Thực trạng và các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Đại Bái tỉnh Bắc Ninh

Lời nói đầu 1- Tính tất yếu của đề tài Trong lịch sử hàng nghìn năm của đất nước Việt Nam, đất Kinh Bắc xưa, nay là tỉnh Bắc Ninh là một trong những cái nôi của nền văn minh dân tộc Việt. Từ xa xưa khi nền kinh tế còn thuần nông, người dân nơi đây đã biết tự sản xuất và sinh hoạt. Trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế- xã hội đã hình thành dần những làng nghề sản xuất CN- TTCN phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư nông thôn. Các sản phẩm của các làng nghề xứ Bắ

doc99 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Đại Bái tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c với sự phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và giá trị thương phẩm cao đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Làng nghề của tỉnh Bắc Ninh đã và đang có tác động rất lớn vào đời sống kinh tế - xã hội của Tỉnh, cần được quan tâm tổ chức, khuyến khích giúp đỡ để phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Theo thống kê, hiện nay cả nước có khoảng 1000 làng nghề, với hơn 2/3 làng nghề truyền thống. Bắc Ninh có 58 làng nghề đang hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có 49 làng nghề sản xuất CN- TTCN, với 56.621 lao động đang sản xuất kinh doanh tại các làng nghề ở nông thôn. Tổng giá trị sản lượng công nghiệp của các làng nghề chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá trị sản lượng công nghiệp trên địa bàn. Hơn nữa trong nông thôn tỉnh Bắc Ninh số lượng người đến độ tuổi lao động là rất lớn, diện tích đất bình quân trên đầu người thấp và ngày càng thu hẹp dần do dân số ngày một tăng nhanh. Vì vậy, phát triển sản xuất tại các làng nghề là một việc làm rất quan trọng. Làng nghề Đại Bái là một trong những LNTT của tỉnh Bắc Ninh, nó ra đời các đây hàng nghìn năm, trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay vẫn tồn tại và phát triển. Sản phẩm của làng rất nổi tiếng cả trong và ngoài nước và được nhiều thế hệ biết đến. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, làng nghề Đại Bái nói riêng và làng nghề nói chung vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn tồn tại, cần phải có nhiều biện pháp để giải quyết. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra mà em chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là “Thực trạng và các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Đại Bái tỉnh Bắc Ninh ”. 2- Mục đích của đề tài. Làm rõ vai trò, vị trí của LNTT và sự cần thiết phải phát triển LNTT. Làm rõ thực trạng phát triển làng nghề Đại Bái trong những năm gần đây. Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát triển làng nghề Đại Bái, tạo nên động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh. 3- Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời kết hợp chặt chẽ với một số phương pháp như logic, thống kê, phân tích, so sánh…trên cơ sở quán triệt quan điểm Đảng và nhà nước về phát triển LNTT. 4- Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 3 chương. Chương 1: Vị trí, vai trò của LNTT, sự cần thiết phải khôi phục và phát triển LNTT. Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống Đại Bái. Chương 3: Phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển LNTT Đại Bái tỉnh Bắc Ninh. Em xin cảm ơn thầy giáo TS. Trần Quốc Khánh đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Đồng thời em xin cảm ơn thầy cô trong khoa KTNN & PTNT trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và các cán bộ trong phòng chính sách- Sở NN& PTNT tỉnh Bắc Ninh, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài không tránh được những hạn chế thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thày cô và toàn thể các bạn. Hà Nội, tháng 5 năm 2003 Sinh viên: Nguyễn thị hiền Chương I: Vị trí, vai trò của làng nghề truyền thống, sự cần thiết phải khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống I. Làng nghề truyền thống và các tiêu chí xác định làng nghề. Lịch sử đã ghi nhận LNTT đã ra đời cùng với sự phát triển của quốc gia dân tộc, các làng nghề là sản phẩm của nền văn hoá và văn minh dân tộc. Những sản phẩm của làng nghề đều gắn liền với văn hoá của dân tộc, là dấu ấn tự hào của lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước. Xây dựng một nền kinh tế của đất nước không thể thiếu vị trí của nông nghiệp trong đó có LNTT. Ngay ở những nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, Anh, Pháp… vẫn hết sức coi trọng LNTT và LNTT của họ vẫn tồn tại với tỷ lệ khá cao. 1- Làng nghề truyền thống. Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với các thôn làng và các làng nghề. Đó là đặc trưng cho truyền thống kinh tế- văn hoá của xã hội nông thôn Việt Nam. Ngành nghề TCN nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn bao gồm công nghiệp, TTCN, các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống. Ngành nghề TCN ở nông thôn chủ yếu có quy mô sản xuất nhỏ, được thực hiện ở các hộ gia đình hay các cơ sở như tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn…Tuy vậy ngành nghề TCN nông thôn chủ yếu do kinh tế hộ và các doanh nghiệp tư nhân tiến hành. Nhìn chung ở nước ta có khoảng 35% số hộ trong nông thôn làm ngành nghề TCN, trong đó khoảng 30% số hộ làm nông nghiệp có kiêm ngành nghề, 5% số hộ chuyên ngành nghề. Ngành nghề có thể chia ra thành các nhóm như: Chế biến nông, lâm thuỷ sản; cơ khí và sửa chữa công cụ; xây dựng; dịch vụ (vận tải, buôn bán)…Nét đặc biệt là sự phát triển của các yếu tố ngành nghề liên qua chặt chẽ đến yếu tố truyền thống và kinh nghiệm được tích luỹ qua nhiều thế hệ hình thành nên các làng nghề như Bát tràng, Kiêu kỵ (Hà Nội), Hương canh (Vĩnh Phúc), Đại Bái, Đồng kỵ (Bắc Ninh)… Trong một làng có thể có nhiều loại hình sản xuất, điều đó không chỉ có ở các loại hình sản xuất ở các làng nghề mà còn tồn tại ở các làng sản xuất nông nghiệp. Làng nghề là một làng mà trong đó ngành nghề TTCN chiếm vị trí chủ yếu, mang lại giá trị sản xuất cao cho làng, còn sản xuất nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu nhằm giúp cho các người thợ sản xuất tận dụng thời gian dảnh dỗi. Có thể nói: Làng nghề là một cộng đồng dân cư, được cư trú trên một không gian lãnh thổ nhất định tại các vùng nông thôn, có một hay nhiều nghề tồn tại và tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm thủ công của làng nghề có tính độc đáo, có nét tinh tế riêng mà những làng nghề khác không có đồng thời người sản xuất ngành nghề vừa là người thợ vừa là nông dân trong những lúc mùa vụ. Làng nghề được chia thành hai loại: làng nghề truyền thống và làng nghề mới Làng nghề truyền thống thường là những làng nghề xuất hiện lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm, thậm trí hàng ngàn năm, có liên quan chặt chẽ đến yếu tố truyền thống và kinh nghiệm dân gian vốn có qua nhiều thế hệ. Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự lan toả của các LNTT trong những năm gần đây, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, thời kỳ bước sang nền kinh tế thị trường. Ngày nay khái niệm về làng nghề không chỉ còn bó hẹp ở những làng chỉ có những người chuyên làm các ngành nghề TCN mà nó được mở rộng ra theo hướng hiểu là những làng nghề có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ số lao động và số thu nhập so với nghề nông. 2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống. a. Làng nghề truyền thống tồn tại từ rất lâu và gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp. Sự ra đời của LNTT trước tiên được xuất phát từ 1 bí quyết nào đó của làng, sau này do sự phát triển của xã hội, nhu cầu việc làm trong nông thôn ngày càng nhiều. Do vậy mà sự phát triển của LNTT có ý nghĩa rất lớn. Tuy vậy ở nông thôn thì sản xuất nông nghiệp là việc làm không thể thiếu được. Bởi vì tuy sản xuất phi nông nghiệp của làng nghề cũng nhiều khi gặp rất nhiều khó khăn vì vậy mà họ vẫn phải sản xuất nông nghiệp để phục vụ sinh hoạt và nhu cầu sống của họ. b. Nguyên vật liệu trong các làng nghề thường là nguyên vật liệu tại chỗ. Thông thường công việc sản xuất trong các làng nghề thường là tận dụng nguyên vật liệu tại chỗ, đó là các sản phẩm được lấy từ sản phẩm phi nông nghiệp hoặc các sản phẩm khác ngay trong nông thôn nhằm tận dụng những tiềm năng sẵn có vừa nhiều, vừa rẻ mặt khác giúp cho làng nghề kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp. c. Công nghệ sử dụng trong các làng nghề chủ yếu là sử dụng kỹ thuật thủ công truyền thống.. Công nghệ sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là công nghệ thủ công, công nghệ mang tính đơn chiếc, nhiều sản phẩm chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Nhiều làng nghề phát triển, công nghệ được đổi mới nhưng vẫn phải dựa vào đôi bàn tay và khối óc tinh tế của người thợ. d. Phần lớn lao động được sử dụng trong các làng nghề là lao động thủ công, dựa vào đôi bàn tay khéo léo, tinh xảo và đầu óc thẩm mỹ đầy sáng tạo của người thợ. Phương thức dạy nghề chủ yếu là theo phương thức truyền nghề vừa học, vừa làm. e. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu mang tính đơn chiếc, mang nét đặc trưng riêng của làng nghề đó. Mỗi làng nghề đều có những nét đặc trưng riêng, những bí quyết khác nhau mà chỉ có những người thợ ở làng đó mới có thể làm ra nó được. Sản phẩm của mỗi làng có những nét riêng mà mọi người đều có thể phân biệt được sản phẩm của làng đó với các làng khác. Ví dụ như gốm sứ Bát Tràng, gốm Phù Lãng, gốm Đông Triều… Mỗi sản phẩm đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng tôn giáo dân tộc. f. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một số ít đã phát triển thành hợp tác và doanh nghiệp tư nhân. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trong làng nghề truyền thống là hộ gia đình, với hình thức này hầu như mọi thành viên trong gia đình đều được tham gia. Người chủ trong gia đình thường là người thợ giỏi, nắm toàn quyền sản xuất kinh doanh trong gia đình. Tuỳ theo từng công việc mà các gia đình có thể thuê thêm lao động lúc thời vụ. Các gia đình thường tận dụng nơi ở làm mặt bằng sản xuất, huy động mọi tiềm năng có thể khai thác. Tuy nhiên, mô hình này hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển sản xuất kinh doanh. Mỗi gia đình không đủ sức nhận một hợp đồng lớn, không đủ vốn để mua sắm máy móc thiết bị đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm hoặc không có tầm nhìn để định hướng phát triển nghề nghiệp hoặc vạch ra chiến lược sản xuất kinh doanh. Tổ sản xuất là hình thức liên kết một số gia đình cùng sản xuất một mặt hàng, hoặc một gia đình thuê mướn thêm lao động, nó làm tăng sức mạnh để phát triển sản xuất kinh doanh. Các hợp tác xã được phát triển mạnh trong các làng nghề trong thời kỳ tập trung quan niêu cấp và đến nay hầu như đã bị tan dã. Hiện nay do yêu cầu phát triển một số hợp tác xã được thành lập lại nhằm giúp cho các hộ sản xuất trong việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra cũng như cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được phát triển từ một số tổ sản xuất hoặc một số gia đình kinh doanh khá giả đã được hình thành ở rất nhiều làng nghề. Hình thức này đóng vai trò làm vệ tinh cho các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, là trung tâm cầu nối giữa các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với nơi tiêu thụ hoặc nơi cung ứng nguyên vật liệu. Tuy vậy hình thức này ở các làng nghề còn rất ít và mang tính độc quyền. 3. Các tiêu chí xác định làng nghề Làng nghề xưa nay vẫn được xã hội thừa nhận là một thực thể sống động. Tuy nhiên làng nghề ở Việt Nam mới chỉ tồn tại trên danh nghĩa và có tính ước lệ, cảm quan mà chưa được công nhận về mặt pháp lý. Để xác định làng nghề cụ thể người ta đưa ra các tiêu chí xác định làng nghề đó là: - Làng nghề đó phải là những làng quê mà nông nghiệp phát triển đến một trình độ nhất định, nhưng do điều kiện ruộng đất có hạn, dân cư ngày càng đông đúc hơn nên số lao động dư thừa ngày càng nhiều. Nhu cầu giải quyết việc làm để tạo ra thu nhập cho người lao động là đòi hỏi cấp bách của làng. - Phải có ít nhất một người, một gia đình, một doanh nghiệp hay một dòng tộc làm nghề nào đó, sản xuất kinh doanh phát triển nghề đó làm hạt nhân. - Phải tìm được nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của làng. - Phải có sản phẩm đã trở thành hàng hoá, giao lưu đáp ứng được nhu cầu thị trường và công nghệ sản xuất của làng. -Phải có thị trường tiêu thụ độc lập hoặc thị trường giao lưu qua các doanh nghiệp thương mại. -Phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu sản xuất và chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất. -Phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tối thiểu thuận tiện như: đường xá, điện, công cụ sản xuất… -Phải có nguồn lao động trong làng ổn định và tạo ra nguồn lao động phụ ở các địa phương lân cận để đáp ứng nhu cầu lao động khi cần thiết. -Phải có sự quan tâm hỗ trợ về các mặt của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương. Một số tỉnh như Hà Tây, Bắc Ninh lại đưa ra một số tiêu chí cơ bản sau: - Chấp hành tốt các chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước và mọi quyết định hợp pháp của chính quyền địa phương. - Số hộ hoặc lao động làm nghề CN- TTCN ở làng đạt 50% trở nên so với tổng số hộ hoặc số lao động trong làng - Giá trị sản xuất hoặc thu nhập CN- TTCN ở làng chiếm tỷ lệ 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm, đảm bảo vệ sinh môi trường theo các quy định hiện hành - Có các hình thức tổ chức phù hợp, chịu sự quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, gắn với các mục tiêu kinh tế xã hội và làng văn hoá của địa phương. - Tên làng do nhân dân bàn bạc, thống nhất và chính quyền địa phương xem xét đề nghị. - Các tiêu trí cơ bản trên của làng đều phải tồn tại trong 3 năm trở nên. Trong “Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của làng nghề mới, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH- HĐH vùng Đồng bằng Sông Hồng” của Ban kinh tế trung ương tháng 5- 2002 thì làng nghề là một cộng đồng được tập trung trên một địa bàn nhỏ, mà ở đó dân cư cùng nhau sản xuất một hoặc một số loại hàng hoá hoặc dịch vụ, trong đó có ít nhất một sản phẩm hoặc dịch vụ đặc trưng, thu hút đại bộ phận lao động hoặc hộ gia đình tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn so với thu nhập được tạo ra trên địa bàn hoặc cộng đồng dân cư đó. Như vậy, làng nghề phải là những làng có đặc trưng chủ yếu sau: 1. Làng nghề phát triển và gắn với một địa danh cụ thể ở nông thôn. 2. Làng nghề có một nghề chính với một sản phẩm đặc trưng đã trở thành hàng hoá. 3. Làng nghề đang có khả năng thu hút đại bộ phận lao động hoặc hộ gia đình tham gia. 4. Nghề tạo ra thu nhập chính cho dân cư trên địa bàn đó. Với quan niệm làng nghề như trên cho phép chúng ta mở rộng đối tượng và lý giải về sự phát triển của làng nghề. Trên thực tế hiện nay, không chỉ có những làng hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mà cả những làng nghề trong sản xuất nông nghiệp. Trong lịch sử đã chứng minh rằng làng nghề cũng có chu kỳ sống riêng, có nghĩa là có sự hình thành, hưng thịnh rồi suy thoái, mai một bởi sản phẩm của làng nghề có thể đáp ứng được với thị hiếu của xã hội ở giai đoạn này nhưng không đáp ứng được thị hiếu của xã hội ở giai đoạn khác. Vì vậy mà các tiêu trí đưa ra để xác định làng nghề chỉ được xác định một cách tương đối. Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề TTCN đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta và còn tồn tại đến ngày nay. Bao gồm cả những ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hay sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống. Do sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều sản phẩm mới ra đời có ưu thế hơn những sản phẩm truyền thống. Vì thế mà những sản phẩm truyền thống đang có xu hướng mất dần đi và ngày càng xuất hiện nhiều ngành nghề mới để phù hợp với đòi hỏi khách quan của thị trường về cơ cấu, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Ngành nghề truyền thống ở nước ta và riêng tỉnh Bắc Ninh có nhiều loại, có thể chia ngành nghề nông thôn thành 3 nhóm chính. Nhóm 1: Nhóm chế biến nông lâm thuỷ sản. Nhóm 2: Nhóm CN- TTCN và xây dựng. Nhóm 3: Nhóm dịch vụ. Hiện nay nhóm ngành chế biến nông lâm thuỷ sản chiếm 49% là nhóm ngành chiếm tỷ lệ lớn nhất, ngành CN-TTCN và xây dựng chiếm 33% và thấp nhất là ngành dịch vụ chiếm 18%. Theo xu hướng phát triển thì tỷ lệ ngành CN-TTCN, xây dựng và dịch vụ đang có xu hướng tăng dần còn nhóm ngành chế biến nông lâm thuỷ sản đang có xu hướng giảm dần. 4. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề truyền thống a. Thời kỳ trước đổi mới (1986) LNTT ở Việt Nam tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, nó đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc. Lịch sử phát triển LNTT tuân theo quy luật phát triển nghề thủ công trong xã hội loài người. Những công việc thủ công đầu tiên mà tổ tiên ta đã sáng tạo ra đó là những công cụ lao động như búa, cung, tên, chày, đan dệt bằng sợi cây… việc chế tạo ra những sản phẩm đó hết sức đơn sơ và thủ công. Khi xã hội đã phát triển hơn thì nhận thức của con người cũng trở nên tinh tế hơn. Nhờ đôi bàn tay khéo léo và khối óc tinh tế họ không chỉ sản xuất ra một vài sản phẩm mà các sản phẩm được làm ra nhiều hơn và đa dạng hơn, mỗi nghề hình thành nên các cụm sản xuất gồm nhiều hộ sản xuất và phát triển thành làng nghề. Từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 18 nghề thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống tiếp tục ra đời và sản xuất ổn định. Nhiều sản phẩm từ các làng nghề phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân. Sự phát triển của LNTT ở thời kỳ này phong phú và đa dạng thể hiện sự phân công lao động và chuyên môn hoá theo ngành nghề ngày một cao. Sau cách mạng tháng 8 cho đến những năm trước năm 1986 các làng nghề Việt Nam bước vào thời kỳ mới. Hàng loạt các tổ chức kinh doanh, đơn vị thu mua xuất nhập khẩu lần lượt ra đời và phát triển mạnh nhất là ở miền Bắc. Tuy nhiên ở thời kỳ này thị trường hàng thủ công xuất khẩu của nước ta chủ yếu dựa trên các hiệp định tương trợ giữa các nước xã hội chủ nghĩa với nhau, ít chú ý đến chất lượng và hiệu quả kinh tế điều đó dẫn đến lối làm ăn cẩu thả, ít coi trọng tay nghề cao của các nghệ nhân, dẫn đến sự thay đổi kỹ thuật, thay đổi mẫu mã sản phẩm…làm cho sản phẩm bị mất uy tín và thị trường tiêu thụ sản phẩm bị mất dần, dẫn đến các làng nghề bị mai một dần và thậm chí có những làng còn bỏ luôn nghề. b. Thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Thời kỳ đổi mới đặc biệt là từ những năm 1990 trở lại đây, với những chính sách khuyến khích thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển và việc xác lập kinh tế hộ gia đình làm đơn vị tự chủ, giao quyền sở hữu đất lâu dài cho nông dân, giải toả nhiều khâu trong lưu thông phân phối đã làm cho nhiều làng nghề, ngành nghề được khôi phục và phát triển đồng thời còn phát triển thêm nhiều làng nghề mới ở các địa phương. Trong thời kỳ đổi mới đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH cả nước có trên 1000 làng nghề trong đó tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng. Tốc độ tăng trưởng của nhiều làng nghề lên tới 20% 1 năm. Nhiều làng nghề truyền thống phát triển mạnh và nhiều làng nghề mới được ra đời đã thúc đẩy công nghiệp nông thôn ở nhiều vùng được phát triển. Nếu năm 1995 tổng số làng nghề ở vùng đồng bằng Sông Hồng là 493 thì sau 3 năm tổng số làng nghề của vùng là 731 chiếm trên 70% số làng nghề của cả nước và đến nay số làng nghề còn tăng thêm rất nhiều. Cùng với sự tăng lên của làng nghề, quá trình sản xuất kinh doanh của làng nghề cũng phát triển rõ rệt. Thể hiện, trước hết đó là quá trình đầu tư mua sắm máy móc thiết bị ngày càng nhiều, sản phẩm làm ra ngày càng phong phú đa dạng, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng. Các mặt hàng do làng nghề sản xuất ra vừa mang tính truyền thống dân tộc vừa đảm bảo được uy tín chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Do vậy, nó đã thay thế được một phần nào sản phẩm của ngành công nghiệp. Do nhu cầu của xã hội, mà nhiều làng nghề mới được ra đời nhằm đáp ứng được yêu cầu đó. Sự ra đời của các làng nghề mới không những phục vụ cho sinh hoạt của người dân vùng đó, thu hút lực lượng lao động nông nhàn đồng thời còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Đến nay tuy nền kinh tế của nước ta đã phát triển, một số LNTT đã bị thay thế do nhu cầu không còn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhưng cũng có nhiều sản phẩm mà công nghiệp thành thị không thể thay thế được như nghề thủ công đồ gỗ mỹ nghệ, đan lát, mây tre đan, gốm sứ mỹ nghệ… II. Vị trí, vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn 1. Vị trí, vai trò của làng nghề. - Khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nông thôn. Sản xuất CN-TTCN nói chung và sản xuất công nghiệp trong các làng nghề nói riêng rất đa dạng và phong phú. Phát triển công nghiệp trong các làng nghề đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội và góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn nước ta. Bởi vì nông thôn nước ta chứa đựng rất nhiều nguồn lực mạnh mẽ tạo điều kiện phát triển các làng nghề. Những nguồn lực đó là: + Lực lượng lao động ở nông thôn rất đông, cơ cấu lao động trẻ, có tri thức, có văn hoá, có khả năng tiếp thu nhanh, cần cù sáng tạo và có tính cộng đồng cao. Mặt khác trong làng có nhiều nghệ nhân, thợ giỏi lại tâm huyết với nghề, có ý thức và tinh thần đào tạo thế hệ trẻ. Đó là những tiềm năng rất lớn cho phát triển làng nghề ở nông thôn hiện tại và tương lai. + Tiềm năng về nguồn nguyên liệu để phát triển các làng nghề cũng vô cùng phong phú, phần lớn nằm sẵn có ở nông thôn, đó là nguồn nguyên liệu từ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản…Đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, cũng như trang trí nội thất mỹ nghệ…Hơn nữa, với chính sách giải toả ách tách giao lưu giữa các vùng, các địa phương và mở cửa hội nhập với thế giới, làm cho nguồn nguyên liệu để phát triển làng nghề phong phú và có quy mô rộng lớn. +Tiềm năng về thị trường bao gồm thị trường trong nước, thị trường du lịch và thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng lớn để phát triển các làng nghề. Về thị trường trong nước: Hiện nay với tốc độ gia tăng dân số, dân số năm 2001 là trên 76 triệu người, dự kiến năm 2003 dân số nước ta là gần 80 triệu người- đó là một tiềm năng tiêu thụ sản phẩm rất lớn, nhất là khi mức sống của người dân đang ngày một cải thiện, nhu cầu có khả năng thanh toán đang gia tăng từng bước. Do vậy trong những năm tới thị trường trong nước vẫn là thị trường chủ đạo của sản phẩm làng nghề nói riêng, của công nghiệp nông thôn nói chung. Đây thực sự là một tiềm năng rất lớn đối với sự phát triển của các làng nghề do vậy cần đặc biệt chú ý khai thác nó. Thị trường xuất khẩu là một thị trường rất quan trọng, vì sản phẩm trong các làng nghề ở nước ta có nhiều lợi thế so với các nước phát triển. Với sự mở rộng hợp tác kinh tế và ngoại giao theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá của Đảng và nhà nước, nó sẽ mở ra triển vọng lớn về thị trường xuất khẩu sản phẩm của làng nghề nhất là hàng thủ công mỹ nghệ. Mặt khác hàng năm số lượng khách nước ngoài vào Việt Nam và khách đi thăm quan du lịch (trong và ngoài nước) ngày càng đông cho nên mức độ tiêu thụ ngày càng lớn. Mặc dù hiện nay sản phẩm của làng nghề chưa thật hấp dẫn, nhưng nếu chú ý tới cải tiến mẫu mã, quy cách chất lượng sản phẩm để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và đạt tiêu chuẩn quốc tế thì tiềm năng phát triển là vô cùng lớn lao. - Khôi phục và phát triển LNTT đã thực sự tăng thêm thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn. ở những địa phương mà ngành nghề truyền thống phát triển mạnh cùng với sự chuyển dịch rõ rệt về cơ cấu lao động và kinh tế hộ, thu nhập của các hộ nông dân cũng đang có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng thu nhập từ các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và tiền công làm thuê ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của các hộ nông dân nói chung. Đặc biệt đối với những nơi biết khai thác thế mạnh của vùng như đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề, biết nắm bắt được nhu cầu thị trường thì sự chuyển dịch cơ cấu trong nông thôn theo hướng công nghiệp hoá càng trở nên rõ nét hơn. Sự phát triển làng nghề góp phần rất tích cực vào sự phát triển kinh tế, tạo việc làm, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho mỗi người lao động cũng như mỗi gia đình và cả cộng đồng. Ví dụ ở huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) số người lao động thường xuyên làm việc ở nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm đến75% lao động của địa phương. Nhiều làng nghề trong tỉnh Bắc Ninh cũng có tới 80% số lao động làm việc trong nhóm ngành nghề TTCN như làng nghề Đại Bái có tới trên 70% lao động làm nghề. Tỷ trọng giá trị sản xuất kinh doanh ngành nghề của làng nghề cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn, ví dụ làng Đồng Kỵ (Từ Sơn) chiếm gần 80% doanh thu sản xuất kinh doanh hàng năm của làng, làng Đại Bái chiếm gần 70% tổng doanh thu của làng. Mặc dù việc sản xuất TTCN trong các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn nhưng mọi người dân đều nhận thức được rằng nếu chỉ sản xuất thuần nông thì chỉ đủ ăn thậm trí còn trở nên yếu kém khi gặp thiên tai, hạn hán, mất mùa. Còn muốn làm giàu nên thì phải kết hợp hoặc chuyển hẳn sang các hoạt động phi nông nghiệp, đặc biệt là đối với những sản phẩm có khả năng tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, có chất lượng cao, có khả năng đáp ứng được với thị trường trong nước và xuất khẩu. Hầu hết là các làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống thì thu nhập của làng này đều cao hơn so với các làng khác, thu nhập từ các hộ giàu cũng cao hơn, tỷ lệ hộ nghèo cũng ít hơn, tỷ lệ hộ sử dụng các tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng lớn. Thu nhập bình quân tháng từ các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp của một lao động cũng cao hơn từ 3-5 lần so với lao động thuần nông. Thu nhập bình quân của các hộ trong làng nghề cũng rất cao, có nhiều hộ làm ăn khá giả có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Từ điển hình về phát triển ngành nghề ở nhiều làng xã đã chứng tỏ rằng phát triển mạnh mẽ các hộ ngành nghề, các doanh nghiệp, các cơ sở chuyên ngành nghề, các hội nghề, làng nghề ở nông thôn một mặt tạo ra việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho nông dân. Qua kết quả điều tra về thu nhập của các hộ sản xuất nghề cho thấy năm 97 tăng so với năm 96 là 20%, năm 2000 tăng so với năm 97 từ 25-30%, năm 2002 tăng so với năm 2000 từ 35-40%. - Sự phát triển LNTT đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng GDP, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn góp phần tăng trưởng GDP, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng và phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trong những năm qua, sự phát triển của CN- TTCN trong các làng nghề đã góp phần tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông- lâm- ngư nghiệp, thể hiện qua bảng số liệu sau. Biểu 1: Cơ cấu GDP tỉnh Bắc Ninh Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2002 GDP % 100 100 100 Nông nghiệp % 51,5 38,32 34,2 Công nghiệp % 20,9 35,03 37,5 Dịch vụ % 27,6 26,65 28,3 Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh Cơ cấu lao động nông thôn cũng thay đổi, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm, tỷ trọng trong các ngành nghề phi nông nghiệp tăng. Góp phần phát triển lao động theo hướng “ly nông bất ly hương”. Sự phát triển LNTT đã phá vỡ thế thuần nông và tạo đà cho công nghiệp phát triển thúc đẩy công nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong những năm gần đây nhờ có sự đổi mới, nhiều ngành nghề truyền thống trong nông thôn đang được khôi phục và phát triển mạnh mẽ phục vụ sản xuất và đời sống được đẩy mạnh. Rất nhiều làng nghề mà ngành nghề đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nhiều LNTT đã thu hút 60-90% số hộ tham gia sản xuất tạo ra giá trị sản lượng chiếm 75-98% tổng giá trị sản lượng của làng như Đồng Kỵ (Từ Sơn), Nội Duệ, Đình Bảng (Bắc Ninh). ở những làng nghề này cơ sở hạ tầng được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao, trình độ học vấn được tăng lên rõ rệt và đặc biệt các tệ nạn xã hội giảm rất nhiều so với những nơi khác. Việc khôi phục LNTT, phát triển làng nghề mới một mặt giải quyết được lao động dư thừa tại chỗ, tăng thu nhập và nâng cao sức mua cho người dân mặt khác nó đóng vai trò rất lớn trong việc giao lưu hàng hoá, mở mang kiến thức cho nhân dân trong vùng, giúp cho họ hiểu được nhiều cái hay, cái mới xoá bỏ các phong tục tập quán lạc hậu nhằm tiến tới một xã hội văn minh, hơn nữa thu nhập cao là điều kiện rất quan trọng để giúp cho các hộ sản xuất có thêm vốn mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh góp phần phát triển mạnh mẽ và mở rộng làng nghề. Mở rộng và phát triển các làng nghề điều đó có nghĩa là tạo ra khối lượng hàng hoá lớn do đó đòi hỏi thị trường tiêu thụ ổn định và ngày càng mở rộng. Sản phẩm hàng hoá do các làng nghề sản xuất ra hiện nay được tiêu thụ chủ yếu cho thị trường trong nước. Thứ nhất là thị trường tiêu thụ trong nước. Đây là một thị trường rất rộng lớn nhưng có tiêu thụ được hay không thì sản phẩm làm ra phải phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Hiện nay các sản phẩm được tiêu thụ mạnh cho thị trường người tiêu dùng trong nước đó là các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Thứ hai đó là thị trường cho những người du lịch đến thăm quan. Những sản phẩm được tiêu thụ cho thị trường này đều là những sản phẩm mang tính truyền thống đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Theo thống kê hàng năm có trên dưới 2 triệu khách nước ngoài đến thăm quan ở Việt Nam cũng như khách du lịch là người Việt Nam, và số lượng này ngày một gia tăng vì thế mà thị trường này ngày càng được mở rộng Thị trường xuất khẩu của các mặt hàng được sản xuất tại các làng nghề đang có tiềm năng rất lớn. Đó là các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, EU…Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của nước ta đạt 250 triệu USD, năm 2000 đạt trên 300 triệu USD, năm 2001 đạt trên 400 triệu USD, dự kiến đến năm 2010 đạt 15 tỷ USD. Riêng tỉnh Bắc Ninh kim ngạch xuất khẩu của địa phương đạt 15 triệu USD năm 99, 8 triệu USD năm 2000, trên 22 triệu USD năm 2001. Về lâu dài thị trường xuất khẩu là một thị trường rất có triển vọng đối với các mặt hàng này. - Phát triển làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn truyền thống văn hoá dân tộc. Lịch sử phát triển kinh tế của nước ta gắn liền với sự phát triển của các làng nghề. Mỗi làng nghề đều có những nét đặc trưng rất khác biệt mà các làng khác không thể có, đó là các thể chế cộng đồng chứa đựng các quan hệ huyết thống, láng giềng, hôn nhân, nghề nghiệp, các phong tục tập quán, lễ hội…Những đặc trưng khác nhau đó tạo nên bản sắc văn hoá phong phú sâu đậm. Mỗi làng nghề ở nước ta đều có một xuất xứ, một._. nguồn gốc sâu xa, một ông tổ nghề riêng và có luật lệ riêng. Nhiều sản phẩm hàng hoá được tạo ra mang tính nghệ thuật cao, đó là các sản phẩm hàng hoá được trạm trổ rất tinh vi với kỹ thuật điêu luyện, khéo léo, nó không chỉ có giá trị hàng hoá đơn thuần mà còn mang cả giá trị văn hoá, giá trị nghệ thuật. Nhiều giá trị sản phẩm hàng hoá làm ra mang bản sắc văn hoá dân tộc riêng mà bất kỳ du khách naò nhìn vào đều nhận ra sản phẩm đó có nguồn gốc từ đâu, và cũng qua sản phẩm của mình mà các nghệ nhân còn thể hiện được những nét đặc trưng về đất nước và con người Việt Nam. Bởi vậy phát triển LNTT góp phần rất đắc lực vào việc giữ gìn giá trị văn hoá dân tộc Việt Nam. Làng nghề truyền thống bao gồm một cụm dân cư sinh sống, đó chính là những cộng đồng nhỏ, những cộng đồng văn hoá, những phong tục tập quán, đền thờ, miếu mạo của mỗi làng vừa có những nét chung của cộng đồng dân tộc vừa có những nét riêng của làng quê đó. LNTT có tiềm năng rất lớn trong ngành nghề nông thôn Việt Nam, có nhiều làng nghề đã tồn tại hàng thế kỷ và bảo tồn đến ngày nay đã cho ra thị trường những sản phẩm mang sắc thái riêng của làng như làng đúc đồng Quảng Bố, Đại Bái (Bắc Ninh), làng rèn Đa Hội…Trong cơ chế mới có rất nhiều làng nghề mới xuất hiện như các làng nghề sản xuất chế biến lương thực thực phẩm. Những làng nghề đó ra đời là do xu hướng của thị trường và ngày càng phát triển rất mạnh. Để phát triển LNTT góp phần giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc, đưa sản phẩm vào tâm trí của người tiêu dùng, các cấp lãnh đạo đã tổ chức các cuộc triển lãm trưng bày sản phẩm, những buổi hội trợ mang đầy sắc thái văn hoá dân tộc nhằm đưa những sản phẩm đó có được lòng tin đối với người tiêu dùng và ngày càng được mở rộng hơn nữa. - Khôi phục và phát triển LNTT đã thu hút nhân lực, tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn. Lao động và việc làm đang là một vấn đề nhức nhối của nước ta, bởi dân số nước ta vẫn tăng với tốc độ cao mặt khác đất đai không thể mở rộng, diện tích bình quân trên đầu người thấp và ngày càng bị thu hẹp, tỷ lệ thất nghiệp hàng năm rất cao, bình quân số người không có việc làm thường xuyên chiếm trên dưới 30% số người trong độ tuổi lao động. Đặc biệt đối với nông thôn- một khu vực có tới 80% dân cư sinh sống, sản xuất mang tính mùa vụ cho nên lực lượng lao động dư thừa ngày càng nhiều. Khôi phục và phát triển LNTT một mặt đã khai thác được lợi thế sẵn có của vùng mặt khác nhằm thu hút lao động tại chỗ không có việc làm và lao động thời vụ lúc nông nhàn nhằm giảm bớt dòng dân đang tắc nghẽn từ nông thôn ra đô thị. Điều đó góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước vì nông thôn là nơi chứa nhiều phong tục tập quán lạc hậu, ý thức của người dân chưa được nâng cao, trình độ học vấn, trình độ hiểu biết còn thấp hơn so với đô thị. Phát triển LNTT giúp họ có được công ăn việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập cho người dân, mở mang giao lưu với các vùng lân cận nhằm bổ sung những cái hay cái mới, xoá bỏ những hủ tục cũ kỹ, lạc hậu. Cả nước có trên 1000 làng nghề với hàng trăm nghề , trong đó 2/3 là làng nghề truyền thống số còn lại là làng nghề mới lập do nhu cầu của thị trường. Các làng nghề này đã tạo việc làm cho hơn 10 triệu người lao động chiếm 24,45% lực lượng lao động ở nông thôn. ở tỉnh Bắc Ninh có 58 làng nghề truyền thống đã thu hút hơn 34000 lao động năm 97, đến năm 2000 thu hút 42.000 lao động và đến năm 2002 thu hút 56.216 lao động. Theo kết quả khảo sát của các xã trong tỉnh hàng năm thu hút được trên 80% số lao động làm việc thường xuyên trong các làng nghề. Điển hình như làng sắt Đa Hội (Bắc Ninh) thu hút hơn 3.000 lao động trong làng và thu hút khoảng 2.000 lao động ở nơi khác đến làm thuê, làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ giải quyết được 4500 lao động trong làng và thu hút gần 2.000 lao động ở nơi khác. Thêm vào đó trong những năm qua chúng ta đã đưa 320.000 người đi lao động nước ngoài trong đó có khoảng 30% lao động từ nông thôn. Nhiều người trong số họ sau khi trở về đã trở thành chủ doanh nghiệp lớn có trình độ quản lý mở mang ra nhiều ngành nghề mới. Như vậy với sự phát triển LNTT ở nông thôn, các làng nghề đã đầu tư kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của người dân. Các làng nghề ở nông thôn phát triển còn xoá bỏ dần các tập tục lạc hậu, lối làm ăn nhỏ còn tồn đọng ở nông thôn, tạo ra nếp suy nghĩ, cách làm ăn mới, mở rộng giao lưu hàng hoá, từng bước hình thành trung tâm văn hoá xã hội ở nông thôn. 2. Sự cần thiết phải khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, hình thành làng nghề mới. Từ vai trò vị trí của làng nghề truyền thống đã nêu ở trên chúng ta nhận thức rõ rằng làng nghề có vai trò rất lớn đối với đời sống dân cư nông thôn, nó tác động đến nông thôn trên mọi phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội đồng thời tạo cho nông thôn có sự đổi mới, tiến gần nông thôn với đô thị. Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề truyền thống là hướng rất quan trọng và thường xuyên để làm giàu kinh tế nông thôn, làm biến đổi công nghiệp nông thôn theo hướng tích cực, theo hướng sản xuất hàng hoá và xuất khẩu. Các mặt hàng tơ lụa, đúc đồng, gốm sứ, mây tre đan, thảm len… đã có một thời được tiêu thụ ở nước ngoài nhưng do không được quan tâm thỏa đáng nên những mặt hàng này đã bị mai một thậm trí có làng nghề đã bị xoá bỏ hẳn. Những năm gần đây các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ đã cố gắng tiếp cận với thị trường mới, khách hàng mới và đang có một triển vọng rất tốt đẹp. Điểm then chốt trong những ngành này là không ngừng đổi mới, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm để hấp dẫn khách hàng, từng bước xâm nhập vào thị trường các nước phát triển và đủ sức cạnh tranh đứng vững trên thị trường mới. Để xây dựng điều đó cái chính không phải là xây dựng các công ty lớn, doanh nghiệp lớn mà điều cốt lõi là biết tổ chức sản xuất ở các cơ sở, phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất nhỏ thông qua chính sách xuất khẩu, mở rộng quan hệ tiếp thị với thị trường thế giới, coi trọng nghệ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời tích cực hiện đại hoá, áp dụng các dây truyền công nghệ tiên tiến. Nước ta đang trong quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, do vậy khôi phục LNTT, mở mang làng nghề mới là một tất yếu vì: + Khôi phục và phát triển LNTT ở nông thôn cho phép thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nông thôn, nâng cao khả năng đầu tư và tiếp nhận đầu tư vào khu vực nông thôn. Thể hiện thu nhập bình quân của các hộ sản xuất ngành nghề cao gấp từ 4- 5 lần so với các hộ thuần nông, giá trị sản xuất của các làng nghề chiếm tỷ trọng rất lớn, thường chiếm từ 70- 80% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh. Theo báo cáo của sở Công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, với tổng số hơn 9000 đơn vị sản xuất TTCN và hộ kinh doanh, giá trị sản xuất của các làng nghề khá lớn. Biểu 2: Giá trị sản xuất TTCN của các làng nghề tỉnh Bắc Ninh Đơn vị: tỷ đồng STT Huyện 1995 2000 2001 2002 1 Yên Phong 16,579 88,735 91,54 112,5 2 Quế Võ 15,158 29,493 29,54 39,45 3 Tiên Du 16,535 49,068 71,289 62,85 4 Từ Sơn 52,374 412,757 481,674 610,95 5 Thuận Thành 20,058 81,476 67,512 70,425 6 Lương tài 7,755 31,09 29,8 41,7 7 Gia Bình 13,77 23,416 38,084 52,5 8 Tổng số 142,229 716,053 809,839 990,375 Nguồn: Sở Công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Qua bảng trên ta thấy, nếu năm 1995 giá trị sản xuất của các làng nghề là 142,229 tỷ đồng thì đến năm 2002 giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 990,375 tỷ đồng, tăng gần gấp 7 lần so với năm 1995. Với giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, sự tăng trưởng của các làng nghề ở các huyện còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Bắc Ninh trong những năm qua. + Mở rộng thị trường, tạo cơ sở phát triển công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ở nông thôn cũng như trong cả nước. Nông thôn nước ta là một thị trường có tiềm năng rất lớn nó không chỉ cung cấp các yếu tố đầu vào cho các nhà sản xuất với giá thành hạ mà còn là nơi tiêu thụ rất rộng lớn đối với các sản phẩm đầu ra. + Giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn, đặc biệt là giải quyết việc làm, khai thác các nguồn lực ở mỗi địa phương, khắc phục sự chênh lệch không đáng có giữa các địa phương, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Hiện nay ở nước ta có khoảng 8 triệu người đang cần có việc làm hoặc có thêm việc làm. Riêng ở nông thôn, ngoài số lao động thiếu việc làm thường xuyên, còn phải giải quyết việc làm cho người lao động lúc nông nhàn. Bắc Ninh là tỉnh đất chật người đông, dân số là 960.919 người (tính đến 31/12/2001), tổng lao động xã hội toàn tỉnh là 428.418 lao động trong đó: Lao động nông nghiệp là 333.612 người chiếm tỷ lệ 77,79% Lao động phi nông nghiệp là 95.260 người chiếm 22,21%. Trong đó lao động trong các làng nghề là 56.621 người chiếm 59,4% tổng số lao động phi nông nghiệp. Khắc phục tình trạng này một nhiệm vụ đặt ra là phải phát triển làng nghề, đưa công nghệ vào phát triển sản xuất của các làng nghề, khắc phục quan niệm cổ điển xem việc đưa máy móc vào sẽ làm giảm bớt số lao động ở nông thôn bởi nó sẽ làm giảm số lao động thủ công nhưng tạo ra nhiều việc làm mới cho các hoạt động khác, các khâu khác. + Cho phép thực hiện đô thị hoá nông thôn, giảm bớt sức ép của dòng di dân từ nông thôn ra đô thị, tạo điều kiện để đô thị phát triển thuận lợi. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển LNTT a. Sự biến động của thị trường. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề phụ thuộc rất lớn vào khả năng sản phẩm mà làng nghề làm ra có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không. Nhu cầu thị trường luôn biến đổi do vậy trong quá trình sản xuất các làng nghề cũng phải thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc và chất lượng sản phẩm cho phù hợp với sự biến đổi của xã hội. Một số làng nghề mà sản phẩm của nó ngày càng đựơc ưa chuộng không chỉ có thị trường trong nước và thị trường nước ngoài như làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Sơn mài, trạm trổ…Nhưng cũng có một số làng nghề mà sản phẩm của nó làm ra không còn phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nữa do đó mà nó ngày càng bị mai một và dần dần bị mất đi. Do vậy mà thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển làng nghề. Tuỳ theo từng xu hướng của thị trường mà xem xét có nên mở mang phát triển làng nghề đó hay không. b. Chính sách của nhà nước và chủ chương của địa phương Trước những năm đổi mới nhà nước ta quản lý nền kinh tế theo cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp do vậy mà ý thức của từng người trong sản xuất kinh doanh của làng nghề còn chưa cao do vậy làng nghề không thể phát triển được. Nhưng từ những năm đổi mới, đặc biệt từ sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị, chủ chương phát triển kinh tế hộ cá thể, gắn liền lợi ích của người dân với sản phẩm, công sức mà họ làm ra vì vậy mà các làng nghề có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Các chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế cũng làm cho một số sản phẩm của các làng nghề có điều kiện phát triển, vì mở rộng thị trường nhất là đối với các loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhưng điều này cũng làm cho sản phẩm của nước ngoài tràn vào do vậy đòi hỏi sản phẩm của các làng nghề phải có uy tín chất lượng thì mới chiếm lĩnh được thị trường. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng rất quan tâm tới phát triển ngành nghề, LNTT điều này được thể hiện thong qua các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 (97-2000), lần thứ 16 (2001- 2003) đã đề ra chủ chương phương hướng và giải pháp phát triển LNTT, nghị quyết 04- NQ/TƯ (98) của tỉnh uỷ về khôi phục phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp… c. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng rất quan trọng đối với quá trình sản xuất của các làng nghề thể hiện trước hết là giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông…trong đó quan trọng nhất là giao thông. Giao thông thuận lợi giúp cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu thụ giao lưu giữa địa phương này với địa phương khác…. làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh giữa các làng nghề, tăng doanh thu mang lại thu nhập cao cho người lao động. Phát triển làng nghề chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống điện vì có điện thì mới có thể đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, giảm lao động thủ công, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bưu chính viễn thông giúp cho các doanh nghiệp, các hộ trong các làng nghề nắm được các thông tin một cách chính xác kịp thời từ đó có hướng sản xuất kinh doanh cho phù hợp d. Trình độ kỹ thuật và công nghệ. Trình độ kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đối với bất kỳ một ngành sản xuất nào. Trước tiên nó ảnh hưởng đến năng suất lao động, ảnh hưởng đến quá trình cạnh tranh của sản phẩm và cuối cùng nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển hay suy vong của sản phẩm. Hiện nay phần lớn các làng nghề đều sử dụng công nghệ thủ công, lạc hậu, mang tính cha truyền con nối từ đời này qua đời khác… Bởi vậy mà sản phẩm làm ra với năng suất chất lượng thấp khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của làng nghề đòi hỏi các làng nghề phải ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, có như vậy mới giữ vững, bảo tồn và làm cho làng nghề ngày càng phát triển. e.Yếu tố vốn cho sản xuất kinh doanh. Vốn là yếu tố không thể thiếu được cho bất kỳ ngành hàng sản xuất kinh doanh nào. Trước đây vốn của các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề thường rất nhỏ bé nó bao gồm nguồn vốn tự có, vốn vay của anh em, họ hàng, làng xóm…do vậy mà quá trình sản xuất kinh doanh không thể mở rộng. Ngày nay với sự phát triển của nhu cầu thị trường, nhu cầu vốn được mở rộng. Ngoài nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay của anh em, họ hàng, các hộ sản xuất còn được vay vốn của ngân hàng với lãi xuất ưu đãi do vậy mà các hộ sản xuất có thể mở mang sản xuất kinh doanh, đưa máy móc vào sản xuất, ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng đáp ứng được nhu cầu của thị trường do vậy mà sản xuất kinh doanh trong các làng nghề ngày càng phát triển. f. Yếu tố nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố rất quan trọng, trước đây làng nghề sản xuất thường sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ do đó mà các yếu tố này thường nhỏ lẻ không đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất. Ngày nay khi giao thông phát triển thì các làng nghề không chỉ nhập nguyên vật liệu tại chỗ mà còn nhập nguyên vật liệu từ nơi khác đến với khối lượng lớn thậm trí còn nhập khẩu nguyên vật liệu… góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong các làng nghề. g. Yếu tố truyền thống và xu hướng phát triển. Yếu tố truyền thống cũng có vai trò ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của các làng nghề. Đây là yếu tố quan trọng không chỉ chi phối quá trình sản xuất mà còn chi phối cả đời sống dân cư nông thôn. Sự bình ổn của làng nghề là yếu tố tạo ra truyền thống và yếu tố truyền thống lại làm cho làng nghề ổn định hơn và phát triển yếu tố truyền thống cao hơn. Yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét đặc trưng văn hoá của từng làng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm của làng nghề có tính độc đáo và có giá trị cao. Những người thợ cả, những nghệ nhân, những truyền thống tốt đẹp là tài sản của quốc gia. Những quy ước giàng buộc trong các luật nghề, lệ làng đề ra những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi người thợ phải sản xuất kinh doanh một cách trung thực, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Song trong thực tế hiện nay không chỉ có việc áp dụng công nghệ cổ truyền mà phải áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Vấn đề đặt ra đối với các làng nghề là làm thế nào để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao mà giá thành lại hạ, đáp ứng được thị hiếu của nhiều người tiêu dùng nhưng vẫn giữ nguyên nét truyền thống. Đối với mỗi ngành nghề tuỳ từng giai đoạn phát triển khác nhau mà nó có quá trình phát triển khác nhau do vậy mà đòi hỏi các cấp quản lý cần xem xét xu hướng phát triển của xã hội mà nên mở rộng hay thu hẹp ngành nghề đó. LNTT ở tỉnh Bắc Ninh đang tích cực vận động theo xu hướng ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, trên cơ sở đó để duy trì và mở rộng ngành nghề. Ngoài ra còn tập trung đổi mới công nghệ, trang thiết bị cơ khí kết hợp với công nghệ truyền thống để tạo ra chất lượng sản phẩm cao tham gia vào thị trường khu vực và quốc tế. h.Vị trí địa lý và môi trường của làng nghề. Đây là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và đảm bảo sự tồn tại, phát triển lâu dài đối với bất kỳ làng nghề truyền thống nào ở nước ta nói chung và ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Các làng nghề thường có vị trí thuận tiện về giao thông thuỷ, bộ, gần vùng nguyên vật liệu. ở những nơi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Thương… đã quần tụ nhiều làng nghề tạo thành khu sản xuất. Khối lượng sản phẩm làm ra hàng năm là rất lớn vì vậy mà thị trường tiêu thụ rất quan trọng. Cho nên đối với những vùng mà có cơ sở hạ tầng phát triển thì việc tiêu thụ hàng hoá trở nên thuận tiện hơn, do vậy mà vị trí của làng nghề là rất quan trọng. III. Sự phát triển làng nghề ở một số nước Châu á và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, thương mại hoá ở các nước đã có lúc làm cho những nét độc đáo, tinh xảo của làng nghề bị phai nhạt, lu mờ. Nhưng với cách nhìn nhận mới Chính Phủ các nước đã trú trọng và coi trọng làng nghề là một bộ phận của quá trình công nghiệp hoá nông thôn. Do vậy đối với những làng nghề khi tiến hành công nghiệp hoá họ thường kết hợp kỹ thuật thủ công với kỹ thuật cơ khí hiện đại hoặc tuỳ vào công nghệ của mỗi nước mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại. Đồng thời tổ chức các cơ sở sản xuất kinh doanh gần vùng nguyên vật liệu và đặt tại các làng xã có nghề truyền thống để thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá. ở Đài loan, Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ… người ta cho rằng, muốn phát triển công nghiệp nông thôn phải chú ý đến phát triển ngành nghề và làng nghề truyền thống. Từ đó tạo thị trường rộng lớn cho các sản phẩm phi nông nghiệp và dịch vụ góp phần phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hoá. Đối với các nước như Philippin, Inđônêxia, Malaixia… để có chương trình phát triển nghề thủ công và LNTT gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nông thôn, để tăng năng suất lao động và giảm lao động nặng nhọc, nhiều làng nghề cổ truyền đã trang bị máy móc cơ khi kết hợp với bàn tay điêu luyện và khối óc tinh tế của các nghệ nhân. Vì thế các ngành thủ công mỹ nghệ cổ truyền đang có điều kiện phát triển mạnh. Chẳng hạn nghề chế tác kim cương ở ấn Độ, chế tác đá quý và mỹ nghệ ở Thái Lan đã tạo ra các mặt hàng có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho du lịch và xuất khẩu. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của làng nghề truyền thống. Vì thế mà các nước đều đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được các kỹ thuật tiên tiến. Các hình thức đào tạo của họ như tiến hành hoạt động công nghiệp cộng đồng, thành lập các viện nghiên cứu, xây dựng các dịch vụ, viện đào tạo, tổ chức các buổi triển lãm nghệ thuật, trưng bày giới thiệu sản phẩm… Các nước còn chú trọng rất lớn đến vai trò của nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính tín dụng cho làng nghề phát triển sản xuất kinh doanh. thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ này các làng nghề truyền thống lựa chọn công nghệ kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công truyền thống, đổi mới công nghệ mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. ở Hàn Quốc, ngay từ đầu nhà nước đã chú ý đến phát triển ngành nghề ở nông thôn các hộ nông dân sản xuất ngành nghề được nhà nước đứng ra hướng dẫn, tổ chức thành những đơn vị nhỏ, được ngân hàng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để mua nguyên vật liệu sản xuất và giúp đỡ làng nghề tiêu thụ sản phẩm. ở ấn Độ chính phủ đã thực hiện chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, thúc đẩy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm, tăng thu nhập cung cấp tín dụng cho nông dân nghèo. Chỉ trong vòng 5 năm, chính phủ đã cho hơn 15 triệu người nghèo vay với 38 tỷ Rupi. Mặt khác cũng rất trú trọng đến việc phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp vật tư, nâng cao tay nghề, hỗ trợ dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề. Ngoài ra còn cho các làng nghề vay vốn trung và dài hạn từ 5-10 năm với lãi suất thấp để mua sắm máy móc thiết bị. ở Nhật Bản, chính phủ còn bảo lãnh để giúp cho các hộ sản xuất kinh doanh vay vốn mà không cần thế chấp. Ngoài ra, ở các nước khác như Thái Lan, Philippin… các tổ chức bảo lãnh tín dụng được tổ chức và hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau để hỗ trợ giúp đỡ về mặt tài chính, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh và áp dụng công nghệ mới…Từ đó khuyến khích và thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển cùng với quá trình công nghiệp hoá nông thôn. Nhà nước còn áp dụng chính sách thuế phù hợp để tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển. Đi đôi với việc hỗ trợ về mặt tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trường của nhà nước. Chính sách thuế được coi như là phương tiện để phát triển các làng nghề và đóng vai trò thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, còn thị trường là điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại của mỗi làng nghề. Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành nhiều hệ thống thuế khác nhau như miễn giảm thuế đối với xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn để tạo lập ngành nghề mới, nhất là ngành cổ truyền để thu hút lao động. Để khắc phục tình trạng thuế suất cao ở các sản phẩm trung gian, các nguyên liệu thô và máy móc do chiến lược thay thế nhập khẩu đem lại chính phủ Thái Lan đã có chính sách giảm thuế hàng loạt các phụ kiện, linh kiện và khuyến khích các làng nghề hiện đại hoá xí nghiệp với những tiêu chuẩn được định rõ ràng. Các nước trên còn khuyến khích giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, giữa trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống, thúc đẩy nhau cùng phát triển. ở Nhật Bản, làng nghề truyền thống đóng vai trò làm gia công, vệ tinh của các công ty lớn các khu công nghiệp tập trung và cung cấp những sản phẩm trung gian cho nó. Trên cơ sở đó tạo điều kiện phát triển công nghiệp nông thôn và công nghiệp thành thị giúp cho Nhật Bản trở thành một nước có nền kinh tế đứng đầu trên thế giới. ở Inđônêxia, các trung tâm công nghiệp có trách nhiệm giúp đỡ làng nghề truyền thống nâng cao năng lực quản lý, quy trình công nghệ, marketting, cung cấp tài chính, mua nguyên liệu thô và đứng ra đảm bảo cho làng nghề truyền thống vay vốn ngân hàng, các làng nghề truyền thống có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ đồng thời làm nhiệm vụ gia công cho trung tâm công nghiệp lớn. Thậm chí các trung tâm công nghiệp lớn còn đứng ra giúp đỡ các làng nghề truyền thống tiêu thụ sản phẩm hoặc thường xuyên chao đổi hoặc cung cấp những thông tin thị trường xuất khẩu, những mặt hàng đang được ưa chuộng và có nhu cầu lớn trên thị trường. ở Thái Lan, công việc chủ yếu của các trung tâm công nghiệp lớn là đứng ra đấu thầu sau đó một phần đấu thầu được đưa về nông thôn cho làng nghề truyền thống gia công một số chi tiết của sản phẩm. ở Đài Loan và Hàn Quốc các trung tâm công nghiệp cũng tạo điều kiện cơ bản cho sự phát triển của các làng nghề, các làng nghề được hưởng nhiều sáng kiến làm đòn bẩy khuyến kích kinh tế của các làng nghề. Từ đó mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển thương nghiệp, dịch vụ cho làng nghề. Tóm lại, làng nghề truyền thống phát triển hết sức mạnh mẽ trong các nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển mạnh như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… nghề thủ công cổ truyền không hề mất đi mà trái lại được các nước hết sức quan tâm và ngày càng đầu tư phát triển với kỹ thuật cổ truyền kết hợp với các công nghệ hiện đại. Sản phẩm làm ra vừa có tính hiện đại vừa có tính cổ truyền để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong những năm qua, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, các làng nghề ở Việt Nam có cơ hội phục hồi và phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn. Phát triển làng nghề mạnh mẽ nhất là các tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Đồng Nai…Bước đầu các làng nghề đã chuyển đổi được mặt hàng, đổi mới công nghệ sản xuất để thích ứng với cơ chế thị trường về chủng loại mẫu mã…Cho đến nay đã có rất nhiều làng nghề truyền thống phát triển năng động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tích luỹ nhanh và mạnh dạn đổi mới công nghệ, vì thế sản xuất phát triển nhanh và ổn định, khối lượng sản phẩm đạt khá lớn, Nhiều sản phẩm của LNTT được xuất khẩu sang Thái lan, Hông Kông, Đức, Pháp và Đài Loan từ đó thu về hàng nghìn tỷ đồng/ năm. Tuy nhiên, đối với nước ta trong điều kiện công nghiệp chưa phát triển, việc phát triển làng nghề truyền thống là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược và cần nghiên cứu, vận dụng sự phát triển ngành nghề truyền thống, làng nghề truyền thống của các nước nói trên vào Việt nam để thúc đẩy phân công lao động và giải quyết lao động ở nông thôn, đồng thời là một biện pháp thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn hiện nay. Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống Đại Bái, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. I- Vài nét về tình hình cơ bản của làng nghề Đại Bái. Xã Đại Bái thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh được thành lập từ bốn làng (bốn thôn) đó là: Song Quỳnh, Ngọc Xuyên, Đoan Bái và Đại Bái. Các thôn Song Quỳnh, Ngọc Xuyên, Đoan Bái đều sản xuất nông nghiệp là chính và có một số ít hộ làm nghề phụ: mộc, lề, làm đậu phụ, nấu rượu, làm mì bún, …Riêng làng Đại Bái có nghề truyền thống gò và đúc đồng, nghề này có từ lâu đời (năm 1039). Nghề truyền thống Đại Bái được Nhà nước xếp hạng, cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá với các cụm di tích gồm: Lăng mộ tổ sư nghề gò và đúc đồng Đình trung (thờ thành hoàng Lạc Long Quân) Đình Diên Lộc (thờ vị tổ sư nghề gò và đúc đồng) Chùa Diên Phúc (thờ Thánh Mẫu) Tích giếng Thánh Gióng (thờ Phủ Đổng Thiên Vương) 1. Về vị trí địa lý. Làng nghề truyền thống Đại Bái nằm trong xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là một làng thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với tên gọi cổ là làng Bưởi nồi. Đại Bái cách thủ đô Hà Nội 30 km về phía Đông, cách tỉnh lỵ Bắc Ninh 15 km về phía Nam và huyện lỵ Gia Bình 3 km về phía Tây, thuộc vùng tam giác kinh tế trọng điểm của đất nước (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Làng Đại Bái nằm ở bờ Nam sông Đuống, có quốc lộ 282 chạy qua xã nên rất thuận lợi cho giao lưu buôn bán cả đường thuỷ và đường bộ. 2. Về tình hình đất đai. Tổng diện tích đất tự nhiên của làng Đại Bái là 385,2 ha. Hiện trạng sử dụng đất của làng như sau. Biểu 3: Hiện trạng sử dụng đất ở làng nghề Đại Bái (năm 2002) Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 199,5 51,79 Đất nuôi trồng thuỷ sản 35,2 9,1 Đất chuyên dùng và đất ở 92,7 24,06 Đất chưa sử dụng 57,8 15 Tổng 385,2 100 Nguồn: UBND xã Đại Bái Diện tích đất được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp chiếm rất lớn (trên nửa diện tích đất tự nhiên). Đối với Đại Bái hầu như tất cả các cơ sở sản xuất đều lấy nhà làm mặt bằng sản xuất, mà diện tích đất dùng cho sản xuất và đời sống của người dân trong làng rất thấp (chỉ chiếm24,06% diện tích đất tự nhiên). Do vậy mà quá trình sản xuất còn gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn. 3. Về dân số lao động. Tình hình dân số của làng Đại Bái được thể hiện qua biểu sau. Biểu 4: Tình hình dân số lao động của làng năm 2002. Chỉ tiêu Lao động (người) Tỷ lệ (%) 1.Tổng số dân trong làng 6203 2.Số lao động trong độ tuổi 2600 100 - Lao động sản xuất nông nghiệp 593 22,8 - Lao động chuyên 1280 49,3 - Lao động kiêm 500 19,2 - Lao động khác 227 8,7 Nguồn: UBND xã Đại Bái Dân số toàn xã Đại Bái năm 2000 là 2033 hộ trong đó làng Đại Bái có 1153 hộ (chiếm 56,71% số hộ toàn xã), dân số toàn xã là 9969 người trong đó dân số làng Đại Bái là 5826 người chiếm 58,4% dân số toàn xã. Diện tích bình quân đầu người thấp (khoảng 0,06 ha/ người). Nếu tính riêng đất nông nghiệp thì diện tích bình quân đầu người là 0,02 ha/ người. Năm 2000 số lao động trong làng nghề là 2330 lao động, trong đó lao động thuần nông là 677 lao động chiếm 29,05%, lao động sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ là 70,5%. Năm 2002 làng có 2600 lao động trong độ tuổi trong đó lao động thuần nông là 593 lao động chiếm22,8%, lao động chuyên ngành nghề và kiêm ngành nghề chiếm 68,5% còn lại lao động khác chiếm 8,7%. Về chất lượng lao động: Đa số lao động trong làng nghề có trình độ văn hoá hết cấp 2, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất ít. Do vậy mà ảnh hưởng rất lớn tới năng lực sản xuất kinh doanh của làng. Theo dự báo mỗi năm dân số của làng mỗi năm tăng lên hơn 200 người. Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực, vừa là sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội đối với làng nghề trong thời gian tới. Việc khôi phục và phát triển làng nghề đóng vai trò rất quan trọng và là biện pháp chủ yếu nhất cho việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trong làng, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông, công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn nói chung và làng nghề Đại Bái nói riêng, thực hiện xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nhân dân và người lao động. 4. Về công cụ sản xuất sản phẩm. Trước đây Đại Bái thường sản xuất bằng các công cụ thủ công, sử dụng sức người là chủ yếu. Ngày nay do có điện khí hoá, làng nghề Đại Bái đã mua sắm máy móc thiết bị vào dây truyền sản xuất và sản xuất đa dạng các sản phẩm, ngoài các sản phẩm truyền thống là các sản phẩm gia dụng: Nồi, xoong, chậu, mâm, ấm… và một số sản phẩm nhạc cụ bằng đồng như cồng, chiêng, lệnh, thanh la, lạo bạt và một số sản phẩm mỹ nghệ trạm ghép tam khí. Hiện nay Đại Bái còn liên kết với một số công ty gia công một số chi tiết, công đoạn và sản phẩm cho hàng công nghiệp như công ty khoá Việt Tiệp, công ty khoá Minh Khai, các công ty chế tạo tàu thuỷ… 5. Về cơ sở hạ tầng. Làng Đại Bái có dân số là 6203 người gồm 1240 hộ được phân chia thành 5 xóm: xóm Sôn, xóm Tây giữa, xóm Ngoài, xóm Trại và xóm Mới. Về sản xuất TTCN: Hiện có 3 HTX và 960 hộ với khoảng 2600 lao động chiếm 69,35% tổng số hộ trong làng, chiếm 41,9 % tổng số dân trong làng. V._. độ ít nhất... Một số kiến nghị - Đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh và các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp sản xuất tập trung Đại Bái, để dự án sớm đi vào hoạt động trên cơ sở có điều kiện xử lý các chất thải. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất trong làng nghề thiếu vốn trầm trọng. Vì vậy đề nghị UBND huyện Gia Bình phối hợp với các hệ thống tín dụng cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề vay vốn với lãi suất ưu đãi, thời gian hợp lý và thủ tục vay vốn đơn giản. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề còn manh mún, phân tán. Đề nghị các cơ quan chức năng hình thành hệ thống thu mua sản phẩm cho các làng nghề, nhằm tránh những khâu trung gian, tránh những lãng phí trong quá trình tiêu thụ. - Đề nghị các cơ quan chức năng thường xuyên giám sát và giúp đỡ các cơ sở sản xuất trong làng nghề, nhằm tìm ra những khó khăn trong quá trình sản xuất để cùng nhau giải quyết. - Đề nghị nhà nước có chính sách giảm thuế đối với các hợp tác xã trong làng nghề. - Có biện pháp hỗ trợ các địa phương xử lý ô nhiễm môi trường để đảm bảo sức khoẻ cho mọi người xung quanh khu vực sản xuất. kết luận Phát triển LNTT không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn mang cả ý nghĩa xã hội một cách sâu sắc. Nó không chỉ góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết được tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng trong nông thôn mà còn tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn. Làng nghề Đại Bái đã tồn tại lâu đời, nó tồn tại được là do nội lực của chính bản thân làng nghề đã vươn lên để đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng. Làng nghề đã trải qua rất nhiều thăng trầm, có lúc còn trở nên trì trệ. Nhưng trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế, nhờ có những phương thức đổi mới mà làng nghề đã đi vào hoạt động trở lại. Sự phát triển của làng nghề làm cho lực lượng lao động chưa có việc làm và lao động nông nhàn trong làng nghề và trong những vùng xung quanh được giải phóng triệt để, mọi tiềm năng sẵn có của làng nghề được khai thác và huy động đến mức tối đa và sản xuất, nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, nhưng làng nghề vấn còn rất nhiều hạn chế trong quá trình sản xuất. Đó là số nghệ nhân trong làng rất ít, đội ngũ thợ lành nghề chưa cao, quy mô sản xuất của làng nghề còn nhỏ, việc huy động vốn, áp dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất ngày càng khó khăn và hơn nữa tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng... Phát triển làng nghề phải dựa trên quan điểm đánh giá đúng vai trò, vị trí của làng nghề trong điều kiện nền kinh tế phát triển. Đồng thời phải dựa trên quan điểm toàn dụng lao động nông thôn theo phương châm “ly nông bất ly hương”, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, kết hợp giữa phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển toàn diện nông thôn. Phương hướng trong những năm tới của làng nghề là quy hoạch, tạo ra mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất, tách rời khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư sinh sống nhằm tạo cho dân cư khỏi sự ảnh hưởng của sản xuất. Đưa máy móc, công nghệ vào quá trình sản xuất, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, tạo ra đội ngũ thợ lành nghề đông đảo. Đồng thời giới thiệu sản phẩm của làng nghề qua các phương tiện thông tin đại chúng...nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có thể tiêu thụ không chỉ ở thị trường trong nước mà cả ở thị trường xuất khẩu. Để thúc đẩy sự phát triển sản xuất của làng nghề hơn nữa cần giải quyết đồng bộ các chính sách và giải pháp khuyến khích, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng nghề hoạt động thuận lợi trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong đó cần đặc biệt nhấn mạnh chính sách tạo mặt bằng cho sản xuất, tạo điều kiện cho làng nghề vay vốn, áp dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh và tạo được thị trường ổn định cho làng nghề. Quan trọng hơn nữa là hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong làng nghề, hỗ trợ cho các chủ cơ sở sản xuất và người lao động nhằm tạo ra đội ngũ quản lý, sản xuất thích ứng với sự phát triển của làng nghề. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo tổng hợp của sở Công Nghiệp- Tiểu Thủ Công Nghiệp tỉnh Bắc Ninh 2. Giáo sư Nguyễn Điền : CNH nông nghiệp nông thôn các nước Châu á và Việt Nam- NXB chính trị quốc gia 1997 3. Ts Dương Bá Phượng : Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình CNH- HĐH 4. Tạp chí công nghiệp số 10/ 2002, số 20/ 2002 5. Phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong quá trình CNH- HĐH 6. Niên giám thống kê năm 2001- Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh 7. Báo cáo tổng hợp của phòng kinh tế huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh 8. Dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Đại Bái- Sở Công nghiệp TTCN tỉnh Bắc Ninh 9. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 9 10. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 15 Mục lục Trang Biểu 3: Hiện trạng sử dụng đất ở làng nghề Đại Bái (năm 2002) Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 199,5 51,79 Đất nuôi trồng thuỷ sản 35,2 9,1 Đất chuyên dùng và đất ở 92,7 24,06 Đất chưa sử dụng 57,8 15 Tổng 385,2 100 Nguồn: UBND xã Đại Bái Biểu 4: Tình hình dân số lao động của làng năm 2002. Chỉ tiêu Lao động (người) Tỷ lệ (%) 1.Tổng số dân trong làng 6203 2.Số lao động trong độ tuổi 2600 100 - Lao động sản xuất nông nghiệp 593 22,8 - Lao động chuyên 1280 49,3 - Lao động kiêm 500 19,2 - Lao động khác 227 8,7 Nguồn: UBND xã Đại Bái Biểu 5:Quy mô tổ sản xuất kinh doanh của làng nghề. Chỉ tiêu 1995 2000 2002 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1.Diện tích tự nhiên (ha) - Diện tích đất nông nghiệp (ha) - Diện tích đất chuyên dùng làm nghề (ha) 385,2 251,6 5,6 100% 65,3% 1,45% 385,2 242,7 6,4 100% 63% 1,66% 385,2 234.7 14,4 100% 60,9% 3,7% 2.Tổng số hộ trong làng (hộ) - Số hộ sản xuất ngành nghề (hộ) 1009 749 100% 74,2% 1153 857 100% 74,3% 1240 960 100% 77,4% 3.Số lao động trong độ tuổi (người) - Lao động làm ngành nghề (người) 1992 1435 100% 72% 2330 1653 100% 70,9% 2600 1780 100% 68,5% 4.Giá trị sản xuất của làng nghề (tỷ đồng) - Giá trị sản xuất của TTCN (tỷ đồng) 41.25 26,38 100% 63,95% 55,05 35,99 100% 65,37% 88,7 63,2 100% 71,25% Nguồn UBND xã Đại Bái Biểu 6: Các loại hình sản xuất của làng nghề Chỉ tiêu 1995 2000 2002 Số lượng (hộ, htx) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ, htx) tỷ lệ (%) Số lượng (hộ, htx) tỷ lệ (%) 1.Tổng số hộ trong làng - Hộ thuần nông - Hộ chuyên - Hộ kiêm - Hộ khác 1009 210 437 312 50 100 20,81 43,3 30,9 4,95 1153 234 569 288 62 100 20,29 49,3 24,9 5,37 1240 223 620 340 57 100 17,98 50 27,5 4,59 2.Hợp tác xã 3 3 3 Nguồn UBND xã Đại Bái Biểu 8:Quy mô vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng. Chỉ tiêu HTX (tỷ Đ) Hộ chuyên (Tr Đ) Hộ kiêm (Tr Đ) Tổng vốn bình quân 1 cơ sở 6,5 28 23 Tổng vốn cố định bình quân 4,875 20 17 Tổng vốn lưu động bình quân 1,625 8 6 Vốn tự có bình quân 4,55 19 18 Vốn vay bình quân Vay ngân hàng Vay tư nhân Vay khác 1,95 76% 8% 16% 9 72% 15% 13% 5 65% 24% 11% Nguồn UBND xã Đại Bái Biểu 9: Tình hình sử dụng trang thiết bị của làng. Chỉ tiêu 1995 2000 2002 Số lượng (hộ, htx) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ, htx) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ, htx) Tỷ lệ (%) 1.Hộ sản xuất - Hộ có sử dụng máy móc - Hộ sử dụng công nghệ truyền thống - Hộ sử dụng công nghệ mới 749 126 664 0 16,8 88,6 0 857 192 709 1 22,4 82,7 0,1 960 513 598 43 53,4 62,2 4,5 2.HTX - HTX có sử dụng máy móc - HTX sử dụng công nghệ truyền thống - HTX sử dụng công nghệ mới 3 3 3 0 100 100 0 3 3 2 1 100 66,7 33.3 3 3 0 3 100 0 100 Nguồn UBND xã Đại Bái Biểu 10 :Tình hình tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu 1995 2000 2002 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Tổng giá trị sản xuất TTCN 26,38 100 35,99 100 63,2 100 Tổng giá trị tiêu thụ sản phẩm 22,21 84,2 31,2 86,7 56,1 88,76 Tiêu thụ trong nước 22,21 84,2 31,2 86,7 52,9 83,7 Xuất khẩu 0 0 0 0 3,2 5,06 Nguồn UBND xã Đại Bái Một số chữ viết tắt TCN : Thủ công nghiệp CN- TTCN : Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp TTCN : Tiểu thủ công nghiệp LNTT : Làng nghề truyền thống CNH- HĐH : Công nghiệp hoá- hiện đại hoá HTX : Hợp tác xã Tóm tắt Kính thưa các thầy, các cô trong hội đồng, cùng toàn thể các bạn Sau đây em xin trình bày tóm tắt bài luận văn của mình. ở nước ta, nông thôn là một địa bàn rất rộng lớn, để phát triển kinh tế của đất nước thì phát triển kinh tế nông thôn là một nhiệm vụ rất quan trọng. Để phát triển nông thôn thì phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là phát triển làng nghề là một công việc không thể thiếu được. ở nước ta làng nghề đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu đời. Tuy nhiên do chưa được quan tâm đúng mức vì thế mà sự hoạt động của các làng nghề còn bị cầm chừng, kém phát triển, thậm trí còn có một số làng nghề bị mai một. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ những năm 90 trở lại đây, với chính sách thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển và việc xác lập hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, giao quyền sở hữu đất lâu dài cho nông dân, giải toả nhiều khâu trong lưu thông phân phối đã làm cho nhiều làng nghề, ngành nghề được khôi phục và phát triển đồng thời còn làm xuất hiện thêm nhiều làng nghề mới, ngành nghề mới ở các địa phương. Hiện nay ở nước ta có trên 1000 làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng. Mặc dù việc sản xuất TTCN trong các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn nhưng mọi người dân đều nhận thức được rằng, nếu chỉ sản xuất thần nông thì chỉ đủ ăn, thậm trí còn trở nên yếu kém khi gặp thiên tai, hạn hán, mất mùa, còn muốn làm giàu lên thì phải kết hợp hoặc chuyển hẳn sang các hoạt động phi nông nghiệp, đặc biệt là đối với những sản phẩm có khả năng đáp ứng đượp nhu cầu của người tiêu dùng. Làng nghề Đại Bái là một trong những làng nghề truyền thống tồn tại từ rất lâu đời. Tình hình sản xuất của làng góp phần rất to lớn đối với quá trình phát triển nông thôn trong vùng cũng như của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình phát triển làng nghề vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn tồn tại, cần có nhiều biện pháp để giải quyết. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đề ra mà em chọn đề tài ‘ thực trạng và các giải pháp phát triển LNTT Đại bái tỉnh Bắc Ninh’ làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Kết cấu của đề tài gồm 3 chương được thể hiện qua biểu sau : Chương1 : Vị trí, vai trò của LNTT, sự cần thiết phải khôi phục và phát triển LNTT Chương 2 : Thực trạng phát triển LNTT Đại Bái Chương 3 : Phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển LNTT Đại Bái tỉnh Bắc Ninh Sau đây em xin đi vào trình bày cụ thể từng chương Chương 1 : Vị trí, vai trò của LNTT, sự cần thiết phải khôi phục và phát triển LNTT Do thời gian có hạn nên em xin đi vào một số nội dung chính sau Khái niệm về làng nghề : Làng nghề là một cộng đồng dân cư được cư trú trong một vùng không gian lãnh thổ nhất định tại các vùng nông thôn. Có một hoặc nhiều nghề tồn tại và tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm thủ công của làng nghề có tính độc đáo, có nét tinh xảo riêng mà những làng khác không có, đồng thời người sản xuất vừa là người thợ trong những lúc nông nhàn vừa là người nông dân trong những lúc thời vụ. Làng nghề có vai trò vị trí rất to lớn đối với đời sống dân cư nông thôn, thể hiện : - Phát triển Làng nghề cho phép thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nông thôn, nâng cao đầu tư và tiếp nhận đầu tư vào khu vực nông thôn - Mở rộng thị trường để phát triển công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ở nông thôn - Giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn, đặc biệt là giải quyết việc làm, khai thác các nguồn lực sẵn có ở mỗi địa phương, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn - Cho phép thực hiện đô thị hoá nông thôn, giảm bớt sức ép của dòng di dân từ nông thôn ra đô thị, tạo điều kiện cho nông thôn tiến gần với đô thị Chương 2 : Thực trạng phát triển LNTT Đại Bái tỉnh Bắc Ninh I. Vài nét về tình hình cơ bản của làng LNTT Đại Bái nằm trong xã Đại Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh với tên gọi cổ là làng Bưởi. Đại Bái cách thủ đô Hà Nội 30 Km về phía đông, tỉnh lỵ Bắc Ninh15 Km về phía nam và huyện lỵ Gia Bình3 Km về phía tây. Đại Bái nằm gần bờ nam sông Đuống, có quốc lộ 282 chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán cả đường bộ và đường thuỷ. Về tình hình đất đai : Tổng diện tích đất tự nhiên là 385,2 Ha trong đó đất dùng cho sản xuất ngành nghề bao gồm cả đất ở chỉ có 92,7 ha chiếm 24,06 % tổng diện tích đất tự nhiên. do vậy mà quá trình sản xuất còn nhiều hạn chế. Về Dân số và lao động :Năm 2002 tổng dân số trong làng là 6203 người, số người trong độ tuổi lao động là 2600 người chiếm 41,9% tổng dân số trong làng, trong khi đó lao động làm nghề có 1780 người chiếm 68,5% số người trong độ tuổi lao động, hơn nữa số lượng lao động này chỉ có trình độ văn hoá hết cấp 2, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật là rất hiếm, nên đây là một khó khăn rất lớn của làng nghề. Về công cụ sản xuất : Do có điện khí hoá mà các cơ sở sản xuất trong làng nghề đã mua sắm được nhiều máy móc thiết bị, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Về cơ sở hạ tầng : Cơ sở hạ tầng trong làng nghề được hoàn thiện khá đầy đủ, hệ thống đường liên xã, liên thôn đã được gạch hoá, bê tông hoá. ở làng còn có 2 trạm biến thế phục vụ cho sản xuất ngành nghề, sản xuất nông nghiệp và đời sồng dân cư trong làng. Hệ thống thông tin liên lạc được hoàn thiện khá đầy đủ, tiện lợi cho giao lưu buôn bán sản phẩm. Hiện nay tuy làng chưa có hệ thống cung cấp nước sạch nhưng 100% các hộ dân cư đã sử dụng nước giếng đào, giếng khoan…từ đó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh trong làng được diễn ra thuận lợi. II. Thực trạng làng nghề Đại Bái trong những năn gần đây 1. Quy mô và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề Quy mô và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề được thể hiện qua biểu….Dựa vào đó ta thấy : Quy mô sản xuất của làng nghề đã tăng qua các năm. Thể hiện diện tích đất dùng cho sản xuất ngành nghề năm 1995 là 5,6 ha thì đến năm 2000 tăng lên là 6,4 ha và đến năm 2002 đã tăng lên 14,4 ha. Số hộ sản xuất ngành nghề cũng tăng tương ứng từ 749 hộ năm 1995 lên 857 hộ năm 2000 và lên 960 hộ năm 2002. Số lao động làm ngành nghề tăng tương ứng từ 1435 lao động năm 1995 lên 1653 lao động năm 2000 và lên 1780 lao động năm 2002. Giá trị sản xuất của làng nghề cũng tăng tương ứng từ 26,38 tỷ năm 1995 lên 35,99 tỷ năm 2000 và lên 63,2 tỷ năm 2002. Sự gia tăng của quy mô đã đánh dấu một bước ngoặt trong phát triển sản xuất kinh doanh của làng nghề. Tuy vậy sự chênh lệch giữa diện tích được sử dụng vào làm nghề với các yếu tố khác còn quá lớn. Vì vậy cần tăng diện tích sử dụng vào sản xuất ngành nghề để quá trình sản xuất kinh doanh của làng nghề được phát triển một cách cân đối. 2. Các loại hình sản xuất trong làng nghề Loại hình sản xuất trong làng nghề chỉ có hai loại hình đó là HTX và hộ gia đình. Đối với loại hình HTX thì chỉ có 3 HTX, 3 HTX này kinh doanh tương đối ổn định, nó làm vệ tinh cho các cơ sở sản xuất ở quy mô hộ gia đình trong việc thu mua nguyên vật liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm. Còn đối với hộ kinh doanh cá thể, trong làng có 940 hộ tham gia sản xuất ngành nghề, với hình thức này hầu hết các thành viên trong gia đình đều được tham gia vào các công việc khác nhau, phù hợp với tập quán nhỏ nhưng cũng còn có nhiều hạn chế đó là quy mô nhỏ nên chưa đầu tư vốn, máy móc cho sản xuất, trình độ tay nghề còn nhiều yếu kém, nhiều khi còn rụt rè trong kinh doanh. 3. Thực trạng lao động trong làng nghề Về số lượng lao động : Trong làng có 2600 lao động trong độ tuổi, trong đó lao động làm nghề là 1780 lao động chiếm 68,5% số lao động trong độ tuổi, ngoài ra làng nghề còn thuê thêm một lực lượng rất lớn từ nơi khác, tuy đây chưa phải là một lực lượng lớn song cũng góp phần rất tích cực vào việc sản xuất kinh doanh của làng nghề Về chất lượng lao động : Lao động trong làng nghề chủ yếu là lao động thủ công, có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và khối óc tinh tế của người thợ nên sản phẩm làm ra còn rất nhiều hạn chế. Dựa vào biểu… ta thấy trình độ học vấn của lao động trong làng chủ yếu mới hết cấp 2, về trình độ chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất nhỏ, việc dạy nghề trong làng nghề chủ yếu là theo phương thức vừa học vừa làm. Do vậy trong những năm tới cần có các biện pháp để làng nghề có một đội ngũ lao động vừa có trình độ cao, vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật. 4. Tình hình vốn sản xuất trong làng nghề Tình hình sử dụng vốn của làng nghề được thể hiện qua biểu …Tổng nguồn vốn trong làng nghề vào khoảng 45 tỷ đồng, trong đó vốn bình quân 1 HTX là 6,5 tỷ một hộ là trên 25 triệu đồng. Tổng nguồn vốn cố định là 33.720 triệu đồng chiếm 74,93% còn lại là vốn lưu động chiếm 25,07%, trong đó vốn bình quân 1 HTX là 4,5 tỷ đồng, một hộ là 18 triệu đồng, còn lại vốn lưu động bình quân 1 HTX là 2 tỷ và một hộ là 7 triệu đồng. Sự chênh lệch giữa vốn cố dịnh và vốn lưu động đối với làng nghề là rất lớn, vì nghề này đòi hỏi một lượng vốn lưu động lớn. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn tự có chiếm 70% còn lại là vốn vay chiếm 30%, nguồn vay được các cơ sở vay nhiều từ ngân hàng còn lại là vay từ anh em, họ hàng… Nguồn vốn vay là một trong những nguồn vốn quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh, nhưng nguồn vốn này mà quá lớn thì việc sản xuất kinh doanh cũng không có lãi do vậy mà các cơ sở sản xuất cần giảm lượng vay đến mức có thể, như vậy thì việc sản xuất kinh doanh của làng mới có kết quả. 5. Công nghệ kỹ thuật trong làng nghề Kỹ thuật sản xuất trong làng nghề chủ yếu là sản xuất thủ công, dựa vào đôi bàn tay khéo léo và khối óc tinh tế của người thợ. Công nghệ mà làng nghề sử dụng chủ yếu là các công cụ thủ công lạc hậu. Theo biểu… ta thấy tỷ lệ hộ sử dụng công nghệ truyền thống là rất lớn, tỷ lệ hộ sử dụng công nghệ mới chiếm rất ít, chỉ chiếm 4,5 %. Còn đối với HTX thì đã có 100% số HTX sử dụng công nghệ mới và máy móc, không còn 1 HTX nào sử dụng công nghệ truyền thống. Trong n hững năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa mà việc sản xuất kinh doanh cũng như đưa máy móc vào sản xuất trong làng nghề càng được cải thiện. Điều đó làm cho khối lượng sản phẩm ngày càng được sản xuất ra nhiều, với chất lượng đảm bảo góp phần rất tích cực vào sản xuất kinh doanh của làng 6. Tình hình cung cấp nguyên vật liệu và TTSP trong làng nghề a. Thị trường cung cấp nguyên vật liêụ Nguyên vật liệu trong làng nghề chủ yếu được huy động từ những người thu gom ở nông thôn. Do hệ thống giao thông, thông tin phát triển mà tình hình cung cấp nguyên vật liệu cũng trở nên rễ dàng hơn, nhưng quá trình cung cấp nguyên vật liệu vẫn không được đầy đủ do đó ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất của làng nghề b. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề được thể hiện qua biểu….Tổng giá trị sản xuất TTCN trong làng nghề năm 2002 là 63,2 tỷ đồng trong đó giá trị tiêu thụ sản phẩm là trê 56 tỷ đồng chiếm 88,76% còn lại là giá trị xuất khẩu. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng ghề diễn ra khá tốt, trong những năm tới làng nghề phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu lên tới 15% và đưa giá trị sản xuất của làng ghề cao hơn nữa. 7. Tình hình môi trường trong làng nghề Tình hình môi trường trong làng nghề ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của đời sống dân cư trong làng, người sản xuất cũng như đời sống của người dân vùng lân cận. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong làng nghề ngày càng trở nên nghiêm trọng, do đó làng nghề cần có biện pháp thích hợp trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Tóm lại làng nghề Đại Bái đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn trong vùng thể hiện - Làng nghề đã góp phần không nhỏ vào sự gia tăng sản lượng ở địa phương - Sự phát triển làng nghề đã và đang tạo thêm nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cho đời sống dân cư nông thôn, nâng cao đời sống của người dân địa phương - Sự phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp - Sự phát triển làng nghề cho phép làng nghề mở mang kiến thức giao lưu buôn bán với các vùng khác, tạo cho làng nghề có thế mạnh trong việc tiếp cận thị trường cũng như học hỏi kinh nghiệm của các làng nghề khác Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng làng nghề cũng gặp không ít những khó khăn, những khó khăn đó là Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề còn bị bó hẹp Trình độ công nhân kỹ thuật còn thấp, quá trình đổi mới công nghệ còn nhỏ và nhiều hạn chế Vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của làng nghề còn quá nhỏ, tình hình vay vốn còn gặp nhiều khó khăn Năng lực sản xuất kinh doanh của người lao động còn hạn hẹp Tình hình cơ sở hạ tầng trong làng ngày càng bị xuống cấp Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng Sự quản lý của các cấp chính quyền chưa được chặt chẽ, gắt gao…. Chương 3 : Phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển LNTT Đại Bái tỉnh Bắc Ninh Từ phân tích thực trạng em đưa ra một số phương hướng trong thời gian tới là - Phát triển LNTT gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn - Đẩy mạnh và phát triển sản xuất trong làng nghề theo hướng đưa máy móc vào dây truyền sản xuất - Đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động - Xây dựng khu sản xuất tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư - Giới thiệu sản phẩm qua các phương tiện thông tin đại chúng Từ những phương hướng cụ thể trên em đưa ra một số giải pháp là 1. Quy hoạch và giải quyết mặt bằng sản xuất cho làng nghề Việc sản xuất của làng nghề dược phân bố xen kẽ giữa các khu dân cư, vì các cơ sở sản xuất là các hộ gia đình, nên các hộ này thường lấy nơi ở làm mặt bằng sản xuất. Do vậy việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, hơn nữa còn ảnh hưởng tới nhiều mặt khác như sức khoẻ của người dân trong làng, cơ sở hạ tầng nhanh chóng bị xuống cấp. Do vậy quy hoạch mặt bằng sản xuất là một nhiệm vụ rất quan trọng. Để quy hoạch mặt bằng sản xuất các cấp chính quyền địa phương đã lập kế hoạch thành lập khu sản xuất tập trung (nhưng chưa hoàn thành) nhằm di chuyển sản xuất ra khỏi khu dân cư (Chỉ di chuyển ở từng khâu còn đối với những khâu ít ảnh hưởng họăc không ảnh hưởng thì được sản xuất tại gia đình). Thành lập khu sản xuất tập trung trước hết giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường, tránh được ảnh hưởng tới đời sống của dân cư trong vùng, tránh được những ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng trong làng. Mặt khác còn thuận tiện rất nhiều trong sản xuất tiêu thụ cũng như quá trình thu mua nguyên vật liệu. Vì vậy đây là vấn đề quan trọng hàng đầu mà làng nghề cần tập trung giải quyết 2. Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường trong LN. Đối với thị trường cung cấp nguyên vật liệu: thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề chủ yếu là thị trường địa phương thị trường tại chỗ gắn bó với các phế thải, phế liệu trong nông thôn. nguyên vật liệu cung cấp cho làng nghề chủ yếu cho mua đứt bán đoạn của những người thu mua đồng nát, hoặc những người bán lẻ…. Vì vậy mà nguyên vật liệu cung cấp cho làng nghề chưa đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng. do vậy, mà ảnh hưởng nhiều tới kết quả sản xuất kinh doanh. để đảm bảo nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ cho quá trình sản xuất, tỉnh và các cấp có thẩm quyền cần có các chính sách giải quyết nguyên vật liệu đầu vào như : - Hình thành các trung tâm thu mua nguyên vật liệu - Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề nhằm giúp cho họ có kinh phí để mua nguyện vật liệu tránh sự gián đoạn của quá trình sản xuất Về trị trường tiêu thụ sản phẩm : thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề chủ yếu là thị trường tại chỗ, thị trường đại phương…các thị trường này có tính chất phân tán, tuy các thị trường này có quy mô rộng lớn song nó còn bị bó hẹp bởi sức mua của các tầng lớp dân cư nông thôn. Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề thì cần có các biện pháp như : - Nâng cao thu nhập của dân cư trong nông thôn, nhằm tăng sức mua của người tiêu dùng - Nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa sản phẩm của làng nghề vươn tới thị trường xuất khẩu - Thành lập các trug tâm thu mua sản phẩm, nhằm tránh những khâu trung gian không cần thiết. - Thực hiện các biện pháp marketing, quảng cáo thông qua các buổi hội trợ, các buổi giới thiệu sản phẩm nhằm giới thiệu sản phẩm qua số lượng đông đảo người tiêu dùng - Thành lập khâu thu thập xử lý thông tin trên thị trường nhằm tránh những biến động bất ngờ xảy ra 3. Thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ giúp đỡ đổi mới công nghệ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề một cách tích cực và có hiệu quả Đổi mới công nghệ có tác động rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với Làng nghề Đại Bái do chủ yếu là sản xuất ở quy mô hội gia đình vì thế mà công nghệ sử dụng thường là những công nghệ lạc hậu, số cơ sở sử dụng công nghệ mới là rất ít. Mọi cơ sở sản xuất trong Làng nghề đều hiểu rằng khi mua sắm máy móc, thiết bị thì sản phẩm làm ra sẽ nhiều hơn chất lượng đảm bảo hơn, hơn nữa nó còn thay thế lao động thủ công ở những khâu khó khăn, nguy hiểm… nhưng để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thì phải có vốn, có trình độ sử dụng… mà họ đều chưa có. Do vậy giải pháp đề ra là - Các cấp chính quyền cần hỗ trợ trong việc mua sắm máy móc - Các cơ sở sản xuất cần mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc phục vụ quá trình sản xuất 4. Đổi mới chính sách tài chính tín dụng Chính sách tài chính tín dụng có vai trò rất quan trọng trong khâu tạo lập vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Do quy mô sản xuất nhỏ bé nên các cơ sở sản xuất thường gặp khó khăn trong vay vốn. Để khắc phục tình trạng này cần có các biện pháp : - Nhà nước và các cấp chính quyền có chính sách cho vay thích hợp đối với từng cơ sở sản xuất . - Các khoản vay, thủ tục vay cũng cần được đơn giản hoá, số lượng vay và thời hạn vay cần tăng lên - Các cơ sở sản xuất cần phối hợp với các hệ thống tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng vốn nhằm cùng nhau tháo gỡ những khó khăn trong quá trình sử dụng, tạo cho các cơ sở có thể nhanh chóng hoàn vốn Về chính sách thuế : Nhà nước cần có chính sách ưu tiên miễn giảm thuế một chách hợp lý đối với các cơ sở sản xuất ngành nghề 5. Tích cực đào tạo kiến thức quả lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực kinh doanh cho các chủ cơ sở sản xuất, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động trong làng nghề Đây là một công việc rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay ở Làng nghề Đại Bái hầu hết các chủ cơ sở sản xuất đều chưa có trình độ quản lý, chưa có kiến thức hiểu biết về thị trường. Còn đối với người lao động thì chủ yếu là vừa học vừa làm nên trình độ còn nhiều hạn chế vì vậy giải pháp đặt tra là : - Tổ chức dậy nghề theo lối truyền nghề vừa học vừa làm trong một thời gian nhất định. - Tổ chức các hiệp hội nghề nghiệp, mở rộng các lớp đào tạo về kỹ thuật, nâng cao tay nghề và kiến thức quản lý ở trình độ cao nhằm tạo được nhiều người có trình độ quản lý kinh doanh giỏi, khả năng tiếp cận nghề nhanh, làm hạt nhân cho các cơ sở sản xuất cũng như sự phát triển của Làng nghề 6. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong Làng nghề Kết cấu hạ tầng là điều kiện và nhân tố quan trọng để thúc đẩy quá trình sản xuất trong làng nghề . Hiện nay kết cấu hạ tầng trong Làng nghề tuy đã được tu sửa nhưng vẫn còn trong tình trạng thấp kém, lạc hậu. Tình trạng đường giao thông bị xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống cung cấp điện nước cũng hay bị hỏng hóc. Tình trạng vệ sinh môi trường, trạm y tế, chợ búa còn bừa bãi…Vì vậy giải pháp đặt ra là : - Xây dựng và thực hiện các phương án quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của Làng nghề - Xây dựng và thực hiện các phương án quy hoạch Làng nghề , phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh việc khảo sát thiết kế và phát triển đồng bộ hệ thống giao thông. Kết hợp giữa duy tu bảo dưỡng và cải tạo nâng cấp những công trình trọng điểm 7. Phát triển sản xuất kinh doanh của Làng nghề gắn liền với bảo vệ môi trường Hiện nay tình hình môi trường trong Làng nghề đang ở mức độ rất nghiêm trọng vì vậy mà phát triển sản xuất kinh doanh trong Làng nghề cần gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Do đó cần phải thực hiện các biện pháp sau : - Xây dựng khu sản xuất tập trung, di chuyển sản xuất ra khỏi khu dân cư - Đưa máy móc vào sản xuất thay thế sản xuất thủ công - Có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở mức độ ít nhất. Vừa rồi em đã trình bày xong tóm tắt bài luận văn của mình, em xin cảm ơn các thầy các cô cùng toàn thể các bạn đã quan tâm theo dõi. Do trình độ còn nhiều hạn chế bài luận văn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Một số giải pháp phát triển LNTT Đại Bái tỉnh bắc ninh 1. Quy hoạch và giải quyết mặt bằng sản xuất cho làng nghề 2. Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường trong LN. 3. Thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ giúp đỡ đổi mới công nghệ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề một cách tích cực và có hiệu quả 4. Đổi mới chính sách tài chính tín dụng 5. Tích cực đào tạo kiến thức quả lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực kinh doanh cho các chủ cơ sở sản xuất, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động trong làng nghề 6. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong Làng nghề 7. Phát triển sản xuất kinh doanh của Làng nghề gắn liền với bảo vệ môi trường Kết cấu của đề tài gồm : Chương1 : Vị trí, vai trò của LNTT, sự cần thiết phải khôi phục và phát triển LNTT Chương 2 : Thực trạng phát triển LNTT Đại Bái Chương 3 : Phương hướng, giải pháp chủ yếu phát triển LNTT Đại Bái tỉnh Bắc Ninh ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37083.doc