Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Chi nhánh Cầu Giấy

DANH MỤC VIẾT TẮT NHNN NHTƯ NHTM CBCNV CBTD NH ĐT&PTVN BIDV Cầu Giấy CVTD : Ngân hàng nhà nước : Ngân hàng trung ương : Ngân hàng thương mại : Cán bộ công nhân viên : Cán bộ tín dụng : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy : Cho vay tiêu dùng LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế quốc tế, trong đó hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới. Chính điều này tạo ra sự phát triển và mở rộng không ngừng của các ngân hàng hiện nay. Đây cũng là một thách thức lớn khi các ngân hàng tham gia thị trường phải đối đầu. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt này, buộc các ngân hàng phải tìm hướng đi mới, đưa ra dịch vụ, sản phẩm mới thu hút khách hàng. Cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, các Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước được ký kết; nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục với tốc độ cao; đời sống của đại bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện. Năng suất sản xuất tăng cao đã tạo ra lượng hàng hóa phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thực hiện chính sách mở cửa, bộ mặt nền kinh tế Việt nam đã chuyển đổi mạnh, đời sống của người dân ngày cành nâng cao, tiến đến cuộc sống thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần, ngoài những nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, uống, đồ mặc thì nhu cầu cuộc sống được nâng cao hơn như nhà đẹp tiện nghi, xe cộ hiện đại, du lịch, học hành nước ngoài, … Do đó, đôi khi người dân cho phép mình chi tiêu vượt quá mức thu nhập dẫn đến nhu cầu vay mượn để tiêu dùng tăng lên. Điều này đã tạo ra thị trường cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng thương lại diễn ra cạnh tranh cao. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, thực hiện nhiệm vụ huy động mọi nguồn vốn để đầu tư và phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro xong cũng là hoạt động mang lại cho ngân hàng lợi nhuận cao nhất. Song để thực hiện tốt vai trò của mình cũng như có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, các NHTM luôn phải tìm cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng, đặc biệt là việc mở rộng thêm nhiều hình thức tín dụng nhằm tăng cường nguồn vốn cho nền kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một trong những hình thức đó phải kể đến hoạt động tín dụng tiêu dùng. Nắm bắt được nhu cầu của người dân cũng như làm tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng bạn. Ngân hàng đầu tư và Phát triển đã triển khai nhiều loại hình tín dụng tiêu dụng đối với khách hàng cá nhân. Đặc biệt là Chi nhánh Cầu Giấy trong những năm gần đây đã không ngừng đẩy mạnh dư nợ tín dụng tiêu dùng, đã từng bước cải thiện quy trình, quy chế cho vay phù hợp nhu cầu của người dân, những đảm bảo an toàn tín dụng. Tuy nhiên về chính sách cũng như quy chế cho vay của Chi nhánh vẫn còn tồn tại những vướng mắc khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh. Qua thời gian tìm hiểu và thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy, việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tiêu dung tại Chi nhánh một cách phù hợp và khoa học là vô cùng cần thiết. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Cầu Giấy” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tìm hiểu tại các NHTM trên địa bàn Hà Nội cũng như trong quá trình thực tập tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã cho tôi thấy được tầm quan trọng của tín dụng tiêu dùng trong tình hình hiện nay. Việc nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra cho chúng ta tình hình thực trạng và những giải pháp nhằm mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Phát triển và Đầu tư Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy. Thông qua việc xây dựng phương pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng thực tiễn, tận dụng thế mạnh của mình và khai thác tiềm năng vốn có của thị trường, …. Thông qua đó tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh và đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Cầu Giấy. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng của Chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2007 - 2009. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGCHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦU GIẤY. Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY. Đề tài được tập chung nghiên cứu và cố gắng đạt được những mục đích đề ra song do những hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng ghóp của Quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn Thạc Sỹ Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Giảng viên hướng dẫn; chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, các cô chú, anh chị hiện đang công tác tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy; bạn bè và gia đình đã hướng dẫn cung cấp số liệu, trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. Tổng quan về NHTM. Khái niệm NHTM. Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức trung gian tài chính có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và hoạt động theo định hướng trung gian mạng tính chất tổng hợp. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, NHTM hình thành trên cơ sở của sự phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa và lịch sử phát triển cảu tiền tệ. Khi sản xuất phát triển thì nhu cầu trao đổi mở rộng sản xuất giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia tăng lên, để khắc phục sự khác biệt về tiền tệ giữa các quốc gia, khu vực thì xuất hiện các thương gia làm nghề đổi tiền. Khi trao đổi hàng hóa phát triển quay trởi lại kích thích sản xuất hàng hóa. Cùng sự phát triển đó, các nghiệp vụ được phát triển dần như giữ tiền hộ, chi trả hộ, … trên cơ sở đó thực hiện các hoạt động tín dụng. Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Các cá nhân, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước đều có thể gửi những món tiền mà mình đang sở hữu. Cho nên có thể nói, Ngân hàng như là người thủ quỹ của xã hội. Bên cạnh sự an toàn khi gửi tiền vào ngân hàng thì các chủ thể còn được nhận nguồn thu nhập từ lãi suất tiền gửi. Ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng cho hàng triệu hộ tiêu dùng để phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống như đi du học, mua nhà đất, mua ô tô, … Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp cần thêm vốn để tiến hàng sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị, … Bên cạnh các hoạt động cơ bản đó, ngân hàng còn đứng ra cung cấp một loạt các dịch vụ sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu đang phát sinh theo xu hướng phát triển xã hội như bão lãnh, tư vấn tài chính, … Ngoài ra dưới sự chỉ đạo của ngân hàng trung ương, ngân hàng còn tiến hành thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự ổn định của xã hội. Tóm lại, Ngân hàng là một tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc qua vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi. Thực tế rất nhiều tổ chức tài chính bao gồm các công ty kinh doanh chứng khoán, các công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và các công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ngược lại, Ngân hàng đang đối phó với các đối thủ cạnh tranh bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ. Chức năng của NHTM. Trung gian tài chính. Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại của hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng. Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính của hai nhóm. Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng. Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn. Quan hệ tín dụng trực tiếp (quan hệ tài chính trực tiếp) đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị giới hạn do sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian… Điều này cản trở quan hệ trực tiếp phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính. Do chuyên môn hóa, trung gian tài chính có thể làm giảm chi phí giao dịch. Như vậy trung gian tài chính đã tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn cho người đầu tư (tăng thu nhập cho người đầu tư) từ đó mà khuyến khích đầu tư. Trung gian tài chính đã tập hợp các người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy mà giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp. Cơ chế hoạt động của trung gian sẽ có hiệu quả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng các kĩ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giảm chi phí giao dịch. Tạo phương tiện thanh toán. Tiền – vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại. Các ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Như vậy, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ; nó trở thành tiền giấy. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hóa và các dịch vụ theo yêu cầu. Trung gian thanh toán. Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá rị hàng hóa và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lí tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. Các dịch vụ của NHTM. Ngân hàng là một doanh cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả. 1.1.3.1 Mua bán ngoại tệ. Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ - một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. trong thị trường tài chính hiện nay mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao. 1.1.3.2 Nhận tiền gửi. Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó ngân hàng tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng). Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sang hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chẳng hạn như Ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản tiết kiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung hải với lãi suất gấp đôi hay gấp ba lần lãi suất tiết kiệm. 1.1.3.3 Cho vay. Cho vay thương mại. Ngay ở thời kì đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua). Giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản suất kinh doanh. Cho vay tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cục cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tài trợ dự án. Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng càng trở lên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao song lãi lại lớn. Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào đất. 1.1.3.4 Bảo quản vật có giá. Các ngân hàng thực hiện viêc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng nắm giữ vàng và giao cho khách tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận, nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền – dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành. Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanh toán bằng giấy bạc ngân hàng. Ngày nay vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí đảm bảo. 1.1.3.5 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh tóan không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết chi trả cho khách (còn được gọi là séc), khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí, …) đã góp phẩn rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân. Khi ngân hàng mở chi nhánh, thanh toán qua ngân hàng được mở rộng phạm vi, càng tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhaanh. Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng nhờ ngân hàng thanh toán hộ. Như vậy, một giao dịch mới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch, cho phép người gửi viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như Ủy nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ, … 1.1.3.6 Quản lý ngân quỹ. Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệp trong quản lí ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lí ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. 1.1.3.7 Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ. Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ. Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng. Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốn tài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng một số đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của những ngân hàng lớn. Khi ngân hàng Trung ương thành lập, Chính phủ đều tìm cách tham dự, hoặc trực tiếp can thiệp để có các khoản tín dụng lớn. Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được; hoặc phải cho vay với điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ. 1.1.3.8 Bảo lãnh. Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác… 1.1.3.9 Cho thuê thiết bị trung và dài hạn. Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn, nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê (thay vì bán) các thiết bị. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua (do vậy còn gọi là hợp đồng thuê mua). Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hựp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê. Do vậy, cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay, và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. 1.1.3.10 Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn. Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có nhiều chuyên gia về quản lí tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư… Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là người được uỷ thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá. Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lí tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. 1.1.3.11 Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán. Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu. Đầu là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Trong một vài trường hợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán. 1.1.3.12 Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hành bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Cung cấp các dịch vụ đại lý. Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Nhiều ngân hàng (thường ngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lí cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ… Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM. Khái niệm và phân loại cho vay. Khái niệm cho vay. Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế như tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, đặc biệt là hoạt động cho vay. Cho vay là một hoạt động truyền thống và là chức năng kinh tế hàng đầu của Ngân hàng, giúp Ngân hàng chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Theo QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, cho vay được hiểu như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Phân loại cho vay. Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay thích hợp và cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây: Theo mục đích: - Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ. - Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu… - Cho vay các định chế tài chính bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính… - Cho vay cá nhân là cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, và các khoản vay để trang trải các chi phí thong thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. Theo thời hạn cho vay. Theo căn cứ này cho vay được chia ra làm 3 loại: - Cho vay ngắn hạn: loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung hạn: theo qui định hiện nay của ngân hàng nhà nước Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Cho vay trung hạn chủ yếu sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh… - Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm. Cho vay dài hạn được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựn xí nghiệp mới. Theo tài sản đảm bảo. - Cho vay không bảo đảm là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. - Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Theo phương pháp hoàn trả . Cho vay có thời hạn là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng. Cho vay có thời hạn bao gồm các loại sau: - Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ ( hay còn gọi là phí trả góp ) là loại cho vay thanh toán một lần theo thời hạn đã thỏa thuận. - Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể hay còn gọi là cho vay trả góp: Là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. - Cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể, mà việc trả nợ phụ thuộc vào khả năng tài chính của người đi vay. - Cho vay không có thời hạn cụ thể: đối với loại cho vay có thời hạn thì ngân hàng có thể yêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng Theo cách thức tài trợ . Dựa vào căn cứ này cho vay tín dụng chia làm hai loại: - Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời gian thanh toán. Cho vay tiêu dùng của NHTM. 1.2.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ…Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch… cũng có thể được tài trợ bở cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng không có một định nghĩa chuẩn, nhưng nó có những đặc điểm sau: Khách hàng vay: Chủ yếu là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu tiêu dùng tại thời điểm hiện tại nhưng chưa có khả năng thanh toán. Mục đích vay: Ngân hàng cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân chứ không phải là nhu cầu kinh doanh. Qui mô khoản vay: Mỗi khoản vay thường có qui mô tương đối nhỏ so với các khoản cho vay kinh doanh. Cho vay bất động sản có thể có giá trị lớn hơn, nhưng giá trị so sánh vẫn nhỏ hơn các món vay khác tại Ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng chỉ vay tiêu dùng khi đã có một lượng vốn tương đối, chỉ vay ngân hàng để bổ sung số tiền còn thiếu (so với vay kinh doanh, có thể chủ đầu tư vay toàn bộ số tiền cần thiết cho dự án). Mặt khác, do cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao hơn nên Ngân hàng cũng thường thận trọng hơn trong việc quyết định số tiền cho vay, căn cứ vào khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của khách hàng. Số lượng các khoản cho vay tiêu dùng: lại là rất lớn do đối tượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội với nhu cầu tiêu dùng đa dạng. Khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay Ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống. Do đó, nền kinh tế càng phát triển, số lượng các khoản vay tiêu dùng sẽ càng nhiều. Thời hạn vay: Các khoản cho vay tiêu dùng thì thời hạn thường là ngắn và trung hạn do món vay có giá trị nhỏ và độ rủi ro cao đối với Ngân hàng. Tuy nhiên, đối với cho vay bất động sản lại thường có thời hạn dài do người dân phải tích lũy thu nhập một thời gian tương đối mới có thể đủ tiền trả Ngân hàng. Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng chính là thu nhập của người đi vay, do đó Ngân hàng thường xem xét mức thu nhập thường xuyên của khách hàng để quyết định xem có cho vay không. Đây cũng là một điểm khác biệt so với cho vay kinh doanh -nguồn trả nợ chủ yếu của món vay này là lợi nhuận khi thực hiện phương án kinh doanh đó. Lãi suất: Khi vay tiền, khách hàng thường kém nhạy cảm với lãi suất mà họ quan tâm tới khoản tiền phải trả hàng tháng, thời gian được giải ngân và khả năng trả nợ của mình. Nguyên nhân chủ yếu là người tiêu dùng thường coi vay mượn là công cụ để đạt đươc một cuộc sống thoải mái hơn chứ không phải là một lựa chọn dùng trong tình trạng khẩn cấp hoặc để tạo ra lợi nhuận. Rủi ro: Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường khó đầy đủ và rõ ràng như thông tin về doanh nghiệp (công khai thông qua báo cáo tài chính), dẫn đến rủi ro đạo đức và rủi ro thông tin không cân xứng. Các cá nhân có thể tìm cách trốn tránh không trả các khoản vay cho dù có khả năng thanh toán. Nguồn trả nợ chủ yếu là từ thu nhập ổn định tại thời điểm hiện tại của người vay. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặp các biến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thu hồi nợ. Đây là rủi ro khó lường trước, khác với món vay kinh doanh ta có thể hạn chế được thông qua nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì kinh tế. Khi nền kinh tế mở rộng, người dân lạc quan về tương lai thì họ sẽ vay ngân hàng nhiều hơn, và khi nền kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng thì họ sẽ hạn chế vay mượn ngân hàng. Chi phí: Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục có chi phí lớn nhất trong danh mục cho vay của Ngân hàng. Do trong cho vay tiêu dùng số lượng món vay nhiều, khách hàng đông và đa dạng nhưng mỗi khoản vay số lượng lại nhỏ, ngân hàng phải huy động nhiều nhân lực cho công việc cho vay, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định cho vay, giải ngân cũng như kiểm soát và thu nợ đối với khách hàng sau khi cho vay. Mặt khác, Ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn để quản lý các khoản cho vay tiêu dùng với giá trị nhỏ nhưng số lượng lớn do đối với khách hàng cá nhân, thông tin về tình hình tài chính thường không công khai minh bạch như ở các công ty lớn. Tất cả những điều này kiến chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ cho vay cao hơn so với các loại hình cho vay khác. Lợi nhuận: Lợi nhuận của cho vay tiêu dùng thường cao do cho vay tiêu dùng có rủi ro cao, chi phí cao và tâm lý người vay “kém nhạy cảm với lãi suất”. Các khoản vay tiêu dùng thường được định giá cao, đến mức mà bản thân lãi suất vay vốn trên thị trường lẫn tỉ lệ tổn thất tín dụng phải tăng lên đáng kể thì hầu hết các khoản tín dụng tiêu dùng mới không mang lại lợi nhuận. Tính chu kì: Khác với các khoản vay ._.thương mại, nhu cầu phát sinh theo chu kì kinh doanh lặp đi lặp lại, trong cho vay tiêu dùng, người vay thường ít vay nhiều lần. 1.2.2.2 Vai trò của hoạt động chi vay tiêu dùng trong các NHTM. Đối với ngân hàng Ngoài hai nhược điểm lớn của cho vay tiêu dùng là rủi ro và chi phí cao, cho vay tiêu dùng có những lợi ích và vai trò quan trọng để ngân hàng thúc đẩy cho vay tiêu dùng như: - Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng. Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. Đối với người tiêu dùng. Nhờ cho vay tiêu dùng họ hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhân có các chi tiêu có tính cấp thiết, cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế. Đối với nhà sản xuất. Tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể mua hàng hoá nhiều hơn và nhanh hơn là đã giúp nhà sản xuất bán được sản phẩm, quay vòng vốn nhanh hơn, mở rộng sản xuất, do đó lợi nhuận cũng tăng lên. Đây cũng là nguyên do khiến càng ngày càng nhiều nhà sản xuất mong muốn hợp tác với Ngân hàng để mở rộng cho vay tiêu dùng. Đối với nền kinh tế. Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong xã hội. Chính vì lợi ích như vậy NHTM một mặt cho vay để tạo nên sự hòa hợp giữa cung và cầu tiêu dùng, mặt khác lại có thể giải quyết tốt được nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế. 1.2.2.3 Các loại cho vay tiêu dùng của NHTM. Việc phân loại cho vay tiêu dùng được dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau: Căn cứ vào mục đích vay. Căn cứ vào mục đích vay, cho vay tiêu dùng được chia ra làm hai loại: Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí du lịch… Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả. Căn cứ vào tiêu thức hoàn trả, cho vay tiêu dùng có thể chia làm ba loại: Cho vay tiêu dùng trả góp: đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Cho vay phi trả góp: theo phương thức này tiền vay được khác hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài. Cho vay tuần hoàn: là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ, cho vay tiêu dùng gồm: Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Cho vay trực tiếp: là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này. Vai trò của cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay. 1.3.1 Tình hình Kinh tế - Xã hội của Việt Nam hiện nay. Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã biến đổi mạnh, đã đạt được nhiều thành công to lớn, mang tầm vóc quốc tế. Ngày 7/11/2006 Việt Nam được Tổ chức thương mại quốc tế (viết tắt WTO: World Trade Organization) phê chuẩn là thành viên thứ 150, đánh dấu bước n goặt phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời đại mới. Có thể nói trong năm năm trở lại đây Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8,48 %; năm 2008 đạt 6,18%; năm 2009 đạt 5,32%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2008 nhưng đã vượt mức chỉ tiêu 5% của kế hoạch đề ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế có mức tăng trưởng âm và kết quả đạt được như vậy là một thành công lớn. Trong năm 2009, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008. Cơ cấu ngành kinh tế được chuyển theo hướng tích cực: giảm tương đối nhanh tỷ trọng nhóm nghành nông, lâm nghiệp - thủy sản, tăng mạnh tỷ trọng nhóm nghành công nghiệp - xây dựng và tăng dần nhóm nghành dịch vụ. Việc chuyển đổi cơ cấu nghành kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế, nhằm phát huy lợi thế vừa tranh thủ thời cơ của thế giới. Kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã có những bước phát triển vượt bậc cả về kinh tế - xã hội lẫn chính trị. Chính phủ ta không ngừng mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo nên tình hữu nghị thân thiết giữa các quốc gia trên thế giới nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kích thích nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, với nền kinh tế nhiều thành phần. Trong đó, tài chính là một trong những nghành được đầu tư rất cao như nghành Ngân hàng, chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm, ... Kinh tế tăng trưởng giúp đời sống người dân được nâng cao, kéo theo tình hình trật tự - an toàn xã hội tăng, các tệ nạn xã hội giảm, người dân có công ăn việc làm ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, ... 1.3.2 Vai trò của cho vay tiêu dùng trong tình hình hiện nay. Đẩy mạnh CVTD là xu hướng tất yếu, nhất là trong điều kiện khách quan của nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, khi mà mức sống người dân được nâng cao, đồng thời đó cũng là chiến lược, mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Có thể nói thị trường tiêu dùng ở nước ta ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài những nhu cầu thiết yếu (như ăn mặc, ăn ở, đi lại, ...) còn những nhu cầu cao hơn (như vui chơi, giải trí, du lịch, du học, ...). Mức sống của người dân được nâng cao, yêu cầu của cuộc sống cao hơn (như nhu cầu được tôn trọng, vị trí trong xã hội, ...). Mặt khác, Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định vào bậc nhất Châu Á, nền kinh tế với tốc độ phát triển khá cao thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, như vậy, tiềm năng về lĩnh vực CVTD là rất rộng lớn, đang mở ra cho hoạt động của các NHTM. Với trình độ công nghệ tiến bộ ngày nay, dịch vụ thanh toán qua thẻ đã trở thành công cụ phổ biến, người dân đã có thói quen chi trả tiền qua tài khoản, nhất là qua các năm gần đây thị trường thẻ ATM ở Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là một môi trường đầy tiềm năng cho việc phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ tín dụng qua thẻ của ngân hàng (như cho vay thấu chi, thẻ tín dụng, ...). Trong nền kinh tế thị trưởng mở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, nhất là ngân hàng bán lẻ, dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện, trong đó chú trọng pháp triển các dịch vụ tín dụng tiêu dùng như: cho vay thế chấp nhà, cho vay tín chấp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, cầm cố sổ tiết kiệm, ... Cần có một chính sách khách hàng nhất quán để có thể quản lý tập chung và phân đoạn khách hàng theo từng mạng lưới chi nhánh, nhằm khai thác hết nguồn lực rất lớn trong dân cư. Việt Nam ra nhập WTO đã mở ra cánh cửa hội nhập lớn cho nền kinh tế - chính trị của đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu cuộc sống ngày càng chất lượng và hiện đại. Đặc biệt là dịch vụ ngân hàng đã trở thành công cụ hữu dụng cho cuộc sống người dân trong thanh toán, cất giữ tiền tiết kiệm (hạn chế không sử dụng tiền mặt, tiết kiệm chi phí, ...), ngân hàng còn hỗ trợ vốn cho người dân trong kinh doanh, chi tiêu, học hành, y tế, ... Do đó, các NHTM Việt Nam đã và đang phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là các sản phẩm TDTD, đây là xu thế tất yếu phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng của các ngân hàng trong khu vực và thế giới. Phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ, đảm bảo cho ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, định hướng kinh doanh, thị trường sản phẩm mục tiêu, giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Có thể nói tại Việt Nam, kinh tế tăng trưởng liên tục, môi trường pháp lý hoàn thiện dần dần, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, thị trường sản phẩm TDTD còn rất nhiều tiềm năng phát triển. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - CHI NHÁNH CẦU GIẤY. Khái quát về chi nhánh. Quá trình hình thành và phát triển. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy một phần gắn liền với sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Do đó trước hết chúng ta khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam như sau: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo Quyết định số 177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ và được thành lập theo Quyết định số 287/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang cái tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước. Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957 (Theo quyết định 177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ). Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981 (Theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ). Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 (Theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng Thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước. Tính đến 31/12/2009 tổng tài sản của BIDV đạt 282,209 tỷ đồng. Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn: Khối Ngân hàng Thương mại Quốc doanh ( bao gồm sở giao dịch và các chi nhánh trên toàn quốc); Khối công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư. Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn bộ hệ thống đạt trên 10.000 người vừa có kinh nghiệp vừa có am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại. Quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thể hiện qua các thời kỳ phát triển sau đây: Thời kỳ từ 1957 – 1990: Ngày 26/04/1957 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – tiền thân của Ngân hàng ĐT&PT VN – được thành lập với quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ngày 24/06/1981 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Thời kỳ từ 1990 đến nay: Ngày 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải – Hà Nội và có các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh và thành phố, đặc khu thuộc Trung ương. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do đó nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hang chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư và phát triển. Từ 1/1/1995 BIDV đã có sự chuyển đổi cơ bản: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một Ngân hàng Thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Từ 1996 đến nay được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước” chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Ghi nhận những đóng ghóp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hung lao động thời kỳ đổi mới. Huân chương Hồ Chí Minh, … Ngày 31/10/1963 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập và là một trong các Chi nhánh của Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội. Đến năm 1982, Ngân hàng Kiến thiết Việt nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng sau được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Đến ngày 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, theo đó Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Từ Liêm. Đến ngày 16/09/2004. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập theo Quyết định số 252/QĐ – HĐQT của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh Từ Liêm là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Tên giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy (gọi tắt là NHĐT&PT Cầu Giấy). Chi nhánh NHĐT&PT Cầu Giấy có trụ sở chính tại 263 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. NHĐT&PT Cầu Giấy là chi nhánh cấp I hoạch toán độc lập, tự chụi trách nhiệm trong kinh doanh và chụi sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác của BIDV Việt Nam theo luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quy chế hoạt động của chính Chi nhánh. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. Trước khi tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ các phòng ban, chúng ta cùng tìm hiểu cơ cấu tổ chức của BIDV – Cầu Giấy theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. Nguồn: Phòng tổ chức - Hành chính. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tín dụng Phòng giao Dịch 1,2 6 Quỹ Tiết Kiệm Phòng thẩm định QLDT Phòng kiểm tra nội bộ Phòng kế toán và điện toán Phòng Tổ chức hành chính Phòng DV Khách hàng CN Phòng DV Khách hàng DN Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng Tổ chức hành chính Phòng kế hoạch nguồn vốn Sau đây là chức năng của các phòng ban: 2.1.2.1 Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp. - Đề xuất kế hoạch, chính sách: Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh triển khai các kế hoạch ngân sách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại, cân đối lãi lỗ trong quan hệ với các khách hàng. - Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng. Duy trì, phục vụ đối với khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để mở rộng khách hàng. - Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng: Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, quản lý, chăm sóc, duy trì và phát triển quan hệ của Chi nhánh với các khách hàng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc. 2.1.2.2 Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân. - Đề xuất kế hoạch chính sách: Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh triển khai các kế hoạch ngân sách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại trong quan hệ với các khách hàng. `- Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng. Duy trì, phục vụ đối với khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để mở rộng khách hàng. Theo dõi, quản lý việc sử dụng hạn mức của khách hàng. - Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng: Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng, duy trì và phát triển quan hệ của Chi nhánh với các khách hàng. 2.1.2.3 Phòng Quản lý rủi ro. - Thực hiện rà soát, đánh giá và thẩm định rủi ro tín dụng đối với khách hàng. - Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng những văn bản hướng dẫn công tác quản lý rủi ro, xây dựng chương trình và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro theo quy định, quy trình của Nhà nước và BIDV về công tác quản lý rủi ro. 2.1.2.4 Phòng Quản trị tín dụng. - Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản trị tín dụng của Chi nhánh theo quy trình, quy định của BIDV và của Chi nhánh. - Tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh từ Phòng Quan hệ khách hàng và nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc. 2.1.2.5 PhòngThanh toán quốc tế. Thực hiện xử lý các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt. Thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếu được giao) 2.1.2.6 Phòng Dịch vụ & Quản lý Kho quỹ. Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý; các tài sản do khách hàng gửi giữ hộ,...). 2.1.2.7 Phòng Kế hoạch Tổng hợp. Công tác kế hoạch - nguồn vốn: - Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; chịu trách nhiệm về việc đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV; trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàng theo quy định và trình Giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan. - Đầu mối, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của Chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây dựng chương trình tháng, quý để thực hiện kế hoạch kinh doanh; xây dựng chính sách marketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất của chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của Chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm. 2.1.2.8 Phòng điện toán. Phối hợp với Phòng điện toán khu vực và trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại Chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm được áp dụng ở Chi nhánh theo đúng quy định, quy trình của BIDV. 2.1.2.9 Phòng Tài chính - Kế toán. Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ của Chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng. 2.1.2.10 Phòng Tổ chức hành chính. - Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển của Chi nhánh theo quy định. - Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh (tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm….) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động theo Nội quy lao động, Thoả ước lao động tập thể, Công tác thi đua khen thưởng. - Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Qũy tiết kiệm/Điểm giao dịch/Phòng giao dịch/Chi nhánh mới. - Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp...) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy định. Kết quả hoạt động kinh doanh cua Chi nhánh 3 năm gần đây. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở nâng cấp chi nhánh Từ Liêm là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh đi vào hoạt động có nhiều thuận lợi tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn: Thuận lợi: Nằm ở cửa ngõ phía tây thủ đô, trong khu kinh tế trọng điểm với sự phát triển cơ sở hạ tầng, các trường Đại học, các khu công nghiệp và các cụm dân cư nên có nhiều điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng. Chi nhánh đi vào hoạt động với đội ngũ nhân viên trẻ có năng lực, dễ tiếp cận với các công nghệ cùng sự quyết tâm của ban lãnh đạo và sự nỗ lực cố gắng mỗi cá nhân vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh đề ra. Khó khăn: Đội ngũ cán bộ nhân viên còn nhiều bất cập trong khả năng tiếp cận thị trường, sáng tạo, lăn lộn trong hoạt động, tìm kiếm mở rộng khách hàng còn hạn chế. Tỷ trọng tiền gửi các tổ chức kinh tế rất thấp, còn lại là toàn bộ vốn huy động từ dân cư do vậy giá vốn đầu vào cao. Hoạt động dịch vụ chủ yếu dựa vào các sản phẩn dịch truyền thông như thanh toán trong nước, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, …Cơ sở vật chất, mạng lưới còn mỏng, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy vậy với sự lãnh đạo và cố gắng hết mình của tập thể nhân viên đã đưa Chi nhánh đi vào hoạt động tốt những nhiệm vụ trọng tâm và đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được giao: Công tác huy động vốn. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn huy đông 3065,46 100 3624,32 100 4278,12 100 1.Phân theo đối tượng KH Tiền gửi doanh nghiệp 721,3 23,53 950,13 26,96 1012,41 25,45 Tiền gửi dân cư 2344,16 76,47 2574,19 73,04 3265,71 75,55 2.Phân theo thời gian Tiền gửi không kỳ hạn 498,5 16,28 654,28 18,56 897,23 22,55 Tiền gửi có kỳ hạn 2566,96 83,72 2870,14 81,44 3180,89 77,45 3.Phân theo đơn vị tiền tệ Tiền gửi Vnd 1998,32 69,32 2624,15 73,27 2901,58 74,85 TG bằng ngoại tệ quy đổi 967,14 31,6 1105,85 26,73 1376,54 25,15 Nguồn từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy Nhìn chung tình hình huy động vốn tăng trưởng khá cao qua các năm 2007, 2008, 2009. Với mức tăng trưởng trong năm 2008 là 18,2%, năm 2009 là 18,03%. Chi nhánh Cầu Giấy đã đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong năm 2007 với quy mô nguồn vốn đạt 3065,42 tỷ đồng tăng 52,04% so với năm 2006, năm 2008 đạt 3624,32 tỷ đồng tăng 16,3% so với năm 2007, năm 2009 đạt 4278,12 tỷ đồng tăng 17,5% so với năm 2008. Qua kết quả trên cho ta thấy sự nỗ lực của Chi nhánh trong công tác đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định. Qua bảng số liệu cho ta thấy cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh hết sức đa dạng và phong phú, thể hiện: Theo đối tượng khách hàng: Nguồn vốn huy động thông qua tiền gửi của dân cư chiếm tới 75% tổng nguồn vốn huy động trong khi đó nguồn huy động của doanh nghiệp chỉ chiếm có 25% tổng nguồn huy động. Theo thời gian: nguồn vốn huy động thông qua các nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm 80% tổng nguồn vốn huy động trong khi nguồn tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm chưa tới 20% tổng nguồn vốn huy động. Theo đơn vị tiền tệ: Nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ (VND) chiếm khoảng 73% trong khi đồng ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 27% tổng nguồn vốn huy động. Nghiệp vụ cho vay và công tác xử lý nợ xấu. Ngoài công tác huy động vốn, vấn đề phải sử dụng nguồn vốn huy động được như thế nào cho hiệu quả tạo ra thu nhập tối đa cho Chi nhánh đã được Chi nhánh hết sức chú ý và coi trọng. Công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn, bền vững. Bảng 2: Tình hình cho vay. Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền % Số tiền % Tăng Số tiền % Tăng Tổng dư nợ 2884,32 100 3485,64 100 20 4045,5 100 16 1.Phân theo tgian - Ngắn hạn 2511,9 87 2823,3 81 12 3043,4 76 8 - Dài hạn 375,35 13 662,27 19 76 961,08 24 45 2.Theo TP KT - Quốc doanh 1588,0 55 1742,2 50 10 1801,6 45 3 - Ngoài QD 1299,2 45 1742,3 50 34 2202,8 65 26 3.Theo đơn vị tiền - VND 2656,3 92 2788,5 80 5 2963,3 74 6 - Ngoại tệ quy dổi 230,98 8 697,12 20 202 1041,1 26 49 4.Theo ngành - Công nghiêp 288,73 10 697,12 20 141 400,45 10 -43 - Xây dựng 866,19 30 731,98 21 -15 1001,1 25 37 - Giao thông 0 139,42 4 200,22 5 44 - Thương nghiệp- 1588,0 55 1917,1 55 21 2402,7 60 25 - Khác 144,36 5 0 100 0 5.Theo chất lượng - Trong hạn 2864,2 99,2 3461,2 99,3 21 3976,4 99,4 15 - Quá hạn 23,098 0.8 24,399 0,7 6 28,031 0,6 15 6.Theo TSDB - Có TSDB 1896,9 65,7 2429,4 69,7 28 2803,1 70 15 - Không có TSDB 990,35 34,3 1091,0 31,3 10 1201,3 30 10 Nguồn từ báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Dự nợ tín dụng đến cuối năm 2007 đạt 2882,32 tỷ đồng tăng 56% so với năm 2006, cuối năm 2008 là 3485,64 tỷ đồng tăng 20% so với cuối năm 2008, cuối năm 2009 là 4045,5 tỷ đồng tăng 16% so với cuối năm 2008. Với những chủ trương đúng đắn của ban lãnh đạo BIDV Cầu Giấy, hoạt động cho vay và đầu tư của Chi nhánh vẫn giữ được sự ổn định qua các năm 2007, 2008, 2009 bất chấp sự bất ổn và suy thoái toàn cầu. Cho vay ngắn hạn và dài hạn vẫn tăng đều qua các năm, điều này thể hiện Chi nhánh vẫn giữ được những khách hàng quen thuộc và có những khoản vay đảm bảo chất lượng tín dụng và nguồn thu cao. Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đơn vị: tỷ đồng. Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chi tiêu Giá trị 2007/2006 Giá trị 2008/2007 Giá trị 2009/2008 Thu lãi cho vay 125,7533 66,8% 181,3959 44,2% 200,088 10,3% Thu lãi TG nội bộ 161,217 59,3% 212,6387 31,9% 223,1691 4,9% Thu NV bảo lãnh 2,919 55,3% 3,99315 36,79% 4,83525 21,088% Thu DV thanh toán 4,22415 46,2% 4,893 15,83% 5,1211 15,53% Thu DV ngân quỹ 0,25305 29,8% 0,3318 31,12% 0,4557 37,34% Thu KD ngoại tệ 0,6825 65,9% 0,7875 15,38% 1,05315 33,73% Thu khác 1,9614 72,4% 2,2491 14,66% 3,1269 39,028% Tổng thu 297,0104 43.6% 406,2892 36,79% 437,8492 8,26% Chi trả lãi tiền gửi 179,634 93,9% 226,5617 26,1% 262,9326 16% Chi lãi vay nội bộ 62,7795 16,4% 45,6351 -2.73% 31,9746 -30% Chi quản lý 21,588 38% 27,4176 27% 29,6541 8,2% Chi dịch vụ 669,9 -16% 634,2 -5% 735 15,9% Chi khác 434,7 77,7% 334,95 -23% 340,2 1,6% Tổng chi 265,1061 62,4% 300,5835 13,4% 325,6365 8,3% Chênh lệch 73,3194 166,8% 177,5088 89,1% 184,9995 36,2% (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy). Trong năm 2007 doanh thu đạt 297,0104 tỷ đồng tăng 43,6% so với năm 2006, năm 2008 đạt 406,2892 tỷ đồng tăng 36,79% so với năm 2007, năm 2009 đạt 437,8492 tỷ đồng tăng 8,26% so với năm 2008. Tốc độ giảm mạnh nhất trong các nhóm nguồn thu là thu lãi nội bộ, với tốc độ giảm dần qua các năm là 59,3%, 31,9%, 4,9%. Do vậy ta thấy nguồn thu từ lãi vẫn là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu. Mức chênh lệch thu chi của Chi nhánh trong năm 2007 là 166,8%, năm 2008 là 89,1% và năm 2009 là 36,2% - tốc độ giảm dần từ năm 2007 đến 2009. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã cắt giảm chi phí một cách có hiệu quả, đóng ghóp một phần quan trọng trong công tác hoàn thiện chức năm quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Quy trình tín dụng cho vay tiêu dùng áp dụng tại Chi nhánh. Tiếp nhận đề xuất tín dụng. + Phỏng vấn ban đầu. Cán bộ phụ trách khách hàng cá nhân sẽ phỏng vấn khách hàng và xác định loại dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Tiếp đó, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn các tiêu chuẩn cho vay của BIDV Cầu Giấy, trong giai đoạn này cán bộ tín dụng có đủ các thông tin có chi tiết về khách hàng như: thu nhập, tài sản, tình trạng làm việc, … để ra quyết định có cho vay hay không. Nếu khách hàng có đủ điều kiện, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng về thủ tục làm hồ sơ vay vốn. + Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và phân tích tín dụng. Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, xem xét hồ sơ đã đúng yêu cầu chưa, sau đó trình lên trưởng phòng tín dụng. Nếu hồ sơ vay vốn trong thẩm quyền phê duyệt của mình, trưởng phòng sẽ quyết định và chuyển trả hồ sơ cho cán bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng. Nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền của trường phòng tín dụng thì hồ sơ được trình lên giám đốc Chi nhánh ra quyết định. Giải ngân. Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt cho cán bộ tín dụng quản lý việc giải ngân cùng hướng dẫn cho việc giải ngân. Sau đó, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng và hẹn lịch giải ngân. Nếu trong trường hợp mọi thủ tục đã đảm bảo yêu cầu khách hàng sẽ được giải ngân luôn. Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ, xử lý phát sinh. + Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm: - Kiểm tra sử dụng vốn vay, đảm bảo tiền vay. - Theo dõi hoạt động của khách hàng. - Theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng. - Theo dõi và đánh giá tình hình, phát huy hiệu quả dự án, phương án và khả năng trả nợ. + Xử lý nợ phát sinh. Trường hợp khách hàng không trả được nợ (gốc và lãi) đúng kỳ hạn đã thỏa thuận, cán bộ tín dụng xem xét đề xuất điều chuyển nợ, gia hạn nợ. Khi được phân loại là nợ xấu, toàn bộ khoản vay sẽ bị chuyển nợ quá hạn, bao gồm cả gốc và lãi sẽ được bàn giao cho bộ phận xử lý nợ xấu tại Chi nhánh. Sơ đồ 2: Sơ đồ tiếp nhận vốn vay và quá trình đánh giá và thẩm định TDTD tại chi nhánh BIDV Cầu ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25995.doc