Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là cơ sở tự nhiên và là tiền đề của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế. Bởi vì đất đai không chỉ tham gia với tư cách là một nhân tố mà còn là một nhân tố tích cực của sản xuất. Do đó việc quản lý và sử dụng đầy đủ hợp lý nguồn tài nguyên này để đem lại lợi ích cao nhất cho con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. Nước ta với tổng diện

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích tự nhiên là 33 triệu ha, nhưng đất nông nghiệp nước ta chỉ có 7,3 triệu ha, còn lại là đồi núi, sông ngòi. Dân số đông nhưng tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. Việc khai thác nguồn tài nguyên đất đai cũng đã được con người chú ý từ lâu, tương ứng với từng thời kỳ lịch sử nên có phương thức sử dụng đất khác nhau. Do đặc điểm đất đai là có vị trí cố định, vì vậy việc quản lý và sử dụng một cách hợp lý luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Luật đất đai được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/7/1993 và được sửa đổi bổ xung năm 2003. Cùng với luật đất đai còn có luật bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng đất, khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, muốn phát huy mặt tích cực thì việc quản lý và sử dụng đất đai là một yếu tố tiên quyết tới sự phát triển kinh tế hộ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Để đi sâu vào tìm hiểu đất đai, từ lâu các cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học đã có công trình nghiên cứu về cách quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý, hiệu quả đưa các loại giống cây trồng sao cho phù hợp với từng loại đất thay thế các loại cây trồng không có hiệu quả, làm tăng năng xuất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất đai, tăng độ che phủ chống sói mòn và các yếu tố liên quan tới các yếu tố kinh tế - xã hội và yếu tố môi trường. Đối với từng vùng, từng địa phương, từng loại đất cụ thể để có những hình thức sử dụng đất khác nhau sao cho phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế, sử dụng và quản lý một cách hợp lý. Đây là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững giữa Nông - Lâm - Công nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của Đất nước. Cự Đồng là một xã miền núi của huyện Thanh Sơn - Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên là 1651 ha. Trong đó đất nông nghiệp là : 335,03 ha, đất lâm nghiệp là 695,0 ha, chiếm 42.1% tổng diện tích đất tự nhiên, địa hình đồi núi phức tạp đi lại khó khăn. Để phát triển kinh tế giữa Nông nghiệp và Lâm nghiệp của xã cần phải đầu tư mở và nâng cấp các tuyến đường liên thôn đến trục đường chính để đảm bảo cho sự vận chuyển giống cây trồng cũng như sản phẩm thu hoạch. Việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp cần phải được quan tâm, quy hoạch từng vùng từng loại đất để đưa các loại cây trồng hợp lý, tránh sự chặt phá, khai thác rừng bừa bãi làm nương rẫy dẫn đến sói mòn làm mất độ phì nhiêu màu mỡ, gây ra lũ lụt. Xuất phát từ thực tế trên trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại địa phương. Em được phân công nghiên cứu đề tài "Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp" ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. - Giải quyết vấn đề quy hoạch quản lý và sử dụng đất đai, đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của xã Cự Đồng. - Định hướng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp. 3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp lịch sử. - Thu thập tài liệu. 4.Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi không gian : đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Cự Đồng - Thanh sơn - Phú Thọ. - Phạm vi thời gian : từ 1/1/2008 đến 03/3/2008. 5. Địa điểm nghiên cứu. - UBND xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ. CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG LÂM NGHIỆP I . KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐAI TRONG LÂM NGHIỆP. 1.1 Khái niệm: Quản lý và sử dụng đất đai trong sản xuất lâm nghiệp là một vấn đề phức tạp nó liên quan đến nhiều yếu tố. Do vậy để quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp là một vấn đề khó khăn. Cho đến nay chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh và chính xác. Xong có thể định nghĩa quản lý và sử dụng đất như sau: Quản lý và sử dụng đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước về tổ chức quản lý và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng và quản lý đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội tạo diều kiện bảo vệ đất đai và môi trừơng. Khái niệm trên có thể phân tích như sau: Sử dụng đất đai đầy đủ nghĩa là mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng ở các kế hoạch, quy hoạch. Sử dụng đất đai hợp lý nghĩa là khai thác triệt để mọi loại đất, các vùng đất còn hoang hóa, sử dụng phải phù hợp với đặc điểm, vị trí , diện tích, tính chất tự nhiên. Có hiệu quả cao nhất là phải đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường. Tổ chức sử dụng đất là tìm ra các biện pháp, giải pháp sử dụng cụ thể và là sự khoanh định cho các mục đích sử dụng và các ngành. Sử dụng đất phải đi đôi với cải tạo đất, đất phải được quản lý và duy trì năng lực sản xuất. Giảm tới mức thấp nhất việc sử dụng đất vào các mục đích không có hiệu quả. Như vậy quản lý và sử dụng đất đòi hỏi phải là một quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định mục đích, ý nghĩa của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự quản lý và sử dụng đất nhất định. Quản lý và sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện để đưa đất đai vào sử dụng một cách có hiệu quả, bền vững và đồng thời thực hiện 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích đạt được hiệu quả cao nhất cho xã hội. Bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái. 1.2 Vị trí, vai trò của đất đai. Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất, là môi trừơng sống của mọi loài động vật, thực vật. Đất đai còn là nguyên, vật liệu cho nhiều ngành sản xuất, cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá cho con người. Trong sản xuất lâm nghiệp đất đai đóng vai trò quyết định tới toàn bộ quá trình sản xuất. Không có đất đai thì không thể tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất nào. Do đó vai trò của đất đai trong sản xuất lâm nghiệp nói riêng và trong mọi hoạt động sản xuất nói chung là không thể thiếu thay thế. Nguồn lực đất đai bị giới hạn cùng với nạn khai thác và chặt phá rừng bừa bãi làm nương rẫy. Chính vì vậy cần phải tìm ra một phương thức quản lý và sử dụng đầy đủ và hợp lý nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh tế. - Vị trí đất đai là cố định nó bị giới hạn cả về không gian lẫn thời gian và phạm vi địa lý. Muốn sức sản xuất của đất đai có thể tăng lên nếu con người biết kết hợp khai thác tiềm năng của đất với cải tạo bồi dưỡng chúng một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng độ phì nhiêu của đất. - Quản lý và sử dụng đất đai có vai trò hết sức quan trọng không chỉ trước mắt mà còn cho cả lâu dài, căn cứ vào đặc điểm và điều kiện tự nhiên, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phương hướng và nhiệm vụ của mỗi vùng lãnh thổ quy hoạch sử dụng đất đai theo các vai trò sau: Thông qua các văn bản quy hoạch, nhà nước kiểm soát mọi diễn biến về tình hình đất đai. Từ đó ngăn chặn được tình trạng sử dụng đất đai bừa bãi và lãng phí. Tránh được tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất một cách tùy tiện, hạn chế sự chồng chéo làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông - lâm nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa và đất có rừng. Mặt khác thông qua quy hoạch bắt buộc các hộ sử dụng đất đai chỉ được phép sử dụng đất theo danh giới của mình để nhà nước có cơ sở quản lý đất đai một cách chặt chẽ và trật tự hơn ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực lấn chiếm, tranh chấp, hủy hoại đât phá vỡ đi sự cân bằng sinh thái gây ô nhiễm môi trường dẫn đến kìm hãm sản xuất, tổn thất đất đai, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khó lường về tình hình chính trị, an ninh quốc phòng ở các địa phương nhất là trong giai đoạn hiện nay chuyển đổi nền kinh tế. + Quản lý và sử dụng đất là cơ sở để tiến hành giao cấp đất cho nhân và các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất để phát triển sản xuất phục vụ nhu cầu dân sinh và văn hóa - xã hội. + Quản lý và sử dụng đất đai là điều kiện cho việc xác định các loại đất và tính thuế một cách hợp lý, việc tính thuế và xác định các loại đất phải dựa vào sự phân hạng các loại đất và quy mô đất đai. Do đó quản lý và sử dụng đất đai cần phải có cơ sở khoa học để việc tính thuế sử dụng đất và quy hoạch gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ hợp lý , chính xác hơn. + Quản lý và sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và sử dụng đất đai chi tiết của địa phương mình đảm bảo cho sự lãnh đạo, quản lý tập chung thống nhất từ cấp trên đến các địa phương. Trên cơ sở quy hoạch đất đai, nhà nước bố trí xắp xếp các loại đất cho các đối tượng sử dụng và quản lý tạo điều kiện, cho phép việc sử dụng đất đai hợp lý hơn, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Người sử dụng hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trên phạm vi đất đai mà họ được giao, yên tâm đầu tư, khai thác đất đai của mình. Vì vậy sẽ đảm bảo, nâng cao hiệu quả kinh tế và hủy hoại môi trường. Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp cũng là căn cứ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Trồng các loại cây để trả lại màu xanh cho núi rừng trước đây đã bị con người khai thác, chặt phá bừa bãi vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa giảm được ô nhiễm môi trường. Như vậy quản lý và sử dụng đất đai nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy việc quản lý và sử dụng đất là một trong những căn cứ không thể thiếu được của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý đất đai càng chính xác bao nhiêu thì càng có điều kiện để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội bấy nhiêu. *Đặc điểm của quản lý và sử dụng đất: + Tính lịch sử kinh tế - xã hội. Trong mỗi xã hội ở mỗi thời điểm phát triển nhất định. Lịch sử phát triển của xã hội chính là sự phát triển của quản lý và sử dụng đất đai đều có một hình thái kinh tế - xã hội nhất định ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất nhất định và được thể hiện trên 02 mặt là: Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất. Còn quản lý và sử dụng đất đai được thể hiện ở lực lượng sản xuất đó là quan hệ giữa đất đai với con người , là sức tự nhiên như: Khoanh định , điều tra, đo đạc, thiết kế v.v…ở quan hệ sản xuất đó là giữa người với người như xác nhận bằng văn bản về quyền sở hữu, sử dụng đất giữa những chủ đất đó chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy quản lý và sử dụng đất là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và cũng là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất. Nước ta việc quản lý và sử dụng đất đai để phục vụ cho nhu cầu của con người, phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội. Góp phần tích cực vào sự thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn nhăm sử dụng và bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất cho xã hội.Trong nền kinh tế thị trường quản lý và sử dụng đất góp phần thúc đẩy và giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế - xã hội và các môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất đai. + Quản lý, sử dụng đất đai mang tính dài hạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến, thời hạn quy hoạch sử dụng đất đai thường từ mười năm đến năm mươi năm. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật, nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, các loại cây trồng lâu năm. Từ đó xác định sử dụng trung hạn hay dài hạn về sử dụng đất đai để đề ra các phương hướng chính sách và biện pháp có tính chiến lược và phù hợp với từng loại đất tạo căn cứ khoa học cho việc quản lý và sử dụng đất hàng năm. + Quản lý và sử dụng đất mang tính chiến lược. Quản lý và sử dụng đất đai chỉ được dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu cơ cấu và phân bố sử dụng đất. Với đặc tính dài hạn và trung hạn mang tính chất đại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể chi tiết của sự thay đổi. Quản lý đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược như phương hướng, mục tiêu của chiến lược của việc sử dụng đất đai, cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai , phân bố đất đai và các biện pháp chính sách lớn. Các chỉ tiêu của quản lý đất đai mang tính vĩ mô, tính phương hướng và khai thác về sử dụng đất của các ngành. Do khoảng thời gian tương đối dài nên chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó có khả năng xác định nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa thì quy hoạch càng ổn định hơn. Đồng thời quản lý và sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và lâu dài. + Quản lý và sử dụng đất mang tính khả biến. Với sự tác động của nhiều yếu tố khó có thể dự đoán trước được theo nhiều phương diện khác nhau, quản lý và sử dụng đất đai chỉ là một trong những giai pháp biến đổi hiện trạng , nắm được chính xác số diện tích đất để quy hoạch sử dụng ở trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định. Với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, càng tiến bộ , chính sách và tình hình kinh tế thay đổi các dự kiến ban đầu của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp nữa. Do vậy việc chỉnh sửa bổ xung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là việc làm hết sức cần thiết.Điều này thể hiển tính khả biến của quy hoạch đất đai. Quy hoạch sử dựng đất đai luôn luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo quá trình xoắn ốc '' Quy hoạch- Thực hiện - Quy hoạch lại hoặc chỉnh lý- Tiếp tục thực hiện'' Với chất lượng, mức độ hoàn thiiện và tính phù hợp ngày càng cao. II. MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ. 2.1. Sự cần thiết về mặt pháp lý của quản lý và sử dụng đất đai: Thứ nhất là: Căn cứ vào hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam năm 1992 đã khẳng định: Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Thứ hai là: Căn cứ vào luật đất đai năm 1992 và sửa đổi bổ xung năm 2003 nêu rõ: Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân , nhà nước thống nhất quản lý và đã xác định một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai là quy hoạch, kế hoạch hóa sử dụng đất đai và căn cứ để quyết định giao đất là quy hoạch, kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Thứ ba là căn cứ vào các văn bản dưới luật như nghị quyết 01/1997 của quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11, về kế hoạch sử dụng trong cả nước và đẩy mạnh công tác quy hoạch, sử dụng đất đai. Những căn cứ trên tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý và sử dụng đất đai. Đồng thời giúp nhà nước thống nhất quản lý nguồn tài nguyên đất đai theo đúng quy hoạch kế hoạch để quản lý và sử dụng, tạo điều kiện cho việc khai thác và sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả một cách cao nhất tránh tình trạng lãng phí, hủy hoại đất. Do đó để sử dụng và quản lý đất đai một cách có hiệu quả, tiết kiệm và hợp lý nhất, nhất thiết phải lập quy hoạch sử dụng tối đa. Trách nhiệm lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai được căn cứ vào Luật đất đai năm 2003. Chính phủ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước. Ủy ban nhân dân các cấp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình trình HĐND thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Cơ quan quản lý đất đai TW và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Chính phủ và UBND các cấp lập quy hoạch kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của mình lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai do ngành, lĩnh vực mình phụ trách để trình Chính phủ xét duyệt. Từ những nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của đất đai, đặc biệt là trong quá trình CNH - HĐH đất nước, đồng thời sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã và đang gây áp lực càng lớn đối với đất đai. Đảng và Nhà nước luôn coi đây là vấn đề bức xúc cần được quan tâm hàng đầu, ý chí của toàn Đảng, toàn dân về vấn đề đất đai được thể hiện trong các hệ thống văn bản. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm: Khoanh định các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng, đất đôi thị, đất chưa sử dụng của từng địa phương và của từng hộ. Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước. Nội dung sử dụng đất đai bao gồm: - Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch. - Điều chỉnh kế hoạch sử dựng đất đai cho phù hợp với quy hoạch. - Phải xác định được số lượng từng loại đất cụ thể của từng địa phương, cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là khác nhau, vì thế cần phải điều chỉnh nhu cầu đất đai của từng vùng, từng ngành cho phù hợp. - Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai được căn cứ vào Luật đất đai năm 1993 và năm 2003. - Quốc Hội quy định quy hoạch, kế hoáchử dụng đất đai trong phạm vi cả nước, Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW. - UBND cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nào thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó. - UBND thường vụ Quốc hội thông qu kế hoạch hàng năm của Chỉnh phủ về việc giao đất nông - lâm nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác. - Chính phủ xét duyệt kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW về việc giao đất nông - lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích ANQP. Ngoài những văn bản có tính pháp lý ở mức độ cao như Hiến pháp, Pháp luật còn có các văn bản dưới luật cũng như các văn bản ngành trực tiếp hoạch gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa, nội dung và hướng dẫn phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên việc ban hành một số văn bản dưới luật để cụ thể hóa cơ sở pháp lý của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai còn chậm. 2 .2 Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở xã. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng ở từng địa phương hay ở mỗi một quốc gia để tạo ra những định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng. Từ những năm 1994 trở về trước đất đai chưa được quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý. Do vậy nhân dân ở các địa phươngcó rừng đã tự ý vào rừng chặt phá làm nương rẫy một cách bừa bãi gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hạn hán, lũ lụt, xoáy mòn làm mất đi độ phì nhiêu màu mỡ của đất. Chúng ta đã biết rằng, quy hoạch đất là một công tác hết sức quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ mọt ngành, một lĩnh vực nào. Đặc biệt đối với ngành lâm nghiệp. Các phương án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được xây dựng trên cơ sở hiện trường của các ban ngành liên quan về nhu cầu sử dụng đất, loại đất và phạm vi phân bố sử dụng, nội dung chính của phương án quy hoạch là bố trí xắp xếp cơ cấu đất đai hợp lý theo không gian, thời gian bằng cách khoanh định các loại đất chính để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cần dựa vào mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt tức là xem các phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu phát triển ngành, chỉ tiêu phát triển theo lãnh thổ. Đồng thời căn cứ vào định hướng sử dụng đất của khu vực. Để xác định định hướng sử dụng đất phải dựa vào hiện trạng sử dụng đất, quỹ đất đai hiện có, quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch của các ngành trên địa bàn, chủ trương và chính sách đầu tư phát triển kinh tế, việc định hướng sử dụng đất đai được thực hiện cụ thể cho từng loại đất như: Đất chuyên dùng, đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng. Căn cứ vào việc phát triển kinh tế - xã hội và phương án quy hoạch đất đai để lựa chọn. Sau khi xây dựng được phương án quy hoạch sẽ tiến hành cân đối và điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất, cuối cùng đánh giá và luận chứng phương án quy hoạch, luận chứng phương án quản lý sử dụng đất đai theo ngành, theo lãnh thổ và theo các mục tiêu đặc thù. Phân tích so sánh hiệu quả của các phương án và tính khả thi của các phương án để đánh giá phương án quy hoạch trước hết phải đánh giá tính khả thi về thuật tức là xem xét tính chính xác, độ tin cậy của các thông số và tài liệu cơ bản được sử dụng để xây dựng phương án quy hoạch, mức độ đầy đủ về căn cứ dùng để điều chỉnh các loại sử dụng đất, chất lượng căn bằng quan hệ cung cầu về đất đai để thực hiện các mục tiêu quy hoạch, khả năng điều tiết tốt các yêu cầu sử dụng đất của các ngành, mức độ phù hợp của các chỉ tiêu đất đai với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên, mức độ sử lý các mối quan hệ giữa các cục, bộ và tổng thể giữa trước mắt và lâu dài, giữa quốc gia và địa phương, giữa tập thể và cá nhân. Tiếp đến là đánh giá tính khả thi về tổ chức: Cần xem xét mức độ trưng cầu ý kiến của các đối tượng sử dụng đất trong phương án quy hoạch và tập hợp ý kiến của công chúng, mức cân đối giữa trình độ khả năng đầu tư và các điều kiện đảm bảo cho các phương án được thực hiện. Cuối cùng là đánh giá hiệu quả tổng hợp của phương án quy hoạch, hiệu quả của các phương án thể hiện thông qua hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường - sinh thái. Để tiến hành quy hoạch đất sử dụng đất cho bất kỳ đối tượng nào ở địa phương cần dựa trên các căn cứ chủ yếu sau: + Căn cứ vào chế đọ chính sách và luật pháp nhà nước và các quy định của địa phương về quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng. + Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đối tượng quy hoạch. + Căn cứ vào phương hướng mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đối tượng quy hoạch. + Căn cứ vào điều kiện đất đai tài nguyên và hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng. + Căn cứ vào tập quán và trình độ kỹ thuật canh tác trên địa bàn, căn cứ khả năng đầu tư về vốn, lao động, phổ cập kỹ thuật v.v… Để hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất nói chung phải thực hiện các bước công việc sau đây: + Điều tra thu thập các thông tin về điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch, các cơ sở căn cứ cho việc quy hoạch sử dụng đất: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, điều kiện đất đai tài nguyên rừng, hiện trạng sử dụng đất, các chế độ chính sách liên quan. + Xác định phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ phát triển sản xuất. Đây là một nội dung quan trọng của quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng. Để giải quyết vấn đề này cần căn cứ vào phương hướng phát triển chung của khu vực ( Thể hiện trong các phương án quy hoạch tổng thể và quy hoạch phát triển các ngành sản xuất nông lam nghiệp trên địa bàn) và điều kiện cơ bản về tự nhiên kinh tế - xã hội và đặc biệt là đất đai tài nguyên rừng của đối tượng quy hoạch. + Quản lý và sử dụng đất đai theo đơn vị,theo ngành quản lý sử dụng và theo phương hướng, mục tiêu, nội dung nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn đối tượng. + Ngoài các nội dung cơ bản trên đây, tùy theo quy mô của đối tượng và yêu cầu nhiệm vụ cần đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch ( Thường bao gồm các giải pháp về tổ chức, các giải pháp về kỹ thuật, về đầu tư: lao động, vốn………) đồng thời sơ bộ ước tính đầu tư và hiệu quả khi thực hiện để làm căn cứ thuyết phục cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quy hoạch. Để tiến hành tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở cấp xã cần được tiến hành theo các bước sau: Thành lập tổ công tác ở xã gồm chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) xã các trưởng thôn bản, các cán bộ chuyên môn từ cấp trên cử xuống. Chuẩn bị kế hoạch thực hiện, xây dựng kế hoạch chi tiết, thảo luận và thống nhát trong tổ công tác, thu thập tài liệu liên quan hiện có như : các tài liệu , bản đồ, ranh giới ranh giới hành chính xã, tình hình thực hiện giao đất giao rừng… Điều tra điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên để xây dựng bản đồ tài nguyên thông qua các tài liệu bản đồ hiện có và qua kiểm tra khảo sát thực địa. Thu thập các thông tin về điều kịên dân sinh, kinh tế - xã hội , xác định hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai tổng hợp phân tích đánh gia hiện trạng sử dùng đất và xác định tiềm năng đất đai . 2.3 Thực hiện giao đất, giao rừng, giao đất khoán rừng. Chúng ta biết rằng quy hoạch và sử dụng đất cho bất kỳ đối tượng nào đều phải dựa trên cơ sở quỹ đất đai và điều kiện đất đai đã được giao cho đối tượng đó quản lý và sử dụng. Đối với các đối tượng ở tầm vĩ mô, quy mô diện tích và phạm vi ranh giới đất đai về cơ bản đã được quyết định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể các đơn vị quản lý lãnh thổ từ huyện đến xã đều đã được xác định quy mô diện tích các loại đất đai và phạm vi ranh giới rõ ràng. đối với các đơn vị quản lý kinh doanh , các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng khi được thành lập cũng đều được quyết định rõ quy mô và phạm vi ranh giới căn cứ vào điều kiện cụ thể và chức năng nhiệm vụ của đơn vị khi có quyết định thành lập đơn vị của cấp có thẩm quyền. Đối với các đối tượng sản xuất vĩ mô, về cơ bản quy hoạch sử dụng đất thường gắn liền với việc giao đất. Trên thực tế ở địa bàn các xã hiện nay, giữa các thôn bản tuy có theo chưa có quyết định giao đất chính thức của các cấp có thẩm quỳên, song qua lịch sử phát triển lâu đời giữa các thôn bản nhiều nơi đã hình thành và thống nhất với nhau những đường ranh giới tương đối cụ thể rõ ràng. những ranh giới này cần được hoạch định và thẩm định lại trong quá trình quy hoạch ở cấp xã đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc quy hoạch sử dụng đất và phát triển sản xuất cho các thôn bản. vấn đề giao đất, giao rừng cho các đơn vị , tổ chức cộng đồng và hộ gia đình để quản lý sử dụng và tổ chức sản xuất kinh doanh là một công việc hết sức cần thiết. Việc giao đất, giao rừng cho các đơn vị tổ chưc cộng đồng và các hộ gia đình trên địa bàn phải do chính người dân trực tiếp tham gia thực hiện với sự giúp đỡ của cán bộ cử xuống từ các cơ quan cấp trên thì mới mang lại hiệu quả thiết thực, giao đất giao rừng cần phải tuân thủ theo các chế độ chính sách pháp luật của nhà nước phải phù hợp với các quy định có liên quan và điều kiện cụ thể của địa phương như luật đất đai năm 1993 và sửa đổi bổ xung năm 1998 và 2003. Luật bảo vệ phát triển rừng, các chính sách giao đất giao rừng: Nghị định 02 / CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 về giao đất lâm nghiệp, nghị định 01/ CP ngày 04 tháng 1 năm 1995 về giao khoán đất. 2.4 Một số căn cứ khác. - Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Về điều kiện tự nhiên cần phải xác định được vị trí địa lý, khí hậu, đặc điểm thời tiết, địa hình để từ đó rút ra được những khó khăn, thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Xem xét điều kiện tự nhiên để biết đất đai phù hợp với ngành nào, tài nguyên nước, tài nguyên rừng từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn. - Căn cứ vào thực trạng quỹ đất hiện có cụ thể của từng loại đất để chu chuyển cân đối nguồn tài nguyên đất đai phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương. - Căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế - xã hội như vấn đề lao động, việc làm, cơ cấu dân số, mức sống, nhu cầu phát triển của từng ngành, từng vùng. - Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, các quy hoạch chi tiết và chuyên ngành phải dựa vào quy hoạch để có cách quản lý và sử dụng hợp lý, lấy tổng thể phát triển kinh tế - xã hội làm nền tảng và làm căn cứ quan trọng cho việc lập kế họach chi tiết cho từng ngành để quản lý. - Căn cứ vào tiềm năng của đất đai cả về số lượng và chất lượng xem xét khả năng trong tương lai có thể phát triển được những loại cây trồng gì cho phù hợp với từng loại đất vừa giữ được cảnh quan, môi trường sinh thái vừa tăng hiệu quả sử dụng và tăng hiệu quả kinh tế, phải xem xét đủ cả số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ. Để thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng và các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra thì tổng quy hoạch phải căn cứ vào chính các mục tiêu đó. 2.5.Phát triển loại hình kinh doanh lâm nghiệp theo hướng lâm nghiệp trang trại. Nền kinh tế nông - lâm nghiệp Việt nam ở những giai đoạn trước đây đã xuất hiện các hình thức sản xuất nông - lâm nghiệp tập trung trên quy mô diện tích đât đai khá lớn và sản xuất độc lập. Nó được coi như tiền thân của sự phát triển loại hình kinh doanh lâm nghiệp, sự tồn tại của các trang trại này diễn ra trong suốt thời kỳ phong kiến pháp thuộc. Sau khi xâm chiếm nước ta chúng đã thành lập hàng loạt những đồn điền ở trên cả nước. Khi đất nước ta dành lại chính quyền tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước ta đã chú trọng đến việc phát triển lâm nghiệp với sự xuất hiện của các lâm trường quốc doanh trên cơ sở các đồn điền pháp đã xây dựng trước kia và các mô hình nông lam kết hợp. Từ sau nghị quyết 10/BCT với nội dung tổ chức lại sản xuất trong các hợp tác xã khoán gọn đến hộ gia đình, xác định hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ từ đó đã có số ít hộ gia đình có thành tựu về kinh tế, có kinh nghiệm trong sản xuất có ý trí làm giàu, họ đã tự bỏ vốn đàu tư, công lao động, và tích tụ ruộng đất thông qua chuyển nhượng, thuê mướn để sản xuất với mục đích để sản xuất ra hàng hóa cung cấp cho thị tường từ đó đã hình thành một loại hình kinh tế mới đó là kinh tế trang trại. sự phát triển mạnh về số lượng cũng như quy mô diện tích và hiệu quả tronng sản xuất kinh doanh của các trang trại đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước. tại hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ tư khóa 8, trong khi đề cập nhiều vấn đề kinh tế quan trọng của đất nước nhưng hội nghị vẫn dành nhiều thời gian đề cập đến nhiều vấn đề kinh tế trang trại với nhiều hình thức sở hữu khác nhau như: Nhà nước , tập thể, tư nhân. Do vậy càng thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển mạnh và thu lại những kết quả đáng kể sự tồn tại các loaị hình kinh tế này ngày càng phối hợp với kinh tế nông nghiệp và nông thôn, theo kết quả của tổng điều tra kinh tế nông nghiệp thủy sản năm 2001 cả nước có 60.785 trang trại như vậy số lượng kinh tế trang trại đã tăng 1,18 lần so với năm 1998. trong đó số trang trại trồng cây hàng năm có 21,798 chiếm 35,9 % , trồng cây lâu năm có 16.614 chiế._.m 27, 3 % . công nghiệp có 19.951 chiếm 27,9% . kinh doanh tổng hợp có 2.006 chiếm 3.3%. các trang trại đã sử dụng 369.6 nghìn ha đất và mặt nước để sản xuất kinh doanh . bình quân một trang trại sử dụng 6.08 ha. Về lao động các trang trại đã thu hút 374.701 lao động việc làm , bao gồm cả lao động việc làm và thuê mướn . Bình quân một trang trại có 6,2 lao động trong đó : lao động của chủ trang trại 2,8, thuê mướn 3,4. mức vốn đầu tư của trang trại tính đến ngày 01/10/2001 : 8,2947 tỷ đồng. Bình quân 136,5 triệu đồng trên trang trại, trong đó vốn của chủ trang trại 7,021 tỷ đồng, vay ngân hàng 1,096 tỷ đồng. Nhìn vào số liệu trên chứng tỏ mức độ đầu tư vốn vào để thâm canh đã có sự tăng tiến về mức độ trang bị và trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các trang trại mới ra đời và phát triển trong gần chục năm trở lại đây và một số trang trại mới thành lập trong thời kỳ xây dựng . những năm 2000 đã đạt mức tổng thu 5,3609 tỷ đồng, với tỷ xuất hàng hóa đạt 92,6 % tăng 1,18 lần so với năm 1990. Tổng thu nhập của các trang trại là 1,9058 tỷ đồng. Bình quân mỗi trang trại 35 triệu đồng, thu nhập bình quân một người trên tháng của các nhân khẩu chủ trang trại là 750.000đ. qua số liệu trên cho thấy tốc độ phát triển kinh tế trang trại trong 10 năm từ 1995 - 2005 với nhịp độ phát triển tăng dần năm sau tăng hơn năm trước cả về số lượng lẫn quy mô . Nước ta tình hình sản xuất trang trại từ trước đến nay đặc biệt là từ sau khi có nghị quyết 10/ BTC nhờ và những sách lược đề ra trong nghị quyết này mà lọai hình kinh tế trang trại đã phát triển nhanh chóng. Tình hình phát triển kinh tế trang trại , sự gia tăng về số lượng và quy mô trong 10 năm trở lại đây các trang traị rất năng động trong cơ chế thị trường. Và một lý do quan trọng nữa là họ phải chịu trách nhiệm về đồng vốn của mình bỏ ra về đồng vốn của mình sinh lời nhất . nhìn chung các trang trại chủ yếu sản xuất kinh doanh các lọai hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cung cấp và có lợi thế ở một số vùng miền địa phương khác nhau với mức độ đầu tư sử dụng vốn công lao động. Về công tác quản lý và trình độ khoa học kỹ thuật của các trang trại khác nhau chưa đồng nhất về quy mô diện tích các trang trại khác nhau do vị trí địa lý, địa hình mật độ dân cư và bình quân diện tích đất canh tác trên một nhân khẩu , phần lớn các trang trại có số diện tích rộng là do các chủ trang trại có tiềm lực kinh tế và thông qua chuyển nhượng thuê mướn mà có. 2.6. THỰC HIỆN TỐT VÀ THƯỜNG XUYÊN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM. Trong những năm gần đây nước kinh tế nước ta chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nền kinh tế hội nhập theo định hướng XHCN và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế trong nước trong đó kinh tế nông lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mặc dù tổng thu nhập tỷ trọng kinh tế trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chưa cao , nhưng có vai trò vô cùng quan trọng hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh tế khác, với những tồn tại và yếu kém trong lĩnh vực sản xuất nông lâm của những năm trước đây sản xuất nông lâm nghiệp còn có nhiều manh mún, cơ chế quản lý chưa được đồng bộ công tác khuyến nông khuyến lâm còn nhiều hạn chế do vậy công tác khuyến nông, khưyến lâm được Đảng và nhà nước đặc biệt qiuan tâm và chú trọng. Nổi bật là các chủ trương của đảng khôi phục sinh thái rừng đã bị phá vỡ do tác dộng của thiên nhiên và con người như phủ xanh đất trống đồi núi trọc , khoanh nuôi bảo vệ rừng, bảo tồn các khu rừng nguyên sinh trồng mới và tái sinh rừng mà chỉ tiêu hiện nay của Đảng và nhà nước phấn đấu trồng 5 triệu ha rừng . từ những chủ trương chính sách trên của Đảng và nhà nước ta được thông qua các chương trình dự án đầu tư hỗ trợ cho sản xuất nông lâm nghiệp cụ thể như chương trình 135/CP. Chương trình 134/CP các chương trình Giao Đất giao rừng đối với các dự án như dự án 661 dự án 327, dự án 120 các dự án đầu tư sản xuất chuyển giao khoa học kỹ thuật dự án vay vốn hỗ trợ việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động nông nghiệp nông thôn. Các chương trình khuyến nông, khuyến lâm được Đảng và nhà nước ta chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. đặc biệt đối với các địa phương miền núi , vùng dân tộc thiểu số. Đối với công tác khuyến lâm: Về tư liệu sản xuất người lao động đựơc thụ hưởng chính sách giao đất giao rừng dài hạn, từ đó người lao động làm chủ được công việc của mình yên tâm đầu tư sản xuất, phát huy có hiệu quả tiềm năng của rừng làm lợi cho bản thân cho gia đình cho xã hội. Cụ thể chính sách giao đất, giao rừng với thời gian dài hạn là 50 năm đựoc nhà nước thừa nhận là chủ sử dụng trên diện tích được giao. Bên cạnh đó với chính sách trợ giá trợ cước các mặt hàng đầu tư cho sản xuất nônglâm nghiệp đặc biệt đối với vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn . Như trợ cước phân vô cơ NPK, hỗ trợ về cây trồng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư trồng rừng theo quy hoạch của các dự án thuộc nhà nước quản lý, như trồng rừng theo các dự án 120, dự án 661, dự án 327, trồng rừng theo các loại hình được nhà nước phê duyệt. Cùng với các chính sách khác nhà nước tạo điều kiện cho các chủ rừng người, lao động được vay vốn với lãi xuất thấp và dài hạn để đầu tư vào sản xuất trồng rừng có hiệu quả, các nguồn vốn chủ yếu thông qua các chương trình dự án trồng rừng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam. Từ đó người lao động các chủ rừng có vốn để mua cây trồng chi phí sản xuất công tác quản lý. Về công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông - lâm. Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm coi đây là khâu then chốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được triển khai bằng nhiều hình thức, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản khuyến cáo hướng dẫn cho chủ sử dụng rừng người lao động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cụ thể: chuyển giao khoa học kỹ thuật dán tiếp và trực tiếp. quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý rừng đào tạo kiến thức trồng chăm sóc bảo vệ rừng cho ngươì lao động các chủ rừng, như nghiệp vụ công tác quản lý rừng cho đội ngũ cán bộ trong ngành lâm nghiệp. Đối tượng được chuyển giao khoa học kỹ thuật là các chủ rừng, người lao động triển khai chuyển giao khoa học kỹ thuật trực tiếp tại chỗ thông qua hệ thống khuyến nông khuyến lâm cơ sở. Bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức trồng và chăm sóc rừng để mang lại hiệu quả cao với các hình thức chuyển giao khoa học kỹ thuật đa dạng chủ sử dụng đất rừng và người lao động đã năm vững kiến thức trồng và chăm sóc rừng với các khâu quan trọng như: Kỹ thuật cải tạo đất rừng, kỹ thuật làm đất, trồng cây chọn giống , kỹ thuật bón phân chăm sóc cây trồng, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật thu hoạch và tái sinh rừng trồng sau thu hoạch. Tóm lại: để thúc đẩy kinh tế rừng và phát huy có hiệu quả kinh tế rừng đồng thời nhận rõ vai trò quan trọng của rừng đối với đất nước, rừng không những chỉ có lợi ích về kinh tế mà rừng có vai trò quan trọng trong công tác quốc phòng do vậy những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển rừng nhằm mục đích cân bằng sinh thái và khai thác tiềm năng của rừng trong đó công tác khuyến nông , khuyến lâm là khâu then chốt để nhà nước đầu tư chuyển giao. Thể hiện cụ thể nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sử dụng đất người lao dộng có đủ các điều kiện để đầu tư vaò sản xuát trồng rừng mang lại hiệu quả cao nhất với tiềm năng của rừng. 2.7. Thu hoạch, khai thác chế biến lâm sản Phú thọ là một tỉnh miền núi, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 2/3 tổng diện tích tự nhiên. Trong những năm vừa qua việc giao đất, giao rừng được tiến hành từng bước giao khoán cho các chủ hộ, lâm trường quốc doanh trồng các loại cây lâm nghiệp như cây bạch đàn, keo tai tượng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy bãi bằng. Với lợi thế của địa phương miền núi diện tích trồng rừng kinh tế như trên, qua trình trồng chăm sóc rừng theo đúng yêu cầu kỹ thuật diện tích rừng trồng kinh tế cho thu hoạch để cung cấp cho thị trường và nhà máy giấy đóng trên địa bàn khâu thu hoạch khai thác chế biến có lợi thế rõ rệt : Tuy nhiên phương pháp thu hoạch sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu do vị trí địa lý cho nên không áp dụng biện pháp công nghiệp máy móc. Việc thu hoạch chủ yếu là thu hoạch thô tại chỗ khai thác theo quy trình kỹ thuật khuyến cáo để rừng còn phát triển tái sinh năm sau. Công tác thu hoạch trên đơn vị diện tích đã đến kỳ thu hoạch cây kinh tế. Sau khi khai thác toàn bộ sản phẩm khai thác được vận chuyển đến nhà máy chế biến giấy bãi bằng của tỉnh phú thọ, từ đây toàn bộ sản phẩm được chế biến theo quy trình công nghiệp máy móc với các công đoạn. Chế biến thô; toàn bộ sản phẩm khai thác đã được phân loại tại chỗ và được vận chuyển đến khu công nghiệp nhà máy giấy để chế biến theo khoa học kỹ thuật tiên tiến, trong chế biến thô bước đầu tạo thành các dăm nhỏ sử lý công nghệ đưa vào chế biến nghiền bột giấy và thực hiện các bước tiếp theo. 2.8. Tăng cường năng lực cán bộ địa chính xã. Trước yêu cầu trong công tác quản lý về đất đai quả lý rừng trước hết đòi hỏi cán bộ làm công tác địa chính xã nâng cao trình độ mọi mặt đặc biệt là công tác chuyên môn để làm tốt công tác quản lý đất đai, đặc biệt là đất rừng nhằm tham mưu cho Đảng , chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý đất đai quy hoạch chiến lược phát triển đất rừng. Cụ thể: Cần năng cao phẩm chất chính trị lý luận, nắm vững pháp luật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Về nghiệp vụ chuyên môn: Làm tốt công tác quản lý đất đai, lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất đúng mục đích theo từng giai đoạn thời gian thạm mưu cho chính quyền địa phương trình các cấp phê duyệt sử dụng đất. Thường xuyên nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn thực hiện các thủ tục cấp đất cho các đối tượng được cấp quyền sử dụng đất theo đúng quy định của nhà nước. Thực hiện tốt công tác tham mưu cho đảng chính quyền giải quyết các tranh chấp đất đai để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai tài nguyên rừng. Về phẩm chất đạo đức: Không ngừng học tập và rèn luyện để có phẩm chất đạo đức phẩm chất chính trị vững vàng thực hiện tốt pháp lệnh cán bộ công chức cơ sở do chính phủ quy định. Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội để thực hiện tốt công tácbảo vệ và phát triển rừng. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI. 1. Phương pháp quản lý và sử dụng đất lâm mghiệp. 1.1 Phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng. Định tính là sự phán đoán các mối quan hệ tương tác giữa phát triển kinh tế xã hội với sử dụng đất giữa các ngành và các bộ phận với sử dụng đất đai trên cơ sở số liệu điều tra và xử lý. Đây là giúp ta nhận thức được các tính quy luật trong sử dụng đất. Phân tích định lượng là dựa trên phương pháp số học để lượng hóa mối quan hệ tương hỗ giữa sử dụng đất đai với phát triển kinh tế - xã hội. Với sự phát triển của các ngành, các bộ phận. Phương pháp định lượng là cụ thể hóa các phương pháp định tính trong cân đối việc phân bổ và sử dụng đất đai. Quản lý và sử dụng đất đai là công việc phức tạp và khó khăn nhiều vấn đề sử dụng đất đai có tính quy luật. Phương pháp định tính là công cụ đắc lực giúp nhận thức đúng đắn và làm rõ những quy luật đó. Trong trường hợp tư liệu thông tin chưa hoàn thiện việc phối hợp với các nhà tri thức khoa học và phán đoán kinh nghiệm vô cùng quan trọng, phương pháp kết hợp đó được thực hiện theo trình tự từ phân tích định tính nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phát hiện những vấn đề tồn tại và xu thế phát triển, sau đó trên cơ sở những thông tin, số liệu thu thập được sẽ lượng hóa bằng phương pháp số học. Khi xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai cần kết hợp chặt chẽ giữa phân tích định tính và phân tích định lượng. 1.2 Phương pháp phân tích vĩ mô và phương pháp phân tích vi mô. Phân tích vi mô là nghiên cứu phân bổ và sử dụng đất đai mang tínhcục bộ từng ngành, từng bộ phận, từng khu vực nhằm xác định mối quan hệ giữa sử dụng đất với các yếu tố trong từng ngành ,từng bộ phận. Tức là xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi động thái sử dụng đất với các nhân tố hạn chế. Phân tích vĩ mô là nghiên cứu phân bổ và sử dụng đất đai trên cơ sở toàn nền kinh tế quốc dân và xã hội ở phạm vi tương đối rộng. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai được bắt đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo mục tiêu chiến lược của quy hoạch tổng thể đồng thời căn cứ vào thực tế của các đối tượng sử dụng đất để cụ thể hóa làm sâu thêm nhằn hoàn thiện tối đa hóa quy hoạch. Quyhoạch tổng thể có tác dụng vừa điều tiết vừa khống chế vĩ mô vừa giải quyết các vấn đề vi mô. 1.3 Phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và sử dụng đất đai. Đặc điểm của đất đai là rất đa dạng với nhiều hình thức sử dụng nên việc áp dụng phương pháp toán kinh tế về dự báo trong quản lý và sử dụng đất đai trở thành hệ thống phức tạp mang tính xác suất. Đó là một quá trình đòi hỏi tính sáng tạo, việc áp dụng một cách máy móc các mô hình toán kinh tế chung có thể làm đơn giản hóa hoặc xóa bỏ tính đặc thù của bài toán, đặc biệt khi thiếu các mô hình tương ứng phù hợp với quy hoạh đất đai,với chức năng đa dạng của đất đai với việc dự báo sử dụng đất đai trở thành hệ thống lượng phức tạp mang tính chất xác suất. để sử dụng phương pháp này trước hết phải phân tích các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến dự báo sử dụng tài nguyên đất đai , dự báo sử dụng tài nguyên đất đai luôn chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố : - Nhóm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bao gồm việc sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp, phân bố công nghiệp, xây dựng giao thông liên lạc, thành phố các khu dân cư nông thôn, khu nghỉ ngơi và giải trí, đất quốc phòng, rừng, đất chưa sử dụng… - Nhóm tiến bộ khoa học kỹ thuật : gồm kỹ thuật canh tác, làm đất, tưới tiêu, các phương pháp hóa học, vật lý và sinh học về cải tạo đất, các biện pháp nông lâm thủy chống soáy mòn, quy tụ trong một hệ thống tổ chức lãnh thổ nhất định. Dự báo sử dụng đất có thể thực hiện theo trình tự : Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, dự báo tiềm năng và khả năng cải tạo đất, cân đối nhu cầu sử dụng trong tương lai. Việc áp dụng phương pháp toán kinh tế vào dự báo sử dụng đất phải đạt mục đích là xác định và tìm ra mô hình toán với hàm mục tiêu tối ưu tức là nhận được lượng sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu. Trong đó cần đề cập đầy đủ nhất nhu cầu của con người, những khả năng có hạn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiềm năng của đất cũng như sự đòi hỏi khôi phục độ màu mỡ của đất và yêu cầu bảo vệ thiên nhiên. Hàm mục tiêu thường chứa đựng hai biến số : nhu cầu sử dụng đất và sản lượng thu được với điều kiện ràng buộc là hạn chế về vốn, lao động để áp dụng các biện pháp chu chuyển và cải tạo đất. Trong quản lý và sử dụng đất đai thường có các mô hình dự báo như : dự báo phân bố loại đất, dự báo sử dụng đất cụ thể, dự báo tổng hợp phân bố và sử dụng đất đai. Mục đích cuối cùng của sự chu chuyển các loại đất với nhau là nhằm cải thiện việc sử dụng chúng nhằm tăng chất lượng và giá trị của đất đai. Do đó hàm mục tiêu có thể được biểu diễn là hàm tối đa hóa giá trị của tất cả các loại đất với diện tích của chúng. Để tối ưu hóa các bài toán về tổ chức lãnh thổ có thể áp dụng bài toán vận tải với mô hình tuyến tính hoặc mô hình lưới hoặc bài toán mô hình tuyến tình hoặc mô hình quy hoạch động. Ngoài ra có thể áp dụng mô hình toán học khác phụ tuyến tính hoặc làm tròn số. Trong việc quản lý và sử dụng đất các cấp, việc ứng dụng công nghệ tin học và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý GIS là một yêu cầu cấp bách trong việc xây dựng và hình thành các bản đồ phục vụ quy hoạch, hiệu chỉnh các phương pháp quy hoạch đất đai giúp cho công tác quản lý lưu trữ và hệ thống hóa mọi thông tin cần thiết về các loại bản đồ trên máy tính trong một thời gian dài tạo khả năng bổ xung cập nhật, thường xuyên tra cứu dễ dàng, phục vụ tốt theo yêu cầu của công viêc. 1.4 Phương pháp cân bằng tương đối. Quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai là quá trình diễn thể của hệ thống sử dụng đất dưới sự điều khiển của con người, trong đó đề cập đến sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới thông qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện cân bằng tương đối về tình trạng sử dụng đất ở một thời điểm nào đó theo đà phát triển của kinh tế - xã hội sẽ nảy sinh sự mất cân bằng mới về cung và cầu đối với sử dụng đất. Do đó quy hoạc sử dụng đất đai là một quy hoạch động, sự mất cân đối trong sử dụng đất đai luôn được điều chỉnh và các vấn đề được sử lý nhờ phương pháp tích động. 2. Nội dung và trình tự quản lý và sử dụng đất đai. Để thực hiện các bước và nội dung công việc cụ thể của quản lý và sử dụng đất đai có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nội dung và phương pháp tiến hành lập kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai theo đơn vị lãnh thổ, địa giới hành chính như sau : 2.1 Chuẩn bị điều tra cơ bản. Xây dựng và đề xuất công tác quản lý và sử dụng đất đai của địa phương, khảo sát điều tra sơ bộ, xác định rõ mục tiêu yêu cầu, xin ý kiến chỉ đạo của UBND và cơ quan địa chính có thẩm quyền. Lập ban chỉ đạo tổ chức lực lượng và chuẩn bị triển khai. Điều tra cơ bản thực hiện công tác nội nghiệp. Chuẩn bị hệ thống các biểu mẫu điều tra như thiết kế các mẫu biểu thích hợp, thuận tiện để nhập và sử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch và sử dụng đất đai trong quá trình điều tra. Tùy từng tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương mà thu thập điều tra các tài liệu thông tin số liệu liên quan đến quy hoạch như : các số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường sinh thái trên địa bàn quản lý. Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua, các nghị quyết liên quan đến các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong những năm sắp tới. Số liệu về sử dụng đất đai trong 5 đến 10 năm. Định mức sử dụng và giá đất hiện hành của địa phương các tài liệu, số liệu về chất lượng đất đai như đặc tính nông hóa, thổ nhưỡng đánh giá phân hạng đất, mức độ rửa trôi soáy mòn đất, độ nhiễm mặn nhiễm phèn, các số liệu liên quan đến quy hoạch. Các tài liệu bản đồ hiện có như bản đồ nền địa hình, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, bản đồ quy hoạch đã làm trước đây và các bản đồ có liên quan. Trên cơ sở kết quả nội nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp, khảo sát và thực hiện bổ xung, chỉnh lý tài liệu ngoài thực địa như phỏng vấn, khoảng ước lượng đo đường thẳng. 2.2 Phân tích điều kiện tự nhiện kinh tế - xã hội. a. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên. * Vị trí địa lý. Cần phải so với các trục giao thông chính, các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa quan trọng trong khu vực, xác định được tọa độ địa lý và danh giới giáp các vùng xung quanh, các lợi thế và hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất đai. * Địa hình. Về địa hình cần kiến tạo chung, phân cấp độ cao, độ dốc hướng dốc, xu hướng địa hình. Đặc điểm phân tiểu vùng theo yếu tố độ cao như chũng, bằng, bán sơn địa, đồi núi cao và các lợi thế của yếu tố địa hình đối với sản xuất và sử dụng đất đai. * Phân tích về điều kiện khí hậu. Nắm rõ được đặc điểm của vùng khí hậu như nhiệt độ trung bình năm, tháng nào cao nhất và thấp nhất, về nắng phải nắm rõ số ngày, giờ nắng trung bình / năm, mùa, tháng. Về mùa mưa phải nắm rõ mùa mưa, lượng mưa trung bình trên năm, tháng cao nhất và thấp nhất. Về độ ẩm phải xác định được độ ẩm bình quân cao nhất, trung bình, thấp nhất trên năm, trên tháng. Đặc điểm về gió bão lũ lụt, sương mù và các ưu thế hạn chế của yếu tố khí hậu đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai. * Phân tích về chế độ thủy văn. Đối với chế độ thủy văn phải xác định được hệ thống lưu vực mạng lưới sông suối, ao hồ, đập cần phải xác định được chiều dài, chiều rộng, dung tích, điểm đầu điểm cuối, lưu lượng tốc độ dòng chảy, quy luật diễn biến và các ưu thế hạn chế của yếu tố thủy văn đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai như khả năng soáy mòn bạc màu đất, hạn hán. b. Phân tích các loại tài nguyên và cảnh quan môi trường. * Tài nguyên nước. Xét về nguồn nước mặt như vị trí nguồn nước, chất lượng nước, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt theo mùa và khu vực trong năm, nguồn nước ngầm, nước mạch cần phải xác đinh được độ sâu, chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. * Tài nguyên đất. Cần phân tích và nắm được nguồn gốc phát sinh và đặc điểm quá trình hình thành, đặc điểm phân bố mức độ tập trung trên lãnh thổ, các tính chất đặc trưng về lý, hóa tính, khả năng sử dụng theo các tính chất tự nhiên và khi áp dụng các biện pháp cần thiết, mức độ khả năng khai thác sử dụng các loại đất chính mức độ sói mòn, nhiễm phèn, nhiễm độ mặn và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất. * Tài nguyên rừng. Cần khái quát được về tài nguyên rừng như diện tích, phân bổ, trữ lượng các loại rừng, đặc điểm thảm thực vật, động vật rừng quý hiếm và được ghi trong sách đỏ. Yêu cầu bảo vệ nguồn gen động thực vật rừng khai thác sử dụng theo quy trình lâm sinh. * Cảnh quan môi trường. Cần khái quát chung đặc điểm, điều kiện tự nhiên cảnh quan như : Các loại cảnh quan vị trí phân bố, sự biến dạng ưu thế khai thác cho mục đích sử dụng du lịch, sinh thái, hệ sinh thái, các tác nhân và mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, đất đai và các giải pháp hạn chế khác. c. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội. * Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực. Xác định sự chuyển dịch cơ cấu, tốc độ phát triển bình quân, tổng thu nhập, năng xuất và sản lượng các loại sản phẩm đối với sự phát triển đất đai của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Xây dựng dịch vụ, du lịch và các ngành nghề khác. * Phân tích đặc điểm dân số, lao động việc làm và mức sống. Xác định tổng dân số cơ cấu theo nông nghiệp, phi nông nghiệp, đặc điểm phân bố và tỉ lệ tăng dân số tăng tự nhiên và tăng cơ học, quy mô bình quân hộ, lao động và việc làm như tổng số lao động, tỉ lệ lao động so với tổng số dân, cơ cấu theo lĩnh vực, độ tuổi, giới tính, dân tộc, đặc điểm phân bố và vấn đề việc làm, thu nhập và mức sống của các hộ như nguồn thu nhập, mức thu nhập, bình quân trên năm của hộ, đầu người cân đối thu chi đối với việc sử dụng đất đai. * Thực trạng phát triển và phân bố dân cư. Hệ thống khu dân cư hình thức định canh định cư, phân loại khu dân cư theo ý nghĩa và vai trò, quy mô diện tích, số dân, số hộ và khả năng phát triển mở rộng, áp lực đối với việc sử dụng đất đai. * Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. Hiện trạng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản và các công trình về thương mại dịch vụ, du lịch, văn hóa giáo dục thể thao, y tế, bưu chính viễn thông, năng lượng, an ninh quốc phòng, phải xác định rõ được loại công trình, đặc tính kỹ thuật, chức năng, diện tích chiếm đất, vị trí phân bổ, mức độ hợp lý và hiệu quả sử dụng đất đai. Như vậy mục tiêu của sự phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội là nhằm phân tích đánh giá đặc điểm của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, đặc điểm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường để xác định được các lợi thế và hạn chế trong sử dụng đất đai với phát triển kinh tế xã hội so sánh với các vùng khác đồng thời xác định được áp lực của thực trạng phát triển kinh tế - xã hội đối với việc sử dụng đất đai. 3. Đánh giá tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tính thích nghi của đất đai. Mục tiêu là đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai qua 2 thời kỳ trước và sau luật đất đai 1993 đến nay. Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất; phát hiện quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động đất đai qua các thời kỳ, xác định những bất hợp lý cần phải giải quyết trong quy hoạch sử dụng đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng và hiệu quả sản xuất đất đai, tạo ra những luận cứ để lập quy hoạch sử dụng đất đai, kết quả của việc đánh giá tính thích nghi của đất đai là cơ sở và căn cứ để xác định tiềm năng đất đai theo các mục đích sử dụng. Việc đánh giá sẽ đưa ra dự báo khoa học về sự thích hợp của đất nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai tức là xác định được tiềm năng đất đai cả về số lượng, chất lượng mức độ tập trung, vị trí phân bổ để đưa ra định hướng sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất đai hiện có đến năm định hình quy hoạch hoặc định hướng sử dụng đất đai cho thời gian xa hơn. * Đánh giá tình hình quản lý đất đai. - Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai thời kỳ trước năm 1993. - Đánh giá tình hình quản lý đất đai thông qua việc đánh giá tình hình thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai sau khi ban hành luật đất đai năm 1993. Cụ thể về công tác điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính, công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác phân trạng và định giá đất, công tác giao đất và cho thuê đất, công tác thống kê đất, công tác đăng ký đất, công tác thanh tra giải quyết tranh chấp. * Phân tích hiện trạng sử đụng đất. + Phân tích loại hình sử dụng đất đai. Loại hình sử dụng đất đai được xác định thống nhất trong cả nước. Sau khi điều tra phân loại hiện trạng sử dụng đất đai, tùy thuộc vào từng loại hình sử dụng đất đai sẽ phân tích các chỉ tiêu như : diện tích, tỷ lệ phần trăm so với toàn bộ quỹ đất, tổng diện tích đang sử dụng và diện tích của loại đất chính. Đặc điểm phân bố các loại đất trên địa bàn lãnh thổ, bình quân diện tích loại đất trên đầu người. + Phân tích hiệu quả sử dụng đất. Hiệu quả sử dụng đất đai được biểu thị mức độ khai thác sử dụng đất đai và thường được đánh giá thông qua 1 số chỉ tiêu như : * Tỷ lệ sử dụng đất đai (TLSDĐĐ) tính theo phần trăm. Tổng diện tích đất đai - diện tích đất chưa sử dụng TLSDĐĐ%= Tổng diện tích đất đai * Tỷ lệ sử dụng loại đất (TLSDĐĐ) Diện tích của từng loại đất TLSDĐĐ%= Tổng diện tích đất đai * Hệ số sử dụng đất đai (TLSDĐĐ) Tổng diện tích gieo trồng trong năm TLSDĐĐ canh tác ( lần) = Diện tích đất cây hàng năm ( đất canh tác ) * Độ che phủ tính theo % (ĐCP) tức hiệu quả về môi trường Diện tích đất lâm nghiệp có rừng + đất cây lâu năm ĐCP% = Diện tích đất đai * Phân tích hiệu quả sản xuất của đất đai. Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc sử dụng đất đai tức phản ánh hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đai. Để đánh giá hiệu quả sản xuất của đất đai thường dựa vào các chỉ tiêu như : Sản lượng (GTSL) một loại cây trồng Năng suất cây trồng = Diện tích cây trồng đó Giá trị tổng sản lượng nông lâm, ngư Giá trị tổng sản lượng của = đơn vị diện tích đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp Sản lượng (DTSL) cây trồng Sản lượng (GTSL) của đơn vị diện tích gieo trồng = Diện tích gieo trồng Sản lượng (DTSL) sản phẩm thủy sản Sản lượng (GTSL) = của đơn vị diện tích mặt nước Diện tích mặt nước Giá trị sản lượng đất trồng trọt Tổng giá trị sản lượng cây nông nghiệp = trên diện tích đất đai trồng trọt Diện tích đất đai, trồng cây nông nghiệp đó Giá trị sản lượng nông nghiệp Giá trị sản lượng nông nghiệp = của đơn vị diện tích đất đai Diện tích đất đai nông nghiệp * Phân tích mức độ thích hợp, tổng hợp hiện trạng, biến động đất đai. Mức độ thích hợp sử dụng đất đai biểu thị sự phù hợp của các thuộc tính tự nhiên của đất đai với mục đích đang sử dụng. Đất đai có nhiều công dụng khác nhau, tuy nhiên khi sử dụng đất đai cần căn cứ vào tính chất của đất đai để lựa chọn mục đích sử dụng tốt nhất và có lợi nhất. Để đánh giá mức độ thích hợp cần dựa vào kết quả đánh giá mức độ thích nghi của đất đai. Những vấn đề tổng hợp cần phân tích bổ sung đối với hiện trạng sử dụng đất đai bao gồm : Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ phát huy tiềm năng đất đai của địa phương, những mâu thuẫn giữa người và đất. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc sử dụng đất đai sự thống nhất của 3 lợi ích, hiệu quả cho trước mắt và lâu dài. Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất đai, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm và bài học về sử dụng đất đai. Mức độ rửa trôi, soáy mòn, các nguyên nhân biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Mức độ ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu không khí, các nguyên nhân chính và biện pháp khắc phục hạn chế, mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai của các loại đất khu dân cư, đất sử dụng công nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng. Trình độ về hiệu quả sử dụng đất đai và hiệu quả sản xuất so với các vùng tương tự phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất đai của thời kỳ trước quy hoạch từ 5 đến 10 năm : quy luật, xu thế, nguyên nhân biến động, biện pháp bảo vệ và giữ ổn định diện tích đất đai. Biến động sản lượng nông nghiệp nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. Quan hệ giữa đầu tư và hiệu quả thu được trong sử dụng đất đai, tình trạng về vốn, vật tư, đầu tư về khoa học, kỹ thuật… Tính hợp lý về cơ cấu sử dụng đất đai so với vùng, quy hoạch biến đổi, nguyên nhân và giải pháp điều chỉnh. * Đánh giá tính thích nghi của đất đai. Nhiệm vụ của việc đánh giá tính thích nghi là xác định chất lượng đất đai, căn cứ vào mục đích và yêu cầu cụ thể của việc sử dụng đất. Để đánh giá tính thích nghi của đất đai cần phải làm rõ một số vấn đề như : xác định xem mảnh đất đó sử dụng vào mục đích gì là hợp nhất, sử dụng vào mục đích gì sẽ có hiệu quả tổng hợp cao nhất, mức độ thích nghi và hiệu quả ra sao ? Có những yếu tố nào hạn chế đối với mục đích sử dụng được lựa chọn, yếu tố hạn chế là nhân tố bất lợi hoặc điều kiện hạn chế nhất định đối với một loại hình sử dụng nào đó, ví dụ đối với đất nông nghiệp là độ dốc quá lớn, dễ rửa trôi, đất quá chặt hoặc có nhiều cát, tầng canh tác mỏng, chế độ tưới tiêu kém… 4. Dự báo dân số và nhu cầu về đất đai. * Dự báo dân số. Nhiệm vụ trọng tâm của quản lý và sử dụng đất đai là tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giải quyết tốt ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7742.doc
Tài liệu liên quan