Thực trạng Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may chiến thắng – tổng Công ty dệt may Việt Nam

Phần thứ hai: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạI công ty may chiến thắng – tổng công ty dệt may vệt nam đặc đIểm tình hình chung của công ty may chiến thắng Tên đơn vị: Công ty May Chiến Thắng Tên giao dịch: Chien Thang Garmen Company Tên viết tắt: CHIGAMEX Trụ sở chính: Số 10 – Thành Công – Ba Đình – Hà Nội Điện thoại: Fax: Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may chiến thắng – tổng Công ty dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kế toán độc lập. Công ty được nhà nước đầu tư với tư cách là chủ sở hữu. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tổ chức sản xuất kinh doanh , nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc, thảm len phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, công ty có nghĩa vụ phải hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước giao cho. Đó là bảo toàn và phát triển nguồn vốn, phân phối theo kết quả lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ của CBCNV, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể mọi CBNV trong công ty. Quá trình hình thành và phát triển của công ty may Chiến Thắng. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể khái quát làm ba giai đoạn sau: Từ năm 1968 – 1975 – Ra đời và lớn lên trong khó khăn. Ngày 2 tháng 3 năm 1968, trên cơ cở máy móc thiết bị và nhân lực của trạm may Lê Trực( thuộc công ty Gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội) và xưởng may cấp I(Hà Tây), Bộ nội thương quyết định thành lập Xí nghiệp may Chiến Thắng. Xí nghiệp có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực, Hà Nội và giao cho Cục Vải sợi may mặc quản lý. Xí nghiệp có nhiệm vụ ban đầu là tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo da, áo dệt kim…theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục Vải sợi may mặc cho các lực lượng vũ trang và trẻ em. Tháng 5 năm 1971, Xí nghiệp May Chiến Thắng chính thức được chuyển giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên may hàng xuất khẩu , chủ yếu là loại quần áo bảo hộ lao động Từ năm 1976 – 1986 – ổn định và từng bước phát triển sản xuất. Trong thời kỳ này, hoà bình lập lại, việc gia công hàng xuất khẩu đã đi vào nề nếp, sản xuât đã ổn định và có nhiều tiến bộ, nhưng phong cách quản lý vẫn còn nặng nề bao cấp. Đến năm 1986, nhờ có bước chuyển căn bản trong cơ chế quản lý của nước ta nên Xí nghiệp đã chủ động khai thác các nguồn nguyên liệu để có thêm công ăn việc làm cho công nhân viên, đồng thời từng bước tiếp cận với thị trường nước ngoài để mở rộng thị thường xuất khẩu. Từ năm 1986 đến nay: Đổi mới để phát triển bền vững. Các nghị quyết của Đảng và quyết định 217/ HĐBT, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành đã xoá bỏ các quản lý bao cấp, giúp Xí nghiệp phát huy quyền tự chủ và năng động của mình, ngoài những đơn đặt hàng được cấp trên giao làm theo chỉ tiêu của nhà nước, lãnh đạo của Xí nghiệp đã mạnh dạn tiếp cận với các thương gia nước ngoài để thực hiện phương thức gia công cho khách hàng nước ngoài như : Hồng Kông, Hàn Quốc… Ngày 25/8/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định số 730/CNN – TCLĐ chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành Công ty May Chiến Thắng. Năm 1994, Xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa được sát nhập vào Công ty theo QĐ số 290/QĐ - TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ. Trong thời kỳ này, Công ty đã liên tục đầu tư, hiện đại hoá, đổi mới thiết bị, nhà xưởng, hoàn thiện và đa dạng hoá công nghệ sẵn có, mở rộng mạng lưới kinh doanh và giới thiệu sản phẩm trong nước Trong năm 2000, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp, Tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty đã hoàn thành việc chuyển cơ sở 8B Lê Trực thành Công ty May cổ phần Lê Trực Sản phẩm chủ yếu của công ty may Chiến Thắng, gồm: Đồng phục, áo sơ mi nam nữ, bộ comlê, áo jacket, quần áo bò, các loại áo khoác, áo trẻ em, găng tay gôn, gang tay da… Đến nay, tổng số lao động toàn công ty đã là 2700 người, trong đó 85% là nữ, 86 người có trình độ đại học, 46 người có trình độ trụng học về các chuyên môn nghiệp vụ, như: kinh tế tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ…và trên 1.500 công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Để có cái nhìn toàn diện hơn về Công ty May Chiến Thắng, ta có thể xem qua những con số mà công ty đã thực hiện được mấy năm gần đây: Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 1.Doanh thu bán hàng Đồng 57.878.293.935 63.889.926.466 52.804.287.732 2. Lợi nhuận Đồng 677.295.509 1.012.403.849 884.854.768 3. Nộp ngân sách Đồng 906.398.829 1.154.809.247 1.800.100.033 4.Thu nhập bình quân đ/người/tháng 722.000 864.000 910.000 5. Số lao động Người 2741 2640 2560 6.Vốn kinh doanh Đồng 9.985.951.611 11.985.951.661 10.136.849.522 Do những thành tích đã đạt được trong nhiều năm liên tục, Công ty may Chiến Thắng đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý gồm: _ Huân chương chiến công hạng ba. Vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc (1985 – 1995) _ Huân chương lao động hạng Nhì. Vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ Quốc _ Bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ, Bộ công nghiệp tặng thưởng bằng khen đơn vị có thành tích thực hiện tốt kế hoạch nhà nước và các nhiệm vụ công tác khác, liên tục nhiều năm _ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ và bằng khen “ Công đoàn cơ sở vững mạnh, xuất sắc nhất”, Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào lao động giỏi _ Liên đoàn lao động thành phố tặng cờ và bằng khen “ Công đoàn cơ sở vững mạnh, xuất sắc nhất ”, Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào “ Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà” _ UBND thành phố tặng bằng khen cho đơn vị có thành tích trong công tác triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới _ Quân khu thủ đô tặng cờ quyết thắng cho đơn vị tự vệ của công ty đạt 25 năm liên tục là đơn vị quyết thắng _ Liên tục từ năm 1985 đến nay Đảng bộ công ty được công nhận là đảng bộ trong sạch vững mạnh Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty may Chiến Thắng Với đặc điểm chủ yếu là sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng, quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp, loại hình sản xuất hàng loạt lớn, chu kỳ sản xuất dài và xen kẽ, Công ty may Chiến Thắng đã bố trí sản xuất như sau: Công ty có 2 bộ phận sản xuất chính là may mặc và thảm len với 2 cơ sở sản xuất: Cơ sở số 10 Thành Công gồm 5 phân xưởng may, 1 phân xưởng may – da, 1 phân xưởng thêu in, 1 phân xưởng khăn Cơ sở 114 Nguyễn Lương Bằng có1 phân xưởng dệt thảm len Các phân xưởng phải chịu trách nhiệm điều hành sản xuất từ khâu triển khai đến khâu cuối cùng là đóng gói sản phẩm. Chi phí có thể được tập hợp hợp theo từng phân xưởng, điều này cũng ảnh hưởng đến đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty Sơ đồ 2.1 . hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty may Chiến Thắng Công ty Cơ sở may da thêu in số 10 Thành Công Cơ sở dệt thảm len 114 Nguyễn Lương Bằng Phân xưởng dệt thảm len Phân xưởng may … Phân xưởng may da Phân xưởng thêu in Phân xưởng may 1 Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Về quy trình công nghệ sản xuất ở công ty: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định và tính toán lượng thành phẩm nhập – xuất kho để từ đó xác định doanh thu bán hàng và phân phối kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, một trong những công việc thiết yếu của kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là phải tìm hiểu kỹ quy trình công nghệ sản xuất của dây chuyền sản xuất sản phẩm Hiện nay, công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng ở bài viết này em chỉ đi sâu nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm may mặc tại công ty Tại Công ty may Chiến Thắng, nguyên vật liệu chính được sử dụng trong sản xuất sản phẩm may mặc và thảm len là vải , da, thảm …cũng như các phụ kiện như: chun, chỉ, khuy, khoá… Sản phẩm công ty may Chiến Thắng chủ yếu được làm thông qua các đơn đặt hàng. Do vậy, khi nhận được đơn đặt hàng và nguyên liệu do bên đặt hàng cung cấp , cùng với các tài liệu và thông số kỹ thuật, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành chế thử sản phẩm. Sau đó sản phẩm chế thử sẽ được gửi cho bộ phận duyệt mẫu gồm các chuyên gia và bên đặt hàng kiểm tra, góp ý kiến về sản phẩm làm thử Do mỗi phân xưởng sản xuất là một dây chuyền khép kín nên sau khi sản phẩm làm thử được duyết sẽ được đưa xuống phân xưởng để làm mẫu cứng, giác trên sơ đồ pha cắt vải, giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa lên tổ cắt và đưa sang tổ may. Trong từng tổ may cũng được chuyên môn hoá bằng cách mỗi người may một công đoạn: may thân, may tay…,vào khoá, thùa khuyết…Sau khi qua tổ là, sản phẩm sẽ được đưa sang bộ phận KCS của phân xưởng để kiểm tra, đóng gói theo đơn đặt hàng và chuyển đến địa chỉ người nhận. Toàn bộ quy trình sản xuất được thể hiện qua sơ đồ Sơ đồ 2.2 . Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may Nhập kho Đóng gói Thành phẩm KCS Tổ là Tổ may Tổ cắt Đơn đặt hàng Phân xưởng Duyệt mẫu + thông số kỹ thuật Chế thử Giao hàng NVL( vải ) Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty may Chiến Thắng Công ty may Chiến Thắng tổ chức bộ máy quản lý theo một cấp: + Ban giám đốc gồm 1 tổng giám đốc phụ trách chung và 3 phó tổng giám đốc chụi trách nhiệm từng phần việc cụ thể là lĩnh vực kỹ thuật, lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực điều hành + Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ thiết kế mẫu mã sản phẩm của công ty theo hợp đồng của khách hàng, lập định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật … + Phòng tài vụ: Chịu trách nhiệm tổ chức hạch toán kinh doanhtoàn công ty, phân tích hoạt động kinh tế, tổ chức thợc hiện các biện pháp quản lý tài chính, lập dự án đầu tư + Phòng phục vụ sản xuất: Chịu trách nhiệm tổng hợp cân đối vật tư, ra lệnh sản xuất cho các phân xưởng, vận chuyển hàng hoá tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm + Văn phòng công ty: Thực hiện nhiệm vụ tổ chức nhân sự, quy hoạch kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên, hướng dẫn thực hiện chế độ lao động tiền lương + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn theo hợp đồng kinh tế, thiết lập, mở các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước + Phòng kinh doanh tiếp thị: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chiến dịch quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước + Phòng tổ chức: Theo dõi về nhân sự, tiền lương + Phòng hành chính tổng hợp: Theo dõi văn phòng phẩm, văn thư tổng hợp + Phòng y tế: Theo dõi sức khẻo cán bộ công nhân viên theo định kỳ + Phòng bảo vệ: Theo dõi an ninh + Các cơ sở sản xuất: Hoạt động độc lập theo cơ chế khoán, với nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may da, thêu in, thảm len do ccông ty giao khoán, đồng thời phải chụi trách nhiệm điều hành sản xuất từ khâu triển khai mẫu đến khâu đóng gói sản phẩm Sơ đồ 2.3 . Bộ máy quản lý của Công ty Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc kỹ thuật Phó tổng giám đốc kinh doanh Phó tổng giám đốc điều hành P Phục vụ SX P Kinh doanh XNK P KD tiếp thị P Tài vụ VP Công ty P Tổ chức P Tổng hợp P Y tế Cơ sở may da thêu in 10 Thành Công Cơ sở dệt thảm len 114 Nguyễn Lương Bầng P Bảo vệ P kỹ thuật Tổ chức công tác kế toán ở công ty may Chiến Thắng Bộ máy kế toán . Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản riêng tại ngân hàng và được quyền quyết định về mọi hoạt động kinh tế tài chính của mình. Xuất phát từ loại hình sản xuất kinh doanh, đặc trưng và khối lượng các thông tin kinh tế, nhu cầu thông tin cho việc điều hành và quản lý từng loại hoạt động trong đơn vị, quy mô và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán…, công ty thực hiện tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung. Với một bộ máy quản lý gọn nhẹ theo cơ cấu một cấp thì mô hình kế toán tập trung là rất phù hợp với công ty. Theo hình thức đó, toàn bộ công tác kế toán tài chính được thực hiện trọn vẹn tại phòng tài vụ của công ty từ khâu đầu đến khâu cuối: tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ và kiểm tra kế toán. Tại các phân xưởng không bố trí đội ngũ kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, ghi chép ban đầu, chấm công hàng ngày, tính lương, theo dõi tình hình cấp phát vật tư,…lập báo cáo nghiệp vụ và hàng tháng chuyển số liệu báo cáo cùng chứng từ kế toán gửi lên phòng kế toán. Bộ máy kế toán của công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện toàn bộ các công tác kế toán trong phạm vi công ty, giúp giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận công ty, thực hiện đầy đủ các chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế, tài chính. Phòng tài vụ của công ty gồm 10 thành viên đều có trình độ đại học phụ trách các phần hành sau: Kế toán trưởng: là trưởng phòng tài vụ có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, báo cáo số liệu cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho Giám đốc, tổ chức lãnh đạo chung toàn phòng. Làm công tác đối nội, đối ngoại, ký kết hợp đồng kinh tế kiêm phụ trách chung về vốn và giá cả. Kế toán phó: Là phó phòng kế toán , là người trực tiếp giúp việc cho kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng, ngoài racòn làm công việc kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt và ngân hàng: Viết phiếu thu, phiếu chi, phát hành séc…Hàng quý, lập kế hoạch tiền mặt gửi cho ngân hàng có quan hệ giao dịch… Kế toán nguyên vật liệu: có 2 nhân viên theo dõi việc mua, bán, xuất vật liệu Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản công nợ với khách hàng và với các nhà cung cấp Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán cửa hàng: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí phát sinh và tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình các cửa hàng Kế toán tiêu thụ: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, doanh thu bán hàng và các nghiệp vụ phát sinh khác liên quan đến quá trình tiêu thụ Kế toán công cụ dụng cụ: theo dõi việc mua bán , xuất sử dụng công cụ dụng cụ Kế toán TSCĐ kiêm phân bổ lương: Căn cứ vào sổ lương và báo cáo sản phẩm nhập kho do phòng tổ chức lao động tiền lương chuyển đến tiến hành phân bổ tiền lương cho các phân xưởng, trích BHXH. Theo dõi đánh giá biến động về TSCĐ, căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã đăng ký với đối với từng loại TSCĐ để tiến hành trích, phân bổ khấu hao. Sơ đồ 2.4. Mô hình bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán NVL chính Kế toán vât liệu phụ Kế toán TSCĐvà phân bổ lương Kế toán công nợ Kế toán TM và NH Kế toán thanh toán với người mua và bán Kế toán chi phí và tính giá thành SP Kế toán tiêu thụ Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Nhân viên hạch toán – thống kê ở phân xưởng Phòng tài vụ của công ty gồm 10 thành viên đều có trình độ đại học phụ trách các phần hành sau: Kế toán trưởng: là trưởng phòng tài vụ có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, báo cáo số liệu cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho Giám đốc, tổ chức lãnh đạo chung toàn phòng. Làm công tác đối nội, đối ngoại, ký kết hợp đồng kinh tế kiêm phụ trách chung về vốn và giá cả. Kế toán phó: Là phó phòng kế toán , là người trực tiếp giúp việc cho kế toán trưởng khi kế toán trưởng đi vắng, ngoài racòn làm công việc kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt và ngân hàng: Viết phiếu thu, phiếu chi, phát hành séc…Hàng quý, lập kế hoạch tiền mặt gửi cho ngân hàng có quan hệ giao dịch… Kế toán nguyên vật liệu: có 2 nhân viên theo dõi việc mua, bán, xuất vật liệu Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản công nợ với khách hàng và với các nhà cung cấp Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán cửa hàng: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí phát sinh và tính giá thành sản phẩm, theo dõi tình hình các cửa hàng Kế toán tiêu thụ: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, doanh thu bán hàng và các nghiệp vụ phát sinh khác liên quan đến quá trình tiêu thụ Kế toán công cụ dụng cụ: theo dõi việc mua bán , xuất sử dụng công cụ dụng cụ Kế toán TSCĐ kiêm phân bổ lương: Căn cứ vào sổ lương và báo cáo sản phẩm nhập kho do phòng tổ chức lao động tiền lương chuyển đến tiến hành phân bổ tiền lương cho các phân xưởng, trích BHXH. Theo dõi đánh giá biến động về TSCĐ, căn cứ vào tỷ lệ khấu hao đã đăng ký với đối với từng loại TSCĐ để tiến hành trích, phân bổ khấu hao. Hình thức sổ kế toán áp dụng. Căn cứ vào quy mô, đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các nhân viên kế toán, công ty may Chiến Thắng tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký – chứng từ Hình thức kế toán nhật ký chứng từ được áp dụng ở công ty bao gồm các loại sổ kế toán sau: Nhật ký chứng từ. Các thẻ, sổ chi tiết. Các bảng kê. Sổ cái. Trình tự hạch toán ở công ty theo hình thức nhật ký chứng từ có thể khái quát theo sơ đồ sau. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Bảng kê Sổ cái Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạI công ty may chiến thắng Như phần trên đã đề cập đến, ở công ty may Chiến Thắng có 2 loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu là Sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng theo đơn đặt hàng được ký giữa công ty với khách hàng. Sản xuất theo hình thức “ mua đứt – bán đoạn” có nghĩa là công ty tự tìm nguồn nguyên vật liệu ở trong nước và tự tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, sản xuất theo hình thức này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ(khoảng 10%), chủ yếu nhằm tận dụng nguồn năng lực sản xuất hiện có. Để việc nghiên cứu được tập trung, có chiều sâu và đem lại hiệu quả, em chỉ xin đề cập đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng. Đây là hình thức tuy không mới mẻ nhưng lại là loại hình sản xuất đặc thù của ngành may nước ta hiện nay nói chung và của công ty may Chiến Thắng nói riêng và còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, xem xét. Đặc điểm chi phí sản xuất ở công ty may Chiến Thắng. Trong loại hình sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng có rất nhiều điểm khác biệt so với các loại hình sản xuất khác mà điểm khác biệt lớn và rõ nét nhất là yếu tố chi phí sản xuất. Trong loại hình sản xuất này, chi phí nguyên vật lệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ(có thể nói là không đáng kể) trong tổng giá thành thành phẩm sản xuất. Sở dĩ có điều đó là do NVL chính, phụ đều do khách hàng chịu trách nhiệm đưa đến cho công ty theo đúng chủng loại, quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định cũng có thể bên đặt gia công không cung cấp đầy đủ phụ liệu hoặc nhờ công ty mua hộ(theo thoả thuận của hợp đồng). Do vậy, đặc điểm rõ nét của loại hình sản xuất gia công cho khách hàng là CPNVL chính không có trong giá thành và CPNVL phụ có những đơn hàng có nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ(không đáng kể) trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm. Phân loại chi phí sản xuất ở công ty may Chiến Thắng. Chi phí sản xuất của công ty may Chiến Thắng được phân loại dựa trên căn cứ mục đích và công dụng của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với loại hình sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng thì toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty được chia ra thành: Chi phí sản xuất để chế tạo sản phẩm: đây là toàn bộ CP liên quan đến việc sản xuất gia công sản phẩm cũng như các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi các xí nghiệp thành viên. Trong đó, lại được chia ra thành các khoản mục như: + Chi phí NVL trực tiếp: chỉ tính phần chi phí vật liệu phụ để gia công chế biến + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất hàng may mặc gia công đó + Chi phí sản xuất chung: gồm chi phí phục vụ cho các quá trình sản xuất ở từng phân xưởng, như: chi phí NVL, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, chi phí khấu hao nhà xưởng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước…. Chi phí bán hàng: chỉ tính đến những chi phí bỏ ra để vận chuyển số thành phẩm theo đơn đặt hàng từ kho của các phân xưởng đến cảng(nếu trong hợp đồng có yêu cầu)và chi phí vận chuyển NVL để chế tạo sản phẩm từ cảng về kho của các phân xưởng Chi phí quản lý doanh nghiệp: toàn bộ chi phí phục vụ cho việc quản lý chung toàn công ty phân bổ cho hàng gia công Chi phí hoạt động khác: những chi phí công ty bỏ ra để bồi thường cho khách hàng nếu hàng may không đạt yêu cầu, giao hàng sai hẹn. Nhờ có cách phân loại này mà bộ phận kế toán giá thành và kế toán tiêu thụ và xác định kết quả của công ty có thể giảm nhẹ được công việc tính toán, tập hợp được một cách nhanh chóng, chính xác chi phí SXKD tạo tiền đề cho việc tính giá thành và xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất ở công ty may Chiến Thắng Cũng như nhiều công ty may mặc khác trong cả nước, việc quản lý chi phí sản xuất đã trở thành vấn đề có tính sống còn đối với công ty may Chiến Thắng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt, với tính chất đặc thù của ngành may, sản xuất mang tính ổn định, ít biến động việc công ty may Chiến Thắng áp dụng biện pháp quản lý chi phí sản xuất theo định mức chi phí là hoàn toàn hợp lý. Trong loại hình sản xuất gia công hàng may mặc, định mức chi phí về NVL đã được công ty và khách hàng thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng. Căn cứ vào đó các phòng ban có liên quan như phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch sản xuất… lập bảng định mức chi phí sản xuất cho từng mã hàng và đưa xuống các xí nghiệp thực hiện. Nhờ có sự phân công theo dõi, quản lý chi phí sản xuất có hệ thống như vậymà chi phí sản xuất ở công ty được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, phát huy được tính sáng tạo, chủ động trong sản xuất, làm lợi cho từng xí nghiệp và cả công ty. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty may Chiến Thắng. Một trong những nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí. Đây là khâu đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất. Công ty may Chiến Thắng có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục khác nhau(cắt, may, là…) được thực hiện trong phạm vi từng phân xưởng. Sản phẩm của giai đoạn này là đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp theo. Riêng trong giai đoạn may sản phẩm lại chia nhỏ thành nhiều bộ phận chi tiết, như: cổ, thân, tay,…sản phẩm được giao cho nhiều người sản xuất. Đến khâu cuối cùng mới ghép lại thành sản phẩm hoàn chỉnh. Do đặc điểm sản xuất này và cũng để đáp ứng yêu cầu quản lý và công tác hạch toán nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là theo từng phân xưởng, trong từng phân xưởng các chi phí lại được tập hợp theo từng mã sản phẩm Công ty vận dụng phương pháp KKTX để hạch toán hàng tồn kho nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cũng theo phương pháp KKTX Kỳ hạch toán tập hợp chi phí công ty áp dụng là một tháng Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất ở công ty may Chiến Thắng Vì các phân xưởng có quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất tương tự như nhau nên việc tập hợp chi phí sản xuất ở các phân xưởng là giống nhau. Trong phạm vi bài viết này, em xin trình bầy kỹ phương pháp hạch toán và tính giá thành sản phẩm của phân xưởng 1- Thành Công để khái quát công tác kế toán chi phí và tính giá thành của công ty. . Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí NVL trực tiếp Để có được một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh cần rất nhiểu loại nguuyên liệu, vật liệu khác nhau. Để quản lý tốt và tập hợp được một cách chính xác khoản mục chi phí NVL trực tiếp, kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty may Chiến Thắng chia khoản mục này làm 2 loại là: vật liệu chính (vải ngoài, vải lót, bông, xốp…)và vật liệu phụ(khoá, móc, nhãn, mác, chỉ khâu…) Như phần trên đã đề cập, đối với loại hình sản xuất gia công hàng may thì toàn bộ chi phí NVL do bên đặt hàng cung cấp. Các nguyên vật liệu này đều được công ty nhập qua cảng HP theo điều kiện giá CIF( chi phí vận chuyển, bảo hiểm cho số NVL đó từ nước đặt hàng đến cảng là do bên đặt hàng chịu) Số lượng NVL chuyển cho công ty được tính dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm khách hàng đặt và định mức vật liệu cho từng loại sản phẩm. Định mức này được công ty và khách hàng cùng nghiên cứu, xác định dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi bên và cùng được hai bên nhất trí trước khi ký kết hợp đồng gia công Khi nhập kho số NVL nói trên, kế toán chỉ quản lý về mặt số lượng theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất, cung cấp nguyên phụ liệu cho các phân xưởng, kế toán cũng không hạch toán giá vốn thực tế của số NVL dùng cho sản xuất. Về TK hạch toán: Công ty không sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để theo dõi NVL phụ mà công ty đi mua theo yêu cầu của khách hàng ( trong trường hợp khách hàng không cung cấp đầy đủ số nguyên vật liệu phụ) mà tập hợp trực tiếp vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Chi phí vận chuyển, bốc dỡ từ cảng về công ty được hạch toán vào TK641 – chi phí bán hàng. Các khoản chi phí này của từng hàng được theo dõi riêng và được tập hợp vào cuối tháng Công ty không sử dụng TK 002 để theo dõi số NVL nhận gia công. 5.1.1. Tập hợp chi phí NVL chính trực tiếp. Hàng tháng, dựa vào kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch sẽ phát lệnh sản xuất cho các phân xưởng. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức vật liệu cho từng sản phẩm, phòng phục vụ sản xuất viết “ phiếu xuất kho” (Biểu số 1) ghi số lượng vải xuất cho tường phân xưởng và định mức kỹ thuật tiêu hao do phòng kỹ thuật công ty cung cấp Căn cứ vào phiếu xuất kho, nhân viên hạch toán ở dưới phân xưởng tính toán và lập “phiếu theo dõi bàn cắt” (Biểu số 2) để hạch toán số lượng vải xuất kho, số đã cắt cũng như số thừa, thiếu ngay trên bàn cắt. Trong đó, ghi rõ số lượng từng loại vải mỗi lần cắt, số lượng tiêu hao thực tế cho mỗi mã hàng, số lượng thừa, thiếu so với hạch toán bàn cắt Biểu số 1: Phiếu xuất kho Ngày 20 tháng 1 năm 200 Số 19/1 Họ và tên người nhận hàng: Chị Hương – phân xưởng 1- Thành Công Lý do xuất kho: sản xuất hàng Nga mã Karl sản xuất 1004 sản phẩm Xuất tại kho: Nguyên – Thành Công Số tt Tên nhãn hiệu, quy cách, chủng loại vật tư Mã số đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Vải chính #26 m 1410,5 2 Vải chính # 36 m 1410,5 3 Lụa m 80 4 Dựng 92 cm m 252,98 Cộng Xuất ngày 20 tháng 1năm 2001 Phụ trách đơn vị sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho ( ký, họ tên) ( ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký,họ tên) Ví dụ : Ngày 21 tháng 1 năm 2001, theo kế hoạch sản xuất, phân xưởng 1 – TC nhận từ kho nguyên liệu về 1410,5 m vải chính # 26 để sản xuất áo mã Karl của hàng Nga. Tại bàn cắt, số lượng vải trên rải được là 255 lá( số lần bàn cắt) mỗi lá có chiều dài 5,47m vậy số vải trải được là: 255 x 5,47 = 1394,85m Số vải hao phí do những đầu bàn đoạn nối là: 0,02 x 255 = 5,1m Vậy số vải thực tế tiêu hao là: 1394,85 + 5,1 = 1399, 95m Lẽ ra số vải kaki còn lại sau khi cắt là: 1410,5 – 1399,95 = 10,55m Song, thực tế phần vải tiết kiệm nhập về chỉ còn 7m, còn lại những dẻo vải nhỏ, vụn không sử dụng được Do vậy, phần thiếu do hạch toán bàn cắt là : 10,55 – 7 = 3,55m Cuối tháng, nhân viên thống kê phân xưởng báo cáo số NVL tiết kiện được để tính thưởng theo quy định. Đối với NVL tiết kiệm được, ở công ty thành lập một tổ làm giá và xác định lại giá trị số NVL tiết kiệm được theo giá mà công ty có thể bán được ra ngoài. Kế toán ghi: Nợ TK 152: Có TK 1385: Phải thu số NVL tiết kiệm 5.1.2. Tập hợp chi phí NVL phụ trực tiếp Vật liệu phụ trực tiếp được sử dụng trong sản xuất ở công ty may Chiến Thắng bao gồm : khoá, cúc các loại, chỉ, mác, đệm nhựa, ken vai…Chúng tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm nhưng lại là những loại vật liệu không thể thiếu được của sản phẩm hoặc làm tăng giá trị của sản phẩm Khác với định mức tiêu hao vật liệu chính, định mức tiêu hao vật liệu phụ theo kế hoạch thường phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, theo định mức thì một áo Jacket cần một bộ khoá, một bộ khuy, nhãn…và trên thực tế cũng đúng như vậy chỉ trừ trường hợp vật liệu phụ mất hoặc kém phẩm chất. Thông thường, số vật liệu phụ mất hoặc kém phẩm chất nói trên không vượt quá phạm vi cho phép coi là hao hụt trong định mức. Về TK hạch toán: Công ty không sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để theo dõi NVL phụ mà công ty đi mua theo yêu cầu của khách hàng ( trong trường hợp khách hàng không cung cấp đầy đủ số nguyên vật liệu phụ) mà tập hợp trực tiếp vào TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Vật liệu phụ của hàng may gia công cho khách hàng tại công ty may Chiến Thắng có hai trường hợp Trường hợp 1: Nếu khách hàng cung cấp đầy đủ vật liệu phụ để sản xuất sản phẩm thì trường hợp này cũng giống như vật liệu chính Công ty vận chuyển về nhập kho theo số lượng trong hợp đông quy định bao gồm phần vật liệu phụ theo định mức và 2% phụ liệu để bù vào hao hụt trong quá trình sx Trường hợp này, giống như vật liệu chính, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng thông qua chứng từ gốc mà không hạch toán giá trị. Trường hợp 2: Nếu công ty phải đi mua theo yêu cầu của khách hàng thì giá trị vật liệu phụ hạch toán vào TK 1522. Kế toán tiến hành theo dõi vật liệu phụ cả 2 mặt: Số lượng và giá trị Kế toán phản ánh trực tiếp khoản chi này vào bảng tính giá thành chi tiết theo từng mã sản phẩm Khi xuất kho, trên phiếu xuất kho chỉ tạm thời ghi phần số liệu phụ liệu xuất dùng. Cuối tháng, kế toán xác định giá thực tế vật liệu xuất dùng theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền theo công thức: Giá thực tế bình quân gia quyền Giá thực tế VL tồn đầu kỳ Giá thực tế VL nhập trong kỳ Số lượng VL tồn đầu kỳ Số lượng VL nhập trong kỳ = + + Từ đó tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất dùng trong tháng: Giá thực tế vật liệu xuất dùng trong tháng Số lượng vật liệu xuất sử dụng trong tháng Giá thực tế bình quân gia quyền = x Kế toán căn cứ vào “ bảng kê phụ liệu xuất kho tính vào giá thành ”( Biểu số 3) cho từng sản phẩm để hạch toán theo định khoản Nợ TK 154: Có TK 1522: giá trị phụ liệu công ty bỏ ra Biểu số 3: Công ty may Chiến Thắng Phân xưởng1 - TC Bảng kê phụ liệu xuất kho tính vào giá thành Tháng 1 năm 2001 Đơn vị tính : Đồng STT Nơi sử dụng Mã hàng Mã phụ liệu Đơn vị tính TK Xuất trong kỳ Lý do Số lượng Số tiền 1 PX 1 Karl Chỉ Cuộn 154 2.100.000 Thiếu 2 PX 1 Kar._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT369.doc
Tài liệu liên quan