Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam khai trương vào ngày 20/07/2000 và chính thức động từ ngày 28/07/2000 sau nhiều năm chuẩn bị. Cho đến nay, thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh huy động vốn trung dài hạn trong nền kinh tế thị trường, bổ sung cho các kênh huy động vốn khác. Thị trường chứng khoán ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thực tế phát triển kinh tế và nhu cầu kinh doanh của các nhà đầu tư.Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì các công ty ch

doc77 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng khoán cũng được thành lập và thực hiện nhiều nghiệp vụ cơ bản về chứng khoán. Từ trước đến nay ta vẫn thường hay đề cập đến nghiệp vụ môi giới mà không quan tâm nhiều đến nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán. Đây là một nghiệp vụ chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của đa số các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện của các công ty chứng khoán cũng như các yếu tố khách quan dẫn đến việc thực hiện nghiệp vụ này ở các công ty chứng khoán còn nhiều bất cập. Chính vì thế trong quá trình thực tập tại công ty chứng khoán VNDirect em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VNDirect” làm chuyên đề thực tập nhằm hiểu rõ hơn về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh. Đề tài của em được chia làm 2 phần: Phần I: Thực trạng của hoạt động tự doanh chứng khoán tại VNDIRECT Phần II: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT Phần I: Thực trạng của hoạt động tự doanh chứng khoán tại VNDIRECT I. Quá trình phát triển của công ty 1. Khái quát chung Tên giao dịch tiếng việt: Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT Tên giao dịch tiếng anh: VNDIRECT SECURITIES CORPORATION Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Thượng Hiền- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội Điện thoại: (84-4) 972 4568  Fax: (84-4) 972 4600  Email: info@VNDirect.com.vn  Website: www.VNDirect.com.vn Tổng giám đốc/Giám đốc: Nguyễn Ngọc Thanh hiện tại là bà: Phạm Minh Hương Số giấy phép hoạt động: 22/UBCK-GPHĐKD Ngày cấp: 16/11/2006  Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng , hiện tại là:300 tỷ đồng Hình thức sở hữu vốn: công ty cổ phần Lĩnh vực kinh doanh: Công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán. Tổng số nhân viên : 178 người trong đó nhân viên quản lý: 31 người. VNDirect là công ty thành viên của Tập đoàn Đầu tư IPA, một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài vụ kinh doanh, bao gồm hoạt động môi giới, lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tự doanh, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mục đầu tư. Công ty được thành lập và điều hành bởi một nhóm các chuyên gia tài chính và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng, hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại, mạng lưới chi nhánh và đại lý nhận lệnh trên toàn quốc, cùng với đội ngũ cán bộ điều hành và hơn 180 chuyên viên có nền tảng kiến thức tài chính chuyên sâu, bề dày kinh nghiệm về môi trường kinh doanh chính và đầu tư bất động sản. Công ty hoạt động theo giấy phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp năm 2006 với đầy đủ nghiệp và mạng lưới quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, VNDirect đã khẳng định được vị thế là một trong những công ty chứng khoán trẻ có dịch vụ uy tín nhất trên thị trường. 2. Sơ đồ tổ chức của VNDIRECT: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VNDIRECT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ KẾ TOÁN KIỂM SOÁT PHÁP CHẾ MARKETING - PR HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT RỦI RO BAN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG VÀ TUÂN THỦ BAN QUẢN LÝ TÀI SẢN KHỐI INVESTMENT BANKING GĐ KHỐI Tư vấn TCDN Trưởng Phòng Bảo lãnh Phát hành Trưởng phòng Tự doanh Sale KHỐI MARKET RESEARCH GĐ KHỐI Phân tích Trưởng phòng Bảo lãnh Phát hành Trưởng phòng Thị trường KHỐI DỊCH VỤ MÔI GIỚI BÁN LẺ GĐ KHỐI Quản lý mạng lưới Trưởng phòng KHỐI VẬN HÀNH GĐ KHỐI Phòng nghiệp vụ Trưởng phòng Phòng Nguồn Trưởng phòng KHỐI IT - BS GĐ KHỐI Software Develop. Trưởng phòng IT Infrastructure Trưởng phòng Business solution Trưởng phòng TT GIAO DỊCH NTH GĐ Giao Dịch Môi giới Trưởng phòng Kế toán Giao dịch và Back office Tele Sales TT GIAO DỊCH LTT GĐ Trung Tâm CHI NHÁNH Tp. HCM GĐ Chi Nhánh 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây: Trong năm 2008, VNDirect đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra các sản phẩm mới để phục vụ Quý khách hàng. Những kết quả mà VNDirect đã đạt được trong năm vừa qua bao gồm: Về công nghệ và dịch vụ : Tháng 3 năm 2008, VNDirect đã hoàn tất đầu tư và đưa vào hoạt động trung tâm dữ liệu (Data Center). Với trung tâm dữ liệu hiện đại vào bậc nhất của Việt nam hiện nay, VNDirect đã khẳng định rõ ràng chất lượng dịch vụ, bảo đảm hệ thống hoạt động với sự ổn định tuyệt đối (99,9%) và độ an toàn cao cho các nhà đầu tư giao dịch trực tuyến với công ty. Triển khai thành công giao dịch từ xa với HOSE, và HASTC. Qua đó,VNDirect đã có thể tăng được số lương đại diện sàn cần thiết để nhập lệnh vào hệ thống của 2 sàn. Ra mắt bảng giá DirectBoard với ưu điểm vượt trội về tốc độ cập nhật giá, và những tính năng ưu việt như thân thiện, dễ sử dụng, giúp khách hàng có thể chọn lựa được các danh mục cổ phiếu cần theo dõi theo yêu cầu của mình. Liên tục nâng cấp giải pháp Giao dịch trực tuyến VNDirect Online để mang lại các tiện ích mới cho khách hàng như huỷ sửa lệnh trực tuyến, ứng trước tiền bán trực tuyến và đặc biệt là chuyển tiền trực tuyến. VNDirect là công ty chứng khoán đầu tiên cho phép khách hàng thực hiện tất cả các giao dịch cần thiết qua internet. Đưa các công cụ hỗ trợ đầu tư vào website như: Quản lý Danh mục theo giá vốn và giá trị thị trường; tính năng gửi cảnh báo về giá chứng khoán cho khách hàng; đồ thị phân tích kỹ thuật. Ngoài ra, VNDirect đã xây dựng bộ chỉ số nghành giúp Nhà đầu tư có thể dễ dàng phân tích công ty mình quan tâm hoạt động trong lĩnh vực nào và so sánh với các công ty khác trong cùng lĩnh vực để phát hiện cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp nào có lợi nhất trong các doanh nghiệp cùng ngành . Tháng 12-2008, VNDirect là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên được chọn giao dịch không sàn với HOSE và đạt tốc độ xử lý lệnh vào HOSE nhanh nhất là 83 lệnh/ giây trong khi phần lớn các công ty chứng khoán khác chỉ đạt tốc độ xử lý ở mức dưới 50 lệnh/ giây. Đây là một thành tích vượt bậc, chứng tỏ hướng đi đúng đắn và cam kết đầu tư dài hạn của công ty vào nền tảng công nghệ. Với tốc độ xử lý lệnh trên, các khách hàng của VNDirect sẽ có cơ hội gửi lệnh vào sàn trực tiếp với khả năng khớp lệnh cao nhất hiện nay trên thị trường. Về mạng lưới : Công ty đã mở rộng và phát triển mạng lưới đại lý rộng khắp trên toàn quốc. Riêng trong năm 2008, công ty khai trương thêm 2 đại lý nhận lệnh ở TPHCM và Vĩnh phúc nâng tổng số đại lý nhận lệnh lên 8 đại lý ở các tỉnh và thành phố lớn. VNDirect đã xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược với rất nhiều Ngân hàng bao gồm BIDV,Ngân hàng Nông Nghiệp, Việt Á, VP bank, Liên Việt để kết hợp cung cấp giải pháp hỗ trợ vốn đầu tư và dịch vụ tài chính trọn gói cho nhà đầu tư bao gồm: dịch vụ uỷ thác đầu tư có hỗ trợ vốn cho các đợt đấu giá IPO, dịch vụ cầm cố các cổ phiếu niêm yêt với lãi suất hợp lý và tỷ lệ hỗ trợ cao, dịch vụ repo cho một số cổ phiếu chưa niêm yết. Về đội ngũ cán bộ : Ban lãnh đạo VNDirect là một đội ngũ chuyên gia gắn bó và tận tâm vì quyền lợi của khách hàng, luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách để xứng đáng với sự tin cậy của các nhà đầu tư sử dụng dịch vụ của công ty. Công ty đã không ngừng xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên viên môi giới với những kiến thức chuyên sâu về thị trường để hỗ trợ nhà đầu tư có thêm thông tin và nhận định khi đưa ra các quyết định đầu tư. Nhóm chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường của VNDirect cũng rất thành công trong việc đưa ra các báo cáo ngày, báo cáo giới thiệu về các cổ phiếu đáng được quan tâm và có những buổi thảo luận trực tiếp với nhà đầu tư về diễn biến cũng như xu hướng của thị trường. Với đội ngũ nhân viên trên 120 người, VNDiect sẽ tiếp tục cam kết không ngừng cải tiến và nâng cao trình độ tri thức để xứng đáng với sự tin cậy của Quý Khách hàng. Sau hai năm hoạt động, với số vốn chủ sở hữu 300 tỷ đồng VNDirect đã khẳng định là một trong những công ty chứng khoán có uy tín nhất hiện nay trên thị trường. 2008 là một năm khó khăn cho thị trường tài chính Việt nam. VNDirect cũng không thể tránh khỏi những rủi ro biến động bất thường của thị trường. Cụ thể kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua được thể hiện như sau: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 Doanh thu 323.441 214.913 Lãi đầu tư 25.505 18.74 Lợi nhuận sau thuế 95.877 14.32 Nguồn:Báo cáo tài chính của VNDIRECT Nhận xét: Doanh thu và lãi đầu tư của VNDIRECT năm 2007 là rất tốt, mặc dù đây là năm đầu công ty đi vào hoạt động nhưng rõ ràng VNDIRECT đã có chỗ đứng trên thị trường và đạt hiểu quả kinh doanh tốt. Trong đó doanh thu của từng nghiệp vụ tính trên tổng doanh thu như sau Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Môi giới Tự doanh Tư vấn đầu tư Khác Số tuyệt đối 46.488 259.975 0.667 16.310 % so với tổng doanh thu 14.37 80.38 0.21 5 Nguồn: VNDIRECT Hoạt động mang lại doanh thu cao nhất cho công ty vẫn là hoạt động tự doanh chứng khoán, tiếp đến là hoạt động môi giới chứng khoán. Hiện nay, khi các công ty đang cạnh tranh gay gắt với nhau thì nghiệp vụ môi giới chứng khoán đòi hỏi phải được đầu tư để nâng cao hiệu quả của mình. Hoạt động tư vấn của công ty chỉ mới chiếm chưa đầy 1% tổng doanh thu điều đó chứng tỏ công ty chưa tận dụng được hết những ưu thế của mình.Nghiệp vụ môi giới cũng đóng góp đáng kể vào doanh thu của công ty. Trong tình hình hiện nay nghiệp vụ môi giới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, ta có thể thấy sự biến động về doanh thu của công ty trong năm 2008. Nguyên nhân của sự giảm sút này chính là do cuộc khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến sự suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2008. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản: STT Chỉ tiêu Đơn vị tính (%) Năm 2007 Năm 2008 1 Cơ cấu tài sản % - Tài sản dài hạn/Tổng TS %  17.54% 16.36% TS ngắn hạn/ Tổng TS %  82.31% 83,84% 2 Cơ cấu vốn % - Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn % 76% 41.60% Nguồn vốn CSH/ Tổng nguồn vốn %  54% 58.40% 3 Khả năng thanh toán Lần - Khả năng thanh toán nhanh Lần  1.01 0.81 -Khả năng thanh toán hiện hành Lần  1.01 2.101 4 Tỷ suất lợi nhuận % -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản %  23% -13.99% -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ DT thuần %  27% -42.61% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Nguồn vốn CSH %  32% -24% Nguồn: Báo cáo tài chính VNDIRECT Ta có thể sự biến động về lợi nhuận trong năm 2008. Trong năm 2007 lợi nhuận của công ty là khá cao nhưng trong năm 2008 thì có sự sụt giảm. Đó cũng là tình hình chung của các công ty chứng khoán trong giai đoạn hiện nay. Việc công ty duy trì được hoạt động của mình cũng là một thành công lớn. II. Thực trạng của hoạt động tự doanh tại VNDIRECT 1. Giới thiệu chung về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 1.1. Khái niệm Giao dịch tự doanh là các giao dịch bằng chính nguồn vốn kinh doanh của công ty chứng khoán nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh thu lợi của chính mình. Đó là hoạt động mua đi bán lại chứng khoán, nói cách khác là hoạt động kinh doanh nhằm thu chênh lệch giá ( mua thấp bán cao) để thu chênh lệch giá. Ở Việt Nam, theo Luật chứng khoán ngày 29/6/2006 thì nghiệp vụ tự doanh là việc công ty chứng khoán mua và bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh được thực hiện theo hai phương thức là giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp: Giao dịch trực tiếp là các giao dịch “ trao tay” giữa khách hàng và công ty chứng khoán theo giá thỏa thuận trực tiếp ( giao dịch tại quầy). Các đối tác giao dịch do các tổ chức tự “ đấu mối”, họ có thể là cá nhân hay tổ chức (chủ yếu là các công ty chứng khoán). Giao dịch gián tiếp là các giao dịch mà công ty chứng khoán không thể thực hiện được bằng giao dịch trực tiếp để đảm bảo an toàn khi thị giá có biến động lớn và dôi khhi có thể vì mục đích can thiệp vào giá thị trường. Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực: Thứ nhất, các công ty chứng khoán thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yết cho chính công ty mình. Tuy nhiên, hiện nay do số lượng các chứng khoán niêm yết còn ít nên nghiệp vụ này hầu như chưa được triển khai. Thứ hai, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức như mua chứng khoán không niêm yết lô lẻ, sau đó công ty chứng khoán sẽ gộp lại thành lô chẵn để niêm yết và có thể bán lại trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, Tác dụng của hoạt động tự doanh: Khối lượng mua bán chứng khoán tăng lên tạo điều kiện cho thị trường sôi động Tăng tính thanh khoản cho thị trường: Tiêu cực của hoạt động tự doanh là các công ty chứng khoán có thể sử dụng các hoạt động bị cấm như thao túng thị trường thông đồng với nhau nhằm tăng giá hoặc giảm giá chứng khoán để kiếm chênh lệch giá, gây tổn hại cho đông đảo các nhà đầu tư nhỏ. 1.2. Yêu cầu của hoạt động tự doanh Đối với công ty chứng khoán, yêu cầu khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh là: - Tách biệt quản lý: Khi công ty chứng khoán đồng thời thực hiện cả 2 nghiệp vụ môi giới và tự doanh thì phải tách biệt quản lý để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động, bao gồm tách bạch về yếu tố con người, quy trình nghiệp vụ, vốn và tài sản. Nhân viên làm nghiệp vụ tự doanh không quan hệ với bộ phận môi giới, không trao đổi với các khu vực làm việc khác. - Ưu tiên khách hàng: Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của chính mình. Điều này đảm bảo tính công bằng trong giao dịch chứng khoán khi mà các công ty chứng khoán có nhiều lợi thế hơn khách hàng về tìm kiếm thông tin và phân tích thị trường. - Góp phần bình ổn thị trường: Để góp phần bình ổn thị trường, công ty chứng khoán phải thực hiện giao dịch theo luật định trong giới hạn cho phép, tức mua vào bán ra chứng khoán trong giới hạn quy định của luật pháp nhằm góp phần bình ổn thị trường. Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình. - Hoạt động tạo ra thị trường: Các công ty chứng khoán thực hiện tự doanh đối với chứng khoán mới phát hành và chưa có thị trường giao dịch nhằm tạo ra thị trường cấp hai cho chúng. 1.3. Mục đích của hoạt động tự doanh Đối với các công ty chứng khoán, mục đích của hoạt động tự doanh là thu chênh lệch giá chứng khoán cho chính mình Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán: đối với công ty chứng khoán nguồn chứng khoán dự trữ là cơ sở để : vay vốn từ các trung tâm thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán. Kinh doanh đầu tư: Việc đầu tư chứng khoán đem lại cho các công ty chúng khoán các khoản lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán ( như lợi tức, trái tức, cổ phần quỹ đầu tư…) và chênh lệch giá. Ngược lại, khi thị giá bị tụt giảm thì các khoản lãi tức khó có thể bù đắp được phần mất giá. Chính vì vậy, các công ty hay ngân hàng rất thận trọng trong việc hoach định chiến lược đầu tư và đầu cơ chứng khoán. Kinh doanh hùn vốn: Bằng việc mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi hay kèm quyền chuyển đổi, các công ty chứng khoán đầu tư vào các công ty cổ phần sẽ là các cổ đông. Vì vậy, công ty chứng khoán phải tuân thủ các quy định pháp lý đối với các cổ đông lớn và hạn mức được phép đầu tư hùn vốn vào một công ty cổ phần. Can thiệp bảo vệ giá chứng khoán: Khi giá chứng khoán bị biến động bất lợi do tình hình hoạt động chung của thị trường các công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch mua bán nhằm bình ổn lại thị trường theo yêu cầu can thiệp của cơ quan hữu trách và tự bảo vệ mình hay khách hàng của mình khi thực hiện các đợt phát hành hay bảo lãnh phát hành. Thu lợi: Về bản chất mục đích của hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán là nhằm thu lợi tức và chênh lệch thị giá khi mua vào và bán ra ( tức mua rẻ bán đắt). Với lợi thế thông tin và sở trường phân tích ngoài mục đích tích lũy chứng khoán phục vụ khách hàng, hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán thường là đầu cơ chờ chênh lệch giá. 2. Quy trình thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại VNDIRECT * VNDIRECT thực hiện đầu tư chứng khoán theo quy trình sau: Xác định mục tiêu đầu tư Phân tích cơ hội đầu tư Thực hiện phân bổ tài và xây dựng danh mục đầu tư Quản lý và đánh giá danh mục đầu tư Điều chỉnh danh mục đầu tư 2.1 Xác định mục tiêu đầu tư Đối với VNDIRECT thì Hội đồng đầu tư sẽ là người đề ra mục tiêu hoạt động tự doanh và phòng tự doanh có trách nhiệm thực hiện mục tiêu đó. Tùy vào từng thời điểm và tùy vào tình hình thực tế của thị trường chứng khoán mà công ty VNDIRECT có thể sử dụng kết hợp các mục tiêu như sau: Quyết định đầu tư hay thanh lý được căn cứ vào những đánh giá về rủi ro đầu tư, chiến lược thoát vốn và khả năng sinh lợi; Đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận cao trong những ngành tiềm năng với kỳ vọng đạt được sự tăng trưởng mạnh trong định giá và cổ tức hàng năm; Đầu tư và các công ty có thương hiệu mạnh; Đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần hóa có qui mô lớn; Đầu tư và các chứng khoán có chọn lọc với tính thanh khoản cao; Các quỹ đầu tư của VNDIRECT sẽ ưu tiên cho việc đầu tư vào các công ty mà VNDIRECT đã tư vấn về việc cổ phần hóa, tái cấu trúc, quản lý tài chính, niêm yết, v.v; Bảo toàn số vốn so với số lượng vốn ban đầu và sức mua của nó không thay đổi nếu thị trường có biến động Phải đảm bảo cắt lỗ giá một chứng khoán nào giảm theo tỷ lệ là 15% so với giá mua bình quân Trong năm 2007 công ty VNDIRECT thường đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao và có tỷ suất lợi nhuận của danh mục là lớn nhất. Đây là mục tiêu đã giúp cho VNDIRECT đảm bảo được nguồn cốn cũng như đạt được tỷ suất lợi nhuận nhất định. 2.2. Phân tích cơ hội đầu tư 2.2.1. Phân tích cơ bản: Phân tích cơ bản theo nghĩa rộng là viêch phân tích tác động của các yếu tố và chu kỳ kinh doanh vào thị giá chứng khoán và phản ứng của thị trường trước biến động của các yếu tố này. Phân tích cơ bản đánh giá chứng khoán để biết giá trị thực chất hoặc khả năng mang lại thu nhập của một chứng khoán trên cơ sở phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô.Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích mà sẽ đi từ phân tích tình hình kinh tế vĩ mô, sau đó dẫn đến phân tích kỹ thuật để tìm ra các chứng khoán tốt, tiềm năng và dự đoán xu thế để có chiến lược đầu tư đúng đắn. Phương pháp phân tích: + Phân tích tình hình vĩ mô của nền kinh tế như tình hình kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, tình hình đầu tư trong nên kinh tế, đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu… + Phân tích ngành như xem tốc độ tăng trưởng của các ngành như tài chính ngân hàng, viễn thông, năng lượng. hàng tiêu dùng, công nghiệp, thực phẩm, vận tải… + Phân tích công ty: VNDIRECT thường tập trung phân tích nhưng công ty có tốc độ tăng trưởng cao như: REE, SAM, BMC… với tốc độ tăng trưởng vào khoảng 30%/năm. Phân tích công ty theo các tiêu chí sau: Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự Vị thế của công ty Khả năng cạnh tranh trên thị trường như chất lượng sản phẩm-dịch vụ, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. Chiến lược kinh doanh Phân tích tài chính của công ty như chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về cơ cấu vốn, chỉ tiêu về năng lực hoạt động, chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Đánh giá chung về công ty, điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức Công tác tổ chức phân tích và xử lý số liệu: VNDIRECT thực hiện theo quy trình sau: Bước1: Nhân viên phòng phân tích đầu tư thu thập só liệu, đảm nhận việc phân tích một công ty cụ thể theo yêu cầu của khách hàng nội bộ hoặc khách hàng bên ngoài. Bước 2: Nhân viên phân tích tổng hợp số liệu bằng phương pháp tổng hợp, tóm lược sau đó đánh giá xem số liệu có chính xác và đầy đủ không. Ở giai đoạn này nhân viên phân tích phải xử lý số liệu. Bước 3: Nhân viên phân tích đưa ra một báo cáo tổng hợp số liệu đầy đủ và ngắn gọn nhất về công ty đang phân tích. Bước 4: Trình báo cáo cho trưởng phòng phân tích đầu tư. Bước 5: Trưởng phòng cho ý kiến, nhận xét sau đó trả lại cho nhân viên phân tích. Bước 6: Trên cơ sở nhận xét của trưởng phòng, nhân viên phân tích hoàn thành báo cáo phân tích về công ty đó. Bước 7: Trưởng phòng họp phòng phân tích , tổ chức đánh giá các báo cáo của nhân viên phân tích Bước 8: Nhân viên phân tích hoàn thiện và đưa ra sản phẩm cuối cùng là báo cáo phân tích công ty đó. Bước 9: Nhân viên của phòng tự doanh sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu các báo cáo phân tích công ty đó và cùng tham khảo ý kiến của trưởng phòng tự doanh để ra quyết định đầu tư. 2.2.2. Phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền, xác suất thống kê, …) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ và hiện tại để chỉ ra trạng thái của thị trường tại thời điểm xác định, thông thường là nhận định xu hướng thị trường đang lên, xuống hay “dập dềnh” hoặc nhận định tương quan lực lượng giữa sự tăng và sự giảm giá. Phân tích kỹ thuật không để ý đến các chỉ số tài chính, tình hình phát triển hay các thông tin về thị trường về doanh nghiệp mà chỉ chú trọng vào tập các dữ liệu về giá cả, khối lượng,… của cổ phiếu thu thập được tại các phiên giao dịch trong quá khứ. Chính vì chỉ dựa vào tập dữ liệu đã tồn tại trên thị trường – tức là các thông tin trong quá khứ - phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tương lai giá cả của cổ phiếu. Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích kỹ thuật chỉ thị trạng thái của thị trường đã xảy ra trong quá khứ; thời điểm rút ra kết luận về trạng thái của thị trường luôn luôn đi sau so với sự kiện đã xảy ra. Khoảng thời gian chênh lệch đó gọi là độ trễ. Vai trò của phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán. Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an toàn (resistance và support: chúng ta sẽ tìm hiểu về hai khái niệm này trong các bài viết khác) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với nhà đầu tư việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời. Với vai trò là công cụ xác nhận, mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn. Với vai trò là công cụ dự đoán, nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán tốt hơn. Tuy nhiên như trên đã nói, bản chất của phân tích kỹ thuật không phải là dự báo tương lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với một độ trễ; do đó nếu sử dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán là không phù hợp. Không ai có thể nói trước tương lai chỉ bằng thông tin trong quá khứ. Tuy nhiên nhờ có phân tích kỹ thuật, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a dua đám đông được hạn chế rất nhiều. Mỗi phương pháp kỹ thuật được áp dụng sẽ thể hiện các vai trò trên với các ưu nhược điểm khác nhau. Chi tiết về các vai trò sẽ được nêu trong các bài viết trình bày cụ thể về từng phương pháp. VNDIRECT sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật để xác định thời điểm mua, bán chứng khoán trên thị trường niêm yết. Cụ thể: Phòng tự doanh sẽ là phòng thực hiện phân tích kỹ thuật: -Nhân viên phòng tự doanh sẽ theo dõi và phân tích cổ phiếu bằng phần mềm kỹ thuật của hãng truyền thông Bloomberg, của hãng truyền thồn Reuter để xác định thời điểm mua bán chứng khoán. Khi đã phân tích cơ bản để xác định cổ phiếu định tiến hành đầu tư, thì công việc của phân tích kỹ thuật sẽ là quyết định thời điểm mua và bán cổ phiếu. * Phương pháp phân tích và công cụ phân tích Phương pháp phân tích: + Xác định xu hướng giá của thị trường, nghĩa là xác định thị trường đang đi lên hay đi xuống. + Xác định xu hướng giá của nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường ( bluechip). Nhóm này là nhóm chiếm tỷ trọng lớn cả về khối lượng và giá trị giao dịch toàn thị trường. Đây là nhóm cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư quan tâm,tính thanh khoản cao. Do đó, xác định xu hướng giá của nhóm này sẽ quyết định thị trường lên hay xuống. + Xác định xu hướng giá của cổ phiếu định mua bán. Dựa vào tình hình cung cầu trên thị trường để quyết định mua bán. Công cụ phân tích: VNDIRECT thường sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật sau: + Phần mềm phân tích kỹ thuật của hãng truyền thông Bloomberg, của hãng Reuter. + Phần mềm phân tích kỹ thuật của Megastock Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này: *Ưu điểm: + Việc mua bán chứng khoán không phụ thuộc vào báo cáo tài chính. + Cho phép nhanh chóng phát hiện ra xu thế dịch chuyển giá sang một mức cân bằng mới. + Có thể xác định được thời điểm đầu tư lý tưởng. * Nhược điểm ; + Mang tính chủ quan dễ dẫn đến sai sót. + Đầu tư theo phương pháp này chỉ mang tính dự báo xác suất, không phải chắc chắn. + Vẫn bị chậm trễ vì đến khi phát hiện ra xu thế thì giá đã chuyển động mạnh. Dưới đây là tình hình phân tích kỹ thuật diễn biến thị trường chứng khoán trên cả 2 sàn trong giai đoạn 3 tháng đầu năm Diễn biến trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ( HOSE) Theo như dự đoán của VNDirect thì quý 1 của năm 2009 thị trường chứng khoán chưa thể phục hồi điều đó được biểu hiện cụ thể từ sự giảm điểm hầu hết trong các phiên giao dịch. Trong tháng 2 chỉ số Vn-index giảm xuống còn 235,5 điểm, với mức giảm điểm như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định đầu tư của bộ phận tự doanh chứng khoán. Biểu đồ 1.1 : diễn biến Vn-index 3 tháng đầu năm 2009 (Nguồn: Phòng phân tích kỹ thuật của VNDirect) Diễn biến trên sàn HASTC: Cũng như trên sàn HOSE thì chỉ số HASTC-index cũng giảm điểm mạnh mẽ. Đỉnh điểm của sự sụt giảm là vào tháng 2, chỉ số HASTC giảm còn 78,06 điểm. Có thể nói sau thời điểm nghỉ tết nguyên đán thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến theo chiều hướng xấu, sự sụt giảm mạnh trên cả hai sàn giao dịch đã dẫn đến những quyết định mua bán của VNDirect như sau: VNDirect thực hiện mua vào các cổ phiếu: PVI, HNM, FPT, REE, STB, LBM, ACB. Và bán ra các cổ phiếu: BVS, VSP, SDT, PPC, KDC. Biểu đồ1.2: Diễn biến HASTC-Index 3 tháng đầu năm 2009 (Nguồn: Phòng phân tích kỹ thuật của VNDirect) Nhận biết các tín hiệu mua và bán   Để đưa ra các quyết định mua và bán hợp lý, cần có một số tín hiệu khác nhau bổ trợ lẫn nhau nhằm tăng cường độ chính xác của các tín hiệu và giảm thiểu rủi ro đối mới mỗi quyết định. Các dấu hiệu sau được sử dụng để báo hiện việc mua hoặc bán: Nếu giá trị của máy dao động từ dưới vượt qua ngưỡng siêu mua rồi quay trở lại xuống dưới ngưỡng này, đồng thời xu thế giá là đi xuống hoặc biến động dập dềnh. Điều đó cảnh báo thị trường sẽ chuyển sang xu thế giảm giá hoặc đang ở giai đoạn đầu của xu thế giảm giá. Đây là tín hiệu bán ra. Nếu giá trị của máy dao động từ dưới vượt qua ngưỡng siêu bán rồi quay trở lại lên trên ngưỡng này, đồng thời xu thế giá là đi lên hoặc biến động dập dềnh. Điều đó cảnh báo thị trường sẽ chuyển sang xu thế tăng giá hoặc đang ở giai đoạn đầu của xu thế tăng giá. Đây là tín hiệu mua vào. Nếu xu thế giá đang tăng mạnh, khi giá trị của máy dao động vượt qua ngưỡng siêu mua có nghĩa là đang ở giai đoạn đầu của xu thế tăng giá và sẽ tiếp tục tăng. Đây là tín hiệu mua vào. Nếu xu thế giá đang giảm mạnh, khi giá trị của máy dao động vượt qua ngưỡng siêu bán có nghĩa là đang ở giai đoạn đầu của xu thế giảm giá và sẽ tiếp tục giảm, Đây là tín hiệu bán ra. Nếu giá trị máy dao động đang ở dưới ngưỡng siêu bán nhưng có sự xuất hiện của phân kỳ dương thì đó là tín hiệu mua vào. Chú ý tính thuận theo xu thế: nếu thị trường ở trạng thái dập dềnh hoặc xu thế là tăng hoặc giảm nhẹ thì có thể mua, nếu thị trường ở trạng thai giảm mạnh thì tín hiệu này không đáng tin. Nếu giá trị máy dao động đang ở trên ngưỡng siêu mua nhưng có sự xuất hiện của phân kỳ âm thì đó là tín hiệu bán ra. Chú ý tính thuận theo xu thế: nếu thị trường ở trạng thái dập dềnh hoặc xu thế là giảm hoặc tăng nhẹ thì có thể bán, nếu thị trường ở trạng thái tăng mạnh thì tín hiệu này không đáng tin. Nếu giá trị máy dao động tăng vượt qua giá trị trung bình và có sự xuất hiện của phân kỳ dương và xu thế giá đi lên thì đó là tín hiệu mua vào. Nếu giá trị máy dao động giảm xuống xuyên qua giá trị trung bình và có sự xuất hiện của phân kỳ âm và xu thế giá đi xuống thì đó là tín hiệu bán ra. Vai trò của phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán. Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an toàn (resistance và support: chúng ta sẽ tìm hiểu về hai khái niệm này trong các bài viết khác) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với nhà đầu tư việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời. Với vai trò là công cụ xác nhận, mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn. Với vai trò là công cụ dự đoán, nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán tốt hơn. Tuy nhiên như trên đã nói, bản chất của phân tích kỹ thuật không phải là dự báo tương lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với một độ trễ; do đó nếu sử dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán là không phù hợp. Không ai có thể nói trước tương lai chỉ bằng thông tin trong quá khứ. Tuy nhiên nhờ có phân tích kỹ thuật, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a dua đám đông được hạn chế rất nhiều. Sau đây là ví dụ minh họa về phân tích cơ hội đầu tư để đi đến quyết định đầu tư ._.mà phòng tự doanh đã thực hiện đối với cổ phiếu của công ty Cơ Điện Lạnh (REE). Giới thiệu công ty: Công ty Cơ điện lạnh(REE) Quá trình phát triển: Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh được thành lập từ năm 1977, tên gọi ban đầu là Xí Nghiệp quốc doanh cơ điện lạnh thuộc sở hữu Nhà nước. Với sự năng động của ban lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty luôn được đánh giá là người đi tiên phong trong việc thực hiện các chính sách đổi mới của Nhà nước. Là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành cổ phần hóa vào năm 1993, Công ty cũng là một trong hai doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2000. Tại thời điểm niêm yết, vốn điều lệ của Công ty là 150 tỷ đồng. Vốn điều lệ hiện tại là 287.142.140.000 đồng. Lĩnh vực kinh doanh: - Sản xuất, lắp ráp, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và các dịch vụ về ngành điện, điện tử, cơ khí và điện lạnh. - Kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu các loại hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, các thiết bị lẻ, thiết bị hoàn chỉnh của ngành cơ điện lạnh. - Mua bán và dịch vụ bảo trì máy móc cơ giới nông nghiệp gồm: xe máy thiết bị làm đường, thiết bị đào, san lấp, thiết bị xây dựng, thiết bị công nông lâm nghiệp, máy phát điện và động cơ điện. - Đại lý ký gởi hàng hóa. - Xây dựng dân dụng và công nghiệp - kinh doanh nhà ở (xây dựng, sửa chữa nhà để bán hoặc cho thuê). - Phát triển và khai thác bất động sản. - Hoạt động đầu tư tài chính vào các ngân hàng, công ty cổ phần. - Dịch vụ cơ điện cho các công trình công nghiệp, thương mại và dân dụng. Sản xuất máy điều hoà không khí Reetech, sản phẩm gia dụng, tủ điện và các sản phẩm cơ khí công nghiệp. Thành tích: - Là công ty đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9002 Quy mô: Vốn điều lệ: 287.142.140.000 đồng - Tổng cộng tài sản 2,654,478,230,944 -Vốn chủ sở hữu 1,915,649,181,689.50 -Doanh thu thuần 1,154,393,374,000.00 -Thị giá vốn 2,927,139,633,600.00 Sở hữu nhà nước 6.85% Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 48.24% Sở hữu khác 44.91% Cơ cấu cổ đông Phân tích tình hình tài chính của công ty: Bảng Cân đối Kế toán Tài sản ngắn hạn 1,118,977,987,000 Tài sản dài hạn 1,489,276,511,000 Nợ phải trả 508,968,718,000 Vốn chủ sở hữu 2,087,167,691,000 Tổng cộng nguồn vốn 2,608,254,498,000 Bảng kết quả kinh doanh Doanh thu thuần 1,154,393,374,000 Giá vốn hàng bán 824,317,894,000 Lợi nhuận gộp 330,075,480,000 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -149,273,176,000 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -141,658,596000 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -153,750,541,000 Tăng trưởng - Tăng trước EPS năm trước -137.62 - Tăng trưởng EPS (3 năm trước) 35.27 -Tăng trưởng tài sản -9.78 -Tăng trưởng doanh thu 18.15 Khả năng tài chính  Đòn bảy tài chính 1.24 Nợ / Vốn CSH 0.37  TSCĐ / Vốn CSH 0.02 Khả năng sinh lời ROA -5.74 ROE -7.95 Tỷ lệ lãi gộp 0.28 Tỷ suất lãi từ hoạt động kinh doanh -0.12 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 0.29 EBITDA -139,341,811,726 EBIT -123,995,827,000.00 Hiệu quả kinh doanh Vòng quay hàng tồn kho 5.28 Vòng quay tổng tài sản 0.42 Nhận xét: - Dựa vào phân tích tài chính có thể thấy rằng trong thời gian qua thì công ty đã hoạt động kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên việc thua lỗ đó được xác định là do REE đã trích lập quỹ dự phòng. Mặc dù kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hoạt động từ đầu tư tài chính thua lỗ, nhưng dòng tiền thuần trong năm vẫn khá tốt so với năm 2007. Số dư tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối năm 2008 hơn 352 tỷ đồng, nhiều hơn so với năm 2006 và năm 2007. Với số tiền này, kết hợp với việc sử dụng đòn bẩy tài chính, REE hoàn toàn đủ năng lực tài chính để đầu tư vào các dự án đã có sẵn từ trước đó của mình. - Mảng dịch vụ cho thuê cao ốc văn phòng nhiều khả năng sẽ giảm sút trong năm 2009. Tuy nhiên, các hợp đồng cho thuê văn phòng thường dài hạn, trong khi đó REE đã hoàn thành 2 dự án Etown 3 và Etown 4 trong những tháng cuối năm 2008. Vì vậy, doanh thu từ dịch vụ này sẽ được bổ sung một phần từ hai dự án mới hoàn thành, có thể đảm bảo một mức tăng trưởng tương đối so với năm 2008. - Thị trường xây dựng và bất động sản sẽ khó sôi nổi trong năm nay. Vì vậy, lĩnh vực thi công cơ điện lạnh sẽ bị ảnh hưởng theo. Tuy nhiên, hiện REE vẫn còn nhiều dự án lớn được chuyển sang từ năm trước. Theo kế hoạch, những dự án này sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010. Do vậy, REE vẫn có thể duy trì nguồn thu từ các dự án này Phân tích ngành: Bằng việc tính toán các chỉ số ngành, VNDIRECT đã có những đánh giá nhận định về cơ hội, cũng như thách thức của từng ngành. dưới đây là bảng chỉ số ngành của ngành kỹ thuật công nghiệp đã được các cán bộ phân tích thực hiện một cách tỉ mỉ và chi tiết: Chỉ số ngành Valuation Quy mô Tăng trưởng Lợi nhuận Các chỉ tiêu P/E P/B Vốn hóa TT (tỷ VNĐ) Tổng TS VCSH Tài sản (%) Doanh thu (%) ROA (%) ROE (%) LN biên Nợ /VCSH KNTT Nợ NH EBITDA Lĩnh vực CN 10.52 1.2 35,213.2 97,505.7 29,438.7 -14.71 24.1 3.43 11.3 0.14 2.2 1.41 5,538 Ngành Kỹ thuật CN -29.3 1.28 3,460.1 3,917.7 2,712.4 -29.2 60.5 -3.01 -4.3 0.18 0.4 1.95 -57 Nguồn: Phòng phân tích đầu tư của VNDirect Nhận xét: Đây là những cơ sở để chúng ta kỳ vọng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính trong năm 2009 sẽ được duy trì, không bị sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Hơn nữa, với quá trình kiểm soát tốt chi phí trong những năm qua, chúng ta có thể kỳ vọng vào khoản lợi nhuận khả quan trong năm 2009 này. Thêm vào đó, theo dự báo của nhiều chuyên gia và các tổ chức quốc tế, các nền kinh tế sẽ có thể phục hồi chậm nhất là trong năm 2010. Do vậy, nếu vượt qua được giai đoạn khó khăn của năm 2009, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng trưởng tốt trong thời gian tới. Theo các phân tích ở trên, nhận thấy năm 2009 có thể không phải là một năm quá nhiều khó khăn đối với REE. Do vậy, khả năng công ty duy trì hoạt động ổn định trong năm nay để tạo tiền để phát triển trong thời gian tới không phải quá “xa vời”. Phân tích kỹ thuật : Biểu đồ 1.3: Phân tích kỹ thuật của công ty Cơ điện lạnh (REE) Đánh giá chuyên môn: Từ sự phân tích cơ bản về công ty, ngành cũng như nhận định về mặt vĩ mô của nền kinh tế VNDIRECT đã quyết định: Không mua cổ phiếu REE trong ngắn hạn và trung hạn mà đầu tư REE trong dài hạn. Với việc đầu tư trong dài hạn cần theo dõi việc cơ cấu lại các hoạt động kinh doanh trong tổng doanh thu đặc biệt là hoạt động M&E( Cơ điện công trình) Nhận xét: Với sự phân tích của phòng tư vấn theo tôi thì các bước phân tích là khá đầy đủ: Từ việc phân tích về công ty đến phân tích ngành và có sự nhìn nhận về nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới đã giúp cho nhân viên tự doanh có một cái nhìn tổng quát nhất về cổ phiếu mà mình quyết định mua bán. Đồng thời bằng việc phân tích kỹ thuật có thể giúp cho các nhân viên tự doanh xác định thời điểm mua bán nào là mang lại lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích thì nhân viên phân tích có thể xây dựng thêm mô hình SWOT để nhân viên tự doanh có thể nhìn rõ hơn, khái quát hơn những cơ hội, điểm mạnh, khó khăn và thách thức mà công ty có thể gặp phải để góp phần cho việc ra quyết định được chính xác hơn. 2.2.3. Định giá chứng khoán Việc định giá chứng khoán cho ta biết được mức giá chứng khoán bao nhiêu là hợp lý. VNDIRECT thường sử dụng phương pháp: “ Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập” để định giá chứng khoán. Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà DN đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh doanh nghiệp đó. Công thức tính: P= Trong đó: P : Giá trị hiện tại của dòng cổ tức It: là cổ tức của cổ phiếu phổ thông tại năm t r: tỷ suất chiết khấu Việc định giá theo mô hình giúp cho nhân viên tự doanh xác định được mức giá hiện tại của chứng khoán là bao nhiêu sau khi tính đến thu nhập tương lai của doanh nghiệp đó. Nếu mức giá của cổ phiếu đó ở mức hiện tại lớn hơn mức giá được xác định qua phương pháp định giá chứng khoán thì nghĩa là cổ phiếu đó đã vượt qua giá trị thực của nó thì nhân viên tự doanh sẽ quyết định bán cổ phiếu. Còn nếu mức giá của cổ phiếu đó ở hiện tại nhỏ hơn mức giá được xác định qua phương pháp định giá chứng khoán thì có nghĩa là cổ phiếu đó đã thấp hơn giá trị thực của nó thì nhân viên tự doanh sẽ quyết định mua cổ phiếu đó. Việc áp dụng công thức này của VNDIRECT được đánh giá là tương đối tin cậy vì giá cổ phiếu tính theo phương pháp này phản ánh được đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức dễ sử dụng và đem lại độ chính xác cao, tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm đó là thường hạ thấp giá trị của những công ty đang tăng trưởng, không chia cổ tức hoặc chia cổ tức với tỷ lệ thấp so với lợi nhuận. Mô hình này cũng xác định hết giá trị của các công ty có nhiều tài sản không hoạt động – nghĩa là tài sản không đóng góp vào việc tạo ra cổ tức. 2.3. Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư là bước rất quan trọng của hoạt động tự doanh. Nó sẽ cho biết công ty nên đầu tư theo tỷ lệ vốn như thế nào, ngành nào nên đầu tư nhiều hơn, ngành nào đầu tư với tỷ lệ vốn là ít hơn. Thông thường những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh thì thường được đầu tư một lượng vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các ngành khác. Sau đó xây dựng danh mục đầu tư theo từng ngành. Nghĩa là cổ phiếu của những công ty thuộc ngành tăng trưởng tốt sẽ được đầu tư nhiều hơn. Dưới đây là tình hình phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư của VNDIRECT. * Việc phân bổ tài sản vào danh mục đầu tư trước tiên được công ty phân bổ theo ngành nghề trong nền kinh tế. Nguyên tắc phân bổ: + Phân bổ vốn đầu tư vào một cổ phiếu khi đã có phân tích đầy đủ và rõ ràng nhất về cổ phiếu đó. + Phân bổ vốn đầu tư với tỷ trọng cao với ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như ngân hàng, tài chính, viễn thông, năng lượng. + Không phân bổ quá 15% vốn đầu tư cổ phiếu của một tổ chức niêm yết, không phân bổ quá 10% vốn đầu tư vào cổ phiếu của một tổ chức niêm yết. Phương pháp phân bổ tài sản: + Phân bổ vốn đầu tư làm nhiều lần. + Đối với từng cổ phiếu cũng mua làm nhiều lần. Khi thị trường có dấu hiệu đáy thì bắt đầu mua dần và đây tư hết khi thị trường tăng giá trở lại. + Phân bổ hạn mức vốn cho từng cán bộ tự doanh, mỗi cán bộ tự doanh được nắm giữ một lượng tiền nhất định để đầu tư, thường thị khoảng 5-10 tỷ đồng trên một người trong một khoảng thời gian nhất định. Dưới đây là ví dụ về tình hình phân chia vốn đầu tư theo các ngành của công ty VNDIRECT: Đơn vị: triệu đồng Nhóm ngành Hạn mức Mức đầu tư hiện tại % Số vốn chưa đầu tư Ngân hàng-tài chính 15,000 5,381 35.87 9,619 Vật liệu xây dựng 10,000 7,530 75.3 2,740 Thực phẩm đồ uống 15,000 2,719 18.13 12,281 Năng lượng 15,000 14,623 97.48 377 Dịch vụ - vận tải 10,000 4,271 42.71 5,279 Xây dựng-khai khoáng 10,000 3,585 35.85 6,415 Sản phẩm công nghiệp 15,000 1,367 9.11 13,633 Khác 5,000 1,187 23.74 3,813 Cộng 95,000 40,663 54,157 Nguồn: Phòng tự doanh của công ty chứng khoán VNDIRECT * Xây dựng danh mục đầu tư: Danh mục đầu tư là một tập hợp ít nhất hai loại chứng khoán trở lên. Mục đích cơ bản nhất của việc xây dựng và quản lý doanh mục đầu tư là đa dạng hóa nhằm trách các khoản thua lỗ quá lớn. Sau khi tiến hành phân tích từng loại cổ phiếu, tiến hành định giá cổ phiếu thì bước tiếp theo là xây dựng danh mục đầu tư theo mô hình CAMP, thông thường thì phương pháp này cán bộ tự doanh sẽ tìm ra danh mục đầu tư tối ưu. Mà mỗi loại chứng khoán chiếm một tỷ trọng nhất định làm sao đảm bảo sao cho danh mục đầu tư đấy chiếm tỷ trọng lớn nhất định. Để xây dựng danh mục đầu tư ngoài việc căn cứ vào việc tiến hành định giá cổ phiếu thì bộ phận tự doanh sẽ căn cứ vào những nhận định thị trường của phòng phân tích. Nhận định thị trường trong thời gian qua của VNDirect như sau: Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc tuần giao dịch ngắn với chỉ 3 phiên giao dịch trước đợt nghỉ lễ kéo dài. Diễn biến giao dịch 3 phiên vừa qua đã khiến cho không ít nhà đầu tư bất ngờ khi chỉ số VN-index có 3 phiên tăng đierm trọn vẹn, HaSTC-Index chỉ có giảm phiên đầu tuần còn lại các phiên đều tăng. Như vậy, dự đoán về khả năng “ xả hàng” của một bộ phận nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ đã không xảy ra. Nhóm cổ phiếu có tính dẫn dắt thị trường khá mạnh là nhóm cổ phiếu các công ty như BCC, PVI, BMI, đã thoát khỏi đà giảm điểm và thậm chí còn tăng trần ở hai phiên cuối tuần. Như thường lệ sự đảo chiều của nhóm này ngay lập tức tác động đến tâm lý nhà đầu tư Sự tác động của thông tin xấu trong tuần qua không lớn. Minh chứng rõ nhất là những cổ phiếu có kết quả kinh doanh xấu trong quý 1 chỉ bị tác động nhẹ sau khi thông tin được công bố. Từ những nhận định về thị trường trong thời gian qua như trên VNDriect đã tiến hành xây dựng danh mục đầu tư. Sau đây là ví dụ minh họa về việc xây dựng danh mục của phòng tự doanh VNDIRECT trong năm 2007: Giỏ hàng hóa: REE,VSG,SAM,STB, CII Trong giỏ hàng hóa trên, REE và SAM là hai cổ phiếu gạo cội nhất có mặt trên sàn từ những phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu VSG,CII,STB cũng là cổ phiếu blu-chip có vai trò dẫn dắt thị trường. Áp dụng mô hình CAMP cho ta công thức sau: E(Rj) = Rf +βj[ E(RM) - Rf] Trong đó: E(Rj): tỉ suất lợi nhuận ước tính của danh mục j Rf: lãi suất phi rủi ro trong một giai đoạn βj: mức độ rủi ro hệ thống của chứng khoán hay của một danh mục j E(RM): Lợi nhuận ước tính củ danh mục thị trường Phương trình trên thể hiện mối tương quan cân bằng giữa mức lợi suất kỳ vọng của danh mục thị trường, E(RM) với mức lợi suất kỳ vọng của danh mục j, E(Rj). Sử dụng kết quả ước lượng thì xác định được danh mục đầu tư tối ưu như sau: P=(81.51%CII,1.39%REE,2%STB,1.97%VSG,13.13% SAM) Nhận xét: Các danh mục đầu tư được xây dựng nên không phải là bất biến. Diễn biến giá chứng khoán luôn hàm chứa các thông tin thị trường, các rủi ro tiềm ẩn và các cơ hội kiếm lợi nên chỉ cần một biến động nhỏ của thị trường thông qua các thông tin mà giá trị của danh mục đó có thể thay đổi theo các chiều hướng khác nhau. Do vậy, người quản lý danh mục đầu tư phải luôn theo dõi diễn biến thị trường để kịp thời có những điều chỉnh hợp lý. 2.4. Quản lý và đánh giá danh mục đầu tư VNDIRECT là công ty có nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư rất tốt. Năm 2007 được đánh giá là năm thành công trong hoạt động tự doanh. Hoạt động tự doanh thành công được là do nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư khá tốt. VNDIRECT thực hiện việc quản lý danh mục đầu tư theo 2 phương pháp: Phương pháp lập danh sách đơn thuần là việc liệt kê tất cả các chỉ tiêu cần được thỏa mãn ( kể cả chỉ tiêu do người đầu tư đặt ra và chỉ tiêu phân tích) và đưa vào máy tính để lập nên danh sách những cổ phiếu thỏa mãn các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu đặt ra có thể là chỉ tiêu về vốn; hệ số P/E; ngành nghề; hệ số thu nhập trên vốn cổ đông ( ROE); tỷ lệ chia cổ tức; cổ tức ổn định hay tăng trưởng… Phương pháp định lượng được thực hiện theo nhiều cách. Thứ nhất, nhà quản lý xác định độ nhạy cảm của giá hay thu nhập của cổ phiếu tới các yếu tố kinh tế như tỷ giá ngoại hối, lạm phát, lãi suất hoặc mức chi tiêu công chúng để làm căn cứ đầu tư. Nhà quản lý danh mục có thể dựa trên các thông tin đó cùng với sự phân tích và nhận định về diễn biến tình hình kinh tế để đưa ra các quyết định phù hợp. Chẳng hạn, trong điều kiện kinh tế suy thoái ta có thể mua những cổ phiếu có độ nhạy cảm ít nhất tới các điều kiện thuận lợi của nền kinh tế. Cách thứ hai được gọi là “ phương pháp mua vào – bán khống”, theo đó cổ phiếu được phân chia theo nhóm. Danh mục lập theo phương pháp này có thể sẽ không bị tác động của thị trường nói chung vì giá trị chứng khoán mua vào tương đương với giá trị chứng khoán bán khống. VNDIRECT thực hiện việc quản lý danh mục đầu tư chứng khoán bao gồm các bước sau: Nghiên cứu -> Phân tích rủi ro / lợi nhuận-> Mục tiêu danh mục-> Phân bổ đầu tư-> Lựa chọn tài sản-> Xây dựng danh mục -> Đo lường và định giá kết quả đầu tư. Việc đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư nhằm xác định chất lượng của danh mục, từ đó mà có biện pháp điều chỉnh danh mục theo hướng hợp lý hơn. Phương pháp mà VNDIRECT đã sử dụng để đánh giá danh mục đầu tư là phương pháp Jreyer-Jensen ( đánh giá hiệu quả của danh mục con trong toàn bộ danh mục) Sau khi thực hiện việc đầu tư chứng khoán, bộ phận tự doanh của công ty sẽ có trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình hình và thực hiện những hoạt động nghiệp vụ cần thiết để quản lý danh mục đầu tư của mình cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Đối với trái phiếu: công ty thường xuyên theo dõi mọi biến động về lãi suất, tỷ giá hối đoái, biến động kinh tế để kịp thời điều chỉnh. Công ty còn có các dự đoán về lãi suất của trái phiếu theo các kỳ hạn khác nhau trên cơ sở chu kỳ kinh tế và triển vọng kinh tế từ đó thực hiện thay đổi phù hợp trong quản lý danh mục trái phiếu. Đối với cổ phiếu: công ty thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu của mình trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, từng ngành kinh tế thực trạng của các cổ phiếu đang nằm trong danh mục của mình để quyết định giữ lại hay bán đi một cách thích hợp. 2.5. Điều chỉnh danh mục đầu Có 3 lý do chính để tái cấu trúc danh mục đầu tư. Thứ nhất, các nhà quản lý dựa vào dự đoán tình hình kinh tế vĩ mô và các thay đổi tình hình hoạt động doanh nghiệp để đánh giá sự biến động giá tương quan giữa các loại cổ phiếu thuộc các lĩnh vực thuộc ngành nghề khác nhau hoặc cùng một lĩnh vực để rút bớt vốn từ loại cổ phiếu có nguy cơ sụt giá chuyển sang cổ phiếu khác có tiềm năng hơn. Thứ hai, các nhà quản lý thấy cần phải chuyển cổ phiếu từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác nhằm đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro vì loại cổ phiếu đang nắm giữ ban đầu có nguy cơ tăng mức rủi ro. Thứ ba, trong quá trình đầu tư, nhà quản lý phát hiện ra một hoặc một số chứng khoán khác nhau đang tạm thời bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó. Do vậy, phải mua cổ phiếu này để thay thế cho một số cổ phiếu tương đương ( cùng lĩnh vực, cùng độ rủi ro vv..) hiện có trong danh mục hoặc ngược lại nếu thấy cổ phiếu trong danh mục bị đánh giá cao có thể bán đi thay thế bằng loại tương đương khác không bị định giá cao. Để điều chỉnh danh mục đầu tư thì bộ phận phân tích sẽ đưa ra các nhận định về thị trường một cách đầy đủ nhất để từ đó tiến hành điều chỉnh. Ví dụ về Danh mục đầu tư cổ phiếu đã điều chỉnh của VNDIRECT đến tháng 10/2007 được thể hiện qua bảng sau: Mã CK Số lượng Giá mua TB Giá trị đầu tư Giá bán TB Giá trị GD Tỷ trọng BCC 69,000 83,000 5,727,000,000 110,000 7590000000 10.50% BMI 32,000 88,500 2,832,000,000 116,400 3724800000 7.30% FPT 39,000 223,000 8,697,000,000 295,000 11505000000 16.20% KDC 35,000 240,000 8,400,000,000 255,000 8925000000 15.30% LAF 56,700 19,500 1,105,650,000 267,000 1513890000 5.10% PVI 57,000 77,000 4,389,000,000 111,600 6361200000 8.20% REE 42,000 132,000 5,544,000,000 159,000 6678000000 10.10% SAM 45,500 144,000 6,552,000,000 163,000 7416500000 12.20% STB 41,000 73,000 2,858,700,000 95,900 3740100000 15.10% TỔNG CỘNG 46,105,350,000 57454490000 100.00% Tỷ suất lợi nhuận danh mục 22% Lãi 11,349,140,000 Nguồn: Phòng tự doanh chứng khoán VNDIRECT Nhận xét: Việc điều chỉnh danh mục đầu tư của phòng tự doanh được tiến hành kịp thời khi có sự biến động trên thị trường. Điều chỉnh danh mục đầu tư nhằm đảm bảo để có một danh mục đầu tư tối ưu nhất. 3. Phương pháp thực hiện đầu tư theo nghiệp vụ tự doanh Phương pháp đầu tư của công ty là khá linh hoạt tùy thuộc vào từng thời kỳ, từng loại chứng khoán, tùy thuộc vào điều kiện vĩ mô, điều kiện ngành mà lúc thì công ty sử dụng phương pháp đầu tư này, lúc thì công ty sử dụng phương pháp đầu tư khác. Các phương pháp thực hiện đầu tư chứng khoán theo nghiệp vụ tự doanh được VNDIRECT áp dụng đó là: + Phương pháp đầu tư “ Lướt sóng”: là phương pháp mua- bán cổ phiếu trong ngắn hạn. Tùy vào diễn biến của thị trường mà các nhân viên tự doanh sẽ lựa chọn phương pháp này một cách linh hoạt. Đặc biệt khi sử dụng phương pháp này thì việc thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến thị trường cực kỳ quan trọng. Nhân viên tự doanh phải nắm bắt được thông tin để sẵn sàng mua- bán đúng thời điểm. + Phương pháp đầu tư dài hạn: Là phương pháp đầu tư vào một số công ty nhất định với việc phân tích xem xét kỹ lưỡng để quyết định đầu tư trong dài hạn. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào thì VNDIRECT vẫn áp dụng các tiêu chí sau để thực hiện phương pháp đầu tư. Sau đây là các tiêu chí mà VNDIRECT thường dùng: Đầu tư vào công ty chứ không phải đầu tư vào cổ phiếu Đầu tư theo giá trị Chọn thời điểm mua, bán Chỉ tiêu lợi nhuận Doanh thu ( hoặc lượng bán) Chỉ tiêu lợi nhuận/ Doanh thu P/E Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu: Đó là việc đầu tư vào công ty có tốc độ tăng trưởng tốt, khả năng sinh lời các năm cao, doanh thu và thị phần không ngừng tăng qua các năm. Đầu tư theo giá trị đích thực Đầu tư vào các công ty đạt được một số tiêu chuẩn sau: Xem xét công ty có lợi nhuận tốt, tăng trưởng ổn định, Công ty có phát triển tốt không, có lợi thế cạnh tranh không. Công ty đó có mô hình kinh doanh đơn giản Tỷ lệ nợ trên vốn có thấp, tỷ lệ lợi nhuận trên nợ có cao không Tỷ lệ hàng tồn kho có cao không Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư có tốt không? Chi phí vận hành của công ty có ở mức chấp nhận được hay không? Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tại ra lợi nhuận và sự tăng trưởng? Công ty có giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hay không? Ban lãnh đạo có giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh hay không Thời điểm mua: Công ty thường đầu tư vào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh. Như giai đoạn cuối năm 2007 và đầu năm 2008 khi thị trường có sự điều chỉnh khá sâu, khi đó sẽ mua được cổ phiếu của các công ty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó. Thời điểm bán: Thời điểm bán của cổ phiếu rất quan trọng thường thì khi thị trường tăng trưởng nóng thì công ty quyết định bán toàn bộ cổ phiếu hoặc một phần số cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận: - Thu nhập ròng hay lợi nhuận say thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hoặc lợi nhuận tính trên một cổ phiếu ( EPS). Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước. - Một công ty có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của cổ phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó. Chỉ tiêu doanh thu: - Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức manh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. - Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng trưởng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó. Chỉ tiêu Lợi nhuận/ Doanh thu: Lợi nhuận đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của các nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tăng về tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu. Con số này càng lớn thì có thể thấy sự đảm bảo của công ty. Lợi nhuận là đầu mối chủ yếu tìm cổ phiếu để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các công ty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí này để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên Ví dụ: Thực tế VNDIRECT đã đầu tư dài hạn vào các công ty sau: Công ty Giá trị đầu tư( tỷ đồng) % Sở hữu Quỹ tầm nhìn VNDIRECT 385 28.3 Công ty bất động sản SSI 14 14 Ngân hàng TMCP Á Châu 50.4 9.7 Công ty cơ điện lạnh 6.3 13 CTCP cáp & vật liệu viễn thông 9 9 Tổng cộng 464.7 Nguồn: Phòng tự doanh ( VNDIRECT) Tình hình đầu tư ngắn hạn của VNDIRECT: Công ty Giá trị đầu tư( tỷ đồng) % Sở hữu Công ty Bánh kẹo Bibica 8 13 CTCP dược phẩm OTC 7 10.5 CTCP đồ hộp Hạ Long 5 9.5 CTCP vật tư-xăng dầu Nguồn: Phòng tự doanh VNDIRECT Nhận xét: Có thể thấy bằng những phân tích nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và về hoạt động của từng ngành cụ thể trong thời gian tới nói riêng, VNDIRECT đã tập trung đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, năng lượng. Với tình hình hiện nay thì việc đầu tư vào các ngành đó là khá mạo hiểm nhưng trong dài hạn cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thì chắc chắn việc đầu tư sẽ mang lại hiệu quả. Còn trong đầu tư ngắn hạn VNDIRECT thường tập trung vào những ngành sản xuất thực phẩm, dược phẩm…Có thể nói đầu tư theo kiểu “ lướt sóng” thì mức độ rủi ro là khá cao, đặc biệt trong giai đoạn thị trường diễn biến phức tạp như hiện nay. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của việc đầu tư ngắn hạn, đó là hình thức lấy ngắn nuôi dài và đã được VNDIRECT áp dụng khá linh hoạt. 4. Kết quả và hiệu quả thực hiện đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại VNDIRECT. 4.1. Vốn đầu tư thực hiện Với quy mô thị trường còn khá nhỏ bé và ngành nghề của các công ty niêm yết, đang ký giao dịch còn hạn chế nên công ty hiện này chỉ mới tập trưng đầu tư với mục đích hưởng chênh lệch giá và cổ tức trong ngắn hạn. Do đó, về loại hình đầu tư trên thị trường cổ phiếu niêm yết, hiện VNDIRECT chỉ chú trọng đến hoạt động kinh doanh chênh lệch giá còn các hoạt động như tạo lập thị trường cho các loại cổ phiếu, hoạt động liên quan đến các công cụ phái sinh…chưa được công ty triển khai. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình thực hiện vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán trong các năm như sau: Chỉ tiêu Cổ phiếu niêm yết Cổ phiếu chưa niêm yết Trái phiếu 2007 245 123 350 2008 98 45 110 Nguồn: Báo cáo tài chính VNDIRECT Biểu đồ 1.4: Tình hình thực hiện vốn đầu tư chứng khoán theo nghiệp vụ chứng khoán tại VNDIRECT năm 2007-2008 Nhận xét: Hoạt động mua bán cổ phiếu chưa niêm yết của công ty chủ yếu được thực hiện thông qua các hoạt động: tham gia đấu thầu mua cổ phần của các công ty cổ phần phát hành lần đầu hoặc các công ty cổ phần Nhà nước thực hiện bán bớt phần vốn của Nhà nước ra bên ngoài, sau đó công ty có thể thực hiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần số cổ phần mua được trên thị trường OTC để hưởng chênh lệch giá hoặc có thể nắm giữ với các mục đích khác nhau. Có thể thấy rằng vốn đầu tư của VNDIRECT được phân bổ khá hợp lý đối với các loại chứng khoán. 4.2. Tốc độ tăng trưởng của Danh mục đầu tư chứng khoán. Danh mục đầu tư của VNDIRECT thay đổi theo từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm phục vụ mục tiêu làm sao cho danh mục cho tỷ suất sinh lời cao nhất. Dưới đây là bảng tổng hợp danh mục đầu tư của công ty VNDIRECT Bảng: Tốc độ tăng trưởng trung bình của danh mục đầu tư trong một tháng từ 2007-2008: Năm Số danh mục đầu tư trong 1 tháng Tốc độ tăng trưởng của danh mục đầu tư 2007 2 14% 2008 3 13% Nguồn: Phòng tự doanh chứng khoán VNDIRECT Nhận xét: Hoạt động tự doanh của VNDIRECT trong năm 2007 được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng khá tốt. Tuy là một công ty mới thành lập nhưng những kết quả đạt được trong năm 2007 về tự doanh chứng khoán đã cho thấy VNDIRECT rất chú trọng nghiệp vụ này. Bên cạnh các nghiệp vụ như mối giới chứng khoán, tư vấn đầu tư thì nghiệp vụ tự doanh của VNDIRECT đã góp phần rất lớn trong tổng doanh thu của công ty. Trong 2 năm 2006-2007 được đánh giá là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam nên đó cũng chính là nhân tố tác động đến hiệu quả của hoạt động tự doanh. Tuy nhiên, bước sang năm 2008 hoạt động tự doanh của công ty đã có những bước lùi. Có sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng của danh mục đầu tư. Hoạt động tự doanh phần lớn là bị thua lỗ. Điều này xuất phát từ bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng khủng hoảng trong năm 2008. Như vậy có thể thấy rằng hoạt động tự doanh của công ty còn quá phụ thuộc vào tính chất của thị trường vĩ mô và trong việc phân tích đầu tư chưa có thể dự báo một cách xác thực nhất về diễn biến tình hình để hạn chế thua lỗ khi thị trường đi xuống. Cụ thể giá trị chứng khoán tự doanh của VNDIRECT trong năm 2007 là 587 tỷ đồng thì trong năm 2008 con số đó chỉ còn là 314 tỷ đồng. 5. Đánh giá hoạt động tự doanh của VNDIRECT 5.1.Những thành tựu Để đánh giá hiệu quả của hoạt động tự doanh của VNDIRECT có thể xem xét các tiêu chí sau: Thứ nhất, Tỷ suất sinh lời về giá trị chứng khoán của hoạt động tự doanh của VNDIRECT: Tỷ suất sinh lời Thị trường niêm yết Thị trường chưa niêm yết 2007 25.7% 27% 2008 19% 18.6% Mức tỷ suất sinh lời trong năm 2007 khá cao, tuy mới thành lập nhưng qua mức tỷ suất sinh lời đó có thể thấy rằng hoạt động tự doanh của VNDIRECT có những bước đầu khá thuận lợi. Thứ hai, cơ cấu danh mục đầu tư khá hợp lý. Việc xây dựng một danh mục đầu tư thế nào cho hợp lý là rất quan trọng vì nó có tác dụng trong việc phân bổ vốn đầu tư vào từng loại cổ phiếu. Với một danh mục đầu tư tối ưu thì công ty sẽ tối đa hóa được lợi nhuận. Có thể nói VNDIRECT là một trong những công ty đã xây dựng được các danh mục đầu tư có tính hợp lý cao và việc quản lý danh mục đầu tư cũng được thực hiện một cách khoa học. Thứ ba, vốn đầu tư cho hoạt động tự doanh được đánh giá đầu tư có hiệu quả. Điều đó được thể hiện qua tỷ suất giữa lợi nhuận thu được từ hoạt động tự doanh và vốn đầu tư. Cụ thể: năm 2007 là 55.86% còn năm 2008 thì cùng với tình hình khó khăn chung của thị trường chứng khoán nên tỷ suất đó giảm đi đáng kể và bị lỗ so với năm 2007. Thứ tư, đã đảm bảo được tính minh bạch trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Hiện nay bộ phận tự doanh đã tách hẳn riêng ra với bộ phận môi giới để nhằm đảm bảo tính minh bạch trong khi thực hiện đầu tư. Sắp tới VNDIREC._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21697.doc
Tài liệu liên quan