Thực trạng & Giải pháp đào tạo, dạy nghề tỉnh Hải Dương

Lời mở đầu Trong thời gian gần đây, vai trò của vốn nhân lực càng trở nên quan trọng và mang tính chi phối nhiều hơn trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, làm cho việc có được các nguồn vốn và tài nguyên trở nên dễ dàng hơn, nhờ các cơ chế tín dụng thông thoáng và các kênh đàu tư đa dạng. Trong khi đó xét về tương đối, yếu tố con người hay nói cách khác nguồn vốn nhân lực vẫn khó đạt được hơn cả và trở thành yếu tố quyết địn

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp đào tạo, dạy nghề tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sức cạnh tranh. Với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, vai trò của tri thức ngày càng gia tăng trong sản xuất và thành yếu tố chi phối giá trị của sản phẩm. Trong điều kiện như vậy, trật tự chi phối của các biến số trong hàm phát triển sản xuất hiện đại trở thành: con người, vốn, tài nguyên. Đào tạo, dạy nghề là hoạt động trực tiếp tác động đến chất lượng nguồn vốn nhân lực. Vì vậy đào tạo, dạy nghề ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Đề án của tôi nghiên cứu về thực trạng và giải pháp đào tạo, dạy nghề tỉnh Hải Dương với mục đích thấy rõ những mặt đã đạt được cũng như những giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề. I.sự cần thiết phải dạy nghề cho người lao động 1. khái niệm về dạy nghề và học nghề Dạy nghề và học nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học. Có nhiều cách để phân loại nghề, theo luật dạy nghề chia dạy nghề thành 3 trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Trong đó, mỗi trình độ có mục tiêu riêng. Với trình độ sơ cấp, mục tiêu trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản, năng lực thực hành một số công việc của một nghề. Dạy nghề ở trình độ trung cấp phải trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng độc lập ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc.Với trình độ cao đẳng nghề, người học được trang bị kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế. Qua mỗi trình độ học khác nhau, người học sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao dần, sau mỗi trình học, người học sẽ có khả năng học cao hơn hoặc tham gia vào lao động sản xuất góp phần làm giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tóm lại, mục tiêu dạy nghề là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cần thiết cho các ngành sản xuất, dịch vụ, hơn thế nữa, dạy nghề còn phải trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. CáC yếu Tố ảNH HƯởNG ĐếN CÔNG TáC DạY NGHề. Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, toàn cầu hoá và cách mạng khoa học. Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh về nguồn nhân lực. Vì nguồn nhân lực nói chung, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có chất lượng cao nói riêng đang thực sự trở thành yếu tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững của đất nước, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. Vì thế sự cạnh tranh của Việt Nam với các nước khác về nguồn nhân lực để khẳng định mình cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến công tác đào tạo nghề của Việt Nam nói chung và của Hải Dương nói riêng. Các chủ trương của Đảng và nhà nước cũng là nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác phát triển giáo dục đào tạo. Trong đường lối phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Đảng và nhà nước coi việc phát triển dạy nghề có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Nhận thức được điều này, tỉnh Hải Dương cũng xây dựng các chủ trương và chính sách hỗ trợ công tác học và dạy nghề. Các chính sách ưu đãi về dạy nghề của tỉnh đã được ban hành: - Ngày 08/04/2002 UBND tỉnh có quyết định số1473 và 1474/2002/QĐ-UB về việc ban hành tạm thời về quản lý, sử dụng Quỹ khuyến công và thành lập ban chỉ đạo, quản lý quỹ khuyến công. - Ngày 17/03/2003 UBND ban hành quyết định số 676/2003/QĐ-UB ban hành “ Quy định về tổ chức quản lý các cơ sở dạy nghề trên điạ bàn tỉnh Hải Dương”. - Ngày 17/07/2003 UBND ban hành quyết định số 3149/2002/QĐ-UB; ngày 03/04/2003 ban hành quyết định 920/2003/QĐ-UB ban hành “quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh” Tỉnh còn hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, ví dụ như năm 2001-2005 ngân sách của tỉnh đã hỗ trợ 5,5 tỷ đồng để miễn giảm chi phí học nghề ngắn hạn cho 9200 người thuộc các đối tượng con thương binh liệt sỹ, hộ nghèo, vùng sâu vùng xa…đặc biệt năm 2004, 2005 ngân sách nhà nước đã hỗ trợ 6,1 tỷ đồng để dạy nghề miễn phí cho 8.435 nông dân. Chính quyền địa phương nơi có doanh nghiệp đâù tư đã tạo điều kiện cho cơ sở dạy nghề đến tuyển sinh, mượn địa diểm, nhà xưởng, máy móc thiết bị tổ chức dạy nghề tại chỗ theo hợp đồng tuyển dụng có trên địa bàn. Còn có một số các yếu tố tác động tới đào tạo dạy nghề như:quan niệm, định kiến của người dân, quan niệm xã hội ; trình độ giảng viên; trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài chính… Có nhiều người vẫn cho rằng Đại học là con đường duy nhất mở ra một tương lai tươi sáng, nếu học nghề thì mãi mãi vẫn là công nhân, mà nhắc đến công nhân người ta lại liên tưởng đến lương thưởng ít ỏi, công việc nặng nhọc, cho dù hiện tại có nhiều sinh viên đại học ra trường không tìm được việc làm hoặc lương thấp, trong khi nhiều nơi đang rất thiếu công nhân với trình độ cao, thậm chí công nhân với trình độ khá cũng tìm được công việc với mức lương hấp dẫn. Hơn nữa, xã hội cũng chưa thay đổi cách nhìn với công nhân học nghề, một thời gian dài dường như mọi nỗ lực đào tạo đều hướng tới hệ thống đại học nơi đào tạo người thày mà chưa chú ý đến các trường dạy nghề nơi đào tạo những người thợ. Vấn đề này đẫ được công luận bàn tới nhiều và tình trạng thừa thày thiếu thợ là không khó thấy. Bộ trưởng bộ giáo dục và Đào tạo nhận định “ Thực ra chúng ta thiếu cả thầy lẫn thợ. Trong số 1,4 triệu sinh viên chỉ có 48.000 giáo viên. Nếu so sánh với các nước khác chúng ta vẫn thiếu nhiều giáo viên. Để đảm bảo tốt công tác giảng dạy, ta cần có thêm giáo viên, ít nhất gấp 3 lần”. Giáo viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng đến công tác dạy nghề vì nói đến đào tạo không thể không nhắc tới giáo viên dù trong bất cứ ngành nghề đào tạo nào cũng vậy. Giáo viên là những người truyền dạy, trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho học viên. Trong công tác dạy nghề giáo viên vừa phải có kiến thức về lý thuyết cũng như kỹ năng. Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên các trường đã chủ động đào tạo chuẩn hoá giáo viên và tạo điều kiện để giáo viên học lên đại học. Dạy nghề nói chung đòi hỏi tỷ lệ thực hành cao nhằm trang bị cho người học nghề thực hành những năng lực của một nghề là chủ yếu. Vì vậy trang thiết bị, cơ sở vật chất tác động lớn đến chất lượng của công tác dạy nghề. Chỉ cần nhìn vào trang thiết bị của một trường có thể đánh giá chất lượng đào tạo nghề của trường đó. Mà trang thiết bị lại đi đôi với tài chính. Có tài chính không những cải thiện trang thiết bị mà còn hỗ trợ học viên, đẩy mạnh mở rộng quy mô dạy nghề. Ngoài ra còn có rất nhiều nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến công tác dạy nghề, nhận thức được điều này sẽ góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện công tác dạy nghề. 3. đánh giá hiệu quả dạy nghề. Để đánh giá hiệu quả dạy nghề, Nghị Định số 139/2006/NĐ-CP mục 2 quy định rõ ràng về việc thi, kiểm tra và thẩm quyền cấp bằng, chứng chỉ nghề. Kiểm định chất lượng dạy nghề được quy định tại chương VIII của luật dạy nghề. Kiểm định chất lượng là hoạt động vừa để đánh giá chất lượng nhưng cũng là công nhận chất lượng của các cơ sở dạy nghề đạt chuẩn, nó cách khác nó vừa giúp cho các cơ sở dạy nghề tự biết trình độ của bản thân mà cũng là để xã hội biết đến các cơ sở dạy nghề đó. Theo góc độ đó, kiểm định chất lượng dạy nghề như là một hình ảnh quang bá thương hiệu cho các cơ sở đào tạo nghề. Trong đó, kiểm định chất lượng dạy nghề hay là đánh giáhiệu quả dạy nghề là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá các chương trình dạy nghề, các cơ sở dạy nghề và công nhận các cơ sở dạy nghề, chương trình dạy nghề đạt chuẩn theo quy định. Quy trình đánh giá hiệu quả dạy nghề chia thành 4 bước như sau: Bước 1: Tự đánh giá của các cơ sở dạy nghề. Về bản chất, việc tự đánh giá của các cơ sở dạy nghề làm cho các cá nhân trong đơn vị tự nhìn lại, tự soi mình và để tìm ra các yếu điểm cần khắc phục. Các bước công việc cần thực hiện trong bước này là: - Xác định mục đích phạm vi đánh giá. - Xây dựng kế hoạch tự đánh giá. - Thu thập các thông tin và chứng cứ để minh chứng. - Xử lý phân tích các thông tin và chứng cứ thu được để minh chứng. - Đánh giá mức độ mà cơ sở dạy nghề đã đạt được theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề. - Viết báo cáo tự đánh giá. - Công bố công khai kết quả tự đánh giá trong nội bộ cơ sở dạy nghề. Hoạt động tự đánh giá sẽ do hội đồng kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề tiến hành thực hiện dựa trên tham khảo ý kiến của tất cả cán bộ giáo viên, công nhân viên trong đơn vị. Hội đồng kiểm định chất lượng do hiệu trưởng hoặc giám đốc cơ sở dạy nghề ra quyết định thành lập. Chủ tịch hội đồng có thể là do hiệu trưởng hoặc hiệu phó đào tạo, thư ký hội đồng là trưởng phòng đào tạo hoặc phụ trách bộ phận đào tạo của cơ sở và các thành viên là đại diện hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị, các trưởng phòng ban, khoa, bộ môn, đại diện các tổ chức đoàn thể, đại diện giảng viên, giáo viên. Bước 2: Đăng ký kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề. Cơ sở dạy nghề cần đăng ký kiểm định chất lượng vói các cơ quan quản lý với các nội dung sau: - Bản đăng ký kiểm định chất lượng và các văn bản lý giải các điều kiện tiên quyết cho kiểm định chất lượng đã được đáp ứng. - Báo cáo tự đánh giá của các cơ sở dạy nghề. Nếu được chấp nhận, cơ quan quản lý kiểm định dạy nghề sẽ tổ chức công tác kiểm định tại cơ sở. Bước 3: Đánh giá bên ngoài và thẩm định của cơ quan kiểm định chất lượng dạy nghề. Việc đánh giá được thực hiện bởi Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề do tổng cục dạy nghề thành lập mà thành viên ở nhiều các lĩnh vực có liên quan đến chuyên môn của cơ sở đăng ký kiểm định. Đoàn sẽ triển khai kiểm định tại các cơ sở đăng ký, sau đó đoàn sẽ có văn bản đề nghị cơ quan quản lý kiểm định chất lượng nghề có công nhận hay không công nhận. Bước 4: Công nhận chương trình day nghề đạt tiêu chuẩn kiểm diịnh chất lượng dạy nghề. Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề dự thảo báo cáo kết luận kiểm định cho cơ sở dạy nghề để tham khảo ý kiến. Trong thời gian nhất định, cơ sở dạy nghề nếu không có ý kiến phản hồi thì coi như đồng ý. Nếu cơ sở dạy nghề có ý kiến thì đoàn kiểm định chỉnh sửa hoàn thiện lại báo cáo, ký gửi cho Tổng cục dạy nghề. Tổng cụ dạy nghề sẽ ra quyết định cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định tương ứng với các cấp độ như sau: . Cấp độ 1, chưa đạt tiêu chuẩn, cơ sở, chương trình dạy nghề có dưới 70% tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chí kiểm định chất lượng đạt yêu cầu. . Cấp độ 2, đạt tiêu chuẩn cơ sở, chương trình dạy nghề, có ít nhất 80% tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chí kiểm định chất lượng đạt yêu cầu. Kiểm định chất lượng dạy nghề là một hoạt động mới trong lĩnh vực dạy nghề. Với mục đích đánh giá chính xác hiệu quả của chương trình dạy nghề vì vậy đây là hoạt động không thể thiếu trong công tác dạy nghề, cần tuyên truyền phổ biến tới mỗi giáo viên, cán bộ công nhân viên thấy rõ vai trò quan trọng của công tác kiểm định chất lượng đào tạo dạy nghề góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại chính cơ sở. 4. Sự cần thiết phải dạy nghề cho người lao động Quá trình phát triển nói chung và quá trình sản xuất nói riêng trong mọi thời đại đều do 3 yếu tố quyết định là tài nguyên, vốn và con người. Manthus là người đã đưa giáo dục vào kinh tế học tăng trưởng khi nó rằng giáo dục sẽ kiểm soát dân số do vậy làm tăng hoặc duy trì được thu nhập quốc dân. Mác cho rằng lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn, rằng một lao động coi là cao hơn, phức tạp hơn so với lao động xã hội trung bình thì đó là biểu hiện của một sức lao động đòi hỏi chi phí lao động cao hơn vì phải tốn nhiều thời gian lao động hơn để sản xuất ra nó và nó có một giá trị cao hơn so với lao động giản đơn. Alphred Mashall cũng đưa ra mối quan hệ giữa giáo dục, lực lượng lao động và ngành sản xuất từ đó nói lên sự cần thiết phải cung cấp dịch vụ "giáo dục kỹ thuật"cho giai cấp công nhân. Trong thời gian gần đây, vai trò của nguồn vốn nhân lực càng trở nên quan trọng và mang tính chi phối nhiều hơn trước và xu thế phất triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng. Nguồn vốn nhân lực mà chủ yếu gắn với giáo dục đào tạo đã trở thành yếu tố quan trọng mang lại những thành tựu tăng trưởng kinh tế cao ở các nước Đông Nam á như Nhật, các nước NIC. Đây là những nước tiến hành công nghiệp hoá trong điều kiện ban đầu ở mức rất thấp, với nền kinh tế kiệt quệ do chiến tranh, nguồn vốn tích luỹ hầu như không có và tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, duy nhất chỉ có côn người là nguồn lực dồi dào. Vai trò của nguồn nhân lực đã được khẳng định và chứng minh. Hơn nữa nguồn nhân lực còn góp phần nâng cao năng suất, tăng thu nhập, giảm đói nghèo và bất bình đẳng, cam kết phát triển nguồn nhân lực liên tục tạo ra tăng trưởng kinh tế dài hạn. Lợi ích có được từ đầu tư vào nhân lực mang một đặc trưng khác hẳn với các loại đầu tư khác. Thứ nhất, đàu tư vào nguồn nhân lực không hề bị giảm giá trị trong quá trình sử dụng mà ngược lại càng được sử dụng nhiều, khả năng tại thu nhập và do vậy thu hồi vốn càng cao. Thứ hai, đầu tư vào nguồn vốn nhân lực có chi phí tương đối không cao trong khi đố khoảng thời gian sử dụng lại lớn, thường là khoảng thời gian làm việc của một đời người. Thứ ba, các hiệu ứng gián tiếp, và hiệu ứng lan toả của của đầu tư vào nguồn vốn nhân lực là rất lớn. Trình độ nhân lực ở một nước cao cho phép tăng trưởng kinh tế tốt hơn và điều chỉnh tốt hơn với các vấn đề dân số, kế hoạch hoá gia đình, môi trường và nhiều vấn đề khác. Thứ tư, đầu tư vào con người không chỉ là mục tiêu đạt được thu nhập mà còn là mục tiêu của xã hội, giúp con người thưởng thức cuộc sống đầy đủ hơn. Nguồn nhân lực cho sản xuất của một nước có thể sơ bộ chia thành 6 thành tố như sau: - Các nhà phát minh và đổi mới công nghệ - Công nhân lành nghề. - Các nhà quản lý. - Công nhân 1/2 lành nghề - Các nhà kỹ thuật và công nghệ. - Lao động giản đơn. Nhiệm vụ đối với một nước trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của họ là tạo ra sự cân bằng giữa các thành tố nguồn nhân lực để đáp ứng theo sự thay đổi của nền sản xuất. Điều này có nghĩa là tạo ra một tỷ lệ phù hợp với trình độ phát triển công nghệ. Theo ILO, một số nước phát triển thường có đội ngũ công nhân 1/2 lành nghề vào khoảng 10% tổng số đội ngũ lao động, công nhân lành nghề vào khoảng 18%. Phần lớn các công nghệ đều đã được tự động hoá, các nhà kỹ thuật và công nghệ gia chiếm một tỷ lệ lớn khoảng 36% còn các nhà quản lý khoảng 22% nhà nghiên cứu phát minh khoảng 14%. Trong khi ở các nước đang phát triển thì ngược lại đội ngũ lao động giản đơn và 1/2 lành nghề chiếm đến khoảng 60%, tiếp đến là công nhân lành nghề 22%, các kỹ thuật và công nghệ gia chỉ khoản 9%, các nhà quản lý 6,5%, còn các nhà nghiên cứư phát minh chỉ khoản 2,5%. Tình trạng này là do thiếu đầu tư thích đáng cho việc giáo dục ở các nước đang phát triển, dẫn đến thiếu lực lượng lao động có trình độ, hơn nữa các nước đang phát triển thường thiếu vốn đầu tư cho phát triển công nghệ, dẫn đến lực lượng lao động có trình độ cao không có điều kiện phát huy hết năng lực và trình độ của mình, vì vậy một số lớn đã chuyển sang làm việc cho các nước phát triển. Đến năm 2005, tỉnh Hải Dương có dân số trung bình là 1711,5 nghìn người, mật độ dân số là 1037 người/km2. Qua các năm, lực lượng lao động tăng dần, nguồn lao động dồi dào, đến năm 2005, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động lên đến 62,5% dân số. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thay đổi tỷ trọng lao động trong khu vực nông thôn làm việc theo nhóm ngành của của loại công việc chính: nông, lâm, thuỷ sản,công nghiệp, xây dựng-dịch vụ từ 79,7%-8,19%-12,11% năm 2000 và tỷ lệ này là 75,85%-10,15%-14% tại năm 2005. Sở dĩ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như vậy, một phần là do đào tạo dạy nghề tạo ra bởi nếu không có đào tạo dạy nghề thì sẽ không có nguồn nhân lực có tay nghề cao, mà dễ thấy, với ngành nông nghiệp, nguời lao động có thể không cần qua đào tạo cũng có thể làm được nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ thì không như vậy, nhưng cũng không có nghĩa ngành nông nghiệp không cần đào tạo mà chúng ta vẫn phải tăng cường hỗ trợ về mặt kỹ thuật để đưa cơ giới hoá, hiện đại hoá vào trong nông nghiệp. Trong khi các khu công nghiệp đang được xây dựng và được mở rộng, thiếu công nhân có trình độ cao cộng với sức ép về giải quyết việc làm thì đào tạo và dạy nghề là con đường hợp lý. Đào tạo, dạy nghề không những góp phần giải quyết việc làm mà còn góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương nói riêng và đất nước nói chung. Thất nghiệp phân theo trình độ CMKT đơn vị : % Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2005, Bộ LĐTB&XH. Như vậy, với lao động có trình độ cao đẳng, đại học có tỷ lệ thất nghiệp cao thứ hai sau lao động chưa qua đào tạo trong khi tỷ lệ thất nghiệp của công nhân kỹ thuật lại rất thấp càng khẳng định đào tạo dạy nghề là rất cần thiết. II. thực trạng dạy nghề tỉnh hải dương 1. thực trạng mạng lưới dạy nghề Mặc dù chưa thành lập được các trung tâm dạy nghề thuộc các huyện, thành phố song tỉnh Hải Dương đã đạt được một số các thành tích đáng kể trong công tác đào tạo nghề. Tháng 4-2002, UBND tỉnh có quyết định cho phép thành lập các cơ sở dạy nghề thuộc các thành phần kinh tế, khôi phục và phát triển các làng nghề để tham dự dạy nghề, truyền nghề cho người lao động. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề không ngừng được mở rộng và kiện toàn chất lượng. Thực hiện chủ trương đa dạng hoá dạy nghề, năm 2000 UBND tỉnh quyết định thành lập trường công nhân kỹ thuật để đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề với quy mô đào tạo 500 học sinh hệ dài hạn/năm, 300 học sinh hệ ngắn hạn/năm. Đồng thời không ngừng đầu tư nâng cấp các trung tâm dịch vụ việc làm, củng cố khuyến nông từ tỉnh đến huyện, tháng 4/2002, thành lập quỹ khuyến nông tỉnh, cho phép thành lập các cơ sở dạy nghề thuộc các thành phần kinh tế, khô phục và phát triển làng nghề khi có đủ điều kiện truyền nghề cho người lao động trong đó chủ yếu là lao động khu vực nông nghịêp nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần nâng cao năng lực dạy nghề truyền nghề tạo việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp nông thôn. Năm 2000 toàn tỉnh có 13 cơ sở dạy nghề, trong đó có 7 trường tham gia dạy nghề ( 6 trường trực thuộc trung ương, 1 trường thuộc tỉnh mới thành lập tháng 6/2000 ). Năm 2005 số cơ sở dạy nghề đã lên đến 28 cơ sở trong đó có 7 trường trực thuộc trung ương, 4 trường trực thuộc tỉnh và đã cuất hiện các cơ sở dạy nghề ở nhiều huyện. Đến nay có khoảng 350 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tự tuyển lao động và đào tạo nghề. Hoạt động của các cơ sở dạy nghề cũng có nhiều hình thức đổi mới, hình thức ngày càng đa dạng. Điển hình là mô hình dạy nghề theo địa chỉ, gắn người học nghề với nơi sản xuất và dạy nghề tại nơi cư trú của người lao động. Bảng . kết quả đào tạo nghề 5 năm(2001-2005) TT Trình độ đào tạo LĐqua ĐT đến 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng 5 năm Tổng cộng 164.306 177.508 193.407 211.368 231.573 252.798 1 Tổng số LĐ qua đào tạo nghề 113.603 124.434 137.963 153.514 171.347 189.847 LĐ qua đào tạo nghề 10.831 13.529 15.551 17.833 18.500 76.241 1.1 CNKT có bằng chứng chỉ nghề 85.037 6.38 8.699 10.551 13.133 13.397 137.19 +Bằng nghề - 2.374 2.927 4.509 6.285 6.267 22.362 +Chứng chỉ - 4.007 5.772 6.042 6.848 7.130 29.799 1.2 CNKTkhông có bằng chứng chỉ 21.653 4.450 4.830 5.000 4.700 5.100 45.733 2 LĐ từ THCS trở lên 50.713 53.344 55.714 58.079 60.451 62.951 2.1 LĐ từ THCN trở lên 2.631 2.370 2.365 2.372 2.500 12.238 3 Tỷ lệ LĐ qua đào tạo% 18,71 19,98 21,25 22,55 24,45 26,62 Tỷ lệ LĐ qua ĐTN% 12,9 14 15,16 16,38 18,1 20,05 phân bố cơ sở dạy nghề (về không gian) Xét theo địa bàn, các cơ sở dạy nghề tập trung ở thành phố Hải Dương (15 cơ sở) và huyện Chí Linh ( 8 cơ sỏ). Trong tổng số 12 huyện/thành phố, có đến 7 huyện với khoảng 1/2 dân số cũng như về diện tích không có cơ sở dạy nghề. Đây là một hạn chế khiến người lao động khó tiếp cận với các cơ sở dạy nghề để được đào tạo mới cũng như đào tạo nâng cao trình độ. điều này thể hiện rõ qua biểu thống kê cơ sở dạy nghề như sau: Bảng . Cơ sở dạy nghề trong tỉnh phân theo huyện/TP Tên huyện Dân số (người) Diện tích (km2) Cơ sở dạy nghề (cơ sở) TP Hải Dương 137.610 36,2 15 Chí Linh 148.722 281,9 8 Nam Sách 140.228 132,8 2 Kinh Môn 166.489 163,5 0 Kim Thành 126.125 113,6 0 Thanh Hà 163.307 159,1 0 Cảm Giàng 121.473 109,3 2 Bình Giang 106.293 104,7 0 Gia Lộc 151.978 122,2 0 Tứ Kỳ 168.464 170,8 1 Ninh Giang 149.252 135,4 0 Thanh Miện 131.581 122,3 0 Nguồn: Tổng cục dạy nghề Dễ thấy sự mất cân đối về phát triển giữa các vùng trong toàn tỉnh. Các vùng có trường dạy nghề là những vùng phát triển hay nói cách khác các vùng này đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qúa trình CNH-HĐH. Số đông người lao động chưa được qua đào tạo, đây sẽ là một nguồn lực phong phú, dồi dào khi làm tốt công tác đào tạo sẽ cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Bên cạnh đó các cơ sở dạy nghề của Hải Dương hầu hết mới thành lập. Ngoài trường Công nhân cơ gới Xây dựng ( thuộc Tổng công ty XD&PTHT) thành lập năm 1974, trường đào tạo nghề Thương mại ( thuộc Bộ Thương Mại) thành lập năm 1993, các trường, trung tâm khác đều mới thành lập từ năm 1997 trở lại đay. Trong đó các cơ sở dạy nghề ngoài công lập hầu hết thành lập sau năm 2003 như doanh nghiệp tư nhân Đại Hoàng Gia tại huyện Chí Linh thành lập năm 2004 dạy nghề may công nghiệp, công ty TNHH kỹ thuật thương mại Alpha thành lập năm 2004 dạy nghề tin hoc…Các trường được thành lập hầu hết do yêu cầu của thị trường, đây cũng là hướng đi đúng đắn cho các cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên, vì các trường này đều mới thành lập nên kinh nghiệm đào tạo, giáo viên, trang thiết bị, chương trình đào tạo còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đồng bộ. 1.2 Cơ sở đào tạo dạy nghề (về cấp độ) 1.2.1 hệ đào tạo chuyên nghiệp Hệ đào tạo chuyên nghiệp gồm có các trường cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp. Tính đến năm 2005 toàn tỉnh có 13 trường, khối trực thuộc trung ương có 7 trường ( 6 trường công lập, 1 trường nghệp vụ và một trường dân lập). Từ năm 2000 đến nay đã nâng cấp 2 trường trung học lên cao đẳng, nâng cấp trường nghiệp vụ Y tế thành trường trung học Y tế, thành lập mới trường Trung học kỹ thuật và Công nghệ Hải Dương và trường trung học Nông nghiệp. 1.2.2 hệ dạy nghề Các cơ sở dạy nghề được mở rộng nhiều so với năm 2000. Đến năm 2006 toàn tỉnh có 28 cơ sở( tăng 14 cơ sở), trong đó có 14 cơ sở dân lập, tư nhân. Khối trực thuộc trung ương có 7 trường chủ yếu là các trường dài hạn. 1.3kết quả dạy nghề nói chung Các cơ sở đào tạo dạy nghề đã chủ động đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, mở thêm nhiều nghề đào tạo, dễ tìm việc làm phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh như : may công nghiệp, sửa chữa cơ khí nhỏ, điện dân dụng, quản lý điện nông thôn, thêu móc, mây giang xiên xuất khẩu… Chủ yếu là các nghề ngắn hạn, việc làm tại chỗ, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong các ngành nông lâm nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay việc tuyển sinh học nghề dài hạn cung ứng cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp dang gặp nhiều khó khăn. Số học sinh hệ dài hạn hiện đạt khoảng 4000 học sinh/năm tăng 1700 so với năm 2000. các cơ sở đào tạo, dạy nghề đã có nhiều giả pháp tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ cho các cum công nghiệp, khu công nghiệp nhưng số lượng tuyển hàng năm không nhiều, lao động ở nông thôn, cụm công nghiệp ít tham gia học nghề vì khó khăn về tài chính. 1.3.1. Kết quả dạy nghề và truyền nghề a) Kết quả dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề: Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Cộng 5 năm So với kế hoạch 5 năm Dài hạn 2.374 2.927 4.509 6.285 6.267 22.362 Ngắn hạn 8.457 10.602 53.879 Tổng cộng 10.831 13.529 15.551 17.833 18.500 76.241 286,6% Qua 5 năm chúng ta đã dạy nghề cho 76.241 người, đạt 286,6% kế hoạch 5 năm Đề án đề ra là 40.850 người. Đặc biệt là đã thực hiện thành công và có hiệu quả đề án thí điểm dạy nghề cho nông dân năm 2004, 2005, thực hiện tốt công tác dạy nghề và truyền nghề cho lao động khu vực nông từ quỹ khuyến công khôi phục và phát triển các làng nghề. Đào tạo dạy nghề đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 12,8% năm 2000 lên 26,6% năm 2005. Như vậy, đến năm 2005 các cơ sở dạy nghề đã đào tạo cho 76.241 người vượt 186,6% so với kế hoạch 5năm của đề án tương đương với tăng 35.359 người ( = 42.158 người – 40.850 người) b) Củng cố hệ thống khuyến nông Hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện được củng cố, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng từng bước hoạt động hiệu quả. Sau 5 năm đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể mở 6.650 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 530.000 lượt nông dân, tập trung vào các nhóm nghề như trồng trọt, chăn nuôi gia ssúc, gia cầm, bảo vệ động thực vật, xử lý các chất thải nông nghiệp, bảo quản nông sản sau thu hoạch… Quỹ khuyến nông được thành lập từ tháng 4/2002, sau 5 năm đi vào hoạt động đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất, các HTX, khôi phục và phát triển làng nghề. Hơn thế nữa, bằng các đề án khuyến nông đã hỗ trợ 1.151,6 triệu đồng tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho hơn 3.578 lao động nông thôn. 1.3.2. chất lượng học viên tốt nghiệp Theo báo cáo của sở LĐTB&XH Hải Dương, trong năm 2005, 28 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo được cho 21.600 lao động, trong đó số lao động địa phương chiếm tỷ lệ 69,6%. Số bằng nghề đã cấp là 6944, chiếm tỷ lệ 32,1% và số chứng chỉ nghề cấp là 7868, chiếm tỷ lệ 36,4% tổng số lượt đào tạo. Số lao động tìm được việc làm sau khi được đào tạo chiếm tỷ lệ trên 80% điều này cho thấy đào tạo dạy nghề chính là con đường giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cũng như đẩy mạnh kinh tế toàn tỉnh. Tỉnh đã tổ chức Hội thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh và đã đưa học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi nghề cấp quốc gia, kết quả đạt 4 giải khuyến khích. Bảng Học sinh học nghề năm 2005 Đơn vị: lượt người Tổng số Dài hạn Ngắn hạn Số lượt Được cấp bằng nghề Số lượt Đượccấp CC nghề Tổng số 21.600 6.771 6.944 14.829 7.868 Cơ sở trực thuộc địa phương 12.049 580 408 11.469 5.259 Cơ sở trực thuộc trung ương 9.551 6.191 6.536 3.360 2.609 Học sinh người Hải Dương 15.039 2.693 1.736 13.346 7.081 Nguồn: Sở Lao Động Thương binh và Xã hội Hải Dương Các cơ sở đào tạo dạy nghề của tỉnh không chỉ thu hút học viên trong tỉnh mà còn thu hút được khá nhiều lao động từ nơi khác. Với số lượng học viên ngày một đông chứng tỏ các cơ sở công lập chưa thể đáp ứng nổi yêu cầu học nghề, các cơ sở tư nhân còn hạn chế. Các doanh nghiệp đánh giá chất lượng lao động đã qua đào tạo có trình độ đạt mức trung bình nhất là về kỹ năng thực hành. Trong tương lai cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, có thế mới tăng trình độ thực hành của học viên, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và sát với hoạt động sản xuất thực tế. Ngoài đào tạo nghề, các cơ sở đào tạo cũng cần phải chú ý đến rèn luyện tác phong kỷ luật, tác phong công nghiệp, ý thức đạo đức cho học viên. Mặt khác, các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng đầu tư mạnh mẽ, thị trường lao động nước ngoài cũng dang thiếu công nhân kỹ thuật có trình độ cao. Vì thế, công tác đào tạo ngoại ngữ cho người lao động ngày càng trở nên cần thiết, đó cũng là cách giúp người lao động có cơ hội tự nghiên cứu tài liệu nước ngoài hoặc tìm được công việc với mức lương hấp dẫn. 1.3.3. kết quả giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động Trung tâm Giới thiệu việc làm Hải Dương đã tổ chức dạy nghề cho 3.939 người. Trung tâm đã tư vấn việc làm cho 10.500 người, giới thiệu việc làm cho 3.060 người, trong đó có 1.417 người đã có việc làm ổn định, khai thác thông tin về thị trường lao động đến 260 tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh. Theo số liệu khảo sát ở 12 huyện và thành phố, kết quả giải quyết việc làm trong năm năm từ 2001-2005, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 123.823 lao động đạt 125% so với kế hoạch 5 năm của “ Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2001-2005” đề ra. Số lao động được thu hút vào các lĩnh vực kinh tế như công nghiệp - xây dựng là 557.695 lao động, nông lâm ngư nghiệp 27.416 lao động, dịch vụ và các hoạt động khác 20.310 lao động, xuất khẩu 20.328 lao động. Tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp của Hải Dương ở khu vực thành thị còn 5,7% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 79% trong năm 2005, vượt chỉ tiêu về xuất khẩu lao động là 338,8% tương ứng với 14.328 lao động.Qua 5 năm chúng ta đã đưa 20.328 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong đó 100% được dạy nghề hoặc được đào tạo giáo dục định hướng của tỉnh, đạt 338,8% kế hoạch tương ứng vượt 14.328 người. 2.các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dạy nghề 2.1. chất lượng giáo viên dạy nghề Do thực hiện tốt các chính sách sử dụng và thu hút nhân tài, trọng dụng nghệ nhân…của tỉnh nên nhiều người có trình độ và năng lực tích cực tham gia dạy nghề, truyền nghề tại các cơ sở dạy nghề, các làng nghề…tăng cường đội ngũ giáo viên dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh cả về số lượng lẫn chát lượng. Giáo viên dạy nghề tăng 479 người của năm 2005 so với năm 2000. Các cơ sở thựôc địa phương có số giáo viên ít hơn cả về chất lượng lẫn số lượng so với các cơ sở dạy nghề trực thuộc trung ương. Trong đó,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0106.doc
Tài liệu liên quan