Thực trạng & Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam

Tài liệu Thực trạng & Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam: MỤC LỤC Phụ lục Danh mục các bảng, biểu Biểu 2.1: Diện tích và sản lượng rau ở Việt Nam 25 Biểu 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng 26 Biểu 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả của Việt Nam 28 Biểu 2.4:Tình hình sản xuất rau an toàn của Hà Nội 2003 - 2007 34 Biểu 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn tại các huyện 35 Biểu 2.6: So sánh giá rau an toàn và rau thường tại Hà Nội 42 Biểu 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn TP Hồ Chí Minh 44 Biể... Ebook Thực trạng & Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5163 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u 2.8: Đánh giá dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả 46 Biểu 2.9: Giá rau an toàn và rau thường tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2008 51 Danh mục các sơ đồ, hình ảnh Hình 2.1: Giá trị sản xuất rau quả giai đoạn 1999 - 2006 27 Hình 2.2: Sản lượng rau/đầu người ở một số Quốc gia 28 Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, 1991-2004 (nghìn USD) 29 Hình 2.4: Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2000 và 2004 31 Hình 2.5: Mô hình trồng rau an toàn tại quận Long Biên 33 Hình 2.6: Người tiêu dùng thiếu mặn mà với rau an toàn 38 Hình 2.7: Kênh phân phối rau an toàn tại Hà Nội 40 Hình 2.8: Các loại rau trồng trong nhà lưới 45 Hình 2.9: Kênh phân phối rau tại Thành phố Hồ Chí Minh 49 Lời mở đầu Lý do chọn đề tài Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội. Chính vì vậy việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm. Trong đó, sản xuất rau an toàn cũng là lĩnh vực rất cần thiết cho cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay. Rau là sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu của con người, cung cấp rất nhiều vitamin mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Hiện nay, do nhu cầu hội nhập Quốc tế và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hoạt động sản xuất và tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam đang được triển khai rộng khắp, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Để có được rau an toàn cần phải giám sát, áp dụng theo quy trình từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng… liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chất lượng và sản lượng rau an toàn hiện nay đang là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Hiện nay đã có những chính sách và quy định của Nhà nước về sản xuất rau an toàn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực này. Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN-KHKT ngày 28/4/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy định tạm thời sản xuất rau an toàn” đã quy định cụ thể các mức chỉ tiêu về rau an toàn. Ngày 18/9/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra văn bản về việc Tăng cường sản xuất và tiêu thụ rau an toàn… Sản xuất rau an toàn hiện đang là vấn đề nóng hổi với sự quan tâm của toàn xã hội. Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp. Mục đích và phương pháp nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, đặc biệt là hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tìm phương pháp nâng cao chất lượng, sản lượng của sản xuất rau an toàn ở Việt Nam. Tìm giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu đã có từ Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Cục thống kê… Khảo sát thực tiễn, tham khảo ý kiến của người tiêu dùng, người sản xuất cũng như các cấp chính quyền. Tham khảo ý kiến các chuyên gia về quy trình cũng như các quy định cụ thể về sản xuất rau an toàn. + Phương pháp xử lý số liệu: Lựa chọn các số liệu hợp lý với đề tài đã chọn. Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích và so sánh các kết quả có được. Từ đó đưa ra những nhận xét về thực trạng sản xuất rau an toàn, đồng thời là cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn ở Việt Nam. Bố cục chuyên đề Bài viết của em gồm 3 phần chính: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn Chương 2: Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn Do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp của các thầy cô giáo, các bác, các cô chú, anh chị trong Trung tâm Khuyến nông Khuyến Ngư Quốc gia. Trong thời gian thực tập tại Trung tâm Khuyến nông Khuyến Ngư Quốc gia – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị và sự hướng dẫn của cô giáo Vũ Thị Minh, em đã hoàn thành quá trình thực tập của mình. Em xin chân thành cám ơn cô giáo Vũ Thị Minh và các cô chú anh chị tại Trung tâm Khuyến nông Khuyến Ngư Quốc gia đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập này. Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn 1.1. Khái niệm và vai trò của sản xuất rau an toàn 1.1.1. Khái niệm rau an toàn và nguyên nhân khiến rau không an toàn Rau an toàn được định nghĩa như sau: “Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1998) Tiêu chuẩn rau an toàn về hình thái theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 1998, sản phẩm rau tươi phải được thu hoạch đúng lúc, đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm của từng loại rau, không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp. Bên cạnh đó, rau an toàn cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về mức giới hạn tối đa cho phép của các nội chất như: Hàm lượng nitrat (NO3) (mg/kg) (Phụ lục 1) Hàm lượng của một số kim loại nặng và độc tố (Phụ lục 2) Hàm lượng của một số vi sinh vật (Phụ lục 3) Hàm lượng của một số thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục 4) Tại những vùng sản xuất nông nghiệp có môi trường sinh thái không tốt, cây rau có thể bị chuột, sâu bệnh hại làm thất thu trung bình 20 – 40% năng suất, nhiều vùng thậm chí còn mất trắng. Chính vì thế hóa chất bảo vệ thực vật được dùng thường xuyên trên đồng ruộng. Việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật đã làm tăng ô nhiễm môi trường sinh thái, làm giảm mật độ và số lượng thiên dịch. Thêm vào đó, mực nước ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Một số nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng và các cơ quan quản lý Nhà nước nghi ngờ độ an toàn của rau củ: Một là, người nông dân chỉ quen sản xuất nhỏ lẻ, hầu như không áp dụng các kỹ thuật mới, các quy trình trồng rau quả an toàn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan không hề quan tâm đến loại thuốc, liều lượng, thời gian cách ly. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến sản phẩm rau trở nên không an toàn và gây ra nhiều vụ ngộ độc cấp tính trong thời gian gần đây đặc biệt là ở các đô thị lớn. Thứ hai, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn chưa đồng bộ và có quy mô tương đối về diện tích, thậm chí rau an toàn còn được canh tác xen kẽ với rau không an toàn hoặc cây trồng khác. Vì thế, thiên dịch của sâu hại rau vẫn bị mất đi do việc sử dụng thuốc của thửa ruộng bên cạnh và lúc này ruộng rau an toàn lại trở thành nơi “lánh nạn” của sâu hại. Để đảm bảo năng suất, người trồng rau an toàn bắt buộc phải sử dụng thuốc nhiều hơn dự định, kết quả là làm sản phẩm rau trở nên không an toàn. Thứ ba, tình trạng bất lực trong kiểm soát nhập khẩu và kinh doanh, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng trong nông nghiệp do chế tài xử phạt còn chưa nghiêm khắc, tiền phạt là quá nhỏ so với lợi nhuận do việc vi phạm thu được. Thứ tư, mức độ tiêu thụ rau an toàn trong cộng đồng còn quá thấp, chưa đủ hấp dẫn để các doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh. Mặt khác trình độ hạn chế của người dân và cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp cũng là một cản trở đáng kể đối với sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên bất chấp những nguyên nhân trên, nhu cầu sử dụng rau an toàn của người dân đặc biệt là những người dân ở những đô thị lớn ngày càng tăng cao. Rau được sử dụng trong phần lớn các gia đình hiện nay là những loại không rõ nguốn gốc, xuất xứ và không được đảm bảo về chất lượng. Ở thời điểm hiện tại có 2 loại rau có thể được coi là an toàn cho người tiêu dùng, đó là: - Rau hữu cơ: Được sản xuất theo phương thức dùng phân vi sinh, tưới nước sạch, trên đất không bị ô nhiễm và không sử dụng phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Loại rau này được coi là có mức độ tin tưởng về độ sạch cao nhất và đối tượng sử dụng thường xuyên là những người có thu nhập cao. - Rau an toàn: là loại rau được sản xuất theo quy trình phòng, chống dịch hại tổng hợp (IPM) và quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được kiểm soát là chính. 1.1.2. Vai trò của việc sản xuất rau an toàn Sản xuất rau an toàn có vai trò và ý nghĩa rất to lớn trong nhiều mặt của đời sống, cụ thể là: - Về sức khỏe con người, sản xuất và sử dụng rau an toàn có tác dụng tốt đến sức khỏe con người, giúp con người hấp thu đầy đủ các vitamin và dưỡng chất trong rau mà không phải lo lắng về vấn đề ngộ độc thực phẩm hay những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Hơn nữa, sản xuất rau an toàn còn góp phần bảo vệ sức khỏe của người sản xuất do giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất độc hại. - Về môi trường, bằng việc áp dụng những biện pháp canh tác đảm bảo cho cây rau hấp thu tốt nhất chất dinh dưỡng, nước mà không để lại tồn dư trong sản phẩm, sản xuất rau an toàn đã làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường và thực sự trở nên thân thiện với môi trường góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững. - Về kinh tế, thực tế tại nhiều vùng trồng rau an toàn đã khẳng định trồng rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần trồng lúa và gấp 1,5 – 2 lần so với trồng rau theo phương pháp cũ. - Về hiệu quả xã hội, khác với trồng lúa hay một số cây trồng khác, mọi thành viên trong gia đình đều có thể tham gia trồng rau nói chung hay rau an toàn nói riêng. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giải quyết lao động ở nông thôn. Mặt khác do có hiệu quả kinh tế cao, trồng rau an toàn làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của họ qua đó góp phần ổn định trật tự xã hội. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất rau an toàn 1.2.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Điều kiện địa lý Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên không gian rộng lớn, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện địa lý, khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều kiện địa lý có thuận lợi mới có cơ hội để phát triển sản xuất. Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: Phần đất liền (có diện tích 331.000 km2) và phần biển giàu tiềm năng rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hóa với nhiều nước trên thê giới. Việt Nam vừa gia nhập WTO tạo điều kiện cho nước ta học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất rau an toàn nói riêng của các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cũng tạo nhiều điều kiện cho nước ta trong xuất khẩu rau quả ra các nước trên thế giới. 1.2.1.2. Điều kiện đất đai Đất đai là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng. Các tiêu thức của đất đai cần được phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất rau an toàn là: Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp; đặc điểm về đất (nguồn nước đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các chất dinh dưỡng đó, độ PH của đất…); đặc điểm về địa hình, độ cao của đất đai. Điểm cơ bản cần lưu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Rất có thể một đặc điểm nào đó của đất đai khó khăn cho phát triển cây trồng này, nhưng lại thuận lợi cho phát triển loại cây khác. Đồng thời cũng cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể của năm về ảnh hưởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng nhất định. Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ kinh tế như hiện nay, tài nguyên đất giữ vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Việt Nam có khoảng 9,0 triệu ha đất nông nghiệp. Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Nhờ tài nguyên đất dồi dào đó, nước ta có rất nhiều thuận lợi trong sản xuất rau an toàn, tạo bước tiến và cơ hội cho người sản xuất trong việc tiêu thụ rau an toàn trong nước cũng như xuất khẩu. 1.2.1.3. Điều kiện khí hậu Yếu tố khí hậu mang tính quyết định cho sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng. Cần phải phân tích những thông số cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm không khí…, đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến phát triển của từng loại cây trồng cụ thể. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có pha trộn tính chất ôn đới nhất là miền Bắc và được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp: Trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển. Đặc điểm này đem lại cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp. Thời tiết, khí hậu của nước ta có những thuận lợi rất cơ bản. Đó là hàng năm có lượng mưa quân bình tương đối lớn 880m2, trong đó chỉ riêng lưu vực sông Hồng và sông Mêkông chiếm 75%. Bên cạnh đó, nguồn nước ngọt rất phong phú cho sản xuất và đời sống, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào (cường độ, ánh sáng, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C…), tập đoàn cây trồng và vật nuôi phong phú, đa dạng. Nhờ những thuận lợi đó mà ta có thể gieo trồng nhiều loại rau phong phú, và quanh năm, đảm bảo sản xuất liên tục và thu lợi nhuận cao. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên cũng còn nhiều khó khăn lớn như: mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung vào ba tháng trong năm gây lũ lụt, ngập úng. Nắng nhiều thường gây nên khô hạn, có nhiều vùng thiếu cả nước cho người, vật nuôi sử dụng. Khí hậu ẩm ướt, sâu bệnh, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan gây ra những tổn thất lớn đối với mùa màng. Bên cạnh đó một mùa thường chỉ cơ một số loại rau nhất định mà nhu cầu của người dân vẫn rất nhiều, điều đó đặt ra nhiều vấn đề về sản xuất rau trái vụ… 1.2.2. Nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội 1.2.2.1. Đất đai Đất đai khi xem xét những đặc tính về cơ, lý, hóa, sinh ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp, được coi là điều kiện tự nhiên. Song, nếu xem xét nó về quy mô diện tích bình quân cho một nhân khẩu, một lao động, cách thức phân phối quỹ đất nông nghiệp…thì lại là điều kiện kinh tế. Nói chung, các điều kiện khác như nhau, nếu chỉ tiêu đất đai nông nghiệp, đất canh tác trên một nhân khẩu, một lao động càng cao, càng tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hình thành và phát triển. Chỉ tiêu này không hoàn toàn cố định, không phải là bất biến như các điều kiện tự nhiên, mà chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố kinh tế - kỹ thuật. Trong quá trình công nghiệp hóa, sự biến đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, sẽ làm tăng chỉ tiêu đất đai bình quân của một nhân khẩu, một lao động. Đồng thời, tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ làm cho chỉ tiêu này ngày càng ít quan trọng hơn đối với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam thì nó vẫn là một chỉ tiêu quan trọng. 1.2.2.2. Lao động Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong phát triển nền kinh tế. Nước ta là một nước đông dân số, với nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời vấn đề dân số cũng gây trở ngại cho phát triển kinh tế cũng như ổn định đời sống dân cư. Hiện nay, nước ta vẫn còn 70% dân số sống ở vùng nông thôn và 60% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Dân số nước ta trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tổng số dân, hàng năm có them khaỏng 1,1 triệu lao động mới. Chính vì vậy, nguồn lực lao động của nước ta rất dồi dào, có thể đáp ứng được nhu cầu cho phát triển nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất rau nói riêng. Là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất rau ở Việt nam hiện nay. 1.2.2.3. Vốn Bên cạnh nguồn lực về lao động, vốn cũng là vấn đề không thể thiếu trong phát triển sản xuất rau an toàn. Nhà nước cũng đã có những chính sách để hỗ trợ người dân vay vốn phục vụ cho sản xuất rau an toàn. Những năm gần đây, Nhà nước đã có những đổi mới quan trọng trong chính sách tín dụng nông nghiệp, thể hiện tập trung ở Nghị quyết Trung ương lần thứ năm (khóa VII) và Nghị quyết 14/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người sản xuất vay vốn, gồm những nội dung chủ yếu sau đây: - Đổi mới tổ chức ngành ngân hàng thành hệ thống hai cấp: ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tự nguyện do nhân dân lập ra sẽ tạo khả năng huy động nguồn vốn tối đa đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp. - Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp như: tiết kiệm (có và không có kỳ hạn), tín phiếu và trái phiếu kho bạc, ngân phiếu và kỳ phiếu ngân hàng… - Mở rộng việc cho vay của các tổ chức tín dụng đến hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản để phát triển sản xuất, không phân biệt thành phần kinh tế. - Ưu tiên cho vay để triển khai các dự án do Nhà nước chỉ định, cho vay đối với vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới, hải đảo và các hộ nghèo, góp phần xóa đói hiảm nghèo trong nông thôn. Vốn trong sản xuất rau an toàn thường là vốn tự có của người dân, hay vốn đi vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu đãi. Nhà nước cũng có các chính sách đầu tư vốn ngân sách cho nông nghiệp qua các tổ chức khuyến nông hoặc các hình thức cho vay vốn ưu đãi khác nhau. 1.2.2.4. Thị trường Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất kinh doanh rau an toàn của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn. Về nhu cầu thị trường đối với rau an toàn: cầu thị trường phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Thu nhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu về rau an toàn cũng tăng lên, do rau an toàn là sản phẩm có nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân cư, cũng như đối với các sản phẩm cao cấp đã qua chế biến khác. Hiện nay, thu nhập của dân cư ngày càng gia tăng, người dân ngày càng chăm lo đến vấn đề sức khỏe, chình vì vậy nhu cầu về rau an toàn ngày càng tăng lên, thị trường rau an toàn ngày càng được rộng mở. Về cung cấp rau an toàn, là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị trường. Cung cấp rau an toàn hiện nay còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các hình thức sản xuất chủ yếu là các hộ sản xuất, hợp tác xã, các mô hình, quy mô còn nhỏ. Để tổ chức sản xuất kinh doanh rau an toàn được hiệu quả cần có sự quản lý chặt chẽ trong sản xuất rau an toàn, cung cấp đầy đủ số lượng cũng như chất lượng rau an toàn theo yêu cầu, đúng thời gian để đảm bảo uy tín đối với khách hàng. Vấn đề giá cả cũng là một yếu tố quan trọng, giá rau an toàn thường cao hơn rau thường do chi phí sản xuất rau an toàn thường cao hơn. Giá quá cao thì người tiêu dung sẽ tiêu dùng ít hơn, và nếu giá quá thấp thì không đảm bảo cho sản xuất. Vhính vì vậy cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn cần phải có mức giá hợp lý để đảm bảo cả hai vấn đề này. 1.2.2.5. Chính sách, cơ chế quản lý Các chính sách, cơ chế quản lý hợp lý sẽ tạo nhiều thuận lợi trong phát triển sản xuất rau an toàn. Nhà nước có các chính sách để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng như: Chính sách nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, tăng tính cạnh tranh của thị trường; Chính sách tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhập cho các tăng lớp dân cư trên cơ sở đó tăng sức mua của nhân dân; Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp; Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó, sản xuất rau an toàn cần phải đảm bảo các quy định của Nhà nước về điều kiện sản xuất rau an toàn như: - Về nhân lực: Phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn kỹ thuật rau an toàn. Người sản xuất rau an toàn phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất rau an toàn. - Về đất trồng: Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây rau, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mỏ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, đường giao thông lớn. Đất ở các vùng sản xuất rau an toàn phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất. - Về phân bón: Chỉ sử dụng các loại phân bón trong danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý bảo đảm không còn nguy cơ ô nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại. Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ nước thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón trực tiếp cho rau. - Về nước tưới: Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn quy định, không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau. Nguồn nước tưới cho các cùng rau an toàn phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất. - Về kỹ thuật canh tác rau an toàn: Sử dụng các phương pháp luân canh, xen canh hợp lý, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên. Không sử dụng các loại rau biến đổi gen (GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học. Bón phân đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách bón theo quy trình trồng trọt rau an toàn cho từng loại rau; riêng phân đạm phait đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7 ngày đối với phân bón lá. - Về phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng các biện pháp phòng trừ thủ công hay sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học. ruộng, phát hiện sớm đối tượng sâu bệnh để phòng trừ kịp thời. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho rau. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời gian. - Về thu hoạch và bảo quản rau an toàn: Rau an toàn phải thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, và phải được bảo quản bằng phương pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm. - Về công bố tiêu chuẩn rau an toàn: Trước khi tiến hành sản xuất, tổ chức sản xuất rau an toàn phải công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QD-BKH ngày 10/01/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Sản phẩm rau an toàn trước khi lưu thông: phải đảm bảo các điều kiện: Có giấy chứng nhận rau an toàn do tổ chức chứng nhận rau an toàn cấp, bao gói thích hợp, nhãn hàng hóa gắn liền với bao gói, dây buộc hoặc gắn trực tiếp vào từng sản phẩm (củ, quả); việc ghi nhãn hàng hóa rau an toàn phải thực hiện theo Nghị định 89/2006/ND-CP ngày 30/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nhãn hàng hóa. - Tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát rau an toàn: Khuyến khích tổ chức sản xuất rau an toàn theo các hình thức phù hợp với quy mô sản xuất như: tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.Tổ chức sản xuất rau an toàn phải đăng ký và chấp hành nghiêm túc các quy định về điều kiện sản xuất rau an toàn, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Ngoài ra còn có các quy định của Nhà nước về thủ tục chứng nhận điều kiện sản xuất rau an toàn, thủ tục chứng nhận rau an toàn. Các cơ sở sản xuất rau an toàn phải đảm bảo đầy đủ các quy định của Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến rau an toàn này mới có thể đi vào sản xuất kinh doanh rau an toàn. 1.2.2.6. Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ - Các nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản xuất cũng như tiêu thụ rau an toàn. - Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ của cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn. Đối với các nước tiên tiến, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau quả nói riêng là ngành có hiệu quả rất cao do được ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hầu như từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Năng suất rau quả trong nhà kính, nhà che nilông, rau trồng trong dung dịch không đất rất cao (bình quân từ 25 – 30 kg/m2 đối với cà chua, dưa chuột là 250 – 300 tấn/ha, gấp 20 lần so với trồng ngoài đồng và phương thức canh tác truyền thống), do khống chế được các yếu tố ngoại cảnh. Rau quả trồng trong nhà kính, nhà lưới không chứa độc tố, hợp vệ sinh, mẫu mã đẹp, dễ xuất khẩu. 1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của sản xuất rau an toàn 1.3.1. Chỉ tiêu kết quả - Số lượng cơ sở đủ điều kiện sản xuất rau an toàn - Số lượng cơ sở kinh doanh rau an toàn - Số lượng cơ sở đủ điều kiện sơ chế rau an toàn - Số lượng tổ chức chứng nhận rau an toàn - Diện tích đất trồng rau an toàn - Sản lượng rau an toàn đạt được hàng năm, giá trị sản lượng sản xuất rau an toàn - Năng suất sản xuất rau an toàn - Tỷ lệ rau xuất khẩu… 1.3.2. Chỉ tiêu hiệu quả - Giá trị tổng sản lượng: Giá trị tổng sản lượng = Tổng sản lượng x đơn giá sản phẩm -Tổng chi phí sản xuất: Tổng chi phí sản xuất = Tổng chi phí vật chất + Tổng chi phí lao động (bao gồm laođộng nhà và lao động thuê) - Lợi nhuận: Lợi nhuận = Giá trị tổng sản lượng - Tổng chi phí sản xuất - Thu nhập: Thu nhập = Lợi nhuận + chi phí lao động nhà - Tỉ suất lợi nhuận/chi phí: Tỉ suất lợi nhuận/chi phí = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng. - Tỉ suất thu nhập/chi phí: Tỉ suất thu nhập/chi phí = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này có ý nghĩa một đồng chi phí sản xuất bỏ ra tthu được bao nhiêu đồng thu nhập tương ứng. - Giá trị sản xuất/đơn vị diện tích đất canh tác sản xuất rau an toàn - Thu nhập/đơn vị diện tích đất canh tác sản xuất rau an toàn - Lợi nhuận/đơn vị diện tích đất canh tác sản xuất rau an toàn 1.4. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở một số nước 1.4.1. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở Australia 1.4.1.1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp và ngành sản xuất rau, hoa, quả của Australia Australia có diện tích tự nhiên là 768 triệu hecta (7.680.000 km2), rộng gấp 23 lần Việt Nam. Tuy có đến gần 2/3 diện tích (436 triệu hecta) là đất có thể canh tác nhưng Australia chỉ sử dụng có 46 triệu hecta gồm 18 triệu hecta trồng trọt và 28 triệu hecta đồng cỏ. Lao động nông nghiệp của Australia chỉ có 371.900 người, nhưng với kinh nghiệm và trình độ sản xuất của mình, nông nghiệp Australia không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn còn có thể đảm bảo xuất khẩu. Trình độ của nông dân Australia thấp hơn so với các ngành nghề khác trong nước, chỉ khoảng 31% là có trình độ đại học hoặc cao đẳng (trung bình toàn quốc 52%). Hộ nông dân có trình độ đại học (khoảng 67.768 USD/năm) cao hơn hẳn so với hộ không có trình độ (khoảng 44.076 USD) (theo Kipatrick,1996). Giá trị nông sản của Australia đạt khoảng 25 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 3,8% giá trị tổng sản lượng quốc gia, trong đó suất khẩu đạt 10-20 tỷ USD, chiếm 75-80% tổng sản lượng nông sản. Ngành sản xuất rau, hoa quả của Australia có giá trị sản lượng khoảng 5,3 tỷ USD vào năm 2005-2006. Nông nghiệp Australia có lợi thế trong sản xuất những loại nông sản trái vụ. Vào năm 2004-2005, ngành làm vườn Australia đã xuất khẩu gần 1 tỷ USD, trong đó có khoảng 600 triệu USD rau, quả, trái cây tươi và 290 triệu USD rau, quả chế biến. Cũng trong năm đó, Australia nhập khẩu 272 triệu USD rau, quả tươi và 648 triệu USD rau, quả chế biến. 1.4.1.2. Tổ chức và chính sách khuyến khích sản xuất rau an toàn ở Australia Để phát triển ngành làm vườn, Australia đã xây dựng chính sách 3 điểm: - Cải thiện mức lãi trong thu nhập của nông dân - Tăng cường sức cạnh tranh của mặt hàng rau, hoa, quả - Nâng cao tính bền vững của ngành làm vườn Để triển khai 3 điểm nói trên, Nhà nước Australia đã có sáng kiến tổ chức nhiều cơ quan hỗ trợ về nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tiếp thị, kiểm dịch… để tạo sự đồng bộ trong dây chuyền sản xuất. Cơ quan làm vườn HAL (Horticulture Australia Limited) có trách nhiệm xây dựng chiến lược và định hướng phát triển cho toàn ngành; cơ quan Nghiên cứu và phát triển kỹ nghệ nông thôn RIRDC (Rural Industries Research and Development Corporation) xét duyệt và hỗ trợ tài chính cho những đề án nghiên cứu về rau, hoa, quả sát với chiến lược mà HAL đã đề ra; Hội đồng Tiếp thị rau, hoa, quả HAMC (Horticultural Market Access Committee) đề ra chế độ ưu tiên trong việc tìm kiếm thị trường cho ngành hàng nào đang là trọng tâm của chiến lược phát triển; cơ quan Kiểm dịch và thanh tra AQIS (Australian quarantine and Inspection Service) vừa ra nơi cung cấp thông tin về chế độ kiểm dịch SPS của thị trường xuất khẩu vừa đảm nhiệm dịch vụ thanh tra, kiểm dịch cho hàng xuất khẩu. Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành với các hiệp hội tư nhân, ngành làm vườn Australia đã đáp ứng tương đối tốt tình hình thực tế, tạo một mạng lưới nghiên cứu và sản xuất khít khao từ a đến z, ít bị lãng phí về nhân sự và tài chính. Hình thức tổ chức này mang lại hiệu quả cao, đồng thời làm cho các nhà đầu tư yên tâm hợp tác. 1.4.1.3. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn ở Australia Bộ Nông nghiệp Australia đã thành lập các Trung tâm Xuất sắc (Centre of Excellence) để ._.nghiên cứu những công nghệ cao nhằm xây dựng mô hình giải quyết dứt điểm từng loại cây, con, từ khâu chọn giống, canh tác, thu hoạc, tiếp thị, đặc biệt khâu quản lý sau thu hoạch và kiểm tra chất lượng do các chuyên viên thuộc các ngành nghề và cơ quan khác nhau nhưng lại cùng nhau hợp tác làm việc trong mỗi dự án. Quy trình sản xuất tốt GAP (Good Agriculture Practice) cũng đã được nghiên cứu, tổ chức và nghiêm chỉnh thực hiên trong từng khâu của dây chuyền sản xuất và cho từng loại cây, con để nông sản luôn đảm bảo an toàn vệ sinh,đáp ứng yêu cầu về chất lượng của nhà sản xuất và người tiêu thụ trong và ngoài nước. Nhờ những mô hình triển khai ở các Trung tâm Xuất sắc, ngành rau, hoa, quả đã trở thành một ngành mũi nhọn của nông nghiệp Australia. Ngày nay, hầu như toàn bộ vành đai xanh ven các thành phố lớn hoặc những vùng làng nghề xa xôi đã sản xuất rau, hoa quả theo công nghệ cao, vừa có năng suất cao vừa đảm bảo an toàn vệ sinh. Năng suất 500 tấn cà chua hoặc 450 tấn dưa chuột/ha/năm không còn là một con số không tưởng. Nông gia trồng rau, hoa Australia đã có một thu nhập khoảng hơn nửa triệu USD/năm từ một nhà kính chỉ có diện tích 5.000m2. 1.4.1.4. Bài học đối với Việt Nam Những vấn đề cần tập trung giải quyết để phát triển ngành rau, hoa ,quả công nghệ cao ở Việt Nam với chất lượng cao, an toàn vệ sinh và giá rẻ. Việt Nam cần tiếp thu những kinh nghiệm và ứng dụng triển khai hợp lý các nguồn lực nông nghiệp. Đồng thời việc xây dựng quy trình sản xuất tốt GAP và ký kết thực hiện những quy định về kiểm dịch (SPS – Sanitary and Phytosanitary) cũng cần phải hỗ trợ cho xuất khẩu. Theo báo cáo của FAO (2006), thị trường nhập khẩu thế giới về rau, hoa, quả lớn gấp 20 lần thị trường lúa gạo. Như vậy, sản xuất rau, hoa, quả theo tiêu chí GAP sẽ vừa thỏa mãn yêu cầu của thị trường nội địa, đồng thời cũng sẽ tăng lượng xuất khẩu, đem ngoại tệ về cho đất nước. Vị trí trung tâm ở Đông Nam Á sẽ giúp Việt Nam xuất khẩu rau, hoa, quả sang các nước trong khu vự ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia. Tình trạng sụt giảm xuất khẩu rau, quả liên tục 5 năm liền của Trung Quốc là một kinh nghiệm cho thấy không có thị trường nào ổn định cho nông sản nếu không giải quyết được các yêu cầu cơ bản về số lượng, chất lượng, giá cả và an toàn vệ sinh. 1.4.2. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở Thái Lan Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu rau lớn trên thế giới. Công nghệ sản xuất rau an toàn của Thái Lan cũng có nhiều tiến bộ so với nước ta. Chính vì vậy chúng ta cần phải học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu về quản lý, sản xuất cũng như kiểm tra chất lượng rau an toàn của Thái Lan. Về tiêu thụ, Thái Lan có phương thức tiêu thụ tập trung vào chợ đầu mối. Đồng thời Thái Lan cũng áp dụng các phương pháp tự kiểm tra chất lượng, sơ chế, đóng gói, gắn nhãn mác, cung ứng cho toàn hệ thống siêu thị bán lẻ và xuất khẩu. Rau an toàn của Thái lan có uy tín và chất lượng trên thị trường do Thái Lan đã nhanh chóng nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng và có những phương pháp kiểm tra nhanh chất lượng rau an toàn vừa hiệu quả lại ít tốn kém. Điều đấy rất đáng để học hỏi. Chợ đầu mối tại Thái Lan là một đơn vị kinh tế tư nhân, tự đảm bảo chất lượng hàng nông sản, rau, quả được cung ứng tại chợ. Đồng thời chợ cũng tự đầu tư, trang bị phòng kiểm tra chất lượng theo các phương pháp thử nhanh do Bộ Y tế Thái Lan công nhận. Phương pháp thử nhanh GT – test do Bộ Y tế Thái Lan công bố được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc và các ngành khác. Tiếp đó, chợ đầu mối còn thực hiện luôn công việc tự xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sat chất lượng hàng hóa nhập chợ. Chợ đầu mối đứng ra đảm bảo chất lượng của rau an toàn và sẽ có trách nhiệm làm tốt các nhiệm vụ của mình. Kiểm tra chất lượng rau an toàn kịp thời gây lòng tin cho người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ an tâm sử dụng sản phẩm rau an toàn điều đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Công việc cấp chứng nhận sản phẩm GAP (Good Agriculture Practice) tại Thái Lan có những đặc điểm cơ bản sau: - Tất cả các chi phí, phương tiện, nhân sự phục vụ cho công tác kiểm tra và chứng nhận cơ sở, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia (Q) và GAP đều được Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn 100%. - Việc kiểm tra và chứng nhận được Nhà nước giao cho Trung tâm quản lý dịch hại tỉnh hoặc cấp vùng (tương ứng ở Việt Nam là cấp Trung tâm bảo vệ thực vật Vùng hoặc Chi cục bảo vệ thực vật); còn công tác hướng dẫn tư vấn nông dân thực hiện GAP là do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện. - Giá trị chứng nhận cho cây ăn trái là 4 năm, cây rau là 1 năm. Sau khi cấp chứng nhận, Trung tâm sẽ kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ, nếu vi phạm lần 2 về các tiêu chuẩn sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận GAP. - Một cán bộ của Trung tâm phụ trách khoảng 30 ha đăng ký chứng nhận sản phẩm (tạm hiểu là cán bộ giám sát). Lực lượng này được chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm đào tạo và được Nhà nước trả lương hàng tháng. Gần đến cuối vụ, cán bộ giám sát sẽ quyết định phân tích các chỉ tiêu dư lượng nào và đăng ký với Hội đồng cấp giấy chứng nhận của Trung tâm tiến hành xem xét và cấp giấy chứng nhận và logo dán trên sản phẩm. - Nông dân Thái Lan được trang bị kiến thức sản xuất rau an toàn theo hướng sinh học và GAP, được trang bị GT test kit (kiểm tra nhanh) miễn phí để tự kiểm tra dư lượng thuốc khi có sử dụng thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ và cac ba mat trên đồng ruộng. Bên cạnh đó Cục Khuyến nông Thái Lan chuyển giao, tập huấn cho các nhóm nông dân sản xuất rau an toàn để tự kiểm tra chất lượng trước khi cắt bán. Điều quan trọng nhất trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là phải giữ được uy tín và lòng tin của khách hàng. Rau an toàn Thái Lan đã làm được điều đó. Để thấy rõ sự khác nhau giữa cách kiểm tra chất lượng rau an toàn và kinh nghiệm cần học hỏi ở sản xuất rau an toàn Thái Lan, ta có thể tiến hành các so sánh như sau: Phương pháp kiểm tra chất lượng rau an toàn Phương pháp thử nhanh (Thái Lan) Phương pháp kiểm tra ở Việt Nam - Đánh giá mức độ an toàn cho người tiêu dùng dựa theo nhóm thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ gây ngộ độc cấp tính cho người tiêu dùng: an toàn hay không an toàn - Đánh giá mức độ an toàn dựa theo MRLs - Kiểm tra, xử lý hoàn toàn dựa vào phương pháp phân tích hóa học (rất tốn kém, mất thời gian) - Nhà nước công nhận để kiểm tra và cấp giấy chứng nhận - Được bộ Y tế công nhận, nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa công nhận - Mô hình vệ sinh an toàn thực phẩm: “Từ trang trại đến bàn ăn” là chương trình hành động quốc gia, đầu mối là Bộ Y tế => Công cụ kiểm tra chất lượng thống nhất toàn quốc, các ngành - Mô hình vệ sinh an toàn thực phẩm: “Chương trình quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trang trại còn Bộ Y tế quản lý bàn ăn => Chưa có tính thống nhất toàn quốc, giữa các ngành Qua đó ta có thể thấy sự hợp lý của phương pháp kiểm tra chất lượng rau an toàn Thái Lan. Việt Nam cần học hỏi, đúc rút những kinh nghiệm sản xuất rau an toàn từ Thái Lan để có những bước đi đúng đắn trên con đường hội nhập Quốc tế. Chương 2: Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 2.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất rau ở Việt Nam Kết quả sản xuất rau ở Việt Nam về diện tích, năng suất như sau: Trong thời gian qua, nhất là kể từ đầu thập kỷ 90, diện tích rau, quả của Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. Tính đến năm 2004, tổng diện tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt trên 600 nghìn ha, gấp hơn 3 lần so với năm 1991, đến năm 2007 đạt 670,4 nghìn ha (xem biểu 2.1) Qua biểu đồ 2.1 ta thấy, diện tích và sản lượng rau có xu hướng tăng lên qua các năm cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành trồng rau cũng như việc đáp ứng nhu cầu rau cho số lượng dân số ngày càng gia tăng. Năm 1991, diện tích trồng rau chỉ là 197,5 nghìn ha với sản lượng là 3213,4 nghìn tấn. Cho đến năm 2007 diện tích trồng rau đã tăng lên 670,4 nghìn ha tăng 239% so với năm 1991, và với sản lượng là 9855,1 nghìn tấn, tăng 207% so với năm 1991. Với xu hướng trên, dự báo trong những năm tới diện tích trồng rau cũng như sản lượng rau sẽ không ngừng gia tăng theo nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của dân số, đấy là một xu hướng tất yếu. Biểu 2.1: Diện tích và sản lượng rau ở Việt Nam Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1991 197,5 3213,4 1992 202,7 3304,7 1993 291,9 3483,5 1994 303,4 3793,6 1995 328,3 4155,4 1996 360,0 4706,9 1997 377,0 4969,9 1998 411,7 5236,6 1999 459,1 5792,2 2000 464,6 5732,1 2001 514,6 6777,6 2002 560,6 7485,0 2003 577,8 8183,8 2004 605,9 8876,8 2005 635,1 9640,3 2006 644,1 9655,0 2007 670,4 9855,1 So sánh năm 2007/1991(lần) 3,39 3,07 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diện tích, năng suất sản lượng rau ở Việt Nam cũng có sự khác biệt theo các vùng do điều kiện khí hậu mỗi vùng tương đối khác nhau. Qua biểu 2.2 ta có thể thấy rõ sản lượng, năng suất, diện tích rau phân theo vùng như sau: Biểu 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng TT Vùng Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1999 2005 1999 2005 1999 2005 Cả nước 459,6 635,1 126 151,8 5792,2 9640,3 1 ĐBSH 126,7 158,6 157 179,9 1988,9 2852,8 2 TDMNBB 60,7 91,1 105,1 110,6 637,8 1008 3 BTB 52,7 68,5 81,2 97,8 427,8 670,2 4 DHNTB 30,9 44 109 140,1 336,7 616,4 5 TN 25,1 49 177,5 201,7 445,6 988,2 6 ĐNB 64,2 59,6 94,2 129,5 604,9 772,1 7 ĐBSCL 99,3 164,3 136 166,3 1350,5 2732 Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lớn nhất năm 2005 diện tích trồng rau là 158,6 nghìn ha, chiếm 25% sản lượng rau toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng Đồng bằng sông Hồng tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần thị trường Hà Nội. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước với diện tích 164,3 nghìn ha (2005), chiếm 26% sản lượng rau của cả nước. Đà Lạt, thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và cho cả thị trường xuất khẩu. Tổng sản lượng rau cả nước đã tăng tương đối ổn định từ 5792,2 nghìn tấn năm 1999 lên đạt 9640,3 nghìn tấn năm 2005, và hơn 9,8 triệu tấn 2007. Năng suất trồng rau tại Tây nguyên đạt cao nhất với 201,7 tạ/ha (2005), do điều kiện khí hậu ở đây khá ôn hòa, tuy vậy diện tích trồng rau ở Tây Nguyên chỉ là 49 nghìn ha (2005) nên sản lượng rau ở đây cũng chỉ đạt 988,2 nghìn tấn (2005), ở đây điều kiện khí hậu thích hợp nhưng diện tích trồng rau khá eo hẹp vì phần lớn diện tích trồng trọt ở đây là trồng cây công nghiệp nắng ngày và dài ngày. Năng suất trồng rau tại các tỉnh duyên hải Nam trung bộ và Trung du miền núi Bắc bộ cũng khá cao, hơn 100 tạ/ha, do điều kiện đất đai màu mỡ ở đây đã đem lại hiệu quả cao cho sản xuất rau. Qua đấy ta có thể thấy rằng, tiềm năng sản xuất rau cũng như xuất khẩu rau ở nước ta đang còn nhiều, với sự đầu tư hợp lý thì xu hướng tất yếu là sẽ gia tăng sản xuất rau trong những năm tới. Giá trị sản xuất ngành rau quả qua các năm: Hình 2.1: Giá trị sản xuất rau quả giai đoạn 1999 - 2006 Nguồn: Tổng cục thống kê Qua biểu đồ trên ta có thể thấy giá trị sản xuất ngành rau quả qua các năm từ 1999-2006 ngày càng gia tăng, khá đồng đều qua các năm. Năm 1996, giá trị sản xuất rau quả là 6179,6 tỷ đồng, đến năm 2006 giá trị sản xuất rau quả là 9400,9 tỷ đồng, tăng 52%. Điều đó cho thấy ngành sản xuất rau nước ta đang còn có tiềm lực rất lớn, có thể tăng cường sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. So với các lĩnh vực khác trong sản xuất trồng trọt như trồng lương thực, trồng cây công nghiệp và trồng cây ăn quả, sản xuất rau có giá trị sản xuất tương đối thấp (chỉ chiếm 8%) trong tổng số giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những kết quả ngày càng tiến bộ của ngành sản xuất rau. Sản lượng rau/ đầu người của Việt Nam so với một Quốc gia: Hình 2.2: Sản lượng rau/đầu người ở một số Quốc gia Nguồn:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sản lượng rau/đầu người của Việt Nam là 116Kg/đầu người, ở mức khá cao, chỉ sau Trung Quốc với 180kg/đầu người, điều đó cho thấy nước ta có tiềm năng lớn trong sản xuất rau. Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2006, năng suất rau bình quân đạt 149,9 tạ/ha, tăng 2,71%, bằng 86% so với năng suất trung bình toàn thế giới. Năng suất trung bình của nước ta tương đối cao, và Việt Nam có tiềm năng phát triển sản xuất rau cũng như xuất khẩu rau sang các nước khác trên thế giới. Thị trường tiêu thụ rau trong nước và thế giới ổn định và ngày càng tăng, để chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước cũng như Quốc tế, nước ta phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề sản xuất rau an toàn. 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả của Việt Nam Biểu 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa quả của Việt Nam Nghìn USD Năm Tổng kim ngạch Kim ngạch rau Tỷ trọng rau/rau hoa quả (%) 2000 231.126 128.420 60,00 2001 329.972 201.283 61,00 2002 218.521 142.038 65,00 2003 182.554 105.881 58,00 2004 186.778 115.320 62,00 2005 198.625 133.213 67,00 2006 224.378 138.963 62,00 2007 300.000 201.886 67,30 Nguồn: Tổng cục thống kê Những năm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Xu hướng hội nhập cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển. Trước năm 1991, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam chủ yếu là ở Liên Xô cũ và thị trường các nước XHCN (chiếm 98% sản lượng xuất khẩu). Thị trường này nhỏ bé và không phát triển. Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chỉ đạt con số 56,1 triệu USD nhưng đến năm 2001 đã đạt mức kỷ lục với giá trị gần 330 triệu USD, tăng gấp gần 6 lần năm 1995 và 1,2 lần năm 2000, chiếm 2,2% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2001. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm đáng kể, năm 2002  giá trị xuất khẩu rau quả chỉ đạt hơn 200 triệu USD, giảm 39,4% so với năm 2001 và năm 2003 đạt 182 triệu USD, giảm so với năm 2002. Đến năm 2004 là 186,778 triệu USD, tăng so với năm 2003 nhưng so với năm 2002 vẫn giảm mạnh. Điều dó là thực trạng đáng lo ngại cho vấn đề xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Cho đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đã có xu hướng tăng lên, đạt 300 triệu USD, trong đó tỷ trọng rau/ rau hoa quả đạt 67,3%. Đó là một tín hiệu đáng mừng đối với xuất khẩu rau quả ở Việt Nam, tuy nhiên cần có sự quan tâm hơn nữa để đầu tư vào lĩnh vực đầy tiềm năng này. Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, 1991-2004 (nghìn USD) 0 50 100 150 200 250 300 350 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các nước nhập khẩu chính hoa quả của Việt Nam Các nước nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam trong những năm qua là: - Trung Quốc: Trong những năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển đối với rau quả xuất khẩu của Việt Nam, chiếm trên 50% về kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường lớn, dễ thâm nhập, yêu cầu về chất lượng không quá cao, nhu cầu tiêu dùng của cư dân cũng rất đa dạng. - Các nước khác trong khu vực: Đài Loan và Hàn Quốc cũng là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm khoảng 10% và 6% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. - Nhật Bản: Hiện tại và trong những năm tới, Nhật Bản vẫn là khu vực đầy tiềm năng của nhiều loại rau quả như bắp cải, dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, dứa, cà chua, thanh long, tỏi, hoa… Đây cũng là những mặt hàng mà nước ta có năng lực sản xuất khá dồi dào. Năm 2003, Nhật Bản đã nhập khẩu một lượng rau quả trị giá khoảng trên 16 triệu USD từ Việt Nam, chiếm 5-10% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Tuy vậy, lượng kim ngạch này mới chỉ chiếm 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản. - Thị trường EU: Do khoảng cách xa và chi phí vận chuyển cao, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang châu Âu các loại rau quả đóng hộp, nước quả. Các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam trong khu vực này là Đức, Pháp, Hà Lan, Italia, Anh và Thuỵ Sĩ. Trong những năm gần đây, các nước châu Âu có xu hướng tăng cường nhập khẩu các loại quả nhiệt đới. - Thị trường Bắc Mỹ: Trong những năm qua, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, đã có những bước tiến đáng kể. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là rau quả chế biến và nước quả. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu rau quả chế biến của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng từ 5,0 triệu USD năm 1999 lên 5,7 triệu USD năm 2003, chiếm 10% tổng kim ngạch. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Hoa Kỳ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN), thuế nhập khẩu giảm đáng kể. - Thị trường Nga: Việt Nam được hưởng chế độ GSP của Nga nên chính sách thuế không đặt ra áp lực cạnh tranh đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này. Thị trường Nga trước mắt và lâu dài còn cần nhiều hàng nông sản, rau, trái cây vùng nhiệt đới. Việt Nam có nhiều cơ hội có thể chiếm lĩnh được thị trường khu vực Viễn Đông của Nga, như đã làm trước kia. Vấn đề đặt ra là cách thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu rau quả từ lúc chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển nội địa, giao hàng lên tàu lạnh. Hình 2.4: Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2000 và 2004 Năm 2000 Năm 2004 Đài Loan 9.8 Hàn Quốc 6.4 Nhật Bản 5.5 Nga 2.2 Mỹ 1.0 Các nước khác 8.6 Trung Quốc 56.5 Hồng Kông 3.1 Trung Quốc 16.3 Đài Loan 12.8 Mỹ 9.8 Các nước khác 25.4 Nhật Bản 14.5 Campuchia 4.0 Nga 7.1 Neitherland 3.9 Đức 3.2 Nguồn: AIE 2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội và TP.HCM 2.2.1. Thực trạng sản xuất rau an toàn ở Hà Nội 2.2.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau và kết cấu hạ tầng cho sản xuất rau an toàn Rau an toàn hiện đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, nó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Đồng bằng Bắc bộ có 6 tỉnh thành là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng yên đã triển khai chương trình hướng dẫn nông dân xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Tuy nhiên kết quả là sau 3 năm triển khai, diện tích rau an toàn tại 6 tỉnh mới đạt gần 6.000 ha, chỉ chiếm 8,4% về diện tích và 7,4% về sản lượng. Cao nhất là Hà Nội và Vĩnh Phúc với diện tích rau an toàn chiếm 44% và 17% so với tổng diện tích rau trên địa bàn. Hà Nội có diện tích đất khá rộng 921 km2, được chia làm 3 loại đất chính: đất phù sa, đất cằn cỗi và đất xám. Phần lớn phù sa được bồi đắp từ các sông ngòi với diện tích 52.500 ha tập trung chủ yếu ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm và một vài xã ở huyện Đông Anh. Diện tích đất cằn cỗi vào khoảng 33.000 ha và được phân bố ở một vài xã ở huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Đất xám chiếm 5.900 ha. Bên cạnh đó, khí hậu của Hà Nội thuộc khu vực nhiệt đới, gió mùa lạnh và nắng, với lượng mưa trung bình 1.689 mm, có 80% lượng mưa tập trung vào các tháng từ 5-8 trong đó có mưa to và bão vào khoảng tháng 7. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời gian khô nhất trong năm vào các tháng 12, 1 và tháng 2. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 240C. Hình 2.5: Mô hình trồng rau an toàn tại quận Long Biên Rau an toàn được trồng ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ những năm 1996, đặc biệt diện tích trồng rau phát triển mạnh từ sau năm 1999 khi thành phố có chủ trương quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho thị trường các quận nội thành. Nhiều nông dân chuyển đất canh tác lúa, trồng cây màu khác sang trồng rau (xã Lĩnh Nam, Vân Nội có hơn 15% nông dân chuyển sang trồng rau có trình độ cao và đầu tư lớn). Chủng loại rau đa dạng hơn, nếu trước năm 1996 vào thời điểm chính vụ chỉ trồng một số loại rau chính như xu hào, bắp cải, cải dưa, cà chua…thì hiện nay nông dân trồng trên 30 loại rau khác nhau trong năm như: bắp cải, cải xanh, cà chua, xà lách, đậu đũa, dưa chuột, mùng tơi, rau ngót, rau muống…Đặc biệt nhờ có chủ trương này mà diện tích trồng rau trái vụ cũng đã tăng lên và có trên 15 loại rau. Biểu 2.4:Tình hình sản xuất rau an toàn của Hà Nội 2003 - 2007 Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2003 3.103,8 158,3 49.148,5 2004 3.334 159,6 53.215 2005 3.491,4 160 55.726,6 2006 4.900 161,2 78.988 2007 8.000 162,5 130.000 So sánh 2007/2003 (lần) 2,58 1,03 2,65 Nguồn: Tổng cục thống kê Qua biểu 2.4 ta thấy, sản lượng trồng rau an toàn tăng dần qua các năm từ 2003-2007, với diện tích trồng rau an toàn từ 3.103,8 ha năm 2003 đến năm 2007 là 8.000 ha, tăng 158% so với năm 2003. Năng suất cũng như sản lượng cũng tang dần qua các năm, từ năm 2003 đến năm 2006, lượng gia tăng sản lượng là tương đối đồng đều, đến năm 2007, sản lượng rau an toàn tăng vượt bâc, với sản lượng là 130.000 tấn, gấp 2,65 lần so với năm 2003. Diện tích trồng rau an toàn ở Hà Nội ngày càng tăng nhưng năng xuất trồng rau không tăng nhiều lắm, nhờ tăng diện tích trồng rau an toàn nên sản lượng rau ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên diện tích trồng rau này cũng chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu thụ của thành phố, lượng rau còn lại được đưa về từ tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng. Trong 1.200 tấn rau tiêu thụ/ngày tại hà Nội (chủ yếu là rau bán buôn tại 3 chợ đầu mối là Đền Lừ, Long Biên và Dịch Vọng) lượng rau an toàn chỉ chiếm 10%, còn lại phần lớn rau không được sản xuất theo quy trình rau sạch và không qua kiểm dịch chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ năm 2002-2006, trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng được 9 mô hình sản xuất – tiêu thụ rau an toàn tại các địa phương như Lĩnh Nam, Đặng Xá, Đìa, Vân Trì, Trung Na, Yên Mỹ, Phúc Lợi, Cự Khối với tổng diện tích 43,5 ha canh tác, tương đương 215 ha gieo trồng/năm. Năm 2006, Hà Nội đã xây dựng thí điểm một mô hình rau an toàn theo nguyên tắc GAP (Good Agricultural Practice, thực hành nông nghiệp tốt) tại Đông Anh. Mô hình đã được nông dân, chính quyền địa phương đánh giá cao và hiện đang được nhân rộng. Thành phố đã phê duyệt 5 dự án vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại 4 huyện : Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì và đang chuẩn bị đầu tư. Biểu 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn tại các huyện Xã - Huyện Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Chủng loại 1 Đông Anh - Xã Vân Nội 60*3 vụ 20 - 25 3600-4500 Theo mùa 43 loại - Xã Nam hồng 35*3 vụ 16 -18 1700-1900 Xu hào, bắp cải, bí xanh - Xã Bắc hồng 30*3 vụ 16 - 18 1400-1650 Cà chua, xu hào, cải bắp, đậu quả Xã Nguyên khê Tiên dương Kim chung Kim nổ 100*3 vụ 15-16 4500-4800 Cà chua, xu hào, khoai tây, cải các loại… 2. Gia Lâm - Xã Văn Đức 100*3 vụ 16-17 4800-5000 Cải bắp, cà chua, đậu hà lan, xu hào, cải các loại - Xã Đăng Xá 50*3 vụ 15-16 2200-2400 Cải các loại, đậu quả, cà chua, cải bắp - Xã Đông dư 40*3 vụ 16-17 1900-2000 Các loại rau gia vị: mùi tàu, rau thơm và rau các loại - Xã Lệ chi 50*3 vụ 15-16 2250-2400 Các loại rau theo mùa vụ 3. Thanh Trì - Xã Lĩnh Nam 20*3 vụ 19-20 1140-1200 Các loại rau muống, ngót, mồng tơi, bí… Xã Yên Mỹ 15*3 vụ 15-16 675-720 Su lơ, cà chua và cải các loại… Xã Duyên Hà 25*3 vụ 15-16 1120-1200 Cà chua và cải các loại… 4. Từ Liêm Xã Tây Tựu Minh Khai Phú Diễn Liên mạc 185*3 vụ 19.5 108225 Rau gia vị và các loại rau ăn lá theo mùa vụ 5. Sóc sơn Xã Đông Xuân 50*3 vụ 15 2300 Bắp cải, xu hào, ngô bao tử, cải các loại… Xã Thanh Xuân 10*3 vụ 15 450 Bắp cải, xu hào, cải các loại, dưa chuột, bí xanh… Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, Thành Phố có kế hoạch đầu tư hơn 350 tỷ đồng để xây dựng đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2007-2010. Phấn đấu đến 2010, 100% diện tích sản xuất rau của hà Nội được sản xuất theo quy trình rau an toàn. Theo đó, diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội sẽ được phân thành 28 vùng sản xuất tập trung trên diện tích khoảng 20 ha, 450 vùng sản xuất phân tán trên diện tích dưới 20 ha. Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, các vùng rau an toàn tập trung tại Hà Nội sẽ cung cấp từ 40.000 đến 45.000 tấn rau an toàn/năm, nâng hiệu quả kinh tế lên từ 1,5 đến 2 lần so với ản xuất phân tán hiện nay. Ngoài ra, công tác tiêu thụ và xúc tiến thương mại cho rau an toàn cũng được Thành phố đặc biệt quan tâm với việc đầu tư 20 tỷ đồng xây dựng 2 chợ đầu mối bán rau an toàn tại Gia Lâm (thay thế chợ Long Biên) và Từ Liêm (thay thế chợ rau đêm Dịch Vọng). Thành phố cũng sẽ đầu tư hơn 6 tỷ đồng để phấn đấu đến năm 2010 có 480 điểm cung cấp rau an toàn tại các khu dân cư, chợ và siêu thị. Thành phố cũng quan tâm đến đầu tư kết cấu hạ tầng. Tổng diện tích nhà lưới trồng rau đạt 42,7 ha. Có 8 cơ sở sản xuất rau an toàn thiết lập đường bê tông nội đồng. Nông dân tự bỏ vốn đầu tư 1.685 giếng khoan nhỏ. Có 3 cơ sở được đầu tư hệ thống giếng khoan công suất lớn tại Lĩnh Nam, Phúc Lợi và Cự Khối. 2.2.1.2. Chất lượng rau an toàn Thực trạng chất lượng rau an toàn hiện nay ở Hà Nội đang là mối quan tâm lớn của người dân. Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, trong giai đoạn 2000 – 2006 đã có 174 vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể với 14.653 nạn nhân; 97 vụ ngộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với 9.898 nạn nhân; 58 vụ ngộ độc thực phẩm trong các trường học với 3.790 cháu bị ngộ độc và 2 chấu bị chết; 161 vụ ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố với 7.688 người mắc và 7 người chết. Những con số đáng giật mình. Theo kết quả điều tra gần đây của Cục bảo vệ thực vật, số mẫu rau, quả tươi có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chiếm 30 – 60%. Số mẫu rau kiểm tra ở Hà Nội và Hà Tây có hàm lượng asen cao hơn giới hạn cho phép chiếm 22 -33%. 100% mẫu đậu đỗ ở Hà Nội và Hà Tây, 66,6% mẫu rau cải tại TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai có dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép. Một số thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng như Methamidophos vẫn còn dư lượng trong rau. Ngay cả rau ở những nơi bán rau an toàn cũng không đảm bảo: Trong 905 mẫu rau tại các cửa hàng, siêu thị Hà Nội có 65 mẫu không đạt tiêu chuẩn rau an toàn. Kết quả phân tích 90 mẫu rau tại 15 siêu thị cho thấy tỷ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng lên đến hơn 94%. Trong đó, 100% các mẫu rau đắng, rau má, xà lách xông, rau gia vị và 92% mẫu xà lách, rau cải, tần ô bị nhiễm ký sinh trùng; thấp nhất là rau muống cũng gần 85%. Hình 2.6: Người tiêu dùng thiếu mặn mà với rau an toàn Chi Cục bảo vệ thực vật đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn diều tra đánh giá thực trạng và tiến hành lấy mẫu đất, nước tưới ở 117 xã, phường có sản xuất rau để phân tích các chỉ tiêu về kim loại nặng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật. Tình hình nhập lậu một số thuốc ngoài danh mục cho phép tại các cửa khẩu biên giới, hiện vẫn diễn ra phức tạp, chưa quản lý được, nên thuốc không đảm bảo đang tràn vào các tỉnh và Hà Nội, gây khó khăn cho công tác quản lý ở địa phương. Những loại thuốc này đặc biệt nguy hiểm nhất là khi sử dụng trên rau. Thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật đã tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tiến hành lấy mẫu và phân tích 89 mẫu rau tại các vùng sản xuất và trên thị trường; kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn của 390 hộ dân tại các huyện và quận Hoàng Mai, Long Biên; kiểm tra các cơ sở sản xuất rau trên địa bàn thành phố, đặc biệt tại các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau an toàn. Chi cục bảo vệ thực vật đã chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn kiểm tra 6 siêu thị và 17 cửa hàng kinh doanh rau an toàn trên địa bàn thành phố. Kết quả có 14 cơ sở (chiếm 61%) kinh doanh một số chủng loại rau do người cung ứng rau thu thập ở chợ đầu mối, ở ngoài vùng sản xuất rau an toàn, không rõ nguồn gốc như: cải bắp, cà chua, cà rốt, đậu trạch… trong đó có cả rau của các nước lân cận để cung ứng cho các cửa hàng, siêu thị. Đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 hợp tác xã sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Đông Anh. Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cho biết cơ quan đã kiểm tra 44 trên tổng số 66 cửa hàng có giấy phép kinh doanh rau an toàn và đã phát hiện 10 điểm không còn hoạt động, chiếm tỷ lệ 22,7%. Hầu hết các điểm còn lại (34/44, chiếm tỷ lệ 77,3%) đều vi phạm quy định về kinh doanh rau an toàn, phổ biến nhất là nguồn gốc rau không rõ ràng, số lượng không tương ứng với phiếu giao nhận… Thậm chí, cơ quan quản lý thị trường quận Hoàn Kiếm còn phát hiện một số cửa hàng đưa rau trôi nổi vào bán trong cửa hàng rau an toàn. Hiện nay người dân đang hoang mang lo sợ về loại thuốc bảo vệ thực vật giúp rau mọc rất nhanh chỉ sau vài ngày. Nguy hiểm hơn nữa lại có sự mập mờ đánh lận con đen giữa rau thường và rau an toàn. Điều này gây mất lòng tin của người tiêu dùng với rau an toàn, đồng thời làm giảm lượng tiêu thụ rau an toàn trong thời gian gần đây. Vấn đề đặt ra là tại sao phải mua rau an toàn trong khi rau an toàn cũng không đảm bảo chất lượng, việc giảm tiêu thụ rau an toàn sẽ là vấn đề tất yếu. Điều đáng nói hiện nay là làm thế nào để người tiêu dùng thật sự tin tưởng vào rau an toàn. Chi cục bảo vệ thực vật đã phối hợp và tư vấn cho các quận, huyện, doanh nghiệp xây dựng được 3 thương hiệu rau an toàn mang tên Năm Sao, Bảo Hà, Yên Mỹ. Hiện rau Năm Sao chỉ cung cấp cho các bếp ăn, rau an toàn Bảo Hà, Yên Mỹ đang bán thị trường Hà Nội. Đa số rau an toàn vẫn được bán như rau thường, không hề có nhãn mác, khó kiểm tra được chất lượng cho dù các cơ sở cung cấp rau an toàn ở các tỉnh đã đăng ký mã vạch, đã quy hoạch vùng rau an toàn. Chính vì sự lập lờ giữa rau thường và rau an toàn đã kiến người nông dân._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11945.doc