Thực trạng và giải pháp để tăng cường đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu các Doanh nghiệp Việt Nam

Lời mở đầu Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội, hoạt động đầu tư trở thành một nhân tố không thể thiếu cho sản xuất, cho việc gia tăng nguồn lực của nền kinh tế. Đó chính là một trong những công cụ quan trọng nhất đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cực kì trì trệ, luôn nằm trong vòng luẩn quẩn của sự thiếu vốn trầm trọng,hiệu quả sử dụng vốn cực thấp, tốc độ tăng trưởng không đáng kể.Từ khi b

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp để tăng cường đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu các Doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt đầu công cuộc đổi mới, nền kinh tế dưới sự tác động của cơ chế thị trường đã và đang tạo ra những biến động sâu sắc. Vấn đề vốn và sử dụng vốn mọi lúc mọi nơi đều là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của nhà nước mà còn là của tất cả các thành phần của nền kinh tế. Hoạt động đầu tư từ khi đổi mới đã từng bước đạt được những kết quả đáng mừng và một tương lai đầy hứa hẹn. Làm sao để hoạt động đầu tư của chúng ta đi đúng hướngvà đạt được hiệu quả tốt nhất có thể? Đó là mong muốn không của chỉ riêng ai. Để phân tích tác động của đàu tư, đứng dưới góc nhìn của từng doanh nghiệp, theo cơ cấu tái sản xuất ,đầu tư được chia thành đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Nghiên cứu hai hình thức này mang một ý nghĩa chiến lược quan trọng, giúp các doanh nghiệp tìm được cho mình một đường đi đúng đắn. Một doanh nghiệp muốn đứng vữngvà phát triển trên thị trường phải nhận thức được vai trò quan trọng của mối quan hệ mật thiết giữa hai hình thức đó. Vậy bản chất của đầu tư theo chiều rộng, đầu tư theo chiều sâu là gì? mối quan hệ giữa hai hình thức này ra sao? Vai trò của nó trong sự phát triển của doanh nghiệp? thực trạng của vấn đề này trong các doanh nghiệp của chúng ta như thế nào? giải pháp gì để đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả nhất? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu những vấn đề đó để có được một cách nhìn sát thực và cụ thể hơn. Giải quyết vấn đề PHần I: Lí Lụân chung về đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu 1.Đầu tư - Đầu tư phát triển Nhiều nhà kinh tế học đã đưa ra những quan niệm khác nhau khi nhìn nhận vấn đề đầu tư, nhưng trước hết đầu tư được hiểu là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền,tài nguyên thiên nhiên, sức lao động,trí tuệ…Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ… Hoạt động đầu tư trực tiếp tái sản xuất các cơ sở vật chất kĩ thuật gọi là đầu tư phát triển. Đó là một quá trình có thời gian kéo dài trong nhiều năm với số lượng các nguồn lực được huy động cho từng công cuộc đầu tư khá lớn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hoạt động đầu tư không ngừng được mở rộng và chiếm vị trí quan trọng .Đối với cá nhân, đơn vị, các doanh nghiệp, đầu tư là điều kiện tiên quyết quyết định sự ra đời, tồn tại và tiếp tục sự phát triển. Đối với nền kinh tế ,đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, là động lực và là phương tiện để tăng trưởng. 2.Đầu tư theo chiều rộng. 2.1. Khái niệm: “Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư trên cơ sở cải tạo và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có,xây dựng mới với những kĩ thuật công nghệ cơ bản như cũ.” 2.2. Nội dung: Thứ nhất, đó là đầu tư xây dựng mới nhà cửa,cấu trúc hạ tầng theo thiết kế được phê chuẩn lần đầu tiên. Các nhà cửa,cấu trúc hạ tầng này là các TSCĐ trước đây chưa có trong bảng cân đối TSCĐ của ngành, của doanh nghiệp.Như vậy ,lượng tài sản vật chất đã được tăng thêm, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tuy vậy tính kĩ thụât của công trình, tài sản đó vẫn dựa trên những thiết kế có sẵn, chưa được cải tạo và hiện đại hoá. Thứ hai, đầu tư theo chiều rộng còn là hoạt động mua sắm máy móc thiết bị để đổi mới thay thế cho những máy móc thiết bị cũ theo một dây chuyền công nghệ đã có từ trước. Đây cũng có thể là mua sắm từ đầu, tức lúc bắt đầu sản xuất kinh doanh, hoặc cũng có thể là mua sắm sau một thời gian hoạt động để thay thế một phần hoặc cả dây chuyền những máy móc thiết bị đã cũ. 2.3.Đặc điểm: Đầu tư theo chiều rộng có những đặc điểm như sau: Lượng vốn sử dụng lớn và khê đọng lâu: Vốn lớn vì đầu tư theo chiều rộng thường là để mở rộng qui mô, do đó lượng máy móc thiết bị ,nhà cửa…thường rất lơn,đòi hỏi một lương vốn lớn tương ứng để chi trả. Bên cạnh đó , những tài sản này có thời gian khấu hao là rất dài, do vậy lượng vốn bỏ ra bị khê đọng lâu. Thời gian thực hiện đầu tư và thời gian thu hồi vốn lâu:đầu tư theo chiều rộng là đầu tư mang tính chất lâu dài, có khi hàng chục năm mới thu lại được vốn. Tính chất kĩ thuật phức tạp,độ mạo hiểm cao:một hoạt động đầu tư theo chiều rộng thường được thực hiện ở nhiều khâu, làm cho cơ sở vật chất cũng như qui trình công nghệ sản xuất, do vậy để cho nó được đồng bộ đòi hỏi những kĩ thuật phức tạp. Kĩ thuật phức tạp cộng với thời gian thực hiện lâu khiến cho hoạt động đầu tư này mang độ rủi ro cao, làm cho bất kì nhà đầu tư nào cũng phải e dè và cẩn thận. 2.4. Vai trò: Mặc dù có những đặc điểm mang tính khó thuyết phục như vậy đối với các nhà đầu tư nhưng đầu tư theo chiều rộng vẫn là một sự cần thiết khách quan và nắm một vai trò hết sức quan trọng. Đầu tư theo chiều rộng đi cùng với việc thêm nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh được xây dựng, quy mô sản xuất được mở rộng, đưa năng suất tăng lên, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng doanh thu thu lợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung. Đó là bước khởi đầu không thể thiếu và cũng là bước bắt buộc nếu doanh nghiêp muốn tiếp tục sản xuất kinh doanh. 3.Đầu tư theo chiều sâu: 3.1.Khái niệm: “Đó là hoạt động đầu tư được thực hiện dựa trên cơ sở cải tạo,mở rộng,nâng cấp,đồng bộ hoá,hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có ,hoặc xây dựng lại ,hoặc đầu tư mới một dây chuyền công nghệ,xây dựng một nhà máy mới nhưng kĩ thuật công nghệ phải hiện đại hơn kĩ thuật công nghệ hiện có hoặc kĩ thuật trung bình của ngành ,vùng nhằm duy trì năng lực đã có.” Mở rộng là việc xây dựng thêm hoặc mua sắm thêm những đối tượng TSCĐ mới nằm trong thành phần của TSCĐ có sẵn nhằm tăng cường khối lượng sản xuất và sự hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng lại là việc đầu tư để bố trí lại toàn bọ hoặc một bộ phận các dây chuyền sản xuất ở cơ sở cho phù hợp với điều kiện sản xuất mới. Hiện đại hoá là thực hiện tổng thể các biện pháp kĩ thuật (đã được xem xét trong kế hoạch phát triển kĩ thuật) nhằm áp dụng kĩ thụât mới,cơ khí hoá và tự động hoá các bộ phận sản xuất đang hoạt động, thay thế những thiết bị cũ đã hao mòn hoặc lạc hậu bằng các thiết bị mới có năng suất và hiệu quả cao hơn. Duy trì năng lực đã có là việc thực hiện những biện pháp nhằm bù đắp những TSCĐ đã bị oại bỏ do hao mòn toàn bộ hoặc hư hại hoàn toàn. 3.2.Nội dung: Thứ nhất,đó là cải tạo,nâng cấp,đồng bộ hoá,hiện đại hoá dây chuyền hiện có,thay thế dây chuyền công nghệ cũ.Hoạt động này được thực hiện sau một quá trình sản xuất kinh doanh,khi mà thiết bị máy móc đã cũ,làm năng suất giảm sút.Nhờ vậy mà năng suất được nâng cao,có thể gấp rất nhiều lần qui trình sản xuất cũ,máy móc thiết bị mang hàm lượng công nghệ cao hơn,hiệu quả hơn . Thứ hai,đó còn là hoạt động phát triển nguồn nhân lực và đầu tư để tổ chức lại bộ máy quản lí,phương pháp quản lí của doanh nghiệp.Đầu tư theo chiều sâu mang nặng mặt “chất”,làm sao để có sản xuát có hiệu quả hơn,năng suát cao hơn,do vậy mà đầu tư phát triển nguồn nhân lực,bộ máy quản lí cũng là tất yếu,bởi vì chất lượng nguồn nhân lực hiệu quả của bộ máy quản lí là một nhân tố hết sức quan trọng quyết định cho kết quả sản xuất kinh doanh. Thứ ba,đầu tư theo chiều sâu còn bao gồm nội dung đầu tư vào khâu thiết yếu nhất của dây chuyền công nghệ.Không cần thay thế cả dây chuyền mà chỉ cần hiện đại hoá những máy móc thiết yếu. 3.3.Đặc điểm: Trong đâù tư theo chiều sâu khối lượng vốn sử dụng ít hơn,thời gian thực hiện ít hơn và độ mạo hiểm thấp hơn so với đàu tư theo chiều rộng.Vì không phải đầu tư mua sắm từ đầu mà chủ yếu là nâng cấp cải tạo,lương máy móc thiết bị nhà xưởng ít hơn do vậy lượng vốn bỏ ra thường ít hơn.Đồng thời vì được hiện đại hoá,đồng bộ hoá mà sản xuất mang xác suất thành công là cao,do vậy mà rủi ro ít hơn so với đầu tư theo chiều rộng. Tốc độ tăng vốn lớn hơn tốc độ tăng về lao động.Do tính chất công nghệ hiện đại ,đồng bộ hoá,tự động hoá mà trong đầu tư theo chiều sâu không yêu cấu mức tăng lao động tăng cùng với mức tăng của máy móc,mức tăng của vốn. 3.4. Vai trò: Đầu tư theo chiều sâu làm cho năng suất lao động tăng,nâng cao chất lượng sản phẩm ,từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới.Do vậy nó mang lại cho doanh nghiệp sự phát triển mang tính ổn định vững chắc và lâu dài. 4.Mối liên hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu. 4.1.Sự cần thiết phải kết hợp giữa đầu tư theo chiều rộng và theo chiều sâu Hai hình thức đầu tư này thường được thực hiện ở những giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu tư theo chiều rộng tiến hành khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, hoặc trong quá trinh sản xuất kinh doanh muốn mở rộng quy mô.Còn đầu tư theo chiều sâu tiến hành khi dây chuyền sản xuất đã cũ, khó tiếp tục duy trì năng suất hiện có. Có lúc hai hình thức này đươc tiến hành cùng một lúc và rất có thể bị lẫn vào nhau. Để phân biệt chúng cần phải dựa vào điểm chính là trình độ của công nghệ được áp dụng so với công nghệ cũ. Giữa hai hình thức đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kì, dựa vào chu kì sống của sản phẩm :giai đoạn tung sản phẩm vào thị trường, phát triển chín muồi và suy thoái. Đầu tư theo chiều rộng là để mở rộng quy mô, duy trì năng lực , tăng thị phần, tăng chỗ đứng cho sản phẩm và vị thế của mình.Còn đầu tư theo chiều sâu là để cải thiện hoặc duy trì năng lực, tăng sức canh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp, tạo đà cho một sự phát triển ổn định lâu dài. Chúng gắn kết bổ sung cho nhau để cùng đưa ra các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phù hợp với trình độ của doanh nghiệp, với yêu cầu mà thực tế sản xuất đặt ra, đưa doanh nghiệp đạt công súât cao nhất có thể và đem laị lợi ích tối đa. Doanh nghiệp phải biết được lúc nào cần đầu tư theo chiều rộng, lúc nào cần đầu tư theo chiều sâu, lúc nào cần phải kết hợp cả hai hình thức? Phải biết kết hợp chúng một cách khoa học hợp lí, sao cho chúng hỗ trợ lẫn nhau cùng có hiệu quả, đem lại lợi ích vững chắc, lâu dài và cao nhất cho doanh nghiệp. 4.2.Đầu tư theo chiều rộng là cơ sở nền tảng để đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả. Mọi doanh nghiệp hình thành và hoạt động đều phải bắt đầu từ đầu tư theo chiều rộng:xây dựng trụ sở ,nhà xưởng; mua sắm máy móc thiết bị …Đấy là những nền tảng ban đầu không thể thiếu và cũng hết sức quan trọng .Trong giai đoạn đầu này doanh nghiệp áp dụng đầu tư theo chiều rộng là chủ yếu.Thường thì họ sẽ cố gắng sử dụng những máy móc dây chuyền công nghệ mà ở thời điểm đó được xem là hiện đại, hoặc cũng có thể là hiện đại nhất.Nếu được như thế thì doanh nghiệp sẽ có không những lợi thế trong sản xuất kinh doanh mà còn tạo điều kiện cho sau này đầu tư theo chiều sâu được thuận lợi. Khi sản xuất kinh doanh có sự ổn định, cần phải đầu tư tiếp để hoàn thiện bộ máy sản xuất để đạt được năng suất cao nhất trong điều kiện có thể.Muốn vậy phải áp dụng khoa học tiên tiến,thay thế dây chuyền công nghệ cũ, nhất là khi mà năng suất đang có chiều hướng giảm sút và thua kém nhiều so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Đến lúc này mới có thể thấy hết tầm quan trọng của việc đầu tư theo chiều rộng ban đầu, nếu như cơ sở hạ tầng ban đầu được đầu tư một cách đồng bộ và hiện đại thì việc thay thế , cải tạo ,nâng cấp sẽ phải sử dụng một chi phí ít hơn, ít tốn thời gian hơn ,dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.Nguợc lại, nếu như cơ sở hạ tầng lúc đầu không đồng bộ, giữa các khâu sản xuất không có sự thống nhất, chênh lệch về công nghệ áp dụng hoặc là quá lạc hậu thì khi đầu tư nâng cấp cải tạo sẽ rất khó khăn, kém hiệu quả, có thể sẽ phải thay toàn bộ, tốn kém rất nhiều chi phí. 4.3.Đầu tư theo chiều sâu là động lực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất,tiếp tục đầu tư theo chiều rộng. Khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư theo chiều sâu tốt,đạt hiệu quả ,năng suất lao động sẽ được cải thiện ,chất lượng sản phẩm được nâng cao.Đặc biệt nếu như được áp dụng những công nghệ tiên tiến,có kĩ thuật hiện đại hơn kĩ thuật trung bình của ngành,vùng thì chi phí sản xuất giảm,giá thành giảm,do vậy sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh cao hơn,có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường;lợi nhuận sẽ tăng,tiềm lực tài chính tăng và doanh nghiệp sẽ lớn mạnh. Lúc này khi sản xúât kinh doanh có hiệu quả cao do kết quả của đầu tư theo chiều sâu,doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư theo chiều rộng để mở rộng quy mô của mình.Đầu tư theo chiều rộng lúc này không phải giống như giai đoạn đầu,mà kĩ thuật công nghệ sẽ được áp dụng cùng một trình độ với kĩ thuật được áp dung lúc đầu tư theo chiều sâu,tạo nên một cơ sở vật chất,qui trình công nghệ vừa đồng bộ vừa hiẹn đại. Tuy vậy nếu như đầu tư theo chiều sâu mà áp dụng công nghệ quá hiện đại thi chi phí sẽ rất tốn kém,không những không hạ được chi phí sản xuất mà còn làm cho nó quá cao,làm cho giá thành sản phẩm không thể chấp nhận được. Các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư theo chiều sâu đều phải rất cẩn thận vì chỉ cần một khâu thiếu đồng bộ thì cả dây chuyền sẽ có vấn đề,làm cho những máy móc thiết bị hiện đại cũng không phát huy hết năng suất.Đầu tư theo chiều sâu không hiệu quả thí hoạt động sản xuất kinh doanh có thể đi từ thua lỗ đến thất bại hoàn toàn,lúc đó không những không kiếm được lợi nhuận cao hơn,không mơ rộng được quy mô nữa mà có thể tất cả những gì đã đầu tư sẽ trở nên vô hiệu quả. PHầN II: THựC TRạNG ĐầU TƯ CHIềU RộNG Và CHIềU SÂU TRONG CáC DOANH NGHIệP VIệT NAM Từ giữa thập kỷ 80 trở lại trước, nền kinh tế của nước ta mang tính bao cấp, kế hoach hóa tập trung. Nước ta chỉ chú trọng đến đầu tư phục vụ nhu cầu hàng hóa trong nước, hàng hóa chưa phong phú đa dạng và chất lượng cũng không được chú trọng. Vì vậy hoạt động xuất khẩu còn kém, chủ yếu chỉ hướng nội, chưa hướng ngoại. Hiện nay, do xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa, chúng ta đã có những thay đổi về chính sách và hoạt động đầu tư đã có nhiều biến đổi. Số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam tăng lên tăng lên cả về quy mô vốn và lao động. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng. Tổng doanh thu cả nước tăng. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của ta còn kém, chủ yếu là do sự yếu kém về đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Các ngành chỉ chú ý đến phát triển theo chiều rộng, chưa chú trọng đầu tư phát triển chiều sâu. Những doanh nghiệp có khả năng kết hợp đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu là rất ít I/ Đầu tư theo chiều rộng: Trước thời kỳ đổi mới, do tư tưởng chủ quan duy ý chí, chỉ chú trọng vào các ngành công nghiệp nặng, ở nước ta đã diễn ra tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ vào những ngành này. Thời kỳ này hiệu quả đầu tư rất kém, nền kinh tế lâm vào trạng thái trì trệ. Sau khi thực hiện đổi mới, với việc thay đổi cơ chế chính sách, hoạt động đầu tư ở Việt Nam đã có sự chuyển biến. Đầu tư ở giai đoạn nay chủ yếu là đầu tư chiều rộng, tuy nhiên hiệu quả của loại hình này vẫn rất hạn chế. Số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng cả về quy mô vốn và lao động. Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong các ngành kinh doanh tăng bình quân 25,8%/ năm (2 năm tăng 23,1 nghìn doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp nhà nước giảm 4,6% (2 năm giảm 498 doanh nghiệp); doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 22,8 %/ năm (2 năm tăng 775 doanh nghiệp). Về mặt số lượng, doanh nghiệp tăng chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh, sau đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp Nhà nước giảm do tổ chức sắp xếp lại và cổ phần hoá chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh. Nếu phân theo ngành kinh tế thì tại thời điểm 1/1/2003, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 3376 doanh nghiệp, chiếm 5,37% tổng số doanh nghiệp của tất cả các ngành kinh tế và gấp 3,79 lần thời điểm 1/1/2001; công nghiệp có 15818 doanh nghiệp, chiếm 25,15% và gấp 1,45 lần; xây dựng có 7814 doanh nghiệp, chiếm 12,42% và gấp 1,96 lần; thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng có 27633 doanh nghiệp, chiếm 43,94%, gấp 1,43 lần; vận tải và viễn thông 3251 doanh nghiệp, chiếm 5,17% và gấp 1,8 lần; các ngành khác có 5000 doanh nghiệp, chiếm 7,95% và gấp 1,74 lần. Sau đây là bảng số liệu về số doanh nghiệp có tại thời điểm 1/1 hàng năm Thời gian 1/1/2001 1/1/2002 1/1/2003 Tổng số 39762 51507 62892 Phân theo hình thức sở hữu -Doanh nghiệp Nhà nước -Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong đó: + Hợp tác xã + Doanh nghiệp tư nhân + Cty TNHH + Cty cổ phần - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5531 32702 3187 18226 10489 800 1529 5067 43996 3614 22554 16189 1636 1997 5033 55555 4112 24818 23587 3038 2304 Phân theo ngành kinh tế - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - Công nghiệp - Xây dựng - Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng - Vận tải. Viễn thông - Các ngành khác 891 10946 3894 19281 1789 2671 3424 12951 5588 22489 2535 3710 3376 15818 7814 27633 3251 5000 Số doanh nghiệp tăng lên đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Tại thời điểm 1-1-2001 khu vực doanh nghiệp thu hút 3,440 triệu lao động với mức thu nhập bình quân 1,043 triệu đồng, 1-1-2002 có 3,787 triệu lao động (tăng 10,1%), 1-1-2003 có 4,4 triệu lao động (tăng 16,2%) với mức thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng. Như vậy mỗi năm khu vực doanh nghiệp sử dụng thêm 0,53 triệu lao động , góp phần nâng cao thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư. Sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp góp phần quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, doanh thu thuần bình quân tăng 26,8%/năm; tổng nguồn vốn tăng 16,4%; nộp ngân sách tăng 15,5%/năm. Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng doanh nghiệp đem lại là tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn. Cùng với sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp, Lượng vốn đầu tư hàng năm cũng tăng lên đối với tất cả các thành phần kinh tế. Quy mô vốn đầu tư được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng số Thành phần kinh tế Kinh tế nhà nớc Ngoài quốc doanh Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàI 2001 163,543 95,020 38,512 30,011 2002 183,800 103,300 46,500 34,000 2003  .217,585 123,000 58,125  36,460  Lượng vốn đầu tư tăng, nhưng tính bình quân lại giảm. Tại thời điểm 1/1/2003, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 72 lao động và 20 tỷ đồng tiền vốn, so với năm 2000 số lao động là 86 người và vốn là 23 tỷ đồng. Như vậy xu hướng quy mô nhỏ ngày càng tăng, chủ yếu là do doanh nghiệp tư nhân tăng nhiều, trong đó gồm phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.Do phần lớn doanh nghiệp có mức vốn thấp (85% doanh nghiệp có số vốn dưới 10 tỷ đồng) nên ngay từ đầu việc trang bị kỹ thuật, công nghệ đã rất hạn chế, mức độ trang bị tàI sản cố định cho một lao động ở mức rất thấp, bình quân 108 triệu đồng/1 lao động, trong đó cao nhất là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI là 247,4 triệu đồng/1 lao động; khu vực doanh nghiệp Nhà nước 117 triệu đồng/ 1 lao động (bằng 47% mức trang bị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI), thấp nhất là doanh nghiệp ngoàI quốc doanh 42,8 triệu đồng/1 lao động (chỉ bằng 17% của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI, và bằng 26,5% doanh nghiệp Nhà nước). Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp ở nước ta do liên kết sáp nhập đã hình thành doanh nghiệp có quy mô lớn, có bước phát triển mạnh về quy mô cũng như tăng trưởng kinh tế. Ví dụ từ khi mới thành lập tháng 5-1990, tổng công ty máy điện lực và máy nông nghiệp VEAM chỉ có số vốn hơn 140 tỷ đồng, doanh thu 75 tỷ đồng/năm, đến 2002, VEAM gồm 15 đơn vị thành viên, tổng số vốn đã lên tới 750 tỷ đồng và doanh thu đạt 1000 tỷ đồng. Trong việc xây dựng các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn ở nước ta còn phải kể đến việc thí nghiệm thực hiện chuyển Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con- một dạng tập đoàn kinh tế. Dù trong giai đoạn thí điểm, cũng thấy rằng có 17 Tổng công ty 91 và 9 công ty 90 đã hội đủ điều kiện duy trì Tổng công ty nhà nước, và có thể xây dựng đề án chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá, việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung là cần thiết và được nhà nước khuyến khích. Từ năm 1994 các khu công nghiệp được xây dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho đầu tư nước ngoài và đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra nhập các khu công nghiệp. Hiện nay trên cả nước có 82 khu công nghiệp, diện tích đất tự nhiên 15800 ha, diện tích đất có thể cho thuê 11000 ha. Khu công nghiệp là đầu mối quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đóng góp vào việc gia tăng sản lượng, góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.Tuy nhiên, tiến độ lấp đầy các khu công nghiệp còn chậm do nhiều nguyên nhân như hệ thống hạ tầng điện, nước, giao thông của các khu công nghiệp chưa hoàn chỉnh, giá thuê đất chưa thực sự hấp dẫn, các doanh nghiệp trong nước thiếu vốn để đầu tư xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp. Tình hình đầu tư vào khu công nghiệp còn nhiều bất cập. Việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp không theo một quy hoạch thống nhất, nhiều địa phương có khu công nghiệp với chức năng tương tự nhau, nên không tận dụng được lợi thế so sánh. Sự phối hợp giữa các khu công nghiệp còn rất yếu, thường phát triển riêng rẽ, đầu tư tất cả các hạng mục công trình, kể cả xây dựng các cụm dân cư, vốn đọng trong kết cấu hạ tầng lâu và lớn, dẫn đến đầu tư tốn kém, không hiệu quả. Nhiều khu công nghiệp xây dựng xong nhiều năm mà chưa có khách đến thuê. Các khu công nghiệp chưa có sự sắp xếp hợp lí về quy mô, ngành nghề, công nghệ, đặc biệt là các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp nặng, các ngành có hàm lượng khoa học và vốn cao chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư. Đầu tư theo chiều rộng có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay, với quy mô vốn ít nên khó có thể tiến hành đầu tư triệt để. Mặt khác việc đầu tư dàn trải, không có quy hoạch cụ thể, không xác định đầu tư trọng tâm, trọng điểm lại dẫn đến tình trạng lãng phí, hiệu quả đầu tư rất kém. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát triển khá nhanh và toàn diện. Nông nghiệp không những đảm bảo được an toàn lương thực- thực phẩm trong nước mà còn cung cấp nông sản phục vụ cho xuất khẩu với số lượng lớn, chất lượng ngày càng tăng. Những thành tựu to lớn và quan trọng của nông nghiệp và nông thôn những năm qua một mặt do tác động tích cực của cơ chế và chính sách đổi mới của Đảng, mặt khác có vai trò quyết định là nguồn vốn đầu tư của nhà nước dành cho nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng. Từ năm 1991-2000, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp- nông thôn ước tính đạt 65,2 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,9 tỷ USD, chiếm khoảng 10,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm gần đây đã có sự tập trung cao hơn cho đầu tư phát triển nông nghiệp- nông thôn. Nguồn vốn ngân sách đã tăng đáng kể cho khu vực sản xuất này. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước dành cho nông nghiệp- nông thôn năm 1996 đạt 2882,4 tỷ đồng, chiếm 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đến 1998 số vốn này đã chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư. Lượng vốn này chủ yếu được dành cho việc xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi để tạo ra cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ tưới tiêu nước, phát triển sản xuất nông nghiệp. Năm 1998, vốn đầu tư cho thuỷ lợi là 2800 tỷ đồng, năm 1999 là 4000 tỷ, năm 2000 khoảng 3800 tỷ. Trong cơ cấu đầu tư hiện nay, đầu tư cho thuỷ lợi chiếm khoảng 70% đầu tư toàn ngành. Bên cạnh nguồn vốn trong nước, ngành nông nghiệp- nông thôn còn thu hút nguồn vốn trong dân, vốn của các doanh nghiệp, của mọi thành phần kinh tế và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó quan trọng nhất là vốn đầu tư của các hộ gia đình. Nguồn vốn của các hộ gia đình đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có xu hướng tăng dần và đang có xu hướng chuyển dần theo cơ cấu hợp lý hơn: tập trung vào các vùng chuyên cach sản xuất hàng hoá lớn như lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng; cà phê ở Tây Nguyên; cao su, điều ở Đông Nam Bộ; nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng ven biển… và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là thuỷ lợi hoá nội đồng, cải tạo đồng ruộng, khai hoang phục hoá, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn…Tuy nhiên, do thu nhập của người nông dân nhìn chung còn thấp nên việc đầu tư bằng vốn tự có của dân chỉ chiếm tỷ lệ dưới 50%. Những năm gần đây, vốn đầu tư của dân còn tập trung vào mở rộng sản xuất theo mô hình trang trại chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng thúc đẩy quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung. Phương thức đầu tư chủ yếu của nguồn vốn này là hỗ trợ kỹ thuật, giống cây con, ứng trước vốn cho nông dân mua vật tư, phân bón để đảm bảo sản xuất, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong lĩnh vực phát triển nông thôn, các doanh nghiệp cũng đã đầu tư vốn, kỹ thuật hỗ trợ các địa phương xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là thuỷ lợi, giao thông, trường học, trạm điện, trạm y tế, bệnh viện, hệ thống nước sạch…với nhiều mô hìng và mức độ khác nhau. Nguồn vốn nước ngoài cũng có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp- nông thôn. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào trồng và chế biến cà phê, cao su, chè, mía đường, mì chính, gạo, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp công nghiệp, đồng thời nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, vẫn còn tồn tại những vấn đề sau: Vốn đầu tư mặc dù có tăng nhưng lại tiến hành đầu tư dàn trải, phân tán, không tập trung vào những vùng trọng điểm và các công trình quan trọng. Hiệu quả đồng vốn còn rất thấp nhất là đối với các dự án xoá đói giảm nghèo, tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc còn chậm… Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước, chúng ta phải chú trong đến việc đầu tư theo chiều rộng. Tuy nhiên việc thực hiện phải thích hợp, có xác định các ngành, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, nhưng ngành mũi nhọn, để đạt được hiệu qủa đầu tư cao, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế đạt được mục tiêu đã định. II. đầu tư theo chiều sâu Trong xu thế toàn cầu hoá, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng. Việc phát triển theo chiều sâu với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trở thanh chiến lược quan trọng ở tất ca các nước.Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiên nay, muốn có sự bứt phá, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới thì việc đầu tư theo chiều sâu càng có ý nghĩa quyết định.Sau đây là một số thức trạng về việc đầu tư theo chiều sâu ở Việt Nam thời gian qua. Công nghệ Trong những năm qua, chúng ta đã tiến hành các hoạt dộng chuyển giao công nghệ với nhiều hình thức khác nhau.Trình độ công nghệ tuy đã có sự chuyển biến nhất định nhưng vẫn còn trong tình trạng lạc hậu. Thực trạng công nghệ và thiết bị của nước ta có thể chia thành các nhóm như sau: Nhóm 1: bao gồm những thiết bị và công nghệ lạc hậu hơn mức trung bình của thế giới khoảng từ 1 đến 2 thế hệ. Đó là những công nghệ và thiết bị của ngành lắp ráp điên tử, lắp ráp ôtô, lắp máy xây dựng. Nhóm 2: bao gồm các thiết bị và công nghệ lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới, đang phổ biến trong các ngành điện, giấy, đường, chế biến thức phẩm, may… Nhóm 3 : bao gồm các thiết bịvà công nghệ lạc hậu từ 3 đến 5 thế hệ, chủ yếu là những công nghệ và thiết bị của các nhóm ngành đường sắt, đường bộ, cơ khí, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng Nhóm 4: bao gồm các loại thiết bị và công nghệ lạc hậu hơn. Cho tới năm 1998, tuổi thọ bình quân của tuyệt đại bộ phận các thiết bị, máy móc của Việt Nam ở mức lạc hậu thuộc nhóm 2, năng suất lao động chỉ đạt 50% so với thế giới. Ngay ở một trung tâm kinh tế như thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung trình độ công nghệ của các doanh nghiệp vẫn ở mức trung bình và lạc hậu. Số liệu điều tra cho thấy 51% số doanh nghiệp có trình độ trung bình, 35% lạc hậu và chỉ có 14% là ở trên mức tiên tiến. Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân ở các doanh nghiệp khoảng 10-15% một năm, tức là phải mất từ 7-10 năm mới hoàn thành một chu kỳ đổi mới công nghệ, trong khi cùng thời gian đó công nghệ thay đổi từ 2 đến 3 thế hệ. Trong quá trình thúc đẩy đổi mới công nghệ, sự thay đổi công nghệ chủ yếu trong các ngành dệt, may, điện, điện tử, bưu chính viễn thông, giầy da, sứ dân dụng cao cấp, chế biến lương thực thực phẩm. Nhiều nganh còn rất hạn chế trong đổi mới công nghệ như ngành chế tạo máy công cụ, hoá chất. Nhìn chung tình trạng đầu tư cho công nghệ còn lẻ tẻ, chắp vá, thiếu quy hoạch, chiến lược, thiếu sự gắn bó giữa phương hướng đổi mới , chuyển giao công nghệ với chiến lược phát ttriển cũng như chiến lược công nghiệp hoá-hiện đại hoá.Nếu kéo dài tình trạng này chúng ta sẽ ngày càng tụt xa hơn và rất nhiều doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ không canh tranh nổi. Theo một cuộc khảo sát hơn 7000 thiết bị, may móc và 3 dây chuyền sản xuất tại 42 nhà máy thuộc các ngành công nghiệp cho thấy: 76% số máy mới nhập thuộc thế hệ máy 1950-1960, hơn 70% số máy nhập khẩu đã hết khấu hao, 505 số máy móc, thiết bị là đồ cũ tân tranh lại. 2. Nguồn nhân lực: Toàn cầu hóa là quá trình xã hội hóa ngày càng sâu sắc, sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng với những mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố này ở quy mô toàn cầu. Quá trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia, khu vực trên thế giới về khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế. Đối với nước ta, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện các Hiệp định hợp tác kinh tế song phương đang là nhu cầu hết sức cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá, tăng tốc. Lao động trí thức, có trình độ chuyên môn được coi là vốn nhân lực đóng vai trò hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực nước ta hiện nay._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28074.doc
Tài liệu liên quan