chính sách, chủ trương chỉ đạo đến từng xã, tranh thủ sự giúp đỡ của Sở tài nguyên và môi trường để đẩy nhanh công tác này. Khắc phục những khó khăn vướng mắc bằng các phương pháp đã đề ra. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận trên mọi loại đất. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1,PGS.TS Ngô Đức Cát năm 2000 Giáo trình “ Kinh tế tài nguyên đất”-Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 2,Luật đất đai của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003 3, Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai 4, Nghị Định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 5, UBND huyện Nam Đàn, Phòng Tài Nguyên và Môi trường, Báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Nam Đàn năm 2006, năm 2007, định hướng kế hoạch năm 2008. 6, UBND Tỉnh Nghệ An Quyết Định 146/2007 ngày 19/12/2007, 7, UBND Tỉnh Nghệ An Quy trình số 1193 8, UBND Huyện Nam Đàn Báo cáo thi hành luật đất đai ngày 20/10 năm 2007 9, Một số văn bản, quy trình liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà nước, Bộ tài nguyên và Môi trường và Sở tài nguyên và Môi trường Tỉnh Nghệ An. 10, Vũ Thị Thảo- Bài giảng: Quản lý nhà nước về đất đai. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10667.doc
Tài liệu liên quan