Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Phân xưởng Lò - HTX Công nghiệp sứ Hợp Lực

lời nói đầu Hiện nay, nền kinh tế Thế giới ngày càng phát triển do đó xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh là một tất yếu khách quan. Nền kinh tế nước ta tuy mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường, trong quá trình thực hiện và tham gia vào xu thế đó đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất., có nghĩa là giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Phân xưởng Lò - HTX Công nghiệp sứ Hợp Lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có như vậy các doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Một trong các biện pháp để giúp các doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, đó là ngày càng hoàn thiện hơn công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Kế toán là một công cụ quan trọng để quản lý kinh tế và tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí san xuất và tính giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất ra một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng và đúng phương pháp đã đặt ra. Đồng thời thông qua sổ sách kế toán Nhà nước có thể tiến hành công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế được tốt hơn. Qua thời gian thực tập tại HTX Công nghiệp sứ Hợp Lực cụ thể là phân xưởng Lò, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Qua quá trình nghiên cứu lí luận và đối chiếu với thực tế, tôi xin phép được đưa ra một số ý kiến về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thông qua chuyên đề này. Nội dung thực tập này bao gồm: Phần I: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại phân xưởng lò thuộc hợp tác xã công nghiệp sứ Hợp Lực. Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phẩm tại Phân xưởng Lò - HTX Công nghiệp sứ Hợp Lực. Phần thứ I Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. sự cần thiết phải tổ chức kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1- Kế toán đối với quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 - Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 1.1.1.1 - Chi phí sản xuất. Sự phát sinh và phát triển của xã hội loại người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ một phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động, và sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yêú tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động, đối tượng lao động. Ba yếu tố này cấu thành nên giá thành sản phẩm mới sáng tạo ra. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người sản xuất. Như vậy, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí của lao động vật hoá và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.ở doanh nghiệp sản xuất giữa chi phí và chi tiêu là hai phạm vi khác nhau. Chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, hoạt động văn hoá xã hội của doanh nghiệp. Các chi phí bao gồm toàn bộ tài sản hao mòn hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất trong kỳ và số tiêu dùng cho quá trình sản xuất tính nhập hoặc phân bổ vào chi phí. Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn mà doanh nghiệp bỏ ra vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc hiểu rõ chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng và cần thiết giúp cho doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành từ đó tìm được biện pháp hạ thấp chi phí và phát huy tác dụng chi tiêu giá thành trong công tác quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.2 - Phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và hợp lý không chỉ có y nghĩa quan trọng đối với hạch toán mà còn là tiền đề quan trọng của hạch toán hoá và kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp cũng như bộ phận cấu thành giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau đây: a - Phân theo yếu tố chi phí. - Yếu tố nguyên liệu, vật liệu - Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất- kinh doanh trong kỳ( trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi) - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương - Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả CNVC. Yếu tố khấu hao TSCĐ. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài b - Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Theo qui định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. - Chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp. c - Phân theo cách thức kết chuyển chi phí. Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp d - Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Chi phí khả biến (Biến phí) Chi phí cố định (Định phí) e - Chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành. Chi phí đơn nhất Chi phí tổng hợp 1.1.2 - Giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Bản chất của giá thành sản phẩm chính là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào những sản phẩm công việc, lao vụ nhất định đã hoàn thành. Mục đích sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo trang trải mọi chi phí đầu vào của quá trinh sản xuất và nhất thiết phải có lãi. Giá bán sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào quy luật cung - cầu, vào sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng. Do đó để thu được lợi nhuận cao, thì doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở giá thành sản phẩm để xác định giá bán, giá thành là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp đã hoàn thành và nó được biểu hiện bằng tiền. Để quản lý tốt giá thành, căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành thì giá thành được chia : 1.1.2.1 - Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành. Giá thành thực tế sản phẩm phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành kế hoạch: Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch sản phẩm được tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành sản phẩm kế hoach được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức: Được xem là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp, đánh giá các giải pháp nâng cao hiệu quả chi phí. 1.1.2.2 - Phân theo phạm vi phát sinh chi phí Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Giá thành tiêu thụ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí bán hàng 1.1.3 - Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành: 1.1.3.1 - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp phải dựa trên các cơ sở sau: Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng. Yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là: Từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Từng giai đoạn công nghệ hay toàn bộ quy trình. Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, hạng mục công trình. Từng bộ phận hay chi tiết sản phẩm. 1.1.4 - Đối tượng tính giá thành. Trong các doanh nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành có thể là: Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành. Từng thành phẩm chi tiết, bộ phận sản xuất. 1.2 - Nội dung phương pháp kế toán tập hợp chi phí. 1.2.1- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2.1.1 -Trình tự kế toán tập hợp chi phí. - Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. - Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất phụ có liên quan trực tiếp ch từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ vào giá thành đơn vị lao vụ. - Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. - Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ tuỳ thuộc vào phương pháp hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung cách thức - TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. - TK 627: Chi phí sản xuất chung. - TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan. - TK 142: Chi phí trả trước. - TK 335: Chi phí phải trả. 1.2.1.2 - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. a - Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ. Tất cả các chi phí này được dùng trực tiếp cho việc sản xuất kinh doanh trong trương hợp doanh nghiệp mua nứa thành phẩm để lắp ráp gia công thêm thành phẩm thì nửa thành phẩm mua ngoài cũng được hạch toán vào chi phí trực tiếp. Căn cứ vào chứng từ xuất kho để tính giá thực tế vật liệu trực tiếp xuất dùng và căn cứ các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để tập hợp. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào các đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp phân bổ trực tiếp hay gián tiếp. + Phương pháp phân bổ trực tiếp: dùng để tập hợp các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ liên quan đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (phân xưởng, bộ phận, từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm). + Phương pháp phân bổ gián tiếp: Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Để phân bổ cho các đối tượng phải xác định, lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng số chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ của các đối tượng. Trình tự phân bổ: Xác định hệ số phân bổ (H) H = Tổng chi phí NVL cần phân bổ = C Tổng tiêu thức cần phân bổ của các loại sản phẩm i Tính số chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng (C) Ci = Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng x Ti x H Tiêu thức phân bổ có thể là: + Định mức nguyên vật liệu trực tiếp. + Toàn bộ chi phí trực tiếp. + Trọng lượng hay khối lượng sản phẩm. Kế toán chi phí NVL trực tiếp được phản ánh trên TK 621. - Bên nợ:Trị giá NVL đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất sản phẩm. - Bên có: Trị giá NVL không dùng hết trả lại nhập kho. Trình tự kế toán - Khi xuất kho nguyên vật liệu phụ vụ quá trình sản xuất sản phẩm: Nợ TK 621: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng Có TK 152: - Nếu nguyên vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho sản xuất chế tạo sản phẩm, không qua kho thì căn ccứ vào chứng từ xuất kho ghi: + Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 621 Giá mua NVL chưa có thuế GTGT Nợ TK 113 Thuế GTGT khấu trừ Có TK 111,112,331,141... Tổng tiền thanh toán + Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không tính thuế GTGT. Nợ TK 621 Tổng tiền thanh toán CóTK 111,112,141,311.... + Cuối tháng nếu có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết nộp trả lại kho và phế liệu thu hồi nhập kho, kế toán căn cứ vào báo cáo vật liệu cuối tháng của phân xưởng, tổ đội sản xuất phiếu nhập kho vật liệu, phế liệu để tính toán giá trị của chúng và ghi: Nợ TK 152 Giá trị NVL nhập kho Có TK 621 + Cuối kỳ kế toán kết chuyển, phân bổ cho các đối tượng liên quan. Nợ TK 154 (Chi tiết liên quan) Có TK 621 sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK152 (611) TK621 TK154 (631) Giá trị NVL xuất kho Kết chuyển chi phí dùng trực tiếp cho sản xuất NVL trực tiếp TK111,112,331 TK152(611) Trị giá NVL mua ngoài Trị giá NVL dùng dùng trực tiếp cho sản xuất không hết nhập kho TK133 Thuế GTGT được khấu trừ b - Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí tiền lương của người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như : tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh trên TK 622. - Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. - Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản liên quan để tính giá thành sản phẩm. Trình tự kế toán: - Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 622 Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX Có TK 334 - Trích các khoản theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong đó KPCĐ 2%, BHXH 15%, BHYT 2%. Nợ TK 622 Các khoản trích theo lương Có TK 3382, 3384, 3383 - Trường hợp trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 622 Trích trước tiền lương nghỉ phép của CN Có TK 335 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành thực tế của sản phẩm. Nợ TK 154 Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 622 Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK334 TK622 TK154 (631) Lương, phụ cấp phải trả Kết chuyển chi phí Cho CBCNV nhân trực tiếp TK335 Trích trước tiền lương Nghỉ phép của CNSX TK338 Trích KPCĐ,BHXH, BHYT Theo tiền lương của CNSX c - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến việc phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản xuất, chi phí về các khoản tiền công và các khoản phải trả đội sản xuất, tổ đội chi phí về vật liệu phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, CPSXC thường được tiến hành hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí sau đó mới tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Kế toán chi phí sản xuất chung được phản ánh trên TK 627. - Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung - Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất chung phân bổ cho các đối tượng sang TK liên quan để tính giá thành sản phẩm. Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc nội dung chi phí sản xuất chung kế toán ghi vào bên nợ TK 627, tuỳ theo từng khoản chi phí ta có TK liên quan ghi có. - Tính lương phải trả công nhân viên quản lý phân xưởng. Nợ TK 627 Tiền lương Có TK 334 - Tính trích các khoản theo lương phải trả công nhân viên quản lý phân xưởng ghi vào chi phí sản xuất: Nợ TK 627: 19% tính theo lương Có TK 3382,3383,3384: - Xuất vật liệu phục vụ cho quản lý phân xưởng: Nợ TK 627: Trị giá vật liệu xuất dùng Có TK 152: - Xuất công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Loại phân bổ 1 lần Nợ TK 627: Trị giá công cụ dụng cụ Có TK 153: Loại phân bổ nhiều lần: Nợ TK 142 Trị giá công cụ dụng cụ xuất dùng Có TK 153 - Khi tính khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp cho sản xuất a) Nợ TK 627: Khấu hao TSCĐ Có TK 214: b) Nợ TK 009: Số dư khấu hao đã trích - Khi tính trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Nợ TK 627: Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Có TK335: - Khi các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền phục vụ cho quá trình sản xuất. Sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 627 Chi phí chưa có thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ CóTK 111,112,331.... Tổng số tiền thanh toán Sản xuất sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Nợ TK 627 Chi phí theo giá thanh toán CóTK 111,112,331,141.... - Đối với các doanh nghiệp khai thác tài nguyên phải nộp thuế tài nguyên, thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung. Nợ TK 627 Thuế tài nguyên phải nộp Có TK 333 - Cuối kỳ kết chuyển các chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản xuất, lao vụ sản xuất kinh doanh phụ. Nợ TK 154 Chi phí sản xuất chung Có TK 627 Căn cứ vào giá thành đơn vị thực tế, sản lượng sản phẩm phục vụ cho các đối tượng kế toán xác định lao vụ, sản xuất phục vụ cho các đối tượng và ghi sổ: Nợ TK 627,641,642 Nợ TK 157,632 Có TK 154 Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung TK334, 338 TK627 TK154 (631) Chi phí nhân công Kết chuyển chi phí SXC đã tập hợp và phân bổ cho các đối tượng TK152, 153 Chi phí VL, CCDC TK111,112,152 Các khoản ghi giảm chi phí SXC TK214 Khấu hao TSCĐ TK142,335 Chi phí trả trước, phải trả TK111,112,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK133 Thuế GTGT được khấu trừ d - Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang. * Tổng hợp chi phí sản xuất. Các chi phí sản xuất nêu trên cuối kỳ đều được tập hợp vào bên nợ TK154 nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ toàn doanh nghiệp. TK 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ dịch vụ. - Cuối tháng kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK621 - Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởn, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ: Nợ TK 154 Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 622 - Cuồi tháng kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154 Chi phí sản xuất chung Có TK 627 - Căn cứ vào giá thành sản xuất thực tế của các sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ nhập kho, gửi đi bán hoặc bán trực tiếp không qua kho do bộ phận bộ phận kế toán tính giá thành ghi: Nợ TK 155 Nợ TK 632 Nợ TK 157 Có TK 154 Nếu có phát sinh các khoản bồi thường và thu hồi số liệu cho sản phẩm hỏng không sửa chữa được, kế toán căn cứ vào chứng từ ghi: Nợ TK 138 Nợ TK 152 Có TK 154 * Đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD) Tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể theo yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp đánh giá sả phẩm làm dở cuối kỳ cho phù hợp. Các doanh nghiệp sản xuất có thể đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo một trong các phương pháp sau: - Đánh giá sản phẩm dở dang(SPDD) cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Theo phương pháp này, chỉ tính cho SPDD cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hoặc chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, còn các chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoặc thành chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ tính theo công thức: Giá trị SPDD cuối kỳ = Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí NL phát sinh trong kỳ Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ - Đánh giá SPDD cuối kỳ theo phương pháp sản lượng, sản phẩm hoàn thành tương đương. Số lượng SP hoàn thành tương đương = Số lượng SPDD x Mức độ hoàn thành - Đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức. Căn cứ vào định mức tiêu hao cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị SPDD Ngoài ra trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị SPDD như phương pháp thống kê kinh nghiệm, tính theo vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong SPDD. e - Kế toán các khoản thiệt hại ngừng sản xuất. Thiệt hại về sản phẩm hỏng được chia thành 2 loại: + Sản phẩm hỏng sửa chữa được. + Sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Giá trị thiệt hại bao gồm: + Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. + Phần chi phí sửa chữa sản phẩm tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi( nếu có) Khi chi phí sửa chữa phát sinh: Nợ TK 621,622,627 Có các TK liên quan Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất, sửa chữa: Nợ TK 111, 112, 152 Có TK 154 Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức TK334, 338 152,153,241.. TK627 TK154 (631) Chi phí sửa chữa Giá trị thiệt hại thực về sản phẩm hỏng ngoài định mức TK154, 155, 157,632 TK1381,152.. Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được Giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường - Thiệt hại ngừng sản xuất: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại Ngừng sản xuất ngoài kế hoạCH TK334, 338 152,241.. TK1421.THNSX TK154 (631) Tập hợp chi phí Giá trị thiệt hại thực chi ra trong thời gian ngừng sản xuất TK1381,152.. Giá trị bồi thường 1.2.2 - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được áp dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiến hành một loại hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự khác biệt cơ bản giứa kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ thể hiện ở những điểm sau: Tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ là TK 631- giá thành sản xuất, còn TK 154 chỉ dùng để phản ánh giá trị sản phẩm dở dang lúc đầu và cuối kỳ, căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang. Việc xác định chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trên TK tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ không phải căn cứ vào các chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, giá trị thực tế vật liệu nhập trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính toán. Giá thực tế NVL xuất dùng = Giá trị thực tế tồn ĐK + Giá thực tế nhập trong kỳ - Giá thực tế tồn cuối kỳ Tài khoản sử dụng. Ngoài các TK kế toán đã sử dụng trong phương pháp kê khai thường xuyên, trong phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng thêm TK 631 - Giá thành sản xuất. Trình tự hạch toán: + Đầu kỳ kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. Nợ TK 631 Giá thành sản xuất Có TK 154 Chi phí sản xuất + Cuối kỳ căn cứ vào sổ chi phí sản xuất đã tập hợp được trên các TK chi phí ghi vào TK 631 Nợ TK 631 Có TK 621 CPNVLTT Có TK 622 CPNCTT Có TK 627 CPSXC Cuối kỳ kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. Nợ TK 154 CPSXKDDD Có TK 631 Giá thành sản xuất Tuỳ theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp sử dụng mà chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm được phản ánh trên sổ phù hợp. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung thì số liệu chi phí sản xuất được phản ánh vào sổ chi tiết chi phí sản xuất. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ thì chi phí sản xuất được phản ánh trên các bảng phân bổ vật liệu, tiền lương, khấu hao. Vào bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7 và vào cac TK 621, 622, 627. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ kế toán, sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cái của các TK : 621, 622, 627, 154. Đồng thời kế toán có thể mở sổ chi tiết chi phí sản xuất để phản ánh chi phí sản xuất cho từng đối tượng tập hợp chi phí. 1.3 - Phương pháp tính giá thành. Việc tính giá thành chính xác giúp xác định và đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho lãnh đạo có giải pháp, quyết định kịp thời để mở rộng hay thu hẹp sản xuất để đầu tư vào sản phẩm nào đó, do đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải vận dụng phương pháp tính giá thành nào cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuât kinh doanh. Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất phải được tính theo các khoản mục qui định sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Thực chất của việc tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng các phép tính toán phân bổ các chi phí cấu thành trong sản phẩm cho mỗi sản phẩm dở dang cuối kỳ. 1.3.1- Phương pháp tính giá thành giản đơn. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và giá trị SPDD đầu kỳ, cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm theo từng công thức: Tổng giá thành SP = Giá trị SPDD ĐK + Chí phí sản xuất trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành SP Khối lượng SP hoàn thành 1.3.2 - Phương pháp tính giá thành phân bước. Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiếu liên tục tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể và sự khác nhau về đối tượng tính giá thành mà các doanh nghiệp áp dụng. a - Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa sản phẩm. Theo phương pháp này kế toán lần lượt tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn trước, sau đó chuyển sang giai đoạn sau với chi phí của giai đoạn sau để tính giá thành giai đoạn sau, cứ tiếp tục như vậy để tính giá thành thành phẩm hoàn thành giai đoạn cuối. Sơ đồ trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Giá thành bán thành phẩm gđ n-1 chuyển sang Chi phí NVL chính giai đoạn 1 Giá thành bán thành phẩm gđ1 chuyển sang ... + + + Chi phí SX riêng của giai đoạn 2 Chi phí SX riêng của giai đoạn n Chi phí khác giai đoạn 1 Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 2 Giá thành thành phẩm Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1 Giá thành tổng SP = Giá trị SPDD ĐK + Chi phí SXtrong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ Nếu 1/2 thành phẩm ở giai đoạn 1 nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho để ghi: Nợ TK 155 Thành phẩm Có TK 631 Giá thành sản xuất Nếu chuyển thẳng từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 để tiếp tục sản xuất sản phẩm, kế toán ghi sổ theo dõi chi tiết trên TK 631- Giá thành sản xuất. Tổng giá thành GĐ2 = Giá thành GĐ ĐK + Chi phí SPDD GĐ 1 + Chi phí PS GĐ 2 - CPSPDD cuối kỳ GĐ2 Cứ tiến hành tuần tự như thế đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành sản phẩm. b - Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa sản phẩm. Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được ở trong kỳ theo từng giai đoạn (phân xưởng, tổ đội....) để tính toán phần chi phí sản xuất của giai đoạn đó trong giá thành sản phẩm theo từng khoản mục. Chi phí SX giai đoạn i = SPDD ĐK+CPSX trong kỳ x Thành phẩm SP hoàn thành GĐ i Tổng giá thành = Chi phí sản xuất giai đoạn thành phẩm 1.3.3 - Phương pháp tiến hành theo hệ số. Qui đổi theo sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành làm tiêu thức phân bổ. Tổng sản lượng qui đổi = Sản lượng thực tế từng loại SP x Hệ số từng sản phẩm - Hệ số phân bổ từng loại chi phí của từng loại sản phẩm. Hệ số phân bổ chi phí = Sản lượng qui đổi SP i Tổng sản lượng qui đổi - Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục. Tổng giá thành sản phẩm thứ i = SPDD đầu kỳ + CFPS trong kỳ - CFSPDD cuối kỳ x Hệ số phân bổ 1.3.4 - Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, tổ đội sản xuất và từng đơn đặt hàng được sản xuất ở phân xưởng đó. Chu kỳ sản xuất của đơn đặt hàng thường dài ngày, khi nào sản phẩm đơn đặt hàng được sản xuất xong thì các chi phí đã tập hợp được theo các đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nếu đơn đặt hàng đó được sản xuất, chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó, những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn chi phí chung còn cần phân bổ theo tiêu thức thích hợp. 1.3.5 - Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ. Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất thu được là nhóm sản phẩm cùng loại quy cách, kích cỡ, phẩm chất khác nhau sẽ tính giá thành từng quy cách, kích cỡ, phẩm chất theo tỷ lệ. Cách tính như sau: Tỷ lệ giá thành = CPSPDD + Sản xuất trong kỳ - CPSPDD cuối kỳ Tổng tiêu thức phân bổ S giá thành từng quy cách = Tiêu chuẩn phân bổ quy cách + Tỷ lệ tính giá thành 1.3.6 - Phương pháp loại trừ chi phí. Phương pháp này loại trừ chi phí để tính giá thành dựoc áp dụng trong các trường hợp: Cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo sản phẩm chính còn thu thêm sản phẩm phụ. Sản phẩm ngoài thành phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định không đợc tính cho sản phẩm hoàn thành. Các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ lẫn cho nhau cần loại trừ ra khỏi giá thành phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính. Trong các trường hợp này đối tượng kế toán là toàn bộ quy trình công nghệ và đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm hoàn thành phục vụ cho các bộ phận không phải là sản xuất phụ. Giá thành = Tổng chi phí sản xuất đã tổng hợp + Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ - Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.3.7 - Tính giá thành định mức. Giá thành định mức của sản phẩm được tính toán trên cơ sở xác định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và các dự toán chi phí được duyệt. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, mỗi khoản mục phải tập hợp riêng chi phí phù hợp định mức và chi phí chênh lệch định mức Chênh lệch chi phí định mức nhân công = Chi phí nhân công phải trả - Sản lượng thực tế trong tháng x Chi phí nhân công định mức Phần thứ II Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại phân xưởng lò thuộc hợp tác xã công nghiệp sứ Hợp Lực Tên giao dịch: Hopluc ceramic industrial co-operative Trụ sở giao dịch: Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội 2.1 - Đặc đIểm chung của phân xưởng lò - hợp tác xã công nghiệp sứ Hợp Lực 2.1.1 - Quá trình hình thành của phân xưởng Lò HTX công nghiệp sứ Hợp Lực trước đây có tiền thân là HTX tiểu thủ công nghiệp Bát Tràng trực thuộc liên minh HTX Việt Nam, được thành lập chính thức theo quyết định 0006/GL vào ngày 26/5/1978. Trực thuộc HTX là 5 phân xưởng thành viên, không có ._.tư cách pháp nhân, quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi phân xưởng là quá trình sản xuất khép kín, hạch toán độc lập từ khâu đầu đến khâu cuối. Với lý do như vậy, trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại HTX, em đã chọn phân xưởng Lò làm đối tượng cho đề tàI nghiên cứu của mình. Phân xưởng là là một trong năm phân xưởng sản xuất chính của HTX, do đó quá trình hình thành và phát triển của phân xưởng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của HTX trong 20 năm qua. Khi thành lập mặt bằng của phân xưởng có khoảng 1000m2 nhà xưởng, 1 xe ôtô, số cán bộ công nhân viên là 58 người. Trong đó có 4 bộ phận, 5 tổ sản xuất thủ công là chính, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 420.711.413đồng. Do điều kiện vật chất có hạn nên thời kỳ đầu sản phẩm chính của đơn vị chỉ là các sản phẩm gốm sứ đơn giản như: bát đĩa, vò, lọ, chậu hoa... cung cấp hầu hết cho các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung. Hưởng ứng nghị định 217/HĐBT ra ngày 14/11/1987 về việc đổi mới hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với doanh nghiệp quốc doanh, đơn vị đã từng bước củng cố lại cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất, chủ động mở rộng diện tích nhà xưởng.. cho nên chỉ trong vòng mấy năm đổi mới, đơn vị đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, sản lượng tăng nhanh. Đặc biệt đơn vị đã có hơn 30 sáng kiến kỹ thuật, tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng. Với thành quả đạt được, phân xưởng bước đầu đã đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển của mình. Trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị đã gặp không ít trở ngại, khó khăn. Do tình hình kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động: Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, đã tác động trực tiếp vào thị trường trong nước nói chung và HTX công nghiệp sứ Hợp Lực nói riêng. Do đó, phân xưởng gặp rất nhiều khó khăn, bởi lẽ sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của phân xưởng cung cấp hầu hết cho thị trường Liên Xô và Đông Âu. Do thị trường tan vỡ, sản phẩm hàng hoá bị ứ đọng, dẫn đến tình trạng sản xuất ngừng trệ, công nhân xã viên không có việc làm. Hơn nữa, vốn đầu tư quá ít, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, trình độ tay nghề thấp, trong khi nhiều cơ sở sản xuất gốm sứ bung ra thị trường ngày càng nhiều. Thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt của hàng gốm sứ Trung Quốc. Bằng sự nỗ lực của mình, trước những thủ thách khắc nghiệt của cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển được, trong vài năm gần đây, phân xưởng đã dành dụm và vay vốn Ngân hàng để đổi mới toàn diện với tổng số vốn đầu tư là 9.876.475.358 đồng. Trong đó: Vốn lưu động là: 6.357.793.829 đồng. Vốn cố định là: 3.518.681.529 đồng. Như vậy, trong suốt quá trình phấn đấu và trưởng thành, phân xưởng không ngừng đổi mới toàn diện về dây chuyền sản xuất, cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất, đặc biệt là phân xưởng chú trọng tới việc cải tiến công tác kế toán bằng việc điện toán hoá kế toán, nhất là đối với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sự cảI tiến này đã góp phần quan trọng không nhỏ cho sự thành công trên. Trong những năm gần đây, mặt hàng gốm sứ nói chung và gốm sứ thủ công mỹ nghệ nói tiêng là mặt hàng phát triển rầm rộ. Để giữ vững được chỗ đứng của mình trong cơ chế thị trường năng động và sáng tạo này, đòi hỏi sản phẩm gốm sứ của phân xưởng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Vì vậy, nếu như trước đây phân xưởng chỉ có hệ thống nung đốt bằng lò hộp và lò bầu với công suất thấp, chất lượng chưa cao thì hiện nay phân xưởng đã chủ động vay vốn để phát triển chiều rộng, đầu tư chiều sâu bằng việc xây dựng hệ thống nung đốt bằng lò ga của Nhật. Với công nghệ này đã cho ra đời những sản phẩm đẹp hơn, tính chính xác cao hơn, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Sự ra đời sản phẩm gốm sứ của công nghệ nung đốt tiến tiến này đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của phân xưởng trong việc tự khẳng định mình, báo hiệu một tương lai đầy triển vọng của phân xưởng trong những năm tới. Góp phần củng cố chỗ đứng của HTX trên thị trường cung cấp gốm sứ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường hàng hoá: đẹp, thẩm mỹ, chất lượng cao, giá cả hợp lý, tiện lợi trong sử dụng. 2.1.2 - Các mặt hàng sản xuất của phân xưởng Sản xuất các mặt hàng theo đơn đặt hàng như: ấm chén các loại, bát đĩa, vò, lọ, đồ chơi con giống, sản phẩm sứ xây dựng (lan can con tiện, sứ điện...) với mẫu mã đa dạng và chất lượng cao. 2.2 - Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất 2.2.1 - Bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất ở phân xưởng Lò a - Bộ máy tổ chức quản lý Phân xưởng Lò là đơn vị sản xuất kinh doanh, là một trong 5 thành viên sản xuất hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ nhiệm HTX, chủ động trong các hoạt động sản xuất, phân xưởng được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến tham mưu. Giám đốc trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các bộ phận tham mưu theo phần hành được phân công cụ thể: - Giám đốc: là người đứng đầu và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc là 2 phó giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật và Phó giám đốc đIều hành - các bộ phận chức năng bao gồm: - Bộ phận kế hoạch kinh doanh: bộ phận này có nhiệm vụ lập kế hoạch giá thành, đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ giao lệnh sản xuất cho các tổ sản xuất. - Bộ phận kế toán: quản lý toàn bộ vốn của phân xưởng, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước HTX về việc thực hiện chế độ kế toán thống kê của Nhà nước. Kiểm tra thường xuyên việc chi tiêu của phân xưởng, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Thông qua giám đốc bằng đồng tiền để giúp giám đốc nắm bắt được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại phân xưởng, phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động trong sản xuất kinh doanh. - Bộ phận KCS: bộ phận này vừa có nhiệm vụ quản lý sản xuất vừa có nhiệm vụ liểm nghiệm, kiểm tra chất lượng vật tư, hàng hoá trước khi nhập kho và xuất kho thành phẩm. b - Tổ chức hoạt động sản xuất của phân xưởng Căn cứ qui trình công nghệ, phân xưởng tổ chức thành 5 tổ, mỗi tổ là một giai đoạn của quá trình sản xuất tạo ra các bán thành phẩm, cụ thể là: Tổ tạo cốt: sản phẩm của tổ này là có đặc tính kỹ thuật cao, phức tạp, mẫu mã phong phú, tổ này gồm một số công đoạn như sau: Dựa trên ý tưởng sáng tạo hoặc mẫu hàng do khách hàng mang đến, sắp mẫu trên đất sét, nặn và tiện cốt theo yêu cầu kỹ thuật, dùng thạch cao nguyên chất dạng bột nhào trộn và đổ thành khuôn. Khuôn sau khi hoàn chỉnh sẽ được giao cho tổ Lò. Tổ luyện đất: nhiệm vụ chính của tổ này là tạo ra và cung cấp đủ số lượng nguyên liệu chính cho tổ Lò. Tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật mà tổ có thể tạo ra sản phẩm đất sét khác nhau như: đất hồ A1, A2, A3, đất hồ xương trong... Tên nguyên liệu A1, A2, A3... là chỉ phẩm cấp của từng loại nguyên liệu. Ví dụ như: đất hồ A1 là loại đất sét nhỏ mịn, có độ trắng rất cao. Số lượng công việc của tổ này nhiều hay ít phụ thuộc vào các đơn đặt hàng. Tổ Lò: Sau khi nhận khuôn và đất hồ từ hai tổ trên, tổ Lò tiến hành làm hàng mộc, sửa sang sản phẩm mộc, vẽ kỹ thuật, tráng men đưa hàng vào lò nung đốt. Số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm của tổ này phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, do HTX chỉ thị trực tiếp. Tổ đóng gói: Còn được gọi là tổ kho. Sản phẩm gốm sứ sau khi ra lò được chuyển sang tổ đóng gói, tuỳ theo kích cỡ sản phẩm mà tổ này báo hộp theo đúng kích cỡ mà người phụ trách kỹ thuật yêu câù, khi không có việc, tổ này thường nhận thêm gia công để đảm bảo cho mức thu nhập được ổn định. Sau khi hộp chuyển tới, sản phẩm được đóng gói và xếp vào kho chờ ngày xuất hàng. Ngoài ra, phân xưởng còn có bộ phận sản xuất phụ trợ: Bộ phận kỹ thuật cơ đIện, có nhiệm vụ quản lý, điều khiển lưới điện, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của phân xưởng. Sau đây là mô hình tổ chức và quản lý sản xuất tại phân xưởng Lò: Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất tại phân xưởng Lò Giám đốc Phó giám đốc đIều hành Phó giám đốc kỹ thuật Bộ phận KCS Bộ phận tài chính kế toán Bộ phận tổ chức bảo vệ Bộ phận tài chính kế toán tổng hợp Tổ luyện đất Tổ đóng gói Bộ phận cơ điện Tổ lò Tổ tạo cốt 2.2.2 - Đặc điểm qui trình công nghệ Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, việc tăng cường trang bị kỹ thuật, máy móc thiết bị sản xuất sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được phần lớn số lao động trực tiếp, tăng cường năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, qui mô sản xuất của phân xưởng ngày càng được mở rộng. Trong những năm đầu, máy móc thiết bị có rất ít, thiếu đồng bộ. Từ năm 1995 trở lại đây, phân xưởng đã bổ sung một số trang thiết bị như: máy bế hộp tự động, máy nghiền thuỷ lực, máy ép... với công suất tối đa, cho ra một số loại gốm sứ cao tới 2m, gấp nhiều lần so với trước đây. Công nghệ của ngành gốm sứ nói chung và phân xưởng nói riêng, sản phẩm sản xuất ra gồm nhiều loại, mỗi loại phải trải qua nhiều khâu gia công liên tiếp theo một trình tự nhất định rồi mới trở thành sản phẩm. Các loại sản phẩm đó được tạo ra từ công nghệ nung đốt bằng lò ga, công nghệ nung đốt này được biểu diễn qua sơ đồ sau: Thành phẩm Mẫu Dán, đóng gói Tạo cốt Làm mộc Bế hộp KCS - Phân loại Vẽ, tráng men Nung đốt Trên cơ sở mẫu mã của khách hàng đem đến, mẫu sẽ được tạo cốt, sau khi kiểm tra hoàn chỉnh, mẫu được chuyển sang tổ Lò. Căn cứ từng đơn đặt hàng, tổ Lò sẽ làm mộc, vẽ kỹ thuật, tráng men rồi đưa vào lò. Trong quá trình làm men, do trang thiết bị máy móc của phân xưởng còn hạn chế cộng với một số bài men chưa pha chế được nên phân xưởng đi gia công tráng men bên ngoàI, sau đó mới đưa vào lò. Sau giai đoạn nung đốt, sản phẩm được bộ phận KCS chọn lựa và phân loại rồi chuyển sang tổ đóng gói. Trên cơ sở đó tổ đóng gói chèn lót chặt chẽ, đóng dán bế hộp và chuyển sang giai đoạn hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm hoàn thiện sẽ được qua công đoạn kiểm nghiệm lần nữa rồi mới nhập kho thành phẩm. 2.2.3 - Bộ phận kế toán Tại phân xưởng Lò, bộ phận kế toán gồm 3 người: Kế toán tổng hợp, kế toán thành phẩm và thủ quỹ kiêm tiền lương. * Mô hình tổ chức có quan hệ như sau: Thủ quỹ kiêm tiền lương Kế toán tổng hợp Kế toán thành phẩm Kế toán trưởng Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ trao đổi thông tin: Kế toán tổng hợp tại phân xưởng: là người thay mặt kế toán trưởng HTX thực hiện chức năng, nhiệm vụ bao gồm: kế toán vật liệu, kế toán khấu hao TSCĐ, kế toán chi phí sản xuất và giá thành tiêu thụ. Kế toán thành phẩm: có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra quá trình nhập và xuất kho thành phẩm. Thủ quỹ kiêm tiền lương: có nhiệm vụ thu thập các chứng từ hợp lý, hợp lệ để tiến hành nhập xuất quỹ và ghi sổ quỹ. Đồng thời dựa vào các phiếu giao việc, phiếu báo làm việc thêm giờ, bảng thanh toán tiền công (nhân công ngoàI gia công) hàng tháng để trả lương cho công nhân xã viên và có căn cứ vào bảng chấm công để lập bảng thanh toán, trả lương cho công nhân xã viên. a - Việc lựa chọn hình thức tổ chức kế toán Phân xưởng Lò là một trong năm phân xưởng thành viên, có qui mô sản xuất lớn. Mỗi phân xưởng sản xuất ra một loại sản phẩm riêng. Sản phẩm hoàn thành ở đơn vị này có thể là nguyên liệu cung cấp cho đơn vị kia. Mỗi phân xưởng có thể tận dụng phế liệu của mình để đưa vào sản xuất hoặc chuyển giao cho đơn vị nội bộ khác. Giữa các đơn vị nội bộ có thể mua bán sản phẩm của nhau để phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh theo giá qui định của HTX. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của mình, phân xưởng đã áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Biểu hiện cụ thể của hình thức này như sau: Phụ trách đơn vị kế toán nội bộ là người thay thế kế toán trưởng HTX thực hiện chức năng nhiệm vụ kế toán tại đơn vị đó theo qui chế phân cấp quản lý của chủ nhiệm HTX. Hàng tháng, hàng quý, đơn vị nội bộ phải lập và gửi báo cáo về HTX theo tiêu thức: - Giá thành khoản mục - Chi phí sản xuất theo yếu tố - Bảng tổng kết tài sản - Tiêu thụ và kết quả tài chính Bộ phận kế toán ở văn phòng HTX trực tiếp theo dõi và hạch toán một số phần việc sau: - Kinh doanh xuất nhập khẩu - Bán hàng hộ các đơn vị - Tăng giảm khấu hao TSCĐ - Các chi phí quản lý HTX Đồng thời tổng hợp số liệu của các đơn vị nội bộ và phần phát sinh ở văn phòng HTX, sau đó lập báo cáo chung toàn HTX. b - Chọn hình thức kế toán Để phục vụ cho yêu cầu quản trị của đơn vị, hiện nay phân xưởng Lò đang áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Trình tự ghi sổ được biểu diễn qua sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ chi tiết vật tư Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ tổng hợp Sổ cái Bảng cân đối Bảng tổng kết tài chính và báo cáo khác : Đối chiếu : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán tập hợp chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán vào Sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ chi tiết. Cuối tháng khoá sổ và tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số sư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Cuối năm, căn cứ vào số liệu ghi trên bảng cân đối tài khoản, sổ cái, sổ chi tiết có liên quan, kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo kế toán của phân xưởng theo báo cáo kế toán mới. 2.3 - Tình hình thực hiện về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại phân xưởng lò A - Sự ảnh hưởng của sản phẩm tới công tác hạch toán kế toán Sản phẩm chủ yếu của phân xưởng là các loại chậu hoa, vò, lọ, ấm, chén, bát đĩa ... Ngoài ra phân xưởng còn nhận lạm truyền thần và tranh sứ... những sản phẩm này mang tính chất thời vụ - về mặt thời gian khách hàng thường xuyên yêu cầu lấy nhanh, do đó việc điều hành sản xuất đòi hỏi phải linh hoạt, sản phẩm hoàn thành theo đúng thời hạn đã ký kết trong hợp đồng. * Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Cũng giống như một số đơn vị sản xuất gốm sứ khác: Nhà máy sứ Hải Dương, Cty gốm Đồng Nai... sản phẩm của phân xưởng được tính trực tiếp theo số lượng của từng loại sản phẩm hoàn thành. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành được tập hợp và tính giá thành theo từng loại sản phẩm. B - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại phân xưởng Lò Chi phí sản xuất tại phân xưởng Lò là toàn bộ chi phí bỏ ra cho quá trình sản xuất ra sản phẩm gốm sứ các loại. Để quản lý và hạch toán theo đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, chi phí sản xuất được chia ra thành các yếu tố sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu chính Chi phí nguyên vật liệu phụ Chi phí nhiên liệu Chi phí công cụ, dụng cụ và vật liệu khác * Chi phí nhân công trực tiếp * Chi phí sản xuất chung 2.3.1 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a - Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính Tại phân xưởng, nguyên liệu chính dùng cho sản xuất bao gồm đất các loại như: đất cao lanh, đất sóc sơn, đất trúc thôn, đất chịu lửa, đất sét trắng... Hàng ngày, căn cứ vào số lượng ghi trên hợp dồng, lệnh sản xuất và các định mức kinh tế kỹ thuật, bộ phận kế toán sẽ dựa vào đó để lập dịnh mức vật tư. Trích: Hợp đồng số 518 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - tự do - hạnh phúc Hop luc ceramic HĐ số: 518 Ngày 3/10/2000 Hợp đồng kinh tế 1. Bên gia công: HTX công nghiệp sứ Hợp Lực - Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội Đại diện: Nguyễn Văn A Chức vụ: Chủ nhiệm - TK 361.101.000.192 - Ngân hàng ngoại thương 2. Bên đặt gia công: Cty thương mại và dịch vụ TSC - 33 Bà Triệu - Hà Nội Đại diện: Trần Mạnh B Chức vụ: Giám đốc Bên A nhận gia công sản xuất cho bên B theo yêu cầu: STT Tên SP - Qui cách Màu sắc Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Chén độc ẩm KT: &50 H65 Dán, bế, đóng hộp, đất cao lanh 3/0 2.050 1005,46 2.061.193 Căn cứ vào số lượng hợp đồng đã ký kết, phó giám đốc phụ trách sản xuất lập phiếu sản xuất cho các tổ theo từng đơn đặt hàng. Sau khi nhận được phiếu sản xuất, tổ tạo cốt tiến hành tạo dáng, thiết kế theo đúng mẫu mã, kích cỡ đã ký trong hợp đồng. Trên cơ sở đó, tổ làm mộc in thô và đổ rót ra sản phẩm mộc, sau đó hàng mộc tiếp tục chuyển sang tổ khác để gia công. Để tính được khối lượng hay trị giá nguyên vật liệu chính xuất dùng trong tháng, kế toán đã căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên liệu chính cho từng hợp đồng (Loại sản phẩm) đã tập hợp được, định mức nguyên liệu chính được xác định như sau: Ví dụ: Căn cứ vào hợp đồng số 518 ngày 3/10/2000. Bộ phận kỹ thuật, dựa vào thử nghiệm thực tế sẽ tính được bao nhiêu chiếc chén tối đa trên một Kg đất nguyên liệu. Với qui cách Phi 50 H65 (mm) này, cứ 1 Kg đất sẽ cho ra 14,51 sản phẩm. Khi đó thành phẩm định mức tính cho chén độc ẩm như sau: - Một đơn vị thành phẩm = = 68,917(g) = 0,068917 kg - Tổng thành phẩm định mức = 2050 x 0,068917 = 141,27 kg Trên cơ sở đó, nguyên liệu định mức tính cho: - Một đơn vị nguyên liệu = = = 0,07657 kg Tổng nguyên liệu định mức = 1 đơn vị nguyên liệu x Số lượng = 0,07657 x 2050 = 156,9 kg Cuối tháng, nguyên liệu định mức được tập hợp trên bảng quyết toán vật tư tháng. Biểu 02 Trích: Bảng quyết toán vật tư tháng 10 năm 2001 Tên vật tư Tên sản phẩm Qui cách Số lượng Nguyên liệu định mức Thành phẩm định mức 1 đơn vị nguyên liệu Tổng NL định mức 1 đơn vị thành phẩm Tổng TP định mức Đất cao lanh Chén bộ tứ cảnh 070 H85 5.000 0,10593 529,7 0,09533685 476,6 Chén vại 080 H80 2.500 0,1116241 279,1 0,1004617 251,1 Chén quai tách K54 055 H70 4.900 0,0637852 312,5 0,0574067 281,2 Chén quai tách K79 060 H75 7.330 0,071758 525,9 0,064583 473,3 Chén hạt mít 040 H55 2.170 0,03827 83,0 0,03444 74,7 Chén độc ẩm 050 H65 2.050 0,07657 156,9 0,068917 141,2 ......... ......... Cộng 5.667,6 Như vậy, hàng ngày căn cứ vào tiến độ ký kết hợp đồng, lệnh sản xuất, căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật do bộ phận kỹ thuật sắp xếp (phó giám đốc phụ trách kỹ thuật) để xuất vật tư. Khi xuất vật tư (nguyên liệu chính) kế toán căn cứ vào định mức nguyên liệu chính được duyệt để lập phiếu xuất kho đối với từng loại nguyên liệu chính. Cụ thể: Hop luc ceramic Nợ TK: 621 Bat trang - gl - hn Có TK: 152 Phan xuong lo Phiếu xuất kho Ngày: 5/10/2001 Người nhận: Tổ mộc Nhận tại kho: Chị Lan Lý do xuất: STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Y/cầu Thực xuất 1 Đất cao lanh kg 5.668,00 6.500,00 36.842..000,00 2 Đất trúc thôn kg 27.427,20 6.621,80 181.617.432,96 3 Đất chịu lửa kg 21.175,36 7.200,00 152.462.592,00 4 Đất sét trắng kg 1.218,45 10.089,60 12.293.725,00 5 Đất sóc sơn kg 495,90 14.100,00 7.061.600,00 Cộng 390.278.394,96 (Cộng tiền bằng chữ: .................................................................................) Người nhận Thủ kho Kế toán Thủ trưởng đơn vị (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên và đóng dấu) Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên, một liên do người nhận giữ, một liên do thủ kho giữ để làm căn cứ ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán, phụ trách kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để vào sổ chi tiết vật tư theo từng loại để theo dõi. Cuối tháng, giá trị nguyên liệu chính xuất dùng tính theo giá bình quân gia quyền. Đơn giá bình quân gia quyền được tính theo công thức: Đơn giá bình quân = Cụ thể, trị giá của vật tư đất cao lanh xuất dùng trong tháng như sau: Đơn giá bình quân = = 6.500 Trị giá thực tế NVL xuất dùng = 6.500 x 5.668 = 36.842.000đ Từ cách tính ở trên ta thấy: trên bảng quyết toán vật tư cho biết số nguyên liệu chính xuất dùng của đất cao lanh là 5.667,6 kg, nhưng thực tế số nguyên liệu chính xuất dùng là 5.668 kg. Ta thấy ở đây có sự chênh lệch giữa thực tế so với định mức là 0,4 kg là do đơn vị tính số hao hụt nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ hao hụt này đơn vị tính trực tiếp vào giá trị thực tế của nguyên liệu chính. Trị giá thực tế của nguyên liệu chính được tính như sau: Đơn giá thực tế = = = 6.500,45 Trị giá thực tế NLC thứ i = Đơn giá thực tế x Tổng nguyên liệu của từng loại định mức thứ i Ví dụ: Trị giá thực tế nguyên liệu xuất dùng cho: Chén bộ tứ cảnh = 6.500,45 x 529,7 = 3.443.288,36 Chén quai tách K45 = 6.500,45 x 312,5 = 2.031.390,62 Với đơn giá tính được, căn cứ vào phiếu xuất kho, cuối tháng kế toán lên báo cáo nhập - xuất - tồn vật tư, cuối tháng lập chứng từ ghi sổ. Hop luc ceramic Phan xuong lo Chứng từ ghi sổ Số: 10.28 Ngày: 30/10/2001 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Xuất đất 621 1521 549.809.667 549.809.667 Cộng 549.809.667 549.809.667 Có kèm theo chứng từ gốc Hop luc ceramic Phan xuong lo Báo cáo nhập - xuất - tồn vật tư Tháng 10 năm 2001 SL: Số lượng ĐG: Đơn giá TT: Thành tiền Tên vật tư Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT Đất cao lanh 14.444 6.500 93.866.000 5.668 6.500 36.842.000 8.776 6.500 57.044.000 Đất trúc thôn 16.500 6.796 112.134.000 23.767,2 6.500 154.486.800 27.427,2 6.621,8 181.620.000 12.840 6.620 85.000.800 Đất chịu lửa 21.175,3 7.200 152.462.592 21.175,3 7.200 152.462.592 Đất sét trắng 1.000 10.000 10.000.000 3.208,45 10.500 33.688.725 1.218,45 10.089 12.293.725 2.990 10.500 31.395.000 Đất sóc sơn 1.190 14.100 16.779.000 2.169,9 14.000 30.378.600 495,9 14.100 7.061.600 2.864 14.000 40.096.000 ... ... ... ... Cộng 600.385.320 891.502.047 549.809.667 942.077.700 Vật liệu phụ là loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất làm thay đổi hình dáng ban đầu của sản phẩm, kết hợp với nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm. Tại phân xưởng vật liệu phụ bao gồm: men tráng, mầu hoá chất như mầu KB, màu đỏ, màu Côban... Để cạnh tranh được với một số cơ sở khác trên thị trường, đòi hỏi sản phẩm phải đạt chất lượng cao, có tính thẩm mỹ và giá thành hợp lý. Do đó, phân xưởng đã dùng vật tư của một số nước bạn như: Triều Tiên, Nhật Bản, Bỉ... để đưa vào sản xuất. Vì vậy, vật liệu phụ trong cơ cấu giá thành chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Hàng ngày căn cứ vào số lượng hợp đồng, lịch sản xuất, căn cứ vào tình hình thực tế, phòng kế hoạch sẽ lập phiếu cấp vật tư đối với vật liệu phụ. Trên cơ sở đó, phụ trách kế toán lập phiếu xuất kho, cụ thể: Hop luc ceramic Phan xuong lo Phiếu xuất kho Nợ TK 621 Có TK 1522 Tên người nhận: Tổ mộc Nhận tại kho: Chị Lan Lý do xuất: Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Chun buộc Gói 392 1.500 588.000 Màu đỏ kg 129 97.674,4 12.600.000 Màu Côban kg 60 200.000 12.000.000 Màu KB kg 350 36.400 12.740.000 Cộng 37.928.000 Khi xuất kho vật liệu phụ, trình tự giao nhận cũng như vật liệu chính. Mỗi loại vật liệu đều được theo dõi trên cư sở vật tư. Quá trình hạch toán vật liệu cũng giống như nguyên liệu chính, nghĩa là giá thực tế vật liệu xuất dùng cũng được tính theo đơn giá bình quân gia quyền. Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất, sổ chi tiết vật tư, kế toán lập chứng từ ghi sổ: Hop luc ceramic Phan xuong lo Chứng từ ghi sổ Số: 10.30 Ngày: 30/10/2001 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Xuất vật tư 621 1522 167.020.770 167.020.770 Cộng 167.020.770 167.020.770 Vật liệu phụ khi xuất dùng không thể chi tiết cho từng đối tượng được, nên để tập hợp được chi phí vật liệu phụ phân xưởng đã áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp và lấy mức tiêu hao nguyên liệu chính làm tiêu chuẩn phân bổ. Tỷ lệ phân bổ vật liệu phụ = = = 0,3037 Sau đó kế toán tính số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm bằng cách lấy tỷ lệ nhân với mức tiêu hao nguyên liệu chính của từng loại sản phẩm: Ví dụ: Chi phí vật liệu phụ phân bổ cho: - Sản phẩm chén bộ tứ cảnh là: 0,3037 x 3.443.288,36 = 1.045.726,67 - Sản phẩm chén quai tách K45 là: 0,3037 x 2.031.390,62 = 9.490.625 c - Kế toán chi phí nhiên liệu Chi phí nhiên liệu là các loại vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất. Tại phân xưởng chi phí nhiên liệu bao gồm các loại xăng dầu, mỡ chịu nhiệt RP7 để vận hành và bảo dưỡng máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất. Việc tập hợp chi phí sản xuất của nhiên liệu cũng giống như sử dụng trong sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, do đó để tập hợp được chi phí nhiên liệu, kế toán tính phân bổ cho từng loại sản phẩm theo định mức tiêu hao nguyên liệu định mức: Tỷ lệ phân bổ chi phí nhiên liệu = = = 0,00599 Ví dụ: chi phí nhiên liệu phân bổ cho: - Chén bộ tứ cảnh: 0,00599 x 3.443.288,36 = 20.625,29 - Chén quai tách K54: 0,00599 x 2.031.390,62 = 12.168,02 Đối với nhiên liệu xuất dùng cho sản xuất: xăng, dầu, mỡ chịu nhiệt, khoản chi phí này kết toán sẽ lập chứng từ ghi sổ vào cuối tháng. hop luc ceramic phan xuong lo Chứng từ ghi sổ Số: 10.31 Ngày: 30/10/2001 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Xuất nhiên liệu cho sản xuất 621 1523 3.296.800 3.296.800 Cộng 3.296.800 3.296.800 d - Kế toán chi phí công cụ dụng cụ và vật liệu khác Chi phí vật liệu khác bao gồm những chi phí vật liệu ngoài ba loại chi phí kẻ trên như: phụ tùng, bao bì, đóng gói, công cụ lao động xuất dụng trực tiếp cho sản xuất. Những công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất gồm: bóng đèn, xôchậu, thúng xọt... Do đặc điểm tổ chức sản xuất của phân xưởng nên công cụ lao động khác nhau. Vì vậy, kế toán chỉ tiến hành theo dõi công cụ lao động nhỏ từ khi xuất dùng đến khi báo hỏng để thu hồi phế liệu. Hàng ngày, căn cứ vào tình hình thực tế phát sinh, các tổ trưởng phụ trách sản xuất sẽ lập phiếu đề nghị cấp vật tư. Sau đó kế toán kiểm tra tính hợp lý, nếu hợp lý sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho. Hop luc ceramic phan xuong lo Phiếu xuất kho Nợ TK: 621 Có TK: 1524,153 Tên người nhận: Tổ mộc Nhận tại kho: Chị Lan Lý do xuất: Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất Bóng điện Chiếc 14 22.500 135.000 Dao bay Chiếc 206 11.100 3.522.600 Xô, thùng Chiếc 4 10.000 40.000 Cờ lê chùm Chiếc 2 30.000 60.000 Thúng, mủng Chiếc 20 8.500 170.000 Cộng 3.927.600 (Cộng tiền bằng chữ:....................................................................................) Người nhận Thủ kho Kế toán Thủ trưởng đơn vị (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên và đóng dấu) Thủ tục giao nhận cũng giống như các trường hợp trên. Tất cả các loại vật liêụ khác và công cụ dụng cụ được mở trên một sổ chi tiết, và giá thành thực tế xuất kho cũng được tính thưo giá bình quân gia quyền. Do đó, trong tháng kế toán chỉ theo dõi tình hình xuất kho về mặt lượng. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư để tính giá thực tế công cụ dụng cụ và vạt liệu khác xút dùng để lên báo cáo nhập - xuất - tồn vật tư, đồng thời lập chứng từ ghi sổ. hop luc ceramic phan xuong lo Chứng từ ghi sổ Số: 10.32 Ngày: 30/10/2001 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Xuất vật tư 621 1524 153 013.116.600 12.981.600 135.000 Cộng 13.116.600 Có kèm theo chứng từ gốc Công cụ dụng cụ và vật liệu khác xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Do đó, để tập hợp được chi phí vật liệu khác và công cụ dụng cụ, kế toán phải tính toán phân bổ cho từng loại sản phẩm theo mức tiêu hao nguyên liệu chính định mức: Tỷ lệ phân bổ chi phí CCDC khác = = = 0,0238 Ví dụ: Chi phí CCDC và vật liệu khác phân bổ cho: - Sản phẩm chén bộ tứ cảnh: 0,0238 x 3.443.288,36 = 81.950,2 - Sản phẩm chén quai tách K54: 0,0238 x 2.031.390,62 = 84.347,09 Quá trình làm men sản phẩm trong sản xuất có vị trí hết sức quan trọng, nó quyết định đến kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất. Đối với tổ mộc, để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật mà khách hàng yêu cầu, một số sản phẩm phải qua khâu gia công thuê ngoài rồi mới chuyển sang giai đoạn nung đốt. Trong cơ cấu giá thành, khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối lớn, cụ thể tháng 10 khoản chi phí này được phản ánh vào chứng từ ghi sổ: hop luc ceramic phan xuong lo Chứng từ ghi sổ Số: 10.34 Ngày 30/10/2001 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Nợ Có Chi tiêng gia công thuê ngoài 621 111 250.546.348 250.546.348 Cộng 250.546.348 250.546.348 Có kèm theo chứng từ gốc Sau khi tập hợp được chi phí thuê ngoài gia công, kế toán tính phân bổ cho từng loại sản phẩm theo mức tiêu hao nguyên liệu chính định mức. Tỷ lệ phân bổ CP gia công thuê ngoài = = = 0,455 Từ đó gia công thuê ngoài được phân bổ cho từng loại sản phẩm như sau: Ví dụ: - Chén bộ tứ cảnh: 0,455 x 3.443.288,36 = 1.566.696,2 - Chén quai tách K54: 0,455 x 2.031.390,62 = 924.282,73 e - Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu: + Khi nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, kế toán định khoản theo bút toán: Có TK 152: 733.108.837 (Chi tiết: TK 1521: 549.809.667 TK 1522: 167.020.770 TK 1523: 3.296.800 TK 1524: 12.981.600) + Khi xuất công cụ kế toán ghi: Nợ TK 621: 135.000 Có TK 153: 135.000 + Khi xuất nguyên vật liệu gia công thuê ngoài, kế toán ghi: Nợ TK 621: 250.546.348 Có TK 111: 250.546.348 Cuối tháng, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kết chuyển vào giá thành sản phẩm, đơn vị hạch toán như sau: Nợ TK 154: 983.790.185 Có TK 621: 983.790.185 Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, cuối tháng kế toán lập sổ cái cho TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. hop luc ceramic phan xuong lo Sổ cái TK 621 Tháng 10/2001 Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi Nợ Ghi Có - Số dư đầu tháng - Số phát sinh trong tháng 111 250.546.348 1521 549.809.667 1522 167.020.770 1523 3.296.800 1524 12.981.600 153 135.000 - Kết chuyển TK 1543 154 983.790.185 - Tổng cộng phát sinh - Số dư cuối tháng 983.790.185 983.790.185 2.3.2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền công, và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ... Vì vậy, khoản chi phí này chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Hiện nay, phân xưởng trả lương cho công._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28844.doc
Tài liệu liên quan