Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty 247 Bộ quốc phòng - Bộ Quốc Phòng

phần i: tổng quan đơn vị thực tập 1. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật: Xí nghiệp May X19 (nay là công ty 247) có tổng diện tích mặt bằng là 10.500m2 bao gồm 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, một khu văn phòng và 3 khu nhà xưởng sản xuất, hai kho nguyên vật liệu và thành phẩm. Toàn công ty có tổng số gần 1400 cán bộ công nhân viên có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn được phân công công việc hợp lý. Đối tượng chế biến của Công ty 247 là vải, vải được cắt va may thành các sản phẩm hoàn thiện là các sản phẩ

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty 247 Bộ quốc phòng - Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m may mặc. Công ty thực hiện quá trình sản xuất theo hai giai đoạn công nghệ. - Cắt - May, hoàn thiện sản phẩm Khi vải được xuất kho xuống phân xưởng cắt theo phiếu xuát kho, phân xưởng cắt thực hiện công nghệ cắt và pha thành các bán thành phẩm hoàn thành theo số đo của từng người được ghi trên phiếu may đo do phòng kế hoạch chuyển xuống. Bán thành phẩm hoàn thiện được chuyển đến các phân xưởng may. Tại mỗi phân xưởng may đều bố trí các nhân viên kiểm tra chất lượng (KCS). Mỗi công nhân may phải thực hiện may hoàn chỉnh sản phẩm, nhân viên KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm, bộ phận hoàn thiện thực hiện những công việc hoàn thành cuối cùng, đóng gói và chuyển xuống kho thành phẩm để xuất trả khách hàng. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau: Nguyên vật liệu Phân xưởng cắt Kho thành phẩm Xuất trả khách hàng Phân xưởng may 1 Phân xưởng may 2 Phân xưởng may cao cấp Phân xưởng hoàn thiện Sơ đồ 1.1: Đây là quy trình công nghệ với các đặc trưng là tính thẳng tuyến, tính liên tục nhịp nhành, là quy trình công nghệ tiên tiến, hợp lý, tính chuyên môn hóa tương đối cao. Với quy trình công nghệ sản xuất này sẽ giúp cho công việc được tiến hành một cách nhanh chóng, khối lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn và đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Qua sơ đồ trên có thể thấy khối lượng sản xuất của công ty bao gồm 5 phân xưởng: - Phân xưởng cắt - Phân xưởng may 1 - Phân xưởng may 2 - Phân xưởng may cao cấp - Phân xưởng hoàn thiện +Phân xưởng 1 : Phân xưởng 1 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổ 5 Tổ 6 +Phân xưởng 2 : Phân xưởng 2 Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 +Phân xưởng may cao cấp : Phân xưởng may cao cấp Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Nhiệm vụ của từng phân xưởng như sau: - Phân xưởng cắt: nhận lệnh sản xuất và các phiếu may đo từ phòng kế hoạch để cắt theo đúng số đo của từng người, từng đơn vị ghi trên phiếu may đo, thực hiện cắt bán thành phẩm hoàn thiện để chuyển giao cho các phân xưởng. Bán thành phẩm hoàn thiện để chuyển giao cho các xưởng may. Bán thành phẩm hoàn thiện bao gồm: bán thành phẩm chính, mex, cạp, khóa, lót túi… (riêng áo thì sau khi cắt xong còn phải ép keo cổ, măng xec, nắp túi…). - Phân xưởng may 1, may 2: thực hiện công nghệ may và hoàn thiện các loại sản phẩm như trang phục của các ngành đặc thù (công an, hải quan, kiểm lâm…). - Phân xưởng may cao cấp: cũng thực hiện công nghệ may và hoàn thiện sản phẩm như phân xưởng may 1, may 2 nhưng còn có thêm nhiệm vụ là may các loại sản phẩm phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như: quần áo comple, áo măng tô, áo đông len 2 lớp, váy, áo gile… - Phân xưởng hoàn thiện: sau khi các phân xưởng may 1, may 2 và may cao cấp các sản phẩm được đưa xuống phân xưởng này, hoàn thiện nhập vào kho. Kho thành phẩm có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối, đóng gói và chuyển trả cho khách hàng. 2. Lịch sử hình thành và phát triển Theo quyết định của Quân chủng Phòng không ngày 01/04/1983, Xí nghiệp May X19 được thành lập dưới hình thức là một trạm may đo quân phục vụ nội bộ Quân chủng Phòng không. Trong những ngày đầu mới thành lập Xí nghiệp, xí nghiệp chỉ có một lượng máy móc nhỏ thô sơ với 25 máy đạp chân của Sài Gòn và Trung Quốc, số lượng cán bộ chiến sỹ rất hạn hẹp – Chỉ có 27 cán bộ chiến sỹ – nhưng trạm vẫn vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Ngày 21/05/1991, Bộ Quốc phòng đã quyết định nâng cấp trạm may và thành lập Xí nghiệp May X19 nhằm phục vụ may đo quân phục cho cán bộ trong Quân chủng phòng không và một phần các đơn vị thuộc khu vực phía Bắc. Ngoài ra, Xí nghiệp còn được phép kinh doanh tất cả các mặt hàng thuộc lĩnh vực may đo nhằm tăng doanh lợi cho bản thân xí nghiệp cũng như tăng các khoản thu của nhà nước mà xí nghiệp phải nộp. Đến năm 1993, Xí nghiệp May X19 được chính thức thành lập quyết định 384 ngày 27/07/1993 của Bộ quốc phòng. Từ đó xí nghiệp được nhà nước giao vốn, có nhiệm vụ tự bảo toàn và phát triển vốn. Ngày 03/06/1996, thực hiện Nghị định của Đảng uỷ quân sự Trung ương trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị trong quân đội, Xí nghiệp May X19 được sáp nhập với 3 đơn vị khác của quân chủng phòng không thành Công ty 247 – Bộ Quốc phòng theo Quyết định số1619/QĐQP và lấy Xí nghiệp May X19 làm trụ sở chính là trung tâm điều hành mọi hoạt động của Công ty đặt tại địa chỉ: số 311 - đường Trường Chinh, Hà Nội. Đến nay, Công ty đã lớn mạnh lên rất nhiều. Hiện nay Công ty đang quản lý gần 1400 công nhân viên với một khối lượng máy móc lớn hiện đại có giá trị gần 14 tỷ đồng chủ yếu được nhập từ Nhật và Đức, có hệ thống nhà xưởng được thiét kế đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân. Sản phẩm chủ yếu của công ty là trang phục của cán bộ công nhân viên các ngành đặc thù như công an, an ninh, kiểm lâm, hải quan… và các loại sản phẩm khác sản xuất theo đơn đặt hàng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, nhu cầu khách hàng ngày một nhiều và với mục tiêu tăng thu nhập cho công ty, Công ty 247 đã và đang ngày một nỗ lực vươn lên tìm kiểm mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Theo Công văn số 1121058/GB ngày 21/07/1997 kể cả Sở Kế hoạch Đầu tư của Hà Nội cấp về đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty đã chủ động tìm kiếm bạn hàng quốc tế. Tính đến nay, Công ty đã xuất khẩu được hơn 2.000.000 sản phẩm sang thị trường lớn như: Châu Âu, Châu Mỹ… Với cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty cùng với việc đổi mới hoàn thiện công nghệ sản xuất, công ty đã ngày một lớn mạnh lên trông thấy. Đến nay Công ty đã đạt được kết quả rất đáng tự hào. Cụ thể: hiện nay tổng tài sản của công ty là 39.083.058.874 trong đó tổng tài sản cố định là 14.164.187.865 đồng, còn lại là vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Đơn vị: đồng STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 1 Doanh thu 29076587000 30990127250 32798269635 36745175000 2 Nộp ngân sách 1113247310 1306430995 1633611250 3215000000 3 Lợi nhuận 1105573000 1356174383 16745981616 2797000000 4 Thu nhập bình quân/CN 775000 800000 815000 937000 Từ kết quả trên cho thấy Công ty đang hoạt động rất có hiệu quả, công tác sản xuất kinh doanh thuận lợi, đời sống công nhân viên ổn định và ngày càng tăng lên. Điều đó sẽ động viên tinh thần công nhân viên toàn công ty, cố gắng nỗ lực hơn nữa nhằm đưa công ty 247 ngày một phát triển mạnh và khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước. 3. Tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh: Công ty 247 là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt. Là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, bộ máy quản lý công ty được tổ chức theo mô hình một cấp và trực thuộc quân chủng phòng không không quân, cơ cấu quản lý của công ty bao gồm: - Ban giám đốc: + Giám đốc công ty + Phó giám đốc điều hành nội bộ + Phó giám đốc kế hoạch - Các phòng ban chức năng + Phòng kế hoạch + Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu + Phòng kế toán tài chính + Phòng kỹ thuật + Phòng chính trị + Cửa hàng Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau: - Giám đốc được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Quân chủng Phòng không không quân, Bộ Quốc phòng ra quyết định bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm về quản lý công ty trước cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng. - Phó giám đốc điều hành nội bộ: xây dựng và đề xuất với giám đốc về định mức sản xuất hàng hóa, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo định kỳ về tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhu cầu về nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa và những nguyên vật liệu còn tồn đọng. - Phó giám đốc kế hoạch: có nhiệm vụ báo cáo thường xuyên về xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc mở rộng hoạt động qui mô xí nghiệp. - Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ nghiên cứu và lập kế hoạch sản xuất cho đúng thời hạn ký kết trong các hợp đồng kinh tế, đòi nợ, quyết toán nợ với khách hàng trong các hợp đồng, làm báo cáo tài chính cho cấp trên theo qui định của quân chủng phòng không. - Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu: khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước, giao dịch với khách hàng, làm văn bản hợp đồng, làm thủ tục hải quan khi có hàng xuất khẩu, soạn thảo các văn bản hợp đồng thông qua giám đốc (hoặc phó giám đốc khi được uỷ quyền) ký, chịu trách nhiệm công nghệ để đảm bảo sản xuất có năng suất cao. - Cửa hàng: trưng bày giới thiệu và bán một số sản phẩm may đo của Xí nghiệp. Các phòng ban này không theo dõi, trực tiếp chỉ đạo đến từng hân xưởng nhưng có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ, quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật… giúp ban giám đốc đề ra các quyết định quản lý kịp thời và hiệu quả. Giám đốc PGĐ điều hành Phân xưởng cắt Phân xưởng may 1 Phân xưởng may cao cấp Phân xưởng hoàn thiện Phân xưởng kho thành phẩm PGĐ kế hoạch Phòng kế hoạch Phòng KD-XNK Phòng kế toán tài chính Phòng kỹ thuật Phòng hành chính Cửa hàng Phân xưởng may 2 Mô hình cơ cấu quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: 4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty 247 Bộ Quốc phòng. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán, từ việc thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ chi tiết đến việc lập báo cáo kế toán. Việc hạch toán ban đầu ở các phân xưởng được thực hiện bởi các nhân viên thống kê, chịu trách nhiệm theo dõi từ khâu nhập nguyên vật liệu đến khâu xuất trả khách hàng. Tại các kho và các phân xưởng đều bố trí các nhân viên thống kê. Các nhân viên thống kê có nhiệm vụ theo dõi việc nhận nguyên vật liệu (hoặc bán thành phẩm), giao thành phẩm xuống kho thành phẩm; theo dõi năng suất lao động của từng công nhân làm căn cứ để kế toán tiền lương tính trả lương cho công nhân viên. Tại phòng kế toán bố trí 5 bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng - Kế toán tổng hợp (kiêm kế toán thanh toán) - Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương và tàI sản cố định - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (kiêm kế toán thành phẩm và bán hàng) - Thủ quỹ Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và Nhà nước về toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty. Điều hành và theo dõi hoạt động cũng như công tác kế toán, tập hợp số liệu, xác định kết quả kinh doanh và tập hợp các báo cáo tài chính theo từng kỳ kế toán. Ngoài ra còn quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán thực hiện. Kế toán tổng hợp (kiêm kế toán thanh toán): Chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do các kế toán viên cung cấp, theo dõi các loại vốn vay, các khoản nợ, lập kế hoạch các khảo công nợ, thực hiện các các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương và tài sản cố định: Theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu, công cụ dụnh cụ, tính toán và lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ. Theo dõi sự tăng, giảm và tính khấu hao tài sản cố định. Đồng thời hạch toán tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, các khoản phải trả phải nộp khác. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (kiêm kế toán thành phẩm và bán hàng): Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn của sản phẩm, hàng hoá. Thủ quỹ: Theo dõi và quản lý các khoản vốn bằng tiền của Công ty, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm các quỹ. Tiến hành chi trả lương cho công nhân viên hàng tháng cũng như thu chi bằng tiền mặt. Ngoài ra, ở các phân còn có các nhân viên thống kê chứ không có tổ chức bộ máy kế toán riêng, những nhân viên này có nhiệm vụ ghi chép ban đầu những thông tin kinh tế ở mỗi phân xưởng, kiểm tra và thu nhận chứng từ để chuyển về phòng kế toán như: bảng chấm công, tính toán năng xuất lao động... Ta có thể khái quát mô hình kế toán của công ty theo sơ đồ sau: Kế toán trưởng Thống kê các phân xưởng Kế toán NVL, CCDC, TSCĐ, tiền lương Kế toán CPXS và giá thành - thành phẩm, tiêu thụ Thủ quỹ Kế toán tổng hợp (Kế toán thanh toán) Sơ đồ 1.3: b. Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán - Hệ thống chứng từ được sử dụng trong công ty tuân theo chế độ của nhà nước và theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính. * Chứng từ tiền mặt: + Phiếu thu (MS01-TTBB) Đơn vị: công ty 247 – BQP Địa chỉ: 311 Trường Chinh – Hà Nội Số đăng ký doanh nghiệp (môn bài) Telefax: Mẫu số: 01-TT Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Phiếu thu Ngày 12 tháng 11 năm 2004… Quyển số:……….. Số: 54…………… Nợ: ………….… Có: ……………. Họ tên người nộp tiền: Đ/c Khoa………………………………. Địa chỉ: Phòng kế toán…………………….. Lý do nộp: Tạm ứng thừa…………………… Số tiền (*) 900.000…………….. (viết bằng chữ: Chín trăm ngàn đồng chẵn) Kèm theo: 01……………………… chứng từ gốc: Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập biểu (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): chín trăm ngàn đồng chẵn Ngày 12 tháng 11 năm 2004… Thủ quỹ (Ký, họ tên) + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): ……………………………………… + Số tiền quy đổi: ………………………………………………………. + Phiếu chi (MS-02-TTBB) Đơn vị: Công ty 247 - BQP Địa chỉ: 311 Trường Chinh - Hà Nội Số đăng ký doanh nghiệp (môn bài) Telefax: Mẫu số: 01-TT Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Phiếu chi Ngày13 tháng 11 năm 2004… Quyển số:……….. Số: 62………… Nợ: ………….… Có: ……………. Họ tên người nhận tiền: Đ/c Hạnh. Địa chỉ: Ban giám đốc…………………….. Lý do chi: Sửa máy, xe đẩy hàng……… Số tiền (*) 235.000. (viết bằng chữ: Hai trăm ba lăm ngàn đồng chẵn) Kèm theo: 01……………………… chứng từ gốc: Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập biểu (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Hai trăm ba lăm ngàn đồng chẵn Thủ quỹ (Ký, họ tên) Ngày 13 tháng 11 năm 2004 Người nhận tiền (Ký, họ tên) + Tỷ giá ngoại tệ (vàng bạc, đá quý): ……………………………………… + Số tiền quy đổi: ………………………………………………………. + Giấy đề nghị tạm ứng (MS-03TT-HĐ) + Giấy thanh toán tạm ứng (MS-04TT-BB) + Biên lai thu tiền (MS-06TT-HD) + Bảng kê vàng bạc, đá quý (MS-06TT-HD) + Bảng kiểm kê quỹ (MB-07TT-BB) * Chứng từ hàng tồn kho: + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho * Chứng từ lao động tiền lương; - Bảng thanh toán lương và BHXH biểu số 1: đơn vị : Công ty 247 - BQP Phân xưởng : Cắt Bảng thanh toán tiền lương bộ phận quản lý Tháng 11 năm 2004 stt ms Họ và tên hs Lcb/ Ngày Hệ số mềm Ngày công t. giờ cn Lễ , phép Tổng lương và thu nhập Các khoản giảm trừ Lương chính Lương phần mền Lương thời gian Lương l,p ăn ca Tổng cộng ứng Bhyt bhxh ăn cá Vệ sinh 1 009 Nguyễn Thị Mỹ 3.07 48225 2.9 24 12 1 1 1157400 304500 137052 48225 87000 1734177 400000 59508 84000 20000 2 013 Nguyễn Xuân Tài 42727 2 22 6 0.5 1 939994 192500 57912 42727 78500 1311633 300000 61526 77000 20000 3 012 Trần Văn Minh 42727 1.4 22 1 939994 134750 42727 77000 1194471 300000 61526 77000 20000 4 467 Đào Hồng Nhung 1.46 22934 1.3 24 1 1 550420 136500 22934 87000 796854 25404 84000 20000 5 974 Nguyễn Thanh Thuỷ 1.46 22934 1.2 24 1 550420 126000 22934 84000 783354 25404 84000 20000 6 165 Nguyễn Thi thơ 1.35 25000 vs 18 450000 115272 63000 628272 63000 20000 Cộng 134 18 1 5 4588228 1009522 194964 179547 476500 6448761 1000000 233368 469000 120000 + Bảng phân phối thu nhập theo lao động + Các chứng từ chi tiền thanh toán + Các chứng từ đền bù thiệt hại, bù trừ nợ * Chứng từ tài sản cố định: - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu sô 03-TSCĐ) - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành (Mẫu số 04-TSCĐ) - Biên bán đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ) * Chứng từ bán hàng: - Chứng từ gốc bao gồm: + Hợp đồng mua bán + Hợp đồng cung cấp - Chứng từ bán hàng: Hóa đơn giá trị gia tăng c. Đặc điểm tổ chức sổ sách kế toán Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty được tiến hành theo hình thức Nhật ký chung. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho, Công ty sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng tại công ty phù hợp với chế độ kế toán quy định, bao gồm: - Sổ nhật ký chung Ví dụ: biểu số 2: Sổ nhật ký chung Năm 2005 Trang: 10 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Cộng trang trước chuyển sang …………………. ……………… 08/01 30/01 08 09 10 08/01 08/01 08/01 -Bán quần áo đồng phục cho Công ty Duy Nghĩa -Thuế GTGT phải nộp -Bán đồng phục theo hợp đồng cho Viện Kiểm sát tỉnh Hải Dương -Thuế GTGT phải nộp -Bán đồng phục theo hợp đồng cho Kiểm lâm tỉnh Long An -Thuế GTGT phải nộp -Chi phí bán hàng -Chi phí quản lý doanh nghiệp -Giá vốn hàng bán -Kết chuyển doanh thu tiêu thụ thành phẩm tháng 1 -Kết chuyển giá vốn hàng bán -Kết chuyển chi phí bán hàng -Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp X X X X X X X X X X 131 5111 3331 131 5111 3331 131 5111 3331 641 1111 1121 141 642 1111, 1121, 1381, 141 6321 155 5111 9111 9111 6321 9111 641 9111 642 597.300.000 314.735.300 880.000.000 29.123.000 50.000.000 1.300.000.000 1.629.123.000 1.300.000.000 29.123.000 50.000.000 543.000.000 54.300.000 286.123.000 28.612.300 800.000.000 80.000.000 19.000.000 9.000.000 1.123.000 20.000.000 20.000.000 6.000.000 4.000.000 1.300.000.000 1.629.123.000 1.300.000.000 29.123.000 50.000.000 Cộng chuyển sang trang sau ………………… ……………….. - Sổ cái các tài khoản - Sổ nhật ký chuyên dùng - Các sổ chi tiết, các bảng phân bổ, các thẻ chi tiết khác Trình tự ghi sổ kế toán cũng phù hợp với chế độ qui định: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lý hợp lệ, kế toán lập định khoản kế toán và ghi sổ nhật ký chung theo thời gian phát sinh và theo định khoản. Sau đó, căn cứ số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản và các sổ chi tiết có liên quan. Các nghiệp vụ thu – chi tiền, thanh toán với khách hàng, thanh toán với người bán do phát sinh nhiều nên kế toán của xí nghiệp có mở các sổ nhật ký chuyên dùng để gửi các nghiệp vụ trên. Cách ghi sổ nhật ký chuyên dùng tương tự như ghi sổ nhật ksy chung nhưng định kỳ mới lấy số liệu chuyển ghi vào các sổ cái các TK111, 131, 331… Cuối tháng, kế toán tiến hành lập các bảng phân bổ, bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu chính xác số liệu ghi trên sổ cái tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết thì số liệu trên các sổ này được dùng để lập báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ và luân chuyển sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại công ty được thực hiện theo đúng trình tự như sau: Sơ đồ 1.4: Sổ, thẻ, kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi chép hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc đầu kỳ Quan hệ đối chiếu d.Đặc điểm tổ chức tài khoản kế toán. Hệ thông tài khoản hiện đang được sử dụng trong công ty là những tài khoản ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính. Một số tài khoản được sử dụng thường xuyên trong công ty như: TK 152: Nguyên liệu, vật liệu TK 1521: Nguyên liệu TK 1522: Phụ liệu TK 6321: Giá vốn thành phẩm TK 9111: “Xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm” TK 9112: “Xác định kết quả kinh doanh bán hàng hoá” TK 4212: “ Lãi (lỗ) năm nay” Ngoài ra còn một số taì khoản khác : TK 641: Chi phí bán hàng TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp ..................................... phần II: THựC TRạNG HạCH TOáN TIÊU THụ Và XáC ĐịNH KếT QUả TIÊU THụ THàNH PHẩM TạI CÔNG TY 247 Bộ QUốC PHòNG. i. hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty 247 – bộ quốc phòng. 1. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm và tình hình quản lý tiêu thụ thành phẩm tại Công ty: Công ty 247 là doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất trang phục các loại phục vụ cho một số ngành đặc thu như: công an, kiểm lâm, hải quan…Ngoài ra, công ty còn sản xuất các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu như: quần áo comple, áo măng to, áo đông len 2 lớp, váy, áo gile… Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không chỉ bó hẹp phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra thị trường nước ngoài. Theo công văn số 1121058/GB ngày 21/07/1997 do Sở Kế hoạch Đầu tư của Hà Nội cấp về đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty đã chủ động tìm kiếm bạn hàng quốc tế. Tính đến nay, xí nghiệp đã xuất khẩu được hơn 2.000.000 sản phẩm sang các thị trường lớn như: châu Âu, châu Mỹ… Quá trình tiêu thụ thành phẩm của Công ty được xác định là quá trình thực hiện trao đổi hàng hoá thông qua phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị sản phẩm. Trong đó, Công ty chuyển giao sản phẩm cho khách hàng còn khách hàng phải trả cho Công ty một khoản tiền tương ứng để sản xuất ra số sản phẩm đó theo gía thoả thuận giữa Công ty và bên khách hàng đã ký kết trong hợp đồng. Hiện nay, Công ty áp dụng phương thức tiêu thụ trực tiếp. Theo phương thức này, Công ty đi chào hàng, giới thiệu các loại sản phẩm về may mặc do công ty sản xuất ra. Nếu khách hàng co nhu cầu về sản phẩm mà công ty sản xuất, công ty sẽ cùng với khách hàng thoả thuận về loại nguyên vật liệu sử dụng, về các chi phí khác dự kiến sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất, về giá cả của các mặt hàng. Hơn nũa, qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ được thành phẩm mới chứng tỏ năng lực kinh doanh của công ty, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường… Có thể khái quát quá trình tiêu thụ của công ty bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Công ty xuất giao thành phẩm cho khách hàng. Giai đoạn này phản ánh một phần quá trình vận động của thành phẩm nhưng chưa đảm bảo kết quả của quá trình tiêu thụ vì chưa có cơ sở đảm bảo khách hàng có chấp nhận thanh toán hay không. Giai đoạn 2: Khách hàng chấp nhận thanh toán. Lúc này công ty chắc chắn thu được tiền bán hàng, doanh thu tiêu thụ được xác định và công ty đã có thu nhập bù đắp chi phí mà mình đã bỏ ra và hình thành kết quả tiêu thụ. Sau quá trình tiêu thụ, công ty không những thu hồi được tổng chi phí có liên quan đến việc chế tạo và tiêu thụ thành phẩm mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn quan trọng nhằm tích luỹ vào ngân sách, vào các quỹ công ty nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Việc tiêu thụ thành phẩm trong công ty liên quan đến từng khách hàng, từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng loại thành phẩm nhất định do đó công tác quản lý tiêu thụ thành phẩm của công ty đã đảm bảo được các yêu cầu sau: Nắm bắt chính xác khối lượng thành phẩm tiêu thụ, giá thành và giá bán của từng loại thành phẩm tiêu thụ. Quản lý chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán đồng thời phải theo dõi tình hình công nợ của từng khách hàng để có biện pháp thu hồi vốn đầy đủ, kịp thời. Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước Do đã đảm bảo được các yêu cầu về quản lý tiêu thụ thành phẩm nên tình hình quản lý tiêu thụ thành phẩm tại công ty hết sức chặt chẽ. Ngoài ra bên cạnh công tác hạch toán công ty còn phối hợp các biện pháp khác như nghiên cứu thị trường, tham gia triển lãm, hội chợ và các biện pháp Marketing khác… 2. Quản lý bán hàng và thủ tục bán hàng tại công ty: Công ty may 247 luôn giữ uy tín với khách hàng đặc biệt với khách hàng nước ngoài. Nhờ vậy Công ty đã nâng cao được khối lượng hàng bán ra nhằm đạt kết quả có trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó Công ty đã chú ý đến những mặt sau trong công tác quản lý bán hàng: Về khối lượng thành phẩm xuất bán: được thoả thuận chi tiết với khách hàng để đảm bảo cho phân xưởng kho thành phẩm và phòng KD- XNK nắm được tình hình xuất nhập kho thành phẩm , làm cơ sở cho việc ký kết giao trả hàng đúng thời hạn, đầy đủ theo hợp đồng và tạo cơ hội thuận lợi để tiếp nhận thêm hợp đồng mới. Về giá bán: Do sản phẩm của công ty chủ yếu là trang phục của cán bộ công nhân viên của các ngành đặc thù; sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm hầu hết đã được xác định trước nên khi có đơn đặt hàng, công ty sẽ cùng với khách hàng thoả thuận về loại nguyên vật liệu sử dụng, về các chi phí khác dự kiến sẽ phát sinh trong quá trình sản xuất, về giá cả các mặt hàng. Giá cả các mặt hàng công ty sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá cả thị trường và qui định của Quân chủng phòng không sao cho vừa phải đảm bảo được khả năng cạnh tranh vừa đảm bảo được có lợi nhuận. Về quy cách phẩm chất sản phẩm: trước khi nhập kho, thành phẩm được bộ phận KCS (kiểm soát chất lượng) ở từng phân xưởng kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng và quy cách, loại bỏ sản phẩm không đạt yêu cầu. Hơn nữa trước khi vận chuyển hàng đến nơi giao hàng, Công ty cùng đại diện hay các chuyên gia của khách hàng giám định, kiểm tra lại sản phẩm sau đó cùng đóng Container, kẹp chì và giao cho cán bộ phòng KD- XNK vận chuyển hàng đến địa điểm giao hàng. Về phương thức bán hàng: Công ty áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp. Khi có khách hàng đến mua hàng hay đến ngày xuất hàng theo hợp đồng mà khách hàng đặt trước, phòng KD- XNK làm thủ tục xuất kho và tuỳ theo phương thức giao hàng để xác định hàng được coi là tiêu thụ hay chưa. Về phương thức giao hàng: được quy định rõ trong hợp đồng (giao tại kho của Công ty hay địa điểm mà khách hàng yêu cầu), phí hải quan cho hàng xuất khẩu bên nào chịu, giao hàng theo điều kiện FOB hay CIF. Về phương thức thanh toán: Công ty chấp nhận mọi phương thức thanh toán của khách hàng: thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản… Hiện nay, đối với hàng xuất khẩu Công ty áp dụng hình thức thanh toán theo thư tín dụng (L/C). Sau khi chuyển hàng cho khách hàng, được khách hàng chấp nhận thanh toán cán bộ kế toán thanh toán của Công ty lập chứng từ thanh toán gồm có: Vận đơn Hoá đơn thương mại Chi tiết đóng hàng Chứng nhận xuất xứ Giấy phép xuất khẩu Khi Công ty nhận được thông báo thanh toán L/C của khách hàng sẽ chuyển bộ chứng từ trên cho ngân hàng thương mại cổ phần quân đội. Ngân hàng sẽ kiểm tra, đối chiếu nếu thấy đầy đủ, phù hợp với điều kiện và điều khoản L/C sẽ chuyển trả tiền vào tài khoản của Công ty tại ngân hàng. Công ty nhận đựơc giấy báo có của ngân hàng sau khi đã trừ đi khoản phí thông báo L/C. Ngoài ra Công ty còn áp dụng hình thức thanh toán chuyển bồi hoàn tiền bằng điện (TTR) đối với mặt hàng xuất khẩu trực tiếp. Theo phương thức này tiền được chuyển thành nhiều đợt, mỗi đợt chiếm bao nhiêu % trị giá hợp đồng, trong vòng bao nhiêu ngày sau khi chuyển hàng được hai bên thoả thuận kỹ. Thông thường khách hàng thanh toán cho Công ty 20% - 30% trị giá hợp đồng trong vòng 7 ngày ký hợp đồng, số còn lại được thanh toán hết sau 7 ngày kể từ ngày vận đơn. Mọi giao dịch giữa hai bên được thực hiện thông qua ngân hàng đại diện của mỗi bên. 3. Trình tự luân chuyển chứng từ: Khi Công ty xuất bán thành phẩm theo hợp đồng kinh tế đã kí kết với khách hàng, nhân viên phòng KD - XNK lập “Hoá đơn GTGT “(Mẫu số 09) rồi chuyển cho phòng kế toán để kế toán trưởng ký duyệt, thủ trưởng ký duyệt và đóng dấu. Sau đó, nhân viên phòng KD- XNK đi cùng khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng xuống kho nhận thành phẩm, đóng Container, kẹp chì và chuyển tới địa điểm giao hàng đã ký kết trong hợp đồng hoặc giao hàng tại kho công ty. Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại phòng KD - XNK, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 dùng để thanh toán. Khi giao hàng xong thủ kho giữ lại liên 3 để ghi thẻ kho số lượng thực xuất rồi chuyển lên phòng kế toán. Mẫu số 09 Mẫu số : 01.GTKT-3LL CU/00-B Hoá đơn (GTGT) Liên 3 : (Dùng để thanh toán ) N0.051967 Ngày 08 tháng 1 năm 2005 Đơn vị bán hàng : Công ty may 247 Địa chỉ : Số 311 Trường Chinh, Hà Nội Số Tài khoản :05122-630-0 Điện thoại : .04 5653732 MS : 0100385836-1 Họ tên người mua hàng : Anh Minh Đơn vị : Công ty Duy Nghĩa Địa chỉ : Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh Số TK : Hình thức thanh toán : MS : stt Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 áo xuân hè dài tay vải bay trắng8626 chiếc 4.525 60.000 271.500.000 2 Quần kaki Hàn Quốc 2721 tím than chiếc 4.525 60.000 271.500.000 Cộng tiền hàng: 543.000.000 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 54.300.000 Tổng cộng tiền thanh toán : 597.300.000 Số tiền viết bằng chữ : Năm trăm chín mươi bảy triệu ba trăm nghìn đồng chẵn Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Căn cứ để kế toán tổng hợp vào sổ nhật kí chung, kế toán bán hàng vào sổ nhật kí bán hàng, đồng thời cuối ngày kế toán tổng hợp vào sổ chi tiết; cuối tháng vào sổ tổng hợp. Ta có thể khái quát trình tự luân chuyển chứng từ của Công ty theo sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Chứng từ gốc (Hoá đơn GTGT) Sổ nhật kí chung Sổ cái TK 155, 632, 511, 9111 Bảng cân đối số phát sinh Nhật kí bán hàng Sổ chi tiết giá vốn hàng bán, doanh thu, chi phí, kết quả Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi chép hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc đầu kỳ Quan hệ đối chiếu 4. Hạch toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu tiêu thụ thành phẩm: 4.1. Hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm: Doanh thu tiêu thụ thành phẩm là toàn bộ tiền bán thành phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền). Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 18, doanh thu tiêu thụ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau: Doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu về sản phẩm. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý và quyền kiểm soát sản phẩm. Doanh nghiệp xác định doanh thu một cách chắc chắn: người mua trả tiền hay chấp nhận._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24839.doc