Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA & Một số kiến nghị

Tài liệu Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA & Một số kiến nghị: MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Tiến trình giám định 16 Sơ đồ 1.2: Tiến trình bồi thường tổn thất 22 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh bảo hiểm qua các năm 2005, 2006 36 Bảng 2.2: Mức trách nhiệm và biểu phí tự nguyện Bảo hiểm TNDS chủ mô tô/xe máy tại Cty AAA 41 Bảng 2.3: Mức trách nhiệm và biểu phí Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên mô tô/xe máy tại Cty AAA 42 Bảng 2.4: STBH trong Bảo hiểm tổn thất toàn bộ/mất cắp mô tô,xe máy tại Cty AAA 44 Bảng 2.5: Tình hình khai t... Ebook Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA & Một số kiến nghị

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA & Một số kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Cty AAA (2005-2007) 46 Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm mô tô/xe máy tại AAA (2005-2007) 48 Bảng 2.7: Cơ cấu theo doanh thu từng sản phẩm trong nghiệp vụ BH mô tô/xe máy tại Cty AAA (2005-2007) 50 Bảng 2.8: Tình hình bồi thường Bảo hiểm mô tô/xe máy tại Cty AAA 54 (2005 - 2007) 54 Bảng 2.9: Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/xe máy tại Cty AAA (2005 – 2007) 59 Bảng 2.10: Cơ cấu số lượng mô tô/xe máy tham gia bảo hiểm tại Cty AAA (2005 – 2007) 62 Biểu đồ 2.11: Thị phần thị trường bảo hiểm mô tô/xe máy 2008 63 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có những bước phát triển rất khả quan. Là nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm xe cơ giới nói chung, bảo hiểm mô tô/xe máy nói riêng đã và đang có những đóng góp đáng kể vào mức tăng chung toàn thị trường. Có thể nói thị trường bảo hiểm mô tô/xe máy hiện nay ở Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với xấp xỉ 20 triệu xe lưu hành (theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2007) và mỗi năm số lượng đăng ký mới tăng lên khoảng 2 triệu xe (theo số liệu của Hiệp hội xe đạp – xe máy Việt Nam, 2007). Môi trường pháp lý lại có nhiều thay đổi hết sức thuận lợi cho nghiệp vụ khi Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC ngày 09/04/2007 thay thế cho Quyết định số 23/2003/QĐ-BTC và Thủ tướng Chính phủ ký Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô/xe máy. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phát triển nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/ xe máy. Nắm bắt được những cơ hội đó, ngay từ những ngày đầu tham gia thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA đã hết sức chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm này. Thành lập được hơn 3 năm, là một doanh nghiệp bảo hiểm trẻ được đánh giá là nhiều tiềm năng, với phương châm hoạt động: "Nhanh – Đúng - Đủ", AAA đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói chung, bảo hiểm mô tô/ xe máy nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA và một số kiến nghị" để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc phát triển nghiệp vụ này của công ty. Nội dung của luận văn được chia làm 3 phần: Phần I : Khái quát về bảo hiểm mô tô, xe máy. Phần II : Tình hình triển khai bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty bảo hiểm AAA. Phần III : Một số kiến nghị phát triển nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Công ty Bảo hiểm AAA. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Định, đã chỉ dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị ở phòng Kinh doanh số 5, Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA – Chi nhánh Hà Nội, đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi nghiên cứu, hoàn thành Luận văn này. Trong quá trình tìm hiểu, dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh được những thiếu sót, rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM MÔ TÔ, XE MÁY 1.1 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm xe cơ giới Xe cơ giới là xe hoạt động trên đường bộ bằng động cơ của chính mình, được phép lưu hành trên lãnh thổ của các quốc gia. Xe cơ giới bao gồm 2 loại: mô tô, xe máy và ô tô. Nhìn chung xe cơ giới tham gia đường bộ có một số đặc điểm cơ bản: - Xe có tính cơ động cao, việt giã tốt trong quá trình tham gia vận tải; - Xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ nên phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở, điều kiện tự nhiên, địa hình, cơ sở vật chất kỹ thuật… - Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, khi xảy ra tai nạn không những đem lại tổn thất, thiệt hại cho chính bản thân người lái xe, người ngồi trên xe, chính chiếc xe mà còn gây ra cho đối tượng khác, không liên quan trực tiếp đến chiếc xe nên việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân khi không may gặp tai nạn. Tuy nhiên do liên quan đến nhiều bên, phát sinh những trách nhiệm ngoài hợp đồng làm cho nghiệp vụ bảo hiểm này có tính phức tạp nhất định; - Xe cơ giới tham gia vào giao thông đường bộ chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật của mỗi quốc gia như: Luật giao thông đường bộ, Bộ luật dân sự…hơn nữa nó lại phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành luật giao thông của mỗi người dân nên nếu luật pháp thực hiện không nghiêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai sản phầm bảo hiểm, dẫn đến trục lợi bảo hiểm gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), chủ xe và chính bản thân nạn nhân; - Một đặc điểm nổi bật là số lượng xe cơ giới tham gia giao thông ngày càng nhiều. Đặc biệt là ở những nước đang phát triển và chậm phát triển sẽ có một giai đoạn trong quá trình phát triển số lượng xe cơ giới tăng lên đột biến; sự tăng quá mức so với cơ sở hạ tầng còn chưa được nâng cấp cho phù hợp sẽ làm tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và hậu quả thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. 1.1.2 Tai nạn giao thông đường bộ và tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng phát triển Châu Á về thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có hơn 11 nghìn người chết và hàng chục nghìn người bị thương. Mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 33 người chết do tại nạn giao thông đường bộ, trong đó có nhiều trường hợp chết do chấn thương sọ não, đặc biệt có đến 40% những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng rơi vào thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24. Vấn đề tai nạn giao thông ở Việt Nam đã đến mức báo động, mỗi năm thiệt hại về kinh tế do tai nạn giao thông lên đến 900 triệu USD. Tai nạn giao thông đường bộ đã trở thành một vấn đề cấp bách cần giải quyết và khắc phục ở Việt nam. Có nhiều biện pháp đã được thực thi như: tăng mức xử phạt đối với người tham gia giao thông vi phạm luật, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông hay như mới đây quyết định bắt buộc mọi người dân sử dụng mô tô, xe máy tham gia giao thông đều phải đội mũ bảo hiểm.Tuy nhiên những giải pháp đó mới chỉ góp một phần kiêm tốn vào việc giảm thiểu tai nạn; một điều quan trọng để giảm số vụ tai nạn giao thông là nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân thì vẫn chưa được làm tốt. Ngoài các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa thì các biện pháp khắc phục và giảm thiểu tổn thất cũng có vai trò quan trọng. Việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm cho xe cơ giới đã có những tác dụng to lớn trong giảm thiểu tổn thất cũng như khắc phục tình trạng tai nạn giao thông hiện nay: Thứ nhất, tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông. Bằng các chương trình đầu tư xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng các tuyến đường giao thông, đặt thêm các biển báo, tín hiệu…trên các đoạn đường xấu hay xảy ra tai nạn giao thông đã góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn. Việc triển khai sản phẩm bảo hiểm này luôn đi liền với công tác tuyên truyền, quảng cáo giúp người dân nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông, vì lợi ích của chính bản thân. Thứ hai, góp phần ổn định tài chính, sản xuất kinh doanh cho các chủ xe. Các sản phẩm bảo hiểm hướng đối tượng của mình đến phần trách nhiệm bồi thường cho người thứ 3 khi chủ xe gây tai nạn; đến bản thân người chủ xe, người ngồi trên xe, đến bản thân chiếc xe, tuỳ theo từng sản phẩm bảo hiểm mà những thiệt hại khi xảy ra tai nạn của chủ xe sẽ được nhà bảo hiểm đảm nhận, giúp chủ xe nhanh chóng ổn định tài chính, sản xuất kinh doanh sau khi xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó nhà bảo hiểm còn thay chủ xe bồi thường thiệt hại cho phía nạn nhân khi xe lưu hành gây tai nạn và có lỗi. Thứ ba, góp phần xoa dịu bớt sự căng thẳng giữa chủ xe và nạn nhân trong các vụ tai nạn. Trong các vụ tai nạn, bên DNBH đóng vai trò như người đại diện cho người tham gia bảo hiểm có thể là phía chủ xe hoặc phía nạn nhân hoặc cho cả hai bên, thu xếp giải quyết tranh chấp, quyền lợi giữa chủ xe và nạn nhân một cách khách quan, minh bạch và thoả đáng từ đó giảm bớt sự căng thẳng. Thứ tư, triển khai bảo hiểm xe cơ giới tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu ngân sách từ đó nhà nước có điều kiện đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, đồng thời còn nâng cao được ý thức trách nhiệm về chấp hành luật lệ giao thông của mọi người dân. Từ những phân tích trên ta có thể thấy tác dụng và vai trò to lớn của bảo hiểm xe cơ giới đối với khắc phục tai nạn giao thông và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội. Việc triển khai tốt nghiệp vụ bảo hiểm này sẽ góp một phần rất lớn nâng cao chất lượng cuộc sống và an toàn xã hội. 1.1.3 Phân loại bảo hiểm mô tô/xe máy Liên quan đến mô tô/xe máy tham gia giao thông đường bộ, nhà bảo hiểm thường triển khai 3 nghiệp vụ bảo hiểm sau đây: - Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ 3; - Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe; - Bảo hiểm vật chất xe. 1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm mô tô/xe máy 1.2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm a/ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với bên thứ 3 Đây là loại hình bảo hiểm TNDS, có đối tượng được bảo hiểm là phần TNDS được xác định bằng tiền theo quy định của luật pháp và sự phán quyết của toà án bắt buộc chủ xe phải gánh chịu do sự lưu hành xe của mình gây tai nạn cho bên thứ ba. Bên thứ ba là những người bị thiệt hại về thân thể và/hoặc tài sản do việc sử dụng xe cơ giới gây ra, trừ những người sau: - Lái xe; - Người trên xe chính chiếc xe đó; - Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. + Những rủi ro được bảo hiểm bao gồm: - Tai nạn gây thiệt hại đến tính mạng, tình trạng sức khỏe của người thứ 3; - Tai nạn gây thiệt hại tài sản của người thứ 3; - Tai nạn gây thiệt hại sản xuất – kinh doanh của người thứ 3; - Tai nạn gây thiệt hại tính mạng, tình trạng sức khỏe của người tham gia cứu chữa nạn nhân để giảm mức độ thiệt hại trong tai nạn; - Những chi phí cần thiết và hợp lý trong các vụ tai nạn có phát sinh TNDS; + Những trường hợp sau đây nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: - Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe và/hoặc lái xe, hoặc của người bị thiệt hại; - Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện TNDS của chủ xe và/hoặc lái xe cơ giới ; - Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ đối với loại xe bắt buộc phải có giấy phép lái xe; - Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại; - Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn; - Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh; - Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. b/ BH tai nạn lái xe và người ngồi trên xe Đây là loại hình bảo hiểm con người có đối tượng là tính mạng và tình trạng sức khỏe của lái xe, người ngồi trên xe. Nhà bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm những rủi ro sau: - Tai nạn gây tử vong đối với lái xe, người ngồi trên xe - Tai nạn gây thương tật cơ thể đối với lái xe, người ngồi trên xe Nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp điển hình sau: - Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, người ngồi trên xe ; - Xe không có Giấy đăng kiểm kỹ thuật và bảo vệ môi trường ; - Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm ; - Xe chở quá trọng tải, chỗ ngồi cho phép ; - Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ, có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, sử dụng chất kích thích. c/ Bảo hiểm vật chất xe Đây là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm là toàn bộ giá trị chiếc xe ; giá trị này thường được xác định bằng nguyên giá chiếc xe đối với xe mới, bằng giá trị thị trường của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm đối với xe cũ. + Nhà bảo hiểm tiến hành bảo hiểm toàn bộ vật chất mô tô/xe máy khi gặp một số rủi ro sau: - Xe bị đâm va hoặc bị lật đổ ; - Bị mất cắp toàn bộ xe ; - Xe bị tai nạn do một số nguyên nhân khác như: núi lở, mưa đá, động đất… + Nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với các rủi ro do: - Lái xe không có bằng lái xe hợp lệ hoặc chưa đủ tuổi, có nồng độ cồn vượt quá quy định ; - Xe vi phạm trật tự an toàn giao thông; - Xe bị tai nạn do chiến tranh; - Xe vượt qua biên giới quốc gia; Phạm vi bảo hiểm và điều kiện loại trừ có thể được nhà bảo hiểm thay đổi cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên phải đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể, bao quát để tránh trường hợp trục lợi bảo hiểm. 1.2.2 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm a/ Bảo hiểm TNDS đối với người thứ 3 Trong các vụ tai nạn có phát sinh TNDS thiệt hại thực tế của người thứ ba đôi khi rất lớn và nhà bảo hiểm không thể lường trước được cho nên mọi công ty bảo hiểm đều thực hiện việc giới hạn trách nhiệm của mình bằng một "Số tiền bảo hiểm" nhất định. Như vậy, thực chất "Số tiền bảo hiểm" là một khoản tiền được các nhà bảo hiểm khoán trước, là giới hạn tối đa để các nhà bảo hiểm chi trả và bồi thường trong trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường. Tương ứng với mỗi STBH là một mức phí khác nhau. Nhìn chung công thức tính phí bảo hiểm TNDS có dạng: với Trong đó: p: phí bảo hiểm; f: phí thuần; d: phụ phí, được quy định bằng một tỉ lệ nhất định so với p; S: số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i có phát sinh TNDS; C: số xe tham gia bảo hiểm TNDS năm thứ I; Ti : thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn năm thứ i có phát sinh TNDS; Công thức trên được tính riêng cho từng loại xe, thông thường căn cứ vào dung tích xilanh của từng loại xe để đưa ra các mức phí bảo hiểm khác nhau. Phí thường được nộp theo từng năm. Trong thực tế, đây là một nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc, biểu phí thường được lập sẵn. b/ Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe Đây là loại hình bảo hiểm con người, đối tượng của nó là tính mạng và tình trạng sức khoẻ của con người. Tính mạng và tình trạng sức khoẻ của con người là những tài sản vô giá, rất khó ước lượng chính xác bằng tiền khi phát sinh tổn thất. Vì vậy cũng giống như Bảo hiểm TNDS nhà bảo hiểm đều giới hạn trách nhiệm của mình bằng một STBH nhất định. Mức phí cho loại hình bảo hiểm này tương ứng với STBH mà chủ xe tham gia, công thức tính phí cũng tương tự như loại hình bảo hiểm TNDS: với trong đó: p: phí bảo hiểm; f: phí thuần; d: phụ phí, được quy định bằng một tỉ lệ nhất định so với p; S: số vụ tai nạn giao thông xảy ra năm thứ i có phát sinh tổn thất cho lái xe, người ngồi trên xe; C: số xe tham gia bảo hiểm phát sinh tai nạn lái xe, người ngồi trên xe năm thứ I; Ti : thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn năm thứ i có phát sinh tổn thất cho lái xe, người ngồi trên xe. c/ Bảo hiểm vật chất xe Đây là loại hình bảo hiểm tài sản, nên khác với hai loại hình bảo hiểm trên, các nhà bảo hiểm thường sử dụng thuật ngữ Giá trị bảo hiểm (GTBH), chính là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm người tham gia mua bảo hiểm vật chất xe. Căn cứ vào GTBH mà chủ xe có thể tham gia với STBH bằng, lớn hơn hay thậm chí là nhỏ hơn so với GTBH. Cả hai thuật ngữ "Giá trị bảo hiểm", "Số tiền bảo hiểm" đều được sử dụng trong bảo hiểm tài sản, còn đối với bảo hiểm con người hay TNDS thì chỉ sử dụng thuật ngữ "Số tiền bảo hiểm". Trong loại hình bảo hiểm này, phí bảo hiểm được xác định bằng một tỷ lệ nhất định so với STBH: Trong đó: p: phí bảo hiểm; S: số tiền bảo hiểm (xe mới = nguyên giá, xe cũ= giá trị thị trường tại thời điểm tham gia bảo hiểm); f: phí thuần; d: phụ phí; 1.2.3 Công tác giám định và bồi thường tổn thất Đây là một dịch vụ cung cấp sau bán hàng, tức là sau khi hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, và khách hàng đã nộp phí bảo hiểm. Như đã biết sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, nó là một lời hứa của nhà bảo hiểm với khách hàng. Kinh doanh bảo hiểm dựa trên uy tín của doanh nghiệp, sự tin tưởng của khách hàng đối với nhà bảo hiểm. Chính vì vậy việc làm tốt công tác giám định & bồi thường là rất quan trọng đối với kinh doanh bảo hiểm, vừa tạo lòng tin nơi khách hàng vừa khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó khách hàng sẽ gắn bó lâu dài với công ty đồng thời khuyến khích khách hàng khác cùng tham gia, hiệu ứng lan truyền này rất tốt đối với uy tín và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. a/ Giám định tổn thất Khâu giám định là khâu quan trọng hỗ trợ cho việc bồi thường. Giám định được thực hiện với mục đích xác định nguyên nhân tai nạn nhằm xác định tai nạn có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không, mức độ tổn thất xác định mức độ bồi thường. Trình tự các bước giám định được thể hiện chi tiết qua Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 1.1: Tiến trình giám định Nhận thông tin Hướng dẫn xử lý ban đầu Tiến hành giám định Lập biên bản giám định Cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại Tổn thất theo giá trị hiện tại Khảo sát xem xét giá hiện tại Thống nhất giá trị tổn thất/Quyết toán,nghiệm thu sửa chữa Hoàn chỉnh hồ sơ Theo dõi sửa chữa,giám định bổ sung Đánh giá giá trị còn lại Tổn thất cần sửa chữa Tổn thất toàn bộ Bước 1: Nhận thông tin - Khi xảy ra tai nạn, khách hàng thông báo các thông tin liên quan đến tai nạn. Khi tiếp nhận thông tin cần phải nắm bắt được các thông tin sau: + Tình hình tai nạn: số xe, chủ xe, thời gian địa điểm xảy ra tai nạn, sơ bộ thiệt hại; + Việc tham gia bảo hiểm: Nơi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, loại hình bảo hiểm tham gia; + Tình hình giải quyết bước đầu của chủ xe và các cơ quan chức năng; - Đưa ra nhận định sơ bộ về phạm vi trách nhiệm bảo hiểm; - Ghi vào sổ tiếp nhận tai nạn/ tổn thất; Bước 2: Hướng dẫn xử lý ban đầu - Sau khi nhận được thông tin tùy tình hình mà yêu cầu chủ xe: làm những việc cần thiết để hạn chế thiệt hại phát sinh; bảo vệ hiện trường, tài sản hoặc xe; khai báo với cơ quan chức năng để giải quyết tai nạn đúng luật; - Báo cáo lãnh đạo; - Lập phương án giám định; - Thống nhất với lái xe, chủ xe về thời gian, địa điểm giám định; - Trường hợp tổn thất lớn và phức tạp, xét thấy trình độ giám định viên của công ty không làm được thì có thể thuê giám định chuyên môn của đơn vị khác. Đối với vụ tai nạn nghiêm trọng, giám định viên cần báo cáo nhanh về trụ sở chính công ty. Bước 3: Tiến hành giám định - Chuẩn bị các tài liệu, phương tiện cần thiết (Biên bản giám định, máy ảnh…) cho công việc giám định. Thông báo cho các bên liên quan cần thiết phải có mặt; - Kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ bao gồm: giấy chứng nhận bảo hiểm; đăng ký xe; chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường; bằng lái xe. (Sao chụp các giấy tờ trên, giám định viên ký xác nhận vào bản sao, thu thập lưu hồ sơ tai nạn); - Chụp ảnh: phải chụp cả ảnh tổng thể và ảnh chi tiết: + Ảnh tổng thể có biển số đăng ký xe, tốt nhất có cả hiện trường tai nạn; + Ảnh chi tiết phải bộc lộ thiệt hại, nếu cần phải dùng phấn, mực đánh dấu, khoanh vùng vị trí thiệt hại. Khi giám đinh những chi tiết gãy hỏng bên trong phải chụp ảnh chi tiết tháo rời. Trường hợp thiệt hại nặng cần thiết chụp thêm số máy, số khung, số sản xuất; + Những vụ tai nạn có dấu hiệu do nguyên nhân kỹ thuật hay các nguyên nhân nằm trong loại trừ bảo hiểm, cần chụp ảnh những chi tiết liên quan, để chứng minh nguyên nhân tai nạn; + Đưa ảnh vào hồ sơ phải có ngày chụp, tên người chụp, chú thích, đóng dấu xác nhận; - Ghi nhận chính xác trung thực nguyên nhân, mức độ thiệt hại. Nếu cần có thể thuê hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia liên quan đến đối tượng được giám định và/hoặc các cơ quan kiểm nghiệm, xét nghiệm… - Nếu có những vấn đề đặc biệt, vượt quá khả năng thì phải thông tin xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo; - Sơ bộ xác định những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm; - Xác định mức độ thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm; - Hướng dẫn chủ xe thực hiện các công việc tiếp theo sau khi giám đinh như: tiến hành cẩu kéo, bảo vệ tài sản, thu nhập các giấy tờ, chứng từ liên quan. 3a. Giám định thiệt hại vật chất xe: - Trường hợp thiết hại nhẹ, nguyên nhân đơn giản, rõ ràng, số lượng bộ phận hư hỏng không nhiều, bằng quan sát bên ngoài có thể đánh giá, xác định được mức độ thiệt hại thì chỉ cần lập biên bản giám định giản đơn và một lần; - Trường hợp tai nạn cùng mộ lúc gây hư hỏng chi nhiều cụm, chi tiết và khó đánh giá đủ thiệt hại bằng quan sát thông thường được thì ngoài biên bản giám định ban đầu còn phải có các biên bản giám định bổ sung phát sinh trong quá trình sửa chữa. Để không bỏ sót, biên bản giám định nên ghi chép theo trình tự hệ thống cấu tạo xe. 3b. Giám định thiệt hại về thân thể con người: dựa vào chứng từ của cơ quan y tế và các cơ quan chức năng khác: Giấy chứng thương, giấy ra vào viện, phim chụp… 3c. Giám định thiệt hại tài sản người thứ 3: như giám định vật chất xe. Bước 4: Lập biên bản giám định Đây là một khâu quan trọng đòi hỏi tỉ mỉ không bỏ sót. Nội dung của Biên bản Giám định phải thể hiện tính trung thực, chính xác, rõ ràng và cụ thể sự việc xảy ra gây nên tổn thất/thiệt hại. Các số liệu phải phù hợp với các tài liệu dẫn chứng. Giám định có thể được tiến hành một lần hoặc nhiều lần tùy theo mức độ phức tạp. Trong phần kết luận, xác định nguyên nhân tổn thất đòi hỏi giám định viên phải kết hợp được tất cả vấn đề đã ghi nhận được tại cuộc giám định. Không kết luận thiếu cơ sở thực tiễn và thiếu khoa học. Bước 5: Cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại Có 3 phương án khắc phục hậu quả thiệt hại tài sản, nêu tại mục 6 dưới đây. Bước 6: Xác định thiệt hại 6a. Xác định thiệt hại trên cơ sở chi phí sửa chữa lại thiệt hại + Cho xe tự đi sửa chữa; + Đấu thầu sửa chữa; + Chủ xe đi sửa chữa, công ty bảo hiểm giám sát.; 6b. Xác định thiệt hại trên cơ sở đánh giá thiệt hại Trường hợp này áp dụng đối với thiệt hại những bộ phận trên thị trường không có để thay thế, dễ đánh giá thiệt hại, chủ xe gặp tai nạn ở nơi xa phải giải quyết khẩn trương để giữ uy tín, bồi thường TNDS cho người thứ 3 Trình tự thực hiện: + Chủ tài sản bị thiệt hại có ý kiến đề xuất bằng văn bản; + Dự kiến sơ bộ với chủ xe về phương án sửa chữa thiệt hại; + Dự toán sửa chữa, kháo sát giá; + Lập biên bản đánh giá thiệt hại; + Thỏa thuận với chủ xe về mức độ đền bù và hình thức thanh toán; + Chủ xe cam kết chấm dứt đòi bồi thường sau khi nhận tiền bồi thường; + Đề xuất bồi thường. 6c. Tổn thất toàn bộ và xử lý tài sản: áp dụng đối với trường hợp thiệt hại nặng; thu hồi xác xe. Bước 7: Xác định nguyên nhân tai nạn: thu thập đầy đủ hồ sơ tai nạn của các cơ quan hành pháp thụ lý giải quyết tai nạn. Bước 8: Hoàn chỉnh hồ sơ - Hướng dẫn chủ xe thu thập đầy đủ những giấy tờ, chứng từ cần thiết để khiếu nại bồi thường; - Bản sao hồ sơ tai nạn giao thông phải đóng dấu xác nhận cảu cơ quan công an. Trường hợp đặc biệt, nếu không có dấu xác nhận bản sao thì giám định viên phải đến nơi thụ lý hồ sơ đối chiếu với bản gốc, ký xác nhận và chịu trách nhiệm về bản sao đó. b/ Bồi thường tổn thất Thông qua khâu giám định, nhà bảo hiểm xác định được rủi ro có thuộc hay không thuộc trách nhiệm bảo hiểm, và mức độ tổn thất để từ đó làm cơ sở cho khâu bồi thường. Tiến trình giải quyết bồi thường được thể hiện chi tiết qua sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.2: Tiến trình bồi thường tổn thất Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ Trình duyệt Thông báo bồi thường Đòi bồi thường người thứ 3, xử lý tài sản bị hư hỏng Tính bồi thường Ý kiến đóng góp Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại bồi thường: tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, kiểm tra sơ bộ các chứng từ cơ bản của hồ sơ, vào sổ khiếu nại. Bước 2: Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ: - Căn cứ vào loại hình tham gia bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, cán bộ bồi thường kiểm tra lại toàn bộ các tài liệu của hồ sơ khiếu nại. - Trường hợp chưa đủ tài liệu chứng minh tổn thất, cán bộ bồi thường yêu cầu giám định viên hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp thêm những tài liệu cần thiết theo đúng quy định trong quy tắc bảo hiểm. Bước 3: Tính bồi thường - Nghiên cứu kỹ chế độ bồi thường bảo hiểm để tính toán đúng, đủ, chính xác số tiền bồi thường; - Trên cơ sở hồ sơ đủ tài liệu, chứng từ chứng minh thiệt hại và nguyên nhân tai nạn cán bộ bồi thường tính toán bồi thường; - Trong trường hợp giám định viên đã tính toán tổn thất thì cán bộ bồi thường xem xét, kiểm tra lại những khoản mục nào thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, những khoản mục nào tính toán chưa đúng, loại trừ… - Xem xét kiểm tra phương án khắc phục hậu quả, các bản đề xuất về phương án giải quyết sửa chữa xe tai nạn. Bước 4: Trình duyệt Khối nghiệp vụ trình lãnh đạo duyệt bồi thường; Nội dung của Tờ trình duyệt bồi thường bao gồm các nội dung sau: + Tên người được bảo hiểm; + Đối tượng được bảo hiểm; + Đơn bảo hiểm số; Thời hạn bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm… + Đã thanh toán phí bảo hiểm ngày:… + Tóm tắt sự kiện bảo hiểm; + Ý kiến khối nghiệp vụ; + Xác nhận của khối kế toán; + Đóng góp ý kiến của các khối liên quan; - Hồ sơ bồi thường sẽ được chuyển qua lấy ý kiến của các khối có liên quan. Trường hợp có ý kiến trái ngược, các khối cần phải xem xét lại để có ý kiến thống nhất trước khi trình lãnh đạo công ty. - Hồ sơ bồi thường được duyệt: Làm công văn bồi thường gửi khách hàng; - Vào sổ bồi thường, thống kê, tổng hợp báo cáo Bước 5: Thông báo bồi thường - Gửi thư thông báo bồi thường cho khách hàng; - Làm thủ tục chuyển tiển. Bước 6: Đòi bồi thường người thứ 3, xử lý tài sản bị hư hỏng - Làm thủ tục thế quyền từ người được bảo hiểm; - Lập hồ sơ đòi người thứ ba và theo dõi giải quyết tiếp; - Xử lý tài sản bị hư hỏng; Trên đây là những nội dung, quy trình giám định và giải quyết bồi thường. Đây là một khâu quan trọng trong nghiệp vụ bảo hiểm nói chung, nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/xe máy nói riêng, vì vậy cần hết sức chú ý làm tốt khâu này. 1.2.4 Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất Kiểm soát tổn thất liên quan đến cả trách nhiệm và quyền lợi của DNBH. Nếu làm tốt công tác này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ cũng giảm từ đó DNBH sẽ giảm được các khoản chi bồi thường, chi trả. Không những vậy nó còn có ý nghĩa về mặt xã hội, tổn thất không xảy ra và kiểm soát được tổn thất tạo thêm niềm tin của khách hàng với DNBH và hơn thế nữa góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Đối với mỗi một nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau thì có những biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất khác nhau, đối với bảo hiểm mô tô/xe máy, trực tiếp liên quan đến rất nhiều bên nên công tác này có nhiều đòi hỏi phức tạp và việc đề phòng, hạn chế tổn thất thường phải làm trên quy mô lớn, liên quan đến nhiều ban ngành. Muốn làm tốt công tác này các nhà bảo hiểm cần: + Phối, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan như: công an, giao thông công chính…để tăng cường hệ thống biển báo chỉ đường, xây dựng đường lánh nạn trên các đèo dốc nguy hiểm… + Thực hiện các chương trình như: tổ chức các cuộc thi lái xe an toàn, tuyên truyền giáo dục luật lệ an toàn giao thông nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức bảo vệ an toàn bản thân của người dân khi tham gia giao thông. + Nhanh chóng khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn, làm tốt công tác hạn chế những hậu quả phát sinh sau tai nạn bằng các biện pháp cứu hộ giao thông. 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ 1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm hay của cả DNBH được thể hiện chủ yếu qua 2 chỉ tiêu chủ yếu là: doanh thu và lợi nhuận. a/ Doanh thu Doanh thu của một nghiệp vụ bảo hiểm phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) của nghiệp vụ đó, bao gồm: - Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm; - Thu nhập từ hoạt động đầu tư; - Các khoản thu khác.; Nó là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu khác phục vụ cho phân tích hoạt động kinh doanh. Doanh thu cho ta con số tuyệt đối phản ánh quy mô của kết quả kinh doanh trong kỳ. b/ Lợi nhuận Lợi nhuận phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của DNBH nói chung hoặc của một nghiệp vụ bảo hiểm. Có 2 chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Hoặc Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - ( Chi phí: là toàn bộ số tiền DNBH chi ra trong kỳ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh) Khi tính toán những chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, chi phí cho từng nghiệp vụ bảo hiểm cần đảm bảo nguyên tắc những khoản thu, chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ bảo hiểm nào phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó; những khoản thu, chi gián tiếp phải được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu phí nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung. 1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm Hiệu quả kinh doanh của DNBH hay một nghiệp vụ bảo hiểm riêng là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và chính nghiệp vụ đó. Nó là sự so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh được tính bằng công thức: hoặc Trong đó: - H: Hiệu quả kinh doanh; - K: Kết quả; - C: Chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Như vậy về nguyên tắc cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so với một chỉ tiêu chi phí nào đó sẽ tạo thành một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tính theo chiều thuận (H=K/C) hoặc chiều nghịch (H=C/K). Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một DNBH đối với nghiệp vụ bảo hiểm các chỉ tiêu thường được sử dụng là: a/ Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chung của nghiệp vụ: hiệu quả kinh doanh của DNBH đối với một nghiệp vụ bảo hiểm được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ của nghiệp vụ đó: (1) hoặc (2) Trong đó: - H, H: hiệu quả kinh doanh của DNBH tính theo doanh thu, lợi nhuận; - D: doanh thu trong kỳ; - C: tổng chi phí chi ra trong kỳ; - L: lợi nhuận thu được trong k. Chỉ tiêu (1) phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu (2) phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này càng lớn càng phản ánh doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, n._.ghiệp vụ bảo hiểm đem lại hiệu quả kinh doanh cao vì với mức chi phí cố định doanh nghiệp có mức doanh thu, lợi nhuận ngày càng tăng. b/ Các chỉ tiêu hiệu quả theo khâu công việc Hoạt động chủ yếu của DNBH là tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Triển khai mỗi nghiệp vụ này, DNBH thường thực hiện theo một quy trình thống nhất gồm ba khâu cơ bản: - Khai thác bảo hiểm (bán các dịch vụ, các SPBH); - Đề phòng hạn chế tổn thất (kiểm soát tổn thất); - Giám định và bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm . Các khâu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi khâu đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm và chúng đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ đó nói riêng của toàn doanh nghiệp nói chung. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, DNBH có thể tiến hành đánh giá theo từng khâu sau đó tiến hành so sánh kết quả đánh giá xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục. Với mỗi khâu công việc, hiệu quả kinh doanh được tính theo những công thức khác nhau, nhưng vẫn dựa trên một quy tắc chung là so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có kết quả đó. + Đối với khâu khai thác: đây là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của DNBH nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Hiệu quả của khâu khai thác được đánh giá theo công thức: H: hiệu quả khâu khai thác; K: kết quả khai thác trong kỳ (có thể là doanh thu phí bảo hiểm, số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp…); C: chi phí khai thác trong kỳ (tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc số hợp đồng). + Đối với khâu đề phòng và hạn chế tổn thất: nếu làm tốt khâu này số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ cũng giảm từ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm số tiền bồi thường. Tổn thất không xảy ra và kiểm soát được tổn thất tạo thêm niềm tin của khách hàng với DNBH và hơn thế nữa góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Hiệu quả của khâu này được đánh giá qua công thức: H: hiệu quả công tác đề phòng, hạn chế tổn thất; LN : lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ; CP : chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất trong kỳ. Chỉ tiêu cho thấy: cứ một đồng chi phí chi cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất trong kỳ thì tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, càng phản ánh công tác đề phòng, hạn chế tổn thất đem lại hiệu quả cao. + Đối với khâu giám định và bồi thường: là khâu quan trọng quyết định tới uy tín và hiệu quả kinh doanh của DNBH đối với một nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, toàn doanh nghiệp nói chung. Giám định luôn là khâu cơ sở để thực hiện bồi thường, qua khâu giám định DNBH sẽ đánh giá được những tổn thất đó có thuộc phạm vi bảo hiểm không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu. Hiệu quả của khâu này được đánh giá bằng công thức: H: hiệu quả giám định, bồi thường trong kỳ; K: kết quả giám định, bồi thường trong kỳ (có thể là số vụ tai nạn, rủi ro đã giám định/ bồi thường hoặc số khách hàng đã được bồi thường); C: tổng chi phí giám định, bồi thường. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM MÔ TÔ, XE MÁY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 2.1 Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA, tên giao dịch tiếng Anh là "AAA Assurance Corporation", trụ sở chính tại: 02 Bis Trần Cao Vân, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, được Bộ tài chính cấp giấy phép thành lập số 30/GP/KDBH ngày 28/02/2005. Tham gia sáng lập công ty gồm 10 cổ đông, đó là: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội; Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam; Công ty Cổ phần tơ tằm Á Châu; Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình; Bà Đỗ Thị Kim Liên; Ông Nguyễn Ngọc Anh; Ông Nguyễn Trọng Bảy; Bà Trương Thị Quốc Khánh; Ông Lê Việt Thành; Ông Ngô Quang Dũng; Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần Sau 3 năm thành lập và hoạt động, Công ty cổ phần bảo hiểm AAA đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cụ thể là: - Vốn điều lệ của công ty khi thành lập là 80.000.000 đồng, sau đó tăng lên 380.000.000 đồng tại công văn số 0758/CV/07-AAA ngày 07/09/2007 và theo Quyết định số 30/GPDC8/KDBH của Bộ Tài chính. Đến ngày 18/10/2007 công ty lại có phương án tăng vốn điều lệ từ 380.000.000 đồng lên 1.500.000.000 đồng tại công văn số 891/CV/07-AAA gửi Bộ Tài Chính và được Bộ tài Chính chấp thuận về nguyên tắc tại công văn số 15828/BTC-BH ngày 22/11/2007. Với việc tăng vốn điều lệ từ 80.000.000 đồng lên 1.500.000.000 đồng đã khẳng định cam kết phát triển, tiềm lực tài chính của Công ty từ đó đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng kinh doanh của Công ty. - Hệ thống chi nhánh, văn phòng, trung tâm giao dịch toàn quốc tăng nhanh chóng từ 9 chi nhánh khi thành lập đến nay đã tăng lên hơn 50 văn phòng, chi nhánh, trung tâm giao dịch trải rộng khắp các khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông Nam Bộ, Miền Tây Nam Bộ, với gần 500 nhân viên có trình độ, chuyên môn cao. Việc gia tăng nhanh chóng mạng lưới chi nhánh đã cho thấy sự mở rộng và vươn lên mạnh mẽ của Công ty trong việc triển mạng lưới hoạt động rộng khắp, nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và nhanh chóng, thuận tiện hơn. - Cổ đông của Công ty cổ phần bảo hiểm AAA hiện nay đã có thêm một số nhà đầu tư lớn khác như: Tập đoàn Bankinvest – Đan Mạch, Ngân hàng EximBank. Đặc biệt là Tập đoàn Bankinvest – Đan Mạch, đây là một đối tác lớn đang quản lý nguồn vốn hơn 25 tỷ đô la Mỹ, trong đó có quỹ đầu tư PENN trị giá 80 triệu đô la Mỹ, đối tác này ngoài việc chuyển giao các bí quyết quản lý, phát triển kinh doanh sẽ là cầu nối Công ty với thị trường bảo hiểm cũng như các nhà đầu tư Đan Mạch. - Các giải thưởng: Nhận "Vương miện vàng chất lượng Quốc tế" của Tổ chức sáng tạo Quốc tế BID, dành cho doanh nghiệp đạt thành tựu xuất sắc về chất lượng phục vụ; được vinh dự xếp hạng trong top 100 Cúp Vàng Thương hiệu Việt 2007 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kinh Tế Việt Nam tổ chức… Những danh hiệu này đã khẳng định thương hiệu và chất lượng của doanh nghiệp. 2.1.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh a/ Lĩnh vực, nội dung và phạm vi hoạt động Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ Các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh: + Kinh doanh Bảo hiểm gốc: Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hoá bằng đường biển, đường bộ, dường sắt, đường sông và đường không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm than tàu và TNDS của chủ tàu; Bảo hiểm trách nhiệm chung; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp; + Kinh doanh Tái bảo hiểm:Nhận và nhượng Tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ Bảo hiểm phi nhân thọ; + Tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật; + Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Địa bàn hoạt động: Công ty Cổ phần bảo hiểm AAA được phép hoạt động trên phạm vi cả nước. Đối tượng khách hàng: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. b/ Hệ thống kênh khai thác Là một doanh nghiệp trẻ hoạt động trên thị trường, AAA cần thực hiện thật tốt chiến lược khai thác để chiếm lĩnh thị trường, tận dụng những ưu thế của mình, AAA thực hiện khai thác chủ yếu qua các kênh: + Khai thác trực tiếp qua các văn phòng và nhân viên khai thác: Với đội ngũ gần 500 nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực và tâm huyết, cùng với hơn 50 văn phòng, chi nhánh khắp cả nước; Công ty mong muốn không những đem lại cho khách hàng những dịch vụ thật sự hoàn hảo mà còn mong muốn giúp khách hàng nhận thức được ý nghĩa của bảo hiểm và giá trị thật sự của những sản phẩm bảo hiểm mà khách hàng tham gia. + Khai thác qua đại lý Cũng như các công ty Bảo hiểm khác, đại lý cũng là một kênh khai thác quan trọng của Công ty Bảo hiểm AAA. Với hơn 1000 đại lý hiện có đồng thời không ngừng phát triển các hệ thống đại lý rộng khắp cả nước, AAA mong muốn mang đến sự tiện lợi cho khách hàng và khai thác được các hợp đồng bảo hiểm một cách hiệu quả nhất. Các đại lý bảo hiểm hầu hết là người địa phương việc khai thác và chăm sóc khách hàng sẽ tốt hơn, mặt khác cũng sẽ tận dụng được các mối quan hệ sẵn có của các đại lý. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt thì các công ty bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường Việt Nam nói chung và Bảo hiểm AAA nói riêng sẽ ngày càng phải chú ý và quan tâm phát triển hệ thống đại lý hơn , cả về mặt chất và mặt lượng. + Khai thác qua Ngân Hàng Do trong cổ đông của công ty có những Ngân hàng như: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam, Ngân hàng Eximbank…vì thế quan hệ giữa bảo hiểm AAA và các Ngân hàng rất tốt và khai thác qua Ngân hàng cũng là một lợi thế của AAA. Thông qua các ngân hàng, công ty có được một lượng khách hàng đáng kể từ ngân hàng giới thiệu sang. Việc tham gia bảo hiểm tại công ty đôi khi là một điều kiện cho việc vay vốn ngân hàng của khách hàng. c/ Kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2005: Đây là năm công ty thành lập và đi vào hoạt động (từ tháng 03/2005), do vậy công ty chủ yếu tập trung vào hoàn thiện cơ sở vật chất, để từng bước đi vào hoạt động và ổn định kinh doanh. Vào tháng 11/2005 công ty thực sự bước vào hoạt động khai thác bảo hiểm, bước đầu chủ yếu tập trung tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Năm 2006: Bước sang năm thứ hai chính thức đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm và sự năng động của mình, Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA đã thu được rất nhiều kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh đem lại những thay đổi to lớn so với năm 2005. Điều đó được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau: - Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng xấp xỉ gấp 9 lần, nếu như năm 2005 đạt hơn 5 tỷ đồng, thì đến năm 2006 là trên 48,5 tỷ. - Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng gấp gần 13 lần, từ trên 2.5 tỷ đồng lên hơn 27,2 tỷ đồng. - Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng xấp xỉ 5 lần từ 4,3 tỷ lên 19,6 tỷ đồng. Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh bảo hiểm qua các năm 2005, 2006 (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu phí bảo hiểm gốc 5.080.510.379 48.576.240.474 Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm 268.125.996 2.812.964.358 Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm 2.053.924.272 27.213.155.442 Tổng chi trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm 2.040.100.198 17.406.883.638 Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm 463.824.074 9.806.271.804 Lợi nhuận chiu thuế thu nhập doanh nghiệp 4.350.609.317 19.608.578.155 (Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của Công ty AAA) Đầu năm 2007 Bước sang năm thứ ba hoạt động kinh doanh bảo hiểm được triển khai, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2006, trên đà phát triển đó trong 6 tháng đầu năm 2007 kết quả đạt được của hoạt động kinh doanh đã vượt qua cả năm 2006. Cụ thể: - Tổng số nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai là 46 nghiệp vụ; - Thu phí bảo hiểm gốc đạt hơn 58 tỷ đồng tăng xấp xỉ 10 tỷ đồng so cuối năm 2006; - Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm là: 37.533.974.279 đồng tăng 10 tỷ đồng so cuối năm 2006; - Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm: 14.692.822.111 đồng; Sau gần 3 năm hoạt động, những gì AAA đạt được rất đáng ghi nhận. Nó phản ánh tiềm năng phát triển của Công ty. 2.1.3 Phương hướng và chiến lược phát triển a/ Phương hướng Công ty hướng đến mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua mạng lưới các chi nhánh , đại lý của công ty tại các tỉnh, thành phố có tiềm năng trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam. Tăng cường hợp tác, phối hợp với các bạn hàng qua trao đổi kinh nghiệm, thông tin khách hàng, đồng bảo hiểm, tái và nhận tái bảo hiểm trên thị trường Việt Nam. Công ty hướng đến là một tập đoàn tài chính năng động nhất Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ Bảo hiểm phi nhân thọ và các dịch vụ tài chính khác. Đóng góp vào việc mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho từ “Bảo hiểm” ở Việt Nam đúng với phương châm “Nhanh - Đúng - Đủ”. b/ Chiến lược kinh doanh Ra đời trong bối cảnh thị trường bảo hiểm Việt Nam đã phát triển một cách khá toàn diện đem lại cho AAA những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép cạnh tranh. Trước thực tế đó, công ty đã xây dựng cho mình những phương hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp để từng bước khẳng định vị thế của mình. Những định hướng chiến lược cơ bản gồm: Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, kỹ thuật chuyên nghiệp; Cung cấp dịch vụ, khai thác một cách đúng đắn và hiệu quả nhất cho khách hàng; Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để tạo ra bước phát triển nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý khách hàng, cấp đơn bảo hiểm, thống kê quản lý rủi ro và quản trị tài chính kế toán trong giai đoạn trước mắt cũng như trong vòng 10 năm tới; Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA sẽ giành thế mạnh chủ đạo trong một số nhóm loại nghiệp vụ bảo hiểm như: bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm cháy nổ, boả hiểm trách nhiệm; Tăng cường quảng bá thông tin tuyên truyền quảng cáo hình ảnh công ty; Công ty đặc biệt chú trọng vào việc tăng cường đào tạo chuyên môn, phong cách làm việc chuyên nghiệp cho cán bộ, nhân viên của công ty từ đó mang lại cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo. Hơn nữa là mạnh dạn áp dụng hệ thống công nghệ thông tin đạt chất lượng quốc tế để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng và quản lý của công ty. 2.2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/xe máy tại Công ty AAA 2.2.1 Giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/xe máy tại AAA Hiện nay trong bảo hiểm mô tô, xe máy, công ty đang triển khai kết hợp 3 nghiệp vụ: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3; Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe; Bảo hiểm tổn thất toàn bộ/mất cắp mô tô, xe máy. Trong đó “Bảo hiểm tổn thất toàn bộ, mất cắp mô tô, xe máy” là sản phẩm mới của công ty, sản phầm này lần đầu tiên có mặt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. a/ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 Đây là một sản phẩm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới nói chung, mô tô/xe máy nói riêng đều phải tham gia theo quy định của Bộ Tài chính. + Đối tượng bảo hiểm: là phần TNDS được xác định bằng tiền theo quy định của pháp luật và sự phán quyết của tòa án mà chủ xe phải gánh chịu do sự lưu hành xe của mình gây thiệt hại cho người thứ 3. Người thứ ba là những người bị thiệt hại về thân thể và/hoặc tài sản do việc sử dụng xe cơ giới gây ra, trừ: lái xe, người trên chính chiếc xe đó, chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. Nghiệp vụ này ở Việt Nam được thực hiện dưới hình thức bắt buộc vì hai lý do cơ bản sau: Trước hết, nhằm góp phần đảm bảo tính công bằng xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân. Nó đảm bảo cho những người dân không may bị tai nạn mà chủ xe không có khả năng bồi thường được hưởng quyền lợi bồi thường chính đáng của mình. Đồng thời góp phần giảm thiểu những chi phí, gánh nặng tinh thần cho chủ xe khi gây ra tai nạn, giúp chủ xe nhanh chóng ổn định tài chính, tình thần tiếp tục làm việc, ổn định cuộc sống. Hơn nữa, nó còn góp phần nâng cao tinh thần trách nghiệm và ý thức chấp hành luật giao thông của mọi người dân, đặc biệt là chủ phương tiện giao thông. Việc triển khai sản phẩm bảo hiểm này cùng với quá trình vận động, tuyên truyền mọi người dân tham gia sẽ giúp nhân dân hiểu biết hơn về luật an toàn giao thông, ý thức được những mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình lưu thông và những thiệt hại về con người, tài sản từ những tai nạn từ đó có ý thức tự bảo vệ bản thân, ý thức chấp hành luật giao thông cao hơn. Hiện nay, do là nghiệp vụ bắt buộc nên biểu phí và mức trách nhiệm được thực hiện theo Quyết định 23/2007/QĐ – BTC như sau: + Mức trách nhiệm và phí bảo hiểm: theo biểu phí và mức trách nhiệm tối thiểu của Bộ Tài chính thì: - Mức trách nhiệm tối thiểu là: 30 triệu đồng/người/vụ & 30 triệu đồng/tài sản. - Phí bảo hiểm: Xe từ 50cc trở xuống: 55.000/xe (10% VAT) Xe từ 50cc trở lên : 60.500/xe (10% VAT) Ngoài ra công ty còn triển khai loại hình này với mức trách nhiệm cao hơn đáp ứng nhu cầu khách hàng muốn mua với mức trách nhiệm cao hơn mức trách nhiệm tối thiểu do Bộ Tài chính quy định, cụ thể xem tại bảng 2.2: Bảng 2.2: Mức trách nhiệm và biểu phí tự nguyện Bảo hiểm TNDS chủ mô tô/xe máy tại Cty AAA (Đơn vị: đồng) Mức TN Loại xe Phí bảo hiểm/năm Phí BH thuần VAT (10%) Tổng cộng - Về người: 30 triệu đồng/người/vụ - Về tài sản: 80 triệu đồng/vụ - Từ 50cc trở xuống 63.636 6.364 70.000 - Từ 50cc trở lên 81.818 8.182 90.000 - Về người: 40 triệu đồng/người/vụ - Về TS: 80 triệu đồng/vụ - Từ 50cc trở xuống 78.636 7.864 86.500 - Từ 50cc trở lên 96.818 9.682 106.500 Về người: 50 triệu đồng/người/vụ - Về TS: 80 triệu đồng/vụ - Từ 50cc trở xuống 93.636 9.364 103.000 - Từ 50cc trở lên 111.818 11.182 123.000 (Nguồn: Biểu phí bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ XCG và bảo hiểm tự nguyện) b/ Bảo hiểm lái xe và người ngồi trên xe: Đây là sản phẩm bảo hiểm tự nguyện, thường được mua kèm với sản phẩm bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba. + Đối tượng bảo hiểm: là tính mạng, tình trạng sức khoẻ của người điều khiển hoặc người ngồi trên xe chẳng may bị tai nạn giao thông gây thiệt hại đến thân thể. + Mức trách nhiệm và phí bảo hiểm mà hiện nay công ty đang áp dụng được thể hiện ở bảng 2.3: Bảng 2.3: Mức trách nhiệm và biểu phí Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên mô tô/xe máy tại Cty AAA (Đơn vị: đồng/người/năm) Mức trách nhiệm Phí bảo hiểm 10.000.000 10.000 20.000.000 20.000 30.000.000 45.000 40.000.000 60.000 50.000.000 150.000 (Nguồn Biểu phí Bảo hiểm xe cơ giới tại AAA) c/ Bảo hiểm mất cắp, tổn thất toàn bộ mô tô/xe máy Đây là sản phẩm bảo hiểm vật chất xe đầu tiên cho mô tô/xe máy trên thị trường bảo hiểm hiện nay. Trước đây bảo hiểm vật chất xe chỉ triển khai cho xe ô tô còn đối với mô tô/xe máy chỉ dừng lại ở 2 sản phẩm đã trình bày ở trên. Việc cho ra đời sản phầm này của AAA có ý nghĩa hết sức to lớn: - Mở rộng dịch vụ bảo hiểm mô tô/xe máy, ngoài hình thức BHTNDS và BH TNLX&NN nay có thêm bảo hiểm tổn thất toàn bộ/mất cắp mô tô/xe máy, tăng sự lựa chọn và tính hấp dẫn đối với sản phẩm bảo hiểm cho mô tô/xe máy đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh. - Đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ngày càng có nhiều người sở hữu những chiếc xe đắt tiền như SH, PS, @, Air Blade…trị giá đến vài nghìn USD mỗi chiếc trong khi đó tình hình trộm cắp lại ngày càng tinh vi, việc cho ra đời sản phẩm này giúp chủ nhân của những chiếc xe máy đắt tiền yên tâm hơn với chiếc “xe yêu” của mình khi chẳng may gặp tên trộm tinh vi hoặc do “trời hại” (cây đổ, bão, lốc…). - Hơn nữa tinh hình tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng, dù đã có nhiều biện pháp được thực hiện nhưng tai nạn giao thông vẫn là một vấn nạn của xã hội. Nó không những đem lại thiệt hại về người mà luôn luôn làm thiệt hại đến chiếc xe. + Đối tượng được bảo hiểm: là chiếc mô tô/xe máy được nhận bảo hiểm và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Công ty AAA chỉ nhận bảo hiểm cho những chiếc xe đã sử dụng dưới 7 năm, kể từ ngày đăng ký lần đầu ghi trên giấy đăng ký mô tô/ xe máy do cơ quan cảnh sát giao thông cấp. + Phạm vi bảo hiểm: tổn thất toàn bộ (thiệt hại vật chất không có khả năng phục hồi hay giá trị sửa chữa chiếm 75% giá trị thực tế của mô tô, xe máy) hoặc mất cắp mô tô/xe máy do nguyên nhân và rủi ro sau: Cháy, nổ; Nhà, nơi cư trú bị trộm cướp đột nhập, cạy phá và/hoặc bị tấn công bằng vũ lực; Mất cắp trong bãi gửi xe công cộng; bãi giữ xe của cơ quan, trường học; bệnh viện; nơi vui chơi giải trí…với điều kiện bãi giữ xe phải là bãi có đăng ký với chính quyền địa phương và/hoặc được cơ quan, tổ chức tập thể công nhận và có phát phiếu giữ xe; Tai nạn trong quá trình tham gia giao thông; Tai nạn trong quá trình mô tô/xe máy được chuyên chở bằng phương tiện đường bộ, đường sắt nội địa; đường thủy; Giông, cuồng phong; cây cối đổ, gãy; đất, đá trượt, lún, sụt, lở. + Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x (phí chuẩn + phụ phí) x 1.1 (Thuế GTGT) Trong đó: - Đối với xe mới STBH bằng nguyên giá, đối với xe đã sử dụng được một thời gian (dưới 7 năm) thì STBH bằng giá trị thị trường tại thời điểm yêu cầu bảo hiểm. Cụ thể, công ty đã đưa ra bảng xác định STBH theo số năm đã sử dụng tại bảng 2.4 như sau: Bảng 2.4: STBH trong Bảo hiểm tổn thất toàn bộ/mất cắp mô tô,xe máy tại Cty AAA T <= 1 năm 1=<T <= 3 năm 3 <T<= 5 năm T> 5 năm STBH= 100% x NG STBH=80% x NG STBH=65% x NG STBH=55% x NG T: tuổi xe (được tính từ ngày đăng ký lần đầu) NG: Nguyên giá hay giá thị trường của xe (Nguồn: Biểu phí Tổn thất toàn bộ/ mất cắp mô tô,xe máy tại Cty AAA) - Đối với phí chuẩn Công ty áp dụng tỷ lệ phí tối thiểu vật chất xe ôtô theo quy định của Bộ tài chính là: Xe sản xuất tại VN: 1.3% Xe nhập khẩu: 1.5% - Phụ phí: Tỉ lệ thuận với số tiền bảo hiểm như sau: Số tiền bảo hiểm Phụ phí Không thông dụng 0,6% >= 128 triệu 0.6% >= 64 triệu 0.3% >= 32 triệu 0.15% Tỉ lệ nghịch với thời hạn đã sử dụng như sau: Thời hạn đã sử dụng Phụ phí <= 1 năm 0,2% 1<T<=3 năm 0.1% 3<T<= 5 năm 0.05% Đặc biệt để khuyến khích khách hàng tham gia với thời gian bảo hiểm dài, Công ty có những chính sách giảm phí cho những khách hàng tham gia với thời hạn bảo hiểm trên 1 năm, cụ thể: Phí BH 2 năm=(Phí năm 1+Phí năm 2)x85% Phí BH 3 năm=(Phí năm 1+Phí năm 2+Phí năm 3)x80% Ngoài ra, để khách hàng có ý thức hơn trong quá trình đề phòng và hạn chế tổn thất, Công ty cũng áp dụng chính sách giảm phí cho những khách hàng không xảy ra tổn thất trong một thời gian nhất định, cụ thể: Nếu không xảy ra tổn thất sau một năm giảm 10% phí bảo hiểm tái tục. Nếu không xảy ra tổn thất sau hai năm giảm 20% phí bảo hiểm tái tục. Nếu không xảy ra tổn thất sau ba năm giảm 30% phí bảo hiểm tái tục. 2.2.2 Kết quả khai thác Bảo hiểm mô tô/xe máy tại Công ty AAA Thành lập trong bối cảnh thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng đều đang phát triển, công ty phải chịu những áp lực cạnh tranh không nhỏ để có thể thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt với những nghiệp vụ đã phát triển lâu như bảo hiểm mô tô/xe máy. Đối với DNBH khâu khai thác luôn có một vai trò quan trọng trong quá trình triển khai sản phẩm, nó đưa sản phẩm tiếp cận với thị trường, đưa khách hàng tiếp cận với công ty, quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Với một DNBH trẻ thì khâu khai thác càng có vai trò quan trọng bởi sản phầm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, kinh doanh bảo hiểm dựa trên niềm tin giữa doanh nghiệp và khách hàng. Một DNBH mới tham gia vào thị trường phải khẳng định được chữ tín mới tiếp cận được khách hàng và thuyết phục khách hàng đến với doanh nghiệp. Đó không chỉ là tiếp thị về sản phầm mà là quảng bá hình ảnh của công ty nhằm có được niềm tin của khách hàng. Chính nhờ những định hướng đúng đắn đó và những chiến lược dài hơi mà trong thời gian qua công ty đã có những kết quả khai thác rất khả quan: (chi tiết tại Bảng 2.5) Bảng 2.5: Tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy tại Cty AAA (2005-2007) Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Số xe tham gia BH tại cty chiếc 6.835 62.630 154.219 Tốc độ tăng (giảm) số xe tham gia BH % - 816 146 Doanh thu phí đồng 413.348.000 3.820.432.512 9.561.596.786 Tốc độ tăng doanh thu phí % - 824 150 (Nguồn Báo cáo tài chính qua các năm của Cty AAA) Qua bảng 2.5 cho thấy rằng: số lượng mô tô/xe máy tham gia bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm tại AAA tăng qua các năm, tuy nhiên sự tăng này lại có những biến động lớn: - Số mô tô/xe máy tham gia bảo hiểm tại công ty năm 2006 tăng 816% so với năm 2005, tương ứng với 55.795 chiếc. Theo đó doanh thu phí bảo hiểm cũng tăng 824%. - Đến năm 2007 số mô tô, xe máy tham gia bảo hiểm tăng 146%, doanh thu phí tăng 150% so với năm 2006. Những con số tương đối cho thấy một kết quả khai thác rất ấn tượng, nhưng với những con số tuyệt đối thì lại khá khiêm tốn. Tuy nhiên cũng rất dễ hiểu sự tăng trưởng tường chừng như “chóng mặt” này. Thành lập vào tháng 02/2005 nhưng chính thức đi vào hoạt động từ những tháng cuối năm 2005, nếu xét về quy mô thì doanh thu của năm 2005 khá nhỏ. Đến năm 2006, sau một thời gian ổn định tổ chức, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất cũng như tinh thần công ty đã tập trung vào hoạt động kinh doanh, dần dần tiếp cận và giành thị trường làm cho doanh thu tăng từ 413.348.000 đồng đến 3.820.432.512 đồng trong năm 2006, tăng 8,16 lần. Thực chất đây chính là sự xuất phát ấn tượng của công ty. Trên đà đó, năm 2007 doanh thu phí vẫn tiếp tục tăng 1,50 so năm 2006. Để có được kết quả này là nhờ xác định đúng mục tiêu, phương hướng hoạt động và sự nỗ lực không ngừng của toàn thể công ty nói chung, ban quản trị công ty nói riêng; đặc biệt đóng góp một phần không nhỏ là hiệu quả công tác quảng bá thương hiệu của công ty, bằng hàng loạt các hoạt động xã hội, các hoạt động tuyên truyền quảng cáo như: Tài trợ cho các cuộc thi về an toàn giao thông, giới thiệu về hội thi "Lái xe an toàn", công ty góp phần tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, ủng hộ các quỹ bảo trợ xã hội, tổ chức nhiều chương trình tặng quà, tiền cho trẻ em nghèo, khuyết tật…và bằng chính chất lượng phục vụ của công ty, AAA đã đưa cái tên “Bảo hiểm AAA” với màu đỏ đặc trưng trở nên quen thuộc và uy tín với khách hàng. Những con số trên nếu so với các DNBH đã hoạt động trên thị trường bảo hiểm lâu năm là khá khiêm tốn nhưng lại rất đáng ghi nhận đối với một doanh nghiệp trẻ, cho thấy một xuất phát điểm rất khả quan để phát triển trong tương lai. Từ lâu nay, bảo hiểm mô tô/ xe máy đã quen thuộc với người dân đặc biệt là sản phẩm BHTNDS đối với người thứ 3 là bắt buộc chủ xe phải tham gia. Việc triển khai sản phẩm này gặp nhiều thuận lợi hơn so với sản phẩm khác vì vậy mà nó đóng góp một phần không nhỏ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty thể hiện ở bảng 2.6: Bảng 2.6: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm mô tô/xe máy tại AAA (2005-2007) Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Doanh thu phí BH gốc BH mô tô/xe máy đồng 413.348.000 3.820.432.512 9.561.596.786 Tổng doanh thu phí BH gốc đồng 5.080.510.319 48.576.240.474 93.164.551.711 Ti lệ DT phí nghiệp vụ/tổng DT phí % 8,13 7,86 10,26 (Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm tại Cty AAA) Qua bảng 2.6 cho thấy: doanh thu phí bảo hiểm mô tô/ xe máy tăng qua các năm đồng thời tỷ trọng đóng góp của nghiệp vụ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc cũng tăng theo, năm 2005 là 8.13% đến năm 2007 là 10,26% tuy có sự giảm nhẹ vào năm 2006 nhưng đó chỉ là dấu hiệu của sự ổn định kinh doanh và sự phát triển của các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Đóng góp vào sự tăng tỷ trọng này một phần do sự gia tăng số lượng mô tô/xe máy hoạt động kéo theo đó là tăng về số lượng xe tham gia bảo hiểm: nếu năm 2005 chỉ có 6.835 chiếc tham gia bảo hiểm thì đến năm 2007 con số này là 154.219 chiếc tăng gấp 22,56 lần. Sự tăng này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: - Sự mở rộng thị trường của công ty, nếu như năm 2006 công ty chỉ hoạt động chủ yếu tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam thì đến năm 2007 thị trường đã được mở rộng ra các tỉnh miền bắc đánh dấu bằng sự kiện thành lập Sở giao dịch tại miền Bắc vào tháng 04/2007 và tiếp đó là sự ra đời của hàng loạt các chi nhánh, văn phòng giao dịch tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Hải Phòng, Hà Nam, Hải Dương… Cùng với sự mở rộng đó là sự tăng lên về số lượng đại lý, văn phòng giao dịch, nhân viên của công ty. Tính đến cuối năm 2007, chỉ sau gần 03 năm hoạt động từ 9 chi nhánh khi thành lập nay đã tăng lên hơn 50 văn phòng, chi nhánh, trung tâm giao dịch trải rộng khắp các khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông Nam Bộ, Miền Tây Nam Bộ, với gần 500 nhân viên có trình độ chuyên môn cao. - Thương hiệu và uy tín của công ty đã dần được khẳng định trên thị trường. Với một chiến lược quảng bá phù hợp vừa bằng uy tín trong hoạt động kinh doanh vừa bằng các hoạt động bảo trợ xã hội, AAA đã dần trở lên quen thuộc và tạo được niềm tin từ khách hàng từ đó thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty. Như đã giới thiệu ở trên, hiện nay trong bảo hiểm mô tô/xe máy có 3 sản phẩm: bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới, bảo hiểm tai nạn lái xe&người ngồi trên xe, bảo hiểm tổn thất toàn bộ/mất cắp. Trong đó, sản phẩm bảo hiểm tổn thất toàn bộ/mất cắp mô tô/xe máy mới ra đời cuối năm 2007 và đang có kế hoạch triển khai vào năm 2008. Đây có thể là một sản phẩm tăng thêm tính hấp dẫn, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên lĩnh vực bảo hiểm mô tô, xe máy. Để thấy rõ tỷ trọng của từng sản phẩm trong nghiệp vụ ta theo dõi bảng 2.7: Bảng 2.7: Cơ cấu theo doanh thu từng sản phẩm trong nghiệp vụ BH mô tô/xe máy tại Cty AAA (2005-2007) (Đơn vị: %) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 DTBH TNDS chủ xe CG/ tổng DT phí BH nvụ 99.83 98.99 98 DT TLX&NN/tổng DT phí BH nvụ 0.17 1.01 2 Vật chất xe - - - Tổng 100 100 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm tại Cty AAA) Từ bảng trên cho thấy: đóng góp phần lớn vào doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm mô tô/xe máy là bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới: năm 2005 là 99.83%; 2006 là 98.99%; năm 2007 là 98%. Do là sản phẩm bảo hiểm bắt buộc nên trong thời gian đầu khi doanh nghiệp bắt đầu khai thác nó sẽ luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng này lại có xu hướng giảm dần qua các năm và thay vào đó sự tăng tỷ trọng của bảo hiểm TNLX&NN từ 0.17% năm 2005 lên 2% năm 2007, điều này cho thấy rằng người dân ngày càng có ý thức trong việc bảo vệ bản thân, họ không chỉ tham gia theo sự bắt buộc của luật pháp mà vì chính quyền lợi và sự an toàn của bản thân. Còn đối với sản phẩm bảo hiểm vật chất xe, đây là sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường, được nghiên cứu trong năm 2007 và đến cuối năm 2007 thì tiến hành công bố trên thị trường. Do là vừa được triển khai đang trong quá trình tìm kiểm khách hàng, thâm nhập thị trường nên sản phẩm còn chưa đem lại doanh thu. Triển khai sản phẩm này sẽ gặp phải một số những khó khăn cơ bản như: - Khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, do nhận thức về lợi ích tham gia bảo hiểm nói chung, bảo hiểm mô tô/xe máy của n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10354.doc
Tài liệu liên quan