Thực trạng, phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Hà Tây

A- LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, đường lối, chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt đối với Nông nghiệp Nông thôn đã thúc đẩy kinh tế hộ phát triển nhanh chóng hình thành và Phát triển kinh tế trang trại. Sự hình thành kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong các bộ phận dân cư, mở mang thêm diện tích trồng trọt đặc biệt là đối với những vùng đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, tạo thêm v

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng, phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc làm cho lao động nông thôn và góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thêm sản lượng nông sản hàng hoá, nâng cao chất lượng hàng nông sản đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị hiếu người tiêu dùng đặc biệt là trong giai đoạn đất nước bước vào hội nhập nền kinh tế với thế giới và khu vực. Hà Tây là tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế trang trại, trong đó các điều kiện về nguồn lực tự nhiên như đất đai, khí hậu thời tiết và các điều kiện về nguồn lực xã hội như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, yếu tố thị trường (Hà Tây là cửa ngõ của Thủ đô có thị trường Hà Nội rộng lớn) là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Kinh tế trang trại ở Hà Tây mặc dù mới trở lại hình thành và phát triển song đã có những bước phát triển nhanh mạnh cả về chất và lượng đặc biệt là kể từ năm 1995 trở lại đây. Tuy nhiên phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây trước mắt và lâu dài còn có 1 số vấn đề cần giải quyết sau đây: quy mô trang trại nhỏ, sản xuất chủ yếu là theo kiểu tự cung tự cấp, mang nặng tính tự phân, trình độ kỹ thuật, quản lý và kiến thức về thị trường của các chủ trang trại còn thấp, bên cạnh đó mặc dù nhà nước, tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNN) đã có nhiều chính sách khuyến khích kinh tế trang trại phát triển song chưa có được một hệ thống các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại hoàn chỉnh, bộ máy hành chính còn cồng kềnh gây thêm nhiều phiền toái khó khăn cho các chủ trang trại do đó hiệu quả sử dụng đất, vốn và năng suất lao động trong các trang trại thực chất là còn thấp. Để góp phần nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kể trên đánh giá đúng tiềm lực và thực trạng phát triển kinh tế trang trại của vùng, từ đó đưa ra các phương hướng, giải pháp phù hợp thúc đẩy kinh tế trang trại Hà Tây phát triển mạnh mẽ và đúng hướng trong những năm tới, em chọn đề tài "Thực trạng, phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Hà Tây" làm chuyên đề nghiên cứu thực tập tốt nghiệp của mình. Mặc dù em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà trường, khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cô giáo hướng dẫn Đào Thị Ngân Giang, tập thể cán bộ phòng trồng trọt Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây và từ gia đình, bạn bè…nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi được những sai sót và sơ suất. Với tinh thần cầu tiến cầu thị em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ dậy từ phía thầy cô giáo và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này. Một lần nữa bằng tất cả tấm lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu dành cho em trong thời gian qua. Sinh viên thực hiện Hoàng Đức Thắng B- NỘI DUNG CHƯƠNG I -CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI I.1 - Khái niệm, vai trò, vị trí đặc trưng và tiêu chí nhận dạng của kinh tế trang trại: I.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại: Theo Giáo trình môn Kinh tế nông nghệp của trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội thì trang trại "Trước hết là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích là chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một ngời chủ cụ thể, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường". Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở bên cạnh các hình thức tổ chức sản xuất cơ sở khác như nông lâm trường quốc doanh, kinh tế hộ nông dân. Trang trại không phải là một thành phần kinh tế. "Trang trại" là một khái niệm rộng hơn khái niệm về "kinh tế trang trại" bởi vì khi nói tới "trang trại" nó bao gồm tất cả các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong đó mặt kinh tế là cốt lõi nội dung của trang trại còn nói đến "kinh tế trang trại" nghĩa là nói đến mặt kinh tế của trang trại. Để nhận biết kinh tế trang trại cần phân biệt kinh tế trang trại với những hình thức tổ chức sản xuất cơ sở khác trong nông nghiệp qua các đặc điểm sau đó là: Sản xuất hàng hoá là mục đích hàng đầu của trang trại. Sản xuất hàng hoá với quy mô lớn do đó yêu cầu về tập trung các yếu tố vật chất sản xuất phải đạt tới quy mô nhất định. Tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ cụ thể. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại do chủ trang trại tự quyết định hoàn toàn từ phương hướng sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đến phân phối kết quả của sản xuất kinh doanh. Chủ trang trại là người có ý chí, năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đối với Nông nghiệp và là người trực tiếp quản lý trang trại. Trang trại có nhu cầu và khả năng về ứng dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ cao hơn, tiến bộ hơn hẳn so với loại hình kinh tế hộ và thường xuyên tiếp cận với thị trường. Trang trại có nhu cầu thuê mướn lao động cao hơn hẳn so với kinh tế hộ do yêu cầu của sản xuất hàng hoá quy mô lớn do đó thu nhập của trang trại cũng cao hơn hẳn so với mức thu nhập bình quân của kinh tế nông hộ trong vùng. Với cách hiểu về bản chất và đặc điểm của kinh tế trang trại như vậy ta có thể khái quát lại và đưa ra khái niệm thống nhất như sau: Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh cơ sở trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của một người chủ cụ thể, sản xuất được tiến hành trên quy mô về ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, chủ trang trại có quyền tự quyết, tự chủ về mọi mặt trong các hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật, có cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ khoa học kỹ thuật cao, sản xuất ra các hàng hoá nông sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ vật tư kỹ thuật với số lượng lớn, chất lượng cao, gắn với yêu cầu của thị trường và thoả mãn ngày càng cao thị hiếu của người tiêu dùng. I.1.2 - Đặc trưng và tiêu chí xác định kinh tế trang trại: I.1.2.1. Đặc trưng kinh tế trang trại Với bản chất và khái niệm về kinh tế trang trại như đã phân tích và đã nêu ở trên ta có thể nêu ra các đặc trưng cơ bản làm cho kinh tế trang trại khác biệt so với các loại hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp cơ sở khác như sau: - Về mục đích sản xuất: kinh tế trang trại có mục đích sản xuất chủ yếu là sản phẩm nông sản hàng hoá. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế trang trại, nó chi phối, ảnh hưởng thậm chí quyết định các đặc trưng khác của kinh tế trang trại. Đặc trưng về mục đích sản xuất của trang trại biểu hiện chủ yếu bằng các chỉ tiêu đó là; tổng giá trị sản lượng hàng hoá trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh (thường lấy 1 năm) và chỉ tiêu về tỷ suất hàng hoá của trang trại. - Về quan hệ sở hữu: Trong các trang trại tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của một người chủ cụ thể. Đặc trưng này là rất quan trọng trong việc phân biệt kinh tế trang trại với các hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà nước hoặc tập thể như nông, lâm trường quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, sản xuất nông nghiệp. - Về các yếu tố sản xuất: các yếu tố sản xuất của trang trại bao gồm: ruộng đất, tiền vốn và các yếu tố sản xuất khác được tập trung,với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá. Đặc trưng này được biểu hiện bằng các chỉ tiêu đó là: quy mô về diện tích ruộng đất gieo trồng, quy mô về số đầu gia súc, quy mô về khối lượng tiền vốn đầu tư cho trang trại. - Về tổ chức, quản lý sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ: Kinh tế trang trại có cách tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sở thâm canh, đa canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện hoạch toán kinh tế và luôn luôn tiếp cận thị trường. - Về lao động: do đặc điểm sản xuất hàng hoá với quy mô lớn của trang trại cho nên các trang trại có nhu cầu về lao động cao do đó trang trại thường có sự thuê mướn lao động theo hình thức thường xuyên hoặc thời vụ. - Về chủ trang trại: Với những yêu cầu và đặc điểm của kinh tế trang trại như vậy cho nên người chủ trang trại phải là người có ý chí, nghị lực và kiến thức kinh nghiệm về sản xuất và quản lý mới có thể hoàn thành tốt được các công việc của một chủ trang trại. I.1.2.2. Tiêu chí nhận dạng trang trại Để xác định xem một cơ sở sản xuất- kinh doanh nông nghiệp có phải là một trang trại hay không cần phải kết hợp cả 2 mặt định tính và định lượng trong tiêu chí nhận dạng trang trại đó. Với các đặc trưng cơ bản để phân biệt trang trại với các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh cơ sở khác như: mục đích sản xuất hàng hoá, quy mô các yếu tố sản xuất đủ lớn, quyền sở hữu hoặc sử dụng tư liệu sản xuất thuộc về một người chủ cụ thể…đó là mặt chất trong tiêu chí nhận dạng còn lượng hoá các đặc trưng đó bằng các con số cụ thể là mặt lượng của tiêu chí nhận dạng. Trước đây do không có sự thống nhất về mặt lượng trong tiêu chí nhận dạng trang trại do đó đã có sự đánh giá về số lượng và tốc độ phát triển của kinh tế trang trại thiếu chuẩn xác. Ngày 23-6-2000 Liên bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Thống kê ban hành Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại với nội dung chủ yếu như sau; - Về đối tượng xem xét để xác định là kinh tế trang trại bao gồm: các hộ nông dân công nhân viên nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại hộ thành thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm các hoạt động dịch vụ phi Nhà nước ở nông thôn. -Về tiêu chí định tính dựa trên các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại bao gồm: + Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn. + Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội), so với sản xuất của các nông hộ, thể hiện quy mô sản xuất như đất đai, đầu gia súc, lao động và giá trị nông sản phẩm hàng hoá. + Chủ trang trại phải có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và lao động thuê ngoài sản xuất hiệu quả cao và có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ. - Về tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại. Để được xác định là trang trại phải đạt được cả 2 tiêu chí định lượng sau đây: + Giá trị sản lượng và dịch vụ bình quân trên 1 năm. * Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu trở lên. * Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu trở lên. + Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ tương ứng với từng ngành và vùng sản xuất. * Đối với trang trại trồng trọt: Trang trại trồng cây hàng năm - Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải miền Trung. - Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại trồng cây lâu năm - Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Miền trung. - Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. - Từ 0.5 ha trở lên đối với trang trại trồng hồ tiêu. Trang trại Lâm nghiệp: - Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước. * Đối với trang trại chăn nuôi. Chăn nuôi đại gia súc, trâu bò… - Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa phải có thường xuyên 10 con trở lên. - Chăn nuôi lấy thịt phải có thường xuyên 50 con trở lên. Chăn nuôi gia súc: lợn, dê… - Chăn nuôi sinh sản phải có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên với dê, cừu là 100 con trở lên. - Chăn nuôi lợn thị phải có thường xuyên 100 con trở lên (không kể lợn sữa, với dê cừu thị là 200 con trở lên. - Chăn nuôi gia cầm, gà, vịt, ngan, ngỗng… phải có thường xuyên 2000 con trở lên (không kể gia cầm dưới 7 ngày tuổi). * Đối với nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước nuôi trồng phải có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp thì từ 1 ha trở lên) * Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp và môi trường thuỷ sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, nấm, nuôi ông và giống thuỷ sản và thuỷ đặc sản thì chỉ áp dụng tiêu chí giá trị sản lượng hàng hoá. Với thông tư liên tịch này kinh tế trang trị đã có căn cứ rõ ràng để xác định và thống kê về số liệu kinh tế trang trại ngành, vùng một cách chuẩn xác để từ đó đánh giá thực trạng và xây dựng các chính sách về phát triển trang trại có hiệu quả hơn. Tuy nhiên vì những lý do nào đó mà ở một số địa phương, vùng chưa thật sự thống nhất áp dụng triệt để các tiêu chí này và các tiêu chí trên đây khi đưa vào áp dụng thực tiễn đã gặp phải những hạn chế, khó khăn nên trên thực tế số liệu thống kê hiện vẫn còn chưa phản ảnh hết được thực trạng kinh tế trang trại ở Ngành, địa phương, vùng và cả nước. Do đó để nâng cao độ tin cậy từ các số liệu thống kê và nâng cao tính chuẩn xác trong xác định kinh tế trang trại giúp cho việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế trang trại phát huy được tính hiệu quả cao hơn. [Theo nguồn tin từ VN express. net: "Ngày 21-12-2006 ông Nguyễn Phượng Vĩ, Cục trưởng Cục hợp tác xã và PTNT cho biết. Bộ NN & PTNN đang triển khai lấy ý kiến đóng góp các địa phương trong cả nước cho dự thảo bổ sung, hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại". Theo tiêu chí mới này, tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm của trang trại phải đạt từ 100 triệu đồng trở lên, Quy mô sản xuất đối với trang trại trồng cây hằng năm tối thiểu phải đạt 2 ha và trang trại trồng cây lâu năm là 3 ha trở lên (tuỳ theo vùng)…Đối với hộ sản xuất đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản thì tiêu chí xác định kinh tế trang trại chỉ cần bảo đảm quy mô sản xuất. Những hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp chỉ cần đảm bảo tiêu chí giá trị sản lượng hàng hoá bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Các hộ được công nhận là kinh tế trang trại được ưu tiên trong vay vốn sản xuất.] I.1.3 Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại Thực tế ở nhiều nước trên thế giới trải qua hàng thể kỷ đến nay kinh tế trang trại đã xuất hiện, tồn tại và phát triển cho thấy kinh tế trang trại đã khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng của nó trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn nói riêng. Ở nước ta kinh tế trang trại mặc dù mới hình thành và phát triển trở lại trong những năm gần đây tuy nhiên nghiên cứu đã cho thấy vai trò tích cực của nó thể hiện rõ nét trên các mặt kinh tế xã hội - môi trường. I.1.3.1 Về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại có vai trò to lớn đối với nền kinh tế nói chung và Nông nghiệp Nông thôn nói riêng. Các trang trại tạo ra sản lượng nông sản hàng hoá lớn với chất lượng cao, giá thành hạn, chủng loại, mẫu mã đa dạng phong phú giúp thoả mãn lượng lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và đóng góp to lớn vào kim ngạch xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh và quảng bá mở rộng thị trường hàng hoá năng xuất ra thế giới và khu vực đặc biệt là trong điều kiện đất nước bước vào thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới. Phát triển kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra những sản phẩm có giá trị hàng hoá cao, khắc phục được tình trạng manh mún nhỏ lẻ, phân tán, tạo điều kiện để ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ tiến bộ vào sản xuất Nông nghiệp và Nông thôn, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH ở Nông nghiệp Nông thôn, góp phần từng bước tạo ra những vùng chuyên môn hoá thâm canh cao thúc đẩy tăng trưởng và phát triển Nông nghiệp và kinh tế Nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp chế biến và công nghiệp, dịch vụ sau thu hoạch. I.1.3.2. Về mặt xã hội: Kinh tế trang trại phát triển tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng số hộ giầu trong nông thôn, làm giảm sự phân hoá giàu nghèo ở thành thị và nông thôn, đóng góp tích cực và công cuộc xoá đói giảm nghèo hơn nữa kinh tế trang trại phát triển sẽ góp phần thúc đẩy kết cấu hạ tầng trong nông thôn, tạo tấm gương cho các hộ nông dân về mặt tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên phát triển kinh tế trang trại kéo theo sự tích tụ tập trung ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác về trong một số ít cá thể do đó sẽ dẫn đến một bộ phận lao động nông thôn thiếu tư liệu sản xuất đặc biệt là ruộng đất nên trở thành một bộ phận làm thuê, nếu mức thu hút lao động của các trang trại không đáp ứng đủ số lượng lao động dư thừa này thì sẽ dẫn đến làm tăng thất nghiệp ở nông thôn, một bộ phận người dân nông thôn vì thế mà trở nên nghèo đói làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Đây là vấn đề mà nhà nước phải nghiên cứu kỹ và có những chính sách thiết thực cụ thể để giải quyết và lựa chọn. I.1.3.3 Về mặt môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực lâu dài nên các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ môi trường trước hết là trong phạm vi trang trại. Các trang trại vùng núi, đồi gò đã góp phần tích cực vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái… Tuy nhiên nếu các chính sách về quy hoạch, các biện pháp chế tài xử lý vấn đề môi trường ở các trang trại đặc biệt là các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản…thì vấn đề ô nhiễm môi trường do các chất thải từ các trang trại chăn nuôi sẽ là gánh nặng cho môi trường nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của cư dân trong vùng nói riêng. I.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại Trang trại với mục đích là sản xuất hàng hoá thoả mãn nhu cầu của thị trường, đem bán ra thị trường và thu lợi nhuận cho chủ trang trại. Vì vậy mà nội dung cốt lõi bên trong có tính chất chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến mọi hoạt động khác của trang trại là nội dung về kinh tế, do đó khi đánh giá hiệu quả của trang trại cho dù người đánh giá đứng trên vị trí là chủ trang trại hay người quản lý thì các chỉ tiêu về kinh tế vẫn luôn là những chỉ tiêu quan trọng nhất. Để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của trang trại thì tuỳ theo từng mục đích của người đánh giá mà các chỉ tiêu được dùng là: - Chỉ tiêu tổng doanh thu Tổng doanh thu là một thước đo quan trọng trong việc đánh giá quy mô sản xuất hàng hoá của trang trại, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và khả năng tái, mở rộng quy mô sản xuất của trang trại. Tổng doanh thu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố: Lượng của từng loại hàng hoá: Qi Giá bán của đơn vị sản phẩm hàng hoá: Pi và cơ cấu của sản phẩm hàng hoá. Tổng doanh thu được tính theo công thức: n TDT =∑QiPi i=1 Chỉ tiêu tỷ suất giá trị hàng hóa . Chỉ tiêu này đựơc tính bằng cách lấy tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ hàng hóa của trang trại đem bán hoặc trao đổi trên thị trường chia cho tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ mà trang trại đã sản xuất ra trong mọt chu kỳ kinh doanh Chỉ tiêu giá trị sản xuất trên đơn vị lao động. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng giá trị sãn xuất của trang trại chia cho tổng số lao động của trang trại (quy đổi) trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh ( thường lấy một năm) - Chỉ tiêu thu nhập trên đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng thu nhập của trang trại ( thường lấy 1 năm) chia cho tổng diện tích canh tác của trang trại. - Chỉ tiêu thu nhập trên đơn vị lao động. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng thu nhập của trang trại chia cho tổng số lao động của trang trại ( quy đổi) trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh ( thường lấy một năm). - Chỉ tiêu giá trị thu nhập ròng hiện tại (NPV) Giá trị thu nhập ròng hiện tại đó chính là giá trị thu nhập tính về thời điểm hiện tại của một phương án bỏ vốn đầu tư sau khi lấy tất cả các lợi ích khấu trừ với tất cả các chi phí dự tính của phương án đó theo một tỷ lệ lãi suất cố định nào đó. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế của trang trại dự tính trong tương lai nó là cơ sở căn cứ để chủ trang trại ra quyết định về phương án bỏ vốn đầu tư cho trang trại. Chủ trang trại chỉ lựa chọn phương án bỏ vốn vào khi có NPV>0. T Bt - Ct NPV = ∑ t=1 (1+r)t Trong đó: Bt: Tổng lợi ích thu được ở năm t Ct: Tổng chi phí bỏ ra ở năm t T: Tuổi thọ kinh tế của hoạt động bỏ vốn sản xuất kinh doanh - Chỉ tiêu tỷ suất giá trị hàng hóa. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng giá trị hàng hóa của trang trại sãn xuất ra đem bán trên thị trường chia cho tổng giá trị sản phẩm của trang trại sãn xuất ra -Chỉ tiêu giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng giá trị sãn xuất của trang trại chia cho diện tích đất canh tác của trang trại. - Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) Là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dòng lợi ích tăng thêm bằng không và là tỷ lệ chiết khấu lớn nhất mà người bỏ vốn dự tính đạt được khi sử dụng đồng vốn của mình. Tỷ lệ chiết khấu là chỉ tiêu quan trọng để chủ trang trại và nhà đầu tư xem xét đánh giá cơ hội và cân nhắc quyết định về phương án bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Phương án được lựa chọn là phương án có IRR lớn nhất và phải lớn hơn tỷ lệ chiết khấu cơ hội của đồng vốn đó sinh ra. IRR được tính theo công thức n (Bt - Ct ) ∑ = 0 t=1 (1+IRR)t Trong đó: Bt : là lợi ích dự tính đạt được của năm t Ct : là chi phí dự tính của năm t n : là thời gian (tính bằng năm) của chu kỳ sản xuất kinh doanh của phương án. - Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) Tỷ số lợi ích trên chi phí là giá trị thu được khi lấy tổng các dòng lợi ích thu được trong tương lai chưa cho tổng các dòng chi phí bỏ ra trong tương lai của phương án bỏ vốn. Đây cũng là căn cứ để chủ trang trại và nhà đầu tư xem xét, quyết định hoặc đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn của một phương án đầu tư sản xuất kinh doanh phương án được lựa chọn là phương án có B/C >1. Tỷ số lợi ích/ chi phí được tính theo công thức sau: n ∑ Bt /(1+i)t t=1 B/C = n ∑ Ct /(1+i)t t=1 Trong đó: Bt : là lợi ích dự tính đạt được của năm t Ct : là chi phí dự tính của năm t n : là thời gian (tính = năm) của chu kỳ sản xuất kinh doanh của phương án. i: tỷ lệ chiết khấu cơ hội của đồng vốn đầu tư. - Hệ số hiệu quả của vốn đầu tư Hiệu quả của vốn đầu tư là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kể một nhà đầu tư nào vì nó thể hiện khả năng sinh lời của đồng vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra. Hệ số hiệu quả vốn đầu tư là giá trị được tính bằng cách lấy tổng lợi ích thuần thực tính về thời điểm hiện tại của các năm chia cho tổng lượng vốn đầu tư ban đầu. Hệ số này càng cao phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư càng cao và được tính theo công thức. n ∑ Lt/ (1+i)n t=1 H = Kb Trong đó: H: Hệ số hiệu quả vốn đầu tư của trang trại. Lt: Lợi nhuận thực của năm t của trang trại Kb: Lượng vốn của trang trại, nhà đầu tư xây dựng cơ bản của trang trại Lt = Bt - Ct Bt: là lợi ích thu được ở năm t của trang trại năm t Ct: là chi phí hoạt động và quản lý của trang trại năm t i: tỷ lệ chiết khấu cơ hội của vốn. - Thời gian hoàn vốn Thời gian hoàn vốn là một trong những chỉ tiêu quan tọng để chủ trang trại và nhà đầu tư cân nhắc phương án bỏ vốn để sản xuất kinh doanh. Thời gian hoàn vốn nhanh sẽ tránh bớt được những rủi ro và tăng vòng quay của vốn để tái mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vốn vào phương án sản xuất kinh doanh khác. Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian tối thiểu mà chủ trang trại và nhà đầu tư thu hồi hết lượng vốn đầu tư ban đầu cho phương án sản xuất kinh doanh đó. Nếu Kb: là lượng đầu tư ban đầu Bt: là lợi ích thu được ở năm t Ct: là chi phí hoạt động và quản lý của trang trại ở năm t Thì thời gian hoàn vốn được tính theo công thức I ∑(Bt -Ct) (t-1) - Kb = 0 (1+r)T -Thời gian bù vốn Tb Là khoảng thời gian cần thiết để thu hồi lại được mức chênh lệch giữa 2 phương án bỏ vốn nhờ lượng lãi thực tăng thêm hàng năm của 2 phương án bỏ vốn đó sinh ra. Chỉ tiêu Tb là căn cứ để chủ trang trại và nhà đầu tư xem xét lựa chọn phương án có hiệu quả nhất trong nhiều phương án đưa ra. I.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại. I.3.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp diễn ra trong một không gian rộng lớn, gắn liền với các quá trình phát sinh phát triển trao đổi chất giữa các cơ thể sống với môi trường tự nhiên, do đó chịu sự chi phối trực tiếp từ các điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Trong đó vị trí địa lý là nhân tố quyết định đến các điều kiện tự nhiên khác, ứng với mỗi vị trí địa lý thì sẽ gắn với những điều kiện tự nhiên nhất định như chất lượng đất đai, khí hậu, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác những thế mạnh ưu thế đối với những loại cây, con nhất định hình thành nên các vùng chuyên canh khai thác những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng đó, vì vậy điều kiện tự nhiên là căn cứ trước hết để chủ trang trại xem xét lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh, lựa chọn chủng loại, xác định cơ cấu của cây trồng vật nuôi hợp lý, phương thức nuôi trồng về phương án tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giá thành hạ, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và thu được lợi nhuận cao. Điều kiện tự nhiên đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách phát triển trang trại cần phải có những chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. I.3.2 Nhóm nhân tố về kinh tế, xã hội. Điều kiện kinh tế xã hội là yếu tố quan trọng trong việc hoàn thành và phát triển kinh tế trang trại, nhóm nhân tố kinh tế xã hội bao gồm các nhân tố: thị trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vốn, nguồn nhân lực, sự hình thành các vùng chuyên môn hoá, sự phát triển của công nghiệp chế biến và các nhân tố kinh tế, xã hội khá. I.3.2.1 Nhân tố thị trường Như đã phân tích ở mục trước, đặc trưng cơ bản của trang trại là sản xuất hàng hoá nông sản với quy mô lớn vì vậy sản xuất trang trại cần gắn chặt với thị trường, đáp ứng yêu cầu và thoả mãn nhu cầu của thị trường. Thị trường nông nghiệp bao gồm; thị trường đầu vào các yếu tố sản xuất và thị trường đầu ra đối với hàng hoá nông sản phẩm. Thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến phương hướng, quy mô và cơ cấu sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh trang trại, trong đó thị trường đầu ra đóng vai trò hết sức quan trọng. Thị trường đầu ra có thể phân loại theo hai cách sau đây: - Phân theo phạm vi địa lý có: thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu. - Phân theo mục đích tiêu dùng có, thị trường tiêu dùng trực tiếp và thị trường tiêu dùng trung gian. Thị trường trong nước nếu xét trên quy mô dân số nước ta là khoảng hơn 80 triệu dân thì đây quả thật là một thị trường rộng lớn nhiều tiềm năng còn xét trên khía cạnh thu nhập bình quân đầu người và thói quen mua sắm thì thị trường trong nước là thị trường có sức mua thấp đặc biệt là đối với những hàng hoá có chất lượng cao với giá bán tương ứng. Cầu của thị trường nội địa co giãn mạnh với giá và người tiêu dùng khá dễ tính. Thị trường xuất khẩu: Sau khi nước ta thực hiện hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực (Việt Nam là thành viên kinh tế của tổ chức WTO và AFTA) hàng hoá nông sản phẩm của nước ta có thể thực hiện giao dịch với rất nhiều nước trên thế giới, cùng với những chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước đối hàng hoá nông sản, hàng nông sản của nước ta đã được nhiều nước trên thế giới biết đến và yêu thích, mở ra cho nền Nông nghiệp nước ta thêm rất nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường thế giới. Đây là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại vì kinh tế trang trại với những đặc trưng vốn có của nó nên tỏ ra có ưu thế trong việc đáp ứng yêu cầu của các thị trường này do thị trường xuất khẩu (đặc biệt là các nước như Mỹ, EU, Nhật) là những thị trường khó tính, cầu ít co giãn đối với giá. Thị trường tiêu dùng trực tiếp có các đặc điểm, số lượng người mua nhiều, cầu co giãn mạnh đối với giá và yêu cầu về chất lượng, chủng loại sản phẩm nông sản tương đối cao như độ tươi, ngon, an toàn…, các trang trại sản xuất cần phải có biện pháp về bảo quản, đóng gói và chuyên chở phân phối hợp lý để đáp ứng được yêu cầu của thị trường này. Thị trường tiêu dùng trung gian có các đặc điểm, người mua ít, người bán nhiều, số lượng hàng hoá của một lần giao dịch lớn, cần được đáp ứng đủ và thường xuyên, co giãn cầu đối với giá ít. Từ những đặc điểm đó đặt ra yêu cầu đối với các trang trại trong việc tìm kiếm và tạo uy tín thiết lập quan hệ và tạo uy tín với các bạn hàng để đảm bảo khả năng về tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định và bền vững lâu dài. I.3.2.2 Nhân tố về cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và kinh tế trang trại nói riêng do hoạt động của trang trại thường xuyên phải sử dụng các yếu tố đầu vào quan trọng như nguồn nước, năng lượng và thực hiện vận chuyển các yếu tố đầu vào khác cũng như phân phối các sản phẩm hàng hoá ra thị trường với quy mô lớn vì vậy kinh tế trang trại chỉ có thể phát triển cao khi có đầy đủ các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và phân phối sản phẩm như hệ thống thuỷ lợi cung cấp nguồn nước, hệ thống cung cấp điện, hệ thống giao thông vận tải. I.3.2.3 Nhân tố về sự hình thành các vùng chuyên môn hoá. Sự hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hình thành và phát triển công nghiệp chế biến tạo nên mối liên kết hiệp tác và phân công lao động bền vững giữa sản xuất - chế biến. Thị trường đầu ra của trang trại là công nghiệp chế biến, thị trường đầu vào của công nghiệp chế b biến là các trang trại. Trình độ chuyên môn hoá càng cao thì yêu cầu về liên kết kinh tế càng lớn, giữa trang trại và công nghiệp chế biến có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển. I.3.2.4 Nhân tố về sự tích tụ tập trung cơ sở vật chất và điều kiện sản xuất trước hết là đất đai và vốn sản xuất. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất hàng hoá nông sản của trang trại nói riêng. Ngoài yếu tốt về tự nhiên của đất thì quy mô đất đai là nhân tố hết sức quan trọng có tính chất quyết định trong việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại nhất là trong điều kiện ._.nước ta hiện nay, một quốc gia đất chật người đông, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hoá và sản xuất phi nông nghiệp. Trong lúc lao động ở nông nghiệp nông thôn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (gần 70%). Tiêu chí để được xác định là trang trại như đã trình bày ở phần trước là phải có tối thiểu 2 ha, ở miền Bắc và 3 ha ở miền Nam (tuỳ loại hình trang trại) vì vậy với quy mô đất đai không đạt tiêu chuẩn và vì lý do nào đó các chủ cơ sở sản xuất không tập trung được đất đai đủ lớn thì kinh tế trang trại rõ ràng là bị kìm hãm không thể phát triển được. Vốn là yếu tố cần có cho bất kỳ một hoạt động kinh tế nào xẩy ra. Các cụ ta ngày xưa có câu "có bột mới gột nên hồ", không có vốn thì hoạt động sản xuất kinh doanh không thể tiến hành được. Đối với trang trại do sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực Nông nghiệp với quy mô lớn. Vì vậy đòi hỏi về nhu cầu lượng vốn phải nhiều, ngoài dùng để mua sắm các tư liệu sản xuất, cải thiện điều kiện sản xuất còn phải dùng để dự trữ do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp là tính rủi ro cao và thời gian hoàn vốn chậm. Để thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển nhà nước và các tổ chức tín dụng cần phải có chính sách, biện pháp ưu đãi, tạo điều kiện cho các chủ trang trại được vay vốn. I.3.2.5 Nhân tố về lao động Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và kinh tế trang trại nói riêng lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu. kinh tế trang trại với bản chất là sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, sản xuất với quy trình quản lý và công nghệ kỹ thuật tiến bộ do đó trang trại phát triển ở mức cao sẽ làm tăng nhu cầu thuê mướn thêm lao động đặc biệt là những lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm sản xuất. I.3.2.6 Nhân tố về bản thân chủ trang trại: Chủ trang trại là người nắm quyền sở hữu hoặc sử dụng các yếu tố điều kiện sản xuất của trang trại, là người ra mọi quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại từ lựa chọn phương hướng, tổ chức sản xuất kinh doanh đến tổ chức tiêu thụ nông sản hàng hoá…Vì thế cho nên chủ trang trại phải là người có trình độ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý, hiểu biết và có kiến thức về thị trường và kiến thức, kinh nghiệm tỏng lĩnh vực kinh tế Nông nghiệp nông thôn. Hơn thế nữa do các tính chất đặc thù của nông nghiệp cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại có thể gặp phải nhiều sự rủi ro, khó khăn cản trở…Chính vì vậy mà người chủ trang trại phải là người có ý chí làm giầu, ý chí quyết tâm vượt qua trước những khó khăn thách thức. I.3.2.7 Nhân tố về hạch toán và phân tích kinh doanh: Động lực phát triển của trang trại suy cho cùng đó là lợi nhuận, muốn thu được lợi nhuận cao thì phải sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, giá trị kinh tế lớn, thị trường cần, quy mô, cơ cấu sản xuất hợp lý. Để đạt được những điều đó một mặt phải lựa chọn được những sản phẩm có lợi thế kinh doanh, kết hợp chuyên môn hoá với đa dạng hoá, mặt khác phải tiến hành hạch toán và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh vì đó là cơ sở căn cứ để chủ trang trại ra các quyết định về phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đạt được tính hiệu quả và hợp lý. I.3.2.8 Nhân tố về môi trường pháp lý Môi trường pháp lý là một trong những điều kiện để trang trại ra đời và phát triển. Thực tế ở nước ta cho thấy, trong một thời gian dài chúng ta đã không công nhận địa vị pháp lý của trang trại, không coi trang trại là một bộ phận cấu thành của nông nghiệp nông thôn, trong thời kỳ đó trang trại không tồn tại. Việc công nhận địa vị pháp lý của trang trại sẽ làm cho những người có nguồn lực có thể yên tâm đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại hơn nữa đó là cơ sở, căn cứ để nhà nước xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế trang trại. I.3.2.9 Nhân tố về chính sách Nhà nước. Chính sách nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại. Chính sách có thể tác động đến nhiều nhân tố thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại như: chính sách thị trường, nông nghiệp nông thôn (chính sách trợ giá đầu vào, đầu ra sản phẩm nông nghiệp, chính sách giá sàn, giá trần sản phẩm nông nghiệp). Chính sách quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Nông nghiệp nông thôn, chính sách ưu đãi vay vốn đối với trang trại, chính sách đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản, chính sách lao động và đào tạo lao động, chính sách khoa học công nghệ, chính sách cây, con giống, chính sách đất đai, chính sách quản lý, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá nông sản…Thực tế cho thấy nếu các nhóm chính sách tác động đúng hướng hợp lý và phát huy được tính hiệu quả thì chính sách là nhân tố ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến quá trình tồn tại, hình thành và phát triển kinh tế trang trại. 1.4 Vài nét về kinh tế trang trại Việt Nam hiện nay. Về cơ bản kinh tế trang trại của nước ta đả có từ lâu đời, tuy nhiên trong một thời kỳ dài chúng ta quản lý kinh tế theo hình thức tập trung hoá, chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể được công nhận vị trí pháp lý do đó kinh tế trang trại nói riêng và kinh tế tư nhân, cá thể nói chung không có điều kiện để tồn tại. Trong thời kỳ đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, Đảng và Nhà nước từ chỗ thừa nhận vị trí về mặt pháp lý đến đánh giá được vai trò vị trí của kinh tế trang trại đối với kinh tế, xã hội, môi trường nên đả có những chủ trương chính sách đường lối phù hợp, thực sự đả tạo được động lực thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển mạnh mẽ. Về số lượng trang trại (theo tiêu chí nhận dạng mới) tăng nhanh, loại hình sản xuất đa dạng đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Kinh tế trang trại phát triển nhanh ( Nguồn số liệu từ Tổng cục thống kê cung cấp) về số lượng ở tất cả các vùng trong cả nước, đến thời điểm 01/7/2006, cả nước có 113730 trang trại, so với năm 2001 tăng 52713 trang trại (+86,4%), so với năm 2004 tăng 2898 trang trại (+2,5%). Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là những vùng có nhiều đất đai, mặt nước thuận lợi để mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là những vùng tập trung số lượng trang trại nhiều nhất. Ba vùng này có 80077 trang trại, chiếm 70,4%. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 54425 trang trại chiếm gần 50% số trang tại cả nước. Laọi hình sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng và có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng cây hàng năm và cây lâu năm và tăng tỷ trọng các loại trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Tỷ trọng trang trại trồng cây hàng năm giảm từ 35,6% (năm 2001), xuống còn 28,7% (năm 2006); trang trại trồng cây lâu năm từ 27,2% giảm xuống còn 20,2%; trang trại chăn nuôi từ 2,9% tăng lên 14,7%; trang trại nuôi trồng thuỷ sản từ 27,9% tăng lên 30,1% trong thời gian tương ứng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có từ 54425 trang trại; trong đó 24425 trang trại trồng cây hàng năm, chiếm 44,9% số lượng trang trại của vùng,25147 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 46,2%. Đông Nam Bộ có 16867 trang trại chiếm 14,8% của cả nước; trong đó 9537 trang trại trồng cây lâu năm, chiếm 56,5% số lượng trang trại của vùng, 3939 trang trại chăn nuôi, chiếm 22,8%. Tây Nguyên có 8785 trang tại, chiếm 7,7% của cả nước; trong đó 7046 trang trại trồng cây lâu năm, chiếm 80,2% số lượng trang tại của vùng. Đồng bằng sông Hồng có 13863 trang trại chiếm 12,2% của cả nước, trong đó 7562 trang trại chăn nuôi, chiếm 54% của vùng. Trang trại sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, dấu hiệu tích tụ ruộng đất - điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn nông nghiệp. Tại thời điểm 01/7/2006, diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản do các trang trại đang sử dụng là 663,5 nghìn ha, tăng 290,3 nghìn ha so năm 2001 (bình quân 1 trang trại sử dụng 58 ha). Trong cơ cấu đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trang trại đang sử dụng năm 2006, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 286,4 nghìn ha (43,2%); đất trồng cây lâu năm 148 nghìn ha (22,3%); đất lâm nghiệp 94,7 nghìn ha (14,3%) và đất nuôi trồng thuỷ sản 134,4 nghìn ha (20,2%). Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân 1 trang trại cao nhất ở vùng Tây Bắc 9,82 ha, Đông Bắc 8,87 ha, chủ yếu là do các vùng này có nhiều trang trại lâm nghiệp (tiêu chí quy định từ 10 ha trở lên). Đặcđiểm đất đai của các trang trại là đất sản xuất liền bờ, liền khoảng, quy mô lớn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, bảo vệ, vận chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Tại thời điẻm 01/7/2006, các trang trại đã sử dụng 395,9 nghìn lao động làm việc thường xuyên, gấp 1,7 lần so năm 2001; trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao động thuê mướn. Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên,các trang trại còn thuê mướn lao động thời vụ. Những trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất. Thu nhập bình quân 1 lao động làm việc thường xuyên của trang trịa là 17,5 triệu đồng/năm cao gấp trên 2 lần so lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc giản đơn như làm đất, trồng cây, chăn dắt gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn,…,; có rất ít lao động đảm nhiệm các khâu yêu cầu trình độ kỹ thuật như điều khiển máy móc, chọn giống cây, con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư, bán sản phẩm,…Điều đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Quy mô vốn sản xuất, kinh doanh của trang trại tăng nhanh do các chủ trang trại tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thâm canh cây trồng vật nuôi. Tại thời điểm 01/7/2006, tổng vốn sản xuất, kinh doanh của các trang trại là 29320,1 tỷ đồng, bình quân một trang trịa 257,8 triệu đồng, tăng 122,7 triệu đồng so năm 2001 (+90,8%). Vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 575,5 triệu đồng (tăng 341,6 triệu đồng so năm 2001) do chủ yếu trang trại trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, điều tiếp đến là Tây Nguyên 279,6 triệu đồng (+100,7 triệu đồng); Đồng bằng sông Cửu Long 206,6 triệu đồng (+135,2 triệu đồng); Đồng bằng sông Hồng 200,9 triệu đồng (+94,3 triệu đồng); Tây Bắc 200 triệu đồng (+90,5 triệu đồng); Đông Bắc 192,1 triệu đồng (+107,2 triệu đồng); thấp nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ 144,4 triệu đồng do chỷ yếu trang trại trồng cây hàng năm cần ít vốn hơn. Những tỉnh có vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại từ 500 triệu đồng trở lên là: Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tày. Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng lớn, gắn với thị trường. Tổng thu sản xuất, kinh doanh của các trang trại năm 2006 đạt 19826 tỷ đồng, gấp 3,6 lần năm 2001, bình quân 174,9 triệu đồng 1 trang trại, gấp 1,9 lần so năm 2001. Tổng thu sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trậico nhất là vùng Đông Nam Bộ 221 triệu đồng; Đồng bằng sông Hồng 193 triệu đồng; Đồng bằng sông Cửu Long 181 triệu đồng; Tây Nguyên 148,6 triệu đồng; Đông Bắc 139 triệu đồng; Duyên hải Nam Trung Bộ 112 triệu đồng; Tây Bắc 100 triệu đồng và thấp nhất là Bắc Trung Bộ 105 triệu đồng. Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra năm 2006 là 18031 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so năm 2001, bình quân 1 trang trại 159 triệu đồng gấp 1,9 lần, tỷ suất hàng háo là 95,2%. Các vùng có tỷ suất hàng hoá cao là: Đông Nam Bộ 98,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ 98,1%, Tây Nguyên 96,2%, Đồng bằng sông Hồng 95,6%, thấp nhất là Tây Bắc 89,8%. Thu nhập trước thuế của các trang trại năm 2006 đạt 6979 tỷ đồng gấp 3,5 lần so năm 2001, tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu là 35,2% (giảm 0,2% so năm 2001). Thu nhập trước thuế bình quân 1 trang trại 61,4 triệu đồng gấp 1,9 lần so năm 2001. Mức chệnh lệch giữa các vùng,các địa phương về thu nhập bình quân 1 trang trại còn lớn: cao nhất là Đông Nam Bộ 85,2 triệu đồng gấp hơn 2 lần vùng thấp nhất là Duyên hải Nam Trung bộ 38,3 triệu đồng, Đồng bằng sông Cửu Long 64 triệu đồng, Đông Bắc 52,3 triệu đồng, Đồng bằng sông Hồng 47,6 triệu đồng. Tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu sản xuất, kinh doanh của trang trại cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng do chịu ảnh hưởng của loại hình sản xuất và hiệu quả của sản xuất, kinh doanh: cao nhất là Tây Bắc 47,1%, Tây Nguyên 43,4%, Đông Nam Bộ 38,6%, thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng 24,6%. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH HÀ TÂY II.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển kinh tế trang trại tỉnh Hà Tây. II.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. II.1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình Hà Tây là tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, kề cận thủ đô Hà Nội. Địa bàn Hà Tây nằm trong giới hạn 20o34’ – 21o17’ vĩ độ Bắc và 105o17’ – 106o00’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Nam giáp Hà Nam, phía Tây giáp Hoà Bình, phía đông bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía đông nam giáp Hưng Yên. Với vị trí địa lý như vậy các trang trại tỉnh Hà Tây có nhiều lợi thế trong việc tập trung các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất cũng như tổ chức tiêu thụ nông sản hàng hóa trên các thị trường trong vùng và trong cả nước.Nhất là có vị trí kế cận với thủ đô Hà Nội, đây là một thị trường rộng lớn đặc biệt là đối với các hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản, hàng hoá thủ công mỹ nghệ và dịch vụ du lịch và là nơi có khả năng cung cấp chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ và dịch vụ kỹ thuật tốt và thuận tiện nhất Hà Tây có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia làm hai vùng chính. - Vùng đồng bằng phía đông của tỉnh có diện tích 1444 km2 chiếm khoảng 2/3 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, đất đai màu mỡ và tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối trung bình của vùng này là khoảng từ 5-7m, tuy nhiên có 2 vùng tương đối trũng thấp đó là khu vực Mỹ Đức và khu vực Ứng Hoà, Phú Xuyên mang nét đặc trưng của đông bằng Bắc Bộ trũng đê viền. - Vùng đồi núi phía Tây của tỉnh có diện tích 704km2 chiếm khoảng 1/3 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, vùng núi có độ cao tuyệt đối trên 300m mà cao nhất là đỉnh núi Ba Vì cao 1281m, phía Nam (vùng Chương Mỹ, Mỹ Đức) tập trung nhiều núi đá voi và hang động, vùng này có diện tích khoảng 174 km. Vùng gò đồi có độ cao từ 30-300m (chủ yếu có độ cao từ 30-100m) có diện tích khoảng 530 km2. Với đặc điểm kiến tạo địa hình tương đối đa dạng, phức tạp như vậy tỉnh Hà tây đặc biệt có lợi thế trong công tác quy hoạch, thiết kế và xây dựng các mô hình trang trại đa dạng về phương hướng sản xuất kinh doanh với cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng miền nhằm khai thác tận dụng tối đa lợi thế sánh trên cơ sở hình thành các vùng chuyên môn hóa, tập trung hóa, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, chủng loại phong phú, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường. II.1.1.2 Khí hậu Hà Tây nằm trong nền khí hậu chung của miền Bắc Việt Nam, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và có mùa đông lạnh và yếu tố mùa tương đối rõ rệt. Mùa nóng (khoảng từ tháng 5 - tháng 10 trong năm) có nhiệt độ trung bình trên 23oC, năm 2005 nhiệt độ trung bình cao nhất của tháng mùa nóng là 30,3oC, thời kỳ này cũng là mùa mưa có lượng mưa chiếm tới 85-90% tổng lượng mưa cả năm, mưa lớn thường tập trung vào các tháng 7,8, 9, 10. Mùa lạnh (khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) nhiệt độ trung bình tháng thấp, thấp nhất năm 2006 là tháng 1 ở 16,2oC. Lượng mưa mùa này ít, chỉ chiếm 10-15% lượng mưa cả năm, mùa này thường có mưa phùn vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 4. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm vào khoảng 77-85%. Số giờ nắng/tháng trong năm 2006 thấp nhất là tháng 2 có 22 giờ, cao nhất là tháng 5 có 193 giờ. Đặc điểm địa hình có sự chi phối nhất định đến khí hậu nên Hà Tây có các tiểu vùng khí hậu tương ứng với các tiểu vùng địa lý đó là: * Vùng Đồng bằng phía Đông (độ cao tuyệt đối 5-7m), chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 23,8oC vào mùa nóng nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 41oC, lượng mưa trung bình năm 1700mm -1800mm. * Vùng gò đồi phía Tây (độ cao tuyệt đối 15-300m), khí hậu lục địa, chịu ảnh hưởng gió Lào, nhiệt độ trung bình 23,5oC, lượng mưa trung bình năm 2300mm – 2400mm. * Vùng núi cao phía Tây (độ cao tuyệt đối trên 300m), khí hậu mát mẻ nhiệt độ trung bình 18oC, vào mùa lạnh có khi nhiệt độ xuống đến 3oC, lượng mưa trung bình năm lên 2300mm. II.1.1.3. Đặc điểm tài nguyên đất đai. Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Tây, năm 2006 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 219,296 ha (bảng 1), trong đó đất nông nghiệp chiếm 55,9% chủ yếu là đất lúa và mầu, đất lâm nghiệp chiếm 7,6%. Đất Nông nghiệp và lâm nghiệp có xu hướng tăng do khai hoang, phục hoá đất trồng đồi núi trọc, đất có nước mặn để nuôi trồng thuỷ sản. Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất ở Hà Tây qua các năm TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Diện tích (1000 ha) Cơ cấu (%) Diện tích (1000ha) Cơ cấu (%) Diện tích (1000 ha) Cơ cấu (%) 1 Đất Nông nghiệp 121.206 55.7 121.125 55.62 122.8 60.00 Cây hàng năm 105.035 47.89 104.904 47.83 104.27 47.54 Cây lâu năm 3.27 1.49 3.140 1.43 3.792 1.72 Đất đồng cỏ 0.41 0.19 0.45 0.20 0.59 0.27 Đất nông nghiệp khác 12.491 5.69 13.495 6.15 14.148 6.45 2. Đất lâm nghiệp 15.206 6.39 16.332 7.44 16.6 5.57 Rừng tự nhiên 4.073 1.85 4.073 1.85 4.073 1.85 Rừng trồng 10.818 4.93 11.932 5.44 12.2 5.56 Đất lâm nghiệp khác 0.315 0.14 0.327 0.15 0.327 0.15 3 Đất có mặt nước 9.685 4.41 9.796 4.46 9.796 4.46 4 Đất chuyên dùng 39.404 17.96 39.849 18.19 40.4 18.42 5 Đất ở 12.774 5.82 12.855 5.86 13.4 6.11 6 Đất chưa sử dụng 21.021 9.58 19.339 8.82 16.3 7.43 7 Đất tự nhiên (1+2+3+4+5+6) 219.296 100% 219.296 100% 291.296 100% Nguồn : Cục Thống kê Hà Tây Phân theo loại chất đất, Hà Tây có 2 vùng với các loại đất chủ yếu đặc trưng đó là: - Vùng đồng bằng gồm có các loại đất: + Đất phù sa được bồi,diện tích khoảng 17.030 ha chiếm 8% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở vùng ngoài đê và một số vùng phân lũ. + Đất phù sa thuộc vùng diện tích khoảng 51.551 ha chiếm 14% diện tích đất tự nhiên phân bố ở các địa hình ngập lụt trong thời gian dài. + Đất khác như: Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng, đất phù sa úng nước… Vùng đồi gò có các loại đất chính sau đây: + Đất nâu vàng trên phù sa cổ, diện tích 20.603 ha chiếm 10% diện tích đất tự nhiên. + Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, diện tích khoảng 10.783 ha chiếm 5% diện tích đất tự nhiên. + Đất khác như: Đất nâu đỏ, đất mùn đỏ vàng. Đất hạn chế đối với sản xuất Nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 2,1%) gồm đất phù sa úng ướng, lầy thụt, than bùn, đất cacbonat…Đất vùng gò đồi, yếu tố hạn chế là tầng dày của đất, phần lớn là đất lỏng, có lơi đã bị ong hoá. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với quá trình sử dụng là phải chú ý đến việc cải tạo đất và bố trí sử dụng khai thác hợp lý. Tóm lại, đất Hà Tây có độ phì tương đối cao, có nhiều loại địa hình và nhiều đất nên các trang trại thể bố trí được nhiều loại cây trồng vật nuôi khác nhau. Đất có khả năng nông nghiệp và lâm nghiệp hiện còn khoảng 7,5 ngàn ha (Thống kê năm 2006) nằm rải rác ở hầu hết các huyện thị. Đây là điều kiện để các chủ hộ có thể mở mang và tập trung ruộng đất cho hình thành và phát triển kinh tế trang trại. II.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng: Rừng Hà Tây không lớn, nhưng rừng tự nhiên (vùng Ba Vì) có nhiều chủng loại thực vật phong phú, đa dạng, quý hiếm. Hiện nay đã xác định được 872 loài thực vật bậc cao thuộc 427 chi nằm trong 90 họ. Tuy nhiên theo dự đoán của các nhà thực vật học thì có thể lên tới 1700 loài. Từ năm 1992 nhà nước đã công nhận khu vực rừng Ba vì là vườn Quốc Gia. Khu rừng tự nhiên thuộc huyện Mỹ Đức có nhiều chủng loại động thực vật quý hiếm. Cùng với việc rừng nơi đây được nhà nước công nhận là khu văn hoá - lịch sử môi trường, còn được phân loại thành rừng đặc dụng. Rừng tự nhiên được quản lý kết hợp với tu bổ cải tạo và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Rừng Hà Tây không những là tài nguyên quý giá của địa phương mà còn là của cả nước. II.1.1.5. Đặc điểm tài nguyên nước mặt: - Sông suối: Hà Tây có mật độ sông suối khá dày và trải đều (trung bình 60km/km2), các con sông lớn với chiều dài tương ứng chảy qua địa phận tỉnh gồm có: sông Hồng (127 km), sông Đà (32 km), sông Đáy (103 km), sông Tích (110 km), sông Nhuệ (47 km), sông Bùi (7 km). Các hệ thống sông suối của Hà Tây ngoài nhiệm vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, cung cấp phù sa cho đất, phục vụ công tác thuỷ lợi và giao thông thuỷ còn là nơi để thực hiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên do nằm trong hệ thống phân lũ của các hệ thống sông chính như sông Hồng nên vào mùa mưa lũ sản xuất Nông nghiệp ở một số vùng của tỉnh gặp nhiều khó khăn. - Hồ đầm: Hà Tây có nhiều hồ, đầm lớn nhỏ (Trong đó có 14 hồ đầm có diện tích từ 50-1260 ha) với tổng diện tích trên 9,8 nghìn ha. Các hồ lớn ở Hà Tây gồm có: Hồ Đồng Mô – Ngãi Sơn (1260 ha), hồ Suối Hai (671 ha), hồ Mèo Gù (113 ha), hồ Xuân Khanh (104 ha), hồ Tuy Lai (259 ha), hồ Quan Sơn (283 ha), hồ Đông Xương (90 ha). Tổng dung tích các hồ đầm ước tính khoảng 168.106m3 đủ năng lực tưới cho 25.862 ha và có thể khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản. Đối với sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại nguồn nước mặt có ý nghĩa hết sức to lớn, một mặt cung cấp lượng nước tưới cho cây trồng, sinh hoạt và vệ sinh trang trại, một mặt là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản. II.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội. II.1.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Nông nghiệp. - Giao thông vận tải: Hà Tây có vị trí nằm ở cửa ngõ thủ đô nên đã sớm hình thành hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh. + Đường sắt do Trung ương quản lý qua địa bàn của tỉnh gồm có 2 tuyến đường đó là: tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh và tuyến vành đai thủ đô cầu Thăng Long. + Đường sông có tổng chiều dài của các tuyến sống có thể khai thác được là khoảng 199 km, bao gồm các tuyến chính là các hệ thống sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Bùi, sông Nhuệ, sông Tích, hình thành nên hệ thống giao thông thuỷ khá thuận lợi. Tuy nhiên do có sự hạn chế từ các công trình thuỷ nông, các bãi cạn, đá ngầm nên giao thông thuỷ chưa phát huy được những thế mạnh vốn có của nó. + Mạng giao thông đương bộ đã phủ đều trên toàn tỉnh, ở trung tâm các xã đều có đường ô tô đến được, chiều dài toàn mạng là khoảng 4603,4 km (năm 2006). Mật độ đường ô tô là khoảng 0,46 km/km2 là khá so với vùng Bắc Bộ (0,44 km/km2) và so với cả nước (0,35 km/km2). Tuy nhiên đường bộ trên địa bàn tỉnh (nhất là đường Nông thôn có chất lượng cầu, đường chia cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, cầu đường có tải trọng trên 18 tấn chỉ đạt 45%, trên 13 tấn chỉ đạt 58%. - Hệ thống thuỷ lợi: Đến năm 2006 toàn tỉnh Hà Tây có 7 hệ thống đại thuỷ nông: Suối Hai, Phù Sa, Đồng Mô, Đan Hoài, La Khê, Hồng Vân, Sông Nhuệ và hai vùng độc lập là Chương Mỹ, Mỹ Đức. Các công trình thuỷ lợi toàn tỉnh có 12 hồ đáp chứa nước, dung tích từ 1 triệu m3 -62 triệu m3; 5 cống lấy nước tự chẩy từ sông Hồng, 529 trạm bơm với 2335 máy bơm tưới tiêu nước. Hệ thống các kênh tưới tiêu có tổng chiều dài khoảng 5548 km, có khả năng tưới hàng năm cho khoảng 218 nghìn ha đất gieo trồng, đáp ứng được 90% diện tích lúa và 78% diện tích cây hàng năm khác; có khả năng tiêu thụ được cho 116,17 nghìn ha. Trong đó 82,27 nghìn ha đất Nông nghiệp và 33,9 ha đất phi Nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một thực tế là các công trình thuỷ lợi Hà Tây hầu hết đã quá cũ kỹ, xuống cấp, đa số các công trình được xây dựng cách đây hơn 30 năm nên năng lực thiết kế không còn phù hợp với yêu cầu hoạt động. Trong giai đoạn hiện nay, do đó có một số vùng thường xuyên thiếu nước tưới và một số vùng hệ thống tiêu nước không thực sự chủ động. - Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác như điện, bưu chính viễn thông tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của dân cư được chú trọng phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Tây đến năm 2006 tỉnh Hà Tây có 295 xã, 1815 thôn thì tuyệt đối các thôn đều đã có điện lưới cung cấp đảm bảo tương đối đầy đủ về thời gian và công suất cấp. Đây là điều kiện quan trọng để các trang trại trang bị các máy móc thiết bị kỹ thuật tiêu thụ điện góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất và đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, tiết kiệm chi phí và thời gian lao động. Hệ thống cơ sở hạ tầng có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động của kinh tế xã hội nói chung, riêng đối với II.1.2.2. Dân số và lao động Dân số tỉnh Hà Tây tính đến 1/7/2006 là 2.554.745 người (Bảng 2 ), chiếm 3,09% dân số cả nước và là địa phương đông dân thứ 5 (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá). Trong 64 tỉnh thành cả nước mật độ dân số bình quân là 1.152 người/km2, đứng thứ 8. Trong số 64 tỉnh thành cả nước và gấp 4,6 lần mật độ dân số bình quân chung của cả nước. Hà Tây là tỉnh có nguồn lực lao động dồi dào. Năm 2006 có 1346,2 người trong độ tuổi lao động, chiếm 52,7% dân số toàn tỉnh. Trong số đó ở nông thôn là 1219856 người, ở thành thị là 126344 người. Lao động Hà Tây nhìn chung là có phẩm chất tốt, cần cù chịu khó, ham sáng tạo học hỏi và có chí làm giàu. Bảng 2: Tình hình dân số Hà Tây biến động qua các năm. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1000 người % 1000 người % 1000 người % A- Dân số 2500,2 100 2525,7 100 2554,7 100 B- Phân theo khu vực - Thành thị 245,0 98 259,4 10,3 363,3 10,5 - Nông thôn 2255,2 90,2 2266,3 89,7 2291,4 89,5 C- Phân theo giới tính - Nam 1205,0 48,2 1217,3 48,2 1285,5 50,3 - Nữ 1295,2 51,8 1308,4 51,8 1269,2 49,7 D- Phân theo độ tuổi - Trong độ tuổi lao động 1287,3 51,5 1306,6 51,7 1346,2 52,7 - Ngoài độ tuổi lao động 1212,9 48,5 1219,1 48,3 1208,5 47,3 Nguồn: Cục thống kê Hà Tây Về chất lượng lao động trong những năm qua cũng đã có sự tiến bộ rõ rệt. Nếu năm 2000 trình độ học vấn của lao động ở mức tốt nghiệp Phổ thông trung học là 20,07% thì năm 2006 con số này đã tăng lên 26,4%. Trình độ thâm canh, chuyên canh khá, nhanh chóng biết tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bước đầu dã hình thành ý thức sản xuất theo phương thức tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường và mang tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên chất lượng lao động tỉnh Hà Tây còn có một số hạn chế cần được khắc phục đó là; Tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề còn ở mức rất thấp; Số lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 29,97%, lao động khu vực Nông thôn chỉ quen thuần nông và gắn bó với đồng ruộng, thiếu kiến thức hiểu biết về kinh tế thị trường, bên cạnh đó do việc làm không đủ đáp ứng nên thời gian 1 lao động Nông thôn thực hiện một ngày trung bình chỉ đạt ở mức thấp, khoảng 65% tương đương với 5,2 giờ/ngày. II.1.2.3. Điều kiện về kinh tế. Trong xu thế phát triển chung của cả nước, thời quan qua với sự nỗ lực của toản tỉnh, kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, tổng giá trị sản phẩn (GDP), toàn tỉnh Hà Tây năm 2006 đạt 7779,06 tỷ đồng, nếu tính theo giá thực tế thì GDP năm 2006 là 13828.85 tỷ đồng (Bảng 3). Bảng 3: GDP và GDP bình quân đầu người tỉnh Hà Tây qua các năm. Năm Giá thực tế (tỷ đồng) Giá so sánh - năm 1994(tỷ đồng) Bình quân GDP/người năm. Giá thực tế (1000đ) 2003 10772.90 6622.97 4501.32 2004 11791.55 7008.33 4716.24 2005 12810.20 7393.70 5071.94 2006 13828.85 7779.06 5413.10 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây 2003-2006 Trong giai đoạn 2003-2006 giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 9,4% năm trong đó tốc độ tăng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ở mức cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Ngành nông nghiệp tăng ở mức thấp hơn và có xu hướng giảm tỷ trọng. So với năm 2003, năm 2006 tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 30,15 % lên đến 32,06 %, ngành thương mại và dịch vụ tăng từ 29,26 % lên đến 31,42 %, ngành Nông nghiệp giảm tỷ trọng từ 40,59 % xuống còn 36,52 %. Nhìn chung kinh tế của tỉnh có tốc độ phát triển khá và tương đối bền vững trong những năm vừa qua, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, cuộc sống của người dân có sự cải thiện rỏ rệt. Đối với các trang trại thu nhập của người dân tăng là tín hiệu rất đáng mừng vì chứng tỏ sức mua của thị trường nông thôn tăng lên nhất là đối với những sản phẩm hang hoá nông sản có chất lượng cao. Tuy nhiên kinh tế tỉnh Hà Tây chủ yếu vẫn là kinh tế Nông nghiệp, tổng giá trị sản phẩm ngành Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng ở mức cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy chưa đạt ở mức theo yêu cầu nhưng đã có dấu hiệu chuyển đổi tích cực. II.1.3 Một số nhận xét đánh giá về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Qua nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tây, đứng trên góc độ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại em có một số nhận xét như sau: Nhìn chung đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tây có nhiều ưu thế cho sự hình thành và phát triển các mô hình kinh tế trang trại. Tỉnh Hà Tây có địa hình địa dạng ,thổ nhưỡng, khí hậu khá phong phú đa dạng, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của nhiều lọai cây trồng vật nuôi. Đây là lợi thế, nền tảng to lớn để các cơ quan chức năng thực hiện công tác thiết kế, quy hoạch các mô hình trang trại phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng, các trang trại có lợi thế trong việc lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ cấu sản phẩm hợp lý nhằm khai thác, tận dụng tối đa lợi thế so ._. kiện sản xuất để khai hoang,phục hoá và đưa vào sản xuất nông nghiệp. Nếu vùng nào quỹ đất hạn chế, nhiều người có nguyện vọng khai hoang thì địa phương tổ chức đấu thầu công khai để chọn những hộ có khả năng sinh lợi cao nhất. Căn cứ vào thực tế đất chưa sử dụng trong vùng thì cần phải khuyến khích khai hoang để mở rộng diện tích phát triển trang trại tại các địa phương. Bên cạnh việc khai hoang, các địa phương cần nhanh chóng khắc phục tình trang manh mún ruộng đất để tạo điều kiện cho các hộ nông dân có điều kiện đi vào sản xuất tập trung để đi lên kinh tế trang trại được thuận lợi. - Trên cơ sở quy hoạch, các địa phương cần có kế hoạch hướng dẫn chuyển đổi đất đai, đồng thời khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi thành những khu đất tập trung, khuyến khích các hộ có thu nhập ổn định từ các ngành, nghề khác chuyển nhượng ruộng đất nhằm tập trung đất đai cho những người có khả năng sử dụng đất đai có hiệu quả cao, đó chính là các chủ trang trại. Để khuyến khích các hộ chuyển nhượng, chuyển đổi đất nông nghiệp, trước mắt chính quyền địa phương cần nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, phân loại đất tỷ mỷ để có cơ sở thuận lợi cho việc xác định giá chuyển nhượng. Địa phương cần có chính sách hỗ trợ những chi phí phát sinh ngoài phí chuyển nhượng theo quy định của pháp luật cho các hộ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về hành chính cho họ trong việc chuyển nhượng, chuyển đổi đất đai. Trong thời gian tới ở tỉnh Hà Tây có thể khuyến khích tập trung ruộng đất trong mỗi hộ nông dân bằng cách hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất cho nhau để tạo những khu đất liền bờ, liền khoảng: tạo cơ sở bước đầu cho trang trại hình thành ở những địa phương có nhiều hộ nông dân chuyển sang kinh doanh dịch vụ hoặc làm ngành nghề thủ công khác có thu nhập kinh tế cao hơn sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên phương hướng lâu dài để bảo đảm cho việc tập trung ruộng đất phát triển kinh tế trang trại, các địa phương cần phải khuyến khích và tạo mọi điều kiện các hộ gia đình mở mang các ngành nghề có thể phát triển vững chắc để thu hút lực lượng lao động làm nông nghiệp chuyển sang các hoạt động khác. Việc tập trung đất đai phải được tiến hành một cách thận trong đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, tránh tự phát. - Sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất. Sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai là một trong những nội dung quan trọng của kinh tế nông nghiệp. Để thực hiện tốt mục tiêu này, các trang trại cần xác định được phương hướng sản xuất phù hợp trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp của vùng. Sản xuất theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp để khai thác đầy đủ đất đai. Lựa chọn cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, không ngừng đầu tư thâm canh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất. Khai thác đầy đủ đất đai phải đi đôi với việ sử dụng hợp lý đất đai. Nhìn chung, đất đai Hà Tây có độ phì khá, tuy nhiên nhiều trang trại tiến hành sản xuất trên các khu đất xấu, độ phì thấp, nguy cơ bị ngập úng cao do phân lỹ hoặc ngập úng cục bộ, nhiều diện tích trong tình trạng xói mòn và đá ong hoá cao. Vì vậy các trang trại cần chú ý đến cải tạo, bảo vệ đất trong quá trình sản xuất bằng các biện pháp thâm canh để nâng cao năng suất cây trồng; đồng thời bồi dưỡng cải tạo đất, bố trí cây trồng hợp lý để chống xói mòn bảo vệ đất. Nhà nước cần chú ý đến công tác thủy lợi trên địa bàn Hà Tây. Một trong các nhân tố quan trọng để khuyến khích các trang trại khai thác hợp lý đất đai là chính quyền địa phương cần nhanh chóng hoàn thành giao đất lâu dài gắn với quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại để các chủ trang yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh. III.3.2. Giải pháp thị trường: Kinh tế trang trại hình thành và phát triển sẽ tạo nên các vùng sản xuất chuyên môn hoá, tập trung cao. Vai trò của thị trường đối với việc cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển ổn định bền vững về kinh tế của các trang trại. Giải pháp thị trường cho kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây nhằm vào các mục tiêu chủ yếu sau: - Bảo đảm đầy đủ, kịp thời các yếu tố đầu vào với chất lượng cao, giá cả hợp lý. - Tiêu thụ hết nông sản hàng hoá do các trang trại sản xuất ra với giá cả hợp lý, trang trại luôn có lãi. Để đạt được các mục tiêu trên cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau: - Đối với thị trường các yếu tố vật tư đầu vào, cần tổ chức tốt mạng lưới các doanh nghiệp kinh doanh vật tư, nguyên liệu nông nghiệp đảm bảo chất lượng, cơ cấu vật tư phù hợp với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp nói chung và của sản xuất ở các trang trại nói riêng. Căn cứ vào khả năng cung ứng của thị trường, các trang trại ký kết các hợp đồng kinh tế với các cơ sở kinh doanh có uy tín để mua được những vật tư, nguyên liệu có chất lượng tốt, giá cả hợp lý đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của trang trại. - Đối với thị trường sản phẩm đầu ra, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các giải pháp vĩ mô của Nhà nước và hoạt động của các doanh nghiệp thương mại, chế biến với các giải pháp về phía các trang trại, cụ thể là: Về phía Nhà nước, thương mại và các cơ sở chế biến: + Nhà nước cần tổ chức tốt hệ thống các kênh lưu thông nông sản phẩm. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra sự năng động, sự cạnh tranh lành mạnh góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các trang trại. + Tổ chức và củng cố hệ thống chợ nông thôn: Chợ nông thôn là nơi mua bán giữa dân cư nội tỉnh và các sản phẩm với khối lượng lớn chủ yếu từ nông nghiệp trong đó có sản phẩm của các trang trại. Yêu cầu chất lượng sản phẩm ở chợ nông thôn không cao nhưng có vai trò rất quan trọng trong tiêu thụ những sản phẩm tiêu dùng trực tiếp của các trang trại trong giai đoạn trước mắt và lâu dài ngay cả khi công nghiệp chế biến phát triển. Đến tháng 10 năm 2006 toàn tỉnh Hà Tây có 245 chợ, trong đó có 207 chợ nông thôn và 38 chợ thành thị. Phần lớn được xếp vào loại chợ kiên cố, nhưng hầu hết phải tổ chức và củng cố lại do không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và môi trường. + Tổ chức hệ thống thông tin thị trường để cung cấp thông tin cho các chủ trang trại là nội dung quan trọng của hoạt động thị trường. Bên cạnh hệ thống thông tin quốc gia về thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của nông nghiệp, tỉnh Hà Tây cần tổ chức và củng cố tuyến thông tin ở các trạm khuyến nông, định kỳ tổ chức hội thảo về kinh tế trang trại giữa cơ quan khuyến nông huyện, tỉnh với các chủ trang trại. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tây cần mở chuyên mục về thông tin thị trường để chuyển tải thông tin dự báo về thị trường hàng tuần, hàng ngày. Giữa các chủ trang trại cần có sự hợp tác để chia sẻ thông tin về nông nghiệp. + Cần khuyến khích để các Doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến đối với những sản phẩm có khả năng phát triển với khối lượng lớn như chế biến các sản phẩm từ lúa gạo, từ các sản phẩm thịt của gia súc, gia cầm trở thành những sản phẩm có chất lượng cao, hấp dẫn người tiêu dùng. Cần có biện pháp khuyến khích mở rộng, đầu tư chiều sâu các cơ sở chế biến trong tỉnh đầu tư xây dựng mới một số nhà máy, xí nghiệp chế biến như nhà máy giết mổ gia súc gia cầm và chế biến thịt xuất khẩu, xí nghiệp chế biến cà phê tại Ba vì…Sản phẩm do các trang trại làm ra ngoài việc tiêu thụ dưới hình thức bán trực tiếp trên thị trường tiêu dùng trực tiếp, cần ký kết hợp đồng bán cho các cơ sở chế biến. Đây chính là các giải quyết vấn đề thị trường sản phẩm đầu ra một cách thiết thực và căn bản đối với các trang trại. + Thương mại nhà nước cần đảm nhận một số khâu: Làm đầu mối xuất khẩu nông sản; bán buôn, bán lẻ vật tư nông nghiệp tại các thị trấn, thị tứ. Thương mại ngoài nhà nước đảm nhận một số khâu: Làm đầu mối xuất khẩu (với một số ít doanh nghiệp); bán buôn, bán lẻ trên mọi địa bàn; trung gian giữa chủ trang trại với người tiêu dùng trong nước, trung gian giữa chủ trang trại với các đầu mối xuất khẩu nông sản; trung gian giữa chủ trang trại với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản. Về phía các trang trại: + Tích cực, chủ động tìm kiếm thị trường như thị trường trong nước, thị trường khu vực, thị trường tại địa phương để chủ động tiêu thụ sản phẩm. Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm như bán buôn, bán lẻ, đại lý, ký gửi… +Nâng cao năng suất phải chú ý đến nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá bằng việc bố trí sản xuất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp của vùng và phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, sử dụng giống tốt, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất sản phẩm sạch với chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ. + Đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm tươi sống thường xuyên của người tiêu dùng. + Đầu tư cho công tác bảo quản nông sản và sơ chế nông sản nhằm giữa cho sản phẩm không bị hư hỏng, mất phẩm chất, đồng thời kéo dài được thời gian tiêu thụ. III.3.3. Giải pháp về vốn: Kinh tế trang trại nói chung là một hình thức tổ chức sản xuất nông sản hàng hoá với tỷ suất hàng hoá cao, chấp nhận cạnh tranh ngày càng gay gắt và đặc biệt là luôn vận động theo các quy luật khách quan của cơ chế thị trường, nên càng ngày càng cần tăng nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Đối với tỉnh Hà Tây, nhu cầu vốn để phát triẻn kinh tế trang trại những năm tới rất lớn còn có lý do là các trang trại cần vốn để đầu tư cho khai hoang, cải tạo đồng ruộng, sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị… Vấn đề đặt ra đối với giải pháp vốn là phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho trang trại không những về mặt số lượng mà còn cả về thời gian sử dụng vốn để bảo đảm cho các trang trại phát triển ổn định, vững chắc đạt hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện tốt các mục tiêu trên cần phải: - Các trang trại cần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn vốn tự có của mình bằng các biện pháp như “Thực hành tiết kiệm” để đầu tư vốn cho sản xuất, kết hợp sản xuất kinh doanh theo phương thức “Lấy ngắn nuôi dài”, quản lý chạt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích, tránh sử dụng lãng phí vốn…Thông qua đó trang trại từng bước tập trung mở rộng quy mô vốn để phục vụ yêu cầu của sản xuất kinh doanh. - Ngân hàng Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi đối với kinh tế trang trại. Chủ trang trại căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh để lập các dự án đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho trang trại vay vốn. Yêu cầu của dự án vay vốn, trước hết phải đảm bảo tính khoa học, đòi hỏi chủ trang trại phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ, kỹ càng và tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án. Đồng thời, dự án còn phải đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được nghiên cứu xác định trên cơ sở đánh giá đúng các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của trang trại; dự án phải phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước, tuân thủ các quy định chung của các cơ quan quản lý chức năng về hoạt động đầu tư. Do vậy, quá trình lập dự án của chủ trang trại cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn và dịch vụ đầu tư trong quá trình soạn thảo dự án. Trên cơ sở dự án khả thi, ngân hàng tiến hành cho các chủ trang trại vay vốn để sản xuất kinh doanh. Việc vay vốn phải bảo đảm kịp thời, thủ tục vay đơn giản, thời hạn vay vốn phải phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại sản phẩm, lãi suất vay hợp lý nhằm giúp cho trang trại có thể tiếp cận được vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó Ngân hàng cần tăng cường theo dõi, kiểm tra hướng dẫn các trang trại sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả cao. - Có chính sách hợp lý để huy động, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo lập trang trại, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng các hình thức như: HTX tín dụng, quỹ xoá đói giảm nghèo, vốn vay của các tổ chức hội nông dân, hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…, hợp tác giữa các trang trại trong sử dụng vốn như góp vốn mua sắm trang thiết bị sản xuất có giá trị lớn, xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ…để phục vụ sản xuất kinh doanh của các trang trại. - Khuyến khích các hộ có vốn ở thành thị và địa phương khác đầu tư làm kinh tế trang trại ở những vùng đất trống, đồi núi trọc, mặt nước chưa sử dụng bằng việc giao đất, cho thuê đất với điều kiện ưu đãi thoả đáng, miễn giảm thuế. - Nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, hệ thống điện ở địa phương…là những đầu tư đòi hỏi lượng vốn lớn vừa có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong vùng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời Nhà nước cần hỗ trợ cho xây dựng các cơ sở chế biến, cho kho tàng, vận chuyển và bao bì , cho nghiên cứu, đào tạo, vườn ươm, dịch vụ lưu thông; trong trường hợp cần thiết. Nhà nước cần có quỹ vốn trợ giá đầu vào và trợ giá nông sản đầu ra cho các trang trại khi cần thiết. III.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của trang trại. Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Trước hết, nguồn nhân lực trong kinh tế trang trại là lao động của chủ trang trại và chính gia đình họ. Nguồn lao động này vừa là lao động trí tuệ, vừa là lao động cơ bắp, vừa là lao động quản lý, vừa là lao động trực tiếp. Có thể coi chủ trang tại là một tầng lớp lao động rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Họ là tấm gương trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài lao động chính là lao động gia đình chủ trang trại ra, lao động trong các trang trại còn có lao động làm thuê thường xuyên và lao động làm thuê theo thời vụ. Hiện tại ở tỉnh Hà Tây nguồn cung cấp lao động tương đối dồi dào song chất lượng lao động còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Số chủ trang trại đã được đào tạo từ trình độ sơ cấp kỹ thuật đến bậc đại học chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với yêu cầu (chưa đến 60%), số còn lại quản lý trang trại trên cơ sở kinh nghiệm, hiểu biết về hoạt động thị trường và kỹ thuật của họ chủ yếu thông qua kinh nghiệm thực tế và qua nghe đài, đọc báo. Hầu hết lao động gia đình và lao động làm thuê trong các trang trại là lao động thủ công, chưa qua một lớp đào tạo hoặc tập huấn nào. Vì vậy mục tiêu đặt ra là phải tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm các chủ trang trại, người lao động trong gia đình của chủ trang trại và lao động làm thuê trong các trang trại. Biện pháp để đạt được các mục tiêu trên là: - Địa phương cần hỗ trợ về kinh phí cho các cơ sở đào tạo mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại. Đối tượng đào tạo gồm các chủ trang trại và những người có nguyện vọng phát triẻn sản xuất kinh doanh theo hướng trang trại. Nội dung đào tạo bao gồm các kiến thức về tổ chức quản trị kinh doanh trang trại như xác định phương hướng sản xuất kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, các kiến thức về khoa học kỹ thuật…Hình thức đào tạo phải hết sức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện của các đối tượng như đào tạo tập trung tại các cơ sở, tại các nhà trường, mở lớp tại địa phương, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi…Mọi chi phí về đào tạo như giáo vụ, giảng dậy, hướng dẫn…cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, chi phí trực tiếp cho học tập cần có sự đóng góp của các trang trại. - Đối với người lao động (bao gồm cả lao động của gia đình chủ trang trại và lao động làm thuê), Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề để nâng cao trình độ sản xuất, trình độ kỹ thuật nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của các trang trại. Cần dựa vào vai trò của các tổ chức quần chúng (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…) và các tổ chức khuyến nông cơ sở thông qua các hình thức như thành lập các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức các cuộc thi “tay nghề giỏi”, tập huấn kỹ thuật ngắn hạn…nhằm giúp cho người lao động nâng cao được trình độ hiểu biết và thành thạo về kỹ thuật sản xuất. - Địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế trang trại trên các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống loa truyền thanh, các báo đài địa phương…Hình thức tuyên truyền phải thật phong phú, dễ hiểu để người dân tiếp thu và vận dụng vào trong thực tiễn. - Nhà nước cần sớm ban hành quy chế sử dụng lao động trong các trang trại, hướng dẫn chủ trang trại xây dựng các hợp đồng lao động có tính pháp lý giữa chủ sử dụng lao động với lao động làm thuê để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động. Đặc biệt chú ý đối với một số chủ trang trại là Đảng viên sử dụng lao động làm thuê. Trên cơ sở quy chế chung, Đảng và chính quyền địa phương của tỉnh Hà Tây cần nghiên cứu ban hành quy chế sử dụng lao động trong các trang trại phù hợp với điều kiện cụ thể của Tỉnh. III.3.5. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm hệ thống các công trình phục vụ sản xuất và hệ thống công trình văn hoá, xã hội; trong đó, hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi và công nghiệp chế biến có vai trò trực tiếp đối với việc phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá trong đó có sự phát triển của kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây. Trong những năm tiếp theo Hà Tây cần hoàn thành những mục tiêu chính về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nông thôn sau đây: - Xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông trong tỉnh bao gồm đường liên huyện, liên xã, liên thôn (rải nhựa, đã cấp phối) khắc phục tình trạng đường đất để phục vụ cho việc trao đổi mua bán vật tư hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật trong nội bộ vùng và với bên ngoài. - Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thuỷ lợi bằng việc cải tạo nâng cấp các cơ sở sẵn có (hồ đập chứa nước, các trạm bơm đầu nguồn…) xây dựng thêm một số công trình mới, hoàn thiện và bê tông hoá mạng lưới kênh mương nội đồng bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tưới tiêu trong vùng. - Hình thành hệ thống các cơ sở chế biến, các chợ nông thôn phục vụ nhu cầu chế biến và tiêu thụ hàng hoá sản phẩm được thuận lợi. Những mục tiêu trên chỉ được thực hiện thành công bằng những biện pháp cụ thể như: + Quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời xây dựng các chương trình,dự án đầu tư phát triển các công trình giao thông, thuỷ lợi trong phạm vi từng vùng. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành phê duyệt quy hoạch và có kế hoạch đầu tư kinh phí xây dựng hàng năm, trong đó cần tập trung ưu tiên cho các công trình trọng điểm, các địa phương còn gặp nhiều khó khăn nhưng có nhiều khả năng phát triển kinh tế trang trại như huyện Ba Vì, Mỹ Đức. + Đối với các công trình đòi hỏi vốn lớn có phạm vi ảnh hưởng rộng như hệ thống đường liên huyện, công trình thuỷ lợi đầu nguồn…thì Nhà nước đứng ra đầu tư và xây dựng. Các công trình đường liên xã, liên thôn, hệ thống thuỷ lợi nội đồng thì Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, phần còn lại do các địa phương và huy động sự đóng góp của nhân dân, đồng thời giao cho các cơ sở xây dựng và quản lý. + Tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ và chất lượng thi công các công trình để đưa vào hoạt động đúng thời gian với hiệu quả cao. Một trong những biện pháp đảm bảo chất lượng thi công ở các công trình là làm tốt khâu kiểm tra, giám sát công trình. Công tác kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải được xem xét tỷ mỷ của cơ quan chuyên môn ở mọi nội dung trong khâu lập dự án và thiết kế kỹ thuật; kiểm tra, giám sát thường xuyên liên tục trong khâu thi công. Hầu hết các sai sót ảnh hưởng đến chất lượng công trình xẩy ra trong thi công, bên cạnh nguyên nhân về năng lực của cán bộ giám sát, địa bàn thi công rộng…., một nguyên nhân đặc biệt quan trọng là do ý thức trách nhiệm của phía thi công và cán bộ giám sát. Do vậy, công tác kiểm tra, giám sát cần bổ sung thành phần bên cạnh chủ đầu tư là những người dân có hiểu biết về công trình và có trách nhiệm làm nhiệm vụ phát hiện những thiếu sót trong quá trình thi công cho chủ đầu tư. III.3.6. Giải pháp khoa học kỹ thuật – công nghệ Việc đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây những năm tới cần chú ý đến các nội dung chủ yếu sau đây: - Nhà nước cần có sự đầu tư cho phát triển khoa học kỹ thuật – công nghệ trong phạm vi từng vùng như xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt để đưa vào sản xuất. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào công tác bảo quản, chế biến nông sản, đặc biệt đối với các loại sản phẩm dễ bị hư hỏng. - Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp trong đó chú ý tới sự liên kết hợp tác giữa các cơ quan khoa học với các trang trại trong tỉnh để nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật – công nghệ mới vào các trang trại. - Tăng cường sự hoạt động của công tác khuyến nông, khuyến lâm, đặc biệt cần nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cơ sở. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học như kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, lợn hướng nạc, trồng nấm, bảo quản chế biến nông sản…cho nông dân và các chủ trang trại trong tỉnh, tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày về kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh trang trại cho các chủ trang trại. - Cần hướng dẫn, khuyến cáo cho các trang trại biết cách lựa chọn, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái từng vùng cũng như phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước để từ đó giúp họ lựa chọn phương hướng sản xuất đúng đắn ngay từ đầu. Hướng dẫn các trang trại kết hợp phát triển sản xuất kinh doanh với việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái. III.3.7. Hình thành và phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh giữa các trang trại. Đối tượng của ngành sản xuất nông nghiệp là sinh vật gắn với thiên nhiên đầy biến động, nên nhiều khâu công việc của quá trình sản xuất chỉ có thể hoàn thành bởi sự chung sức của nhiều người; nhiều yếu tố sản xuất chỉ có thể tạo ra trong những điều kiện nhất định gắn với những vùng, những khu vực xác định mới đem lại hiệu quả cao đã nảy sinh chuyên môn hoá quá trình sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn đòi hỏi sự liên kết và hợp tác giữa những người sản xuất để giải quyết những vấn đề của sản xuất kinh doanh mà từng người tác biệt khó có thể hoàn thành hiệu quả được. Đối với kinh tế trang trại: “Trong điều kiện kinh tế thị trường, chỉ có thể liên kết, hợp tác với nhau thì các trang trại mới có thể sản xuất kinh doanh một cách ổn định và có hiệu quả”. Để sản xuất ra nông sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhằm không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh và đứng vững trong cạnh tranh, cùng với các giải pháp đã nêu trên,các trang trại cần phải liên kết và hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho kinh tế trang tại ở tỉnh Hà Tây có thể phát triển ổn định trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Để thúc đẩy sự hình thành và phát triển liên kết, hợp tác trong phát triển kinh tế trang trại trong những năm tới, cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau: - Tuyên truyền để các chủ trang trại hiểu rõ hơn về lợi ích và sự cần thiết của việc liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh của các trang trại trong những năm tới. - Do tính đa dạng về sản xuất kinh doanh của các trang trại, cần khuyến khích hình thành và phát triển các hình thức liên kết, hợp tác đa dạng giữa các trang trại trong sản xuất kinh doanh. Trong liên kết, hợp tác cần chú ý đảm bảo nguyên tắc tự nguyện. Khuyến khích hình thành và phát triển các hình thức liên kết, hợp tác cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước đối với các tổ chức liên kết, hợp tác về mặt tài chính, tín dụng và hướng dẫn tổ chức cán bộ. - Khuyến khích các hình thức liên kết, hợp tác giữa các trang trại với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt chú ý sự liên kết, hợp tác giữa các trang trại với các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp ở các nội dung: Cung ứng vật tư sản xuất cho trang trại, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho trang trại, liên kết sản xuất nông sản phẩm với trang trại và tiêu thụ sản phẩm do các trang trại sản xuất ra. Tóm lại, kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây chỉ được hình thành và phát triển cả về số lượng trang trại cũng như quy mô sản xuất của trang trịa khi có một môi trường thuận lợi. Môi trường sẽ thuận lợi và hoàn chỉnh khi các giải pháp đã nêu ở trên được thực hiện một cách triệt để và đồng bộ. Bên cạnh yếu tố chủ quan của bản thân các trang trại cần phải đặc biệt chú ý đến những vấn đề về cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đặc biệt là sự vận dụng thực hiện của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp ở tỉnh Hà Tây, bao gồm các vấn đề về chính sách đất đai, thị trường, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, chính sách khoa học – công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ năng lực của chủ trang trại cũng như tay nghề cho người lao động và sự liên kết, hợp tác của các trang trại. C-KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu trên, chuyên đề đã rút ra những kết luận sau: 1. Kinh tế trang trại đã xuất hiện, tồn tại và phát triển trên toàn thế giới. Kinh tế trang trại gia đình đã có được vị trí và vai trò quan trọng trong điều kiện thực tiển nước ta hiện nay nói chung và ở Hà tây nói riêng. Vì vậy, phát triển kinh tế trang trại gia đình ở nước ta và ở tỉnh Hà Tây là một yêu cầu khách quan. 2. Các mô hình kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây rất đa dạng, đã phát huy được lợi thế từng vùng để tạo ra một khối lượng lớn nông sản hàng hoá, tạo việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn. Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh ở các chủ trang trại đã được nâng cao một bước, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và tư liệu sản xuất đã được chú ý đầu tư. 3. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây còn nhiều bất cập: Đất đai của các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình độ quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật, hiểu biết về thị trường của các chủ trang trại còn nhiều hạn chế; sự liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh chưa có; tính chuyên môn hoá thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và tư liệu sản xuất thô sơ chưa đáp ứng được yêu cầu cảu sản xuất. 4. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây cần phải dựa trên hệ thống quan điểm sau: - Kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất nông sản hàng hoá chủ yếu trong tương lai. - Đa dạng hoá các mô hình sản xuất kinh doanh của trang trại trên cơ sở chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất, phát huy lợi thế so sánh ở mỗi vùng của Tỉnh. - Cần đặc biệt chú trọng phát triển trang trại gia đình. - Phát triển kinh tế trang trại trên mọi vùng của tỉnh. - Cùng với việc phát huy nội lực trong nông nghiệp, nông thôn phải có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước một mặt nâng cao năng lực phát triển của các trang trại, mặt khác đảm bảo cho các trang trại phát triển đúng hướng tránh hiện tượng tự phát cũng như hạn chế được các mặt trái của nó đối với môi trường và xã hội. 5. Phương hướng phát triển kinh tế trang trại ở Hà Tây là: Phát triển đa dạng kinh tế trang trại theo hướng tập trung, chuyên môn hoá; nâng cao chất lượng, giảm giá thành nông sản; từng bước phát triển công nghệ chế biến nông sản; tạo điều kiện phát triển liên kết, hợp tác giữa các trang trại dưới những hình thức đa dạng. 6. Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Hà Tây cần thực hiện những giải pháp kinh tế chủ yếu sau: - Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp, mở rộng diện tích phát triển kinh tế trang trại thông qua tổ chức khai hoang ở các nơi còn quỹ đất chưa sử dụng, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất. - Bảo đảm các yếu tố đầu vào với chất lượng cao, giá cả hợp lý, thực hiện các biện pháp hữu hiệu trong khâu tiêu thụ nông sản hàng hoá. - Các trang trại cần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn vốn tự có của mình. Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp trong tỉnh. - Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản lý cho chủ trang trại, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động của các trang trại. - Nâng cấp mạng lưới giao thông và năng lực hoạt động của hệ thống thuỷ lợi, hình thành hệ thống các cơ sở chế biến, củng cố chợ nông thôn. - Nhà nước cần đầu tư cho phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ, khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường hoạt động của công tác khuyến nông, khuyến lâm. - Hình thành và phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh giữa các trang trại. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình môn : Kinh tế nông nghiêp trường Đại học kinh tế quốc dân Hà nội. Các văn bản pháp luật về kinh tế trang trại, NXB Chính trị Quốc gia (2001). Nghị quyết 03/2000/NQCP về kinh tế trang trại, Hà nội (2000). Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá Việt nam . Nguyễn Đình Hương, NXB Chính trị Quốc gia năm 2000 . Văn bản pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn. NXB Chính trị Quốc gia năm 2000. Tư liệu về kinh tế trang trại. Ban vật giá Chính phủ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Cục thông kê tỉnh Hà Tây. Niên giám thống kê (2003-2006). Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản năm 2006. Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK , Liên Bộ NN&PTNT- Tổng cục thống kê, Hà nội năm 2000. Một số webside: môc lôc ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32113.doc
Tài liệu liên quan