Thực trạng và giải pháp để tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước

Lời mở đầu Trong nền kinh tế hiện nay thị trường được xem như là một vấn đề, một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn đối với nền kinh tế mở còn non trẻ của nước ta. Một nền kinh tế phát triển nhanh hay chậm, phát triển cân đối, bền vững hay phát triển không ổn định còn phụ thuộc vào sự quản lý Nhà nước và định hướng của Đảng theo con đường xã hội chủ nghĩa. Từ Đại hội VI của Đảng cộng sản đã đề ra con đường lối đổi mới toàn diện đất nước. "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" phát

doc9 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp để tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành cơ chế thị trường. Để khuyến khích tính cạnh tranh lành mạnh tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế và công tác quản lý nhà nước đối với thị trường luôn là một đề tài có tính thời sự. Thị trường là nơi chứa đựng những tiềm năng, ẩn số, những rủi ro đối với sự phát triển của nền kinh tế. Định hướng cho thị trường vận động, phát triển theo mục tiêu chiến lược phát triển xã hội của đất nước là chức năng, nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước. I. Cở sở lý luận vai trò kinh tế của nhà nước. 1. Vì sao Việt Nam chọn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Kinh tế thị trường phản ánh trình độ phát triển của từng quốc gia, từng dân tộc. Tại sao nước ta không phát triển theo chủ nghĩa tư bản? Nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là biết lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để phục vụ phát triển tiền năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, phát triển kinh tế phồn thịnh. Nhưng sự phát triển lực lượng sản xuất mâu thuẫn bộc lộ sâu sắc, không giải quyết được các vấn đề xã hội, làm tăng tính bất công và bất ổn định của xã hội đào sâu hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo. Việt Nam là một nước còn nghèo, trình độ xã hội còn thấp, chiến tranh tàn phá; lý tưởng của nhà nước ta, cả dân tộc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Từ đại hội VI đã phê phán cơ chế tập trung bao cấp; con đường mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá và một nền kinh tế mở ở nước ta. 2. Quan niệm về kinh tế nhà nước - Nền kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cải thiện đời sống nhân dân phát triển kinh tế - xã hội. - Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh, động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất cơ sở vật chất - kỹ thuật tiên tiến của khoa học công nghệ, tạo ra được một năng suất lao động xã hội cao nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội. - Trình độ của kinh tế thị trường có liên quan mật thiết qua ba giai đoạn phát triển lực lượng sản xuất: sản xuất hàng hoá đơn giản; kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường hiện đại, phân công lao động xã hội phù hợp để thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất phát huy được tiền năng, lợi thế của từng vùng và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. - Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật và bằng cả sức mạnh vật chất lực lượng kinh tế Nhà nước; áp dụng hình thức kinh tế kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế và khắc phục của cơ chế thị trường. - Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một xã hội đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế còn ở trình độ thấp, nông nghiệp lạc hậu; cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém, sang nền kinh tế ở trình độ cao hơn hướng tới chế độ xã hội mới. - Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta giải phóng sức sản xuất động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước, tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tăng trưởng văn hoá và giáo dục, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước. 3. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước * Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước, bộ phận quan trọng giữ những vị trí then chốt trong việc tiến bộ khoa học công nghệ. - Đổi mới cơ chế, chính sách với doanh nghiệp Nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao xoá bỏ triệt để bao cấp, phải hoàn thành việc củng cố, đổi mới nâng cao hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà nước cần nắm 100%. Có nhiều các thành phần kinh tế. + Kinh tế tập thể + Kinh tế cá thể, tiểu chủ + Kinh tế tư bản, tư nhân + Kinh tế tư bản Nhà nước + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - Đứng trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế nước ta không thể khép kín mà là phải tích cực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại "mở cửa" nền kinh tế, đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển tư bên ngoài, hợp tác làm năn hai bên cùng có lợi. II. Thực trạng và giải pháp để tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước 1. Thực trạng kinh tế nhà nước Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai. đó là do các nguyên nhân: - Cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực kinh tế được trang bị công nghệ hiện đại. Nhiều ngành máy móc cũ kỹ, lạc hậu ở trình độ công nghệ 2/7 của thế giới thiết bị máy móc lạc hậu 2 - 3 thế hệ, lao động thủ công vẫn chiếm lĩnh tỉ trong lớn trong tổng số lao động xã hội, năng suất hiệu qủa sản xuất còn thấp bằng 30% mức trung bình thế giới. Kết cấu hạ tầng, hệ thống đường giao thông, bến cung, hệ thống thông tin liên lạc… còn lạc hậu (mật độ đường giao thông(km = 1% với mức trung bình của thế giới, tốc độ truyền thông trung bình cả nước chậm hơn thế giới 30 lần). - Phân công lao động kém phát triển sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Nền kinh tế chưa thoát khỏi kinh tế nông nghiệp nhỏ nông nghiệp sử dụng 70% lực lượng lao động; nhưng chỉ sản xuất khoảng 26% GDP, các ngành kinh tế công nghệ cao chiếm tỉ trọng thấp. * Thất nghiệp và thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta còn tương đối cao. * Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước, cũng như thị trường nước ngoài còn yếu. - Thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành còn hạn hẹp còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hiệu vẫn làm rối loại thị trường). - Thất ng hiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn tương đối cao, tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng đông dân và khu đô thị cao hơn các vùng khá là do dân số tập trung đông nên không đáp ứng được việc làm, trung binìh mỗi năm ở nông thôn còn 25% thời gian nhàn rỗi, do đó những luồng lao động từ nông thôn ra thành phố kiếm việc làm khá lớn, làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. - Thị trường hàng hoá sức lao động mới mạnh, một số tập trung giới thiệu việc làm và xã hội lao động mới xuất hiện nẩy sinh hiện tượng khủng hoảng, trong khi đó cung về sức lao động giản đơn lại vượt quá xa cầu, nhiều người có sứclđ không tìm được việc làm. - Phân hoá giầu nghèo có xu hướng gia tăng,từ 1993 -2002 tuy tỉ lệ nghèo vẫn còn ở mức cao, tỷ lệ bình quân cả nước còn 28,9%, nông thôn còn 35,6%, dân tộc thiểu số còn 69,3%. Mức chênh lệch trung bình giữa chi tiêu nghèo so với ngưỡng nghèo xu hướng giảm từ 18,5% (1993) xuống còn 9,5% (1998) và 6,9% (2002). - Một số tệ nạn xã hội phát triển. + Tệ nạn tham nhũng; hoạt động kinh tế phi pháp dựa vào vị trí công tác có quan hệ đến việc quản lý, sử dụng công quỹ. Từ khi nước ta chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường thì tham nhũng cũng phát triển trầm trọng và đã trở thành quốc nạn. Nó không những làm tổn thất tài sản công cộng mà còn đe doạ trực tiếp đến sự ổ định chính trị - xã hội, làm suy yếu hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. - Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở, như nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng khôngvay được vì vướng mắc thủ tục, trong khi đó nhiều ngân hàng thương mại huy động được tiềngửi mà không thể cho vay để ứ đọng trong két dư nợ quá hạn trong nhiều ngân hàng thương mạid dã đến mức báo động. - Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường, nền kinh tế ở nước ta có nhiều loại hình sản xuất hàng cùng tồn tại, đan xen nha, sản xuất hàng hoá nhỏ phân tán còn phổ biến. - Toàn cầu há về kinh tế cho nước ta những thách thức hết sức gay gắt phải chủ động hội nhập, chuẩn bị tốt để chủ động tham gia vào khu vực hoá, toàn cầu hoá, tìm ra" cái mạnh tương đối" thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại, tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực, nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội còn yếu. Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm. Công tác tìa chính; ngân hàng, giá cả, kế hoạch hoá, quy hoạch xây dựng quản lý đất đai còn nhiều yếu kém; thục tục hành chính….đổi mới chậm. Quản lý xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở. 2. Các giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế a. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần - Đa dạng hoá các hình thức sở hữu phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phát triển sức sản xuất nâng cao hiệu qủa kinh tế - xã hội cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu quan trọng để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100% vốn xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia. Đẩy mạnh việc đổi mới kỹ thuật. - Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng hoá, trong đó hợp tác xã là nòng cốt khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển ở cả thành thị và nông thôn, kinh tế tư bản, tư nhân các ngành nghề phát triển kinh tế liên doanh liên kết, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút vốn công nghệ hiện đại. - Phát triển kinh tế hàng hoá phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội phân công lao động xã hội do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định công nghiệp hoá nước ta có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước vừa tuần tự, vừa có bước nhẩy vọt, tận dụng mọi khả năng trình độ tiên tiến trang bị kỹ thuật hiện đại khoa học công nghệ cao. - Phát triển thị trường hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển hệ thống giao thông phương tiện vận tải, mở rộng thị trường, di chuyển sức lao động theo yêu cầu phát triển kinh tế và sử dụng nguồn nhân lực. - Xây dựng thị trường vốn, phát triển thị trường chứng khoán để huy động vốn vào phát triển sản xuất. Quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường nhà ở xây dựng và phát triển thị trường thông tin xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. - Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải quán triệt nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, mở cửa kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới để khai thác tiềm năng, thế mạnh của đất nước. - Cần đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là trọng điểm kinh tế đối ngoại. Giảm dần nhập siêu. Sử dụng vốn vay phải có hiệu quả để trả được nợ, cải thiện được cán cân thanh toán. Chủ động tham gia tổ chức thương mại quốc tế, các diễn đàn, các định chế quốc tế một cách chọn lục với bước đi thích hợp. - Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ quan trọng cũng là nhân tố quan trọng nhà sản xuất trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư. - Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, cần nâng cao năng lực của các cơ quan luật pháp, hành pháp và tư pháp; thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia khắc phục nhiều mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà nước thực hiện định hướng sự phát triển kinh tế, có hệ thống nhất quán tạo môi trường ổn định nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công, không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh để các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế là chính để điều tiết nền kinh tế. Kết luận Qua thực tiễn hơn 10 năm đổi mới và những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, kinh tế Nhà nước đã đang và sẽ là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Khẳng định phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt Nam. Nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xí nghiệp nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần đang trong quá trình chuyển đổi. Các thành phần kinh tế tồn tại, hoạt động đan xen lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau, luôn vận động và có sự chuyển hoá trong quá trình phát triển. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò mở đường dẫn dắt cho nền kinh tế Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế, cần phải tạo điều kiện cho thành phần kinh tế nhà nước lên nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28302.doc
Tài liệu liên quan