Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản Xuất chè búp tươi của hộ trồng chè tại xí nghiệp chè Phú Long - Công ty chè Phú Đa - Thanh Sơn - Phú Thọ (53 tr)

Phần I Mở Đầu 1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệy đới. Cây chè được phát triển đầu tiên ở Trung Quốc cách đây khoảng 4000 năm và được sử dụnglàm đồ uống khá phổ biến ở nhiều nước,nhiều khu vực trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Nghề trồng chè đã dược hình thành từ lâu đời, lịch sử nghê trồng chè ở nước ta đã trải qua nhiều giai đo

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản Xuất chè búp tươi của hộ trồng chè tại xí nghiệp chè Phú Long - Công ty chè Phú Đa - Thanh Sơn - Phú Thọ (53 tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn. Từ năm 1945 đến nay đã phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Hệ thống công nghiệp chế biến ngày càng được mở rộng, nước ta đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trungchuyên canh cây chè. Sản xuất chè đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội hiện nay cũng như sau này của cả nước. Năm 1995nước ta có 66,673 ha chè, trong đó diện tích sản phẩm là 53,031 ha. Sản lượng chè búp tươi là 180,902 tấn, chè khô chế biến là 36,180 tấn. Theo đánh giá của hiệp hội chè thế giới thì Việt Nam đang đứng thứ 7 về diện tích, đứng thứ 11 về sản lượng chè khô và đứng thứ 8 về xuất khẩu chè trong tổng số hơn 30 nước sản xuất chè trên thế giới. Cho nên nó thu hút một lực lượng lao động trong xã hội cho việc sản xuất và chế biến chè. Trong những năm gần đây tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế trong khâu sản xuất chè búp tươi có khá nhiều biến độn. Về diện tích va sản lượng chè tăng quá nhanh chưa phù hợp với cơ sở vật chất , thiếc bị máy móc và khoa học kỹ thuật của xí nghiệp hiện nay. Năng suất chủ yếu chạy theo số lượng nên hiệu quả kinh tế của búp chè tươi chưa cao. Do vậy, việc sản xuât chè vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cừu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè búp tươi của hộ trồng chè tại xí nghiệp chè Phú Long- công ty chè Phú Đa- Thanh Sơn – Phú Thọ”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè búp tươi của hộ tại xí nghiệp chè Phú Long - Công Ty chè Phú Đa - Thanh Sơn - Phú Thọ, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè búp tươi của địa bàn xã Long Cốc. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể + Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế nói chung, hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất chè búp tươi nói riêng. + Thực trạng và tình hình sản xuất chè búp tươi của các hộ trồng chè tại xí nghiệp chè Phú Long trong thời gian vừa qua. + Đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất chè búp tươi của các hộ trồng chè. + Đề suất một số giải pháp chủ yếu nhăm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè búp tươi của các hộ trồng chè trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1 Đối trượng: Các hộ trồng chè tại xí nghiệp chè Phú Long 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Tại xí nghiệp chè Phú Long - Công ty chè Phú Đa - Thanh Sơn - Phú Thọ + Thời gian: Từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 02 năm 2006 Phần II Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 2.1.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả Trong nền kinh tế tự nhiên, hoạt động sản xuất của con người và sản xuất tự cung tự cấp. Mục đích sản xuất là tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho đới sống hàng ngày. Những sản phẩm đem ra trao đổi trên thị trường là những sản phẩm do con người sản xuất ra nhưng không tiêu dùng hết trong gia đình. Do vậy, việc trao đổi sản phẩm trong nền sản xuất tự cung tự cấp thường chưa có sự so sánh giữa giá trị sản phẩm làm ra với các chi phí làm ra sản phẩm đó. Đến cuối thời kỳ phong kiến, khi quan hệ hàng hoá - tiền tệ ra đời đã làm cho xã hội loài người có sự chuyển biến sâu sắc: Nền kinh tế tự nhiên dần dần tan rã, thay thế vào đó là nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển, cao hơn, nền sản xuất dần dần tiến tới sự chuyên môn hoá hay nói cách khác là có sự phân công lao động xã hội để khai thác tốt nhất nguồn lực tự nhiên phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội loài người. Cũng trong thời kỳ này, phạm trù "hiệu quả" đã ra đời. Theo các nhà kinh tế học, phạm trù hiệu quả được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng đều tập trung ở một điểm: Đó là sự so sánh giữa kết qủa thu được với chi phí bỏ ra trong một quá trình sản xuất. Như vậy thuật ngữ "hiệu quả" có thể được hiểu như sau: Hiệu quả là một phạm trù phản ánh tổng hợp chất lượng hoạt động của con người trong việc khai thác sử dụng các nguồn lực. Như ta đã biết, các nguồn lực trong thiên nhiên không phải là vô tận, nó ngày càng trở nên khan hiếm. Do vậy, ngày nay các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng, hiệu quả của một hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đó không chỉ xét đơn thuần ở việc so sánh giữa kết quả thu được và chi phí vật chất bỏ ra mà phải được xem xét theo nghĩa rộng, bao hàm cả mục tiêu kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. * Hiệu quả kinh tế: Thể hiện mối liên quan giữa kết qủa thu được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt kết qủa đó. * Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra, hiệu quả xã hội được thể hiện như là: Thay đổi điều kiện đặc biệt, cải thiện điều kiện sống tăng thêm việc làm, cải tạo môi sinh môi trường. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thứ nhất. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế trung nhất, nó liên quan trực tiếp với nền sản xuất hàng hoá, với tất cả phạm trù và các quy luật kinh tế khác. * Hiệu quả kinh tế - xã hội: Bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, không chỉ xét về kết quả kinh tế mà còn về cả kết quả xã hội đạt được, phản ánh mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp các lĩnh vực kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. * Hiệu quả phát triển: Thể hiện sự phát triển của các đơn vị sản xuất của quốc gia. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như tình hình đời sống vật chất, trình độ dân trí phát triển cơ sở hạ tầng… 2.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả đat dược và lượng chi phí bỏ ra trong một quá trình sản xuất kinh doanh hay hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế thu được trong hoạt động đó. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế có nghĩa là tăng cường tring độ ,lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động, đây là đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội do nhu cầu cuộc sống vật chất của con người ngay càng tăng. Nói một cách biện chứng thì do yêu cầu ngoại cảnh của công tác quản lý kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù kinh tế. 2.1.2 Nội dung, các quan điểm, bản chất hiệu quả kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với quá trình phát triẻn của khoa học kỹ thuật và việc áp dung chúng vào sản xuất. Bản thân những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã mang tính ưu việt nhưng nó chỉ phát huy hiệu quả cao khi áp dụng chúng vào điều kiện thích hợp. Việt vận dụng một cách thông minh các thành tưu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phấn đấu để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ như là một yếu tố. Điều đó lại càng có ý nghĩa quan trọng và bức thiết đối với nền sản xuất nước ta. Bất kỳ một tổ chức cá nhân nào khi tiến hành sản xuất đều nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng, từ đó mang lại lợi ích cho họ. Người tiêu dùng quan tâm đến giá cả, chất lượng, sản phẩm dịch vụ. Như vậy, lợi ích kinh tế là mục tiêu hoạt động của tất cả các xuất kinh doanh. Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cưú về hiệu quả kinh tế, nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế đã được nêu ra, nhìn chung gồm các quan điểm sau: * Quan điểm thứ nhất: - Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tương quan so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. H = Trong đó : H :hiệu quả kinh tế Q:kết quả thu được C: chi phí bỏ ra Theo quan điểm này thì chỉ xác định hiệu quả kinh tế đối với từng trường hợp sản xuất giản đơn. Đại diện cho hệ thống quan điểm này Culicốp cho rằng: “Hiệu quả sản xuất là tính kết quả của nền sản xuất nhất định”.chúng ta sẽ so sánh kết quả với chi phí bỏ ra cần thiết để đạt được kết quả đó, khi lấy tổng sản phẩm chia cho vốn sản xuất chúng ta được hiệu suất vốn, lấy tổng sản phẩm chia cho vật tư ta được hiệu suất vật tư, lấy tổng sản phẩm chia cho số lao động ta được hiệu suất lao động. * Quan điểm thứ hai: - Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. H = Q - C Theo quan điểm này thì tác giả Đỗ Thị Thịnh cũng cho rằng: “ Thông thường hiệu quả như một hiệu số giữa kết quả và chi phí ”. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thấy được phép trừ hoặc phép trừ không có nghĩa. Do vậy, nói một cách linh hoạt hơn thì ta nên hiểu hiệu quả kinh tế là một kết quả tốt phù hợp với mong muốn. * Quan điểm thứ 3: Hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. H = Trong đó : là phần tăng thêm của kết quả sản xuất là phần tăng thêm của chi phi sản xuất Trong kinh tế, các chỉ tiêu cận biên có ý nghĩa rất quan trọng nhất là trong thời kỳ đổi mới năng động của một đất nước, và đặc biệt trong tình hình đổi của nước ta hiện nay. Quá trình sản xuất của con người muốn phát triển được phải thực hiện tái sản xuất mở rộng, bao gồm tái sản xuất giản đơn và phần mở rộng, hiệu quả kinh tế cận biên chính là hiệu qủa kinh tế xét riêng cho một phần mở rộng đó. Nhìn vào hiệu quả kinh tế cận biên người quản lý sẽ thấy được có nên mở rộng sản xuất đối với ngành đó không, nếu phần tăng kết quả lớn hơn phần tăng chi phí sản xuất thì nên đầu tư tiếp, nếu phần tăng kết quả nhỏ hơn phần tăng chi phí sản xuất không nên mở rộng sản xuất. Như vậy, cho đến nay đã và đang có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về phạm trú kinh tế. Theo mỗi quan điểm đều có các chỉ tiêu đánh giá và cách tính toán khác nhau về hiệu quả kinh tế. Từ sự nghiên cứu về các quan điểm trên, chúng tôi thống nhất với quan điểm thứ 3 và nêu lên khái niệm hiệu quả kinh tế như sau: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh tổng hợp trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của các thành viên trong xã hội. * Bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế Các sản phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất là kết quả của sự kết hợp nhiều yêu tố đầu vào, với sự mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu tăng lên của con người, do đó người ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu. Trước yêu cầu này đặt ra cho người quản lý kinh tế câu hỏi phải làm sao để có được kết quả đó với chi phí thấp nhất, hay nói cách khác với nguồn lực giới hạn nhất định phải đạt được kết quả lớn nhất. Khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả đó. Theo luận biện của triết học Mác: Bản chất của hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng của các nguồn lực xã hội. Bằng lao động của mình, con người đã tạo ra sản phẩm tiêu dùng hôm nay và ngày mai "qua tích luỹ". Lao động được đo lường bằng thời gian và suy đến cùng mọi sự tiết kiệm là tiết kiệm thời gian. Với một mục tiêu nhất định con người phải thực hiện được trong những thời gian lao động ít nhất, hay nói cách khác trong số lượng thời gian lao động nhất định, kết quả đạt được cao nhất. Bản chất của phạm trù hiệu qủa kinh tế là việc sản xuất ra một lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí lao động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng cao về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. 2.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế 2.1.3.1. Phân loại hiệu quả kinh tế theo không gian + Hiệu qủa kinh tế quốc dân: Là hiệu quả tính chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. + Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ: Là hiệu quả kinh tế được tính riêng cho từng vùng, từng tỉnh, từng huyện…. + Hiệu quả kinh tế xí nghiệp, Xí nghiệp, doanh nghiệp, hộ gia đình: Là hiệu quả kinh tế được tính riêng cho từng đơn vị sản xuất. 2.1.3.2. Phân loại hiệu quả kinh tế theo thời gian Theo thời gian, người ta có thể tính toán hiệu quả kinh tế theo từng giai đoạn, theo từng năm hoặc theo từng chu kỳ. Trong nông nghiệp, do đặc điểm của đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là sinh vật có chu kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau nên đôi khi hiệu quả kinh tế phải được tính theo niên vụ sản xuất. 2.1.3.3. Phân loại hiệu quả kinh tế theo các yếu tố sản xuất Căn cứ vào yếu tố tổ chức quản lý kinh tế theo các cấp, các nghành thì hiệu quả kinh tế được phân thành: + Hiệu quả kinh tế quốc dân (tính chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân ) + Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ (tính riêng từng vùng, tỉnh, huyện) + Hiệu quả kinh tế khu vực vật chất và phi vật chất. + Hiệu quả kinh tế của xí nghiệp, doanh nghiệp. * Căn cứ theo yếu tố cơ bản của sãn xuất và phương thức tác động vào sản xuất thì hiệu quả kinh tế gồm: + Hiệu quả sử dụng lao động và yếu tố tài nguyên như đất đai, năng lượng, tai nguyên. + Hiệu quả sử dụng vốn, thiết bị, máy móc +Hiệu quả các biện pháp khoa học quản lý 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè búp tươi * Đặc điểm cây chè Mỗi ngành sản xuất đều có đặc điểm riêng của nó, các đặc điểm đó có liên quan đến đầu tư trong sản xuất cũng như việc xác định hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất đó đối với ngành sản xuất chè, các đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư thâm canh - Yêu cầu ngoại cảnh, kỹ thuật sản xuất chè búp tươi + Điều kiện khí hậu, thời tiết: cây chè sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 250c, tuỳ theo giống mà nhiệt độ khác nhau. Cây chè là cây ưa ẩm, do vậy lượng mưa tối thiểu phải là 1000mm. khi mưa xen kẽ nắng thì cây chè phát triển tốt, độ ẩm không khí cho cây chè phát triển là 85 – 90%. Khi độ ẩm không khí dưới 70% sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Với những giống chè ở Việt Nam độ che bóng có cường độ ánh sáng từ 45 – 50% thì cây chè phát triển mạnh nhất. *Giá trị kinh tế của cây chè: Cây chè có một vị trí quan trọng trong nông nghiệp, nhất là đối đối với những vùng đồi núi phía Bắc, trung du tây nguyên. Trồng chè ở đây vừa mang lại lợi ích kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động vừa có tác dụng phủ xanh đồi núi trọc và đất trống… *Yêu cầu kỹ thuật đối với xây chè - yêu cầu về đất: đất đai phải đảm bảo độ dinh dưỡng, các biện biện pháp canh tác đúng yêu cầu kỹ thuật và phải biết cải tạo và bối dưỡng đất. - Yêu cầu về lao động : Lao động là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất, lao động ccủa con người kết hợp với các yếu tố sản xuất tạo nên sản phẩm đápứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người. Hiện nay đối với xí nghiệp việc sử dụng đầy đủ và hợp lý lao động là một yếu tố hết sức quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển đã tạo ra nhiều máy móc thay thế sức lao động của con người nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ các công việc nặng nhọc. Nhưng đối với nền nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng thì đối tượng sản xuất là những sinh vật sống vì thế việc cơ giới hoá con gặp rất nhiều khó khăn nên lao động là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong ngành chè số lượng lao động đòi hỏi khá lớn trong suốt cả năm sản xuất và nhất là khâu thu hái sản phẩm chè búp tươi. - Yêu cầu về chăm sóc cây chè + Chăm sóc chè trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. . Dặm chè đảm bảo mật độ . Xới giữ ẩm, diệt trừ cỏ dại . Bón phân, phòng trừ bệnh hại . Đốn hái và tạo hình Cây chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản tất cả khác nhau, các giai đoạn đều rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cây chè và nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây chè sau này. Nếu làm tốt các khâu thì nó thúc đẩy cây chè phát triển rất tốt. + Chăm sóc chè trong thời kỳ sản xuất kinh doanh . Xới trừ cỏ dại, giữ ẩm . Bón phân cho cây chè . Phòng trừ bệnh hại . Đốn . Thu hoạch Mỗi khâu trong sản xuất chè kinh doanh giữ một vị trí nhất định trong việc thúc đẩy cây chè sinh trưởng và phát triển. Khâu thu hoạch chiếm một vị trí quan trọng nhất và nó cũng dòi hỏi công lao động nhiều nhất. 2.3 tình hìng sản xuất chè trên thế giới Hiện nay, cây chè đã được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Do mức độ thâm canh và trình độ sản xuất ở các nước rất khác nhau nên năng suất chênh lệch giữa các nước là rất lớn. Có những nước chỉ đạt năng suất bình quân khoảng 10 tấn/ha nhưng cũng có những nước đã đạt tới 30 tấn/ha. Theo FAO (1995), diện tích trồng chè trên thế giới là 22 triệu ha, sản lượng 265 triệu tấn (thời kỳ 1961-1965) trong đó sản lượng chè của Châu á chiếm 7,5% tổng sản lượng chè của thế giới. Cũng theo số liệu của FAO, tính đến năm 1987, hàng năm trên thế giới sản xuất 300 triệu tấn chè. Thời kỳ 1991-1993 diện tích trồng chè của cả nước trên thế giới là 18,1 triệu ha, tổng sản lượng đạt 275 triệu tấn. khi xem xét các cây trồng vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới các nhà nghiên cứu cho rằng cây chéinh lợi hơn bất kỳ cây trồng nào khác vì nó cho năng suất và chất lượng cao. Xu hướng chung của các nước sản xuất chè tiên tiến trên thế giới là giảm diện tích nhưng vẫn đảm bảo sản lượng trên cơ sở tăng năng suất bằng cách sử dụng giống mới cùng với việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến. 2.3.1. Tình hình sản xuất chè ở nước ta Cây chè được trồng chủ yếu ở Miền Bắc Việt Nam qua nhiều thập kỷ và là một trong những cây thực phẩm quan trọng trong hệ thống cây lương thực, thực phẩm của Việt Nam. Chè chủ yếu sản xuất ở Miền Bắc Việt Nam và tập trung ở trung du và miền núi. Diện tích chè giảm từ 65.000ha giai đoạn 1976-1981 xuống còn 40.000ha.giai đoạn từ 1981-1988 và 31 nghìn ha từ 1989 đến nay. Trong những năm gần đây diện tích chè lại có xu hướng tăng, hiện nay giao động trong khoảng 32.000 ha. Sự tăng lên về diện tích chè trong thập kỷ vừa qua chủ yếu do sự tăng lên về nhu cầu của thị trường và sự đổi mới của khoa học kỹ thuật trong sản xuất chè. Diện tích chè tăng giảm thất thường do nhiều nguyên nhân như chi phí giống cao tiêu thụ đầu ra khó khăn, giống có năng suất thấp giống bị thoái hoá gây tư tưởng chán nản, không hứng thú trồng chè cho người nông dân, nhưng diện tích chè đang có su hướng ngày một tăng. Năng suất chè ở nước ta nhìn chung còn thấp, từ 1976 à nay năng suất chè bình quân cả nước chưa vượt quá 12 tấn/ha, năng suất dao động từ 9 à12 tấn/ha. Sản lượng chè nước ta cũng đạt thấp dao động từ 25.000 à 35.000 tấn/năm, nguyên nhân do diện tích chè và năng xuất còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu trong nước, cũng như xuất khẩu trong tương lai. Hiện nay cây chè ở nước ta đang được chú trọng phát triển. Các viện nghiên cứu đã và đang lai tạo các giống chè có năng xuất cao, chất lượng tốt. Bên cạnh đó nước ta còn nhập khẩu các giống tốt, để nhanh chóng tạo ra một giống tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất chè xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng nội địa. 2. 4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè ở nước ta 2.4.1. Những thuận lợi Nước ta có một số nơi có chất đất, khí hậu phù hợp cho trồng chè như ở trung du miền núi phía bắc. Nhà nước có chính sách phù hợp trong phát triển nông nghiệp: Phát triển kinh tế hộ, chính sách cải cách ruộng đất, miễn thuế nông nghiệp cho người nông dân. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn phần nào đã đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất chè nói riêng. Người dân cũng đã có kinh nghiệm trong sản xuất chè đặc biệt là nhân dân ở những vùng có truyền thống sản xuất chè từ lâu đời. Hiện nay đã và đang có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất chè. 2.4.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn trong sản xuất chè. * Thời tiết, khí hậu nhiều khi gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất chè làm cho năng suất chè thấp, chất lượng kém. Khí hậu, đất đai giữa các vùng khác nhau, không phải vùng nào cũng sản xuất được chè. Nhiều vùng có khí hậu thích hợp lại không có đất thích hợp để trồng chè, và ngược lại nhiều vùng có đất đai thích hợp lại không có khí hậu thích hợp cho cây chè phát triển. * Giống: Giống chè bị thoái hoá do nhiều nguyên nhân, làm cho năng suất thấp; Hệ thống sản xuất ra cây chè giống tốt hiện nay có chất lượng kém; Chi phí cao cho cây chè chất lượng tốt. * Trình độ của người nông dân còn thấp nên tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật còn kém. Người nông dân phải vay vốn với lãi suất cao, khó tiếp nhận tín dụng. Ruộng đất manh mún không thể nâng cao hiệu quả kinh tế bằng quy mô. * Công tác chế biến và bảo quản còn nhiều hạn chế, gây lãng phí và làm giảm giá trị sản xuất của chè cũng như giảm hiệu quả kinh tế của chè. * Tiêu thụ sản phẩm: Việc lưu thông chè qua các thị trường còn gặp nhiều khó khăn; Nhu cầu dùng chè ở trong nước hạn chế; thị trường không ổn định, dao động giá cả lớn. Phần III Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3.1 Địa bàn nghiên cứu Xí nghiệp chè Phú Long- công ty chè Phú Đa- Thanh Sơn- Phú Thọ được thành lập ngày 27 tháng 6 năm 1947 theo quyết định TTC của ban bí thư trung ương đoàn cộng sản Hồ Chí Minh được thu tướng chuẩn y. Khi mới thành lập xí nghiêp chíụư quản lý của trung ương đoàn Phú Long. Trong những năm đầu với phương hướng sản xuất : Chuối- Dứa xuất khẩu nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Đến năm 1975 xác định lại phương thức sản xuất, xí nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh chè theo mô hình khép kín. Với sản phẩm chè thương phẩm cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhằm phát huy thế mạnh vùng đồi núi trung du tỉnh Phú Thọ. Nắm vững nhu cầu về sinh thái cũng như khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội ở vung này là một trong những cớ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật tổ chức chỉ đạo sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên + Vị trí địa lý Xí ngiệp chè Phú long có trụ sở tại xã Long Cốc- huyện Thanh Sơn- Tỉnh Phú Thọ. Toạ độ địa lý:104057’ – 105011’12”. Kinh độ Đông 21002’10”- 21014’07”.vĩ độ Bắc *Ranh giới của xí nghiệp - Phía Bắc giáp xí nghiệp chè Thanh Niên - Phía Nam giáp xã Tam Thanh - Phía Đông giáp xã Võ Miếu - Phía Tây giáp xã Kim Thượng + Tình hình địa hình đất đai Xí nghiệp chè Phú Long nằm giữa thung lũng lớn xung quanh được bao bọc bởi các dãy đồi, núi cao. Đất đai của xí nghiệp thuộc dạng đồi núi cao trung du có độ cao tuỵêt đối từ 60- 150m và được chia làm 3 dạng: Dạng đồi bát úp Dạng đồi cao giáp núi Dạng đồi nhấp nhô bị chia cắt bởi các khe suối. Do đó tạo khả năng giữ ẩm tốt cho cây chè. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho việc phát triển cây chè. Theo tài liệu của đội quy hoạch tỉnh điều tra thì đất của xí nghiệp có 4 loại chính: * Đất Fe ra lit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch Giơ Nai, đại bộ phận có tầng dày trên 1m, độ dốc dưới 250, đất giàu muối và kali, có độ PH từ 4-6. * Đất Fe ra lit đỏ vàng phát triển Mica có tầng dày trên 1m, độ dốc nhỏ hơn 200 đất giàu mùn và kali. * Đất Fe ra lit phát triển trên nền phù sa cổ, phân bố chủ yếu trên nền sông bứa, địa hình tương đối bằng phẳng, 60% diện tích có độ dốc từ 10-15m, có 80% diện tích tầng dày lớn hơn 100cm, đất chua, nghèo mùn, khả năng giữ ẩm kém, rửa trôi mạnh. *Đất dốc phân bố lẻ tẻ, tầng đất trên mặt mỏng, ngheo dinh dưỡng và có độ chua. Như vậy, đất đai của xí nghiệp chủ yếu là đất Fe ra lit đỏ vàng là loại đất rất thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cây chè. Loại đất này có tầng canh tác dày tuy nhiên trong quá trình canh tác cần có biện pháp giữ ẩm chống sói mòn, rửa trôi như kết hợp trồng một số loại cây bóng mát. Hiện nay tổng diện tích đất tự nhiên của xí nghiệp theo quy hoạch năm 2004 là: Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của xí nghiệp qua 3 năm (2002 - 2004) Diễn giải Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh (%) D.T (ha) Cơ cấu (%) D.T (ha) Cơ cấu (%) D.T (ha) Cơ cấu (%) 03/02 04/02 Tăng trưởng BQ A. Diện tích tự nhiện 380,00 100,00 380,00 100,00 380,00 100,00 100,00 100,00 0,00 I. Đất nông nghiệp 254,09 66,87 253,02 66,58 252,06 66,33 99,58 99,62 -0,40 1. Đất canh tác 244,15 96,09 243,23 96,13 242,50 96,21 99,62 99,70 -0,34 2. Đất trồng cây LN 5,02 1,98 4,94 1,95 4,88 1,94 98,41 98,79 -1,40 3. Đất mặt nước NTTS 4,92 1,94 4,85 1,92 4,68 1,86 98,58 96,49 -2,47 II. Đất chuyên dùng 65,94 17,33 65,64 17,27 65,12 17,14 99,70 99,21 -0,55 1. Đất XDCB 5,00 7,59 5,42 8,26 6,50 9,98 108,40 119,93 14,02 2. Đất giao thông 16,24 24,67 16,82 25,62 16,82 25,83 103,57 100,00 1,77 3. Đất thuỷ lợi 20,06 30,47 20,06 30,56 20,06 30,30 100,00 100,00 0,00 4. Đất nghĩa địa 7,57 11,50 7,57 11,53 7,57 11,62 100,00 100,00 0,00 5. Đất di tích LSVH 4,45 6,76 4,45 6,78 4,45 6,83 100,00 100,00 0,00 6. Đất CD khác 12,52 19,02 11,32 17,25 9,72 14,93 90,42 85,87 -11,89 III. Đất ở 60,07 15,81 61,34 16,14 62,82 16,53 102,11 102,41 2,26 B. Bình quân - Đất NN/hộ NN 0,192 0,187 0,183 97,73 97,45 -2,41 - Đất canh tác/hộ NN 0,184 0,180 0,176 97,78 97,53 -2,34 - Đất canh tác/khẩu NN 0, 042 0,041 0,040 98,31 98,70 -1,49 Diện tích đất nông nghiệp của xí nghiệp là 254,09 ha chiếm 66,87% trong tổng diện tích đất tự nhiên và giảm dần qua các năm chỉ còn 252,06 ha chiếm 66,33% (năm 2002) trung bình mỗi năm giảm 0,4 %. Đất nông nghiệp giảm là do đất canh tác giảm, đất cây trồng lâu năm và đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản giảm. Diện tích đất nông nghiệp giảm là do yêu cầu về đất ở của người dân ngày một tăng cao nên phải chuyển một phần đất chuyên màu, đất trồng cây lâu năm, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản sang đất thổ cư . Đây là một bất lợi cho xí nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, xí nghiệp không thể có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất hoặc tăng hiệu qủa theo quy mô. Bình quân đất canh tác trên khẩu nông nghiệp và đất canh tác trên hộ nông nghiệp của xí nghiệp là thấp và có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2002 bình quân có một hộ 0,148 ha đất canh tác đến năm 2004 chỉ còn 0,176 ha bình quân mỗi năm giảm 2,34%. Đất chuyên dùng năm 2004 có 65,12 ha giảm 0,72ha so với năm 2002 trong đó diện tích đất xây dựng cơ bản tăng 1,5ha. Đất giao thông tăng 0,68ha. Các loại đất chuyên dùng khác giảm 2,8ha. Các số liệu này cho thấy việc sử dụng đất chuyên dùng trong xí nghiệp là khá tiết kiệm. + Tình hình khí hậu thời tiết: Xí nghiệp chè Phu Long thuộc vùng trung du đồi núi nên điều kiện khí hậu thời tiết mang nét đặc trưng của vùng. Theo tài liệu của trạm khí tượng thuỷ văn thì tình hình khí hậu thời tiết của xí nghiệp chè được thể hiện bởi các số liệu ở biểu 2. Bảng 2: Tình hình thời tiết khí hậu của xí nghiệp: Bình quân trong 10 năm (1994 - 2004) ĐVT Tháng Trung bình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ bình quân 0C 15,6 16,8 20,0 23,8 26,5 27,7 28,5 28,0 26,3 23,5 18,9 16,3 22,7 + Cao nhất " 21,1 24,0 25,9 30,6 33,9 34,9 35,4 33,5 31,8 29,5 25,2 23,9 28,5 + Thấp nhất " 9,5 10,9 14,7 19,5 22,6 23,5 26,7 25,1 22,6 20,7 15,3 11,7 17,3 Lượng mưa bình quân mm 42,8 39,7 53,8 56,9 244,2 227,5 239,3 379,7 288,2 148,9 49,9 23,4 187,0 + Cao nhất " 117,7 99,5 112,8 189,2 312,4 376,7 331,4 565,4 568,2 369,3 94,2 67,0 223,0 + Thấp nhất " 13,2 15,6 14,2 37,3 174,0 84,0 84,7 181,9 50,2 18,5 2,0 1,0 151,0 Độ ẩm không khí % 87,9 86,5 87,8 87,2 87,1 84,8 87,7 88,7 87,3 86,2 84,6 84,4 86,0 + Cao nhất " 92,0 93,0 89,0 90,0 89,0 88,0 89,9 89,0 92,0 88,0 88,0 90,0 89,0 + Thấp nhất " 83,0 89,0 85,0 85,0 81,0 81,0 82,0 86,0 83,0 81,0 83,0 78,0 82,0 Với các số liệu này ta thấy tình hình khí hậu thời tiết của xí nghiệp được thể hiện như sau: Nhiệt độ : Nhiệt độ bình quân trong năm(2004 )là 22,70c, tháng cao nhất là: 28,50c tháng 7, các tháng có nhiệt độ bình quân cao hơn 200c là các tháng 4,5,6,7,8,9,10, cao tuyệt đối là: tháng7 (35,40c), thấp tuyệt đối là tháng 1 (9,50c). - Lượng mưa : Lượng mưa bình quân qau năm 2004 là 1896,6mm và được phân bố qâu các tháng là không đều, các tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7,8,9 với lượng mưa là 379,7mm. - Độ ẩm, không khí: Bình quân cho cả năm là 86,6%tháng bình quân cao nhất là tháng 8 với độ ẩm không khí là 88,7% tháng bình quân thấp nhất là 84,8%(tháng6). - Nắng : Tổng giờ nắng trung bình của xí nghiệp là 1565giờ/năm, các tháng có thời gian chiếu sáng ngắn, cường độ ánh sáng yếu từ tháng 1đến tháng 4, các tháng có thời gian chiêú dài, cường độ ánh sáng lớn là từ tháng 4 đến tháng 12. - Gió bão : Xí nghiệp chè Phú Long ở vùng có gió mạnh vào mùa đông từ tháng 9 đến tháng 1, chủ yếu là gió đông bắc với mức gió 1,5m/s. - Sương: Từ tháng 11 bắt đầu xuất hiện Sương mù và kéo dài đến tháng 3, đặc biệt trong tháng 1 và tháng 2 sương mù kéo dài từ 6h tối đến 8h giờ sáng ngày hôm sau. Ngoài ra còn xuất hiện cả sương muối. Tóm lại : Với diệu kiện khí hậu thời tiết thuận lợi như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè phát triển tốt. 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội - Tình hình lao động: Lao động là một yếu tố rất quan trọnh trong quá trình sản xuất, người lao động có thể kết hợp với các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người lao động hiện nay, đối với xí nghiệp sử dụng đầy đủ, hợp lý nguồn lao động là yếu tố hết sức quan trọng vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Hơn nữa chúng ta đang trong giai đoạn phát triển khoa học kỹ thuật đã tẩp nhiều máy móc thay thế cho sức lao động của con người, nhằm nâng cao năng suất lao động , giảm bớt công lao động nặng nhọc mà người lao động phải bỏ sức ra làm. nhưng đối với nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêngthì đối tượng là sinh vật vì thế việc cơ giới hoá gặp rất nhiều khó khăn, do đó lao động là yếu tố quyết định đến năng suất và chấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT253.doc
Tài liệu liên quan