Thực trạng môi trường tại Công ty Cơ khí ô tô 1-5 - Giải pháp cho công tác quản lý chất thải rắn (80tr)

Lời cảm ơn Trong thời gian vừa qua, để hoàn thành thành Đồ án tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía khoa Bảo hộ lao động, Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động, Công ty Cơ khí Ô tô 1-5 … Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: * Các thầy cô giáo đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành chương trình đào tạo tại trường Đại học Công đoàn! * Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hương, người đã tận tình hướng dẫn em tr

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng môi trường tại Công ty Cơ khí ô tô 1-5 - Giải pháp cho công tác quản lý chất thải rắn (80tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong suốt quá trình làm Đồ án tốt nghiệp này! * Xin chân thành cảm ơn anh Trần Trọng Ngôn – Cán bộ chuyên trách BHLĐ cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Cơ khí ô tô 1-5 đã tạo điều kiện và giúp đỡ và cho em được thực tập tốt nghiệp tại Công ty. Một lần nữa xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu trong gia đình của tôi, bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành Đồ án tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2005. Sinh viên Nguyễn Thùy Linh Mục lục Mở đầu I. Đặt vấn đề: Đất nước ta đang ở giai đoạn phát triển tăng trưởng kinh tế trên mọi phương diện, đặc biệt là nền sản xuất công nghiệp, trong đó phải kể đến công nghệ hóa chất. Hơn bao giờ hết, ngày nay công nghệ hóa chất đã đem lại những ứng dụng thiết thực và hiệu quả vào đời sống người dân: góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao dân trí, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân… Nhưng, song song với những thành tựu đó là sự tác động nghiêm trọng tới môi trường và con người. Hiện nay, trên toàn quốc, lượng chất thải rắn sinh ra hàng ngày ước tính khoảng trên dưới 20.000 tấn, chất thải bệnh viện 212 tấn, chất thải sinh hoạt hơn 8.000 tấn. Như vậy, trong hơn 20 năm qua, tổng lượng thải có thể lên tới 130 triệu tấn. Với tỷ lệ thu gom hiện nay mới đạt được trung bình 60 –80 % số lượng chất thải rắn thì trong vòng 20 năm qua số lượng chất thải rắn còn tồn đọng môi trường hiện nay khoảng 60-70 triệu tấn. Ngoài ra còn chưa kể đến một khối lượng lớn chất thải rắn trong các đô thị ngày càng tăng do các tác động của sự gia tăng dân số, phát triển xã hội, phát triển về trình độ và mức tiêu dùng trong các đô thị. Khối lượng chất thải rắn bình quân trên đầu dân đô thị phụ thuộc vào đặc điểm của từng đô thị, ở Hà Nội là 0,8kg/người/ngày, Hải Phòng là 0,5 kg/người/ngày, thành phố Hồ Chí Minh là 0,66kg/người/ngày. (Theo số liệu năm 1999- Cục Môi trường- Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường). Trong khi đó, việc quản lý chất thải rắn vẫn còn nhiều hạn chế, là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ cộng đồng, suy giảm chất lượng cuộc sống. Các phương pháp xử lý chưa mang tính khoa học: Nhiều chất thải nguy hại, chất thải y tế chôn lấp lẫn chất thải sinh hoạt. Chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn. Hiện nay có khoảng 60 lò đốt rác không hợp vệ sinh trong cả nước, chưa có thẩm định về công nghệ lò đốt ngoại nhập cũng như trong nước sản xuất. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác quản lý và sử dụng chất thải rắn hiện nay cũng như ảnh hưởng của chúng tới môi trường lao động, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng môi trường tại công ty Cơ khí ô tô 1-5 - Giải pháp cho công tác quản lý chất thải rắn.” Vì thời gian và trình độ có hạn nên tập đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè cùng các độc giả để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. II. Mục tiêu nghiên cứu : - Khảo sát thực trạng môi trường tại Công ty Cơ khí Ô tô 1-5, phân tích các động của các chất ô nhiễm tới sức khỏe người lao động . - Đề xuất giải pháp cho công tác quản lý chất thải rắn . III. Nội dung nghiên cứu : - Nghiên cứu lý thuyết. - Khảo sát thực trạng môi trường của Công ty Cơ khí Ô tô 1-5 - Đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn. IV. Đối tượng nghiên cứu : - Người lao động & môi trường làm việc tại Công ty Cơ khí Ô tô1-5 V. Phương pháp nghiên cứu : - Nghiên cứu lý thuyết (tài liệu, văn bản có liên quan … ). - Phương pháp thống kê, hồi cứu số liệu. - Phương pháp phân tích, so sánh số liệu. - Khảo sát thực tế cơ sở. gChương I: Tổng quan I. Các khái niệm cơ bản về môi trường : 1. Môi trường : Theo Điều1, luật Bảo vệ Môi trường : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Môi trường sống của con người theo chức năng được phân loại như sau: - Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố vật lý, hoá học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Ví dụ:: Môi trường đất, nước, không khí… - Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người. Ví dụ: Sự gia tăng dân số, sự định cư, di cư, môi trường sống của dân tộc thiểu số… - Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Ví dụ: Môi trường nhà ở, môi trường đô thị và khu công nghiệp, môi trường lao động… 2. Ô nhiễm môi trường : Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chẩn của môi trường. Dưới tác động của các chất gây ô nhiễm, môi trường bị thay đổi tính chất lý, hóa, sinh học, quy luật phát triển, làm mất hay xuất hiện các yếu tố lạ… gây ảnh hưởng tới cuộc sống con người và động thực vật . 3. Suy thoái môi trường : Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên . 4. Khủng hoảng môi trường: Là các suy thoái chất lượng môi trường sống quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống của loài người trên Trái đất. Nguyên nhân sâu xa nhất của khủng hoảng môi trường là sự gia tăng dân số và các yếu tố phát sinh từ dân số. 5. Sự cố môi trường : Sự cố môi trường là các tai biến hay rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng . 6. Tiêu chuẩn môi trường : Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. II. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường : Cũng như sự tồn tại của các dạng vật chất, các tác nhân ô nhiễm môi trường cũng ở 3 thể rắn, lỏng, khí khác nhau. 1.Khái niệm chất thải: * Chất thải: Là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác . Như vậy không phải mọi chất thải đều là nhân tố gây ô nhiễm môi trường. Nhưng xét ở góc độ môi trường sản xuất nói riêng, có thể nói hầu hết các loại chất thải được coi là chất ô nhiễm. Chúng có ảnh hưởng xấu đến môi trường và từ đó không chỉ tác động đến sức khỏe người lao động mà còn tác động tới khu vực dân cư ngoài phạm vi nhà máy. 2. Chất thải rắn : 2.1. Chất thải rắn không nguy hại: 2.1.1 Khái niệm: Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn được loại ra ngoài môi trường trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hay trong các hoạt động khác của con người. Chất thải rắn là sản phẩm ngoài ý muốn của con người. Khi bị vứt bỏ , nêú không được xử lý thích hợp thì chúng có thể làm ô nhiễm môi trường và gây những tác hại về mặt sức khỏe . 2.1.2. Phân loại : Mục đích của việc phân loại chất thải rắn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tính chất chất thải rắn, từ đó có các cách sử dụng, xử lý thích hợp và hiệu quả hơn. Tùy theo đặc điểm, tính chất mà có nhiều cách phân loại chất thải rắn như phân theo nguồn gốc, theo khả năng phân hủy, theo khả năng sử dụng lại và theo mức độ nguy hại . a. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh : - Chất thải rắn từ các hộ gia đình (gồm rác, thực phẩm, giấy, đồ nhựa, xỉ than, vật liệu xây dựng, túi nilon…) - Chất thải rắn từ cơ quan, đơn vị hành chính (gồm rác sinh hoạt, giấy, túi nilon…) - Chất thải rắn đường phố (đa số là rác hữu cơ) - Chất thải rắn thương mại (rác thực phẩm, giấy thải…) - Chất thải rắn công nghiệp (rác thực phẩm, xỉ than, vải , đồ nhựa, giấy, chất thải độc hại …) - Chất thải rắn xây dựng (đất, đá, vôi vữa, vật liệu trong quá trình phá vỡ …) - Chất thải rắn y tế (gồm bông, băng, gạc, nẹp, các phần phẫu thuật cắt bỏ…) Đặc điểm cơ bản của sản xuất công nghiệp và đô thị hóa nhanh là sản sinh ra chất thải. Hiện nay, bình quân mỗi người Việt Nam mỗi ngày tạo ra 0,5 - 1 kg rác thải sinh hoạt, 10kg chất thải công nghiệp, 30kg chất thải liên quan khác. Theo số liệu điều tra năm 2002 tại Hà Nội, tổng sản lượng chất rắn công nghiệp khoảng 75.600 tấn/năm, trong đó rác thải nguy hại khoảng 13.000 tấn/năm chiếm 16,7%. Phần lớn các loại rác thải công nghiệp được thu gom và trộn lẫn với các rác thải sinh hoạt. Rác thải từ sản xuất công nghiệp gồm : - Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp. - Các phế thải từ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. - Các phế thải trong quá trình công nghệ. - Các bao bì đóng gói sản phẩm. Phát sinh trong hoạt động sản xuất, các loại chất thải rắn công nghiệp thường chứa đựng nhiều thành phần độc hại. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động. Chất thải rắn công nghiệp không lan truyền rộng như khí thải và nước thải nhưng chúng phân hủy chậm và độ tích tụ ô nhiễm cao. Vì vậy việc quản lý và xử lý chất thải rắn đang được chú trọng, quan tâm và đầu tư thích đáng . b. Phân loại theo khả năng phân hủy của chất thải: * Chất thải dễ phân hủy gồm chất thải có thành phần hữu cơ (rau, quả, thành phần loại bỏ, cành cây, lá…) chúng có thể được chế biến thành phân bón compost. * Chất thải rắn khó phân hủy gồm đồ nhựa, sắt, nhôm … thời gian phân huỷ của chúng rất lâu, vì vậy phải hạn chế thải ra ngoài môi trường . c. Phân loại theo khả năng tái chế : Có 2 loại: Chất thải rắn có thể tái chế và không thể tái chế . 2.2. Chất thải nguy hại : Các chất thải nguy hại được sản sinh ra từ hoạt động đa dạng của công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, thậm chí từ sinh hoạt. Chất thải nguy hại có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tức thời hoặc tiềm tàng gây tác động xấu đối với sức khoẻ cộng đồng cũng như gây ô nhiễm lâu dài cho môi trường. a. Khái niệm: Chất thải nguy hại là chất có chứa các chất mang một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. Chất thải rắn nguy hại thể hiện qua bảy đặc tính : - Dễ bắt lửa, dễ cháy. - Gây ăn mòn. - Dễ nổ. - Dễ bị oxi hóa. - Gây độc cho người và sinh vật. - Độc hại cho hệ sinh thái. - Lây nhiễm bệnh. Những loại chất thải này cần được tập trung riêng để xử lý. b. Phân loại: Chất thải nguy hại là một loại chất thải rắn đặc biệt, bao gồm nhiều loại khác nhau. Dựa theo tính nguy hại gây ra cho sức khỏe con người và môi trường, chất thải nguy hại được phân thành các nhóm loại như trong TCVN 6706: 2000. 2.3. Tác động của chất thải rắn tới môi trường và sức khỏe con người: Chất thải rắn hoặc hỗn hợp chất thải rắn do việc bảo quản, vận chuyển, xử lý, đổ thải không thích hợp nên hàm lượng, nồng độ, tính chất lý hoá của chúng đã gây ra những tác động xấu làm giảm sút sức khoẻ, gây nguy hại tới tính mạng con người hay nói cách khác chất thải rắn có tác động mạnh mẽ, nhiều mặt tới chất lượng cuộc sống con người và trực tiếp ảnh hưởng tới thành phần của môi trường. Cụ thể như sau: Ô nhiễm môi trường không khí : Đa số các chất gây ô nhiễm môi trường không khí bởi chất thảt rắn là bụi và các khí độc hại. Bụi phát sinh từ việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn. Do gió mà lượng bụi này được phát tán rộng rãi, gây ảnh hưởng lớn nghiêm trọng tới môi trường xung quanh, đặc biệt tại các khu vực tập trung và xử lý rác. Bên cạnh đó, quá trình phân hủy sinh học các vật chất hữu cơ sinh ra các loại khí độc hại như : CH4, CO2, CO, NH3, H2S… Ngoài ra ô nhiễm không khí còn tồn tại ở cả quá trình xử lý rác. Việc vận hành và sử dụng lò đốt rác không đúng theo tiêu chuẩn vệ sinh sẽ là nguồn gây ô nhiễm với các khí NOx, SO2, đioxin… tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sống và sức khỏe con người. Không những thế, các bãi đổ rác thải còn là nơi cư trú thích hợp của các tổ chức sinh vật gây bệnh. Không khí môi trường bị ô nhiễm chính do sự lan truyền và khuyếch tán cuả các tổ chức này. Đó cũng là nguyên nhân chính của các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, mắt và ngoài da. Ô nhiễm môi trường nước : Chất thải rắn không được thu gom triệt để, đổ thải bừa bãi gây cản trở dòng chảy các sông, kênh thoát nước thải. Càng ngày khối lượng rác càng lớn làm mất đi khả năng tự làm sạch của môi trường nước gây hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm kim loại nặng và các hóa chất độc hại. Các kim loại nặng sẽ gây độc tính cao cho nguồn nước tiếp nhận. Nếu xâm nhập vào nguồn nước mặt, chúng có thể gây ra sự tích tụ sinh học cho sinh vật sống trong phạm vi ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của các chất kim loại nặng phụ thuộc vào tính độc hại, thời gian tiếp xúc và nồng độ trong cơ thể. Không những thế, một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường tại các bãi chôn lấp là khả năng ô nhiễm nguồn nước do nước rác rò rỉ . Theo yêu cầu, mỗi bãi chôn lấp phải có một lớp lót đáy. Tuy vậy, khi không được thiết kế hay việc xử lý lớp lót này không đạt, nước phát sinh từ quá trình phân hủy rác chứa các chất rắn lơ lửng sẽ thẩm thấu, rò rỉ qua lớp dưới đáy. Thêm nữa, hệ thông thu gom và xử lý nước rò rỉ không được lắp đặt sẽ tạo điều kiện cho lượng nước này thấm qua các đất và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Thực tế từ các bãi chôn lấp cho thấy, ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước ngầm có thể lan xa từ 800m -1000 m tới các khu vực xung quanh. Do đó chất lượng nước sinh hoạt không được đảm bảo, gây ra một số bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, tác động xấu đến sức khỏe người sử dụng . Các tác nhân ô nhiễm nước do chất thải rắn gây ra thường rất đa dạng, gồm: - Các hợp chất dễ hoà tan: muối kim loại, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng - Các hợp chất hữu cơ do phân huỷ sinh học tạo BOD, COD cao. - Các vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc. ã Ô nhiễm môi trường đất: Chất thải rắn do hoạt động sống và sản xuất của con người tạo ra thường chiếm không gian và diện tích đất. Các chất ô nhiễm từ các chất thải rắn có thể tích tụ trong đất trực tiếp hay thông qua không khí, nước. Chất ô nhiễm tồn tại trong đất dưới dạng hợp chất hấp thụ lên bề mặt các hạt keo sét, các di tích hữu cơ và dung dịch đất. Ô nhiễm đất bởi chất thải rắn ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng suất cây trồng, động vật nuôi và sức khoẻ con người. Hô hấp Bốc hơi Không khí Hô hấp Gió thổi Lắng đọng Bốc hơi Chất thải rắn Con người Sinh vật cạn và nước Đất Lắng đọng Lắng đọng Hoà tan Lắng đọng Nước uống Nước Nước uống Hoà tan Sơ đồ lan truyền chất ô nhiễm và tác động ô nhiễm của chất thải rắn 3. Nước thải: 3.1. Khái niệm: Nước thải là nước được thải ra sau khi đã được sử dụng cho các mục đích của con người hay được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị sử dụng trực tiếp nữa. 3.2. Phân loại: Theo mục đích sử dụng và đặc điểm nguồn tạo mà nước thải được phân thành 3 nhóm chính: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước chảy tràn trên mặt đất. ã Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các hộ gia đình, khách sạn, trung tâm thương mại, cơ quan, trường học, bệnh viện, khu dân cư… Trong nước thải sinh hoạt tổng hợp các chất bẩn vô cơ chiếm 42%, tồn tại chủ yếu ở dạng tan và chất bẩn hữu cơ vào khoảng 58% phân bố ở dạng keo và không tan. Các chất hữu cơ nói chung có đặc điểm không bền vững, dễ bị phân huỷ sinh học. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu dùng nước, chế độ dùng nước, mức độ hoàn thiện, tiện nghi, tình trạng của trang thiết bị vệ sinh, tập quán sinh hoạt… ã Nước thải công nghiệp là nước thải được thải ra từ các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp. Khác với nước thải sinh hoạt có thành phần và tính chất tương đối ổn định, nước thải công nghiệp có sự khác biệt rất lớn về đặc điểm, thành phần, tính chất do tính đa dạng, phức tạp của các quá trình công nghệ, các loại hình sản xuất công nghiệp. Trong các xí nghiệp công nghiệp thường tạo ra ba loại nước thải: nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa. Đặc trưng cho nước thải công nghiệp là nước thải sản xuất và được chia làm hai nhóm: nước thải quy ước sạch (nước làm mát cho các thiết bị, máy móc, nước trong quá trình ngưng tụ hơi nước…) và nước thải bẩn. Nước thải bẩn có chứa các loại tạp chất rất khác nhau về số lượng và chất lượng. ã Nước thải chảy tràn trên mặt đất có thể là nước mưa, các dạng nguồn nước tích trữ, dòng chảy xả tràn… 3.3. Tác động của nước thải đến môi trường và sức khoẻ con người: Nguồn gốc nhân tạo của ô nhiễm nước là sự thải các chất độc hại dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp… vào môi trường nước. Như vậy tác động chính của nước thải là làm ô nhiễm nước, từ đó tác động đến chất lượng môi trường sống và sức khỏe con người. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp gây nên những ảnh hưởng vật lý bất lợi như làm tăng độ đục của nước, gây biến đổi màu sắc, tạo bọt. Nước đục làm ngăn cản quá trình chiếu sáng của các tia mặt trời tới đáy thủy vực. Các chất rắn trong nước ngăn cản sự hoạt động bình thường của con người và sinh vật. Một số nguồn nước thải có mặt các sản phẩm của quá trình phân huỷ chất hữu cơ. Mùi và vị của nước trở nên khó chịu đối với con người. Nước thải chứa quá nhiều chất dinh dưỡng có thể gây nên sự phát triển quá mức của tảo và nấm. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng phú dưỡng, sự yếm khí, tảo nở hoa, sự kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá. Nước có màu xanh đen và đen, có mùi khai thối do thoát khí H2S. Hiện tượng phú dưỡng có tác động tiêu cực đến các hoạt động văn hoá của dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái nước, tăng thêm độ ô nhiễm không khí khu vực. Ngoài ra trong nước thải còn có một số hợp chất vô cơ, kim loại nặng và các hoá chất độc hại. Các độc chất này tích luỹ theo chuỗi thức ăn, thâm nhập vào cơ thể con người, gây độc thứ cấp. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Như vậy nước thải chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến con người thông qua động thực vật mà con người ăn phải và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp. Tuy vậy, theo số liệu thống kê trong một năm gần đây của tổ chức Y tế thế giới (WHO): 80% bệnh tật của con người liên quan tới nước, một nửa giường bệnh trên thế giới là dành cho bệnh nhân liên quan tới nước. 4. Khí thải: 4.1. Khái niệm : Khí thải là chất thải khí hoặc bụi được thải ra ngoài môi trường trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản xuất hay trong các hoạt động khác của con người. 4.2. Nguồn phát sinh: Gồm có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo. Nguồn gốc tự nhiên: * Phun núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mê tan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. * Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. * Bão bụi do gió mạnh và mưa làm các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật hay các phản ứng hoá học trong tự nhiên bị lan toả không khí gây ô nhiễm. Nguồn gốc nhân tạo: Nguồn gốc ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu và hoạt động của cac phương tiện giao thông. * Khí thải từ các quá trình công nghệ sản xuất có đặc điểm là nồng độ độc hại rất cao và tập trung trong một không gian nhỏ. Vì vậy nó tác động tới sức khỏe người lao động trực tiếp tại khu vực đó. Tuỳ theo độ độc hại, nồng độ và thời gian tiếp xúc mà lượng khí thải này có thể gây nhiễm độc cấp tính, mãn tính, ảnh hưởng chủ yếu tới cơ quan hô hấp và hệ thần kinh. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: ã Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của nhà máy vào không khí. ã Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất và trên các đường ống. Nguồn thải của quá trình này cũng có thể được hút và thải ra ngoài bằng hệ thống thông gió. * Ngành cơ khí gây ô nhiễm chính ở các xưởng đúc và xưởng sơn, đặc biệt là các nhà máy chế tạo ô tô và máy kéo. Xưởng chính và xưởng lắp ráp của nhà máy cơ khí thường có mặt bằng lớn nhưng chiều cao lại tương đối thấp. Những chất độc hại thải ra từ các xưởng chính cũng như việc đốt cháy nhiên liệu ở các xưởng rèn đúc, xưởng nhiệt luyện hoặc bụi và khí do quá trình hàn đều được thải ra ngoài theo các cửa thông khí. Vì vậy, nồng độ chất độc hại thường cao hơn ở khu vực bên trong hàng rào nhà máy, khu vực dân cư sát nhà máy. * Ngành giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí. Các khí độc thông thường là cacbonmonoxit, nitơ oxit, khí hydrocacbon. Các loại xe ô tô gây ô nhiễm do bụi đất đá và bụi hơi chì, khói rất độc qua ống xả .Tàu hoả, tàu thuỷ chạy bằng than hay xăng dầu đều gây ô nhiễm môi trường tương tự như xe ô tô. Đặc điểm nổi bật của nguồn gây ô nhiễm do giao thông gây ra tương đối thấp nhưng nếu mật độ giao thông lớn và phụ thuộc địa hình, quy hoạch kiến trúc, có thể gây ô nhiễm nặng cho 2 bên đường. * Ngành hoá chất thải vào khí quyển rất nhiều chủng loại các hợp chất độc hại ở dạng khí như axit nitơ, sunphatđioxit… Các chất thải này phần lớn có đặc trưng là đẳng nhiệt nên nhiệt độ của khí thải chênh lệch nhỏ so với nhiệt độ không khí xung quanh nó, do đó nó bay đi không xa mà thường tập trung ở gần nguồn. Điều này lý giải vì sao dân cư khu vực sát nhà máy hay mắc các bệnh về mắt, mũi, họng, ngoài da; cây trồng không phát triển, thậm chí phát triển không bình thường, mất mùa… * Khí thải do sinh hoạt của con người chủ yếu do hoạt động ở các bếp đun và lò sưởi sử dụng nhiên liệu than đá, củi dầu hoả và khí đốt. Nhìn chung nguồn ô nhiễm này là nhỏ nhưng có đặc điểm là gây ra ô nhiễm cục bộ. Loại khí độc chủ yếu là CO và CO2. III. Các biện pháp quản lý môi trường: Bảo vệ môi trường là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm được coi là chủ đạo, kết hợp xử lý ô nhiễm cải thiện môi trường nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Thời gian qua, để quản lý môi trường, Nhà nước và các cơ quan đã xây dựng và ban hành một số văn bản pháp quy và các công cụ kinh tế và kỹ thuật quản lý. Cụ thể như sau: 1. Luật pháp chính sách: - Luật bảo vệ môi trường (được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993, có hiệu lực từ ngày 10/1/1994). Bộ luật này gồm lời nói đầu, 7 chương, 55 điều với các khái niệm chung về môi trường; quy định trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức cá nhân về phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; quản lý Nhà nước, quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường; các chính sách khen thưởng và xử lý vi phạm. - Nghị định 175 - CP ngày 18/10/ 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. - Chỉ thị 36 CT/TW (25/6/1998) của Bộ chính trị trung ương Đảng Cộng sản Việt nam về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”. - Nghị định 155/CP (26/7/1999) quy định rõ ràng về việc phân loại và xử lý đối với chất thải nguy hại. - Quyết định QĐ 64/2003 (22/4/2003) về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng”. - Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN) + TCVN 5945: 1995: Giới hạn tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp. + TCVN 6980: 2001: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp vào lưu vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. + TCVN 6980: 2001: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. + TCVN 6706: 2000: Chất thải nguy hại - Phân loại. + TCVN 6705: 2000: Chất thải không nguy hại- Phân loại. + TCVN 5939: 1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. TCVN 5940: 1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ. TCVN 6991: 2001: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn thải theo lượng của các chất vô cơ trong khu vực công nghiệp. TCVN 6992: 2001: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong vùng đô thị TCVN 6994: 2001: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn thải theo lượng của các chất hữu cơ trong khu vực công nghiệp. TCVN 6992: 2001: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong vùng đô thị. 2. Công cụ kinh tế: Quyền sở hữu. Thuế các loại. Lệ phí và phí môi trường. Cota ô nhiễm. Hệ thống đặt cọc hoàn trả. Nhãn sinh thái. Trợ cấp, xử phạt. 3. Công cụ kỹ thuật quản lý: Thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý gồm các đánh giá môi trường, minitiring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể thực hiện trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào. Như vậy, có thể nói, Đảng và Nhà nước ta đã xác lập và ban hành các chính sách luật pháp và các công cụ kinh tế bảo vệ môi trường nhằm giữ cho môi trường lành mạnh, sạch và xanh, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. IV. Các biện pháp xử lý Ô nhiễm môi trường: Xử lý ô nhiễm môi trường, gọn hơn là những kỹ thuật chính để xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Xử lý là giai đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất để cải thiện môi trường lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ con người và giúp cho môi trường phát triển bền vững. 1. Các phương pháp xử lý chất thải rắn: Tuỳ theo thành phần, tính chất, khối lượng chất thải rắn và tuỳ theo điều kiện của từng địa phương, doanh nghiệp mà chọn biện pháp xử lý cho thích hợp. Các phương pháp xử lý chất thải rắn được chia ra các loại sau: ã Theo mục tiêu xử lý gồm có: + Phương pháp xử lý nhằm sử dụng lại, thu hồi tài nguyên, sản phẩm, vật liệu… giải quyết được yêu cầu kinh tế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. + Phương pháp xử lý thải bỏ nhằm giải quyết yêu cầu bảo vệ môi trường. ã Theo nguyên tắc công nghệ gồm có: + Phương pháp xử lý sơ bộ (tách, phân loại, giảm thể tích, giảm kích thước chất thải ). + Phương pháp xử lý sinh học (ủ hiếu khí, ủ hiếm khí để xử lý các chất thải có thành phần hữu cơ). + Phương pháp xử lý hoá học (thuỷ phân, chưng không có không khí). + Phương pháp xử lý cơ học (nén, ép, nghiền). + Phương pháp xử lý nhiệt (thiêu đốt chất thải rắn). Với những tiến bộ của khoa học công nghệ, hiện nay có nhiều phương pháp xử lý chất thải rắn đang được sử dụng, song phổ biến nhất là các phương pháp sau: + Phương pháp ủ sinh học. + Phương pháp thiêu đốt. + Phương pháp chôn lấp. + Công nghệ cố định, đóng rắn chất thải (Bê tông hoá). + Một số phương pháp khác (phương pháp ép nén kiện, hoá dầu, hydromex…) Các Điểm Thải Thu Gom Chất thải Vận chuyển chất thải Xử lý chất thải ủ sinh học Thiêu đốt Kỹ thuật khác Chôn lấp Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải rắn 1.1. Phương pháp xử lý chất thải không nguy hại: 1.1.1. Phương pháp ủ sinh học: Hợp phần hữu cơ trong chất thải rắn chứa prôtêin, amino axít, lipit, cacbonhydrat và tro. Các hợp chất này dưới tác động các vi sinh vật bị phân huỷ tạo thành mùn sử dụng làm phân bón. Lợi dụng quá trình đó, người ta ủ lên men chất thải hữu cơ tạo thành phân bón vi sinh. ủ sinh học là một phương pháp truyền thống, đơn giản và được sử dụng tương đối phổ biến. Bằng phương pháp này rác thải hữu cơ đã được tái sinh thành phân vi sinh không độc hại, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, giảm lượng phân hoá học có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Có hai phương pháp phân huỷ vi sinh chính là: phân huỷ vi sinh hiếu khí và yếm khí. Trong đó, ủ yếm khí đem lại hiệu quả cao hơn bởi có thể tận thu nguồn năng lượng từ khí metan (chiếm 50 á 60% lượng khí thoát ra trong quá trình phân huỷ). ã Quá trình phân huỷ vi sinh hiếu khí: Chất hữu cơ + O2 + Dinh dưỡng + Vi khuẩn Tế bào mới + Chất hữu cơ trơ + CO2 + H2O + NH3 + ………+ Nhiệt. ã Quá trình phân huỷ yếm khí: Chất hữu cơ + H2O + chất dinh dưỡng Tế bào mới + Chất Hữu cơ trơ + CO2 + CH4 + HN3 + H2S + Nhiệt. 1.1.2. Phương pháp thiêu đốt: Thiêu đốt chất thải được coi là phương pháp xử lý triệt để nhất. Nó có nhiều ưu điểm mà các giải pháp khác không thể có, đặc biệt đối với việc xử lý chất thải nguy hại. Bằng phương pháp đốt ở điều kiện oxi hoá nhiệt độ cao, chất thải rắn chuyển thành khí, tro và một số chất khác. Sau khi đốt, thể tích của chất thải được giảm tới mức nhỏ nhất nên tiết kiệm được diện tích chôn lấp. Đồng thời phương pháp này có thể tái sinh nhiệt trong quá trình để đun nước nóng, hơi nước chuyển hoá thành điện năng. Tuy vậy thiêu đốt cũng có những hạn chế của nó: Giá thành đầu tư, vận hành, bảo dưỡng cao, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu. Ngoài ra, nếu không có các biện pháp kiểm soát và xử lý tốt lượng khí thoát ra sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí (phát sinh khí thải độc hại như NO, SO2, đioxin, Furan…) Có hai phương pháp đốt công nghiệp: đốt đơn vùng (đốt cổ điển) và đốt đa vùng (đốt theo phương pháp hiện đại). + Đốt đơn vùng: Theo phương pháp này, nguyên liệu là loại dầu hoả hoặc dầu điezen, đặt trực tiếp rác trong buồng đốt. Trong buồng đốt, rác được gia nhiệt làm khô, phân huỷ, pha trộn, đánh lửa và cháy đồng thời ở cùng một ví trí và xảy ra cùng thời gian. Trường nhiệt độ buồng đốt không đều, nhiều thành phần chất rắn không được tiêu huỷ hoàn toàn nên nguy cơ gây ô nhiễm không khí cao. + Đốt đa vùng: Theo phương pháp này, các giai đoạn giữ nhiệt, làm khô, các bon đốt cháy được điều khiển độc lập nhau. Do vậy, mỗi giai đoạn đốt được kiểm soát, làm cho chất thải rắn được đốt cháy hoàn toàn, nhiệt độ trong buồng phản ứng lên tới 11000C - 13000C. Như vậy mọi loại chất thải (kể cả chất thải có độc tố) đều bị đốt cháy và phá huỷ hoàn toàn. 1.1.3. Chôn lấp vệ sinh: Chôn lấp vệ sinh là một phương pháp đơn giản, được áp dụng khá phổ biển ở các quốc gia đang phát triển. Mặt khác, sau tất cả những giải pháp nhằm giảm thiểu khối lượng chất thải rắn như tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm lượng phế thải, tái chế hoặc tái sử dụng, thiêu đốt, ủ sinh học thì vẫn còn một lượng chất thải rắn cần phải chôn lấp. Bởi vậy, chôn._. lấp vệ sinh là biện pháp xử lý chất thải rắn cuối cùng. Bãi chôn lấp vệ sinh là hệ thống kỹ thuật dùng để chôn lấp chất thải rắn được thiết kế và vận hành nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu do bãi chôn lấp có thể gây ra đối với sức khoẻ con người và môi trường. Hệ thống kỹ thuật của bãi chôn lấp vệ sinh bao gồm: + Hệ thống lót/ phủ: Hệ thống lót/phủ bao gồm lớp lót và lớp phủ cuối cùng, nhằm mục đích kiểm soát sự phát tán của khí thải và sự thẩm thấu của nước đáy từ bãi chôn lấp vệ sinh sang môi trường xung quanh. + Hệ thống khai thác khí bãi chôn lấp vệ sinh: Khí bãi chôn lấp có thể thu hồi và sử dụng năng lượng được. Thành phần của khí thải bao gồm CH4 và CO2 những sản phẩm chủ yếu của quá trình phân huỷ chất hữu cơ bằng vi sinh vật yếm khí. Mục đích của hệ thống khai thác khí là thu hồi và sử dụng khí metan phát sinh trong quá trình phân hủy chất thải rắn để sản xuất năng lượng. + Hệ thống thu gom và xử lý nước đáy: Nhằm giảm thiểu ô nhiễm mà bãi chôn lấp có thể gây nên đối với nguồn nước ngầm, nước mặt. + Hệ thống thoát nước mưa: Nhằm giảm thiểu ô nhiễm mà bãi chôn lấp có thể gây nên đối với nguồn nước mặt. + Hệ thống giám sát môi trường: Nhằm mục đích phát hiện kịp thời những ô nhiễm do khí thải và nước đáy để có biện pháp ngăn chặn, sửa chữa kịp thời. Bãi chôn lấp chất thải luôn tiềm tàng nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm cho dù thực hiện đầy đủ các phương pháp quản lý và bảo vệ môi trường. Vì vậy việc lựa chọn bãi chôn lấp rác thải có tầm quan trọng đặc biệt. Các tiêu chí lựa chọn bãi chôn lấp rác thải cụ thể là: - Cách xa các khu dân cư tập trung, công trình văn hoá, tôn giáo, giải trí. Khoảng cách gần nhất từ bãi chôn lấp đến nguồn nước sông, suối, giếng khoan là 400m. - ở cuối các hướng gió thịnh hành, cuối các nguồn nước của khu vực. - Nền địa chất khu vực tốt, bảo đảm hạn chế ô nhiễm nước ngầm (khoảng cách từ đáy bãi chôn đến tầng nước ngầm có trữ lượng lớn là³ 3m - Địa hình khu vực cho phép thoát nước tốt. - Phong phú các thành phần môi trường như cây xanh và không gian trống để giảm nhẹ tác động tiêu cực của các chất ô nhiễm thoát ra từ bãi thải. 1.1.4. Công nghệ cố định, đóng rắn chất thải (Bê tông hoá): Một trong những việc làm trước khi chôn lấp là làm ổn định chất thải để ngăn chặn dò rỉ. Công nghệ này hạn chế ở mức độ cao sự thẩm thấu của chất thải. ổn định đóng rắn là công nghệ trộn vật liệu thải với vật liệu đóng rắn để tạo thành một thể rắn bao lấy chất thải hoặc cố định chất thải trong cấu trúc của vật rắn. Khi các chất thải rắn nguy hại đã được ổn định hoá sẽ được đưa đi chôn lấp. Công nghệ này thường được dùng để xử lý chất thải của sản xuất kim loại, mạ kim loại, nóng chảy Pb, chất thải tuyển khoáng, bùn tro lò đốt… tạo thành khối rắn để vận chuyển và thải bỏ. Sau đây là một số công nghệ ổn định, đóng rắn chất thải: - Công nghệ Chemfix (Sử dụng xi măng để đông hoá): Công nghệ này thường dùng với các loại chất thải rắn nguy hại chứa kim loại nặng, chất phóng xạ, xi măng có độ Ph cao thì phần lớn các hợp chất kim loại được chuyển thành hiđroxit kim loại không hoà tan . - Công nghệ sử dụng vôi: Vật liệu đông tụ là vôi, silic. Chất thải rắn được sử dụng công nghệ này thường là chất hữu cơ nguy hại. - Công nghệ Polyme hữu cơ: Các Polyme tạo thành chất bao là ureformandehyt, PolyPropylen… Các Monome trộn với xúc tác sau đó trộn chất thải đun nóng lên xảy ra quá trình Polyme hoá. Sau đó làm nguội sẽ tạo thành khối rắn, các chất thải nguy hại bị các Polyme bao lại. - Thuỷ tinh hoá: Chất thải nguy hại trộn với silicat nung đến nhiệt độ cao để nguội sẽ tạo thành một khối chất rắn như thuỷ tinh. Phương pháp này đắt tiền chỉ dùng để xử lý chất thải nguy hại: Chất phóng xạ mạnh, chất rất độc. - Công nghệ dẻo nhiệt: Công nghệ dẻo nhiệt thường dùng là cố định bằng bitum, parafin, polyetylen. Công nghệ này dùng để chôn lấp chất thải phóng xạ. Chất thải được trộn với bitum ở nhiệt độ cao, thường là trên 10000C , hỗn hợp cứng khi lạnh . - Công nghệ bọc vỏ: Khối chất thải được bọc trong một lớp vỏ hoặc túi bằng vật liệu trơ. 1.1.5. Một số phương pháp khác: + Phương pháp ép nén kiện: Chất thải được giảm thể tích tối đa nhờ hệ thống ép nén thuỷ lực. + Phương pháp hoá dầu: Chất thải rắn sau khi loại bỏ kim loại, thuỷ tinh sẽ được xử lý trong lò phản ứng với hydrogen ở áp suất cao có tính chất xúc tác để tạo nên dầu. + Công nghệ hydromex: Chất thải rắn được nghiền nhỏ rồi polyme hóa, sau đó ép nén với áp lực lớn để tạo sản phẩm dùng trong xây dựng năng lượng và nông nghiệp. 1.2. Phương pháp xử lý chất thải nguy hại: Tùy từng chất thải nguy hại khác nhau mà có phương pháp xử lý tương ứng phù hợp và hiệu quả. Trên thực tế hiện nay có 2 phương pháp xử lý chất thải nguy hại được áp dụng phổ biến hơn cả là phương pháp chônlấp vệ sinh và phương pháp thiêu đốt. Phương pháp chôn lấp vệ sinh: Vì đây là chất thải nguy hiểm có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động nên bãi chôn lấp phải được thiết kế đặc biệt. Khác với các bãi chôn lấp thông thường, bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải hạn chế tối đa sự thẩm thấu , rò rỉ của nước mưa, nước ngầm tránh dẫn đến ô nhiễm môi trường nước. Đồng thời phải đảm bảo quá trình phân hủy hiếu khí, tránh sinh ra các khí CH4, H2S… vừa có nguy cơ cháy nổ vừa có nguy cơ ô nhiễm không khí xung quanh. Bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại phải tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo đầy đủ các điều kiện vệ sinh môi trường. Phương pháp thiêu đốt: Đây cũng chưa phải là giải pháp tối ưu, bởi vì việc đốt phế thải độc hại thường sinh ra các sản phẩm phụ có thể thoát vào không khí như các bụi axít (SO2, HCl), các chất rắn như bụi và mạt: NOx (chất tạo ra ôzon) và những chất khác như CO, CO2. Mặt khác, ngoài khí thải, lò đốt còn tạo ra tro. Việc quản lý các loại tro này cũng khá phức tạp, vì việc chôn lấp các loại tro này phải chú ý đến ảnh hưởng độc hại thấm vào nguồn nước và đất. Ngoài ra việc lắp đặt lò đốt phải chọn được vị trí hợp lý, không gây tác động đến môi trường và dân cư xung quanh. Bảng 1: Tình hình xử lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới TT Tên nước Tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp(%) Thu hồi Thiêu đốt Chôn lấp ủ sinh học 1 Nhật Bản 38 44 18 0 2 Thụy Điển 9 54 30 7 3 Pháp 20 18 32 30 4 Hà Lan 23 14 63 0 5 Mỹ 13 20 67 0 6 Singapo 0 100 0 0 7 Thái Lan 0 5 85 10 8 Hàn Quốc 0 0 70,2 29,8 9 Đan Mạch 9 70 21 0 10 Thụy Sỹ 33 46 21 0 11 Bỉ 8 50 42 0 12 Đức 9 34 57 0 13 Italia 4 18 78 0 14 Anh 7 10 83 0 15 Việt Nam Không đáng kể Không đáng kể Chủ yếu Không đáng kể (Theo “Hội thảo Khoa học Công tác An toàn- Vệ sinh lao động & Bảo vệ môi trường trong giai đoạn Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước ” -Tháng 5/2001 - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động) Bảng 2: Định hướng về xử lý chất thải rắn của nhà nước ta trong vòng 20 năm tới Biện pháp Tỷ lệ (%) Chôn lấp vệ sinh 40 á65 Thiêu đốt 10 á20 Các kỹ thuật khác 5 á10 Thu hồi (chế biến phân bón) 10 á15 (Theo “Hội thảo Khoa học Công tác An toàn- Vệ sinh lao động&Bảo vệ môi trường trong giai đoạn Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước ” - Tháng 5/2001 - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động) 2. Các biện pháp làm sạch nước thải công nghiệp: Xử lý nước thải là biện pháp tích cực trong bảo vệ môi trường nước, cho phép tái sử dụng nước thải, hạn chế sự lan truyền chất ô nhiễm. Tại các nhà máy, xí nghiệp, nước thải sản xuất có thể được làm sạch độc lập hay xử lý chung với nước thải sinh hoạt. Kết quả đo ở cuối đường ống phải đảm bảo tiêu chuẩn thải cho phép trước khi đưa vào các nguồn tiếp nhận. Có nhiều giải pháp kỹ thuật được dùng để xử lý chất thải. Tuy vậy không có một phương pháp nào có thể xử lý triệt để, vì vậy dây chuyền xử lý sẽ bao gồm một tập hợp các quá trình nhằm bổ sung lẫn nhau để đạt mục tiêu. 2.1. Điều hoà lưu lượng và nồng độ thải: Biện pháp này khắc phục tình trạng nước thải với lưu lượng và nồng độ không ổn định, tạo điều kiện cho các giai đoạn tiếp theo hoạt động với hiệu suất cao. 2.2. Xử lý cơ học: Các phương pháp xử lý cơ học gồm các quá trình: Lắng, lọc, pha loãng. ã Lắng là phương pháp được thực hiện đối với các chất lơ lửng và các chất rắn không tan có kích thước lớn hơn 4 - 10mm. ã Lọc là quá trình tách các hạt có kích thước lớn ra khỏi dòng chảy nhờ vật cản hoặc lưới ngăn. 2.3. Xử lý hoá học và hoá lý học: Các phương pháp xử lý hoá và hoá lý thường được sử dụng rộng rãi trong kiểm soát nước thải công nghiệp. Quá trình này gồm các biện pháp thông dụng như: trung hoà, oxy hoá khử, keo tụ, hấp phụ, tuyển nổi, làm thoáng. ã Trung hoà nước thải là quá trình sử dụng hoá chất để trung hoà, khử tính độc của các dòng thải mang tính axit hoặc kiềm cao, sao cho độ pH trong nước khoảng 5,5 - 8,5 và một số muối kim loại nặng lắng xuống để loại chung ra khỏi nước thải. ã Oxi hoá khử là quá trình thực hiện phản ứng hóa học giữa hoá chất sử dụng có tính oxi hoá cao và tính khử mạnh với các chất tan có trong nước thải nhằm loại bỏ, giảm nhẹ độc tính của chúng và có thể loại ra khỏi nước thải. Một số các hoá chất có tính oxi hoá cao như: ôzôn, H2O2, Penmanaganat… một số chất khử như: bột nhôm (Al), bột FeS2… thường được sử dụng. ã Keo tụ làm trong và khử màu của nước thải bằng cách dùng các hoá chất keo tụ như phèn nhôm, phèn sắt… để liên kết, tập hợp các chất bẩn ở dạng lơ lửng và keo khó lắng thành những bông cặn có kích thước lớn hơn và dễ lắng. ã Hấp phụ để tách các chất hữu cơ và khí hoà tan khỏi nước thải bằng cách tập trung các chất đó trên bề mặt chất hấp phụ ( than hoạt tính, benzoit, silicagen…). ã Tuyển nổi là loại tách các tạp chất ở dạng rắn hay lỏng tồn tại ở dạng phân tán không tan, tự lắng kém hoặc các chất hoà tan như các chất hoạt động bề mặt ra khỏi nước thải bằng cách tạo cho chúng khả năng dễ nổi lên mặt nước. ã Làm thoáng là quá trình tiếp xúc giữa nước thải với không khí trong môi trường tự nhiên hoặc cưỡng bức nhằm tách các hợp chất dễ bay hơn ra khỏi nước thải. 2.4. Xử lý sinh học: Quá trình xử lý sinh học hoạt động dựa trên khả năng phân huỷ các chất ô nhiễm trong nước thải bằng các loại vi sinh vật khác nhau, trong đó vi khuẩn giữ vai trò quan trọng nhất. Các phương pháp thường được áp dụng là sinh hóa hiếu khí, sinh hóa yếm khí hay hiếu - yếm khí. 3. Các biện pháp xử lý môi trường khí: Việc xử lý khí thải rất phức tạp vì lượng khí có hại nằm trong một thể tích lớn. Hơn nữa mỗi quy trình công nghệ khác nhau, nồng độ cũng như lượng thải khác nhau nên thiết bị thường cồng kềnh và đòi hỏi sự đầu tư lớn. Nhìn chung, quá trình công nghệ xử lý khí thải gồm 2 giai đoạn: + Giai đoạn I: Giai đoạn xử lý các tạp chất có kích thước lớn như bụi và sol khí. + Giai đoạn II: Giai đoạn xử lý tạp chất có kích thước phân tử như khí SO2, CO2, CO … 3.1 Xử lý bụi: Để lọc sạch bụi có kích thước lớn, các thiết bị dùng lực quán tình và các xyclon được sử dụng rất hiệu quả. Các xyclon tổ hợp có hiệu suất lớn nhất; các thiết bị lọc hình ống tay áo và thiết bị lọc bụi kiểu ướt có thể đạt được độ tinh lọc khá cao. 3.2 Phương pháp xử lý khí: 3.2.1 Phương pháp hấp thụ: Cơ sở của phương pháp này là dựa trên độ hoà tan khác nhau của khí trong chất lỏng. Có hai loại hấp thụ: Hấp thụ vật lý và hấp thụ hoá học. + Hấp thụ vật lý là tương tác đơn thuần giữa chất lỏng và khí, tức là bao gồm sự khuếch tán khí cần hấp thụ vào lòng chất lỏng. + Hấp thụ hoá học là quá trình hấp thụ có kèm theo phản ứng hoá học. 3.3.2 Phương pháp hấp phụ: Phương pháp hấp phụ dựa trên việc bắt giữ chất khí (chất bị hấp phụ) trên chất thải rắn, xốp (chất hấp phụ). Hiện nay trong công nghiệp có sản xuất các dạng chất hấp phụ khác nhau có cấu trúc xốp và các tính chất bề mặt như than hoạt tính, silicagen, zeolit tổng hợp. Như vậy tùy theo từng loại khí phát thải đặc trưng mà có các biện pháp xử lý khác nhau. Ví dụ: ã Với khí thải SO2 : - Hấp thụ bằng nước - Xử lý bằng đá vôi ( CaCO3), vôi nung (CaO) - Hấp thụ bằng than hoạt tính ã Với khí NO3: - Hấp thụ bằng nước - Hấp phụ khí NO3 bằng silicagel, than hoạt tính ã Với khí Clo: Xử lý bằng sữa vôi. Ngoài 3 phương pháp cơ bản như đã trình bày ở trên, đốt và phân huỷ khí thải chứa hợp chất hữu cơ như các dung môi, các khí và hơi lò luyện than, khai thác dầu… cũng là một biện pháp khá hiệu quả. Chương II - Thực trạng môi trường tại công ty cơ khí ô tô 1-5 I. Đặc điểm chung: 1. Giới thiệu về Công ty: Tên Công ty: Công ty Cơ khí ô tô 1 - 5 Tên giao dịch quốc tế: Automobile Compary 1 - 5 Viết tắt là: ACM 1 - 5 Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 84 - 8 - 8832332 Fax: 84 - 8 - 8832332 Nhà máy ô tô 1-5 nay là Công ty Cơ khí ô tô 1-5 được thành lập từ ngày 1-5-1956 gồm 4 xưởng hợp thành là các xưởng: + Xưởng GK 115 Việt Bắc + Xưởng GK 125 Nghệ Tĩnh + Xưởng sửa chữa ô tô Yên Ninh + Xưởng sửa chữa ô tô AVIA Địa điểm đóng tại nền đất cũ của Xưởng AVIA 18 Phan Chu Trinh - Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy là đại tu sửa chữa lớn, sản xuất phụ tùng ô tô các loại. Tháng 7/1968 Nhà máy tách ra thành hai nhà máy là Nhà máy ô tô 1-5 và Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô Ngô Gia Tự. Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy thời kỳ này là chuyên sửa chữa đại tu ô tô các loại phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tháng 5/1978 thực hiện Quyết định Nhà nước, Nhà máy Ô tô 1-5 chuyển ra ngoại thành cùng với Nhà máy ô tô 19-5 Vĩnh Phúc chuyển về tiếp nhận mặt bằng mới tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội (nay là thị trấn Đông Anh - Huyện Đông Anh - Hà Nội). Tháng 5/1993 Nhà máy được thành lập lại theo Quyết định số 1041/QĐ - TCCB - LĐ ngày 27/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sửa chữa, đóng mới và sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe ô tô, máy thi công và xe máy và sản xuất sản phẩm công nghệp khác dưới sự Quản lý trực tiếp của Liên hiệp xí nghiệp Cơ khí Giao thông vận tải. Ngày 15/6/1996 Tại quyết định số 1465/QĐ - TCCB - LĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Nhà máy Ô tô 1-5 được đổi tên là Công ty Cơ khí Ô tô 1-5 trực thuộc Tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải. Với khẩu hiệu: “Chất lượng và khách hàng là trên hết”, qua hơn 30 năm hoạt động, Công ty Cơ khí Ô tô 1-5 đã đạt được những thành công nhất định trong việc thiết kế, chế tạo, sản xuất và tiêu thụ các phương tiện, thiết bị trong Ngành Giao thông Vật tải, Xây dựng cơ bản… Nhờ có những biện pháp kiểm tra chất lượng chặt chẽ và toàn diện nên sản phẩm của Công ty đã có uy tín trên thị trường. 2. Vị trí của Công ty: Công ty cơ khí Ô tô được xây dựng trên đất xã Nguyên Khê từ năm 1978. Nay thuộc khối 7 - Thị trấn Đông Anh - Thành phố Hà Nội. Công ty nằm cách đội PCCC Đông Anh khoảng 1,5 km. Tổng diện tích của Công ty: 72.455 m2 Trong đó: + Diện tích cũ: 31 .455m2 + Diện tích phần mở rộng: 41.000 m2 Về vị trí địa lý: - Phía bắc giáp khối 7 - thị trấn Đông Anh - Phía Nam giáp quốc lộ 3 đương Hà Nội – Thái Nguyên. - Phía Đông giáp tuyến đường sắt Đông Anh - Thái Nguyên - Phía Tây giáp khu dân cư khối 7 - Thị Trấn Đông Anh 3. Cơ cấu tổ chức lao động : 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức: sơ do tỏ chức 3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty: Cơ cấu tổ chức của Công ty được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa 2 cơ cấu là cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng (Cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng). Hiện nay Công ty gồm: - 13 Phòng ban chức năng - 01 Trung tâm bảo hành - bán hàng và bảo dưỡng xe - 01 Ban quản lý dự án - 04 Xí nghiệp trực thuộc Công ty: + Xí nghiệp xe Buýt. + Xí nghiệp xe Khách. + Xí nghiệp Máy công trình. + Xí nghiệp Chi tiết và nội thất. - 02 Phân xưởng trực thuộc Công ty: + Phân xưởng cơ khí. + Phân xưởng kết cấu thép. - 15 đại lý bán xe trên toàn quốc. Tổng số Cán bộ Công nhân viên trong Công ty lên tới 1.906 người. Trong đó: - Nam: 1512 người, chiếm 80% - Nữ : 392 người, chiếm 20% - Trình độ Đại học, Cao đẳng 302 người, chiếm 16% - Trình độ trung cấp 4 người, chiếm 2% - Công nhân sản xuất trực tiếp 1560 người,chiếm82% 3.3. Bộ máy quản lý Công tác Bảo hộ lao động: - Công ty luôn thực hiện tốt theo thông tư liên tịch số 14 ngày 31 – 10 – 1998 của liên tịch Bộ lao động thương binh và xã hội – Bộ Y tế – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. - Hàng năm cùng với việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty tiến hành lập kế hoạch BHLĐ, định kỳ 6 thàng đầu năm, cuối năm có tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, những việc làm được và chưa làm được trong công tác BHLĐ, từ đó rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng cho năm công tác tiếp theo. - Công ty đã thành lập hội đồng BHLĐ, thành lập ban Phòng cháy chữa cháy cùng lực lượng PCCC cơ sở gồm 58 người do đồng chí Phó Giám đốc Công ty làm trưởng ban. - Công ty đã phối hợp với tổ chức Công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới An toàn vệ sinh viên với 45 đồng chí. - Thực hiện việc phân cấp trách nhiệm về công tác BHLĐ cho từng cấp, từng chức danh quản lý và toàn bộ CBCNV trong Công ty. - Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo định kỳ và hàng năm, khai báo và điều tra tai nạn lao động cho các cơ quan quản lý cấp trên theo đúng quy định của Nhà nước. - Xây dựng các nội quy, quy định trong công tác an toàn – vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ và thường xuyên nhắc nhở trên đài phát thanh của Công ty. - Công ty thường xuyên tiến hành tự kiểm tra và cùng với các đoàn kiểm tra chức năng cấp trên kiểm tra việc thực hiện việc thực hiện các quy định trong công tác AT – VSLĐ, PCCN để từ đó khắc phục những mặt yếu kém còn tồn tại và đề ra các biện pháp khắc phục và đưa ra các phương hướng của những năm tiếp theo. 4. Tình hình sản xuất kinh doanh : 4.1. Nhu cầu nguyên vật liệu hoá chất: Để phục vụ sản xuất và kinh doanh Công ty đã sử dụng một số nguyên nhiên liệu hoá chất chính phục vụ cho sản xuất được thể hiện trong bảng sau: TT Tên nguyên nhiên liệu, hoá chất Số lượng Đơn vị tính Tôn, sắt thép các loại 210 Tấn/tháng Bình Axetylen, bình CO2, bình O2, bình gas 1000 Bình/tháng Xăng, dầu, mỡ các loại 15 Tấn/tháng Sơn, dung môi, keo dán 32 Tấn/tháng Mút xốp 11.000 Bộ/tháng Giả da 15.000 M2/tháng Khung dầm ô tô các loại 280 Bộ/tháng Điện năng 100.100 KW/tháng Bông thuỷ tinh 2,5 Tấn/tháng Than 1,2 Tấn/tháng Bảng nhu cầu nguyên vật liệu, hoá chất năm 2004. 4.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: - Sửa chữa,đóng mới sản xuất phụ tùng, lắp ráp Ô tô, máy thi công, xe máy. - Sản xuất các sản phẩm kết cấu thép, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải. - Sản xuất các sản phẩm cơ khí khác. 4.3. Sản phẩm chủ yếu của Công ty: a. Chế tạo, lắp ráp Ô tô khách: - Chế tạo Ô tô khách 44 – 51 ghế. - Chế tạo Ô tô khách từ 25 – 30 ghế. - Lắp ráp Ô tô khách xe Huyndai County 25 – 29 ghế dạng CKD1. - Lắp ráp Ô tô tải Huyndai Mighty 2,5 – 3,5 tấn. b. Thiết bị máy thi công công trình: - Trạm trộn bê tông ASPHALT: Loại di động 25T/h; 25 – 30 T/h; 48 – 64 T/h; 60 – 80 T/h; 80 – 104 T/h. - Trạm trộn cấp phối xây dựng công suất 40 – 80 T/h. - Lu bánh lốp TRANSINCO 15 tấn, 20 tấn. - Lu rung loại YZ10, YZ14. - Trạm trộn bê tông tơi 30m3/h, 45m3/h - Trạm nghiền sàng đá liên hiệp công suất 50T/h, 100T/h, 150T/h, 200T/h. - Thiết bị làm đường giao thông nông thôn bằng phương pháp gia cố vôi. c. Kết cấu thép: - Cầu giao thông nông thôn. - Cầu cáp dây văng. - Trạm thu phí các loại. 4.4. Tình hình sản xuất kinh doanh: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng khả quan nhất là trong những năm gần đây và được thể hiện trong bảng sau: Đơn vị: Triệu đồng TT Danh mục Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng tài sản hiện có 143.741 340.607 342.179 Tài sản lưu động 108.770 285.743 305.777 Lợi nhuận trước thuế 1.409 3.089 4.048 Lợi nhuận sau thuế 1.057 2.317 2.752 Doanh thu 100.704 312.695 763.795 Căn cứ số liệu có thể thấy rõ, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một tăng trưởng, giá trị tổng sản lượng và doanh thu ngày một tăng: - Năm 2002 Công ty đạt giá trị sản lượng 425 tỷ 474 triệu đồng, giá trị doanh thu đạt 312 tỷ 696 triệu đồng, nộp cho ngân sách nhà nước 18 tỷ 334 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.500.000 đồng/người/tháng. - Năm 2003 Công ty đã đạt 877 tỷ đồng giá trị sản lượng, 750 tỷ đồng doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước 42 tỷ 918 triệu đồng, đưa thu nhập bình quân đầu người lên 1.600.000 đồng/người/tháng. - Năm 2004 tổng giá trị sản lượng đạt 1021 tỷ 158 triệu đồng; doanh thu đạt 833 tỷ 309 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước 48 tỷ 755 triệu đồng, đưa thu nhập bình quân đầu người lên 1.700.000 đồng/người/tháng. Kế hoạch sản xuất kinh doanh Năm 2005 TT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2004 Kế hoạch 2005 So sánh (%) I Giá trị sản lượng 1 Giá trị SXCN Triệu đồng 1.021.158 1.200.000 117,51 2 Doanh thu Triệu đồng 833.309,8 1.000.000 120 II Sản phẩm sản xuất 1 Sản phẩm ô tô Chiếc 1.694 3.600 212,51 a Ô tô buýt Chiếc 667 850 127,44 b Ô tô khách Chiếc 967 2.350 143,02 c Xe tải nhẹ + ben Chiếc 60 400 666,67 2 Sản phẩm MCT Chiếc 13 10 76,92 3 Công nghiệp khác 7.748,8 10.000 129,05 III Lao động và thu nhập 1 Tổng số LĐ đến cuối kỳ Người 1.904 2.000 105,04 2 Thu nhập bình quân tháng 1000đ/n 1.700,1 2.000 117,64 IV Lãi thực hiện Triệu đồng 7.000 15.000 214,29 V Các khoản nộp ngân sách Triệu đồng 49.315 60.400 122,48 1 Thuế VAT Triệu đồng 41.665 50.000 120,00 2 Thuế nhập khẩu Triệu đồng 5.476 6.000 109,58 3 Thuế TNDN Triệu đồng 1.960 4.200 214,29 4 Các khoản nộp NS khác Triệu đồng 214 200 93,46 VI Đầu tư xây dựng cơ bản 6.000 150.000 2.500 5. Thiết bị và công nghệ sản xuất: 5.1. Thiết bị: Trang thiết bị sản xuất của Công ty hầu hết được nhập từ các nước Châu Âu như : Anh, Pháp, Đức, ý … được thể hiện trên bảng sau: TT Tên máy móc, thiết bị Đơn vị Số lượng Máy hàn điện 1 chiều Chiếc 88 Máy hàn CO2 Chiếc 121 Máy hàn điểm Chiếc 26 Biến thế hàn xách tay Chiếc 6 Máy vưa vòng Chiếc 3 Máy nén khí Chiếc 6 Máy hàn bấm Chiếc 2 Máy sấn tôn Chiếc 2 Máy khâu Chiếc 10 Máy cắt tôn Chiếc 2 Máy cán tôn Chiếc 1 Máy đột dập Chiếc 2 Máy khoan Chiếc 13 Máy uốn ống Chiếc 2 Máy lốc tôn Chiếc 1 Máy ép thuỷ lực Chiếc 1 Thiết bị kiểm tra ô tô Bộ 2 Dây chuyền sơn Bộ 2 Máy hút bụi Chiếc 1 Máy bơm mỡ Chiếc 1 Máy cân bằng lốp Chiếc 1 Máy thử bơm cao áp Chiếc 1 ` Máy tiện Chiếc 13 Đồ gá mảng Bộ 4 Máy sọc Chiếc 1 Máy bào Chiếc 1 Giàn nén khí Bộ 2 Cần trục nâng hạ Chiếc 25 Cần trục ô tô Chiếc 2 Máy kiểm tra khói Chiếc 2 Máy kiểm tra phanh Chiếc 2 Máy kiểm tra tốc độ Chiếc 2 Máy kiểm tra ánh sáng Chiếc 2 Búa hơi Chiếc 1 Máy mài Chiếc 100 Máy kiểm tra góc lái Chiếc 2 Máy kiểm tra trượt cạnh Chiếc 2 Máy phay Chiếc 2 Súng bắn bu lông Chiếc 20 Xe nâng Chiếc 4 Trên thực tế, hiện nay Công ty đã nhập thêm một số máy móc, thiết bị mới để phù hợp với sự phát triển của xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Song, bên cạnh đó, tại một số phân xưởng vẫn tồn tại tình trạng sử dụng những thiết bị quá cũ kỹ và lạc hậu. Vì vậy, Công ty cần tổ chức kiểm tra bảo dưỡng định kì, đảm bảo an toàn người lao động khi vận hành máy móc, thiết bị. 5.2. Công nghệ sản xuất: 5.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Cơ khí Ô tô 1-5: Quy trình công nghệ sản xuất ô tô bao gồm các bước như sau: Vật tư sau khi kiểm tra được đưa đến phân xưởng chế tạo mảng. Phân xưởng này sẽ chế tạo các mảng như: sàn xe, sườn xe, đầu xe, đuôi xe, nóc xe. Sản phẩm sau khi ra khỏi phân xưởng mảng được chuyển đến phân xưởng đóng khung tổng hợp và bọc vỏ. Sau khi bọc vỏ xong, xe được chuyển đến bộ phận matit bao gồm các bước như phốt phát hoá mảng và matit vỏ xe. Tiếp đó xe được chuyển đến bộ phận sơn sấy. Sau khi ra khỏi dây chuyền sơn sấy xe được đưa đến xưởng lắp ráp nội thất. Sau khi lắp ráp nội thất xe được kiểm tra trên băng thử, kiểm tra mưa và cuối cùng là nhập kho thành phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất ô tô được trình bày trên sơ đồ sau: Chế tạo sàn xe Gá hàn tổng hợp khung xương Sơn lần 1 Sấy lần 1 Lắp nội thất số 3 Lắp nội thất số 4 Vật tư Chế tạo mảng nóc Chế tạo mảng sườn Chế tạo mảng đầu Chế tạo mảng đuôi Vị trí bọc vỏ số 1 Vị trí bọc vỏ số 2 Vị trí bọc vỏ số 3 Matít Phốt phát bè mảng Sơn lần 2 Sấy lần 2 Lắp nội thất số 2 Lắp nội thất số 1 Lắp nội thất số 5 Lắp khung vỏ xe vào chassis Kiểm tra trên băng thủ Nhập kho thành phẩm Kiểm tra mưa KCS KCS KCS KCS KCS Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ô tô. 5.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất ghế đệm: Phân xưởng đệm mới được hình thành bao gồm: + Phần khung xương: Vật tư là thép qua công đoạn gia công chi tiết khung ghế (bao gồm khoan, cắt, uốn…). Sau đó các chi tiết được hàn lại với nhau rồi chuyển đến bộ phận mài tiếp đó là đến sơn. + Bộ phận đệm: Nguyên liệu là mút, vải da được cắt và gia công các phần như đầu, tựa, đệm sau đó được bọc lại hoàn chỉnh các phần đầu, tựa, đệm. Cuối cùng là công đoạn lắp ráp khung xưởng với phần đệm để tạo thành ghế đệm hoàn chỉnh. Gia công chi tiết khung ghế Gia công mút đầu, mút đệm, mút tựa Gá hàn khung xương ghế Cắt áo, may áo đầu, đệm, tựa ghế Bọc áo hoàn thiện đầu, đệm, tựa ghế Chuẩn bị vật tư Lắp ráp ghế hoàn chỉnh Sơ đồ công nghệ sản xuất ghế đệm 5.2.3. Quy trình công nghệ gia công chi tiết tại phân xưởng cơ khí: Quy trình gia công như sau: Vật tư thép, phôi đúc được chuyển đến bộ phận tạo phôi (cưa, rèn, đúc). Sản phẩm sau khi tạo phôi được chuyển đến các bộ phận như: tiện, phay, bào, nguội, hàn. Tiếp đó sản phẩm được kiểm tra, nhiệt luyện. Nhiệt luyện sau sản phẩm được chuyển đến bộ phận mài rồi được kiểm tra trước khi nhập kho hoặc chuyển đi lắp ráp cụm chi tiết. Sơ đồ công nghệ gia công chi tiết được trình bày trên hình sau: Vật tư Tạo phôi KCS Phay, bào KCS Nhiệt luyện Mài KCS Nhập kho Lắp ráp chi tiết Nguội, hàn Tiện Sơ đồ công nghệ gia công chi tiết các sản phẩm cơ khí II. Thực trạng môi trường của Công ty: 1. điều kiện tự nhiên: Nằm trong địa bàn Hà Nội nên khí hậu của Công ty mang nét đặc thù của vùng đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa hè nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, mưa ít. Các yếu tố khí hậu có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và chất thải rắn. Dưới đây là một số đặc trưng khí hậu thu thập được trong năm 2004 (Số liệu tại Láng): * Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là: 24,1oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm (tháng II) là: 17,4oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm (tháng VII) là: 29,6oC. * Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình trong năm là: 82,5% Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất (tháng XI) là: 75% Độ ẩm trung bình tháng cao nhất (tháng IV) là: 86% * Bức xạ Mặt trời: Bức xạ trung bình hàng năm tại khu vực Hà Nội là 122,8 Kcal/cm2 * Độ bốc hơi: Độ bốc hơi trung bình hàng năm tại khu vực khá cao 990-1200 mm, cao nhất vào tháng VII và thấp nhất vàp tháng III. * Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 2004 là 2247 mm. Trong đó: +Mùa mưa (từ tháng V-tháng X) trung bình từ 100-500 mm/tháng. +Mùa khô (từ tháng II-tháng IV) trung bình từ 60-90 mm/tháng. Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất trong năm 2004 là 15,7 mm (tháng I) Lượng mưa trung bình tháng cao nhất trong năm 2004 là 576,7 mm (tháng VIII) Từ các số liệu về nhiệt độ, bức xạ mặt trời, độ ẩm và lượng mưa thấy rõ trong các tháng từ tháng 5 đến tháng 10, các yếu tố kể trên của khu vực đều cao, không có lợi cho môi trường và sức khoẻ người lao động, vì vậy việc tìm cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường trông sản xuất là điều rất cần thiết đặc biệt là trong các tháng mùa hè . * Gió và hướng gió : Khu vực Hà Nội có 2 hướng gió chủ đạo là: Gió Đông Bắc thổi vào mùa đông và gió Đông Nam thổi vào mùa hè. Tốc độ gió trung bình trong năm là 2,0 m/s . 2. Thực trạng môi trường của Công ty: 2.1. Thực trạng môi trường không khí: 2.1.1. Kết quả đo kiểm: Môi trường không khí sản xuất: Bảng 1: Kết quả đo vi khí hậu TT Vị trí đo kiểm Nhiệt độ oC Độ ẩm % ánh sáng Lux Vận tốc gió m/s Tiêu chuẩn theo 3733/2002/QĐ - BYT > 16 <80 > 150 0,5 I Xí nghiệp xe Buýt 1 Xưởng CKD xe buýt Huyndai 24,2 65,2 460 0,34 2 Phân xưởng mảng xe buýt 27,5 67,2 155 0,22 3 Phân xưởng đóng khung bọc vỏ xe buýt 40 chỗ 26,2 68,5 300 0,20 4 Phân xưởng đóng khung bọc vỏ xe buýt 60 chỗ 26,5 68,3 85 0,25 5 Phân xưởng đóng khung bọc vỏ xe buýt 80 chỗ 27,4 68,2 80 0,11 6 Dây truyền sơn xe buýt 26,2 65,4 520 0,12 7 Phân xưởng nội thất xe buýt 25,8 64,6 350 0,18 II Xí nghiệp xe khách 8 Phân xưởng mảng xe 24,2 68,1 120 0,46 9 Phân xưởng gia công chi tiết 25,5 67,3 220 0,28 10 Phân xưởng nội thất xe khách 27,2 65,2 90 0,5 11 Phân xưởng đóng khung bọc vỏ xe khách 35 chỗ 27,5 68,4 150 0,42 12 Phân xưởng đóng khung bọc vỏ xe khách 38 chỗ 26,4 68,1 150 0,42 13 Phân xưởng đóng khung bọc vỏ xe khách 51 chỗ 27,2 68,3 250 0,52 14 Dây truyền sơn xe khách 27,8 64,6 430 0,12 III Xí nghiệp máy công trình 27,1 65,2 120 0,54 IV Xí nghiệp chi tiết và nội thất 15 Phân xưởng cơ khí 25,1 68,4 200 0,47 16 Ghế đệm 27,2 67,6 83 0,31 17 Phân xưởng chi tiết 24,8 65,4 230 0,22 18 Phân xưởng composit 27,5 69,2 260 0,56 Bảng 2: Kết quả đo độ ồn và bụi: TT Vị trí đo kiểm Độ ồn trung bình (dB) Nồng độ bụi (mg/m3) Tiêu chuẩn theo 3733/2002/QĐ - BYT 85 8 I Xí nghiệp xe Buýt 1 Xưởng CKD xe buýt Huyndai 76,2 0,8 2 Phân xưởng mảng xe buýt 89,1 1,0 3 Phân xưởng đóng khung bọc vỏ xe buýt 40 chỗ 91,3 1,1 4 Phân xưởng đóng khung bọc vỏ xe buýt 60 chỗ 91,8 0,8 5 Phân xưởng đóng khung bọc vỏ 80 chỗ 89,4 1,2 6 Dây truyền sơn xe buýt 77,2 1,2 7 Phân xưởng nội thất xe buýt 75,6 0,7 II Xí nghiệp xe khách 8 Phân xưởng mảng xe 88,2 0,8 9 Phân xưởng gia công chi tiết 82,4 1,1 10 Phân xưởng nội thất xe khách 77,2 1,2 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT250.doc
Tài liệu liên quan