Thực trạng Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC

LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây, với xu hướng hội nhập và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Từng ngành, từng lĩnh vực đang bước trên lộ trình mới hứa hẹn đầy thách thức và thành công. Để đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững cùng mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta đặt ra là xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp cần đề ra những giải pháp tăng trưởng khẩn trương và phù hợp hay những điều chỉnh kịp thời. Trong nền kinh tế t

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị trường hiện nay, không chỉ có sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại mà còn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước. Do đó, điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp đứng vững và phát triển chính là sự ứng xử giá linh hoạt, biết khai thác tận dụng ưu thế của mình nhằm giảm chi phí tới mức thấp nhất, thu được lợi nhuận tối đa. Muốn vậy, chỉ có hạch toán chi phí và tính giá thành đầy đủ, chính xác mới giúp cho doanh nghiệp phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đề ra phương án phát triển chính xác, kịp thời, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC, em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC". Trong quá trình thực tập, nhờ sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn- Ths.Trương Anh Dũng, cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các chị phòng kế toán Công ty DKNEC, em đã hoàn thành bản Chuyên đề thực tập chuyên ngành này. Ngoài lời mở đầu và kết luận, Chuyên đề thực tập này gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC, Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC, Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do còn hạn chế về thời gian và trình độ nên bản Chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý, những lời chỉ dạy quý báu của các thầy, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HOÁ DKNEC Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC 1.1.1. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hoá DKNEC được thành lập theo quyết định số 0102000581 ngày 29 tháng 5 năm 2000 của Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội. Công ty DKNEC là một thành viên trong tập đoàn Công ty Cơ Nhiệt Điện lạnh Bách Khoa (POLYCO). Tên giao dịch của Công ty là: DKNEC AUTOMATIC MEASUREMENT ELECTRICAL MECHANICAL COMPANY LIMITED, Tên viết tắt là: DKNEC CO.,LTD. Ban đầu, trụ sở chính của Công ty được đặt tại số 8 ngõ Đầm Hồng, phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Trong thời kỳ đầu mới thành lập, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với việc tìm kiếm thị trường đầu ra cũng như đầu vào và băn khoăn với câu hỏi làm thế nào để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhưng bằng tài năng và sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo Công ty cũng như sự đồng lòng nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn, nhanh chóng tiếp cận thị trường, tích lũy kinh nghiệm, đề ra những chiến lược kinh doanh hợp lý để phát triển. 1.1.2. Giai đoạn từ năm 2005 cho đến nay Trong khoảng thời gian này, bằng những nỗ lực không ngừng và sự quyết tâm, Công ty đã có những bước tiến vượt bậc, xây dựng được thương hiệu và uy tín trên thị trường. Với số vốn ban đầu là 4,5 tỷ đồng, tới nay số vốn điều lệ của Công ty đã lên tới 15 tỷ đồng, chứng tỏ sự lớn mạnh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tháng 10 năm 2007, Công ty đã chính thức chuyển trụ sở chính tới số 105 phố Hoàng Văn Thái, phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Sự thay đổi này đánh dấu bước phát triển mới của Công ty, đã tạo điều kiện tốt hơn để Công ty giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng trong cả nước. Cho tới nay, Công ty DKNEC đã có xưởng lắp ráp chuyên sâu về tủ điện phân phối và tủ điều khiển phục vụ dây chuyền sản xuất Bia -Rượu -Sữa- Nước giải khát và công nghiệp chế biến thực phẩm trải dài khắp mọi miền đất nước. Là một thành viên trong tập đoàn POLYCO, cùng với Công ty Cơ Nhiệt Điện lạnh Bách Khoa, Công ty DKNEC đã trở thành đối tác về điều khiển - tự động hoá được các Nhà máy Bia, Nhà máy Chế biến thực phẩm trong cả nước tin cậy. Sau hơn tám năm hoạt động, Công ty DKNEC đã triển khai thực hiện trên 400 công trình lớn nhỏ liên quan đến Điện, Tự động hoá; trong đó có trên 200 công trình phục vụ cho ngành Rượu Bia Nước giải khát; Công nghệ thực phẩm và các nhà máy công nghiệp trong cả nước. Với tiêu chí hàng đầu trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là “Chất lượng cao, công nghệ hiện đại và dịch vụ hoàn hảo”, đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, Công ty DKNEC đang và tiếp tục khẳng định thương hiệu riêng trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Với những thành tựu đạt được và những đóng góp không ngừng trong công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Công ty DKNEC tham gia cùng với POLYCO và Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Tự động hoá Đại học Bách Khoa – Hà Nội đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước trao tặng những phần thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Mình về Khoa học và Công nghệ do Nguyên chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng; Hai giải Nhất Giải thưởng sáng tạo Khoa Học Công Nghệ Việt Nam VIFOTEC năm 2000 và 2004; cúp vàng ISO; Huy chương Vàng của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO dành cho Công trình KHCN xuất sắc nhất Việt Nam năm 2004 và giải thưởng Hồ Chí Minh 2005 về KHCN. Hiện nay, đất nước ta đang trong những năm đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới đầy nguy cơ và biến động. Đặc biệt trong năm 2008, đối mặt với sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, Chính phủ nước ta đang tập trung mọi nguồn lực tài chính để vực dậy nền kinh tế bằng nhiều biện pháp và đã có nhiều tín hiệu đáng mừng. Cùng với những giải pháp đúng đắn, được triển khai có hiệu quả của Chính phủ, với sự ủng hộ, đồng lòng và quyết tâm của toàn thể Công ty sẽ là điểm tựa vững chắc để Công ty có thể đẩy lùi khó khăn, vững bước đi lên dù con đường còn rất dài và nhiều gian nan đang chờ phía trước. 1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC 1.2.1. Đặc điểm sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, khách hàng Công ty Cơ điện Đo lường Tự động hoá DKNEC là doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực: sản xuất, lắp đặt; dịch vụ và thương mại. Các loại hàng hóa, sản phẩm được sản xuất, thiết kế tại Công ty chủ yếu nhằm phục vụ cho các ngành Bia Rượu Nước giải khát; Công nghệ thực phẩm và các nhà máy công nghiệp với các hạng mục như: - Hệ thống đo lường, điều khiển tự động nhà nấu, tự động hoá tổng thể cho các nhà máy bia công suất lớn dựa trên nền BRAUMAT do hãng SIEMENS chuyển giao công nghệ. -     Hệ đo lường điều khiển tự động, hệ thống tank lên men và tank thành phẩm -     Hệ đo lường và điều khiển tự động và tiết giảm năng lượng cho hệ thống lạnh. -    Hệ thống xử lý nước nấu bia và xử lý nước thải các nhà máy bia, -     Hệ thống điện động lực: trạm biến áp, máy phát, tủ phân phối, tủ ATS,… Các sản phẩm, dịch vụ của Công ty bao gồm sản xuất, thiết kế, chế tạo, cung cấp và lắp đặt: - Các tủ trung thế, hạ thế, tủ điều khiển, bảng điện, hệ thống đo lường tự động hoá trong công nghiệp -     Hệ thống điều hoà trung tâm cho các cao ốc, khách sạn, hội trường. -     Các sản phẩm điện dân dụng bao gồm hệ thống điện chiếu sáng dân dụng, điện tử, tin học,… -     Các sản phẩm cơ khí trong lĩnh vực chế biến thực phẩm,… - Các dây chuyền công nghệ sản xuất thực phẩm, bia, nước giải khát - Hệ thống điện tự động hóa trong lĩnh vực xi măng, cao su, dầu khí, giấy, chế biến thép,… Các sản phẩm của Công ty rất đa dạng về kiểu dáng, kích cỡ, công suất, đáp ứng được mọi quy mô cũng như đòi hỏi về các yếu tố thẩm mỹ của các bạn hàng. Các sản phẩm điện- tự động hóa do Công ty thiết kế, lắp đặt là các sản phẩm công nghệ cao, đảm bảo được độ an toàn, hoạt động liên tục, dễ kiểm tra, bảo dưỡng,… Ngoài ra, Công ty còn cung cấp các dịch vụ khác như: cung cấp, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì thang máy, trạm trộn; sửa chữa bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm, thiết bị, máy móc Công ty kinh doanh; tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực cơ điện, đo lường, tự động hóa, tin học, viễn thông, điện tử, điện lạnh;… Hiện nay, Công ty đang tiếp tục mở rộng thêm các loại hình dịch vụ mới, trong đó có việc tư vấn, triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng. Vừa qua, Công ty DKNEC được vinh dự là đại diện dự án (PA) do Bộ Công nghiệp chỉ định, thực hiện việc tư vấn cung cấp giải pháp, triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng điện tiêu thụ tại các nhà máy Công nghiệp với nguồn vốn được tài trợ từ quỹ Môi trường toàn cầu. Với mục tiêu cung cấp những dịch vụ hoàn hảo nhất, Công ty luôn mang tới sự hài lòng tối đa cho khách hàng, bảo đảm tính nhanh chóng, hiệu quả, chất lượng, giá cả cạnh tranh và bảo hành sau sửa chữa. Hàng hóa mà Công ty kinh doanh hầu hết là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại cao. Những mặt hàng nhập khẩu hầu như là trong nước chưa thể sản xuất, có ưu điểm vượt trội hơn các sản phẩm trong nước hoặc những loại hàng hóa được khách hàng yêu cầu, đặt hàng. Hiện tại, Công ty DKNEC là tổng đại lý phân phối chính thức tại Việt Nam của các hãng nổi tiếng, có thương hiệu và được đông đảo các khách hàng trong nước tin tưởng trong lĩnh vực bia rượu nước giải khát như: - Các thiết bị điều khiển, điện lạnh, cấp thoát nước, hệ thống khí nén của hãng DANFOSS, - Các thiết bị điện, tự động hóa của hãng SIEMENS, - Các loại bơm thực phẩm, bơm định lượng hóa chất của hãng GRUNDFOS - Các thiết bị đóng cắt của hãng Moeller -Đức, Công ty cũng là đại lý cung cấp vật tư thiết bị tự động hoá, đo lường, điều khiển nhập khẩu của các hãng: OMRON, ROCKWELL, SCHNEIDER, Pro-face, Invensys,… Ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, Công ty còn tham gia hoạt động đầu tư từ các nhà máy. Hiện tại Công ty đang đầu tư góp vốn vào: nhà máy bia Phương Nam- Công ty Cổ phần Hoàng Quỳnh tại TP. Hồ Chí Minh; nhà máy Bao bì Hải Phòng; Tổng Công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội;…   Khách hàng chủ yếu của Công ty DKNEC hiện nay chủ yếu là các nhà máy chế biến thực phẩm, Các Nhà máy Bia rượu NGK trong cả nước. Trong đó phải kể đến nhiều nhà máy lớn thuộc Tổng Công ty Rượu Bia NGK Sài Gòn; Công ty CP Bia Huế; Công ty CP Bia và NGK Hạ Long;… Bên cạnh đó là các Công ty thuộc các lĩnh vực sản xuất xi măng, giấy, chế biến thép, các nhà máy nước,… Nước ta đã gia nhập WTO, trong xu thế hội nhập toàn cầu, thời gian tới Công ty sẽ tiến hành mở rộng thị trường, tìm tới các đối tác nước ngoài. 1.2.2. Đặc điểm đầu vào Hiện nay, Công ty nhập hàng từ hai nguồn chủ yếu là nguồn hàng trong nước và hàng nhập khẩu. Đối với hàng trong nước, Công ty tiến hành nhập theo định kỳ, theo yêu cầu tiến độ công trình. Hàng hóa được nhập chủ yếu từ các Công ty lớn, có uy tín trong cùng lĩnh vực kinh doanh với Công ty như Công ty ASEATEC, Công ty CP Kim Tín, Công ty Tam Anh,… Đây là nguồn hàng ổn định của Công ty, chất lượng cao, giá cả hợp lý và chi phí vận chuyển bốc dỡ hầu như không có. Đối với hàng nhập khẩu, Công ty chủ yếu nhập hàng của các hãng lớn như Danfoss, SIEMENS, SCHNEIDER,… Việc nhập khẩu chỉ diễn ra với những loại hình có tính chất nhất định, có hàm lượng công nghệ cao mà trong nước không thể sản xuất được. Hàng hóa nhập khẩu chiếm hơn 50% trong tổng giá trị các mặt hàng kinh doanh của Công ty và được nhập chủ yếu theo yêu cầu của khách hàng và theo nhu cầu của Công ty. Hàng nhập khẩu chiếm phần lớn trong tổng giá trị lượng hàng nên có vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại của Công ty. Công ty thường nhập hàng theo giá CIF tại cảng Hải Phòng, giá FCA, giá FOB hay giá CIF Nội Bài tuỳ thuộc và nguồn hàng nhập về. 1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất, lắp đặt * Tổ chức sản xuất, lắp đặt Giám đốc Nhà máy Chế tạo Lắp ráp Cơ khí Tự động hóa và đội trưởng các đội thi công chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành, đôn đốc các đội thi công dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty. Các đội thi công ngoài việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ còn có nhiệm vụ cung cấp thông tin, báo cáo tình hình hoạt động của đội lên cấp trên, đồng thời phối hợp với các phòng ban chức năng khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hiện nay Công ty có 8 đội thi công với đội ngũ 15 kỹ sư nhiều kinh nghiệm, 40 công nhân có tay nghề cao thạo việc, có tiềm năng… Bên cạnh đó, do đặc tính của công việc và để phù hợp với sự linh động của các công trình lớn nhỏ khắp mọi miền đất nước, Công ty còn có đội ngũ cộng tác viên trên nhiều lĩnh vực ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam. Tất cả như một sự đảm bảo cho sự hoạt động liên tục, phát triển bền vững của Công ty, cũng như việc đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của thị trường đề ra. Phương thức tổ chức hoạt động sản xuất, lắp đặt của Công ty có thể được khái quát bằng sơ đồ sau : Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty DKNEC TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY CHẾ TẠO LẮP RÁP CƠ KHÍ TỰ ĐỘNG HÓA ĐỘI THI CÔNG SỐ 1 ĐỘI THI CÔNG SỐ 2 ĐỘI THI CÔNG SỐ 3 ĐỘI THI CÔNG SỐ 4 ĐỘI THI CÔNG SỐ 5 ĐỘI THI CÔNG SỐ 6 ĐỘI THI CÔNG SỐ 8 ĐỘI THI CÔNG SỐ 7 * Quy trình sản xuất, lắp đặt Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ quy trình sản xuất lắp đặt Nhận thầu Bàn giao công trình Hoàn thành nghiệm thu Tổ chức thực hiện lắp đặt Hoạt động lắp đặt là một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp có đặc điểm khác với ngành sản xuất khác. Về tổ chức sản xuất lắp đặt thì phương thức nhận thầu đã trở thành phương thức chủ yếu. Sản phẩm của công ty là không di chuyển được mà cố định tại các công trình. Đặc điểm này buộc công ty phải di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị, nhân công tới nơi tổ chức sản xuất lắp đặt. Quá trình nhận thầu hay còn gọi là công tác chuẩn bị ban đầu bao gồm ký hợp đồng sau khi nhận thông báo trúng thầu với chủ đầu tư. Sau đó lên dự toán và thiết kế các sơ đồ kỹ thuật. Dựa vào các bản vẽ kỹ thuật, tiến hành nhập các máy móc, thiết bị cần thiết, đạt tiêu chuẩn theo dự toán và bản vẽ để tập kết tại chân công trình. Trong quá trình tổ chức thực hiện thi công lắp đặt tại công trình luôn phải so sánh với dự toán và sơ đồ thiết kế, lấy đó làm thước đo. Lượng tiêu thụ được xây dựng theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư. Quá trình tổ chức thực hiện sản xuất lắp đặt bao gồm nhập vật tư hoặc chế tạo, sản xuất thiết bị để chuyển đến công trình, lựa chọn và tập hợp nhân công lắp đặt hệ thống. Sau khi hoàn thành quá trình lắp đặt theo hợp đồng đã thỏa thuận, khi hệ thống hoạt động đạt tiêu chuẩn đã đề ra, hai bên tiến hành nghiệm thu và Công ty bàn giao lại hệ thống lắp đặt cho đơn vị sử dụng. Do đặc thù là công ty lắp đặt các hệ thống điện tự động hóa, các sản phẩm lắp đặt của Công ty đều phải được bảo hành sau lắp đặt. Cũng vì thế mà sản phẩm lắp đặt của Công ty luôn phải đảm bảo chất lượng tốt để đảm bảo uy tín và tránh việc hư hỏng của thiết bị trong thời gian bảo hành. 1.2.4. Tình hình lao động, kinh tế, tài chính * Tình hình lao động Để có những bước tiến không nhỏ trong quá trình hoạt động, Công ty luôn chú ý tới việc phát triển, nâng cao khả năng triển khai các công trình có hàm lượng khoa học công nghệ và độ hiện đại hóa cao bằng việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện tại, Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức kỷ luật tốt. Số lượng cán bộ công nhân viên hiện tại lên tới gần 100 người, trong đó có số người đạt trình độ tiến sỹ, thạc sỹ chiếm khoảng 3,4%, đội ngũ kỹ sư chiếm khoảng 55%, số cử nhân cao đẳng chiếm 25%, số nhân viên kỹ thuật và công nhân lành nghề chiếm khoảng 16%. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty được đào tạo chính quy từ các trường đại học kỹ thuật hàng đầu trong nước, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cao trong lĩnh vực điện tự động hóa. Bên cạnh đó trong quá trình hoạt động, Công ty thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ và khả năng nhạy bén với kỹ thuật mới hiện đại của đội ngũ cán bộ kỹ thuật bằng cách cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo của các hãng tự động hóa nối tiếng thế giới như SIEMENS, DANFOSS, GRUNDFOS, MOELLER,… tại Việt Nam, Cộng hòa Liên Bang Đức, Singapore,… Nhờ đó các cán bộ kỹ thuật Công ty luôn được khám phá, tiếp cận với các công nghệ và thiết bị mới nhất trong ngành: phần mềm BRAUMAT, PCS7, PLC S7 300-400, WINCC,… Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ cố vấn kỹ thuật và cộng tác viên là các nhà khoa học có uy tín cao của các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước như: Viện KH&CN Quốc gia, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện kỹ thuật quân sự,…. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, cho tới nay Công ty có thể triển khai các công trình có hàm lượng khoa học công nghệ cao, đạt độ chính xác và hoàn hảo được chứng minh qua các công trình do Công ty đã và đang triển khai thực hiện. * Tình hình kinh tế, tài chính Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC là một thành viên trong tập đoàn Cơ Nhiệt Điện lạnh Bách Khoa (POLYCO). Công ty hoạt động dưới dạng Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Công ty hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo các quy định của pháp luật. Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về các hoạt động của doanh nghiệp mình, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi, khuôn khổ cho phép của pháp luật. Trong hơn tám năm hoạt động, với những nỗ lực không ngừng, Công ty đã có những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Vốn điều lệ của doanh nghiệp ban đầu là 4.500.000.000 đồng, nay đã tăng lên là 15.000.000.000 đồng. Chúng ta có thể thấy rõ hơn sự phát triển cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua bản Báo cáo kết quả tài chính năm 2008 tại công ty DKNEC như sau: Biểu 1.1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HÓA DKNEC Mẫu số B02-DNN Địa chỉ: Số 105 Hoàng Văn Thái- K.Trung- T.Xuân- Hà Nội Ban hành theo QĐ48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của bộ trưởng BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2008 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước A B C 1 2 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 79.526.330.639 66.368.255.742 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 79.526.330.639 66.368.255.742 4. Giá vốn hàng bán 11 69.617.762.211 56.805.486.935 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20= 10-11) 20 9.908.568.428 9.562.768.807 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 935.273.651 1.016.020.700 7. Chi phí tài chính 22 3.250.628.305 1.740.016.126 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 3.250.628.305 1.740.016.126 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 4.135.560.024 2.526.124.251 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22-24) 30 3.457.653.750 6.312.649.130 10. Thu nhập khác 31 495.283.348 363.355.719 11. Chi phí khác 32 31.682.770 438.478.544 12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 463.600.578 (75.122.825) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 IV.09 3.921.254.328 6.237.526.305 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 1.097.951.212 1.746.507.365 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60= 50-51) 60 2.823.303.116 4.491.018.940 Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008 có dấu hiệu sụt giảm so với năm 2007. Nguyên nhân của nó là do sự biến động của nền kinh tế thế giới trong năm qua làm ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước. Việc giá cả leo thang, lãi suất ngân hàng tăng vọt, tỷ giá ngoại tệ biến động không ngừng, sự khó khăn và chậm trễ trong thanh toán của các khách hàng,… làm tình hình tài chính của Công ty có chiều hướng suy giảm. Chỉ tiêu ROS (hệ số LNST/doanh thu) năm 2008 giảm tới 48% so với năm 2007 mà nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của nền kinh tế trong nước làm gia tăng các khoản chi phí, dẫn tới mức độ kiểm soát đối với chi phí của Công ty giảm. Tuy nhiên, có thể thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là tương đối khả quan. Đặc biệt trong tình trạng khó khăn của nền kinh tế, Công ty vẫn đạt mức độ tăng doanh thu, ổn định việc làm cho cán bộ nhân viên trong Công ty. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực vượt bậc về tài chính và sự chủ động khắc phục, giải quyết khó khăn của Công ty. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC Công ty DKNEC có tư cách pháp nhân, tổ chức hạch toán độc lập và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của mình trong khuôn khổ nguồn vốn kinh doanh, do vậy, Công ty cần tổ chức bộ máy quản lý thích hợp nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Để đảm bảo đạt hiệu quả cao cũng như tính khoa học trong hoạt động quản lý, bộ máy quản lý của Công ty DKNEC được tổ chức theo kiểu trực tuyến thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty DKNEC TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH – KINH DOANH doaDOANH PHÒNG THIẾT KẾ KỸ THUẬT PHÒNG DỰ ÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH - KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH TRUNG TÂM GIẢI PHÁP PHẦN MỀM Đứng đầu Bộ máy quản lý là Ban Giám đốc Công ty gồm có Tổng Giám đốc và 2 Phó Giám đốc: Tổng giám đốc: Là người có quyền cao nhất và cũng đồng thời là người chịu mọi trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp đưa ra các quyết định quan trọng cuối cùng của Công ty như về mặt tổ chức quản lý, chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư, hợp tác, chế độ kế toán áp dụng trong Công ty, phụ trách chuyên sâu về tổ chức, lao động, kỹ thuật,… Phó Giám đốc tài chính - kinh doanh và Phó Giám đốc kỹ thuật: là người hỗ trợ trực tiếp cho giám đốc, chịu trách nhiệm chính trong phạm vi quản lý của mình. Các phó giám đốc có trách nhiệm quản lý cũng như chủ động đề ra những phương án sản xuất kinh doanh, chỉ đạo kỹ thuật tới các phòng ban theo quy định của Công ty. Trực thuộc Ban Giám đốc là các phòng ban với các chức năng, nhiệm vụ riêng. Hiện tại, Công ty có 5 phòng ban bao gồm: Phòng Thiết kế-Kỹ thuật, Phòng Dự án, Phòng Hành chính-Kế toán, Phòng Kinh doanh, Trung tâm giải pháp phần mềm. Mỗi phòng ban đều có trưởng phòng và phó phòng trực tiếp dưới sự quản lý của Ban Giám đốc Công ty, phụ trách giám sát điều hành mọi hoạt động và quản lý nhân viên trong phòng ban của mình. Chức năng của các phòng ban trong Công ty được khái quát như sau: Phòng Kỹ Thuật: Là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Công ty. Hiện nay phòng có đội ngũ kỹ thuật giỏi, có tính chuyên nghiệp cao. Phòng chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt kỹ thuật cho các dự án, hợp đồng. Các kỹ sư đảm nhiệm việc thiết kế các sơ đồ kỹ thuật phục vụ cho các dự án, hợp đồng cần hoàn thành; sau đó phối hợp cùng các bộ phận khác trong Công ty triển khai, tiến hành lắp đặt các công trình và nghiệm thu kỹ thuật cũng như chịu trách nhiệm bảo hành sau khi kết thúc công trình. Phòng Dự Án: Có nhiệm vụ lập, quản lý dự án, tham gia dự thầu. Theo các bản thiết kế của phòng kỹ thuật, Phòng dự án trực tiếp tìm hiểu, lựa chọn nguồn nguyên vật liệu để cung cấp cho các công trình; đưa ra các dự toán chi phí cũng như doanh thu, lợi nhuận sẽ đạt được; dự báo các rủi ro có thể xảy ra và các phương án dự phòng;… Phòng kinh doanh: Giữ một nhiệm vụ rất quan trọng là tìm kiếm và mở rộng thị trường, trực tiếp giới thiệu các sản phẩm Công ty kinh doanh tới các doanh nghiệp đang có nhu cầu. Theo đó, Phòng Kinh doanh còn có trách nhiệm quản lý Showroom của Công ty – nơi trưng bày và bán các sản phẩm, thiết bị được nhập từ các hãng có uy tín trong và ngoài nước. Phòng Hành Chính-Kế toán được phân thành hai bộ phận: + Bộ phận Hành chính nhân sự: thực hiện tất cả các công việc liên quan đến công tác hành chính trong Công ty như: quản lý văn thư, lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội, đối ngoại, thực hiện đầy đủ, chính xác các thủ tục, giấy phép, đơn từ, phối hợp với các phòng ban tìm kiếm, tuyển dụng, quản lý nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng và phù hợp với Công ty. + Bộ phận Kế toán: thực hiện chức năng quản lý về mặt tài chính của toàn Công ty; tổ chức hạch toán kế toán; thu thập và quản lý lưu trữ các chứng từ, hợp đồng đã ký của phòng Dự án; quản lý mọi hoạt động tài chính trong Công ty; lập báo cáo kết qủa kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo yêu cầu của Cơ quan thuế quản lý. Bên cạnh đó, phòng có nhiệm vụ cung cấp các thông tin, báo cáo tình hình tài chính theo yêu cầu để Ban giám đốc lên kế hoạch và đưa ra các quyết định hợp lý, đúng đắn, kịp thời,… Trung tâm giải pháp phần mềm: đảm nhiệm việc mang đến các sản phẩm phần mềm tự động hóa hiện đại và ưu việt cho hệ thống điều khiển tự động hóa tại các tại các công trình Nhà máy Bia-NGK mà Công ty đang thực hiện. Có thể nói đây là bộ phận quan trọng không thể tách rời của Công ty. Với 12 thạc sỹ, kỹ sư chuyên nghiệp và đầy sáng tạo, Trung tâm giải pháp phần mềm của Công ty DKNEC không chỉ đóng góp vào thành công của Công ty mà góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của ngành Tự động hóa còn non trẻ ở nước ta. 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tư động hóa DKNEC Vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán là một nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Việc vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với điều kiện cụ thể tại doanh nghiệp về mặt tổ chức, quy mô hoạt động kinh doanh, sự phân cấp quản lý,… Do đó, việc vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán nào (tập trung hay phân cấp) đều xuất phát từ yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Tại Công ty DKNEC, công tác kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này, mọi công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty, từ việc thu thập, kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập các báo cáo tài chính. Chính nhờ sự tập trung của công tác kế toán mà Công ty nắm được toàn bộ thông tin để từ đó đánh giá, cung cấp kịp thời các thông tin tài chính cho Ban Giám đốc. Ngoài ra, hình thức này còn là điều kiện thuận lợi cho việc xử lý thông tin trên máy tính và mọi nhân viên kế toán đều được điều hành trực tiếp từ kế toán trưởng. Hiện tại, Phòng Kế toán của Công ty có 8 nhân viên đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau, tuy vậy mỗi người có thể kiêm nhiệm hai hay nhiều công việc kế toán khác nhau bảo đảm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin cho việc quản lý toàn Công ty. Cơ cấu và phân công lao động kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty DKNEC Kế toán TSCĐ-VL CCDC Kế toán CP- Giá thành Kế toán công nợ Kế toán tổng hợp Kế toán Ngân hàng Kế toán lương, TM Thủ quỹ Kế toán trưởng Do nhận rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán nên vấn đề nhân sự của phòng kế toán luôn được Ban Giám đốc Công ty xem xét kỹ lưỡng cũng như quyết định thận trọng trong tuyển dụng. Vì vậy, các nhân viên Phòng Kế toán của Công ty đều là những người có năng lực, được đào tạo chuyên ngành và bài bản. Trong đó chức năng, nhiệm vụ của mỗi người như sau: Kế toán trưởng : + Là người đứng đầu bộ máy kế toán, có nhiệm vụ phụ trách chung, đôn đốc mọi bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ kế toán do nhà nước ban hành. + Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc mọi hoạt động của phòng cũng như mọi hoạt động khác của Công ty liên quan tới công tác kế toán- tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của Công ty. + Là người trực tiếp báo cáo các thông tin kế toán lên Giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu đã báo cáo. + Tổ chức trình tự luân chuyển chứng từ, công tác kế toán, thống kê trong Công ty phù hợp với chế độ quản lý tài chính của Công ty. Kế toán Tổng hợp : + Kiểm tra tổng hợp các chứng từ, số liệu báo cáo của các kế toán bộ phận, lên toàn bộ các Bảng kê có liên quan, vào sổ tổng hợp,… + Lên các báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm nộp lên các cơ quan cấp trên theo đúng quy định, + Lên báo cáo tài chính cuối năm theo đúng quy định nộp cho các cơ quan có thẩm quyền, + Thực hiện công tác kế toán tổng hợp để trình lên kế toán trưởng khi có nhu cầu thu thập thông tin. Kế toán Công nợ : + Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ trước khi thanh toán. + Theo dõi các khoản công nợ với người bán, + Kiểm tra các dự toán thanh quyết toán các công trình và hạng mục công trình đảm bảo nguyên tắc, thủ tục theo đúng quy định của nhà nước, + Theo dõi chi tiết các khoản phải thu, giá trị từng hợp đồng cũng như thời gian, tiến độ thanh toán của từng khách hàng, từng công trình. Kế toán Ngân hàng: + Theo dõi chi tiết các khoản ký quỹ, theo dõi từng lần nhận nợ, định kỳ tính toán các khoản lãi vay phải trả ngân hàng, các món đáo hạn vay và lên kế hoạch trả nợ từng món vay tại từng ngân hàng, + Thực hiện các giao dịch thanh toán, nhận nợ, bảo lãnh, chuyển tiền và các hoạt động khác liên quan đến giao dịch ngân hàng, làm các thủ tục vay vốn ngân hàng. Kế toán tiền lương và tiền mặt: + Hạch toán và kiểm tra tình hình thực hiện quỹ lương, lập bảng thanh toán tiền lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, tiền thưởng, phân bổ tình toán lương và các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, + Theo dõi các khoản tạm ứng, hoàn ứng, thanh toán tiền tạm ứng đi công tác với các cán bộ công nhân viên trong Công ty, + Theo dõi chi tiết các khoản thu chi, vào sổ quỹ tiền mặt, theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt và đối chiếu định kỳ với thủ quỹ,… Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: + Tập hợp theo dõi tổng quát tất cả các khoản chi phí phát sinh trong toàn Công ty, + Tính giá thành sản phẩm xây lắp. Kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định, CCDC: + Chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả các loại nguyên vật liệu, hàng tồn kho,… + Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu tại Công ty và thực hiện kiểm kê kho Công ty định kỳ theo quy định, theo dõi nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu theo số liệu từ các cô._.ng trình gửi về,… + Theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định, tính toán khấu hao, giá trị còn lại của tài sản; định kỳ kiểm tra tình trạng của tài sản, theo dõi chi tiết nhập, xuất, tồn, tình hình sử dụng CCDC tại Công ty cũng như tại các công trình,… Thủ quỹ: + Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thu, chi tiền, + Căn cứ vào chứng từ thu, chi đã được ký duyệt, thủ quỹ tiến hành thu, chi theo phiếu thu, phiếu chi, nộp và rút tiền ngân hàng, cùng với kế toán tiền mặt quản lý quỹ tiền mặt của công ty. 1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tư động hóa DKNEC Hiện tại, Công ty DKNEC đang sử dụng hệ thống kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/9/2006 áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đặc điểm là doanh nghiệp lắp đặt, sản xuất và kinh doanh, Công ty đã vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với quy mô và đặc thù riêng biệt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty DKNEC Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng Hình thức kế toán áp dụng: trên máy, hình thức Nhật ký chung Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: giá trung bình + Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng nhập kho trong kỳ _ Giá trị hàng xuất kho trong kỳ + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: khấu hao đường thẳng Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Thanh toán định kỳ lãi vay cho bên cho vay, Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: doanh thu được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu. Trong từng loại được chi tiết theo từng khoản doanh thu nhằm phục vụ cho việc xác định doanh thu theo yêu cầu quản lý hoạt động SXKD của doanh nghiệp. 1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán * Quy trình luân chuyển chứng từ: - Các chứng từ được lập từ các bộ phận liên quan trong toàn Công ty hoặc ngoài công ty khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo thực hiện các khâu tiếp theo một cách thuận tiện. Các chứng từ bắt buộc đều được sử dụng theo đúng mẫu của Bộ Tài chính và Cục Thuế Thành phố Hà Nội; việc lập và ghi chép các yếu tố của chứng từ kế toán phải đầy đủ và chính xác, đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán. Sau khi được sử dụng phục vụ cho yêu cầu công tác chuyên trách của từng bộ phận, chứng từ được gửi tới Phòng Kế toán của Công ty. - Khi nhận được các chứng từ có liên quan, kế toán viên tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ và việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ của những người lập, người kiểm tra, người xét duyệt. Chứng từ là cơ sở để kế toán viên cập nhật số liệu vào sổ sách và lên các sổ cái, báo cáo tài chính… - Cuối cùng, chứng từ kế toán sau khi sử dụng được sắp xếp, phân loại, bảo quản, lưu trữ tại Phòng Kế toán công ty theo quy định của lưu trữ chứng từ. * Hệ thống chứng từ được tổ chức theo các phần hành cụ thể, trong đó các chứng từ công ty thường xuyên sử dụng bao gồm: Chứng từ tiền tệ: + Phiếu thu + Phiếu chi + Giấy đề nghị tạm ứng + Giấy đề nghị thanh toán + Bảng kiểm kê quỹ Chứng từ hàng tồn kho: + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho + Bảng kê mua hàng + Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ Chứng từ bán hàng: + Hợp đồng kinh tế + Hóa đơn giá trị gia tăng Chứng từ lao động tiền lương: + Hợp đồng lao động + Bảng chấm công + Bảng chấm công làm thêm giờ + Giấy đi đường + Bảng thanh toán tiền lương + Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Các chứng từ Công ty sử dụng thường theo mẫu quy định hoặc do công ty tự thiết kế cho phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức, quản lý hệ thống chứng từ theo các phần hành tại Công ty như đã trình bày ở trên là hoàn toàn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và thực tế phát sinh liên quan đến từng phần hành đảm nhiệm. 1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/9/2006 áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được chi tiết theo từng đối tượng, mỗi đối tượng lại được chi tiết theo trường hợp cụ thể sao cho phù hợp, tiện cho việc theo dõi, lập báo cáo cũng như đánh giá kết quả hoạt động trong Công ty. Có thể lấy một số ví dụ với tài khoản 112 tại Công ty như sau: hiện tại Công ty có 5 tài khoản tại năm ngân hàng để tiện cho việc giao dịch, tài khoản của doanh nghiệp được chi tiết như sau: + TK 1121-1: Tiền gửi VNĐ NH No&PTNT – CN Thăng Long + TK 1121-2: Tiền gửi VNĐ NH No&PTNT – CN Hoàng Quốc Việt + TK 1121-3: Tiền gửi VNĐ NH Sài Gòn Thương Tín + ….. Là doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu các thiết bị điện, tự động hóa, để thuận tiện cho việc thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài, Công ty đã mở cả tài khoản VNĐ và USD tại một số ngân hàng, theo đó tài khoản 112 lại được chi tiết thêm thành các tiểu khoản cấp 3 – tiền gửi USD (ngoại tệ) tương ứng với từng ngân hàng như: + TK 1122-1: Tiền gửi USD NH No&PTNT – CN Thăng Long + TK 1122-2: Tiền gửi USD NH No&PTNT – CN Hoàng Quốc Việt + TK 1121-3: Tiền gửi USD NH Sài Gòn Thương Tín + …… Một ví dụ khác là tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” tại Công ty. Do đặc điểm là doanh nghiệp vừa sản xuất, lắp đặt và thương mại, tài khoản 511 được áp dụng chi tiết với các tiểu khoản để theo dõi doanh thu từng mảng hàng hóa dịch vụ của Công ty: + TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa + TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm + TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ + TK 5118: Doanh thu khác. Tuy nhiên do chưa tìm ra phương pháp hạch toán, phân bổ hợp lý nên tài khoản 632- “Giá vốn hàng bán” tại công ty không được chi tiết theo từng mảng hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cũng không sử dụng tài khoản 413- “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”, tài khoản 159- các khoản dự phòng (phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho,…),… 1.5.4. Hệ thống sổ kế toán Hình thức kế toán Công ty DKNEC đang áp dụng là hình thức Nhật ký chung trên kế toán máy. Tuy hình thức này có nhược điểm là ghi trùng sổ sách, nhưng với quy mô vừa của doanh nghiệp, hình thức này là phù hợp bởi dễ theo dõi, gọn nhẹ, tiện sử dụng trên phần mềm kế toán Công ty đang sử dụng. Hình thức Nhật ký chung Công ty áp dụng gồm có các loại sổ kế toán sau đây: Sổ Nhật ký chung Sổ Nhật ký đặc biệt: Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được theo dõi một cách chặt chẽ, khoa học phù hợp với đặc điểm phát sinh nghiệp vụ thì ngoài sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, Công ty còn mở một số sổ nhật ký chuyên dùng: + Sổ Nhật ký thu tiền + Sổ Nhật ký chi tiền + Sổ Nhật ký mua hàng: chi tiết mua trong nước và nhập khẩu + Sổ Nhật ký bán hàng Sổ Cái: Được mở chi tiết cho các TK 111, 112, 131, 133, 138, 141, 142, 152, 154, 331, 338, 333, 511, 632, 642, 711, 811, 911,…. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Để tiện cho việc theo dõi chi tiết các đối tượng kế toán nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, Công ty mở một số sổ và thẻ kế toán chi tiết như sau: Sổ tài sản cố định; Sổ chi phí sản xuất kinh doanh; Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay;… Hàng ngày, bộ máy kế toán của Công ty đã giải quyết nhanh chóng, chính xác và khoa học công việc kế toán của Công ty. Ta có thể thấy rõ hơn trình tự hạch toán của Công ty qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ trình tự Hạch toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty DKNEC Chứng từ gốc Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ (thẻ) chi tiết Sổ NKC Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú : Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu: 1.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán Cuối kỳ kế toán, kế toán viên tiến hành lập báo cáo tài chính phản ánh trung thực và chính xác hoạt động kinh doanh trong kỳ của Công ty theo mẫu ban hành của Bộ Tài chính, bao gồm : - Bảng Cân đối kế toán Mẫu số B01-DNN - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DNN - Bản Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DNN - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DNN - Bảng Cân đối tài khoản Mẫu số F01-DNN Kỳ lập báo cáo tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Công ty phải lập báo cáo tài chính năm và gửi cho cơ quan thuế, nơi đăng ký kinh doanh và cơ quan thống kê chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HOÁ DKNEC 2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC 2.1.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhất tại Công ty DKNEC là thiết kế lắp đặt các hệ thống điện tự động hóa cho các công trình. Do đó, trong phạm vi chuyên đề này, em xin phép chỉ đề cập tới công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lắp đặt tại Công ty DKNEC. Chi phí sản xuất tại Công ty DKNEC có một số đặc điểm sau: - Sản phẩm lắp đặt tại Công ty mang tính chất đơn chiếc, có giá trị lớn, thời gian thi công lắp đặt kéo dài trong nhiều tháng (thường từ 03 tới 11 tháng). Do đó, chi phí sản xuất thường được tập hợp theo từng công trình, HMCT. - Chi phí sản xuất lắp đặt cho từng công trình phần lớn là dựa trên định mức do Phòng Dự án xây dựng sẵn thông qua các bản dự toán. Định mức này sẽ là cơ sở để xuất nguyên vật liệu và tập hợp chi phí cho các công trình. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất lắp đặt và đặc điểm quy trình sản xuất lắp đặt của Công ty là liên tục từ khi ký hợp đồng, thực hiện thiết kế lắp đặt cho tới khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao công trình. Vì vậy, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng công trình hay HMCT. 2.1.1.2. Đối tượng kế toán tính giá thành sản phẩm Từ đặc điểm sản xuất và đối tượng xác định chi phí sản xuất đã nêu, đối tượng tính giá thành tại Công ty DKNEC là các công trình, HMCT hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao. Như vậy, khác với đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để mở các tài khoản, sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu tập hợp chi phí sản xuất chi tiết theo từng công trình, HMCT, việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán lập các bảng biểu chi tiết tính giá thành sản phẩm và tổ chức công tác giá thành theo đối tượng tính giá thành. Do đặc điểm là công ty sản xuất theo đơn đặt hàng và lắp đặt các hệ thống điện tự động hóa cho các công trình, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tại Công ty DKNEC lại phù hợp với nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, HMCT, từng đơn đặt hàng; còn đối tượng tính giá thành là công trình, HMCT, đơn đặt hàng đã hoàn thành. 2.1.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí là các công trình, HMCT, Công ty DKNEC sử dụng phương pháp hạch toán chi phi phí sản xuất là phương pháp trực tiếp. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm lắp đặt. Các chi phí phát sinh trong suốt quá trình sản xuất lắp đặt phục vụ cho công trình, HMCT hay đơn đặt hàng nào được kế toán tập hợp trực tiếp cho công trình, HMCT hay đơn đặt hàng đó. Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức công tác ghi chép ban đầu theo đúng các đối tượng chịu chi phí, từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán trực tiếp theo từng đối tượng riêng biệt trên sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh khác nhau. Do đó, mỗi công trình hay HMCT từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao thanh quyết toán đều được mở riêng một sổ chi tiết “chi phí sản xuất kinh doanh” để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh, đồng thời cũng để tính giá thành cho từng công trình hay HMCT đó. Căn cứ số liệu để định khoản và ghi vào sổ này là các chứng từ gốc, các bảng kê chi tiết, các bảng tổng hợp chi phí phát sinh của mỗi tháng và được chi tiết theo các khoản mục như sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là những chi phí về nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất lắp đặt tại các công trình của Công ty. * Chi phí nhân công trực tiếp: Là những chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất lắp đặt. * Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung tại các công trình ngoài hai khoản mục trên. Để phục vụ cho công tác quản lý, đồng thời giúp kế toán thuận lợi trong việc xác định các chi phí sản xuất theo yếu tố, chi phí sản xuất chung tại xưởng sản xuất, tại các công trình bao gồm 3 loại chi phí sau: - Chi phí dụng cụ đồ dùng: Bao gồm chi phí như dụng cụ bảo hộ lao động, đồ dùng phục vụ sản xuất lắp đặt: mũi khoan, mũi khoét, bạt, vật tư phụ, máy in… - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản như cước cẩu hàng, vận chuyển vật tư thiết bị từ kho tới các công trình,… - Chi phí bằng tiền khác: tiền vé tàu xe đi lại tại công trình,… Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm lắp đặt tại Công ty DKNEC được thực hiện theo trình tự sau: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc được gửi từ các công trình, các phòng ban liên quan, kế toán vào các sổ chi tiết và các bảng kê chi tiết có liên quan theo từng công trình, HMCT và theo các yếu tố chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Hàng tháng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, lương và BHXH, căn cứ vào các sổ, bảng kê chi tiết, kế toán tiến hành đối chiếu và lập các bảng tổng hợp chi phí theo từng công trình, HMCT, từng khoản mục chi phí phát sinh. Khi hoàn thành, bàn giao công trình, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm theo các bảng tổng hợp chi phí hàng tháng phát sinh kể từ khi bắt đầu thi công cho tới khi kết thúc công trình, HMCT. Tổng chi phí phát sinh cho công trình, HMCT hoàn thành được thể hiện trên Bảng Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho công trình, HMCT hoàn thành. 2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC Cho tới nay, Công ty DKNEC đã triển khai thực hiện và hoàn thành hàng trăm công trình lớn nhỏ trên khắp cả nước. Để hiểu được thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lắp đặt tại công ty, em xin lấy ví dụ về công trình: “Tủ điều khiển hệ thống Điện Đo lường Tự động hóa nhà máy bia công suất 50 triệu lít/năm- Công ty CP Bia Sài Gòn- Hà Nội” được thi công hoàn thành trong năm 2008. Công trình bao gồm 07 hạng mục mà Công ty thi công như sau: 1. Khu vực xay nghiền và nấu 2. Khu vực nhà men 3. Khu vực xử lý nước nấu 4. Khu vực xử lý nước thải 5. Khu vực thu hồi CO2 6. Khu vực hệ thống lạnh 7. Hệ thống máng cáp, ống Sau đây, em xin được lấy ví dụ về hạng mục công trình: “Khu vực xay nghiền và nấu”- Công ty CP Bia Sài Gòn- Hà Nội do đội thi công số 8 của Công ty trực tiếp thi công lắp đặt. Hạng mục được thi công lắp đặt từ tháng 4/2008 và hoàn thành nghiệm thu vào tháng 11/2008. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất cho Hạng mục trên được sử dụng để minh họa dưới đây là các chi phí phát sinh trong tháng 06/2008. 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.1.1. Quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc điểm sản phẩm của công ty là lắp đặt các hệ thống cho các công trình, nên nguyên vật liệu được mua và xuất theo yêu cầu của từng công trình phát sinh. Trình tự nhập mua và xuất vật liệu đi các công trình và tập hợp chi phí tại Công ty DKNEC có thể được khái quát như sau: Căn cứ vào các bản vẽ, thiết kế cho từng công trình, HMCT của phòng kỹ thuật chuyển sang, theo đề nghị vật tư phát sinh tại từng công trình, phòng dự án công ty tập hợp các nguyên vật liệu phát sinh tại từng công trình, HMCT và xác định chủng loại và số lượng nguyên vật liệu cần mua cho các công trình đang thực hiện. Phòng dự án Công ty thực hiện việc tham khảo thị trường đầu vào, xác định nhà cung cấp và ký kết các hợp đồng đặt mua các thiết bị để gửi đi các công trình. Bên nhà cung cấp bao gồm các công ty trong nước và các hãng nước ngoài theo yêu cầu về thiết bị đã nêu trong dự toán của từng công trình, HMCT. Cùng với việc công ty thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận, các nhà cung cấp xuất bán và giao hàng cho Công ty. Tại công ty DKNEC, do đặc thù lắp đặt, các vật tư, thiết bị có thể được nhập về kho công ty hoặc chuyển thẳng tới chân công trình, HMCT. Hiện tại công ty có 2 kho chính: Kho 1 tại trụ sở công ty, Kho 2 tại Xưởng lắp ráp cơ khí tự động hóa. Tại kho Công ty, thủ kho căn cứ vào số lượng nhập thực tế và lập Phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên, 1liên lưu tại kho, 1 liên chuyển tới phòng kế toán Công ty. Đối với NVL chuyển thẳng tới công trình, thủ kho tại công trình kiểm tra số lượng thực tế nhập kho và biên bản bàn giao thiết bị, vật tư, lập phiếu nhập kho với 2 liên. Cuối tháng, thủ kho tại công trình tập hợp các phiếu nhập xuất kho và chuyển về phòng kế toán liên 2 để theo dõi và đối chiếu. Tại Phòng kế toán, căn cứ vào các hóa đơn mua hàng, biên bản bàn giao thiết bị, Kế toán vào phiếu nhập xuất thẳng đi từng công trình và đối chiếu với Phiếu nhập kho tại các công trình. Căn cứ vào các phiếu xuất kho từ kho Công ty và các phiếu nhập xuất thằng tới các công trình, các Hóa đơn mua hàng, Phòng kế toán thực hiện việc tập hợp các chi phí nguyên vật liệu xuất cho các công trình, HMCT, theo dõi và hạch toán, ghi sổ, lập các bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho từng công trình, HMCT. 2.2.1.2. Phương pháp tính giá trị nguyên vật liệu nhập, xuất - Phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập kho: Đối với VL nhập trong nước, giá thực tế của vật liệu mua vào là giá nguyên vật liệu thực tế ghi trên hóa đơn chưa có thuế GTGT. Tại công ty, phần lớn nguyên vật liệu mua về do bên bán vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên bán chịu, vì thế khi nhập kho, kế toán có thể tính được ngay giá nhập của nguyên vật liệu. Đối với NVL nhập từ nước ngoài, giá thực tế của NVL nhập kho bao gồm giá thực tế ghi trên hóa đơn nhập khẩu (Invoice) theo tỷ giá trên Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu đã bao gồm thuế nhập khẩu hàng hóa (nếu có). - Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: Hiện tại công ty đang áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị xuất kho của nguyên vật liệu. Nhờ sự trợ giúp của phần mềm kế toán, giá trị xuất kho nguyên vật liệu do máy tính tự tính theo phương pháp bình quân tháng, giá xuất kho nguyên vật liệu được tính như sau: Đơn giá NVL bình quân gia quyền = Giá trị NVL tồn đầu tháng + Giá trị NVL nhập kho trong tháng Số lượng NVL tồn đầu tháng + Số lượng NVL nhập kho trong tháng Giá trị thực tế của NVL xuất kho = Đơn giá NVL bình quân gia quyền x Số lượng NVL xuất kho Ví dụ: Ngày 24/06/2008, xuất kho 150 m Cáp Cu/XLPE/PVC 3x4+1x2,5mm2-0,6/1kV NVL cho Công trình Bia Sài Gòn – Hà nội- Khu vực xay nghiền và nấu với số liệu được bổ sung như sau: Số cáp Cu/XLPE/PVC 3x4+1x2,5mm2-0,6/1kV tồn kho đầu tháng 06 là 120 m, đơn giá 35,688 đ/m Tổng số lượng cáp Cu/XLPE/PVC 3x4+1x2,5mm2 nhập kho trong tháng 06 là 500m, tổng giá trị nhập kho là 17.295.200đ. Đơn giá xuất kho của 150m Cáp Cu/XLPE/PVC 3x4+1x2,5mm2 được tính như sau: Đơn giá bình quân gia quyền = 120x35.688+ 17.293.440 = 34.800 (đ) 120+500 Giá thực tế của số cáp trên xuất dùng ngày 24/06 cho Công trình Bia Sài Gòn – Hà nội- Khu vực xay nghiền và nấu là: 150 x 34.800 = 5.220.000 đ. 2.2.1.3. Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sau đây là ví dụ về quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho Công trình Tủ điều khiển Hệ thống Điện đo lường Tự động hóa nhà máy bia công suất 50 triệu lít/ năm của Công ty CP Bia Sài Gòn- Hà Nội- Khu vực xay nghiền và nấu mà Công ty DKNEC đang thực hiện. Biểu 2.1: Hóa đơn Giá trị gia tăng – mua nguyên vật liệu HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG MG/2008B Liên 2: Giao khách hàng 0049216 Ngày 09 tháng 06 năm 2008 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH SX - TM THỊNH PHÁT Địa chỉ: 144A Hồ Học Lãm- Phường An Lạc- Quận Bình Tân- TP.HCM Số tài khoản: 221.11.0000630 tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Chợ Lớn Điện thoại: 08.8 753 395 Fax: 08.8 756 095 Mã số thuế: 0301 4581 21-1 Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị: Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC Số tài khoản: 1300 311 00 1577 tại Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thăng Long Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số thuế: 0101 02 83 86 STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành Tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x240+1x185mm2-0,6/1kV m 175 1.186.189 207.583.075 2 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x150+1x120mm2-0,6/1kV m 95 725.259 68.899.605 3 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x95+1x50mm2-0,6/1kV m 120 514.552 61.746.240 4 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x50+1x25mm2-0,6/1kV m 132 295.185 38.964.420 5 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x4+1x2,5mm2-0,6/1kV m 200 30.944 6.188.800 Cộng tiền hàng: 383.382.140 Thuế suất GTGT: 10 % Tiền thuế GTGT: 38.338.214 Tổng cộng tiền thanh toán 421.720.354 Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm hai mươi mốt triệu bảy trăm hai mươi nghìn ba trăm năm mươi tư đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Bán hàng qua điện thoại Đã ký Đã ký, đóng dấu Số nguyên vật liệu trên hóa đơn 49216 được giao tại hai nơi, trong đó mục 1 và mục 2 được giao thẳng tới công trình Bia Sài Gòn- Hà Nội, 3 mục còn lại nhập tại kho công ty để xuất đi công trình cùng các vật tư khác. Tại kho 2 (Xưởng DKNEC), thủ kho nhập kho nguyên vật liệu với Phiếu nhập kho theo số lượng thực nhập. Biểu 2.2: Phiếu nhập kho NVL về Xưởng DKNEC Đơn vị: CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HÓA DKNEC Địa chỉ: Số 105 Hoàng Văn Thái- K.Trung- T.Xuân- Hà Nội Mẫu số: 01-VT (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 09 tháng 06 năm 2008 Số chứng từ: 210/NK Nợ: TK 152 Có: TK 3311 Họ và tên người giao: Lê Quốc Tùng Đơn vị: Công ty TNHH SX - TM THỊNH PHÁT Theo Hóa đơn số 49216 ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Công ty TNHH SX - TM Thịnh Phát Diễn giải: Nhập kho nguyên vật liệu Nhập tại kho: số 2- Xưởng DKNEC STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành Tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x95+1x50mm2-0,6/1kV Cap172  m 120 120 514.552 61.746.240 2 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x50+1x25mm2-0,6/1kV Cap175  m 132 132 295.185 38.964.420 3 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x4+1x2,5mm2-0,6/1kV Cap174  m 200 200 30.944 6.188.800 Cộng x x x x x 106.899.460 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm linh sáu triệu tám trăm chín mươi chín nghìn bốn trăm sáu mươi đồng chẵn. Kèm theo: 01 chứng từ gốc Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận cung tiêu (Ký, họ tên) Biểu 2.3: Phiếu xuất kho NVL cho công trình Bia Sài Gòn- Hà Nội- Khu vực xay nghiền và nấu Đơn vị: CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HÓA DKNEC Địa chỉ: Số 105 Hoàng Văn Thái- K.Trung- T.Xuân- Hà Nội Mẫu số: 02-VT (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 24 tháng 06 năm 2008 Số chứng từ: 253/XK Nợ: TK 154 Có: TK 152 Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn An Trọng Đơn vị: Đội thi công số 8- Công ty DKNEC Lý do xuất kho: xuất cho công trình Bia Sài Gòn – Hà Nội- Khu vực xay nghiền và nấu. Xuất tại kho: số 2- Xưởng DKNEC STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành Tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Máy cắt 800A 50KA MAYCAT 17 cái 1 1 10,353,243 10,353,243 ……… ……… 6 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x95+1x50mm2-0,6/1kV CAP172 m 120 120 514,552 61,746,240 7 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x4+1x2,5mm2-0,6/1kV CAP174 m 150 150 34,800 5.220.000 8 Đồng hồ nhiệt độ DH,NHIET cái 5 5 1.300.000 6.500.000 9 Công tắc từ 40-58A CONG TAC1 cái 7 7 216.000 1.512.000 ……… ……… Cộng x x x x x 231.257.354 Tổng số tiền (Bằng chữ): Hai trăm ba mươi mốt triệu hai trăm năm mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tư đồng chẵn. Kèm theo: 01 chứng từ gốc Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận cung tiêu (Ký, họ tên) Biểu 2.4: Phiếu xuất kho thẳng cho công trình Bia Sài Gòn- Hà Nội Đơn vị: CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HÓA DKNEC Địa chỉ: Số 105 Hoàng Văn Thái. Khương Trung. T.Xuân. Hà Nội PHIẾU NHẬP XUẤT THẲNG Ngày 09 tháng 06 năm 2008 Số chứng từ: 138/XT Nợ: TK 154 Có: TK 3311 Họ và tên người giao dịch: Trần Minh Tuấn Đơn vị: Công ty TNHH SX - TM THỊNH PHÁT Địa chỉ: 144A Hồ Học Lãm- Phường An Lạc- Quận Bình Tân- TP.HCM Theo Hóa đơn số 49216 ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Công ty TNHH SX - TM Thịnh Phát Diễn giải: xuất thẳng cho công trình Bia Sài Gòn – Hà Nội STT Tên. nhãn hiệu. quy cách phẩm chất vật tư. dụng cụ sản phẩm. hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành Tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x240+1x185mm2-0.6/1kV Cap165 m 175 175 1.186.189 207.583.075 2 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x150+1x120mm2-0.6/1kV Cap169 m 95 95 725.259 68.899.605 Cộng x x x x x 276.482.680 Tổng số tiền (Bằng chữ): Hai trăm bảy mươi sáu triệu bốn trăm tám mươi hai nghìn sáu trăm tám mươi đồng chẵn. Kèm theo: 01 chứng từ gốc Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận cung tiêu (Ký, họ tên) Căn cứ vào dự toán chi tiết cho từng hệ, Cáp Cu/XLPE/PVC 3x240+1x185mm2-0.6/1kV trên phiếu nhập xuất thẳng được xuất 75m cho hệ xay nghiền và nấu, còn lại 100m xuất cho hệ máng cáp, ống. Do đó kế toán chỉ nhập 75m cáp cho hệ xay nghiền và nấu trên bảng kê chi tiết nguyên vật liệu. Bảng kê chi tiết NVL xuất được Kế toán NVL cập nhật hàng ngày sau mỗi lần phát sinh và được kê riêng cho từng công trình, HMCT. Cuối tháng kế toán NVL chuyển bảng kê và kết hợp với Kế toán CPSX và tính giá thành để lập bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp. Sau khi nhận được các phiếu nhập xuất kho từ các công trình gửi về hàng tháng, Kế toán chi phí và tính giá thành đối chiếu, lưu các chứng từ có liên quan, đồng thời lập bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp cho các công trình hàng tháng. Bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp cho các công trình được tổng hợp từ các bảng kê chi tiết NVL xuất dùng cho từng công trình và được đối chiếu với thực tế phát sinh tại các công trình. Chứng từ này là cơ sở để kiểm tra, đối chiếu và cung cấp thông tin quản lý về vấn đề chi phí NVL trực tiếp đối với từng công trình cũng như tổng hợp các công trình công ty đang thi công. Biểu 2.5: Bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng cho công trình Bia Sài Gòn - Hà Nội- Khu vực xay nghiền và nấu Đơn vị: CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HÓA DKNEC Địa chỉ: Số 105 Hoàng Văn Thái- Khương Trung- T.Xuân- Hà Nội BẢNG KÊ CHI TIẾT NVL XUẤT HẠNG MỤC: TỦ ĐIỀU KHIỂN KHU VỰC XAY NGHIỀN VÀ NẤU CÔNG TY CP BIA SÀI GÒN – HÀ NỘI Tháng 6 năm 2008 Chứng từ Tên vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Thành Tiền Số hiệu Ngày tháng A B C D E 1 2 239/XK 03/6 Attomat Đức 3P-100A ATDUC11 cái 3 8.568.900 239/XK 03/6 Attomat Đức 3P-40-63A ATDUC16 cái 3 480.000 239/XK 03/6 Bộ lọc khí AW 40-04 BE BOLOC06 bộ 4 4.538.600 239/XK 03/6 Biến tần Danfoss VLT6011-7.5KW-380-460NK BTANDAN1 cái 5 36.090.770 ……… ……… ……… 138/XT 09/6 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x240+1x185mm2-0,6/1kV Cap165 m 75 88.964.175 138/XT 09/6 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x150+1x120mm2-0,6/1kV Cap169 m 95 68.899.605 ……… ……… ……… 253/XK 24/6 Máy cắt 800A 50KA MAYCAT 17 cái 1 10.353.243 253/XK 24/6 ……… ……… 253/XK 24/6 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x95+1x50mm2-0,6/1kV CAP172 m 120 61.746.240 295/XK 24/6 Cáp Cu/XLPE/PVC 3x4+1x2.5mm2-0,6/1kV CAP174 m 150 5.220.000 295/XK 24/6 Đồng hồ nhiệt độ DH.NHIET cái 5 6.500.000 295/XK 24/6 Công tắc từ 40-58A CONG TAC1 cái 7 1.512.000 ……… ……… Cộng x x x 785.919.626 Tổng số tiền (Bằng chữ): Bảy trăm tám mươi sáu triệu chín trăm mười chín nghìn sáu trăm hai mươi sáu đồng chẵn. Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Biểu 2.6: Bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp- tháng 06/2008 Đơn vị: CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HÓA DKNEC Địa chỉ: Số 105 Hoàng Văn Thái- Khương Trung- T.Xuân- Hà Nội BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP Tháng 06 năm 2008 Tên công trình Diễn giải Mã số NVL Đơn vị tính Số lượng Thành Tiền A B C  D 1 3 Nhà máy Bia Sài Gòn- Quy Nhơn ………….. ………….. Cộng Công trình NM Bia Sài Gòn - Quy Nhơn 1.788.520.589 Nhà máy Bia Sài Gòn- Hà Nội I- Khu vực xay nghiền và nấu 785.919.626 1. Vỏ tủ 2000x800x500 VOTU1 cái 5 24.138.118 2. Máy cắt 800A 50KA MAYCAT 17 cái 1 10.353.243 3.Attomat Đức 3P-100A ATDUC11 cái 3 8.568.900 4.Attomat Đức 3P-40-63A ATDUC16 cái 6 960.000 5.Cáp Cu/XLPE/PVC 3x240+1x185mm2-0,6/1kV Cap165 m 75 88.964.175 ………….. …………. III- Hệ thống máng cáp-ống 808.707.983 ………….. …………. Cộng Công trình NM Bia Sài Gòn - Hà Nội 2.343.220.047 Nhà máy Bia Huda- Huế ………….. ………….. Cộng Công trình NM Bia Huda- Huế 839.910.000 ……. ………….. ………….. TỔNG CỘNG x x 5.862.470.229 Tổng số tiền (Bằng chữ): Bảy tỷ một trăm mười hai triệu bốn trăm bảy mươi nghìn hai trăm hai mươi chín đồng chẵn. Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Trong quá trình ph._.ông trình, HMCT. Do công ty xuất chuyển vật tư đi công trình theo dự toán được xây dựng trên bản vẽ thiết kế từ trước, nên thường thì giá trị NVL nhập kho hầu như không có. Vì vậy, giá thành công trình, HMCT hoàn thành thường bằng với chi phí sản xuất lắp đặt phát sinh trong quá trình lắp đặt. Khi bàn giao, nghiệm thu công trình, HMCT, Kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành lắp đặt căn cứ vào số liệu đã được tập hợp qua các tháng trong suốt quá trình lắp đặt cho công trình, HMCT. Tiếp theo, kế toán sẽ thực hiện thao tác kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất lắp đặt cho từng công trình, HMCT từ tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang” sang tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” để tính giá thành cho sản phẩm lắp đặt. Đối với HMCT Khu vực xay nghiền và nấu- Công trình Bia Sài Gòn - Hà Nội được thực hiện, hoàn thành bàn giao ngay trong năm 2008. Do đó không có chi phí sản xuất lắp đặt dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. Khi hoàn thành, bàn giao nghiệm thu công trình Kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành lắp đặt như sau: Biểu 2.18: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành – C.Trình Bia Sài Gòn - Hà Nội- Khu vực xay nghiền và nấu Đơn vị: CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HÓA DKNEC Địa chỉ: Số 105 Hoàng Văn Thái- Khương Trung- T.Xuân- Hà Nội BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH HẠNG MỤC: TỦ ĐIỀU KHIỂN KHU VỰC XAY NGHIỀN VÀ NẤU CÔNG TY CP BIA SÀI GÒN – HÀ NỘI Từ tháng 04/2008 đến tháng 11/2008 STT Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục NVLTT NCTT VL phụ CCDC Thuê ngoài CP khác bằng tiền 1 Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ - - - - - - - 2 Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 4.232.995.186 3.896.723.006 211.689.130 90.759.800 3.525.000 20.570.000 9.728.250 …. …. …. …. …. …. …. …. - Tháng 6/2008 852.278.276 785.919.626 42.973.850 16.314.000 955.000 4.110.000 2.005.800 …. …. …. …. …. …. …. …. 3 Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ - - - - - - - 4 Giá thành công trình. HMCT hoàn thành 4.232.995.186 3.896.723.006 211.689.130 90.759.800 3.525.000 20.570.000 9.728.250 Ngày 27 tháng 11 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký. họ tên) (Ký. họ tên) CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN ĐO LƯỜNG TỰ ĐỘNG HOÁ DKNEC 3.1. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC 3.1.1. Những ưu điểm Được thành lập từ năm 2000, trải qua hơn 8 năm phát triển và trưởng thành, Công ty DKNEC đã thu được những thành tựu nhất định, ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong lĩnh vực cơ điện, tự động hóa, một lĩnh vực còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Công ty luôn tìm cách tiếp cận thị trường mở rộng qui mô kinh doanh, thu hút khách hàng ký kết hợp đồng. Công ty không ngừng đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, chú trọng đào tạo bồi dưỡng con người từ cán bộ quản lý lãnh đạo đến các phòng ban cũng như lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Bộ máy của công ty gọn nhẹ và phát huy hiệu quả với qui trình làm việc khoa học, ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Công ty, bộ máy kế toán cũng ngày càng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của nó. Công ty đã xây dựng được bộ máy kế toán khá hoàn chỉnh về mọi mặt và đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong bộ máy tổ chức của Công ty. Bộ máy kế toán khá tinh giản, gọn nhẹ, khoa học với đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán tài chính. Bên cạnh đó, các quy định, chuẩn mực cũng được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Cán bộ kế toán tại Công ty được bố trí phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người. Chính vì thế, việc hạch toán nội bộ đã góp phần đắc lực vào công tác quản lý của Công ty. Do đặc điểm là Công ty có quy mô vừa nên phân công lao động kế toán khá đơn giản, các kế toán viên chỉ đảm nhiệm các phần hành độc lập, thường xuyên có nghiệp vụ cần hạch toán, còn các nghiệp vụ chung khác thường do kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Sự phân công lao động khá rõ ràng giúp kế toán trưởng dễ dàng trong việc quản lý cấp dưới cũng như xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của từng nhân viên kế toán. 3.1.1.2. Về hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo kế toán Chứng từ được sử dụng trong hệ thống kế toán của Công ty khá đơn giản, chỉ sử dụng những loại chứng từ tối thiểu cần cho công tác hạch toán. Chứng từ Công ty được lập và sử dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính; nội dung chứng từ kế toán đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được kiểm tra, lưu trữ cẩn thận. Việc luân chuyển chứng từ được thiết lập chặt chẽ, thuận lợi cho công tác ghi sổ và đối chiếu số liệu. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Nhìn chung hình thức ghi sổ này phù hợp với quy mô của Công ty. Hình thức này có ưu điểm đơn giản, dễ sử dụng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh rõ trên sổ Nhật ký chung, sổ Cái, sổ chi tiết theo trình tự thời gian và định khoản. Để áp ứng những yêu cầu về thông tin kế toán, công ty đã đưa kế toán máy vào công tác kế toán. Cùng với hệ thống máy tính tương đối hiện đại đã giúp cho công tác kế toán được thực hiện nhanh chóng hơn, chính xác và hiệu quả. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập theo đúng mẫu và số lượng quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phản ánh được đầy đủ và tổng quát tình hình tài chính, kinh tế của Công ty, được lập một cách trung thực và hợp lý giúp những đối tượng có nhu cầu thu thập thông tin chính xác và dễ dàng. 3.1.1.3. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng, liên quan tới nhiều phần hành khác và là một trong những yếu tố then chốt quyết định tới hoạt động SXKD của Công ty. Tại Công ty DKNEC, nhìn chung công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm khá chặt chẽ, phản ánh tương đối chính xác tình hình tại Công ty, áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành. Công ty có riêng một kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lắp đặt giúp cho việc hạch toán không bị dồn dập, tồn đọng. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty được xác định phù hợp với đặc điểm của đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, với yêu cầu và khả năng của Công ty. Chi phí sản xuất tại Công ty được tập hợp riêng cho từng công trình, HMCT và được chia thành 3 khoản mục chính giúp cho việc tính giá thành được chính xác, nhanh chóng, tiện theo dõi, đáp ứng được yêu cầu quản lý và sử dụng vốn cũng như hiệu quả trong sản xuất lắp đặt tại Công ty. Những ưu điểm cụ thể trong quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với từng khoản mục chi phí tại Công ty DKNEC là: * Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí NVL, NVL được xuất cho công trình nào được tập hợp luôn vào chi phí của công trình đó giúp cho việc tập hợp chi phí trở nên nhanh chóng, thuận tiện. NVL xuất kho chuyển đi công trình được Kế toán NVL theo dõi lập bảng kê riêng giúp cho việc tập hợp chi phí NVL trở nên linh hoạt hơn. Việc đối chiếu chặt chẽ giữa các bảng kê NVL xuất và các chứng từ nhập xuất thực tế từ công trình gửi về đã tăng tính chính xác và khoa học trong việc tập hợp và quản lý chi phí NVL trực tiếp tại Công ty. Bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp do kế toán công ty lập cho tất cả các công trình trong tháng giúp cho việc so sánh tỷ trọng vật tư xuất cho các công trình trong tháng một cách dễ dàng. Ngoài ra, việc cung cấp nguyên vật liệu cho từng công trình theo dự toán tại công ty đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ, chính xác giữa các phòng ban. Công tác lập dự toán đóng vai trò rất quan trọng đến việc cung cấp NVL cho các công trình. Tại công ty, bảng Dự toán cho từng công trình, HMCT được lập khá chi tiết, đầy đủ và là căn cứ để xuất NVL do đó lượng NVL tồn kho cuối tháng không đáng kể thậm chí không có. Việc sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên giúp quản lý tốt NVL và tạo điều kiện cho công tác kiểm tra kế toán, cung cấp kịp thời yêu cầu quản lý của lãnh đạo Công ty. * Kế toán chi phí nhân công trực tiếp : Tình hình lao động của công nhân viên các công trình, HMCT được theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công đảm bảo sự công bằng, chính xác. Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH được lập một cách hợp lý, khoa học giúp cho việc tập hợp chi phí nhân công cho các công trình được thuận tiện, dễ kiểm tra, đối chiếu. Tiền lương của cán bộ nhân viên được trả theo mức lương hợp lý, căn cứ vào hiệu quả và kết quả lao động, đóng góp của từng người. Mức lương của cán bộ công nhân viên khá cao đảm bảo thu nhập ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cán bộ nhân viên. Công ty cũng có những chế độ đãi ngộ với những nhân viên chính thức, hệ số lương làm thêm giờ đảm bảo đúng quy định góp phần động viên tinh thần cho toàn thể nhân viên tại các công trình yên tâm trong lao động, công tác. Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên công ty góp phần nâng cao chất lượng lao động, tăng cường hiệu quả cho quá trình sản xuất cũng như hiệu quả trong chi phí nhân công. * Kế toán chi phí sản xuất chung : Chi phí sản xuất chung được tổng hợp riêng cho từng tháng, từng công trình, HMCT, chi tiết từng loại chi phí tạo điều kiện cho công tác quản lý, tổng hợp chi phí có hiệu quả. Việc luân chuyển chứng từ tương đối hợp lý từ các công trình về công ty thuận tiện cho việc theo dõi, đối chiếu và quản lý chi phí. Kế toán căn cứ vào thời gian sử dụng của từng loại CCDC sản xuất để phân bổ cho từng tháng đảm bảo đúng theo quy định. 3.1.2 Những tồn tại Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày ở trên, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty DKNEC vẫn còn một số vấn đề tồn tại, cụ thể: 3.1.2.1. Về tổ chức bộ máy kế toán Tại phòng kế toán Công ty hiện nay vẫn xảy ra tình trạng kiêm nhiệm, làm xuất hiện nguy cơ vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Mặt khác, sự phân công nhiệm vụ của các kế toán viên đôi khi chưa rõ ràng có thể gây ra hiện tượng quên việc hoặc một công việc mà có nhiều người cùng phụ trách làm giảm hiệu quả của công việc. Cụ thể, hiện tại phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty đang do kế toán tổng hợp đảm nhiệm vì đây là phần hành liên quan đến nhiều phần hành khác. Với quy mô các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng không quá nhiều như hiện nay của Công ty thì kế toán tổng hợp có thể kiêm nhiệm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh và mạnh của Công ty trong điều kiện mới thì nên có một kế toán viên đảm nhiệm riêng về phần hành tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ để đáp ứng tốt nhu cầu quản lý của Công ty. 3.1.2.2. Về hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản Công ty đang sử dụng là hệ thống tài khoản theo Quyết định 48 áp dụng cho các Công ty vừa và nhỏ nhưng chỉ sử dụng những tài khoản thật sự cần thiết và thỉnh thoảng vẫn có hiện tượng hạch toán chung hoặc hạch toán tắt. Hiện nay, với quy mô doanh nghiệp chưa lớn thì hệ thống tài khoản này còn chưa bộc lộ những thiếu sót, hạn chế; nhưng cùng với sự phát triển về quy mô của Công ty, các nghiệp vụ hạch toán ngày càng đa dạng thì hệ thống tài khoản hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu cầu hạch toán của Công ty. Hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm các tài khoản từ cấp 1 tới cấp 3, các tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, để phản ánh chi tiết, cụ thể hơn tình hình biến động các loại tài sản, nguồn vốn trong Công ty, để thuận lợi và tránh chồng chéo trong việc ghi chép, kiểm tra số dư tài khoản, đồng thời giúp cho các nhà quản trị đánh giá rõ ràng hơn, có được những thông tin chính xác, kịp thời để đề ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh, xác định được các chỉ tiêu, hiệu quả cho từng hoạt động SXKD thì Công ty nên mở thêm các tài khoản chi tiết hơn. Không những vậy, hiện tại kế toán Công ty chỉ sử dụng các tài khoản liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh nhằm giảm thiểu về công việc cũng như những sai sót, nhầm lẫn cho kế toán viên. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như: Hiện tại, Công ty đang hoạt động trên cả hai lĩnh vực là lắp đặt và thương mại, Giá vốn hàng bán của Công ty trên cả hai lĩnh vực này đều được tập hợp chung vào TK 632 – “Giá vốn hàng bán”. Mặc dù có chi tiết TK “Doanh thu” nhưng kế toán lại không tiến hành chi tiết TK “Giá vốn hàng bán” nên không thể thấy rõ kết quả kinh doanh trên các lĩnh vực hoạt động của Công ty. Điều này dẫn tới hiện tượng có những kỳ kế toán phần xuất thành phẩm cho sản xuất lắp đặt bị lỗ do Công ty phải ngưng một số công trình đang sản xuất nhưng khi nhìn vào số liệu lại thấy lãi. Đó là do phần lãi của thương mại đã bù vào. Hiện nay, Công ty không sử dụng tài khoản 413- “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trong hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Trên thực tế Công ty có những món vay ngắn hạn Ngân hàng, những khoản thanh toán quốc tế bằng ngoại tệ. Tại thời điểm vay bằng ngoại tệ kế toán hạch toán theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh. Đến hạn thanh toán (trong năm đó), hoặc đến cuối kỳ hạch toán kế toán dùng bút toán ngược để điều chỉnh chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm đó với thời điểm đã ghi sổ. Điều này là sai so với quy định vì khoản chênh lệch này phải được coi là khoản phát sinh lãi hoặc lỗ tỷ giá hối đoái và được tính vào doanh thu (nếu lãi) hoặc chi phí (nếu lỗ) của doanh nghiệp. Do vậy, Công ty cần sử dụng tài khoản 413 và phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoặc chi phí theo đúng quy định, đảm bảo tính đúng đắn và chính xác trong việc xác định kết quả kinh doanh. Mặt khác, các khoản chi phí tiền lương và chi phí khấu hao của Công ty không được tính riêng cho từng lĩnh vực cụ thể mà lại được phản ánh chung. Ngoài ra, Công ty cũng không tiến hành sử dụng tài khoản 159 – “Các khoản dự phòng”(Dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho,…). Điều này có thể làm Công ty gặp khó khăn về tài chính nếu có sự biến động mạnh về giá hoặc rủi ro xảy ra, nhất là đối với mặt hàng có hàm lượng khoa học công nghệ cao như mặt hàng kinh doanh của Công ty. 3.1.2.3. Về hệ thống báo cáo kế toán Hiện nay, Công ty chưa tiến hành sử dụng hệ thống báo cáo quản trị, nói cách khác việc phân tích các chỉ tiêu tài chính chưa được Công ty coi trọng. Vì thế, Công ty chưa có được các chính sách đòn bẩy tài chính hợp lý để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của mình. Trong báo cáo kết quả kinh doanh thì phần giảm trừ doanh thu không được phản ánh riêng, điều này làm cho chức năng thông tin của báo cáo tài chính chưa hoàn chỉnh. 3.1.2.4. Về hệ thống chứng từ Công tác lập và luân chuyển chứng từ tại Công ty được thiết lập khá chặt chẽ, phù hợp với thực tế kế toán. Tuy nhiên, một số chứng từ chưa được phân loại cụ thể, chi tiết làm cho việc phân loại chứng từ đôi khi bị trùng lắp, không chính xác, khó theo dõi. Ví dụ, khi xuất kho NVL để cung cấp cho các công trình mà Công ty đang thi công lắp đặt, kế toán kho tiến hành lập phiếu xuất kho thông thường chứ không tiến hành lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Điều này là không phù hợp với quy định chung vì phiếu xuất kho thông thường không có đầy đủ các chức năng như phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Với đặc điểm là công ty chuyên lắp đặt với các công trình trải dài khắp đất nước nên với những công trình xa, việc luân chuyển chứng từ tại Công ty còn gặp nhiều khó khăn, việc chuyển chứng từ từ các công trình về phòng kế toán công ty thường bị chậm trễ, dẫn tới nhiều bất lợi trong việc cập nhật, tập hợp số liệu, không đáp ứng kịp yêu cầu quản lý, kiểm tra. Do đó, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc ra các quyết định quản lý, điều hành của Ban giám đốc Công ty. 3.1.2.5. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Đối với công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là công ty chuyên lắp đặt các hệ thống điện, tự động hóa hiện đại, nguồn NVL có thể là hàng trong nước hay hàng nhập khẩu. Trong đó giá trị hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Hiện tại, đối với NVL nhập từ nước ngoài, trừ chi phí thuế nhập khẩu hàng hóa (nếu có) thì chi phí thông quan, chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa, chi phí chuyển tiền thanh toán, phí mở và thanh toán LC,… tại ngân hàng,… không được phân bổ vào giá trị của VL nhập khẩu mà kế toán lại hạch toán vào TK 6422- “chi phí quản lý doanh nghiệp”. Ngoài ra, giá NVL nhập khẩu tại công ty chủ yếu là giá FCA do đó chi phí vận chuyển là đáng kể. Việc hạch toán này làm công tác kế toán bớt đi một công đoạn nhưng lại làm thiếu một lượng lớn chi phí cho công trình, làm sai lệch giá thành sản phẩm lắp đặt tại Công ty. * Đối với công tác chi phí nhân công trực tiếp: Hiện tại công ty chưa bóc tách riêng khoản mục chi phí nhân viên quản lý công trình vào chi phí sản xuất chung mà vẫn theo dõi trực tiếp trên TK 1542- Chi phí nhân công trực tiếp, điều này tuy không làm thay đổi tổng chi phí công trình nhưng cơ cấu của các khoản mục chi phí sẽ không chính xác. Do đó số liệu mà kế toán cung cấp sẽ không được phản ánh trung thực, gây khó khăn cho người quản lý trong việc kiểm tra tình hình chi tiêu những khoản chi phí sản xuất phát sinh và đưa ra những quyết định điều chỉnh chi phí một cách hợp lý. * Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất chung: Công tác kế toán chi phí sản xuất chung ở công ty nhìn chung còn nhiều thiếu sót. Ví dụ chi phí khấu hao nhà xưởng, chi phí bảo hành công trình, chi phí phát sinh trước khi bắt đầu công trình như làm thầu, mua hồ sơ thầu, những chi phí phát sinh chung cho nhiều HMCT… đều không được phân bổ và hạch toán vào chi phí sản xuất chung của từng công trình. Điều này làm thiếu hụt một lượng chi phí sản xuất chung khá lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm và việc cung cấp thông tin không đảm bảo tính chính xác. 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC Phương hướng chung để hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành ở công ty DKNEC là tiếp tục phát huy những ưu điểm hiện có, tìm cách khắc phục những tồn tại nhằm đảm bảo hạch toán đúng chế độ nhà nước qui định và đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong đó có tính đến định hướng phát triển. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau: 3.2.1. Về công tác kế toán chi phí NVL trực tiếp Chi phí NVL chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ chi phí. Do đó, tiết kiệm chi phí NVL phải được coi trọng hàng đầu. Tuy nhiên, tiết kiệm NVL không có nghĩa là cắt xén lượng vật liệu đã được định mức chi thi công cho từng công trình mà là giảm hao hụt trong bảo quản, thi công, giảm chi phí vận chuyển, nắm chắc giá thị trường để đối chiếu, kiểm tra hóa đơn NVL do nhân viên cung ứng mang về, lập các phương án cải tiến kỹ thuật, thay thế một số loại vật liệu có thể để giảm chi phí mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Giảm chi phí vận chuyển NVL phải ở cả hai khâu: vận chuyển trong thu mua và vận chuyển trong sử dụng. Để đảm bảo tiết kiệm chi phí trong thu mua, bộ phận cung ứng nên xác định được phương án thu mua và vận chuyển có hiệu quả kinh tế cao nhất đối với mỗi công trình. Công ty cần xây dựng quy chế thưởng cho những cán bộ, công nhân viên nào tìm được nguồn hàng rẻ, đồng thời thưởng cho những hành động tiết kiệm NVL để tạo ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên tại các công trường. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, giá cả thị trường đầu vào có nhiều biến động, do đó công ty cần có thông tin từ nhiều nhà cung cấp, tăng cường khâu khảo sát thị trường đầu vào để tìm ra nhà cung cấp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, công ty nên tiến hành lập tài khoản 159 mà chi tiết là tài khoản 1593- “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho để giảm thiểu những rủi ro về chi phí cũng như giảm những ảnh hưởng của sự biến động giá cả. Bên cạnh đó, đối với NVL nhập khẩu, kế toán cũng cần tổng hợp các chi phí phát sinh trong suốt quá trình nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu như chi phí vận chuyển, thông quan, các chi phí thanh toán hàng nhập khẩu,… và thực hiện phân bổ vào giá trị NVL nhập khẩu nhập kho theo phương thức phù hợp. Theo em, kế toán nên phân bổ chi phí vào giá NVL nhập theo tỷ lệ giá trị từng loại NVL đã tính trên tờ khai hải quan. 3.2.2. Về công tác kế toán chi phí nhân công Chi phí nhân công không đơn thuần chỉ có vai trò là bộ phận cấu thành trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mà còn liên quan đến nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Công ty cần áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng lao động của công nhân bằng cách sử dụng hợp lý lao động, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề công nhân viên, đảm bảo đời sống cũng như an toàn cho công nhân. Bên cạnh đó, đối với cán bộ công nhân viên trong bộ phận gián tiếp ở đội, công ty nên có chế độ tăng thu nhập để khuyến khích khi giá trị lao động trong tháng đạt mức cao hoặc ở những công trình trọng điểm, tiến độ nước rút. Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ chỉ huy công trình phải được tập hợp riêng trên tài khoản 1543- CP SXC. Ngoài ra, với hai đối tượng lao động như hiện nay, công ty nên mở thêm tài khoản chi tiết: TK 3341- Phải trả người lao động trong danh sách chính thức và TK 3342- Phải trả người lao động ngoài danh sách chính thức. Việc mở 2 TK này chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình giúp kế toán cũng như nhà quản trị có thể quản lý tốt hơn chất lượng lao động cũng như chi phí nhân công trực tiếp. 3.2.3. Về công tác kế toán chi phí sản xuất chung Để quản lý tốt chi phí sản xuất chung chỉ có cách duy nhất là kiểm tra chặt chẽ chi phí kể cả nguồn gốc phát sinh và đối tượng chịu chi phí. Các chi phí không hợp lý cần phải được kiểm tra và loại bỏ khỏi giá trị công trình. Các chi phí sản xuất chung chi ra cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng tránh tình trạng vượt chi quá tỷ lệ cho phép. Ngoài ra, Kế toán công ty cũng nên đưa chi phí sửa chữa và bảo hành công trình vào khoản mục CP Bảo hành trong TK 1543- “CP SXC” nhằm đảm bảo phản ánh đúng chi phí nếu có phát sinh chi phí bảo hành cho công trình. - Khi trích trước chi phí bảo hành, kế toán định khoản: Nợ TK 1543: CP SXC Có TK 352: Dự phòng phải trả - Trong kỳ bảo hành, nếu phát sinh chi phí bảo hành, kế toán định khoản: Nợ TK 352: Chi phí bảo hành thực tế phát sinh Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Tổng chi phí bảo hành phát sinh Khi công việc sửa chữa, bảo hành hoàn thành bàn giao cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 352: Chi phí bảo hành thực tế phát sinh Có TK 1543: Tổng chi phí bảo hành phát sinh, bàn giao cho khách Nếu hết thời gian bảo hành, tổng chi phí bảo hành phát sinh thực tế không có hoặc nhỏ hơn số đã trích, kế toán ghi: Nợ TK 352: Số dự phòng chênh lệch giữa trích trước và thực tế PS Có TK 711: Thu nhập khác Hiện tại ở Công ty DKNEC, những khoản chi phí phát sinh chung cho cả công trình chưa được phân bổ cho từng HMCT. Theo em, chi phí sản xuất chung nên lấy tiêu chuẩn phân bổ là chi phí NVL trực tiếp. Công thức phân bổ như sau: CP SXC phân bổ cho từng công trình, HMCT = Tổng chi phí SXC cần phân bổ x CP NVL trực tiếp phát sinh cho công trình, HMCT đó Tổng CP NVL trực tiếp phát sinh tại tất cả các công trình, HMCT Hàng tháng, kế toán xác định tổng các chi phí sản xuất chung cho từng công trình lớn, hoặc cho cả doanh nghiệp. Sau đó định kỳ tiến hành phân bổ các chi phí SXC. Việc phân bổ này sẽ góp phần hạch toán và tập hợp chi phí trở nên chính xác. 3.2.4. Về việc luân chuyển chứng từ kế toán Việc trang bị đầy đủ máy vi tính cho phòng kế toán là hợp lý nhưng cũng chưa giải quyết được việc lập và luân chuyển chứng từ nhanh. Có lẽ việc tổ chức hạch toán tập trung tại phòng kế toán công ty là cần thiết và giúp cho công ty nắm bắt được thông tin, xử lý và quản lý mọi hoạt động sản xuất lắp đặt tốt hơn, song kênh luân chuyển chứng từ sẽ bị dài ra. Nếu như công ty có thể trang bị mỗi công trình một máy vi tính rồi nối mạng với phòng kế toán thì toàn bộ chứng từ gốc phát sinh tại các công trình xa sẽ được nhập vào máy vi tính rồi gửi về phòng kế toán qua mạng, đồng thời gửi chứng từ gốc về phòng kế toán để hạch toán, đối chiếu. Điều này sẽ giảm bớt công việc cho phòng kế toán, việc tập hợp không bị dồn dập, giúp cho việc hạch toán, tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng công trình, HMCT được nhanh hơn. 3.2.5. Về công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất Để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp một cách chính xác, nhanh chóng, theo em kế toán công ty nên lập hệ thống báo cáo quản trị, trong đó có báo cáo chi phí phục vụ cho công tác quản trị định kỳ, từng khoản mục chi phí cần được phản ánh rõ. Dựa vào báo cáo, nhà quản lý sẽ thấy được mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở cho việc ra các quyết định ngắn hạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong những trường hợp đặc biệt như: xây dựng giá dự thầu, định giá,... Trong giai đoạn đầy thử thách của nền kinh tế hiện nay, Công ty cần liên tục nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống kế toán nói chung, ngày càng góp phần vào quá trình phát triển bền vững của Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC. KẾT LUẬN Sau gần bốn tháng thực tập tại Công ty DKNEC, quãng thời gian tuy không dài nhưng rất bổ ích, em đã có dịp tiếp xúc với một môi trường chuyên nghiệp, tự kiểm tra, rà soát, củng cố lại kiến thức căn bản của mình, cọ xát với thực tế, thu lượm được những kiến thức mới và cả những kinh nghiệm quý báu làm cơ sở cho học tập và công việc sau này. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em nhận thấy rằng giữa lý thuyết đã được học với công việc thực tế là một khoảng cách dài. Việc tìm hiểu thực tế đã giúp em được mở mang kiến thức để khi bước vào công việc sau này khỏi bỡ ngỡ. Từ thời gian thực tập này, em càng hiểu rằng, một cán bộ kế toán không chỉ cần phải am hiểu những vấn đề lý luận mà còn phải biết vận dụng một cách sáng tạo các lý luận đó vào công việc thực tế. Do trình độ lý luận và kiến thức thực tế còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉnh sửa, bổ sung của thầy giáo cũng như các anh chị bộ phận kế toán và lãnh đạo Công ty và cả những góp ý của các bạn trong khoa. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các chị trong phòng kế toán Công ty DKNEC, những góp ý bổ ích, sự chỉ dẫn và sửa chữa tận tình cũng như sự đôn đốc của thầy giáo- Thạc sỹ Trương Anh Dũng đã giúp em hoàn thiện bản chuyên đề thực tập chuyên ngành này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày 26 tháng 03 năm 2009 Sinh viên thực hiện Phạm Kim Dung MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CP Cổ phần CCDC Công cụ dụng cụ GTGT Giá trị gia tăng HH Hàng hóa HMCT Hạng mục công trình LNST Lợi nhuận sau thuế NGK Nước giải khát NM Nhà máy NVL Nguyên vật liệu NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT Nhân công trực tiếp KPCĐ Kinh phí công đoàn PS Phát sinh SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh TGNH Tiền gửi ngân hàng TK Tài khoản TM Tiền mặt TSCĐ Tài sản cố định TT Thanh toán TNHH Trách nhiệm hữu hạn VL Vật liệu DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu Nội dung Trang Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty DKNEC 9 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất lắp đặt 10 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty DKNEC 15 Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty DKNEC 18 Sơ đồ 1.5 Sơ đồ trình tự Hạch toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty DKNEC 26 DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Nội dung Trang Biểu 1.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 13 Biểu 2.1 Hóa đơn Giá trị gia tăng mua nguyên vật liệu 35 Biểu 2.2 Phiếu nhập kho NVL về Xưởng DKNEC 37 Biểu 2.3 Phiếu xuất kho NVL cho C.trình Bia Sài Gòn- Hà Nội- Khu vực xay nghiền và nấu 38 Biểu 2.4 Phiếu xuất kho thẳng cho C.trình Bia Sài Gòn- Hà Nội 39 Biểu 2.5 Bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng cho công trình Bia Sài Gòn - Hà Nội - Khu vực xay nghiền và nấu 41 Biểu 2.6 Bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp- tháng 06/2008 43 Biểu 2.7 Bảng chấm công 48 Biểu 2.8 Bảng chấm công làm thêm giờ 49 Biểu 2.9 Bảng thanh toán tiền lương cho Công trình Bia Sài Gòn - Hà Nội - Khu vực xay nghiền và nấu 50 Biểu 2.10 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho Công trình Bia Sài Gòn – Hà Nội 51 Biểu 2.11 Bảng kê chi tiết vật liệu, CCDC xuất dùng trong tháng 55 Biểu 2.12 Bảng tổng hợp- phân bổ vật liệu, CCDC trong tháng 56 Biểu 2.13 Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền 57 Biểu 2.14 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 58 Biểu 2.15 Sổ Chi phí sản xuất kinh doanh- Công trình Bia Sài Gòn - Hà Nội- Khu vực xay nghiền và nấu 60 Biểu 2.16 Trích Sổ Nhật ký chung 62 Biểu 2.17 Sổ cái tài khoản 154 65 Biểu 2.18 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành – C.Trình Bia Sài Gòn - Hà Nội- Khu vực xay nghiền và nấu 70 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Hà nội, ngày .... tháng .... năm 2009 Kế toán trưởng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS.Đặng Thị Loan, 2006, “Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp”- NXB Đại học KTQD. Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, 2008, “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính”- NXB Đại học KTQD, Hệ thống chứng từ, sổ sách, Báo cáo tài chính năm 2008, tài liệu Báo cáo tài chính các năm 2006-2008 của Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC. Website: www.dknec.com.vn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2421.doc
Tài liệu liên quan