Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm: ... Ebook Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khoa khoa häc qu¶n lý š&› ¬ CHUY£N §Ò TèT NGHIÖP §Ò tµi: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm." Sinh viªn thùc hiÖn : ph¹m v¨n c¶nh Chuyªn ngµnh : qu¶n lý kinh tÕ Líp : qu¶n lý kinh tÕ 46 a Kho¸ : 46 HÖ : chÝnh quy Gi¸o viªn h­íng dÉn : pgs.ts. lª thÞ anh v©n LỜI MỞ ĐẦU Trong số những năm gần đây trường Trung Học Nghiệp Vụ Quản Lý Lương Thực Thực Phẩm là trường dẫn đầu trong khối trường trung học đào tạo về kinh tế nói chung và ngành lương thực thực phẩm nói riêng. Sở dĩ đạt được kết quả đó là nhờ trường đã có một đội ngũ cán bộ, viên chức mạnh, có trình độ tương đối cao. Để giữ vững được thành tích này trong điều kiện nền kinh tế thị trường hoạt động không ngừng thì yếu tố quyết định là phải không ngừng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ viên chức cả về trình độ lẫn chuyên môn, quản lý và chính trị. Trong thời gian vừa qua trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo và phát triển đội ngủ của mình nên đã dành được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều vấn đề cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa. Với tầm quan trọng đó mà em chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm." Để phục vụ cho đề tài này em đã khai thác từ nguồn số liệu khác nhau trong đó chủ yếu là nguồn số liệu từ phòng Tổ chức cán bộ, phòng Quản lý đào tạo trường, từ các văn bản của bộ giáo dục và đào tạo,chính phủ, của các bộ ngành.... Đề tài này gồm các phần chính sau đây: Chương I: Những cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung Học Chương II: Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trường Trung Học nghiêp vụ quản lý lương thực thực phẩm Chương III: Những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường Trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực tập nhưng do thời gian có hạn và tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu mà trong đề tài chắc sẽ còn nhiều hạn chế. Em mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các cô chú, anh chị cũng như các bạn sinh viên để đề tài hoàn chỉnh hơn. Qua đây cho em gởi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Lê Thị Anh Vân: khoa khoa học quản lý và các cô chú, anh chị phòng Tổ chức cán bộ Trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình thực tập và làm đề tài này. Hải phòng, ngày 25 tháng 04 năm 2008 Sinh viên PHẠM VĂN CẢNH CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC 1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC 1.1 Nhiệm vụ của trường trung học Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ trong nước và quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật khoa học và Công nghệ, Luật giáo dục và các quy định khác của Pháp luật.Giữ gìn và phát triển những di sản và bản sắc văn hoá dân tộc.Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong những người học và trong đội ngũ cán bộ giảng viên của trường.Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề , cơ cấu tuổi và giới.Tuyển sinh và quản lý người học.Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội.Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 1.2 Quyền hạn và trách nhiệm của trường trung học. Trường trung học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và điều lệ về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự. Cụ thể là: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường trung học của nhà nước. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của nhà nước, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp văn bằng theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đăng ký tham gia tuyển chọn và thực hiện nhiệm vụ đào tạo gắn liền với thực tế do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao, sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển giáo dục.Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo đảm lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo khoa học và công nghệ của nhà trường. Hợp tác liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức; cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh ; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, chỉ cho các hoạt động giáo dục và bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường. Được nhà nước giao đất; được thuê đất; vay vốn; được miễn giảm thuế theo quy định của nhà nước. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, khoa học và công nghệ và hoạt động tài chính. Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành. Với tầm quan trọng như thế nên công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức đặt ra hết sức cấp thiết, đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên và liên tục. 2. KHÁI NIỆM CÁN BỘ, VIÊN CHỨC. Việt Nam từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước. Ủy ban thường vụ quốc hội đã thông qua Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/02/1998. Pháp lệnh cán bộ, công chức ra đời đã thể chế hoá đường lối của Đảng là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà nước quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Qua quá trình thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức đã đi dần vào nề nếp trình độ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, do yêu cầu đổi mới và nâng cao trình độ cán bộ công chức cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, ngày 29/04/2003 Ủy ban thường vụ quốc hội đã thông qua pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh cán bộ, công chức. Theo đó công chức là công dân Việt Nam trong biên chế: a. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung Ương; ở tỉnh; thành phố, huyện quận, thị xã. b. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung Ương; ở tỉnh; thành phố; huyện; quận; thị xã. c. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung Ương; ở tỉnh; thành phố; huyện(quận; thị xã). d. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung Ương, ở tỉnh, thành phố, huyện, quận; thị xã. e. Thẩm án toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân. g. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan , hạ sĩ quan chuyên nghiệp h. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân; bí thư; phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, xã, phường, thị trấn. i Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Cán bộ, công chức trong ngành giáo dục đào tạo nói chung theo pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung ngày 29/04/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì trường đại học là đơn vị hành chính sự nghiệp nên người được tuyển dụng vào một nghạch viên chức trong trường Như vậy viên chức là công dân Việt Nam trong biên chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội được quy định ở điểm d khoản 1 điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp lệnh. Viên chức có thể được chia thành từng loại sau: Thứ nhất: Theo trình độ đào tạo gồm: - Viên chức loại A: là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục từ Đại học trở lên. - Viên chức loại B: là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn trình độ giáo dục từ đại học trở lên. - Viên chức loại C: Là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ dưới giáo dục nghề nghiệp. Thứ hai: theo nghạch viên chức bao gồm: - Viên chức tương đương với ngạch chuyên viên cao cấp trở lên. - Viên chức tương đương với ngạch chuyên viên chính. - Viên chức tương đương với ngạch chuyên viên. - Viên chức tương đương với ngạch cán sự. Thứ ba: Theo vị trí công tác gồm: - Viên chức lãnh đạo - Viên chức chuyên môn nghiệp vụ. 3. KHÁI NIỆM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN. Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và kế hoạch. Phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng nghĩa là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 loại hoạt động là: giáo dục, đào tạo và phát triển. Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai. Đào tạo: được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao dộng để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức 4. MỤC TIÊU VÀ VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN Đối với bất kỳ một tổ chức nào thì cũng đặt ra nhiệm vụ cho công tác đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên của mình là làm sao sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nẵm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của không chỉ của các công việc trong hiện tại mà cả các công việc trong tương lai. Do đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là quan trọng và cần quan tâm đúng mức trong tổ chức. Bởi vì: Thứ nhất: Xã hội ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các tổ chức cũng ngày càng quyết liệt hơn nên tổ chức muốn tồn tại và phát triển khi không cách nào khác là phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức. Trước đây ở nước ta việc lựa chọn ngành học không phụ thuộc vào người học mà phụ thuộc vào sự phân công của nhà nước. Nhưng ngày nay đã khác người học có quyền chủ động hoàn toàn trường và ngành mà mình muốn học phụ thuộc vào mức độ uy tín của trường. Nếu trường nào không có uy tín thì chỉ tiếp nhận được sinh viên có chất lượng bình thường. Còn trường nào có uy tín sẽ thu hút được những sinh viên ưu tú vào học. Thứ hai: Đào tạo và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động. Theo học thuyết của Maslow thì con người có 5 nhu cầu cơ bản theo thứ tự từ thấp đến cao đó là: + Các nhu cầu sinh lý: là các đòi hỏi cơ bản nhất của con người về ăn, mặc, ở, đi lại. +Nhu cầu về an toàn: là nhu cầu được ổn định, chắc chắn, được bảo vệ khỏi các điều bất trắc hoặc nhu cầu tự bảo vệ. + Nhu cầu xã hội: đó là các nhu cầu được quan hệ với những người khác để thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và hợp tác. Hay nói cách khác là nhu cầu bạn bè, giao tiếp. +Nhu cầu được tôn trọng: là nhu cầu có địa vị trong xã hội, được người khác công nhận và tôn trọng cũng như nhu cầu tôn trọng mình. + Nhu cầu tự hoàn thiện mình: là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực, hoặc nhu cầu đạt được thành tích mới có ý nghĩa, nhu cầu sáng tạo. Thứ ba: Đào tạo và phát triển là những giải pháp có chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức . Thế giới ngày càng có xu hướng toàn cầu hoá do đó mọi người trên thế giới đều có khả năng tiếp cận với các nguồn lực vật chất và giá cả là giá cả chung trên toàn thế giới do đó yếu tố cạnh tranh mang tính chất quyết định đó là nguồn lực con người. Như vậy phải không ngừng đào tạo họ để họ đáp ứng tốt yêu cầu của tổ chức. 5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI TỔ CHỨC. 5.1 Kèm cặp và chỉ bảo Phương pháp này thường dùng để giúp cho các cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học được kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc cho tương lai thông qua sự kềm cặp và chỉ bảo của người quản lý giỏi hơn. Có 3 cách để kèm cặp đó là: Thứ nhất: kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp Thứ hai: kèm cặp bởi người cố vấn Thứ ba: Kèm cặp bởi người quản lý có điều kiện hơn. Phương pháp này là ưu điểm là: việc học dễ dàng hơn, học viên được trang bị một lượng khá lớn các kiến thức và kĩ năng. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là mất nhiều thời gian, chi phí cao và có thể không liên quan trực tiếp đến công việc. 5.2 Luân chuyển và thuyên chuyển cán bộ trong tổ chức Tuỳ theo từng thời lỳ lịch sử mà trong nhà trường có sự biến động trong tổ chức bộ máy, có những khoa, bộ môn mới được hình thành do đó mà cần có sự thuyên chuyển cán bộ giữa các đơn vị trong trường để đảm bảo hoạt động cho các đơn vị mới này. Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việc theo 3 cách: Thứ nhất: Chuyển đổi đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ . Thư hai: Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ. Thứ ba: Người quản được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn. Phương pháp này có ưu điểm la: Người lao động được làm nhiều công việc nên mở rộng kỹ năng làm việc cho học viên. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là: không có sự hiểu biết sâu về một công việc nào đó, thời gian ở lại một công việc hay một vị trí quá ngắn. 5.3. Cử đi học tại các trường chính quy trong và ngoài nước Phương pháp này có ưư điểm là: học viên được tràn bị đầy đủ và có hệ thống cả về kiến thức lý thuyết và thực hành, chi phí không cao khi cử nhiều người đi học và nó cũng không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện cong việc của người khác, bộ phận khác. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là rất kém nếu gửi ít người đi đào tạo. 5.4. Các bài giảng,hội nghị, hội thảo Các buổi giảng hay hay hội nghị có thể diễn ra tại tổ chức hoặc ở một hội nghị bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các trình đào tạo khác. Trong các buỏi thảo luận, học viên sẽ thảo luận, theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lẫnh đạo nhóm và qua đó họ học được các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết. Phương pháp này có ưu điểm là: Đơn giản, dễ tổ chức, không đòi hỏi phương tiện, trang thiết bị riêng, Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tốn nhiều thời gian và phạm vi đào tạo tương đối hẹp. 5.5.Đào tạo theo phương thức từ xa Với bối cảnh nền công nghệ thông tin trên thế giới phát triển như vũ bão. các ngành khác dều phải phát triển theo nó. Ngành giáo dụng cũng không nằm ngoài xu thế đó với việc ngày càng áp dụng các phương tiện nghe nhìn vào giảng ,dạy người học và người dạy không nhất thiết phải gặp nhau.Đó chính là phương thức đào tạo từ xa. Hiện nay tại các trường trung học trong cả nước hầu hết là chưa áp dụng phương pháp này và hướng tới tương lai sẽ áp dụng. 5.6. Đài tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ Đây là một kiểu bài tập, trong đó người quản lý nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ, các bản tường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thông tin khác mà một người quản lý có thể nhận được khi vừa tới nơi làm việc và học có trách nhiệm phải xử lý nhanh chóng và đúng đắn. Phương pháp này giúp cho người quản lý học tập các ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày. Phương pháp này có ưu điểm là: Được làm việc thật sự để học hỏi, có cơ hội rèn luyện kỹ năng làm việc và ra quyết định. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là có thểt ảnh hưởng tới việc thực hiện cong việc ngừoi khác trong bộ phận. 6. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 6.1.Xác định nhu cầu đào tạo Đây là việc làm đầu tiên cuẩ xây sựng chương trình đào tạo, nó mang tính chất quyết định đến sự thành công của chương trình đào tạo. Xác định nhu càu đào tạo là xác định khi nào? Ở bộ phận nào? Cần phải đào tạo, đào tạo kỹ năng nào, cho loại lao động nào và bao nhiêu người. Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu của tổ chức, các yêu cầu về kiến thức kỹ năng cần thiết cho công việc thực hiện các công việc và phân tích trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động. 6.2. Xác định mục tiêu đào tạo Tổ chức phải luôn đặt ra mục tiêu cho mọi ngừơi chương trình đào tạo của mình. Đó chính là việc xác định kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo Nhờ có quá trình này mà tổ chức có thể bảo đảm được tính hiệu quả của chương trình dào tạo. 6.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo Không phải khi nào một chương trình đào tạo cũng là dành cho tất cả các thành viên trong tổ chức mà nó thường chỉ dành riêng cho một bộ phận người lao động, vị trí công tác hiện nay của ngừơi lao động và tác dụng của đào tạo đối với lao động và khả năng nghề nghiệp của từng người. 6.4. Xây dựng chươg trình và lựa chọn phương pháp đào tạo Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học bài học được dạy cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sỏ hoạch định chương trình đào tạo mà lựa chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp. 6.5 Dự tính chi phí đào tạo Với mọt chương trình dào tạo thì chi phí đào ạo quyết định đến việc lựa chọn phương án đào tạo gồm: - Các chi phí cho việc học: bao gồm các chi phí thực hiện các chính sachs cho người học trong quá trình đào tạo, chi phí mua sắm các tài liệu dùng cho người học... - Chi phí cho việc giảng dạy: bao gồm các chi phí trả cho giáo viên, chi phí mua sắm các thiết bị dùng cho giảng dạy, chi phí thuê địa điểm học. Xác định đúng chi phí cho quá trình học tập góp phần làm giảm chi phí học tập, giúp tiết kiệm tiền bạc cho tổ chức. 6.6.Lựa chọn và đào tạo giáo viên Dựa vào yêu cầu của chương trình đào tạo, lĩnh vực đào ạo mà chương trình thực hiện mà có thể chọn các giáo viên từ những người trong biên chế của tổ chức hoặc thuê ngoài. Để có thể thiết kế nội dung chương trình đào tạo phù hợp nhất với thực tế tại tổ chức, có thể kết hợp giáo viên thuê ngoài và những người có kinh nghiệm lâu năm trong tổ chức. Việc kết hợp này cho phép người học tập tiếp cận với những kiến thức mới, đồng thời không xa rời với thực tiễn tại tổ chức. Sau khi đã lựa chọn đựoc giáo viên phù hợp thì cần phải thực hiện tập huấn đào tạo chung, đảm bảo tính định hướng của chương trình mà tổ chức đặt trước khi quá trình đào tạo diễn ra 6.7.Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo. Chương trình đào tạo có thể được đánh giá theo các tiêu thức như: mục tiêu đào tạo có đạt hay không, những điểm yếu. mạnh của chương trình đào tạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo. Quá trình đào tạo có thể được tổng hợp lại bằng sơ đồ dưới đây: Xác định nhu cầu đào tạo Xác định mục tiêu đào tạo Lựa chọn đối tượng đào tạo Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo Lựa chọn và đào tạo giáo viên Dự tính chi phí đào tạo Thiết lập quy trình đánh giá Các quy trình đánh giá được xác định phần nào bởi sư có thể đo lường được các mục tiêu Đanhs giá lại nếu cần thiết CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM I. NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ VẤN CƠ BẢN VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM 1. Lịch sử hình thành và phát triển,nhiệm vụ ,quyền hạn của trường. Theo quyết định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 1982 trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm được hình thành. Từ 3 trường. Đó là trường trung học kinh tế muối, trường cán bộ quản lý nghiệp vụ Hà Bắc và trường trung học lương thực một Ninh Bình (được sáp nhập năm 1989), trụ sở hiện nay của trường chính là trường trung học kinh tế muối. Ngay từ ngày đầu thành lập Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chủ trương đào tạo nâng cấp trường thành một trong những trọng điểm chuyên đào tạo các ngành nghề về lương thực thực phẩm phục vụ cán bộ cho các tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ như Thái Bình, Ninh Bình, v.v… Sau khi thành lập nhà trường không ngừng mở các lớp chiếu sinh ban đầu chỉ là bồi dưỡng kiến thức kinh tế cho cán bộ viên chức trong trường. Rồi đến 5/9/1984 trường khai giảng khóa chính quy dài hạn đầu tiên với 104 sinh viên và 2 ngành đó là ngành kinh doanh ở cơ sở sản xuất và ngành chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm. Sau đó nhà trường liên tục đào tạo và chiêu sinh nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Để đáp ứng được mục tiêu đề ra thì Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử cán bộ ở trường đi học tập và làm việc tại các nước xã hội chủ nghĩa để nâng cao chuyên môn và năng lực 1.1 Giai đoạn 1988 - 1998. Giai đoạn phát triển tương đối mạnh Trong giai đoạn này quy mô của trường trung học nghiệp vụ quản lý lượng thực thực phẩm đã phát triển rất nhanh. Năm học 1987 - 1988 từng đã có 6 ngành 11 tổ bộ môn, 75 cán bộ công nhân viên (trong đó có 30 giáo viên). Số sinh viên trong năm 1987 - 1988 là 600 người. Tại giai đoạn này đất nước bước vào công cuộc đổi mới phương thức dạy và học ở trường nâng cao chất lượng về mọi mặt đều tạo một số ngành mới để phục vụ cho quá trình đổi mới đất nước như nghiệp vụ thương mại và kinh doanh du lịch, hạch toán kế toán doanh nghiệp. 1.2 Giai đoạn 1998 đến nay. Giai đoạn phát triển và mở rộng với vị trí là tường trọng điểm của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm được chọn là đơn vị chủ trì nghiên cứu đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp đào tạo cán bộ công nhân viên phục vụ cho ngành nông nghiệp nước nhà. Đến 2001 trường đã xây dựng được 52 chương trình cho tất cả các ngành, cộng với việc đổi mới nội dung đào tạo thì Bộ cũng chủ trương đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng giáo viên. Trong giai đoạn này có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm. Nhiều trung tâm, phòng ban, Bộ môn mới ra đời nhiều trung tâm kiểm định về chất lượng thực thực phẩm, trung tâm ngoại ngữ, tin họcv.v… Trong giai đoạn này ngoài việc đào tạo về trung học chuyên nghiệp ra thì trường còn tổ chức đào tạo nghề như kỹ thuật sản xuất, bánh kẹo, kỹ thuật chế biến hoa màu thu hoạch, nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa lương thực thực phẩm. Các ngành đào tạo nghề Kỹ thuật sản xuất đường bánh Kỹ thuật chế biến hoa màu sau thu hoạch Tin học kế toán Nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa lương thực thực phẩm Các ngành đào tạo tuy học chuyên nghiệp Nghiệp vụ kinh doanh ở cơ sở SX Nghiệp vụ kinh doanh thương mại du lịch Tin học kinh tế Tài chính ngân hàng Chế biến và bảo quản lương thực Kỹ thuật SX muối BAN GIÁM HIỆU viện nghiên cứu và phát triển Trung tâm đào tạo liên tục Trung tâm dân số Viện nghiên cứu về nông nghiệp Trung tâm thông tin, tư liệu, thư viện Trung tâm dịch vụ Tạp chí kinh tế nông nghiệp Trạm Y tế Phòng đào tạo Phòng hành chính tổ chức Phòng tài chính kế toán Phòng cong tác học sinh Phòng quản trị đời sống Các đơn vị phục vụ Các đơn vị nghiên cứu, tư vấn bồi dưỡng Các đơn vị chức năng Với những nỗ lực và thành tựu trong suốt những năm qua trường đã được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba (1990) hạng hai (1996) huân chương hạng nhất (2001) 1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn Trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu theo Điều lệ trường Trung học chuyên nghiệp (ban hành theo Quyết định số 24/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) gồm các nhiệm vụ và quyền hạn. Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình đào tạo các ngành, nghề được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của những ngành, nghề được phép đào tạo trên cơ sở thẩm định của Hội đồng khoa học do hiệu trưởng thành lập. Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành đào tạo và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Quản lý giáo viên, cán bộ và nhân viên,Tuyển sinh và quản lý học sinh. Phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục, đào tạo.Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội.Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.Liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, các cơ sở đào tạo nhằm phát triển công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường. Sử dụng nguồn thu từ ngân sach Nhà nước cấp, từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh theo ngành, nghề và chi cho các hoạt động giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật. Hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học với nước ngoài theo quy định của Chính phủ. Được Nhà nước giao đất, được thuê đất, được miễn giảm thuế và vay tín dụng theo quy định của pháp luật. 2. Thành tựu đã đạt được Trải qua 26 năm với bao khó khăn gian khổ với sự quan tâm và chỉ đạo rất sát sao của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm đã từng bước lớn mạnh, trở thành trường trọng điểm của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trọng điểm của cả nước đào tạo cán bộ về lương thực thực phẩm. 2.1. Công tác đào tạo Trong 25 năm qua trường đã đào tạo được trên 16.200 sinh viên và cán bộ trong đó có 11000 là đào tạo hộ trong học chuyên nghiệp và 5.200 là đào tạo nghề. Ngoài ra trường còn tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho khoảng hơn 2000 cán bộ cho cả nước (đặcbiệt là vùng Duyên hải bắc bộ). Trường là đơn vị dẫn đầu trong khối các trường trung học đào tạo và lương thực thực phẩm ở vùng duyên hải bắc bộ nói riêng và cả nước nói chung, trường là cái nôi của nhiều trường trung học đồng thời cũng là nơi cung cấp cán bộ giảng dạy về lương thực thực phẩm cho cả nước ,tập thể cán bộ, giáo viên công nhân viên của trường luôn chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn đi đầu đổi mới toàn diện vững chắc cả về nội dung giáo trình phương pháp giảng dạy và cơ cấu ngành nghề đào tạo, giáo trình biên soạn luôn được đổi mới để phù hợp với sự đổi mới và hội nhập, nhiều giáo trình đã được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá cao và làm mẫu chuẩn để giảng dạy tại các trường nhóm trong cả nước. Cơ cấu đào tạo từ 7 chuyển ngành từ 1999 đến nay đã phát triển thành 13 chuyên ngành, quy mô đào tạo từ 800 sinh viên từ 1999 đến nay đã là 2000 sinh viên. Số lượng sinh viên qua một số khóa gần đây Khóa Chỉ tiêu K 23 K 24 K 25 K 26 Số lớp học 36 34 31 36 Số sinh viên (người) 1923 1892 1887 2018 (Nguồn: Phòng công tác chính trị và quản lý sinh viên) Như vậy ta thấy số lượng sinh viên đã tăng lên từng khóa tỷ lệ sinh viên khá giỏi từ 30,2% số lượng sinh viên ra trường đã nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan chức trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và đã được các cơ quan này đánh giá cao về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. 2.2. Công tác nghiên cứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học là những mảng hoạt động tính đi đầu có tính sáng tạo cao trong trường trung học nghiệp vụ quản lý lương thực thực phẩm. Trường đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giao cho chủ tài nhiều đề tài kho học cấp Bộ và nhà nước. Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở quan trọng để bộ trình chính phủ phục vụ cho việc hoạt động các chính sách phát triển lương thực, thực phẩm nước nhà nh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20154.doc