Thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm rau quả ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam

Tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm rau quả ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam: ... Ebook Thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm rau quả ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm rau quả ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. - Đối với 1 quốc gia lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu từ lâu đã chiếm 1 vị trí quan trọng trong sự tồn tại và phát triển kinh tế của quốc gia đó. Đặc biệt ở nước ta xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội bởi vì thông qua việc mở rộng xuất khẩu cho phép Việt Nam tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu xã hội, cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển cơ sở hạ tầng. - Sự phát triển của xuất khẩu là một trong những tiền đề động lực trực tiếp thúc đẩy tới độ hội nhập và gắn kết nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới. Mặt khác, đẩy mạnh xuất khẩu còn cho phép sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động dồi dào trong nước, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Hiện nay hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở nước ta đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, nội dung ngày càng phong phú. Mặt hàng rau quả là sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đem lại nguồn lợi không nhỏ cho nước ta để có thể khai thác tốt lợi thế mà nước ta có được thì chúng ta cần phát triển sản xuất rau quả gắn với hoạt động xuất khẩu. - Trong hoạt động xuất khẩu thì vấn đề tạo nguồn hàng là một khâu hết sức quan trọng. Bởi vì, nó là hoạt động quyết định đến tiêu chuẩn hàng hoá xuất khẩu. Trong quá trình thực tập tại Tổng công ty rau quả Việt Nam, em đã chọn đề tài làm chuyên đề thực tập cho mình là: "Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả và các giải pháp tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu rau quả ở Tổng công ty rau quả Việt Nam". 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty rau quả Việt Nam. Qua đó, có một cái nhìn khái quát về hoạt động này ở Tổng Công ty, cũng như ở nước ta hiện nay. - Tìm ra một số giải pháp chủ yếu tạo nguồn hàng rau quả để phục vụ cho công tác xuất ở Tổng công ty rau quả Việt Nam. Nhiệm vụ: - Trong chuyên đề của mình em đã tìm cơ sở dữ liệu thông tin thông qua các tài liệu mà Tổng Công ty cung cấp, trang web của bộ công thương các tài liệu có liên quan đến hoạt động xuất khẩu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tập trung đến các vấn đề hoạt động xuất khẩu và tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. Đó là các vấn đề bằng quy hoạch diện tích trồng trọt, hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu, vận chuyển, bảo quản, chế biến, phân loại hàng xuất khẩu, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu....Đây cũng là các vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong đề tài của em. Trong những khoảng thời gian cho phép và khả năng còn hạn chế, cũng như trong quá trình thực tập em cũng chưa được đi thực tế nghiên cứu nên đề tài của em chủ yếu dựa trên cơ sở lý thuyết và nguồn tài liệu được cung cấp từ phía Tổng Công ty rau quả Việt Nam. Các phân tích và đánh giá, có những giải pháp còn chưa sâu, phạm vi là trong Tổng Công ty và các đơn vị trực thuộc. 4. Kết cấu của đề tài. Đề tài của em được chia thành 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hoá Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm rau quả ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam. Chương III: Định hướng và những giải pháp chủ yếu về tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam. Bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin được nhận lợi góp ý, phê bình quý báu của các thầy cô giáo trong Khoa. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đàm Quang Vinh và các cô chú trong phòng kinh doanh số V ở Tổng công ty rau quả Việt Nam đã giúp em rất nhiều trong thời gian em thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 1.1. Khái niệm Trước hết chúng ta hiểu thương mại quốc tế bao gồm hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. đó là công cụ để các quốc gia hòa nhập với sự phát triển của nhân loại, đẩy nhanh sự phát triển của đất nước và văn minh xã hội. Một số tác giả cho rằng xuất nhập khẩu là mở rộng của hàng hóa mua bán trao đổi ta khỏi phạm vi biên giới. Ngày nay xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh ở phạm vi quốc tế, là lĩnh vực sôi động nhất của nền kinh tế hiện nay. Vậy có thể nói kinh doanh xuất khẩu là mối quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa quốc gia này với một số nước khác, là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế của một nước với các nước khác trên thế giới. Theo cách chung nhất thì khi nào có bất cứ một lượng tiền nào đó được dịch chuyển qua biên giới một quốc gia để chi trả cho một lượng hàng hóa dịch vụ được đưa ra khỏi quốc gia đó thì khi đó người ta cho rằng một thương vụ xuất khẩu đã được thực hiện. 1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 1.2.1. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam Trong thời đại ngày nay cùng tồn tại hòa bình, cùng vươn tới ấm no hạnh phúc và cũng là thời đại mở cửa, mở rộng giao lưu quốc tế. Do đó xu hướng phát triển của nhiều nước trong những năm gần đây là thay đổi chiến lược kinh tế “đóng cửa” sang “mở cửa”, từ “ thay thế nhập khẩu” sang “ hướng vào xuất khẩu”. Có thể nói đây là con đường duy nhất tạo ra sự phát triển vượt bậc, giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng phát triển. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu Công nghiệp hóa đất nước đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau: Liên doanh với nước ngoài hoặc đầu tư trực tiếp của nước ngoài Vay vốn, viện trợ, tài trợ Thu từ hoạt động dịch vụ, du lịch Xuất khẩu sức lao động… Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ… cũng phải trả bằng cách này hay cách khác. Để nhập khẩu thì nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Trong những năm qua nguồn vốn thu từ xuất khẩu của nước ta không ngừng tăng lên. Với xu hướng này, nguồn vốn thu từ xuất khẩu đã đảm bảo được nhập khẩu. b. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có kợi nhất đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta là phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau: Xuất khẩu những sản phẩm của nước ta cho nước ngoài. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà nước khác cần. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. Ví dụ khi phát triển dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm. Sự phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. Thông qua xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam sẽ tham gia cà cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Các cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. c. Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Trước hết sản xuất hàng hóa xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân d. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại là cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên có thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế… Đến lượt nó, chính xác các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề để mở rộng xuất khẩu. Nhận biết được vị trí quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương mở rộng và phát triển mối quan hệ đối ngoại và đặc biệt là “hướng vào xuất khẩu”, “đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên trọng điểm của kinh tế đối ngoại”. Đó là chủ trương hoàn toàn đúng dắn và phù hợp với thời đại, xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây 1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp Hoạt động xuất khẩu của các doanhh nghiệp có vai trò to lớn đối với bản thân các doanh nghiệp than gia vào thương mại quốc tê. Thứ nhất, thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia và cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng… Những yếu tố này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Thứ hai, sản xuất hàng xuất khẩu giúp các doanh nghiệp thu hút được lao động, tạo ra thu nhập ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng. Nó vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu được lợi nhuận. Sản xuất hàng xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, đồng thời có vốn để tiếp tục đầu tư và sản xuất không chỉ về chiều rộng mà cả chiều sâu. Thứ ba, xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở cả 2 bên đều có lợi. Vì vậy đã giúp doanh nghiệp tăng được doanh số và lợi nhuận, đồng thời chia sẻ được rủi ro mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của công ty. Thứ tư, xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất kinh doanh, marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh. Như vậy, hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng và có tác động tích cực tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu hiện nay Hoạt động xuất khẩu hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, điều này căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hóa trước khi xuất khẩu, căn cứ vào nguồn hàng xuất khẩu… Hiện nay, các doanh nghiệp ngoại thương thường tiến hành một số hình thức xuất khẩu sau: 1.3.1. Hoạt động xuất khẩu trực tiếp Hoạt động xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu hàng hóa mà trong đó các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó bán sản phẩm này cho các khách hàng nước ngoài (có thể qua một số công đoạn gia công chế biến) Theo hinh thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp ngoại thương muốn có hàng hóa để xuất khẩu thì phải có vốn thu gom hàng hóa từ các địa phương, các cơ sở sản xuất trong nước. Khi doanh nghiệp tự bỏ vốn ra để mua hàng thì hàng hóa đó thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Xuất khẩu theo hình thức thông thường có hiệu quả kinh doanh cao hơn các hình thức xuất khẩu khác. Bởi vì doanh nghiệp có thể mua được những hàng hóa có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của mình cũng như của khách hàng với giá cả mua cào thấp hơn. Tuy nhiên, đây là hình thức xuất khẩu có độ rủi ro lớn, hàng hóa có thể không bán được do những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thi trường dẫn đến ứ đọng vốn và đôi khi bị thất thoát hàng hóa. Khi tiến hành theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp ngoại thương có thể căn cứ vào nguồn hàng, vào khách hàng, đó là: Doanh nghiệp có thể tiến hành thu gom hàng hóa trước, sau đó tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với khách hàng. Cách này chỉ nên áp dụng cho trường hợp nguồn hàng khó khăn và đầu ra chắc chắn. Doanh nghiệp có thể tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với khách hàng nước ngoài trước, sau đó tiến thu gom hàng tại các chân hàng trong nước. Nói chung đây là cách các doanh nghiệp thường thực hiện vì đầu ra hiện nay khó khăn và khả năng tài chính của các đơn vị còn hạn chế. 1.3.2. Hoạt động xuất khẩu ủy thác Hoạt động xuất khẩu ủy thác là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đúng ra với vai trò là trung gian thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa cho các đơn vị có hàng hóa ủy thác. Trong hình thức này, hàng hóa trước khi kết thức quá trình xuất khẩu vẫn thuộc sở hữu của đơn vị ủy thác. Doanh nghiệp ngoại thương chỉ có nhiệm vụ làm các thủ tục về xuất khẩu hàng hóa, kể cả việc vận chuyển hàng hóa và được hưởng một khoản tiền gọi là phí ủy thác mà đơn vị ủy thác trả. Hình thức hợp đồng này có ưu điểm là dễ thực hiện, độ rủi ro thập, doanh nghiệp ngoại thương không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hàng hóa và cũng không phải tự bỏ vốn ra để mua hàng. Tuy nhiên phí ủy thác mà doanh nghiệp nhận được thường nhỏ nhưng được thanh toán nhanh. Doanh nghiệp ngoại thương có thể thực hiện hình thức xuất khẩu ủy thác theo các bước sau: Ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu với các đơn vụ trong nước có hàng hóa xuất khẩu. Ký kết hợp đồng xuất khẩu với khách hàng nước ngoài. Sau đó tiến hành giao hàng và thực hiện thanh toán tiền hàng. Nhận phí ủy thác xuất khẩu từ đơn vị ủy thác. Trong thực tế, doanh nghiệp ngoại thương cũng có thể tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với nước ngoài, sau đó tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu với cá đơn vị có hàng trong nước. Hình thức xuất khẩu ủy thác có thể áp dụng khi doanh nghiệp thiếu hàng cho khách và các đơn vị cung cấp không muốn bán hàng cho doanh nghiệp làm vai trò trung gian. 1.3.3. Hoạt động gia công xuất khẩu Theo hình thức xuất khẩu này , doanh nghiệp ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu, bán thành phẩm về cho đơn vị nhận gia công từ các khách hàng nước ngoài đặt gia công. Sau đó, đơn vị ngoại thương sẽ nhận thành phẩm từ các đơn vị nhận gia công và xuất sản phẩm này sáng cho khách hàng nước ngoài đặ gia công. Đơn vị ngoại thương sẽ nhận được khoản tiền thù lao gia công. Hoạt động gia công xuất khẩu có đặc điểm là doanh nghiệp ngoại thương không phải bỏ vốn vào kinh doanh nhưng thu được hiệu quả cũng khá cao, ít rủi ro và khả năng thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn thực hiện hình thức này, doanh nghiệp phải quan hệ được với các khách hàng gia công có uy tín. Đây là một hình thức phức tạp, nhất là trong quá trình thỏa thuận vơi bên khách hàng gia công về số lượng, chất lượng, nguyên vật liệu và tỷ lệ thu hồi thành phẩm, giám sát quá trình gia công. Do đó, các cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp phải am hiểu tường tận về nghiệp vụ và quá trình gia công sản phẩm. Để thực hiện được hoạt động gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp ngoại thương có thể thực hiện các bước sau: Ký kết hợp đồng với các đơn vị nhận gia công trong nước. Ký kết hợp đồng gia công với nước ngoài và nhập nguyên vật liệu, bán thành phẩm. Giao nguyên liệu và bán thành phẩm cho đơn vị nhận gia công Thanh toán phí cho các đơn vị nhận gia công và nhận khoản thù lao do đã thực hiện dịch vụ này từ phía khách hàng đặt gia công. Ngoài ra, tùy thuộc vòa tình hình cụ thể mà doanh nghiệp ngoại thương có thể tiến hành ký kết hợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài trước, sau đó mới ký kết hợp đồng gia công với các đơn vị nhận gia công. 1.3.4. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức mua bán đơi lưu Theo hình thức này, mục đích của hoạt động xuất khẩu không nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà thu về một lượng hàng hóa khác tương đương với giá trị của lô hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp ngoại thương có thể sử dụng hình thức xuất khẩu này để nhập khẩu những loại hàng hóa mà theo thị trường trong nước đang rất cần hoặc có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba. 1.3.5. Hoạt động xuất khẩu theo Nghị định thư Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa thường là hàng trả nợ được thực hiện theo Nghị định thư giữa chính phủ hai nước. Xuất khẩu theo hình thức này có nhiều ưu điểm như: Khả năng thanh toán chắc chắn (vì Nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp), giá cả hàng hóa dễ chấp nhận, tiết kiệm được chi phí trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng. 1.3.6. Một số loại hình xuất khẩu khác Theo Nghị định số 33/CP của Chính Phủ ngày 14/04/1994 về Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu có quy định các hình thức dưới đây cũng được coi là xuất khẩu hàng hóa: Tạm Nhập tái xuất Tạm nhập tái xuất được hiểu là việc mua hàng hóa của một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương có làm thủ tục nhập khẩu rồi lại làm thủ tục xuất khẩu không qua giai đoạn gia công chế biến. Đối với những hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích sử dụng trong nước nhưng sau một thời gian sau, vì một lý do nào đấy nó không được sử dụng nữa mà được xuất ra nước ngoài thì không được coi là hàng hóa kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất. Thời gian hàng hóa kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất được lưu chuyển ở Việt Nam là 60 ngày. Chuyển khẩu hàng hóa Chuyển khẩu hang hóa là việc mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) để bán cho một nước khác (nước nhập khẩu) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu và Việt Nam cũng như xuất khẩu từ Việt Nam. Quá cảnh hàng hóa Hàng hóa của một nước được gửi đi tới một nước thứ ba qua lãnh thổ của Việt Nam, có sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nế có đủ điều kiện như quy định của nhà nước Việt Nam có thể xem xét cho thực hiện dịch vụ này để tăng thêm thu nhập. Như vậy, có thể có rất nhiều các hình thức xuất khẩu khác nhau. Các doanh nghiệp ngoại thương nên lựa chọn thực hiện các hình thức xuất khẩu phù hợp với doanh nghiệp mình, Chủ trương là tận dụng tối đa khả năng sẵn có cũng như tăng khả năng đó để đa dạng hóa các loại hình xuất khẩu hàng hóa. 2. Nội dung của hoạt động xuất ở các doanh nghiệp . Nghiên cứu thị trường Khái niệm và vai trò của nghiên cứu thị trường Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm rất cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ một công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh nhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hóa cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, hàng cung ứng, giá cả trên thịt trường. Qua đó giúp nhà kinh doanhgiar quyế được những vấn đề của thực tiễn kinh doanh như yêu cầu của thực tiễn kinh doanh cũng như yêu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh phân tích những thông tin số liệu để rút ra những kết luận về xu hướng vận động của thị trường. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra những nhận định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch Marketing. Nội dung chính của nghiên cứu thị trường là xem xét khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường. Việc nghiên cứu thị trường được thực hiện theo hai bước và nghiên cứu khái quát và nghiên cứu chi tiết thị trường. Nghiên cứu khái quát thị trường cung cấp những thông tin về quy mô, cơ cấu, sự vận động của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như môi trường kinh doanh, môi trường chính trị , luật pháp, khoa học công nghệ, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường sinh thái… Nghiên cứu chi tiết thị trường cho biết những thông tin về tập quán mua hàng, những thói quen và những ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Các phương pháp nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường được tiến hành theo hai phương pháp chính: phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên cứu tại thị trường. Phương pháp nghiên cứu tại bàn là phương pháp nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản công khai và xử lý các thông tin đó. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường là việc thu thập những thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp, sau đó tiến hành phân tích các thông tin thu thập được. Nội dung của nghiên cứu thị trường Thông thường nghiên cứu thị trường bao gồm các công việc sau: Nghiên cứu cung: trước hết cần nắm sơ tình hình cung, đó là toàn bộ khối lượng hàng hóa đã,đang và có khả năng bán ra thị trường. Nghiên cứu cầu: từ những thông tin về hàng hóa đang bán trên thị trường mà cần xác định xem những sản phẩm nào có thể thương mại hóa được. Vì vậy, cần xác định: + Người tiêu dùng là ai, tuổi, giới tình, nghề nghiệp + Lý do mua hàng của khách hàng + Nhịp điệu mua hàng của khách hàng + Ai đó có khả năng trở thành người tiêu dùng hàng hóa của công ty + Sản phẩm của công ty liệu có kéo dài được chu kỳ sống hay không Phân tích những điều kiện của thị trường: Phải phân tích cẩn thận tất cả những điều kiện mà việc thương mại hóa sản phẩm của côg ty có thể gặp như về cơ cấu quản lý, về tài chính, kỹ thuật, về con người và tâm lý… Nghiên cứu về giá: là việc nghiên cứu các yếu tố hình thành giá, các nhân tố tác động và dự đoán những diễn biến của giá cả thị trường. Nghiên cứu về cạnh tranh: là việc tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh về khả năng và tiềm lực của họ đồng thời với việc xem xét khả năng cạnht tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 2.2.Tạo nguồn hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp 2.2.1.Khái niệm nguồn hàng và tạo nguồn hàng Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa cuat một công ty, một địa phương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và đảm bảo điều kiện xuất khẩu được, nghĩa là nguồn hàng cho xuất khẩu phẩi đảm bảo những yêu cầu về chất lượng quốc tế. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư sản xuất kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, vận chuyển bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo ra hàng hóa có đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu. Như vậy, công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu có thể được chia thành hai loại hoạt động chính: Loại những hoạt động sản xuất và tiếp tục sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu thì hoạt động này cơ bản và quan trọng nhất. Loại những hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu, thường do các tổ chức ngoại thương là chức năng trung gian cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Thu mua tạo nguồn hàng hóa cho xuất khẩu là một hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh mua bán trao đổi hàng hóa nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu. Công tác này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hàng xuất khẩu và tiến bộ giao hàng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Thông qua hệ thống các đại lý thu mua hàng xuất khẩu các doanh nghiệp chủ động và ổn định được nguồn hàng xuất khẩu là một trong những chiến lược của doanh nghiệp nhất là trong tình hình ngày nay cạnh tranh đang diễn ra gay gắt. 2.2.2. Các hình thức tạo nguồn hàng xuất khẩu Hình thức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu là biểu hiện bề ngoài của mối quan hệ của doanh nghiệp ngoại thương với khách hàng về trao đổi mua bán hàng xuất khẩu điển hình đang diễn ra trong thực tế hiện nay. Thu mua tạo nguồn hàng theo đơn đặt hàng kết hợp với ký kết hợp đồng: Đơn đặt hàng là văn bản yêu cầu về mặt hàng, quy cách, chủng loại, phẩm chất, kiểu dáng, số lượng, thời gian giao hang… Đơn hàng thường là căn cứ để ký kết hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng, đây là hình thức ưu việt đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp, trên cơ sở chế độ trách nhiệm chặt chẽ của đôi bên. Thu mua tạo nguồn xuất khẩu theo hợp đồng: Đây là hình thức áp dụng rộng rãi trong quan hêk mua bán trao đổi hàng hóa. Sau khi các bên thỏa thuận về mặt hàng, số lượng, quy cách, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng… thì các bên ký kết hợp đồng kinh tế. Đây là cơ sở ràng buộc trách nhiệm của các bên và được pháp luật bảo vệ. Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu không theo hợp đồng: là hình thức mua bán trao tay. Sau khi người bán giao hàng và nhận tiền, người mua nhận hàng và trả tiền thì kết thúc nghiệp vụ mua bán. Hình thức này thường sử dụng để thu mua hàng trôi nổi trên thị trường, chủ yếu là nông sản chưa qua sơ chế. Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu thông qua liên doanh liên kết với các đơn vị sản xuất: đây là hình thức các doanh nghiệp đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn cho doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Việc đầu tư để tạo nguồn hàng là việc cần thiết nhằm tạo nguồn hàng ổn định với giá cả hợp lý. Thu mua nguồn hàng xuất khẩu thông qua đại lý: tùy theo đặc điểm từng nguồn hàng mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chọn các đại lý cho phù hợp. Thu mua hàng xuất khẩu thông qua hàng đổi hàng: đây là hình thức phổ biến trong trường hợp doanh nghiệp ngoại thương là người cung cấp nguyên liệu, vật liệu, vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị cho người sản xuất hàng xuất khẩu. Hình thức này được áp dụng trong trường hợp các mặt hàng trêm là quý hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Tóm lại, các hình thức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu là rất phong phú, đa dạng. Tùy từng yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, tùy theo mặt hàng, quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn, áp dụng các hình thức thích hợp. 2.2.3. Nội dung của các công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu Các cioong tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu là một hệ thống các công việc, các nghiệp vụ được thể hiện qua các nọi dung sau: - Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: Muốn tạo được nguồn hàng ổn định, nhằm củng cố phát triển các nguồn hàng, doanh nghiệp ngoại thương phải nghiên cứu các nguồn hàng thông qua việc nghiên cứu tiếp cận thị trường. Một trong những bí quyết thành công trong kinh doanh là nghiên cứu tìm hiểu cặn kẽ thị trường, dự đoán được xu hướng biến động của hàng hóa, hạn chế được rủi ro của thị trường, tạo điều kiện khai thác ổn định nguồn hàng trong khoảng thời gian hợp lý, làm cơ sở vững chắc cho cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu và đáp ứng được nhu cầu của thị trường nước ngoài về những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Mặt khác, nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu xác định được giá cả trong nước của hàng hóa và so sánh với giá cả quốc tế của hàng hóa đó. Sau khi đã tính các chi phí mua hàng, vận chuyển, bao gói … thì lợi nhuận thu về là bao nhiêu cho doanh nghiệp, chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó quyết định chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp ngoại thương. - Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu: Xây dựng một hệ thống thu mua thông qua các đại lý và chi nhánh của mình doanh nghiệp ngoại thương sẽ tiết kiệm được chi phí thu mua, nâng cao năng suất và hiệu quả thu mua. Phải lựa chọn và sử dụng nhiều kênh thu mua, kết hợp với nhiều hình thức thu mua để tạo nguồn hàng ổn định và hạn chế những rủi ro trong thu mua hàng xuất khẩu. - Ký hợp đồng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu: Phần lớn khối lượng hàng hóa giữa doanh nghiệp ngoại thương với người sản xuất hoặc giữa các bạn hàng đều thông qua hợp đồng thu mua, đổi hàng gia công… Do vậy, việc ký kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. Dựa trên những thỏa thuận và tự nguyện mà các bên ký kết hợp đồng, đây là cơ sở vững chắc đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra bình thường. - Xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu: Sau khi đã ký hợp đồng với các chân hàng và các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp ngoại thương phải lập được kế hoạch thu mua, tiến hành sắp xếp các phâng việc phải làm và chỉ đạo các bộ phận thực hiện theo kế hoạch. - Tiếp nhận, bảo quản và xuất kho giao hàng xuất khẩu. 2.3. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu 2.3.1. Các hình thức giao dịch Trên thị trường thế giới tồn tại nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương thức giao dịch có đặc trưng riêng với kỹ thuật giao dịch riêng. Căn cứ vào mặt hàng dự định xuất khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực người tiến hành giao dịch mà doanh nghiệp lựa chọn những phương thức giao dịch cho phù hợp. Thông thường có các hình thức giao dịch sau: Giao dịch trực tiếp: Là hình thức giao dịch mà người mua và người bán thỏa thuận, bàn bạc, thảo luận trực tiếp về hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng… Đây là hình thức hết sức quan trọng đẩy mạnh tốc độ giải quyết các vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm. Hình thức này dung khi có nhiều vấn đề cần giải thích cặn kẽ để thuyết phục nhau hoặc những hợp đồng phức tạp. Giao dịch thư tín: đây là hình thức khá phổ biến để giao dịch giữa các doanh nghiệp xuất khẩu. Những nội dung thường được trao đổi qua thư tín là giá cả, mẫu mã, chất lượng, số lượng hàng hóa… Giao dịch thông qua điện thoại: việc giao dịch qua điện thoại giúp doanh nghiệp đàm phán khẩn trương, đúng thời cơ, trao đổi qua điện thoại là trao đổi bằng miệng không có gì làm bằng chứng cho những thỏa thuận quyết định trong trao đổi. Vì vậy, khi trao đổi bằng điện thoại cần chuẩn bị nội dung chu đáo, sau khi trao đổi cần có thư xác nhận nội dung đàm phán. 2.3.2. Đàm phán và nghệ thuật đàm phám Đàm phán trong kinh doanh bất cứ loại hình nào đều là một nghệ thuật. Trong kinh doanh thương mại quốc tế các chủ thể đàm phán từ các quốc gia khác nhau với ngôn ngữ và tập quán trong kinh doanh cũng khác nhau làm cho việc đàm phán trở nên phức tạp hơn. Quá trình đàm phán về các điều kiện của hợp đồng ngoại thương là cơ sở để đi đến ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, những tranh chấp trong thương mại quốc tế đòi hỏi chi phí cao... Chính vì vậy, đàm phán trong kinh doanh xuất nhập khẩu càng đòi hỏi phải tinh tế, phải biết áp dụng một cách khéo léo nghệ thuật đàm phán thì mới nhanh chóng đạt được thành công như mong muốn. Trong quá trình đàm phán cần nắm được ba yếu tố cơ bản đó là bối cảnh, thời gian và quyền lực. Cần phải khéo léo giấu kín bối cảnh của mình và thăm dò bối cảnh của đối phương, phải biết kiên nhẫn và quyết không cho đối phương biết điểm chết của mình và phát huye nó thì trên bàn đàm phán sẽ không ai dám thách thức với ta. Nói chung sách lược đàm phán biến hóa theo nội dung, thời gian, địa điểm và môi trường đàm phán nhưng dù biến hóa lớn lao đến đâu, vài sách lược cơ bản nhất vẫn có ý nghĩa chỉ đạo phổ biến đó là tạo ra cạnh tran, từng bước tiến tới, gây áp lực, giả câm, giả điếc, nêu ra mục tiêu cao, trao đổi vị trí, giấu giếm tình cảm, tùy cơ ứng biến, tránh việc thỏa thuận diễn ra nhanh chó._.ng và đừng để đối phương mất thể diện. Mấy sách lược trên đây nếu được vận dụng một cách khéo léo cho phù hợp với hoàn cảnh dẽ đêm lại kết quả khả quan trong đàm phán. 2.3.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu Hợp đồng xuất khẩu là loại hợp đồng mua bán đặc biệt trong đó người bán có nghĩa vụ chuyển quyến sở hữu một loại hàng hóa nhất định với một khối lượng cụ thể cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một khoản tiền tương đương với giá trị lô hàng bằng một phương thức thanh toán quốc tế nào đó. Về bản chất, hợp đồng xuất khẩu là những thỏa thuận về điều kiện mau bán hàng hóa như: tên hàng, khối lượng hàng, chất lượng hàng hóa, giá cả, điều kiện giao nhận, điều kiện thanh toán... giữa doanh nghiệp ngoại thương và các khách hàng cụ thể. Những thỏa thuận này được thể hiện trong các hình thức văn bản hợp đồng nhất định. Về mặt pháp lý, hợp đồng xuất khẩu là căn cứ pháp luật ràng buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình cũng như được hưởng các quyền lợi nhất định. Chính vì vậy khi ký kết hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp phải xem xét lại các khoản thỏa thuận trươc khi ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng xuất khẩu với khách hàng nước ngoài theo các cách: Hai bên cùng ký vào một văn bản hợp đồng mua bán Doanh nghiệp xác nhận là người mua đã đồng ý với các điều kiện của thư chào hàng Doanh nghiệp xác nhận đơn đặt hàng của khách hàng Trước khi ký kết hợp đồng cần chú ý đến các khía cạnh sau: Một là, tính hợp pháp của hợp đồng xuất khẩu + Người ký kết hợp đồng có đủ năng lực hành vi + Các chủ thể hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện + Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp + Đối với một số loại hợp đồng đặc biệt khi ký kết phải tuân thủ những thủ tục thể thức nhất định. Hai là, nội dung của các điều khoản của hợp đồng. Thông thường một hợp đồng ngoại thương bao gồm các điều khoản sau: + Tên hàng + phẩm chất + Số lượng + Điều khoản giao hàng + Điều khoản giá cả + Điều kiện cơ sở giao hàng + Điều khoản thanh toán + Điều khoản bao bì, ký mã hiệu + Điều khoản bảo hành + Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại + Điều khoản bảo hiểm + Điều khoản bất khả kháng + Các điều kiện khác như: lệ phí, thuế quan, chi phí nguồn hàng có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. 2.4.Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với khách hàng, doanh nghiệp cấn xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm, cố gắng không để xảy ra những sai sót, những thiệt hại đáng tiếc. Thông thường trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước sau: Sơ đồ 1 Ký hợp đồng xuất khẩu Xin giấy phép xuất khẩu Kiểm tra L/C Chuẩn bị hàng hóa Giao hàng lên tàu Làm thủ tục hải quan Kiểm nghiệm hàng hóa Thuê tàu Mua bảo hiểm Làm thủ tục thanh toán Giải quyết khiêu nại (nếu có) Đây là trình tự những công việc chung nhất cần tiến hành để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế tùy theo thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng xuất khẩu có thể bỏ qua một vài công đoạn. 2.4.1.Xin giấy phép xuất khẩu Xin giấy phép xuất khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong quá trình xuất khẩu hàng hóa. Nhà nước quản lý xuất khẩu bằng hạn ngạch và bằng pháp luật, hàng hóa là đối tượng quản lý có ba mức: Những danh mục hàng hóa Nhà nước cấm buôn bán xuất nhập khẩu hoặc tạm dừng. Những danh mục hàng hóa quản lý xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch Những danh mục hàng hóa được phép xuất nhập khẩu ngoài hạn ngạch Xin giấy phép xuất khẩu trước đây là một công việc bắt buộc với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài . Nhưng theo quyết định số 55/1998/QĐ/TTg ban hành ngày 03/03/1998 kể từ ngày 18/03/1998 (ngày quyết định có hiệu lực) tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền xuất khẩu hàng hóa phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh trong nước của mình không cần xin giấy phép xuất khẩu tại Bộ thương mại. Quy định này không áp dụng cho những hàng hóa đang còn quảmn lý theo cơ chế riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, kim loại quý, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ). 2.4.2.Kiểm tra L/C (đối với trường hợp thanh toán bằng L/C) Sau khi ký kết hợp đồng, người xuất khẩu sẽ mở L/C tại một ngân hàng có ngân hàng thông báo tại Việt Nam. Nhà xuất khẩu sau khi nhận được giấy báo xin mở L/C của đối tác thì cần kiểm tra nội dung của L/C thật chặt chẽ dựa trên nội dung của hợp đồng đã ký giữa hai bên, nếu có điểm chưa hợp lý cần báo lại cho đối tác để hai bên cùng thống nhất sửa chữa. 2.4.3.Chuẩn bị hàng xuất khẩu Người xuất khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu gồm 3 công đoạn sau: Thu gom hàng tập trung thành từng lô hàng xuất khẩu:ở đây doanh nghiệp xuất khẩu tổ chức thu gom hàng bằng nhiều biện pháp khác nhau như mua nguyên liệu về gia công, sản xuất thành hàng xuất khẩu, mua đứt bán đoạn với các đơn vị sản xuất hàng hóa, tổ chức đại lý thu mua hoặc nhận xuất khẩu ủy thác. Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu: việc đóng gói bao bì là căn cứ theo yêu cầu trong hợp đồng đã ký kết, bên cạnh đó công việc này có ý nghĩa nhất định trong quá trình kinh doanh, bởi vì bao bì vừaphair đảm bảo được phẩm chất của hàng hóa vừa thuận tiện cho quá trình vận chuyển bốc xếp hàng hóa, tạo điều kiện cho việc nhận biết hàng hóa, gây ấn tượng và làm cho người mua có cảm tình với hàng hóa, với doanh nghiệp. Kẻ ký hiệu hàng xuất khẩu: ký hiệu bằng số hay chữ, hình vẽ được ghi ở mặt ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết cho việc nhận biết, giao nhận, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa. Khi kẻ ký mã hiệu hàng hóa, phải đảm bảo những nội dung cần thông báo cho người nhận hàng, cho việc tổ chức vận chuyển hàng hóa và bảo quản hàng hóa, đồng thời phải thỏa mãn yêu cầu sáng sủa, rõ ràng, dễ hiểu không gây kho khăn cho việc nhận biết hàng hóa. 2.4.4.Thuê tàu lưu cước Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu việc thuê tàu chỏ hàng dựa vào các căn cứ sau: Những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa Đặc điểm của hàng hóa xuất khẩu Điều kiện vận tải Chẳng hạn nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là CIF hoặc CFR (cảng đến) thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải thuê tàu biển để giao hàng. Nếu điều kiện giao hàng là FOB thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu có trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng bốc quy định. Nếu hàng hóa là hàng tưới sống cần phải bảo quản tốt thì phải thuê tàu có thiết bị đông lạnh Nếu hàng hóa có khối lượng lớn như than đá, quặng, lương thực... và chở bằng đường biển thì thường thuê tàu chuyên chở. Tùy theo điều kiện hàng đối lưu người ta có thể thuê khứ hồi hoặc chuyên chở liên tục. Nếu hàng hóa mua bán có khối lượng nhỏ và đi trên đường có tuyến tàu chợ thì người ta đăng ký chỗ (gọi là lưu cước) của tàu chợ để chở hàng. Thông thường trong nhiều trường hợp đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường ủy thác việc thuê tàu cho một công ty vận tải thuê tàu. 2.4.5.Kiểm nghiệm hàng hóa (kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu) Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu là công việc cần thiết và quan trọng, nhờ nó mà quyền lợi của khách hàng được đảm bảo, ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất trong quan hệ buôn bán. Trước khi tiến hành xuất khẩu một lô hàng nào đó doanh nghiệp phải có trách nhiệm kiểm tra phẩm chất, chất lượng,bao bì... của hàng hóa xuất khẩu. Quá trình kiểm tra này gọi là kiểm nghiệm hàng hóa. Nếu hàng hóa là động vật, thực vật thì phải kiểm tra khả năng lây lan bênh tật (tức là kiểm dịch động vật, thực vật) Việc kiểm tra và kiểm dịch phải được tiến hành ở hai cấp: kiểm tra ở cơ sở do phòng KCS tiến hành (có vai trò quyết định và triệt để nhất), kiểm tra ở cửa khẩu có tác dụng kiểm tra lại kết quả kiểm tra lần trước được thực hiện trước đó. 2. 4.6. Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu (nếu trong hợp đồng quy định trách nhiệm này thuộc về người xuất khẩu) Chuyên chở hàng hóa bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì vậy, việc mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu là cách tốt nhất để đảm bảo hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp mua bảo hiểm cho hàng hóa thông qua hợp đồng bảo hiểm. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao. Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm A: Bảo hiểm mọi rủi ro Điều kiện bảo hiểm B: Bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng Điều kiện bảo hiểm C: Bảo hiểm không bồi thường tổn thất riêng. Ngoài ra còn có một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt như: bảo hiểm chiến tranh, đình công, bạo động... Doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu tại các công ty bảo hiểm. Ở Việt Nam các doanh nghiệp thường mua bảo hiểm ở công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt). 2.4.7.Làm thủ tục hải quan Hàng hóa muốn được vận chuyển qua biên giới quốc gia thì phải làm các thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là công cụ của Nhà nước về quản lý các hành vi buôn bán xuất nhập khẩ theo pháp luật. Khi làm thủ tục Hải quan, doanh nghiệp cần tuân theo các thủ tục sau: Khai báo Hải quan: chủ hàng có trách nhiệm kê khai đầy để các chi tiết về hàng hóa một cách trung thực , chính xác tên lên một tờ khai để cơ quan kiểm tra thuận tiện theo dõi. Nội dung tờ khai hải quan gồm có: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hóa, nước xuất khẩu... Tờ khai Hải quan được xuất trình cùng với một số giấy tờ khác như hợp đồng xuất khẩu, giấy phép, hóa đơn đóng gói... Xuất trình hàng hóa và nộp thuế: Hàng hóa xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát... Thực hiện các quyết định của Hải quan: Đây là công việc cuối cùng trong quá trình hoàn thành thủ tục hải quan. Đơn vị xuất khẩu có nghĩa vụ thực hiện một cách nghiêm túc nhất các quyết định của Hải quan đối với lô hàng cho phép xuất khẩu hoặc không cho phép xuất khẩu. 2.4.8.Giao hàng lên tàu Thực hiện điều kiện giao hàng trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời gian giao hàng, doanh nghiệp phải làm các thủ tục giao nhận hàng. Hiện nay, phần lớn hàng xuất khẩu của nước ta là vận chuyển bẳng đường biển và đường sắt. Nếu hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, doanh nghiệp phải tiến hành các công việc sau: Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở bằng đường biển căn cứ vào chi tiết hàng hóa xuất khẩu. Xuất trình bảng đăng ký chuyên chở cho người vận tải để nhận hồ sơ xếp hàng. Trao đổi với các cơ qua điều độ cảng để nắm vững ngày, giờ giao hàng. 2.4.9.Làm thủ tục thanh toán Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu. Hiện nay, thanh toán trong xuất khẩu phải chú ý đến các vấn đề sau: Tiền tệ trong thanh toán Tỷ giá hối đoái Thời hạn thanh toán Phương thức và hình thức thanh toán Điều kiện đảm bảo hối đoái Có nhiều phương thức được sử dụng, nhưng hiện nay người ta thường sử dụng rộng rãi hai phương thức thanh toán sau: + Thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (L/C) Thư tín dụng (L/C) là một loại giấy tờ mà ngân hàng xác định đảm bảo hoặc cam kết sẽ trả tiền cho bên xuất khẩu. Khi thanh toán theo L/C, doanh nghiệp phải luôn đôn đốc khách hàng mở L/C đúng hạn và đúng nội dung như trong hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết. Sau khi nhận được L/C, doanh nghiệp phải kiểm tra tính chính xác thực của L/C, nếu thấy chỗ nào chưa phù hợp phải yêu cầu khách hàng sửa chữa bằng văn bản. Khi có L/C, doanh nghiệp tiến hành thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Giao hàng xong, doanh nghiệp lập một bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với nội dung ghi trên L/C và sai đó đi nhận tiền thanh toán ở Ngân hàng. + Thanh toán bằng phương thức nhờ thu: Nếu trong hợp đồng xuất khẩu có quy định thanh toán. Theo phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng, doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và phải ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền nợ. Chứng từ thanh toán phải hợp lệ, chính xác và nhanh chóng giao cho ngân hàng để thu tiền. 2.4.10.Khiếu nại với trọng tài (nếu có) Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu phía khách hàng vi phạm hợp đồng thì doanh nghiệp có thể có khiếu nại với trọng tài về sự vi phạm đó trong trường hợp thật cần thiết. Việc khiếu nại phải thận trọng, kịp thời, tỷ mỉ... dựa trên các căn cứ của chứng từ kèm theo. Nhìn chung, doanh nghiệp hạn chế tới mức tối đa việc vi phạm hợp đồng của khách hàng nước ngoài. Bởi vì đưa ra kiện ở trọng tài quốc tế là một điều ít khi dễ dàng được giải quyết có lợi cho phía doanh nghiệp. Trên đây là một trong những nội dung cơ bản của quá trình thực hiện một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp với tư cách là nhà sản xuất thì cần phải thực hiện đầy đủ và tốt các công việc này, tránh xảy ra những tranh chấp với khách hàng để đảm bảo chữ tín với khách hàng nước ngoài. 2.5.Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Nó cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả thực hiện của mỗi hợp đồng xuất khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ cách đánh giá đó, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp đối với việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thiếp theo cũng như thời gian hoạt động xuất khẩu tiếp theo. Để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có thể sử dụng hai loại kết quả sau: 2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả định lượng *) Lợi nhuận xuất khẩu: là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động xuất khẩu. Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp để cải thiện và nâng cao mức sống của người lao động. Công thức tính lợi nhuận xuất khẩu như sau: P = TR – TC (1) Trong đó: P là lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu TR là tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu TC là tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu Từ công thức (1) ta thấy để cho P lớn thì TR phải lớn và TC phải nhỏ, đây thực sự là một vấn đề không dễ dàng. Để tính toán P được chính xác, các doanh nghiệp lưu ý thực hiện các điều sau: Phải thống kê đầy đủ các chi phí có liên quan phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa (quá trình từ khi nghiên cứu tiếp cận thị trường cho đến khi kết thức hợp đồng nhận tiền thanh toán) Phải lưu ý đến giá trị theo thời gian của tiền (biều hiện bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng và mức độ mất giá của tiền) *) Tỷ suât lợi nhuận xuất khẩu: Là chỉ tiêu nói lên hiệu quả tương đối (so sánh) của một hợp đồng xuất khẩu đã được thực hiện. Nó có thể tính theo các cách: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: P p = 100% TR Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: P p = 100% TC Trong đó : P là tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu P là lợi nhuận thu được từ xuất khẩu TR là tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu TC là tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu *) Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu được xác định bằng so sánh số ngoại tệ thu được do xuất khẩu (giá trị quốc tế của hàng hóa) với những chi phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu đó. Chỉ tiêu này cho ta biết số thu ngoại tệ đối với đơn vị chi phí trong nước. Nó được dùng đề xác định hiệu quả xuất khẩu của từng loại mặt hàng hoặc hiệu quả sang từng nước, từng khu vực thị trường. Công thức Tx Hx = Cx Trong đó: Hx là hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu Tx là doanh thu (ngoại tệ) từ việc xuất khẩu Cx là tổng chi phí cho hàng hóa xuất khẩu 2.5.2. Các kết quả định tính Hoạt động xuất khẩu cũng như hoạt động khác của doanh nghiệp ngoại thương không chỉ nhằm vào mỗi mục tiêu lợi nhuận. Do vậy, khi đánh giá hoạt động này doanh nghiệp cần phải kể đến các kết quả định tính khác ngoài chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận đạt được. Các kết quả đó có thể là: Khả năng thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường: kết quả này có được sau một thời gian nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp trong việc thúc đẩ các hoạt động xuất khẩu của mình. Kết quả này biều hiện ở thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, khả năng mở rộng sang các thị trường khác, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác nguồn hàng cho xuất khẩu... các kết quả này chính là những thuận lợi cho quá trình mà doanh nghiệp có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu để tiến tới thu được lợi nhuận cao, khả năng về thị trường lơn hơn. Kết quả về mặt xã hội: Những tiện ích mà doanh nghiệp có thể mang lại khi thực hiện hoạt động xuất khẩu nào đó thì cũng phải đem lại lợi ích cho đất nước. Do vậy, doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích xã hội khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, kinh doanh những mặt hàng mà nhà nước khuyến khích xuất khẩu và không xuất khẩu những mặt hàng mà nhà nước cấm. Tóm lại, khi đánh giá các hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải đánh giá toàn diện để biết được nên làm gì và cái gì không nên làm. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp. Trong hoạt động thương mại, bất kỳ một hình thức kinh doanh nào cũng đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh có thể tạo điều kiện thuận lơi cho hoạt động kinh doanh phát triển, song cũng có thể là vật cản mạnh mẽ hoạt động này. Đối với xuất khẩu, một nội dung quan trọng của thương mại quốc tế thì ảnh hưởng của môi trường càng mạnh mẽ hơn. Dưới đây chúng ta có thể kể đến một số nhân tố thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 3.1.Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 3.1.1.Các công cụ chính sách vĩ mô Các nước khác nhau thường có các chính sách thương mại khác nhau thể hiện ý chí và mục tiêu nhà nước trong việc can thiệp và điều chỉnh cách hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nền kinh tế quốc gia. Để nền kinh tế quốc dân vận hành một cách có hiệu quả thì những chính sách thương mại thích hợp thật sự cần thiết. Trong lĩnh vực xuất khẩu, những công cụ chính sách chủ yếu thường được nhà nước sử dụng để điều tiết quản lý hoạt động này là: Thuế quan Trong hoạt động xuất khẩu, thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu theo chiều hướng có lợi cho quốc gia mình và mở rộng kinh tế đối ngoại. Thuế quan cũng gây ra các khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không hiệu quả và do giảm mức tiêu dùng trong nước. Nhìn chung công cụ này chỉ được các nước áp dụng với một số ít mặt hàng xuất khẩu bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Công cụ phi thuế quan Công cụ Quota (hạn ngạch xuất khẩu) Hình thức này trước đây được áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan, tuy nhiên đến nay để phù hợp với xu thế mới công cum hạn ngạch chỉ còn áp dụng cho mặt hàng gạo và hàng hóa theo hạn ngạch do các tổ chưc kinh tế và nước ngoài áo dụng với Việt Nam. Hạn ngạch được hiểu như quy đinh của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu từ một thị trường nội địa trong thời gian nhất định thông qua các hình thức cấp giấy phép. Mục đích của chính phủ khi sử dụng Quota xuất khẩu là nhằm quản lý kinh doanh có hiệu quả và điều chỉnh loại hàng hóa xuất khẩu. Hơn thế nữa có thể bảo hộ nền sản xuất trong nước,bảo vệ tài nguyên trong nước, cải thiện cán cân thanh toán. Trong khi thuế quan rất linh hoạt mềm dẻo thì Quota mang tính cứng nhắc, cố định lượng hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, sự tác động của hạn ngạch khác với sự tác động của thuế quan ở hai điểm: Thứ nhất. mức thuế quan ít nhất cũng mang lạu thu nhập cho chính phủ, có thể cho phép giảm các loại thuế khác, vì vậy nó bù đắp được phần nào tiêu dùng trong nước. Thứ hai, hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp duy nhất trong nước thành một nhà độc quyền về xuất hay nhập khẩu để có thể định mức giá bán cao hay giá thấp nhằm thu lợi nhuận lớn nhất. Hạn ngạch xuất khẩu được quyết định theo mặt hàng, theo từng quốc gia và theo khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh việc thi hành những biện pháp quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu để trên, các quốc gia còn áp dụng một số biện pháp phi thuế quan như: + Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: các quốc gia đặt ra tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa hay thông số kỹ thuật quy định cho hàng hóa nhập khẩu. + Giấy phép xuất khẩu; Nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh nhằm theo dõi việc xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu. c. Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến khích xuất khẩu Đây là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Một chính sách tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu là chính sách duy trì tỷ giá tương đối ổn định và ở mức thấp nhất. Kinh nghiệm của các nước đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu là phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường kỳ để đạt được mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giá tương quan với chi phí giá cả trong nước. Trợ cấp xuất khẩu cũng là một trong những biện pháp có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ cho việc mở rộng xuất khẩu các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Biện pháp này được nhiều nước áp dụng vì khi gia nhập vào thị trường nước ngoài thì sự rủi ro cao hơn nhiều tiêu thụ trong nước. Việc trợ cấp xuất khẩu cho các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu có thể dước các hình thức: miễn giảm thuế xuất khẩu, hạ lãi suất cho vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu, cho bạn hàng nước ngoài vay ưu đãi để họ có điều kiện mua sản phẩm của nước mình... Bên cạnh đó, chính phủ muốn các nhà kinh doanh trong nước hướng ra thị trường nước ngoài thì phải giảm bớt tính hấp dẫn tương đối cho việc sản xuất cho thị trường trong nước. Điều này đòi hỏi phải giảm thuế quan có tính chất bảo hộ đói với các ngành công nghiệp được ưu đãi và tranh thủ quy định hạn ngạch khối lượng nhập khẩu. Lợi nhuận sản xuất hàng thay thế nhập khẩu cũng phải giữ ở mức phù hợp với mức lợi nhuận xuất khẩu. Điều này có nghĩa là bảo hộ bằng thuế quan không được cao hơn mức trợ cấp xuất khẩu và cũng phải thống nhất với tất cả các mặt hàng. Các chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại Trong hoạt động kinh tế thương mại nói chung giữ vững được cán cân thanh toán và cân bằng thương mại có ý nghĩa quan trọng góp phần củng cố nền độc lập và tăng cường kinh tế nhanh. Đương nhiên biện pháp để giữ cân bằng không phải là hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu hoặc vay vốn để giữ cho cán cân thanh toán can bằn. sự cân bằng theo kiểu đó gọi là sự cân bằng tiêu cực. Vấn đề đặt ra là cần khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, song song với mở rộng quy mô xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, trong đó chú trọng đến mặt hàng chủ lực. Có như thế thì mởi giảm dần được nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân xuất nhập khẩu . Như vậy, nhìn chung việc giữ cán cân thanh toán và cán cân thương mại đã chứa đựng trong đó những yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. 3.1.2.Các quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế các mối quan hệ quốc tế có ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ. Đối với hoạt động xuất khẩu cũng vậy, khi xuất khẩu hàng hóa từ quốc gia mình sang một nước nào đó tức là đưa hàng hoa thâm nhập vào thị trường của quốc gia khác, người xuất khẩu thường phải đối mặt với hàng rào thuế quan hoặc các hàng rào phi thuế quan phân biệt đối xử với các nhà kinh doanh nước ngoài và hàng hóa nước ngoài... đặc biệt là hạn ngạch nhập khẩu. Các hàng rào này là chặt chẽ hay nới lỏng phụ thuộc chủ yếu và quan hệ kinh tế song phương giữa các nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Trong khi đó với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay nhiều liên minh kinh tế ở các mức độ khác nhau được hình thành, nhiêu hiệp định thương mại song phương,đa phương giữa các quốc gia giữa cá khối kinh tế cũng đã được ký kết với mục tiêu là giảm bớt thuế quan giữa các nước tham gia, giảm giá cả, thúc đẩy thương mại trong khu vực và trên thế giới. Nếu một quốc gia tham gia vào những liên minh kinh tế và những hiệp định thương mại ấy thì đó sẽ là một tác nhân tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cyar quốc gia. Nếu không chính nó lại trở thành tào chắn đối với việc thâm nhập vào thị trường nước đó. Bên cạnh mối quan hệ kinh tế thì mối quan hệ về chính trị cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế và do vậy ảnh hưởng đến hoạt động xuât khẩu của các quốc gia. Việc hàng hóa của một quốc gia này có xâm nhập được vào quốc gia khác hay không tùy vào mốiq quan hệ chính trị giữa hai quốc gia đó có tốt đẹp hay không. Nói chung, các mối quan hệ về kinh tế và chính trị luôn đi liền với nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau. Tóm lại, có được những mối quan hệ quốc tế rộng mở, bền vững và tốt đẹp sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất khẩu của một quốc gia. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu của từng doanh nghiệp của quốc gia đó. 3.1.3.Các yếu tố khoa học công nghệ Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật trong thời gian qua, nhiều công nghệ tiên tiến đã ra đời tạo ra những cơ hội, nhưng cũng gây ra những nguy cơ đối tất cả các ngành nghề nói chung và đơn vị sản xuất, kinhdoanh mặt hàng xuất khẩu nói riêng. Đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuât khẩu, việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng những công nghệ mớ, các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật sẽ giúp các đơn vị sản xuất tạo ra những sản phẩm sẽ được kéo dài và có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, việc sử dụng những yếu tố khoa học công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác này. Ví dụ như việc áp dụng các thành tựu của bưu chính viễn thông trong công tác đàm phán ký kết hợp đồng thông qua điện thoại, fax... giảm rất nhiều chi phí đi lại. Bên cạnh đó khoa học công nghê còn có tác động đến các lĩnh vực như vận tải hàng hóa, bảo quản hàng hóa, kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng... Đó cũng là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. 3.1.5.Các yếu tố thuộc về văn hóa Các yếu tố này bao gồm nhiều trình độ xã hội, phong tục tập quán, lối sống, thói quen mua sắm , thói quen tiêu dùng ... Các yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia. Một quốc gia muốn xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường nào đó không thể không xem xét đến các yếu tố này. 3.2.Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp chính là các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp, bao gồm: Vốn Con người (đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp thương mại) Tổ chức bộ máy và công nghệ quản lý Nguồn hàng và mức độ tin cậy của nguồn cung cấp Sức cạnh tranh về giá Sự am hiểu về thị trường và khách hàng Chất lượng sản phẩm và sự am hiều về sản phẩm Hiệu quả bán hàng và địa bàn hoạt động... Các yếu tố này có ảnh hưởng quyết định đến khả năng khai thác lợi thế từ thi trường. Nếu phát huy được tiềm năng của doanh nghiệp sẽ cho phép tận dụng tối đa thời cơ với chi phí thấp để mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Như vậy có rất nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài ảnh hương một cách mạnh mẽ đến hoạt động xuât khẩu của các doanh nghiệp, điều chủ yếu là doanh nghiệp làm thế nào để có thể phát huy và tận dụng được một cách tối đa các yếu tố thuận lợi bên ngoài đồng thời kết hợp với các yếu tố bên trong để tạo nên một sức mạnh tổng hợp nhằm làm cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM RAU QUẢ Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 1. Tìm hiểu chung về Tổng Công ty Rau quả Việt Nam 1.1. Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Tổng Công ty Rau quả Việt Nam. Tổng công ty Rau quả Việt Nam được thành lập ngày 11/02/1988, theo quyết định số 63 NN-TTCB của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu rau quả của các Bộ ngoại thương, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Quá trình hoạt động và phát triển của Tổng công ty có thể chia làm 3 thời kỳ: * Thời kỳ 1988 đến 1990: Đây là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian này nằm trong quỹ đạo của chương trình hợp tác Rau quả Việt - Xô (1986 - 1990). Thực hiện chương trình này cả 2 bên đều có lợi. Về phía Liên Xô đáp ứng được nhu cầu rau quả cho cả vùng Viễn Đông - Liên Xô, còn về phía Việt Nam được cung cấp các vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và có một thị trường lớn tiêu thụ ổn định. * Thời kỳ 1991 đến 1995. Thời kỳ cả nước đang bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường nhiều chính sách mới của nhà nước ra đời đã tạo ra cho Tổng công ty nhiều cơ hội. Bên cạnh đó Tổng công ty cũng gặp không ít khó khăn. Ban đầu nghiên cứu sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả. Đến thời kỳ 1991 - 1995 thì đã có hàng loạt doanh nghiệp được phép kinh doanh và xuất khẩu mặt hàng này, bên cạnh đó các doanh nghiệp nước ngoài cũng vào Việt Nam đầu tư kinh doanh về rau quả khá nhiều, tạo ra thế cạnh tranh rất gay gắt cho Tổng công ty. Thời kỳ này, chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô không còn nữa. Việc chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường, bước đầu ở các cơ sở của Tổng công ty còn lúng túng, bỡ ngỡ, vừa làm vừa tìm cho mình một hướng đi sao cho thích hợp với môi trường mới. * Thời kỳ hiện nay. Trải qua 17 năm hoạt động, hiện nay Tổng công ty đã có quan hệ làm ăn với hơn 60 nước trên thế giới. Năm 2004, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 153 triệu USD, tổng doanh thuđạt 3650 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 119,6 tỷ đồng, nộp ngân sách 245 tỷ đồng. Vào năm 1996, Tổng công ty rau quả hoạt động theo quyết định của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (số 395 ngày 29/12/1995) về việc thành lập lại Tổng công ty rau quả Việt Nam theo quyết định 90 TTg của thủ tướng chính phủ, với số vốn đăng ký là 125,5 tỷ đồng. Tổng công ty quản lý 29 đơn vị thành viên (6 công ty, 8 nhà máy, 7 xí nghiệp, 6 nông trường, 1 viện nghiên cứu rau quả và 1 bệnh viện, ngoài rau quả còn có 5 đơn vị liên doanh nước ngoài). Ngày 01/07/2003 Tổng công ty rau quả Việt Nam sáp nhập với Tổng công ty nông sản và thực phẩm chế biến xuất khẩu và hiện nay có tên là Tổng công ty Rau quả - Nông sản. Tên giao dịch là: Vegetexco - Viet Nam. Tên tiếng Anh là: vietnam national vegetable, fruit and agricultural product corporration. Trụ sở chính của Tổng công t._.XDCB: 10 tỷ; Kế hoạch của các đơn vị hạch toán phụ thuộc: Đơn vị Doanh số (triệu đ) Lợi nhuận (triệu đ) Kim ngạch XNK (USD) Sản xuất công nghiệp (tấn) Tổng 294.000 8.000 16.500.000 1.018 KDVP Tổng Công ty 136.000 1.000 7.500.000 C.ty Giống Rau quả 33.000 2.000 1.000.000 Xí nghiệp Bình Phước 125.000 5.000 8.000.000 1.018 Nguồn: Tổng Công ty rau quả - nông sản Việt Nam 1.1.3. Những giải pháp của Công ty mẹ. Một là, công tác đổi mới phát triển doanh nghiệp - cổ phần hoá: - Xác định xong giá trị doanh nghiệp Công ty XNK NSTP Hà Nội, xây dựng phương án cổ phần hoá và trình Bộ phê duyệt trong Quý I/2009. Hoàn thành cổ phần hoá Công ty XNK NSTP Hà Nội trong quý II/2009. Giải quyết dứt điểm chuyển đổi doanh nghiệp của Công ty Rau quả Hà Tĩnh. - Thực hiện chuyển đổi Công ty Liên doanh Luveco theo một hình thức mới phù hợp đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Phối hợp giải quyết các tồn tại khi phá sản và bàn giao doanh nghiệp thành viên. - Thực hiện tiến trình cổ phần hoá Tổng Công ty theo chỉ đạo của Bộ. Xác định giá trị doanh nghiệp công ty mẹ vào thời điểm 31/12/2008. Xây dựng xong phương án cổ phần hoá công ty mẹ trong quý II/2009. Hoàn thành cổ phần hoá công ty mẹ trong năm 2009. Hai là, công tác thị trường, xúc tiến thương mại, kinh doanh XNK: - Tiếp tục chú trọng công tác thị trường và xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh xuất khẩu gắn liền với tiêu thụ nội địa. Giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu hiện có, tìm kiếm các thị trường mới. Có sự gắn kết chặt chẽ với khách hàng nước ngoài, các nhà máy chế biến và các khách hàng cung cấp hàng hoá. Xác định đúng tầm trong trọng của thị trường nội địa. Xây dựng, củng cố và mở rộng hệ thống trong phân phối sản phẩm trong nước. Đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và nội tiêu. Đa dạng ngành nghề kinh doanh, từng bước nâng cao uy tín thương hiệu Vegetexco. - Theo dõi sát nhu cầu và diễn biến giá trị của các mặt hàng chính tại các thị trường xuất khẩu. Có những phân tích, dự báo kịp thời làm cơ sở cho định hướng và quyết định trong sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo sản xuất kinh doanh nhạy bén, linh hoạt. Hoàn thiện cơ chế khoán khối kinh doanh Văn phòng Tổng công ty. Tiếp tục thực hiện hướng sản xuất gia công xuất khẩu. Ban hành cơ chế khuyến khích sản xuất gia công, kinh doanh xuất khẩu và nội tiêu. Tập trung giao dịch để có hợp đồng xuất khẩu có đơn đặt hàng các sản phẩm dưa chuột, cà chua chế biến, ngô từ đầu vụ gieo trồng nguyên liệu. Tăng cường giao dịch xuất khẩu tiêu thụ các sản phẩm điều, dứa, vải, lạc tiên, cơm dừa và hàng nông sản. - Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại năm 2009 đã được Bộ Thương mại phê duyệt. Chuẩn bị và tổ chức tốt cho đoàn khảo sát thị trường, chương trình đào tạo kỹ năng xuất khẩu. Phối hợp với Hiệp hội Trái cây Việt Nam, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Hiệp hội. Cung cấp kịp thời những thông tin dự báo về thị trường, giá cả. Ba là, sản xuất nông nghiệp: - Thực hiện ký kết hợp đồng sản xuất 9 loại giống rau với các địa phương tại 8 tỉnh (Hà Giang, Bắc Giang, Nam Định, Sơn La, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình) với diện tích 236 ha và sản lượng 123 tấn (tăng gấp 2 lần so 2008): sản xuất 50 ha giống lúa, ngô, đậu tương với sản lượng 110 tấn. Tổ chức theo dõi và quản lý chặt chẽ quy trình tại các điểm sản xuất giống, có cơ chế quản lý và thu mua phù hợp, đảm bảo tổ chức thu mua toàn bộ hạt giống sản xuất. Nghiên cứu bổ sung thiết bị, máy móc để hoàn chỉnh một dây chuyền chế biến hạt giống rau tại Trung tâm Thường Tín để nâng cao chất lượng giống. Tiếp tục thực hiện phương châm "chất lượng giống tốt, giá cả hợp lý, dịch vụ chu đáo" nhằm xây dựng thương hiệu giống có uy tín trên thị trường. Đăng ký độc quyền 1 - 2 loại giống rau với Bộ. Tổ chức sản xuất, thu mua và tiêu thụ 30.000 cây lan nuôi cấy mô, 40.000 cây lan các loại. Sử dụng toàn bộ diện tích của 4 nhà lưới để sản xuất hoa. Mở rộng sản xuất và tiêu thụ rau trái vụ và rau an toàn. - Đối với sản xuất kinh doanh điều nhân: Nắm sát tình hình giá cả thị trường trong nước và quốc tế để có các quyết định phù hợp. Cân đối nguyên liệu trong nước, nguyên liệu nhập khẩu, tổ chức tốt việc thu mua nguyên liệu. Củng cố các cơ sở gia công hiện có và mở thêm các cơ sở gia công mới nhằm duy trì công suất bình quân 16 tấn/ngày. Nghiêm túc thực hiện hệ thống QLCL ISO 9001-2000, HACCP, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng; trang bị máy móc, thiết bị, thực hiện cơ giới hoá công đoạn bóc vỏ, tách hạt. Cải tiến quản lý sản xuất, giảm các loại chi phí trong quản lý, lưu thông để giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tổ chức kinh doanh thêm các mặt hàng cà phê, tiêu, sắn lát khi có điều kiện thuận lợi. - Tiếp tục xem xét hỗ trợ các đơn vị kinh phí xây dựng hệ thống QLCL ISO 9001-2000 và HACCP. Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc đảm bảo chất lượng nông, lâm, thuỷ sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ sản xuất, tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu. Bốn là, công tác tài chính: - Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tài chính kế toán đối với các đơn vị phụ thuộc và khối kinh doanh Văn phòng Tổng Công ty. - Hoàn chỉnh hồ sơ công nợ, tiến hành đối chiếu công nợ, xử lý và làm lành mạnh tình hình tài chính của công ty mẹ phục vụ cho việc xác định giá trị doanh nghiệp. - Hoàn thành báo cáo quyết toán tài chính năm 2008 của Công ty mẹ trong quý I/2009. Năm là, Công tác đầu tư và xây dựng cơ bản - Triển khai thực hiện Dự án cải tạo nhà làm việc 58 Lý Thái Tổ. Thực hiện đầu tư tường bao, kho bảo quản thóc giống tại Trại Giống rau quả Thường Tín. - Nghiên cứu đầu tư mở rộng khu kho hàng hoá, đầu tư cải tạo sân phơi, tiếp tục đầu tư máy bóc vỏ lụa, máy tách hạt điều, thay thế máy biến thế tại XN Điều Bình Phước. - Lập dự án đầu tư mới trụ sở số 2 Phạm Ngọc Thạch - Tiến hành quyết toán xong dự án CNSH vốn ngân sách của Công ty Giống rau quả trong Quý I. Sáu là, Công tác khoa học kỹ thuật - Phối hợp, chỉ đạo kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh các cây nguyên liệu, cây giống rau, kỹ thuật chế biến các sản phẩm. - Hoàn chỉnh quy trình bảo quản dưa chuột bao tử. Hoàn chỉnh các quy trình sản xuất rau an toàn trái vụ. Thực hiện tốt dự án mô hình sản xuất rau an toàn tại Thường Tín. - Theo dõi, đôn đốc và tiến hành nghiệm thu hai đề tài cấp Bộ tại Công ty CP TPXK Đồng Giao, Công ty CP GN&XNK Hải Phòng, nghiệm thu về mặt khoa học Dự án Công nghệ sinh học của Công ty Giống rau quả trong quý I/2009. - Đề xuất và tham gia đấu thầu đề tài về cây gấc và các sản phẩm chế biến từ gấc với Bộ KHCN. Bẩy là, một số công tác khác - Xây dựng và thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm chống lãnh phí. ổn định và nâng cao thu nhập và đời sống cán bộ công nhân viên. Thực hiện chương trình phổ biến pháp luật. - Phát động và tổ chức tốt các phong trào thi đua thực hiện tiết kiệm, đổi mới công tác quản lý, phát huy sáng kiến cải tiến công nghệ và thiết bị, tiết kiệm chi phí. - Làm tốt công tác phòng chống bão lụt, phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an toàn lao động. Tuy nhiên đây chỉ là những mục tiêu, kế hoạch và những giải pháp mang tính ngắn hạn trong năm 2009. Tổng Công ty đang hướng tới những giai đoạn tiếp theo, thực hiện đề án, mục tiêu đã đề ra đến năm 2015. Những định hướng đó là: 1.2. Định hướng về nguyên vật liệu. Theo dự thảo chương trình quốc gia và phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi của Việt Nam năm 2006 thì đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 ngàn tấn, so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân 3,61%/ năm), sản lượng tăng 371,5 ngàn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,55%/năm). Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn. Dự thảo đề ra mục tiêu và phương hướng phát triển đối với vùng, miền sản xuất rau quả đến năm 2015 như sau: Bảng 6: Định hướng phát triển về diện tích và sản lượng các vùng miền đến năm 2015 Loại cây trồng Vùng miền Rau Diện tích (ngàn ha) Sản lượng (triệu tấn) - Đồng bằng Sông Hồng 215 4,7 - Trung du miền núi Bắc Bộ 165 2,3 - Bắc Trung Bộ 100 1,7 - Duyên hải Nam Trung Bộ 60 1 - Tây Nguyên 100 0,22 - Đông Nam Bộ 110 2,1 - Đồng Bằng Sông Cửu Long 250 5,3 Nguồn: Tổng Công ty rau quả - nông sản Việt Nam Phía Tổng công ty tập trung phát triển 11 loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có 1 số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: Cam Sành, Thanh Long, Xoài cát Hoà Lộc, Bưởi Năm Roi, Vải, Vú Sữa và măng cụ. Cụ thể: + Cam Sành: Dự kiến quy hoạch phát triển cây cam sành tại vùng BBSCL đến năm 2010 là 31 ngàn ha, đạt sản lượng 277,2 ngàn tấn. Chủ yếu tập trung tại các tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang và Cần Thơ. + Thanh Long: Quy hoạch phát triển Thanh Long tại 3 tỉnh vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL là Bình Thuận, Tiền Giang và Long An; Dự kiến đến năm 2010 diện tích Thanh Long ở 2 vùng này đạt 14,3 ngàn ha, cho sản lượng 236,5 ngàn tấn. + Bưởi Năm Roi: Quy hoạch phát triển Bưởi Năm Roi đến năm 2010 là 15 ngàn ha, đạt sản lượng 121,5 ngàn tấn, chủ yếu tại các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang. + Xoài cát Hoà Lộc: Dự kiến đến 2010 có 9,0 ngàn ha xoài cát Hoà Lộc, cho sản lượng xấp xỉ 40 ngàn tấn. Tập trung ở hai tỉnh Tiền Giang (trong đó chủ yếu ở huyện Cái Bè) và tỉnh Đồng Tháp (tập trung chính ở huyện Cao Lãnh). - Sầu riêng: Quy hoạch vùng sầu riêng chủ lực tập trung tại vùng Đông Nam Bộ, trong đó chủ yếu ở tỉnh Đồng Nai (tập trung chính tại các huyện Cẩm Mỹ, Thị xã Long Khánh, Xuân Lộc...) và tỉnh Tây Ninh (chủ yếu tại các huyện Hoà Thành, Tân Châu và Tân Biên). Ngoài ra, cũng có thể phát triển tại một số tỉnh tại vùng ĐBSCL như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long... - Măng cụt: Dự kiến quy hoạch đến 2010 phát triển cây măng cụ tại một số tỉnh vùng ĐBSCL và Đông nam Bộ, đạt diện tích 11,3 ngàn ha, cho sản lượng 24 ngàn tấn; Trong đó Bến Tre là tỉnh có diện tích măng cụt lớn nhất (tập trung ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành); Tiếp theo là Vĩnh Long (tập trung ở huyện Vũng Liêm); Trà Vinh và Bình Dương (tại các huyện Thuận An, Bến Cát và Dầu Tiếng). - Vải thiều: Hai vùng trồng vải tập trung sẽ là Thanh Hà - Hải Dương và Lục Ngạn Bắc Giang. Dự kiến quy hoạch đến năm 2010 diện tích vải cả nước đạt 90 ngàn ha, cho sản lượng315 ngàn tấn; trong đó Bắc Giang đạt 36 ngàn ha, cho sản lượng 177,5 ngàn tấn và vùng Hải Dương: 14,1 ngàn ha, đạt sản lượng 70 ngàn tấn. Mặt khác, trong sản xuất nông nghiệp phía Tổng Công ty đã có những phương hướng sau: ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến: Để việc sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, cần áp dụng quy trình canh tác tiên tiến, lựa chọn đất phù hợp, giống tốt và sạch bệnh, trồng đúng mật độ, trồng theo hàng để dễ chăm sóc, dễ xen canh trong thời gian kiến thiết cơ bản, phân bón và tưới tiêu hợp lý; nhân giống bằng phương pháp công nghệ tiên tiến; sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, tổng hợp. Chú trọng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cây trồng: Giải quyết được giống thuần chủng có chất lượng cao, thích ứng với từng vùng sinh thái là vấn đề quan trọng bậc nhất và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngành rau quả trong nhiều năm tới. Do đó, cần tập trung đầu tư công tác nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo giống một cách thoả đáng để đến năm 1015 bảo đảm tất cả các loại giống rau quả đã được khảo nghiệm, đánh giá và xác định được giống có chất lượng và năng suất cao. Trên cơ sở đó có quy trình canh tác hợp lý đối với từng vùng sinh thái, đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. Tổng Công ty cũng đặc biệt chú ý đến công tác bảo quản chế biến nên đã xác định rõ các vấn đề trong hệ thống bảo quản chế biến như sau: - Đảm bảo đồng bộ giữa nhà máy, vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, bố trí nhà máy ở trung tâm vùng nguyên liệu. - Xây dựng nhà máy chế biến, gắn với bảo quản và đa dạng hoá các sản phẩm đồng thời, các nhà máy này là tụ điểm phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, nhằm tận dụng hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, nhân lực và tiết kiệm vống đầu tư. - Đa dạng hoá sản phẩm và tổng hợp lợi dụng trong mỗi nhà máy, nhằm tận dụng công suất thiết bị, giảm giá thành sản phẩm. - Nghiên cứu tiến hành nhập mẫu một số nhà máy quy mô nhỏ và vừa với công nghệ và thiết bị hiện đại, trên cơ sở đó sẽ tổ chức thiết kế, chế tạo trong nước. - Đặc biệt chú ý đầu tư về bao bì sản phẩm, đảm bảo mẫu mã đẹp, phù hợp với yêu cầu của các sản phẩm. - Thực hiện việc lựa chọn, đóng gói quả tại vườn để vừa hạ giá thành vừa bảo đảm chất lượng, áp dụng các biện pháp cổ truyền và các phương pháp bảo quản tiên tiến hiện đại. - Hiện đại hoá các hệ thống vận chuyển, hệ thống bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất. - Thực hiện nâng cấp mở rộng và hiện đại hoá các nhà máy, xí nghiệp chế biến rau quả hiện có, đồng thời xây dựng một số nhà máy mới có quy mô nhỏ và vừa với công nghệ thiết bị hiện đại ở các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, chuyên xuất khẩu. Trong công tác xây dựng các xí nghiệp, công trình phụ trợ và các trung tâm kiểm tra chất lượng, cung ứng rau quả phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. - Trước hết cần tận dụng triệt để các nhà máy, cơ sở hiện có và từng bước xây dựng mới các cơ sở mới. - Tận dụng hệ thống cầu càng có sẵn và bổ sung kho lạnh bảo quản hàng trước khi giao xuống tàu. - Tổ chức lại hệ thống các doanh nghiệp gắn sản xuất với thị trường, bên cạnh cơ sở chế biến cần có các xí nghiệp dịch vụ cung ứng rau quả. Xây dựng hệ thống bán rau quả tươi và rau quả chế biến đạt tiêu chuẩn về bảo quản. - Xây dựng một trung tâm kiểm tra chất lượng ở các vùng sản xuất tập trung. Ngoài ra, Tổng Công ty luôn có kế hoạch đào tạo, hỗ trợ kinh phí đào tạo các cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế công nhân kỹ thuật cho các cơ sở trồng, chế biến, bảo quản rau quả. 1.3. Định hướng về xuất khẩu các sản phẩm rau quả 1.3.1. Về thị trường xuất khẩu Trong thời gian tới Tổng Công ty dự kiến sẽ xuất khẩu các loại sản phẩm rau quả sang 1 số thị trường chủ yếu sau: Bảng 7: Định hướng sản phẩm và thị trường cho xuất khẩu trong thời gian tới STT Sản phẩm Thị trường chính 1 Măng tây, đậu rau, cà chua, dứa, quả có múi, xoài EU, Mỹ, Nhật, Singapore... 2 Măng ta, khoai sọ Đài Loan, Nhật, Pháp, ý... 3 Chuối Trung Quốc, các nước SNG 4 Vải nhãn Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Mỹ... Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển 1.3.2. Về kim ngạch xuất khẩu Theo "Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010" của Bộ Thương mại đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 156/2006 QĐ-TTg, mục tiêu phát triển xuất khẩu rau quả là "Phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả lên 600 - 700 triệu vào năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006 - 2013 là 23 - 25%/năm và đạt kim ngạch khoảng 1000 triệu USD vào năm 2015". Về phía Tổng Công ty, theo báo cáo tổng kết cuối năm 2008 đã đề ra mục tiêu vào năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt: 89 triệu USD. Theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty kế hoạch đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 120 triệu USD. 2. Các giải pháp tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu ở Tổng Công ty rau quả Việt Nam Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ các hoạt động như: Đầu tư sản xuất, kinh doanh, nghiệp vụ nghiên cứu thị trường (ký kết thực hiện hợp đồng xuất khẩu, và chuyên bảo quản, sơ chế, phân loại). Các hoạt động này nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu. Sau đây, em xin trình bày các giải pháp về hoạt động này nhằm phục vụ tốt cho việc kinh doanh của Tổng Công ty rau quả Việt Nam 2.1. Quy hoạch diện tích vùng nguồn nguyên liệu. Một trong những vấn đề còn tồn tại là phạm vi cả nước chúng ta chưa có quy hoạch cụ thể, đất đai có nhiều điều bất cập chưa tạo được thuận lợi cho việc tích tục đất, lập trang trại để tạo được các vùng sản xuất lớn, tập trung, chuyên canh cho rau, hoa, quả sản xuất hàng hoá tạo sản lượng lớn ổn định, chất lượng cao... đáp ứng yêu cầu thị trường cho xuất khẩu. Một số địa phương đã định hướng quy hoạch cho phát triển sản xuất nhưng trong vùng quy hoạch vốn là khu vực xen canh nhiều loại cây trồng khác nhau vấn đề đặt ra là cần có quy hoạch ổn định cho chuyên canh ở mức độ ổn định. Để ngành sản xuất rau quả đạt hiệu quả kinh tế cao cần phải đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, các vùng tập trung dân cư và phục vụ xuất khẩu. Quỹ đất có thể quy hoạch cho mở rộng diện tích trồng mới rau quả bằng các nguồn như: sử dụng đất trồng, đồi núi trọc, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp... Tóm lại, cần phải quy hoạch vùng nguồn nguyên liệu vùng nguồn nguyên liệu phải đảm bảo gần nơi sản xuất chế biến. Như thế sẽ thuận lợi cho việc chuyên trở, bảo quản và đáp ứng kịp thời công tác sản xuất. 2.2. Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm Vấn đề chất lượng sản phẩm có thể được xem là vấn đề thiết yếu nhất cần được quan tâm để tăng cường hiệu quả của công tác xuất khẩu sản phẩm rau quả của Tổng Công ty rau quả Việt Nam. Tổng Công ty đã không ngừng áp dụng nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm vì đây là một trong các yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại của mặt hàng trên thị trường thế giới. Hiện nay các nhà máy chế biến của Tổng Công ty rau quả Việt Nam đã rất cũ kỳ, máy móc lạc hậu vì đã hoạt động hơn 30 năm nay nên năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Với khối lượng sản phẩm như mục tiêu mà Tổng Công ty đặt ra cần đạt được giai đoạn 2005 - 2010 thì Tổng Công ty phải có sự thay đổi nâng cấp mở rộng các nhà máy, hiện đại hoá các dây chuyền công nghệ sản xuất đặc biệt là nhà máy Đồng Dao và Tân Bình. Hai nhà máy này là hai cơ sở chính đảm nhận sản xuất các mặt hàng dứa chế biến xuất khẩu của Tổng Công ty. Tiếp tục xúc tiến xây dựng nhanh chóng để đưa vào hoạt động một số nhà máy với trang thiết bị hiện đại như nhà máy nước dứa cô đặc Kiên Giang, dứa đông lạnh và đồ hộp ở Hà Bắc và một số tỉnh khác như Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Phước. Từ chỗ chỉ có 9 nhà máy sản xuất chế biến thì đến năm 2010 Tổng Công ty sẽ có 22 cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu để đáp ứng khối lượng hàng xuất khẩu như dự kiến. Mặt khác, để nâng cao chất lượng sản phẩm dứa chế biến xuất khẩu, Tổng Công ty rau quả Việt Nam còn liên doanh liên kết với các công ty có uy tín trên thế giới để tổ chức sản xuất ché biến các loại sản phẩm dứa có giá trị xuất khẩu cao như liên doanh với Italia và Thụy Sỹ trong sản xuất dây chuyền sản xuất dứa cô đặc ở Kiên Giang... Với những liên doanh này thì chúng ta được hỗ trợ máy móc thiết bị hiện đại với công suất và chất lượng cao. Ngoài việc đầu tư nâng cấp mở rộng và xây dựng mới một số cơ sở chế biến thì Tổng Công ty còn phải đầu tư xây dựng công nghiệp phụ trợ và cơ sở hạ tầng như nhà máy bao bì, kho cảng, khu vực bảo quản... Công tác bảo quản sản phẩm là hoạt động rất quan trọng để giữ gìn bảo đảm chất lượng cho sản phẩm và sự thành công của hợp đồng xuất khẩu. Sản phẩm rau quả dễ bị thối, tổn thương do tác động cơ học, thời tiết, nếu không có sự bảo quản tốt từ khâu thu hoạch tới khâu vận chuyển chế biến. Những tổn thương này làm giảm giá trị sản phẩm, làm mất uy tín của Tổng Công ty với bạn hàng. Chính vì vậy khâu bảo quản cũng cần được chú trọng đầu tư như những khâu quan trọng khác. Bao bì của sản phẩm cũng là một nhân tố góp phần bảo vệ an toàn về số lượng, chất lượng cho sản phẩm góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động của nhân viên bán hàng. Mặt khác bao bì cũng là một hình thức quảng cáo hết sức có hiệu quả. Trước đây bao bì của Tổng công ty chưa được chú ý nhiều lắm, chủ yếu là nhập từ nước ngoài về với giá thành rất cao làm tăng chi phí đầu vào cho sản phẩm xuất khẩu. Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay để cạnh tranh được với các đối thủ nặng ký khác thì tất cả các khâu đều cần được chú trọng, kể cả bao bì. Việc tạo mẫu sản xuất bao bì trong nước có thể làm được với hình thức tương đương mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Bao bì của Tổng Công ty tạo ra đẹp mắt sẽ tạo được sự chú ý của bạn hàng nước ngoài, bên cạnh đó bao bì đẹp còn tạo được lòng tin với họ, hộ trợ rất nhiều cho công tác tiêu thụ hàng hoá. Tổng Công ty liên doanh liên kết với nước ngoài trong việc xây dựng các nhà máy bao bì thuận tiện và chủ động trong việc đóng gói bảo quản sản phẩm. Thực hiện tốt liên doanh TOVECAN là liên doanh giữa Tổng công ty với 2 công ty TOMEN của Nhật và TONY của Đài Loan để sản xuất bao bì và hộp sắt hàn điện. Hiện tại thực hiện xây dựng 2 nhà máy bao bì hộp sắt ở 2 miền Nam, Bắc để đáp ứng nhu cầu hộp sắt trong cả nước, tổng công suất là 240 triệu hộp một năm, hai nhà máy chế biến bao bì thuỷ tinh đồng bộ với công suất 60 triệu lọ/năm. Tổng Công ty cũng xin trợ giúp về vốn của nhà nước để thực hiện đúng dự kiến xây dựng 2 nhà máy bao bì giấy carton đặt ở Hải Hưng và Sài Gòn với công suất 45.000 - 50.000 tấn carton/1năm, thoả mãn yêu cầu mọi kích cỡ khác nhau, nhiều chủng loại bao bì sản phẩm đóng hộp kim loại, chai lọ, hàng đông lạnh và rau quả tươi, có hệ thống in mã ký hiệu, tráng parapin, có phân xưởng bao bì chất dẻo và bao bì gỗ. Những giải pháp trên đây Tổng Công ty đã và đang thực hiện nhằm không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu, làm cho chất lượng các mặt hàng này tăng lên, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. 2.3. Nghiên cứu nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu Để tạo được nguồn hàng ổn định, nhằm củng cố phát triển các nguồn hàng, Tổng Công ty cần nghiên cứu các nguồn hàng thông qua việc nghiên cứu tiếp cận thị trường. Tổng Công ty cần phải tìm hiểu cặn kẽ thị trường, dự đoán được xu hướng biến động của hàng hoá, đặc biệt trong thời gian có nhiều biến động. Qua nghiên cứu thị trường Tổng Công ty tìm ra hạn chế một số rủi ro của thị trường, qua đó, tạo điều kiện cho chính mình khai thác ổn định nguồn hàng trong khoảng thời gian hợp lý, làm cơ sở vững chắc cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tổng Công ty cần phải nghiên cứu kỹ nguồn hàng xuất khẩu và đáp ứng được thị trường nước ngoài về những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Cần lưu ý nghiên cứu hàng xuất khẩu xác định được giá cả trong nước của hàng hoá và giá cả quốc tế của hàng hoá đó, sau khi tính các chi phí mua hàng, vận chuyển, bao gói... thì lợi nhuận thu về cho Tổng Công ty là bao nhiêu quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh xuất khẩu của Tổng Công ty. 2.4. Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu Trong khi thu mua và vận chuyển các sản phẩm rau quả cần phải hết sức chú ý tránh va đập mạnh gây dập hỏng làm giảm khối lượng rau quả đủ tiêu chuẩn chế biến. Chính vì vậy Tổng Công ty nên tổ chức bố trí đội ngũ làm công tác này hết sức cẩn thận, có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho nguyên liệu, hạn chế ở mức tối thiểu những nguyên liệu bị loại thải. Đây cũng là 1 khâu rất quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chế biến nên cần phải được coi trọng, cùng với đó là cả vấn đề bảo quản rau khu mua. Phía Tổng Công ty cần giám sát và chỉ đạo tốt hệ thống thu mua đại lý và chi nhánh của mình. Bởi vì làm tốt công tác này Tổng Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí thu mua. Mặt khác, để nâng cao năng suất và hiệu quả thu mua, phía Tổng Công ty cần phải lựa chọn và sử dụng nhiều kênh thu mua, kết hợp với nhiều hình thức thu mua, đồng thời tạo được nguồn hàng ổn định cho hoạt động xuất khẩu và hạn chế những rủi ro thu mua hàng hoá xuất khẩu. Khi ký kết hợp đồng thu mua hàng hoá xuất khẩu, Tổng Công ty cần chú ý đến các điều khoản trong đơn đặt hàng để xiết chặt hơn nhằm nâng cao chất lượng hàng đủ tiêu chuẩn phục vụ cho công tác xuất khẩu. Đó là các vấn đề như: Quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, số lượng, bao bì, đặc biệt là thời gian hàng... Bởi vì hàng hoá rau quả là 1 hàng hoá đặc biệt, mà nếu nó là hàng hoá rau quả tươi thì vấn đề thời gian giao hàng đúng tiến độ khá quan trọng. 2.5. Đàm phán ký kết hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu Vấn đề đặt ra là: Đàm phán ký kết hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu có những tác động ngược trở lại nào đến công tác tạo nguồn hàng cho hợp đồng xuất khẩu. Có thể nói không chỉ riêng Tổng Công ty mà bất cứ một doanh nghiệp nào của Việt Nam khi đàm phán thường gặp nhiều khó khăn, bất lợi hơn đội bạn, phải chăng đó là tính chuyên nghiệp trong đàm phán từ phía Việt Nam? Hay chúng ta thiếu nghệ thuật đàm phán? Chúng ta còn thiếu sự nhanh nhậy khi đối phương đưa ra tình huống có thể dăng bẫy chúng ta?... Vì vậy trong đàm phán phía Tổng Công ty cần có ự chuẩn bị hết sức kỹ càng và lường trước các tình huống có thể xảy ra để có thể xử lý tốt khi gặp phải.Kết quả mong muốn của một cuộc đàm phán suy cho cùng là cả 2 bên đều đạt được sự hài lòng trong mục đích của mỗi bên. Trong đàm phán ký kết hợp đồng Tổng Công ty cần chú ý đến các điều khoản như: Số lượng giao hàng, giá cả, cơ sở giao hàng, bao bì, phạt và bồi thường thiệt hại, bảo hiểm... Bởi vì các điều khoản này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới công tác tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu. Theo đó, phía Tổng Công ty phải điều chỉnh trong công tác tạo nguồn để đúng tiêu chuẩn hay không vi phạm hợp đồng xuất khẩu như đã ký kết. 2.6. Công tác vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phân loại hàng xuất khẩu Vấn đề vận chuyển là hết sức quan trọng trong công tác thu mua hàng hoá xuất khẩu vận chuyển phải đảm bảo vì thời gian, tiến độ và sản phẩm hàng hoá được bảo quản an toàn đến nơi chế biến cũng như kho cảng, tay người tiêu dùng, đó là đội ngũ phải chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, trách nhiệm trong công việc. Công tác bảo quản rau quả là công tác góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bảo quản để đảm bảo chất lượng và sự thành công của hoạt động xuất khẩu đặc biệt là đối với rau quả tươi. Công tác này phải đạt yêu cầu cho sản phẩm đến cảng nước ngoài và tới tay người tiêu dùng không bị hư hỏng thối rữa... Chính vì vậy cần phải chú trọng công tác bảo quản như: Phải có kho chứa thích hợp, có kỹ thuật bảo quản đối với từng loại sản phẩm vì mỗi loại sản phẩm có yêu cầu bảo quản khác nhau. Để đáp ứng liên hoàn công nghệ chế biến sản phẩm cần phải xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật chế biến. Trong thời gian qua mặc dù Tổng Công ty đã trang bị thêm nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại lắp đặt cho các nhà máy nhưng chưa đồng đều và còn nhiều công nghệ lạc hậu do đó ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy trước mắt cần đầu tư bảo chữa để khai thác tối đa các cơ sở chế biến hiện có đồng thời lựa chọn và mua sắm thêm các thiết bị hiện đại phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. KÕt luËn Kinh doanh xuÊt nhËp khÈu lµ mét ho¹t ®éng lu«n ®­îc ®¸nh gi¸ cao ®èi víi mçi quèc gia nãi chung vµ doanh nghiÖp kinh doanh xuÊt nhËp khÈu nãi riªng. §èi víi mçi quèc gia, ho¹t ®éng kinh doanh xuÊt khÈu gióp mang l¹i lîi Ých vµ nguån thu ngo¹i tÖ, t¨ng thu nhËp quèc d©n vµ nguån thu cho Nhµ n­íc, t¹o c«ng ¨n viÖc lµm vµ n©ng cao ®êi sèng nh©n d©n. §èi víi doanh nghiÖp th× mang l¹i cho hä c¬ héi v­¬n lªn trªn tr­êng quèc tÕ, mÆc dï víi c¸c doanh nghiÖp kinh doanh xuÊt nhËp khÈu cña c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn trong ®ã cã ViÖt Nam th× cßn gÆp nhiÒu khã kh¨n vµ th¸ch thøc. Tæng C«ng ty Rau qu¶ - N«ng s¶n ViÖt Nam lµ mét ®¬n vÞ ®iÓn h×nh kinh doanh xuÊt khÈu c¸c s¶n phÈm rau qu¶. S¶n phÈm rau qu¶ l¹i lµ mét hµng ho¸ ®Æc biÖt, yªu cÇu cao vÒ mÆt qu¶n lý còng nh­ nghiÖp vô ngo¹i th­¬ng sao cho ho¹t ®éng xuÊt khÈu gÆp nhiÒu thuËn lîi vµ ®¹t hiÖu qu¶ cao. Bëi v×, s¶n phÈm rau qu¶, theo thêi gian sÏ chøa ®ùng nhiÒu rñi ro vÒ kinh doanh xuÊt khÈu. VËy ®©u lµ nh÷ng gi¶i ph¸p gióp cho viÖc kinh doanh xuÊt khÈu s¶n phÈm rau qu¶ gÆp nhiÒu thuËn lîi, h¹n chÕ tèi ®a vÒ rñi ro quyÕt ®Þnh ®Õn tiªu chuÈn hµng ho¸ tíi tay ng­êi tiªu dïng ? Trong ph¹m vi vµ n¨ng lùc cho phÐp cña m×nh, sau khi thùc tËp ë Tæng C«ng ty Rau qu¶ - N«ng s¶n ViÖt Nam, em ®· m¹nh d¹n ®­a ra mét sè gi¶i ph¸p “t¹o nguån hµng” cho ho¹t ®éng xuÊt khÈu c¸c s¶n phÈm rau qu¶ ë Tæng C«ng ty Rau qu¶ - N«ng s¶n ViÖt Nam. Tuy nhiªn ®©y lµ mét vÊn ®Ò lín, cÇn ph¶i nghiªn cøu vµ cã gi¶i ph¸p s©u h¬n n÷a ®Ó gãp phÇn t¹o ®µ cho ho¹t ®éng kinh doanh xuÊt khÈu tèt h¬n. Trong bµi viÕt cña em, ch¾c ch¾n kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt em mong c¸c thÇy c« vµ c¸c c« chó trong phßng kinh doanh xuÊt nhËp khÈu sè V ë Tæng C«ng ty ®ãng gãp ý kiÕn ®Ó em ®­îc hoµn thµnh bµi viÕt tèt h¬n. Sau cïng, em xin ch©n thµnh c¶m ¬n thÇy gi¸o §oµn Quang Vinh vµ c¸c c« chó trong phßng kinh doanh sè V ®· t¹o ®iÒu kiÖn vµ gióp ®ì em hoµn thµnh chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nµy. Hµ Néi, ngµy ... th¸ng ... n¨m 2009 Sinh viªn thùc hiÖn Hoµng V¨n Tµi Tµi liÖu tham kh¶o Gi¸o tr×nh “Kü thuËt nghiÖp vô ngo¹i th­¬ng”, Vò H÷u Töu, NXB Gi¸o dôc 2003. “Kü thuËt kinh doanh xuÊt nhËp khÈu” . PGS.TS. Vâ Thanh Thu (2005), www.vnexpress.net Gi¸o tr×nh “Th­¬ng m¹i quèc tÕ”. PGS.TS. NguyÔn Duy Bét, NXB Gi¸o dôc 1998. Gi¸o tr×nh “NghiÖp vô Ngo¹i th­¬ng, Lý thuyÕt vµ Thùc hµnh”. PGS.TS. NguyÔn ThÞ H­êng. TS. T¹ Lîi. NXB §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n 2005. “ChiÕn l­îc Kinh doanh quèc tÕ”. PGS.TS. NguyÔn B¸ch Khoa. NXB Gi¸o dôc 1998. Gi¸o tr×nh "Kinh doanh quèc tÕ". PGS.TS. NguyÔn ThÞ H­êng. NXB §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n - 2003. Dù th¶o ch­¬ng tr×nh quèc gia vÒ ph¸t triÓn s¶n xuÊt vµ xuÊt khÈu rau, hoa, qu¶ t­¬i cña ViÖt Nam. Bé Th­¬ng m¹i n¨m 2006. §Ò ¸n ph¸t triÓn rau hoa qu¶ vµ hoa c©y c¶nh thêi kú 1999 - 2010 (theo tê tr×nh ChÝnh phñ sè 2795/BNN-CBNLS ngµy 4/8/1999 cña Bé N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n). B¸o c¸o thùc hiÖn xuÊt khÈu n¨m 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 - Tæng C«ng ty Rau qu¶ ViÖt Nam. Tæng kÕt c«ng t¸c c¸c n¨m 2006, 2007, 2008 - Tæng C«ng ty Rau qu¶ ViÖt Nam. Web sites : www. rauhoaquavietnam.vn. www. vegetexco.com.vn www.vneconomy.com.vn www//http//vetxpress.net MỤC LỤC Trang Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i do t«i trùc tiÕp lµm d­íi sù h­íng dÉn cña thÇy gi¸o h­íng dÉn vµ c¸c c« chó trong phßng kinh doanh sè V ë Tæng C«ng ty rau qu¶-n«ng s¶n ViÖt Nam. C¸c sè liÖu kÕt qu¶ trong kú lµ trung thùc xuÊt ph¸t tõ thùc tÕ ho¹t ®éng cña c«ng ty. Hµ Néi, ngµy 05 th¸ng 05 n¨m 2009 Hoµng V¨n Tµi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1989.doc
Tài liệu liên quan