Thực trạng quản lý & sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Prudential Việt Nam

Lời nói đầu Xu hướng toàn cầu hoá là một xu hướng tất yếu hiện nay, xu hướng này đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên toàn thế giới và tất cả các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng bởi xu hướng này, và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quy luật này. Mấy năm gần đây sự xuất hiện các công ty nước ngoài vào Việt Nam để hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều và trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau , đây là một tín hiệu tốt cho sự phát triển nền kinh tế của nước ta trong thời gian tới. Điều này có được là d

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng quản lý & sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Prudential Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đảng và nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn để kêu gọi và khuyến kích đầu tư nước ngoài. Cùng với sự xuất hiện của các công ty nước ngoài trong đó sự xuất hiện của các công ty Bảo hiểm nhân thọ cũng làm chúng ta phải quan tâm vì đây là một loại hình kinh doanh khá mới mẻ ở Việt Nam . Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang có 5 công ty Bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động : Bảo Việt; AIA; Bảo MinhCMG; ChinfonManulife; và Prudential .Đây là một loại hình dịch vụ khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam, họ chưa hiểu thế nào là Bảo hiểm nhân thọ, thế nào là tư vấn cho khách hàng, họ chưa quen với dịch vụ chăm sóc khách hàng ….Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam là nơi nghiên cứu trong thời gian thực tập của mình. Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Lê Nam Long người đã giúp tôi trong quá trình viết chuyên đề tốt nghiệp và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn tới anh Hoàng Minh Cương và ban lãnh đạo của công ty đã giúp tôi trong quá trình thực tập tại công ty . CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP I. Một số vấn đề về vốn kinh doanh của doanh nghiệp: 1.Các khái niệm về vốn: Vốn theo khái niệm mở rộng không chỉ là tiền mà còn là nguồn lực như lao động, đất đai,trí tuệ…. Từ trước đến nay có rất nhiều quan niện về vốn khác nhau của các trường phái kinh tế và các nhà kinh tế . Theo các nhà kinh tế cổ điển thì vốn là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh theo quan niệm này thì vốn là một cái gì đó ban đầu để giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra được. Khái niệm này đơn giản , dễ hiểu. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế là chưa nói lên được phần vốn tài chính , đây là một nội dung cơ bản của doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Theo quan niệm của các nhà tài chính thì vốn là tổng số tiền của những người có cổ phần trong công ty góp vào. Theo quan điểm này thì nêu được nguồn gốc vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo quam điểm này thì không nêu lên được trạng thái của vốn cũng như quá trình sử dụng vốn trong doanh nghiệp do vậy có thể nó làm giảm vai trò và ý nghĩa cuả vốn trong công tác quản lý. Theo DAVIDBEGG trong kinh tế học thì vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá khác và dịch vụ khác ngoài ra còn có vốn tài chính, đồng thời cũng phân biệt vốn đất đai và vốn lao động theo quan niệm này thì vốn gồm hai loại là vốn tài chính và vốn vật chất . Đồng thời vốn là một loại hàng hoá nhưng tiếp tục được sử dung vào trong quá trình kinh doanh tiếp theo. Theo quan điểm này thì ta thấy rõ được nguồn gốc hình thành của vốn và trạng thái biểu hiện của vốn ,nhưng hạn chế của quan điểm này là chưa cho ta thấy mục đích sử dụng của vốn . Hiểu theo nghĩa rộng một số quan điểm cho rằng vốn gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ như tài sản hữu hình, tài sản vô hình các kiến thức về kinh tế của doanh nghiệp tích luỹ sử khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệp của cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp các lợi thế về cạch tranh như vị trí của doanh nghiệp ,uy tín của doanh nghiệp ….Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác đầy đủ hiệu quả của vốn trong cơ chế thị trường . Tuy nhiên xác định vốn theo quan điểm này là rất khó khăn và phức tạpnhất là khi trình độ quản lý ở nước ta còn chưa cao và khung luật pháp chưa hoàn chỉnh . Theo các quan điểm về vốn ở trên thì ta thấy rằng mỗi quan điểm đều có những điểm nêu lên được và chưa được về vốn .Chính vì vậy ta thấy rằng khái niệm về vốn phải nêu lên được 4 vấn đề cơ bản sau: *Nguồn gốc sâu xa của vốn kinh doanh và một bộ phận của nền kinh tế, là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất *Trạng thái của vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh điều này rất có ý nghĩa đối với công tác quản lý vốn kinh doanh có hiệu quả. *Nêu được mối quan hệ giữa vốn với các nhân tố trong quá trình sản xuất kinh doanh .Điều này có ý nghĩa trong việc sử dụng vốn làm sao cho có hiệu quả nhất. *Phải nêu lên được mục đích quản lý và sử dụng vốn là tìm kiếm lợi ích kinh tế,lợi ích xã hội mà vốn đem lại,vấn đề này được định hướng cho quá trình quản lý kinh tế nói chung và quá trình quản lý vốn của doanh nghiệp nói riêng Từ những đặc điểm về vốn nói trên ta sẽ đi đến một khái niệm về vốn : Vốn là một phần thu nhập quốc dân dưới dạng tài sản vật chất và tài sản tài chính được các cá nhân các tổ chức các doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằn tối đa hoá lợi ích. Như ở trên ta mới xem xét khái niệm chung về vốn, còn đối với doanh nghiệp thì vốn ở đây ta hiểu là vốn kinh doanh vì doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình để nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận, chính vì vậy khái niệm về vốn kinh doanh có những đặc điểm khác so với vốn nói chung mà ta đã tìm hiểu ở trên , vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải có những đặc điểm sau: +Là phương tiện để đạt mục đích phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. +Vốn có giá trị(trao đổi mua bán) , có giá trị sử dụng +Khi than gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vốn phải luôn biến động và chuyển hoá hình thái vật chất theo thời gian và không gian. Dưới góc độ pháp luật thì vốn của doanh nghiệp là căn cứ đầu tiên để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp nó quyết định đến việc thành lập hay phá sản của một doanh nghiệp về mặt pháp lý. 1.2Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp Từ đặc điểm về vốn kinh doanh của doanh nghiệp ta đã thấy vốn có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó quyết định doanh nghiệp được thành lập hay phá sản ,quyết định doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh được hay không Vốn cố định đóng vai trò là tư liệu lao động chủ yếu được tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Hầu hết các tư liệu lao động trong doanh nghiệp là tài sản cố định nó kết chuyển một phần vào giá trị hàng hóa dưới hình thức là chi phí khấu hao. Vốn lưu động đóng vai trò là đối tượng lao động trong các doanh nghiệp sản xuất như nguyên nhiên vật liệu , khoản phải thu khác ,nó chính là khởi điểm của quá trình sản xuất . 2. Phân loại vốn kinh doanh *Vốn cố định :vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận sản xuất kinh doanh được ứng ra để mua tài sản cố định của doanh nghiệp là một khoản đầu tư để mua tài sản cố định hữu hìnhvà tài sản cố định vô hình tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp như:nhà cửa ,vật kiến trúc,máy móc, thiết bị…. Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp như: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua bằng phát minh, sáng chế. Tài sản cố định hữu hình có đặc điểm : Để được coi là tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp thì bộ phận đó phải có những đặc điểm sau: có thời gian sử dụng dưới một năm gọi là ngắn hạn , từ một năm đến mười năm gọi là trung hạn , trên mười năm gọi là dài hạn , có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên. *Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để hình thành lên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và liên tục vốn lưu động tham gia vào trực tiếp quá trình sản xuất , qua mỗi chu kỳ của quá trình sản xuất vốn lưu động chuyển qua nhiều hình thức khác nhau ,tronh quá trình vận động vốn lưu động biến đổi từ hình thái này sang hình thái khác sau đó trở về hình thái ban đầu . *Vốn góp: là số vốn mà doanh nghiệp có được khi tham ra liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác trong hay ngoài nước. Doanh nghiệp có thể tham ra liên doanh liên kết nhằm mục đích huy động tăng thêm nguồn vốn của minh và đa dạng hoá hình thức đầu tư của mình, Doanh nghiệp có thể tăng nguồn vốn của mình khi thực hiện một dự án kinh doanh của mình,hay một chiến lược kinh doanh bằng con đường liên doanh liên kết với một công ty khác .Vốn góp ta còn hiểu là vốn mà doanh nghiệp huy động ở trong nội bộ của công ty ,huy động từ các cổ đông, hay từ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nhằm tăng số vốn của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định khi doanh nghiệp cần vốn nhằm mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh …mà hiện tại doanh nghiệp không có khả năng . *Vốn chủ sở hữu : Ta hiểu rằng là vốn tự có của doanh nghiệp đây là số vốn ban đầu của doanh nghiệp nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh số vốn này thuộc quyền sở hữư của doanh nghiệp đây không phải là khoản nợ, doanh nghiệp có thể dùng số vốn này của mình để cho vay hay tham ra liên kết, liên doanh. Số vốn này cũng là căn cứ để quyết định doanh nghiệp có được thành lập hay không về mặt pháp lý, vốn chủ sở hữu này đóng vai trò quan trọng đối việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . II\ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.Những công tác quản lý vốn cố định Quản lý vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh sự vận động của vốn cố định gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất cuả nó tài sản cố định .Vì vậy để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn cố định trước hết cần nghiên cứư những tính chất và đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp ,trong bất cứ quá trình sản xuất nào cũng cần phải có sự tham gia của hai yếu tố sức lao dộng và tư liệu sản xuất ,tài sản cố định trong doanh nghiệp được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình đó mặc dù tài sản cố định bị hao mòn song chúng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu .Chỉ khi nào tài sản cố định đã bị hao mòn và hư hỏng hoàn toàn xét thấy không có lợi vè mặt kinh tế thì khi đó chúng mới được thay thế và đổi mới . Để quản lý tốt tài sản cố định ta cần có những hình thức quản lý sau : +Khấu hao tài sản cố định vào quá trình sản xuất kinh doanh thì những tài sản sẽ chịu sự hao mòn nhất định là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là những hao mòn của tài sản cố định mà ta nhìn thấy được, cảm nhận được là những hao mòn do sự tác động như lý hoá học lên tài sản cố định, hao mòn này ngày càng tăng theo thời gian hao mòn này được chuyển dịch dần dần vào những sảm phẩm được sản xuất ra. Hao mòn vô hình là những hao mòn do chịu sự tác động của sự phát triển của khoa học kĩ thuật hay là do năng suất. Người ta sản xuất ra những máy móc giá thành như cũ nhưng năng suất tốt hơn , nhiều tính năng hơn , tốc độ cao hơn , nói chung là tốt hơn máy móc cũ, điều này khiến những máy móc cũ sẽ ít được sử dụng hơn và đây chính là hao mòn vô hình . Chính vì sự hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình nên trong quá trình sử dụng tài sản cố định các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu để tìn ra những biện pháp giảm bớt tổn thất do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình gây ra như : Nâng cao trình độ tài sản cố định về thời gian và cường độ , hạ giá thành chế tạo , tổ chức tốt công tác bảo quản và sửa chữa máy móc thiết bị , đẩy mạnhviệc cải tiến máy móc thiết bịnâng cao trình độ tay nghề của công nhân .Về khấu hao tài sản cố định ,khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ có hệ thống chi phí doanh nghiệp đã đầu tư để có được tài sản vào sử dụng ,vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng tài sản phù hợp với cách thức sản xuất tài sản Tài sản cố định được sử dụng sản xuất trong nhiều chu kỳ sản xuất hình thái vật chất không bị thay đổi giá trị của nó hao mòn và được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm làm ra, giá trị này được thu lại dưới hình thức khấu hao được hoạch toán vào giá trị sản phẩm để hình thành lên quỹ khấu hao để đáp ứng cho nhu cầu sửa chữa , khắc phục cải tạo đổi mới hoặc mở rộng tài sản cố định. Thực chất việc khấu hao tài sản cố định là sự mất dần của tài sản cố định trong quá trình sử dụng, phần giá trị này được bù đắp lại bằng sự dịch chuyển dần dần vào giá trị của sản phẩm được sản xuất ra. + Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định . Kế hoạch khấu hao tài sản cố định là 1 bộ phận quan trọng trong kế hoạch tài chính doanh nghiệp, kế hoạch khấu hao tài sản cố định trong năm, kế hoạch xác định tổng giá trị tài sản cố định bình quân cần tính khấu hao, mức khấu hao trích trong năm và tình phân phối, sử dụng các quỹ khấu hao. Thực hiện tốt kế hoạch khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng vì hai lý do sau: - Kế hoạch khấu hao tài sản cố định liên quan chặt chẽ với các bộ kế hoạch tài chính khác như kế hoạch chi phí kinh doanh, kế hoạch lợi nhuận , khấu hao về nguồn đầu tư . Thông qua lập kế hoạch khấu hao giúp cho người quản lý đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định ,tình hình thu hồi vốn đầu tư …từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Tổng giá trị bình quân tài sản cố định phải được khấu hao trong năm kế hoạch được xác định : Tổng giá trị Tổng giá trị Tổng giá trị Tổng giá trị Tscđ phải = TSCĐ + TSCĐ tăng bình - TSCĐ giảm khấu hao đầu kỳ trong kỳ trong kỳ Trong đó : Giá trị bình quân TSCĐ Tăng thêm(Giảm) = Trong năm kế hoạch Giá trị TSCĐ tăng(Giảm)trong năm kế hoạch TSCĐ số tháng sử dụng * (không sử dụng ) TSCĐ 12 tháng Trên cơ sở cách tính các chỉ tiêu hàng năm, đầu kỳ doanh nghiệp lập kế hoạch khấu hao cho tài sản cố định lam cơ sở cho việc xác định mức kế hoạch đúng. Hình thành mới, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dần giá trị sử dụng bị giảm và mất giá, hậu quả tất yếu là giảm khối lượng, chất lượng sản phẩm do nó tạo ra. Mặt khác nhu cầu về sản phẩm công nghiệp đòi hởi ngày càng phong phú về chủng loại và yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Bởi vậy muốn đảm bảo sự hoạt động bình thường cửa sản xuất kinh doanh và đạt hiệu quả kinh tế hteo mục tiêu xác định đòi hỏi phải hình thành đổi mới tài sản cố định. Mục đích chủ yếu của hình thành và đổi mới tài sản cố định là làm tăng năng suất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình hình thành và đổi mới tài sản cố định được nthực hiện theo các phương án sau: +Trang bị máy móc thiết bị , thiết bị thông qua đầu tư xây dựng mới +Thay thế máy móc thiết bị cũ đang dùng bằng máy móc thiết bị mới hiện đại hơn. +Cải tiến hiện đại hoá thiết bị máy móc hiện có Bảo dưỡng và sửa chữa Quá trình bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định nó diễn ra thường xuyên, định kỳ, quá trình này nhằm bảo vệ máy móc tránh những hư hỏng của máy móc lâu mới phát hiện quá trình này rất quan trọng vì nó giúp ta thường xuyên biết được tình hình máy móc và sẽ không có những hư hỏng lớn nào xảy ra. 2. Nội dung công tác quản lý vốn lưu động 2.1 Xác định nhu cầu và nguồn vốn Vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn là: Vốn đi vay ngoài và vốn tự có Vốn lưu động định mức năm kế hoạch được xác định trên hai cơ sở : + kế hoạch vốn lưu động năm trước +Nhu cầu về vốn lưu động Vốn lưu động định mức năm kế hoạch được xác định trên hai cơ sở: +Kế hoạch vốn lưu động năm trước +Nhu cầu về vốn lưu động năm kế hoạch Nếu năm trước doanh nghiệp đã tự có một số vốn lưu động nhất định thì năm kế hoạch chỉ lập kế hoạch nguồn vốn lưu động nhằn tìm ra sức thừa họăc sức thiếu với nhu cầu của vốn lưu động định mức năm kế hoạch. Số vốn lưu động tự có cần thiết cho năm kế hoạch trước hết bù đắp bằng số vốn lưu động tự có và coi như từ năm trước chuyển sang . Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động thêm như nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốn liên doanh. 2.2 Quản lý dự trữ Quản lý dự trữ là việc tính toán sản lượng và thời gian các khoản dự trữ sao cho hợp lý đảm bảo không quá nhiều, không quá ít, tránh được tình trạng ứ đọng vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được liên tục .Vốn dự trữ là dùng để mua nguyên vật liệu ,phụ tùng thay thế ….dự trữ và chuẩn bị đưa vào sản xuất. Như vạy vốn lưu động ít phản ánh sản lượng vật tư hàng hoá ở các khâu nhiều hay ít. Nhưng mặt khác vốn lưu động luân chuyển nhanh chóng hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư tiết kiệm hay không ,thời gian nằm ở khâu sản xuất và khâu lưu thông sản phẩm có hợp lý hay không. Bởi vậy thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động còn có thể đánh giá một cách kịp thời với các mặt mua sắm, dự trữ,sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp . 2.3 Quản lý các khoản phải thu Trong công tác quản lý các khoản phải thu, chủ yếu quản lý các khoản phải thu của khách hàng, các khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác, các khoản nợ khó đòi, các khoản trả trước … Ngoài ra theo NĐ59\CP còn có các khoản phải thu thu từ hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thu từ cho thuê tài sản, thu từ hoạt động liên doanh, góp vốn cổ phần, thu từ hoạt động liên kết…. 2.4\Quản lý tiền mặt Trong công tác quản lý tiền mặt của mỗi doanh nghiệp thường bao gồm: việc thu chi các khoản tiền mặt chi trả lương cho công nhân viên, cho người cung ứng, trong công tác thu mua nguên vậ liệu, các khoản ứng trớc cho công nhân viên. Vì vậy nó quan hệ chặt chẽ với công tác quản lý dự trữ và công tác xách định nhu cầu của nguồn vốn .Vì hầu hết các khoản chi tiền mặt chủ yếu mua nguyên vật liệu và chi trả cho công nhân là chính mà các khoản chi này sẽ được thanh toánvào trong thành phẩn vì thế nó sẽ được thu hồi lại sau khi đã tiêu thụ sản phẩm . III\CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1\ Các chỉ tiêu đánh giá : *Sức sản xuất của Giá trị tổng sản lượng(doanh thu ) Vốn cố định = tổng số vốn cố định trong kỳ (nguyên giá) Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định theo nguyên giá thì đem lại bao nhiêu đồng giá sản lượng (doanh thu) chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ vốn cố định sử dụng càng có hiệu quả . * Sức sinh lợi của = Giá trị tổng sản lượng(doanh thu)/ Vốn cố định vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết 1đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng giá trị tổng sản lượng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt , điều này có nghĩa doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng ngày càng có hiệu quả. * Sức sinh lợi của vốn lưu động = lợi nhuận / Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận .Chỉ tiêu này càng cao càng tốt , điều đó có nghĩa là sinh lợi nhuận của vốn lưu động cao và có nghĩa doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận . Số vòng quay của vốn lưu động = tổng doanh thu(ngoài thuế)/ vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ.Nếu số vòng quay càng tăng điều naỳ chứng tỏ rằng vốn được khai thác có hiệu quả. 2.Vì sao các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nó giúp cho doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường , nó có ý nghĩa đối với việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Các doanh nghiệp biết sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả thì sẽ giúp cho doanh nghiệp ngày càng mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình rồi tăng ưu thế cạnh tranh của mình trên thị trường.Nói tóm lại thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nó sẽ giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Nghiên cứu vấn đề nàygiúp cho việc tìm ra các biện pháp hữu hiệu về việc sử dụng hợp lý vốn lưu động làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động vì tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả hay không hiệu quả. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Như đã phân tích ở phần trên ta thấyviệc sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả là rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp .Sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . 3.1Lựa chọn phương án kinh doanh Đối với mọi doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh thì công việc đầu tiên phải làm là lựa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Phương án kinh doanh cho biết là phải làm như thế náo cái gì, tiêu thụ ở đâu,khách hàng là ai, số lượng là bao nhiêu. Vốn sẽ được huy động cho phương án kinh doanhcủa doanh nghiệp, khi doanh nghiệp đã quyết định lựa chọn phương án kinh doanh và chính phương án kinh doanh sẽ cho ta rhấy rằng việc sử dụng vốn đã hiệu quả chưa và phương án kinh doanh cũng tác động đến sự quay vòng của vốn lưu động . Chính vì vậy việc lựa chọn phương án kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp lựa chọn được phương án kinh doanh hợp lý điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã nâng cao được hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình. 3.2 Lựa chọn và áp dụng hợp lý nguồn vốn Để đáp ứng về nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau có thể vay ngân hàng, liên kết ,hay tự huy động đối với doanh nghiệp trong nước. Hay là rót từ công ty mẹ ở nước ngoài về đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài .Việc lựa chọn các nguồn vốn là rất quan trọng, tuy nhiên việc sử dụng đồng vốn càcn quan trọng hơn rất nhiều ,tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, tránh tình trạng điểm vay vốn với lãi suất cao hay làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh chỉ vì lý do đi vay vốn . 3.3 Tổ chức quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh Tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh là biện pháp quan trọng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn ở bộ phận nào. Quản lý tốt sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt, tiêu thụ tốt sẽ không bị đọng vốn ,thu hồi vốn nhanh ,quản lý tốt sẽ tránh được tình tráng không kịp hay sản xuất thừa làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh làm tồn đọng vốn 3.4 Cơ cấu vốn hợp lý Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Điều quan trọng là doanh nghiệp đó sẽ thiết kế cơ cấu vốn như thế nào để phù hợp với doanh nghiệp và với nghành nghề cùa mình kinh doanh. Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn của mình hơn tránh tình trạng thừa thiếu vốn do phân bổ không hợp lý. Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình do biết cách thiết kế được một cơ cấu vốn hợp lý . 3.5 Tăng tốc độ vòng quay vốn lưu động Chỉ số vòng quay vốn lưu động cũng được coi là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đưa vốn vào sản xuất kinh doanh thì kết thúc chu kỳ kinh doanh doanh nghiệp thu hồi vốn về . Tuỳ theo điều kiện kinh doanh của tửng doanh nghiệp mà quay vòng vốn lưu động là khác nhau . Tuy nhiên doanh nghiệp có thể hoàn toàn tăng số vòng quay vốn lưu động của mình bằng cách như quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh và nhanh chóng thu hồi vốn, làm tốt ở khâu tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn về. Doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả phải làm sao ngày càng tăng được số vòng quay vốn của mình trong một năm hoặc một quý là những đơn vị để tính. Sự vòng quay vốn lưu động chứng tỏ doanh nghiệp không để vốn ứ đọng tránh được lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY PRUDENTIAL VIỆT NAM I.TÌNH HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY PRUDENTIAL VIỆT NAM . 1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1\ Sơ lược quá trình hình thành công ty Prudential Tập đoàn Prudential là tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ hàng đầu thế giới,được thành lập tại Lon Don Vương quốc Anh vào năm 1848,trụ sở chính của tập đoàn đặt tại 142 Holbonrbars Lon Don EC1N2NH,Vương Quốc Anh.Trải qua 154 năm kinh doanh trong lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ và đầu tư tài chính, đến nay Prudential đã có mặt trên 150 quốc gia khác nhau trên thế giới, hiện tập đoàn đang quản lý một lượng tài sản khổng lồ trên 270 tỷ $, số nv trên toà thế giới trên 20000 người và hiện đang bảo vệ tài chính cho khoảng 13 triệu gia đình trên toàn thế giới. ở châu á Prudential hiện có mặt tại 12 quốc gia: ấn độ, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Myanma và Việt Nam . Trụ sở chính của công ty đặt tại Hồng Kông. Tại Việt Nam Prudential khai trương văn phòng đầu tiên trụ sở đặt tại Hà Nội vào năm 1995. Hai năm sau năm 1997 Prudential châu á (PCA) tiếp tục khai trương vănphòng thứ hai tại Việt Nam đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, trong bốn năm có mặt tại Việt Nam PCA đã nghiên cứu thị trường ,hoạch định chiến lược kinh doanh ,đồng thời PCA nhanh chóng hoành tất các thủ tục cần thiết để được phép đầu tư trực tiếp vào Việt Nam . Ngày 29 tháng 10 năm 1999,PCA chính thức thành lập chi nhánh tại Hà Nộitheo giấy phép đầu tư số 2138/Cp của bộ kế hoạch và đầu tư , tên đầy đủ của công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam ,tên giao dịch là Prudential ,là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trụ sở chính của Prudential Việt Nam đặt tại tầng 25,Sài Gòn Trade centre 37 Tôn Đức Thắng ,Quận 1,Thành Phố Hồ Chí Minh ,chi nhánh miền bắccủa công ty đặt tạiphòng D&E tầng 1,63 Lý Thái Tổ,Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội. Thời gian hoạt động của Prudential là 50 năm keer từ ngày cấp giấy phép đầu tư với số vốn đầu tư ban đầu là 15 triệu $. 1.2 Quá trình phát triển Prudential Việt Nam trong 3 năm qua. Mới có mặt ba năm tại Việt Nam nhưng Prudential đã tỏ ra rất năng động và có kinh nghiệm trong xâm nhập thị trường, tuy mới ba năm nhưng Prudential đã thể hiện được là một tập đoàn lớn về tài chính kinh nghiệm trong lĩnh vực Bảo hiểm và cam kết làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Về tài chính: Thành lập với số vốn ban đầu là 15 triệu USD trong đó có một triệu là ký quỹ. Tháng 6 năm 2001 Prudential đã ăng số vốn của mình nên 40 triệu USD, tháng 10 năm 2002 Prudential tiếp tục tăng số vốn của mình nên là 61 triệu USD. * Về nhân viên: Năm 1999 số nhân viên là 80; Năm 2000 số nhân viên là 352; Năm 2001 số nhân viên là 675; Năm 2002 số nhân viên là 1070. Ta thấy rằng chỉ trong vài năm Prudential đã không ngừng tăng số nhân viên của mình với mục đích nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh điều này chứng tỏ công ty đã rất chú trọng tới việc phát triển nguồn lực của mình. Đại lý, tư vấn: Năm 1999 số đại lý của công ty là 281; Năm 2000 số đại lý của công ty là 5678; Năm 2001 số đại lý của công ty là 17210; Năm 2002 số đại lý của công ty là 30237. Số lượng đại lý tăng rất nhanh trong vài năm vừa qua chứng tỏ Prudential đã mở rộng mạng lưới đại lý rất nhanh nhằm xâm nhập thị trường Việt Nam một cách nhanh nhất. Số hợp đồng đã ký kết: Năm 2000 số hợp đồng ký kết được với khách hàng 153181 hợp đồng; Năm 2001 số hợp đồng ký kết được với khách hàng 319596 hợp đồng; Năm 2002 số hợp đồng ký kết được với khách hàng 1003278 hợp đồng; Số tiền đền bù cho khách hàng tham gia mua Bảo hiểm (VND): Năm 1999 số tiền đền bù là 0 tỷ; Năm 2000 số tiền đền bù là 2,8 tỷ; Năm 2001 số tiền đền bù là 11 tỷ; Năm 2002 số tiền đền bù là 17,6 tỷ. Hoạt động khác về tài chính: Thành lập quỹ đầu tư tại Việt Nam với công ty Dragon (của Anh) với số vốn ban đầu là 10 triệu USD. Mua cổ phiếu của các công ty: công ty cổ phần điện lạnh (REE); công ty đồ hộp Hạ long; công ty chế biến thực phẩm (Lafooco) và trong tương lai Prudential đang có rất nhiều dự án đầu tư về hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng. Mới đây nhất Prudential liên kết với công ty cổ phần xây dựng kiến trúc AA thành lập ra công ty liên doanh văn phòng Prudential- AA, thời gian hoạt động 40 năm kể từ ngày cấp giấy phép với số vốn là 1 triệu USD, công ty này sẽ hoạt động trong lĩnh vực cải tạo, trang bị toà nhà làm văn phòng cho thuê đạt tiêu chuẩn quốc tế và kinh doanh dịch vụ văn phòng. 2. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Prudential Việt Nam. 2.1. Cơ cấu tổ chức. Stt Các phòng ban chức năng 01 Phòng điều hành quan hệ đối ngoại 02 Phòng nhân sự hành chính 03 Phòng điều hành hỗ trợ đại lý 04 Phòng điều hành phát triển kinh doanh khu vực 05 Phòng dịch vụ pháp lý 06 Phòng thẩm định y khoa 07 Phòng huấn luyện và giáo dục 08 Phòng thẩm định Bảo hiểm 09 Phòng quản lý tài sản 10 Phòng cung ứng vật tư 11 Phòng thẩm định dự án đầu tư 12 Phòng kế toán 13 Phòng tiếp nhận và phát hành hợp đồng 14 Phòng tính phí 15 Phòng giao dich Bảo hiểm Phòng điều hành và quan hệ đối ngoại: Coi đây như là một cơ quan phát ngôn của công ty, có chức năng trả lời với cơ quan công luận những vấn đề liên quan đến công ty và đảm nhiệm những vấn đề liên quan đến công ty về mặt ngôn luận. Phòng nhân sự hành chính: Chức năng tuyển dụng nhân viên của công ty, lương của nhân viên, thăng chức bậc của các nhân viên. Phòng hỗ trợ đại lý: Nhằm hỗ trọ đại lý khi cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh của đại lý như về tài liệu, điện thoại, vấn đề nhân viên ấn… Phòng điều hành và phát triển kinh doanh: Nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các ban, các nhóm bằng các chương trình thưởng, các cuộc hội thảo và phát triển các khu vực kinh doanh ở các khu vực mới. Phòng dịch vụ pháp lý: Chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến công ty, nhân viên, đại lý. Phòng thẩm định y khoa: Phục vụ thẩm định, khám sức khoẻ các khách hàng khi có yêu cầu của công ty, phục vụ quá trình phát triển hợp đồng. Phòng huấn luyện và giáo dục: Huấn luyện nhân viên và đại lý. Từng tháng phục vụ yêu cầu phát triển mạng lưới đại lý của công ty. Phòng thẩm định bảo hiểm: Có chức năng thẩm định các hồ sơ Bảo hiểm từ đó đưa ra quyết định chấp nhận Bảo hiểm hay từ chối Bảo hiểm của công ty đối với khách hàng, phục vụ quá trình phát hành hoạt động. Phòng quản lý tài sản: Có chức năng quản lý những tài sản của công ty như máy móc, điện thoại. Phòng cung ứng vật tư: Phòng này có chức năng cung ứng vật tư khi công ty yêu cầu công ty mang tính định kỳ và khi công ty mở thêm chi nhánh. Phòng thẩm định dự án đầu tư: Phòng này có chức năng đánh giá và đưa ra các quyết định có đầu tư hay không đầu tư đối với các dự án đầu tư của công ty. Phòng kế toán: Phòng tiếp nhận và phát hành hợp đồng: Có chức năng quan trọng trong qua trình phát hành hợp đồng, sau khi hồ sơ được thẩm địh qua phòng thẩm định sec được đưa tới phòng này, phòng này có chức năng tiếp nhận các hồ sơ yêu cầu Bảo hiểm từ phòng thẩm định dể phát hành hợp đồng. Phòng tính phí: Đây là phòng có chức năng đưa ra các biểu phí đối với các sản phẩm của công ty và có yêu cầu tăng ph._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0006.doc
Tài liệu liên quan