Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn của thế giới. Trong những năm qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt được những kết qủa đáng mừng, đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập quốc dân. Giai đoạn 1990 đến 1996 xuất khẩu cà phê gia tăng nhanh chóng, uy tín ngày càng được nâng lên trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết qủa đạt được, ngành cà phê vẫn còn những hạn chế, tồn tại mà nhiều năm qua vẫn chưa được giải q

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết triệt để.Đặc biệt trong một vài năm trở lại đây giá cà phê liên tục giảm xút làm cho kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm mạnh gây khó khăn lớn cho cả nhười sản xuất cũng như những nhà xuất khẩu.Do vậy,cần thiết phải xem xét, phân tích hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê để nhằm tìm ra những tồn tại và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này .Từ những hiểu biết nho nhỏ của bản thân em trong quá trình tìm hiểu về ngành cà phê Việt Nam đã thôi thúc em thực hiện đề tài: "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam" với hi vọng góp một phần nhỏ bé công sức của mình nhằm tháo gỡ một phần khó khăn của ngành cà phê hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu: Phân tích ,đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm qua, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tháo giỡ những khó khăn trong việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm tới. 3. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp duy vật biện chứng -Phương pháp thống kê -Phương pháp phân tích so sánh 4. Đối tượng nghiên cứu Luận văn chủ yếu nghiên cứu về tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta từ đó phân tích những nhân tố ảnh hưởng công tác xuất khẩu cà phê và đưa ra những giải pháp nhằm tháo giỡ những vấn đề còn tồn tại trong công tác xuất khẩu. 5. Phạm vi nghiên cứu -Nghiên cứu tình hình,công tác xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm gần đây.Tuy nhiên trong khi phân tích luận văn có đề cập dến công tác sản xuất do giữa sản xuất và xuất khẩu có liên quan đến nhau. Do trình độ và thời gian có hạn nên trong bài viết của em không tránh khỏi những khuyết điểm, em rất mong nhận được sự góp ý,chỉ bảo của các thày giáo, cô giáo để lần sau em tiến bộ hơn. Luận văn gồm có ba phần chính: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất –xuất khẩu cà phê của Việt Nam Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam Chương III: Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất- xuất khẩu cà phê của Việt Nam I. Một số lý thuyết kinh tế áp dụng vào sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam 1. Lý thuyết về thương mại quốc tế 1.1 Thương mại trên cơ sở lợi thế tuyệt đối Chúng ta có thể bắt đầu từ lý thuyết thương mại trên cơ sở lợi thế tuyệt đối. Adam Smith nêu lên lý thuyết:một quốc gia sản xuất một loại hàng hoá có hiệu quả hơn so với một quốc gia khác nhưng không hiệu quả hơn trong việc sản xuất loại hàng hoá thứ hai, hai quốc gia có thể thu được lợi ích,do mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá có lợi thế tuyệt đối ,nhập khẩu hàng hoá không có lợi thế. Qua quá trình thương mại này,các nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả của cả hai loại hàng hoá. Đó chính là thặng dư từ chuyên môn hoá trong sản xuất được bố trí lại giữa hai quốc gia thông qua thương mại. Lý thuyết này của Adam Smith đã thuyết phục các nhà kinh tế tin tưởng rằng một quốc gia có thể thu được thặng dư thương mại và ủng hộ mạnh mẽ chính sách tự do kinh doanh.Vì thương mại tự do có thể làm cho các nguồn lực của đất nước được sử dụng một cách hữu hiệu nhất và có thể tối đa hoá lợi ích của đất nước. 1.2 Thương mại trên cơ sở lợi thế so sánh. Sự khác nhau về điều kiện sản xuất có thể tạo ra những lợi thế của mỗi quốc gia. Nhà kinh tế học người Anh David Ricardo đã đưa ra luận điểm về lợi thế so sánh. Theo lý thuyết này nếu mỗi nước chuyên môn hoá vào sản xuất các sản phẩm mà nước đó có hiệu quả sản xuất cao nhất ( hay lợi thế tương đối ) thì hoạt động thương mại quốc tế sẽ có lợi cho cả hai bên. Thậm chí nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại để tạo ra lợi ích cho mình. Như vậy, theo các lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo thì bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và có lợi. Để tăng trưởng ,phát triển kinh tế thì mỗi nước cần tham gia và đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế trên cơ sở những lợi thế của quốc gia mình. Một vấn đề đặt ra là mỗi nước thường có nhiều tiềm năng và có khả năng khai thác để xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Song sự thành công nhiều hay ít của hoạt động xuất khẩu lại phụ thuộc vào nhiều vấn đề. Trong những tiềm năng của đất nước phải xác định tiềm năng nào là lợi thế so sánh với nước ngoài, với khu vực nào trên thế giới. Lợi thế so sánh không phải là bất biến mà nó cũng vận động và biến đổi phụ thuộc vào điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ nhất định, từng bạn hàng nhất định và từng khu vực nhất định. Những mặt hàng mà chúng ta xuất khẩu trong thời gian gần đây đều là tiềm năng, là lợi thế so sánh. Vì vậy đối với mặt hàng cụ thể, phải đặt nó vào trong những thời kỳ, điều kiện cụ thể đối với từng bạn hàng và khu vực cụ thể phải xem xét mặt hàng mà ta xuất khẩu có lợi thế so sánh so với họ không. Có như vậy thì hoạt động xuất khẩu mới thực sự đem lại hiệu quả. 2 Học thuyết về chi phí cơ hội 2.1 Học thuyết chi phí cơ hội với đường sản xuất cố định Theo học thuyết của chi phí cơ hội ,chi phí của một loại hàng hoá là lượng hàng hoá thứ hai phải bỏ ra không sản xuất bằng nguồn lực được chuyển sang sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá nào đó . Lý thuyết về chi phí cơ hội đã bỏ qua giả thuyết cho rằng lao động là yếu tố đầu vào duy nhất hoặc lao động là đồng nhất ,hoặc giả thiết là chi phí hay giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào lượng lao động xã hội hao phí trong hàng hoá đó(đó là các giả thiết hiện thời đang còn nhiều tranh luận). Theo lý thuyết này ,quy luật của lợi thế so sánh đôi khi được ngụ ý như quy luật của chi phí so sánh. 2.2 Đường giới hạn sản xuất với chi phí tăng lên Trong thực tế ít có chi phí cơ hội cố định ,thông thường nền sản xuất có chi phí cơ hội tăng .Chi phí cơ hội tăng tức là quốc gia đó phải bỏ ra ngày càng nhiều mặt hàng này không sản xuất để giải phóng nguồn lực chuyển sang sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá kia. Chi phí cơ hội tăng lên tạo đường giới hạn sản xuất vòng ra phía ngoài Lý do chi phí cơ hội tăng lên vì hai vấn đề với nguồn lực của hai yếu tố sản xuất.Đó là việc chúng không đồng nhất và không được sử dụng với cùng một tỷ lệ trong sản xuất. Khi quốc gia sản xuất nhiều loại hàng hoá,họ cần phải mở rộng sản xuất,sử dụng những nguồn lực không hiệu quả để sản xuất hàng hoá đó. Kết quả quốc gia đó ngày càng phải bỏ ra nhiều hàng hoá thứ hai để giải phóng nguồn nhân lực chuyển sang sản xuất tăng thêm một đơn vị của hàng hoá thứ nhất 2.3 Đường chi phí cơ hội và giá cả hàng hoá tương quan Kết hợp giữa lý thuyết chi phí cơ hội với giả thiết giá cả ngang bằng với chi phí sản xuất,quốc gia sản xuất cả hai loại hàng hoá ,chi phí cơ hội của một loại hàng hoá bằng giá tương quan của hàng hoá đó /loại hàng hoá thứ hai Đến đây ta có sự chuyển biến từ nghiên cứu lợi thế của hai quốc gia sang nghiên cứu mối quan hệ tương quan giá giữa hai loại hàng hoá trong cùng một quốc gia. 3 Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất – xuất khẩu cà phê ở Việt Nam Qua việc nghiên cứu các lý thuyết trên ta có thể thấy rằng những nội dung lý luận và các lý thuyết kinh tế thương mại quốc tế có thể vận dụng để xem xét năng lực cạnh tranh của việc sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam . 3.1 Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên. Vị trí địa lý và địa hình ,đất đai của các tỉnh Tây Nguyên ,Đông Nam Bộ phù hợp với việc trồng cà phê .Chính nhờ vậy mà cà phê của các vùng này (đặc biệt là Tây Nguyên)có năng suất cao ,chất lượng thơm ngon ,được thị trường ưa chuộng .Tuy nhiên chúng ta đã chưa khai thác đúng đắn thế mạnh này ,thể hiện ở chỗ : Trên diện tích đất đai của Tây Nguyên ,Đông Nam Bộ có thể chia làm 3 loại :đất rất thích hợp ,thích hợp ,đất ít thích hợp trồng cà phê .Trên các tỉnh miền Bắc chỉ có 2 loại đất là thích hợp và ít thích hợp . Hiệu quả sản xuất cà phê trên từng loại đất ở 3 vùngTây Nguyên, Đông Nam Bộ và miền Bắc có khác nhau : -Đất vùng Tây Nguyên trồng cà phê hiệu quả hơn các vùng khác ,tiếp đến là đất vùng Đông Nam Bộ . -Trên vùng đất Tây Nguyên trên 1 ha đất rất thích hợp cho giá trị sản lượng (GTSL) 16.900.000 đồng ,thì đất thích hợp cho GTSLlà 13.000.000 đồng ,đất ít thích hợp là 9.100.000 đồng .Trên đất rất thích hợp để tạo ra được 1 đồng GTSL chỉ cần đầu tư 0,47 đồng ,tương ứng là 0,59 đồng và 0,78 đồng (Tính từ số liệu của Tổng quan Phát triển cà phê Việt Nam,Bộ Nông nghiệp &PTNT,1996) Nếu chúng ta có quy hoạch và có biện pháp quản lý sử dụng đất đúng đắn thì cà phê chỉ được trồng trên đất rất thích hợp và một phần đất ít thích hợp .Đất không thích hợp nên khuyến cáo và quản lý để người sử dụng đất chuyển sang kinh doanh cây trồng khác .Làm như vậy sản xuất cà phê trên đất rất thích hợp sẽ cho năng suất cao ,chi phí thấp hơn ,về phương diện kinh tế lợi thế cạnh tranh nhờ đó mà tăng lên .Trái lại do không quản lý được quy hoạch ,mở rộng sản xuất tuỳ tiện (Riêng tỉnh ĐăkLăk đánh giá có trên 30% diện tích cà phê trồng không đúng trên vùng đất của nó) .Trên những vùng đó chi phí sản xuất ,đầu tư phân bón ,chi phí nước tưới cao dẫn đến giá thành sản xuất trên diện tích đất ít thích hợp có giá thành cao .Chi phí và giá thành bình quân của cà phê vì thế mà bị đẩy lên . Cà phê trồng trên đất rất thích hợp có phẩm chất thơm ngon lẽ ra phải tìm cách để giữ nguyên được chất lượng ,giữ độc quyền sản phẩm, tạo nên sản phẩm đặc sản có uy tín và giữ được giá bán cao hơn .Song cà phê của các vùng các nguồn được mua sô ,đấu trộn lẫn lộn làm mất hương vị riêng của vùng cà phê truyền thống .Giá cà phê không được nâng lên ,ngược lại gía trị cà phê đặc sản đã bị lu mờ và bình quân hoá như những loại cà phê khác . Như vậy chúng ta đã chưa khai thác được đầy đủ và đúng đắn những lợi thế tự nhiên , làm mất đi những ưu thế chúng đang có . 3.2 Lợi thế về lao động rẻ Trong bối cảnh chung về thu nhập của nông thôn Việt Nam và giá trị ngày công lao động trồng trọt thấp .Tiền thuê lao động trồng trọt trên các vùng sản xuất cà phê đang ở mức thấp (15-20 ngàn đồng/công) .Đây là điểm lợi thế cho ngưòi sản xuất cà phê ,và những người thuê lao động .Tuy nhiên do sử dụng nhiều công lao động ,tổng chi phí lao động sản xuất cà phê đã lên đến trên 9500 ngàn đồng /ha ,tính ra khoảng 2800 ngàn đồng/tấn (đối với những nơi có năng suất cao 3,45 tấn/ha).Những nơi có đầu tư lao động nhiều nhưng năng suất trung bình chi phí lao động cho một tấn cà phê lên đến 3500 ngàn đồng /ha .Chỉ riêng chi phí lao động đã chiếm từ 37-50%gía bán cà phê cuối năm 2000 .Từ đó cũng đặt ra câu hỏi liệu chúng ta có còn lợi thế giá lao động rẻ trong sản xuất cà phê nữa không khi chi phí lao động đã chiến 50% giá bán cà phê khi giá xuống thấp? Câu trả lời có lẽ không phải chúng ta đã hoàn toàn mất lợi thế ,nhưng cũng đã đến lúc phải quan tâm đến quy trình sản xuất hợp lý ,bồi dưỡng kỹ năng cho ngưòi lao động để nâng cao năng suất lao động của họ ,giảm chi phí lao động trong sản xuất cà phê. II. Vai trò của sản xuất-xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 1. Lịch sử phát triển cây cà phê thế giới và Việt Nam 1.1 Lịch sử phát hiện ra cây cà phê Trong nhiều tài liệu xuất bản viết rằng :ở gần một tu viện có người chăn dê ở bên sườn núi ,khi quan sát về ban đêm thấy bầy dê ít ngủ hiếu động nhảy nhót .Điều này khiến họ theo dõi và phát hiện ra rằng ở trong rừng có một loại cây mà dê đã ăn lá của loại cây đó .Sau đó họ hái lá đem về,sau này thu cả quả đem luộc,nướng,rang rồi nấu nước uống (lá,vỏ,quả,sau đó cả hạt).Khi uống loại nước này con người cả thấy sảng khoái,tỉnh táo và người ta đã sử dụng nó để làm nước uống cho các tín đồ đạo Thiên Chúa để làm lễ ở nhà thờ và làm nước uống cho các cuộc hành trình vượt qua sa mạc .Một chuyện khác đã kể lại rằng :có một cô công chúa con vua do ông Oma đưa vào dạo chơi trong rừng ,vùng OuSab nghe thấy có tiếng chim hót ở trên một bụi cây ở trên cành có hoa và có quả .Ông Oma đã hái những những quả đó và thử ăn thấy ngon miệng.Ông ta hái đầy một túi lớn đem về luộc để dùng trong bữa ăn tối và ông nghĩ rằng đây coi như một thứ súp trong bữa ăn .Từ đó người ta tìm ra một thứ nước uống có chất thơm ,đó là cà phê . Cà phê chè có nguồn gốc từ cao nguyên của Ethiôpia và cao nguyên Bô ma của Sudan.Hiện nay ở hai nơi này thường có độ cao từ 1370-1830m và vẫn còn cà phê hoang đại mọc ở trong rừng. Tại Ethiôpia hiện còn những 200.000ha cà phê mọc hoang dại dưới tán rừng 1.2 Lịch sử và quá trình phát triển cây cà phê ở Việt Nam Cây cà phê lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm1857và được nhập vào để trồng ở Việt Nam từ năm 1888 . Giai đoạn đầu được trồng thử tại Ninh Bình ,Quảng Bình…và mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được trồng ở các đồn điền của Pháp thuộc Phủ Quỳ(Nghệ An) và một số nơi ở Tây Nguyên .Mãi tới năm 1920 trở đi cây cà phê mới thực sự có diện tích đáng kể đặc biệt là ở Buôn Ma Thuột ,Đăklăk .Các đồn điền có quy mô từ 200-300 ha năng suất chỉ đạt từ 400-600 kg/ha.Năm 1930 diện tích cà phê có ở Việt Nam là 5900 ha trong đó có 4700 ha cà phê chè, 900ha cà phê mít ,300 ha cà phê vối. Giai đoạn 1970-1974 chỉ có 5081 ha diện tích và sản lượng 1461tấn . Diện tích cà phê ở miền Bắc khi cao nhất vào năm1964-1966 vào khoảng 13.000 ha. Song do trồng cà phê vối không phù hợp với điều kiện khí hậu nơi có mùa đông nhiệt độ xuống quá thấp do vậy nhiều nơi trồng xong bị sương muối hoặc sinh trưởng kém phải thanh lý và đến trước năm 1975 diện tích cà phê còn lại trên 3000 ha và sản lượng hàng năm trên dưới 2000 tấn . Năng suất cà phê chè chỉ đạt từ 600-700 kg/ha.Do tác hại của sâu bệnh đó là bệnh rỉ sắt làm rụng lá và sâu đục thân cà phê chè.Sau ngày thống nhất đất nước diện tích cà phê của Việt Nam có tổng số trên 13000 ha và tổng sản lượng trên 6000 tấn. Sau năm 1975 cà phê được phát triển mạnh tại các nông trường quốc doanh thông qua chương trình hợp tác trồng cà phê với các nước trong hệ thống XHCN cũ như Liên Xô,Đức,Tiệp, BaLan(có vốn,vật tư thiết bị ,máy móc phân bón …) và sau năm 1991 là phong trào trồng cà phê phát triển rất mạnh mẽ trong nhân dân do vậy diện tích cà phê của Việt Nam hiện nay đã lên quá 300.000 ha và sản lượng vụ 1997/1998 đạt 400.000 tấn. So sánh với năm 1975 , năm 1995 diện tích cà phê Việt Nam tăng 13 lần ,sản lượng tăng hơn 40 lần.Đến nay sản lượng đã tăng gấp hơn rất nhiều lần .Một điều đáng ghi nhận trong lịch sử phát triển cà phê cà phê ở Việt Nam là có sự kích thích của giá cả ,vì vậy diện tích cà phê ở ĐăkLăk vào năm 1993 có khoảng 80.000 ha, nhưng đến năm 1998 đã tăng lên 175.000 ha (trong vòng 5 năm) . Diện tích cà phê của nước ta hiện nay chủ yếu là cà phê vối ,chỉ có khoảng 10% là cà phê chè và phần lớn được trồng ở những năm gần đây,theo kế hoạch của nhà nước , ngành cà phê Việt Nam sẽ đưa diện tích cà phê chè tới 100.000ha vào năm 2010, diện tích cà phê trong các nông trường quốc doanh chỉ chiếm 20%còn lại là cà phê trồng ở các nông trường ngoài quốc doanh chiếm khoảng 80%. Năng suất cà phê bình quân của cả nước hiện nay đạt trên 1,5 tấn/ha. Riêng tỉnh ĐăcLăk hiện có 140.000 ha ,trong đó diện tích cà phê kinh doanh đã đạt năng suất bình quân trên 2,4 tấn một/ ha .Nhiều vùng ,nông trường ,các hộ gia đình đã đạt bình quân trên 3 tấn nhân/ha. Có những điển hình đạt năng suất 6-7 tấn /ha . Đây là mức năng suất cao kỷ lục không thể tìm thấy ở bất cứ một nước có truyền thống cà phê nào trên thế giới . Đối với cà phê chè ,do sử dụng giống mới Catimor có khả năng kháng bệnh rỉ sắt và trồng mật độ dày (5000-6000cây/ha) năng suất nhiều nơi ở Sơn La,Khe Sanh ,ĐăkLăk vào thời kỳ kinh doanh đã đạt 3-4 tấn nhân/ha .Trong diện tích nhân giống của Viện nghiên cứu cà phê đã đạt năng suất 5-6 tấn nhân/ha .Giống cà phê Catimor ở vụ thu bói ,sau khi trồng được 30 tháng đã cho thu hoạch từ 2,0-2,5 tấn nhân/ha (có thâm canh và tưới nước ).Việt Nam đã xuất khẩu cà phê tới trên 50 nước trên thế giới và đúng vào hàng thứ 2 trong khối các nước xuất khẩu cà phê. Theo dự kiến của Bộ Nông nghiệp &PTNT ,trong tương lai sau năm 2010 giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam phấn đấu để đạt tới con số 1,2tỷ đôla/năm. 2. Vị trí, vai trò của sản xuất- xuất khẩu cà phê với nền kinh tế 2.1 Vai trò của sản xuất –xuất khẩu 2.1.1 Vai trò với nền kinh tế nông nghiệp Cà phê là cây công nghiệp đặc sản có giá trị thương phẩm cao , thời gian gần đây khối lượng cà phê trao đổi trên thị trường thế giới vào khoảng 4,5-5,5 triệu tấn ,chiếm hơn 80% khối lượng cà phê các nuớc sản xuất ra. Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh , hiện nay cà phê Việt Nam được xếp vào một trong mười mặt hàng có giá trị lớn , giá trị xuất khẩu hàng năm của cà phê Việt Nam chỉ đứng sau lúa gạo . Theo tài liệu của hiệp hội cà phê thế giới ICO khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đứng thứ 2 trên thế giới và đứng đầu khu vực châu á Thái Bình Dương .So với ca cao và chè thì kim ngạch xuất khẩu cà phê lớn hơn nhiều . Trung bình 5 năm từ 1990-1995 kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới mỗi năm là 10 tỷ USD ,trong khi đó ca cao là 3,3 tỷ ,chè là 2,6 tỷ . Năm 1995 giá cà phê tăng vọt lên đến 118,87 cents/bao làm cho giá trị xuất khẩu cà phê thế giới đạt 11tỷ USD ,của Việt Nam là 500 triệu USD. Sản xuất cà phê có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển nông thôn cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân . Theo các chuyên gia về cà phê của Việt Nam thì nếu giá trị xuất khẩu của cà phê đạt trung bình 1000 USD/tấn trở lên thì cây cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế hàng đầu . Theo số liệu điều tra hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê địa phương trong 3 năm từ 1996-1998 cho thấy : Trên một ha cà phê tuổi 8-10 năm , với mức xây dựng cơ bản vườn cây là 25 triệu đồng , chi phí sản xuất đầu tư hàng năm 5 triệu ,đạt năng suất 25-26 tạ/một ha cà phê nhân /năm , với thời giá của năm 1996-1997 thì các doanh nghiệp đều có lãi từ 12-24 triệu đồng và tỷ suất lợi nhuận đạt rất cao từ 46-93.3% Rõ ràng với con số đó ta thấy không một loại cây công nghiệp nào khác có thể cạnh tranh với cây cà phê,cây lương thực thì lại càng không thể . Hàng năm , giá trị thu về từ xuất khẩu cà phê nước ta đạt trên 500 triệu USD,đây là thành tựu hết sức to lớn đối với nền kinh tế đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hoá của nước ta.Tuy nhiên,sản lượng cà phê liên tục biến động nguyên nhân do sự biến động về giá cà phê trên thị trường. Người sản xuất có thể thu được siêu lợi nhuận nếu giá cà phê trên thị trường cao và ổn định nhưng ngược lại họ cũng có thể chịu lỗ rất lớn khi giá cà phê xuống thấp như trong khoảng vài năm trở lại đây 2.1.2 Vai trò của cây cà phê trong xoá đói giảm nghèo Với lợi thế về giá trị kinh tế và đặc biệt là sự thích nghi với loại đất đồi núi phía Bắc ,Tây Nguyên , Đông Nam Bộ , cây cà phê đã và đang đóng góp vai trò đặc biệt to lớn trong chủ trương xoá đói giảm nghèo của nưóc ta. Như chúng ta đã biết Tây Nguyên , Đông Nam Bộ và vùng núi phía Bắc là những vùng có số lượng đồng bào dân tộc chiếm đa số , đây là những vùng có trình độ dân trí thấp , nghèo và cơ sở hạ tầng được đầu tư ít . Sự lên ngôi của cây cà phê trong vòng 10 năm trở lại đây đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của của những vùng này . Theo điều tra năm 1996 bình quân chung thu nhập trên một ha cà phê là 15,499 triệu đến 20,764 triệu , lợi nhuận đạt 3,189 đến 12,754 triệu ,với mức thu nhập này thì sản xuất lương thực ở các tỉnh vùng đồng bằng khó có thể đạt được . Đây là con số hết sức ý nghĩa đối với những vùng mà trước đây hơn 10 năm vẫn còn tồn tại phổ biến tập quán du canh ,du cư, trồng sắn tỉa ngô lấy lương thực ăn chống đói . Sản xuất cà phê không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động , tham gia tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo , định canh định cư cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, nó còn là nhân tố chính làm cầu nối để nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất cà phê nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở những vùng đó. Vị trí của sản xuất- xuất khẩu cà phê Cà phê là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao nhu cầu xuất khẩu lớn. Ngày nay, đối với nước ta sản phẩm cà phê đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng đứng thứ hai sau gạo.Cây cà phê được trồng chủ yếu ở các nước đang phát triển nhưng sản phẩm của nó lại được tiêu thụ ở các nước phát triển.Nhiều người cho rằng chính ngành cà phê đã góp phần phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới.Nhất là đối với các nước Châu Phi ngành cà phê không những cải thiện đời sống cho người dân mà nó còn là ngành cứu cánh cho các nước này. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới khoảng trên 10 tỷ USD. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu cà phê so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở một số nước như sau: Brazil 8-10% Ruanda 65% Burundi 90% Colombia 90-95% Etiopia 60% Tandania 30-33% Uganda 95% Trung Phi 65% Việt Nam 20-25%. Đối với Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng tăng khá nhanh qua từng thời kỳ. Vào năm 1992 sản lượng đã tăng lên 112.400 tấn,gấp 22,31 lần. Và nếu năm 1982 xuất khẩu được 4.100 tấn thì đến năm 1992 xuất khẩu được 107.000 tấn gấp 26 lần và theo đó kim ngạch xuất khẩu đạt 75.600.000 USD. Năm 1993 kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 560 triệu USD, điều này cho thấy trong những năm qua ngành cà phê đã có chiều hướng phát triển đáng kể. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Do đó ta có thể khẳng định rằng cà phê là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Nhưng chỉ đơn thuần là giá trị kim ngạch xuất khẩu để đánh giá vị trị của một ngành hàng thì chưa đủ. Ngành cà phê cũng như những ngành khác, nó cũng giải quyết những vấn đề xã hội rất lớn. Ngành cà phê tạo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là người dân nghèo ở vùng Tây Nguyên, dân tộc thiểu số… Trước đây ở những vùng như Tây Nguyên, miền núi phía Bắc …người dân sống rất khổ cực do khí hậu cũng như đất đai không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, nhiều người dân không có việc làm, lại đói kém dẫn họ đến việc phải đi chặt phá rừng để kiếm củi, kiếm gỗ để bán đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sinh thái. Mấy năm trở lại đây do các vùng này được quy hoạch trồng cà phê, người dân đã có việc làm và có thu nhập ngày càng cao, không những xóa đói cho những người dân vùng cao mà nhiều gia đình còn giàu lên. Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng trồng cà phê, ngành cà phê còn thu hút thêm cả triệu lao động vào những ngành liên phục vụ cho ngành cà phê như chế biến, bao bì, vận tải. Như vậy ngành cà phê đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng nghìn gia đình. Đây cũng là một ngành góp phấn vào xóa đói, giảm nghèo cho nhiều vùng nông thôn. Ngành cà phê còn tích cực tham gia vào cải thiện môi sinh, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Ngành cà phê phát triển, nhiều vùng đã được quy hoạch lại để trồng cà phê, nhiều đồi núi, nhiều cánh rừng trước đây bị người dân chặt phá làm nương dãy bỏ hoang trơ trụi nhiều năm nay đã được phủ một mầu xanh bạt ngàn của những cây cà phê, chính cây cà phê đã biến nhiều nơi môi trường đang suy thoái, thành môi trường được phục hồi, cân bằng lại sinh thái. Nhưng việc quy hoạch và phát triển trồng cà phê này cũng phải được giữ ở một mức độ thích hợp nếu phát triển một cách ồ ạt không kiểm soát được thì sẽ dẫn đến những kết quả khó lường. Như thực tế ở nước ta đã chứng minh một số nơi do người dân mới nhìn thấy cái lợi trước mắt mà chưa thấy được hậu quả sau này nên đã chặt phá rừng một cách bừa bãi để trồng cà phê, nhiều vụ hạn hán xảy ra cây cà phê khô lá chết hàng loạt do sức chịu không thể bằng những cánh rừng tự nhiên bị phá trước đây, gây ra hiện tượng đất đai khô cằn, hoang hóa. Đó là chưa kể đến người dân đã khai thác nguồn nước ngầm một cách bừa bãi, mà nguồn nước này vốn đã ít ỏi. Do vậy ngành cà phê phát triển đóng một vai trò quan trọng vào việc cải thiện môi trường nếu như sự phát triển đó được giữ ở một mức độ hợp lý. Sản xuất và xuất khẩu cà phê giúp tăng thêm ngoại tệ cho đất nước. Đây cũng là điều kiện để chúng ta nhập máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác, đồng thời cải thiện cán cân thanh toán tăng chi thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước đảm bảo sự tồn tại và phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Ngành cà phê góp phần quan trọng vào củng cố an ninh, quốc phòng ổn định chính trị và xã hội ở những vùng sản xuất cà phê. Nhờ có sự phát triển của ngành cà phê, cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế biến ở các vùng sản xuất được đầu tư thích đáng, điện, đường, trường, trạm y tế đã về với các đồng bào dân tộc ít người miền núi. Nhờ có đời sống kinh tế khá giả trình độ dân trí của con em nhân dân ở các vùng này trước đây rất thấp nay đã được nâng cao rõ rệt. Bên cạnh đó do có sự đầu tư vào sản xuất và chế biến cà phê mà nhà nước tăng cường hoạt động quản lý xã hội, an ninh, quốc phòng đến những vùng sâu, vùng xa. Các nông trường quốc doanh đóng trên địa bàn các vùng sản xuất cà phê vừa đóng vai trò nòng cốt trong sản xuất, vừa đóng vai trò tham gia quản lý xã hội, an ninh, quốc phòng ở những vùng được coi là nhạy cảm về an ninh, chính trị. Xuất khẩu cà phê còn giữ một vị trí quan trọng trong việc hội nhập về kinh tế đất nước với thế giới. Cà phê xuất khẩu của nước ta đang đứng thứ hai trên thế giới sau Brazin, nó không những đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế mà còn đưa nước ta có một vị thế trên trường Quốc tế. Xuất khẩu cà phê tạo điều kiện cho đất nước có cơ hội trao đối thương mại trên thế giới và mở rộng mối quan hệ với nhiều Quốc gia không những về mặt kinh tế mà còn cả về mặt chính trị, xã hội. Sản phẩm cà phê đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Có thể nói mức tiêu dùng cà phê tính theo đầu người được coi như một chỉ tiêu để đánh giá trình độ sinh hoạt vật chất của một nước. Sản phẩm cà phê đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng của nước ta. Nếu vào thời điểm năm 1982 sản lượng cà phê toàn quốc không vượt quá con số 5 000 tấn thì đến năm 1998 sản lượng đã tăng lên 409. 000 tấn, gấp 81,8 lần, và nếu năm 1982 xuất khẩu được 4100 tấn thì đến năm 1998 đã xuất khẩu được 382.000 tấn gấp 93,17 lần và theo đó kim ngạch xuất khẩu đạt 594.000.000 USD. Rõ ràng ngành cà phê nước ta trong những năm qua đã có chiều hướng phát triển đáng kể . Năm 1998, Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 trên thế giới sau Brazin và Clômbia. Hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam. Ngành cà phê cũng như các ngành sản xuất cây công nghiệp khác, nó cũng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội rất lớn. Ngành cà phê tạo ra công ăn việc làm cho người dân, biến môi trường đang suy thái thành môi trường được phục hồi .... thực tế cho thấy, trong vài năm gần đây việc trồng mới và phát triển cây cà phê đã góp phần: Xây dựng các vùng kinh tế mới ởTây Nguyên nói riêng và Miền Nam nói chung. Tham gia tích cực vào công cuộc định canh, định cư của đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho hàng triệu lao động. Tích cực tham gia vào cải tạo môi sinh, phủ xanh đất trống đồi trọc và góp phần quan trọng vào củng cố an ninh, quốc phòng khu vực Tây Nguyên và khu vực Miền núi phía Bắc. Khai thác tiềm năng mặt hàng cà phê là một vấn đề rất có ý nghĩa trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Đặc biệt là phát triển kinh tế miền núi Tây Nguyên, Trung Du. Tuy nhiên, từ cuối năm 1999 đầu năm 2000 thị trường cà phê thế giới liên tục sa sút làm cho giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm và gặp rất nhiều khó khăn. III- Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 1. Điều kiện tự nhiên 1.1 Về khí hậu: Nước ta trải dài qua 15 vĩ độ từ 8030 đến 23022 có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi chế độ gió mùa nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, bức xạ lớn, gió trung bình ... thuộc vùng rất thích hợp với việc trồng cây cà phê, và theo các chuyên gia về ngành cà phê thì đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao sản lượng cũng như chất lượng cà phê nếu chúng ta biết tận dụng một cách triệt để lợi thế này. Việt Nam có hai loại cây cà phê được trồng phổ biến là cây cà phê vối và cây cà phê chè. Cà phê chè ưa thời tiết mát, cường độ ánh sáng thấp và chịu nhiệt độ thấp hơn cà phê vối khoảng từ 5á70C, do vậy nó được trồng chủ yếu ở Miền Bắc. Cà phê vối ưa thời tiết nóng, ẩm, ánh sáng dồi dào nên được trồng nhiều ở các tỉnh Miền Nam . Môi trường sinh thái của Việt Nam khá phù hợp với việc phát triển cây cà phê. Điều kiện tự nhiên ưu đãi với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho phép phát triển cây cà phê theo hướng tập trung, chuyên môn hoá, thâm canh hoá tạo ra một vùng cây cà phê đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm phục vụ tốt sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời sự phân bổ đất đai trải dọc chiều dài đất nước cho phép phát triển cây cà phê trên phạm vi rộng nên mặc dù mức đầu tư thâm canh chưa cao nhưng năng suất đã đạt mức đáng kể. 1.2. Về đất đai: Đất nông nghiệp nước ta tuy rất hạn chế về số diện tích ( khoảng 7,3 triệu ha đất nông nghiệp nông nghiệp đang sử dụng ), nhưng lại tương đối tốt về chất lượng, phong phú về chủng loại ( có 14 nhóm bao gồm 64 loại đất ). Nói chung đất có tầng canh tác dầy, kết cấu tơi xốp, chất dinh dưỡng trong đất khá cao ... cho phép phát triển một tập đoàn cây trồng phong phú. Việt Nam có nhiều loại đất thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày nói chung và cây cà phê nói riêng Như vậy môi trường sinh thái khi hậu và đất đai nước ta khá phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Điều kiện tự nhiên ưu đãi các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ cho phép phát triển sản xuất cà phê theo hướng tập trung chuyên môn hoá và thâm canh hoá, tạo ra các vùng cà phê cho sản lượng lớn, chất lượng cao và chủ yếu là cho xuất khẩu. Ngoài ra các loại cà phê có giá trị xuất khẩu cao, phù hợp với các tỉnh Trung Du, miền núi phía Bắc là một tiềm năng phát triển sản xuất và thay đổi cơ cấu mặt hàng cà phê tăng giá trị xuất khẩu. 2. Điều kiện kinh tế xã hội: Ngoài các điều kiện tự nhiên thuật lợi ra chúng ta còn có những tiềm năng thế mạnh về kinh tế xã hội khá thuật lợi cho sản xuất và xuất khẩ._.u cà phê.Mặc dù so với lịch sử phát triển ngành cà phê của thế giới thì ngành cà phê Việt Nam thuộc dạng trẻ xong do chú trọng phát triển lên ngành cà phê Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định .Điều này có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu. Việt Nam là một nước với trên 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây chính là lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Hiện nay số lao động này vẫn được bổ sung trên một triệu người bước vào tuổi lao động mỗi năm. Bên cạnh vấn đề sức ép giải quyết công ăn việc làm thì đây chính là một lợi thế về nhân lực của Việt Nam. Chúng ta luôn có một lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ với chất lượng lao động được đánh giá là tương đối cao so với một nền nông nghiệp kém phát triển. Lợi thế này rất có khả năng đảm bảo sự phát triển của xuất khẩu cà phê trong tương lai. 3. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tạo ra nhiều thuận lợi và thách thức. Nhận thức được điều này chính phủ Việt Nam không ngừng cố gắng để ra nhập các tổ chức quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu của ta có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Chúng ta đều biết rằng hiệp định thương mại Việt Mỹ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2001 đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị trường Mỹ ngày một gia tăng ,trong đó cà phê là một mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ với số lượng lớn do đó khi hiệp định này có hiệu lực đã có một sự ảnh hưởng không nhỏ trong việc tăng số lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu cà phê.Tiếp đến ngày 1/1/2003 chúng ta chính thức là thành viên của khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á(AFTA) và chúng ta đang tiến hành đàm phán để ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Trước đây cà phê xuất khẩu của ta chủ yếu là sang các nước XHCN dưới hình thức hàng đổi hàng. Hiện nay nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế nên quan hệ buôn bán của Việt Nam đã được mở rộng ra khắp các châu lục. Riêng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt hầu hết trên thị trường thế giới. Hiện nay ở châu á,Việt Nam đã vượt qua Inđônexia đứng số một về xuất khẩu cà phê và giữ vị trí thứ 3 thế giới sau Brazin và Côlômbia. Việt Nam và Inđônexia là hai nước chính sản xuất cà phê ở châu á nhưng do vụ cà phê ở hai nước ngược nhau, ở Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 10 còn ở Inđônexia lại từ tháng 10 đến tháng 4, cho nên ở châu á hiện nay Việt Nam không có đối thủ cạnh tranh. Chương II- Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam I - Tổng quan về thị trường xuất khẩu cà phê thế giới 1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới 1.1 Tình hình sản xuất Theo các tài liệu thống kê cho thấy, toàn thế giới hiện nay có trên 80 nước trồng cà phê trong đó có 3 nước Châu Phi, 15 nước Châu Mỹ, 6 nước Châu Đại Dương và một số nước Châu á. Nói chung, hầu hết diện tích cà phê tập trung ở vành đai nhiệt đới. Sản lượng cà phê thế giới năm 1980 là 4.708 triệu tấn,năm 1992 là 5 685 triệu tấn, năm 1994 là 5.430 triệu tấn. Sản lượng cà phê niên vụ 1996 – 1997 là 6 .120 triệu tấn. Bảng 1: Sản lượng cà phê thế giới Đơn vị triệu bao ( 01 bao = 60 Kg ) Nước Vụ 1996 -1997 Vụ 1997 – 1998 Vụ 1999 - 2000 Tổng số thế giới 102,02 90,6 104,5 Brazin 28 22,4 26,5 Colobia 11,9 10,7 9,2 Việt Nam 5,55 6,6 6,93 Nguồn: VINACAFE Hiện nay tổng diện tích trồng cà phê trên thế giới vào khoảng trên 10 triệu ha và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa quá 7 tạ nhân/ha. Nhìn lại sự phát triển thị trường tiêu thụ cà phê cho thấy sau thế chiến II nhu cầu dùng cà phê ở nhiều quốc gia lãnh thổ trên thế giới tăng lên nhanh chóng. Bắt đầu từ Mỹ, ở thập niên 1960 á 1970 khi các cựu chiến binh mang sở thích uống cà phê về chuyền bá trong quân đội và dân chúng rồi dần phát triển sang Châu Âu ở những năm 1960 á 1970. ở cuối thập niên 1970 khi thị trường Mỹ, Châu Âu gần chững lại thì những thị trường mới lại nổ ra ở vùng Viễn Đông như Nhật Bản, và gần đây thị trường Đông Âu, Trung Quốc có dấu hiệu tăng. Cùng với sự mở rộng thị trường ở khắp nơi, sản lượng cà phê thế giới không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu tiêu dùng bằng việc mở rộng diện tích trồng trọt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất. Với việc đẩy mạnh lượng xuất khẩu của các nước sản xuất cà phê truyền thống. Cộng thêm một số nước tham gia vào thị trường thế giới dẫn đến chế độ quota xuất khẩu của các nước trong hiệp hội cà phê ( ACPC ) bị phá vỡ tháng 7 năm 1989 do không thể kiểm soát nổi. Từ đó thị trường cà phê thế giới được thả nổi, tốc độ tăng của cung nhanh hơn cầu khiến cho giá giảm trong suốt thời gian qua, đến nay đã giảm đến mức giá thấp nhất trong vòng 30 năm đối với cà phê Robusta và 7 năm đối với cà phê Arabica. Bảng 2: Lượng cung, cầu cà phê trên thế giới Đơn vị tính: triệu bao Ước tính (Triệu tấn) 2001 2000 1999 1998 1997 1996 1995 1994 1993 Sản lượng 111,4 115,1 105,0 97,6 113,0 118,2 114,4 111,4 112,5 + Arabica 70,0 74,5 73,8 63,7 66,6 59,3 65,9 63,5 65,1 + Robusta 111,4 110,6 32,7 33,9 36,4 28,9 28,5 27,9 27,4 Lượng tiêu thụ 112,3 113,6 112,4 111,4 99,5 95,7 - - + ở các nước XK 24,9 24,5 24,7 24,4 23,5 22,4 - - + ở các nước NK 77,3 79,1 77,7 77,0 76,0 73,3 - - EU 33,5 34,9 34,4 34,7 34,6 33,1 - - Mỹ 18,8 19,2 18,5 17,8 18,0 17,4 - - Nhật 00,5 00,3 00,2 00,1 00,9 00,2 - - Các nước khác 18,5 18,7 18,7 18,4 17,5 16,6 - - chênh lệch cung, cầu 12,9 1,4 -4,8 1,6 -11,3 - - Lượng tồn kho ở các nước nhập khẩu 16,0 10,6 8,29 8,51 7,79 - - - Nguồn: FO Licht’s International Coffee Report (1/2002) - Lượng cung tăng bình quân 2,88% trong giai đoạn 1991 á 2001 - Nếu xét trong giai đoạn 1995 á 2001 thì tốc độ tăng bình quân là 4,01% trong khi đó lượng tiêu thụ chỉ tăng khoảng 1,5 đặc biệt là ở những thị trường truyền thống( Mỹ, Đông Âu, Nhật Bản ) hầu như không tăng mặc dù chỉ số giá cà phê Arabica và Robusta liên tục giảm, trong năm 2000 các chỉ số đã giảm khoảng 39% và 58%. -Sản lượng trong 2 năm 1999 á 2000 tăng mạnh do điều kiện thời tiết thuận lợi làm cho lượng xuất khẩu cũng tăng theo. Theo ICO lượng xuất khẩu nhẩy vọt từ 77,3 triệu bao ở mùa vụ 1997/1998 lên 84,3 triệu bao vào vụ 1998/1999 và đạt kỷ lục ở mức 90 triệu bao ở vụ 1999/2000. Với lượng xuất khẩu cao giá giảm, các nhà nhập khẩu tận dụng cơ hội giá thấp kỷ lục này để lượng dự trữ từ 8,29 triệu bao (1998 ) lên 10,6 triệu bao và 16 triệu bao ( 1999 và 2000 ). Trong điều kiện như vậy, trong thời gian tới ít nhất là hai năm giá khó hồi phục lại ở các nước liên tiếp được mùa và một khi lượng tồn kho ở các nước nhập khẩu tăng mạnh thì các nước xuất khẩu sẽ mất quyền kiểm soát thị trường. Lượng tiêu thụ cà phê cũng bắt đầu tăng nhẹ ở các nước sản xuất cà phê do kết quả của việc khai thác mở rộng thị trường nội địa như Brazin, Ân Độ ... bên cạnh các nước khác như Nga, Đông Âu lượng tiêu thụ có dấu hiệu hồi phục do nền kinh tế dần ổn định sau sự kiện XHCN tan rã ở các nước này. 1.2 Về giá cả. Cà phê là sản phẩm biến động mạnh về giá cả trên thị trường nông sản thế giới .Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự biến động của giá cà phê . Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu á , việc phá giá đồng Real của Braxin , động đất ở Colombia , hạn hán và sương muối ở Braxin …đều có tác động đến giá cả cà phê trên thế giới . Năm 1975 sương muối ở Braxin đã phá hỏng 52% diện tích và 75% sản lượng cà phê nước này ,nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới ,làm cho lượng cung giảm xuống thấp hơn cầu .Điều này đã đẩy giá cà phê đến mức kỷ lục vào năm 76-77. Giá 1 tấn cà phê Arabica năm 1976 là 6.870 USD/tấn ,năm 1977 là 12.230 USD/tấn ,cao nhất từ trước đến nay . Do giá cao ,nhiều nước sản xuất cà phê tăng diện tích ,thâm canh tăng năng suất dẫn đến cuối thập kỷ 80 giá cà phê trên thị trường quốc tế giảm mạnh , tháng 10 năm 1989 giảm chỉ còn 1050 USD/tấn .Sau đó từ năm 1991 –1995 giá cà phê bắt đầu phục hồi . Năm 1995 giá 1 tấn cà phê Robusta đạt 2789USD/tấn .Tuy nhiên sau đó từ năm 1995 đến nay giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục giảm xuống mức thấp , hiện nay được coi là thời điểm khủng hoảng thừa cà phê trên thế giới . Để hiểu rõ hơn ta có thể tham khảo bảng 4 Bảng 3: Tình hình biến động gía cà phê trên thị trường thế giới trong những năm gần đây Loại Robusta Mức biến động hàng năm (%) A rabi ca Mức biến động hàng năm Năm Giá Giá 1990 1212 1829 1991 1098 -9,40 1607 -12,13 1992 962 -12,38 1245 -22,52 1993 1179 22,56 1468 17,91 1994 2639 123,83 3158 115,12 1995 2789 5,68 3211 1,67 1996 1820 -34,47 2635 -17,93 1997 1775 -2,47 3670 39,28 1998 1935 9,01 3425 -6,67 1999 1466 -24,23 2313 -32,46 2000 915 -37,58 2018 -12,75 2001 524 -42,73 1227 -39,20 2002 560 6,8 1350 10,02 QuýI/2003 656,3 1509,4 Nguồn :Bộ NN&PTNT 1.3 Thị trường tiêu thụ cà phê Thị trường truyền thống trong thập kỷ 80 Trước thập kỷ 90, các nước SNG, Đông Âu, Singapore, Hồng Công, Pháp, Thuỵ Sĩ ... là những khách hàng của Việt Nam. Đặc biệt Singapore là nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam nhiều nhất ( năm 1986 nhập 7 074 tấn) năm 1986 Anbani nhập 620 tấn; Ba Lan 300 tấn ; Bungari 360 tấn; Đông Đức 807 tấn. Các nước này chính là những khách hàng thường xuyên và ổn định của ngành cà phê Việt Nam trong những năm 80. Do những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê Việt Nam, làm cho sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này bị giảm sút nhanh chóng. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và thị trường Liên Xô cũ và các nước Đông Âu đã bị gián đoạn trong một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, tình hình thực hiện, khi cuộc khủng khoảng đã dần đi vào thế ổn định cà phê Việt Nam nên phát huy và giữ vững vị trí xứng đáng và vốn có trong thị trường này. Bởi đây là các thị trường có dung lượng lớn, hiệu quả cao mà trước đây Việt Nam đã từng xuất sang với khối lượng cà phê tương đối lớn và ít phải cạnh tranh hơn so với các thị trường khác trên thế giới. Và điều đặc biệt quan trọng là tại thị trường này, người dân đã quen với việc sử dụng cà phê hàng ngày và sức mua ngày càng tăng lên. Thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Việt Nam hiện nay: Những năm đầu thập kỷ 90, Singapore đã tăng cường nhập khẩu cà phê của ta.Năm 1990 riêng Singapore đã nhập 17.631 tấn chiếm 19,67% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; năm 1991 tăng lên 53,119 tấn chiếm 56,81% ; năm 1992 là 58.322 tấn chiếm 49,34%. Thời gian gần đây, tuy khối lượng cà phê của Việt Nam xuất sang Singapore tăng lên nhưng có xu hướng giảm về tỷ trọng vì nguyên nhân chính là chúng ta đang có sự thay đổi trong chính sách xuất khẩu cà phê, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp, giảm xuất khẩu sang các thị trường trung gian để tránh bị ép giá xuất khẩu. Bảng 4: Một số nước nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam năm 2000 Đơn vị : Tấn Nước Khối lượng (tấn) Tỷ phần (%) Nước Khối lượng (tấn) Tỷ phần (%) Mỹ 147.000 22,49 Ba Lan 26.700 4,09 Đức 84.300 12,90 Anh 24.500 3,75 Italia 63.800 9,76 Nhật Bản 22.700 3,48 Tây Ban Nha 51.900 7,44 áo 21.800 3,34 Bỉ 51.500 7,88 Hàn Quốc 17.300 2.65 Pháp 31.500 4,82 Canada 12.900 1,79 ( Nguồn : Báo cáo của VICOFA ) Thị trường Đức cũng đang có xu hướng tăng nhập khẩu cà phê Việt Nam. Năm 1986 nhập 807 tấn chiếm 4,33%; năm 1992 nhập 12.071 tấn chiếm 10,08%. Đến năm 1998 nhập 68.336 tấn, chỉ đứng sau Mỹ về nhập khẩu cà phê Việt Nam. Bên cạnh đó còn một số thị trường khác như Tây Ban Nha, Hà Lan, Nhật, Bỉ ... hiện nay đã nhập tương đối nhiều. Việt Nam đã thâm nhập và bán được một khối lượng cà phê tương đối lớn vào các thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới như Anh, Đức, Pháp , Italia, Nhật, úc ... đặc biệt từ năm 1994 Việt Nam đã bắt đầu khai thác được hai thị trường mới đầy tiềm năng về tiêu thụ cà phê là Mỹ và Hylạp. Mười tháng sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 23 triệu USD. Và chỉ qua hai năm đầu tiên khai thác kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Mỹ đã chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước ra thị trường thế giới. Đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ đã chiếm là 22, 49% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang 10 thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất. Như vậy vào thời điểm hiện nay, Mỹ đã vươn lên thành thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, sau đó là Đức, Italia. Ngày 10 tháng 3 năm 1998, sau khi Mỹ bãi bỏ chính án Tackson Vanik thì quan hệ kinh tế thương mại Việt – Mỹ bước đầu đã có những dấu hiệu tốt đẹp. Nhờ bãi bỏ chính án của Chính phủ Mỹ, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tham gia quan hệ thương mại với Mỹ cũng như với tất cả các nứơc khác trên thế giới. Vì vậy trong quan hệ thương mại với Mỹ, Việt Nam cần khai thác triệt để những lợi thế của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất góp phần duy trì và giữ vững quan hệ với Mỹ một trong ba trung tâm công nghệ nguồn của thế giới. Hiện nay quan hệ thương mại Việt – Mỹ đã được thiết lập. Như vậy cà phê Việt Nam cũng như các ngành hàng khác có thể xuất khẩu sang Mỹ dễ dàng thuận lợi hơn, đồng thời có triển vọng tăng nhanh hơn do được hưởng quy chế tối huệ quốc ( MFN ). Tại châu á có một số thị trường rất hấp dẫn đối với cà phê Việt Nam như Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên cho đến nay cả hai thị trường này đều được khai thác một cách đầy đủ. Mặc dù cà phê Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với nhu cầu tiêu dùng của nước này. Còn đối với Trung Quốc, mặc dù có truyền thống uống chè từ xa xưa nhưng hiện nay, tại các thành phố lớn, các khu du lịch và khu công nghiệp nhu cầu tiêu dùng cà phê ngày một gia tăng. Do đó Trung Quốc ngày càng trở thành một thị trường vô cùng tiềm năng và rộng lớn. Hơn thế nữa, do điều kiện địa lý hai nước Việt -Trung nằm sát nhau nên việc giao lưu buôn bán giữa hai nước vô cùng thuận lợi. Chính vì thế khi xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc, phí vận chuyển chính là một lợi thế cạnh tranh so với các nước cùng xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc và đây cũng chính là cơ hội cho Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê.Ngoài ra ta có thể xem thêm về tình hình tiêu thụ cà phê ở một số thị trường lớn như sau: Bảng 5: Mức tiêu thụ cà phê theo đầu người ở một số nước Tên nước 1975 1980 1985 1990 1993 1998 Na Uy 9.7 9.7 10.4 10.3 9.6 9.8 Đan Mạch 12.0 11.1 11.0 10.1 10.3 9.9 Phần Lan 13.7 13.2 10.1 12.9 13.4 10.6 Thuỵ Điển 14.1 11.4 11.4 11.9 11.1 8.8 áo 4.9 6.9 7.3 10.4 10.0 7.9 Hà Lan 8.9 7.7 9.4 10.3 9.4 9.9 Thuỵ Sỹ 6.9 6.3 6.2 8.1 7.5 7.8 Đức 5.6 6.7 6.9 6.7 7.9 7.2 Bỉ 7.0 7.1 7.6 2.3 6.5 5.9 Pháp 5.7 5.9 5.5 5.5 5.7 5.7 Mỹ 5.0 4.6 4.3 4.6 4.3 4.0 ý 3.6 3.9 4.9 5.1 5.2 5.0 Bồ Đào Nha - - - 3.2 3.8 3.9 Tây Ban Nha 2.7 2.3 2.7 4.2 4.2 4.5 Anh - - - 2.5 2.6 2.5 Nhật Bản 1.3 1.7 2.1 2.5 2.8 2.8 Nguồn: Cây cà phê- Đoàn Triệu Nhạn 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ 2.1 Cung cà phê thế giới Sự dao động về cung trước hết là ở Brazin – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Brazin có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu cà phê thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hai nước dẫn đầu cà phê thế giới là Brazin và Côlômbia khi các nước này bị mất mùa hoặc gặp thiên tai thì ngay lập tức cung cà phê thế giới bị sụt giảm rõ rệt và do đó giá cà phê thế giới sẽ tăng vọt do sự mất cân đối cung cầu. Ngược lại, nếu được mùa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả cà phê thế giới. Trong những năm gần đây do thời tiết không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cà phê thế giới làm cho kho cà phê thế giới luôn trong tình trạng cạn kiệt nhưng hai năm gần đây ( cuối 1999 đến nay ) thị trường cà phê thế giới bắt đầu suy thoái và một trong các lý do cơ bản là do tình trạng cung vượt quá cầu mà nguyên nhân là Brazin liên tục được mùa cà phê. 2.2. Cầu cà phê thế giới Chúng ta biết rằng gần 90% sản lượng cà phê Việt Nam sản xuất là để xuất khẩu. Do vậy, cầu cà phê thế giới chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lượng cà phê sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu thế giới về cà phê Việt Nam ngày càng tăng lên. Đây là một yếu tố quan trọng làm tăng mức sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong những năm qua. Hiện nay,cung cầu cà phê thế giới có những biến động phức tạp. Cầu cà phê thế giới thế tương đối ổn định, còn cung hiện nay vượt xa nhu cầu thị trường cà phê thế giới đang sa sút. Một nguyên nhân quan trọng tác động vào cung cầu cà phê thế giới là giá cả. Giá cà phê thế giới giảm dần trong suốt 4 năm qua do sản xuất ở Châu á tăng mạnh, dự trữ cà phê thế giới cao trong khi kế hoạch dư trữ 20% của ACPC thất bại. Vừa qua ICO và ACPC ( Hiệp hội những nước sản xuất cà phê ) đã đưa ra kế hoạch huỷ 5% cà phê kém chất lượng ra khỏi thị trường 5 nước sản xuất cà phê Trung Mỹ. Côlômbia đã bắt đầu áp dụng từ Ngày 1 tháng 10 năm 2001. Việt Nam cũng có cắt giảm 20 á 30% diện tích trồng cà phê để hạn chế lượng cung cà phê góp phần khắc phục tình trạng “bội thực “ cà phê của thị trường thế giới. 2.3 Công tác chế biến sản phẩm Khâu chế biến có tác động trực tiếp đến chất lượng cà phê xuất khẩu, Chất lượng là then chốt quyết định đến kết qủa xuất khẩu của tất cả các mặt hàng, trong đó có cà phê. Với cà phê chất lượng càng có ý nghĩa hơn vì cà phê là một loại thức uống cao cấp được rất nhiều người ưa dùng cà phê xuất khẩu ở nước ta. II- Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 1. Sản lượng và giá cả cà phê xuất khẩu Trong những năm vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Cà phê đứng thứ hai chỉ sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản. Để hiểu rõ hơn tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam thời gian qua ta có thể xem xét biểu sau: Bảng 6. Số lượng giá cả và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam Năm Sản lượng sản xuất (1000 tấn) Sản lượng xuất khẩu (1000 tấn) Tỷ trọng(%) Giá trị kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng Sản lượng xuất khẩu(%) Giá trị(%) 1990 92,0 89,6 97 76,160 - - 1991 100,0 93,5 94 77,605 8,69 1,90 1992 119,2 116,2 97 83,644 11,92 7,78 1993 136,1 106,0 78 95,400 14,17 14,05 1994 180,0 170,6 94 450,000 32,25 317,69 1995 218,0 210,0 96 500,000 21,11 11,11 1996 316,9 304,0 96 400,260 45,36 -19,95 1997 420,5 383,2 91 493,710 32,69 23,34 1998 409,3 395,4 97 593,800 -2,66 25,09 1999 509,8 482,46 95 585,300 23,48 -1,45 2000 698,2 643,1 92 491,330 22,67 -16,05 2001 957,89 910,00 95 385,000 46,47 -21,64 2002 720,00 702,00 97 299,754 -22,9 -22,2 TB 93,5 24,00 31,08 Nguồn:Vụ Kế hoạch và quy hoạch Bộ NN&PTNT. Có thể nói rằng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh, điều này làm tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm. Theo Tổng cục Thống kê năm 2000 sản lượng cà phê Việt Nam tăng mạnh, gần 28% so với năm 1999 ước đạt 690 nghìn tấn. Lượng cà phê xuất khẩu ước tính cũng tăng kỷ lục, tăng gần 40% so với năm 1999 lên 680 000tấn. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu không phải là yếu tố duy nhất tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Một yếu tố khác rất quan trọng đó là giá xuất khẩu. Giá này một phần phụ thuộc vào giá trên thị trường thế giới, một phần phụ thuộc vào chất lượng cà phê xuất khẩu của ta. Ta chưa thể kiểm soát được giá cà phê thế giới. Mức giá này phụ thuộc vào tình hình được mùa hay mất mùa của Brazin – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Giá cà phê Việt Nam dựa trên nền tảng chính là giá cà phê ở thị trường London ( Anh ) và Newyork ( Mỹ ), tuỳ từng thời gian nhưng thông thường là giá quốc tế đó trừ bù 200 á 350USD/tấn là giá xuất khẩu FOB thành phố Hồ Chí Minh của cà phê Việt Nam. Mười tháng đầu năm 1999 giá cà phê trên các thị trường giảm mạnh. Tại Newyork cà phê Arabica giao ngay giảm 16% từ 2461USD/tấn( quýI/1999)xuống 1978USD/tấn (tháng 10/1999 ).Tại Lonđon giá cà phê Robusta giao ngay giảm 29,5% từ 1750 USD/tấn ( quýI/1999 ) xuống 1234USD/tấn ( tháng 10/1999 ). Vì giá cà phê thế giới có ảnh hưởng rất mạnh lên giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam. Do đó vào thời điểm này giá FOB cà phê Robusta Việt Nam loại R2 rớt mạnh từ 1565 USD/tấn xuống còn 976 USD/tấn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá cà phê giảm mạnh. Trước hết là do nguồn cung tăng mạnh theo USDA sản lượng cà phê thế giới vụ 1998 á 1999 so với vụ 1997 á 1998 ước tính tăng 9,2% tương đương với 8,96 triệu bao ( 1 bao = 60Kg ) đạt 106,63 triệu bao. Trong đó sản lượng cà phê của Brazin tăng kỷ lục( tăng 11,2 triệu bao) đạt 34,7 triệu bao. Sản lượng tăng kỷ lục và đồng Real 10 tháng đầu năm 1999 giảm đã đưa cà phê xuất khẩu của nước này tăng mạnh. Năm 2000 là năm đầy khó khăn thử thách đối với các nhà sản xuất cũng như xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi sản lượng cà phê tăng lên nhiều lần so với vụ trước thì giá cà phê lại giảm kỷ lục cùng với sự giảm giá cà phê thế giới đã làm cho kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2000 ước tính chỉ đạt hơn 489 triệu USD, giảm 17% so với năm 1999. Giá xuất khẩu cà phê Robusta loại II ( 5% đen và vỡ ) tháng 12 năm 2000 chỉ còn 430 USD/tấn giá FOB giảm hơn 51% so với tháng 1 năm 2000. Theo VICOFA đây là mức giá cà phê xuất khẩu thấp nhất 10 năm qua. Đây cũng là nguyên nhân làm giá cà phê trong nước năm qua cũng liên tục giảm với tốc độ nhanh, với mức kỷ lục chưa từng có. Tại Đăklăk giá cà phê nhân loại I đã giảm từ 11.500đ/Kg ( tháng 1/2000 ) xuống 9.100đ/kg ( tháng 7/2000 ) rồi xuống 4000 á 4500đ/Kg ( hai tuần đầu tháng 12/2000 ) giảm hơn 62% so với tháng 1/1999, khi đó cà phê loại I khoảng 20 500 á 21 000đ/Kg thì giá hiện nay đã giảm xuống 80% mức giá thấp hơn chi phí sản xuất 33 á 38%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thị trường cà phê thế giới dư cung lớn cộng với lượng tồn kho quá cao. Lượng cà phê thế giới 8 tháng từ tháng 10/1999 á 7 /2000 vào khoảng 73,1 triệu bao cao hơn lượng xuất khẩu cùng kỳ vụ 1998/ 1999 là 2,3 triệu bao và cao cùng kỳ vụ 1997/ 1998 là 7,6 triệu bao nhưng cung vẫn vượt xa cầu. Trước tình hình giá cà phê xuống thấp giữa tháng 12/2000 VICOFA đã quyết định các thành viên của mình tạm ngừng ký kết các hợp đồng xuất khẩu cà phê và sẽ chỉ chào bán cà phê với mức giá tối thiểu là 450 USD/tấn FOB có thể nói thị trường cà phê thế giới chưa có dấu hiệu hồi phục. Tình hình biến động này của thị trường cà phê có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế đất nước cũng như đến thu nhập và cuộc sống của những người dân trồng cà phê. ậ nhiều nơi đã diễn ra tình trạng chặt phá cây cà phê để trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó Nhà nước phải tìm ra biện pháp hữu hiệu để bảo đảm sản xuất cà phê trong nước tránh gây ra đổ vỡ lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ chương trình kinh tế xã hội của Nhà nước ở miền núi nước ta. Giá cà phê nước ta luôn thấp hơn giá cà phê thế giới 100 á 200 USD/tấn là do chất lượng cà phê xuất khẩu cuẩ Việt Nam không đồng đều, có bao tốt, bao xấu. Nguyên nhân là do việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa triệt để và đang bị buông lỏng cả hai khâu sản xuất và kinh doanh. Hiện tại, các hộ nông dân đang sở hữu 80% diện tích trồng cà phê cả nước nhưng lại bị “ tách rời “với khoa học kỹ thuật diễn ra một tình trạng: “ mạnh ai nấy làm “. Bên cạnh đó, ngành công nghệ chế biến không theo kịp với tốc độ tăng của sản lượng do công nghệ chế biến đã quá lạc hậu. Hiện nay, cứ đến mùa thu hoạch, người sản xuất lo lắng trong khâu tiêu thụ sản phẩm làm ra, ngành chế biến còn lúng túng hơn vì xưởng chế biến không thể đáp ứng nổi nhu cầu. Đây cũng chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê Việt Nam không được tốt. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, cà phê Việt Nam thơm ngon hơn cà phê Inđônêxia nhưng do giá thấp hơn nên với số lượng xuất khẩu 300 000 tấn thì mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại khoảng 50 triệu USD.Ta có thể tham khảo thêm về sự chênh lệch giá cả của cà phê Việt Nam và cà phê thế giới qua bảng sau: Bảng 7: Bảng biến động giá cà phê Việt Nam và thế giới hàng năm Bình quân/năm Tỷ giá hối đoái(VND/1USD Giá trong nước Giá xuất khẩu (USD/tấn) Giá thế giới (USD/tấn) Đồng/kg USD/tấn Robusta Arabica 1990 5670 4.400 776 1032 1212 1829 1991 9982 6.000 601 816 1098 1607 1992 11446 7.000 612 788 962 1245 1993 10670 8.500 797 903 1179 1468 1994 10962 18.000 1642 1873 2639 3158 1995 11043 24.000 2173 2411 2789 3211 1996 11038 15.500 1404 1481 1820 2635 1997 11905 14.500 1218 1260 1775 3670 1998 13483 17.500 1517 1601 1935 3425 1999 13963 15.600 1117 1213 1466 2313 2000 14261 8.958 629 701 915 2018 2001 15028 5.186 347 414 524 1227 2002 15300 6.100 398 427 560 1350 Nguồn:Bộ NN&PTNT. 1.1 Những kết quả đã đạt được: Việt Nam có những bước nhảy vọt rất đáng ghi nhận cả về diện tích, năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế về xuất khẩu mà cà phê đem lại. Hiện nay, cả nước có khoảng 420.000 ha cà phê, trong đó cà phê vối ( Robusta ) chiếm 93,7% chủ yếu ở Miền Nam và cà phê chè ( Arabica ) chiếm khoảng 6,3% được trồng chủ yếu ở Miền Bắc. Trong nhiều năm qua sản lượng cà phê Việt Nam liên tục tăng mạnh mẽ, bình quân mỗi năm tăng 19%, sản lượng cà phê năm 1998 đạt 409 000 tấn, xuất khẩu chiếm 93,4% tổng sản lượng, trong đó chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân 95%. Hiện nay, cà phê có kim ngạch xuất khẩu hàng năm đứng thứ 2 sau gạo và triển vọng vào đầu thế kỷ XXI, cà phê sẽ trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các mặt hàng nông sản. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới và là thành viên của tổ chức cà phê quốc tế từ tháng 10 năm 1996. Đặc biệt từ năm 1997 cà phê Việt Nam đã vượt qua Indonexia đạt 389 000 tấn đưa Việt Nam lên vị trí số 1 Châu á về khối lượng cà phê xuất khẩu và đứng thứ hai thế giới sau Brazin. Cà phê nước ta có năng suất cao, phẩm chất tương đối tốt giá thành không cao nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trước đây, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Singapor ( 60 á 65% ). Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 57 nước trên thế giới thị phần này ngày càng được củng cố và phát triển vững chắc. Cà phê Việt Nam đã có mặt trên thị trường thế giới với mức sản lượng xuất khẩu lớn. Điều này cho thấy vị trí quan trọng của cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới. Để đạt được kết qủa này trong nhiều năm qua ngành cà phê đã có những cố gắng lớn và hoạt động có hiệu quả đặc biệt là trong công tác xuất khẩu. Chúng ta không những duy trì quan hệ với bạn hàng cũ mà còn mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng mới. Đây chính là một thành công lớn của ngành cà phê Việt Nam thời gian qua. Có được những thành tựu như trên là phải kể đến sự chỉ đạo và quan tâm của Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan. Người nông dân đã biết khai thác tốt vùng đất đỏ bazan để trồng cà phê bởi đây là vùng rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê,biết áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong công trình trồng mới, chăm sóc, chọn giống, phân bón nước tưới … nên năng suất cà phê Việt Nam đứng hàng đầu thế giới ( thường cao gấp hai đến ba lần năng suất trung bình thế giới ).Việt Nam đã có một tổ chức chuyên ngành rất lớn là Tổng công ty Cà phê Việt Nam(VINACOFE ) để cùng phối hợp với các địa phương chăm lo phát triển, thâm canh xây dựng cơ sở hạ tầng quan hệ với các nước để thu hút vốn đầu tư và tìm thị trường xuất khẩu. 1.2. Chất lượng cà phê xuất khẩu của nước ta . Chất lượng hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, giống, kỹ thuật gieo giống, thu hoạch, chế biến và quá trình tiêu thụ sản phẩm… Nếu bất cứ khâu nào trong cả quá trình không hoàn thiện sẽ đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm cà phê Việt Nam hầu hết được chọn lọc qua nhiều thập kỷ được gieo trồng trên trên những vùng đất có khí hậu thích hợp, đặc biệt trên những vùng cao từ 300 mét trở lên nên cà phê càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Từ đầu những năm của thập kỷ 90, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến. Do quá trình quản lý cà phê không theo kịp nên chất lượng cà phê có phần giảm sút so với trước đây.Tình trạng hạt đen, hạt lên mem, hạt thối lẫn lộn cùng với nhiều tạp chất không đảm bảo về chất lượng dẫn đến giá xuất thấp gây thiệt hại cho việc xuất khẩu. Bên cạnh đó, do công trình chế biến (sơ chế ) rất phân tán thô sơ, thiếu kỹ thuật nên chất lượng cà phê thường kém mặc dù chúng ta có nguồn đầu vào thơm ngon, chất lượng tốt. Vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay trong các lô hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ cao, độ ẩm cao, tạp chất vượt quá quy định. Hiện nay, do chất lượng cà phê Việt Nam chưa được đảm bảo nên khách hàng thường phải mang cà phê Việt Nam đi tái chế ở một số nước trung gian trước khi đưa đến nơi tiêu thụ chính thức. Vì thế họ thường trả với giá thấp hơn nhiều so với giá quốc tế. Công tác quản lý xuất khẩu nói chung và quản lý chất lượng nói riêng đã được coi trọng hơn. Góp phần cải tiến mặt hàng cà phê xuất khẩu. Nếu trước đây có nhiều khách hàng than phiền về chất lượng cà phê Việt Nam thì đến nay chất lượng cà phê Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt. Hãng Nestle SA nhận định:” Cà phê Việt Nam có hượng vị độc đáo, hương vị này rất hiếm có ở cà phê cùng loại của các nước khác”. Hãng ED và Fman đánh giá rất cao về chất lượng cà phê Việt Nam. Nhiều nhà máy xay rang ở Mỹ cho rằng cà phê Việt Nam khi pha chế có hương vị rất phù hợp với người tiêu dùng Mỹ. Hiện nay, cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê loại II chiếm khoảng 80%(6á 8% cà phê hạt đen, vỡ) còn lại cà phê xuất khẩu loại I chưa quá 8%. Trên thực tế, khách hàng chỉ quan tâm đến một số chỉ tiêu ngoại hình như: kích thước, mầu sắc, độ ẩm và các khuyết tật khác của hạt chứ k._. các doanh nghiệp có truyền thống làm ăn có hiệu quả. Quan tâm trợ giúp vốn, công nghệ, quản lý, chỉ đạo sát xao công tác thực hiện đối với các doanh nghiệp áp dụng thí điểm này. Tổng Công ty cà phê Việt Nam phải kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương nơi có diện tích cà phê gieo trồng nhằm quán triệt sâu rộng tới các hộ sản xuất cà phê. Đồng thời Nhà nước cũng nên có chính sách bà con nông dân về mặt kinh tế nếu họ đi vào áp dụng tiêu chuẩn sản xuất này. Tuy nhiên để làm được điều này thực sự không phải là dễ dàng bởi cùng với nó là hàng loạt các vấn đề khác nảy sinh cần phải giải quyết,xong nếu làm được như vậy thì một điều chắc chắn là chất lượng cà phê của chúng ta sẽ được nâng cao hơn và cơ hội xâm nhập vào các thị trường khó tính sẽ cao hơn. 5. Tăng cường tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu.Coi trọng thị trường trong nước,đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 5.1 Tăng cường công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường xuất khẩu cà phê theo hướng tập trung cho phép tăng khối lượng cà phê xuất khẩu . Thực tế cho thấy , các nước càng có thị trường hẹp thì sự phụ thuộc lại càng tăng. Thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển mặt hàng cà phê Việt Nam. Vì vậy mở rộng thị trường cà phê là chiến lược phát triển của ngành cà phê nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Mặc dù thị trường xuất khẩu của cà phê Việt Nam tương đối ổn định nhưng hầu như chưa có khách hàng thường xuyên và có khách hàng dài hạn. Do vậy, cần tạo ra thị trường đảm bảo cà phê đạt hiệu quả cao và không bị thua lỗ trước những biến động của thị trường - Thị trường chủ yếu : Mĩ, Singapore, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Nhật ,Hà Lan, Hồng Kông , Nga … - Thị trường chiến lược: Singapore, Hongkong,… - Thị trường tiềm năng: Tây âu (Anh. Đức, Pháp…), Bắc âu (Thuỵ Sĩ, Hà Lan), Nhật và đặc biệt là thị trường Mỹ một thị trường mới khai thác. + Thị trường Mỹ Hiện nay, Mỹ là nước tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới và chủ yếu là cà phê nhập khẩu, sản phẩm ưa thích của họ là cà phê chè của Brazil và Colombia loại hảo hạng. Gần đây những nhà nhập khẩu cà phê của Mỹ bắt đầu chú ý đến cà phê của Indonexia và Việt Nam.Họ nhập khẩu loại cà phê này để đấu trộn với các loại cà phê khác nhau và làm các chế phẩm khác từ cà phê.Sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận và chính án Jáckon Vanik đối với Việt Nam, chúng ta đã xuất khẩu một lượng lớn cà phê sang Mỹ và xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam.Vì vậy cần phải củng cố và phát huy vị trí của cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường tiềm năng này.Tuy nhiên đây cũng là thị trường nổi tiếng khó tính, đòi hỏi chất lượng cao.Mỹ là nước có hệ thống kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm rất ngặt nghèo, rất khó khăn cho những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xâm nhập thị trường này. Muốn xâm nhập thành công và đứng vững trên thị trường này trước hết ta phải hoàn thiện nhanh chóng hệ thống tiêu chuẩn hoá sản phẩm và quản lý tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu cho phù hợp với yêu cầu của họ, đồng thời áp dụng triệt để các biện pháp quảng cáo, hỗ trợ để xây dựng uy tín và năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác như Brazil, Colombia, Indonexia.. + Thị trường Đức: Đây là nước nhập khẩu cà phê nhiều thứ hai trên thế giới. Đức là bạn hàng truyền thống của Việt Nam,có mặt ngay sau khi ta chuyển hướng xuất khẩu cà phê sang Châu Âu cuối thập kỉ 80, xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thuận lợi hơn vì cà phê của ta đã có chỗ đứng vững chắc ở Đông Đức. Có thể nói Đức là thị trường rộng lớn và có nhiều tiềm năng mở rộng và phát triển. Hiện nay, Đức vẵn đang phát triển rất tốt các hiệp định liên doanh và tiêu thụ sản phẩm của ta. Vì vậy, chúng ta phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp để giữ vững và phát triển thị trường này. + Thị trường Pháp Pháp là nước hiện đang đứng thứ 6 trong danh sách các nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Pháp nhập khẩu nhiều cà phê chè từ các nước Nam Mỹ còn cà phê vốn được nhập chủ yếu của Việt Nam , được dùng để sản xuất ra các chế phẩm từ cà phê. Trong tương lai Pháp sẽ nhập khẩu nhiều hơn nữa những sản phẩm cà phê của nước ta, cho nên cần khai thác thị trường này để tăng khả năng xuất khẩu cà phê với khối lượng lớn và kim ngạch thu về cao hơn nữa. + Thị trường Nhật Đây là một trong những thị trường lớn đầy triển vọng nhưng cũng nổi tiếng khắt khe. Họ đòi hỏi rất cao về hương vị tự nhiên và độ bóng đẹp của sản phẩm nhập khẩu. Hiện nay, Nhật là nước nhập khẩu nhiều cà phê đứng thứ 3 sau Mỹ và Đức. Hàng năm tiêu thụ khoảng 350000 tấn cà phê nhập khẩu từ các nước xuất khẩu cà phê .Hiện nay xuất khẩu cà phê sang Nhật đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng số lượng cà phê xuất khẩu sang Nhật nhưng cũng chỉ chiếm 6% thị phần nhập khẩu cà phê của họ. Vì vậy cần tranh thủ xâm nhập thị trường vào thời điểm khi chính sách bảo hộ của Nhật được nới lỏng, để củng cố vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường này. + Một số thị trường khác Nối lại quan hệ với thị trường Nga (Liên xô cũ), Đông Âu . Đây là 2 thị trường lớn và rất có hiệu quả mà trước đây ta đã từng xuất khẩusang với khối lượng lớn và ít phải cạnh tranh hơn so với các thị trường khác trên thế giới ( Hiện nay có nhiều triển vọng cao). Tuy nhiên , để có thể mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu cà phê thì thông tin thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong những năm qua do công tác dự báo thị trường chưa tốt và chưa cập nhật nên khi chúng ta có hàng để bán thì thị trường lại giảm và ngược lại, khi giá cả cà phê tăng thì ta lại không có hàng hoặc đã bán hết hàng. Vì vậy để tăng công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho cà phê xuất khẩu cần đặc biệt chú trọng đến công tác tiếp nhận thông tin, đồng thời đào tạo cán bộ nghiên cứu thị trường để tăng hiệu quả trong cạnh tranh và tăng giá trị cà phê xuất khẩu. 5.2 Khuyến khích tiêu thụ trong nước,coi trọng nhu cầu khách du lịch. Chúng ta có một thị trường nội địa rộng lớn với dân số hơn bảy mươi triệu người ,tuy nhiên trong thời gian qua do không quan tâm đúng mức đến thị trường này cho nên mặc dù hàng năm chúng ta xuất khẩu một lượnglớn cà phê nhân xong chúng ta lại phải nhập cà phê giá trị gia tăng từ các nước khác.Đây là một thực tế đáng buồn do đó chúng ta cần phải nhận thức rõ điều này ,tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng nội địa nhằm khai thác thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng này. Hàng năm,khách du lịch đến Việt Nam ngày một nhiều,đây cũng là một nguồn tiêu thụ lớn cà phê đồng thời đây cũng là cơ hội tốt cho chúng ta quảng bá sản phẩm của mình .Vì vậy cần phải coi trong và tìm hiểu kỹ nhu cầu nay để có một chính sách phù hợp nhằm tăng mức tiêu thụ cà phê của chúng ta. 6. Hoàn thiện thêm việc tổ chức quản lý xuất khẩu cà phê. Bộ máy quản lý tổ chức của ngành cà phê nước ta bao gồm:Tổng công ty cà phê ,các doanh nghiệp kinh doanhvà sản xuất cà phê ở các địa phương,hộ sản xuất cà phê,trong đó có các trang trại,hộ sản xuất nhỏ và các đại lý thu mua cà phê cả tư nhân lẫn quốc doanh.Trong thời gian tới,nhằm lập lại trật tự trong quản lý thu mua,tổ chức xuất khẩu cà phê,ngành cà phê cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất và xuất khẩu.Lập các đại lý thu mua dến tận cơ sở và các hộ sản xuất nhằm tránh hiện tượng nông dân thu hái sản phẩm không biết bán cho ai dẫn đến bị các tư thương,đầu lậu ép giá.Hiện nay khi giá cà phê đang ở mức thấp thì bộ máy tổ chức càng cần phải phát huy tốt vai trò của mình nhằm phần nào tháo gỡ những khó khăn trước mắt cũng như đề ra được các giải pháp mang tính lâu dài và ổn định cho ngành cà phê như gắn công tác thu mua với các hình thức hỗ trợ sản xuất giữa các hộ sản xuất với các doanh nghiệp nhà nước.Đây là biện pháp gắn kết người sản xuất trực tiếp với các nhà sản xuất cà phê nhằm tránh các hiện tượng tăng các trung gian trong công tác thu mua và xuất khẩu làm cho giá thành cà phê tăng lên trong khi giá cà phê thị trường đang rất thấp. Việt Nam là một nước xuất khẩu lớn cà phê cho lên đã có ảnh hưởng đến cung- cầu cà phê trên thị trường quốc tế .Những vấn đề trên đây khá phức tạp đòi hỏi phải nghiên cứu một cơ cấu quản lý tổ chức quản lý ngành hợp lý hơn.Việt Nam cũng cần sớm ra đời một một tổ chức quản lý sản xuất và xuất khẩu cà phê gọn nhẹ có thành viên chuyên trách và một số thành viên kiêm nghiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,BộThương mại,Bộ Tài chính…Với tên gọi cụ thể là “hội đồng phát triển cà phê quốc gia “.Hội đồng sẽ nghiên cứu và trình bày,ban hành một số chính sách riêng cho ngành cà phê như tín dụng dài hạn,giá cả và hỗ trợ xuất khẩu,khuyến nông,bảo hiểm và các quy chế quản lý khác. 7. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê trong những năm đầu hội nhập 7.1 Tiếp tục hoàn thiện các chủ trương chính sách Trong hơn 10 năm đổi mới vừa qua nhà nước đã luôn có những chính sách đúng đắn và kịp thời hỗ trợ cho sự phát triển của ngành cà phê.Những thành tựu mà ngành cà phê thu được trong những năm vừa qua có sự đóng góp rất to lớn của các chủ trương chính sách Nhà nước .Trong thời gian tới nhằm đưa ngành cà phê thoát khỏi khó khăn hiện tại ,hướng tới những mục tiêu to lớn trong tương lai Nhà nước cần tiếp tục có những chính sách mới,đồng thời tiếp tục hoàn thiện các chủ trương chính sách phù hợp với tình hình thực tế.Sau đây em xin nêu một vài chính sách và hướng hoàn thiện. +Đối với chính sách đất đai Hiện nay Nhà nước đã ban hành chính sách về đất đai mới ,theo đó người sản xuất đã thực sự được làm chủ mảnh đất của mình ,sử dụng lâu dài với các quyền như :tự do kinh doanh loại cây trồng phù hợp ,tư do chuyển nhượng ,thừa kế ,thế chấp…chủ trương đúng đắn này đã thúc đẩy người sản xuất tăng cường đầu tư thâm canh thu được kết quả rất cao .Tuy nhiên việc giao đất giao rừng cho người dân chưa thực sự gắn liền với quy hoạch phát triển lâu dài của ngành cà phê ,do đó trong thời gian tới Nhà nước nên tiếp tục chủ trương gắn giao đất giao rừng cho nhân dân với quy hoạch phát triển của ngành cà phê,quản lý chặt chẽ diện tích đất rừng hiện có ,nghiêm cấm chặt phá rừng trồng cà phê.Quản lý đất đai phải gắn với việc hỗ trợ sản xuất ,tuyên truyền giáo dục khuyến nông,chuyển giao kỹ thuật sản xuất để người sản xuất thâm canh có hiệu quả hơn trên diện tích được giao.Tăng cường quản lý đất đai ở những vùng sản xuất cà phê,tránh để xảy ra hiện tượng khi giá cà phê tăng lên thì xảy ra hiện tượng sốt đất ,mua bán đất sản xuất tự do như những năm giữa thập kỷ 90. + Chính sách thuế. Hiện nay ngành cà phê đang trong giai đoạn khó khăn trầm trọng . Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê thiếu vốn , người sản xuất thì chịu lỗ trong sản xuất . Do đó để hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp và người sản xuất Nhà nước nên tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình hiện tại. Trong đó biện pháp quan trọng là tiếp tục chủ trương giảm thuế sử dụng đất cho người sản xuất và thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Điều chỉnh thời điểm thu thuế và giao nộp thuế phù hợp để cả người sản suất và các doanh nghiệp kinh doanh chọn thời điểm bán sản phẩm có lợi áp dụng chính sách thuế linh hoạt theo giá cà phê thị trường. Khi giá cà phê lên xuống thì tỷ lệ đánh thuế cũng tăng giảm theo một tỷ lệ nào đó.Đây là một biện pháp bảo vệ sản xuất, tránh gây thiệt hại áp lực lên người sản xuất kinh doanh cà phê. Nhằm hạn chế và khuyến khích người sản xuất giảm diện tích cà phê kinh doanh trong thơì điểm hiện nay nhằm điều chỉnh cung cà phê, Nhà nước nên hỗ trợ cho người sản xuất bằng cách miễn thuế cho những diện tích đất sản xuất chuyển đổi cây trồng trong thời gian 1-2 năm đầu. Để khuyến khích người dân tăng cường sản xuất cà phê chè, riêng đối với loại cà phê này ở miền Bắc, Nhà nước nên miễn thuế sản xuất trong thời gian đầu( thời gian cây cà phê chưa cho thu hoạch) cho nông dân, sau đó mới tiến hành thu thuế. +Chính sách đầu tư. Tiếp tục chủ trương tăng cường đầu tư sản xuất cà phê trên hai mặt là công nghệ chế biến và cơ sở hạ tầng sản xuất phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài .Đối với việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ,Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các địa phương sản xuất cà phê bằng nguồn vốn ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng,cho vay hỗ trợ dài hạn với lãi xuất thấp .Đi đôi với hỗ trợ đầu tư từ phía Nhà nước cần huy động vốn trong nhân dân bằng biện pháp kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm. +Chính sách tín dụng Nhà nước tiếp tục thực hiện hỗ trợ đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê thông qua hệ thống ngân hàng bằng việc: -Tiếp tục thực hiện mở rộng đối tượng cho vay ,giảm bớt thủ tục cho vay .Tiếp tục tăng thời hạn sử dụng vốn vì nguồn sản xuất cà phê cần ổn định và lâu dài .Để đảm bảo hiệu quả và đúng đối tượng cho vay ,ngân hàng nên sử dụng tiền hoa hồng để khuyến khích HTX,hội phụ nữ ,các đoàn thể tích cực đứng ra làm môi giới. -Nhà nước không chỉ thực hiện cho vay với lãi xuất thấp mà nên cho vay theo phương thức vay liên tục chứ không vay một lúc ,đây là phương thức vay nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sản xuất của cây cà phê.Vốn đầu tư sẽ cho vay liên tục trong 3 năm đầu tư ban đầu,năm thứ nhất 50%,năm thứ hai 30%,năm thứ ba 20%,từ năm thứ tư khi cà phê bắt đầu thu hoạch Nhà nước bắt đầu thu hồi vốn theo một tỉ lệ nào đó.Thu hồi cũng theo phương thức liên tục ,phương thức này rất cần áp dụng cho các hộ đang đầu tư sản xuất cà phê chè ở miền Bắc . -Thực hiện cho vay bằng vật tư sản xuất như phân bón ,thuốc trừ sâu ,cây giống …đây là hình thức cho vay có ưu điểm đúng đối tượng ,đúng mục đích sử dụng vốn. -Nhà nước tìm kiếm các nguồn vốn từ nước ngoài có điều kiện vay hợp lý cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến và tăng cường công tác dự trữ trong thời gian dài +Chính sách xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm . Để hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu và tiêu thụ cà phê trong thời gian tới Nhà nước cần tiến hành điều chỉnh và bổ sung những điểm sau: -Thành lập quỹ hỗ trợ ngành hàng ,quỹ tín dụng bảo lãnh xuất khẩu -Tiếp tục hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi để các doanh nghiệp tiến hành dự trữ sản phẩm hiệu quả hơn. -Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tìm kiếm thị trường mới bằng các hiệp định song phương trong quan hệ ngoại giao. -Giảm thuế xuất khẩu cà phê cho các doanh nghiệp ,trong thời điểm hiện nay việc làm này là rất cần thiết vì nó mang tính chất bảo hộ sản xuất đối với các doanh nghiệp non trẻ của chúng ta.Hưóng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế ,đề ra những biện pháp quản lý chất lượng chặt chẽ nhằm nâng cao uy tín về chất lượng cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế . -Nâng cao chất lượng của cơ quan nghiên cứu dự báo giá cả thị trường để tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu,đây là công tác còn yếu kém của ngành cà phê Việt Nam trong thời gian qua. -Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê trong công tác triển lãm ,quảng cáo sản phẩm. + Cải tiến chính sách đầu tư: Xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng , cần thiết cho việc phát triển một vùng cà phê rộng lớn. Việc đầu tư cần làm là xây dựng một hệ thống thuỷ lợi phục vụ nhu cầu tưới tiêu , hệ thống giao thông , các cơ sở chế biến có trình độ công nghệ cao , xây dựng một hệ thống kho hàng bảo quản và dự trữ sản phẩm, các cơ sở sửa chữa máy móc thiết bị , dịch vụ mua bán sản phẩm cà phê . Vốn đầu tư một phần do nha nước cấp một phần do doanh nghiêp tự bỏ ra , phần còn lại được nhà nước cho vay hoặc đươc đầu tư nước ngoài dưới dạng liên doanh liên kết . Khi công trình sản xuất đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng phải được bàn giao cho các cơ quan có trách nhiệm để quản lý , khai thác , tu bổ nâng cấp công trình cho có hiệu quả . Cần có chính sách ưu đãi về lãi và cho vay với thời hạn lâu hơn để người nông dân có điều kiện đâu tư sản xuất tốt hơn . Điều quan trọng trong việc vay tiền ngân hàng là phải có tài sản thế chấp , trong khi người nông dân chỉ có vườn cà phê là tài sản có giá trị lớn nhất . Nhà nước cần phải định giá vườn cây cà phê một cách thống nhất. + Cải tiến chính sách thuế: Nhà nước nên có chính sách thu thuế theo hạng đất và theo sự biến động của giá trên thị trường để xây dựng giá bảo hiểm cho sản xuất,đặc biệt là hiện nay khi giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh ở mức kỷ lục.Bên cạnh đó,do sự quản lý vĩ mô còn nhiều yếu kém từ phía nhà nước,lại không có hệ thống giá bảo hiểm sản xuất nên vừa qua hàng vạn ha cà phê bị chặt phá để trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và ổn định hơn khi cà phê đang xuống giá ở mức rất thấp . Nhà nước cần phải kéo dài thời gian miễn giảm thuế đối với vùng đất trống đồi trọc được đưa vào sản xuất cây cà phê để khuyến khích người sản xuất cà phê mở rộng diện tích canh tác , gia tăng sản lượng nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu .Cụ thể là chỉ thu thuế trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm kể từ khi vườn cây được đưa vào khai thác. + Cải tiến chính sách tiêu thụ sản phẩm: Cần phải có chính sách đảm bảo tiêu thụ hết mọi sản phẩm do nhân dân sản xuất ra trong bất kì tình huống nào, hoặc bất kì loại cà phê nào ( nhân hoặc khô ). Như vậy sẽ khuyến khích người nông dân yên tâm sản xuất .Việc thu mua phải diễn ra thường xuyên,đặc biệt khi người nông dân có nhu cầu thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm . Để làm được điều này các cơ quan có chức năng đi mua phải chuẩn bị đầy đủ lực lượng thu mua tránh tình trạng , khi người nông dân có cà phê để bán Nhà nước lại không có tiền để mua và vô hình chung đã tạo điều kiện cho tư thương ép giá gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất. Xây dựng một hệ thống chuyên chế biến xuất khẩu với số lượng công ty vừa đủ để không xảy ra hiện tượng tranh mua tranh bán và hiện tượng độc quyền ép giá mua nguyên liệu đối với người sản xuất cà phê . Thực hiện việc kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu một cách có hệ thống đồng thời có tác động tích cực đến các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cà phê . Xây dựng chính sách giá cà phê hợp lý đảm bảo ổn định sản xuất cà phê .Giá thu mua nguyên liệu đươc tính giá FOB xuất khẩu do vậy nhà nước cần thống nhất phụ thuộc vào mức giá chung tuy thuộc vào sự biến động của thị trường . Xây dựng giá bảo hiểm dựa nguồn lợi từ thuế thu trong những năm giá thị trường lên cao để xây dựng giá thu nguyên liệu từ người sản xuất trong những năm giá cà phê giảm sút . Nên lấy mức giá trung bình trên thị trường thế giới trong nhiều năm để quy về giá thu mua nguyên liệu trong nước . + Cải tiến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn dựa trên cơ sơ sản xuất nông nghiệp . Do đó để tăng số lượng cà phê xuất khẩu có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng thu ngoại tệ cho đất nước thì viêc thu hút vốn đâu tư nước ngoài là biện pháp hữu hiệu cần ưu tiên để phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu . Sau khi tham khảo hai phương án đầu tư xây dựng cơ bản cà phê Việt Nam thời kì 1995-2000 va 2001-2010 chúng ta có thể rút ra một kết luận là tổng mức độ đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu cà phê là tương đối lớn nên chúng ta nên huy động cả vốn trong nước và ngoài nước cho sản xuất và xuất khẩu cà phê . Tuy nhiên phải khẳng định rõ ràng vốn trong nước là chủ yếu,vốn ngoài nước là quan trọng . Để khuyến khích cà phê xuất khẩu , ngoài nguồn vốn trong nước cần phải tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cách : Mở rộng quan hệ làm ăn quốc tế , tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài để hợp tác phát triển sản xuất cà phê . Khuyến khích các tổ chức quốc tế , các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất cà phê theo hình thức liên doanh . Coi trọng công tác chế biến cà phê vì đây chính là đối tượng thu hút vốn đầu tư nước ngoài . Để thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất cà phê xuất khẩu cần chú ý xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật , hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường kinh tế ,xã hội,luật pháp thuận lợi cho viêc đầu tư nước ngoài . + Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu: - Chính sách tín dụng xuất khẩu: Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng , có rất nhiều trường hợp để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài , các doanh nghiệp kinh doanh phải thực hiện bán chịu , trả chậm , tín dụng ưu đãi đối với khách hàng . Trong trường hợp này nhà nước nên đứng ra bảo hiểm xuất khẩu nhằm đền bù và khuyến khích các đơn vị kinh doanh đẩy mạnh xuất khẩu . Thông thường tỷ lệ đền bù là 60 đến 70%,nhưng có trường hợp là 100% . Khi nhà nước đứng ra bảo đảm tín dụng xuất khẩu sẽ giúp cho nhà xuất khẩu yên tâm hơn trong kinh doanh . Đây là một hình thức khá phổ biến trong chính sách ngoại thương của nhiều nước nhằm chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường . Cần áp dụng biện pháp cấp tín dụng cho người sản xuất cà phê xuất khẩu vì trước và sau khi giao hàng , nhà xuất khẩu rất cần có vốn để thực hiện hợp đồng xuất khẩu . Loại tín dụng này rất cần cho người sản xuất để đảm bảo thanh toán hết các khoản chi phí trong việc thu mua nông sản cà phê , xuất khẩu vận chuyển và đóng gói ra sân bay, bến cảng ... Lãi suất tín dụng xuất khẩu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu nói chung và cà phê nói riêng . Vì vậy, nhà nước nên áp dụng tín dụng theo lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thương mại để người sản xuất cà phê có thể bán với giá thấp hơn , góp phần tăng sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế . + Chính sách trợ cấp xuất khẩu: Ngoài biện pháp tín dụng xuất khẩu nhà nước cần áp dụng cả chính sách trợ cấp xuất khẩu . Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách giành sự ưu đãi về mặt tài chính cho nhà xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp khi họ đã bán được hàng ra nước ngoài . Có thể trợ cấp bằng thuế suất ưu đãi hoặc áp dụng giá ưu đãi tính cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản suất như điện , nước , vận chuyển ... Mục đích của viêc trợ cấp là nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng trên thị trường quốc tế . Theo QĐ 151/ttg ngày 12/4/1993 , nhà nước thành lập “ quỹ bình ổn giá cả” nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp được chỉ định điều hoà cung -cầu- giá cả , chủ động can thiệp và thị trường. Nhà nước tập trung hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu để co thể thu mua nông sản hàng hoá lúc đương vụ trong tâm lý “ có cầu” , đồng thời chống giá xuông thấp gây thiệt hại cho người sản xuất . Việc làm này là hết sưc cần thiết vì nó đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và nhà xuất khẩu , đồng thời có tác dụng khuyến khích phát triển kinh doanh . Vì vậy nhà nước nên áp dụng thực hiện biện pháp trợ cấp xuất khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu nói chung và cà phê xuất khẩu nói riêng để tăng cường xuất khẩu có hiệu quả . 7.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu: Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài của nhà nước để phù hợp vớ sự vận hành của nền kinh tế mở, đồng thời hoà nhập vơi xu thế chung của khu vực và thế giới . Việc làm này thể hiện bằngviêc : Dần dần tiến tới xoá bỏ cơ quan chủ quản.Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sẽ là các chủ thể kinh tế trong xã hội có đăng kí kinh doanh và thực hiện theo pháp luật , có đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật với hành vi kinh doanh của mình . Nhà nước cần hạn chế tối đa các biện pháp điều hành bằng hành chính đối với các hoạt động xuất nhập khẩu .Khi cần thiết phải khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu thì nên sử dụng biện pháp kinh tế là chủ yếu . Loại bỏ chế độ hạn chế người trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu . Cần nghiên cứu quản lý xuất khẩu các mặt hàng theo định hướng và chỉ nên áp dụng đối với hai mặt hàng là gạo và xăng dầu còn lại nên sử dụng chính sách thuế . Đồng thời cần ấn định các mặt hàng cấm nhập, cấm xuất theo pháp luật . Cải tiến chế độ, chính sách ngân hàng cho phù hợp với cơ chế mới . Không nên căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch để cho vay vốn kinh doanh mà phải căn cứ vào việc kinh doanh có hiệu quả đúng pháp luật và có khả năng hoàn trả vốn của các doanh nghiệp . Bộ thương mại cần nghiên cứu chế độ trợ cấp xuất khẩu và các quy chế về hình thành quỹ này để có thể trợ cấp gián tiếp hoặc trực tiếp cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam . Đồng thời bộ thương mại cũng cần nghiên cứu thành lập “Trung tâm khuyếch trương thương mại “ (Trade Promotion Center ) để làm công tác thúc đẩy xuất khẩu và là đầu mối đặt quan hệ trao đổi kinh nghiệm với tổ chức này vơi một số nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Xây dựng quỹ bảo hiểm cà phê xuất khẩu do hiệp hội ngành hàng phụ trách, hình thành và quản lý điều hành phụ trách, hình thành và quản lý điều hành việc sử dụng đúng mục đích.Việc này không thể thực hiện được ngay vì rõ ràng là chưa co điều kiện về tài chính , song cần bắt tay ngay vào việc xây dựng cho ngành một quỹ bảo hiểm . Đó cũng là lòng cốt vật chất để tập hợp các nhà kinh doanh cà phê . III- Một số kiến nghị sau khi hoàn thành luận văn. Đề nghị các ngân hàng thương mại cho dãn nợ khi chưa tiêu thụ được hàng hoá, đồng thời xem xét tiếp tục cho vay để duy trì sản xuất kinh doanh bình thường cho các đơn vị, áp dụng rộng rãi các phương thức lấy cà phê lưu kho làm thế chấp. Hỗ trợ từ quỹ hỗ trợ xuất nhập khẩu của nhà nước cho các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê đang bị thua lỗ do nguyên nhân khách quan giá cà phê xuống quá thấp (thấp nhất từ trước tới nay). Nhà nước cần có cơ chế tín dụng cho vay không lãi (hoặc bù lãi xuất), trừ phần phụ thu xuất khẩu cà phê cho một số doanh nghiệp của tổng công ty cà phê Việt Nam có nguồn lực thu mua gom dự trữ cà phê ngay từ đầu vụ 2000-2001 (khoảng 60.000 tấn) để phối hợp với ACPC nhằm đẩy giá cà phê quốc tế tăng, hỗ trợ cho xuất khẩu và người sản xuất. Tổ chức tuyên truyền vận động, xúc tiến tiêu dùng cà phê trong nước coi là một hướng xuất khẩu nội địa. Nghiên cứu giới thiệu văn hoá cà phê cho người tiêu dùng cà phê Việt Nam. Đó là một yêu cầu của tổ chức cà phê quốc tế, xúc tiến tiêu dùng cà phê trong các nước nhập khẩu và xuất khẩu cà phê. Đề nghị bộ Thương mại chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng đã ban hành và có biện pháp xử lí phù hợp đối với những đơn vị không thực hiện đúng quy định làm tổn hại đến uy tín của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Cần củng cố và tăng cường vị trí của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam để Hiệp hội thực sự là một tổ chức có hiệu lực giúp cho các tổ chức sản xuất kinh doanh và các địa phương trong công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê có hiệu quả. Cần nghiên cứu kỹ việc tham gia các tổ chức, Hiệp hội cà phê thế giới hoặc khu vực nhằm bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và xuất khẩu cà phê. Đề nghị chính phủ, các bộ ngành cho phép tổng công ty cà phê Việt Nam lập dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng 715A, 715B, 715C và các nông trường thuộc tỉnh Phú Yên do điều kiện thời tiết khí hậu cho việc trồng và phát triển cây cà phê vối, để ổn định sản xuất và ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên. Theo em đây là một số biên pháp chủ yếu mà Nhà nước và bản thân ngành cà phê Việt Nam nên thực hiện trong thời gian tới để đạt được mục tiêu đề ra là tăng cường sức cạnh tranh về cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới cả về chất lượng, số lượng cũng như giá cả. Trong nền kinh tế thị trường, việc thực hiện các giải pháp trên sẽ góp phần làm tăng vị thế của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Kết luận Để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường với những cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mối doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường phải có định hướng riêng cho mình. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định cho sự tồn tại và phát triền của doanh nghiệp, có tiêu thụ được sản phẩm mới có vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh, mới có thể tạo ra lợi nhuận để nuôi sống doanh nghiệp góp phần xây dựng nền kinh tế quốc dân ngày càng giàu mạnh. Cà phê là một mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế lớn đã và đang đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.Phát triển ngành cà phê góp phần xoá đói,giảm nghèo,tăng thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư,ổn định chính trị,bảo vệ quốc phòng an ninh.Tuy nhiên,hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn, chủ yếu là do giá cả cà phê giảm mạnh vì nguồn cung quá dư thừa. Đứng trước những khó khăn chồng chất, ngành cà phê Việt Nam đang tìm cách vươn lên vượt qua giai đoạn này.Song để làm được điều này chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề một cách hết sức khách quan đánh giá những mặt đã làm được và những mặy chưa làm được và cần có sự phối hợp thực hiện của nhiều ngành ,nhiều cấp nhằm tìm ra những giải pháp vừa mang tính trước mắt vừa mang tính lâu dài,phù hợp với thực tế đất nước giúp cho ngành cà phê thoát khỏi tình trạng như hiện nay . Bằng sự đóng góp nhỏ bé của mình qua luận văn này, hy vọng rằng ngành cà phê Việt Nam có thể vượt qua giai đoạn hiện nay và ngày càng phát triển trong tương lai. Danh mục tài liệu tham khảo 1 Tổng quan cà phê Việt Nam 1998 Bộ NN&PTNT 2. Cây cà phê Việt Nam Đoàn triệu Nhạn 3. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu cà phê niên vụ 2001/2002 Bộ Thương Mại 4 Báo cáo tổng kết niên vụ cà phê 2001/2002 và thảo luận phương hướng ,nhiệm vụ niên vụ 2002/2003-Hiệp hội cà phê-Ca caoViệt Nam 5. Cà phê ,Nghiên cứu ,chế biến và thị trường –Tôn Gia Hoá -Bộ NN&PTNT 6. Kế hoạch sản xuất kinh doanh phát triển ngành cà phê Việt Nam năn 2001 và định hướng kế hoạch naưm 2005—Tổng công ty cà phê Việt Nam 7 Đánh giá chất lượng cà phê Việt Nam ,những tồn tại và giải pháp tháo giỡ –Công ty giám định cà phê và hàng hoá nông sản xuất nhập khẩu(CAFECONTROL) 8 Tình hình và triển vọng thị trờng thế giới một số hàng nông sản –Trung tâm thông tin Bộ NN&PTNT 9 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cà phê xuất khẩu của Việt Nam –Viện Kinh tế Nông nghiệp 10 Niên giám thống kê 2001 11 Các báo và tạp chí: - Tạp chí thị trường giá cả - Tạp chí con số và sự kiện - Tạp chí xuất nhập khẩu - Tạp chí nông nghiệp nông thôn - Tạp chí thương mại - Thời báo kinh tế Việt Nam Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37003.doc